1. Công ty xi măng Bút Sơn thuộc bộ xây dựng sản xuất xi măng PCB30 và PC40 bằng phương pháp lò quay hiện đại của Pháp chất lượng xi măng theo tiêu chuẩn BUSOCO-QT7-5-05.
2. Môi trường làm việc của công ty có nhiều bất lợi ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân.
+ Nhiệt độ các phân xưởng dao động từ 26,3oC – 38,5 oC, tỷ lệ số mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép từ 4,16% – 41,1%, riêng ở cảng xi măng tất cả các mẫu đo được đều vượt tiêu chuẩn cho phép (từ 32,4 oC – 38,5 oC).
+ Về độ ẩm: Tất cả các mẫu đều trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép.
+ Về tiếng ồn: Trừ 2 vị trí cảng xi măng và trung tâm điều khiển, ở các phân xưởng còn lại tỷ lệ số mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép từ 12,5% -80%.
+ Về nồng độ bụi: Hàm lượng Silic trong bụi từ 5% - 20%. Nồng độ bụi toàn phần ở các phân xưởng từ 1,2 – 8 mg/m3 . Tỷ lệ mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép từ 25% - 70% trừ xưởng nước. Nồng độ bụi hô hấp rất cao 45% - 60%.
+ Các khí độc hại: CO và SO4 đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
+Nước ăn và nước sinh hoạt của công ty đảm bảo tiêu chuẩn cho phép, riêng chỉ tiêu sắt cao hơn tiêu chuẩn cho phép 4-7 lần.
+ Nước thải của công ty: tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ Fluor cao nhưng chưa vượt quá tiêu chuẩn.
3. Công ty đã có nhiều biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường như chống nóng, làm thông thoáng nhà xưởng, giáo dục ý thức vệ sinh cho công nhân, trang bị bảo hộ lao động, kiểm tra và lập hồ sơ sức khoẻ công nhân. Kiểm tra môi trường và biện pháp khử bụi và khí SO2 theo phương pháp hấp thụ bằng sữa vôi. Nồng độ bụi khi thải ra môi trường qua ống khói đạt 0,19 mg/ m3 và SO2 là 0.154 mg/m3 nhỏ hơn nồng độ cho phép trên dưới 10 lần.
52 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1992 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng môi trường và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm ở công ty xi măng Bút Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưởng của bức xạ nhiệt do động cơ hoạt động của các xe. Vì vậy nhiệt độ trong xe thường cao hơn ngoài trời.
Do ảnh hưởng của nhiệt độ cao và độ ẩm lớn nên việc thải nhiệt bị hạn chế, hơn thế nữa còn bị hấp thụ nhiệt (nhiệt do bức xạ, dẫn truyền, đối lưu) nhiệt độ cơ thể tăng lên sau ca lao động so với trước ca lao động.
Bức xạ nhiệt làm tăng nhanh các chỉ tiêu sinh lý, nhiệt độ da tăng nhanh trong 10 phút đầu, nhiệt độ da ngực từ 37oC lên 38 oC, ở trán tăng từ 36,4 oC lên 37,9 oC. Mạch tăng nhanh trong 6 phút đầu từ 80 nhịp / phút lên đến 130 nhịp /phút. Nhiệt độ dưới lưỡi tăng nhanh trong 15 phút đầu từ 36 oC lên 38 oC. Bên cạnh ánh sáng nhìn thấy công nhân còn chịu ảnh hưởng của tia hồng ngoại. Tia hồng ngoại chiếm một khoảng khá lớn trong quang phổ. Ngoài bức xạ hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy, công nhân các phân xưởng sản xuất xi măng còn chịu tác động của bức xạ kích thích đó là tia tử ngoại, tia tử ngoại có tác dụng diệt khuẩn, làm xạm da và có thể gây bỏng độ I khi chiếu trực tiếp vào da.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy khi lao động trong các phân xưởng sản xuất xi măng, công nhân phải chịu tác động của nhiệt độ không khí cao và độ ẩm lớn, cường độ bức xạ mạnh ở nơi làm việc. Mặt khác, lao động nặng cơ thể sản nhiệt tăng nên nhận thêm nhiệt của bức xạ, nhiệt dẫn truyền và đối lưu, thải nhiệt hạn chế kể cả thải nhiệt bằng con đường mồ hôi, nên nhiệt độ cơ thể tăng, rất dễ say nóng.[22]
Nhiệt độ và độ ẩm cao là yếu tố kích thích hết sức quan trọng gây ảnh hưởng đến tất cả quá trình sống xảy ra trong cơ thể. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao ( stress nhiệt ) hàng loạt quá trình sinh lý, sinh hoá diễn ra trong cơ thể bị rối loạn. Rối loạn điều tiết thần kinh, rối loạn điều tiết tim mạch, hô hấp, rối loạn quá trình chuyển hoá nước-điện giải. Các rối loạn kể trên là hậu quả của một quá trình tích nhiệt của cơ thể.[29]
Nhiệt độ cơ thể tăng, cơ thể phản ứng bằng cách tăng thải nhiệt qua đường hô hấp. Trong môi trường nhiệt độ cao, pH máu nghiêng về phía axit, nồng độ CO2 trong máu tăng là nguyên nhân chủ yếu kích thích trung khu hô hấp làm tăng tần số hô hấp. Song song với tăng tần số hô hấp còn có các phản ứng khác như tăng thải nhiệt ở da, tăng tần số tim, tăng lưu lượng máu lưu thông, trương lực mạch máu giảm, huyết áp hạ, giãn mạch ngoại vi, máu bị cô ( do tiết nhiều mồ hôi ) mất điện giải, nếu lao động kéo dài thì có thể dẫn đến thiếu máu não.Vì khi nhiệt độ môi trường nơi làm việc cao, các con đường thải nhiệt bằng bức xạ, dẫn truyền,đối lưu hầu như mất hoàn toàn và ngược lại cơ thể nhận thêm nhiệt của môi trường bằng các con đường này, khi đó con đường thải nhiệt duy nhất của cơ thể là bay hơi nước từ bề mặt da (mồ hôi). Một gam mồ hôi bay hơi có thể thải được 0,580 kcal .Tuy nhiên sự bốc hơi mồ hôi trong điều kiện nóng cũng gặp nhiều khó khăn. Hiệu suất bay hơi mồ hôi phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm không khí, mồ hôi ra khỏi cơ thể ở dạng lỏng cũng không có tác dụng thải nhiệt.[25]
1.2.3 ảnh hưởng của tiếng ồn và rung xóc.
Tiếng ồn là âm thanh không có giá trị, không phù hợp với mong muốn của người nghe. Đó là âm thanh gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng xấu đến cơ quan thính giác cũng như toàn trạng sức khoẻ, làm giảm khả năng lao động. Tiếng ồn là tổng hợp của nhiều thành phần khác nhau, được hỗn hợp trong sự cân bằng biến động. Mỗi thành phần có vai trò riêng trong sự gây ồn, nó rất khác nhau đối với người này, người khác, từ chỗ này đến chỗ khác và từ lúc này đến lúc khác. Mức độ không muốn nghe là thước đo tính chất tác hại của tiếng ồn. Tiếng ồn là dạng ô nhiễm phổ biến ở công ty.[15,203-210]
Nguồn ồn được tạo ra ở các cơ sở sản xuất xi măng thường là do các nguyên nhân khác nhau : bắn mìn, phá đá, khoan đá, máy nén khí,động cơ ô tô, máy xúc, máy nổ, khu vực nghiền nguyên liệu. Vì vậy tiếng ồn ở các khu vực sản xuất khác nhau không đồng nhất vừa là loại tiếng ồn ổn định ( động cơ của các máy nghiền nguyên liệu, nghiền clinke, ô tô đang chạy trên đường ) vừa là tiếng ồn không ổn định. Tiếng ồn không ổn định có 2 loại: tiếng ồn dao động (nhiều loại xe ô tô, nhiều máy nghiền cùng đồng thời hoạt động, ô tô tăng giảm ga…); tiếng ồn ngắt quãng ( nổ mìn, phá đá, khoan đá…) ngoài ra còn có tiếng ồn xung ( cộng hưởng các tiếng ồn ).
Các loại xe vận chuyển đá có trọng tải lớn, có tiếng ồn từ 80-98 dB những loại cũ tiếng ồn đến 114 dB… Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể không những phụ thuộc vào cường độ, tần số mà còn phụ thuộc vào thời gian tác động, tính phản ứng của cơ thể. Nhìn chung, bất cứ tiếng ồn nào có trong môi trường đều là loại ô nhiễm vì nó hạ thấp chất lượng cuộc sống, tiếng ồn tác động xấu đến con người trên nhiều phương diện.
Ogawa H. nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng ồn đến cơ thể cho thấy tiếng ồn có cường độ 35dB gây rối loạn giấc ngủ, từ 45-60 dB cản trở giao tiếp và gây cho con người khó chịu.Tiếng ồn từ 80-90dB gây giảm hoặc mất thính lực và tiếng ồn từ 130-140dB gây chói tai, đau tai. Thực tế, tiếng ồn từ 100dB trở lên trong khoảng thời gian ngắn đã gây ảnh hưởng xấu đối với thính lực. Khi con người làm việc ở môi trường ồn, sau vài giờ nghỉ phải mất một thời gian nhất định, thính giác mới trở lại bình thường. Nếu con người chịu tác động của tiếng ồn lớn, kéo dài có thể gây bệnh điếc nghề nghiệp.Điều tra ở nơi làm việc của một số nhà máy, xí nghiệp có tiếng ồn 85dB thấy tỉ lệ công nhân bị điếc nghề nghiệp là 21,5%, ở công nhân có tuổi nghề từ 20 năm trở lên là 34,34%. Tiếng ồn ở nơi làm việc của công nhân công ty xi măng Bỉm Sơn vượt quá giới hạn cho phép đặc biệt ở tần số2000-4000 Hz. Trong số 1139 công nhân ở các nhà máy xi măng trên được kiểm tra sức khoẻ (khám tai, mũi, họng, tim mạch) cho thấy tỷ lệ giảm sức nghe là 35,55 ± 1,42%, điếc nghề nghiệp là 11,59 ± 0,94%, bệnh tim mạch là 7,98%.[27,146-148]
ở những công nhân sử dụng máy khoan, máy ép hơi khi khoan đá lấy nguyên liệu sản xuất xi măng sau một ngày làm việc đều có cảm giác đau đầu dai dẳng, trong tai như có tiếng ve hay có tiếng muỗi kêu, thường bị chóng mặt, vã mồ hôi, mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, trí nhớ giảm, giấc ngủ không bình thường, ban ngày thèm ngủ, ngủ gà, ban đêm khó ngủ, giấc ngủ không sâu, hậu quả cuối cùng là giảm sút sức khoẻ, giảm khả năng lao động, năng suất lao động giảm từ 20-40%, tai nạn lao động dễ phát sinh.
Như vậy, rõ ràng tiếng ồn có tác dụng tổng hợp đối với cuộc sống con người ở 3 mức : quấy rầy về mặt cơ học ( che lấp âm thanh cần nghe ); quấy rầy về mặt sinh học của cơ thể chủ yếu là bộ phận thính giác và hệ thống thần kinh; quấy rầy về mặt hoạt động của con người. Tất cả các quấy rầy trên, dẫn đến biểu hiện xấu về mặt tâm lý, sinh lý, bệnh lý, giảm hiệu quả lao động và ảnh hưởng xấu đến công nhân.
Nguồn tiếng ồn rung xóc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công nhân sản xuất xi măng nhưng đối với công nhân sản xuất xi măng thì tác động của rung là chủ yếu. Rung là một trong những dao động điều hoà, căn cứ vào tiếp xúc người ta chia rung làm 2 loại : rung toàn thân và rung cục bộ. Công nhân lái ô tô, lái máy xúc, máy ủi, công nhân đứng máy nghiền, chịu tác động của rung toàn thân còn công nhân sử dụng máy khoan, máy ép hơi…chịu tác động của rung cục bộ, chủ yếu là các cơ ở tay, vai.
Cơ thể phản ứng với rung gồm 3 loại : loại kích thích thần kinh tiền đình, loại phản ứng của tổ chức, loại làm cho các tạng di động. Rung xóc kéo dài gây nên sự mệt mỏi, động tác điều khiển thiếu chính xác, hiệu xuất lao động không cao, tai nạn dễ xảy ra. Rung xóc còn làm rối loạn mối liên hệ giữa các hệ thống lưới gây stress trường diễn và tác động lên hệ dưới đồi-tuyến yên-vỏ thượng thận gây tăng tiết corticoid, adrenalin, làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và nếu kích thích liên tục sẽ gây rối loạn.
Chương ii Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành ở công ty xi măng Bút Sơn gồm các xưởng sau đây: Xưởng lò
Xưởng mỏ Xưởng nghiền đóng bao
Xưởng điện Xưởng xe máy
Xưởng cơ khí Xưởng nguyên liệu
Xưởng nước Phòng điều khiển trung tâm.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Các chỉ tiêu theo dõi
*Các chỉ tiêu về vi khí hậu : gồm nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió
+Nhiệt độ và độ ẩm không khí:nhiệt độ và độ ẩm không khí được đo bằng ẩm kế Assmann.
ẩm kế Assmann gồm có 2 nhiệt kế : nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt. Bầu của nhiệt kế ướt được bọc một lớp vải để giữ nước. Khi đo, dùng một cái bơm
(có sẵn trong hộp ẩm kế) bơm nước cho ướt lớp vải của ẩm kế ướt. Trong ẩm kế có một quạt gió, nhờ hệ thống giây cót tạo ra một tốc độ gió để làm thay đổi bầu thuỷ ngân của hai nhiệt kế.Thứ tự thao tác như sau:
-Bơm nước vào bầu nhiệt kế ướt.
-Lên dây cót cánh quạt để quạt sẵn sàng hoạt động.
-Treo ẩm kế vào nơi nghiên cứu. Mở chốt cho cánh quạt quay. Sau 5-10 phút khi nhiệt độ ở hai bên nhiệt đã ổn định thì đọc trị số ở hai nhiệt kế. Tính kết quả dựa vào hiệu nhiệt độ của nhiệt kế khô và ướt(Dt) tra bảng tính sẵn ta có độ ẩm tương đối.
Khi đo không đặt nhiệt kế gần nguồn nhiệt và ẩm. Khi có gió mạnh ( gió của thiên nhiên) trên 3 m/s thì lắp thêm một bộ phận chắn gió chỗ cánh quạt.
+Đo tốc độ gió
Tốc độ gió tính bằng mét/ giây hoặc bằng km/ giờ. Tốc độ gió thường thay đổi nên mỗi nhóm đo thường kéo dài 100 giây rồi tính tốc độ trung bình cho khoảng thời gian đó. Để đo tốc độ gió người ta thường dùng máy đo cánh quạt hay cánh gáo.Đo bằng máy đo gió cánh quạt
-Cấu tạo : Máy gồm bộ phận cảm ứng dạng chong chóng cánh quạt. Trục của chong chóng nối với một hệ thống bánh xe để truyền chuyển động đến 3 kim đồng hồ : hàng đơn vị, hàng trăm và hàng nghìn. Phía bên có một chốt để mở hoặc hãm kim của máy.
-Cách sử dụng :
. Trước khi đo ghi số chỉ của tất cả các kim (A)
. Để máy đúng hướng gió thổi tới.
.Cho máy đo gió quạt tự do 1- 2 phút.
.Sau đó mở chốt cho kim chạy, đồng thời bấm chạy đồng hồ bấm giây.
.Sau 100 giây thì hãm máy.
.Ghi số chỉ của tất cả các kim (S).
Tính tốc độ gió theo công thức:
*Các chỉ tiêu vật lý: gồm ánh sáng, tiếng ồn và bụi
+ Phương pháp đo ánh sáng
Đo độ chiếu sáng bằng Luxmetre: Luxmetre được cấu tạo bằng 2 bộ phân chính : tế bào quang điện và điện kế. Tế bào quang điện là 1 tấm kim loại có phủ vàng + Selen, khi có nguồn sáng chiếu vào, tế bào quang điện biến quang năng thành điện năng và được đo bằng điện kế. Kim điện kế chỉ trực tiếp tính ra Lux.
Độ nhạy của tế bào quang điện đối với các phổ nhìn thấy khác nhau. Luxmetre được khắc độ theo đèn dây tóc nên khi đo độ chiếu sáng của các nguồn sáng khác nhau thì phải nhân với hệ số điều chỉnh.
-Cách đo: Đặt ngửa tế bào quang điện trên mặt phẳng cần đo vặn mức đo lên thang cao nhất rồi chuyển từ từ xuống nấc thấp cho đến khi kim điện kế quay và dừng lại.
Trị số kim dừng chỉ đúng giá trị cường độ chiếu sáng tại điểm đo. Vị trí đo, số mẫu đo, thời gian đo được xác định tuỳ theo tính chất của công việc đang khảo sát và đo cần tránh bóng che ngẫu nhiên.
+Phương pháp đo tiếng ồn (áp suất âm thanh)
áp suất âm thanh được đo bằng máy RION-4 của Nhật Bản. Đo áp suất âm thanh trong phòng ít nhất phải lấy số đo tại 3 điểm phân bố đều theo diện tích, điểm đo cách tường ít nhất là 1 mét, cao 1,2 - 1,5 mét. Vận tốc gió trên 1 m/s có thể làm sai lệch số liệu đo.
Nếu nguồn ồn ở trong nhà, khi đo phải đóng hết các cửa lại và cho ít nhất 2/3 số máy hoạt động. Nếu nguồn ồn ở ngoài phòng khi đo phải mở hết các cửa. Đối với tiếng ồn không ổn định thì phải đo trong thời gian 30 phút, ghi số liệu 5 giây 1 lần, lấy kết quả trung bình cộng 5 lần lấy. Đơn vị tính là dexiben A (dBA).
+Phương pháp xác định bụi
Nguyên tắc : Không khí có chứa bụi được hút qua ống thuỷ tinh có chứa bông và bụi được giữ lại ở lớp bông đó. Xác định trọng lượng của ống giữ bụi trước và sau khi lấy bụi trong cùng một điều kiện kỹ thuật. Biết thể tích không khí đã hút sẽ tính được nồng độ bụi trong một mét khối không khí (mg/m3).
Đánh giá kết quả : Nồng độ bụi trong không khí (C) được tính theo công thức sau:
Trong đó :
P : trọng lượng allonge trước khi lấy mẫu bụi (mg)
P’: trọng lượng allonge sau khi lấy mẫu bụi (mg)
V: thể tích không khí đã hút (lít)( V= lưu lượng lấy mẫu ( lít/phút) x thời gian lấy mẫu(phút) ).
*Các chỉ tiêu về hoá học
+ Phương pháp xác định nồng độ SO2:
Nguyên tắc : Khí SO2 được hấp thụ vào dung dịch Tetraclomercurat (TCM). Khí SO2 tác dụng với TCM tạo thành diclosunfit mercurat theo phương trình 1 không bay hơi.
HgCl2-4 + SO2 + H2O = [ Hg( Cl2SO3)2-] + 2Cl- + 2H+
Sau đó Dichlosunfic mercurat tác dụng với thuốc thử pararosanilin (đã axit hoá bằng HCl) cộng với sự có mặt của formaldehyt cho ta hợp chất axit pararosanilin – metylsunforic (màu tím) và có độ hấp thụ cực đại của bước sóng 569 nm. Từ độ hấp thụ của dung dịch đo được bằng máy quan trắc, ta sẽ tính được nồng độ chất tan có trong dung dịch theo công thức:
I1 = I0 .10KCd D = log I0/ I1 = K.c.d
Trong đó :
c : là nồng độ mol chất tan trong dung dịch
I0 : cường độ ánh sáng tới
I1 : cường độ ánh sáng ló
d : độ dài truyền quang
D : mật độ quang
K : hệ số hấp thụ phân tử
Độ nhạy của phương pháp dùng các chất hoá học trên là 0,005 ppm (một phần triệu ).
Kết quả nồng độ SO2 được tính theo công thức :
Trong đó :
a : hàm lượng SO2 tra theo đường chuẩn ở đồ thị (mg)
b : thể tích dung dịch hấp thụ đưa vào ban đầu (mg)
c : thể tích dung dịch hấp thụ lấy ra phân tích (mg)
V0 : thể tích đã lấy đưa về tiêu chuẩn cho phép (250)
Tiêu chuẩn vệ sinh trong không khí là 20 mg/m3
+Phương pháp xác định nồng độ CO :
Nồng độ CO được xác định bằng máy TESTO-346-2 của cộng hoà liên bang Đức.
Phương pháp đo : dùng ống hút, hút không khí được đo vào máy ( sau khi đã chuẩn một mẫu không khí trong sạch ), máy tự động cho kết quả nồng độ CO theo ppm.
Chuyển đổi đơn vị ppm ( theo thể tích ) ra đơn vị mg/m3 ( theo trọng lượng ) như công thức:
mg/m3 =
Trong đó :
T0K là nhiệt độ Kelvin của môi trường không khí
T0K = T0C + 273
p : áp suất của môi trường không khí
22,4 : thể tích khí của một phân tử gam ( điều kiện tiêu chuẩn t0 =00C và 1 atm).
Tiêu chuẩn cho phép nồng độ CO trong không khí là 30 mg/m3
*Các chỉ tiêu về nước ăn, nước sinh hoạt và nước thải
+Các chỉ tiêu vật lý gồm: nhiệt độ, độ cứng, pH, chất rắn hoà tan.
-Phương pháp xác định nhiệt độ: Nhiệt độ của nước cho ta biết nước có bị ô nhiễm nhiệt hay không. Để đo nhiệt độ của nước người ta dùng nhiệt kế được quấn nhiều lớp vải xung quanh bầu thuỷ ngân sau đó thả vào trong nước khoảng 10 phút, lấy ra và đọc kết quả và so sánh với nhiệt độ không khí.
Đánh giá kết quả:
.Nếu nguồn nước ổn định quanh năm thì là nước ngầm.
.Nêú nguồn nước thay đổi thì là nước mặt.
- Phương pháp xác định độ cứng: Độ cứng của nước được thể hiện bởi sự có mặt của các muối canxi và magie hoà tan trong nước. Thường dùng độ Đức để biểu hiện độ cứng, một độ Đức tương đương với 10 mg/l CaO. Có 2 loại độ cứng là độ cứng toàn phần và độ cứng tạm thời. Độ cứng tạm thời do muối bicacbonat của ion canxi và magie tạo thành, khử độ cứng này bằng cách đun sôi. Độ cứng toàn phần là độ cứng do tất cả các loại muối khác của magie và canxi tạo nên như: CaSO4, Mg3(PO4)2, MgSO4, CaCl2, MgCl2… đun sôi không khử được độ cứng này.
Xác định nồng độ Ca2+ và Mg2+ bằng máy quang phổ hấp thụ. Nguyên tử Atom Absorption Spectrophotometry của Mỹ nhãn hiệu Perkin Elmer 3300 với đèn Hollowcathode, Ca, Mg ở bước sóng 520 nm. Tính ra độ Đức.
Độ cứng tính ra độ Đức cho 1 lít nước:
5-120 Đức: nước rất tốt
12-180 Đức : nước uống được
18-300 Đức: nước cứng
> 300 Đức: nước rất cứng.
-Phương pháp xác định pH:
Giá trị pH là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định chất lượng nước về mặt hoá học. pH của nước phụ thuộc vào nồng độ ion H chứa trong nước. ở nhiệt độ 250 C, nước tinh khiết có độ pH= 7. Tiêu chuẩn dùng cho ăn uống và sinh hoạt của Việt Nam độ pH từ 6-8,5. [3]
Để xác định pH nước người ta sử dụng máy đo pH meter HANNA 920 của Mỹ.
Cách đo: Lấy 10 ml nước kiểm nghiệm cho vào cốc, nhúng đầu pH meter HANNA 920 ngập vào bình nước và chờ cho đến khi màn hình hiển thị ổn định, ghi kết quả.
- Phương pháp xác định chất rắn hoà tan:
Cách tiến hành:
. Rửa sạch bát sứ có dung tích cỡ 250 ml (đã được ngâm, rửa trước bằng NaOH và HCl).
. Tráng rửa lại bằng nước cất, đem sấy khô ở nhiệt độ 100- 1050 C, đến khối lượng không đổi.
. Để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng.
. Đem cân, được khối lượng P0
. Lấy chính xác100-200 ml nước mẫu đã lọc kỹ
. Đem cô trên bếp cách thuỷ đến khô kiệt.
.Sấy khô ở nhiệt độ 100-1050C đến trọng lượng không đổi. Để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng. Đem cân, được P2.
Tính kết quả:
Trong đó:
X: Lượng cặn hoà tan ( mg/l)
P2: Khối lượng bát sứ có cặn (mg)
P: Khối lượng bát sứ không có cặn (mg)
V: Thể tích nước mẫu lấy phân tích (ml)
- Phương pháp xác định cặn lơ lửng:
Chất cặn lơ lửng là dạng hợp chất của vô cơ không tan trong nước với các chất hữu cơ phân tán dưới dạng li ti. Xác định cặn lơ lửng theo phương pháp trọng lượng.
Cách xác định: Lấy 500 ml nước xét nghiệm đã được lọc bằng giấy lọc qua phễu sứ đáy bằng, giấy lọc tiêu chuẩn đã được sấy khô và xác định trọng lượng giấy ban đầu bằng máy hút chân không. Bỏ miếng giấy đã lọc xong vào đĩa petri, sấy khô ở nhiệt độ từ 105-1100C trong tủ sấy 1 giờ. Xác định trọng lượng miếng giấy lọc có chứa cặn ngay sau khi nguội. Xác định trọng lượng giấy trước và sau lọc bằng cân scaetece CHLB Đức.
Lượng cặn lơ lửng (mg/l) được tính bằng công thức:
Trong đó:
V1: Trọng lượng giấy trước lọc
V2: Trọng lượng giấy sau lọc
X: Lượng cặn (mg)
v: Thể tích nước mẫu đã xác định (500ml)
1000: dung tích nước mẫu.
Theo TCVN, giá trị giới hạn đối với nước bề mặt và nước thải công nghiệp là 80-100 mg/l.
+ Các chỉ tiêu hoá học gồm: BOD5, COD, Fe3+, Nitơ tổng, NO3, as, Clorua NO2,NH4+.
- Phương pháp xác định BOD5 :
Nhu cầu sinh hoá (BOD5 ) là nồng độ của oxy hoà tan bị tiêu thụ bởi sự oxy hoá sinh học các chất hữu cơ và vô cơ trong nước trong những điều kiện xác định.
BOD thường được đo ở điều kiện nhiệt độ là 200C, trong bóng tối và thời gian là 5 ngày (BOD5).
Chúng tôi xác định (BOD5 ) theo phương pháp của ISO. Dùng máy BSB-MeBgerat –Mode 11002- Đức.
Cách xác định: Cho một lượng nước nhất định vào chai chuẩn của máy, để máy khuấy đều trong 30 phút. Nút kín và nối miệng chai với cột đo thuỷ ngân của máy. Để trong buồng tối ở nhiệt độ 200 C, trong thời gian 5 ngày đêm. Lượng BOD5 được tính thông qua chỉ số đo trên cột thuỷ ngân. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, giá trị giới hạn biến đổi với nước bề mặt là 25 mg/l.
-Phương pháp xác định COD:
COD ( nhu cầu oxy hoá học) : Nhu cầu oxy hoá học là lượng oxy cần thiết để oxy hoá hoàn toàn chất hữu cơ bằng chất oxy hoá mạnh.
Để xác định COD người ta dùng phương pháp oxy hoá bằng đicromat, dùng kalidicromat ( K2Cr2O7 ) làm chất oxy hoá. Sau khi oxy hoá vẫn dư thừa K2Cr2O7 trên cơ sở lượng K2Cr2O7 đã bị oxy hoá ta xác định COD.
Nguyên tắc: đun hồi lưu mẫu nước với 1 lượng K2Cr2O7 0,25N trong H2SO4 50% có Ag2SO4 làm xúc tác. Để ngăn ngừa sự oxy hoá của clo và các halogen cần thêm H2SO4 để tạo thành HgCl2 bền vững. Sau 2 giờ hồi lưu lượng dicromat được chuẩn độ bằng Fe(NH4)2(SO4) với chất chỉ thị feroin. Tính lượng dicromat đã dùng để oxy hoá.
Theo TCVN, giá trị giới hạn B đối với nước bề mặt là 35 mg/l và đối với nước thải công nghiệp là 100 mg/l.
- Phương pháp xác định hàm lượng Fe3+
Định lượng sắt bằng phương pháp Palintest Iso và so màu.
Nguyên lý: Dưới tác dụng của tác nhân oxy hoá trong môi trường đêm axit, Fe3+ sẽ chuyển thành Fe2+. Sau đó Fe2+ sẽ phản ứng với 3-(2-Pyridyl)-5,6-bis (4-phenyl-sulphonic acid)-1,2,4 triazine, để chuyển thành dạng có màu hồng. Cường độ màu tương ứng với nồng độ sắt và được đo bằng máy Palintest photometer 5000 ở bước sóng 520 nm.
Theo TCVN, giá trị giới hạn B của Fe3+ đối với nước bề mặt là 2 mg/l và với nước thải công nghiệp là 5mg/l.
-Phương pháp định lượng Nitơ tổng
Định lượng Nitơ tổng trong các mẫu nước xét nghiêm theo phương pháp Micro Kjeidahl, bằng máy vi định lượng Kjeidahl-Behrotest WD33 ( CHLB Đức )
Nguyên lý: Lượng Nitơ có trong mẫu được chuyển thành Amonisunfat và Amonisunfat tác dụng với Natrihydroxit để giảiphóng Amoniac. Amoniac được cất sang bình có chứa dung dịch axit Sunfuric đã biết trước nồng độ. Chuẩn axit Sufuric dư bằng Natrihydroxit. Từ đó biết được lượng axit đã tác dụng với Amoniac và tính ra lượng Nitơ toàn phần có trong mẫu.
Theo TCVN, giá trị giới hạn B của Amoniac đối với nước thảicông nghiệp là 60 mg/l.
-Phương pháp xác định amoniac (NH4)
Sự có mặt của NH4 trong nước biểu hiện nước mới bị nhiễm bẩn. Dùng phương pháp so màu để định lượng NH4 với thuốc thử Nessler.
Nguyên lý: Trong môi trường kiềm mạnh muối NH4 ở trong nước bị biến thành NH4OH. Phản ứng với thuốc thử Nessler tạo thành một phức chất màu nâu theo phản ứng sau: Hg
K2HgI4 + 3 KOH + NH4OH O NH2I + 3 H20 + 7 IK
Hg
Màu vàng nâu
Thuốc thử Nesseler gồm hỗn hợp hai dung dịch:
Dung dịch A: 36g KI hoà tan vào 100 ml nước cất 2 lần. Cho 13,55 g HgCl2. Lắc kỹ, thêm nước cất 2 lần vừa đủ 1000ml.
Dung dịch B: 50g NaOH, nước cất 2 lần 100 ml.
Dung dịch hỗn hợp gồm dung dịch A: 100ml, dung dịch B: 30ml. Lắc đều, để gạn lấy phần nước trong.
Cách tiến hành: Cho dung dịch kiềm khử vào nước xét nghiệm sau đó cho thuốc thử Nessler vào lắc đều và so màu với thang màu mẫu.
Đánh giá kết quả: Nước sạch không quá 0,5 mg amoniac.
-Phương pháp xác định hàm lượng nitrit (NO3)
Nitrit là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự nhiễm bẩn của nước, ở trong nước nhờ có oxy hoà tan và sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí, amoniac được chuyển hoá thành nitrit. Quá trình chuyển hoá này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn rồi nhanh chóng tiếp tục thoáI biến thành nitrat.
Nguyên lý: ở môitrường axit, axit nitrơ (HNO2) có trong nước sẽ kết hợp với axit sunfanilic tạo thành một hợp chất aminoazoic có màu hồng.
Đun sôihỗn hợp trong bát sứ. Để lắng, hút phần trong bỏ cặn màu đỏ tím, cho 150 ml axit axetic 10% vào dung dịch đó.
Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm : nước xét nghiệm 10ml, Griess A: 5 giọt, Griess 5 giọt.
Lắc đều để yên 10 phút, nếu có nitrit dung dịch sẽ có màu hồng. So màu với thang màu mẫu, đọc kết quả.
Đánh giá kết quả:
Nước tinh khiết: không có nitrit
Nước uống được: nồng độ nitrit dưới 5.10-2 (mg/l)
-Phương pháp xác định as:
as là nguyên tố hình thành tự nhiên trong vỏ Trái Đất. As thường tồn tại dưới dạng hợp chất với một hoặc vài nguyên tố khác như: O2,Cl2, S…Để xác định hàm lượng as người ta thường dùng phương pháp đo hấp phụ nguyên tử kỹ thuật hydrua.
Nguyên tắc: Nguyên tắc của phương pháp này dựa trên việc đo cường độ hấp phụ nguyên tử as sinh ra do phân huỷ nhiệt asH3. Trong điều kiện của phương pháp này chỉ có as được chuyển định lượng thành asH3, để tránh sai số khi xác định mọi trạng thái oxy hoá khác của as cần chuyển về as3+ trước khi được khử thành khí asH3 bằng Natritetra hydroborat (NaBH4) trong môi trường axit HCl. Độ hấp phu được đo ở bước sóng 193,7nm , đây là phương pháp hiện đại có độ chính xác và độ nhạy rất cao và ít bị ảnh hưởng của các nguyên tố khác.
-Phương pháp xác định Clorua
Clo thường được gọi là clo hoạt động trong nước vì thường được dùng để xử lý nước cho rẻ tiền và dễ sử dụng. Clo được dùng trước hết để khử trùng nước, đồng thời có tác dụng oxy hoá các chất hữu cơ, nitrit, sắt, mangan…Để xác định Clo ta dùng phương pháp chuẩn độ lượng Iot bằng thiosunfat. Cơ sở của phương pháp này là dựa vào khả năng tách Iot từ dung dịch KI của Clo. Iot tách ra được định phân bằng thiosunfat natri với sự tham gia của chỉ thị màu hồ tinh bột.
Cl2 + 2 KI = I2 + 2KCl
I2 + 2 Na2S2O3 = Na2S4O6
Hàm lượng clo hoạt động được xác định theo công thức
Trong đó :
a: thể tích dung dịch Na2S2O3 dùng để chuẩn độ mẫu, 1 ml Na2S2O3 tương đương với 35,5 mg clo
b: thể tích dung dịch Na2S2O3 dùng để chuẩn độ bằng mẫu trắng.
V: thể tích mẫu nước.
Theo TCVN giá trị giới hạn B đối với nước < 2mg/l.
-Phương pháp xác định hàm lượng nitrat (NO2):NO2 là sản phẩm trung gian giữa việc oxy hoá sinh học amoniac và khử hoá Nitrit. Nước có nhiều nitrat là nguồn nước bị nhiễm bẩn do phân hay nguồn thải động vật.
Cách tiến hành:
Nếu nước đục hoặc có màu cần phải xử lý. Cho 1 ml dung dịch ZnSO4 10% và 0,5 ml dung dịch NaOH 1N vào 100 ml mấu nước khuấy đều, để yên vài phút. Cặn sẽ lắng xuống đáy.Loại bỏ 25 ml nước lọc đầu tiên.
Lấy 50 ml nước lọc trong, thêm 1 ml Griess A và 1 ml Griess B, lắc đều để yên 10 phút. Sau đó đo độ hấp thụ quang trên máy đo màu với kính lọc màu xanh, bước sóng 520 nm.
Cách tính kết quả:
Trong đó:
C: nồng độ NO2 xác định theo đường chuẩn
V: Thể tích nước lấy để phân tích
+ Chỉ tiêu sinh học: Fecal Coliform
Fecal Coliform là chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm nước
Phương pháp đo: đặt màng lọc vào vị trí phễu, nối phễu hứng nước với bình lọc và nối bình lọc với bơm hút chân không. Đong 1ml, 10ml, 50ml hoặc 100ml nước vào phễu và hút chân không, cho nước qua màng lọc xuống bình lọc. Mở đĩa Petri, đặt vào lòng đĩa một miếng giấy thấm có kích thước như màng lọc. Nhỏ 2 ml môi trường và láng đều trên giấy thấm. Dùng kẹp lấy màng lọc từ cổ phễu đặt khít lên giấy thấm, đậy nắp đĩa Petri, lộn ngược lại và đưa vào tủ ấm ở nhiệt độ 440 C. Sau 16 giờ nuôi cấy, đặt đĩa Petri vào máy đọc để đếm số khuẩn lạc trên màng lọc theo các ô kẻ định vị sẵn. Khuẩn lạc Fecal Coliforrm trên màng lọc sau nuôi cấy có hình tròn và màu vàng ánh kim.
Kết quả tính theo công thức:
Số lượng khuẩn lạc trên màng lọc
Số lượng Fecal Coliform /100 ml =
Số ml nước lọc
2.2.2 Các bước tiến hành nghiên cứu
+ Phương pháp hồi cứu: Hồi cứu các tài liệu về tổ chức, các tài liệu về môi trường có liên quan đến sản xuất xi măng nói riêng, vật liệu xây dựng nói chung, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đã áp dụng của công ty.
+ Phương pháp điều tra quan sát: quan sát về vị trí địa hình của công ty, khu dân cư lân cận, giao thông, và qui trình sản xuất xi măng, hệ thống dây chuyền sản xuất.
+ Phương pháp đo đạc xác định các yếu tố vi khí hậu, các yếu tố vật lý, hoá học…của không khí, các chỉ tiêu vật lý, hoá học, sinh học của nước ăn, nước sinh hoạt và nước thải.
Chương iii Kết quả nghiên cứu
3.1 Vai trò, vị trí và qui trình công nghệ sản xuất xi măng của công ty xi măng Bút Sơn.
Nước ta có hơn 60 công ty sản xuất xi măng, tuy nhiên do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng của cả nước, của các địa phương và nhân dân cho nên trong 5 năm trở lại đây nhiều công ty sản xuất xi măng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu xi măng một loại vật liệu cơ bản trong xây dựng, trong đó có công ty xi măng Bút Sơn.
Công ty xi măng Bút Sơn có trụ sở đặt tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam, Bộ xây dựng, nơi có trữ lượng nguyên liệu dồi dào,chất lượng tốt (đá, quặng).
Được thành lập theo quyết định của Bộ xây dựng ngày 28-1-1997 sau một thời gian xây dựng đến cuối năm 1998 công ty đã đi vào hoạt động. Công ty có chức năng sản xuất, kinh doanh xi măng và một số sản phẩm vật liệu xây dựng khác, phục vụ xây dựng tại địa phương và trong cả nước. Sản phẩm chính của công ty là xi măng PCB 30 và PC 40 theo tiêu chuẩn cơ sở BUSOCO-QT7-5-05 với dây chuyền sản xuất hiện đại được thiết kế là 1,4 triệu tấn/năm do hãng TECHNIP-CLE cộng hoà Pháp thiết kế và lắp đặt thiết bị.
Ngoài ra công ty xi măng Bút Sơn còn sản xuất loại xi măng đặc biệt khi khách hàng có nhu cầu và đặt hàng.
Qui trình công nghệ sản xuất xi măng do hãng TECHNIP-CLE cộng hoà Pháp thiết kế và lắp đặt theo sơ đồ sau:
3.2 Thực trạng môi trường ở công ty xi măng Bút Sơn
Chúng tôi tiến hành khảo sát đo đạc về các chỉ tiêu vi khí hậu, cường độ tiếng ồn, nồng độ bụi, ánh sáng các loại khí độc hại. Kết quả cho thấy
3.2.1 Về các yếu tố vi khí hậu:
được thống kê trong bảng 3.1 sau đây:
Bảng 4.1 nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió ở công ty xi măng Bút Sơn
Vị trí đo
n
Nhiệt độ (oC)
Độ ẩm (%)
Tốc độ gió(m/s)
Kết quả đo
Tỷlệ không đạt
Kết quả đo
Tỷ lệ không đạt
Kết quả đo
Tỷ lệ không đạt
Xưởng mỏ
10
30,5-31,8
0
61-73
0
0,6-1,6
0
Xưởng xe máy
7
31,3-33,4
1
(14,2)
67-71
0
0,7-1,8
0
nguyên liệu
24
29,6-34,7
1
(4,16)
65-73
0
0,7-1,9
0
Xưởng lò
34
28,9-38,5
14
(41,1)
68-73
0
0,19-1,2
4
(11,7)
nghiền đóng bao
50
30,1-35,2
11
(22)
65-73
0
0,1-0,9
3
(6,0)
Xưởng điện
6
30,3-34,1
2
(33,3)
67-74
0
0,18-1,9
1
(16,6)
Xưởng cơ khí
8
31,1-32
0
71-74
0
0,7-1,8
0
Xưởng nước
5
30,7-33,6
1
(20)
71-73
0
1,0-2,0
0
Cảng xi măng
4
32,4-34,5
4
(100)
73-74
0
1,6-2,0
0
TCVSCP
Ê32
Ê80
0,2ÊV<2
Nhận xét:
-Về nhiệt độ:Có 2 xưởng là xưởng mỏ và phòng điều khiển trung tâm 100% số mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép còn ở cảng xi măng cả 4 mẫu đều không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Các xưởng còn lại có từ 4,16%-41,1% số mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
-Về độ ẩm: Tất cả các mẫu đo được đều nằm trong giới hạn cho phép (độ ẩm từ 57%-74%).
-Về tốc độ gió: Đa số mẫu kiểm tra đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép . Tỷ lệ không đạt chỉ từ 6,0%- 16,6%( xưởng lò, xưởng đóng bao và xưởng điện).
3.2.2 Về cường độ ánh sáng và tiếng ồn:
Kiểm tra ánh sáng và tiếng ồn, kết quả được biểu thị trong bảng 3.2
Bảng 3.2: ánh sáng và tiếng ồn ở công ty xi măng Bút Sơn
Vị trí đo
n
ánh sáng (Lux)
Tiếng ồn trung bình
Kết quả đo
Tỷ lệ không đạt
Kết quả đo
Tỷ lệ không đạt
Xưởng mỏ
10
600-3000
0
80-88
3
(30)
Xưởng xe máy
7
400-800
0
74-89
2
(28,5)
Xưởng nguyên
liệu
24
80-3000
2
(8,3)
62-67
3
(12,5)
Xưởng lò
34
80-3000
2
(5,8)
70-89
9
(26,4)
Xưởng nghiền
đóng bao
50
60-140
7
(14)
78-90
26
(52)
Xưởng điện
6
60-300
0
72-88
1
(16,6)
Xưởng cơ khí
8
350-800
0
77-89
2
(25)
Xưởng nước
5
120-1000
0
80-89
4
(80)
Cảng xi măng
4
200-3000
0
78-82
0
Trung tâm điều khiển
4
1000-2300
0
70-77
0
Cộng
152
141
11
50
Nhận xét
-Về ánh sáng: Trong 10 cơ sở sản xuất được đo có 7 cơ sở đạt tiêu chuẩn về ánh sáng, có 3 cơ sở ở một số vị trí ánh sáng chưa đủ tiêu chuẩn, ánh sáng thấp; xưởng nguyên liệu có 8,3%, xưởng lò có 5,8% và ở vị trí nghiền của xưởng nghiền đóng bao có 14%.
-Về tiếng ồn: Chỉ có cảng xi măng và trung tâm điều khiển các mẫu tiếng ồn đo được đều đạt tiêu chuẩn. ở các xưởng còn lại cường độ tiếng ồn đo được từ 62-90dBA.Tỷ lệ số mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép từ 12% đến 80%.
3.2.3 Về nồng độ bụi:
Nồng độ bụi tại các phân xưởng được biểu thị ở bảng 3.3
Bảng 3.3 Nồng độ bụi toàn phần, hàm lượng Silic ở công ty xi măng Bút Sơn
Vị trí đo
n
Bụi toàn phần (mg/m3)
Tỷ lệ % Silic
Tỷ lệ % bụi hô hấp
Kết quả đo
Tỷ lệ không đạt
Xưởng mỏ
10
1,2-4,7
4
(40)
6,2-12,3
41-43
Xưởng xe máy
10
0,8-5,9
3
(30)
6,1-12,3
42-47
Xưởng nguyên liệu
24
2,4-6
8
(33,3)
6-13,5
35-60
Xưởng lò
34
2-8
10
(29,4)
7-10,3
40-45
Xưởng nghiền đóng bao
50
1,2-5,2
24
(48)
6,7-10,5
37-50
Xưởng cơ khí
8
1,3-4,5
2
(25)
2,5-7
33-45
Cảng xi măng
10
3,4-4,9
7
(70)
8,2-11,7
35-40
Xưởng nước
5
1,2-2,4
0
_
TCVSCP
4
5-20
Nhận xét:
-Về bụi toàn phần: Chỉ có xưởng nước nồng độ bụi đều dưới tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Các xưởng còn lại có mẫu vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép từ 25%-70%.
Tỷ lệ nồng độ bụi ở xưởng nghiền đóng bao không đạt tiêu chuẩn là cao nhất 48% trong đó khu vực đáy silo 1610, khu vực băng tải thạch cao phu gia, cửa xả clinker của silo 2, nồng độ bụi vượt từ 3,5mg/m3 đến 22,1mg/m3 , cao hơn từ 1,5 đến 5,5 lần.
Tỷ lệ bụi ở xưởng nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn là 33,3% trong đó khu vực trạm đập đá vôi, kho nguyên liệu,khu vực băng tải 1168 và khu vực rải sét vượt từ 2,7 mg/m3 đến 17,8 mg/m3 (1,7-4,5 lần)
Tỷ lệ bụi Silic đạt từ 3,7- 19,7% riêng phân xưởng mỏ hàm lượng bụi Silic từ 11,2-12,3% và cảng xi măng hàm lượng Silíc từ 10,2-19,7%. Nồng độ bụi hô hấp rất cao từ 33-60%.
3.2.4 Các khí độc hại:
Kiểm tra các khí độc hại tại 1 số khu vực kết quả cho thấy ở bảng 3.4
Bảng 3.4 Nồng độ CO và SO2 ở xưởng lò công ty xi măng Bút Sơn.
Vị trí đo
Nồng độ CO ( mg/m3)
SO2 (mg/m3)
Kết quả đo
Tỷ lệ không đạt
Kết quả đo
Tỷ lệ không đạt
Khu vực máy nghiền than
16
0
13
0
Khu vực đựng than mịn
13
0
13
0
Trạm xử lý khí thải
16
0
8
0
Tầng Cyclon C1
12
0
13
0
Sàn thao tác Cyclon C1
13
0
15
0
Sàn thao tác Cyclon C4
12
0
13
0
Sàn buồng khí
13
0
11
0
Vòi phun lò
5
0
10
0
Cộng
8
0
8
0
TCCP
<30mg/m3
20 mg/m3
Nhận xét:
Trong tất cả các xưởng của công ty xi măng Bút Sơn thì xưởng lò là nơi có nguy cơ có nồng độ CO và SO2 cao nhưng vẫn nằm trong giới hạn TCVS cho phép không có một vị trí nào vượt tiêu chuẩn
3.2.5Về nước ăn,nước sinh hoạt và nước thải:
Bên cạnh kiểm tra các yếu tố không khí, chúng tôi cũng kiểm tra nước ăn, nước sinh hoạt và nước thải kết quả cho ở bảng 4.5 và 4.6.
Bảng 3.5 Chất lượng nước ăn, nước sinh hoạt ở công ty xi măng Bút Sơn
Chỉ số phân tích
M1
M2
M3
M4
M5
TCVS
(nước ăn)
pH
7,1
7,4
7,1
7,4
7,1
-6,5-8,5
Hàm lượng clorua (mg/l)
0
100
100
100
100
<250
Tổng chất rắn hoà tan (mg/l)
44
77
79
79
76
<1000
Độ cứng (mg CaCO3/l)
180
176
168
196
128
<300
NH4+ (mg/l)
0,75
0,56
0,43
0,58
0,68
<1,5
NO3 (mg/l)
3,4
0,05
1,7
0,6
2,6
<50
NO2 ( mg/l)
0,22
0,01
0,12
0,15
0,13
<3
Fe (mg/l)
0,18
2,12
2,28
3,81
2,58
0,5
asen (mg/l)
0,008
0,009
0,008
0,009
0,007
<0,01
Fecal Coliform (MNP/100ml)
KPHĐ
KPHĐ
KPHĐ
KPHĐ
KPHĐ
-
KFHĐ: Không phát hiện được M3: Nước nhà ăn ca của công nhân M1: Nước sinh hoạt chung công ty M4: Nước tập thể Thanh Sơn vị trí 1
M2: Nước nhà ăn chính nhà khách M5: Nước tập thể Thanh Sơn vị trí 2
Nhận xét:
Về nước ăn và nước sinh hoạt của công ty hầu hết các tiêu chuẩn đều nằm trong giới hạn, tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, riêng chỉ số sắt trừ nước sinh hoạt chung của công ty, các vị trí khác đều vượt từ 4,3 đến 7,6 lần (tiêu chuẩn cho phép <0,5mg/l).
Về các chỉ số sinh học Coliform và Ecoli ở các mẫu nước đều không phát hiện được.
3.2.6 Chất lượng nước thải của công ty xi măng Bút Sơn :
Nước thải của công ty được thống kê trong bảng 4.6
Bảng 3.6 Chất lượng nước thải ở công ty xi măng Bút Sơn
Chỉ số
N1
N2
N3
TCCF 5945-1995
Nhiệt độ
40
39
36
45
pH
65
6,5
6,9
5-8
BOD5
29
28,7
39,3
100
COD
8.9
9,7
11,2
100
Fe+3
0,4
3,4
3,8
5
Cặn lơ lửng
53
80
80
100
Độ cứng
200
320
210
500
Nitơ tổng
5,25
10,1
5,6
60
N1: Nước thải xưởng mỏ, xưởng xe máy
N2: Nước thải xưởng nguyên liệu, xưởng điện, xưởng cơ khí và đóng bao
N3: Nước thải cống chung của công ty
TCCF 5945-1995: Tiêu chuẩn nước thải sản xuất (nước thải công nghiệp)
Nhận xét:
Nước thải trong sản xuất xi măng ở công ty so với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp đều đạt tiêu chuẩn nước thải ra môi trường, không có chỉ tiêu nào vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
3.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của công ty xi măng Bút Sơn:
ô nhiễm môi trường không khí và nước ở các ngành vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng nói chung ở công ty xi măng Bút Sơn nói riêng là đáng lo ngại. Vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công ty. Trong quá trình vận hành, sản xuất để thực hiện cam kết trước khi có dự án xây dựng cũng như dự án tác động môi trường kèm theo và căn cứ vào thực trạng môi trường hàng năm được kiểm tra. Công ty đã có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đảm bảo sức khoẻ cho công nhân và hạn chế ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư lân cận. Ngoài các biện pháp làm thông thoáng nơi làm việc, tăng cường thông gió, vệ sinh nơi làm việc hàng ngày, xử lý tiếng ồn, rác, tăng cường giáo dục ý thức vệ sinh, trang bị phương tiện bảo hộ lao động, kiểm tra, lập hồ sơ sức khoẻ và kiểm tra môi trường lao động hàng năm. Công ty đã tập trung giải quyết vấn đề bụi, khí độc hại bằng phương pháp sử dụng sữa vôi
Để xử lý bụi và các khí độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất, trước khi thải ra môi trường, công ty đã áp dụng phương pháp hấp thụ để sử lý khí thải bằng sữa vôi (Ca(OH)2). Khí thải trước khi thải ra môi trường được quạt vào buồng lắng để tách bụi. Sau đó khí đi qua tháp hấp thụ. ở đây số bụi còn lại và khí độc hại được hấp thụ bằng dung dịch kiềm ( Sữa vôi), các phản ứng hoá học xảy ra như sau:
Ca(OH)2 + SO2 = CaSO3 + H2O
2Ca(OH)2 + 2SO2 + O2 = 2CaSO4 + 2H2O
2Ca(OH)2 + 4NO2 + O2 = 2Ca(NO3)2 + 2H2O
Sau phản ứng dung dich kiềm có chứa muối của các chất khí SO2, NO2… và bụi được lắng xuống ở đáy tháp và được chứa vào bể lắng. Các chất rắn (CaSO3, CaSO4, Ca(NO3)2 ) và bụi tách ra tại bể lắng, nước trong được bơm tuần hoàn trở lại tháp hấp thụ sau khi đã bổ sung sữa vôi. Toàn bộ phần khí sau khi qua tháp hấp thụ được dẫn qua bể ngưng để tách hơi nước đồng thời triệt tiêu triệt để phần khí độc dư thừa chưa phản ứng hết. Khí sau khi qua bể ngưng tụ hoàn toàn đạt tiêu chuẩn cho phép và thải ra môi trường qua ống khói của lò nung xi măng. Xử lý bụi và khí độc hại theo phương pháp hấp thụ bằng sữa vôi đạt hiệu quả là 98%, loại trừ được những hạt bụi có kích thước bé đến 5 micron. Qua đo đạc kiểm tra hàm lượng bụi lớn nhất theo mô hình phát tán là 0,19 mg/m3, hàm lượng SO2 0,154 mg/m3, nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Sơ đồ công nghệ xử lý khí lò nung của công ty xi măng được thể hiện ở mô hình sau:[5]
Lò nung
Buồng lắng bụi
Quạt hút
Tháp hấp thụ
Buồng ngưng tụ
Bể lắng
Dung dịch vôi sữa
khí thải ra nước ngưng tụ
Bổ sung vôi
Thu bụi
Bùn thải
Nước thừa
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ công nghệ xử lý khí lò nung.
chương iv Bàn luận
Qua khảo sát, tìm hiểu về môi trường không khí và nước sinh hoạt, nước thải của xi măng Bút Sơn chúng em xin có mấy nhận xét như sau:
4.1 Về các yếu tố vi khí hậu (Kiểm tra từ 27/5/03-31/5/03)
+Nhiệt độ: Nhiệt độ được đo ở các phân xưởng trong công ty dao động từ 26,3oC –38,5oC. Tỷ lệ số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép ở các phân xưởng xe máy, phân xưởng nguyên liệu, phân xưởng lò, phân xưởng nghiền đóng bao, phân xưởng điện, phân xưởng nước, từ 4,16%-41,1%. Có 2 phân xưởng mỏ và cơ khí tất cả các mẫu đo được đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Ngược lại, ở cảng xi măng cả 4 mẫu đo được đều vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (nhiệt độ từ 32,4oc đến 38,5oC). Như vậy về đầu mùa hè, nhiệt độ nơi làm việc của công nhân sản xuất xi măng tương đối nóng, nhất là những công nhân làm việc ở ngoài trời (cảng xi măng ) vì không được che chắn nên công nhân phải trực tiếp tiếp xúc với bức xạ nhiệt của ánh nắng mặt trời. Còn công nhân xưởng lò, nơi có lò nung xi măng , ở đây bức xạ nhiệt phát ra lớn, nhiệt độ nơi làm việc tăng cao hơn ngoài trời và cao hơn tiêu chuẩn cho phép (41,7%).
+Về độ ẩm: Tất cả các mẫu đo được đều có độ ẩm từ 57%-74% trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép không có mẫu nào vượt tiêu chuẩn. Như vậy vào thời điểm tháng 5 trong thời gian kiểm tra, trời nắng nóng và khô. Nhiệt độ và độ ẩm ở công ty xi măng Bút Sơn vẫn thuộc loại nắng nóng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của công nhân. Theo tác giả Liên Xô trong lao động ở môi trường nhiệt độ cao hiêu quả làm việc giảm 30% -44%,còn khi ở nhiệt độ 26oC, khi độ ẩm 65% cảm giác của người lao động đã khó chịu, nếu 80% cần được nghỉ ngơi. ở công ty xi măng Bút Sơn nhiệt độ ở các vị trí đo được từ 28,9oC-38,5oC, độ ẩm từ 61%-74%, rõ ràng có ảnh hưởng đến sức khoẻ và năng suất lao động.
-Về tốc độ gió: ở xưởng mỏ, xưởng xe máy, xưởng cơ khí, xưởng nguyên liệu, xưởng nước và cảng xi măng tốc độ gió đảm bảo, không có mẫu nào vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Riêng xưởng nghiền đóng bao xưởng lò và xưởng điện tỷ lệ số mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép 6%, 11,7% và 16,6%. Rõ ràng có một số vị trí trong 3 phân xưởng này thông gió còn kém, nên nhiệt độ nơi làm việc cao.
4.2 Về cường độ tiếng ồn
Tiếng ồn trong bình đo được ở các phân xưởng của công ty giao động từ 62 dBA-90 dBA. Có 2 khu: Cảng xi măng và trung tâm điều khiển. Các mẫu đo được đều đạt tiêu chuẩn cho phép. ở cảng xi măng nguồn ồn phát ra do động cơ ôtô, sự va chạm của các vật cứng, tuy cường độ phát ra cao song do môi trường không khí thoáng ngoài trời nên cường độ âm phát tán nhanh. Ngược lại ở trung tâm điều khiển, ở đây không có máy móc hoạt động, nguồn phát ồn ít, được ngăn cách các nguồn ồn bằng các vách ngăn ( tường, kính) nên cường độ ồn thấp. ở các phân xưởng khác trong công ty tỷ lệ số mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép từ 12,5% đến 80%, xưởng nguyên liệu 12,5%, xưởng điện 16,6%, xưởng cơ khí 25%, xưởng lò 26,4%, xưởng xe máy 28,5%, xưởng mỏ 30%, xưởng nghiền đóng bao 52% và cao nhất là xưởng nước 80%. Như vậy trừ 2 khu: cảng xi măng và trung tâm điều khiển còn cường độ tiếng ồn ở các phân xưởng khác cao.
Tiếp xúc với tiếng ồn cao, nguy cơ giảm thính lực và có thể gây điếc nghề nghiệp. Theo Lê Trung những người tiếp xúc với tiếng ồn cao từ 5 năm trở lên có thể mắc bệnh điếc nghề nghiệp. Tuy nhiên công ty xi măng Bút Sơn ra đời và mới hoạt động được 5 năm do đó hiện nay chưa có công nhân nào được giám định có điếc nghề nghiệp.
4.3 Về nồng độ bụi toàn phần, bụi hô hấp và hàm lượng Silic trong bụi.
Kết quả khảo sát hàm lượng Silic trong bụi cho thấy trừ xưởng cơ khí có hàm lượng Silic thấp: 2,5% – 7%. Các phân xưởng khác đều có hàm lượng Silic dao động từ 6%- 13,5% ( Trong khoảng từ 5% - 20% ) Với hàm lượng này cho phép lấy theo ca bụi toàn phần (đường kính nhỏ hơn 50 micron trong không khí là 4mg/m3 ) và bụi hô hấp ( đường kính nhỏ hơn 5 micron) nồng độ bụi toàn phần ở xưởng nước, tất cả các mẫu đo được đều đạt tiêu chuẩn cho phép: nồng độ từ 1,2 – 2,4 mg/m3. Các phân xưởng còn lại tỷ lệ mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép từ 25% - 70%, xưởng cơ khí 25%, xưởng lò 29,4%, xưởng xe máy 30%, xưởng nguyên liệu 33,3%, xưởng mỏ 40%, xưởng nghiền đóng bao 48% đặc biệt ở cảng xi măng tỷ lệ số mẫu không đạt tiêu chuẩn 70%. Nồng độ bụi hô hấp rất cao từ 35% - 60%. Nồng độ bụi cao đặc biệt là bụi hô hấp cao khả năng xâm nhập của nó vào phổi rất cao. Điều này cũng cảnh báo rằng bệnh bụi phổi Silic ở công ty xi măng Bút Sơn không khó tránh khỏi nếu không được bảo vệ.
Theo nhiều tác giả khi hô hấp (qua mũi) bụi bị giữ lại 45% - 50% số còn lại đi vào phế quản ở đây hoặc bị thực bào hoặc ho tống ra ngoài. Theo Lehnin số bụi hít vào phổi và đọng lại ở phổi từ 1/3 – 1/10. Trong đó những hạt bụi nhỏ hơn 5 micron (Bụi hô hấp) bị giữ lại từ 80% - 100%. ở công ty xi măng Bút Sơn tỷ lệ bụi hô hấp rất cao (từ 45%- 65%) nên khả năng xâm nhập vào phế nang càng nhiều và nguy cơ gây bệnh đường hô hấp càng lớn đặc biệt là bệnh bụi phổi. Điều này gợi ý cho công ty trước mắt cần bảo đảm cho công nhân các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết như kính mắt, khẩu trang, mũ bảo hiểm, và quần áo bảo hộ lao động.
4.4 Về các khí độc hại
Kiểm tra 2 khí độc hại CO và SO2 ở công ty xi măng Bút Sơn thấy rằng tất cả các mẫu đo được đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ CO đo được ở các khu vực từ 5-16 mg/m3 và nồng độ SO2 8-15 mg/m3 . Theo chúng tôi ở công ty xi măng Bút Sơn có trang bị hệ thống lọc bụi trước khi thải ra môi trường nên nồng độ bụi và khí độc hại CO và SO2 thấp dưới tiêu chuẩn cho phép.
4.5Về chất lượng nước ăn, nước sinh hoạt, nước thải tại công ty xi măng Bút Sơn
Về chất lượng nước ăn, nước sinh hoạt: ở 5 vị trí khảo sát nước ăn, nước sinh hoạt chung của công ty, nước ăn của cán bộ nhân viên gián tiếp, nhà khách, nước nhà ăn công nhân, nước sinh hoạt tập thể công nhân Thanh Sơn vị trí 1 và vị trí 2. Tất cả các chỉ tiêu đo được đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo qui định của Bộ y tế về nước ăn, nước sinh hoạt, riêng nồng độ sắt cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 4-7 lần trừ nước ăn và nước sinh hoạt của khách và cán bộ nhân viên làm việc gián tiếp. Điều này nói lên rằng, nước ngầm sử dụng cho công ty ăn uống, sinh hoạt có chất lượng tốt trừ nồng độ sắt cao, tuy nhiên nếu sử lý tốt nồng độ sắt có thể nằm trong giới hạn cho phép như nước ăn và nước sinh hoạt của nhà khách và cán bộ công nhân viên làm việc gián tiếp.
Nước thải của công ty là tổng hợp của nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt. Kiểm tra chỉ tiêu: nồng độ, độ pH, BOD5 ,COD, nồng độ ion Fe3+, cặn lơ lửng, độ cứng của nước và Nitơ tổng đều nằm trong tiêu chuẩn nước thải công nghiệp. Riêng nồng độ Fluor khá cao (ở 3 nguồn thải đều từ 1,86-2 mg/l) nhưng vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
4.6 Về các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường:
Khi lập dự án tác động môi trường, công ty đã có kế hoạch xử lý các loại ô nhiễm bằng nhiều biện pháp, kỹ thuật, công nghệ kết hợp với giáo dục tuỳ thuộc vào nguồn gốc và các yếu tố gây ô nhiễm .
Ngoài các biện pháp hạn chế nóng, độ ẩm cao,đảm bảo ánh sáng và làm thông thoáng các vị trí làm việc trong các phân xưởng,công ty đã tập trung giải quyết vấn đề bụi và các khí độc hại theo phương pháp hấp thụ bằng sữa vôi. Đây là phương pháp công nghệ hiện đại hiện nay trong việc xử lý bụi và khí SO2.Khí thải khi thải ra môi trường qua ống khói nồng độ bụi còn lại 0,19 mg/m3 và nồng độ SO2 là 0,154 mg/m3 nhỏ hơn nồng độ cho phép trên dưới 10 lần.
Kết luận
1. Công ty xi măng Bút Sơn thuộc bộ xây dựng sản xuất xi măng PCB30 và PC40 bằng phương pháp lò quay hiện đại của Pháp chất lượng xi măng theo tiêu chuẩn BUSOCO-QT7-5-05.
2. Môi trường làm việc của công ty có nhiều bất lợi ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân.
+ Nhiệt độ các phân xưởng dao động từ 26,3oC – 38,5 oC, tỷ lệ số mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép từ 4,16% – 41,1%, riêng ở cảng xi măng tất cả các mẫu đo được đều vượt tiêu chuẩn cho phép (từ 32,4 oC – 38,5 oC).
+ Về độ ẩm: Tất cả các mẫu đều trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép.
+ Về tiếng ồn: Trừ 2 vị trí cảng xi măng và trung tâm điều khiển, ở các phân xưởng còn lại tỷ lệ số mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép từ 12,5% -80%.
+ Về nồng độ bụi: Hàm lượng Silic trong bụi từ 5% - 20%. Nồng độ bụi toàn phần ở các phân xưởng từ 1,2 – 8 mg/m3 . Tỷ lệ mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép từ 25% - 70% trừ xưởng nước. Nồng độ bụi hô hấp rất cao 45% - 60%.
+ Các khí độc hại: CO và SO4 đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
+Nước ăn và nước sinh hoạt của công ty đảm bảo tiêu chuẩn cho phép, riêng chỉ tiêu sắt cao hơn tiêu chuẩn cho phép 4-7 lần.
+ Nước thải của công ty: tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ Fluor cao nhưng chưa vượt quá tiêu chuẩn.
3. Công ty đã có nhiều biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường như chống nóng, làm thông thoáng nhà xưởng, giáo dục ý thức vệ sinh cho công nhân, trang bị bảo hộ lao động, kiểm tra và lập hồ sơ sức khoẻ công nhân. Kiểm tra môi trường và biện pháp khử bụi và khí SO2 theo phương pháp hấp thụ bằng sữa vôi. Nồng độ bụi khi thải ra môi trường qua ống khói đạt 0,19 mg/ m3 và SO2 là 0.154 mg/m3 nhỏ hơn nồng độ cho phép trên dưới 10 lần.
tàI liệu tham khảo
1.Bộ giáo dục và đào tạo.
Khoa học và môi trường. NXB giáo dục.
2.Bộ khoa học công nghệ và môi trường.
Báo cáo môi trường ở Việt Nam thách thức và ứng phó. Thông tin môi trường số 2,1996.
3.Bộ y tế.
Một số tiêu chuẩn tam thời về vệ sinh. Ban hành kèm theo quyết định 505.BYT/QĐ,1992.
4.Trần Ngọc Chấn.
Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà
Nội , 2000 trang 9-16.
5.Trần Ngọc Chấn.
Kỹ thuật thông gió. NXB xây dựng 1998
6.Phạm Ngọc Đăng.
Môi trường không khí. NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội,1997, trang 4-32
7. Phạm Ngọc Đăng.
Ô nhiễm môi trường không khí và khu công nghiệp, Hà Nội, 1992,
trang13-14
8.Nguyễn Thị Diệu Hồng.
Nghiên cứu thực trạng môi trường và công tác bảo đảm vệ sinh tại công ty cao su sao vàng thuộc tổng công ty hoá chất Bộ công nghiệp. Đồ án tốt nghiệp Đại Học Đông Đô, 2001, trang 25 – 40.
9.Nguyễn Hoàng Huệ.
Xử lý nước thải nhà máy. NXB Xây dựng. Hà Nội, 1996
10.Hoàng Hưng.
Con người và môi trường. NXB Trẻ,1999, trang 10-20
11.Bùi Quốc Khánh và CS.
Bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp tại công ty Điezen sông công. Tạp chí y học lao động
12.Lê Văn Khoa.
Môi trường và ô nhiễm. NXB Giáo dục. Hà Nội, 1995, trang 123-124
13.Nguyễn Mạnh Liên.
Vệ sinh không khí và khí hậu. Học viện quân y. 1984, trang 21-22
14.Đào Ngọc Phong.
Vệ sinh môi trường. NXB Y học. 1994, trang 72-75
15.Bùi Thanh Tâm.
Ô nhiễm tiếng ồn, môi trường và sức khoẻ con người. NXB Y học, trang 203-210
16.Phan Thu.
Dân số, nước sạch, môi trường các khu công nghiệp Việt Nam. Báo cáo khoa học tại hội nghị quốc gia về dân số, nước sạch và môi trường, 1997, trang 30-40
17.Nguyễn Duy Thiết.
Ô nhiễm môi trường công nghiệp và bệnh tật do ô nhiễm ở nước ta. Môi trường và sức khoẻ con người. Đại học Y Hà Nội, 1986
18.Từ Hữu Thiêm.
Thông số vi khí hậu ở điều kiện nóng ẩm. Vi khí hậu công trình.Viện khoa học kỹ thuật xây dựng, Hà Nội, 1984
19.Nguyễn Thị Toán.
ảnh hưởng của tiếng ồn công nghiệp tới sức nghe của công nhân tiếp xúc với tiếng ồn cao.Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược,1998,trang 3-40.
20.Nguyễn Văn Thuyên.
Đặc điểm môi trường lao động và tình hình sức khoẻ công nhân công ty xi măng Hệ Dưỡng Ninh Bình. Luận án thạc sỹ khoa học y dưỡng,1998, trang 3, 20-67.
21.Phạm Thị Ngọc Trâm.
Môi trường sinh thái, vấn đề và giải pháp. NXB chính trị quốc gia, 1997 trang17-30.
22. Lê Văn Trình và cộng sự.
Các giải pháp giám sát và xử lý ô nhiễm môi trường. Viện kinh tế nhiệt đới và bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh,1992.
23. Hoàng Trọng.
Bệnh bụi phổi Silic trong công nhân xây dựng đường hầm. Tạp chí y học lao động và vệ sinh môi trường, số 7,1994, trang47-49.
24. Lê Trung.
Phòng chống ô nhiễm môi trường lao động và các bệnh nghề nghiệp. Tạp chí bảo hộ lao động số1, 1993, trang 10-14.
25. Lê Trung.
Sức khoẻ trong lao động. NXB Hà Nội.
26. Viện y học lao động và vệ sinh môi trường.
Thường qui kỹ thuật y học lao động và vệ sinh môi trường. Hà Nội,1993, trang 450-470.
27. Xiren A.IA.
ảnh hưởng của nóng và tiếng ồn đối với cơ thể. Vệ sinh học quân binh chủng.BS Đỗ Nghị dịch từ tiếng Nga. NXB y học, trang146-148.
28.Alexander P.
Economopoulos. Assessment of sources of Air, water, and land pollution. Partone. Rapidinventorytechniquesin enviromental Pollution.WHO,Genera,1993.
29.Ogawa H.
Remoral SO2,SO3 . Airpolltion protileins in the manufacture of specipic products, New York, USA, 1978.
30. Raymond H.K.,Glynn D.C.,Piter J.M.
Effects to Whole body vibration in combined axes and noise on subjective evalution of vide quality. American Indutrial Hygiene association,vol.33;1997 N03,pag 127-128.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29231.doc