Đề tài Thực trạng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore

Thứ tư: Đào tạo nguồn nhân lực: Singapore là một quốc gia thiếu nhân lực. Mục đích đầu tư của các nhà đầu tư Singapore vào Việt Nam là để sử dụng nguồn nhân lực rẻ và dồi dào. Nhưng khi đã bước sang thế kỷ 21- thế kỷ của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức thì nhu cầu đòi hỏi về nhân lực càng cao hơn, đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật để xử lý các máy móc thiết bị hiện đại. Do vậy chính phủ cần đào tạo kỹ năng cho người lao động để làm sao có thể nắm bắt sử dụng được công nghệ nước ngoài khi chuyển giao sang Việt Nam. Ngoài giáo dục những kiến thức cơ bản, cần có chủ trương giáo dục hướng nghiệp ngay từ cấp phổ thông và đào tạo tay nghề. Chúng ta có thể phối hợp với Singapore trong các chương trình đào tạo kĩ thuật, nhân viên chuyên môn để nâng cao tay nghề cũng như khả năng tiếp thu công nghệ mới. Bên cạnh đó cần đào tạo nhân tài, đào tạo các chuyên gia kinh tế kĩ thuật để nâng cao năng lực của họ ngang tầm thế giới. Cần phải đào tạo nhân lực mới có thể nâng cao chất lượng hàng Việt Nam, tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam từ đó hàng Việt Nam mới có thể đứng vững trên thị trường quốc tế cũng như thị trường Singapore.

doc89 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u việc làm cho người lao động (6000 người tính đến năm 1996). Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để cùng nhau tiến hành 1 hoặc nhiều hoạt động ở Việt Nam trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập một pháp nhân mới. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm 7% dự án đầu tư của Singapore tại Việt Nam. Trong số 12 dự án đầu tư theo hình thức này chỉ có 5 dự án đi vào hoạt động. Ví dụ: hợp đồng hợp tác kinh doanh cung cấp dung dịch khoan giữa Việt Nam và Singapore với vốn đầu tư của Singapore là 0,9 triệu USD đạt doanh thu lớn nhất là 13,3 triệu USD. Hay hợp đồng hợp tác kinh doanh hai khách sạn nổi ở Hải phòng và Hạ Long với số vốn đầu tư là 16 triệu USD. Xét về doanh thu thì riêng hình thức xí nghiệp liên doanh đã đạt trên 1 tỉ $ (tháng 8/2000) trong khi đó 2 hình thức còn lại chỉ đạt trên 150 triệu USD. 2.3 Lĩnh vực đầu tư Các công ty của Singapore đầu tư vào nhiều lĩnh vực ở Việt Nam như đầu tư vào bất động sản, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, lĩnh vực dịch vụ ( Lĩnh vực điển hình thứ nhất: lĩnh vực kinh doanh bất động sản: khách sạn văn phòng, nhà ở, công sở Trong lĩnh vực này Singapore đầu tư 4079,406 triệu USD, chiếm 60% tổng vốn đầu tư của Singapore ở Việt Nam. Ví dụ: công ty liên doanh Ferland Investment xây dựng toà nhà 8 tầng ở trung tâm quốc tế phố Tràng tiền, hà nội. Hay công ty Straits Steamships Land xây dựng trung tâm thương mại Sài gòn, Thành phố hồ chí minh. ( Lĩnh vực đầu tư thứ hai của Singapore tại Việt Nam là đầu tư vào nghành công nghiệp. Chủ yếu là công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng nhỏ và ít vốn. Singapore đã đầu tư 883,87 triệu USD chiếm 13% số vốn đầu tư tại Việt Nam trong đó nghành có quan hệ hợp tác đầu tiên là nghành dệt. Ví dụ: nhà máy dệt 19/5 thành lập vào tháng 10/1992 là liên doanh giữa nhà máy dệt 19/5 thuộc sở công nghiệp Hà Nội với công ty Việt Sin Investment Pte.Ltd. Sản phẩm của nhà máy: quần jeans và quần áo chất lượng cao chủ yếu là để xuất khẩu. Ngoài ra nhà máy còn cung cấp các dịch vụ giặt là, tẩy khô cho các khách sạn lớn ở Hà Nội. Trong nghành công nghiệp nặng có liên doanh NATSTEEL VINA ở tỉnh Bình thuận giữ công ty tnhh NATSTEEL Singapore với nhà máy thép thái nguyên. ( Thứ 3 là nghành công nghiệp thực phẩm: đây là một trong những nghành Singapore khá chú trọng đầu tư. Tổng vốn đầu tư của Singapore trong nghành này là 819,87 triệu đô la Mỹ, chiếm 12,5 tổng vốn đầu tư của Singapore tại Việt Nam. Ví dụ: liên doanh chế biến gạo Tiền Giang với số vốn 3 tỷ USD, 2 nhà máy bột ở thành phố hồ chí minh với 18,5 triệu USD công ty Ken ken Việt Nam chế biến thực phẩm xuất khẩu. Kết quả của việc đầu tư là có hàng loạt các nhà máy sản xuất đồ uống ra đời: ví dụ công ty asia Pacific Brewe liên doanh với công ty lương thực thành phố hồ chí minh lập dự án xây dựng nhà máy bia Việt Nam với tổng vốn đầu tư 49,5 triệu đô la Mỹ. ( Trong lĩnh vực viễn thông- một nghành đang phát triển ở Việt Nam. Các công ty của Singapore như Calling, Mobile net đã ký các hợp đồng hợp tác kinh doanh với bưu điện ở hai thành phố lớn là hà nội và thành phố hồ chí minh ( Trong lĩnh vực xây dựng và cơ khí: có tập đoàn Econ Group là một tập đoàn lớn về cơ khí và xây dựng của Singapore. Hiện tập đoàn này có khoảng trên 40 công ty con hoạt động khắp khu vực châu á thái bình dương. Kể từ khi thành lập tại Việt Nam tháng 11/1993, công ty con của nó là Rising Dragon Ltd đã liên doanh với công ty đầu tư khai thác hồ tây hà nội xây dựng câu lạc bộ hà nội. Câu lạc bộ hà nội chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/ 1997. Một công ty con khác nữa là Econ Piling Pte.Ltd liên doanh với tổng công ty xây dựng hà nội xây dựng 3 dự án: tháp trung tâm hà nội, khách sạn Gouman International ở hà nội, trung tâm thương mại thế giới thành phố Hồ Chí Minh với tổng trị giá 6,2 triệu đô la Mỹ. ( Trong nghành dầu khí-một nghành cũng đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Trong những năm qua Singapore cũng đặc biệt quan tâm tới nghành này. Ví dụ có liên doanh giữa công ty Auzail Asia của Singapore với Tổng công ty dầu khí ở đồng bằng Sông Hồng. Đây là nghành có tiềm năng phát triển lớn ở Việt Nam. ( Trong nghành du lịch, tài chính, ngân hàng, Singapore cũng bắt đầu thâm nhập vào. Liên doanh đầu tiên là công ty dịch vụ Coopers và Lybrand ở thành phố Hồ Chí Minh thành lập đầu năm 1995. Sau đó có thành lập chi nhánh ngân hàng hải ngoại Singapore (UOB)-một trong những ngân hàng lớn nhất của Singapore. Về du lịch có liên doanh giữa công ty TNHH dịch vụ nhà ga sân bay Singapore (Singapore Airlines Terminal Service Pte.Ltd) và dịch vụ bay miền nam thuộc hãng hàng không Việt Nam (Việt Nam Airlines) thành lập liên doanh là công ty dịch vụ hàng hải Tân Sơn Nhất với tổng vốn đầu tư 15 triệu $ ở thành phố Hồ Chí Minh. ( Đầu tư của Singapore trong lĩnh vực giao thông vận tải còn ít. Singapore chỉ mới dành 25 triệu USD liên doanh với Việt Nam và Đài Loan để phát triển giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh. ( Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo: Singapore đã giúp đào tạo cán bộ cho nhiều bộ nghành ở Việt Nam, cử giáo viên tình nguyện sang Việt Nam giảng dạy tiếng Anh ở các trường phổ thông cũng như đại học và cao đẳng. Đồng thời Singapore đã cấp nhiều loại học bổng khác nhau cho các nghành giáo dục đào tạo ở Việt Nam. Ngoài ra Singapore còn hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực khác như y tế, khoa học công nghệ, du lịch và môi trườngvì vậy quan hệ Việt Nam– Singapore ngày càng thắt chặt hơn nữa. III. Đánh giá về thực trạng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore 1. Những thuận lợi của mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore Kể từ khi chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao, nhờ vào thiện chí hợp tác giữa chính phủ và nhân dân hai nước nên quan hệ thương mại giữa hai nướn đã có những bước phát triển đáng kể. Việt Nam và Singapore đều đã biết phát huy các thế mạnh riêng có của mình để bổ sung cho các mặt hạn chế của mình: Singapore là nước có diện tích hẹp, dân số ít, nghèo tài nguyên thiên nhiên, diện tích đất khai thác gần hết trong khi đó Việt Nam là một nước nông nghiệp đông dân, lực lượng lao động dồi dào, nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối đa dạng và phong phú, diện tích đất nông nghiệp nhiều. Do vậy Singapore có thể nhập từ Việt Nam các sản phẩm hàng nông nghiệp nhiệt đới như gạo, cà phê, cao su, hạt điều,. Để bù lại Singapore có một nghành công nghiệp hiện đại nên Việt Nam có thể nhập từ Singapore các sản phẩm của nghành này như máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, linh kiện ô tô xe máyNgoài ra Việt Nam, Singapore còn có vị trí địa lý gần nhau rất thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hoá, vì vậy trong những năm qua, trao đổi buôn bán giữa hai nước diễn ra mạnh mẽ. Về thương mại: Kim nghạch xuất nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước. Kim nghạch hai chiều năm 1992 mới là 1,15 tỷ USD thì đến năm 1997 đã lên tới 3,32 tỷ USD, cao nhất là 3,646 tỷ USD năm 2000 và đều trên 3 tỷ trong hai năm lại đây khiến Singapore trở thành một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. So với kim nghạch nhập khẩu từ Singapore thì kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn thấp (thường dao động bằng từ 40 đến 60% kim nghạch nhập khẩu) song số kim nghạch này lại là một lượng ngoại tệ lớn để phục vụ cho nhập khẩu, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân. Nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore tăng mạnh từ năm 1991 đến nay khiến Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu. Nhưng trong những năm gần đây cơ cấu mặt hàng đã có những dấu hiệu chuyển biến tích cực. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của ta từ thị trường này là hàng tư liệu sản xuất, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, linh kiệnHàng tiêu dùng trong kim nghạch nhập khẩu giảm rõ rệt, chiếm tỉ trong không đáng kể, chỉ còn những mặt hàng thiết yếu như thuốc, đồ uốngCơ cấu nhập khẩu như vậy có tác động tích cực đến các nghành sản xuất trong nước. Đã có những nghành công nghiệp mới ra đời như công nghiệp sản xuất ô tô lắp rápgóp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Nhập khẩu hàng tiêu dùng giảm không chỉ thúc đẩy sản xuất hàng tiêu dùng trong nước mà còn tiết kiệm được ngoại tệ. Về đầu tư: Cần phải khẳng định lại các yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam đó là chúng ta có nguồn lao động rẻ, thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng (hơn 8 triệu dân), nguyên vật liệu dồi dào và có vị trí địa lý thuận lợi là gần Singapore. Phần lớn các nhà đầu tư Singapore tại Việt Nam (64%) cho rằng Việt Nam có nguồn lao động rẻ. Đây sẽ là một điều kiện thuận lợi cho Việt Nam khi tham gia vào phân công lao động quốc tế và là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có Singapore. Bởi vì nhờ lao động rẻ sẽ giúp giảm chi phí lao động sản xuất, hạ giá thành sản phẩm từ đó góp phần nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá và có thể tồn tại trên thị trường. Dân số đông như Việt Nam hiện nay sẽ là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư tại Việt Nam. Bởi vì mục tiêu của bất cứ nhà đầu tư nói chung và Singapore nói riêng nào đều là nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của mình, khai thác thị trường nước sở tại. Trong khi đó dân số Singapore ít (chỉ bằng khoảng 1/2 dân số Việt Nam) nên thị trường tiêu thụ nội địa hạn chế. Đầu tư vào Việt Nam thì ngoài nguồn lao động rẻ thì các nhà đầu tư Singapore còn có thể khai thác một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng. Đó là yếu tố thuận lợi đối với các nhà đầu tư Singapore khi đầu tư tại Việt Nam. Còn về phía mình, Việt Nam cũng có những điểm lợi riêng khi nhận đầu tư từ Singapore. Thể hiện: trong những năm bắt đầu công cuộc đổi mới, khi nguồn viện trợ từ nước ngoài bị cắt giảm đột ngột, nguồn vốn đầu tư trong nước còn hạn chế thì đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (đặc biệt là đầu tư trực tiếp FDI) có ý nghĩa rất lớn: bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác. Chúng ta tham khảo bảng sau: Bảng10:Số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấp phép từ năm 1988-1999 Đơn vị: triệu USD Năm Số dự án Tổng số vốn đăng ký Vốn pháp định 1988 37 371,8 288,4 1989 68 582,5 311,5 1990 108 839,0 407,5 1991 151 1322,3 663,6 1992 197 2165,0 1418,5 1993 269 2900,0 1468,5 1994 343 3765,6 1729,9 1995 370 6530,8 2986,6 1996 325 8497,3 2940,8 1997 345 4649,1 2334,4 1998 275 3897,0 1805,6 1999 298 1548,3 667,2 Tổng 2786 37068,7 17032,3 Nguồn: Tổng cục thống kê Vốn đầu tư từ Singapore tăng mạnh qua các năm đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đạt 8,5% thời kỳ 1991-1997. Nhờ nguồn vốn đầu tư này mà nhiều nguồn lực trong nước được khai thác và phát huy tác dụng. Tính từ năm 1988 đến nay, chúng ta đã cấp giấy phép cho 4653 dự án với tổng số vốn đầu tư 50583 triệu USD. Hiện có 3720 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 39365 triệu USD, số vốn đầu tư thực hiện là 21133 triệu USD. Tính đến 31/12/2002, có 64 nước và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam đứng đầu là Singapore. Các nước đầu tư lớn tại Việt Nam, đó là các nước có trong bảng sau : Bảng 11: Những nước đầu tư lớn hơn 1 tỷ USD vào Việt Nam Nước, vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đầu tư (triệu USD) Đầu tư thực hiện (triệu USD) Xingapo 266 7245 2626 Đài Loan 935 5178 4773 Nhật bản 375 4308 3276 Hàn Quốc 484 3664 2105 Hồng kông 262 2875 1752 Pháp 127 2099 884 British Virgini Island 157 1795 903 Hà lan 45 1685 1055 Liên bang Nga 40 1507 670 Anh 49 1218 894 Thái Lan 109 1159 537 Hoa Kỳ 157 1113 546 Malaisia 117 1110 893 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Với nguồn vốn đầu tư như vậy đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tham gia phát triển nguồn nhân lực. Qua hợp tác đầu tư người lao động vừa có thu nhập lại vừa có điều kiện đào tạo nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng, công nghệ, kinh nghiệmgiúp Việt Nam có thể hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Những khó khăn của mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Singapore cũng có không ít khó khăn, đặc biệt là về phía Việt Nam. Trong quan hệ thương mại: Khó khăn thứ nhất: Có sự chênh lệch quá lớn trong kim nghạch xuất nhập khẩu 2 nước (ta nhập quá nhiều), lợi thế thường nghiêng về phía Singapore. Các mặt hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là nông sản, ít qua chế biến nên giá trị thấp. Ngược lại các sản phẩm xuất khẩu của Singapore có hàm lượng công nghệ nhiều nên giá trị cao. Điều này tạo cho Việt Nam một bất lợi: luôn ở thế nhập siêu trong quan hệ thương mại với Singapore : Năm 1992 Việt Nam mới chỉ nhập siêu 357,5 triệu USD nhưng đến năm 1995 con số này đã tăng lên gấp đôi là 746,4 triệu USD. Năm 1996 là 1035,2 triệu USD và từ năm 1998 tới nay con số nhập siêu luôn trên 1 tỷ USD. Điều này đã gây ra mất cân đối trong cán cân xuất nhập khẩu. Hơn nữa, bất lợi cho phía Việt Nam là chúng ta phải nhập hàng từ các nước khác thông qua thị trường Singapore : chủ yếu là hàng điện tử và máy móc thiết bị với giá cao khiến Việt Nam phải chi trả một khoản ngoại tệ lớn. Khó khăn thứ 2: Chất lượng hàng xuất khẩu còn kém, hiệu quả xuất khẩu chưa cao Như đã nói, các mặt hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là hàng nông sản hơn nữa lại chỉ qua sơ chế, ít qua chế biến nên chất lượng chưa được đảm bảo, giá trị xuất khẩu thấp. Ngoài ra mẫu mã hàng xuất khẩu của chúng ta còn khá đơn giản, ít chú trọng hình thức cũng làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong tương lai Việt Nam cần phải có những biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời phải cải tiến mẫu mã. Một nét điển hình đối với hàng xuất của Việt Nam sang Singapore là: không phải tất cả hàng hoá của chúng ta xuất sang đều được tiêu thụ tại thị trường Singapore mà nó còn được tiếp tục tái xuất sang các nước khác. Singapore được biết đến như cảng trung chuyển chứ không phải là cảng tiêu dùng. Ví dụ năm 1996 Việt Nam xuất sang Singapore 881,6 triệu USD thì có tới trên 50% kim nghạch ấy (441 triệu USD) đã được Singapore tái xuất sang các nước asean và các nước khác. Năm 1997 trong số 1130 triệu USD kim nghạch nhập khẩu từ Việt Nam thì có tới 52,2% kim nghạch ấy (590 triệu USD) được Singapore xuất sang các nước khác. Năm 2003, một khối lượng lớn hàng Việt Nam được trung chuyển qua Singapore để sang các nước khác. Chúng ta tham khảo bảng sau: Bảng12: Dự báo trung chuyển hàng hoá Việt Nam qua thị trường Singapore 2003 10 mặt hàng trung chuyển qua Singapore 2003 Khối lượng 1. Cà phê nhân 350000 tấn 2. Cao su tự nhiên 150000 tấn 3. Gạo trắng 1000000 tấn 4. Hạt tiêu 30000 tấn 5. Chè các loại 15000 tấn 6. Hải sản các loại 25 triệu USD- FOB 7. Lạc nhân 55000 tấn 8. Hạt điều chế biến 15000 tấn 9. HàngCN 45 triệu USD- FOB 10. Hàng TCMN 30 triệu USD- FOB Nguồn: Báo Ngoại Thương số 18/2003 Nhìn vào thực trạng xuất khẩu của Việt Nam như trên cho thấy chúng ta đã mất một khoản ngoại tệ lớn vì chất lượng hàng hoá chưa cao. Chất lượng hàng hoá chưa cao nên tiêu thụ tại Singapore thì ít mà được gia công lại để xuất sang các nước khác thì nhiều. Vì vậy trong tương lai Việt Nam cần phải có chiến lược để nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời phải có các hoạt động xúc tiến yểm trợ, nghiên cứu và phải có chính sách thâm nhập thị trường hơp lý để vừa nâng cao tính cạnh tranh cho hàng Việt Nam vừa nhằm mở rộng thị trường tại Singapore (hiện nay hàng của chúng ta mới chỉ chiếm 0,42% tổng kim nghạch nhập khẩu của Singapore từ các nước). Vì thế Singapore vẫn còn là một thị trường mở đối với Việt Nam. Mặt khác chúng ta cần tiếp tục mở rộng quan hệ đi đôi với việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường khác không cần phải gia công tại Singapore. Có như vậy mới đem lại hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu của ta. Ngoài ra một khó khăn nữa trong quan hệ thương mại với Singapore là chúng ta thương nhập khẩu theo giá CIF (hàng về tận cảng) và xuất khẩu theo giá FOB (hết trách nhiệm của người bán tại lan can tàu). Nói cách khác là việc chuyên chở hàng hoá đều do Singapore đảm nhiệm, vì thế chúng ta chưa khai thác được các hàng hoá vô hình như cước phí vận tải (F), bảo hiểm (I),tức chúng ta cũng tự đánh mất một khoản ngoại tệ trong buôn bán với Singapore. Một điều vướng mắc nữa hiện nay ở Việt Nam là hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa hoàn chỉnh và chưa đồng bộ. Hệ thống pháp lý để xử lý khi tranh chấp trong ngoại thương phát sinh còn chưa rõ ràng, thường xuyên thay đổi khiến cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu Singapore lo ngại. Về đầu tư: Khó khăn thứ 1: Những trở ngại trong quan hệ đầu tư mà chủ yếu là đối với chủ đầu tư Singapore là cơ sơ hạ tầng Việt Nam còn quá yếu kém. Như chúng ta đã biết, xuất phát điểm của Việt Nam khi tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước là từ một nền kinh tế nghèo nàn và lạc hậu, đồng thời lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề cho nên cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém. Hơn nữa trang thiết bị lại lạc hậu là trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư Singapore khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam. Khó khăn thứ 2: Thủ tục hành chính rườm rà Mặc dù cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã bị xoá bỏ từ lâu xong tàn dư của nó thì vẫn còn, đó là sự chậm trễ trong xét duyệt các dự án. Một nhà đầu tư nói chung hay nhà đầu tư Singapore nói riêng phải chờ đợi khá lâu, phải mất khá nhiều thời gian để được xét duyệt của các cơ quan có thẩm quyền ở nhiều cấp bậc khác nhau. Bên cạnh đó là việc thi hành luật và các văn bản dưới luật còn chậm. Điều này gây trở ngại hay nói chính xác hơn là làm nản lòng các nhà đầu tư Singapore khi tiến hành các hoạt động thương mại ở Việt Nam. Khó khăn thứ 3: Hạn chế về trình độ chuyên môn của công nhân Việt Nam Trình độ chuyên môn kỹ thuật của công nhân lành nghề ở Việt Nam còn thấp. Hiện nay ở Việt Nam có một thực tế là nhiều sinh viên ra trường không xin được việc làm hoặc làm trái nghề trong khi đó lại thiếu rất nhiều công nhân lành nghề. Đây một phần cũng do quan niệm của người dân Việt Nam: mong muốn cho con em họ vào đại học cho dù sau này họ làm ở nghành nghề như thế nào chứ không muốn cho vào các trường dạy nghề. Mặt khác đây cũng là kết quả của việc thiếu sự hướng nghiệp của nhà nước. Do vậy ở Việt Nam tồn tại tình trạng là nơi thừa thì vẫn thừa (cử nhân) mà nơi thiếu thì vẫn thiếu (công nhân lành nghề), không chỉ gây ra sự mất cân bằng trong xã hội mà còn là trở ngại cho các nhà đầu tư Singapore ở Việt Nam. Ngoài ra trong lĩnh vực đầu tư cũng còn nhiều tồn tại: Trước hết là hình thức đầu tư: Phần lớn các dự án của Singapore ở Việt Nam đều dưới hình thức công ty liên doanh. Chủ yếu là do bên Việt Nam quan niệm chỉ có hình thức này mới đảm bảo chủ quyền quốc gia do vậy đã không khai thác triệt để 2 hình thức còn lại. Trong khi đó bản thân hình thức liên doanh này cũng có mặt hạn chế của nó. Đó là vì có hai bên quản lý mà mỗi bên có cách quản lý khác nhau nên ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả công việc. Mặt khác trong các dự án liên doanh phía Việt Nam chủ yếu góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, phải nhờ bên nước ngoài vay vốn để góp vốn pháp định nên dễ gặp các rủi ro như: chôn vốn, chịu lãi suất cao và nếu làm ăn thua lỗ thì không những không trả được nợ mà còn chịu lỗ nên hiệu quả kinh tế đạt được không cao. Do vậy vấn đề đặt ra là phải đa dạng hoá các hình thức đầu tư, ví dụ ngoài những dự án cần thiết và có điều kiện thuận lợi để kinh doanh, nhà nước có thể cho đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài đối với những dự án công nghệ cao, xuất khẩu phần lớn sản phẩm. Đối với những lĩnh vực ta cần giữ quyền quản lý điều hành vì lý do an ninh như bưu chính, viễn thông thì nhà nước sẽ tiến hành theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ngoài ra cần đẩy mạnh đầu tư theo các hình thức: BOT (xây dựng- kinh doanh- chuyển giao), BTO (xây dựng- chuyển giao- kinh doanh), BT (xây dựng- chuyển giao) để phát triển nhanh kết cấu hạ tầng. Thứ hai là cơ cấu đầu tư còn mất cân đối: trên thực tế các dự án đầu tư của Singapore ở Việt Nam phần lớn tập trung trong lĩnh vực khách sạn, dân dụng trong khi rất nhiều nghành công nghiệp chế biến khác cũng đang cần vốn để thực hiện nhưng lại không có. Và các dự án đầu tư của Singapore ở Việt Nam chủ yếu là ở các thành phố lớn, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư. Do vậy nhà nước cần có các biện pháp khuyến khích đầu tư không chỉ ở các thành phố lớn mà cần khuyến khích vào cả các tỉnh vùng sâu, vùng xa Chương III: Triển vọng và kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore 1. Triển vọng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore Tuy gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại nhưng chính phủ của cả hai nước Việt Nam và Singapore đều quyết tâm đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác ngày càng bền chặt giữa hai quốc gia, do vậy chắc chắn trong tương lai không xa quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore sẽ phát triển hơn nữa và tiến xa hơn nữa. Trong những năm gần đây, kim nghạch buôn bán giữa hai nước không ngừng tăng, mỗi năm tăng bình quân khoảng 25%, một dấu hiệu cho thấy quan hệ trao đổi buôn bán đang trên đà phát triển. Về nhập khẩu: Singapore chủ trương đa dạng hoá các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Ngoài những mặt hàng truyền thống như gạo, cao su, cà phê, dầu thô Singapore còn muốn nhập một số sản phẩm tiêu dùng như: vải vóc, quần áo, đồ ăn đã chế biến đặc biệt là hạt điều là mặt hàng mới nổi trong thời gian qua. ở Việt Nam, do nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá nên trong những năm tới Việt Nam vẫn có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị của Singapore- một đất nước có ngành công nghiệp cao. Theo Việt Nam News Agency tháng 8/2000, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore tăng đáng kể. Singapore hiện là khách hàng lớn thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc). Năm 1999, thương mại hai chiều đạt 2,7 tỉ USD. Vào năm 2002, con số đạt được đã lên tới 3,495 tỉ USD. Trong lĩnh vực đầu tư, Singapore hiện đang dẫn đầu trong số 60 nhà đầu tư ở Việt Nam. Năm 1997, 1998, một số nhà đầu tư Singapore ở Việt Nam gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. Vì đầu tư mạnh vào bất động sản ở Việt Nam nên họ đã chịu ảnh hưởng khá nặng nề khi nền kinh tế suy thoái. Song Singapore đã nhanh chóng phục hồi và dự báo trong tương lai tình hình sẽ sáng sủa hơn. Hơn nữa Hiệp định thương mại Việt Nam- Mỹ sẽ làm cho thị trường Việt Nam sôi động và hấp dẫn hơn. Hiện nay các dự án liên doanh Việt Nam- Singapore thực hiện tốt song vẫn còn hai dự án phát triển bất động sản lớn trị giá 3 tỉ USD, bao gồm một dự án đô thị ở Hà Nội và một dự án xây dựng khu giải trí Đà Lạt- Dankia được tiến hành rất chậm trễ. Do vậy, mặc dù các chuyên gia ước tính đầu tư của Singapore vào Việt Nam sẽ tăng hơn nữa trong tương lai nhưng sẽ không có dự án đầu tư mới nào vào bất động sản. các nhà đầu tư Singapore có xu hướng chuyển sang đầu tư vào các ngành sản xuất hàng tiêu dùng cho xuất khẩu, sản xuất thực phẩm, du lịch, dịch vụ Trong lĩnh vực du lịch, dự án xây dựng nhà nghỉ ở khu Dankia có diện tích rất rộng, gần 400 ha. Nếu dự án tiến triển đúng kế hoạch thì nơi đây sẽ trở thành một trung tâm nghỉ ngơi lớn nhất ở khu vực Đông Nam á và chắc chắn sẽ đem lại nguồn thu lớn cho cả hai phía Việt Nam và Singapore. Về hợp tác hàng không, có liên doanh xây dựng khu sân bay tại Thành phố Hồ Chí Minh, tăng số ghế của các chuyến bay giữa hai nước, đào tạo cán bộ Việt Nam thông qua Quỹ hỗ trợ Đông Dương. Gần đây nhất có chương trình “ Bốc thăm trúng thưởng chuyến du lịch Singapore” hợp tác giữa Tổng Cục Du lịch Singapore hợp tác cùng Công Ty Du Lịch Lữ Hành Saigon Tourist. Chương trình sẽ kết thúc vào tháng 11/ 2004. Trong lĩnh vực vận tải biển, hãng tàu Straits Shipping Pte hợp tác với công ty vận tải ngoại thương Sài Gòn (Transimex Sài Gòn) thực hiện vận chuyển contennơ trên tuyến thành phố Hồ Chí Minh- Singapore và từ Singapore đi tới các cảng Châu Âu. Đây là một bước ngoặt to lớn bởi vì vận tải biển đối với Việt Nam là một lĩnh vực còn rất non trẻ trong khi đó Singapore là một đối tác đầy kinh nghiệm. Do vậy, chúng ta có thể học hỏi thêm rất nhiều khi hợp tác với họ. Một thành tựu quan trọng nữa trong quan hệ thương mại Việt Nam- Singapore là sự phát triển của khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương. Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore (VSIP) ở tỉnh Bình Dương được coi không chỉ là biểu tượng cho sự hợp tác hai bên Việt Nam- Singapore mà còn là dấu hiệu của sự thành công. Được cấp giấy phép năm 1996 và hoạt động trong thời hạn 50 năm, khu công nghiệp hiện đã thu hút được gần 30 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn xấp xỉ 300 triệu USD. 90% diện tích khu công nghiệp được sử dụng trong khi tỉ lệ trung bình của một khu công nghiệp chỉ là 46%. VSIP là nơi có 115 dự án với tổng trị giá 600 triệu USD, phần lớn là đầu tư nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu, công tác xây dựng giai đoạn 3 đã được tiến hành để mở rộng diện tích từ 300 ha như hiện nay lên 500 ha. Là mô hình mẫu, VSIP là khu công nghiệp đầu tiên có trung tâm tự đào tạo nguồn nhân lực cho mình. ở khu cũng có các dịch vụ hàng đầu, thủ tục hải quan ngay tại khu và các chính sách bảo vệ môi trường khác. Vì vậy, triển vọng của mối quan hệ Việt Nam-Singapore nói chung cũng như triển vọng mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam-Singapore nói riêng là rất to lớn. Hai nước có nhiều điểm tương đồng nhưng đồng thời mỗi nước cũng có thế mạnh riêng của mình để bổ sung cho nhau. Với chính sách mở cửa, đa dạng hoá đa phương hoá quan hệ đối ngoại, cùng nỗ lực cho mối quan hệ láng giềng thân thiện và sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, chắc chắn tương lai của mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Singapore sẽ tốt đẹp và mối quan hệ ấy sẽ bền chặt cùng với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của hai quốc gia. 2. Kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam-Singapore. Trong xu thế mở cửa hội nhập như hiện nay thì việc mở rộng và hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia trên thế giới là rất cần thiết. Trong khi đó, Singapore lại là một nước công nghiệp phát triển, là trung tâm thương mại dịch vụ của khu vực Đông Nam á. Vì vậy, phát triển quan hệ với Singapore, một mặt Việt Nam có thể học tập từ nền kinh tế Singapore, mặt khác góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ thân thiện giữa hai quốc gia trong khối ASEAN để tạo nên một ASEAN bền vững. Để thúc đẩy mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore trong những năm tới, chúng ta phải biết phát huy những thuận lợi đồng thời giảm bớt những khó khăn trở ngại cho mối quan hệ này. Trước hết một số giải pháp cho quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ là: Thứ nhất: Quản lý nhập khẩu từ Singapore (hạn chế nhập siêu). Như đã biết Singapore là một nước có ngành công nghiệp chế biến chế tạo rất phát triển trong đó ngành này ở Việt Nam còn rất yếu kém. Chúng ta có thể nhập khẩu từ Singapore những mặt hàng của ngành công nghiệp này như máy móc hiện đại phục vụ công nghiệp, thiết bị lọc dầu, điện tử để trang bị cho công cuộc phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Dự kiến những năm tới máy móc thiết bị phụ tùng sẽ chiếm khoảng 39% cơ cấu nhập khẩu từ thị trường này. Một điều cần hết sức chú ý trong việc nhập khẩu máy móc từ Singapore: không phải chúng ta nhập khẩu toàn bộ máy móc mà phải nhập khẩu máy móc có chọn lọc từ Singapore, phải tránh tình trạng nhập công nghệ đã lạc hậu từ các nước tiên tiến trung chuyển qua Singapore. Có như vậy Việt Nam mới tránh không trở thành một bãi rác thải công nghệ của các nước tiên tiến. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng ở mức tối đa để tiết kiệm cho đất nước. Chỉ nhập những mặt hàng tiêu dùng thật sự cần thiết trong những năm tới chúng ta cố gắng nhập hàng tiêu dùng chiếm xấp xỉ 90% và có thể ít hơn nữa. Đối với vật tư hàng hoá như xăng dầu, phân bón, thép xây dựng, xi măng nhà nước chủ trương chỉ cấp giấy phép nhập khẩu cho những mặt hàng có chủng loại, quy cách trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa đủ. Dự kiến vật tư hàng hoá trong những năm tới sẽ chiếm 52% trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore. Đối với ô tô xe máy nguyên chiếc: cần hạn chế thông qua việc điều chỉnh thuế nhập khẩu để bảo vệ ngành lắp ráp trong nước. Để hạn chế mức nhập siêu chính phủ cần áp dụng tỉ giá hối đoái linh hoạt để điều tiết nhập khẩu nói riêng và xuất nhập khẩu nói chung: Ví dụ: ngân hàng sẽ áp dụng tỉ giá ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thuộc diện khuyến khích như máy móc thiết bị, linh kiện Thứ hai: Tăng cường biện pháp khuyến khích hàng xuất khẩu Trong những năm tới, Việt Nam vẫn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang Singapore các mặt hàng truyền thống như: gạo, cà phê, cao su, dầu thô nhưng vẫn đề đặt ra ở đây là chúng ta phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường Singapore. Trước hết chúng ta phải đầu tư nghiên cứu thị trường Singapore thông qua các cuộc triển lãm, quảng cáo để giới thiệu sản phẩm đồng thời tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của người dân Singapore từ đó tìm cách thoả mãn nhu cầu ấy. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích cho vay vốn để thực hiện các công trình dự án nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh việc nghiên cứu chất lượng sản phẩm là phải cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm sao cho phù hợp. Về mẫu mã chúng ta cần phải học hỏi nhiều từ hàng của Trung Quốc. Hơn nữa cần tăng đầu tư cho thiết bị đo lường và kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất khẩu để đảm bảo hàng Việt Nam luôn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các phương tiện vận chuyển, kho cảng, bến bãi cũng phải tốt để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Và luôn luôn coi đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng hàng đầu để đạt chất lượng như mong muốn. Bên cạnh đó cần giảm giá thành sản phẩm: tức chúng ta phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, giảm chi phí trong sản xuất lưu thông và giảm tối đa nhập khẩu hàng hoá vô hình như: chi phí vận tải, bảo hiểm (bằng cách nhập hàng theo giá FOB và xuất hàng theo giá CIF), đồng thời chúng ta có thể đặt đại diện tại Singapore (theo lời mời của họ) như thế giá cả hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sẽ được ổn định hơn. Đồng thời phải chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu bằng cách khuyến khích hàng xuất khẩu đã qua chế biến, giảm xuất khẩu hàng qua sơ chế để nâng cao kim nghạch xuất khẩu. Để đầu tư khâu chế biến cần có chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế xuất khẩu, thuế doanh thu cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, khuyến khích họ áp dụng công nghệ đầu tư vào khâu chế biến để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đi đôi với nó là việc áp dụng nâng thuế suất đối với hàng thô và sơ chế. Mục tiêu đặt ra trong những năm tới là xuất khẩu sản phẩm qua chế biến đạt từ 80% trở lên, còn lại là sản phẩm sơ chế. Kim nghạch xuất khẩu có như vậy mới có thể tăng lên. Bên cạnh đó cần khuyến khích mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp làm gia công, mở rộng gia công những mặt hàng như dệt may, giày dép, lắp ráp điện tửđể hàng Việt Nam không phải gia công lại tại Singapore. Ngoài ra chúng ta cũng cần quan tâm đến kênh tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu sang Singapore: kênh tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Singapore ngoài kênh tiêu thụ nội địa còn có kênh trung chuyển hàng hoá. Kênh này cũng khá quan trọng. Cần phải có cái nhìn đúng đắn về kênh trung chuyển này. Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam vẫn có tâm lý “dị ứng” với việc sử dụng công ty trung gian trong kinh doanh xuất khẩu vì quan niệm rằng: bán hàng tới tay người tiêu dùng mới có hiệu quả, còn việc bán qua trung gian sẽ vô hình mất đi một khoản ngoại tệ. Quan niệm này không hoàn toàn đúng bởi vì đối tượng bạn hàng của kênh trung chuyển hàng hoá tại Singapore phần lớn là các công ty đa quốc gia, công ty chế biến lớn trên thế giới có trụ sở làm ăn tại Singapore. Họ có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp khu vực. Ngoài ra họ có tiềm năng về vốn, kinh nghiệm. Trong khi đó bản thân các doanh nghiệp Việt Nam không thể tự tìm thị trường và cũng không đủ sức quảng bá sản phẩm vào những thị trường mới này. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh sẽ tạo ra rất nhiều sản phẩm mới, nhãn mác mới và cần nhiều thị trường tiêu thụ mới. Vì vậy có thể qua họ để thâm nhập vào các thị trường mới, đưa hàng Việt Nam vào những khu vực thị trường khó tính mà trước mắt ta chưa có điều kiện vươn tới. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần có đối sách phù hợp, lựa chọn đúng sản phẩm, tìm đúng bạn hàng, có phương thức kinh doanh phù hợp, linh hoạt thì chắc chắn hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không nhỏ. Bên cạnh các biện pháp khuyến khích thông thường, cần có các biện pháp tài chính tín dụng khuyến khích xuất khẩu, đó là: Nhà nước cần tạo nguồn vốn cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu : thực hiện chính sách lãi suất ưu đãi đối với vốn vay đầu tư sản xuất hoặc mua hàng xuất khẩu đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tự tìm nguồn vốn từ các đối tác Singapore. Nhà nước cũng cần sử dụng tỉ giá hối đoái linh hoạt để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu: ngân hàng nên mua ngoại tệ thu được từ xuất khẩu và cấp hoá đơn đặc biệt cho họ. Khi doanh nghiệp cần, họ có thể xuất hoá đơn để mua lại ngoại tệ với tỉ giá ưu đãi. Khi không có nhu cầu, doanh nghiệp có quyền chuyển nhượng hoá đơn này.Việc áp dụng chính sách tỉ giá hối đoái linh hoạt một mặt chúng ta đã khuyến khích xuất khẩu, mặt khác hạn chế được các khoản nhập khẩu bằng tiền Việt không có nguồn gốc xuất khẩu nên hạn chế được tình trạng nhập siêu. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các quỹ bảo hiểm xã hội để bảo hiểm cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu khi giá cả thị trường biến động đặc biệt là theo chiều hướng đi xuống. Chính phủ cũng cần khuyến khích các hiệp hội nghành hàng: cà phê ca cao có hiệp hội vicofa, điều có vinacas. tự nguyện thành lập các quỹ bảo hiểm riêng. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp an tâm và ổn định kinh doanh. Bên cạnh các biện pháp tài chính tín dụng khuyến khích xuất khẩu chúng ta cũng cần chú ý tới vấn đề nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ làm ngoại thương: họ cần am hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu, có nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và đặc biệt phải biết tiếng Anh để các hợp đồng được ký với Singapore đều chặt chẽ. Ngoài ra việc cải cách hệ thống thuế cũng rất quan trọng. Việc quản lý hoạt động thương mại ở Việt Nam còn khá chặt thể hiện: thuế xuất nhập khẩu một số nghành hàng ở Việt Nam còn cao và có nhiều mức khác nhau gây trở ngại cho các công ty xuất nhập khẩu. Thuế xuất nhập khẩu là một biện pháp hữu hiệu để quản lý các hoạt động ngoại thương đồng thời có thể đem lại nguồn thu cho chính phủ, bổ sung cho ngân sách nhà nước. Song đánh thuế quá cao lại có tác dụng tiêu cực hạn chế các hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy Việt Nam cần phải cải tiến hệ thống thuế ở mức độ hợp lý hơn, ví dụ luật thuế giá trị gia tăng được quốc hội thông qua năm 1999 quy định mức thuế 0% với tất cả hàng hoá xuất khẩu. Thêm vào đó, việc Việt Nam tham gia hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) buộc Việt Nam phải dần dần cắt giảm thuế. Việc cắt giảm thuế này chắc chắn sẽ gây khó khăn hơn cho nền sản xuất trong nước vì phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập đặc biệt là từ các nước asean. Nhưng đây cũng là cơ hội để hàng Việt Nam tự khẳng định chất lượng của mình. Thực tiễn ở Singapore cho thấy nước này hoàn toàn nới lỏng hoạt động thương mại và thuế quan. Chính phủ chỉ đánh thuế nhẹ một số mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá, ô tô còn đa số các mặt hàng khác không chịu thuế. Chính sách này đã giúp Singapore không những đứng vững trên thị trường mà còn trở thành một trong bốn con rồng châu á. áp dụng vào Việt Nam, chính phủ Việt Nam cần thực hiện tự do hoá các hoạt động thương mại hơn nữa. Song song các biện pháp trên thì hệ thống pháp lý cũng cần được cải tiến hơn nữa, nhất là việc xử lý các tranh chấp. Đồng thời chính phủ cần đưa ra các văn bản hướng dẫn thực hiện luật thương mại một cách cụ thể để các doanh nghiệp Việt Nam và Singapore tìm hiểu. Luật thuế nhập khẩu và biểu thuế nhập khẩu cũng phải cụ thể, rõ ràng. Trong đầu tư, một số biện pháp để khuyến khích đầu tư là: Thứ 1: Chúng ta cần tiếp tục xây dựng một hệ thống chính trị xã hội ổn định, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách về đầu tư: Đây là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ nhà đầu tư nào. Chính trị có ổn định thì các doanh nghiệp mới có thể kinh doanh và phát triển. Việt Nam đã từng được biết đến với một hệ thống chính trị xã hội ổn định hấp dẫn các nhà đầu tư Singapore, vì vậy chúng ta cần tiếp tục duy trì nó. Về hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách về đầu tư, chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu xây dựng điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung và của Singapore nói riêng phát triển theo đúng định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc xây dựng hệ thống pháp luật phải theo hướng ổn định, thống nhất, rõ ràng và đầy đủ. Ngoài ra hoàn thiện các văn bản pháp luật về đầu tư theo hướng thiết lập một mặt bằng pháp lý chung áp dụng cho cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài, bình đẳng cho sản xuất và kinh doanh. Bởi vì hiện nay còn sự phân biệt trong giá thuê đất, thuê nhà, giá điện nước, điện thoạiĐây cũng là mong muốn của các nhà đầu tư Singapore. Do vậy chúng ta cần tiếp tục lộ trình giảm chi phí đầu tư và tiến tới chế độ một giá áp dụng thống nhất theo quyết định số 53/ 1999/ QĐ-TTG ngày 26/3/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ. Thứ hai: Nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng: đây là vấn đề mà chính phủ Việt Nam đã và đang quan tâm. Thực trạng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam là điều e ngại lớn đối với các nhà đầu tư Singapore tại Việt Nam do vậy chính phủ cần trích một phần ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, kho bãi, bến cảng, các khu công nghiệpnhằm tạo cơ sở cho các công ty trong và ngoài nước có thể lắp đặt máy móc thiết bị và nhanh chóng bước vào kinh doanh. Đồng thời cần có những chính sách khuyến khích hơn nữa các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thu hút nguồn viện trợ ODA và tiến hành giải ngân một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng một mặt sẽ thu hút các nhà đầu tư, mặt khác sẽ tạo thuận lợi cho chúng ta tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Thứ ba: Cải cách thủ tục hành chính: Việt Nam cần phải tiếp tục cải tiến thủ tục cấp giấy phép đầu tư, tránh mất nhiều thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư. Trong những năm vừa qua, chúng ta đã áp dụng chính sách “ một cửa” là uỷ ban hợp tác và đầu tư SCCI (nay là bộ kế hoach và đầu tư MPI) nên quá trình xét duyệt dự án có nhiều thuận lợi hơn. Song thời gian phê duyệt dự án còn bị kéo dài qúa thời hạn quy định mà chủ yếu là do tệ quan liêu của chính quyền địa phương gây nên. Vì vậy Việt Nam cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính mà trước hết phải tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở TW và địa phương, phân định rõ quyền hạn trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh. Mặt khác cần xoá bỏ các giấy phép không cần thiết, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian để dự án nhanh chóng đi vào thực hiện. Có như vậy Việt Nam mới luôn hấp dẫn các nhà đầu tư Singapore. Thứ tư: Đào tạo nguồn nhân lực: Singapore là một quốc gia thiếu nhân lực. Mục đích đầu tư của các nhà đầu tư Singapore vào Việt Nam là để sử dụng nguồn nhân lực rẻ và dồi dào. Nhưng khi đã bước sang thế kỷ 21- thế kỷ của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức thì nhu cầu đòi hỏi về nhân lực càng cao hơn, đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật để xử lý các máy móc thiết bị hiện đại. Do vậy chính phủ cần đào tạo kỹ năng cho người lao động để làm sao có thể nắm bắt sử dụng được công nghệ nước ngoài khi chuyển giao sang Việt Nam. Ngoài giáo dục những kiến thức cơ bản, cần có chủ trương giáo dục hướng nghiệp ngay từ cấp phổ thông và đào tạo tay nghề. Chúng ta có thể phối hợp với Singapore trong các chương trình đào tạo kĩ thuật, nhân viên chuyên môn để nâng cao tay nghề cũng như khả năng tiếp thu công nghệ mới. Bên cạnh đó cần đào tạo nhân tài, đào tạo các chuyên gia kinh tế kĩ thuật để nâng cao năng lực của họ ngang tầm thế giới. Cần phải đào tạo nhân lực mới có thể nâng cao chất lượng hàng Việt Nam, tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam từ đó hàng Việt Nam mới có thể đứng vững trên thị trường quốc tế cũng như thị trường Singapore. Thêm vào đó Việt Nam cần có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư ở tất cả các hình thức đầu tư cũng như các lĩnh vực đầu tư để phát huy hết mặt mạnh của tất cả các hình thức đầu tư, cân đối cơ cấu đầu tư để phát triển một cách đồng đều và toàn diện. Cần có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư Singapore đầu tư vào khu chế suất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao. Các khu chế suất, khu công nghiệp được hình thành sẽ có tác dụng thu hút các hoạt động đầu tư khác. Các khu công nghệ cao sẽ giúp Việt Nam thu hút công nghệ tiên tiến hiện đại nhất thế giới đầu tư vào các nghành sản xuất ở Việt Nam làm cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Ví dụ: Việt Nam- Singapore có hình mẫu khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương. Sự thành công của khu công nghiệp Việt Nam- Singapore sẽ là kiểu mẫu cho các khu công nghiệp khác của Singapore ở Việt Nam, mở đường cho các đợt đầu tư mới của các nhà đầu tư Singapore vào Việt Nam. Cần tiếp tục hợp tác với Singapore ở cả những nghành khác: ( Nghành dầu khí: Vì Singapore là trung tâm lọc dầu lớn thứ ba trên thế giới và có nghành chế tạo dàn khoan dầu ngoài khơi lớn thứ hai trên thế giới, do vậy hợp tác với Singapore sẽ có cơ hội đem lại hiệu quả cao hơn. Đồng thời một số tổng công ty và các công ty dầu khí lớn của Việt Nam cũng nên xem xét khả năng đặt đại diện ở Singapore để có chỗ đứng vững chắc hơn nữa trên thị trường dầu khí quốc tế. (Dịch vụ vận tải biển: Việt Nam có bờ biển dài thuận lợi cho phát triển cảng biển và dịch vụ vận tải biển. Trong khi đó Singapore là một nước đi trước nên chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của Singapore để xây dựng một số cảng trọng điểm và các công trình khác để phát triển hơn nữa nghành vận tải biển của Việt Nam. ( Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng: Đây là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam song chúng ta cũng có thể học hỏi Singapore trong việc mở thị trường chứng khoán, giao dịch chứng khoánChúng ta có thể học cách xây dựng mạng lưới các ngân hàng và công ty tài chính, quản lý đầu tư và buôn bán ngoại tệ ( Trong lĩnh vực hàng không: Việt Nam cần đầu tư của Singapore để phát triển cơ sở hạ tầng các sân bay lớn. Việt Nam cũng cần hợp tác hơn nữa với Singapore trong lĩnh vực này. Kết luận Hoà chung cùng dòng chảy của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với trên 120 quốc gia trên thế giới trong đó quan hệ thương mại đầu tư Việt Nam- Singapore những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Kim nghạch xuất nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước. Trong đó kim nghạch nhập khẩu của Việt Nam luôn cao hơn kim nghạch xuất khẩu song cơ cấu nhập khẩu chuyển biến theo hướng tích cực: tăng nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng, hàng xa xỉ. Trong đầu tư, đầu tư của Singapore đã đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế. Trước đây đầu tư của Singapore chủ yếu là vào bất động sản nhưng từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực thì xu hướng của các nhà đầu tư Singapore chuyển sang lĩnh vực hàng tiêu dùng cho xuất khẩu, thực phẩm, du lịch, dịch vụ Trong tương lai Việt Nam cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Singapore, hợp tác một cách toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực để phát triển đồng đều và để đạt được mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2020 đó là: đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Để đạt được điều này chúng ta cần tiếp tục khắc phục hạn chế của mình và hợp tác chặt chẽ với Singapore hơn nữa. Với niềm tin tưởng mạnh mẽ vào triển vọng sáng sủa của hai quốc gia, đây sẽ là động lực cho sự phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam- Singapore và mối quan hệ ấy sẽ còn tiếp tục phát triển vì hoà bình ổn định và thịnh vượng của cả hai quốc gia cũng như cả khu vực Đông Nam á và thế giới. Chúng ta không thể quên lời nhận định của Tan Seng Chye- đại sứ quán Singapore “ Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho Singapore”. Thực tế đã chứng minh như vậy và chúng ta sẽ tiếp tục phấn đấu để Việt Nam mãi mãi là điểm đến hấp dẫn cho Singapore và quan hệ kinh tế- thương mại hai nước sẽ ngày càng bền chặt. PHỤ LỤC THAM KHẢO Bảng 1: Mức tăng trưởng GDP (%) của một số nước Châu á Nước 1997 1998 1999 Inđônêsia 4,6 -14,3 -5,0 Thái Lan -0,4 -7,7 -0,2 Malaisia 7,7 -6,2 -0,1 Philippin 5,2 0 2,6 Việt Nam 8,8 5,7 4,6 Hàn Quốc 5,5 -5,2 0,3 Đài Loan 6,8 5,1 4,8 Hồng Kông 5,3 -4,9 -1,0 Trung Quốc 8,8 7,2 7,0 Singapore 7,7 0,7 1,9 Nguồn: Theo JETRO- IDE Bảng 2: Một số chỉ tiêu kinh tế của Singapore Năm 1996 1997 1998 1999 2000 1. Tốc độ tăng trưởng hàng năm(%) GDP thực tế 6,1 5,9 6,1 6,0 5,8 GDP danh nghĩa 10,5 9,8 8,8 9,2 9,6 Cầu trong nước 6,7 6,6 7,0 4,6 6,1 Tiêu dùng tư nhân 6,3 6,2 6,2 6,0 6,0 Tiêu dùng chính phủ 5,5 5,4 5,4 5,4 5,2 Tổng đầu tư cố định 7,4 7,3 8,2 2,9 6,4 Xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ 11,4 11,4 6,0 5,0 5,0 Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ 8,6 9,5 -3,2 4,9 2,7 Sản lượng tư bản -1,3 -0,8 -2,5 -4,9 -5,1 Sản lượng công nghiệp 6,2 6,4 5,4 4,7 4,4 Sản lượng dịch vụ 6,0 5,5 6,3 6,6 6,3 2. Giá cả(1985=100) Chỉ số giá cả tiêu dùng 129,0 133,5 136,2 140,4 145,4 Biến động hàng năm(%) 4,1 3,5 2,0 3,1 3,6 3. Dân số và lao động Dân số (triệu người) 2,9 3,0 3,0 3,1 3,1 Tốc độ tăng(%) 1,4 1,3 1,2 1,2 1,2 Lao động( triệu người) 1,7 1,7 1,8 1,8 1,8 Tốc độ(%) 2,4 2,6 2,5 2,4 2,1 4. Tài chính Tỉ giá hối đoái($$, USD) 1,6 1,6 1,6 1,6 1,5 Biến động năm(%) -0,4 -0,4 -0,4 -0,4 -0,4 5. Kinh tế đối ngoại(tỷ USD) Xuất khẩu hàng hoá 80,7 85,4 90,8 96,4 102,6 Tốc độ năm (%) 6,5 5,8 6,3 6,1 6,5 Nhập khẩu hàng năm 88,1 94,7 99,7 105,8 109,5 Tốc độ năm (%) 6,8 7,7 5,2 5,1 3,5 Cân đối thương mại -7,4 -9,4 -0,9 -0,9 -6,8 Cân đối tài khoản vãng lai 4,7 2,6 3,7 5,9 7,4 Dự trữ ngoại tệ 45,8 49,8 53,1 56,9 59,7 Biến động năm (%) 8,1 8,8 6,6 7,2 4,9 Nguồn: Tư liệu kinh tế 7 nước thành viên asean Bảng 3: Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của Việt Nam Năm 1996 1997 1998 1999 2000 1. Tốc độ tăng trưởng GDP(%) 9,3 8,1 5,8 4,8 5,5 2. Tiết kiệm và đầu tư 17,2 20,1 21,5 23,6 25,0 -Tổng tiết kiệm trong nước (%GDP) 6,1 5,9 5,8 -Tiết kiệm của chính phủ (%GDP) 10,5 12,1 12,7 26,3 27,3 Tiết kiệm của tư nhân (%GDP) 28,1 28,3 26,7 17,6 -Tổng đầu tư toàn xã hội (%GDP) 19,9 18,2 17,2 - Đầu tư trong nước (%GDP) 3. Cung tiền tệ và lạm phát (%) 25,0 27,0 28,0 23,0 - Cung tiền tệ 4,5 3,6 9,2 0,1 6,0 -Lạm phát (%) 4. Ngân sách chính phủ (%GDP) 22,9 20,5 19,0 18,7 18,0 -Tổng thu 25,9 24,5 22,1 23,6 20,5 -Tổng chi -3,0 -4,0 -3,1 -4,9 -2,5 - Thâm hụt ngân sách 5. Một vài chỉ số lưu ý 2036 2097 2150 2300 -Dự trữ ngoại tệ (triệu USD) 8283 9590 12549 13520 14500 - Nợ nước ngoài Nguồn: Tổng cục thống kê, IMF, ADB Bảng 4: Các mặt hàng xuất khẩu năm 2002 sang Singapore Tên hàng 2002 So với năm 2001 (%) lượng (tấn) trị giá (USD) cà phê 16.361 6.900.589 -51.89% cao su 63.176 36.350.693 92.20% chè 945 1.140.227 -22.77% dầu ăn 372 155.952 -94.37% dầu thô 3.450.859 649.478.803 -1.35% DÂY ĐIệN & DÂY CáP ĐIệN 1.526.692 104.38% đồ chơi trẻ em 29.418 33.52% gạo 97.363 17.902.005 -52.78% giầy dép các loại 8.025.348 -4.05% Hải sản 35.547.670 52.04% hàng dệt may 18.171.699 -2.32% hàng rau quả 3.400.519 100.51% hàng thủ công mỹ nghệ 6.388.575 21.22% hạt điều 281 1.164.822 280.27% hạt tiêu 8.231 10.850.732 -48.22% lạc nhân 11.310 5.573.730 -1.61% sản phẩm gỗ 4.848.045 -44.44% sản phẩm nhựa 7.345.198 38.73% SảN PHẩM SữA 438.711 -13.49% than đá 2.734 105.259 -47.37% đờng tinh 405 96.450 -69.78% máy vi tính và linh kiện 4.202.180 -32.68% Mỳ GóI 154.505 -39.14% Quế 29 42.930 -38.37% THIếC 263 864.456 -70.67% xe đạp&phụ tùng xe đạp 47.083 22.40% Tổng số 960.714.621 -7.95% Bảng 5: Các mặt hàng nhập khẩu năm 2002 từ Singapore Tên hàng 2002 So với năm 2001 (%) lượng (tấn) trị giá (USD) chất dẻo nguyên liệu 138.779 91.571.361 36.20% Clinker 0 0 -100.00% linh kiện điện tử và vi tính 146.532.219 -4.46% máy móc,t/bị/phụ tùng 394.345.066 32.88% npl dệt may da 6.016.104 -18.14% ôtô dạng ckd,skd 0 0 -100.00% ÔTÔ NGUYÊN CHIếC CáC LOạI 108 (chiếc) 4.429.997 6.51% phân bón các loại 361.105 48.406.191 3.86% sắt thép các loại 85.009 41.404.231 0.32% tân dựơc 41.663.101 -4.12% xăng dầu các loại 5.353.841 1.002.261.063 -14.09% xe máy dạng ckd,skd 100 (bộ) 52.586 -92.55% Tổng số 2.534.315.996 1.67% Tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế ngoại thương- GS- PTS Bùi Xuân Lưu- NXB Giáo Dục Trường Đại Học Ngoại Thương-1995 Kinh tế Châu á- Thái Bình Dương Số 2- 1998 Tư liệu kinh tế các nước thành viên asean- NXB Thống Kê 1998. Cộng hoà Singapore- 30 năm xây dựng và phát triển- NXB Chính Trị Quốc Gia 1993 Thành công của Singapore trong phát triển kinh tế- NXB Chính Trị Quốc Gia 1993 Tạp chí nghiên cứu Đông Nam á 1998 Tạp chí Ngoại Thương- Số 9, Số18 năm 2003 Báo Vietnam News. Báo Vietnam Investment Reviews. Thời báo kinh tế Sài Gòn. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8353.doc
Tài liệu liên quan