Đề tài Thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình

Tổ chức phân tích Trong những năm qua, phân tích báo cáo tài chính đã được triển khai tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình. Tuy nhiên công ty chưa có bộ phận làm công tác báo cáo tài chính riêng mà việc phân tích thuộc chức năng phòng tài chính - kế toán. Kế toán phần hành thuế, TSCĐ, thống kê, chứng khoán đồng thời cũng là thư ký của hội đồng quản trị nên kiêm luôn việc phân tích báo cáo tài chính, các sổ chi tiết cũng như các số liệu liên quan đến tình hình chứng khoán của công ty. Nội dung phân tích chủ yếu là phân tích một số nội dung cơ bản phản ánh khái quát tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh và phân tích các chỉ số liên quan đến cổ phiếu của công ty. Việc phân tích không được tiến hành thường xuyên mà chỉ thực hiện vào thời điểm báo cáo tài chính năm được lập xong hoặc khi có yêu cầu của Ban giám đốc 2.2.2 Phương pháp phân tích

doc68 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trình Dupont ta nhận thấy, so với năm 2007, trong năm 2008, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm đi 0,04. Nghĩa là, trong năm 2008, một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra lợi nhuận ít hơn năm 2007 là 0,04 đồng. Sự thay đổi của ROE chịu sự tác động của các nhân tố sau: - Sự gia tăng hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu: ∆ ROE = (1,87-1,81)x0,05=0,03 Sự sụt giảm của suất sinh lời tài sản (ROA) ∆ ROA = (0,01-0,05)x1,87=-0,075 Như vậy, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm đi 0,04, trong đó, nhân tố suất sinh lời của tài sản đã đóng góp đến – 0,075. Còn sự thay đổi của hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu thấp hơn, do đó, sự biến động của nó cũng tác động đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. 3.2.1.2. Nội dung phân tích xu hướng tăng trưởng. Phương pháp phân tích xu hướng bao gồm hai bước: -Thứ nhất, chọn một năm làm gốc. -Thứ hai, tính toán các khoản mục trên báo cáo tài chính của năm sau theo phần trăm của khoản mục tương ứng ở năm gốc. Việc tính toán này được thực hiện bằng cách chia khoản mục của năm sau cho khoản mục tương ứng của năm trước, sau đó nhân với 100%. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc đánh giá xu hướng của một chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán hay Báo cáo kết quả kinh doanh không mang nhiều ý nghĩa lắm. Do vậy, khi phân tích xu hướng, các nhà phân tích nên chọn một số chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau để có được một kết quả phân tích có ý nghĩa. Ví dụ như phân tích xu hướng biến động của doanh thu thuần trong mối quan hệ với xu hướng biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận... Với số liệu tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình, ta có thể tiến hành phân tích xu hướng như sau: Chỉ tiêu 2007/2006 2008/2006 Doanh thu thuần 221% 320 % Giá vốn hang bán 217% 333 % Lợi nhuận gộp 260% 219 % Chi phí bán hàng 5.527% 0 % Lợi nhuận sau thuế 274% 132 % Bảng 3.2: Phân tích xu hướng biến động của các chỉ tiêu chủ yếu trên Báo cáo kết quả kinh doanh (Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình) Qua bảng 3.2, ta thấy, các chỉ tiêu như doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, trong năm 2007 đều tăng hơn so với năm 2008. lợi nhuận gộp, chi phí bán hàng và lợi nhuận sau thuế trong năm 2007 đều giảm hơn so với năm 2008.Trong đó, tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nên làm cho lợi nhuận gộp giảm với tốc độ lớn hơn nữa. Qua năm 2006 , chỉ tiêu doanh thu thuần và giá vốn hàng bán đều giảm hơn so với năm 2007 và năm 2008. Nhưng trong năm nay, giá vốn hàng bán giảm nhiều hơn doanh thu thuần nên nhờ đó mà chỉ tiêu lợi nhuận gộp lại tăng. Các loại chi phí khác cũng tiết kiệm hơn trong năm 2007, 2008 tuy nhiên lợi nhuận sau thuế trong năm 2008 tăng so với năm 2006 nhưng lại giảm so với năm 2007. Đây chưa hẳn là một tín hiệu đáng lo trong quá trình hoạt động của Công ty vì trong báo cáo có quyền sử dụng đát của dự án được trình bày theo giá gốc mà chưa được dự phòng do giá trị thuần có thể thực hiện thấp hơn giá gốc 20.33 tỷ 3.2.2. Hoàn thiện nội dung phân tích Nội dung phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình chủ yếu tập trung vào phân tích các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, tình hình công nợ và một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh. Trong đó, một số chỉ tiêu đã được phân tích tương đối kỹ nhưng cũng có một số chỉ tiêu còn sơ sài. Nhằm góp phần làm cho công tác phân tích báo cáo tài chính ngày càng phục vụ tốt cho quá trình quản lý, Công ty cần phân tích thêm một số nội dung sau: Phân tích cấu trúc tài chính, phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh,phân tích hiệu quả kinh doanh, Phân tích kết quả kinh doanh 3.2.3 Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích 3.2.3.1 Bổ sung một số chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài chính Như đã trình bày ở phần thực trạng, cấu trúc tài chính của Công ty đã được phân tích tương đối rõ ràng thông qua bảng 2.1 (phân tích cơ cấu tài sản) và bảng 2.2 (phân tích cơ cấu nguồn vốn). Tuy nhiên, để phản ánh rõ hơn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, Công ty nên tính và so sánh các chỉ tiêu sau: Hệ số tự tài trợ (hay còn gọi là hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản dài hạn), Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu Công thức Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1/Hệ số tự tài trợ Vốn chủ sở hữu Tài sản dài hạn 1,27 1,60 0,33 2/ Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu Tài sản Vốn chủ sở hữu 1,74 0.50 -1.24 Bảng 3.3: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính năm 2008 (Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán từ các số liệu trên báo cáo tài chính năm 2008 của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình) Hệ số tự tài trợ có xu hướng tăng chứng tỏ mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn ngày càng tăng Chỉ tiêu này lớn hơn 1, nghĩa là vốn chủ sở hữu đủ tài trợ toàn bộ tài sản dài hạn. Trong năm 2008, hệ số này tăng lên 1,60 điều này giúp cho Công ty tự đảm bảo về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ không cao do vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sử dụng vào kinh doanh quay vòng để sinh lời. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu lớn hơn 1, nghĩa là chỉ một phần tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, phần còn lại được tài trợ bởi nợ phải trả. Tuy nhiên, trị số này cao và có xu hướng tăng nên có thể nói Công ty đã tăng cường được tính tự chủ về tài chính. 3.2.3.2. Bổ sung một số chỉ tiêu phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh Về thực chất, phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của Công ty hay chính là phân tích cân bằng tài chính của Công ty. Xét dưới góc độ ổn định về nguồn tài trợ tài sản, toàn bộ nguồn vốn của Công ty được chia hành nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn tài trợ mà Công ty được sử dụng lâu dài, thường xuyên vào hoạt động kinh doanh. Nguồn tài trợ thường xuyên trong Công ty bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản vay và nợ dài hạn. Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn tài trợ mà Công ty sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian ngắn. Nguồn tài trợ tạm thời trong Công ty gồm các khoản vay, nợ ngắn hạn, các khoản chiếm dụng của các cá nhân, tổ chức khác. Dưới góc độ này, cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức (3.1) sau: Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nguồn tài trợ thường xuyên + Nguồn tài trợ tạm thời Từ số liệu trên BCTC năm 2008, có thể khái quát cân bằng tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình vào thời điểm cuối năm qua sơ đồ sau: Tổng số tài sản 1.073.153 Tài sản dài hạn 337.365 -TSCĐ 130.264 -Đầu tư tài chính DH 190.179 Nguồn vốn CSH 538.450 Nguồn Tài trợ thường xuyên 645.917 Tổng số nguồn tài trợ 1.073.153 Tài sản ngắn hạn 735.788 -Tiền và tương đương tiền 68.549 - Phải thu ngắn hạn 285.247 -Hàng tồn kho 380.082 Vay và nợ DH 107.467 -Vay và nợ ngắn hạn 117.953 -Phải trả cho người bán 124.615 -Các khoản chiếm dụng ngắn hạn khác 184.668 Nguồn tài trợ tạm thời 427.235 Sơ đồ 3.2: Nguồn tài trợ của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình Năm 2008 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần) Qua sơ đồ trên, ta có thể thấy nguồn tài trợ tạm thời (cũng chính là số nợ ngắn hạn) nhỏ hơn tài sản ngắn hạn hay số tài sản dài hạn nhỏ hơn nguồn tài trợ thường xuyên, do đó, vốn hoạt động thuần của Công ty lớn hơn 0. Cụ thể: Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn = 735.788 – 427.235 =308.553 Hay: Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên – Tài sản dài hạn = 645.917-337.365 = 308.553 Vốn hoạt động thuần của Công ty bằng 308.553 triêu đồng, nguồn tài trợ thường xuyên dùng cho những tài sản dài hạn và tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Cân bằng tài chính tại Công ty trong trường hợp này được coi là “Cân bằng tốt”, an toàn và bền vững. Vốn hoạt đông thuần lớn, chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty cao. Công ty nên xem xét sự biến động của từ loại tài sản, từng nguồn tài trợ cũng như vốn hoạt động thuần trong vài năm liên tục để có căn cứ đánh giá tính ổn định và bền vững của cân bằng tại chính. Qua bảng 3.5 (Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ) ta thấy, trong cả hai năm 2008 và 2007, toàn bộ tài sản dài hạn, mà trong đó tài sản cố định chiếm gần hết, đều được tài trợ bởi nguồn vốn tài trợ thường xuyên và tài sản ngắn hạn đảm bảo được cho việc thanh toán ngắn hạn. Vốn hoạt động thuần của Công ty có xu hướng tăng, do đó cân bằng tài chính của Công ty là ổn định và ngày càng bền vững. Ngoài ra, để có nhận xét chính xác và toàn diện về tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty, khi phân tích các nhà phân tích có thể có thể sử dụng thêm các chỉ tiêu trong bảng 3.6 (Phân tích các chỉ tiêu về cân bằng tại chính của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình năm 2008). Chỉ tiêu 31/12/06 31/12/07 31/12/08 31/12/07 so với 31/12/06 31/12/08 so với 31/12/07 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tài sản 133.169 923.225 1.073.153 790.056 790% 149.928 116% Tài sản dài hạn 36.024 416.932 337.365 380.908 381% -79.567 81% Tài sản ngắn hạn 97.145 506.292 735.788 09.147 409% 229.496 145% Nguồn tài trợ 854.084 923.225 1.073153 790.065 790% 149.927 116% Nguồn tài trợ thường xuyên 70.066 589.913 645.917 519.847 520% 56.004 109% Nguồn tài trợ tạm thời 63.103 333.312 427.235 270.209 270% 93.923 128% Vốn hoạt động thuần 34.042 172.981 308.552 138.939 139% 135.571 178% Bảng 3.5: Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh các năm 2006,2007,2008 Chỉ tiêu Công thức Đầu Năm Cuối năm Chênh lệch 1/ Hệ số tài trợ thường xuyên Nguồn tài trợ thường xuyên Tổng nguồn vốn 0,64 0,60 -0,04 2/ Hệ số tài trợ tạm thời Nguồn tài trợ tạm thời Tổng nguồn vốn 0,36 0,40 0,04 3/ Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên. Vốn chủ sở hữu Nguồn tài trợ thường xuyên 0,90 0,83 -0,07 4/ Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn Nguồn tài trợ thường xuyên Tài sản dài hạn 1,41 1,75 0,33 5/ hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn Tài trợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn 1,53 1,72 0,19 Bảng 3.6: Phân tích các chỉ tiêu về cân bằng tài chính trong năm 2008 (Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán từ các số liệu trên báo cáo tài chính năm 2008 của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình) Qua bảng 3.6 ta thấy, tỷ trọng nguồn tài trợ thường xuyên trong tổng nguồn vốn là 63,9% vào đầu năm và đến cuối năm giảm 0,037 %, nghĩa là chiếm 60,2%. Khi tỷ trọng nguồn tài trợ thường xuyên trong tổng nguồn vốn giảm đi thì đồng nghĩa với tỷ trọng nguồn tài trợ tạm thời tăng lên. Xu hướng tăng này thể hiện tính cân bằng và ổn định về tài chính của Công ty ngày càng cao. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng nguồn tài trợ thường xuyên là hơn 80%, đây là một tỷ lệ cao, chứng tỏ Công ty đã sử dung phần lớn vốn chủ sở hữu để đầu tư tài sản dài hạn.Tỷ trọng này vào cuối năm giảm nhẹ so với đầu năm (là 0.064%) vẫn khẳng định sự độc lập về tài chính của Công ty . Chỉ tiêu hệ số giữa nguồn vốn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn và hệ số giữa tài sản dài hạn so với nợ ngắn hạn đều cao và tăng dần, chứng tỏ sự ổn định và bền vững trong cân bằng tài chính của Công ty. Như vậy, trong hoạt động của mình, Công ty đã rất chú ý đến sự cân bằng tài chính. Điều này là tốt vì sự cân bằng trong hoạt động tài chính sẽ tạo điều kiện cho Công ty hoạt động ổn định, không phải đối mặt với những khó khăn trong thanh toán. Tuy nhiên, đi kèm với điều này Công ty cũng cần phải chú ý nên duy trì tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn bao nhiêu là phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tránh lãng phí vì sử dụng vốn không hợp lý. 3.2.3.3. Bổ sung chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh Như đã trình bày ở phần thực trạng, khi phân tích hiệu quả kinh doanh, Công ty mới đề cập đến chỉ tiêu về suất sinh lời của tài sản, suất sinh lời của doanh thu và sức sinh lời của vốn chủ sở hữu mà chưa phân tích các chỉ tiêu nói đến hiệu quả sử dụng của từng loại tài sản. Đối với tài sản cố định, có thể tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng qua các chỉ tiêu: Sức sản xuất của tài sản cố định, sức sinh lời của tài sản cố định, sức hao phí của tài sản cố định... Chỉ tiêu 2007 2008 Năm 2007 so với năm 2008 +/- % 1/Nguyên giá bình quân TSCĐ (tr. đồng) 923.225 1.073.152 + 149.927 116,24 2/Tổng giá trị sản xuất (tr.đồng) 429.242 661.638 + 232.927 154,141 3/Lợi nhuận sau thuế (tr.đồng) 79.678 64.974 - 14.704 81,546 4/Sức sản xuất của TSCĐ (4)=(2)/(1) 0.4649 0.6165 + 0,1516 132,606 5/Sức sinh lời của TSCĐ (5)=(3)/(1) 0.0863 0.0605 -0,0258 70,153 6/Sức hao phí của TSCĐ (6)=(1)/(2) 2.1508 1.6220 + 0,5289 75,411 Bảng 3.7: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định (Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán từ các số liệu trên báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình) Qua bảng 3.7, trong năm 2008, tổng giá trị sản xuất tăng mạnh 223,927 triệu đồng tương ứng 154,141% so năm 2007. Điều này làm cho sức sản xuất của tài sản cố định trong năm 2008 tăng 0,1516% so với năm 2007 và sức hao phí của tài sản cố định trong năm giảm đi. Cụ thể, năm 2007, 1 đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra 46.49 đồng tổng giá trị sản xuất hay chỉ cần mất 2.1508 đồng nguyên giá tài sản cố định có thể tạo ra 1 đồng tổng giá trị sản xuất trong năm 2008 các chỉ tiêu này lần lượt 0,6165 và 1.6220 đồng. Tuy nhiên, mặc dù tổng giá trị sản xuất tăng nhưng lợi nhuận năm 2008 lại giảm nên sức sinh lời của tài sản cố định giảm rõ rệt. Nên, Công ty cần có các biện pháp để tận dụng hết năng lực sản xuất, nâng cao hiệu suất sử dụng của máy móc thiết bị. Đối với tài sản ngắn hạn, phân tích hiệu quả thường dùng các chỉ tiêu: Số vòng quay của tài sản ngắn hạn, thời gian của một vòng quay, hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn... Chỉ tiêu 2007 2008 Năm 2007 so với năm 2008 +/- % 1/Tài sản ngắn hạn bình quân (triệu đồng) 236.941 621.040 384.098 262,11 2/Tổng số luân chuyển thuần (triệu đồng) 493.499 722.550 229.052 146,41 3/Số vòng quay của TSNH (3)=(2)/(1) (vòng) 0,4801 0,8595 0,3794 179,02 4/ Thời gian cảu kỳ phân tích (ngày) 360 360 0 100 5/Thời gian của 1 vòng quay (5)=(4)/(3) (ngày) 749 419 -331 55,86 6/Hệ số đảm nhiệm của TSNH (6)=(1)/(2) (lần) 0,48 0,86 0,3794 179,02 Bảng 3.8: phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn (Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán từ các số liệu trên báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình) Qua bảng 3.8, ta thấy, trong năm 2008, số vòng quay của tài sản ngắn hạn tăng lên, đồng nghĩa với thời gian của 1 vòng quay giảm đi. Hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn cũng tăng lên. Trong năm 2007, chỉ cần 0,48 đồng tài sản ngắn hạn đã tạo ra 1 đồng luân chuyển thuần nhưng trong năm 2008, phải có đến 0,86 đồng tài sản ngắn hạn thì mới tạo ra một đồng luân chuyển thuần. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn có chiều hướng không tốt. Sử dụng phương pháp loại trừ, có thể xem xét sự tác động của từng nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn thể hiện qua chỉ tiêu thời gian của 1 vòng quay như (3.2) sau: Thời gian của 1 vòng quay = Tài sản ngắn hạn bình quân x Thời gian của kỳ phân tích Tổng số luân chuyển thuần Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn hoặc thời gian của 1 vòng quay là: -Tài sản ngắn hạn bình quân tham gia luân chuyển: Khi các nhân tố khác không đổi, giá trị tài sản ngắn hạn bình quân tham gia luân chuyển có quan hệ tỷ lệ thuận với thời gian của 1 vòng quay. Gọi ảnh hưởng của nhân tố này đến thời gian của 1 vòng quay là ∆V, ta có: ∆V = 621.040 - 236.941 x 360 = 280 (ngày) 493.499 -Tổng số luân chuyển thuần: Khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố tổng số luân chuyển thuần có quan hệ tỷ lệ nghịch đối với thời gian của 1 vòng quay. Gọi ảnh hưởng của nhân tố này đến thời gian của 1 vòng quay là ∆R, ta có: ∆R = 621.040 x 360 - 236.941 x360 = 137 (ngày) 722.550 493.499 Như vậy, qua những phân tích trên ta thấy, trong năm 2008, thời gian của một vòng quay giảm đi 331 ngày vì tổng số tài sản ngắn hạn bình quân tăng lên 384.098 triệu đồng, làm cho thời gian 1 vòng quay tăng 280 ngày và tổng số luân chuyển thuần giảm đi 229.052 triệu đồng, làm cho thời gian 1 vòng quay tăng 137 ngày. Khi thời gian của 1 vòng quay tăng lên, đồng nghĩa với tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn giảm xuống. Công ty cần có các biện pháp kịp thời để khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, với loại hình công ty cổ phần, có chứng khoán được niêm yết trên thị trường, Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình khi tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh nên phân tích các chỉ tiêu liên quan đến chứng khoán như: Suất sinh lời của vốn cổ phần thường (ROCE); Mức chi trả cổ tức so với lợi nhuận cổ phiếu thường... Chỉ tiêu 2007 2008 Năm 2008 so với năm 2007 +/- ‘% 1/Lợi nhuận sau thuế (đồng) 24.608.578.406 11.962.184.257 -12.646.394.194 48,61 2/Vốn cổ phần thường bình quân (đồng) 75.027.890.000 141.123.190.000 6.609.530 188,09 3/Số cổ phiếu thường bình quân 7.502.789 14.112.319 403 154,17 4/Cổ tức trả cho mỗi cổ phiếu thường (đồng) 744 1,148 -0,243 25,84 5/Suất sinh lời của vốn cổ phần thường (ROCE) 0,33 0,08 -2,432 597 6/Lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu thường (EPS) 3,280 848 1,13 597 7/Mức chi trả cổ tức so với lợi nhuận cổ phiếu thường 0,2269 1,354 Bảng 3.10: Phân tích cổ phiếu Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình (Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán từ các số liệu trên báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình) Qua bảng 3.10, ta thấy, các chỉ tiêu về suất sinh lời của vốn cổ phần thường và lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu đều giảm đáng kể so với năm 2007. . Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đạt 848 đồng, cổ tức chi trả cho 1 cổ phiếu là 1.148 đồng. Tỷ lệ chi trả cổ tức so với lợi nhuận cổ phiếu ở mức 1.3539%, đây là tỷ lệ rất cao, chứng tỏ gần như Công ty dành toàn bộ số lợi nhuận đạt được vào việc chi trả cho cổ tức cho cổ đông chứ không giữ lại để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các cổ đông quan tâm đến cổ tức nhận được khi nắm giữ cổ phiếu thì mức cổ tức 1.148 đồng/ cổ phiếu là mức có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đứng trên góc độ lợi nhuận mỗi cổ phiếu mang lại thì khả năng sinh lãi của cổ phiêu Công ty khá tốt so các công ty cổ phần khác. Lợi nhuận mà mỗi cổ phiếu của Công ty tạo ra mới chỉ ở mức 848 đồng. Do đó, trong thời gian đến, Ban lãnh đạo Công ty cần có những biện pháp thích hợp để giảm thiểu chi phí, nâng cao khả năng sinh lời của Công ty. Ngoài ra, để đánh giá uy tín của Công ty trên thị trường, nhà phân tích có thể dùng chỉ tiêu “Hệ số giá cả thị trường so với lợi nhuận mỗi cổ phiêu” (chỉ số P/E). Chỉ số P/E cho biết thị trường sẵn sàng trả bao nhiêu đồng để có 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu của Công ty. P/E được tính bằng tỷ số giữa giá thị trường của cổ phiếu so với lợi nhuận thu được của mỗi cổ phiếu (EPS) trong năm tài chính gần nhất. 3.2.3.4. Hoàn thiện phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh Như đã trình bày ở phần thực trạng, trong quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh, Công ty đã tiến hành so sánh mức và tỷ lệ biến động giữa đầu năm và cuối năm trên từng chỉ tiêu của Báo cáo kết quả kinh doanh. Thực ra đây chính là công việc phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên. Công ty mới chỉ dừng lại ở việc so sánh từng chỉ tiêu nên mới chỉ thể hiện được kết quả kinh doanh. Bên canh kết quả kinh doanh, để biết được hiệu quả kinh doanh, việc phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh không dừng lại ở việc so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu mà còn so sánh chúng với doanh thu thuần hoặc so ánh với tổng số luân chuyển thuần. -So sánh các khoản chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác với doanh thu thuần. So sánh các khoản lợi nhuận như lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế, lơi nhuận sau thuế với doanh thu thuần. Qua bảng 3.12, ta thấy, trong năm 2008, các loại chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính tính trên 1 đồng doanh thu thuần đều giảm so với năm 2007. Cụ thể, trong năm 2008, để có 1 đồng doanh thu thuần, Công ty phải bỏ 0.02889 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp và 0.03811 đồng cho chi phí quản lý tài chính trong khi đó vào năm 2007, các chi phí này lần lượt là 0.4477 và 0.04933. Trong năm 2008, cả doanh thu thuần và giá vốn hàng bán đều tăng so với 2007, tuy nhiên tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Vì vậy, trong năm 2008, cứ 1 đồng doanh thu thuần thì có 0,92215 đồng giá vốn hàng bán trong khi con số này ở năm 2007 chỉ đến 0,87601 đồng. Khi giá vốn hàng bán trên 1 đồng doanh thu thuần tăng lên cũng có nghĩa là lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ được tạo ra từ 1 đồng doanh thu thuần sẽ giảm đi. Sự cải thiện lợi nhuận gộp là yếu tố chủ chốt đóng góp vào sự tăng lên đáng kể của lợi nhuận sau thuế, bất chấp sự tăng lên của các loại chi phí. Lợi nhuận sau thuế tính trên 1 đồng doanh thu thuần trong năm 2007 chỉ là 0,1058 đồng thì qua năm 2008 đã là 0,01973 đồng. Điều này cho thấy, hiệu quả kinh doanh trong năm 2008 doanh thu thuần tăng vẫn tiến triển tốt đẹp hơn năm 2007. 3.2.3.5. Hoàn thiện phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Sự tồn tại của các doanh nghiệp ngày càng lệ thuộc rất nhiều vào hoạt động tiền tệ. Mọi nhà quản lý đều có nhu cầu kiểm soát dòng lưu chuyển tiền tệ trong đơn vị mình. Do đó, phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là công việc rất quan trong mà mỗi doanh nghiệp phải thực hiện. Toàn bộ dòng tiền thu vào trong kỳ của doanh nghiệp được tổng hợp từ dòng tiền vào của ba hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tài chính. Nhưng qua bảng 3.13, ta thấy, trong năm 2007 và năm 2008, hoạt động đầu tư của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình không phát sinh dòng tiền vào, mà toàn bộ dòng tiền vào (416.332 triệu đồng) là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.và 586.700 triệu đồng là dòng tiền từ hoạt động tài chính Đây là nguồn tiền duy nhất dùng để trang trải cho các hoạt động cần đến tiền của Công ty. Vì chỉ có hoạt động kinh doanh, tài chính tạo ra dòng tiền vào nên cũng chỉ có lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh và tài chính là dương Năm 2008, dòng tiền lưu chuyển của hoạt động kinh doanh giảm hơn so với năm 2007 là 14.575 triệu đồng, tương ứng chỉ bằng 48.63%. Dòng lưu chuyển này giảm vì trong năm, cả dòng tiền vào và dòng tiền ra của hoạt động này đều giảm nhưng dòng tiền vào giảm nhiều hơn. TT CHỈ TIÊU Năm trước Năm nay Năm nay so với năm trước So với doanh thu thuần Số tiền (đồng) Số tiền (đồng) Số tiền Tỷ lệ (%) Năm trước Năm nay 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 413.818.297.922 657.576.330.573 243.758.032.651 158,90 1,0000 1,000 2 Các khoản giảm trừ 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 413.818.297.922 657.576.330.573 243.758.032.651 158,90 1,000 1,000 4 Giá vốn hàng bán 362.510.608.645 606.381.934.021 243.758.032.651 167,27 0,87601 0,92215 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 51.307.689.277 51.194.396.552 -113.292.725 99,78 1,0000 1,000 6 Doanh thu hoạt động tài chính 15.424.141.095 4.062.289.183 -11.361.851.912 26,34 0,87601 0,92215 7 Chi phí tài chính 20.412.644.880 25.062.806.921 4.650.162.041 122,78 0,12399 0,07785 Trong đó: Lãi vay 7.281.954.332 15.768.757.000 8.486.802.668 216,55 0,03727 0,00618 8 Chi phí bán hàng 0,03811 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 18.525.234.033 18.999.289.405 474.05.372 102,56 0,04933 0,02398 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 27.793.951.459 11.194.589.409 -16.599.362.050 40,28 0,01760 0,02889 11 Thu nhập khác 1.327.506.000 4.710.925.399 3.383.419.399 354,87 0,04477 0,01702 12 Chi phí khác 748.805.053 2.151.835.819 1.403.030.766 287,37 0,006716 0,00716 13 Lợi nhuận khác 578.700.947 2.585.089.580 -2.006.388.633 287.37 0,00321 0,00327 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 28.372.652.406 13.779.678.989 -14.592.973.417 48,24 0,00140 0,00393 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3.764.074.000 1.817.494.732 -2.024.066.135 47,24 0,06856 0,02096 16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp -72.478.000 5.008.867 77.486.867 6,91 0,00927 0,00276 24.608.578.406 11.962.184.257 -12.106.394.149 49,70 0,01058 0,01973 Bảng 3.11: Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình 2008 (Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán từ các số liệu trên báo cáo tài chính năm 2005 của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình) Chỉ tiêu 2007 2008 2007 so với 2008 +/- % Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh 203.008.877.635 164.049.947.432 -38.958.930.203 80,81 Dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh -248.755.865.993 -287.831.279.788 -39.075.413.795 115,71 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động KD 15.096.846.548 -110.001.653.367 -125.098.499.915 -728,64 Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư 2.093.518.583 19.717.064.232 17.623.545.649 941,81 Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư -536.081.069.000 -92.367.648.017 443.713.420.983 17,23 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động ĐT 416.322.799.417 -72.650.583.785 -488.454.993.740 -17,45 Dòng tiền vào từ hoạt động tài chính 742.333.783.000 287.878.789.260 -454.454.993.740 38,78 Dòng tiền ra từ hoạt động tài chính -155.633.450.107 -234.163.731.848 -78.530.281.741 150,46 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động TC 586.700.332.893 53.715.057.412 -532.985.275.481 9,16 Lưu chuyển tiền thuần trong năm 185.474.380.024 -128.937.179.740 -314.411.559.764 -69,52 Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 12.011.364.248 197.485.744.272 185.474.380.024 1.644 Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 197.485.744.272 68.548.564.532 -128.937.179.740 34,71 Bảng 3.12: Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2008 (Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán từ các số liệu trên báo cáo tài chính năm 2005 của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình) Trong năm 2008, Công ty phải trả một lượng lớn nợ gốc vay, trong khi dòng tiền vào có nên dòng lưu chuyển tiền thuần của hoạt động tài chính dương với một lượng là 53.715 triệu đồng, nhưng dòng lưu chuyển tiền thuần hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh lại âm. Đây cũng là cơ sở làm cho tổng lưu chuyển tiền thuần trong năm 2008 âm . Lưu chuyển tiền thuần năm 2008 chỉ âm 314.411 triệu đồng, trong khi năm 2007 con số này là dương 185 triệu đồng, nhưng do tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ tăng 185.474 triệu đồng nhưng cuối kỳ giảm 128.937 triệu đồng so với đầu năm 2007 (197.485 triệu đồng so với 68.548 triệu đồng) nên cuối năm 2008, tiền và các khoản tương đương tiền là -128.937 triệu, bằng 34,71% so với năm 2007. Dự trữ tiền nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, tuy nhiên, nếu dự trữ quá ít sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh. Cụ thể ở Công ty, qua tính toán đã trình bày ở phần thực trạng, hệ số thanh toán nhanh là 1.72 đây là mức cao, do đó Công ty đủ tiền để thanh toán nhanh các khoản nợ, không ảnh hưởng đến uy tín của Công ty. Vì vậy, Công ty nên xem xét lại chính sách dự trữ tiền, có các biện pháp hữu hiệu hơn nữa để thu tiền bán hàng nhằm duy trì sự ổn định trong khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty. 3.2.4. Hoàn thiện tổ chức phân tích báo cáo tài chính Để phân tích báo cáo tài chính đạt được hiệu quả cao nhất, tổ chức phân tích tại Công ty cần được hoàn thiện thường xuyên nhằm thỏa mãn ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu thông tin cho quản lý. Có thể hoàn thiện tổ chức phân tích báo cáo tài chính theo các hướng sau: 3.2.4.1. Xây dựng quy chế riêng cho công tác phân tích báo cáo tài chính trong Công ty Công tác phân tích báo cáo tài chính phải trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục và có ý nghĩa thực sự đối với Ban lãnh đạo. Muốn đạt được điều này, đòi hỏi Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình phải có quy chế thống nhất cho hoạt động này. Quy chế về hoạt động phân tích báo cáo tài chính cần quy định rõ các nội dung sau: -Phân công cụ thể bộ phận chịu trách nhiệm phân tích. -Quy định cụ thể về hệ thống chỉ tiêu tài chính cần phân tích, giải thích rõ nội dung, ý nghĩa và phương pháp tính toán các chỉ tiêu đó. -Quy định về hệ thống thông tin phục vụ cho phân tích, sự hợp tác, giúp đỡ của các phòng ban đối với bộ phận làm công tác phân tích. -Quy định cụ thể và thống nhất các loại biểu mẫu báo cáo phân tích, thời hạn phân tích, lĩnh vực và phạm vi phân tích, nơi nhận báo cáo phân tích. -Quy định về thời gian tổ chức hội nghị báo cáo phân tích trong toàn Công ty. -Quy định về tính bảo mật của một số nội dung phân tích. -Các quy định khác có liên quan đến công tác phân tích. 3.2.4.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác phân tích báo cáo tài chính Nhân sự luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của bất cứ một công việc nào. Quy chế tốt, định hướng tốt, cơ sở vật chất tốt nhưng bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm thực hiên kém thì không thể đem đến thành công được. Mà hiện nay, tại Công ty, việc phân tích báo cáo tài chính lại chỉ tập trung vào một người, đó là kế toán phần tài sản cố định, thống kê, thuế kiêm nhiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách và chuyên viên phân tích báo cáo tài chính là yêu cầu cần thiết đối với Công ty. Những tiêu chuẩn đối với một người làm công tác phân tích là: -Am hiểu chuyên môn về tài chính, kế toán. -Được đào tạo về kỹ thuật phân tích. -Có hiểu biết sâu rộng về đặc điểm kinh doanh của ngành, về môi trường kinh doanh, các chính sách kinh tế vĩ mô: chính sách tài chính, tiền tệ, thuế...,hiểu biết về pháp luật, về xu thế biến động của nên kinh tế trong và ngoài nước. Để làm được điều này, Công ty cần phải thường xuyên cử các cán bộ đi đào tạo chuyên môn sâu về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, nên mời một số chuyên gia phân tích ở các công ty tư vấn đào tạo về chuyên môn và kinh nghiệm phân tích. Hàng năm, Công ty cần phải tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhất các thông tin kinh tế, xã hội cần thiết phục vụ cho việc phân tích. 3.2.4.3. Tổ chức công tác phân tích Để phân tích báo cáo tài chính đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc xây dựng quy chế, đào tạo đội ngũ làm công tác phân tích, Công ty cũng cần chú ý tổ chức tốt công tác phân tích. Tổ chức công tác phân tích được thực hiện qua các công việc sau: -Thành lập Ban phân tích gồm các chuyên gia về phân tích. Quy định cụ thể chức năng, quyền và trách nhiệm của Ban cũng như của từng thành viên trong Ban. Ban phân tích này nên trực thuộc Ban Giám đốc và có cơ cấu như sau: + Trưởng Ban phân tích: Là người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về toàn bộ công tác phân tích báo cáo tài chính trong Công ty. Hiện nay, đối với Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình, trưởng Ban phân tích nên là trưởng Phòng Tài chính-Kế toán, vì đây là người nắm rõ nhất mọi quy định, quy chế của Công ty về quản lý tài chính và cũng là người nắm rõ nhất mọi diễn biến về tài chính của Công ty. +Các thành viên khác của Ban phân tích có thể lấy từ đội ngũ nhân viên kế toán hiện nay, nhưng phải được tập huấn, đào tạo về công tác phân tích báo cáo tài chính. Về thực chất, có thể xây dưng Ban phân tích theo hướng chuyên môn hóa hoàn toàn, nghĩa là, bố trí nhân sự độc lập, chỉ làm công tác phân tích chứ không kiêm nhiệm. Tuy nhiên, trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình còn ở quy mô vừa phải, thiết nghĩ, sắp xếp nhân sự như đã trình bày trên đây là hợp lý, vừa khắc phục những hạn chế khi tập trung toàn bộ công việc phân tích vào chỉ 1 kế toán viên kiêm nhiệm như hiện nay tại Công ty, vừa đảm bảo phân tích báo cáo tài chính tiết kiệm, hiệu quả. -Viết báo cáo phân tích: Trưởng Ban phân tích có trách nhiệm tổng hợp kết quả phân tích từ các thành viên trong Ban và viết báo cáo phân tích. -Tổ chức hội nghị công bố kết quả phân tích: Sau khi công tác phân tích hoàn thành, tổ chức hội nghị công bố kết quả phân tích với thành phần tham dự gồm: Ban Giám đốc, Ban phân tích, các trưởng phòng, trưởng các đơn vị trực thuộc Công ty để thông qua báo cáo phân tích; đưa ra các ý kiến đóng góp, rút kinh nghiệm, bàn bạc để đưa ra các quyết định quản lý tài chính trong thời gian tới. Đồng thời, thông qua Hội nghị này, Công ty sẽ quyết định những thông tin phân tích nào được phép công bố rộng rãi ra bên ngoài, thông tin nào chỉ cung cấp cho nhà lãnh đạo trong Công ty. 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tại Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình Từ thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình, ta thấy, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác này vẫn còn hạn chế. Những hạn chế một mặt do yếu tố chủ quan từ phía Công ty, mặt khác do yếu tố khách quan chung từ phía Nhà nước. Để khắc phục những hạn chế trong phân tích báo cáo tài chính, Công ty nên thực hiện các giải pháp đã đề xuất trên đây. Tuy nhiên, để các giải pháp mang tính khả thi, cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và sự nỗ lực từ chính bản thân Công ty. Cụ thể như sau: 3.3.1.Về phía Nhà nước Các doanh nghiệp đều chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, do đó, sự đổi mới và hoàn thiên các công cụ quản lý của Nhà nước có tác động tích cực đến quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt phân tích báo cáo tài chính, về phía Nhà nước, cần có những thay đổi trong cơ chế, chính sách. như -Hoàn thiện các quy định về chế độ kế toán hiện hành. Có thể nói, chế độ kế toán hiện hành mà Bộ Tài chính ban hành đã phần nào đáp ứng được yêu cầu quản lý của giai đoạn mở của nền kinh tế, tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng cần bổ sung, hoàn thiện. Ngoài ra những quy định chưa đi sát được những thay đổi của cơ chế quản lý kinh tế trong xu thế hội nhập nên chưa linh hoạt. Do vậy, Bộ Tài Chính cần đưa ra chế độ kế toán theo hướng mở, linh hoạt, mang tính hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. - Xây dựng quy đinh về việc công bố thông tin, đặc biệt là các Công ty cổ phần. Hiện nay, mặc dù các văn bản hiện tại đã quy định được trách nhiệm công bố thông tin nhưng các quy định này vẫn chưa thống nhất. Cần quy định rõ các báo cáo cần phải được công bố, những chỉ tiêu mang tính bắt buộc phải có thời gian báo cáo định kỳ, các điều kiện phải công bố thông tin bất thường. -Thống nhất quy định kiểm toán với tất cả các doanh nghiệp. Thực hiên điều này chính là tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp, tăng trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc lập và cung cấp các báo cáo tài chính. -Ban hành các chế tài xử lý vi phạm đối với các đơn vị liên quan trong việc công bố thông tin. Điều quan trọng để thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong các Công ty cổ phần chính là thông tin. Các nhà đầu tư phải được cung cấp thông tin đầy đủ và có chất lượng cao. Để đáp ứng được yêu cầu này, các cơ quan quản lý của Nhà nước phải xây dựng các chế tài xử phạt thật nặng, thật nghiêm minh đối với những đơn vị liên quan đến việc cung cấp thông tin thiếu tin cậy. Chẳng han, xây dựng chế tài xử phạt các doanh nghiệp khi cung cấp những thông tin sai lệch về quá trình kinh doanh, về tình hình tài chính hoặc xử phạt các kiểm toán viên hoặc công ty kiểm toán vì những sai sót trong quá trình kiểm toán. Các biện pháp xử phạt phải thích đáng với lỗi và hậu quả gây ra, có thể áp dụng cả việc khởi tố hình sự chứ không nên chỉ xử lý theo kiểu cảnh cáo hoặc xử phạt hành chính và sau đó yêu cầu người có lỗi cải chính sai sót như hiện nay. - Ban hành những quy định cụ thể đối với công tác thống kê. Phân tích báo cáo tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của các doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiên sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua việc đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nh à quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình, từ đó đánh giá được cụ thể hơn thực trạng tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, để có được các số liệu trung bình ngành, phụ thuộc rất nhiều vào cơ quan thống kê. Cơ quan thống kế cần có quy chế làm việc phù hợp phù hợp nhằm thu thập thông tin từ các doanh nghiệp, các ngành một cách thống nhất, đồng thời có biện pháp kiểm tra thích hợp nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin từ đó đưa ra các số liệu thống kê kịp thời và đáng tin cậy. Để thực hiện được điều này cần có sự can thiệp của Nhà nước trong các quy định về chế độ thống kê. 3.3.2.Về phía Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình Để thực hiện thành công các giải pháp nêu trên, về phía Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình cần phải có những đổi mới phù hợp trong từng hoạt động của công ty: - Đối với công tác tài chính trong công ty: Công ty cần tổ chức bộ máy kế toán hoạt động một cách khoa học, các bộ phận phối hợp chặt chẽ với nhau hơn, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời. Trên cơ sở đó, Công ty có thể rút ngắn được thời gian hoàn thành báo cáo tài chính, tạo điều kiện cung cấp sớm số liệu cho công tác phân tích. Bên cạnh đó, Công ty nên thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ định kỳ. Điều này sẽ giúp công ty phát hiện được những sai sót, nhầm lẫn và củng cố nề nếp làm việc của bộ máy kế toán khoa học hơn, góp phần nâng cao tính chính xác của số liệu kế toán. - Công ty cần công khai hóa thông tin tài chính: Công ty phải hiểu rằng, nguồn vốn quan trọng có thể thu hút cho quá trình kinh doanh là từ thị trường chứng khoán, do vậy, việc công bố thông tin thông qua hệ thống báo cáo tài chính là thực sự cần thiết. Các thông tin cần thiết cần phải được công bố trên báo cáo năm, cáo báo quý. Cách thức công bố có thể là niêm yết trên thị trường chứng khoán, niêm yết ngay tại đơn vị, trên hệ thống phương tiện thông tin đại chúng thông qua ấn phẩm, tạp chí chuyên ngành, website Trong thời gian đến, Công ty cần đầu tư, xây dựng một website của riêng công ty để quảng bá hình ảnh của mình ra bên ngoài. - Nêu các đề xuất, các giải pháp với các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là Vụ chế độ kế toán trong việc thay đổi, bổ xung chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp. - Xây dựng các quy định, trách nhiệm của những người có liên quan trong quá trình lập, công bố thông tin và phân tích thông tin trên báo cáo tài chính. Trong công ty, Hội đồng quản trị , đơn vị đại diện cho toàn bộ cổ đông, phải thực sự hiểu được vai trò của phân tích báo cáo tài chín. Khi đã quán triệt điều này, các chính sách đặt ra cho Ban giám đốc, cho bộ phận kế toán, cho bộ phận báo cáo tài chính về việc thực hiện các yêu cầu này sẽ chính xác , nhanh chóng và thuận lợi. -Nâng cao tính đóng góp, tính xây dựng của cổ đông đối với hệ thống thông tin được cung cấp trên báo cáo tài chính và đối với công tác phân tích báo cáo tài chính. Nâng cao trình độ chuyên môn cho những người làm công tác phân tích là một trong những biện pháp giúp cho công tác này mang lại hiệu quả cao. - Trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phân tích báo cáo tài chính. Công tác phân tích báo cáo tài chính sẽ đạt hiệu quả cao nên Công ty kịp thời ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống phần mềm phân tích chuyên dụng. Trong ngắn hạn, khi áp dụng việc này sẽ tạo áp lực lớn cho doanh nghiệp vì chi phí quá lớn nhưng về lâu dài chúng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giúp cho công tác phân tích đơn giản hơn, tiết kiệm được thời gian, nhân sự và đem lại hiệu quả chính xác hơn. Công tác phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong nước nói chung và Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình nói riêng còn nhiều bất cập. Vấn đề đặt ra là làm sao để công tác phân tích báo cáo tài chính phát huy hết ý nghĩa, hiệu quả đã được kiểm chứng ở các nước phát triển. Muốn đạt được điều này đòi hỏi các nhà phân tích trong công ty phải linh hoạt, phải kết hợp nhuần nhuyễn các vấn đề lý luận về phân tích báo cáo tài chính và thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại công ty. KẾT LUẬN Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã trình bày trên đây, chúng ta có thể khẳng định rằng, trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và xu thế hội nhập quốc tế này càng mạnh mẽ đòi hỏi mỗi doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động của mình đều phải tiến hành phân tích báo cáo tài chính. Rõ ràng, phân tích báo cáo tài chính có một ý nghĩa hết sức to lớn và là công cụ quản lý đắc lực đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Làm tốt công tác phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp nhà quản lý có những thông tin đáng tin cậy trong việc lựa chọn và đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả nhất. Qua thời gian nghiên cứu lý luận về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính, cùng với việc tìm hiểu thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty, tác giả đã hoàn thành chuyên đề Thạc sỹ kinh tế với đề tài: hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình”. Với sự nỗ lực hết mình của bản thân trong việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như đi sâu vào tìm hiểu thực tế, cộng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, những nội dung và yêu cầu nghiên cứu đã được thể hiện đầy đủ trong chuyên đề. Cụ thể, chuyên đề đã giải quyết được các vấn đề sau: - Những vấn đề lý luận cơ bản về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp đã được hệ thống hóa tương đối đầy đủ. - Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình đã được xem xét, đánh giá xác thực. - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tế, tác giả đã đưa ra các phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung. Hy vọng rằng đây là cơ sở giúp cho Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình có thể thực hiện tốt hơn công tác phân tịch báo cáo tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Tuy nhiên, do những hạn chế trong quá trình thực hiện nên kết quả nghiên cứu đạt được mới chỉ là bước đầu. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để chuyên đề hoàn thiện hơn. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN N ĂM 2007                              Đơn vị tính: 1.000 đồng Stt Nội dung Số dư đầu năm Số dư cuối năm I Tài sản ngắn hạn 97.144.560 502.206.640 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 13.581.256 200.049.960 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 8.351.557 57.104.100 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 65.047.864 208.216.710 4 Hàng tồn kho 9.455.571 24.456.149 5 Tài sản ngắn hạn khác 708.312 12.379.721 II Tài sản dài hạn 36.024.746 437.859.052 1 Tài sản cố định 33.800.097 301.158.309 - Tài sản cố định hữu hình 29.116.144 106.069.191 - Tài sản cố định vô hình 4.408.621 5.264.453 - Chi phí XDCB dở dang 275.332 189.824.665 2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 5.000 120.524.315 3 Tài sản dài hạn khác 2.219.649 16.176.428 III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 133.169.306 940.065.692 IV Nợ phải trả 63.124.504 408.520.695 1 Nợ ngắn hạn 62.441.016 344.669.622 2 Nợ dài hạn 683.488 63.851.073 V Vốn chủ sở hữu 69.383.705 530.853.140 1 Vốn chủ sở hữu 67.731.058 526.732.076 -  Vốn đầu tư của chủ sở hữu 56.399.900 135.000.000 -  Thặng dư vốn cổ phần 368.383.473 -  Cổ phiếu quỹ -  Các quỹ 5.170.705 6.426.043 -  Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 6.160.453 16.922.560 2 Quỹ khen thưởng phúc lợi 1.652.647 4.121.064 VI Lợi ích cổ đông thiểu số 661.097 691.857 VII TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 133.169.306 940.065.692 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: 1.000 đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 01 Doanh thu bán hàng 205.614.948 455.355.840 02 Giá vốn hàng bán 182.247.148 394.647.998 03 Lợi nhuận gộp về bán hàng 23.367.800 60.707.842 04 Doanh thu hoạt động tài chính 198.169 12.832.729 05 Chi phí tài chính 676.413 20.503.399 06 Chi phí bán hang 96.968 5.359.705 07 Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.282.158 18.658.258 08 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 12.510.430 29.019.209 09 Thu nhập khác 24.373 1.375.455 10 Chi phí khác 490.659 893.984 11 Lợi nhuận khác - 466.286 481.471 12 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 12.044.144 29.500.680 13 Thuế thu nhập doanh nghiệp 2.966.039 4.640.998 14 Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 9.078.105 24.859.682 Lợi ích của cổ đông thiểu số 33.986 30.760 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 9.044.119 24.828.922 15 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1,60 3,31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình. 2. Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình, "Báo cáo tài chính năm 2007" 3. Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình, "Báo cáo tài chính năm 2008" 4. Bộ Tài chính (1996), "Quyết định số 1177/TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của BTC về việc ban hành chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp". 5 Bộ Tài Chính (2000), "Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp". 6. Bộ Tài chính (2001), "Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 1177/TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996". 7. Bộ Tài Chính (2002), "Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 về việc ban hành và công bố sáu chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2)". 8. Bộ Tài chính (2003), "Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 về việc ban hành và công bố 6 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3)". 9. Bộ Tài chính (2005), "Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành và công bố 6 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4)". 10. Bộ Tài chính (2005), "Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính hướng dẫn kế toán thực hiện 06 Chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ Trưởng bộ tài chính". 11. Bộ Tài Chính (2006), "Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 20 tháng 3 năm 2006 về chế độ kế toán doanh nghiệp". 12. Chính phủ (2004), " Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 về Báo cáo tài chính hợp nhất". 13. Nguyễn Văn Bảo (2005), "Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp xây lắp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam", Nhà xuất bản tài chính. 14. Nguyễn Văn Công (2005), "Chuyên khảo về báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra phân tích báo cáo tài chính", Nhà xuất bản Tài chính. 15. Bùi Văn Dương, Lê Phước Phú (2004), "Hướng dẫn thực hành kế toán xây dựng cơ bản và những quy định cần thiết", Nhà xuất bản Tài chính. 16. Nguyễn Thị Đông (2002), "Lý thuyết hạch toán kế toán, Nhà xuất bản Tài chính 17. Đặng Thị Loan (2005), "Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp", Nhà xuất bản Thống kê. 18. Nguyễn Đăng Phúc (2007), "Phân tích hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp", Nhà xuất bản Tài chính 19. Nguyễn Minh Phương (2002), "Giáo trình kế toán quản trị", Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 20. Quốc hội, Luật số 03-2003-QH11, "Luật kế toán" 21. Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình, "Báo cáo của hội đồng quản trị" 22. Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình, "Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh (2005 - 2008) và phương hướng mục tiêu, biện pháp ( 2008-2010)". MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Phân tích cơ cấu tài sản năm 2008 14 Bảng 2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2008 17 Bảng 2.3: Phân tích các khoản nợ phải thu trong năm 2008 21 Bảng 2.4. Phân tích các khoản nợ phải trả trong năm 2008 22 Bảng 2.5 Phân tích khả năng thanh toán trong vòng 2008: 23 Bảng 2.6. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 25 Bảng 2.7. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu và 27 lợi nhuận năm 2008 của Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh 27 Bảng 2.8. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời năm 2008 26 Bảng 3.1: Các nhân tố tác động đến ROE của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình 35 Bảng 3.2: Phân tích xu hướng biến động của các chỉ tiêu chủ yếu trên Báo cáo kết quả kinh doanh của Côngty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình 38 Bảng 3.3: Phân tích các chỉ tỉêu phản ánh cấu trúc tài chính năm 2008 39 Bảng 3.5: Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh các năm 2006,2007,2008 42 Bảng 3.6: Phân tích các chỉ tiêu về cân bằng tài chính trong năm 2008 42 Bảng 3.7: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định 44 Bảng 3.8: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 45 Bảng 3.10: Phân tích cổ phiếu Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình 47 Bảng 3.11: Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình 2008 50 Bảng 3.12: Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2008 51 DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính ROA : Suất sinh lời của tài sản ROE : Suất sinh lời vốn chủ sở hữu TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TS : Tài sản TSCĐ : Tài sản cố định TSNH : Tài sản ngắn hạn TSDH : Tài sản dài hạn P/E : Hệ số giá cả thị trường so với lợi nhuận mỗi cổ phiếu ROCE : Suất sinh lời của vốn cổ phần thường DN : Doanh nghiệp Công ty : Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hoà Bình ROS : Suất sinh lời của doanh thu VCSH : Vốn chủ sở hữu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2534.doc
Tài liệu liên quan