Thiết nghĩ, nước ta cần tập trung đầu tư đúng nghĩa, phát triển điểm du lịch sinh thái ở các khu vực vùng ven ngoại vi và trong quy hoạch phát triển đô thị cũng nên có một tỷ lệ nhất định dành cho phát triển khu du lịch sinh thái, nhằm đáp ứng song song tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa như hiện nay của cả nước, đẩy mạnh hơn nữa những chính sách thiết thực nhất để vực dậy ngành công nghiệp khụng khúi này.
Để có tri thức về du lịch thực hiện các yêu cầu trong kinh doanh cũng như trong tuyên truyền thực tế cần có sự bổ xung liên tục kiến thức về du lịch sinh thái do vậy sinh viên du lịch chúng em luôn mong muốn có được sự giúp đỡ của các thầy cô trong việc cung cấp các kiến thức thực tế (các chuyến đi giã ngoại), các nghiệp vụ về kinh doanh và tuyên truyền du lịch sinh thái, và đặc biệt là có một môn học, giáo trình về du lịch sinh thái.
51 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng phát triển du lịch sinh thái của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu đồng, gấu mặt trời 8,5 triệu Với những giá đó những người dân nghèo sẵn sàng tham dự cuộc buôn bán mà không cần biết hậu quả sẽ ra sao.
Trên đây là thực trạng đáng buồn của sinh thái Việt nam, vậy còn về lĩnh vực văn hoá thì sao ?
Tất cả mọi người ai cũng biết rằng giữa văn hoá và du lịch luôn có mối quan hệ biện chứng và trực tiếp . Mối quan hệ này càng thể hiện rõ hơn trong sự liên hệ bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá và thiên nhiên – một bộ phận quan yếu của tài sản văn hoá và đồng thời là bộ phận quan yếu nhất trong tài nguyên du lịch.
Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và dán tiếp đến việc trấn hưng và bảo tồn các di sản văn hoá. Doanh thu từ hoạt động du lịch được sử dụng cho việc tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục và phát huy các di sản văn hoá phi vật thể, đặc biệt là các ngành thủ công mỹ nghệ, ca múa nhạc truyền thống phục vụ du lịch .
Một trong những ví dụ cụ thể là sự phát triển du lịch tại Huế trong những năm gần đây đã và đang làm sống lại những nghành nghề đã một thời bị lãng quên như may, thêu, đúc đồng, chạm khắc và đặc biệt là nghệ thuật ca Huế truyền thống, ca múa cung đình
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực không thể phủ nhận của du lịch đối với đời sống kinh tế văn hoá, những hoạt động du lịch cũng đem lại những tác động tiêu cực đến công cuộc bảo tồn các di sản văn hoá nói riêng và nếp sống văn hoá nói chung .
Cụ thể như:
- Đối với các di sản vật thể, đặc biệt là các di sản có giá trị toàn cầu nổi bật thì sự bùng nổ số lượng khách thăm quan đã và đang trở thành mối nguy cơ đe doạ việc bảo vệ các di sản này. Sự có mặt quá đông du khách trong một thời điểm ở một di sản đã tạo nên những tác động cơ học, hoá học đã cùng với các yếu tố khí hệu nhiệt đới gây nên những sự huỷ hoại đối với các di sản và các động sản phụ thuộc như các vật dụng trang trí, vật dụng thờ tự
- Sự phát triển các dịch vụ du lịch thiếu sự kiểm soát và sự bùng nổ số lượng du khách còn tác động mạnh mẽ đến cảnh quan văn hoá và môi trường sinh thái tại các khu du lịch như: khắc tên lên các vách đá, các bộ phận di tích, xả rác bừa bãi
- Du lịch tạo nên sự tiếp xúc giữa các bộ phận dân cư xuất thân từ các nền văn hoá khác nhau, tín ngưỡng khác nhau. Do không được thông tin đầy đủ và thiếu những quy định chặt chẽ, cụ thể nên nhiều du khách đã ăn mặc, xử tuỳ tiện ở những nơi dược coi là trang nghiêm – đặc biệt là những di tích có ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân sở tại, gây nên sự bất hoà thậm chí là sự xung đột về mặt tâm lý và tinh thần.
Trên đây là thực trạng chung của sinh thái và văn hoá Việt nam trong thời kì đầu phát triển du lịch sinh thái. Vậy thực trạng du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn ra sao?
Trong số 11 vườn quốc gia thì Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên đã tổ chức hoạt động du lịch sinh thái khá hơn. Cụ thể 3 vườn này đã xây dựng được một số tuyến du lịch sinh thái, một số tuyến đường mòn thiên nhiên, một số hướng dẫn viên là kiểm lâm được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch sinh thái. Các vườn còn lại cũng tổ chức hoạt động thăm quan du lịch nhưng chưa có bài bản và định hướng rõ ràng .
Căn cứ vào các tiêu chí của du lịch sinh thái ta có thể nhận thấy rằng:
- Mặc dù đã có những tuyến du lịch mang tính chất du lịch sinh thái nhưng trên thực tế chỉ là du lịch thiên nhiên hay du lịch liên quan đến thiên nhiên.
- Hoạt động giáo dục, diễn giải môi trường – một yếu tố rất cơ bản để phân biệt du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác chưa được triển khai nhiều vẫn chưa quan tâm đúng mức và thiếu cán bộ am hiểu về lĩnh vực mới mẻ này. Cụ thể là trên các tuyến thăm quan, đường mòn thiên nhiên còn thiếu nhiều biển chỉ dẫn, chỉ báo. Một số vườn đã có một số tờ gấp và biển chỉ dẫn nhưng nội dung thông tin, thông tin quá nghèo nàn, sơ sài. Một số biển chỉ dẫn làm bằng sắt tây, giấy ép plastic nên dễ bị thiên nhiên phá huỷ. Hầu hết các hướng dẫn viên mới chỉ làm nhiệm vụ dẫn đường mà họ chưa có đủ kiến thức để thực hiện nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu nhất của mình là giáo dục và diễn giải môi trường.
- Lợi ích từ hoạt động du lịch còn ít, chưa hỗ trợ được nhiều cho công tác bảo tồn và phát triển cộng đồng địa phương . Nhân dân địa phương chưa được thu hút nhiều vào hoạt dộng du lịch của vườn.
2.3.3 Nguyên nhân của thực trạng.
Nguyên nhân vì sao du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng của nó thì khá nhiều. Nhưng nhìn chung nó có một vài nguyên nhân chính.
Sự ít hiểu biết về khái niệm du lịch sinh thái là một hạn chế không nhỏ cho việc phát triển du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch khá mới mẻ cả về khái niệm, tổ chức hoạt động, quy hoạch, chính sách đầu tư khai thác. Vấn đề phổ cập kiến thức du lịch sinh thái chưa được các nghành liên quan quan tâm đúng mức. Hầu hết nhân dân Việt nam chưa có khái niệm về du lịch sinh thái.
Một nguyên nhân quan trọng nữa là do lực lượng quản lý tại các khu vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên thiếu cả về số lượng lẫn kiến thức chuyên môn về bảo tồn cũng như du lịch sinh thái. Mặc dù du lịch là một trong những chức năng, nhiệm vụ của vườn quốc gia. Nhưng thực tế các vườn mới chỉ chú trọng đến bảo vệ rừng mà chưa quan tâm tới việc quản lý rừng bền vững và phát triển du lịch sinh thái. Các khu bảo tồn thiên nhiên còn thiếu những phương tiện cung cấp các thông tin giáo dục, diễn giải môi trường và chưa có được những hướng dẫn viên du lịch sinh thái chuyên nghiệp, am hiểu đầy đủ, tường tận các tài nguyên du lịch của chính mình.
Các điểm du lịch sinh thái chưa được quy hoạch là một trở ngại lớn cho việc phát triển của nghành du lịch này tại Việt nam. Hầu hết các khu bảo tồn thiên nhiên chưa có phân vùng dành cho du lịch sinh thái. Không có các nguyên tắc chỉ đạo dựa vào đó các đối tượng biết mình đang tiến hành du lịch sinh thái hay một hình thức du lịch nào khác .
Sự thiếu tiếp thị quảng cáo cho du lịch sinh thái cũng là một nguyên nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển của du lịch sinh thái ở Việt nam. Thiếu tiếp thị, quảng cáo, tuyên truyền dẫn đến thiếu nhu cầu trong thị trường. Điều này lại dẫn đến sự thiếu động lực thúc đẩy các cơ quan chức trách có thẩm quyền và các nhà đầu tư để họ quan tâm hơn đến việc ưu tiên đầu tư cho bảo tồn và du lịch sinh thái.
Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là sự kém phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Tuy du lịch sinh thái và các khách du lịch sinh thái không chú trọng lắm tới sự hiện đại của cơ sở vật chất, nhưng cần có sự phục vụ tối thiểu để du khách không phải bận lòng mỗi khi cần đến chúng.
Nhìn chung nguyên nhân quan trọng nhất gây trở ngại cho việc phát triển du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên lại là thiếu sự phối hợp kếi hợp giữa các cơ quan, các nghành, các cấp trong việc xây dựng các chính sách phát triển và quy hoạch du lịch. Du lịch sinh thái là một ngành du lịch liên quan đến nhiều lĩnh vực, cần phải có sự kết hợp của nhiều ngành liên quan mới có thể phát triển đựơc.
2.4 Tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái biển - đảo của Việt Nam.
2.4.1 Tiềm năng du lịch sinh thái biển - đảo.
Dọc theo chiều dài hơn 3.231 km vùng biển ven bờ của Việt Nam đã thống kê được 2.779 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 1.295 (46,6%) đảo không tên; hơn 50 đảo có dân sinh sống thường xuyên, thống kê được tài nguyên sinh vật khoảng trên 10 đảo, như vậy còn 95,5% là đảo hoang.
Toàn bộ diện tích của đảo ven bờ là 1.636,7 km2, trong tổng số 2.779 đảo chỉ có 3 đảo có diện tích từ 100km2 trở lên là Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, 23 đảo có diện tichs từ 10km2 đến 99,9km2, diện tích của 1.295 đảo không tên ( đảo nhỏ và cực nhỏ) chỉ có 23km2.
Hệ thống đảo ở vùng biển ven bờ Việt Nam phân bố không đều. Khu vực tập trung nhiều đảo nhất là Vịnh Bắc Bộ ( cực Nam Trung Bộ, Đông và Tây Nam Bộ) chỉ chiếm 7% tổng số đảo. tuy nhiên tổng tích các đảo ở hai khu vực này lại gần giống nhau: 787,4km2 (48%) cho các đảo ở ven bờ Bắc Bộ và 679,3 km (41%) cho các đảo ở ven bờ Nam Bộ.
Căn cứ và đặc điểm phân bổ các hòn đảo, tồn tại ba HST đặc trưng:
+ Hệ sinh thái quần đảo với nhiều vũng, vịnh nhỏ xen kẽ nhau tạo thành cảnh quan và môi trường sinh thái rất đặc biệt và đa dạng. Đặc trưng nhất là hệ thống quần đảo phía tây bắc vịnh Bắc Bộ.
+ Hệ sinh thái ở một hoặc hai đảo độc lập, hoặc cách nhau tương đối xa. Tính chất sinh thái và khu hệ sinh vật trên đảo và vùng nước xung quanh các đảo của HST này tương đối thuần nhất, tính đa dạng sinh học không cao. Đại diện cho HST dạng này là các đảo Bạch Long Vĩ, Hòn Mát, Cồn Cỏ, Cù Lao Ré, Cù Lao Khoai, Hòn Tre...
+ Hệ sinh thái vùng quần đảo nhỏ, bao gồm một đảo lớn và một số đảo nhỏ xung quanh. Điển hình cho dạng này là Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo,Thổ Chu, Phú Quốc... Đặc trưng của các HST này là vừa mang tính chất của HST đảo độc lập ( khu hệ sinh vật tập trung chủ yếu trên và quanh đảo lớn), vừa mang tính chất của HST quần đảo ( có các vũng, vịnh và vùng cư trú nhỏ riêng rẽ giữa đảo lớn và các đảo nhỏ). Do đó tính đa dạng sinh học của HST này nghèo nàn hơn HST quần đảo phía tây bắc vịnh Bắc Bộ, nhưng phong phú hơn HST các đảo độc lập.
Các đảo và vùng nước quanh đảo là nơi bảo tồn, phát triển nguồn gen tự nhiên rất phong phú và lưu giữ những nguồn gen quý hiếm của khu hệ sinh vật Việt Nam. Bước đầu đã phát hiện được 8 loài quý hiếm và 1 loài đặc hữu trên cụm đảo Cát Bà ; 3 loài quý hiếm tren Cù Lao Chàm ; 4 loài quý hiếm và một loài đặc hữu trên cụm đảo Côn Đảo - Ba Cạnh ; bổ sung voà danh mục cá biển việt Nam 113 loài cá san hô mới được phát hiện tại các đảo ven bờ.
Vùng biển này quanh hệ thống đảo ven bờ Việt Nam là nơi dừng chân thuận lợi cho các loài động vật di cư từ Bắc xuống Nam và ngược lại. Đặc tính này làm cho khu hệ động vật trên đảo và dưới nước thêm phong phú, đa dạng. Trong số 43 loài chim biển đã phát hiện ở nước ta có 10 loài là chim di cư trú đông từ phương Bắc tới.
Theo cơ chế tuần hoàn tự nhiên, nước bốc hơi từ biển và nước trên bề mặt đảo cùng với quá trình quang hợp đã đảm bảo cho hệ thực vật phát triển, tạo ra các chất hữu cơ (cây, lá , hoa , quả) làm cho thức ăn cho nhiều loài động vật sống trên đảo. trong quá trình sinh trưởng, xác sinh vật và phân động vật thải ra trôi xuống biển là nguồn thức ăn hữu cơ cho nhiều loài động vật sống trong vùng biển quanh đảo, tạo nên vòng tuần hoàn sinh học là nhân tố đảm bảo cho khu hệ sinh vật ở đây tồn tại và phát triển.
HST đảo và vùng biển quanh các đảo ven bờ biển Việt Nam có đa dạng sinh học cao. Đến nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ về nguồn gen trong HST biển - đảo quanh 2.779 hòn đảo, tuy nhiên kết quả nghiên cứu ở một số cụm đảo cho thấy : trên các đảo hiện có khoảng 997 loài thực vật thuộc 587 chi, 156 họ, 5 ngành, khoảng 63 loài thú thuộc 24 họ, 8 bộ, khoảng 194 loài chim thuộc 50 họ, 20 bộ, khoảng 73 loài bò sát thuộc 18 họ, 3 bộ, khoảng 15 loài lưỡng cư thuộc 4 họ, 1 bộ ; tương ứng với 28,3% loài thú, 23,7% số loài chim, 29,1% số loài bò sát và 18,8% số loài lưỡng cư đã thống kê trong toàn quốc.
Trong vùng biển Việt Nam hiện đã phát hiện được 537 loài thuộc 4 ngành thực vật phù du (phytoplankton) , động vật phù du ( Zooplankton) có 657 loài thuộc 7 ngành, động vật đáy có khoảng 6.000 loài cỡ lớn, cá biển có 2.038 loài thuộc 717 giống, 198 họ, 32 bộ, bò sát có 21 loài, động vật có vú sống dưới nước có 12 loài thuộc 10 giống, 4 họ thuộc 2 bộ cá Voi (Cetacea) và cá Cúi ( Sitenia).
Bước đầu đã xác đinh đa dạng sinh học ở một số cụm đảo và vùng biển phụ cận đặc trưng cho HST biển - đảo, gồm:
Cụm đảo ven bờ vịnh Bắc Bộ ( từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế): với khoảng 80% tổng số đảo ven bờ Việt Nam. Phát hiện trên các đảo 754 loài thực vật, 43 loài thú , 20 loài bò sát - lưỡng cư, 121 lài chim. Trong vùng nước quanh cụm đảo này có khoảng 181 loài thực vật phù du, 53 loài rong biển, 198 loài cá biển - trong đó có 42 loài cá san hô, 500 loài động vật đáy, 13 loài bò sát biển và 3 loài thú sống dưới nước.
Trong số các loài sinh vật đã phát hiện có 5 loài thú quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam, trong số đó có 1 loài đặc hữu, 9 loài cá san hô mới, nhiều loài sinh vật là dược liệu và có giá trị kinh tế cao.
Cụm đảo ven bờ từ Đà Nẵng đến Khánh Hoà có các đảo quan trọng như Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Hòn Tre 1, Hòn Mun... và hàng trăm đảo lớn nhỏ vói các vũng vịnh có cảnh quanh đẹp như vịnh Cam Ranh, vịnh Bến Gỏi, vũng Bình Cang... Trên các đảo ở cụm này bước đầu đã phát hiện được 199 loài thực vật, 12 loài thú, 7 loài bò sát. Tại vùng nước quanh các đảo có khoảng 218 loài thực vật phù du biển, 53 loài rong biển, 256 loài cá san hô và 630 loài động vật đáy.
Trong số loài sinh vật đã phát hiện ở đây có 3 loài thú quý hiếm, 18 loài động vật phù du và 89 loài cá san hô mới đối với Việt Nam.
Cụm đảo ven bờ Thuận Hải - Minh Hải có số lượng đảo không lớn nhưng nhiều đảo có ý nghĩa quan trọng như Phú Quý, Hòn Khoai, Côn Đảo. Bước đầu đã thống kê tài nguyên sinh vật trên các đảo trong cụm này, gồm hơn 400 loài thực vật, 29 loài thú, 46 loài bò sát - lưỡng cư, 62 loài chim ; trong vùng nước quanh các đảo có 158 loài cá san hô, 179 loài san hô và 547 loài động vật đáy.
Trong khu hệ sinh vật ở cụm đảo này có 4 loài thú quý hiếm và 1 loài đặc hữu, 25 loài cá san hô và 54 loài động vật đáy mới đối với Việt Nam.
Cụm đảo vùng biển ven bờ Tây Nam Bộ có số đảo không nhiều, phân bố thưa nhưng lại có những đảo lớn quan trọng như Phú Quốc, Thổ Chu... Trên các đảo đã phát hiện khoảng 200 lài thực vật, 28 loài thú, 76 loài bò sát - lưỡng cư, 67 loài chim. Cá san hô có khoảng 125 loài, trong đó có 20 loài mới đối với Việt Nam.
Quá trình nghiên cứu về các HST biển - đảo trong hệ thống các đảo trong hệ thống các đảo ven bờ cho thấy biển Việt Nam nằm trong vung nhiệt đưói gió mùa và trải dài trên 16 vĩ độ, nhưng có một số đặc trưng của khí hậu á nhiệt đới ở phần biển phía Bắc là nơi phân bố đến 80% tổng số đảo ven bờ, vì thế khu HST biển - đảo rất phong phú về số lượng giống loài, đa dạng về thành phần, phức tạp về cấu trúc và nguồn gốc. Đó là nguồn gen phong phú, là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước. Nhiều đảo được xem là các “kho dự trữ thiên nhiên” với tính đa dạng sinh học cao, là địa bàn nghiên cứu lâu dài của các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế. 3 trong số 2.779 đảo ven bờ VIệt Nam đã được công nhận là VQG, 3 đảo là các khu dự trữ thiên nhiên, 16 đảo và vùng biển đã và đang dự kiến thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên biển ở Việt Nam.
Khu hệ động, thực vật trên các đảo lớn và quần đảo phong phú, đa dạng hơn trên các đảo nhỏ và biệt lập. Các HST biển - đảo hiện đang là nơi tiềm ẩn nguồn tài nguyên quý và đa dạng có giá trị trước mắt và lâu dài để phát triển kinh tế biển, đặc biệt có giá trị cao đối với hoạt động phát triển du lịch sinh thái.
Việt Nam là quốc gia ven biển, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng trong giao lưu quốc tế. Biển và thềm lục địa có vai trò quan trọng phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia. Vì vậy, phát huy lợi thế một quốc gia có biển, kết hợp vói phát triển kinh tế với an ninh - quốc phòng đã trở thành chiến lược lâu dài của đất nước ta.
Phát triển du lịch biển góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác: Du lịch biển là ngành kinh tế có tính liên ngành, vì vậy, sự phát triển của du lịch biển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành trong mối quan hệ tương hỗ. Đồng thời, tạo cơ hội phát triển mới, làm tăng nguồn thu cho quốc gia và cải thiện cán cân thanh toán, góp phần đẩy mạnh phát triển nền kinh tế biển, đa dạng hóa nền kinh tế cho suốt dọcvùng duyên hải và hải đảo của 29 tỉnh, thành phố, là cửa mở có sức lôi kéo và thúc đẩy các vùng khác phát triển. Thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.
Phát triển du lịch biển tăng cơ hội tạo việc làm, hiện nay trên thế giới có 157 quốc gia có biển và ở các mức độ khác nhau, vấn đề việc làm cho người dân vùng ven biển là một khó khăn không nhỏ ở nước ta hiện nay. Bởi nếu số người chưa có việc làm quá lớn ở khu vực địa lý chính trị có tính nhạy cảm cao này sẽ dẫn đến những vấn đề xã hội, hình htành nhân tố không ổn định đối với sự phát triển kinh tế nói chung và an ninh quốc phòng. Vì thế, giải quyết việc làm cho người dân vùng ven biển là một việc rất quan trọng đối với chính phủ. Du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hoá cao, có khả năng tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội trong quá trình phát triển. Vì vậy, việc phát triển du lịch biển có ý nghĩa khá quan trọng trong việc giải quyết vấn đề nói trên, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi số lao động cần bố trí việc làm ở vùng ven biển nước ta đã lên đến khoảng 10 triệu người (chiếm khoảng 84% dân số trong độ tuổi lao động ở 29 tỉnh, thành ven biển).
Tại Việt Nam du lịch biển có vai trò đặc thù và chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước. Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2010 và quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Vịêt Nam đến năm 2010 được Thủ tưống Chính phủ phê duyệt đã xác định 7 khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch, trong số đó đã có tới 5 khu vực là thuộc vùng ven biển. Mặc dù cho đến nay, nhiều tiềm năng du lịch biển đặc sắc, đặc biệt là hệ thống đảo ven bờ, chưa được đầu tư khai thác một cách tương xứng, tuy nhiên ở khu vực ven biển đã tập trung khoảng 70% các khu điểm du lịch trong cả nước, hàng năm thu hút khoảng 60-80% lượng khách du lịch. Điều này đã khẳng định vai trò của du lịch biển đối với sự phát triển chung của Du lịch Việt Nam.
Cùng với sự phát triển chung của du lịch cả nước, du lịch biển Việt Nam đã chuyển biến ngày một mạnh mẽ với những bước tiến quan trọng cả về lượng và chất. Đã có sự phát triển đáng kể về sản phẩm du lịch. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch được cải thiện một bước. Hoạt động du lịch biển chiếm tỷ trọng lớn ( năm 2000 chiếm 63% GDP du lịch của cả nước), đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của toàn ngành Du lịch VIệt Nam và kinh tế - xã hội vùng biển.
2.4.2 Thực trạng du lịch sinh thái biển - đảo ở Việt Nam.
Sự xuống cấp về chất lượng môi trường biển: Môi trường ven biển và vùng ven biển trực tiếp chịu ảnh hưởng tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở những khu vực có hoạt đọng công nghiệp, cảng biển, phát triển đo thị tập trung, các vùng cửa sông - nơi các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt ở vùng thượng lưu theo các dòng sông đổ ra biển... là những nguồn gây ô nhiễm làm xuống cấp chất lượng môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển bền vững.
Các kết quả khảo sát môi trường tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch vùng ven biển cho thấy:
+ Tại nhiều khu vực như vùng biển ven bờ cửa Lục ( Quảng Ninh), cảng Thuận An ( Thừa Thiên Huế), cảng Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, dọc tuyến hàng hải Hải Phòng - Đà Nẵng... chỉ số ô nhiễm dầu trong nước đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép, trong một số trường hợp tới từ 0,2mg/lít - 0,3mg/lít. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng các bãi tắm, hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch biển Việt Nam.
+ Hàm lượng kim loại nặng ở nhiều khu vực cũng vượt quá giới hạn cho phép. Ví dụ : hàm lượng đồng (Cu) ở khu vực Hạ Long, vùng cửa Nam Triệu và quanh bán đảo Đồ Sơn phổ biến trong khoảng 0,080 -0,086mg/lít; khu vực Huế, Đà Nẵng ở trong khoảng 0,76 -0,81mg/lít, vượt quá giới hạn cho phép là 0,02mg/lít.
+ Hàm lượng vật chất lơ lửng do các hoạt động công nghiệp, khai thác than... đặc biệt nổi cộm ở Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng... Tại Hạ Long, dưới tác động của các hoạt động khai thác than, môi trường không khí tại nhiều điểm đã vượt quá xa chỉ tiêu cho phép về nồng độ bụi. Những khu vực gần các mỏ than khai thác từ Hòn Gai đến Cửa Ông nồng độ bụi đạt 3000 - 6000 hạt/cm3 vượt qúa giới hạn cho phép từ 30 -500 lần.
Tình trạng xói lở đường bờ biển: Xói lở đường bờ biển có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của các khu du lịch ven biển. Nhiều khu du lịch ở miền Trung, điển hình là khu du lịch Thuận An( Thừa Thiên Huế), khu du lịch Phan Thiết - Mũi Né ( Bình Thuận),... và trên một số đảo ven bờ như Phú Quốc... dã và đang chịu ảnh hưởng của tình trạng này. Cá biệt như khu du lịch Thuận An, bãi biển đã bị sạt lở nghiêm trọng ảnh hưởng tới hoạt động tắm biển và xây dựng các công trình du lịch.
Tình trạng suy giảm rừng ven biển và trên các đảo: Trong tình trạng chung về suy giảm rừng, ở khu vực ven biển và hải đảo ven bờ Việt Nam, tài nguyên sinh vật trong những năm gần đây cũng giảm sút đáng kể kéo theo sự suy giảm về tính đa dạng sinh học. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên là do đời sống của người dân vùng ven biển còn thấp, vì vậy dẫn đến việc khai thác cạn kiệt tài nguyên sinh vật, ảnh hưởng tới môi trường khu vực. Trong xu thế đó, nhiều hệ sinh thái có giá trị du lịch như hệ sinh thái san hô, cỏ biển , hệ sinh thái rừng ngập mặn; hệ sinh thái đầm phá; hệ sinh thái biển - đảo... bị ảnh hưởng.
Có thể khẳng định rằng: môi trường du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam đã có những dấu hiệu đáng lo ngại, đặc biệt ở các khu vực trọng điểm du lịch như Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn; Huế - Đà Nẵng; Vũng Tàu... ảnh hưởng đếnphát triển du lịch biển bền vững ở Việt Nam.
Bên cạnh những ảnh hưởng của tình trạng xuống cấp về môi trường do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội gây ra, bản thân sự phát triển các hoạt động du lịch ở vùng ven biển cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên ở vùng ven biển. Những ảnh hưởng chủ yếu của hoạt động du lịch đến môi trường bao gồm:
Tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước. Lượng chất thải trung bình từ sinh hoạt của khách du lịch khoảng 0,67kg chất thải rắn và 100 lít chất thải lỏng/khách/ngày. Đây được xem là nguồn gây ô nhiễm quan trọng từ hoạt động du lịch đến môi trường biển, áp lực này càng lớn đối với những khu vực, nơi năng lực xử lý chất thải còn hạn chế
Như vậy cùng với sự gia tăng khách du lịch, áp lực về thải lượng từ hoạt động du lịch ngày một tăng nhanh trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, và thực sự trở thành một vấn đề môi trường đáng được quan tâm. Đối với một số đô thị du lịch ven biển như Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Vũng Tàu... áp lực này càng lớn, nhất là vào mùa du lịch hoặc thời điểm tổ chức lễ hội hay các sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội - văn hoá.
Điều quan trọng nhất cần nhấn mạnh ở đây là ngay tại các trọng điểm phát triển du lịch, các chất thải sinh hoạt nói chung và chất thải từ hoạt động du lịch nói riêng, phần lớn chưa được xử lý, hoặc xử lý bằng phương pháp trôn lấp, không triệt để, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan, môi truờng tự nhiên, chất lượng các nguồn nước, kể cả nước biển ven bờ. Theo hệ quả “Đôminô” các hệ sinh thái ven bờ vốn rất hay nhạy cảm như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái san hô, cỏ biển... sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học.
Tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm nguồn nước ngầm, đặc biệt ở khu vực ven biển. Cùng với việc tăng số lượng khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch ngày càng tăng nhanh. Điều này sẽ góp phần làm suy giảm trữ lượng nước và tăng khả năng ô nhiễm nước ngầm, đặc biệt là khu vực ven biển do phải tăng công suất khai thác để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch (trung bình tối thiểu khoảng 100 -150 l/ngày đối với khách du lịch nội địa, 200 -250 l/ ngày đối với khách du lịch quốc tế so với 80 l/ người dân). Vấn đề này sẽ càng trở nên nghiêm trọng đặc biệt vào mùa du lịch ở các trọng điểm phát triển du lịch.
Tuy nhiên việc khai thác nước phục vụ nhu cầu du lịch chủ yếu là nước ngầm và tập trung chủ yếu ở vùng ven biển, nơi có tới trên 70% các điểm du lịch trong toàn quốc. Vì vậy, trong điều kiện chưa có khả năng điều tra mở rộng các mỏ nước ngầm mới, việc tăng nhanh nhu cầu nước sinh hoạt cho hoạt động du lịch sẽ góp phần làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác, đặc biệt ở vùng ven biển do khả năng xâm nhập mặn cao khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép.Tăng lượng khí thải, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm không khí ở các đô thị du lịch.
Theo số liệu thống kê đến năm 2003, trên phạm vi toàn quốc có trên 84.000 phòng khách sạn ( chưa kể số phòng nhà khách, nhà nghỉ); tăng trên 100% so với năm 1995, tập trung tới trên 70% ở các đô thị du lịch. Nếu chỉ tính đến tác động của các thiết bị điều hoà nhiệt độ dùng trong hệ thống khách sạn du lịch thì lượng khi CFCs (loại khí thải chính ảnh hưởng tới tầng ozon của khí quyển) thải ra cũng có tác động không nhỏ đến môi trường.
Đến năm 2003, đã thống kê được trên 7000 phương tiện vận chuyển khách du lịch ( chưa kể các phương tiện tư nhân). Vào mùa du lịch, đặc biệt vào các ngày lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần, lượng xe du lịch tập trung chuyên chở khách đến các trung tâm đô thị du lịch gây tình trạng ách tắc giao thông và làm tăng đáng kể lượng khí thải CO2 vào môi trường không khí.
Hoạt động vận chuyển khách, vui chơi giải trí trên biển bằng các phương tiện động cơ cũng góp phần làm ô nhiễm dầu vùng nước ven bờ, tăng khả năng sự cố tràn dầu do va chạm giữa các phương tiện. Kết quả nghiên cứu về ô nhiễm dầu nước biển ở một số khu du lịch biển lớn như Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu.. cho thấy ở nhiều khu vực chỉ số này đã vượt tiêu chuẩn cho phép là 0.03 mg/lít. Mặc dù hiện nay, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do khai thác vận chuyển dầu, tuy nhiên hoạt động vận chuyển khách với số lượng tàu thuyền trung bình trên 300 chuyến/ngày tham quan vịnh Hạ Long, trên 100 chuyến/ngày thăm vịnh Nha Trang và các hoạt động vui chơi giải trí khác bằng canô, motor nước... đã góp phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm trên.
Ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên: do thiếu cân nhắc trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch du lịch, nhiều cảnh quan đặc sắc, hệ sinh thái nhạy cảm, đặc biệt ở vung ven biển, hải đảo và ở các khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia bị thay đổi hoặc suy giảm cùng với việc phát triển các khu du lịch mới. Điều này có thể nhận thấy qua sự phát triển các khu du lịch trên đảo Cát Bà, khu Hùng Thắng, đảo Tuần Châu (Hạ Long)
Đa dạng sinh học bị đe doạ do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả những loài sinh vật hoang dã quý hiếm như san hô, đồi mồi... bị săn bắt phục vụ nhu cầu ẩm thực, đồ lưu niệm, buôn bán mẫu vật... của khách du lịch. Ngoài ra chu trình sống (di trú, kiếm ăn, mùa giao phối, sinh sản) của động vật hoang dã ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia cũng bị tác động do lượng khác tập trung đông.
2.4.3 Nguyên nhân của thực trạng
Chưa có cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về môi trường trong ngành Du lịch, vì vậy công tác quản lý khai thác và bảo tồn tài nguyên, môi trường du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng, gặp nhiều khó khăn, mới chỉ thực hiện ở mức độ nghiên cứu, đề xuất giải pháp chung.
Chưa xây dựng và ban hành chính thức hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho hoạt động du lịch, mặc dù trong năm 1999 Viện nghiên cứu Phát triển du lịch đã phối hợp với Trung tâm khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc Gia soạn thảo sách “Hướng dẫn ĐTM cho dự án phát triển du lịch”
Chưa có hệ thống kiểm soát quản lý các vấn đề về môi trường liên quan đến các hoạt động du lịch, vì vậy thiếu các hoạt đọng tích cực nhằm hạn chế sự suy thoái tài nguyên và môi trường du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng.
Quan hệ liên ngành trong quản lý môi trường, đặc biệt giữa ngành Du lịch với Bộ Tài Nguyên và Môi Trường còn thiếu chặt chẽ, vì vậy ảnh hưởng đến công tác quản lý môi trường biển cho hoạt động phát triển du lịch ở khu vực này.
Du lịch Việt Nam đang phải đối mặt trực tiếp với qua trình suy thoái môi trường chung và môi trường biển. Đặc biệt ở các vùng trọng điểm phát triển du lịch ở vung ven biển, hải đảo
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM
3.1. Phát triển du lịch sinh thái cả về lượng và chất trên cơ sở phát triển bền vững.
Phát triển du lịch sinh thái phải hướng tới và đạt được sự phát triển bền vững của chính loại hình du lịch sinh thái và phải trở thành nhân tố tích cực đảm bảo, phục vụ cho phát triển du lịch bền vững.
Những giải pháp cần thiết để phát triển du lịch sinh thái ở nước ta là cần có những văn bản pháp quy tạo hành lang môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch sinh thái có cơ hội phát triển, đồng thời nên có những cơ chế, chính sách ưu đãi dành riêng cho loại hình du lịch sinh thái mới mẻ mà tiềm năng của nó rất lớn chưa được khai thác có hiệu quả đồng thời cần có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý và du lịch với các bộ, các nghành, các địa phương quản lý có hiệu quả. Việc sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên môi trường sinh thái vào mục đích du lịch theo những mục tiêu, định hướng đã đề ra.
Cụ thể là:
1. Giáo dục - đào tạo và tuyên truyền về du lịch sinh thái:
Có lẽ không cần phải bàn cãi nhiều rằng giải pháp thiết yếu nhất chính là tuyên truyền, giáo dục về du lịch sinh thái cho một loạt các đối tượng liên quan đến du lịch sinh thái. Đối tượng giáo dục bao gồm: các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, các hướng dẫn viên, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến bảo tồn và du lịch, cộng đồng địa phương, khách du lịch trong và ngoài nước .
Bằng cách tuyên truyền, giáo dục các vấn đề khúc mắc khác có thể được dễ dàng tháo gỡ. Chẳng hạn như giáo dục tuyên truyền đối với các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có thể làm cho họ quan tâm hơn đến việc quy hoạch cho du lịch sinh thái. Đối với họ cần phải không chỉ chú trọng tới lợi ích bảo tồn của du lịch sinh thái mà nên nhấn mạnh đến tiềm lực kinh tế mà du lịch sinh thái có thể mang lại cho bảo tồn. Cũng cần phải lưu ý họ về tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động của khu bảo tồn.
Đào tạo hướng dẫn viên du lịch nên được tiến hành chính quy trong các trường địa học, cao đẳng và trung cấp du lịch. Nên ưu tiên đào tạo các hướng dẫn viên địa phương. Tuy nhiên trước mắt nếu người dân địa phương chưa có điều kiện tham dự khoá đào tạo chính quy thì các điểm du lịch sinh thái nên tổ chức đào tạo ngắn hạn cho họ tại địa phương.
Khách thăm quan là một đối tượng giáo dục hiển nhiên. Bản thân giáo dục tại hiện trường cho du khách cũng nằm trong dịnh nghĩa của du lịch sinh thái. Hay nói cách khác giáo dục về thiên nhiên là một phần tạo nên du lịch sinh thái. Những nội dung giáo dục phải phù hợp, giúp du khách liên hệ trực tiếp những điều họ đã từng nghe, từng đọc với những điều mắt thấy tai nghe khi họ đến thăm khu bảo tồn thiên nhiên. Nếu làm được việc này du khách sẽ ý thức hơn trong khi tiếp xúc với động vật hoang dã, và họ sẽ thấy chuyến đi của mình bổ ích hơn và sẽ mong muốn trở lại hoặc đến một khu thiên nhiên khác để học được những điều tương tự.
Đối với cộng đồng địa phương, chương trình giáo dục phải dựa trên nhiều hình thức, không thể tập trung họ lại, dạy cho họ một mớ lý thuyết về bảo tồn và sự cần thiết của bảo tồn. Nên sử dụng những hình thức dễ hiểu, dễ nhớ chẳng hạn như băng hình, slade, tranh, ảnh, các chương trình biểu diễn văn nghệ, v.v. Giáo dục cộng đồng địa phương trước hết tập trung vào đối tượng chủ chốt là những nhà lãnh đạo địa phương (huyên, xã ), những người có uy tín trong cộng đồng chẳn hạn như những người lớn tuổi, những người có trình độ học vấn như thầy giáo, những người đứng đầu các tổ chức đoàn thể quần chúng như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân Nếu có thể tuyên truyền giáo dục cho các đối tượng này thì việc giáo dục cho toàn thể cộng đồng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều bởi họ luôn được dân nghe theo. Nên lấy người địa phương làm nhà quản lý khu du lịch sinh thái nếu có thể .
Không chỉ giáo dục đối với cộng đồng địa phương nơi có khu bảo tồn thiên nhiên, mà nên có những chương trình giáo dục đối với cộng đồng người Việt nam nói chung, vì họ là những du khách tương lai của các điểm du lịch sinh thái. Chương trình giáo dục phải khuyến khích họ và làm cho họ có mong muốn được đi du lịch theo hình thức du lịch sinh thái. Đối tượng chủ yếu của Việt nam có lẽ là học sinh, sinh viên trong các nhà trường. Họ là những người thường xuyên tổ chức các chuyến đi thăm quan thiên nhiên, nhưng nhiều khi chưa ý thức hết được vai trò quan trọng của thiên nhiên. Hậu quả những chuyến đi dã ngoại của họ trong các khu thiên nhiên thường là những bãi rác sau khi họ ăn trưa và nhiều tác động tiêu cực khác. Tuy nhiên, thay đổi hành vi, thói quen của họ cũng không phải là việc dễ dàng làm trong ngày một ngày hai.
Đối với học sinh, sinh viên nên có những chương trình giáo dục du lịch sinh thái kết hợp với giáo trình của nhà trường. Vấn đề này sẽ liên quan đến Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nên có chương trình giáo dục ngay từ cấp một vì càng nhỏ các em càng dễ tiếp thu hơn đối với những gì được dạy. Đối với những đối tượng lớn hơn nên chỉ lưu ý họ, thuyết phục họ chứ không nên ra lệnh vì lớp trẻ thường thích làm trái lời để thể hiên sự trưởng thành của mình, mặc dù đó không phải là cách tốt nhất để làm vậy.
Không chỉ tuyên truyền, giáo dục đối với người dân trong nước, cần phải tuyên truyền du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên cho cả đối tượng khách nước ngoài. Nên khuyến khích họ sử dụng dịch vụ và mua sản phẩm quà lưu niêm địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
2. Kết hợp sự tham gia của công đồng địa phương:
Giáo dục cộng đồng phải đi đôi với hỗ trợ phát triển cộng đồng và phát huy bản sắc văn hoá của cộng đồng địa phương. Không có lý gì nếu như ta vận động họ không phá rừng làm rẫy trong khi họ lại dựa vào hoạt động này để kiếm kế sinh nhai.
Sự thật này dẫn đến một giải pháp khác cho vấn đề phát triển du lịch sinh thái, vấn đề tạo việc làm, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và nghành nghề cho nhân dân dịa phương. Do du lịch sinh thái liên quan đến văn hoá địa phương, nên khuyến khích phát triển những ngành nghề thủ công truyền thống như dệt đồ thổ cẩm, sản xuất đồ lưu niệm bằng mây, tre, đáVăn hoá dân tộc là một hấp dẫn đối với khách du lịch sinh thái, do đó nên khuyến khích các hoạt động này vừa như là một hình thức để gìn giữ bản sắc văn hoá vừa là một hình thức tăng thu nhập cho nhân dân địa phương.
Hiện tại các dự án phát triển du lịch đang được triển khai ở các khu bảo tồn thiên nhiên nhưng hiệu quả của các hoạt động du lịch tới đời sống cư dân và bảo tồn chưa được nhiều. Người ta cho rằng du lịch sinh thái thường là phương tiện để đạt được hai mục tiêu là phát triển cộng đồng và bảo tồn thiên nhiên. Nhưng thực tế công đồng địa phương thường bị đứng ngoài các dự án du lịch. Trong lĩnh vực du lịch nếu thiếu sự tham gia của công đồng địa phương thì du lịch đồng nghĩa với tác động tiêu cực đối với kinh tế xã hội. Một thực tế đang diễn ra hàng ngày là những người dân sống ở vùng đệm và trong các khu bảo tồnvẫn đang khai thác các tài nguyên, lâm sản. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là đời sống của họ vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn .
Để thu hút cộng đồng địa phương vào các dự án du lịch sinh thái, Ban quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên cần phải phối hợp với các bên liên quan triển khai các công việc sau:
- Nghiên cứu phát triển các nghành nghề sản xuất nông lâm nghiệp, nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội và nâng cao trình độ dân trí của địa phương.
- Tổ chức giáo dục cho nhân dân địa phương để nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường bằng các phương tiện thông tin địa chúng, tài liệu, tờ rơi, hay mở các lớp tập huấn, câu lạc bộ.
- Mở các lớp tập huấn về du lịch sinh thái, nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, đào tạo hướng dẫn viên du lịch cho địa phương.
- Chuyển giao các kỹ thuật thích hợp về nông lâm ngư nghiệp, làm VAC
- Xây dựng quy hoạch du lịch với sự tham gia của cộng đồng ngay từ đầu. Hình thành các phân khu cung cấp dịch vụ, các tuyến thăm quan với các sản phẩm văn hoá địa phương.
3. Quy hoạch tổng thể các điểm, khu du lich sinh thái:
Theo chức năng được nêu ở phần trên thì các vườn quốc gia có nhiệm vụ tổ chức những họat động du lịch tham quan, thăm quan, nghiên cứu khoa học. Đối với các khu dự trữ thiên nhiên thì những hoạt động tham quan, du lịch không được khuyến khích, nơi đây chủ yếu dành cho nghiên cứu khoa học .
Các khu bảo tồn thiên nhiên nên có những quy hoạch, chỉ rõ phân vùng cho du lịch sinh thái nếu có. Để có được quy hoạch tốt cần phải tính đến nghiên cứu, điều tra tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn của khu bảo tồn và các khu lân cận liên quan . Cần có sự kết hợp nỗ lực của nhiều ngành, nhiều thành phần. Cho đến nay mới có tài liệu nghiên cứu quy hoạch thí điểm về du lịch thiên nhiên và du lịch mạo hiểm cho các vườn quốc gia Cát bà, Cúc phương, Bạch mã và Cát tiên. Riêng Bạch mã đã có kế hoạch quản lý du lịch sinh thái, nhưng việc tổ chức thực hiện còn nhiều khó khăn.
Cần phải có bản đồ du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên nơi có tiến hành du lịch sinh thái. Bản đồ du lịch sinh thái vừa là phương tiện hướng dẫn khách du lịch vừa là một công cụ bảo tồn đảm bảo du khách đi đúng chỗ đúng hướng và cung cấp cho họ những thông tin thú vị về khu bảo tồn thiên nhiên họ tới thăm.
Nên có hệ thống thu lệ phí vào cổng và các lệ phí khác như lệ phí thuê dụng cụ, lệ phí sử dụng bến bãi. Việc quy định mức lệ phí cũng cần phải cân nhắc kỹ càng . Nên đặt mục tiêu rõ ràng cho việc thu lệ phí: cần thu lệ phí để bù đắp cho chi phí du lịch của địa điểm, để tăng tối đa lợi nhuận, hay một mục đích nào khác. Mức lệ phí phải được xác định dựa vào mục tiêu của việc thu lệ phí, có thể dược xác định theo nhiều cách khác nhau như đánh giá thị trường, điều tra nhu cầu du khách, phân tích đường cầu, hoặc quản lý là đấu giá dựa trên cơ sở thị trường.
4. Tiếp thị du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên:
Mặc dù với những sản phẩm tốt nhất mà không được đối tượng nó phục vụ biết đến thì không thể bán được sản phẩm đó. Điều này cũng đúng với sản phẩm du lịch sinh thái ở Việt nam. Tiềm năng là vây nhưng nếu không tiếp thị quảng cáo du lịch sinh thái thì không ai có thể biết được rằng Việt Nam có những địa điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Đó là đối với người nước ngoài, còn đối với du lịch trong nước những người đã biết quá rõ hoặc dã được nghe kể về các điểm thiên nhiên nổi tiếng của nước mình, thì nên chú trọng hơn vào việc tiếp thị, quảng cáo mang tính giáo dục.
5. Các nguyên tắc chỉ đạo:
Các khu bảo tồn thiên nhiên nên có những nguyên tắc chỉ đạo đối với các hoạt động du lịch sinh thái vừa có thể quảng cáo cho du lịch sinh thái, vừa phổ biến những diều nên hay không nên làm ở khu thiên nhiên cũng như trong quá trình tổ chức du lịch sinh thái. Nên có những nguyên tắc chỉ đạo cho các đối tượng khác nhau: chẳng hạn như du khách, cộng đồng địa phương, các tổ chức điều hành du lịch, các lãnh đạo địa phương, các công ty du lịch .
Nguyên tắc lãnh đạo còn được coi là một trong những công cụ đánh giá, giám sát và quản lý điểm du lịch sinh thái. Nguyên tắc chỉ đạo không tốn thời gian và nguồn lực như những công cụ có hiệu lực tương tự khác như: đánh giá tác động môi trường, quản lý tác động du khách, giới hạn của thay đổi có thể chấp nhận, và khả năng tải. Vì vậy trong khi cố gắng thiết lập hệ thống để sử dụng các công cụ khác, phương pháp quản lý du khách hữu hiệu nhất là sử dụng nguyên tắc chỉ đạo .
Nguyên tắc chỉ đạo có thể do các tổ chức/nhóm khác nhau soạn thảo: các nhà quản lý, nghành du lịch, các nhà điều hành du lịch, các nhóm hướng dẫn viên, cộng đồng dịa phương. Các tổ chức/nhóm có thể kết hợp với nhau để làm việc này.
6. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu tài nguyên và xây dựng chương trình giáo dục môi trường:
Chúng ta thường nhắc đến sự phong phú về tài nguyên hay sự đa dạng sinh học cao của nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, nhưng khi cần sưu tầm các tài liệu, báo cáo khoa học thì quả là khó khăn . Các kết quả điều tra nghiên cứu tài nguyên ngoài việc phuc vụ cho công tác quản lý bảo tồn cồn được sử dụng để soạn thảo các văn bản thuyết minh du lịch. Hiện nay các chương trình giáo dục, diễn giải môi trường còn ngèo nàn vì còn thiếu nhiều thông tin khoa học chính xác của các khu bảo tồn thiên nhiên. Cần phải có chính sách khuyến khích, huy động sự tham gia của các viên nghiên cứu, các trường đại học vào công tác nghiên cứu diều tra tài nguyên khu bảo tồn thiên nhiên .
7. Phái triển cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng là những hấp dẫn thứ cấp bổ sung cho các hấp dẫn chính là tài nguyên thiên nhiên của các khu bảo tồn thiên nhiên. Nếu không có các hấp dẫn thứ cấp này sẽ mất đi một số lượng không nhỏ những du khách cần đến chúng như một điều kiện cho chuyến đi của mình. Tuy nhiên hạ tầng cơ sở cũng như các phương tiện phuc vụ nên sử dụng công nghệ hợp môi trường và mang tính tự nhiên. Các phương tiện phục vụ nên được xây dựng từ các nguyên liệu và sử dụng các kiến trúc địa phương, nhưng không được làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của địa phương. Sử dụng các phương tiện phục vụ mang tính địa phương, người dân sẽ không cảm thấy nền văn hoá của họ bị chà đạp, mặt khác họ còn có cảm giác như mình là người chủ thực sự của diểm du lịch sinh thái. Điều này rất có ý nghĩa đối với việc tranh thủ sự ủng hộ đối với các hoạt động và dịch vụ du lịch .
Các ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm :
- Thiết kế và xây dựng nơi ăn nghỉ cho khách theo kiểu nhà nghỉ sinh thái.
- Xây dựng các tuyến đường nội bộ, đường mòn thiên nhiên với hệ thống chỉ dẫn, chỉ báo đầy đủ cả về số lượng và nội dung .
- Xây dựng trung tâm đón khách, trung tâm giáo dục môi trường . Hiện tại vườn quốc gia Bạch Mã, Cát Bà, Cúc Phương đã và đang xây dựng trung tâm đón khách, trung tâm giáo dục môi trường nhưng nội dung trưng bày còn nghèo nàn.
8. Huy động vốn đầu tư và chính sách đầu tư:
Nhà nước nên có một chính sách khuyến khích dầu tư vào các địa điểm du lịch sinh thái. Nếu đầu tư tốt du lịch sinh thái có thể đem lại nguồn lợi lớn bổ sung cho ngân sách quốc gia và cộng đồng địa phương. Giá trị kinh tế của du lịch sinh thái theo ước tính của nhiều chuyên gia là rất đáng kể mặc dù họ cho rằng việc xác định nó là không đơn giản. Tuy nhiên du lịch sinh thái không cần đầu tư nhiều trên phương diện tiền vốn, vì đa số khách du lịch sinh thái đều có xu hướng muốn sống hoà đồng với thiên nhiên hơn là sống trong những khách sạn đắt tiền. Tuy nhiên việc thiết kế cho du lịch sinh thái lại cần đầu tư nhiều về thời gian và nỗ lực của nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Vì thế nếu muốn phát triển được du lịch sinh thái nhà nước cần phải có đầu tư thích đáng.
Cần có chính sách khuyến khích cho việc đầu tư vào cộng đồng địa phương để họ phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái, bằng cách này du lịch sinh thái sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên cũng nên huy động nguồn vốn địa phương nếu có thể.
3.2 Các chiến lược du lịch sinh thái quốc gia
Để có ngành du lịch sinh thái phát triển bền vững cần phải có một chiến lược du lịch sinh thái quốc gia được xây dựng với sự tham gia của đầy đủ các thành phần liên quan. Chiến lược này nên nằm trong khuôn khổ Chiến lược phát triển du lịch Việt nam . Mục đích của chiến lược bao gồm: xác định các vấn đề chủ chốt ảnh hưởng đến việc quy hoạch, phát triển và quản lý du lịch sinh thái của đất nước ; phát triển một mô hình quốc gia để hướng để hướng các nhà điều hành du lịch sinh thái, các nhà quản lý các khu thiên nhiên, các nhà quy hoạch và tất cả các cấp chính quyền vào mục tiêu phát triển bền vững du lịch sinh thái, tạo chính sách và các chương trính hỗ trợ cho các bên liên quan trong hoạt động du lịch sinh thái để đạt được mục đích chung. Bên cạnh đó còn phải quan tâm đến việc hỗ trợ công đồng, nhất là cộng đồng dân tộc thiểu số rất cần sự giúp đỡ. Điều quan trong nhất là chiến lược phát triển du lịch sinh thái phải nhấn mạnh và tạo điều kiện cho sự kết hợp cộng tác giữa các ngành, các cấp khác nhau, phải nêu rõ sự cộng tác này có ý nghĩa sống còn đối với ngành du lịch sinh thái quốc gia.
Chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên được xây dựng trên cơ sở chiến lược phát triển du lịch sinh thái quốc gia. Các điểm quan trọng, chủ yếu của chiến lược này bao gồm:
- Khái niệm về du lịch sinh thái theo các tiêu chí và hoàn cảnh cụ thể của Việt nam trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển .
Các vấn đề, đối tượng và hoạt động (như điều tra, nghiên cứu, quản lý tài nguyên thiên nhiên và văn hoá, phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, pháp luật và chính sách, tiếp thị quảng cáo, lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương, giám sát các tác động môi trường).
Thực hiện: cần chỉ rõ các giải pháp, cơ quan chủ trì và phối hợp, nguồn vốn, thời gian.
Để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam, một số dự án nghiên cứu, đào tạo, quy hoạch du lịch sinh thái đã được triển khai như sau:
* Nghiên cứu quy hoạch thí điểm về du lịch thiên nhiên và du lịch mạo hiểm ở Việt nam. Do Phân hội các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam cùng các nhà tư vấn du lịch của New Zealand tiến hành (1995)
* Điều tra vẽ bản đồ du lịch sinh thái và tổ chức lớp tập huấn về du lịch sinh thái cho một số Vườn quốc gia. Do các chuyên gia của Hội các Vườn quốc gia Nhật bản. Phân hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam chủ trì.
* Dự án phát triển Vườn quốc gia Bạch mã Việt nam 00.12.01- WWF/EC đã soạn thảo “Kế hoạch quản lý khu du lịch sinh thái VQG Bạch mã ” quỹ Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên tiến hành trong 2 năm 1995 – 1996.
* Các khoá tập huấn về du lịch sinh thái cho cán bộ và nhân viên Vườn quốc gia Tam đảo, Cúc phương, Bạch mã. Do các chuyên gia của Hội các VQG Nhật bản , Phân hội VQG và khu BTTN Việt nam chủ trì (1996).
* Dự án xây dựng năng lực phục vụ các sáng kiến về du lịch bền vững. Do IUCN và Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch thực hiện (1997).
* Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt nam. Do Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch thực hiện (1998 – 1999).
*Dự án bảo tồn Vườn quốc gia Cúc phương do tổ chức FFI thực hiện từ 1997 dến 2000.
Nếu các dự án trên được thực thi một cách có hiệu quả thì chắc chắn các vấn đề khó khăn trong các chiến lược phát triển phát triển du lịch sinh thái phần nào sẽ được giải quyết và đưa du lịch sinh thái phát triển theo đúng hướng của những nhuyên tắc đẵ nêu trên.
PHẦN KẾT LUẬN
Trách nhiệm, quyền lợi cũng như nghĩa vụ trong phát triển du lịch sinh thái và môi trường có mối quan hệ hỗ tương hết sức mật thiết. Đầu tư du lịch chính là kích thích phát triển kinh tế, đem lại nguồn ngoại tệ đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương nhưng du lịch kết hợp được với môi trường sinh thái thỡ đem lại rất nhiều nguồn lợi. Đơn cử như vấn đề bảo vệ môi trường rừng thiên nhiên, rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật rừng, giúp việc nghiên cứu khoa học; Bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; phục vụ nghĩ ngơi, Vỡ rừng đặc dụng có một vai trũ quan trọng như vậy, do đó vấn đề bảo vệ tốt môi trường tại các khu rừng đặc dụng sẽ gúp phần khụng nhỏ vào việc duy trỡ và phỏt triển hệ sinh thỏi rừng, nguồn gen thực vật, động vật rừng và phục vụ nghiên cứu khoa học.
Vai trũ của du lịch sinh thỏi được xét đến như một mắt xích với cơ cấu phát triển bền vững, vừa phù hợp với nhu cầu phỏt triển xó hội theo xu hướng chung của thế giới vừa đảm bảo mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái. Hệ sinh thái đó đề cập đến như một chu trỡnh khộp kớn, hài hũa chịu sự tỏc động giữa các môi trường sinh cảnh khác nhau, duy trỡ cỏc hệ thống trợ giỳp cuộc sống (đất, nước, không khí và cây xanh), bảo vệ sự đa dạng sinh học và ổn định quần thể của các loài sinh vật và các hệ sinh thái. Yêu cầu này đũi hỏi cỏc hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phải được thiết kế, tổ chức phù hợp với điều kiện cho phép (giới hạn) đảm bảo môi trường. Điều kiện của môi trường có thay đổi theo thời gian và không gian, do vậy các hoạt động du lịch sinh thái phát triển phải phù hợp theo điều kiện môi trường môi trường ở mỗi vùng khác nhau.
Thụng qua quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch được ban hành có đưa ra rất nhiều quy định cụ thể mà các văn bản pháp luật trước đây chưa đề cập. Việc ban hành văn bản pháp luật này có ý nghĩa rất to lớn, vừa góp phần phát triển kinh tế đất nước, vừa tạo ra một không khí thoải mái đối với du khách, đồng thời hạn chế được những tác nhân gây hại cho môi trường thiên nhiên.
Thiết nghĩ, nước ta cần tập trung đầu tư đúng nghĩa, phát triển điểm du lịch sinh thái ở các khu vực vùng ven ngoại vi và trong quy hoạch phát triển đô thị cũng nên có một tỷ lệ nhất định dành cho phát triển khu du lịch sinh thái, nhằm đáp ứng song song tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa như hiện nay của cả nước, đẩy mạnh hơn nữa những chính sách thiết thực nhất để vực dậy ngành công nghiệp khụng khúi này.
Để có tri thức về du lịch thực hiện các yêu cầu trong kinh doanh cũng như trong tuyên truyền thực tế cần có sự bổ xung liên tục kiến thức về du lịch sinh thái do vậy sinh viên du lịch chúng em luôn mong muốn có được sự giúp đỡ của các thầy cô trong việc cung cấp các kiến thức thực tế (các chuyến đi giã ngoại), các nghiệp vụ về kinh doanh và tuyên truyền du lịch sinh thái, và đặc biệt là có một môn học, giáo trình về du lịch sinh thái.
Bài viết của em xin được kết thúc ở đây. Tuy đã được đầu tư nhiều về thời gian và công sức nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết cả về nội dung lẫn hình thức. Vậy nên em mong có được những ý kiến nhận xét và đóng góp của cô để bài viết của em thành công hơn. Em xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS. TS Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hoà, Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao Động - Xã Hội Hà Nội, 2004.
Thế Đạt, Du lịch và du lịch sinh thái, NXB Lao Động Hà Nội, 2003
Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1995.
Phạm Trung Lương, Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phỏt triển ở Việt Nam, NXB Giỏo dục, Hà nội, 2002.
Tạp chí Du lịch Việt Nam các số 4,5,9,10,11,12/2004
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường 6/2004
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0578.doc