MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẤU2
NỘI DUNG2
I. Một số khái niệm cơ bản 3
II. Thực trạng phân bố dân cư ở Việt Nam3
1. Phân bố dân cư không đều giữa các vùng và các tỉnh trong cả nước 3
2. Phân bố dân cư không đều giữa nông thôn và thành thị.8
3. Phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng và miền núi9
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư ở nước ta11
1. Điều kiện tự nhiên11
2. Lịch sử hình thành, khai thác lãnh thổ14
3. Điều kiện kinh tế xã hội14
IV. Ảnh hưởng của thực trạng phân bố dân cư tới phát triển ở Việt Nam15
1. Ảnh hưởng đến kinh tế- xã hội15
2. Ảnh hưởng đến môi trưởng16
V. Một số biện pháp thúc đẩy phân bố dân cư hợp lí18
KẾT LUẬN19
TÀI LIỆU THAM KHẢO20
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những nước đông dân. Theo thống kê của cuộc tổng điểu tra dân số năm 2009, tính đến ngày 0h ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì con số đã lên tới trên 85 triệu dân và sự kiến tới 2050 sẽ là 11,7 triệu người đứng thứ 14 trên thế giới. Với số dân đông lại đang trong cơ cấu dân số vàng Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên không phải vùng miền nào cũng phân bố dân cư như nhau, nhưng năm gần đây sự chênh lệch dân cư giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi càng lớn. Vậy thực trạng đó diễn ra như thế nào? Có những nhân tố nào gây ra sự phân bố đó? Nó có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế- xã hội của nước ta? Và làm thế nào để có sự phân bố dân cư họp lí hơn trong thời gian tới? đang là nhưng câu hỏi được rất nhiều các ban ngành đặt ra.
Chính từ lí do trên mà nhóm chúng em đã thực hiện một bài tập nhỏ về đề tài: “ Thực trạng phân bố dân cư ở Việt Nam, nhân tố tác động và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta”
Do thời gian và hiểu biết còn hạn hẹp vì vậy bài làm của chúng em còn rất nhiều thiếu sót, chúng em hi vọng sẽ nhận được sự góp ý của cô.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7004 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng phân bố dân cư ở Việt Nam, nhân tố tác động và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẤU………………………………………………………………….2
NỘI DUNG…………………………………………………………………….2
I. Một số khái niệm cơ bản…………………………………………………… 3
II. Thực trạng phân bố dân cư ở Việt Nam…………………………………...3
Phân bố dân cư không đều giữa các vùng và các tỉnh trong cả nước………………………………………………………………… 3
Phân bố dân cư không đều giữa nông thôn và thành thị……………..8
Phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng và miền núi…………….9
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư ở nước ta……………...11
Điều kiện tự nhiên…………………………………………………..11
Lịch sử hình thành, khai thác lãnh thổ……………………………...14
Điều kiện kinh tế xã hội…………………………………………….14
IV. Ảnh hưởng của thực trạng phân bố dân cư tới phát triển ở Việt Nam...15
Ảnh hưởng đến kinh tế- xã hội……………………………………..15
Ảnh hưởng đến môi trưởng…………………………………….......16
V. Một số biện pháp thúc đẩy phân bố dân cư hợp lí……………………….18
KẾT LUẬN…………………………………………………………………..19
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..20
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những nước đông dân. Theo thống kê của cuộc tổng điểu tra dân số năm 2009, tính đến ngày 0h ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì con số đã lên tới trên 85 triệu dân và sự kiến tới 2050 sẽ là 11,7 triệu người đứng thứ 14 trên thế giới. Với số dân đông lại đang trong cơ cấu dân số vàng Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên không phải vùng miền nào cũng phân bố dân cư như nhau, nhưng năm gần đây sự chênh lệch dân cư giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi càng lớn. Vậy thực trạng đó diễn ra như thế nào? Có những nhân tố nào gây ra sự phân bố đó? Nó có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế- xã hội của nước ta? Và làm thế nào để có sự phân bố dân cư họp lí hơn trong thời gian tới? đang là nhưng câu hỏi được rất nhiều các ban ngành đặt ra.
Chính từ lí do trên mà nhóm chúng em đã thực hiện một bài tập nhỏ về đề tài: “ Thực trạng phân bố dân cư ở Việt Nam, nhân tố tác động và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta”
Do thời gian và hiểu biết còn hạn hẹp vì vậy bài làm của chúng em còn rất nhiều thiếu sót, chúng em hi vọng sẽ nhận được sự góp ý của cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
NHÓM 4
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
1. Phân bố dân cư:
Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
Để thể hiện tình hình phân bố dân cư trên một lãnh thổ, người ta sử dụng tiêu chí mật độ dân số.
2. Mật độ dân số:
Mật độ dân số là số dân cư trú thường xuyên trên một đơn vị diện tích đất đai.
Công thức tính:
Mật độ dân số = P: S
trong đó: P là số dân sinh sống thường xuyên trên vùng lãnh thổ cần xác định
S là diện tích của vùng lãnh thổ đó
Đơn vị: người/ km2
II. THỰC TRẠNG PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở VIỆT NAM NĂM
Tổng số dân của Việt Nam vào 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 85.789.573 người, với sai số thuần là 0,3%. Như vậy, Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới.
Kết quả Tổng điều tra 01/4/2009 cho thấy, sau 10 (1999-2009) năm dân số nước ta tăng thêm 9,47 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm (gọi tắt là tỷ lệ tăng dân số) trong thời kỳ giữa
hai cuộc Tổng điều tra năm 1999 và 2009 là 1,2%/năm, giảm mạnh so với thời kỳ 10 năm trước 1989-1999 (mỗi năm tăng gần 1.200 nghìn người với tỷ lệ tăng hàng năm là 1,7%). Đây là thời kỳ có tỷ lệ tăng dân số thấp nhất trong vòng 50 năm qua. Tỷ lệ này tính bình quân là trên 3%/năm trong những năm 1960, 2,8%/năm trong thời kỳ 1970-1979, và 2,1%/năm giữa hai cuộc Tổng điều tra 1979 và 1989, 1,7%/năm giữa hai cuộc Tổng điều tra 1989-1999.
1. Phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng và các tỉnh trong cả nước :
Quy mô dân số là 85.789.573 người được phân bố trên sáu vùng kinh tế - xã hội của đất nước. Vùng đông dân nhất là Đồng bằng sông Hồng (19.577.944 người), tiếp đến là Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (18.835.485 người) và Đồng bằng sông Cửu Long (17.178.871 người). Vùng có số dân ít nhất là Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh với dân số là 5.107.437 người.
Số liệu cho thấy, dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, là châu thổ của hai sông lớn, nơi có đất đai màu mỡ và điều kiện canh tác nông nghiệp thuận lợi, có 43% dân số của cả nước sinh sống. Ngược lại, hai vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, là những vùng núi cao điều kiện đi lại khó khăn và là nơi các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu, chỉ chiếm dưới một phần năm (gần 19%) dân số của cả nước.
Dân số Việt Nam cũng phân bố giữa các tỉnh, đặc biệt dân cư tập trung ở các đô thị lớn : đông nhất là ở TP Hồ Chí Minh (3414 người/km2), tiếp đến là Hà Nội (1935 người/km2), thứ ba là Bắc Ninh (1248 người/km2)
Số liệu còn cho thấy, sau 10 năm tỷ trọng dân số của hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên tăng, của bốn vùng còn lại giảm. Điều đó cũng có nghĩa là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có tốc độ nhập cư lớn hơn.
Trong 10 năm qua, tỷ lệ tăng dân số bình quân thấp nhất (0,4%/năm) là ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, là vùng có quy mô dân số lớn thứ hai, tiếp theo là Đồng bằng sông Cửu Long (0,6%/năm), là vùng có số dân đông thứ ba của cả nước.
Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ tăng dân số cao nhất (3,2%/năm). Trong vùng này, thành phố Hồ Chí Minh tăng bình quân là 3,5%/năm, cao hơn một chút so với mức tăng chung của cả vùng, trong khi đó Bình Dương tăng tới 7,3%/năm, gấp 2,25 lần so với mức tăng chung của cả vùng.
Mặc dù Tây Nguyên là vùng có tổng số dân và mật độ dân số thấp nhất (5,1 triệu dân với mật độ dân số 93 người/km2), nhưng do vùng này có tỷ lệ nhập cư rất cao, vì vậy dân số đã tăng nhanh với tỷ lệ tăng dân số bình quân là 2,3%/năm trong thời kỳ 1999 - 2009.
Rõ ràng trong 10 năm qua, dưới tác động của kinh tế thị trường, dân số và lao động đã có sự phân bố lại trên quy mô rộng và với cường độ mạnh mẽ trong phạm vi cả nước.
Bảng 1 : Diện tích, dân số và mật độ dân cư của các vùng và các tỉnh trong cả nước năm 2009 :
Tỉnh/ thành phố
Diện tích
(km2)
Dân số
(nghìn người)
Mật độ dân số
(Người/km2)
Cả nước
331051,4
86024,6
260
ĐB Sông Hồng
21063,1
19625,0
932
Hà Nội
3344,6
6472,2
1935
Vĩnh Phúc
1231,8
1003,0
814
Bắc Ninh
822,7
1026,7
1248
Quảng Ninh
6099,0
1146,6
188
Hải Dương
1650,2
1706,8
1034
Hải Phòng
1522,1
1841,7
1210
Hưng Yên
923,5
1131,2
1225
Thái Bình
1567,4
1784,0
1138
Hà Nam
860,2
786,4
914
Nam Định
1652,5
1826,3
1105
Ninh Bình
1389,1
900,1
648
Trung du miền núi phía Bắc
95338,8
11095,2
116
Hà Giang
7945,8
727,0
91
Cao Bằng
6724,6
512,5
76
Bắc Kạn
4859,4
295,3
61
Tuyên Quang
5870,4
727,5
124
Lào Cai
6383,9
614,9
96
Yên Bái
6899,5
743,4
108
Thái Nguyên
3526,2
1127,4
320
Lạng Sơn
8323,8
733,1
88
Bắc Giang
3827,8
1560,2
408
Phú Thọ
3532,5
1316,7
373
Điện Biên
9562,9
493,0
52
Lai Châu
9112,3
371,4
41
Sơn La
14174,4
1083,8
76
Hòa Bình
4595,2
789,0
172
Bắc trung bộ & DH miền Trung
95885,1
18870,4
197
Thanh Hóa
11133,4
3405,0
306
Nghệ An
16490,7
2919,2
177
Hà Tĩnh
6025,6
1230,3
204
Quảng Bình
8065,3
848,0
105
Quảng Trị
4747,0
599,2
126
TT- Huế
5062,6
1088,7
215
Đà Nẵng
1283,4
890,5
694
Quảng Nam
10438,4
1421,2
136
Quảng Ngãi
5152,7
1219,2
237
Bình Định
6039,6
1489,0
247
Phú Yên
5060,6
863,0
171
Khánh Hòa
5217,6
1159,7
222
Ninh Thuận
3358,0
565,7
168
Bình Thuận
7810,4
1171,7
150
Tây nguyên
54640,6
5124,9
94
Kon Tum
9690,5
432,9
45
Gia Lai
15536,9
1277,6
82
Đắk Lắk
13125,4
1733,1
132
Đắk Nông
6515,6
492,0
76
Lâm Đồng
9772,2
1189,3
122
Đông Nam Bộ
23605,2
14095,7
597
Bình Phước
6874,4
877,5
128
Tây Ninh
4049,2
1067,7
264
Bình Dương
2695,2
1497,1
555
Đồng Nai
5903,4
2491,3
422
Bà Rịa - Vũng Tàu
1987,4
996,9
502
TP, Hồ Chí Minh
2095,5
7165,2
3419
Đồng bằng sông Cửu Long
40518,5
17213,4
425
Long An
4493,8
1438,5
320
Tiền Giang
2484,2
1673,9
674
Bến Tre
2360,2
1255,8
532
Trà Vinh
2295,1
1004,4
438
Vĩnh Long
1479,1
1029,8
696
Đồng Tháp
3375,4
1667,7
494
An Giang
3536,8
2149,2
608
Kiên Giang
6346,3
1687,9
266
Cần Thơ
1401,6
1189,6
849
Hậu Giang
1601,1
758,0
473
Sóc Trăng
3311,8
1293,2
390
Bạc Liêu
2501,5
858,4
343
Cà Mau
5331,6
1207,0
226
Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK), Niên giám thống kê 2009.
2. Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn
Trong tổng dân số của cả nước, thì 25.374.262 người cư trú ở khu vực thành thị và 60.415.311 người cư trú tại khu vực nông thôn. Như vậy, đến nay đã có 29,6% dân số sống ở khu vực thành thị so với 23,5% vào năm 1999. Trong thời kỳ 1999-2009, dân số thành thị đã tăng lên với tỷ lệ tăng bình quân năm là 3,4%/năm, trong khi ở khu vực nông thôn tỷ lệ tăng dân số chỉ có 0,4%/năm. Giữa hai cuộc Tổng điều tra 1999 và 2009, dân số cả nước đã tăng 9,47 triệu người. Trong đó 7,3 triệu người (chiếm 77%) tăng lên ở khu vực thành thị và khoảng 2,17 triệu người (chiếm 23%) tăng lên ở khu vực nông thôn.
Đông Nam Bộ là vùng có mức độ đô thị hoá cao nhất và tốc độ đô thị hoá khá nhanh, dân số thành thị chiếm 57,1% (năm 1999 là 55,1%), vùng này có ba trung tâm đô thị lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng bằng sông Hồng có mức đô thị hoá cũng tương đối cao với 29,2% dân số thành thị (năm 1999 là 21,1%), vùng này có ba trung tâm đô thị lớn là Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội.
Bảng 2 : Tốc độ tăng dân số của khu vực thành thị và nông thôn từ năm 2000-2010 :
Năm
Dân số
Thành thị
Nông thôn
2000
1,35
3,32
0,74
2001
1,28
3,06
0,71
2002
1,17
2,97
0,58
2003
1,17
4,29
0,13
2004
1,20
4,23
0,16
2005
1,17
3,38
0,38
2006
1,12
3,20
0,34
2007
1,09
3,04
0,34
2008
1,07
3,90
-0,04
2009
1,06
3,21
0,18
Sơ bộ 2010
1,05
2,50
0,44
Nguồn: Tổng cục thống kê (TCTK), Niêm giám thống kê 2009, NGTT 2010.
Như vậy, nhưng năm gần đây đang có xu hướng di dân mạnh từ nông thôn ra thành thị, tuy nhiên sự di dân tự phát này sẽ nảy sinh nhiều vấn đề bất cập về nhà ở, vệ sinh và môi trường.
3. Phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng và miền núi :
Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước, trong lúc diện tích hẹp (chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ. Trong khi đó, ở vùng trung du và miền núi với diện tích rộng lớn chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, tài nguyên phong phú, nhưng dân số chỉ chiếm 25% dân số cả nước, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với cùng đồng bằng : Tây Nguyên 95 người/km2, trung du và miền núi phía Bắc 117 người/km2.
Bảng 3 : Phân bổ diện tích đất, dân số và mật độ dân số chia theo vùng, năm 2010
Vùng
Diện tích (%)
Dân số (%)
Mật độ dân số (người/km²)
Trung du và MN phía Bắc
28,8
12,9
117
ĐB Sông Hồng
6,4
22,7
937
Bắc Trung Bộ và DH miền Trung
29,0
21,8
197
Tây Nguyên
16,5
6,0
95
Đông Nam Bộ
7,1
16,7
614
ĐB Sông Cửu Long
12,2
19,9
426
Tổng
100,0
100,0
262
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở VIỆT NAM:
Sự phân bố dân cư của Việt Nam không đồng đều do có sự tác động của các nhân tố như sau:
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư Việt Nam
Điều kiện tự nhiên
Lịch sử khai thác lãnh thổ
Điều kiện
Kinh tế - Xã hội
Điều kiện tự nhiên : Những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi như khí hậu ôn hòa, đất đai phì nhiêu, địa hình bằng phẳng,…thì dân cư tập trung đông đúc.
VD: So sánh giữa khu vực Đồng bằng sông Hồng và Khu vực Miền núi Tây bắc.
Khu vực Đồng bằng s.Hồng
Khu vực Miền núi Tây Bắc
Vùng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng. Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích vùng.
- Địa hình: tương đối bằng phẳng.
- Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng.
- Tài nguyên thiên nhiên: khá đa dạng
• Đất: đất phù sa sông Hồng. →thuận lợi để sản xuất lương thực, thực phẩm ( là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước, sau Ðồng bằng sông Cửu Long). Đất đai khá màu mỡ do được phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
• Nước: Vùng có hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình nên nguồn nước rất phong phú.Nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và duy trì cuộc sống cho dân cư. Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Thời tiết mùa đông rất phù hợp với một số cây trồng ưa lạnh.
• Tài nguyên, khoáng sản: có giá trị đáng kể là các mỏ đá .Về khoáng sản thì vùng có trữ lượng lớn về than nâu, đá vôi, sét, cao lanh.
Nguồn tài nguyên biển đang được khai thác có hiệu quả nhờ phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch.
nhất (19.577.944 người),
Vùng Tây Bắc là vùng núi phía Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc.
Địa hình: Núi cao hiểm trở
Khí hậu: nhiệt đới gió mùa nhưng thời tiết lại khắc nghiệt, mưa nắng thất thường.
Tài nguyên thiên nhiên: đa dạng, tuy nhiên chưa khai thác đúng cách và triệt để
Gặp nhiều thiên tai, mưa lũ, lốc xoáy…
…
Tóm lại:
Từ điều kiện tự nhiên như trên, ta có thể thấy khu vực đồng bằng s.Hồng là khu vực có tiềm năng phát triển sản xuất, chính từ điều kiện tự nhiên thuận lợi mà nơi đây có mật độ dân cư đông nhất cả nước, có các đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng…Đồng bằng sông Hồng là vùng có đông dân cư nhất (19.577.944 người).
Điều kiện tự nhiên của vùng miền núi Tây Bắc thiếu thuận lợi cho quá trình sinh sống và sản xuất của dân cư. Chính vì thế đây là vùng có mật độ dân cư thấp nhất cả nước, tính đến năm 2009 dân số của vùng khoảng 11,496 triệu người, chiếm 13,5% dân số cả nước – là khu vực có mật độ dân số thuộc diện thấp nhất cả nước (khoảng 105 người/km2¬). Vùng Tây Bắc có hơn 30 dân tộc sinh sống, trong đó 63% là đồng bào dân tộc thiểu số.
Lịch sử khai thác lãnh thổ:
Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư tập trung đông. Đồng bằng sông hồng ở nước ta đươc hình thành sớm và lâu đời trong lịch sử nên mật đô dân cư đông nhất so với các khu vực khác trên cả nước.
Điều kiện kinh tế- xã hội:
Những vùng có nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh thì thường thu hút dân cư tập trung đông, như ở nước ta, các đô thị lớn, phát triển lớn mạnh về kinh tế
xã hội thì mật độ dân cư rất cao. Nhìn vào Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ta có thể thấy đây là 2 đô thị tập trung dân cư đông nhất cả nước. Theo số liệu thống kê năm 2009, mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1935 người/ 1km2, của thành phố Hồ Chí Minh là 3419 người/1km2. Trong khi đó, 1 số tỉnh lại có mật độ dân số rất thưa thớt chẳng hạn như: Lai Châu (41 người/ 1km2), Bắc Kạn ( 61 người/ 1km2), Kon Tum (45 người/1km2)…
Như vậy, ta có thế thấy sự phân bố dân cư không đống đều giữa các khu vực, các tình thành trong cả nước. Dân số tập trung đông nhất ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng… là do yếu tố kinh tế xã hội tác động. Hà Nội là thành phố đã trải qua nghìn năm tuổi, là trung tâm văn hóa của cả nước, đây cũng là nơi có nền kinh tế phát triển bậc nhất cả nước. Tp. HCM cũng vây, là đô thị lớn nhất cả nước, có nền kinh tế phát triển, cở sở vật chất hiện đại. Tại các thành phố, đô thị lớn thường tập trung nhiều khu công nghiệp, tạo việc làm và thu nhập cao cho người lao động,..chính vì thế nơi đây tập trung rất nhiều dân cư sinh sống.
Trong 3 nhân tố trên thì nhân tố điều kiện kinh tế- xã hội có tác động lớn nhất đến sự phân bố dân cư ở Việt Nam.
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC TRẠNG PHÂN BỐ DÂN CƯ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM:
Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền sự biến đổi dân số cả về số lượng và chất lượng. Mục tiêu của sự phát triển suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển.
Ðể có sự phát triển bền vững, việc đáp ứng tăng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống của các thế hệ hiện tại không được ảnh hưởng các thế hệ tương lai trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và chất lượng của sự phát triển. Trong thực tế, các yếu tố dân số có ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên thiên nhiên và trạng thái môi trường. Dân số phù hợp sự phát triển đòi hỏi sự điều chỉnh các xu hướng dân số phù hợp sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước.
Thực trạng dân cư Việt Nam cho thấy có sự phân bố chưa hợp lý, giữa đồng bằng với miền núi, nông thôn và thành thị. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế ở Việt Nam và môi trường sống của con người.
Ảnh hưởng đến kinh tế xã hội:
Tác động tích cực:
Nguồn lao dộng dồi dào, thị trường tiêu thụ rông lớn, thu hút sự đầu tư của nước ngoài.
Việc di dân ồ ạt từ nông thôn ra thành thị.đã tạo nguồn lao động dồi dào,phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Ví dụ Tại Thành Phố Hồ Chí Minh với diện tích là 2.095, số dân là 7.162.864, mật độ dân số 3.419 người/km², như vậy thành phố Hồ Chí Minh la nơi tập trung đông dân cư, là Trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực.
Thúc đẩy trình độ dân trí phát triển.
Điều này thấy rõ khi tập trung dân cư đông sẽ thúc đẩy các dịch vụ công cộng phát triển, khả năng con người tiếp cận với các nguồn lực cao hơn. So sánh giữa nông thôn và thành thị, đồng bằng và miền núi sẽ nhận thấy sự chênh lệch về mặt tri thức rõ rệt. Ở nông thôn 82% dân số vẫn chưa qua đào tạo sơ cấp,đại đa số cán bộ cơ sở chưa qua đào tạo sơ cấp.
Tác động tiêu cực:
Việc tập trung dân cư quá đông ở đô thị gây sức ép đối với việc giải quyết việc làm cho 1 lượng lao động dồi dào.
Việc giải quyết các nhu cầu phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, nhà ở, kể cả sức khỏe sinh sản, điện, nước, vệ sinh … gặp nhiều khó khăn. Các khu nhà ổ chuột ngày càng xuất hiện nhiều, ví dụ như ở các khu vực gầm cầu Long Biên..
Các tệ nạn xã hội: mại dâm, ma túy, trộm cắp,… ngày càng gia tăng. Do dân cư tập trung đông dẫn đến thiếu việc làm, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập, con người sa vào các tệ nạn xã hội.
Phân bố dân cư không hợp lý gây ùn tắc giao thông
Tại các vùng nông thôn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai rộng… dân cư tập trung ít dẫn đến thiếu nhân lực để khai thác.
Ảnh hưởng đến môi trường:
Dân số tập trung đông ở các vùng đồng bằng và đô thị đang làm ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường sống xung quanh. Mật độ dân cư thay đổi theo chiều hướng tăng, rác thải nhiều, điều kiện xử lý rác thải xuống cấp, làm tăng dịch bệnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Đối với sức khỏe con người,không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu lan có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm và bệnh mất ngủ, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng
Đối với hệ sinh thái,
- Lưu huỳnh điôxít và các nitơ ôxít có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất.
- Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.
- Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.
- Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.
Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy.
V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY PHÂN BỐ DÂN CƯ HỢP LÍ - Xây dựng chính sách di dân phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng. Khuyến khích dân chúng di cư vào các vùng kinh tế mới như Tây Nguyên, trung du miền núi, tạo điều kiện thuận lời và ưu đãi để dân di cư sớm ổn định cuộc sống và có điều kiện phát triển kinh tế ở vùng kinh tế mới.- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. Điều phối và có chính sách di cư hợp lí, tránh tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn về thành thị như hiện nay gây ra quá trình đô thị hóa tự phát. Thúc đẩy đô thị hóa nông thôn, phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn.- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi ; phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động sẵn có ở địa phương góp phần phân bố dân cư hợp lí.
KẾT LUẬN
Sự phát triển dân số có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta, dân số phát triển nhanh nhưng lại phân bố không đồng đều sẽ gây ra sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng miền, khu vực trong cả nước.
Đảng và nước ta luôn luôn chú trọng tới việc kéo gần khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng, giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền trong cả nước, hướng tới sự phát triển chung và toàn diện trên cả nước.
Muốn như vậy cần phải thúc đẩy mạnh hơn nữa việc phân bố dân cư hợp lí giữa các vùng, điều đó sẽ góp phần thúc đầy sự phát triển hơn về kinh tế, xã hội, trình độ ở các khu vực miền núi, còn khó khăn, khai khác được thế mạnh, tài nguyên thiên nhiên ở các vùng miền đồng thời giảm bớt gánh nặng cho các đô thị lớn về vấn đề việc làm, nhà ở và môi trường. Phân bố dân cư hợp lí cũng là một trong những việc cần làm để thúc đẩy sự phát triển bền vững ở nước ta trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Báo cáo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.
2, Các bảng số liệu của tổng cục thống kê
3, Sách địa lí 12 nâng cao.
4, trang web
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_in_xhh_dan_so_va_moi_truong_9711.doc