Đề tài Thực trạng mâu thuẫn và giải pháp khuyến nghị gia đình tại phường Hàng bột những năm gần đây

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 3 1- Tính cấp thiết của đề tài 3 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 3 2.1. Ý nghĩa khoa học. 3 2.2. Ý nghiã thực tiễn. 4 3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể, mục đích, phạm vi nghiên cứu. 4 3.1 Đối tượng nghiên cứu. 4 3.2 Khách thể nghiên cứu 4 3.3 Mục đích nghiên cứu. 4 3.4 Phạm vi nghiên cứu. 5 4. Phương pháp nghiên cứu. 5 4.1. Phương pháp luận. 5 4.2 phương pháp nghiên cưu cụ thể 6 4.2.1.Phương pháp phân tích tài liệu: 6 4.2.2.Phương pháp phỏng vấn: 7 4.2.3.Phương pháp quan sát: 7 5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết . 8 5.1 Giả thuyết nghiên cưú : 8 5.2. Khung lý thuyết. 8 PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH: 9 CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 9 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu . 9 2. Các lý thuyết liên quan. 12 2.1. Lý thuyết chức năng (của E.Durkheim). 12 2.2. Lý thuyết xung đột. 12 2.3. Lý thuyết tương tác biểu trưng ( của Meead và Coooley). 13 3. Các khái niệm. 13 3.1. Vai trò. 13 3.2.Gia đình. 14 3.3.Mâu thuẫn. 14 3.4. Mâu thuẫn gia đình. 14 3.5. Phụ nữ. 15 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÂU THUẪN GIA ĐÌNH TẠI PHƯỜNG HÀNG BỘT NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 16 1. Điều kiện kinh tế- xã hội của địa bàn nghiên cứu. 16 2. Thực trạng những mâu thuẫn gia đình ở phường Hàng Bột. 17 2.1. Đặc điểm chung của các gia đình được phỏng vấn. 17 2.2. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hiện nay. 19 2.2.1. Mâu thuẫn vợ- chồng. 23 2.2.2. Mâu thuẫn giữa bố mẹ với con cái. 26 2.2.3. Mâu thuẫn giữa anh- chị - em ruội. 29 2.2.4. Cháu chắt thiếu kính trọng ông bà. 32 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ. 36 1. Kết luận. 36 2. Giải pháp, khuyến nghị. 36 2.1. Giải pháp. 36 2.2. Khuyến nghị: 37

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2818 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng mâu thuẫn và giải pháp khuyến nghị gia đình tại phường Hàng bột những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa E.Durkheim). E. Dur kheim cho rằng xã hội muốn tồn tại và phát chiển thì phải dựa trên những cơ sở giá trị chung. Theo ông có hai loại giá trị cơ bản : xã hội phải được kiêm soát để xã hội có chật tự mới tồn tại , phát triển được và xã hội phải đoàn kết (tức là kiểm soát nhưng phải đoàn kết ). Quan điểm về đoàn kết và kiểm soát xã hội được xây dựng trên sự đồng thuận và sự hài hoà (harmony) . Cơ sở của trật tự xã hội này nằm trong mạng lưới của “hệ thống gia trị ” . Sự đồng thuận về hệ thống giá trị có nghĩa là mọi người trong xã hội nhất định đều nhất chí vơi nhau về một cái gì đó là tốt , là quá trình mong ước … khi đó , các thành viên trong xã hội hợp tác vơi nhau để hành động , những hành động này tồn tại trong tất cả các thiết chế xã hội , trong đó có thiết chế gia đình . Lý thuyết chức năng coi xã hội là một hệ thống và trong xã hội lại có những tiểu hệ thống và gia đình chính là một trong những tiểu hệ thống đó . Mỗi tiểu hệ thống đều phải nhận thức và thực hiện những chức năng của mình thì xã hội mới tồn tại, phát triển. 2.2. Lý thuyết xung đột. Theo quan điểm của lý thuyết xung đột thì “đồng thuận xã hội ” và “hài hoà xã hội” trong lý thuyết chức năng không phải là bản chất của nó mà nó chỉ là tạm thời, là tối thiểu chứ không phải là tối đa. Trong khi đó, xung đột xã hội là hiện tượng phổ biến, là sự đấu tranh, tranh chấp giữa hai hay nhiều nhóm, xã hội, cá nhân, tổ chức quốc gia. Có hai loại xung đột là xung đột về quyền lợi và xung đột về giá trị. Tức là khi quyền lợi và giá trị giữa các cá nhân, nhóm, xã hội…không tương xứng và thoả mãn với nhau sẽ dẫn đến xung đột. Đặc biệt, trong xung đột xã hội có xung đột về giới trong gia đình. Hay nói cách khác là xung đột các vai trò trong gia đình. Khi cá nhân chiếm giữ nhiều địa vị khác nhau mà không thực hiện tốt vai trò cho mỗi địa vị âysex dẫn đến xung đột. Ví dụ khi người phụ nữ làm tót chức năng- vai trò của người mẹ nhưng lại không làm tốt chức năng của người vợ trong gia đình sẽ dấn đến xung đột giữa chức năng làm mẹ và làm vợ. Trong xã hội hiện nay thì xung đột gia đinh đã trở thành vấn đề xã hội. Nó biểu hiện bằng những mâu thuẫn gia đình: vợ-chồng, bố mẹ- con cái, anh-chị-em… Lý thuyết xung đột giúp ta nhìn nhận vấn đề trên một cách khách quan và khoa học để từ đó nhận thức và giải thích đúng đắn hiện tượng xã hội đó. 2.3. Lý thuyết tương tác biểu trưng ( của Meead và Coooley). Lý thuyết này cho rằng hành vi con người cũng như nhân cách con người là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa con người với con người. Tức là sản phẩm của tương tác xã hội, quan hệ xã hội. Hai ông cho rằng xã hội như một tấm gương ta soi vào đó xem mọi người hành động như thế nào mà ta làm theo, tức là sự học hỏi hành vi. Lý thuyết này nhấn mạnh đến tính linh hoạt của quan hệ giữa con người với con người trong việc hình thành hành vi, nhân cách. Do đó môi trường hình thành nhân cách là rất quan trọng. Môi trường đó là môi trường xã hội, môi trương gia đình. 3. Các khái niệm. 3.1. Vai trò. Theo XHH đại cương: Vai trò là khái niệm nói tới mô hình hành vi gần như chức năng xã hội. Nói tới việc đồng thời thực hiện một hệ thống chuẩn mực kèm theo trong hệ thống các quan hệ xã hội được xác định. Chuẩn mực: là những điều mà người khác trông chờ vào mỗi một vai trò. Theo từ điển XHH: Khái niệm vai trò gắn với một loạt các khái niệm khác như quy chế, chức năng, nghĩa vụ, quyền…Có thể coi vai trò như tập hợp những ứng xử của mỗi cá nhân mà người khác chờ đợi ở nó. 3.2.Gia đình. Theo XHH gia đình: Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân ( quan hệ tình dục hợp pháp, quan hệ tình cảm đặc biệt hoặc bắt buộc), quan hệ huyết thống ( cha mẹ- con cái, ông bà - cháu chắt, anh - chị- em), cùng chung sống dưới một mái nhà, có ngân sách chung, gắn bó với nhau về tình cảm, trách nhiệm, quyền lợi,… chịu sự ràng buộc có tính pháp lý, được xã hội và nhà nước thừa nhận, bảo vệ, tạo thành nền văn hoá chung. 3.3.Mâu thuẫn. Mâu thuẫn là phạm trù của phép biện chứng, nói lên mối quan hệ bài trừ nhau, phủ định nhau giữa các sự vật hoặc giữa các mặt, các khuynh hướng các lực lượng bên trong sự vật. Mâu thuẫn tồn tại trong mọi sự vật, là nguần gốc bên trong của sự vận động của nó. Người ta phân biệt mâu thuẫn biện chứng và mâu thuẫn lô gic. Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập đang tồn tại thực trong chính sự vật. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập ấy với nhau làm cho mâu thuẫn phát triển và khi mâu thuẫn được giải quyết thì chất lượng của sự vật được thay đổi. Mâu thuẫn biện chứng có nhiều loại: Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu, đối kháng và không đối kháng… các mâu thuẫn ấy đóng vai trò khác nhau trng quá trình phát triển và chúng thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau. ( Từ điển bách khoa- Hà Nội 2002, trang 893) 3.4. Mâu thuẫn gia đình. Theo từ điển xã hội học: Mâu thuẫn gia đình là mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình (như ông bà, bố mẹ, con cháu, anh em) nảy sinh những bất đồng, những rạn nứt, xung đột về tình cảm do những va chạm về quyền lợi vật chất và tinh thần. Mâu thuẫn gia đình là khái niêm gần giống với khủng hoảng gia đình: khủng hoảng gia đình là khủng hoảng về thể chế gia đình, gắn liền với quá trình chuyển từ gia đình gia trưởng sang gia đình dân chủ, cũng như gắn liền với sự thay đổi về các giá trị văn hoá và xã hội, với sự phát triển cá tính của các thành viên gia đình. 3.5. Phụ nữ. Theo xã hội học giới, thì phụ nữ được hiểu là một phần của xã hội gồm những người về mặt sinh học thuộc giống cái phân biệt với nửa kia là nam giới thuộc giống đực. Về mặt khoa học phụ nữ được xem xét dưới góc độ khoa học tự nhiên( sinh vật học) có sự khác biệt về giống cái và giống đực, xem xét phụ nữ dưới góc độ khoa học xã hội có liên quan đến nữ giới và nam giới trong xã hội. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÂU THUẪN GIA ĐÌNH TẠI PHƯỜNG HÀNG BỘT NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1. Điều kiện kinh tế- xã hội của địa bàn nghiên cứu. Phường Hàng Bột là một đơn vị hành chính của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Phường nằm trên tuyến phố Tôn Đức Thắng chạy từ ngã tư Ô Chợ Dừa đến ngã tư Nguyễn Thái Học thuộc quận Đống Đa. Cộng đồng dân cư của phường Hàng Bột đã sinh sống ở đây từ rất lâu đời. Nhiều ngôi nhà còn lại được xây dựng bằng kiến trúc rất cổ xưa. Một bộ phận dân cư của phường theo đạo thiên chúa giáo, điển hình là sự hiện diện của Nhà thờ Hàng Bột nổi tiếng. Nhân dân nơi đây nổi tiếng ham học và hiếu khách. Trên địa bàn phường Hàng bột còn rất nhiều những di tích lịch sử văn hoá, điều đó đã phần nào nói nên được truyền thống văn hoá của nhân dân nơi đây. Kinh tế của nhân dân trong phường phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhất là sau thời kỳ đổi mới (1986). Tình hình an ninh- chính trị trên địa ban phường tương đối ổn định, các cộng đồng dân cư sống hoà thuận bên nhau. Các chỉ số về phát triển kinh tế- xã hội tăng cao so với những năm trước đây. Nhân dân phần lớn sống bằng nghề buôn bán, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng và hàng thủ công truyền thống trên các cửa hàng mặt phố Tôn Đức Thắng và các phố nhỏ liền kề. Tuy nhiên những năm gần đây trước sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, công nghiệp hoá- hiện đại hoá thì những mâu thuẫn, những bất đồng trong các mối quan hệ gia đình bắt đầu nảy sinh gây ra những bức xúc và ảnh hưởng tiêu cực đến các giá trị văn hoá gia đình. 2. Thực trạng những mâu thuẫn gia đình ở phường Hàng Bột. 2.1. Đặc điểm chung của các gia đình được phỏng vấn. Gia đình, cái đơn vị nhỏ nhất của xã hội loài người, mặc cho những biến động lớn, nhỏ khi mà tan rã của cả một cộng đồng, một quốc gia thì gia đình vẫn cứ tồn tại bền vững. Là một yếu tố cấu thành cơ cấu xã hội tổng thể, gia đình phản ánh chân thực các mối quan hệ đa dạng và phức tạp. Hiểu kỹ về thiết chế gia đình Việt Nam với tất cả những đặc điểm hình thành, những vận động và chuyển đổi về cấu trúc, về chức năng, về định hướng giá trị cũng như về chiều hướng phát triển của chúng ta là những sự kiện quan trọng để hiểu về xã hội Việt Nam, con người Việt Nam. Chính bởi vai trò quan trọng của gia đình ổn định và phát triển mà ta cần quan tâm đến mối quan hệ giữa các thành viên trong thiết chế gia đình. Những đặc điểm của gia đình với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù bao giờ cũng có tác động đáng kể đến việc thực hiện vị trí, vai trò của các thành viên trong gia đình, những mối quan hệ, những hành động, hành vi ứng xử của cá nhân sẽ cho ta thấy một phần của gia đình nào đó. Kết quả điều tra 100 mẫu gia đình ở phường Hàng Bột tuy không lớn nhưng cũng cho ta nhận diện được một phần những biến động của gia đình, văn hoá gia đình và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, nhăm đưa ra một số khuyến nghị tới những nhà lãnh đạo nơi đây nói riêng và các nhà hoạch định chiến lược nói chung tìm ra được những giải pháp tốt nhất để giải quyết các bất hoà trong, mâu thuẫn trong các mối quan hệ gia đình. Sau đây tác giả xin giới thiệu đôi nét về cơ cấu và đặc điểm của các mẫu khảo sát. Bảng1: Số thành viên trong gia đình. Số thành viên trong gia đình Tỷ lệ % 2-4 thành viên 45% 5-6 thành viên 35% 7-8 thành viên 12% Trên 8 thành viên 8% Tổng 100% ( Nguần: Theo ket quả điều tra bảng hỏi) Qua bảng số liệu trên ta thấy, các gia đình có từ 2-4 thành viên chiếm tỷ lệ cao nhất (45%), các gia đình có từ 5-6 thành viên chiếm 35%, các gia đình có từ 7-8 thành viên chiếm tỷ lệ 12%. Như vậy, đa số các gia đình có quy mô nhỏ và quy mô vừa phải. Điều đó theo nhận định chung là rất thuận lợi để các thành viên trong gia đình quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Nhưng chúng ta đã chắc chắn rằng, mô hình quy mô nhỏ liệu đã thuận lợi cho các thành viên trong gia đình thực hiện tốt các vai trò, chức năng của mình hay chưa, chúng ta cần xem tới các đặc điểm về số thế hệ trong gia đình. Bảng 2: Số thế hệ trong gia đình. Số thế hệ Tỷ lệ % 2 thế hệ 71% 3 thế hệ 26% 4 thế hệ 3% Tổng 100% ( Nguần: Theo kết quả điều tra bảng hỏi) Quy mô gia đình nhỏ 2 thế hệ chiếm đa số với tỷ lệ 71% trong số người được hỏi. Gia đình có 3 thế hệ chung sống chiếm tỷ lệ 26% và gia đình 4 thế hệ chiếm 3%. Như vậy, trên địa bàn phường Hàng Bột đa số là gia đình hạt nhân. Tỷ lệ gia đình hạt nhân chiếm ưu thế 71% cũng là một trong những tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và là xu thế phát triển của gia đình hiện đại thay vì các gia đình mở rộng ở các xã hội truyền thống trước kia. Đây là điểm mạnh trong việc phát triển kinh tế gia đình và các thành viên có cơ hội quan tâm đến nhau hơn. Tuy nhiên, đối với việc giáo dục các giá trị lối sống tốt đẹp lại bị hạn chế vì khi cha mẹ bận rộn lo toan công việc thì con cái không có người giáo dục chăm sóc và cũng chính từ đây mà các mối quan hệ trong gia đình có dấu hiệu rạn nứt, mâu thuẫn nảy sinh. 2.2. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hiện nay. Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Hồ Ngọc Đại thì “ gia đình là một thực thể sống, một tập hợp do nhiều cá nhân cấu thành, cho nên không chứa một thuộc tính nào của cá nhân”. Ông cho rằng gia đình là một khái niệm mới được hình thành từ ba thành phần, gồm : Bố- mẹ- con cái và ông gọi đó là “tam giác gia đình”.Gia đình vì thế mà trở thành một thể chế mới trong đời sống xã hội. Tam giác gia đình thể hiện sự gắn kết trong mối quan liên hệ giữa các thành viên trong gia đình, các thành viên có ảnh hưởng lẫn nhau. Sự bền chặt của gia đình hay không đều xuất phát từ sự bền chặt của chính mối quan hệ này (Trang 36, những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, NXB KHXH HN, năm 1996). Kết quả thu được khi nghiên cứu mối quan hệ trong gia đình với câu hỏi: Ông (bà) đánh giá như thế nào về các mối quan hệ trong gia đình ta hiện nay?” đã khẳng định được hoà khí trong các gia đình đang là vấn đề cần quan tâm. Bảng 3: Mức độ đoàn kết, hoà thuận trong gia đình. Thực trạng Số lượng (người) Tỷ lệ % Hoà thuân, yêu thương nhau 19 19 Hoà thuận đôi khi xảy ra xung khắc 39 39 Bình thường 20 20 Hay xảy ra xung khắc 22 22 Tổng 100 100 ( Nguồn: Theo kết quả điều tra từ bảng hỏi) Từ kết quả bảng hỏi cho thấy chỉ có 10/100 người được hỏi cho rằng gia đình ngày nay hoà thuận, yêu thương nhau (chiếm 19%) trong khi đó tỷ lệ gia đình hoà thuận nhưng đôi khi xảy ra xung khắc chiếm 39% và đặc biệt gia đình thường xuyên xảy ra xung khắc chiếm 22% nhiều hơn so với tỷ lệ hoà thuận thương yêu nhau. Đây phải chăng là con số đáng báo động cho thực trạng gia đình hiện nay?. Đây là câu hỏi lớn mà chúng ta không thể trả lời ngay được. Tất cả chúng ta đều khẳng định rằng gia đình tốt thì xã hội mới tốt, gia đình không tốt thì xã hội sẽ đứng trước những nguy cơ. Và bởi vậy trong bất kỳ thời đại nào con người cũng coi trọng gia ddinhf, coi đây là một thiết chế không thể thiếu. Nhưng không vì thế mà gia đình luôn tốt, luôn luôn hoà thuận mà vẫn có những bất thường xảy ra trong cuộc sống gia đình. Nghiên cứu mối quan hệ gia đình ở phường Hàng Bột trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá so với trong xã hội truyền thống cho ta thấy một thực trạng đáng báo động cho mỗi chúng ta. Bảng 4: Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hiện nay so với trước kia. Mức độ Số lượng (người) Tỷ lệ % Tốt hơn 16 16 Không thay đổi 13 13 Xấu đi 71 71 Tổng 100 100 (Nguồn: Theo kết quả điều tra từ bảng hỏi) Qua bảng hỏi ta thấy được tỷ lệ người cho rằng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hiện nay tốt hơn là 16 người chiếm 16% chỉ có 13 người cho là không thay đổi ( chiếm 13%), trong khi đó 71% cho rằng mối quan hệ gia đình ngày nay xấu đi. Con số này đặt những nhà nghiên cứu về gia đình nói riêng và chính quyền địa phương nơi đây trước những thách thức rằng: Tai sao khi cuộc sống vật chất đầy đủ hơn so với trước kia thì mố quan hệ giữa các thành viên trong gia đình lại xấu đi? Người nông dân trước đây chân lấm tay bùn trăm bề vất vả mà họ vẫn thương yêu đùm bọc nhau với một tình yêu “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” hay “anh em như thể tay chân”, mà quan hệ gia đình vẫn bền chặt trong khi đó những gia đình ngày nay nói chung và những gia đình đô thị như phường Hàng Bột nói riêng quan hệ giữa các thành viên lại xấu đi. Phải chăng đây là tác động mặt trái của cơ chế thị trường, hay của chính sách phát triển của Nhà Nước có vấn đề?. Từ đây ta hãy đi tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng này. Bảng 5: Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Mức độ Nguyên nhân Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng Có Không Có Không Do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường 55 45 55 45 100% Do lối sống hưởng thụ, tiêu cực 20 80 20 80 100% Do nền tảng gia đình không vững chắc 63 37 63 37 100% Tổng 100% (Nguồn: theo kết quả điều tra từ bảng hỏi) Từ bảng số liệu trên cho thấy có 55 người (55%) cho rằng nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường và 20% số người cho rằng thực trạng trên là do lối sống hưởng thụ, tiêu cực của cá nhân và trong đó 63% số người cho rằng mâu thuẫn gia đình là do nền tảng văn hoá gia đình không vững chắc. Như vậy, nhìn chung những người được hỏi đều cho rằng nguyên nhân làm ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là do sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường và do nền tảng văn hoá gia đình không vững chắc. Từ những nguyên nhân trên mà theo điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi thì có tới 90% số người cho rằng quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng xấu đi, trong đó có nhận định của cả các cán bộ Đảng viên, các vị lãnh đạo ở UBND phường đã làm tăng thêm sức thuyết phục của số liệu. Bảng 6: Thực trạng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Thực trạng Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Xấu đi 90 90 Không ảnh hưởng gì 10 10 Tổng 100 100 (Nguồn: theo kết quả điều tra từ bảng hỏi) Chính Ăng-ghen trong tác phẩm : “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước” khi nhắc lại những nhận xét của Mác về “sự giống nhau giữa thiết chế gia đình với những hệ thống chính trị, pháp luật, tôn giáo và triết học” đã cho rằng mọi thiết chế khác đều có thể thay đổi theo những điều kiện kinh tế xã hội khách quan nhưng “chỉ khi nào gia đình đã hoàn toàn thay đổi thì những hệ thống ấy mới hoàn toàn thay đổi” (Các- Mác và Ăng-ghen toàn tập, tập 21, NXBCTQG Hà Nội 1992, trang 57). Cũng chính theo sự phân tích của Ăng-ghen, cơ sở căn bản của bền vững những giá trị gia đình chính là sự chặt chẽ của các quan hệ huyết thống. Nhưng quan h ệ này thậm chí trong khi nhiều chuẩn mực và những giá trị trong gia đình đã có thể thay đổi thì chính bản thân tính huyết thống của nó vẫn cứ “chai sạm rất lâu” Tuy nhiên, từ thực trạng, nguyên nhân phân tích ở trên xét về mối quan hệ gia đình thì đã nảy sinh mâu thuẫn và những mâu thuẫn gia đình này theo quan điểm trên của Mác và Ăng-ghen thì có thể giải quyết được. Đó là mâu thuẫn giữa vợ và chồng, giữa bố mẹ và con cái, giữa anh em ruột và giữa cháu chắt với ông bà. 2.2.1. Mâu thuẫn vợ- chồng. Mối quan hệ vợ chồng là một trong những mối quan hệ cơ bản của gia đình mà nó còn là cơ sở đầu tiên tạo nên gia đình và cũng là nhân tố quan trọng duy trì sự ổn định, phát triển trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mỗi một gia đình. Chính vì thế mà trong các quan điểm của thuyết Nho gia nói chung và truyền thống dân tộc Việt Nam nói riêng đều rất coi trọng tình nghĩa vợ chồng “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”, “ của chồng, công vợ”,…nói lên mức độ quan trọng của mối quan hệ này. Nếu vợ chồng một lòng chung thuỷ sắt son, sát cánh bên nhau, một lòng vượt qua mọi khó khăn thì chắc hẳn gia đình đó sẽ ấm áp và hoà thuận, còn khi gia đình có vợ chồng không sống vì nhau, không chăm lo cho con cái, hay xung đột cãi cọ thì gia đình đó cần có thời gian, công sức để hoàn thiện lại gia đình mình. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra về mối quan hệ vợ chồng tại phường Hàng Bột cho thấy: Bảng 7: Quan hệ vợ chồng trong 3 năm trở lại đây. Mức độ quan hệ vợ chồng Số lượng (người) Tỷ lệ % Thương yêu, gắn bó hơn 13 13 Long lẻo hơn 65 65 Thường xuyên có xung đột, cãi cọ 22 22 Tổng 100 100 (Nguồn: Theo kết quả điều tra bảng hỏi) Trong số 100 người được hỏi thì chỉ có 13 người cho rằng quan hệ vợ chồng trong 3 năm gần đây là thương yêu gắn bó hơn ( chiếm 13%), trong khi đó 65 người (65%) cho rằng là lỏng lẻo hơn và 22 người (22%) cho rằng luôn có sự xung đột, cãi cọ trong gia đình. Tỷ lệ lỏng lẻo chiếm đa số chứng tỏ quan hệ vợ chồng ở đây đang có biểu hiện của sự rạn nứt. Và phải chăng chính mối quan hệ nền tảng này lỏng lẻo đã kéo theo những mối quan hệ khác, như: anh chị em ruột, ông bà- cháu chắt, bố mẹ- con cái cũng bị ảnh hưởng theo. Đây cũng là đánh giá của những người dân đóng trên địa bàn phường, con số nói lên bức xúc mà chính họ vừa là người gây ra, vừa là nạn nhân của quá trình phát triển. Từ những xung đột vợ chồng đẵ làm cho tình trạng ly hôn ở đây tăng lên so với những năm trước đó. Ta có kết quả điều tra vê thực trạng ly hôn như sau. Bảng 8: Thực trạng ly hôn 3 năm trở lại đây. Mức độ ly hôn Số lượng (người) Tỷ lệ % Nhiều hơn 79 79 Ít hơn 10 10 Không thay đổi 11 11 Tổng 100 100 (Nguồn Theo kết quả điều tra từ bảng hỏi) Như vậy, có 79% người trả lời cho rằng các cặp vợ chồng li hôn ở các cặp vợ chồng 3 năm trở lại đây nhiều hơn so với trước đây, số người cho rằng tỷ lệ ấy không thay đổi là 11% và chỉ có 10% số người cho là ít hơn. Qua đó ta thấy rằng khi mối quan hệ vợ chồng lỏng lẻo, mâu thuẫn thì đó chính là nguy cơ dẫn đến các cặp vợ chồng li hôn. Bảng 9: Nguyên nhân của tình trạng vợ chồng ly hôn. Nguyên nhân ly hôn Sô lượng Tỷ lệ % Vợ chồng không hợp nhau về sinh lý 6 6 Không có việc làm, thích mua vui hưởng lạc 51 51 Do vợ chồng luôn mâu thuẫn, đánh chửi nhau 41 41 Do bị xung quanh khích bác, chia rẽ 2 2 Tổng 100 100 (Nguồn: Theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi) Có 6% người trả lời cho rằng nguyên nhân của tình trạng vợ chồng ly hôn là do không hợp nhau về sinh lý và 2% gia đình tan vỡ là do xung quanh chia rẽ. Đặc biệt điều ta muốn nói ở đây là có tới 51% gia đình có vợ chồng ly dị là do không có việc làm, không có thu nhập và do mâu thuẫn vợ chồng thì chiếm 41%. Thực trạng này quả là vấn đề đáng báo động. Trước vấn đề này thì vai trò của Nhà Nước về tạo việc làm và vai trò của Hội phụ nữ là vô cùng quan trọng. Các cặp vợ chồng ly hôn có thể do chồng hoặc do vợ , bảng số liệu dưới đây sẽ cho ta thấy rõ hơn vấn đề này: Bảng 10: Người đưa ra quyết định ly hôn. Số lượng (người) Tỷ lệ % Tổng Có Không Có Không Người vợ 31 69 31 69 100 Người chồng 69 31 69 31 100 Tổng 100 100 100 100 100 (Nguần: Theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi) Nguyên nhân nội tại dẫn đến ly hôn do người chồng là chủ yếu (chiếm 69% số người trả lời “có”), người vợ đưa ra quyết định ly hôn thấp hơn nhiều (31%). Điều này cho ta một giải pháp là muốn làm giảm tình trạng ly hôn thì hãy tác động, giáo dục từ phía người chồng nhiều hơn là từ phía người vợ. Như vậy, mâu thuẫn vợ chồng dẫn tới ly hôn, tan vỡ gia đình là vấn đề nghiêm trọng và nó đang ngày càng lan rộng. Nó sẽ huỷ hoại những giá trị, chuẩn mực văn hoá gia đình mà hậu quả trực tiếp là ảnh hưởng đến chính họ và sau đó là xã hội. Biện pháp triệt để nhất là cần phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể cơ sở, đặc biệt là Hội phụ nữ để hoà giải, giải quyết những mâu thuẫn gia đình, vợ chồng từ khi nó mới nảy sinh mà có nguy cơ dẫn tới ly hôn, mất hạnh phúc gia đình. 2.2.2. Mâu thuẫn giữa bố mẹ với con cái. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của Nho giáo, mà theo quan điểm của Nho giáo rất coi trọng nguần gốc, dòng giống và người nối dõi và tội lớn nhất là tội không có người nối dõi và tội bất hiếu với cha mẹ. Còn ở Việt Nam ta, cha ông thường dạy rằng: “Công cha như núi Thái Sơn- nghĩa mẹ như nước trong nguần chảy ra- một lòng thờ mẹ kính cha- cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” và còn có câu “ trẻ cậy cha, già cậy con” nhằm nói nên mối quan hệ 0gắn bó giữa bố mẹ và con cái trong gia đình. Gia đình thực sự yên ấm, hạnh phúc khi bố mẹ và con cái hoà thuận. Tuy nhiên theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi thì mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái đã có dấu hiệu của sự dạn nứt. Bảng 11: Mức độ quan tâm đến con cái của bố mẹ. Mức độ Số lượng (người) Tỷ lệ % Nhiều hơn 38 38 Không thay đổi 19 19 Ít hơn 43 43 Tổng 100 100 (Nguồn: Theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi) Có 38 người chiếm tỷ lệ 38% được hỏi cho rằng hiện nay bố mẹ quan tâm đến con cái nhiều hơn và 43 người (43%) có nhận xét ngược lại, trong khi đo chỉ có 19% số người cho rằng không thay đổi. Vậy nguyên nhân của thực trạng bố mẹ ít quan tâm đến con cái hơn là do đâu?. Bảng 12: Nguyên nhân dẫn đến bố mẹ ít quan tâm đến con cái. Nguyên nhân Số lượng (người) Tỷ lệ % Do quá bận kiếm tiền 42 42 Đã giao cho nhà trường quản lý 12 12 Đã cho tiền đầy đủ 17 17 Khác 29 29 Tổng 100 100 ( Nguồn: Theo kết quá điều tra từ bảng hỏi) Nhìn vào bảng ta thấy có tới 42% số người trả lời rằng nguyên nhân khiến bố mẹ ít quan tâm đến con cái là do quá bân kiếm tiền. Trong khi tâm lý đã giao con cho nhà trường quản lý chiếm 12% và đã cho tiền đầy đủ chiếm 17%, còn các nguyên nhân khác chiếm 29%. Kiếm tiền thì tốt nhưng xin các bậc cha mẹ hãy quan tâm nhiều hơn đến con cái mình, bởi chúng chính là chỗ dựa cho mình lúc tuổi già và là mầm non của đất nước. Các bậc cha mẹ đừng nghĩ rằng giao con cho thầy cô là đã hoàn toàn yên tâm, bởi ngoài thời gian ở trường có thầy cô quản lý sẽ còn rất nhiều khoảng thời gian khác dẫn đứa trẻ đến chỗ hư hỏng. Hơn nữa chỉ cho tiền con thôi thì vẫn chưa đủ mà đứa trẻ còn cần cả tình cảm gần gũi thương yêu. Từ chính sự thiếu quan tâm của bố mẹ và gia đình là nguyên nhân chính dẫn tới những đứa trẻ hư hỏng và nghiện ngập và mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái nảy sinh từ đây. Bảng 13: Nguyên nhân dẫn đến những đứa con hư hỏng, nghiện ngập. Nguyên nhân Số lượng (người) Tỷ lệ % Do bạn bè rủ rê 28 28 Do tác động của môi trường sống 23 23 Do thiếu quan tâm của bố mẹ 36 36 Khác 13 13 Tổng 100 100 ( Nguồn : Theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi) Theo bảng trên thì đúng là do bố mẹ thiếu quan tâm nên con cái mới hư hỏng (chiếm tới 36%), nhều hơn hẳn so với các nguyên nhân khác. Và cũng từ đây ta hãy nghiên cứu xem thái độ của con cái đối xử với bố mẹ hiện nay như thế nào. Bảng 14: Thái độ của con cái đối với bố mẹ hiện nay. Thái độ Số lượng (người) Tỷ lệ % Tổng Có Không Có Không Nghe lời hơn 41 59 41 59 100 Không thay đổi 68 32 68 32 100 Có nghe lời nhưng hay cãi lại. 75 25 75 25 100 Sự kính trọng giảm sút 84 16 84 16 100 Tổng 100 ( Nguồn: theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi) Quan sát từ bảng ta dễ dàng nhận thấy rằng số người trả lời “có” đối với con cái nghe lời bố mẹ hơn thấp hơn so với những người trả lời “có” đối với con cái có nghe lời nhưng hay cãi lại và sự kính trọng cha mẹ giảm sút ( 41% so với 75% và 84%), còn số người trả lời “có” đối với thái độ của con cái đối với bố mẹ không thay đổi là 68% và 32% là “không”. Bảng 15: Mức độ con cái quan tâm, thăm nom đến bố mẹ già hiện nay. Mức độ Số lượng (người) Tỷ lệ % Thường xuyên hơn trước kia 47 47 Ít hơn trước kia 53 53 Tổng 100 100 (Nguồn: Theo kết quả điều tra bảng hỏi) Từ bảng trên cho thấy một thực trạng đáng buồn là số người trả lời là hiện nay con cái thăm nom bố mẹ già ít hơn trước kia chiếm tỷ lệ cao hơn số người trả lời ngược lại ( 53% so với 47%). Có thể nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do con cái quá mải kiếm tiền và các hoạt động cá nhân khác. Phải chăng đây là con số đáng mừng hay đáng buồn? Chẳng lẽ xã hội hiện đại đã cuấn con người vào guồng máy thời gian, ai cũng bận rộn lo cho công việc của mình. Thiết tưởng điều đó là chính đáng, song họ có nghĩ đến cha mẹ mình, những người đã sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người, những người đã cả cuộc đời lo lắng chắt chiu cho con cháu, bây giờ tuổi già những mong “cậy con” thì con cái lại xa dời bố mẹ. Đây cũng chính là chăn trở của mỗi chúng ta trước vấn đề xã hội bức xúc này và hơn bao giờ hết ngay tư bây giờ chúng ta hãy tìm ra giải pháp tháo gỡ nó! 2.2.3. Mâu thuẫn giữa anh- chị - em ruội. Các cụ ta xưa thường khuyên con cháu về tình cảm anh em: “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, Anh em như khúc ruột trên, khúc ruột dưới”, và “ Máu chảy ruột mềm, môi hở răng lạnh”…trong hàng loạt các truyền thuyết cũng như kho tàng tục ngữ ca dao ca ngợi về tình cảm anh em vô cùng phong phú và rộng lớn. Những nét đẹp đó cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự. Có khác chăng chỉ là tính bền chặt và tình cảm thương yêu không còn được như trước ở một số gia đình?. Khi nền kinh tế thị trường vào Việt Nam đã kéo theo nhiều thay đổi lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau: văn hoá, kinh tế, xã hội…do vậy mà lối sống của con người, cung cách ứng xử của các thành viên cũng khác trước. Đặc biệt là khác biệt trong suy nghĩ và hành động của mỗi người khi mà cái “tôi cá nhân” được đặt lên cao hơn cả. Những lợi ích vật chất và “sức mạnh đồng tiền” đã làm cho tình cảm anh em bị sứt mẻ, quan hệ anh em nảy sinh mâu thuẫn. Khi tiến hành khảo sát, nghiên cứu nội dung này, tác giả đã thu lượm được một số thông tin quan trọng mà có thể đây không chỉ là tình trạng riêng của Phường Hàng Bột. Bảng 16: Tình cảm anh em ruột trong các gia đình hiện nay. Tình cảm anh em Số lượng (người) Tỷ lệ % Thương yêu, đoàn kết, tương trợ. 7 7 Bình thường 19 19 Giảm sút do mâu thuẫn vật chất 39 39 Bất hoà gay gắt dẫn đến từ nhau 35 35 Tổng 100 100 (Nguồn: Theo số liệu điều tra bằng bảng hỏi) Có 19% số người được hỏi cho rằng tình cảm anh em trong gia đình ngày nay là bình thường, chỉ có 7% chọn đáp án thương yêu đoàn kết, tương trợ. Đây là tỷ lệ quá ít để đảm bảo mức cân bằng xã hội. Có tới 35% số người cho rằng thực trạng mối quan hệ anh em ruột hiện nay bất hoà gay gắt dẫn đến từ nhau và 39% cho rằng anh em ruột hiện nay sự gắn kết bị giảm sút do mâu thuẫn về vật chất. Trong một cuộc phỏng vấn sâu, tác giả đã trao đổi với ông Nguyễn Văn M (45 tuổi) với nội dung: “Hiện nay, trong phường ta ông nhận thấy có hiện tượng anh em ruột mâu thuẫn quá gay gắt dẫn đến từ nhau không?”, ông vui vẻ cho biết: “ Hiện tượng anh em ruột mâu thuẫn với nhau gay gắt dẫn đến từ nhau không còn lạ gì ở địa bàn tôi hiện nay nữa. Chuyện anh em đánh chửi nhau, tranh chấp với nhau chỉ vài chục phân đất hay vài thứ tài sản bố mẹ chia cho…đến mức hai bên không tự giải quyết được phải phải nhờ đến chính quyền can thiệp, rồi phải đưa nhau ra toà xét xử để khi toà xử xong thì tình ruột thịt máu mủ không còn nữa, hai bên nhìn nhau như kẻ thù, đau lòng lắm cháu ạ. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều gia đình tốt, những tấm gương biết đối nhân xử thế và biết làm giàu từ chính bàn tay khối óc của mình” ( Biên bản phỏng vấn sâu). Nhưng phần lớn trường hợp này là rơi vào các gia đình buôn bán, con cái không được học hành, bố mẹ khong là tấm gương cho con noi theo. Thực tế này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định và phát triển của gia đình và xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân chính của vấn đề này?. Chúng ta cùng tham khảo bảng số liệu dưới đây. Bảng 17: Nguyên nhân của sự bất hoà trong mối quan hệ anh em ruột. Nguyên nhân Số Lượng( người) Tỷ lệ% Tình cảm anh em không hoà hợp 19 19 Do tranh chấp tài sản , đất đai 49 49 Do bố mẹ phân chia tài sản và đất đai không đều 20 20 Do quan hệ con dâu, con dể với cha mẹ, họ hàng 12 12 Tổng 100 100 (Nguồn: Theo số liệu điều tra bằng bảng hỏi) Có 19% số người trả lời cho rằng nguyên nhân mâu thuẫn giữa anh em ruột là do tình cảm anh em không hoà hợp, 20% cho là bố mẹ phân chia tài sản và đất đai không đều, 12% cho rằng quan hệ con dâu, con rể với cha mẹ họ hàng. Như vậy nguyên nhân chính dẫn tới bất hoà không phải bắt nguần từ tình cảm mà chủ yếu là do mâu thuẫn về vật chất, tài sản, đất đai (chiếm tới 49%). Vậy trong vấn đề phân chia tài sản sao cho công bằng để tránh những mâu thuẫn đáng tiếc xảy ra cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự công bằng và đối xử bình đẳng của người làm cha, làm mẹ. Thực tế này đã và đang trở thành vấn đề bức xúc tại phường Hàng Bột và các địa phương khác trong cả nước mà đặc biệt là ở các đô thị lớn. Chúng ta hãy tìm các tháo gỡ, bởi đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến văn hoá, thuần phong mỹ tục của một vùng và của cả một dân tộc. Làm thế nào để loại bỏ khỏi tâm trí những đứa trẻ khi mà bố hoặc mẹ nó đem đơn đi kiện anh trai hay chị gái, cô bác ruột của mình. Quan niệm “lọt sàng xuống lia”, “môi hở răng lạnh” đã không còn giá trị nữa khi mà anh em ruột trong gia đinh luôn luôn có mâu thuẫn bất hoà với nhau. Văn hoá ứng xử vì thế mà bị mai một mà thay vào đó trên hết là giá trị vật chất, sự ham hố quá đáng đồng tiền. Nhưng cái gì cũng có giá của nó. 2.2.4. Cháu chắt thiếu kính trọng ông bà. Xây dựng gia đình êm ấm không chỉ là để cho bản thân và các thành viên khác có hạnh phúc mà còn là việc làm quan trọng để xây dựng xã hội. Nho gia quan niệm nếu mình không giúp được gì cho đan cho nước thì cũng ít nhất cũng giữ được gia đình mình có nề nếp, “trị quốc” trước hết phải “ tề gia”, người quân tử phải làm được vậy. Ngày nay, quan niệm này vẫn được coi trọng và để làm được điều đó thì vai trò của người cao tuổi rất lớn. Trong nền kinh tế thị trường khi mỗi cá nhân đều bận rộn, bươn bả và vật lộn để lo cho cuộc sống thì thậm chí thời gian dành cho gia đình còn hạn chế thì chắc rằng việc tìn hiểu những thông tin về gia đình là rất hiếm hoi, trong khi đó hệ thống thông tin đại chúng phổ biến và phong phú, nguần thông tin đến từ nhiều chiều, làm thế nào để tìm được nguần thông tin chính thống, khơi dậy được trong tâm trí mỗi người và thổi hồn những nét đẹp truyền thống đó đến các lớp người đi sau, để con cháu hiểu được và hiểu một cách sâu sắc về cha ông mình. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay thì những giá trị và chuẩn mực đạo đức gia đình đã có nhiều thay đổi. Mối quan hệ giữa ông bà và các con cháu xét về mặt trái và nhìn từ góc độ tiêu cực đã có sự mâu thuẫn, con cháu thiếu kính trọng và quan tâm đến ông bà hơn. Sau đây là số liệu về mức độ con cháu đến thăm ông bà hiện nay: Bảng 18: Mức độ con cháu đến thăm ông bà hiện nay: Mức độ Số lượng (người) Tỷ lệ % Thường xuyên 18 18 ít hơn trước 43 43 Hiếm khi 39 39 Tổng 100 100 (Nguồn: Theo kết quả điều tra bảng hỏi) Theo kết quả điìe tra từ bảng trên ta thấy có 18% số người trả lời rằng ngày nay mức độ con cháu đến thăm ông bà thường xuyên. Trong khi dó có tới 43% người được hỏi cho rằng con cháu thăm ông bà ít hơn trước và 39% cho rằng hiếm khi thấy con cháu đến thăm ông bà. Đây là con số đáng buồn! Vẫn biết rằng xã hội hiện đại đã cuốn con người vào guồng máy thời gian, nhưng không nên vì thế mà chúng ta quên đi bổn phận, quên đi trách nhiệm với ông bà, với những con người đang rất cần sự kính trọng quan tâm từ phía con cháu. Đây cũng chính là trăn trở của tác giả trước thực trạng ở Phường Hàng bột và chính quyền nơi đây. Phải chăng đây là vấn đề của toàn xã hội ta?. Nhưng trong khuân khổ nhỏ bé của đề tài sẽ không thể nói hết được những khía cạnh của vấn đề mà điều chúng ta muốn nói đến ở đây là mức độ con cháu đến thăm ông bà cho thấy được sự xa cách dần giữa hai thế hệ này. Tình trạng này xảy ra cũng có mội phần trác nhiệm của những người lớn tuổi, của ông bà, cha mẹ.Khi trả lời phỏng vấn sâu của tác giả với câu hỏi: “Theo bác vai trò của ông bà trong việc giáo dục các giá trị truyền thống và làm gương cho con cháu như thế nào?, bác Trần Thị H ( 47 tuổi) là thành viên trong Hội phụ nữ phường tâm sự: Theo tôi vai trò của ông bà trong việc giáo dục các giá trị truyền thống cho con cháu là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường, khi mà danh giới giữa cái tốt và cái sấu rất mong manh. Lớp trẻ ngày nay sớm tiếp xúc với nhiều luồng thông tin khác nhau, nếu không có sự định hướng tốt và chỉ bảo tận tình của ông bà và những người lớn tuổi thì việc các cháu đi sai đường, đua đòi theo chúng bạn là dễ xảy ra. Vì vậy ông bà rất nên trở thành tấm gương sáng cho con cháu nhìn vào đó để soi chính mình. Nhưng thực tế nhiều bậc ông bà cha mẹ đã không làm được điều này khiến nói con cháu không nghe lời, thậm chí cãi lại, hỗn láo với ông bà…”( Biên bản phỏng vấn sâu số 2) Quả đúng như vậy, khi tổng hợp kết quả điều tra về khía cạnh này ta nhận thấy một thực trạng buồn là sự kính trọng, lễ phép với ông bà bị giảm sút. Bảng 19: Cung cách ứng xử của con cháu với ông bà. Cung cách ứng xử Số lượng (người) Tỷ lệ % Kính trọng, lễ phép hơn 13 13 Kính trọng, lễ phép bị giảm sút 71 71 Hỗn láo, coi thường 13 13 Không thay đổi 3 3 Tổng 100 100 ( Nguồn: Theo kết quả điều tra bảng hỏi) Chỉ có 3% số người cho rằng cung cách ứng xử của con cháu với ông bà là không thay đổi, kính trọng lễ phép hơn là 13% và hỗn láo coi thường 13%. Trong khi đó đáng chú ý nhất là sự kính trọng, lễ phép bị giảm sút chiếm tới 71%. Sự chênh lệch quá lớn trong sự giảm sút mối quan hệ ông bà con cháu đã thấy một nguy cơ tiềm ẩn làm suy thoái đạo đức gia đình và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Và sự xa dời mối quan hệ này đã nảy sinh những mâu thuẫn thế hệ. Đó là mâu thuẫn giữa ông bà và con cháu. Lỗi này thuộc cả hai thế hệ già và trẻ. Nếp sống gia đình có quan hệ chặt chẽ với các điều kiện sống vật chất và tinh thần, trình độ học vấn, sức khoẻ…Nếp sống gia đình thể hiện giá trị văn hoá đạo đức được các thành viên trong gia đình chấp nhận và thực hiện trong quan hệ ứng xử với nhau, thông qua việc làm, lời nói và hành động của họ. Cha ông ta thường có câu: “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, tuy vậy dù là cây hay hoa đều có những nét phổ biến chung. Bởi vậy khi bàn đến nếp sống gia đình, cái riêng cụ thể ấy lại cần gắn với ảnh hưởng của các yếu tố xung quanh, của môi trường tạo nên nó. Không vì thế mà để những giá trị văn hoá ngoại lai không chính thống cuộc sống riêng của mỗi gia đình, làm ảnh hưởng đến văn hoá của cả một dân tộc. Để giữ được gia phong cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại, trước hết các thành viên trong gia đình cần xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của mình trong gia đình và ngoài xã hội, không thể xảy ra tình trạng nhầm lẫn giữa các vai trò. Đặc biệt là giới trẻ, những người đóng vai trò làm trung gian chuyển giao thế hệ cần nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục, thể hiện lòng hiếu thảo, kính trọng, chăm sóc ông bà, cha mẹ dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào. Có như vậy nếp nhà được giữ, gia phong, văn hoá được lưu truyền. CHƯƠNG III: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1. Kết luận. Trược sự tác động quá mạnh mẽ của cơ chế thị trường vaf quá trình toàn cầu hoá, chúng ta đang phải đứng trước một thực tế là nhiều giá trị truyền thống gia đình đang có nhiều vận động và biến đổi. Bên cạnh những giá trị truyền thống gắn liền với những giá trị hiện đại thì nhiều giá trị truyền thống có nguy cơ bị xâm hại, bị mai một. Thực tế nhiều nơi gia đình đã có dấu hiệu của sự khủng hoảng, các mối quan hệ gia đình ngày càng trở nên lỏng lẻo và nảy sinh mâu thuẫn do bị các yếu tố vật chất, lợi nhuận lấn át. Qua các số liệu thu được trên địa bàn khảo sát cho chúng ta thấy được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có dấu hiệu của những dạn nứt lớn, những lỗ hổng trong cuộc sống gia đình sẽ rất khó lấp đầy nếu ngay bây giờ ta không có biện pháp, giải pháp hữu hiệu ngăn chặn hoặc trước mắt là làm giảm thiểu tình trang mâu thuẫn gia đình trên. Chúng ta thực sự đau lòng khi phải chứng kiến cảnh gia đình tan nát do mâu thuẫn, tranh chấp, kiện tụng nhau, vợ chồng ly hôn, con cái kiện cha mẹ, cha mẹ kiện con cái, anh em từ nhau…Trước thực trạng đó, mỗi thành viên trong gia đình cần kiện toàn chíng bản thân mình, mỗi người ở mỗi vị trí cần thực hiện tốt vai trò, chức năng và trách nhiệm của mình, tự định hướng đi cho cuộc sống của mình mà trước hết là làm chủ chính mình. Đó chính là liều thuốc, là phương pháp tốt nhất để hướng gia đình và các mối quan hệ của nó đi đúng chuẩn mực mà tất cả chúng ta đều mong đợi. 2. Giải pháp, khuyến nghị. 2.1. Giải pháp. Từ thực trạng trên, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm làm giảm những mâu thuẫn trong các mối quan hệ gia đình. Đây là giải pháp mà theo cá nhân tác giả là tương đối đông bộ và có tính chất lâu dài. - Chính quyền địa phương cần gần gũi, tiếp xúc tiếp xúc thường xuyên với dân để hiểu được những tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề gia đình nảy sinh, nhưng mối quan hệ nào đang có mâu thuẫn để từ đó lập ra các tổ hoà giải, góp phần tạo việc làm (bởi các cụ bảo: “nhàn cư vi bất thiện”), tạo sân chơi giải trí và các trò chơi dân gian cộng đồng tại địa bà để con người gần gũi, thương yêu nhau hơn. - Nhà nước và chính quyền địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về tầm quan trọng và đề cao vai trò của mỗi thành viên trong gia đình về duy trì, phát triển đạo đức giá trị gia đình. Đặc biệt là đề cao vai trò của những người lớn tuổi trong gia đình như ông bà, bố mẹ. Có phần thưởng cho những gia đình văn hoá và được tuyên dương trước cộng đồng, dân chúng để khuyến khích họ. - Cần đẩy mạnh các công trình nghiên cứu cấp quốc gia về gia đình và các mối quan hệ gia đình, nhưng những nghiên cứu trên phải mang tính hệ thống và hoàn chỉnh. - Nhà Nước cần xây dựng một hệ thống chính sách hoàn thiện về phát triển gia đình. Có thưởng, có phạt. Phải pháp chế hoá gia đình. Tức là phải đưa pháp luật vào gia đình chứ không chỉ là kêu gào khẩu hiệu và dựa trên nền tảng đạo đức gia đình chung chung. Phải xử lý nghiêm những hành vi làm hư hoại đến giá trị, thuần phong mỹ tục của gia đình 2.2. Khuyến nghị: Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình gắn bó hay lỏng lẻo ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định và phát triển của gia đình nói riêng, của xã hội nói chung và còn ảnh hưởng đến chính các thành viên sống trong các gia đình đó. Vì vậy, việc củng cố các mối quan hệ gia đình là cần thiết và không thể xem nhẹ. Xã hội là tập hợp của nhiều gia đình, gia đình là tập hợp của nhiều thành viên, nếu các thành viên trong gia đình không tốt thì chắc chắn xã hội cũng đứng trước các nguy cơ. Như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một cây làm chẳng lên non. Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”, một xã hội chỉ phát triển ổn định và toàn diện khi chính các thành viên trong nó tự ý thức và làm tốt được vai trò, trách nhiệm của mình. - Về phía gia đình: + Với mối quan hệ vợ- chồng, những người làm cha, làm mẹ cần đề cao lối sống có văn hoá, đạo lý trọng tình, chăm nom cha mẹ, nuôi dạy con cái chưởng thành. Mặt khác, chính họ cũng phải tu mình sống để luôn là tấm gương cho con cháu noi theo. + Với ông bà, những người đóng vai trò là lớp người cổ kim xưa nay hiếm thì vai trò là tấm gương sáng càng rõ nét. Đây là một trong những điểm đặc trưng của gia đình nhiều thế hệ bởi sự cư xử hay không giữa các thành viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoà khí trong gia đình. Xuất phát điểm của các thế hệ ông bà, cha mẹ và con cháu xét về lịch sử, tri thức được lĩnh hội trong cuộc sống là khác nhau. Ở khía cạnh này thì việc điều tiết các mối quan hệ trong gia đình truyền thống khó hơn các gia đình hạt nhân, tuy nhiên nếu sự quản lý trong gia đình hạt nhân thiếu chặt chẽ, buông lỏng thì nguy cơ xảy ra mâu thuẫn của gia đình hạt nhân lớn hơn gia đình truyền thống. + Trong quan hệ giữa anh chị em ruột, đồng thời là những người con, người cháu trong gia đình thì điều đầu tiên đề cập đó là sự kính trọng với ông bà, cha mẹ; biết lắng nghe những lời khuyên răn của người lớn, rèn luyện tư chất đạo đức tốt, không ngừng học hỏi để nắm bắt được những kiến thức khoa học, công nghệ phục vụ bản thân và xã hội. - Về phía xã hội: + Chính sách Luật Hôn nhân và Gia đình đã được ban hành từ lâu nhưng việc chấp hành còn nhiều lúng túng và hiệu quả rất hạn chế. Trong xã hội đại các bộ luật cần phải gắn với cuộc sống. Muốn vậy Nhà nước phải tham gia vào quản lý các mối quan hệ gia đình, phải có chính sách ủng hộ và tăng cường sự ổn định các mối quan hệ gia đình. Ví dụ như ở Xingapo, Chính phủ khuyến khích các gia đình gắn bó với nhau. Họ đưa ra chính sách giảm giá tiền khi con cái mua nhà có vị trí gần nhà cha mẹ. Như vậy, mối quan hệ cha mẹ và con caí có sự ràng buộc và được duy trì, sự gần gũi đó có tác động rất lớn đến việc củng cố được mối quan hệ huyết thống, nâng cao trách nhiệm của con cái với cha mẹ và ngược lại. Ở Việt Nam, từ khi ký công ước Quốc tế về quyền trẻ em, chúng ta tuyên truyền nhiều về quyền lợi của các em nhưng không vì thế mà chúng ta quá luông chiều các em, chúng ta đưng bao gìơ biến các em thành trung tâm của cả gia đình mà cần giáo dục cho các em hiểu rằng, bên cạnh sự đầu tư, chăm sóc của xã hội của người thân thì chính các em phải thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, đó là trách nhiệm với ông bà, cha mẹ, với anh chị em trong gia đình và trách nhiệm không ngừng học tập để trở thành người công dân có ích cho xã hội. Ngày nay, xã hội chú ý nhiều đến các cuộc thi sắc đẹp, quy mô, chất lượng và kinh phí đầu tư của các cuộc thi này ngày một lớn, song lại quá ít chú trọng đến các cuộc thi về đạo lý gia đình hoặc có cũng chỉ mang tính chất đối phó, phong trào. Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần có cách nhìn nhận đúng mức về vấn đề này. + Về cơ chế: Cần xây dựng chế độ đồng bộ trong việc bảo vệ các mối quan hệ gia đình, cơ chế đó trước hết phải nhận được sự tham gia của chính quyền địa phương trong việc giám sát, quản lý; sự tham gia của các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội trong việc tư vấn, tuyên truyền, động viên từng đối tượng trong gia đình, tuỳ theo lứa tuổi, trình độ và nghề nghiệp. Cơ chế đó cần có sự thống nhất giữa quản lý, theo dõi và giám sát chặt chẽ; tránh tình trạng như hiện tại, nhiều vấn đề chúng ta đưa ra nhưng chỉ thực hiện nghiêm chỉnh trong thời gian đầu hoặc chỉ viết báo cáo đối phó khi có đoàn kiểm tra, đề ra giải pháp rồi buông xuôi, phó mặc, dễ làm , khó bỏ… - Với chính quyền địa phương (UBND phường Hàng Bột): Góp phần cùng Nhà nước tạo việc làm cho những hộ gia đình có thu nhập thấp đảm bảo cuộc sống. Lập ra các tổ hoà giải có kinh nghiệm và nhiệt tình để giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn khi nó bắt đầu nảy sinh. Bản thân các thàng viên trong ban lãnh đạo phường phải luôn luôn giám sát gần gũi dân để xử lý những sự cố khi cần thiết liên quan đến hạnh phúc gia đình. Các tổ trưởng dân phố và Hội phụ nữ có trách nhiêm trước hết trong vấn đề này. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN. Khoa xã hội học. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN. Với mục tiêu nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng một số chính sách về gia đình và nhằm nâng cao vai trò gia đình trong công cuộc đổi mới, xin ông (bà) vui lòng tham gia đóng góp ý kiến qua việc trả lời những câu hỏi dưới đây. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ông (bà) đã cộng tác với chúng tôi. Những thông tin mà ông (bà) cung cấp sẽ hoàn toàn được giữ bí mật và chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học. Cách trả lời: Với mỗi câu hỏi cụ thể, ông (bà) đồng ý với phương án nào thì đánh dấu nhân (x) vào ô vuông () đó, nếu không thì bỏ trống. 1.Xin ông (bà) vui lòng cho biết: - Số thành viên trong gia đình ông (bà) là (xin đánh số): -Số con hiện có là: Nam: Nữ: -Số thế hệ cùng sống trong gia đình: 2.Theo ông (bà) mức sống trong gia đình ta hiện nay thuộc loại nào: + Giàu có ƒ + Khá giả ƒ + Bình thường, đủ ăn ƒ + Khó khăn ƒ + Nghèo ƒ Ông (bà) đánh giá thế nào về các mối quan hệ trong gia đình ta hiện nay: + Rất hoà thuận, yêu thương nhau ƒ + Hoà thuận nhưng đôi khi xảy ra xung khắc ƒ + Bình thường ƒ + Hay xảy ra xung khắc ƒ Theo ông (bà) ở địa phương ta, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ta hiên nay so với trước kia: + Tốt hơn, gắn bó hơn ƒ + Bình thường, không thay đổi ƒ + Xấu đi, lỏng lẻo hơn ƒ Theo (ông) những vấn đề nào dưới đây là bức xúc nhất dẫn đến mâu thuẫn trong các gia đình hiện nay: + Không có việc làm ƒ + Con cái ngược đãi, không tôn trọng cha mẹ ƒ + Con cái sa vào tệ nạn xã hội ƒ + Cha mẹ sa vào tệ nạn xã hội ƒ + Các thành viên thờ ơ, không quan tâm đến nhau ƒ Theo ông (bà) những bức xúc đó gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào: +Xấu đi ƒ + Không ảnh hưởng gì ƒ Theo ông (bà) những bức xúc đó do đâu: + Do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường ƒ + Do lối sống hưởng thụ tiêu cực ƒ + Do nền tảng gia đình không vững chắc ƒ Ông (bà) đánh giá như thế nào về quan hệ vợ- chồng trong phường ta khoảng 3 năm trở lại đây: + Thương yêu, gắn bó nhau hơn ƒ + Lỏng lẻo hơn ƒ + Thường xuyên có xung đột, cãi cọ, đánh lộn ƒ Theo ông (bà) tình trạng ly hôn của phường ta 3 năm trở lại đây như thế nào: + Nhiều hơn ƒ + ít hơn ƒ + Không thay đổi ƒ Nguyên nhân của tình trạng vợ- chồng ly dị nhau là do: + Vợ- chồng không hợp nhau về sinh lý ƒ + Không có việclàm nhưng lại thích muavui, hưởng lạcƒ + Do vợ- chồng luôn mâu thuẫn, đánh chửi nhau ƒ + Do bị xung quanh khích bác, chia rẽ ƒ Theo ông (bà) tình trạng ly hôn đó do ai gây ra nhiều hơn: + Do vợ ƒ + Do chồng ƒ + Do cha mẹ đôi bên ƒ + Do tác động của xã hội ƒ + Do quan hệ gia đình ƒ + ý kiến khác: Ông (bà) cho rằng tình trạng ly hôn đó sẽ: + Là giải pháp tốt cho cả hai vợ chồng ƒ + Người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi ƒ + ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con cái ƒ Về quan hệ giữa bố mẹ với con cái, ông bà cho rằng ngày nay bố mẹ quan tâm đến con cái như thế nào: + Nhiều hơn trước ƒ + ít hơn trước ƒ + Không thay đổi ƒ Nếu bố mẹ quan tâm đến con cái ít hơn hãy cho biết vì sao: + Do quá bận kiếm tiền ƒ + Đã giao cho nhà trường quản lý ƒ + Đã cho tiền đầy đủ ƒ + Lý do khác: 14.Theo ông (bà) thì nguyên nhân nào làm cho những đứa trẻ nghiện ngập, hư hỏng: + Do bạn bè rủ rê ƒ + Do tác động của môi trường ƒ + Do thiếu sự quan tâm của cha mẹ ƒ + Lý do khác ƒ Xin ông (bà) cho biết thêm thái độ của con cái đối với bố mẹ hiện nay: + Nghe lời hơn ƒ + Không thay đổi ƒ + Nghe lời nhưng hay cãi lại ƒ + Sự kính trọng giảm sút ƒ Mức độ con cái quan tâm, thăm nom bố mẹ già hiện nay? + Thường xuyên hơn trước kia ƒ + ít hơn trước kia ƒ + Xin ông bà cho biết nguyên nhân của vấn đề này Về quan hệ ông bà với con cháu, Xin ông (bà) cho biết khi con cái của ông bà có chuyện buồn, chúng thường tìm đến ai để tâm sự: + Ông bà ƒ + Những người thân lớn tuổi trong họ hàng ƒ + Bạn bè thân ƒ Theo ông (bà) cung cách ứng xử của con cháu với ông bà trong gia đình ở phường ta hiện nay như thế nào: + Kính trọng, lễ phép hơn ƒ + Sự kính trọng , lễ phép bị giảm sút ƒ + Hỗn láo, coi thường ƒ + Không thay đổi ƒ Xin ông (bà) cho biết: mức độ đến thăm hỏi ông bà hiện nay là: + Thường xuyên hơn trước ƒ + ít hơn trước ƒ + Hiếm khi ƒ + Không thay đổi ƒ Về quan hệ anh em ruột, Xin ông (bà) cho biết tình cảm anh em ruột trong các gia đình ở phường ta hiện nay là: + Thương yêu, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau ƒ + Bình thường ƒ + Giảm sút do mâu thuẫn về vật chất ƒ + Bất hoà gay gắt dẫn đến từ nhau ƒ Nguyên nhân của các mối bất hoà trong mối quan hệ anh em ruột đó là do: + Tình cảm anh em không hoà hợp ƒ + Do tranh chấp về tài sản, đất đai ƒ + Do bố mẹ phân chia tài sản và đất đai không đều ƒ + Do quan hệ con dâu, con rể với cha mẹ, họ hàng ƒ Ông (bà) đánh giá như thế nào về xu hướng của các mối quan hệ gia đình ở phường ta hiện nay: + Đang dần bền chặt, gắn bó hơn ƒ + Bình thường ƒ + Đang xấu đi, lỏng lẻo và biểu hiện sự rạn nứt ƒ + ý kiến riêng của ông (bà): Xin ông (bà) cho biết đôi nét về bản thân: + Nam ƒ + Nữ ƒ + Độ tuổi: + Trình độ học vấn: + Tình trạng hôn nhân: Đang sống với hạnh phúc với vợ (chồng) và con ƒ Đã ly hôn ƒ Đang sống ly thân ƒ Độc thân ƒ + Ông (bà) là: - Đoàn viên ƒ Đảng viên ƒ Quần chúng ƒ + Ông (bà) cho biết nghề nghiệp chính của mình hiện nay là: Nông dân ƒ Nông nghiệp, có làm thêm nghề phụ ƒ Công nhân ƒ Buôn bán, giáo viên ƒ Cán bộ nhà nước ƒ Nghề tự do ƒ Nghề khác:…………………………………………… Xin chân thành cảm ơn ông (bà) đã cộng tác với chúng tôi! Thực trạng mâu thuẫn và giải pháp khuyến nghị gia đình tại phường Hàng bột những năm gần đây (44 trang) MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH (54).doc