Đề tài Thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Trong ba thập kỷ qua các chương trình hỗ trợ phát triển khu vực DNVVN đã và đang tăng lên đáng kể và trở thành một thành phần quan trọng trong các sáng kiến phát triểncủa cả phía nhà tài trợ quốc tế và chính phủ của các nước. Sự quan tâm ngày một tăng đối với khu vực DNVVN xuất phát từ một lý do chính là khu vực có quy mô nhỏ và vừa được xem là có những đặc điểm hấp dẫn và chúng có thể trợ giúp chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển trong nền kinh tế xã hội công bằng hơn. Gần đây sự quan tâm thúc đẩy các DNVVN ngày càng tăng do chính phủ các nước đã nhận thức được tầm quan trọng của khu vực DNVVN tư nhân trong nền kinh tế trải qua sự điều chỉnh và chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu chú trọng khu vực này bằng văn bản, nghị định theo đó đã có một số tổ chức và các hiệp hội đã ra đời nhằm hỗ trợ và giúp các DNVVN giải quyết những khó khăn như về vốn, tài chính, đất đai. Qua phân tích trên cho ta thấy được vai trò của các DNVVN và thực trạng các chính sách đối với thành phần này: Tuy có những tiến bộ và phần nào thông thoáng hơn nhưng như vậy không phải không còn hạn chế và vướng mắc. Để thực hiện tốt các chính sách này đòi hỏi sự phối kết hợp của tất cả các cơ quan nước, các hiệp hội sự nỗ lực của bản thân các DNVVN và sự đóng góp của dân chúng. Không nóng vội, chủ quan hay đốt cháy giai đoạn, với sự thống nhất tổng thể hy vọng rằng trong một thời gian không xa DNVVN của Việt Nam ngày càng mạnh hơn, phát huy tối đa vai trò của mình trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới nói chung và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói riêng.

doc54 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chính thức khác. Mặt khác những khoản vay bảo đảm hiếm khi dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguyên nhân của những khó khăn trên là do: - Thủ tục cho loại vay này rất phức tạp, chi phí giao dịch cao làm cho những khoản tín dụng này quá tốn kém đối với DNVVN. Bản thân ngân hàng cũng không muốn cho vay vì ngại quản lý. - Những quy chế về ký quỹ và các dự án đầu tư quá cứng nhắc làm cho nhiều DNVVN không thể đáp ứng được khi muốn vay tín dụng từ các tổ chức tài chính. Trong khi các DNNN lại được miễn việc ký quỹ. - Các phương thức định giá tài sản ký quỹ không rõ ràng và các quan chức của ngân hàng ra quyết định trong vấn đề này quá chuyên quyền độc đoán. - Các DNVVN không thể nhận được sự hỗ trợ về việc thẩm định dự án, nghiên cứu khả thi dự án, chuẩn bị kế hoạch hoạt động hoặc hỗ trợ các nguồn tín dụng. * Đất đai: Đất đai cho các hoạt động của DNVVN còn thiếu và doanh nghiệp này gặp khó khăn trong việc được cấp quyền sử dụng đất hoặc họ không thể đạt được kết quả trong những hợp đồng thuê đất làm trụ sở nhà máy. Cụ thể: + Các thủ tục để được cấp quyền sử dụng đất không rõ ràng và thường không công nhận đối với các DNVVN. Đặc biệt trong trường hợp đất công nghiệp, các quyền bán, mua, chuyển nhượng và cầm cố, quyền sử dụng đất để ký quỹ vẫn chưa được chấp nhận. Trong cuộc điều tra 452 dự án đầu tư năm 1997, người ta đã tìm ra chỉ có 17 dự án thuộc khu vực tư nhân. + Do có nhiều khó khăn trong việc không có đất để sản xuất dẫn đến việc đất ở cũng được đem ra sử dụng cho mục đích sản xuất và kinh doanh. + Cũng do những khó khăn trong việc chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, nên còn tồn tại một thị trường đất đai đáng kể hoạt động một cách không chính thức và phi hợp pháp. * Công nghệ Theo đánh giá thì phần lớn công nghệ mà các DNVVN sử dụng là công nghệ lạc hậu, vấn đề chuyển giao công nghệ còn quá ít. Thống kê của nhóm sản xuất và phân phối (M&D) thuộc diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (nhóm tư vấn liên ngành về cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam ) cho thấy từ năm 1990 đến năm 2002 chỉ có khoảng 150 hợp đồng chuyển giao công nghệ vào Việt Nam được chấp thuận mà phần lớn lại là các công ty con nhập khẩu từ các công ty mẹ ở nước ngoài, quyền sở hữu thuộc về các công ty mẹ đó. Nguyên nhân: a) Vốn đầu tư của DNVVN rất thấp so với DNNN, khó có thể vay được một khoản vốn trung và dài hạn cần thiết để đầu tư nâng cấp công nghệ. b) Việc nhập khẩu máy móc thiết bị có thuế suất cao trong khi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được miễn trừ . c) Khó tiếp cận được với thị trường công nghệ vì thiếu thông tin về thị trường này. d) Họ khó tiếp cận được những dịch vụ tư vấn có tính chất hỗ trợ trong việc xác định công nghệ thích hợp và hiệu quả, giúp họ cải tiến sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh. e) Một số nguyên tắc thủ tục hiện hành còn cứng nhắc làm cho việc chuyển giao công nghệ (CGCN) từ nước ngoài vào Việt Nam khó và tốn kém khiến cho đối tác ngần ngại chuyển giao. Ví dụ: Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 1/7/1998 về CGCN. Theo nghị định này quy định giá CGCN không vượt quá 5% “giá bán tịnh” của sản phẩm công nghệ đó. Mà giá bán tịnh định nghĩa là “tổng giá bán sản phẩm trừ đi thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế triết khấu thương mại, chi phí vận chuyển cả bằng đường biển, bảo hiểm, quảng cáo, đóng gói. Chi phí đầy đủ cho việc mua bán các sản phẩm, bộ phận chi tiết từ mọi nguồn cung cấp”. Theo định nghĩa này chi phí chuyển nhượng công nghệ là rất nhỏ. Trong khi quy định về CGCN cho cả nhãn hiệu hàng hoá, kể cả nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới thì nghị định 45/CP lại không phân biệt giữa việc bán đứt (chuyển giao) với hình thức sử dụng có giới hạn (li-xăng) khiến cho mọi trường hợp chủ sở hữu công nghệ đều mất quyền sở hữu về tay bên nhận sau 7 năm. Một khó khăn nữa cho việc CGCNlà chi phí sử dụng các giao dịch quốc tế như internet, điện thoại, điện tín ở Việt Nam còn cao hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực: Gấp 3.5 lần Singapo, 2 lần Thượng Hải, 2.5 lần Băng Cốc. Với những doanh nghiệp nhập khẩu những máy móc thiết bị đã qua sử dụng thì có những quy định hiện hành rập khuôn, cản trở rất nhiều cho doanh nghiệp . * Sức cạnh tranh và tiếp cận thị trường thế giới Các DNVVN rất khó tiếp cận được với cả thị trường trong nước và quốc tế do sức cạnh tranh thấp. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã đưa ra 8 nhân tố chính hình thành nên tính cạnh tranh của nền kinh tế của mỗi quốc gia đó là: Độ mở cửa, chính phủ, tài chính, kết cấu hạ tầng, công nghệ, quản trị, lao động, thể chế.Dựa vào 8 chỉ tiêu này, WEF đã đánh giá năng lực cạnh tranh của một số nền kinh tế quốc gia trên thế giới. Qua đó WEF đã đưa ra kết luận về khả năng cạnh tranh của Việt Nam. NĂM 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Khả năng cạnh tranh 49/53 39/53 48/53 49/59 62/80 65/80 Như vậy khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp Việt Nam tuy có tăng nhưng không đáng kể. Nguyên nhân là do khả năng tiếp cận thị trường còn yếu các doanh nhân Việt Nam chưa có mạng lưới khách hàng, chưa có kinh nghiệm thiết lập mạng lưới kinh doanh với các bạn hàng. Sự hiểu biết của chủ DNVVN về thị trường nước ngoài và xu thế của nó về các nghiệp vụ ngoại thương, các quy định quốc tế của các nước khác và của cả nước ta liên quan đến quản lý xuất nhập khẩu còn chưa thấu đáo. Hội nhập kinh tế quốc tế đang đến dần nhưng theo phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam thì có 16% tổng doanh nghiệp chưa biết gì về hội nhập, 24% chưa đủ thông tin về lịch trình giảm thuế AFTA, APEC; 34% không biết thông tin về hội nhập WTO, 50%không biết nội dung chính của hiệp định thương mại Việt- Mỹ. Một thực tế là hiện nay nhiều chủ doanh nghiệp (đặc biệt là ở địa phương) sản xuất những mặt hàng truyền thống để xuất khẩu nhưng lại chưa được đào tạo về nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Vấn đề chi phí vận tải cảng, biển cao cũng là một yếu tố làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hệ thống cảng biển Việt Nam quá nhỏ chưa đồng bộ, năng lực bốc xếp cũng như tiếp cận tàu trọng tải lớn thấp không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển trong nước và quốc tế. Dọc chiều dài bờ biển nước ta có 91 cảng biển công suất khoảng 1triệu tấn/năm. Hiện nay duy nhất có cụm cảng Thị Vải-Vũng Tàu là có công suất 50. 000DWT song phí cảng biển lại khá cao so với các nước cùng khu vực. Những hạn chế đó nhiều khi làm mất đi những cơ hội gây ra những rủi ro không đáng có. Ngay cả những rào cản về ngôn ngữ cũng là một trở ngại. Số lượng chủ DNVVN có khả năng trực tiếp đàm phán với doanh nhân nước ngoài không nhiều. Vấn đề bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ khác chưa được thực hiện một cách nghiêm túc do đó hàng giả hàng nhái còn phổ biến mà hiện tại chúng ta chưa có luật cạnh tranh để điều tiết sự độc quyền mà các DNVVN đôi khi lại ở những thế yếu do độc quyền của một số doanh nghiệp lớn mà không bị cản trở bởi sự cạnh tranh. * Thông tin. Thông tin về các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng là rất rải rác gây những khó khăn trong quản lý việc phân bổ tín dụng và trong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng. Việc tiếp nhận thông tin về các văn bản pháp luật thị trường tiến bộ công nghệ còn hạn chế do: - Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chưa được công khai hoá giống như các nước khác trong khu vực - Khi đã hoàn tất việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, không hề có yêu cầu báo cáo định kỳ cho các cơ quan chức năng. Vì vậy một công ty có thể đã ngừng hoạt động nhưng giấy phép kinh doanh vẫn còn giá trị trong một thời gian dài - Việc chưa công khai hoá, tin học hoá những sổ đăng ký kinh doanh bao gồm những thông tin cơ bản về tất cả các doanh nghiệp đã đăng ký thuộc mọi thành phần kinh tế gây khó khăn cho các doanh nghiệp trên thương trường muốn biết thông tin về các đối tác. - Yêu cầu nắm được thông tin cơ bản chưa trở thành một phần thiết yếu trong hệ thống quản lý các doanh nghiệp * Tình hình công nợ Hiện nay nhiều DNVVN bán hàng trả chậm rất nhiều và khó thu hồi vốn.Tình trạng nợ nần, dây dưa khó đòi chiếm dụng vốn lẫn nhau lan rộng dây truyền giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các đại lý tiểu thương đang là một căn bệnh trầm kha ngày càng nghiêm trọng. Các DNVVN ngày nay đang đứng trước mối lo âu: Cần mở rộng hệ thống phân phối, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhưng nợ phải thu ngày càng cao và nợ khó đòi ngày càng lớn. Theo một cuộc khảo sát về tình hình tài chính của 300 doanh nghiệp ngoài quốc doanh của cục thuế thành phố HCM đã phát hiện nhiều con số ảo, có 250 doanh nghiệp báo cáo tình trạng tài chính có vốn điều lệ âm, thậm chí có doanh nghiệp trong số này âm hơn 30 lần mà vẫn hoạt động. Cũng theo cục thuế TP. CM qua đợt đăng ký lại các doanh nghiệp thì có đến 1170 doanh nghiệp không đến đăng ký thuộc dạng chờ giải thể hay cố tình không kê khai,750 doanh nghiệp được cấp giấy phép nhưng không rõ trụ sở ở đâu, còn hoạt động hay không. (Thời báo kinh tế số 45 ngày 5/6/1999). Tóm lại có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thờ ơ của doanh nghiệp trước yêu cầu hội nhập. Về mặt tâm l‏‎í nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bị rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan do trình độ hạn chế, thiếu thông tin cũng như sự hiểu biết nên lúng túng trong việc chọn hướng đi cho doanh nghiệp Trong khi vẫn biết rằng thời điểm hội nhập đang đến gầnTrong khi đó nhiều doanh nghiệp lại đứng trước những khó khăn khác nhau như thiếu vốn, mắc nợ,máy móc công nghệ sản xuất lạc hậu không đồng bộ, thếu thị trường..Mỗi doanh nghiệp đều có lí do để giải thích cho sự chậm chễ của mình trước yêu cầu hội nhập vào thị trường chung. Trong tương lai, khi Việt Nam chấp nhận gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, ngoài việc Việt Nam có nghĩa vụ tuân theo những nguyên tắc hệ thống của WTO nói chung, việc trở thành thành viên của WTO sẽ buộc Việt Nam phải tự do hoácác điều kện thương mại.Trong bối cảnh đó dnv sẽ ứng phó ra sao? Điều gì xảy ra khi hàng hoá tròg nước chỉ đạt chất lượng trung bình hoặc thấp mà già bán lại cao trong khi hàng bên ngoài chất lượng lại đảm bảo mà giá lại phải chăng.Vài năm để chuẩn bị hội nhập chỉ là khoảng thời gian ngắn ngủi với rất nhiều khó khăn phía trước.Thời thế đã và đang đặt ra cho dnv những sự lựa chọn khắc nghiệt tồn tại hay không tồn tại trước bối cảnh hội nhập hiện nay. Vậy nhà nước ta đã và đang làm gì dể giúp đỡ thành phần kinh tế này. 3.Về tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô tới hoạt động của các DNVVN 3.1.Chính sách thương mại : Chủ động xây dựng quan hệ, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, xây dựng nề kinh tế mở với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, tiến tới hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới đã và đang được Việt Nam áp dụng trong những năm qua. Các quy định về xuất nhập khẩu ngày càng nới lỏng, mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều khúc mắc gây cản trở tới quá trình này như : chỉ cho phép một số các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các đầu mối đối với một số mặt hàng, danh mục hàng hoá cấm xuất nhập khẩu hay thay đổi, thuế xuất nhập khẩu cao Ngoài ra, những chính sách ưu tiên đặc thù nhằm hỗ trợ lâu dài cho hoạt động xuất nhập khẩu cho các DNVVN chưa có như : trợ giá xuất nhập khẩu, cấp tín dụng làm hàng xuất khẩu, hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ quốc tế. 3.2.Chính sách công nghiệp . Chính sách bảo hộ hiện nay đã làm biến dạng thị trường trong nước. Đặc biệt việc đánh thuế cao vào mặt hàng nhập khẩu đã làm cho một số các DNVVN phải nhập nguyên liệu với giá cao từ đó sản xuất ra các sản phẩm có giá thành cao không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra các DNVVN hoạt động trong các ngành công nghiệp, công nhân tạo ra sản phẩm cho xuất khẩu nhưng khả năng thu hồi vốn thấp, chưa nhận được ưu đãi hợp lí‏‎ về các vấn đề như : đất, vay vốn tín dụng Bên cạnh đó DNVVN khu vực ngoài quốc doanh chịu sức ép của hàng nhập lậu và sự phân biệt đối sử so với các doanh nghiệp nhà nước . 3.3. Chính sách tài chính tiền tệ. a. Chính sách huy động vốn Việc huy động vốn trong nước được thực hiện khá mạnh mẽ trong những năm qua thông qua các công cụ như thuế, lãi suất, khuyến khích đầu tưNhờ đó sản xuất trong nước phát triển mạnh, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư tăng nhanh. Trong 5 năm (1995-1999) vốn đầu tư của toàn xã hội đạt được 44.585,6 tỷ đồng. Trong đó khu vực tư nhân (chủ yếu là các DNVVN ) chiếm trung bình khoảng 23,54%, tức khoang 102,2 tỷ đồng. Riêng năm 1999 theo ước tính trong tổng số đầu tư toàn xã hội là 103.900 tỷ thì khu vực ngoài quốc doanh chiếm khoảng 21000 tỷ đồng (20,2%). Trở ngại của chín sách huy động vốn là chưa tạo được điều kiện thông thoáng trong huy động vốn cho các DNVVN. Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thể vay vốn theo hình thức tín chấp. Nhưng trong thực tế hầu hết các DNVVN không thể vay theo hình thức này vì không có tổ chức đại diện đứng ra bảo lãnh. Còn vay theo hình thức thế chấp thì các DNVVN lại không có đủ tài sản thế chấp cho ngân hàng, trong khi đó lại chưa có một tổ chức tín dụng nào chuyên doanh cho các DNVVN ở nước ta , cộng với sự phân biệt dối sử giữà các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh trong thể lệ cho vay. Ngoài ra việc chưa có hệ thống bảo lãnh và hiểm tín dụng cho DNVVN đã làm cho DNVVN không thể tiếp cận được với các khoản tín dụng trong và dài hạn từ hệ hệ thống tài chính chính thức. b. Chính sách thuế: Đã có nhiều sửa đổi trong chính sách thuế trong những năm qua, đặc biệt là thành công luật thuế giá trị gia tăng .Tuy vậy vẫn còn những vướng mắc có ảnh hưởng lớn đến DNVVN, thậm chí có doanh nghiệp nếu thực hiện đủ các nghĩa vụ về thuế thì chắc chắn lợi nhuận sẽ âm hoặc không lời. Chính vì vậy tình trạng chốn thuế xảy ra khá nhiều đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh. Các quy định về thuế rất rườm rà và rắc rối, phức tạp thuế suất nhiều khi bị trùng lặp hoặc thậm chí bất bình đẳng. Đơn cử như luật thuế thu nhập doanh nghiệp, tuỳ từng mức độ ưu đãi cho từng ngành nghề mà doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hưởng thuế suất là 20%,15%,10%. Trong khi đó doanh nghiệp trong nước chịu mức thuế suất 32%, 25%, 20% và 15%. Mặt khác ta lại chưa có cơ chế, chính sách động viên tạo nguồn thu. Nhiều khi doanh nghiệp thuộc đối tượng miễn giảm thuế nhưng vẫn có xu hướng tìm cách trốn thuế hơn là xin được hưởng chế độ miễn giảm thuế. Tình hình này một lần nữà nói lên chính sách miễn, giảm thuế ít có tác dụng hấp dẫn nhà đầu tư. c. Chính sách tiền tệ: Đã thực hiện được lãi suất bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, còn một số vấn đề như : phần lãi suất do ngân hàng trung ương ấn định chưa sát với quan hệ cung cầu vốn, riêng trong năm 1999 lãi suất cho vay liên tục giảm có tác động tiêu cực tới hệ thống ngân hàng do khoảng cách giữa hai lần điều chỉnh khá ngắn làm cho số vốn huy động với lãi suất cao của ngân hàng chưa đưa ra cho vay đã phải cho vay theo lãi suất giảm, dẫn tới thua lỗ .Đã 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất để kích cầu tăng trưởng kinh tế nhưng kết quả vẫn tồn đọng hàng ngàn tỷ đồng trong các ngân hàng thương mại. Thêm vào đó, lãi suất cho vay bằng ngoại tệ không được điều chỉnh giảm vẫn ở mức cao :7.5-%-8%/năm. Dẫn tới ngoại tệ dồn ứ vào hệ thống ngân hàng. Sự thiếu ổn định về giá cả trong một vài năm trở lại đây có tác dụng tiêu cực đối với đầu tư và sản xuất kinh doanh. 3.4. Chính sách đầu tư : Sau một số năm cải cách, nền kinh tế của chúng ta đã có tích luỹ nội bộ. Tỷ lệ này tăng từ 7.4%GDP năm 1990 lên 20.1% năm 1997 nhưng lại hạ xuống 18% năm 1999, trong đó khu vực tư nhân chiếm 11.9%so với nhà nước . Tuy vậy tiết kiệm và đầu tư trong nước vẫn còn thấp, DNVVN khu vực ngoài quốc doanh chưa có điều kiện tiếp cận nguồn lực trong và ngoài nước, cơ hội tập trung chủ yếu vào khu vực doanh nghiệp nhà nước 3.5. Chính sách công nghệ đào tạo : Mặc dù có rất nhiều tổ chức hỗ trợ cho DNVVN trong và ngoài nước nhưng đa số các tổ chức này hoạt động vì lợi ích riêng và hiệu quả hoạt động không cao. Chính vì vậy, có rất ít DNVVN muốn tham gia, hoặc nhận sự tư vấn, hướng dẫn của các tổ chức này. Trong khi đó nhu cầu về thông tin, chuyển giao công nghệ, phổ biến kiến thức là rất lớn và cần có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước. Bên cạnh đó chưa có những chính sách riêng cho các doanh nghiệp này về đào tạo, nâng cao năng lực quản lí, kỹ thuật, về công nghệ thiết bị , chưa có những biện pháp hữu hiệu, cụ thể, rõ ràng để trợ giúp kinh phí cho các DNVVN hiện đại trang thiết bị tiên tiến. CHƯƠNG 3 Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển DNVVN ở Việt Nam Như đã phân tích ở trên, hội nhập mang lại những thời cơ và thuận lợi rất lớn nhưng cũng chứa đựng nhiều khó khăn thử thách. Thời gian cho các doanh nghiệp không còn nhiều, để có thể hội nhập thành công chúng ta phải xuất phát từ đặc điểm cụ thể cũng như mục tiêu phát triển của từng nước mà xác định chiến lược lâu dài cho sự phát triển của khu vực này. Qua kinh nghiệm của một số nước và thực tiễn Việt Nam ta có thể rút ra một số biện pháp để hoàn thiện chính sách phát triển DNVVN như sau: 1. Thực hiện có hiệu quả luật doanh nghiệp 1.1. Hợp lý hoá và đơn giản hoá các thủ tục thành lập doanh nghiệp và công ty * Hoàn thiện quá trình hợp nhất hai giai đoạn: cấp giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh bằng cách huỷ bỏ giai đoạn cấp giấy phép thành lập và chỉ yêu cầu đăng ký các doanh nghiệp và công ty. * Đơn giản hoá thủ tục kinh doanh: Khi đăng ký kinh doanh chỉ cần xuất trình hai tài liệu là đơn đăng ký kinh doanh bao gồm những thông tin cơ bản và điều lệ công ty. Không cần thiết phải nộp tài liệu hoặc chứng nhận nào khác, loại bỏ những yêu cầu không cần thiết như chứng nhận vốn đối với các doanh nghiệp tư nhân và chứng nhận về địa điểm của doanh nghiệp. Tất nhiên nội dung đăng ký kinh doanh và điều lệ công ty đối với các công ty có thể thay đổi tuỳ thuộc vào loại hình công ty và doanh nghiệp. *Loại bỏ yêu cầu vốn pháp định tối thiểu khi chúng chỉ là thủ tục vô nghĩa. Loại bỏ yêu cầu cần phải có hơn một sáng lập viên hoặc cổ đông đối với công ty TNHH và cổ phần nhằm hợp lý hoá hơn quá trình thành lập doanh nghiệp, khi xin đăng ký điều lệ công ty đã làm đầy đủ và chính xác giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp, sau đó công ty được coi là thành lập hợp pháp và có quyền hoạt động kinh doanh ngoại trừ đối với một số lĩnh vực ở mức độ cao trong một danh mục “kinh doanh có điều kiện”, sẽ cần phải có thêm giấy phép chấp nhận bổ sung. Tất cả các doanh nghiệp và công ty được phép thành lập và được quyền hoạt động kinh doanh trừ khi hoạt động đó bị cấm hoặc do nhu cầu cụ thể cần phải có giấy phép bổ sung như đã chỉ rõ trong danh mục “kinh doanh có điều kiện”. * Chỉ một cơ quan cụ thể tại cấp tỉnh chịu trách nhiệm đối với mọi công việc đăng ký kinh doanh thông thường. Không cần một cơ quan nào khác cần tham gia vào quá trình cấp giấy phép, trừ trường hợp với những ngành quy định ở mức cao, cần phải có giấy phép bổ sung được quy định trong danh mục có điều kiện như ngân hàng, bệnh việnĐồng thời UBND sẽ được giải phóng khỏi việc thành lập các doanh nghiệp và công ty để thực hiện những nhiệm vụ và chính sách quan trọng hơn, bao gồm việc khiếu kiện của những người làm đơn thàmh lập công ty nhưng không được cấp giấy phép đăng ký hoặc các trường hợp bất bình thường ở mức độ cao yêu cầu của một quyết định mang tầm chính sách. Quy định mức lệ phí đăng ký cố định, hợp lý. Chẳng hạn 500. 000VND không phụ thuộc vào quy mô vốn của doanh nghiệp nhằm khuyến khích ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh càng tốt với bất kỳ mức vốn nào mà họ muốn. Việc thu lệ phí dựa trên quy mô vốn sẽ khuyến khích các công ty có xu hướng với số vốn thấp nhất có thể. Yêu cầu tất cả các doanh nghiệp và công ty đã đăng ký thông báo ngay cho cơ quan đăng ký kinh doanh bất cứ thay đổi nào về những thông tin đã đăng ký và nộp báo cáo hàng năm. Về đăng ký tên doanh nghiệp nghiên cứu quy chế tên doanh nghiệp và kiểm soát được. Nên thiết lập hệ thống thông tin thống nhất nối mạng với nhau để khi đưa tên một doanh nghiệp mới vào nếu trùng với doanh nghiệp nào đó có trước thì có báo hiệu ngay. 1. 2. Giúp các DNVVN có hiệu quả hơn trong việc huy động vốn quy định một cơ cấu vốn mềm dẻo hơn, bảo vệ tốt hơn các cổ đông thiểu số. Có quy định rõ ràng về trách nhiệm pháp lý của giám đốc và các giao dịch quan trọng của công ty như sát nhập và chuyển đổi hình thức công ty. 1.3. Quy định những điều khoản rõ ràng hơn và toàn diện hơn đối với việc quản lý công ty nhằm cải thiện việc quản lí và kiểm soát tốt hơn những nhà quản lý của các cổ đông. 2.Ban hành các văn bản pháp luật cần thiết để tạo ra một cơ sơ dữ liệu tập trung thông tin các doanh nghiệp và công ty đã đang ký và công khai những thông tin đó ra cho dân chúng. Điều này cho phép mọi thành viên của công chúng, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp khác có được những thông tin cơ bản về bất kỳ doanh nghiệp nào trên thị trường như : +Tên, địa chỉ, hoạt động kinh doanhvà hình thức pháp lý của các doanh nghiệp +Tất cả những tên thương mại của doanh nghiệp và có thể là nhãn hiệu thương mại đăng ký +Tên nhân viên quản lý, thành viên hội đồng quản trị và những đại lý có thẩm quyền thay cho doanh nghiệp và phạm vi của quyền đó. +Vốn được phép phát hành và vốn đã thanh toán của các doanh nghiệp được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH hoặc cổ phần. Điều này làm tăng sự minh bạch của cácc doanh nghiệp và ngăn ngừa tình trạng lừa đảo. Công chúng có thể biết được liệu một doanh nghiệp đã đăng ký hay chưa.Điều này cho thấy tầm quan trọng hàng đầu của việc đăng ký thành lập doanh nghiệp. Có một số dự án hiện đại hoá thiết chế nhà nước nhằm tăng cường sự minh bạch và các nhân tố của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam có tiềm năng lớn hơn việc thành lập một cơ quan đăng kí doanh nghiệp Quốc gia tập trung và kiểm soát bằng máy điện toán, tất cả thành viên công ty cũng như các cơ quan nhà nước có thể truy cập dễ dàng để thu thập thông tin. Hệ thống đăng kí đó là một công cụ cần thiết của quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường thành công. Nó cho phép nhà nước kiểm soát đầy đủ và có hiệu quả hơn đối với các thành phần kinh doanh, tạo điều kiện cho sự hình thành, phát triển doanh nghiệp và tạo sự tin tưởng trong quan hệ kinh doanh thông qua việc công khai các thông tin cơ bản về mỗi doanh nghiệp cho công chúng khi có nhu cầu. Ví dụ như địa vị pháp lý, vị trí, chủ sở hữu, thành viên hội đồng quản trị, những người được uỷ quyền của doanh nghiệp và những giới hạn về thẩm quyền đối với mỗi người họ đang giao dịch. Về điểm này, Việt Nam hầu như đã có. Hiện tại tất cả sở kế hoạch tỉnh đã gửi một bản sao đăng kí của doanh nghiệp và công ty mới cho Bộ kế hoạch và đầu tư, nơi mà thông tin được đưa vào cơ sở dữ liệu của máy tính. Các biện pháp thực hiện sau sẽ là: a.Xây dựng và thực hiện một cơ chế và một kế hoạch để cung cấp thông tin về bất kỳ hoặc tất cả các doanh nghiệp cho bất cứ các thành viên của công chúng với lệ phí phải chăng. b.Hợp nhất vào cơ sở dữ liệu tất cả các doanh nghiệp thuộc về thành phần kinh tế gồm các DNVVN, các nhà đầu tư nước ngoài, các hợp tác xã và các doanh nghiệp của các tổ chức kinh tế –xã hội. Sau đó, tất cả các cơ quan nhà nướcvà các thành viên công chúng có thể dễ dàng thu thập được các thông tin cơ bản đã được đăng kí về bất kỳ doanh nghiệp nào trong nước Đây là phương pháp ngăn chặn tốt nhất việc đệ trình các tài liệu giả dối vì người nộp đơn đăng ký thành lập biết rằng những người có liên quan tức các cổ đông, thành viên hội đồng quản trị, khách hàng, nhà cung cấp, chủ nợ và các hiệp hội kinh doanh khác rất có thể nhận ra sự lừa dối bằng cách truy cập hồ sơ đăng ký kinh doanh. Biện pháp này cũng làm giảm những cơ hội phát sinh sự nhầm lẫn vô tình cũng như sự lừa dối cố ý trên thị trường bằng việc ngăn cấm các doanh nghiệp đăng ký tên giống nhau. 3. Tiếp tục mở rộng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế cho các DNVVN 3.1 Đẩy nhanh tiến độ cấp mã thuế Nghị định 57/CP yêu cầu các công ty xuất nhập khẩu phải có mã hải quan và phải có trước một mã số thuế do bộ tài chính cấp do một loạt các thủ tục cần thiết, tiến hành một cách riêng rẽ để bảo đảm cho bộ thị trường tài chính xác định loại hình kinh doanh chính mà người làm đơn xin tham gia. Một vài trường hợp phải mất 6 tháng sau khi đệ đơn lên bộ tài chính để cấp mã số thuế. Đây là một khó khăn lớn cho doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề này cần phải giải quyết nhanh bằng những biện pháp sau: + Ban hành ngay một mã số hải quan tạm thời khi doanh nghiệp trình giấy phép thành lập của nó trong khi chờ bộ tài chính cấp số mã thuế. + Bộ tài chính ban hành một mã số thuế tạm thời ngay sau khi nhận được đơn xin đăng ký trên cơ sở đó người làm đơn có thể được cấp mã số hải quan + Loại bỏ yêu cầu về các mã số hải quan trong thời hạn một năm cho đến khi tất cả những người làm đơn hiện tại nhận được các số mã thuế và các số mã hải quan. + Quy định về thời hạn tối đa cho bộ tài chính và tổng cục hải quan cấp và số mã thuế và các số mã hải quan cho các doanh nghiệp tương tự như quy định hiên nay của sở kế hoạch và đầu tư và các cơ sở liên quan khác trong việc đăng ký doanh nghiệp và công ty mới theo thông tư liên bộ số 5 ngày10/5/1998. Đồng thời trong tương lai chúng ta phải xem xét vấn đề liệu việc cấp mã thuế có nên kết hợp với quá trình đăng ký kinh doanh hay không ? 3.2 Điều chỉnh linh hoạt tỷ giá hối đoái và tạo điều kiện cho DNVVN tiếp cận với thị trường ngoại tệ. Trong những năm đầu phát triển DNVVN, Nhật Bản và Hàn Quốc đã cố gắng duy trì đồng tiền của mình ở mức thấp hơn so với thị trường của họ và của những nước đối thủ cạnh tranh. Sự thật là trong những năm qua, việc điều chỉnh từng bướctỷ giá làm giảm tỷ giá quy đổi có hiệu quả của đồng Việt Nam là 20%so với USD. Mặc dù có những điều chỉnh này đồng Việt Nam có thể vẫn cao hơn giá trị thực mà bằng chứng là việc thiếu hụt nghiêm trọng ngoại tệ như báo cáo đã từng đưa tin. Thêm nữa sự mất giá tiền tệ ở các nước láng giềng như ở Thái Lan khi đồng Bạt của Thái Lan sụt giá 2 lần kể từ tháng 7 năm 1997 làm hàng xuất khẩu các nước này rẻ hơn nên có tính cạnh tranh hơn Việt Nam.Tuy nhiên việc điều chỉnh linh hoạt tỷ giá hối đoái này rất khó khăn vì để đưa ra các quy định về lĩnh vực này rất tốn kém và khi quy định đó được ban hành thì thị trường đã thay đổi. Mặt khác một số người sẽ phản đối vì họ mong được lợi từ tỷ gía hối đoái vượt thực tế như những người tham gia hoạt động thương mại dịch vụ về xuất nhập khẩu hàng hoá và những người có những khoản nợ nước ngoài phải trả, những người này có khuynh hướng làm cho các quyết định điều chỉnh tỷ giá hối đoái khó khăn hơn. 3.3 Duy trì sự kiểm soát ngoại tệ nhưng cho phép các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường không chính thức để huy động ngoại tệ từ các cá nhân cho mục đích sản xuất. Đây là hệ thống huy động ngoại tệ từ người dân ngoài ngân hàng chính thức hoặc những người dân đâng sống và làm việc tại nước ngoài.ở hệ thống tự trao đổi việc kiểm soát ngoại tệ phải được duy trì nhưng chính phủ sẽ không bảo đảm một cách chắc chắn việc cân đối ngoại tệ cho doanh nghiệp.Thay vào đó các doanh nghiệp và chủ đầu tư được yêu cầu và cho phép có được ngoại tệ của mình bằng các cách sau: - Bán các sản phẩm bằng đồng USD trong phạm vi đất nước cho các khách hàng có thể thanh toán bằng USD. - Giữ lại tất cả ngoại tệ thu được từ việc xuất khẩu. - Mua ngoại tệ từ những người dân đang sống và làm việc tại nước ngoài với tỷ giá quy đổi được các bên chấp nhận - Mua ngoại tệ từ các nhân viên giữ ngoại tệ trong nước, từ các chủ đầu tư nước ngoài và các cư dân nước ngoài khác sống ở trong nước thông qua tài khoản ngân hàng với tỷ giá quy đổi được các bên chấp nhận Cho phép các chủ đầu tư giữ lại ngoại tệ có được bằng cách ở trên, không cần bán cho ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên hệ thống này có một điều bất lợi là tính phức tạp và chênh lệch giữa tỷ giá trao đổi và tỷ giá trao đổi chính thức áp dụng gần đây. Mặc dù hệ thống “tự trao đổi” đã hoạt dộng tốt ở một số nước có duy trì kiểm soát ngoại tệ nhằm huy động ngoại tệ từ những người dân nắm giữ ngoại tệ trong nước, những người dân ở nước ngoài và từ những doanh nghiệp có thể sẽ không bao giờ cung cấp cho hệ thống ngân hàng chính thức, cung cấp cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư ngoại tệ họ cần mà không có bất kỳ nghĩa vụ hoặc đảm bảo nào từ phía chính phủ. Đây là việc làm rất quan trọng, cần thiết cần được giải quyết ngay để nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài và mở ra hoạt động xuất khẩu. 3.4 Hạ thấp hàng rào thuế quan phù hợp với mức trong khu vực và đơn giản hoá các thủ tục hải quan. Trong năm 2003 Việt Nam sẽ đưa nốt 760 mặt hàng vào cắt giảm thuế theo hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEFT, điều này yêu cầu Việt Nam phải có những biện pháp tích cực hơn nữa, loại bỏ các tình trạng tiêu cực nhằm khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam sản xuất hàng hoá có khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá cả với các đối thủ nước ngoài trên vị trí thị trường toàn cầu. Muốn vậy: Phải giảm thuế xuống bằng hoặc thấp hơn các mức thuế đang phổ biến trong khu vực ĐNA càng sớm càng tốt. Cụ thể thuế nhập khẩu đối với tất cả thiết bị sản xuất, linh kiện và nguyên liệu phải được giảm xuống một mức thấp. Đồng thời loại bỏ việc miễm giảm để đơn giản hoá quản lý hải quan và giảm chi phí hải quan. Phải phân loại rõ ràng để áp mã thuế, giảm bớt tệ quan liêu trong giao dịch, giảm các chi phí đất đai thuế thu nhập, chi phí về thông tin và đi lại trong nội địa, cắt bỏ hoàn toàn thuế xuất khẩuĐặc biệt phải đảm bảo một cách liên tục tỷ giá quy đổi ngoại tệ của đồng Việt Nam không cao hơn giá trị thực nhằm duy trì tính cạnh tranh và hội nhập quốc tế. 4. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuế 4.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải được đơn giản hoá hơn và căn cứ tính thuế phải được mở rộng bằng việc loaị bỏ các trường hợp miễm giảm và thống nhất thuế suất đối với tất cả các doanh nghiệp Mở rộng căn cứ tính thuế bằng việc huỷ bỏ dần các biện pháp ưu đãi trên cơ sở các mức thuế suất. Đặc biệt, các trường hợp miễn giảm thuế và thay thế một hoặc hai biện pháp ưu đãi “làm thí điểm” như việc thừa nhận khấu hao nhanh hơn đối với máy móc và thiết bị mới. ấn định thuế suất ổn định duy nhất là 25% trên lợi nhuận của doanh nghiệp tức là ở giới hạn thấp hơn thuế suất thu nhập doanh nghiệp ở Đông Nam á và một trong những thuế suất ưu đãi hiện hành. 4.2 Đơn giản hơn nữa hệ thống thuế VAT Mở rộng căn cứ tính thuế bằng việc giảm các trường hợp miễn trừ và giảm 4 mức thuế thành một mức duy nhất cho tất cả các hàng hoá và dịch vụ không thuộc diện miễn thuế. Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, để khắc phục những tác động không tốt đến nền kinh tế –xã hội của thuế VAT, chính sách thuế VAT chỉ nên quy định một mức thuế suất chung duy nhất áp dụng cho hàng hoá và dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước, ngoại trừ mức thuế 0% áp dụng cho hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu. Hiện nay tồn tại hai phương pháp tính thuế VAT rất bất hợp lý vì đây sẽ là sân chơi không bình đẳng giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh, tạo khe hở cho sự xuất hiện cơ chế chuyển giao sản phẩm hàng hoá dịch vụ trốn thuế giữa các đối tượng nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và các đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thông qua việc hợp lý hoá bằng các hoá đơn giả hoặc khống, không hợp số liệu. Ngoài ra cần phải trú trọng thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thuế và trang bị phương tiện hiện đại cần thiết để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý thuế, đẩy mạnh hơn nữa công tác về thông tin, tuyên truyền chính sách VAT đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội để mọi người hiểu rõ bản chất và nắm được ưu điểm của thuế VAT, tránh hiểu lầm nhận thức không đúng, tăng cường công tác kiểm tra và thanh tra thuế, thực hiện đồng bộ và nghiêm túc các biện pháp kinh tế, nghiệp vụ và hành chính trong công tác thu thuế VAT nhằm ngăn chặn tình trạng hoá đơn chứng từ, hợp đồng giả không làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của DNVVN 5.Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính ,vốn và tín dụng. 5.1. Tạo một sân chơi bình đẳng về tín dụng trung và dài hạn để tất cả mọi người đi vay đều tuân thủ những thể lệ giống nhau. Cho đến thời điểm này nhìn chung DNNN vẫn được ưu tiên hơn DNVVN vì họ có sự đảm bảo của nhà nướcvới các khoản vay, họ không cần thế chấp –các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do ngân hàng và các tổ chức tài chính quy định phức tạp gây nhiều chi phí, hoạt động cho vay đạt thấp. Vì vậy, bên cạnh việc giảm lãi suất thì phải cải cách hoạt động ngân hàng, tăng cường khả năng tham dự của ngân hàng, tăng cường khả năng tham dự của ngân hàng vào các hoạt động của DNVVN . Cần đa dạng các hình thức tín dụng,đẩy mạnh tín dụng dựa vào kiểm sát. Ví dụ cho phép ngân hànggiữ cổ phiếu và dùng cổ phiếu để thế chấp hoặc bằng hàng hoálà dây truyền thiết bị mua bằng vốn vay, sau đó nợ có thể trở thành cổ phiếu khi tình hình tài chính khó khăn; Cần sớm ban hành quy định về bảo đảm tiền vay được chuẩn bị thay thế cho các quy định cề cầm cố trước đây. Ngoài ra nên thành lập công ty tài chính có thể hoạt động chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể, được quyền tự chủ và linh hoạt trong quyết định lãi suất, thời gian cho vay đa dạng tuỳ thuộc theo yêu cầu đầu tư hoặc vòng kinh doanh. Đối với ngân hàng, không nên phân biệt đối sử giữà các loại doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng là đọ tin cậy về khả năng trả nợcủa người đi vay chứ không phải ai là người sở hữu hoặc “thân phận” của người đi vay. Điều này sẽ xác định không chỉ là liệu một doanh nghiệp có phải thế chấp hay không? Hoặc ta có thể học tập kinh nghiệm của Đài Loan là thành lập quỹ bảo đảm tín dụng cho các DNVVN chuyên môn cho các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng nhưng phải kinh doanh có hiệu quả, có khả năng phát triển vốn vay. 5.2. Sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật và những quy định nhằm xây dựng một khung pháp luật toàn diện và hiện đại, tạo điều kiện cho người vay được thực hiện bắt buộc cầm cố và thế chấp. - Thiết lập hệ thống đăng ký tập trung và tin học hoá ở cấp độ quốc gia sử dụng trong việc cầm cố, thế chấp cho thuê và các phương tiện giao dịch đảm bảo khác, cho phép tất cả mọi thành viên của công chúng có thể truy cập được dễ dàng. - Mở rộng phạm vi tài sản có giả trị để thế chấp bằng cách quy định rõ ràng về cầm cố và thế chấp tài sản có được trong tương lai - Tạo ra tính mềm dẻo và an toàn cho người vay và những nhà cho vay có bảo đảm khác trong việc phát mại các tài sản cầm cố và thế chấp. 5.3. Tiến hành ngay việc cải cách các hệ thống tài chính và ngân hàng của Việt Nam Thực tế tình trạng yếu kém của hệ thống ngân hàng là một trong những yếu tố làm cho tín dụng ngân hàng không đáp ứng được những nhu cầu của hầu hết các DNVVN. Vì vậy, cần một số giải pháp sau : -Ban hành một cách nhanh chóng các tiêu chuẩn về kế toán quốc tế và kiểm toán định kỳ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và hầu hết các doanh nghiệp đối với kiểm toán viên độc lập và có trình độ. - Sử dụng kiểm toán ở ngoài ngành, xác định và loại bỏ các khoản vay khó đòi của các ngân hàng - Bảo đảm việc cho vay được thực hiện trên cơ sở việc xem xét về tài chính chứ không phải là cho vay mang tính chính trị –Bao gồm việc cho các DNVVN vay để bảo đảm tính hợp lý và khả năng thanh toán của hệ thống tài chính vì lợi ích lâu dài của toàn bộ nền kinh tế. Quy định về phát hành, chuyển giao và chấm dứt các phương tiện thanh toán có thể chuyển nhượng và các giấy tờ thương mại như sec, hối phiếu, giấy hẹn trả tiền. - Xem xét các biện pháp mạnh mẽ để khuyến khích sự tin tưởngcủa công chúng đối với các ngân hàng và các quỹ tiết kiệm như bảo hiểm tiền giả và các hệ thống giữ bí mật ngân hàng và luật pháp. - Khuyến khích,,tạo điều kiện điều hành và dịch vụ bảo hiểm, bởi vì các công ty bảo hiểm hoạt động tốt sẽ trở thành những nguồn tín dụng quan trọng ở nhiều nền kinh tế. - Nghiên cứu Luật hình sự để bảo đảm các chế tài hình sự không được áp dụng đối với các ngân hàng mắc sai lầm không cố ý cho việc vay vốn ( trái ngược với việc cố ý cho vay vốn vì mục đích tham nhũng) 5.4. Mở rộng khả năng tiếp cận của DNVVN tới vốn và các quỹ đầu tư theo hướng: + Các DNVVN tăng cường việc tiếp cận nguồn vốn của nước ngoài. Khuyến khích và cho phép các DNVVN tham gia nhiều hơn vào công ty liên doanh 5.5 Xem xét thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng Đây là việc làm cần thiết trợ giúp các DNVVN đang gặp khó khăn đáp ứng yêu cầu về thế chấp để vay tín dụng từ các nguồn chính thức. Trong khu vực các nước và các vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Thailan tất cả đều đã có quỹ bảo lãnh tín dụng. Vậy đây là hướng duy nhất trong nhiều biện pháp có thể thực hiện được để làm giảm bớt những khó khăn về thế chấp. Đồng thời còn cung cấp một số khoá đào tạo cho các chủ hay nhà quản lý doanh nghiệp về kỹ năng thực hành và hệ thống quản lý tài chính tốt hơn. ở Việt Nam ý tưởng này đã được hầu hết các cấp có thẩm quyền ra quyết định ủng hộ nhưng đang còn nhiều khó khăn cho việc xây dựng thể chế, cơ cấu hoạt động của một quỹ tín dụng. 6. Tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai Đất đai là vấn đề thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp đặc biệt là DNVVN vì vậy phải: - Thống nhất và hiện đại hoáviệc đang ký đối với đất đai, công trình xây dựng và hợp lý hoá các thủ tục đăng ký đất đai và công trình xây dựng - Làm rõ và đẩy nhanh các thủ tục cấp quyền sử dụng đất đai và nhà cửa. khuyến khích nhân dân đăng ký bằng cách loại bỏ những biện pháp tài chính nặng nề đối với việc đang ký đất và công trình xây dựng-tức là mức lệ phí không vượt quá 20% giá trị tài sản - Quy định các thủ tục rõ ràng, đơn giản và hợp lý để giải quyết các tranh chấp và kiện tụng nhằm giải quyết vấn đề sở hữu và quyền sử dụng, thậm chí trong trường hợp những tài liệu cần thiết không có. 7. Về chính sách công nghệ Cho phép khấu hao máy móc thiết bị nhanh hơn như một khoản chiết khấu khi xác định thuế lợi tức. ở các nước khác đây là biện pháp ưu đãi thuế thành công nhất, khuyến khích mạnh các DNVVN. Khuyến khích các hợp đồng thuê, mua bán hoặc trả góp, tạo điều kiện cho DNVVN có được máy móc, thiết bị mới, cải tiến, nâng cấp máy móc, thiết bị. Tiếp tục loại bỏ những trở ngại hành chính để chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Trước đây chúng ta tiến hành loại bỏ visa xuất cảnh, điều này cho phép các nhà quản lý và chuyên gia Việt Nam đi ra nước ngoài để nghiên cứu công nghệ và tham dự hội thảo, hội nghị quốc tế. Đây là nguồn cơ bản để chuyển giao công nghệ và bí quyết kỹ thuật. Tuy nhiên chúng ta cần có những biện pháp mạnh hơn nữa như: Cải thiện điều kiện cho các nhà đầu tư gia nhập thị trường theo hướng càng đơn giản càng tốt. Sửa đổi bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác khi cần thiết để loại bỏ những quy định bắt buộc về chuyển giao công nghệ yêu cầu cần có phê duyệt từng hợp đồng chuyển giao công nghệ của bộ khoa học, công nghệ và môi trường cho phép công nghệ được thực hiện tự do theo thảo thuận. Đồng thời sử dụng các nguồn trong việc phê duyệt các hợp đồng chuyển giao công nghệ để cung cấp thông tin về công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam và đào tạo những nhà điều hành quản lý, luật sư, kỹ sư cả trong DNVVN đàm phán với các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đơn giản hoá hơn nữa các thủ tục và giảm chi phí đối với các visa nhập cảnh, đặc biệt là đối với cán bộ kỹ thuật, các nhà khoa học và những người điều hành kinh doanh nước ngoài. Giảm đáng kể thuế suất cao của thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài theo mức chung của khu vực vì nếu thuế cao sẽ không khuyến khích chuyên gia nước ngoài cư trú ở Việt Nam, trong khi họ là một trong những phương tiện chính để chuyển giao công nghệ cho các chuyên gia và công nhân Việt Nam. Giảm phí sử dụng internet xuống mức mà các nước ở ĐNA áp dụng vì đây là phương tiện để công nhân Việt Nam học hỏi những công nghệ mới. Giảm hơn nữa cước viễn thông quốc tế tới một mức hợp lý đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay chúng ta là một trong những nước có cước điện thoại cao nhất thế giới, điều này hạn chế việc sử dụng phương tiện chính mà thông qua đó công nghệ được chuyển giao là điện thoại và fax. Ngoài ra nên xem xét nới lỏng các quy định nghiêm ngặt hiện hành trong việc hạn chế nhập khẩu máy móc và thiết bị đã qua sử dụng với mục đích cho phép nhập khẩu thiết bị có đủ điều kiện và đã qua sử dụng có thể dùng được trong điều kiện tốt. Nhờ đó cho phép các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh sản xuất của họ, tiết kiệm hơn mà vẫn không biến đất nước thành một “bãi rác” của những máy móc hư hỏng. Đặc biệt nên tạo điều kiện cho quỹ hỗ trợ để cung cấp thông tin và đào tạo cho những nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên của DNVVN. 8. Tăng cường quản lý nhà nước đối với việc phát triển DNVVN Để làm tốt, trước hết cần ban hành một văn bản chính sách và pháp luật thích hợp ở mức độ cao, hỗ trợ cho sự phát triển của DNVVN. Một văn bản chính sách và pháp luật cấp cao phải được ban hành có thể ở cấp Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ nhằm có định nghĩa chính thức về các DNVVN để xây dựng và thay thế định nghĩa tạm thời được qui định trong công văn. Khẳng định tầm quan trọng của DNVVN đối với sự phát triển kinh tế của đất nước; Hỗ trợ toàn diện cho sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của các DNVVN; C44hỉ dẫn rõ ràng cho các quan chức Chính phủ ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thực hiện chính sách này và hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, bền vững của các DNVVN thông qua: - Đơn giản hoá và đẩy mạnh việc thành lập và đăng ký các DNTN , các công ty TNHH và CTCP mới theo những hướng dẫn và tinh thần của Thông tư liên bộ 05 của Bộ kế hoạch-Đầu tư và Bộ tài chính ngày 10/7/1998, cũng như các hộ kinh doanh mới theo Nghị định 66, khi phần lớn những đơn vị kinh doanh mới này chắc chắn sẽ là các DNVVN. - Tạo điều kiện chuyển đổi nhanh chóng các DNVVN từ một hình thức doanh nghiệp này sang một hình thức doanh nghiệp khác ngay khi yêu cầu - Thực hiện mọi cố gắng để có thể đảm bảo rằng các DNVVN nhận được sự bảo vệ công bằng trước pháp luật, được đảm bảo bởi hiến pháp và theo đó họ bình đẳng khi tiếp cận với các nhân tố sản xuất - đặc biệt là đất đai, với những lợi ích của Luật khuyến khích đầu tư trong nước mới, với những cơ hội tham gia vào liên doanh đầu tư nước ngoài. - Đơn giản hoá và đẩy mạnh các thủ tục phê duyệt dự án, đề nghị và yêu cầu đối với những lợi ích theo luật khuyến khích đầu tư trong nước cho tất cả các doanh nghiệp. - Tạo ra cơ hội đầy đủ và công bằng để DNVVN đấu thầu các hợp đồng xây dựng công cộng và các hợp đồng cung cấp hàng hoá-dịch vụ cho Chính phủ bằng các biện pháp khác nhau bao gồm: + Thể chế hoá các thủ tục để đảm bảo các DNVVN tham gia đấu thầu cho các dự án công cộng bao gồm việc cung cấp thiết bị, hàng hoá và dịch vụ. + Công khai các thông tin kế hoạch ở các cấp của Chính phủ về xây dựng cơ bản và mua bán thiết bị, hàng hoá và dịch vụ cùng với những thông tin là làm thế nào và khi nào các doanh nghiệp (gồm các DNVVN) có thể đấu thầu các hợp đồng cung cấp hàng hóa và dịch vụ trước khi tiến hành đấu thầu. + Khi điều kiện và hoàn cảnh cho phép, phân chia các hạng mục của dự án thành các gói thầu nhỏ hơn cho phép các DNVVN tham gia trên thực tế cũng như là về vấn đề pháp lý và thủ tục. - Khuyến khích các DNNN và những nhà thầu lớn cho các dự án công cộng và Chính phủ tạo cơ hội ký hợp đồng thầu phụ có thể quản lý được cho các DNVVN về cung cấp nguyên vật liệu và thành phần sản xuất, chế biến, phân phối và bán. - Hỗ trợ cho các DNVVN trong các lĩnh vực cung cấp thông tin về thị trường, về công nghệ, các chương trình đào tạo quản trị kinh doanh, tài chính, bí quyết sản xuất và các thông tin về những ưu đãi theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài. - Thúc đẩy tích cực sự tham gia của các DNVVN vào các dự án nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài qua việc thành lập mới một cơ quan hoặc tổ chức của Chính phủ trung ương có trách nhiệm chính là giúp Chính phủ trong việc đề ra chính sách phát triển DNVVN và phối hợp việc thực hiện chính sách này; phân công cho một cơ quan chuyên trách thực hiện những nhiệm vụ và chức năng khen thưởng và tương tự ở cấp tỉnh và địa phương bao gồm trách nhiệm truyền đạt và phối hợp với cơ quan hoặc tổ chức phát triển DNVVN mới hoặc hiện có được thành lập và phân công ở cấp trung ương. Trên cơ sở Công văn số 681, văn bản pháp luật này là một nỗ lực của quốc gia ở tất cả các cấp để hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của DNVVN. Công văn 681 cũng là biện pháp đầu tiên cơ bản và quan trọng trong việc đề ra khung chính sách hoàn chỉnh và chi tiết hơn cho sự phát triển DNVVN. Tuỳ thuộc vào sự phát triển và tình hình, nó chứng tỏ sự hữu ích và cần thiết để ban hành văn bản pháp luật ở mức độ cao hơn. Tuy nhiên, hiện nay một Nghị định của Chính phủ hoặc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là đòi hỏi cấp thiết để bắt đầu thực hiện.Vì những lí do được đề suất ở trên, việc thúc đẩy và hỗ trợ DNVVN chính thức ở mức độ cao hơn sẽ góp phần phát triển kinh tế dất nước bằng đảm bảo cho các DNVVN có một cơ chế quan trọng để huy động nhanh chóng và hiệu quả tiềm lực trong nước cho phát triển kinh tế xã hội, vững mạnh trong tiến trình hội nhập. VIII. Thị trường hoá các khoản nợ Giải pháp thị trường hoá các khoản nợ sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể thoát khỏi tình trạng thiếu vốn giả tạo vì bị “chôn vốn” trong các khoản cho vay, cho nợ- đồng thời góp phần gia tăng vòng chu chuyển vốn trong toàn nền kinh tế. Trong các phương tiện ghi giá trị món nợ thì thương phiếu là một công cụ thanh toán và một công cụ tín dụng thương mại có thể giúp làm “lưu động hoá” các khoản nợ. Thương phiếu bao gồm hối phiếu (do chủ nợ ký phát, con nợ ký chấp nhận thanh toán) và lệnh phiếu (do con nợ ký phát) trước hết có tác dụng là một chứng thư, một bằng chứng pháp lý về quan hệ tín dụng giữa các pháp nhân và cá nhân. Kế đến, nó là một công cụ thanh toán trong các hoạt động mua bán hàng trả chậm, và đồng thời nó còn là một công cụ tín dụng thương mại. Với tờ thương phiếu, khi chủ nợ thiếu hụt vốn, muốn thu hồi vốn trước ngày đáo hạn, họ có thể bán lại món nợ này cho ngân hàng thương mại dưới hình thức chiết khấu. Đến lượt ngân hàng thương mại thiếu hụt vốn, ngân hàng thương mại có thể bán lại món nợ này cho ngân hàng trung ương. Như vậy chiết khấu và tái chiết khấu giúp cho các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại thoát khỏi tình trạng thiếu hụt vốn trong kinh doanh, đặc biệt với các DNVVN, việc mua bán hàng trả chậm luôn phải phát sinh thường xuyên. Việc sử dụng phổ biến công cụ thương phiếu sẽ giúp cho nhiều DNVVN thoát khỏi tình hình khó khăn về tài chính. Mặt khác một thị trường mua bán các khoản nợ cũng nên được thành lập bên thị trường trái phiếu (trong thị trường chứng khoán) và thị trường chiết khấu thương mại nó sẽ làm tình hình tài chính của các DNVVN sáng sủa hơn. Ngoài ra việc lưu động hoá các khoản nợ còn có thể thực hiện qua hình thức thư tín dụng L/C. Hiện nay hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp chỉ sử dụng hình thức này khi mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu . Nên chăng phát triển hình thức này trong các hoạt động mua bán giữa hai doanh nghiệp trong nước. Bởi những ưu điểm và phương thức thanh toán này hoàn toàn có thể vận dụng cho thương mại nội địa chứ không chỉ dành riêng cho xuất nhập khẩu thậm chí còn đơn giản hơn về thủ tục. Tuy nhiên, bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước, các DNVVN cũng cần nỗ lực vươn lên bằng nội lực tự thân của mình. Cần năng động, tự tìm tòi, đổi mới chiến lược kinh doanh dài hạn của mình . Mặt khác, cần tạo ra tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật để doanh nghiệp mình có trình độ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, từ đó tăng khả năng cạnh tranh, vươn ra tiếp cận với thị trường thế giới. DNVVN cần nâng cao nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.Tăng cường trang thiết bị sản xuất kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng cường cạnh tranh để theo kịp hội nhập. Kết luận Trong ba thập kỷ qua các chương trình hỗ trợ phát triển khu vực DNVVN đã và đang tăng lên đáng kể và trở thành một thành phần quan trọng trong các sáng kiến phát triểncủa cả phía nhà tài trợ quốc tế và chính phủ của các nước. Sự quan tâm ngày một tăng đối với khu vực DNVVN xuất phát từ một lý do chính là khu vực có quy mô nhỏ và vừa được xem là có những đặc điểm hấp dẫn và chúng có thể trợ giúp chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển trong nền kinh tế xã hội công bằng hơn. Gần đây sự quan tâm thúc đẩy các DNVVN ngày càng tăng do chính phủ các nước đã nhận thức được tầm quan trọng của khu vực DNVVN tư nhân trong nền kinh tế trải qua sự điều chỉnh và chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu chú trọng khu vực này bằng văn bản, nghị định theo đó đã có một số tổ chức và các hiệp hội đã ra đời nhằm hỗ trợ và giúp các DNVVN giải quyết những khó khăn như về vốn, tài chính, đất đai... Qua phân tích trên cho ta thấy được vai trò của các DNVVN và thực trạng các chính sách đối với thành phần này: Tuy có những tiến bộ và phần nào thông thoáng hơn nhưng như vậy không phải không còn hạn chế và vướng mắc. Để thực hiện tốt các chính sách này đòi hỏi sự phối kết hợp của tất cả các cơ quan nước, các hiệp hộisự nỗ lực của bản thân các DNVVN và sự đóng góp của dân chúng. Không nóng vội, chủ quan hay đốt cháy giai đoạn, với sự thống nhất tổng thể hy vọng rằng trong một thời gian không xa DNVVN của Việt Nam ngày càng mạnh hơn, phát huy tối đa vai trò của mình trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới nói chung và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói riêng. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn cô giáo TS. Lê Anh Vân đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này. Danh mục tài liệu tham khảo: Từ điển tiếng Việt Giáo trình Quản lí kinh tế Một số giải pháp hỗ trợ DNVVN –GS.TS Nguyễn Đình Hương chủ biên(2002) Một số tạp chí : + Thông tin lí luận + Thời báo kinh tế Việt Nam + Tạp chí: Nghiên cứu kinh tế + Nghiên cứu Trung Quốc + Tạp chí Châu á thái bình dương + Diễn đàn doanh nghiệp + Doanh nghiệp Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0292.doc
Tài liệu liên quan