Đề tài Thực trạng môi trường và giải pháp cho công tác quản lý và xử lý chất thải rắn tại công ty Đóng tàu và Vận tải Hải Dương

Sau một thời gian thực tập tại Công ty Đóng tàu và vận tải Hải Dương, với sự chỉ bảo và giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, của cán bộ Lãnh đạo Công ty, đặc biệt là phòng kỹ thuật, tôi nhận thấy rằng: Trong những năm qua Công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động cũng như làm giảm thiểu sự hoạt động sản xuất đến khu dân cư xung quanh. Việc công ty đang thay đổi dần các thiết bị máy móc là một dấu hiệu đáng mừng trong quá trình phát triển đi lên của công ty. Điều đó cho thấy bên cạnh việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thì môi trường cũng đang là vấn đề được Công ty quan tâm và đầu tư thích đáng. Hàng năm Công ty đều mời cán bộ môi trường về đo đạc, giám sát các yếu tố môi trường để đề ra các biện pháp xử lý kịp thời.

doc72 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng môi trường và giải pháp cho công tác quản lý và xử lý chất thải rắn tại công ty Đóng tàu và Vận tải Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những giải pháp nhằm tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, trong lao động việc chấp hành các nội quy lao động vẫn chưa cao, việc xử lý của các cấp quản lý chưa thật cương quyết; khả năng độc lập công tác và tiếp nhận thị trường vẫn còn yếu kém. Vừa qua Công ty Đóng tàu và vận tải Hải Dương được Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam tạo điều kiện và cho phép đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, công nghệ mới để có khả năng đóng được những tàu có tải trọng trên 3.000 tấn. Đồng thời được tập đoàn cho phép mở rộng việc sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá phương thức hoạt động như đầu tư cho lĩnh vực vận tải và dịch vụ vận tải, mở tuyến vận tải đường biển đi quốc tế. Ngoài những khách hàng truyền thống, công ty đang từng bước thu hút các khách hàng mới với những sản phẩm mới có tải trọng lớn và tính năng kỹ thuật cao, có giá trị doanh thu lớn. I.4.4.2. Kết quả hoạt động xuất kinh doanh: B4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 và 2006 Tên chỉ tiêu Năm Chênh lệch Tỷ lệ (%) 2005 2006 Tổng doanh thu (tỷ) 22.87 64.20 41.33 0.356 Doanh thu thuần(tỷ) 22.87 64.20 41.33 0.356 Giá vốn bán hàng(triệu) 21.95 60.78 30.83 0.361 Chi phí bán hàng (triệu) 330 808.33 0.525 Chi phí quản lý DN (triệu) 891.67 1.700.00 - - Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD (triệu) 29.75 166.57 136.82 0.179 Thu nhập từ hoạt động tài chính (triệu) 757.50 30.55 - - Tổng nộp ngân sách (triệu) 364 990 626 0.368 Tổng quỹ tiền lương (tỷ) 2.41 3.98 1.571 0.605 Tiền lương bình quân (triệu/người/tháng) 1.3 1.5 0.2 0.867 Căn cứ theo số liệu có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang có chiều hướng tăng và tốc độ tăng khá nhanh. - Năm 2005, công ty chỉ đạt tổng doanh thu là 22.87 tỷ, trong khi đó năm 2006, tổng doanh thu là 64.2 tỷ. - Tổng nộp ngân sách năm 2005 là: 364 và năm 2006 là 990, chênh lệch 0.368%. - Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên từ 1.300 đồng/người/tháng đến 1.5000đồng /người/tháng. I.5. Thiết bị và công nghệ sản xuất: I.5.1. Thiết bị sản xuất: Trang thiết bị của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5: Các trang thiết bị TT Tên máy móc, thiết bị Đơn vị Số lượng Máy tời 5T Chiếc 02 Máy đột dập Chiếc 01 Máy cắt tôn Chiếc 01 Máy hàn xoay chiều Chiếc 25 Máy hàn bán tự động Chiếc 02 Máy tiện Chiếc 02 Máy khoan Chiếc 02 Máy mài MAKTA Chiếc 05 Máy doa Chiếc 10 Máy nén khí Chiếc 01 Máy lốc tôn Chiếc 02 Máy cắt CNC Chiếc 02 Máy cắt Plasma Chiếc 02 Xe cẩu tự hành 30T Chiếc 01 Máy hàn tự động Chiếc 05 Máy hàn một chiều Chiếc 07 Xe nâng Chiếc 04 Máy khoan Chiếc 05 Máy uốn ống Chiếc 02 Máy ép thuỷ lực Chiếc 01 Máy phun sơn Bộ 02 Máy kiểm tra độ nghiêng lệch Chiếc 02 Máy thử đường dài Bộ 01 Máy thử áp lực Bộ 01 Máy kiểm tra phanh Chiếc 01 Trong những năm gần đây, công ty đã nhập thêm một số máy móc, thiết bị mới, hiện đại để phù hợp với sự phát triển của xã hội cũng như là sự phát triển của công ty. Song bên cạnh đó, tại một số phân xưởng vẫn tồn tại những thiết bị quá cũ kỹ, lạc hậu. Vì vậy cần kiểm tra định kỳ và tổ chức bảo dưỡng, đảm bảo an toàn cho người lao động khi vận hành máy móc thiết bị. I.5.2. Công nghệ sản xuất : I.5.2.1. Quy trình đóng mới một con tàu đi trên sông hoặc biển: Để đóng mới một con tàu thì phải tiến hành nhiều công đoạn và thao tác khác nhau. Song có thể thể hiện nó qua một sơ đồ tổng quát sau: Dự án đóng tàu đ Thiết kế được cơ quan chức năng duyệt Triển khai thực hiện Vốn Vật tư, thiết bị Lao động mặt bằng Gia công chính Gia công khối Lắp ráp các phân đoạn Lắp ráp các tổng đoạn Lắp máy Lắp ráp trang thiết bị hàng hải Lắp ráp điện Lắp ráp trang trí sinh hoạt Các bước nghiệm thu sản phẩm Các bước đăng kiểm - đăng ký phương tiện Tổng hợp quyết toán - lập giá thành sản phẩm H7: Sơ đồ quy trình công nghệ đóng mới một con tàu. Trong đóng mới thân tàu, hiện tại có 2 phương pháp phổ biến đó là phương pháp dựng sườn và phương pháp lắp ráp từ các phâp tổng đoạn. Hiện tại công ty đang áp dụng phương pháp phân tổng đoạn. Theo phương pháp này thì quá trình đóng tàu bao gồm: 1. Phóng dạng 2. Đặt ky 3. Gia công các phân tổng đoạn đáy tàu 4. Lắp dựng các phân tổng đoạn đáy tàu trên triền 5. Gia công các phân tổng đoạn trên mạn 6.Lắp dựng các phân tổng đoạn mạn trên triền 7. Gia công các phân tổng đoạn boong 8. Lắp dựng các phân tổng đoạn boong trên triền 9. Hạ thuỷ 10. Lắp đặt hệ thống máy tàu 11. Thử đường dài 12. Bàn giao. Trên đây là sơ đồ hoàn chỉnh về các bước tiến hành đóng mới một con tàu dưới góc độ kỹ thuật. Tuy nhiên để đóng một con tàu hoàn chỉnh thì nó lại được thực hiện theo một quy trình sau: B1: Thương thảo, ký kết hợp đồng. B2: Tiếp nhận văn bản thiết kế: - Nghiên cứu bản vẽ thiết kế. - Triển khai bản vẽ thi công xưởng. - Ký hợp đồng giám sát với đăng kiểm. - Dự toán vật tư, đặt vật tư. B3 : Triển khai thi công : - Phóng dạng tỷ lệ 1:1 trên sàn phóng. - Làm dưỡng mẫu. - Cắt các chi tiết theo dưỡng mẫu. - Uốn ghép các chi tiết . - Ghép hàn các chi tiết thành cụm chi tiết. - Ghép, hàn các cụm chi tiết thành phân đoạn, tổng đoạn. - Đấu tổng thành con tàu trên triền đà. - Lắp ráp các các trang thiết bị trên boong, cứu sinh, cứu hoả, - Lắp đặt máy, trục chân vịt, bánh lái - Trang trí nội, ngoại thất. - Hạ thuỷ. B4: Quy trình thử: - Thử kín nước, kín dầu. - Thử áp lực. - Thử nghiêng lệch tai biến. - Thử đường dài. - Bàn giao sản phẩm. Trong quá trình tiến hành các công đoạn ở bước 3 luôn phải tiến hành làm sạch bề mặt tôn và sơn chống rỉ, do vậy đây là công đoạn phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm và độc hại nhất. Trên đây là quy trình chung, tuỳ từng loại sản phẩm khác nhau mà có thể có những công đoạn khác nhau với những yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Như vậy để sản xuất được một sản phẩm phải được thực hiện bởi nhiều công đoạn, ở những công đoạn khác nhau thì do các phòng ban khác nhau đảm nhiệm. Song đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình sản xuất tạo thành sản phẩm lại do phòng kỹ thuật. Từ phòng kỹ thuật các công đoạn sản xuất được phân đến các phân xưởng, các tổ sản xuất. I.5.2.2. Quy trình công nghệ gia công chi tiết tại phân xưởng cơ khí: Quy trình như sau: vật tư thép, phôi đúc được chuyển đến bộ phận tạo phôi (cưa, rèn, đúc). Sản phẩm sau khi tạo phôi được chuyển đến các bộ phận như: tiện, phay, bào , nguội, hàn. Tiếp đó sản phẩm được kiểm tra và nhiệt luyện, sau đó sản phẩm được chuyển đến bộ phận mài rồi lại được kiểm tra trước khi nhập kho hoặc chuyển đi lắp ráp cụm chi tiết. Sơ đồ công nghệ gia công chi tiết được trình bày qua hình sau: Vật tư Tạo phôi KCS Phay, bào KCS Nhiệt luyện Mài KCS Lắp ráp chi tiết Nhập kho Tiện Nguội, hàn H8: Sơ đồ công nghệ gia công chi tiết các sản phẩm cơ khí. II. Thực trạng môi trường tại công ty: I.1. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn: Nằm trong địa bàn của tỉnh Hải Dương nên khí hậu của Công ty mang nét đặc thù của vùng đồng bằng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa: Mùa hè nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh và hanh. Dưới đây là một số đặc trưng khí hậu thu thập (năm 2005) được: Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí trung bình trong năm là: 24,10C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm (tháng II) là: 17,30C; Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong năm (tháng VII) là: 300C; Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình trong năm là 81,5%; Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất (tháng XI) là: 72%; Độ ẩm trung bình tháng cao nhất (tháng III) là: 86%; Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm 2006 là 2258 mm; Lượng mưa tháng thấp nhất là 15.7mm (tháng I); Lượng mưa tháng cao nhất là 576.4 mm (tháng VIII); * Tốc độ gió trung bình là 2.0 m/s. Chúng ta biết rằng các yếu tố khí hậu có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán và chuyển hoá các chất ô nhiễm làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và ô nhiễm đất. Vì vậy cũng cần phải chú ý xem xét đến sự tác động của nó đối với môi trường lao động. Đặc biệt qua số liệu ở trên, ta thấy rằng cần tăng cường việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất và có biện pháp cải thiện điều kiện làm việc là điều cần thiết,đặc biệt là vào các tháng mùa hè. I.2. Thực trạng môi trường của công ty: I.2.1. Thực trạng môi trường không khí: I.2.1.1. Kết quả đo kiểm: B7. Các yếu tố vi khí hậu Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép số 3733/2002/QĐ-BYT, ngày 10/10/2002 Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) >16 <80 0.5 TT Vị trí đo Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS I. Phân xưởng cơ khí triền đà Vị trí đầu phân xưởng 31.2 64.0 0.78 Vị trí giữa phân xưởng 31.5 65.0 0.65 Vị trí cuối phân xưởng 31.5 64.0 0.75 Vị trí công nhân đứng máy khoan 31.2 62.0 0.95 Vị trí công nhân đứng máy phay 31.8 63.0 0.85 Vị trí công nhân đứng máy tiện (ET2) 31.7 65.0 0.88 Vị trí công nhân đứng máy tiện 31.4 64.0 0.55 Vị trí công nhân đứng máy cắt tôn 31.6 63.0 0.59 Vị trí công nhân đứng máy tời điện 31.5 64.0 0.67 Vị trí công nhân đứng máy dập 31.1 60.0 0.85 Vị trí công nhân đứng máy mài 2 đá 31.3 66.0 0.77 Vị trí công nhân đứng máy bavia 31.6 65.0 0.90 * Tổ phun cát tẩy rỉ ngoài hiện trường sữa chữa đóng mới tàu Vị trí công nhân phun cát tẩy rỉ trong hầm tàu 31.3 53.0 0.74 Vị trí tẩy rỉ ngoài hầm tàu 31.5 50 1.42 * Tổ gõ rỉ ngoài hiện trường sữa chữa đóng mới tàu Vị trí công nhân gõ rỉ thủ công trong hầm tàu 30.7 48.5 0.77 Vị trí công nhân gõ rỉ thủ công trong hầm tàu 31.6 50 1.17 * Tổ sơn ngoài hiện trường sữa chữa đóng mới tầu Vị trí công nhân sơn thủ công trong hầm tầu 31.7 45.5 0.84 Vị trí công nhân sơn thủ công ngoài hầm tầu 31.9 47.6 1.33 II. Phân xưởng vỏ Vị trí công nhân hàn điện trong hầm tầu 31.9 45.5 0.65 Vị trí công nhân hàn điện ngoài hầm tầu 31.9 50.0 1.42 Vị trí công nhân cắt hơi trong hầm tầu 31.5 63.0 0.68 Vị trí công nhân cắt hơi ngoài hầm tàu 31.2 64.0 1.15 Vị trí công nhân thợ sắt, gò 31.5 61.0 1.40 Tổng cộng: 23 0 23 0 23 0 Nhận xét: Đo các điều kiện vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) tại các vị trí công nhân làm việc đều nằm trong TCVSCP của Bộ y tế đề ra. B8: Các yếu tố vật lý: Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép số 3733/2002/QĐ-BYT, ngày 10/10/2002 ánh sáng(LUX) Tiếng ồn (dBA) ≥ 100 LUX ≤ 85 dBA TT Vị trí đo Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS I. Phân xưởng cơ khí triền đà Vị trí đầu phân xưởng 760 84.5 Vị trí giữa phân xưởng 683 80 Vị trí cuối phân xưởng 542 81.6 Vị trí công nhân đứng máy khoan 445 81 Vị trí công nhân đứng máy phay 589 82.5 Vị trí công nhân đứng máy tiện (ET2) 523 83 Vị trí công nhân đứng máy tiện đứng 540 78.8 Vị trí công nhân đứng máy cắt tôn 420 84 Vị trí công nhân đứng máy tời điện 460 83 Vị trí công nhân đứng máy dập 75 83 Vị trí công nhân đứng máy mài 2 đá 602 85 Vị trí công nhân đứng máy bavia 415 85 * Tổ phun cát tẩy rỉ ngoài hiện trường sữa chữa đóng mới tàu Vị trí công nhân phun cát tẩy rỉ trong hầm tàu 108 85 Vị trí tẩy rỉ ngoài hầm tàu 2540 85 * Tổ gõ rỉ ngoài hiện trường sữa chữa đóng mới tàu Vị trí công nhân gõ rỉ thủ công trong hầm tàu 105 84 Vị trí công nhân gõ rỉ thủ công trong hầm tàu 3145 83 * Tổ sơn ngoài hiện trường sữa chữa đóng mới tầu Vị trí công nhân sơn thủ công trong hầm tầu 104 81 Vị trí công nhân sơn thủ công ngoài hầm tầu 2105 83 II Phân xưởng vỏ Vị trí công nhân hàn điện trong hầm tầu 117 82 Vị trí công nhân hàn điện ngoài hầm tầu 3730 80.0 Vị trí công nhân cắt hơi trong hầm tầu 116 83.5 Vị trí công nhân cắt hơi ngoài hầm tàu 3545 81 Vị trí công nhân thợ sắt, gò 2530 84 Tổng cộng: 23 0 23 0 Nhận xét: Đo các điều kiện ánh sáng, tiếng ồn tại các vị trí công nhân làm việc đều nằm trong TCVSCP của Bộ y tế đề ra. B9: Bảng kết quả đo bụi các loại: Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép số 3733/2002/QĐ-BYT, ngày 10/10/2002 Nồng độ bụi Bụi hô hấp (Lấy theo thời điểm) Bụi toàn phần (Lấy theo thời điểm) Hàm lượng bụi silic(%) Tỷ lệ % trọng lượng bụi hô hấp TT Vị trí đo Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS I. Phân xưởng cơ khí triền đà Vị trí đầu phân xưởng 0.66 Vị trí giữa phân xưởng 0.59 Vị trí cuối phân xưởng 0.82 Vị trí công nhân đứng máy khoan 0.82 Vị trí công nhân đứng máy phay 0.64 Vị trí công nhân đứng máy tiện (ET2) 0.26 Vị trí công nhân đứng máy tiện 0.75 Vị trí công nhân đứng máy cắt tôn 0.69 Vị trí công nhân đứng máy tời điện 0.44 Vị trí công nhân đứng máy dập 0.53 Vị trí công nhân đứng máy mài 2 đá 1.13 3.2 7.2 35.3 Vị trí công nhân đứng máy bavia 1.25 3.1 40.3 * Tổ phun cát tẩy rỉ ngoài hiện trường sữa chữa đóng mới tàu Vị trí công nhân phun cát tẩy rỉ trong hầm tàu 1.37 3.05 24 44.9 Vị trí tẩy rỉ ngoài hầm tàu 1.43 3.06 24 46.7 * Tổ gõ rỉ ngoài hiện trường sữa chữa đóng mới tàu Vị trí công nhân gõ rỉ thủ công trong hầm tàu 1.15 3.12 24 36.8 Vị trí công nhân gõ rỉ thủ công trong hầm tàu 1.17 3.35 24 34.9 * Tổ sơn ngoài hiện trường sữa chữa đóng mới tầu Vị trí công nhân sơn thủ công trong hầm tầu 1.07 Vị trí công nhân sơn thủ công ngoài hầm tầu 1.19 II. Phân xưởng vỏ Vị trí công nhân hàn điện trong hầm tầu 1.02 3.18 11.2 32.1 Vị trí công nhân hàn điện ngoài hầm tầu 1.03 3.33 11.2 33.9 Vị trí công nhân cắt hơi trong hầm tầu 1.37 Vị trí công nhân cắt hơi ngoài hầm tàu 1.65 Vị trí công nhân thợ sắt, gò 1.03 Tổng cộng: 23 0 08 04 04 Nhận xét: Đo nồng độ bụi 35 mẫu tại các vị trí công nhân làm việc đều nằm trong TCVSCP của Bộ y tế đề ra. B10: Kết quả đo hơi khí độc: Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép số 3733/2002/QĐ-BYT, ngày 10/10/2002 Hơi khí độc CO Từng lần tối đa ≤ 40 mg/m3 CO2 Từng lần tối đa ≤ 1800 mg/m3 C6H6 Từng lần tối đa ≤ 15 mg/m3 TT Vị trí đo Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS I. Phân xưởng cơ khí triền đà Vị trí công nhân sơn thủ công trong hầm tầu 10.1 II. Phân xưởng vỏ Vị trí công nhân hàn điện trong hầm tầu 31.2 16230 Vị trí công nhân cắt hơi trong hầm tầu 29.7 16120 Tổng cộng: 02 0 02 01 0 B11 : Kết quả đo tiếng ồn và phân tích các giải tần : Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép số 3733/2002/QĐ-BYT, ngày 10/10/2002 Mức áp âm chung (dBA) Mức áp âm chung ở các giải tần số octa (HZ) ≤ 85 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 99 86 83 80 78 76 74 TT Vị trí đo I. Phân xưởng cơ khí triền đà 1 Vị trí đầu phân xưởng 84.5 75.5 63.5 74.0 72.0 68.0 60.0 68.0 65.0 Vị trí giữa phân xưởng 83.7 77.0 60 76.0 78.0 72.0 66.0 70.0 73.0 Vị trí cuối phân xưởng 80.0 82.0 57 67.0 78.0 64.0 61.0 68.0 70.0 Vị trí công nhân đứng máy khoan 81.6 78.0 56 68.0 79.0 73.0 76.0 67.0 69.0 Vị trí công nhân đứng máy phay 81.0 87.0 62 70.0 82.0 5.0 77.0 68.0 69.0 Vị trí công nhân đứng máy tiện (ET2) 82.5 70.0 75 79.0 71.0 73.0 73.0 68.0 65.0 Vị trí công nhân đứng máy tiện 83.0 74.0 76 77.0 72.0 73.0 70.0 71.0 70.0 Vị trí công nhân đứng máy cắt tôn 78.8 83.0 77 86.0 74.0 76.0 71.0 68.0 62.0 Vị trí công nhân đứng máy tời điện 84.0 83.0 79 80.0 76.0 79.0 66.0 61.0 66.0 Vị trí công nhân đứng máy dập 83.0 85 77 79.0 76.0 60.0 71.0 64.0 65.0 Vị trí công nhân đứng máy mài 2 đá 83.0 77.0 87 72 71.0 69.0 68.0 68.0 60.0 Vị trí công nhân đứng máy bavia 85.0 69.0 65 67.0 66.0 68.0 67.0 60.0 66.0 * Tổ phun cát tẩy rỉ ngoài hiện trường sữa chữa đóng mới tàu Vị trí công nhân phun cát tẩy rỉ trong hầm tàu 85.0 74.0 76 72.0 63.0 73.0 67.0 65.0 62.0 Vị trí tẩy rỉ ngoài hầm tàu 85.0 83.0 74 68.0 64.0 64.0 67.0 60.0 61.0 * Tổ gõ rỉ ngoài hiện trường sữa chữa đóng mới tàu Vị trí công nhân gõ rỉ thủ công trong hầm tàu 84.0 79.0 76 68.0 64.0 73.0 69.0 64.0 63.0 Vị trí công nhân gõ rỉ thủ công trong hầm tàu 83.0 81.0 88 86.0 74.0 64.0 70.0 68.0 66.0 * Tổ sơn ngoài hiện trường sữa chữa đóng mới tầu Vị trí công nhân sơn thủ công trong hầm tầu 81.0 79.0 76 79 65.0 68.0 68.0 61.0 70.0 Vị trí công nhân sơn thủ công ngoài hầm tầu 83.0 73.0 78 72.0 77.0 68.0 63.0 63.0 60.0 II. Phân xưởng vỏ Vị trí công nhân hàn điện trong hầm tầu 82.0 70.0 74 73.0 64.0 75.0 64.0 74.0 65.0 Vị trí công nhân hàn điện ngoài hầm tầu 80.0 60.0 77 62.0 65.0 64.0 70.0 74.0 70.0 Vị trí công nhân cắt hơi trong hầm tầu 83.5 75.0 63 66.0 65.0 64.0 63.0 70.0 70.0 Vị trí công nhân cắt hơi ngoài hầm tàu 81.0 88.0 80 74.0 64.0 80.0 75.0 65.0 70.0 Vị trí công nhân thợ sắt, gò 84.0 63.0 79 79 70.0 80.0 76.0 67.0 64.0 Nhận xét: Đo tiếng ồn với các dải tần tại các vị trí công nhân làm việc đều nằm trong TCVSCP của Bộ y tế đề ra. I.2.1.2. Nhận xét kết quả đo kiểm: Căn cứ theo tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ- BYT, ta thấy: * Tại phân xưởng cơ khí – triền đà: a. Kết quả đo các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) tại các vị trí công nhân làm việc đều đạt TCVSCP. b. Các yếu tố vật lý: ánh sáng, tiếng ồn. - Có 18 vị trí được đo về ánh sáng và tiếng ồn. Tất cả các vị trí được đo này đều nằm trong TCVSCP. - Nguồn phát sinh tiếng ồn: chủ yếu ở một số tổ sản xuất như: tổ phun cát tẩy rỉ, tổ gõ rĩ, ở phân xưởng cơ khí (máy mài bavia, máy mài 2 đá, máy tời điện, máy tiện,). - về ánh sáng: Mặc dầu 18 vị trí được đo đều đảm bảo theo TCVSCP, song có một số vị trí làm việc của công nhân cần tăng cường thêm độ sáng như ở vị trí làm việc trong hầm tàu (chỉ đạt độ sáng khoảng 105 LUX). - Tác hại: ở một giới hạn nào đấy tiếng ồn gây cho người lao động cảm giác khó chịu, đau đầu, mất tập trung. Tuỳ thuộc vào cường độ và thời gian tiếp xúc với tiếng ồn, người lao động có thể bị giảm thính lực, gây điếc nhgề nghiệp, giảm năng suất lao động, mất tập trung tư tưởng, dễ gây tai nạn c. Bụi: - Nồng độ bụi đo tại các vị trí của phân xưởng cơ khí – trièn đà đều nằm trong giới hạn TCVS cho phép của Bộ Y tế. - Nguồn phát sinh: Có 18 vị trí được đo, trong đó cả 18 vị trí đều phát sinh bụi hô hấp ( ở các vị trí đặt các máy , vị trí phun cát tẩy rỉ, vị trí gõ rỉ), có 6 vị trí phát sinh bụi toàn phần; 5 vị trí phát sinh bụi silic (máy mài 2 đá, phun cát tẩy rỉ, vị trí gỏ rỉ). - Tác hại: Theo kết quả đo, nồng độ bụi đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên nếu các yếu tố này tác động lâu dài, người lao động sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh về đường hô hấp như suy hô hấp, phù thủng niêm mạc, lóet phế quản, thậm chí mắc bệnh bụi phổi, đặc biệt là bệnh bụi phổi silic là một trong 25 loại bệnh nghề nghiệp đã được Nhà nước công nhận. Ngoài ra, bụi còn làm tổn thương da,gây các bệnh về mắt, Hiện nay ở công ty có 3 trường hợp đang dự đoán là mắc bệnh bụi phổi silic. Các trường hợp này cần tiến hành hội chẩn sớm và có biện pháp kịp thời. d. Hơi khí độc: - Kết quả đo hơi khí độc được đo ở phân xưởng cơ khí – triền đà đều nằm trong giới hạn cho phép của TCVS. - Nguồn phát sinh: chủ yếu là ở tổ sơn, loại khí độc phát sinh là C6H6, dung môi Xylen, butyl axetat. Ngoài ra còn có các khí như CO, NO2, phát sinh ở xưởng triền đà, hơi kim loại, hơi axetylen, propylen,phát sinh trong quá trình hàn và cắt kim loại. - Tác hại: Hơi khí độc xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp, khi vào trong cơ thể chúng thường gây ảnh hưởng tới đường tiêu hoá, hô hấp, chóng mặt, đau đầu,, một số dung môi hữu cơ gây bệnh thiếu máu, ung thư, * Tại phân xưởng vỏ: a. Các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) tại 5 vị trí được đo ở phân xưởng vỏ đều đạt TCVSCP của Bộ Y tế đề ra. b. Tiếng ồn: Tất cả các vị trí làm việc của công nhân đều có độ ồn nằm trong TCVSCP. Tuy nhiên có một số vị trí sản xuất có độ ồn phát sinh cao như ở xưởng sơ chế sắt, gò - Về ánh sáng: Mặc dầu độ sáng đều đạt TCVSCP, song ở phân xưởng này có một số vị trí có độ chói loá cao như ở xưởng hàn điện, xưởng cắt hơi ngoài hầm tầu - Tác hại: ánh sáng không đảm bảo hoặc độ chói loá quá cao sẽ gây nên các bệnh về mắt, thậm chí nếu tiếp xúc lâu và độ chói vướt quá cao so với TCCP thì có thể dẫn tới mù loà. c. Bụi: - TRong 5 vị trí được đo về nồng độ bụi tại phân xưởng thì cả 5 vị trí đều có phát sinh bụi hô hấp, có 2 vị trí phát sinh bụi toàn phần và 2 vị trí phát sinh bụi silic, đó là ở các xưởng hàn điện. - Nguồn phát sinh: bụi phát sinh ở các xưởng hàn (bụi kim loại), ở các xưởng cắt hơi, - Tác hại: Bụi kim loại là loại bụi rất nguyhiểm, chúng có kha năng phá huỷ vách ngăn mũi, làm viêm nhiễm hệ thống hô hấp, gây bụi phổi kim loại, Ngoài ra còn gây các bệnh về mắt, về đường tiêu hoá, về da, d. Hơi khí độc: - Kết quả đo hơi khí độc ở phân xưởng vỏ đều có nồng độ nằm trong TCVSCP của Bọ Y tế. - Nguồn phát sinh: Chủ yếu phát sinh ở trong các quả trình hàn điên, cắt hơi * Kết luận chung: B12: Bảng tổng hợp kết quả đo môi trường. Nhiệt độ Độ ẩm Tốc độ gió ánh sáng Bụi Tiếng ồn Hơi khí độc Tổng số mẫu Tổng số mẫu đo 23 23 23 23 35 23 05 158 Số mẫu đạt TCVS 23 23 23 23 35 23 05 158 Số mẫu không đạt TCVS 0 0 0 0 0 0 0 0 - Nhận xét : Như vậy tổng số mẫu kiểm định là 158 mẫu, trong đó tất các 158 mẫu đều đạt TCVS của Bộ Y tế. Tuy nhiên, ở một số vị trí làm việc cua công nhân tiếp xúc với các yếu tố độc hại nên cần : + Cải thiện điều kiện làm việc, giải quyết tốt chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người tiếp xúc với các yếu tố độc hại. + Duy trì việc trang bị bảo hộ lao động cho công nhân (định kỳ, đúng chủng loại: quần áo, găng tay, khẩu trang 3 lớp, mặt nạ chống độc, kính đeo mắt,...) cho số công nhân phun cát tẩy rỉ và số công nhân sơn trong hầm tàu. + Duy trì việc trang bị nút tai chống ồn, găng tay chống rung cho số công nhân tiếp xúc với tiếng ồn, công nhân gõ rỉ thủ công, phun cát tẩy rỉ,... + Tăng cường quạt thông gió hút bụi và hơi khí độc trong các khoang tàu. + Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở công nhân thực hiện đúng nội quy quy định. + Duy trì đào tạo và đào tạo lại các cán bộ chuyên trách về vệ sinh viên, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ cũng như là việc tuyên truyền, huấn luyện cho người lao động. I.2.2. Chất thải rắn : Do đặc thù của nghành công nghiệp này nên công ty đã nhập rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau để đóng mới tầu và sữa chữa tầu cũ, do vậy có rất nhiều chất thải rắn được thải loại ra. Cụ thể nó được thể hiện qua bảng sau: B13: Bảng tổng hợp các loại chất thải rắn của công ty. TT Loại chất thải Số lượng Đơn vị Phôi, đề xê kim loại, phoi sắt, sắt phế thải, 100 Tấn/năm Xỉ hàn 0.7 Tấn/năm Gỗ vụn, gỗ dán 1.0 Tấn/năm Mút xốp 1.2 Tấn/năm Vỏ hộp giấy đựng que hàn, bóng điện, 0.3 Tấn/năm Xỉ than 3.0 Tấn/năm Giẻ lau máy 0.35 Tấn/năm Vỏ hộp đựng sơn, thùng đựng dầu, 0.6 Tấn/năm Các phụ tùng thải ra từ quá trình sữa chữa tàu cũ 2.5 Tấn/năm Cát sông chứa mạt sắt, rỉ sắt 35.0 Tấn/năm Chất thải sinh hoạt 55 Tấn/năm Bã sơn thải 1.0 Tấn/năm Dầu khoáng thải 0.3 Tấn/năm Mẫu các que hàn thừa 0.08 Tấn/năm I.3. Tình hình sức khoẻ của người lao động: I.3.1. Kết quả khám sức khoẻ định kỳ năm 2006: Thực hiện chủ trương của Giám đốc Công ty về việc tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho toàn thể CBCNV trong công ty, Ban y tế đã mời đoàn cán bộ y tế của trung tâm y tê lao động – Sở y tế GTVT về khám sức khoẻ từ ngày 11/10/2006. Kết quả khám như sau: *Tổng số người khám sức khoẻ: 164 người, Trong đó: Nam: 143 người, Nữ: 21 người. * Phân loại sức khoẻ: Loại I: 20 trường hợp, chiếm tỷ lệ 12%; Loại II: 30 trường hợp, chiếm tỷ lệ 18%; Loại III: 100 trường hợp, chiếm tỷ lệ 61%; Loại IV: 08 trường hợp, chiếm tỷ lệ 05%; Loại V: 0 trường hợp, chiếm tỷ lệ 0%; Nhận xét: Người lao động trong công ty chủ yếu có sức khoẻ loại III; loại I và loại II chiếm tỷ lệ ít hơn; có 8 trường hợp sức khoẻ loại IV, đặc biệt không có trường hợp sức khoẻ loại V. Ngoài ra có 6 trường hợp khám thiếu chuyên khoa nên chưa có kết luận. B14: Bảng kết quả khám sức khoẻ định kỳ cuối năm 2006: STT Tên bệnh Số lượng (người) Tỷ lệ(%) Thể lực - Loại I - Loại II - Loại III - Loại IV - LoạiV 128 30 0 0 0 78 18 0 0 0 Mắt 49 31 Tai- Mũi- Họng 100 61 Răng hàm mặt 80 48 Tâm thần, thần kinh 7 08 Tuần hoàn 62 38 Hô hấp 16 10 Tiêu hoá 22 13 Tiết niệu sinh dục 42 25 Hệ vận động 66 40 Ngoài da, hoa liễu 40 24 Nội tiết chuyển hoá 23 14 U các loại 0 0 Tổng số người đi khám: 164 I.3.2. Nhận xét chung: 1. Các bệnh về tai - mũi - họng , răng hàm mặt, hệ vận động, tiết niệu sinh dục, tuần hoàn, mắt chiếm tỷ lệ cao nhất; sauđó đến các bệnh về da liễu, nội tiết chuyển hoá, tiêu hoá,. 2. Có 41 ca bệnh cần theo dõi và điều trị (có danh sách kèm theo): - 1 ca huyết áp cao độ II, cần điều trị. - 7 ca huyết áp cao độ cấp độ I, cần theo dõi thường xuyên. - 4 ca huyết áp thấp, cần nâng cao thể trạng. - 2 ca viêm khớp dạng thấp, cần điều trị. + Điện tim: - Có 20 trường hợp: theo dõi rối loạn dẫn truyền nhẹ trong thất, Blôc nhánh phải hoàn toàn, Blooc nhánh trái không hoàn toàn, tăng gánh thất trái, mạch nhanh, + Siêu âm: - 3 ca sỏi then, cần điều trị. - 1 ca sỏi túi mật, cần điều trị. - 2 ca theo dõi sỏi then trái. - 3 ca gan nhiễm mỡ, cần kiêng rượu, mỡ động vật, ăn vài lát tỏi trong các bữa ăn. - 7 ca gan nhu mô không đều, cần kiêng rượu và làm xét nghiệm HBSAg để kiểm tra. + Xét nghiệm máu: - 1 ca xét nghiệm HBSAg dương tính, cần kiểm tra định kỳ men gan. - 3 ca Triglyxerit vượt giới hạn cho phép, cần ăn kiêng trứng mỡ,phủ tạng động vật. + Xét nghiệm nước tiểu: Có 7 ca viêm đường tiết niệu, cần điều trị. I.3.3. Kết quả khám bệnh nghề nghiệp: Tổng số người đi khám: 84 người; - Đo thính lực: 84 người - Đo chức năng hô hấp: 84 người. Có 3 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp cần được giám định tại Hội đồng y khoa Bộ GTVT. Có 3 trường hợp cần theo dõi bệnh điếc nghề nghiệp và đo thính lực tại phòng cách âm để chẩn đoán. Căn cứ theo kết quả khám sức khoẻ ở trên ta thấy rõ một số bệnh đặc trưng của ngành sản xuất công nghiệp nói chung và nghành công nghiệp đóng tầu nói riêng, đó là các bệnh liên quan đến thính giác, hô hấp, huyết áp, sỏi then,hệ vận động, tuần hoàn, mắt, sau đó đén các bệnh về da hoa liễu, tiêu hoá Ngoài ra vẫn còn tỷ lệ người nghi ngờ mắc bệnh bụi phổi, đặc biệt là bụi phối silic và bệnh lao, số công nhân này chủ yếu ở các bộ phận hàn, sơn, phun cát tẩy rỉ, I.4. Nhận xét về các biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường của công ty: Qua thời gian tìm hiểu và đánh giá thực trạng môi trường tại công ty đóng tàu và vận tải Hải Dương, tôi đã có sự so sánh, đối chiếu giữa lý thuyết được học ở trường với thực tế vận dụng tại cơ sở sản xuất để hiểu rõ hơn về các vấn đề môi trường. Sau đây tôi xin đưa ra một số nhận xét về các biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà công ty đang áp dụng như sau: I.4.1. Biện pháp làm giảm ô nhiễm môi trường không khí: Các biện pháp làm giảm ô nhiễm môi trường không khí mà công ty đang áp dụng: - Công ty đã áp dụng và triển khai luật môi trường và các quy định của UBND thành phố Hải Dương về việc bảo vệ môi trường. - Xây dựng và ban hành quy chế, quy định trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường. - Xây dựng nhà xưởng cao, thoáng, có khả năng thông gió tốt, đồng thời bố trí hệ thống quạt thông gió và hệ thống quạt công nghiệp di động để đảm bảo không khí trong khu vực sản xuất được đối lưu tốt, không gây ô nhiễm cục bộ trong khu vực sản xuất. - Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm ở công đoạn hàn là: Thay thế công nghệ hàn sử dụng đất đèn sang công nghệ hàn sử dụng bình gas, axetylen hoá lỏng và công nghệ hàn bấm làm giảm các ảnh hưởng độc hại đến môi trường và người lao động. - Hàng năm, Ban Y tế – vệ sinh môi trường phối hợp với các phòng chức năng mời các cơ chức năng Nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra, đo đạc định kỳ môi trường làm việc, môi trường nước, không khí, trên cơ sở đó sẽ đề ra các biện pháp ngăn ngừa kịp thời những nguyên nhân làm mất vệ sinh môi trường, đảm bảo một môi trường trong lành cho người lao động, không gây ảnh hưởng đến những khu vực dân cư liền kề với công ty. * Nhận xét: Có thể nói, song song với việc đầu tư cho sản xuất kinh doanh, việc giữ gìn và bảo vệ môi trường được Ban lãnh đạo Công ty hết sức quan tâm và có sự đầu tư thích đáng. Công ty coi công tác bảo vệ môi trường là một bộ phận không thể tách rời trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. - Hàng năm trong kế hoạch tài chính của công ty đã giành riêng một nguồn kinh phí cần thiết cho công tác bảo vệ môi trường. - ở những nơi làm việc có nhiều yếu tố nguy hiểm và độc hại tác động tới người lao động đều được công ty trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân va người lao động phải sử dụng đầy đủ các trang thiết bị BHLĐ đã được trang bị. - Các xí nghiệp, phân xưởng, tổ sản xuất cũng như mỗi CBCNVC trong công ty luôn giữ gìn nhà xưởng thông thoáng, sạch sẽ, gọn gàng đảm bảo vệ sinh môi trường tại các khu vực sản xuất cũng như các khu vực khác trong công ty. - Hàng ngày, tổ vệ sinh tiến hành phun nước làm giảm buị, tránh gây ô nhiễm môi trường không khí. Đây là một biện pháp hữu hiệu, Công ty cần phát huy hơn nữa nhằm hạn chế tối đa nguồn phát sinh. - ở một số công đoạn phát sinh các yếu tố nguy hiểm và có hại như công đoạn phun sơn, công đoạn làm sạch vỏ tàu, công ty đã có biện pháp làm giảm sự phát tán của nó ra môi trường xung quanh như: Buồng sơn kín có hệ thống hút gió đạt tiêu chuẩn, hệ thống lọc và hút khí bằng màng khô, màng ướt, khí thải sau khi được làm sạch qua màng nước sẽ theo ống khói thoát ra ngoài đảm bảo không phát tán bụi sơn ra môi trường xung quanh; Đối với xưởng phun cát làm sạch bề mặt tôn thì được quây kín, tránh được sự phát tán bụi đi xa. Nhìn chung các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường khí mà Công ty đóng tầu và vận tải Hải Dương đã áp dụng tương đối tốt và có hiệu quả, tuy vậy vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục là: - Hệ thống thông gió của nhà xưởng là những thiết bị đã cũ, vì vậy cần có công tác kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ. - Bụi phát sinh từ công đoạn phun cát chưa được xử lý triệt để, đặc biệt là việc phun cát tẩy rỉ đối với những con tầu cũ cần sữa chữa. - Việc phun sơn chống rỉ cho những tầu sữa chữa được tiến hành ở ngoài trời (phân xưởng triền đà), do vậy sẽ làm phát tán hơi khí độc ra môi trường xung quanh. - Công tác đôn đốc, nhắc nhở công nhân thực hiện các quy định bảo vệ môi trường chưa được thường xuyên, chưa cụ thể đối với từng công nhân. - Chưa đề ra hình thức khen thưởng hay kỷ luật để khuyến khích, động viên công nhân chấp hành tốt nội quy mà Công ty đề ra. I.4.2.Quản lý và xử lý chất thải rắn: I.4.2.1. Quản lý chất thải rắn: Nhìn chung đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay công tác quản lý chất thải rắn gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu từ năm 2006 trở về trước, mỗi năm công ty thải ra khoảng 200 tấn. Đây là một số lượng không nhiều, song chúng có chủng loại đa dạng, do vậy việc tìm ra một giải pháp tối ưu duy nhất cho lượng chất thải rắn của công ty là rất khó khăn. Chính vì thế để giải quyết lượng rác thải này thì phải chi phí một lượng rất lớn. Do vậy thay vì tiến hành xử lý chúng, công ty đã chú trọng trong việc giảm thiểu lượng chất thải làm ô nhiễm môi trường ngay từ nguyên liệu đầu vào và từng bước thay đổi dâychuyền công nghệ. Tuy vậy không dù thế nào thì cũng không có một giải pháp tối ưu nào có thể giải quyết triệt để lượng chất thải rắn. Chất thải rắn của công ty có ở hầu hết các phân xưởng, tuỳ từng nguồn thải mà chúng có số lượng và độ độc khác nhau. Chính vì vậy việc đầu tiên mà công ty làm trong quá trình quản lý chất thải rắn là thu gom và phân loại để từ đó có thể tận dụng tái chế hoặc bán cho thương nhân, một phần còn lại vận chuyển cho công ty môi trường đô thị xử lý. Công ty đã cố gắng thực hiện việc phân loại chất thải rắn và vệ sinh thường xuyên khu vực sản xuất, rác thải được thu gom vào nơi quy định, phế liệu sản xuất cũng được trung chuyển đến nơi quy định. I.4.2.2. Xử lý : Tái chế Chôn lấp Câc nguồn phát sinh CTR Thu gom CTR Phân loại CTR Chất thải rắn không độc Chất thải rắn nguy hại Bãi rác chung Xử lý Xử lý Thiêu đốt Bãi rác chung ổn định đóng rắn Vận chuyển đi xử lý H10: Sơ đồ nguyên tắc xử lý chất thải rắn (CTR). Tổng lượng chất thải rắn của công ty gồm có khoảng 100 tấn/ năm, bao gồm phoi, đề xê sắt, xỉ than, mút xốp, gỗ dán, xỉ than, bao bì, nilon, cát xông chứa mạt sắt, dẻ lau,. Phương án xử lý chất thải rắn như sau: - Tập trung toàn bộ hệ thống chất thải rắn về khu vực chứa chất thải, có các ô riêng biệt cho từng loại chất thải rắn. - Với các loại chất thải rắn như đề xê, tôn các loại, sẽ được tập trung gọn vào một góc trong phân xưởng để có thể tận dụng lại hoặc bán cho các đơn vị thu mua sắt vụn để tái chế. - Với chất thải rắn là xỉ than, xỉ hàn, công ty bán cho tư nhân dùng để đóng gạch hoặc san lấp. Trong đó cát sông là loại chất thải rắn có chứa mạt sắt, vụn sắt do vậy là loại chất rắn chứa kim loại nặng, nó là yếu tố nguy hiểm cho tài nguyên đất. - Mút xốp, gỗ dán, các bao bì, được dùng để đun nấu ở nhà bếp của công ty hoặc bán cho đơn vị thu mua phế liệu hoặc chuyển cho công ty môi trường đô thị xử lý. - Rác thải sinh hoạt được thu gom và quét dọn hàng ngày, loại rác này công ty đã ký kết với công ty môi trường đô thị thành phố Hải Dương thu gom và vận chuyển đến bãi rác thải quy định của thành phố. Tuy nhiên biện pháp này nếu không được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và nhịp nhàng giữa các loại chất thải rắn thì sẽ tác dụng tổng hợp gây ô nhiễm môi trường, gây những tác động xấu đến sức khoẻ cán bộ, công nhân viên đang làm việc trực tiếp tại công ty cũng như một số hộ dân sống xung quanh địa bàn công ty. I.4.2.3. Nhận xét về khu vực thu gom chất thải của công ty: Công ty đóng tàu và vận tải Hải Dương là một doanh nghiệp Nhà nước, với chức năng chính là sản xuất, chế tạo các sản phẩm như các loại tàu từ 500ĐW đến 3000ĐW, các loại sà lan LAS và sữa chữa các loại tàu cũ .Trong quá trình sản xuất, công ty đã sử dụng một số loại nguyên liệu như sắt, thép, tôn, khung dầm, xốp, mút, gỗ, sơn dầu, cát sông, và thải bỏ ra một số loại chất như: đề xê, phoi sắt, xỉ than, mút xốp, bao bì, bả sơn, cát sông chứa mạt sắt, rác thải sinh hoạt, Lượng rác này tương đối lớn nên nếu chúng không xử lý thường xuyên thì sẽ để tồn đọng rất nhiều trong các phân xưởng. Tình trạng này rất mất mỹ quan công nghiệp, đồng thời các đầu mẫu, cạnh sắc từ các miếng tôn, sắt, gỗ được cắt ra sẽ có nguy cơ gây tai nạn lao động. Vì vậy đòi hỏi công ty phải có một nhà kho để chứa các loại chất thải rắn, phân loại chúng để riêng biệt, đặc biệt đối với các chất thải nguy hại để có thể có các biện pháp xử lý riêng để chúng không ảnh hưởng tới nhau và không ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động. Hiện tại, công ty vẫn chưa có sổ theo dõi, kiểm tra chất thải rắn, chưa có người chịu trách nhiệm về quản lý toàn bộ khu vực thu gom chất thải rắn. Do đó dẫn đến tình trạng nhân viên làm việc thiếu nhiệt tình, thiếu ý thức trách nhiệm. Công ty cũng chưa xây dựng nên một tổ thu gom chất thải rắn và dọn vệ sinh mà hoạt động thu gom này chủ yếu do người công nhân làm sau ca làm việc. Do vậy hiệu quả thu gom chưa cao. Loại chất thải chứa các yếu tố nguy hiểm và có hại là kim loại nặng như xỉ hàn, cát sông, chưa được thu gom và có biện pháp xử lý triệt để mà lại đem bán cho các gia đình hoặc cơ sở sản xuất có nhu cầu mua để san lấp hoặc dùng vào việc khác, gây ô nhiễm môi trường. Phần rác thải sinh hoạt đã được tập trung vào nơi qui định nhưng đôi khi vẫn chưa được vận chuyển và xử lý kịp thời gây ra mùi hôi thối, ngột ngạt, khó thở làm giảm sự hăng say, hứng thú làm việc của công nhân, thậm chí còn ảnh hưởng đến các hộ gia đình sống gần công ty, làm mất cảnh quan trong môi trường làm việc. Khu thu gom chất thải chất thải chưa được hợp lý, làm thu hẹp mặt bằng sản xuất, cản trở giao thông khiến thời gian vận chuyển hàng hoá lâu, giảm nhịp độ sản xuất. Nói tóm lại, khu vực quản lý chất thải rắn của công ty đóng tàu và vận tải Hải Dương được trang bị khá đầy đủ về trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhưng việc quản lý còn nhiều bất cập, chưa triệt để, chưa thực sự tận dụng và phát huy hết những điều kiện vốn có của mình. Đây là một vấn đề mà công ty nên đề cập để khắc phục nhằm đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới. Chương III. Đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn. Bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp nói chung và phòng chống ô nhiễm môi trường công nghiệp do chất thải rắn nói riêng được coi là một vấn đề có tính thời sự; Nó đồng nghĩa với việc giảm thiểu chất thải rắn ngay tại nguồn phát sinh, tăng cường tái sử dụng và tái chế, đây được coi là quốc sách và là chiến lược phát triển để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước trong giai đoạn CNH - HĐH. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó thì phải xây dựng một hệ thống đồng bộ các yếu tố về chính sách, chế độ, thể chế, các công nghệ và kỹ thuật nhằm thực hiện đồng thời các giải pháp về khoa học công nghệ, về tổ chức và quản lý, về kinh tế và xã hội, về văn hoá và giáo dục Khi thực hiện thành công chiến lược này sẽ làm giảm thiểu được chi phí đổ vỏ và tiêu huỷ rác thải, tiết kiệm được những ảnh hưởng xấu do rác thải công nghiệp gây nên, góp phần giải quyết vấn đề môi trường trong sản xuất. Qua thời gian thực tập và tìm hiểu vấn đề môi trường tại công ty Đóng tàu và vận tải Hải Dương cùng với việc nghiên cứu thực tế trong khu vực, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của công ty về chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại. Cụ thể như sau: - Công ty cần xây dựng một phòng môi trường, trong đó ít nhất có một kỹ sư môi trường chuyên trách, quản lý các vấn đề môi trường của Công ty bao gồm cả khí thải nước thải và chất thải rắn. Qua phân tích đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất và nhu cầu nguyên liệu sử dụng thì lượng nước thải và khí thải của công ty là không đáng kẻ mà nguồn chất thải chủ yếu vẫn là chất thải rắn, trong đó bao gồm cả chất thảin guy hại. Vì vậy ở đồ án này tôi chỉ xin trình bày về vấn đề quản lý chất thải rắn của phòng môi trường mà công ty sẽ xây dựng trong thời gian tới. III.1. Xây dựng quy định bảo vệ môi trường cho các phòng ban, cho từng phân xưởng: * Đối với phân xưởng cơ khí – triền đà: + Tổ cơ khí: - Xỉ lò rèn thu gom tập trung, đưa vào bãi rác chung của công ty; - Phoi tiện của quá trình gia công cơ khí phải được thu dọn hàng ngày sau mỗi ca làm việc, sau đó chuyển xuống bãi rác. - Sắt đề xê, phế thải của sắt hằng ngày thu gom vào sọt sắt và chuyển xuống bãi rác. - Các loại giẻ lau máy, lau sắt sau khi dùng xong phải tập trung vào một chỗ, sau đó chuyển xuống bãi rác. + Tổ sơn: - Không để các loại bột màu, hoá chất, phụ gia rơi vãi ra nền phân xưởng, đường đi, - Các thùng phi nguyên liệu dùng hết, vận chuyển xuống bãi rác. - Các bã sơn thu gom tập trung, đổ xuống nơi quy định của bãi rác. - Các loại giẻ lau máy, lau tay, lau hộp sau khi dùng xong thì phải thu gom gọn gàng và chuyển ra bãi rác. + Tổ gõ rỉ, sữa chữa đóng mới tàu: - Những phế phẩm được tháo dỡ từ tàu cũ không sử dụng nữa thì phân loại và chuyển xuống bãi rác. - Thu gom những máng rỉ sắt, sau đó vận chuyển xuống bãi rác. * Phân xưởng vỏ: - Các xỉ hàn được thu gom và vận chuyển xuống bãi rác. - Các mẫu que hàn thừa cũng được vận chuyể xuống bãi rác. - Sắt , đề xê thu gom và vận chuyển xuống bãi rác. * Nhà ăn: - Xỉ lò thu gom và đưa xuống bãi rác. - Rác thải sinh hoạt được để trong các thing rác và vận chuyển về nơi quy định của công ty, chỗ mà xe chở rác của công ty môi trường đô thị có thể dễ dàng vận chuyển lên xe chở đi xử lý. Lưu ý là loại rác này cần phải vận chuyển đi sớm, thường là ngày nào phải chuyển đi ngày đó để tránh bốc mùi hôi thối, khó chịu, gây ô nhiễm môi trường. * Phòng môi trường: - Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các phân xưởng, tổ sản xuất thực hiện tốt các nội quy để bảo vệ môi trường. - Kiểm tra và xử lý lượng chất thải trước khi lượng đổ thải vượt quá mức cho phép của bãi rác thải của công ty. - Tuyên truyền, huấn luyện cách quản lý chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại, * Các phòng ban khác: - Không vứt rác bừa bãi, thu gom rác vào nơi quy định. - Thực hiện đúng những quy định Bảo vệ môi trường mà công ty đã ban hành, III.2. Xây dựng quy trình quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại: III.2.1. Pân loại chất thải rắn: - Đối với chất thải có khả năng tái chế như sắt vụn, thép vụn, đề xê, sắt thải từ các tàu sữa chữa, Công ty nên tiến hành thu gom và vận chuyển đến nơi quy định, sau đó phân loại và bán cho các đơn vị , cá nhân có nhu cầu sử dụng vào mục đích tận dụng và tái chế. - Đối với các loại chất thải như: gỗ, vỏ hộp bằng cát tông, giấy vụn văn phòng, Công ty nên tiến hành thu gom và tận dụng nó làm chất đốt cho nhà bếp của công ty hoặc là bán cho đơn vị thu mua phế liệu. - Đối với rác thải sinh hoạt thì thu gom về nơi quy định, công ty ký hợp đồng với xí nghiệp môi trường đô thị của thành phố vận chuyển về bãi rác của thành phố theo đúng các quy định của Nhà nước. - Toàn bộ bã sơn ( chất thải nguy hại) phải được thu gom và vận chuyển đến khu vực quản lý chất thải của công ty. III.2.2. Thu gom chất thải: - Đối với chất thải không nguy hại như sắt, thép vụn, gỗ dán, công ty cần phân tách và thu gom về nơi quy định. - Toàn bộ bã sơn thải ra sau khi thu gom cần được đựng trong các thùng phi và vận chuyển ra nơi quản lý chất thải của công ty. - Khu vực để chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại phải có mái che mưa, che nắng, nền phải được láng xi măng để chống ô nhiễm mặt đất, - Công ty nên tách riêng toàn bộ chất thải nguy hại chư sắt vụn, thép, gỗ vụn, ra xa chất thải nguy hại. - Có biển báo quy định rõ ràng các loại chất thải tại các khu vực lưu trữ. III.2.3. Chế độ báo cáo: - Phòng môi trường cần thực hiện báo cáo định kỳ một quý một lần với ban lãnh đạo Công ty để ban lãnh đạo biết được thực trạng môi trường của công ty và có biện pháp xử lý cần thiết khi có sự cố. - Phòng môi trường cần thực hiện báo cáo định kỳ tình hình quản lý chất thải rắn nguy hại (Báo cáo về sở Khoa học công nghệ và môi trường thành phố Hải Dương trước ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 đối với báo cáo 6 tháng cuối năm). - Phòng môi trường phải có trách nhiệm giải trình và cung cấp tài liệu liên quan đến quản lý nguồn thải cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi được kiểm tra. III.2.4. Các biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố: Khi có hiện tượng mưa lũ gây mất an toàn cho việc quản lý chất thải nguy hại, ngay sau khi phát hiện trong vòng 1 giờ, phòng môi trường của công ty phải thông báo ngay cho cơ quan quản lý môi trường và các cơ quan chức năng có thẩm quyền biết để cùng với công ty có biện pháp khắc phục. III.3. Xây dựng quy trình hướng dẫn công nhân thu gom chất thải rắn: Để thực hiện được các giải pháp tổ chức quản lý ở trên cần phải có một quy trình hướng dẫn công nhân thu gom chất thải rắn, đặc biệt là chất thải nguy hại, đồng thời nhằm giảm thiểu những rủi ro gây ra bởi chất thải rắn như tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường lao động, Đây là một quy trình khép kín, mang tính chuyên môn cao. Cụ thể như sau: - Bước 1: Chuẩn bị; - Bước 2: Đọc nội quy, quy định cách thu gom chất thải nguy hại; - Bước 3 : Đọc sổ theo dõi và kiểm tra chất thải rắn nguy hại xem gần đây có dấu hiệu gì bất ổn, nếu có thì phải đề ra biện pháp phòng tránh trước khi tiếp xúc với nó. - Bước 4: Mặc quần áo bảo hộ lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định (Mũ, giầy, ủng, găng tay, khẩu trang,) - Bước 5: Bắt đầu thao tác làm việc; - Bước 6 : Tư thế đứng phải chắc chắn, trọng tâm dồn xuống 2 chân, cúi khom người, nhấc vật nặng, đưa lên dần dần. - Bước 7 : Khi làm việc từ 2 người trở lên thì phải có sự thống nhất trong công việc. Các thao tác phải được thực hiện nhuần nhuyễn (Ví dụ : Tay trái đỡ, tay phải giữ, đón lấy vật nặng, 2 chân chùng xuống, từ từ đứng thẳng người để lấy lực đỡ,..) ; - Bước 8 : Quy định nơi thu gom chất thải nguy hại phải có lan can (nếu để nó ở trên cao), tránh trường hợp công nhân bị ngã rơi xuống đất gây tai nạn. - Bước 9 : Quá trình vận chuyển, thu gom chất thải nguy hại phải được đưa vào phòng kín, không được để hở ra ngoài khiến cho chất thải nguy hại phát tán, lan rộng vào môi trường ; - Bước 10 : Sau khi xong việc, công nhân tiến hành dọn vệ sinh ; - Bước 11 : Ghi nhận xét, đánh giá định kỳ vào sổ theo dõi, nếu có dấu hiệu sự cố gì xảy ra cần báo ngay cho cấp trên để có phương án giải quyết kịp thời. - Bước 12 : Thay trang phục, cất quần áo bảo hộ lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân vào đúng nơi quy định ; - Bước 13 : Kiểm tra nhà xưởng trước khi ra về. Trên đây là một quy trình hướng dẫn công nhân cách thu gom chất thải rắn nguy hại mà tôi đề xuất trong quá trình khảo sát tại công ty. Quy trình sẽ đạt hiệu quả hơn rất nhiều nếu hàng năm công ty tổ chức tuyên truyền, huấn luyện vê lĩnh vực An toàn lao động - Vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ,... Khi đó người công nhân hiểu rõ hơn tác hại và cách phòng chống, đồng thời cũng có sự nhất quán và hỗ trợ giữa lĩnh vực môi trường và kỹ thuật an toàn. Công ty nên mời cán bộ môi trường tập huấn tại công ty về các nội dung như: - Chất thải nguy hại là gì? Tác hại của nó như thế nào? - Cách thu gom - Cách bảo quản - Hướng dẫn các thao tác khi làm việc với chất thải nguy hại - Phổ biến những biện pháp làm việc hữu hiệu đến công nhân, Không những vậy, sau đợt tập huấn, công ty nên tổ chức những đợt sát hạch để đánh giá đúng việc áp dụng vào thực tế của công nhân, nếu sai nên đề ra biện pháp xử phạt phù hợp, nếu ai làm tốt thì cần phải tuyên dương, khen thưởng kịp thời. III.4. Quy hoạch bãi thu gom chất thải: Thực trạng chất thải rắn tại Công ty đóng tàu và vận tải Hải Dương đang tồn tại nhiều bất cập. Việc quản lý chất thải rắn chưa quy cũ, chưa hệ thống, do đó vẫn ảnh hưởng tới hoạt động lao động sản xuất và người lao động. Vì vậy để việc quản lý chất thải rắn được tốt hơn thì vấn đề cấp thiết đầu tiên là thiết kế, xây dựng nhà kho chứa chất thải rắn trước khi đưa chất thải rắn đi xử lý. Nhà kho được đưa vào các ô riêng biệt, có biển báo rõ ràng, có sổ theo dõi, quản lý cẩn thận và giao cho người có trách nhiệm giữ. * Căn cứ vào vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của công y: Tổng diện tích toàn công ty là: 53246 m2; * Căn cứ vào lượng phát thải chất thải rắn của công ty: + Phôi, đề xê kim loại, sắt, tôn phế thải: 80 tấn/năm; + Mút, xốp vụn: 1.2 tấn/năm; + Gỗ dán ép: 1.0 tấn/ năm; + Phụ tùng tàu, salan hỏng: 2.5 tấn/năm ; + Giẻ lau : 0.35 tấn/năm; + Xỉ than : 3.0 tấn/ năm; + Bả sơn, hộp sơn,..: 1.2 tấn/ năm; Tất cả các loại chất thải rắn trên, một phần được thu gom để tái chế cho các nghành sản xuất khác, một phần bán cho phế liệu, một phần ký hợp đồng chuyển giao cho công ty Môi trường đô thị thành phố vận chuyển và xử lý. Vì vậy, nhằm tận dụng tối đa giá trị sử dụng của chất thải và hạn chế tối thiểu ô nhiễm môi trường, công ty cần thu gom và quản lý các chất thải này một cách triệt để. Nhà kho dự kiến xây dựng trong khu bãi rác dự kiến: Kích thước xây dung: 112m2. Cấu truc nhà 2 mái lợp tôn. Nhà được thiết ké dạng kết cấu khung cứng, có chiều cao thấp nhất là 5m( Đảm bảo đủ độ cao cho xe vào). Khung nhà được làm bằng thép hộp 50. 50. Kết cấu nhà được hàng cứng (tạo thành khung siêu tĩnh) đảm bảo độ cứng, vững chắc cho nhà. Mái nhà được lợp bằng tôn múi, xung quanh được lợp bằng các tấm nhựa hoặc tôn tạn dụng đảm bảo che chắn khi mưa gió. Nền nhà được láng xi măng, được nâng cấp 0.5m để có đủ khả năng chống tràn nước lên xàn nhà, ảnh hưởng đến việc quản lý chất thải nguy nguy hại. Nhà chứa chất thả rắn dự kiến gồm 5 phòng: Phòng số 1: Dùng để dụng cụ của công nhân vệ sinh môi trường (bao gồm: xẻng, chổi, xe đẩy rác, ). Phòng số 2: Dùng để gỗ, giấy vụn, hộp giấy, vụn cung cấp nguyên liệu cho nhà ăn của công ty. Phòng số 3: Dùng để chứa chất thải rắn có khả năng tái chế (gồm: sắt, thép, tôn, kích thước lớn và có khả năng sử dụng lại). Phòng số 4: Dùng để chứa chất thải rắn để bán (gồm: đề xê kim loại, sắt thép vụn, gỗ vụn,). Phòng số 5: Dùng để chất thải nguy hại (Gồm: Bã cặn sơn, bả matit, các loại hoá chất độc hại,). Đây là phòng có tính chất nguy him, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người lao động, do đó cần phải xây kín và che chắn cẩn then để tránh các chất độc hại phát tán ra ngoài môi trường. Bên ngoài phòng ngoài việc phải đề biển như các phong khác còn phải có quy định và hướng dẫn cụ thể. Việc thiết kê được tiến hành như sau: Tên chi tiết Phần cấp phát vật tư Ghi chú Tên vật tư ĐV tính Số lượng tổng thể Khung xương chính [50*50] M 80 Tôn lợp Tôn múi M2 30 Theo khổ 1080*3500 Tấm lợp nhựa Tấm lợp nhựa Khổ 1080*2600 Gạch Gạch Viên 9000 Đá, cát Đá, cát Tấn 3 Xi măng Xi măng Tạ 8 Vít tự ren M4 Vít tự ren M4 Cái 200 Que hàn cacbon Que hàn cacbon kg 5 Cửa chính Cửa chính Bộ 3 2*3 Cửa chính Cửa chính Bộ 4 1.6*2.6 Cửa sổ Cửa sổ Bộ 8 1.6*2 Bảng 15: Bảng định mức nguyê vật liệu Kết luận: Sau một thời gian thực tập tại Công ty Đóng tàu và vận tải Hải Dương, với sự chỉ bảo và giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, của cán bộ Lãnh đạo Công ty, đặc biệt là phòng kỹ thuật, tôi nhận thấy rằng: Trong những năm qua Công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động cũng như làm giảm thiểu sự hoạt động sản xuất đến khu dân cư xung quanh. Việc công ty đang thay đổi dần các thiết bị máy móc là một dấu hiệu đáng mừng trong quá trình phát triển đi lên của công ty. Điều đó cho thấy bên cạnh việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thì môi trường cũng đang là vấn đề được Công ty quan tâm và đầu tư thích đáng. Hàng năm Công ty đều mời cán bộ môi trường về đo đạc, giám sát các yếu tố môi trường để đề ra các biện pháp xử lý kịp thời. Bằng việc thay đổi công nghệ sản xuất, thay thế các thiết bị máy móc,, lượng chất thải rắn của công ty giảm đi đáng kể, đặc biệt là lượng chất thải nguy hại. Tuy vậy, do tình hình khó khăn chung của sản xuất hiện nay,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0084.doc
Tài liệu liên quan