Như vậy, nhánh văn hoá tiêu dùng của người Việt cũng đã rất phát triển và vấn đề được xem xét ở đây chính là tiêu dùng sản phẩm may mặc, một nét văn hoá tiêu dùng đặc sắc. Khởi đầu trong trang phục của đàn bà là chiếc váy, của đàn ông là chiếc khố, về sau phát triển thành bộ xồng – yếm -áo phụ nữ và quần áo cánh nam giới (ngày thường) chiếc áo dài tứ thân mớ ba mớ bảy, áo, chúng của nam giới với những chiếc khăn vấn tóc nón che đầu (ngày hội) Ngày nay, vấn đề trang phục đã phát triển lên những nấc thang mới với các kiểu mốt khác nhau. Các sản phẩm đều thể hiện một sự giao thoa, tiếp thu có chọn lọc không chỉ những nét văn hóa truyền thống dân tộc mà ngay cả tinh hoa văn hoá dân tộc khác trên thế giới. Tuy nhiên, để có một ngành công nghiệp may mặc phát triển trong tương lai nhà nước cần có những biện pháp, những chính sách phù hợp để giải quyết một cách triệt để các vấn đề, các vướng mắc còn tồn tại trên một cách thoả đáng và triệt để. Song tất cả đều thể hiện tính cách của tâm hồn và văn hoá Việt – một dân tộc thông minh. cần cù, sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường trong đấu tranh chống xâm lược bảo vệ tổ quốc và các giá trị văn hoá của mình, đồng thời cũng là một cộng đồng giàu lòng nhân ái, nhân nghĩa. Họ xứng đáng là dân tộc chủ thể, điểm quy tụ của ý thức về một tổ quốc Việt Nam thống nhất về chính trị và địa lí, một tổ quốc Việt Nam đa dân tộc, vừa đa dạng vừa thống nhất về văn hoá.
46 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng ngành dệt may hiện nay và biện pháp để có thể đưa ngành dệt nước ta phát triển hơn vững bước trên con đường hội nhập của thế kỷ 21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị hơn thì ở thành thị phía Nam chạy theo mốt nước ngoài với nhịp độ mạnh mẽ hơn, khoảng cách ăn mặc giữa các giai cấp, giữa thành thị nông thôn ngày càng cách biệt hơn. ở Miền Bắc chỉ có bà già ở nông thôn còn mặc váy còn đa số, chị em thanh niên và trung niên đã chuyển sang mặc quần may kiểu “chân quê”. ở thành thị, nhiều nữ thanh niên mặc quần âu thay cho quần đen. Chiếc áo cánh của phụ nữ được cải tiến nhiều như cắt sát eo hơn chứ không rộng và thẳng như trước, vạt áo lượn vòng, hạ thấp tà, triết li trước ngực và sau lưng. Cổ áo cũng đa dạng, cổ vuông tròn, hình trái tim . Màu sắc cũng phong phú, màu nâu, gụ, xanh, trắng, vải hoa. Khi kiểu áo mới này thịnh hành thì yếm cổ truyền không còn nữa. Nó được thay thế bằng áo lót nịt ngực tiếp thu từ Châu Âu góp phần làm tô thêm vẻ đẹp hình thể của phụ nữ. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại miền Bắc, hình ảnh cô dân quân mặc quần đen, áo cánh nâu bó sát thân, thắt lưng to bản, đầu chịt khăn vuông mỏ quạ, chân đi dép cao su đen cắt từ lốp ô tô, vai khoác súng trường là hình ảnh tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam thời kì vừa sản xuất vừa chiến đấu chống Mỹ cứu nước. ở Miền Nam, hơn 20 năm sống dưới chế độ thực dân mới của Mỹ – Ngụy, về cơ bản y phục dân tộc vẫn được bảo lưu và cải tiến theo hướng kết hợp dân tộc với hiện đại. Ngay bộ quần áo bà ba truyền thống không ngừng được cải tiến. Từ chiếc màu đen may bằng vải rẻ tiền dần biến đổi thành loại bà ba nhiều màu sắc may sát eo hơn. Bên cạnh đó, vào những năm 60-70 ở các thành thị Miền Nam đặc biệt là ở Sài Gòn đã dấy lên phong trào mặc các kiểu quần áo âu hiện đại như váy mini, quần bò jean với các mốt ống loe, ống bó các kiểu áo thun áo phông. Một số ít thanh niên nam nữ hoặc theo kiểu “hippy” may bằng vải thô với nhiều kiểu may cắt kì quặc, thêu thùa rối rắm, phong trào ăn mặc có khi đến mức cực đoan gây nên những phản ứng cực đoan gây nên những phản ứng xã hội, nhất là với tầng lớp trung niên và người già có ý thức dân tộc nhằm bảo vệ những giá trị truyền thống trước những lố lăng trong phong trào Âu hoá.
Sau năm 1975, khi đất nước hoàn toàn độc lập, giang sơn thu về một mối, trong sự phát triển văn hoá nói chung cũng như trang phục nói riêng đang đứng trước những xu hướng mới. Các phong cách địa phương về ăn mặc như Hà Nội, Huế, Sài Gòn nay không còn đóng khung trong các địa phương mà đã có điều kiện lan toả ra cả nước, nhiều vùng dân tộc đã tiếp thu kiểu cách trang phục người Kinh. Ngược lại, chị em phụ nữ người Kinh, nhất là ở thành thị lại ưa chuộng một số sản phẩm dệt may, cách thức trang trí hoa văn dân tộc đưa vào y phục của mình. Cho dù có sự cách tân lại các kiểu quần áo cho hiện đại hơn và xuất hiện các kiểu quần áo đa sạng hơn trước, nhưng nhìn chung vẫn rất đơn giản. Tiêu dùng cho may mặc không được chú trọng.
Như vậy, trong suốt thời gian từ 1985 trở về trước may mặc chưa phải là nhu cầu phổ biến của đông đảo quần chúng, tâm lí chung của hầu hết mọi người là có gì mặc nấy, không cầu kì đòi hỏi.
b, Vai trò của trang phục và mối quan hệ giữa trang phục với phong cách sinh hoạt người Việt
Mặc là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống con người, ngay từ khi xuất hiện con người đã có nhu cầu được bảo vệ cơ thể, đây là lí do cho sự ra đời của quần áo, khi mới xuất hiện quần áo chỉ là những tấm chắn được dệt từ lá cây, sau đó là đến các mảnh da thú Ngoài tác dụng là che thân bảo vệ cơ thể, nó còn có chức năng làm đẹp con người. Có thể nói ngay từ thời xa xưa quần áo nói riêng và trang phục nói chung luôn chứa đựng hai chức năng chính là bảo vệ và thẩm mỹ. Ngày nay, khi xã hội đã bước sang trang sử mới văn minh hơn thì chức năng thẩm mỹ càng trở nên quan trọng hơn, nó đã trở thành một trong những yếu tố trọng tâm, hàng đầu làm nên vẻ đẹp hình thức của con người. Tục ngữ nước ta đã từng thừa nhận :
“Người đẹp vì lụa “
và “Hơn nhau tấm áo manh quần
Cởi ra mình trần ai cũng như ai “
Mặc dù chúng ta đều biết rằng: cái đẹp của con người không phải là tấm áo manh quần – những thứ họ mặc trên mình. Không chỉ thế, nếu như cái làm nên giá trị của con người ngoài quần áo ra không còn gì cả thì hoá ra con người cũng chỉ như một chiếc mắc áo tầm thường, chỉ để treo quần áo mà ông cha ta đã từng gọi một cách rẻ rúng là “phường giá áo túi cơm”. Nhưng để xác định được giá trị của một con người không phải là chuyện đơn giản, cần có một thời gian quen biết, tiếp xúc tìm hiểu chứ không phải mới gặp lần đầu đã nhận ra ngay được. Vì vậy, y phục tuy là những thứ che thân vô cảm nhưng vẫn gây ra được ấn tượng mạnh trong giao tiếp lần đầu và có thể có tác động tới đồi tượng giao tiếp chi phối cách ứng xử và hoạt động của họ. Quả là :
“ Quen sợ lòng sợ dạ
Lạ sợ áo sợ quần “
Đặc biệt hơn là có những cuộc gặp lần đầu có thể tạo ra những ấn tượng
đeo đẳng mãi, khó thay đổi được và có tác dụng không nhỏ tới chủ thể giao tiếp.
Nói riêng, về mặt thẩm mỹ của một bộ quần áo đẹp hài hoà với chủ thể giao tiếp chẳng những tạo nên thiện cảm, ấn tượng đối với chủ thể giao tiếp, mà nó còn thể hiện tính cách khả năng thẩm mỹ của chủ thể mặc nó một trong những khả năng mà ở xã hội hiện đại rất được coi trọng. Hơn nữa, y phục tạo cho người mặc những yêu tố tâm lý, có thể là sự tự tin. Có thể nói, khi chúng ta tạo cho mình một vẻ ngoài như thế nào thì chúng ta sẻ có tâm lý như thế ấy, tiếp theo đó là những biểu hiện bằng ngôn ngữ, cử chỉ tương ứng với nó.
Đáng chú ý hơn, với truyền thống hiếu khách của người Việt Nam, mặc không chỉ vì mình mà còn vì người khác, vì sự tôn trọng người giao tiếp với mình, nhất là khi tiếp xúc với người nước ngoài, người Việt luôn mặc những trang phục dân tộc qua đó thể hiện lên sự tôn kính và tinh thần dân tộc. Lịch sử còn ghi lại, vào cuối thế kỉ XIV nước Đại Việt bị quân Minh xâm lấn rồi dùng chính sách đồng hóa, bắt dân ta ăn mặc theo kiểu Trung Hoa, nhưng sự áp đặt đó đã bị chống trả quyết liệt. Vào năm 1665 nhằm phục hồi văn hoá dân tộc vua Lê đã ban hành: từ đây về sau, đàn bà con gái không thắt eo lưng và không mặc quần có ống chân để nghiêm chỉnh phong tục Cũng như tiếng Việt, y phục Việt có một sức sống ngoan cường, giữ được bản sắc riêng của mình mặc dù phải trải qua nhiều thăng trầm của chiến tranh xâm lược, góp phần làm nên văn hoá Việt Nam, trong lịch sử dân tộc với những cuộc đấu tranh ngoan cường giữ nước của ông cha ta còn để lại nhiều dấu ấn không thể phai mờ về ý thức đấu tranh bảo vệ bản sắc văn hoá trang phục Việt Nam với hình hài vóc dáng Việt Nam. Vua Lí Thánh Tông (1040) đã truyền dạy cung nữ phải dệt lấy vải vóc để dùng là muốn dân ta không phụ thuộc vào gấm vóc nhà tống thời đó.
Để tồn tại trên mảnh đất Việt Nam, suốt chiều dài lịch sử gần mấy nghìn năm luôn phải chống trả kiên cường với sự xâm lăng, đồng hoá của kẻ thù và với những khắc nghiệt của thiên nhiên. Hơn nữa, Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp lúa nước cư dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước nên rất nghèo. Song tất cả những điều đó đã hun đúc nên bản chất người Việt Nam dũng cảm, cần cù và giản dị. Có lẽ vì thế, trong cốt cách ăn mặc của người Việt có truyền thống “ăn chắc mặc bền”, các y phục từ xa xưa, từ cách dệt may cho đến cách nhuộm màu thường được gia công sao cho chịu được thử thách của thời gian phù hợp và thoải mái trong hoạt động lao động, tạo diều kiện dễ dàng trong thực hiện công việc. Có những bộ quần áo lưu truyền từ đời này sang đời khác, sự tiết kiệm trong nghệ thuật mặc cũng là một nét rất Việt Nam, y phục Việt Nam thường không có những chi tiết quá thừa, rườm rà, dài lê thê. Ngoài những bộ y phục lễ hội, quần áo mặc ở nhà nhiều khi được tinh giản một cách tài tình, sao cho vừa che được những phần cần che trên cơ thể một cách có thẩm mỹ nhưng lại sử dụng ít nhất vật liệu và thao tác may mặc đơn giản nhất. Cái yếm là một ví dụ, nó chỉ là một mảnh vải hình vuông đeo trước ngực rất đơn giản và kinh tế đối với người nông dân góc trên khoét tròn làm cổ hai góc trên đính với dải để buộc ở sau lưng. Nhưng yếm là một bộ phận trung tâm của người phụ nữ được các bà các cô chọn lọc chăm chút, từ ngày xưa, ai cũng tự làm lấy yếm để mặc, không ai đi mua yếm may sẳn, ngay cả khi giặt cũng phải tìm nơi kín đáo để phơi. Các cô gái thành thị mặc yếm trắng, yếm hồng, còn ở nông thôn mặc yếm màu hoa liên, khi lễ hội mặc yếm đào yếm đỏ. Yếm mặc trong, áo buông vạt nằm ngoài nên một phần thân yếm nhô ra thấp thoáng giữa hai tà áo, ngày nóng bức phụ nữ thôn quê trong khi lao động ở nhà chỉ mặc áo ngắn với yếm, cởi trần để hở phần lưng và lườn. Tính tha thướt mềm mại cũng là một nét độc đáo trong y phục truyền thống người Việt, đặc điểm này có quan hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh với hình ảnh cây đa, bến nước, ao đình, bờ tre, khóm trúc lay động trong gió, những mái đình cong cong Tất cả đều rất quen thuộc với nông thôn Việt Nam, nó được hòa quện một cách tài tình với những bộ trang phục có những dải khăn áo bay bay, về bộ khăn áo mớ ba mớ bảy có đến hàng chục dải áo. Ngày nay, càng với sự phát triển của xã hội trang phục cũng đã có những cải tiến, tuy những bộ quần áo xẻ tà, áo mớ ba mớ bảy, áo bà ba không còn phổ biến nhưng đó chính là cơ sở của việc hình thành nên những bộ quần áo ngày nay, phù hợp với tính cách và sự năng động của con người trong thời đại mới, giờ đây con người tham gia nhiều hoạt động xã hội, hoạt động công sở nhằm thể hiện mình tìm kiếm địa vị của mình trong xã hội và mong muốn ngưòi khác tôn trọng vì vậy vấn đề trang phục là rất được chú ý hơn bao giờ hết bởi chính vai trò của nó là không thể phủ nhận.
2. Thực trạng phát triển ngành sản phẩm dệt may và thái độ tiêu dùng sản phẩm này từ sau khi mở cửa thị trường .
a, Xã hội Việt Nam từ khi hội nhập.
Ngay khi hội nhập, mặc dù có điểm xuất phát thấp – nền kinh tế nông nghiệp với hầu hết dân số là nông dân. Song xã hội Việt Nam đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần: Kinh tế xã hội chủ nghĩa (gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể, cùng với bộ phân kinh tế gia đình gắn liền với thành phần đó), kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá (thợ thủ công nông dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể), kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc trong một bộ phận đồng bào thiểu số. Đây là chủ trương chiến lược phát triển kinh tế lâu dài và là một đặc trưng của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ngoài ra cơ chế quản lí cũng được đổi mới cho phù hợp, chuyển mạnh các đơn vị kinh tế sang hoạch toán kinh doanh theo quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhờ vậy, kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như:
Nhịp độ phát triên kinh tế khá nhanh và ổn định, đặc biệt 5 năm từ 1991 đến 1995 lần đầu tiên vượt mức nhiều chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch 5 năm.
1986
4,0
1991
6,0
1987
3,9
1992
8,6
1988
5,1
1993
8,1
1989
8,0
1994
8,8
1990
5,1
1995
9,5
Bảng nhịp độ tăng trưởng GDP (%)
Tính chung trong 5 năm GDP tăng hàng năm 3,9% (trong thời kì 1986-1990) và 8,2% (trong thời kì 1991-1995) - kế hoạch đề ra là 5.5% - 6,5%
Cũng trong năm (1991- 1995) hàng năm nông nghiệp tăng 4,5%; công nghiệp tăng 13,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng 20% trong sản xuất nông nghiệp có một kết quả nổi bật là sản lượng lương thực (quy thóc) đã tăng nhanh: từ 21,5 triệu tấn (năm 1990) lên 27,5 triệu tấn (năm 1995). Sản lượng lương thực bình quân đầu người đã tăng từ 304kg (năm 1985) lên 364kg (năm 1995). Những chuyển biến trên mặt trận lương thực đã góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống nhân dân và cải thiện cán cân xuất nhập khẩu: Từ năm 1989 trở đi mỗi năm chúng ta xuất đi được trên dưới 2 triệu tấn gạo. Từ 1991 đến nay, sản xuất không chỉ đủ để tiêu dùng mà còn dành một phần để tích luỹ (năm 1991: 10,1%; năm 1992: 013,8%; năm 1993: 14,8%; năm 1994: 17,0%).
Cơ cấu có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng cơ bản trong GDP đã tăng từ 22,6%(1990) lên 30,3% (năm 1995), tỷ trọng dịch vụ từ 38,6% lên 42,5%; tỷ trọng nông nghiệp đã giảm từ 40,65 (năm1990) xuống còn 36,2%(năm 1994). Cơ cấu các thành phần kinh tế trong GDP từ quốc doanh, hợp tác xã sang đa thành phần, nhưng vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh vẫn được tăng cường: Tỷ trọng kinh tế quốc doanh trong GDP từ 29,45 (năm 1990) lên 40,4% (năm 1994).
Kiềm chế và ngăn chặn được nạn siêu lạm phát. Trong những năm 1986-1988 nạn lạm phát đã tăng tới 3 con số xuống còn hai con số (riêng năm 1993 xuống một con số) trong khi đó tố độ tăng trưởng khá cao.
chỉ tiêu
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
tăng trưởng
4
3,9
5,1
8,0
5,1
6,0
8,6
8,1
8,8
9,5
lạm phát
774,7
223,1
393,8
34,7
67,4
67,6
17,6
5,2
14,4
12,7
Đến nay nạn lạm phát được kiềm chế ở mức ổn định .
Đời sống nhân dân tuy còn nhiều khố khăn nhưng nhìn chung đã được cải thiện một bước rõ rệt: một bộ phận dân có mức sống khá hơn, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm từ 55% năm (1989) xuống 19,9% năm (1993). Nói chung, sau 10 năm đổi mới, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, nhưng còn một số mặt chưa được củng cố vững chắc.
b, Ngành dệt Việt Nam và vấn đề trang phục trong giai đoạn mới.
Kể từ khi có chính sách mở cửa và sự bùng nổ kinh tế thị trường, may mặc và tiêu dùng sản phẩm may mặc đã thực sự được biến đổi cùng nhiều ngành khác, thị trường may mặc đã trở nên rộng lớn là nơi có sức thu hút các nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài nước, điều này chứng tỏ xu thế quan tâm đến tiêu dùng sản phẩm may mặc ngày một tăng. Mặc đẹp, mặc lịch sự mặc sang trọng ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết của các tầng lớp nhân dân khác nhau trong việc luôn hướng tới cái đẹp, cái hoàn mỹ. Điều này được thể hiện qua một số đặc trưng sau:
Một số sản phẩm dệt và may mặc nước ta đã cạnh tranh được với hàng nước ngoài, chẳng hạn với loại vải của xí nghiệp dệt kim Hà Nội, dệt kim Đông Xuân, các sản phẩm len của nhà máy len Vĩnh Thịnh của công ty len Biên Hoà Những sản phẩm may mặc đã mạnh dạn mang nhãn hiệu Việt Nam đã đẩy lùi hàng ngoại như quần áo trẻ em.
Việc xuất khẩu hàng dệt may cũng tăng lên đáng kể. Sau khi thị trưòng Đông Âu bị đóng cửa ngành dệt may chúng ta đã chuyển hướng sang thị trưòng EC và bước đầu đứng vững trên khu vực này. Ngày càng có nhiều mặt hàng để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Một số nhà máy lớn trước kia chỉ quan tâm hàng xuất khẩu thì từ năm 1993 trở lại đây đã bắt đầu chú ý đến thị trường trong nước đã sản xuất và bán nhiều bộ quần áo phục vụ đông đảo quần chúng và đã có tín nhiệm, chẳng hạn như công ty may 10, may Thăng Long và một số nhà may khác.
Số lượng nhà máy may mọc lên ngày một nhiều, tính đến năm 1994 có trên hơn 4 vạn hộ gia đình, tổ hợp may mặc chuyên sản xuất phục vụ thị trường may sẳn, 136 cơ sở may và phục vụ may công nghiệp, chủ yếu làm hàng xuất khẩu. Ngoài ra còn có một số nhà may đo phục vụ theo nhu cầu, ý muốn của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong nước và người nước ngoài. Đặc biệt, gần đây nổi lên một loại hình văn hoá khác trước, đánh dấu bước trưởng thành mới trong may mặc, đó là lĩnh vực thời trang. Cách đây hơn 10 năm, thời trang ít được nhắc tới và có chăng được nhắc tới cũng ít được đề cao, coi thời trang là thứ xa xỉ cần được loại bỏ. Ngày nay, thời trang đã trở thành nhu cầu, một đòi hỏi không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của người Việt Nam, nhất là người dân đô thị. Thời trang xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Ca nhạc thời trang, trình diễn thời trang, hoa hậu thời trang, xiếc thời trang Trong thời mở cửa, người ta tiếp nhận một cách tự nhiên đôi khi hào hứng đúng với tính chất và quy luật vốn có của nó. Sự tiếp nhận loại hình văn hoá mới này đánh dấu một bước quan trọng của sự biến đổi cách nhìn nhận, thói quen thẩm mỹ thể hiện trong may mặc, đồng thời chứng minh sự mong muốn giao lưu hòa nhập với thế giới trong lĩnh vực này. Thời trang là nơi thể hiện một cách tự do và dân chủ đối với sự lựa chọn một loại “mốt” nào đó. Đã qua rồi cái thời cấm đoán, hạn chế may mặc. Trước kia đặc biệt trong thời phong kiến, pháp thuộc đã hiểu sai về “mốt”, coi “mốt” là một cái gì đó nhố nhăng, kệch cỡm. Ngày nay, đa số nhân dân đã hiểu mốt là một sáng tạo trong đó sự dân chủ là cơ sở xã hội của mốt, dân chủ trong “mốt” sẽ kích thích khuynh hướng sáng tạo đồng thời bộc lộ được cá tính mỗi người. Với một cách sâu xa, sự dân chủ trong “mốt” dần loại bỏ những mốt kệch cỡm, không phù hợp, khó coi. Không phải ngẫu nhiên khi thời trang mới xuất hiện đã sớm thu hút được sự chú ý của đông đảo quần chúng, điều này chỉ có thể lí giải từ nhu cầu khách quan, từ tâm lí muốn vươn lên chiếm lĩnh cái đẹp và vươn tới cái hoàn mỹ của các tầng lớp nhân dân mà trước hết là nam nữ thanh niên.
Thời trang ngày nay đang trên đà phát triển, nó không những trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mà còn là một bộ phận cấu thành, tạo nên bộ mặt các đô thị trong thời mở cửa. Nó là dấu hiệu phát triển một xã hội văn minh của thị hiếu thẩm mỹ, của thuần phong mỹ tục của mỗi dân tộc. Nó là một yêu cầu trong giao tiếp ứng xử và nếp sống văn minh lịch sự. Thời trang còn là mảnh đất mầu mỡ, là nơi để các nhà doanh nghiệp khám phá ra những bí mật mới về chất liệu vải, về màu sắc, về sự kết hợp hài hoà giữa cái đẹp và các yếu tố cấu thành. Xu hướng thời trang hiện nay là quay trở về với cội nguồn dân tộc, những nét đẹp truyền thống những thuần phong mỹ tục đã bị lãng quên đang dần dần tìm lại được vị trí và bản chất của nó đây luôn là điểm trọng tâm được các nhà tạo mẫu chú ý khai thác, bên cạnh đó thời trang cũng có sự hoà nhập với thế giới, những hiểu biết được tiếp thu có chọn lọc và cải tiến cho phù hợp với hình dáng và đặc tính người Việt. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn hiện tượng lệch chuẩn trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, sự tuỳ tiện trong cách ăn mặc khi ra đường, khi đến công sở hoặc nơi đông người, hoặc nhiều “trai thanh gái lịch“ vì chạy theo mốt mà trở nên lố lăng, kệch cỡm, điển hình là trong làng ca nhạc thời nay, một số ca sĩ đặc biệt là ca sĩ nữ, cách ăn mặc khi biểu diễn đã có phần đi quá đà, không phù hợp với phong tục của dân tộc Việt Nam, vì vậy một số quy định và nhất là các biện pháp tuyên truyền giáo dục thẩm mỹ cho mọi người là cần thiết giúp ích cho việc ngăn chặn hiện tượng này. Sự đổi mới trong nếp nghĩ, trong cách nhìn nhận đối với may mặc là một tín hiệu đáng mừng. Có thể nói rằng trong mấy năm gần đây đã bước đầu tìm thấy chỗ đứng trên thị trường trong nước, nhiều nhà máy mọc lên và ngày càng được mở rộng như nhà máy Thăng Long đã cho xây dựng một số cơ sở may mới ở các tỉnh lẻ như Hải Phòng, Hoà Bình, Hà Nam Doanh thu ước tính sẽ đạt 3,2 tỷ USD vào năm 2003 và 4,3 tỷ USD năm 2005, xét trong phạm vi cả nước đã có 30 tỉnh có nhà máy may. Song cũng phải nhìn nhận một thực tế là đa số nhân dân vẫn sính đồ ngoại, nếu như cho ai đó quyền tự do lựa chọn giữa một bên là hàng nội và một bên là hàng ngoại thì chắc chắn rằng họ sẽ không ngần ngại khi dùng đồ ngoại, hành vi này sẽ mãi tồn tại nếu như chúng ta không nâng cao chất lượng hàng hoá của chúng ta. Nắm bắt được tâm lí này của khách hàng nhiều chủ hàng đã không bỏ qua thủ đoạn lừa khách hàng bởi sản phẩm “rởm” mang mác ngoại. Ví dụ như tại chợ lớn TPHCM, có cả một đội ngũ những người biết “hoá phép” vải chất lượng thấp thành vải chất lượng cao (vải Trung Quốc được nhập vào nước ta gồm bốn màu cơ bản) khi vào đến chợ lớn đã được nhuộn tẩy hấp in hoa, cán mỏng... thành vải chất lượng cao như vải của Anh, Pháp, Mỹ... Số vải này được bán cho các nhà may và người tiêu dùng hoặc cung cấp cho các cơ sở may xuất khẩu như vậy là họ đã lừa được khách hàng một cách khôn khéo chứng tỏ sự am hiểu khách hàng của những thương gia này còn hơn bất kỳ ai. Tệ hại hơn là nó đã làm cho sản phẩm đệt may của ta đã trở nên kém chất lượng, làm giảm uy tiến trên thị trường.
Nhìn chung, nước ta từ khi chuyển sang nên kinh tế thị trường, may mặc đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đời sống nhân dân ngày một tăng, nhu cầu tiêu dùng ngày nhiều được nhiều trong đó có tiêu dùng sản phẩm may mặc. Tuy nhiên khi xem xét một cách cụ thể chúng ta sẽ nhận thấy sự chênh lệch đáng kể tiêu dùng sản phẩm may mặc giữa các mức sống, lứa tuổi, các vùng khác nhau.
3. Mối quan hệ giữa hành vi tiêu dùng sản phẩm may mặc với một số yếu tố liên quan.
a. Tiêu dùng may mặc và mức sống.
Để tồn tại và phát triển chúng ta cần phải được thoả mãn ít nhất là các nhu cầu tối thiểu hàng ngày. Tuy nhiên, do xã hội ngày càng phát triển đã kéo theo sự gia tăng của nhu cầu. Việc thỏa mãn các nhu cầu được thực hiện thông qua chỉ tiêu, trong khi đó chi tiêu ở dù bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ vào mức sống, may mặc cũng không tách khỏi điều này, trong xã hội có tồn tại các tầng lớp dân cư khác nhau do đó cũng tồn tại các mức sống khác nhau. Có thể chia mức sống thành.
(1) Mức sống giàu có.
(2) Mức sống khá giả.
(3) Mức sống trung bình.
(4) Mức sống nghèo khổ.
Tương ứng với mỗi mức sống khác nhau là những xu hướng may mặc khác nhau như.
(1) Xu hướng ăn chắc mặc bền.
(2) Xu hướng đẹp, lịch sử, hợp thời trang.
(3) Xu hướng mặc đồ ngoại, đồ đắt tiền.
Những gia đình nghèo có thu nhập thấp phần lớn là tầng lớp người lao động, tầng lớp công nhân nghèo, tầng lớp nông dân... Thực hiện theo xu hướng ăn chắc mặc bền nhất là trong chế độ xã hội cũ theo cơ chế bao cấp. Ngày nay khi xã hội chuyển sang kinh tế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo càng trở nên rõ rệt. Một bộ phận đã giàu lại càng giàu hơn. Một số khác từ chỗ nghèo khổ bứt lên đứng ở tầng lớp trên của xã hội. Một bộ phận người nghèo vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ. Đối với tầng lớp này điều duy nhất họ cần là đảm bảo nhu cầu ăn. Các nhu cầu khác như hưởng thụ văn hoá, vui chơi giải trí, thời trang may mặc... hầu như ít được chú ý.
Mặc đẹp, mặc lịch sử, hợp thời trang thường thấy ở những người có mức sống trung bình hoặc mức sống khá, loại này chiếm khoảng 65 đ 70% dân số chẳng hạn như công nhân viên chức, tầng lớp trí thức. Họ không chạy theo mốt, không cần loại vải đắt tiền mà cần kiểu dáng đẹp, lịch sự, đồng thời hợp túi tiền của họ.
Mặc đồ ngoại, đồ đắt tiền thường giành cho người giàu có những thương gia, những ngôi sao điện ảnh. Họ thường có thu nhập cao lại cần phải thể hiện mình nhằm chứng tỏ sự thành công.
Hiện nay, ở các thành phố lớn mọc lên nhiều các nhà may, các cửa hàng vải vóc quần áo, các cửa hiệu thời trang phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân. Thống kê cho thấy ở TPHCM hiện nay có khoảng 80 cửa hàng phân chia thành các khu vực khác nhau. Trên đường Hai Bà Trưng dành cho giới lắm tiền, ở Nguyễn Đình Chiểu giành cho giới trung lưu còn ở các chợ nhỏ giành cho người nghèo ít tiền. ở Hà Nội cũng có tình hình tương tự.
Sự đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng là không thể phủ nhận nó cũng hợp với xu hướng phát triển tự nhiên bởi khi đời sống đã được nâng cao thì người ta cũng có nhiều hơn nhu cầu và các nhu cầu này là khác nhau. Tuy nhiên, nếu đi sâu tìm hiểu ta sẽ thấy nổi lên một vài nghịch lý. Trong mấy năm gần đây, ngành may mặc Việt Nam mới thực sự khởi sắc. Nó thu hút đầu tư của nhiều nhà doanh nghiệp kể cả trong nước và nước ngoài. Trên thực tế, những doanh nghiệp lớn với số vốn đầu tư nhiều chỉ đổ xô vào kinh doanh hàng cao cấp đắt tiền, những nhà may nổi tiếng chỉ phục vụ người giàu có. Vô hình chung đã xuất hiện những cửa hàng may mặc cho những người giàu. Đến đây sự phân hoá giàu nghèo càng được thể hiện rõ ràng hơn. Theo điều tra nhiều cơ quan khác nhau cho thấy, số hộ giàu chiếm hơn 14% trong đó số hộ trung bình và khá giả khoảng 70% và hộ nghèo gần 10%. Như vậy, khoảng 80% dân số vẫn là một dấu hỏi cho ngành may mặc nước ta. Thiết nghĩ đây là một thị trường rộng lớn còn bỏ ngỏ, miếng đất mầu mỡ này cần phải được nhiều nhà doanh nghiệp quan tâm hơn nữa.
b. Tiêu dùng, may mặc và các lứa tuổi.
ở các lứa tuổi khác nhau, nhu cầu về sản phẩm may mặc cũng khác nhau và có sự chênh lệch đáng kể. Thanh niên chi dùng cho may mặc nhiều hơn cả. Yêu thích cái đẹp, ưa mạo hiểm, muốn vươn lên tự khẳng định mình, muốn được làm những việc như của người lớn nhưng không muốn gánh vác trách nhiệm, khả năng chống đỡ rủi ro kém do khả năng tài chính thấp... Là những đặc điểm vốn có của thanh niên. Kinh tế thị trường là cơ hội thuận lợi để lớp thanh niên bộc lộ hết khả năng của mình. Họ không những là đội quân đi đầu trong lĩnh vực kinh tế, lao động sản xuất mà họ còn tiên phong trong hoạt động văn hoá tinh thần. Sự khởi sắc trong ngành may mặc hiện nay được thể hiện rõ thông qua lớp trẻ. Có thể nói rằng thời trang hiện nay chủ yếu để phục vụ làm đẹp lớp thanh niên trẻ. Với sự năng động sáng tạo, với sức sống mãnh liệt, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay đang làm đẹp cho xã hội bằng tài năng sức lực và sự đa dạng trang phục.
Mặc theo mốt là xu hướng hiện có của thanh niên. Họ tiếp nhận những mốt tiên tiến hiện đại trên thế giới như tiếp nhận những món quà quý giá. Những buổi biểu diễn thời trang được họ đón nhận và tham gia cổ vũ một cách nhiệt tình. Nắm bắt được sở thích này, tạp chí thời trang trẻ đã ra đời đáp ứng được nhu cầu của đông đảo bạn trẻ. Nó cung cấp những kiến thức cơ bản và nâng cao sự hiểu biết về “mốt”, tạo cho lớp trẻ một hành trang theo những quy chuẩn về nét đẹp thẩm mỹ truyền thống phù hợp để họ tự làm đẹp cho mình.
Bên cạnh những cái đáng mừng đáng khích lệ ở trên, chúng ta cũng không khỏi có những băn khoăn lo lắng về việc một số ít thanh niên vì quá ăn chơi đua đòi đã chi dùng cho không chỉ may mặc và rất mục đích khác nhau không chính đáng, không vì mục tiêu phát triển mình, khi nhu cầu về mặc vượt quá thu nhập của mỗi người sẽ dẫn đến những hoạt động lệch chuẩn như ăn cắp, cờ bạc, mại dâm... Đây cũng là một vấn đề được đặt ra cho các bậc phụ huynh, cho nhà trường và toàn xã hội.
Trẻ em ngày nay, được chú trọng nhiều hơn trong ăn mặc, nếu như trước kia các ông bố bà mẹ đều nghĩ rằng việc mua sắm cho trẻ là không cần thiết, chúng có thể mặc đồ thừa của anh của chị hoặc dùng quần áo cũ cắt đi may lại. Có chăng chỉ được mua một bộ quần áo mới vào ngày tết. Ngày nay, cùng với sự phát triển xã hội, sự gia tăng thu nhập thói quen ấy, nếp nghĩ ấy hoàn toàn thay đổi. Đi dọc qua phố Hàng Trống ở Hà Nội nếu ghé thăm một cửa hàng quần áo trẻ em chúng ta nhận thấy có rất nhiều vị khách tí hon được đưa đi mua sắm, đặc biệt vào những ngày như rằm Trung Thu, quốc tế thiếu nhi 1- 6, ngày tết, ngày khai trường... Số lượng còn đông hơn gấp bội. Quần áo ngày càng đa dạng phong phú và thường theo mùa, mỗi mùa là một vài kiểu để có thể thay đổi, mặc luân phiên .Tại TPHCM có những cửa hàng quần áo mà những người phục vụ lại là những cô cậu chủ nhỏ rất đáng yêu.
Ngày nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng người ta đã quan tâm nhiều đến những chủ nhân tương lai của đất nước. Đây cũng là một thị trường lớn thu lợi nhuận cao cho những người đầu tư.
Một số người đã giàu lên nhanh chóng vì nhiều vị khách tí hon này. Bên cạnh đồ chơi trẻ em, quần áo trẻ em cũng là một mặt hàng thực sự đáng được lưu tâm ở nước ta những năm gần đây, các nhà may cũng đã quan tâm nhiều đến trang phục trẻ em, đã có nhiều cuộc họp bàn về đồng phục của học sinh phổ thông với sự tham gia của các thầy cô giáo các nhà thiết kế và các bậc phụ huynh. Đặc biệt 1 đ 2 /6/1997 viện mẫu thời trang đã giành trọn vẹn một chương trình cho mẫu mốt trang phục trẻ em và chính do các em biểu diễn. Với hơn 200 mẫu quần áo đi học, đi chơi, đi tập thể thao, từ mẫu giáo đến học sinh phổ thông và độc đáo hơn nữa là có một số mẫu dành cho học sinh dân tộc thiểu số đã làm cho các bậc phụ huynh hết sức hài lòng.
Người già thường có xu hướng tiêu dùng các hàng hoá đắt tiền lâu bền như bất động sản... nên chi tiêu cho ăn mặc ít hơn cả. Thú vui lớn nhất là tham gia vào các hoạt động giải trí tại các câu lạc bộ ngoài trời, thích được vui vẻ bên con cháu, may mặc chỉ là các thứ yếu đối với họ do thói quen và những quy định cũ còn có ảnh hưởng mạnh. Họ thiên về xu hướng “ăn chắc mặc bền”.
c. Tiêu dùng may mặc với thành thị và nông thôn:
Trước đây, khi nền kinh tế chưa có sự chuyển đổi, sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị trong đời sống xã hội người Kinh là không đáng kể. Ngày nay, khoảng cách này là rất lớn và rõ ràng. Đô thị là bộ mặt của một đất nước nên cũng là nơi tập trung nhiều sự đổi mới. Khi mức sống đã ổn định, các lo toan cho các cuộc sống hàng ngày giảm đi thì đời sống tinh thần lại càng trở nên phong phú. Con người sẽ quan tâm nhiều đến mặc đẹp, mặc lịch sự, hợp thời trang. Sự tiếp nhận cái mới, cái đẹp đối với người dân đô thị là nhanh chóng hơn. Họ chấp nhận và phát triển nó như là một quy luật tất yếu của cuộc sống. Vì vậy, bộ mặt đô thị ngày càng đa dạng, phong phú.
ở nông thôn thì ngược lại. Với khoảng 80% dân số và 75% tổng số lao động là nông dân, từ xưa đến nay quan niệm về ăn mặc của họ vẫn là “ăn chắc, mặc bền” tuy nhiên, do đời sống đã phần nào được cải thiện nên quan niệm này cũng đã có sự thay đổi chút ít. Quan niệm này bị chi phối chủ yếu bởi nếp sống cố hữu lâu đời với lối sống tiểu nông, kiểu sản xuất nhỏ manh mún nên họ rất tiết kiệm. Không thể dễ dàng phá bỏ được quan niệm đó. Theo số liệu điều tra của bộ nông nghiệp và công nghiệp tại 9 tỉnh trọng điểm trong cả nước 1992 thì việc chi tiêu cho may mặc của hộ giàu ở nông thôn chiếm 5,1% so với tổng chi tiêu các hộ.
4. Nhận xét.
Nhìn một cách toàn bộ ngành dệt may Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy một tình hình rất khả quan, nó đã trở thành một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Theo thống kê, cho thấy năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2001 và gấp 2 lần so với năm 1998.
Lợi thế: An ninh chính trị ổn định, có uy tín trên thế giới và xếp loại nhất ở Châu á. Qua 10 xuất khẩu sang Nhật, EU đã chứng tỏ được tên tuổi, uy tín trên thế giới về cả chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng.
Chúng ta đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên số lao động dôi dư sẽ là nguồn bổ xung cho ngành dệt may - một ngành thu hút nhiều lao động xã hội nhất hiện nay. Việc giáo dục văn hoá đã tạo ra một đội ngũ lao động dự bị có văn hoá, có sức khỏe tốt đủ sức tiếp thu công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có đẳng cấp quốc tế đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường thời trang thế giới với giá cạnh tranh.
Khó khăn: 1/1/2003 trong tiến trình tham gia AFTA chúng ta từng bước giảm thuế nhập khẩu một số loại mặt hàng. Dù rằng các mặt hàng dệt may chưa đưa vào danh sách các mặt hàng giảm thuế trước nhưng vài ba năm nữa nếu chúng ta không tranh thủ nâng cao sức cạnh tranh thì e rằng lợi thế có được khi 6 nước ASEAN thực hiện giảm thuế trước sẽ bị triệt tiêu. Trước mắt chúng ta có 3 năm để trông lại mình, để tăng tốc, để vượt lên nếu không muốn tụt hậu khi nước ta đến lượt phải giảm thuế nhập khẩu hàng dệt may cho hàng các nước ASEAN khác tràn vào. Đến đầu năm 2000 các nước thành viên tổ chức thương mại thế giới (WTO) thực hiện bãi bỏ hạn ngạch hàng dệt may cho các thành viên. Nước ta đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO và mới bước chân vào làng dệt may chưa lâu. Rõ ràng việc bãi bỏ hạn ngạch của WTO sau 2 năm nữa thật là nghiệt ngã với nước ta. Khi còn chế độ hạn ngạch thì các thị trường nhập khẩu dệt may lớn áp đặt hạn ngạch nhỏ bé với Việt Nam. Đầu 2005 bãi bỏ hạn ngạch cho các nước thành viên WTO, đồng nghĩa với việc đẩy một con thuyền nhỏ ra biển khơi sóng cả- chúng ta phải tranh thủ tận dụng thời cơ ngắn ngủi còn lại để phát triển xuất khẩu hàng dệt may để giành thị phần tối đa có thể trước khi hạn ngạch bãi bỏ hoàn toàn trong khi Việt Nam chưa phải là thành viên WTO.
Mặt khác thị trường Hoa Kỳ tuy tiềm năng vô cùng to lớn nhưng Việt Nam vừa mới tiếp cận và mới được hưởng ưu đãi một năm thì Hoa Kỳ đã yêu cầu đàm phán để áp đặt hạn ngạch trong khi chỉ 2 năm nữa là bãi bỏ hạn ngạch hoàn toàn. Để hoàn thành quá trình đàm phán gia nhập chúng ta phải thoả mãn hàng loạt yêu cầu các nước thành viên WTO, điều đó đồng xứng với việc mở cửa thị trường trong nước cho các thành viên xâm nhập và cùng đạt các nhà sản xuất hàng hoá Việt Nam trước những thách thức hết sức to lớn. Rõ ràng mâu thuẫn tất yếu giữa lợi nhuận với thách thức cạnh tranh bảo vệ và phát triển nền sản xuất dân tộc là mâu thuẫn không thể lí giải. Chúng ta hội nhập muộn màng, thị trường kinh tế thế giới tiến đến toàn cầu hoàn không còn bao lâu nữa, nếu chúng ta do dự thì mặt trái của quá trình toàn cầu hoá sẽ tác động vào nền kinh tế chúng ta càng mạnh hơn, tích cực hơn.
Thị trường Eu với những biến động năm qua đang đặt trước các nhà dệt may xuất khẩu một nhiệm vụ hết sức nặng nề. Tìm kiếm thị trường mới. Năm 2002 chúng ta đã tích cực đàm phán mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nhưng chưa đi đến kết quả, tất cả đang đặt ra cho nền kinh tế nước ta năm 2003 trước nhiều thách thức từ mọi góc độ cạnh tranh của nền kinh tế thế giới, của quá trình hội nhập.
Trước những thách thức mang tính sống còn cho nền kinh tế nước ta như mức đầu tư giảm sút của năm 2002 hàng dệt may xuất khẩu vào Hoa Kì có nguy cơ bị áp đặt hạn ngạch, các nước tư bản phát triển đang dựng lên những hàng rào kỹ thuật trá hình để cản trở hàng xuất khẩu nước ta, đàm phán mở rộng thị trường EU đang bế tắc thì đẩy mạnh hàng xuất khẩu nói chung hàng dệt may nói riêng đang đặt lên vai bộ thương mại trách nhiệm lớn lao là nhanh chóng mở rộng thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Vấn đề thị trường thu hút đầu tư nước ngoài đang nổi lên là vấn đề có tính sống còn để đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2003 trong đó đàm phán với Mỹ, EU để giành mức hạn ngạch cao nhất cho hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam đang trở thành vấn đề bức súc trước mắt. Bên cạnh giải pháp thị trường tạo môi trường đầu tư thông thoáng hấp dẫn thì các biện pháp như đào tạo công nhân kĩ thuật, xúc tiến thương mại củng cố hoặc tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng quy trình công nghệTất cả những điều này là những khó khăn đang đặt ra cho không chỉ ngành dệt mà là tất cả các doanh nghiệp nước ta, đòi hỏi chúng ta phải cố gắng giải quyết triệt để và ngay lập tức có như vậy chúng ta mới theo kịp kinh tế thế giới, mới đưa ngành dệt phát triển đúng với tiềm năng sẳn có.
CHƯƠNG III
MộT Số VấN Đề PHáT TRIểN NGàNH DệT MAY NHằM THOả MãN TốT HƠN NHU CầU NGƯời tiêu dùng ở nhánh văn hoá người kinh .
1. các quan điểm chung về giảI quyết vấn đề.
như đã đề cập ở phần trên, nhu cầu về quần áo là rất cần thiết và nhu cầu này đã xuất hiện từ rất sớm ngay từ khi loài người có nhận thức. Ngày nay cũng vậy, nhu cầu này đã có sự ra tăng một cách đáng kể, tuy nhiên với ý nghĩa của nó thì quần áo đã không dừng lại ở vai trò nguyên thủy là che thân chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên như giá rét mà còn thể hiện một ý nghĩa tinh thần – tính thẩm mỹ rất sâu sắc, giờ đây trang phục quần áo là cả một vấn đề thời trang nó có một vai trò rất quan trọng trong việc giúp người sở hữu chúng thể hiện mình và trở nên tự tin hơn. Một bộ trang phục đẹp hài hoà với chủ thể giao tiếp chẳng những chiếm được cảm tình của đối tượng giao tiếp mà còn nói lên khả năng thẩm mỹ của người mặc nó – một khả năng rất được coi trọng trong xã hội hiện đại. Không chỉ vậy, trang phục còn ảnh hưởng tới tâm lý ngay cả với người mặc nó. Có thể nói, khi chúng ta tạo cho mình một vẻ người như thế nào chúng ta sẽ tạo ra một tâm lý như thế ấy và thể hiện ngôn ngữ cử chỉ tương ứng với nó. Do vậy, để nâng cao mức hưởng thụ văn hoá trong việc sử dụng sản phẩm may mặc đặc biệt là ở các vùng nông thôn và miền núi, thiết nghĩ nhà nước nên có sự quan tâm thỏa đáng. Các chính sách xóa đói giảm nghèo đã phần nào giúp nông đân nghèo đỡ nghèo khổ hơn. Nhưng khả năng để có thể tiếp cận được với người nông dân và để đạt hiệu quả các chính sách này là hạn chế số nông dân đỡ nghèo đỡ khổ hơn nhờ chính sách là rất ít. So với các tầng lớp khác trong xã hội thì người nông dân là tầng nghèo khổ và khó khăn nhất ở nước ta đặc biệt là trong cơ chế thị trường như hiện nay. Với mồ hôi, công sức, nước mắt họ bỏ ra là rất nhiều nhưng kết quả thu được lại trả đáng là bao, điều này thể hiện rõ trong sản phẩm nông nghiệp. Người nông dân quanh năm phải “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, đã thế thiên nhiên khắc nghiệt quanh năm đe doạ, sản phẩm đã ít giá bán lại thấp hơn rất nhiều so với sản phẩm công nghiệp. Nó làm cho người nông dân đã khổ lại càng khổ hơn, khoảng cách giàu nghèo lại càng lớn.Thử hỏi như vậy thì làm sao người nông dân có cơ hội quan tâm nhiều đến sản phẩm may mặc, dù nhu cầu đối với họ là cao.Với doanh nghiệp thì đây là một thị trường rất khổng lồ song thị trường chỉ gồm những người có quan tâm nhưng không có khả năng thanh toán. Vấn đề đặt ra là để biến họ thành khách hàng thực sự nhà nước nên có chính sách trợ giá đi cùng với các chính sách phát triển khác cho người nông dân. Đối với cư dân niềm núi thì phải nhanh chóng phát triển giáo dục, đầu tư công nghệ khoa học kỹ thuật, phá vỡ lối sống du canh du cư tự cấp tự túc, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, phương tiện thông tin đại chúng giúp họ dần tiếp cận với cuộc sống văn minh có như thế mới mở mang kiến thức người dân kích thích họ tiêu dùng sản phẩm mà ở đây là sản phẩm may mặc.
2. Xu hướng phát triển về tiêu dùng sản phẩm may mặc ở nước ta trong thời gian tới .
Từ những phân tích đánh giá trên về vấn đề tiêu dùng sản phẩm may mặc chúng ta có thể đưa ra một số xu hướng phất triển của thời trang nước ta trong thời gian tới:
- Xu hướng quay trở lại với nét đẹp truyền thống và những thuần phong mỹ tục đã bị lãng quên đang ngày càng trở thành nhu cầu rộng khắp ở các vùng trong cả nước, đặc biệt là ở các đô thị. Người ở đô thị hiện nay nhất là ở các thành phố lớn, tuy chưa thể nói là phát triển như các nước công nghiệp phát triển khác trên thế giới như NewYork, Pari Song so với nông thôn Việt Nam thì nó đã phát triển hơn rất rất nhiều lần, đời sống của người dân đô thị được cải thiện nhiều và họ đã có điều kiện quan tâm đến cách ăn mặc trang phục. Sau một thời gian theo đuổi những kiểu cách ăn mặc của người phương tây, giờ đây khi nhìn lại các nét đẹp truyền thống trong trang phục của dân tộc họ mới thực sự tìm thấy và cảm nhận được cái tinh tuý của vẻ đẹp này, điều này không chỉ xảy ra với người tiêu dùng mà ngay cả với người thiết kế, người sản xuất, ở đây cần nhấn mạnh đến chiếc áo dài Việt Nam mà trước kia đã một thời bị lãng quên. Cùng với sự mềm mại, thướt tha, uyển chuyển song rất nhẹ nhành, kín đáo, đã phát triển thêm vẻ thanh lịch cho các cô gái Việt Nam. Hiện nay, tà áo dài đã tìm được chỗ đứng trong thời trang nước ta. Hơn thế nữa, nó còn ở vị trí hàng đầu, nó trở thành trang phục cần thiết phải có ở các nơi giao dịch, trong các ngày lễ trọng đại và nhất là khi tiếp khách nước ngoài. Đặc biệt trong các kì thi hoa hậu, thi học sinh thanh lịch chiếc áo dài đã trở thành một trong các tiêu chí quyết định người nào sẽ đạt vương miện. Cùng với các trào lưu chung của nền văn hoá dân tộc, sự quay trở lại với nét đẹp truyền thống là xu hướng số một trong lĩnh vực thời trang nước ta.
- Chúng ta tiếp nhận thời trang thế giới với sự chọn lọc và cải tiến sao cho phù hợp với người Việt Nam. Xu hướng này được xuất phát từ tính chất sôi động của thời mở cửa. Cùng với mục đích phát triển nền kinh tế đất nước văn hoá từ đây cũng có sự giao lưu giữa các dân tộc trên thế giới bằng nhiều con đường khác nhau như phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, phim ảnh, các cuộc giao lưu văn hoá, thăm viếng lẫn nhau Tất cả đều với một mong muốn là hoàn thiện và vươn tới cái đẹp, cái tinh tế, đây là nhu cầu vốn có của con người. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều trang phục với các mẫu mã kiểu dáng đa dạng và phong phú giành cho cả nữ giới, nam giới. Các kiểu áo váy hiện đại đã nhanh chóng được lớp trẻ chấp nhận và thể hiện nó một cách sinh động tạo nên bộ mặt xã hội văn minh. Xu hướng muốn hoà nhập với thế giới ngày càng được mở rộng phù hợp với phương lãnh đạo của đảng là “Thêm bạn bớt thù, muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Điều đó càng được chứng minh khi nhà tạo mốt nước pháp Pierre CacĐin đã chọn thị trường nước ta. Và mở đầu là cuộc trình diễn hơn 100 mẫu quần áo hiện đại tại nhà hát hoà bình – TPHCM vào năm 1993.
- Hoà mình với thiên nhiên, phù hợp với môi trường sẽ trở thành xu hướng thịnh hành trong may mặc hiện nay. Xu hướng này cũng là tất yếu bởi hiện nay các vấn đề môi trường là mang tính chất toàn cầu chứ không chỉ riêng gì của một quốc gia nào vì vậy bảo vệ môi trường ngày càng trở thành vấn đề bức bách của mọi ngành, mọi cấp, mọi lĩnh vực sản xuất và sinh hoạt. Vì vậy việc đưa yếu tố tự nhiên vào trong ý tưởng “Phù hợp với môi trường, hoà mình với thiên nhiên“, cũng là một hình thức bảo vệ môi trường, đây đang là một mục tiêu hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp để đưa sản phẩm tiếp cận với thị trường. Ngày nay, các loại vải sinh học xuất hiện ngày càng một nhiều thay thế dần vải nhân tạo trong may mặc. Các nhà thiết kế thời trang đưa ra nhiều mẫu mang màu sắc tự nhiên. Chẳng hạn nhà tạo mẫu Replay(Anh) đã đưa ra chiếc váy dệt bằng sợi bông in hoa cúc rực rở tạo nên cảm giác khoan khoái dễ chịu đã thu hút sự chú ý của nhiều người ở Việt Nam lụa tơ tằm là những sản phẩm truyền thống của người nông dân, nay cũng đang là mặt hàng thịnh hành được mọi người ưa thích. Các sản phẩm được làm từ những chất liệu tơ tằm không chỉ chiếm được cảm tình của khách trong nước mà ngay cả ở nước ngoài bởi cái cảm giác mà bất kì người nào cũng có thể cảm nhận thấy đó là một vẻ đẹp lộng lẫy, cảm giác dễ chịu, thoải mái sau những giây phút làm việc căng thẳng luôn được tạo ra khi chúng ta khoác trên mình một trang phục ngự trị yếu tố thiên nhiên.
- Cá thể hoá may mặc sẽ trở thành phổ biến trong các trang phục của mọi người. Cái tâm lý “Ăn chắc mặc bền” đã ngự trị trong tâm trí hầu hết người dân Việt Nam trong xã hội xưa kia, nhưng ngày nay khi mà đất nước đang chuyển sang giai đoạn mới - mở cửa kinh tế thị trường tâm lí ấy đã bị giới hạn và chỉ còn phổ biến ở các bộ phận nông dân nghèo ở nông thôn và miền núi. Hàng hoá may sẵn được sản xuất hàng loạt để bán trên thị trường đã không còn được ưa thích và tiếp nhận như trước kia. Ngày nay, người ta đã rất chú ý đến yếu tố cá nhân. Nếu như năm 1992 hàng hoá may sẵn đã trở thành phổ biến ở thị trường trong nước thì bây giờ người ta đã sử dụng hàng may đo. Mặt mạnh của nó là đáp ứng được thị hiếu, sở thích mỗi cá nhân. Qua trang phục có thể bộc lộ được cá tính của mình. Một lần nữa, các nhà may sau một thời gian dài đóng cửa, nay lại có cơ hội làm ăn. Cá thể hoá trong may mặc là xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại. Trong tương lai, mỗi người sẽ là nhà tạo mốt riêng của mình.
- Sự kết hợp hài hoà nét đẹp truyền thống và cái hiện đại sẽ là rất phổ biến trong thời đại ngày nay, nó phù hợp với đức tính ham học hỏi có chắt lọc những gì mới mẻ và tinh hoa nhất đưa vào cuộc sống một mặt để phát triển thêm sự thú vị trong cuộc sống, tôn lên vẻ đẹp con người Việt Nam mặt khác làm phong phú hơn nền văn hoá mà không làm mất đi những giá trị văn hoá truyền thống cũ đã được hình thành phát triển qua nhiều thế hệ và đã sàng lọc qua thời gian điều này sẽ giúp ngành may mặc nước ta có bước chuyển mình mới trong phương thức hoạt động, thiết nghĩ, con người Việt Nam với tư chất thông minh, sáng tạo, tính cần cù, chịu khó, tính nghệ sĩ, ý thức dân tộc, tính thống nhất và đặc biệt là tính năng động thì việc kết hợp đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài sẽ sớm đưa ngành may mặc nước ta theo kịp thế giới.
Trên đây là năm xu hướng chính mà ngành may mặc nước ta đã và đang hướng tới, các xu hướng này là kết quả của sự giao thoa của nhiều yếu tố ví dụ như cuộc sống của người dân ngày càng cải thiện, đất nước đang trong thời kì đổi mới, mở cửa phát triển kinh tế thị trường Bên cạnh đó, những đổi mới và phát triển của ngành may mặc nước ta còn gặp phải nhiều hạn chế vướng mắc. Để có thể phát triển hài hoà, hợp lí ngành may mặc cần phải giải quyết một cách triệt để các vấn đề đó.
3. Một số vấn đề cần phải giải quyết để phát triển ngành may mặc.
- Phần lớn xí nghiệp may mặc quốc doanh chỉ quan tâm đến kí kết hợp đồng nước ngoài mà quên đi thị trường trong nước. Trong khi đó, quy mô thị trường với khoảng 80 triệu dân, một năm chúng ta có thể tiêu thụ hàng trăm triệu sản phẩm may mặc. Quả thực là một con số không nhỏ, vậy mà trong những năm vừa qua ở nước ta chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu người tiêu dùng về áo may sẳn. Số lượng đó chủ yếu là do các hộ tư nhân, các tổ hợp tác sản xuất (báo thương mại từ ngày 10 đến 20 tháng 4 năm 1994, trang 10). Chính điều này đã là cơ hội tốt cho hàng ngoại như hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng của Trung Quốc có cơ hội tràn vào thị trường Việt Nam nhất là ở các vùng nông thôn.
- Các nhà máy lớn của cả nước chỉ chú trọng đến những sản phẩm đáp ứng sự tiêu dùng của người nhiều tiền mà quên đi tầng lớp người nghèo, chỉ tập trung ở khu đô thị mà quên đi vùng nông thôn, miền núi. Đây là một thị trường rất rộng lớn bởi lẽ Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống ở nông thôn, 75% lao động xã hội là nông dân và gần một nửa thu nhập của họ là do ngành sản xuất nông nghiệp tạo ra. So với trước, thì kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường đời sống người dân đã có nhiều biến đổi theo tính tích cực, kéo theo là sự gia tăng nhu cầu trong sinh hoạt, trong đó có nhu cầu về sản phẩm may mặc. Vì vậy, viêc bỏ qua thị trường này thì quả là một sự thiếu sót nếu như ngành may mặc nước ta muốn phát triển.
- Chưa có đội ngũ những nhà tạo mốt thực thụ đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Có thể nói, đội ngũ những nhà tạo mốt là một lực lượng chủ chốt với xứ mệnh đưa ngành may mặc nước ta phát triển. Vì vậy yêu cầu đặt ra cho họ cũng rất lớn, họ phải tỏ ra cực kì am hiểu và phải biết cái gì là đẹp là hợp với người Việt Nam, bởi lẽ chỉ có những nhà tạo mẫu Việt Nam mới thực sự hiểu rỏ về văn hoá Việt Nam và người Việt Nam. Ngoài ra, họ còn phải biết tạo ra những cái mới để tôn lên vẻ đẹp của người Việt Nam mà không làm mất đi yếu tố truyền thống vốn đã được khẳng định qua thời gian. Có như vậy chúng ta mới ngăn chặn được sản phẩm từ nước ngoài Đây đó cũng xuất hiện những nhà tạo mẫu nhưng chủ yếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh như: Đức Hùng, Sĩ Hoàng, Ngân An, Xuân ThuSong cũng chỉ là bước đầu và mới được khẳng định ở trong nước chứ chưa thực sự được trình làng trên thế giới .
- Chất lượng vải nước ta còn rất kém, chưa cạnh tranh được với hàng nước ngoài, điều này cũng dễ hiểu bởi nước ta đang còn rất nghèo nàn lạc hậu lại vừa thoát khỏi chế độ phong kiến đã thống trị mấy nghìn năm và hai cuộc chiến tranh tàn khốc nên không riêng gì ngành dệt may mà hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp trong cả nước với hệ thống máy móc hầu như là cũ kĩ, phần lớn do thực dân pháp để lại nên có công suất thấp, tính hiện đại của công nghệ lại hạn chế trong khi vốn đầu tư eo hẹp Hơn nữa, trình độ tay nghề của công nhân thấp chưa thể thao tác được với các loại máy móc hiện đại cần sự tinh vi kỹ xảo Do vậy, sản phẩm làm ra chủ yếu mới chỉ qua giai đoạn sơ chế, còn rất thô sơ, hạn chế về tính kĩ thuật, chưa đạt được tính thẩm mỹ nên chưa có sức cạnh tranh.
Để giải quyết những vấn đề trên, nhà nước nên có các chính sách thu hút thích hợp cho khu vực nông thôn, miền núi, ưu tiên hơn nữa trong việc cải thiện đời sống người nông dân. Đặc biệt, đầu tư hơn nữa cho việc xây dựng và hoàn thiện các chương trình đào tạo các chuyên ngành về tạo mẫu và thiết kế mẫu, tích cực giao lưu học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm, trình độ của các nước đi trước trong lĩnh vực này. Ngoài ra, còn chú ý tới đổi mới trang thiết bị công nghệ, xây dựng một đội ngũ công nhân lành nghề.
kết luận :
Như vậy, nhánh văn hoá tiêu dùng của người Việt cũng đã rất phát triển và vấn đề được xem xét ở đây chính là tiêu dùng sản phẩm may mặc, một nét văn hoá tiêu dùng đặc sắc. Khởi đầu trong trang phục của đàn bà là chiếc váy, của đàn ông là chiếc khố, về sau phát triển thành bộ xồng – yếm -áo phụ nữ và quần áo cánh nam giới (ngày thường) chiếc áo dài tứ thân mớ ba mớ bảy, áo, chúng của nam giới với những chiếc khăn vấn tóc nón che đầu (ngày hội) Ngày nay, vấn đề trang phục đã phát triển lên những nấc thang mới với các kiểu mốt khác nhau. Các sản phẩm đều thể hiện một sự giao thoa, tiếp thu có chọn lọc không chỉ những nét văn hóa truyền thống dân tộc mà ngay cả tinh hoa văn hoá dân tộc khác trên thế giới. Tuy nhiên, để có một ngành công nghiệp may mặc phát triển trong tương lai nhà nước cần có những biện pháp, những chính sách phù hợp để giải quyết một cách triệt để các vấn đề, các vướng mắc còn tồn tại trên một cách thoả đáng và triệt để. Song tất cả đều thể hiện tính cách của tâm hồn và văn hoá Việt – một dân tộc thông minh. cần cù, sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường trong đấu tranh chống xâm lược bảo vệ tổ quốc và các giá trị văn hoá của mình, đồng thời cũng là một cộng đồng giàu lòng nhân ái, nhân nghĩa. Họ xứng đáng là dân tộc chủ thể, điểm quy tụ của ý thức về một tổ quốc Việt Nam thống nhất về chính trị và địa lí, một tổ quốc Việt Nam đa dân tộc, vừa đa dạng vừa thống nhất về văn hoá.
Tài liệu tham khảo
1. Báo đại đoàn kết số 42 từ ngày 15 đến 21- 10/1994 trang 7
2. Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam.
3.Tâm lý tiêu dùng và xu thế diễn biến. NXB khoa học xã hội. Hà Nội 1997.
4. Tìm hiểu văn hoá và văn minh – Hồ Sĩ Quý. NXB Chính trị quốc gia.
5. Văn hoá xã hội chủ nghĩa. NXB Tư tưởng văn hoá.
6. 40 năm văn hoá nghệ thuật các dân tộc thiểu số.
7. Giàu nghèo trong hiện nay – Nguyễn Văn Tiệm.
NXB Nông Nghiệp Hà Nội 1993.
8.Tâm lý tiêu dùng và xu thế diễn biến. Chủ biên: PGS. PTS. Đỗ Long.
NXB. Khoa Học Xã Hội. Hà Nội – 1997.
Lời giới thiệu 1
CHƯƠNG I. 3
NHÁNH VĂN HOÁ NGƯỜI KINH VÀ HÀNH VI NGƯỜI TIấU DÙNG CỦA NHÁNH VĂN HOÁ NÀY ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MAY MẶC 3
1. Cỏc khỏi niệm về văn hoỏ của cỏc nhà nghiờn cứu cỏc nhà hoạt động xó hội và cỏc tổ chức 3
CHƯƠNG II 13
THỰC TRẠNG HÀNH VI NGƯỜI TIấU DÙNG SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA NHÁNH VĂN HOÁ NGƯỜI KINH . 13
1. Xó hội Việt Nam và vấn đề trang phục trong giai đoạn trước chuyển đổi. 13
CHƯƠNG III 37
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY NHẰM THOẢ MÃN TỐT HƠN NHU CẦU NGƯỜI TIấU DÙNG Ở NHÁNH VĂN HOÁ NGƯỜI KINH . 37
1. CÁC QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 37
KẾT LUẬN : 44
Tài liệu tham khảo 45
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0192.doc