Đề tài Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn xã Êa Nuỗl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk

MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu. 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. 2 PHẦN II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3 2.1. Cơ sở khoa học. 3 2.1.1. Cơ sở lý luận. 3 2.1.2. Cơ sở thực tiễn. 6 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 9 2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu. 9 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin. 9 2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu. 10 2.2.4. Phương pháp phân tích. 10 PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 12 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 12 3.1.1 Điều kiện tự nhiên. 12 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 13 3.1.3. Đánh giá tổng quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã. 21 3.2. Kết quả nghiên cứu. 24 3.2.1. Cơ cấu các hộ nông dân điều tra tại xã Êa Nuỗl 24 3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ ở vùng nghiên cứu. 25 3.2.3. Một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ ở xã Êa Nuỗl 52 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55 4.1. Kết luận. 55 5.2. Đề nghị 57 5.2.1. Đối với địa phương 57 5.2.2. Đối với người dân. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 58 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là một nước thuần nông, có nhiều tiềm lực để phát triển một nền nông nghiệp vững mạnh, với gần 70 triệu người sống ở nông thôn trong đó lao động nông nghiệp là 28 triệu người chiếm 78% về dân số và 70 % về lao động so với cả nước [14]. Kinh tế hộ nông dân là một hình thức phổ biến, đang có vai trò, vị trí rất to lớn và là chủ thể quan trọng trong phát triển nông nghiệp và đổi mới nông thôn ở nước ta. Ở nước ta hiện nay bên cạnh những hộ nông dân đã làm giàu trên mảnh đất của mình vẫn còn tồn tại một bộ phận khá lớn hộ nông dân thiếu tính tự chủ và tâm lý ỷ lại trong sản xuất kinh doanh, điều kiện sản xuất còn rất khó khăn dẫn đến những khó khăn trong sản xuất và đói nghèo trong đời sống. Do vậy, vấn đề đặt ra cho nông nghiệp nông thôn hiện nay là phải phát triển nông nghiệp toàn diện, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm, mở rộng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả, tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm, khai thác có hiệu quả tiềm năng của nền nông nghiệp sinh thái, tăng nhanh lượng nông sản hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Để làm được điều đó trước hết cần đánh giá chính xác thực trạng kinh tế của hộ nông dân. Xã Êa Nuỗl, huyện Buôn Đôn là 1 xã nằm về phía Tây Nam của tỉnh Đăklăk, cách thành phố Buôn Ma Thuột chỉ 8 km [13], là nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, một địa bàn tuy có nhiều lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên trong phát triển nông nghiệp so với những khu vực khác trong cả nước, nhưng cũng còn kém phát triển về kinh tế - xã hội, đời sống của một bộ phận lớn dân cư còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân để đề xuất những giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vấn đề hết sức cần thiết. Xuất phát từ lý do đó, tôi chọn đề tài: "Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Êa Nuỗl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk " làm đề tài nghiên cứu.

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2907 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn xã Êa Nuỗl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại cây trồng chính, chiếm tỷ trọng cao trong tổng diện tích đất của các hộ khá (78,22 %) do họ có điều kiện và năng lực đầu tư, thâm canh các loại cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học như ghép cành, bón phân… nên năng suất ngày càng tăng, thu nhập cũng cao hơn. Bảng 3.8: Tình hình sử dụng đất trong các nông hộ điều tra năm 2007 Loại đất BQ Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo DTBQ hộ (m2) Cơ cấu (%) DTBQ hộ (m2) Cơ cấu (%) DTBQ hộ (m2) Cơ cấu (%) DTBQ hộ (m2) Cơ cấu (%) 1. Đất trồng cây hàng năm 2.219 20,40 727 7,11 1.660 14,43 3.911 38,66 - Lúa 758 34,16 91 12,52 880 53,01 804 20,56 - Màu 472 21,27 636 87,48 200 12,05 1.000 25,57 - Cây CN ngắn ngày 989 44,57 0 0,0 580 5,04 2.107 53,887 2. Đất trồng cây lâu năm 7.839 72,07 8000 78,22 9.154 79,55 5.429 53,67 3. Đất vườn 819 7,53 1500 14,67 693 6,02 776 7,67 Tổng DTBQ 10.877 100,0 10.227 100,0 11.507 100,0 10.116 100,0 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Khi cà phê mất giá, các hộ này đã tập trung chuyển sang trồng thêm cây điều và trồng xen cây ăn trái để đa dạng hoá thu nhập. Trong khi đó các hộ nghèo vì không có vốn, mặt khác đầu tư vào cà phê thu lại chậm hơn các loại cây trồng khác nên năm 2007 thời điểm cà phê rớt giá, họ bị thua lỗ nặng, mất nguồn vốn để đầu tư, nên nhiều hộ đã phá bỏ để trồng các loại cây khác như sắn công nghiệp. Mặt khác, đối với các hộ nghèo, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây có vốn đầu tư lớn hơn như điều, chôm chôm, nhãn là điều rất khó vì họ không còn vốn, các loại cây này lại đòi hỏi chi phí đầu tư cao. Như vậy, các hộ khá chủ yếu trồng các loại cây dài ngày như cà phê, điều…, các cây trồng khác chỉ để phục vụ cho nhu cầu ăn uống của gia đình. Các hộ trung bình và nghèo đầu tư nhiều hơn vào cây ngắn ngày, chủ yếu là lương thực, thực phẩm có hiệu quả kinh tế thấp. Các loại cây công nghiệp ngắn ngày được trồng nhằm phục vụ cho chăn nuôi và bán thêm để tăng thu nhập. Tuy nhiên, cơ cấu cây trồng của các hộ nghèo không ổn định, thường thay đổi theo giá cả nông sản trên thị trường, diện tích các loại cây trồng thường nhỏ lẻ, manh mún. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa tới việc định hướng cơ cấu cây trồng cho bà con phù hợp với từng vùng, mở rộng hơn nữa mạng lưới tín dụng nông thôn và tìm kiếm đầu ra ổn định cho nông sản. 3.2.2.1.4. Vốn và nguồn vốn của các nông hộ Qua điều tra tình hình vốn vay của các nông hộ thể hiện ở bảng 4.5, ta thấy: - Các nguồn vốn chủ yếu là vay từ ngân hàng, trong đó vay từ ngân hàng NN&PTNT lớn nhất 39,33 %, từ ngân hàng chính sách là 21,35 %. Trong đó, nhóm hộ trung bình vay nhiều nhất, số vốn vay lớn hơn do họ có khả năng lập kế hoạch sản xuất và tài sản thế chấp. Nhóm hộ nghèo cũng vay nhiều nhưng chủ yếu là ở ngân hàng chính sách, số vốn vay chỉ nhằm mục đích hỗ trợ nên lượng vốn vay ít. Lãi vay từ ngân hàng lại thấp hơn các nguồn vay khác nên thuận lợi hơn. Buôn Niêng I và Niêng II, tỷ lệ hộ vay vốn rất cao, đây là chính sách của nhà nước nhằm phát triển đời sống cho đồng bào dân tộc miền núi. Bảng 3.9: Tình hình vốn vay của hộ điều tra ĐVT:1000đ Chỉ tiêu Nguồn vốn vay Ngân hàng NN&PTNT Ngân hàng chính sách Tư nhân Vay khác Tỷ lệ hộ vay Mức vay BQ (tr.đ) Lãi suất BQ (%/ tháng) Tỷ lệ hộ vay Mức vay BQ (tr.đ) Lãi suất BQ (%/ tháng) Tỷ lệ hộ vay Mức vay BQ (tr.đ) Lãi suất BQ (%/ tháng) Tỷ lệ hộ vay Mức vay BQ (tr.đ) Lãi suất BQ (%/ tháng) Phân theo thu nhập Khá 9,09 13,0 0,98 9,09 5,0 0,75 18,18 14,0 4,6 27,27 13,0 2,5 Trung bình 42,00 14,0 0,75 28,00 11,1 0,75 2,00 5,0 4,6 6 5,7 2,8 Nghèo 50,00 10,9 0,75 14,29 12,8 0,65 3,57 10,0 4,6 3,57 7 3,0 Phân theo thôn buôn Niêng I 56,52 10,5 0,76 8,70 15,5 0,48 8,70 5,5 3,0 13,04 4,7 0,63 Niêng II 50,00 7,9 0,70 18,18 7,5 0,60 0,0 0,0 0,00 4,55 12 0,9 Hoà An 22,73 26,8 0,65 18,18 14,3 0,54 9,09 14,0 3,5 13,64 12,3 0,77 Hoà Nam I 27,27 14,3 0,78 40,9 10,4 0,65 0 0 0,00 0 0 0,00 Phân theo dân tộc Kinh 26,42 5,1 0,98 32,08 10,7 0,75 1,89 18 4,6 9,43 8,8 2,7 Êđê, Mường 58,33 12,1 0,75 5,56 15,0 0,65 8,33 7,0 4,6 5,56 9,5 2,5 BQC 39,33 12,7 0,7 21,35 11,2 0,6 4,49 9,8 3,3 7,87 9,0 1,98 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra - Ngoài các nguồn vốn được hỗ trợ từ các ngân hàng trong dân cư còn có các nguồn đi vay từ người thân, từ quỹ của hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh cũng góp phần hỗ trợ cho các hộ có điều kiện sản xuất. Nhóm hộ khá vay nhiều nhất thông qua mức độ tin cậy về tài sản và uy tín nên họ có điều kiện tái sản xuất mở rộng, còn các hộ nghèo thì do giá trị tài sản thế chấp rất thấp nên hầu như vay được rất ít, và khi vay vốn các hộ nghèo thường không biết sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả. - Đối với vay tư nhân: chủ yếu là các hộ nghèo vì vay dễ hơn, thời điểm và mức vay cũng linh động. Tuy nhiên, mức lãi quá cao tạo cho các hộ luôn bị áp lực về vốn, nợ dây dưa và phải giải quyết bằng cách bán trước các nông sản phẩm với giá thấp để có tiền đầu tư cho sản xuất và sinh hoạt. Đa số các hộ ở đây đều vay vốn và mục đích chính của họ là phục vụ cho sản xuất của mình. Nhìn chung tình hình vay vốn của người dân ở đây diễn ra khá đều hầu như tất cả các hộ đều có sự vay vốn, tuy nhiên số lượng vay tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất của hộ. 3.2.2.1.5. Công cụ sản xuất chủ yếu của các nông hộ Công cụ sản xuất là vấn đề quan trọng trong quá trình lao động nông nghiệp nông thôn để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra của cải vật chất cho bản thân cũng như xã hội. Mức độ trang bị hệ thống công cụ sản xuất nói lên quy mô sản xuất, quy mô canh tác của nông hộ. Qua bảng ta thấy Nhìn chung, hầu hết các nông hộ đều trang bị một số công cụ sản xuất chủ yếu như bình phun thuốc sâu, máy bơm nước để thuận tiện cho việc sản xuất của mình. Nhóm hộ nghèo thì tình hình trang bị công cụ sản xuất ít và thô sơ, còn nhóm hộ khá và trung bình thì mức độ trang bị cho sản xuất được mở rộng và nâng cao hơn do họ có vốn trang bị các phương tiện đắt tiền. Các hộ khá và trung bình thì quy mô sản xuất cũng lớn hơn, đòi hỏi cần có các công cụ sản xuất lớn như máy cày, xe công nông để chuyên chở và máy xay sát tạo điều kiện thuận lợi cho việc sơ chế sản phẩm. Vì thế họ có đều kiện mở rộng tái sản xuất, từng bước cải thiện đời sống. Bảng 3.10: Tình hình trang bị công cụ sản xuất của các nông hộ Chỉ tiêu ĐVT BQ Nhóm hộ Phân theo thu nhập Khá TB Nghèo Máy kéo, máy cày Cái 0,15 0,09 0,02 0,07 Xe công nông Cái 0,25 0,36 0,18 0,32 Máy xay sát Cái 0,02 0,00 0,04 0,00 Xe súc vật kéo Cái 0,01 0,00 0,02 0,00 Máy phát điện Cái 0,04 0,00 0,08 0,00 Bình phun thuốc sâu Cái 0,43 0,73 0,44 0,29 Máy bơm nước Cái 0,72 0,73 0,74 0,68 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Tóm lại, các hộ nghèo không những sản xuất nhỏ, manh mún mà điều kiện về tư liệu sản xuất như vốn, đất đai, công cụ sản xuất cũng rất ít và thiếu thốn. Do đó, họ không có khả năng cải thiện năng lực sản xuất của mình nếu không có sự hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước. 3.2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế của hộ điều tra 3.2.2.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân - Ngành trồng trọt Nền kinh tế của các nông hộ phụ thuộc ngặt nghèo vào ngành sản xuất trồng trọt. Cây trồng chính chủ yếu là các cây công nghiệp dài ngày, một số diện tích nhỏ, phân tán dùng để trồng các loại cây lương thực thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Kết hợp số liệu bảng trên và bảng 3.8, ta có thể nhận xét: Diện tích trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ rất lớn, đặc biệt là cây cà phê vì đây là loại cây trồng lâu đời của người dân, hơn nữa cây trồng này mang lại cho hộ hiệu quả kinh tế cao và lâu dài. Năng suất cà phê trung bình tương đương với năng suất của các vùng khác trong tỉnh. Năng suất đạt được cao nhất là ở nhóm hộ khá do họ có kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê, đồng thời có điều kiện để chăm bón, tưới tiêu phù hợp. Bảng 3.11: Năng suất, sản lượng ngành trồng trọt Cây trồng BQ Khá Trung bình Nghèo NS (tấn/ha) SL (tấn/hộ) NS (tấn/ha) SL (tấn/hộ) NS (tấn/ha) SL (tấn/hộ) NS (tấn/ha) SL (tấn/hộ) 1. Cây hàng năm Lúa 4,65 1,26 4,12 29,95 5,27 87,48 4,5 176,00 Màu 4,99 2,33 4,53 1,59 4,67 1,56 5,11 2,39 Ngô 5,00 2,75 0 0,00 4,74 2,29 5,20 3,07 Sắn 22,47 4,04 0 0,00 16,89 2,70 25,13 5,03 2. Cây lâu năm Cà phê 2,67 2,36 3,24 2,85 3,06 2,92 2,48 1,80 Điều 0,52 0,12 0,63 0,16 0,55 0,15 0,31 0,05 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Năng suất ở nhóm hộ khá cao hơn so với nhóm hộ trung bình 5,9% và hơn nhóm hộ nghèo 30,6 %. Sự chênh lệch này rất đáng kể vì hộ nghèo gần như chưa có kỹ thuật canh tác, vườn cây cà phê ở nhiều nơi đã hết thời kỳ kinh doanh, không được chăm sóc bón phân, tưới nước đầy đủ. Diện tích trồng sắn cũng tương đối cao so với các cây trồng khác ngoài cà phê. Theo điều tra bán cấu trúc đối với chính quyền xã thì diện tích loại cây trồng này hầu hết là do tự phát, trồng để đảm bảo cuộc sống khi cây cà phê bị mất mùa. Diện tích này chủ yếu là trồng trên đất mới khai phá của người dân và đa số là của các hộ thuộc nhóm hộ nghèo. Lúa là loại cây được trồng với diện tích khá lớn nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực của người dân trong vùng, tập trung chủ yếu ở nhóm hộ nghèo. Năng suất lúa ở đây không cao do điều kiện về thổ nhưỡng và do người dân không có điều kiện chăm sóc. - Ngành chăn nuôi Chăn nuôi ở xã Êa Nuỗl vẫn còn trong tình trạng kém phát triển. Hiện nay chăn nuôi của hộ gia đình vẫn ở quy mô vừa và nhỏ, mang tính tự cung tự cấp. Bảng 3.12: Tình hình một số vật nuôi chính năm 2007 ĐVT: con Loại vật nuôi Thôn, buôn Bò Lợn Dê Gia cầm SL Đã bán SL Đã bán SL Đã bán SL Đã bán Niêng I 35 16 19 7 15 15 67 0 Niêng II 20 8 21 4 0 0 197 0 Hòa An 13 8 30 25 0 0 290 60 Hoà Nam I 0 0 15 7 0 0 330 0 Tổng 68 32 85 43 15 15 884 60 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Thông qua số liệu về tình hình một số vật nuôi chính của hộ ở bảng 3.12, ta có thể biết rằng : Chăn nuôi của các hộ chủ yếu là chăn thả bò, lợn, dê và một số loại gia cầm. Trong đó chăn nuôi bò phát triển hơn cả vì dễ nuôi, số tiền thu về lại khá cao. Số lượng bò sản xuất mang tính hàng hoá thấp, chủ yếu là để phục vụ cho các dịp lễ quan trọng của gia đình. Dê là vật nuôi mới được nuôi trong vài năm gần đây, số lượng rất ít vì chưa đảm bảo được đầu ra, hơn nữa nhiều hộ dân chưa biết kỹ thuật chăm sóc nên chưa thể phát triển rộng mô hình nuôi này. Người dân ở đây nuôi lợn còn rất ít, chủ yếu để phục vụ nhu cầu gia đình, chỉ khoảng 50% để bán, thường là lợn thịt hoặc lợn con giống ; phân là sản phẩm phụ được tận thu để phục vụ trở lại trồng trọt. Lợn nuôi theo hình thức chăn thả nhiều, sử dụng thức ăn thừa của người và sản phẩm phụ từ trồng trọt làm thức ăn chủ yếu. Giống lợn ở đây đa phần là giống tại chỗ, sức chống chịu với bệnh tật cao. Như vậy, tình hình phát triển chăn nuôi của các hộ nông dân còn rất khó khăn, chưa có điều kiện đi lên sản xuất hàng hoá. Cần có định hướng phát triển hài hoà để chăn nuôi và trồng trọt trở thành 2 mũi nhọn của phát triển kinh tế. 3.2.2.2.2. Tổng thu của các nông hộ - Thu từ trồng trọt Trồng trọt là ngành sản xuất chính của các nông hộ tại xã Êa Nuỗl. Nhìn chung, cơ cấu nguồn thu từ trồng trọt của các hộ điều tra tương đối đa dạng. Tuy nhiên chênh lệch về tình hình thu giữa các nhóm hộ rất cao, giữa nhóm hộ khá và nhóm hộ nghèo là 3,1 lần, nhóm hộ trung bình và hộ nghèo là 2,1 lần. Về cơ cấu thu nhập: Nguồn thu của nhóm hộ khá chủ yếu là từ sản xuất cà phê (chiếm 97,22 %). Thu từ các loại cây ngắn ngày như lúa, ngô không cao khoảng 2% . Lúa chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu lương thực thực phẩm của gia đình, ngô để làm thức ăn gia súc, phát triển thêm chăn nuôi. Hộ trung bình có nguồn thu đa dạng hơn, nhưng thu từ trồng cà phê là chính. Ngoài ra còn phát triển thêm 1 số loại cây trồng ngắn ngày để tăng thêm nguồn thu như lúa (2,82%), ngô (1,05 %), sắn (1,85%), đậu… Nhóm hộ nghèo thì nguồn thu đang có xu hướng chuyển dần sang cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, sắn, lúa, đậu… vì đầu tư ít, số vòng quay của vốn lớn nên hộ có điều kiện chuyển sang trồng các loại cây khác khi nông sản mất giá. Tuy nhiên hiện nay thu từ cà phê vẫn là một nguồn thu đáng kể của các hộ này. Bảng số liệu còn nói lên sự tương đương nhau về cơ cấu nguồn thu giữa các thôn, buôn. Trong đó, thôn Hoà An, Hoà Nam I có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp nhất với vây cà phê, người dân lại có kiến thức thâm canh cây cà phê nên thu nhập từ loại cây này cao hơn hẳn. Còn đối với đồng bào dân tộc tại chỗ ở buôn Niêng I và Niêng II do các yếu tố nguồn lực của họ không được đảm bảo nên không có khả năng tập trung vào các loại cây trồng dài ngày mà chủ yếu các loại cây ngắn ngày nông dân chủ yếu lấy công làm lời, điều này rất khó trong việc xoá đói giảm nghèo. Như vậy, nhóm hộ khá có nguồn thu chủ yếu từ cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cây cà phê. Trong khi đó các hộ nghèo có ít khả năng để đầu tư vào các loại cây này, mà chỉ chủ yếu là các loại cây ngắn ngày, sản phẩm mang lại thu nhập thấp, họ chưa phát huy được lợi thế so sánh về điều kiện thổ nhưỡng do qui mô đất đai thấp, ít vốn và kinh nghiệm sản xuất còn hạn chế. Cây công nghiệp dài ngày với diện tích chiếm nhỏ, nhưng giá trị lên tới 81,69% (nhóm họ nghèo) và tới 97,22% (nhóm hộ khá), điều đó cho thấy ưu tiên cho phát triển cây công nghiệp lâu năm là hướng đi đúng đắn và phù hợp. Tuy nhiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần phải xét trên nhiều khía cạnh về điều kiện tự nhiện và kinh tế xã hội, khi đó mới có giải pháp đúng đắn, phù hợp. Bảng 3.13: Tình hình thu từ trồng trọt cuả các hộ điều tra ĐVT: 1000 đ/hộ Chỉ tiêu Tổng thu Cây ngắn ngày Cây dài ngày Lúa Ngô Sắn Đậu Cà phê Điều Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Phân theo TN Khá 50.308,18 330,91 0,66 890,91 1,77 0,00 0,00 0,00 0,00 48.909,09 97,22 177,27 0,35 Trung bình 34.128,40 962,80 2,82 359,60 1,05 630,00 1,85 360,00 1,05 31.552,00 92,45 264,00 0,78 Nghèo 16.396,42 629,29 3,84 642,86 3,92 1.260,71 7,69 235,71 1,44 13.394,64 81,69 233,21 1,42 Phân theo thôn buôn Niêng I 27.136,96 326,96 1,20 955,65 3,52 1565,22 5,77 0,00 0,00 23.784,78 87,65 504,35 ,186 Niêng II 26.012,27 1.088,18 4,18 681,82 2,62 1400,00 5,38 300,00 1,15 22.493,18 86,47 49,09 0,19 Hoà An 36.061,36 1.559,09 4,32 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 34.175,00 94,77 327,27 0,91 Hoà Nam I 33.142,72 165,45 0,50 400,00 1,21 0,00 0,00 818,18 2,47 31.677,27 95,58 81,82 0,25 BQC 30.549,55 779,78 2,55 514,38 1,68 750,56 2,46 276,40 0,90 27.984,83 91,60 243,60 0,80 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra - Thu từ chăn nuôi Chăn nuôi là một trong 2 ngành mũi nhọn trong nông nghiệp. Cân đối tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt là nhân tố quyết định đến sự chuyển dịch trong nông nghiệp theo hướng CNH – HĐH. Trong những năm qua người dân đã nhận thức rõ tầm quan trọng của chăn nuôi, không ngừng xây dựng chuồng trại, phát triển mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng trọt hiệu quả. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 4.7 cho thấy: Kết quả sản xuất từ ngành chăn nuôi đem lại nguồn thu cho các hộ khá và trung bình là tương đương nhau, nhưng lại cao hơn gần 2 lần so với các hộ nghèo. Thu từ chăn nuôi của các nhóm hộ chủ yếu là chăn nuôi trâu bò do điều kiện chăm sóc dễ, không đòi hỏi nhiều về thức ăn chất lượng cao. Vì thế, bò được nuôi chủ yếu ở các nhóm hộ nghèo, mang lại nguồn thu cao: nghèo 59,35 %, trung bình 58,54%, và các hộ đồng bào dân tộc như ở buôn Niêng I, Niêng II, đây là tập quán chăn nuôi lâu đời của bà con dùng làm sức kéo và phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ma chay, cưới hỏi… Chăn nuôi lợn đòi hỏi phải tốn nhiều chi phí về giống, chi phí thức ăn, thuốc thú y, điều kiện chuồng trại và công chăm sóc nhiều nên chủ yếu diễn ra ở các hộ khá và các hộ người Kinh (Hoà An và Hoà Nam I). Các hộ nghèo chăn nuôi thường kém phát triển, qui mô nhỏ, dễ bị dịch bệnh, thiếu vốn và kỹ thuật để đầu tư. Thu từ chăn nuôi lợn chênh lệch giữa nhóm hộ khá và nghèo đến 5,8 lần. Nguồn thu từ chăn nuôi gia cầm cũng tương đương nhau giữa các hộ khá, trung bình, nghèo và đối với các nhóm hộ phân theo tiểu vùng. Gia cầm chủ yếu nuôi phục vụ nhu cầu gia đình, không mang tính chất hàng hoá. Vậy, đối với các hộ được phỏng vấn, chăn nuôi chỉ mang tính nhỏ lẻ tự cung tự cấp, phục vụ cho nhu cầu gia đình nhiều hơn là mang tính sản xuất hàng hoá. Do đó, chính quyền địa phương cần phân tích, tính toán và đưa ra cơ cấu hợp lý giữa trồng trọt và chăn nuôi, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm đảm bảo thường xuyên và lâu dài. Bảng 3.14: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi BQ nông hộ năm 2007 ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Tổng thu Trâu, bò Lợn Gia cầm Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Phân theo TN Khá 7.618,18 1.818,18 23,87 4.681,82 61,46 1.118,18 14,68 T.B 7.943,6 4.650,00 58,54 2.138,00 26,91 1.155,60 14,55 Nghèo 4.182,14 2.482,14 59,35 803,57 19,21 896,43 21,43 Phân theo thôn buôn Niêng I 9.553,48 6.913,04 72,36 2.347,83 24,58 292,61 3,06 Niêng II 6.811,36 4.250,00 62,40 1.590,91 23,36 970,45 14,25 Hoà An 7.368,18 3.159,09 42,87 2.863,64 38,86 1.345,45 18,26 Hoà Nam I 3.018,19 0,00 0,00 1.313,64 43,52 1.704,55 56,48 BQ chung 6.720,00 3.617,98 53,84 2.032,58 30,25 1.069,44 15,91 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 3.2.2.2.3. Cơ cấu thu của các nông hộ điều tra Từ các số liệu thống kê trong bảng 4.11, ta có thể nhận thấy: Nguồn thu của các nông hộ gồm hai nguồn là thu từ hoạt động sản xuất trồng trọt và thu từ hoạt động sản xuất chăn nuôi. Tuy nhiên, thu từ trồng trọt lại chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với thu từ chăn nuôi. Tỷ trọng này giảm dần từ hộ khá đến hộ nghèo, từ các hộ người Kinh đến các hộ người đồng bào dân tộc Êđê. Đặc biệt nhóm hộ khá có tổng thu từ trồng trọt cao gấp 6,6 lần so với thu từ chăn nuôi, trong khi tỷ lệ này ở nhóm hộ nghèo chỉ là 3,9 lần. Riêng thôn Hoà Nam I đại diện cho nhóm hộ phát triển kinh tế người Kinh thì thu từ trồng trọt cao hơn chăn nuôi gần 11 lần. Việc thu của hộ chỉ chú trọng vào trồng trọt một số ít loại cây thì khi có rủi ro về điều kiện tự nhiên (như bị sương muối vào thời kỳ ra hoa ở cây cà phê làm cho năng suất cà phê sụt giảm nghiêm trọng năm 2007) hoặc rủi ro về giá cả (nông sản bị rớt giá như giá cà phê năm 1995 xuống thấp, chỉ còn 5.000đ/1kg cà phê nhân) thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình thu của hộ, mức tích luỹ cho sản xuất. Các hộ nghèo sẽ lâm vào tình trạng thiếu vốn sản xuất và sinh hoạt. Bảng 3.15 : Cơ cấu thu của nông hộ nghiên cứu ĐVT: 1000đ/hộ Chỉ tiêu Tồng thu Thu từ trồng trọt Thu từ chăn nuôi SL % SL % Phân theo TN Khá 57.926,36 50.308,18 86,85 7.618,18 13,15 T.B 42.072,00 34.128,40 81,12 7.943,6 18,88 Nghèo 20.578,56 16.396,42 79,68 4.182,14 20,32 Phân theo thôn buôn Niêng I 36.690,44 27.136,96 73,96 9.553,48 26,04 Niêng II 32.823,63 26.012,27 79,25 6.811,36 20,75 Hoà An 43.429,54 36.061,36 83,03 7.368,18 16,97 Hoà Nam I 36.160,91 33.142,72 91,65 3.018,19 8,35 BQ chung 37.269,55 30.549,55 81,97 6.720,00 18,03 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Tóm lại, tỷ trọng thu từ chăn nuôi có thể nói là gần như không đáng kể trong tổng thu của nông hộ. Vì vậy, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt một cách hài hoà, hợp lý là vô cùng cần thiết trong điều kiện hiện nay. 3.2.2.2.4. Chi phí sản xuất nông nghiệp của các nông hộ điều tra Xác định được chi phí sản xuất sẽ giúp cho chủ hộ có những tính toán nhằm điều chỉnh hợp lý trong việc sử dụng các nguồn lực của nông hộ, qua đó tìm ra phương án giảm được các chi phí không cần thiết để đạt được lợi nhận cao nhất. - Chi phí sản xuất ngành trồng trọt Ngành trồng trọt là ngành mang lại thu nhập chủ yếu vì thế chi phí cho trồng trọt là tương đối nhiều. Chi phí đó bao gồm giống, phân bón, thuốc BVTV, chi phí tưới nước và thuê dịch vụ được thống kê trong bảng sau: (bảng 3.16) Qua bảng 3.16 cho thấy: Tổng mức chi cho ngành trồng trọt tính BQ cho tất cả các nông hộ là 8.149.610 đ/hộ /năm, trong đó chủ yếu là đầu tư cho cây dài ngày, cụ thể là cây cà phê chiếm hơn 90%, chi phí cho cây ngắn ngày rất hạn chế. Trong mức chi cho từng loại cây thì chi phí về phân bón là tốn kém nhất (83% đối với cây dài ngày và 47% đối với cây ngắn ngày). Công tác BVTV còn chưa được quan tâm đúng mức, chi phí về lĩnh vực này vì thế mà chiếm tỷ trọng thấp. Bảng 3.16: Chi phí đầu tư sản xuất ngành trồng trọt của hộ điều tra ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Tổng chi Cây ngắn ngày Cây dài ngày Giống Phân bón Thuốc BVTV Chi dịch vụ Phân bón Thuốc BVTV Chi tưới nước Chi dịch vụ Phân theo thu nhập Khá 11.659,83 19,64 54,55 3,82 40,91 9.572,73 818,18 454,55 695,45 T.Bình 8.620,24 186,58 504,00 49,40 4,80 6.658,00 325,26 546,20 346,00 Nghèo 5.643,58 215,00 495,36 17,86 178,93 3.812,50 204,29 303,57 416,07 Phân theo thôn buôn Niêng I 6.227,13 200,17 490,22 44,78 15,22 4.702,17 352,83 406,52 15,22 Niêng II 5.889,13 310,50 525,00 22,82 184,09 4.056,82 205,36 423,18 161,36 Hoà An 10.092,50 52,50 385,23 55,91 4,55 7.857,95 295,45 540,91 900,00 Hoà Nam I 10.477,04 835,00 102,27 9,09 0,00 7.939,77 538,64 465,91 586,36 BQ chung 8.149.61 347,87 376,97 33,28 50,56 6.123,03 348,12 458,54 411,24 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Các hộ khá và các hộ người Kinh (Hòa An, Hoà Nam) đầu tư nhiều hơn các hộ trung bình và nghèo do diện tích canh tác BQ/ hộ cao hơn và do họ có điều kiện về vốn. Tổng lượng vốn chi cho phân bón, thuốc BVTV, dịch vụ tưới nước cao nhất chứng tỏ các hộ này đã chú trọng đến đầu tư thâm canh cây trồng. Số tiền chi cho dịch vụ chủ yếu là để thuê lao động ngoài, các tư liệu sản xuất khác thì hộ đã tự trang bị nên tiền thuê máy móc chiếm ít. Trong khi đó nhóm hộ nghèo, các hộ ở buôn Niêng I và II (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số) lại đầu tư ít hơn so với các hộ khá và người Kinh khoảng 1,7 lần. Đầu tư rất ít về vật tư phân bón, thuốc BVTV, đặc biệt là cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, ngô thì gần như không bón phân hoá học. Nguyên nhân của việc đầu tư không cao là do nông hộ thiếu vốn, lại tốn chi phí để thuê các tư liệu sản xuất chủ yếu. Tóm lại nhóm hộ khá, hộ người Kinh đầu tư chủ yếu cho các vườn cây dài ngày và có tính thương mại cao như cà phê, còn nhóm hộ nghèo, hộ đồng bào Êđê lại đầu tư nhiều hơn về cây ngắn ngày như lúa, ngô, sắn. Riêng năm 2007, nhiều hộ trồng cà phê đã bị lỗ do sản lượng thu được rất thấp trong khi giá phân bón trong nước lại có xu hướng tăng cao gấp 2 lần so với các năm trước đây. - Chi phí sản xuất ngành chăn nuôi: Hầu hết giá trị sản phẩm của ngành chăn nuôi làm ra đều phục vụ cho sinh hoạt của nông hộ nên mức đầu tư trở lại cho ngành này rất thấp Tổng chi phí BQ cho chăn nuôi/hộ chỉ khoảng 877.420đ, trong đó chủ yếu là về giống, chiếm 56% tổng chi cho chăn nuôi, chi phí thức ăn mua ngoài thấp (16%), do tận dụng sản phẩm từ ngành trồng trọt như ngô, sắn và thức ăn dư thừa. Trong đó: nhóm hộ nghèo đầu tư vào chăn nuôi nhiều nhất nhưng chủ yếu là để mua giống, thường là giống bò, lợn. Chi phí về thức ăn cao nhất là ở nhóm hộ khá, đầu tư mua thức ăn tổng hợp từ chế biến công nghiệp, các hộ thuộc nhóm hộ trung bình và nghèo tận dụng được nguồn thức ăn tại chỗ. Do chi phí loại này của các hộ nghèo thấp nên đàn vật nuôi tăng trọng chậm và thu lại không cao. Bảng 3.17: Chi phí sản xuất ngành chăn nuôi của các hộ điều tra ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu BQ Nhóm hộ Phân theo thu nhập Phân theo thôn, buôn Khá T.bình Nghèo Niêng I Niêng II Hoà An Hoà Nam I Giống 751,68 627,27 510,00 1.232,14 1.091,30 486,36 772,73 526,97 Thức ăn 139,33 145,45 121,12 58,93 521,74 230,17 118,18 12,19 Thuốc thú y 17,57 29,16 22,44 15,79 6,17 19,18 7,62 45,45 Tổng chi 877,42 801,88 653,56 1.306,86 1.619,21 735,71 898,53 584,61 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Đầu tư tiêm thuốc thú y phòng dịch cho động vật chưa được chú ý đúng mức nên vật nuôi ở các hộ nghèo rất dễ bị lây nhiễm dịch bệnh. Hầu hết các hộ, nhất là các hộ nghèo đều dùng tận dụng các vật nuôi bị bệnh làm thức ăn, điều này rất nguy hại đến sức khoẻ người dân. Tóm lại, chăn nuôi là ngành sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp là chính nên chi phí đầu tư thấp. Công tác phòng dịch cho vật nuôi chưa được quan tâm sâu sắc nên khi có dịch cúm gia cầm vừa qua, xã Êa Nuỗl đã bị ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, để đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển, chi cục thú y huyện cần phối hợp với các phòng ban liên quan của xã để có các biện pháp ngăn ngừa và phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi. 3.2.2.2.5. Tổng thu nhập của các nông hộ điều tra Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đạt được trong sản xuất của hộ. Tổng thu nhập của hộ được biểu hiện trong bảng số liệu số 3.18. Qua bảng cho thấy tình hình thu nhập của các nông hộ như sau: Tổng thu nhập BQ/ hộ là 33.538.230đ/hộ/năm, tức là khoảng 539.546,8 đ/người/tháng. Đây là mức trung bình so với toàn vùng. Thu nhập của hộ khá cao gấp 1,4 lần so với hộ trung bình và gấp 2,6 lần so với các hộ nghèo. Trong đó, chủ yếu là thu từ sản xuất nông nghiệp, trong thu từ sản xuất nông nghiệp thì thu từ sản xuất ngành trồng trọt là chủ yếu. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp khá cao, cao nhất vẫn là hộ khá và giảm dần tới hộ nghèo. Mức thu này chênh nhau 3,3 lần giữa nhóm hộ khá và nghèo. Số lần chênh lệch này là rất đáng kể, khoảng cách này nếu không có biện pháp điều chỉnh sẽ có xu hướng tăng, một số hộ khá có xu hướng khá thêm, ngược lại một số hộ trung bình có xu hướng tái nghèo và số các hộ nghèo có xu hướng tăng. Chi tiêu cho sản xuất chủ yếu là đầu tư cây công nghiệp dài ngày, cao hơn gần 10 lần chi tiêu cho chăn nuôi. Tỷ lệ này hiện nay đang có xu hướng giảm do ngành chăn nuôi đang có hướng phát triển nhanh về quy mô và số lượng. Bảng 3.18: Tổng thu nhập của các nông hộ ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu BQ Nhóm hộ Phân theo thu nhập Phân theo thôn, buôn Khá T.bình Nghèo Niêng I Niêng II Hoà An Hoà Nam I 1.Thu từ trồng trọt 30.549,55 50.308,18 34.128,40 16.396,42 27.136,96 26.012,27 36.061,36 33.142,72 2.Thu từ chăn nuôi 6.720,00 7.618,18 7.943,60 4.182,14 9.553,48 6.811,36 7.368,18 3.018,19 3.Thu từ SXNN (1+2) 37.269,55 57.926,36 42.072,00 20.578,56 36.690,44 32.823,63 43.429,54 36.160,91 4.Chi cho trồng trọt 8.149,61 11.659,83 8.620,24 5.643,58 6.227,13 7.889,13 10.092,50 10.477,04 5.Chi cho chăn nuôi 877,42 801,42 653,56 1.306,86 1.619,21 735,71 898,53 584,61 6.Chi cho SXNN (4+5) 9.027,03 12.461,25 9.273,80 6.950,44 7.846,34 8.624,84 10.991,03 11.061,65 7.Thu nhập từ SXNN (3-6) 28.242,52 45.465,11 32.798,20 13.628,12 28.244,10 24.198,79 32.438,51 25.099,26 8.Thu nhập khác 5.295,71 5.327,27 4.186,00 5.642,86 6.291,31 3.581,82 7.045,45 2.154,54 9. Tổng thu nhập (7+8) 33.538,23 50.792,38 36.984,20 19.270,98 35.135,41 28.080,61 39.483,96 27.253,80 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Có thể nói, các nguồn thu ngoài sản xuất nông nghiệp như làm thuê, dịch vụ, lương… cũng là một phần thu quan trọng trong cơ cấu thu của hộ 15,8%, nhất là đối với các hộ nghèo thì nguồn thu này có ý nghĩa rất quan trọng khi mà chưa thu hoạch nông sản. Tổng mức thu giữa các nhóm hộ là tương đương nhau. Các hộ khá thu từ lương và lương hưu là chính, trong khi đó nhóm hộ nghèo thu ngoài nông nghiệp chủ yếu là do đi làm thuê theo mùa vụ. Đối với các tiểu vùng nghiên cứu thì Hoà An là thôn có mức thu nhập cao nhất. Cơ cấu thu – chi ở các hộ người Kinh tốt hơn ở các hộ người Êđê, vì vậy đời sống của hộ ở 2 thôn cao hơn 2 buôn nghiên cứu. Việc đề xuất kịp thời các giải pháp nhằm xóa đói nghèo và phát triển kinh tế nông hộ được đặt ra hết sức bức thiết, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sao cho các hộ trung bình có thể vươn lên khá và các hộ nghèo có thể vươn lên nhóm các hộ trung bình. 3.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế nông hộ Những năm gần đây bộ mặt nông nghiệp nông thôn của xã đã có những chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Sản xuất nông nghiệp phát triển cao tạo ra lượng nông sản lớn, giá trị nông sản hàng hoá có xu hướng tăng nhanh, theo kịp với tốc độ tăng của cả nước. Tuy nhiên, mức thu nhập giữa các thành phần dân tộc chênh lệch tương đối lớn giữa các nhóm hộ, các hộ người Kinh thu nhập cao hơn hẳn các hộ đồng bào dân tộc. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế của nông hộ điều tra nhưng chủ yếu vẫn là các yếu tố sau: - Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý của toàn vùng nói chung và của các nông hộ nói riêng rất thuận tiện cho việc giao lưu, buôn bán nông sản, hàng hoá và tiếp nhận các khoa học kỹ thuật. Khí hậu thời tiết thích hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi nhiệt đới có giá trị cao, tuy nhiên do sự mất cân đối về lượng mưa trong năm ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Địa bàn xã nằm trên 1 vùng đối có ưu điểm về bình độ, đồi thoải, độ dốc thấp, đất đen pha sỏi, đất đỏ bazan phù hợp với việc trồng nhiều loại cây trồng như cây lúa nước, cà phê, tiêu, điều, ngô… Diện tích đất canh tác BQ hộ khá cao 1,1 ha nên các hộ có điều kiện đa dạng hoá các loại cây trồng, tăng sản lượng nông sản. Tuy nhiên, chênh lệch về quy mô đất giữa nhóm hộ khá, trung bình và nhóm hộ nghèo đã tạo nên khoảng cách khá xa về thu nhập. Các hộ nghèo diện tích đất chủ yếu được dùng để sản xuất lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày (38,67%), trong khi đó cây trồng chính của các hộ trung bình và khá lại là cây cà phê năng suất cao (gần 80% diện tích). Cơ cấu cây trồng của các hộ khá và trung bình ổn định, tỷ trọng cây lâu năm lớn, còn các hộ nghèo cơ cấu bất thường, thay đổi khi có sự biến động về giá cả trên thị trường, thường là cây công nghiệp ngắn ngày, đòi hỏi chi phí đầu tư thấp. Điều này dẫn đến kết quả tổng thu từ sản xuất nông nghiệp của hộ khá cao gấp 2,8 lần so với hộ nghèo. Hiện nay, do tốc độ tăng dân số cao nên diện tích BQ đầu người có xu hướng giảm. - Nhóm yếu tố về kinh tế và tổ chức quản lý Dân cư bao gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau, chủ yếu là người Kinh và người Êđê, nên có sự khác nhau về phương thức sản xuất kinh doanh, tập quán canh tác. Đây là lợi thế lớn để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển khoa học trong sản xuất kết hợp với những kiến thức bản địa phong phú. Tuy nhiên đồng bào các dân tộc thiểu số còn hạn chế về trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm làm ăn mới. Nhóm hộ nghèo số lao động/hộ ít (2,61 người/hộ) nhưng số khẩu ăn theo cao (2,11) nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất và đảm bảo đời sống no đủ cho các thành viên trong gia đình. Trình độ học vấn và kỹ năng lao động của các nông hộ điều tra cũng khá cao, chủ yếu là trình độ văn hoá cấp II. Tỷ lệ mù chữ thấp, tập trung vào nhóm hộ nghèo (17,9%) và trung bình (4%), đặc biệt thường rơi vào lao động chính nên điều kiện phát triển của họ bị thu hẹp. Tỷ lệ số hộ có trình độ cao (cấp III) ở nhóm hộ khá cao gấp 5 lần so với nhóm hộ nghèo, vì vậy thu nhập của họ cũng cao hơn rất nhiều (hơn 2,6 lần). Kỹ năng gieo trồng và chăm sóc nhìn chung còn thấp, chủ yếu không qua đào tạo, chỉ một số ít đã được qua các lớp tập huấn ngắn ngày hoặc tự nghiên cứu. Trình độ canh tác và tiếp cận thị trường còn mang tính truyền thống và có nhiều hạn chế. Các hộ thiếu chủ động và tính toán trong sản xuất, nhất là các hộ đồng bào dân tộc ít người. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật cũng còn nhiều hạn chế, chỉ tập trung chủ yếu ở các hộ khá. Hệ quả của vấn đề trên là trình độ thâm canh cây trồng của nhóm hộ khá cao hơn hẳn so với nhóm hộ trung bình và yếu, kỹ thuật chăm sóc cũng tốt hơn vì vậy năng suất, sản lượng cao (năng suất cây cà phê ở nhóm hộ khá cao gấp 1,3 lần so với hộ nghèo). Nhìn chung, hộ khá có điều kiện về tiềm lực nên đầu tư cho cây trồng vật nuôi cao hơn, gấp 1,3 lần so với hộ trung bình và 1,8 lần so với hộ nghèo, vì vậy tăng năng suất, sản lượng và tạo điều kiện tăng thu nhập cho hộ. Hiệu quả sử dụng vốn cũng rất cao ở các hộ khá. BQ cứ 1 đồng vốn bỏ ra thu về 4.100đ ở nhóm hộ khá và 3.100 đồng ở nhóm hộ nghèo (hơn 32,3%). Bảng 3.19. Hiệu quả sử dụng vốn của các nông hộ điều tra ĐVT: 1000 đ/hộ Chỉ tiêu TN từ SXNN/ CPSX Khá 4,1 Trung bình 3,9 Nghèo 3,1 Ngoài ra, ở nhóm hộ nghèo thì tình hình trang bị công cụ sản xuất ít và thô sơ (chủ yếu là bình phun thuốc sâu, máy bơm), còn nhóm hộ khá và trung bình thì mức độ trang bị cho sản xuất được mở rộng và nâng cao hơn do họ có vốn trang bị các phương tiện đắt tiền (có thêm máy cày, xe công nông và máy xay xát). Vì thế họ có đều kiện mở rộng tái sản xuất, từng bước cải thiện đời sống. Cơ cấu chăn nuôi và trồng trọt không cân đối, các hộ mới chỉ tập trung đầu tư các loại cây trồng chứ chưa chú ý đúng mức tới chăn nuôi. Chăn nuôi của các hộ thường mang tính tự cung tự cấp, tính hàng hoá thấp. Vật nuôi chủ yếu được chọn là những loại ít tốn công và chi phí chăm sóc như bò, gà, và các giống lợn địa phương, vì vậy nguồn thu từ chăn nuôi chỉ mới bằng 22% thu từ trồng trọt, chiếm 18% trong tổng thu từ sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp của các hộ đa phần là sản phẩm thô, chỉ mới qua sơ chế như phơi khô, đóng gói hoặc xay sát. Toàn vùng hầu như không có địa điểm chế biến nông sản tinh. Nhiều hộ gia đình bán sản phẩm non, tươi nên giá bán rất thấp. Chưa có chợ đầu mối, thu gom nông sản nên đầu ra cho các sản phẩm rất khó khăn. Nhiều mặt hàng nông sản chưa đảm bảo đầu ra, nhất là sản phẩm chăn nuôi. Nhiều nông dân bị thương lái ép giá. Do các yếu tố về thông tin thị trường chưa được cập nhật thường xuyên, khả năng dự đoán kinh tế kém nên khi có biến động giá, các hộ nhất là hộ nghèo thường lúng túng trong việc lựa chọn cây trồng để sản xuất, nhiều hộ đã tự phát trồng sắn không quy hoạch nên đầu ra cho nông sản rất khó khăn. - Nhóm yếu tố thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước Công tác khuyến nông tương đối ổn định,nhưng vẫn chưa đủ mạnh để khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, do trình độ hiểu biết của người dân nơi đây còn thấp và trình độ tiếp thu thông tin của họ còn hạn chế. Các loại cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng chưa được áp dụng đúng cách. Đến nay người dân vẫn chưa xác định được cơ cấu cây trồng phù hợp với từng chất đất. Nhiều mô hình khuyến nông còn mang tính hình thức, khả năng áp dụng vào thực tiễn sản xuất không cao. Các chính sách về hỗ trợ, cho vay vốn, nhất là từ các ngân hàng nhà nước (34% tổng lượng vốn vay của các nông hộ) và các đoàn thể đã khuyến khích bà con đầu tư sản xuất, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn vay chưa cao, nhất là đối với các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Chưa có chính sách hỗ trợ người nông dân khi có sự biến động giá cả trên thị trường như trợ giá, giảm thuế… Bảng 3.20: Phân tích SWOT các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ S- ĐIỂM MẠNH - Có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, có sức khoẻ tốt; - Đất đai BQ/hộ cao; - Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, tạo điều kiện mở rộng diện tích canh tác; - Cây trồng, vật nuôi phong phú về chủng loại; - Phương thức, tập quán canh tác đa dạng; - Nguồn vốn vay phong phú, lãi suất ưu đãi; - Công cụ sản xuất cần thiết được trang bị tốt; - Nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước. W- ĐIỂM YẾU - Số nhân khẩu BQ/ hộ nhiều, số khẩu ăn theo lớn; - Dân cư có trình độ dân trí chưa cao; khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật kém; - Lượng vốn vay ít, hiệu quả sử dụng vốn không cao; - Công cụ sản xuất lớn, hiện đại thiếu; - Còn mang nặng những phương thức canh tác lạc hậu; - Cơ cấu trồng trọt – chăn nuôi chưa hợp lý, chú trọng quá mức vào trồng trọt, chăn nuôi không mang tính hàng hoá; - Các chương trình khuyến nông còn ít, mới chỉ mang tính hình thức; - Cơ sở hạ tầng còn yếu, chưa có chợ đầu mối, hệ thống thu mua nông sản chưa phát triển; - Điều kiện nhân lực, vật lực để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn thiếu. O- CƠ HỘI - Điều kiện tự nhiên, các loại đất đa dạng, thảm thực vật phong phú, thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi nhiệt đới có giá trị cao; - Tiềm năng về nguồn nhân lực trí thức; - Có cơ hội áp dụng khoa học kỹ thuật mới; - Giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất; - Được sự quan tâm của đảng, nhà nước, các ban ngành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại trong thời gian tới; - Phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ. T- THÁCH THỨC - Sự mất cân đối về lượng mưa trong năm, biến động lớn về biên độ nhiệt ngày đêm, theo mùa; - Đất đai có cơ cấu thô, giữ nước kém; - Hạn hán kéo dài vào mùa khô, các công trình thuỷ lợi còn rất ít; - Dân số tăng tự nhiên và cơ học cao; - Thất nghiệp, đói nghèo; - Giá cả thị trường các mặt hàng nông sản lên xuống thất thường; - Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự đòi hỏi về chất lượng của các mặt hàng nông sản ngày càng cao; - Các thế lực phản động đang tìm mọi cách chống phá, mua chuộc ở một số thôn, buôn đồng bào dân tộc. 3.2.3. Một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ ở xã Êa Nuỗl 3.2.3.1. Nguồn lực đất đai BQ diện tích đất/người hiện nay có xu hướng giảm do dân số tăng cao nên cần có các biện pháp để mở rộng diện tích đất gieo trồng, tăng năng suất/ha để tạo thêm thu nhập. Để làm được điều này cần phải: - Duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học ở mức cân đối bằng các biện pháp KHHGĐ, làm tốt công tác kiểm tra nhân khẩu. - Tận dụng diện tích đất chưa sử dụng, khai hoang vùng đất mới. - Bồi dưỡng, cải tạo đất để nâng cao độ phì, phục vụ trở lại sản xuất. - Đẩy mạnh thâm canh gối vụ, luân phiên cây trồng để tăng diện tích gieo trồng, thực hiện đa dạng hoá cây trồng nhằm tránh rủi ro, hạn chế sâu bệnh hại. - Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như giống mới, các phương pháp chiết, ghép cành. Diện tích trồng các loại cây chưa hài hoà, ổn định nên cần tiến hành các biện pháp: - Qui hoạch vùng sản xuất cây trồng. Đối với các loại cây “xoá đói giảm nghèo” như cây sắn cần có kế hoạch gieo trồng cụ thể vì đất trồng về lâu dài sẽ bị thoái hoá mạnh. - Để đáp ứng nhu cầu lương thực trên địa bàn, ngoài khai hoang mở rộng diện tích , còn có thể tăng diện tích gieo trồng bằng cách tăng vụ với điều kiện làm tốt công tác thuỷ lợi. Áp dụng phương thức thâm canh mới để đưa diện tích lúa nước từ 1 vụ sang 2 vụ. Coi trọng sản xuất ngô chủ yếu là ngô lai, thâm canh tăng vụ để cung cấp nguồn nguyên liệu cho chế biến thức ăn gia súc. Nên luân canh vụ một trồng ngô vụ hai trồng đậu để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. - Cà phê và điều là 2 cây trồng mang lại thu nhập cao, cần chăm sóc hợp lý để năng suất cây trồng được nâng cao. Điều này đặc biệt cần thiết đối với các hộ nghèo. - Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt 3.2.3.2. Vốn - Hoàn thiện cơ chế cho vay vốn đối với các tổ chức tín dụng, bao gồm: + Tăng thêm nguồn vốn vay từ trung hạn đến dài hạn, đồng thời tăng lượng vốn vay / hộ giúp nông hộ đầu tư thoát khỏi đói nghèo. + Phát triển tốt hơn nữa mạng lưới tín dụng nông thôn, đưa lượng vốn vay phân bổ cho các tổ chức đoàn thể để nguồn vốn vay được tới tận tay người dân. - Khuyến khích người dân thành lập quỹ tín dụng, hỗ trợ nhau phát triển. 3.2.3.3. Phát triển nguồn nhân lực Đất nước ta đang phát triển theo hướng CNH – HĐH, vì vậy yếu tố con người rất quan trọng trong quá trình phát triển, nhất là phát triển nông nghiệp nông thôn. Trình độ người dân trên xã Êa Nuỗl còn rất thấp, nạn mù chữ vẫn còn tồn tại. Do đó, địa phương cần có những chính sách giáo dục phù hợp để nâng cao trình độ và sự hiểu biết của người dân. Nâng cao trình độ dân trí, phổ cập giáo dục cho người dân. Mở các lớp xoá mù chữ, hạn chế tình trạng tái mù chữ. Bồi dưỡng nâng cao trình độ dân trí, khả năng nhận thức và quản lý cho chủ hộ, áp dụng những phương thức của công tác khuyến nông vừa làm vừa học để người dân nhanh tiếp thu. 3.2.3.4. Khoa học kỹ thuật Cung cấp giống cây trồng, vật nuôi tốt, có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện phát triển của vùng. Áp dụng công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến, bảo quản nông sản để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm bớt hao hụt, kéo dài thời gian sử dụng và thuận tiện cho việc vận chuyển. Đối với công cụ sản xuất: Nên thay thế các công cụ sản xuất giản đơn thành công cụ lao động tiên tiến để cải thiện điều kiện lao động vất vả nặng nhọc, đồng thời nâng cao năng suất lao động. Người dân nên giúp đỡ nhau trong sản xuất bằng cách trao đổi các kinh nghiệm sản xuất cũng như các cộng cụ sản xuất để hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn. 3.2.3.5. Phát triển cơ sở hạ tầng Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc trên toàn xã, nhất là hệ thống thông tin về thị trường, giá cả. Phát triển công nghiệp chế biến ở nông thôn để hạn chế chi phí vận chuyển, mở rộng thị trường tiêu thụ tăng nhanh chất lượng và khối lượng tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống thủy lợi cần phải thường xuyên được tu sửa và mở rộng. 3.2.3.6. Thị trường nông sản Tăng cường hệ thống thông tin về giá cả, xu hướng tiêu dùng thông qua các phương tiện truyền thông như TV, loa, đài… Xây dựng chợ thu gom nông sản, khuyến khích phát triển các đầu mối thu gom nông sản trong vùng để người dân không bị ép giá. 3.2.3.7. Các chính sách vĩ mô của nhà nước Nhà nước và chính quyền các cấp cần có chính sách trợ giá đầu vào cho sản xuất. Cung cấp giống mới, vật tư nông nghiệp với giá ưu tiên hoặc ủng hộ cho các hộ nghèo. Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đảm bảo đầu ra cho nông sản ổn định thông qua “mô hình liên kết 4 nhà”. Tổ chức ra các quỹ dự trữ để mua nông sản phẩm của nông dân với giá bảo trợ cho người sản xuất khi có những biến động trên thị trường. Tăng cường công tác dạy nghề và giải quyết việc làm. Khôi phục và phát huy các ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm của người Êđê. Triển khai cuộc vận động XĐGN gắn với thực hiện chương trình dân số KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, xóa mù chữ và các chính sách xã hội khác. Tóm lại, muốn phát triển kinh tế hộ nông dân, nâng cao đời sống của người dân nông thôn thì phải áp dụng các biện pháp trên một cách đồng bộ vào điều kiện cụ thể. Để thực hiện được điều này cần có sự đồng tình, góp công, góp của của chính quyền nhà nước và nhân dân trong vùng. PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Qua phân tích, tìm hiểu các vấn đề theo mục tiêu đề tài đã đề ra, ta thấy xã Êa Nuỗl là 1 xã có các điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế xã hội để phát triển nền sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên cũng còn gặp nhiều khó khăn. Tình hình phát triển nông nghiệp của các hộ tương đối ổn định với các đặc điểm về nguồn lực đa dạng, các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của hộ diễn ra theo cả hai hướng khác nhau. Bình quân chung về mức thu nhập của các nông hộ cao, số hộ trung bình và khá chiếm 68,6 %, số hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn 31,4 %, trong đó tập trung vào các buôn nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Nhóm hộ nghèo có số khẩu đông nhất, trung bình 5,5 người/hộ, gấp 1,06 lần so với nhóm hộ khá và 1,01 lần so với nhóm hộ trung bình. Nguồn lao động dồi dào 2,58 lao động/hộ thuận lợi cho việc sử dụng và khai thác có hiệu quả diện tích đất. Tỷ lệ số khẩu ăn theo ở nhóm hộ nghèo cao (2,1) tạo áp lực lên các lao động trong hộ. Trình độ dân trí tương đối cao, trình độ BQ chủ hộ là lớp 7. Tỷ lệ mù chữ thấp, tập trung vào nhóm hộ nghèo (17,9%) và trung bình (4%). Diện tích đất canh tác BQ hộ khá cao 1,1 ha nên các hộ có điều kiện đa dạng hoá các loại cây trồng. Các hộ nghèo diện tích đất chủ yếu được dùng để sản xuất lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày (38,67%), trong khi đó cây trồng chính của các hộ trung bình và khá lại là cây cà phê năng suất cao (gần 80% diện tích). Sự khác biệt này đã tạo nên khoảng cách về thu nhập giữa các nhóm hộ. Để đầu tư cho sản xuất, các hộ đều phải vay vốn, có đến 73% số hộ vay vốn từ các nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là vay từ ngân hàng (NN&PTNT 39,33 %, ngân hàng chính sách là 21,35 %). Lượng vốn vay còn ít, lãi suất một số loại hình cao, đặc biệt là vay tư nhân. Việc đầu tư các phương tiện sinh hoạt cơ bản khá đầy đủ như bình phun thuốc sâu (43% hộ có trang bị), máy bơm nước (72%). Công cụ sản xuất của các hộ nghèo thường ít và thô sơ, còn nhóm hộ khá và trung bình thì mức độ trang bị cho sản xuất được mở rộng và nâng cao. Tổng thu nhập của các nhóm hộ bình quân khá cao, nhóm hộ giàu có thu nhập 817.123 đ/người/tháng, cao hơn 1,4 lần so với hộ trung bình và gấp 2,8 lần so với hộ nghèo. Mức chênh lệch này thể hiện hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực của hộ khá cao hơn nhiều so với các nhóm hộ khác. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng thu nhập của hộ 66,3%. Trong đó nguồn thu từ trồng trọt là chủ yếu, bao gồm thu từ cây cà phê 91,6 %, ngoài ra còn có cây điều, cây lúa, ngô, sắn, đậu… Các hộ khá thu từ cây lâu năm nhiều, trong khi tỷ lệ thu từ cây hàng năm của nhóm hộ trung bình và nghèo cao. Cơ cấu chăn nuôi và trồng trọt không cân đối, các hộ mới chỉ tập trung đầu tư các loại cây trồng chứ chưa chú ý đúng mức tới chăn nuôi. Chăn nuôi của các hộ thường mang tính tự cung tự cấp, tính hàng hoá thấp. Vật nuôi chủ yếu được chọn là những loại ít tốn công và chi phí chăm sóc như bò, gà, và các giống lợn địa phương, vì vậy nguồn thu từ chăn nuôi chỉ mới bằng 22% thu từ trồng trọt, chiếm 18% trong tổng thu từ sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, hộ khá có điều kiện về tiềm lực nên đầu tư cho cây trồng vật nuôi cao hơn, gấp 1,3 lần so với hộ trung bình và 1,8 lần so với hộ nghèo, vì vậy tăng năng suất, sản lượng và tạo điều kiện tăng thu nhập cho hộ. Trong các yếu tố ảnh hưởng chính tới thu nhập, mức độ phát triển nông nghiệp của hộ, yếu tố đất đai, lao động, trình độ học vấn, kết hợp với cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý sẽ làm tăng thu nhập của hộ. Ngược lại, số khẩu ăn theo cao tác động làm giảm thu nhập BQ/người. Cụ thể, nhóm hộ nghèo có trình độ thấp, số khẩu BQ cao, cây trồng chủ yếu là cây công nghiệp hiệu quả thấp nên kéo theo thu nhập thấp nhất. Còn ở hộ khá trình độ thâm canh cây trồng cao (năng suất cây cà phê gấp 1,3 lần so với hộ nghèo) nên thu nhập cũng cao hơn. Hiệu quả sử dụng vốn cũng rất cao ở các hộ khá. BQ cứ 1 đồng vốn bỏ ra thu về 4.100đ ở nhóm hộ khá và 3.100 đồng ở nhóm hộ nghèo (hơn 32,3%). Để nâng cao mức độ phát triển kinh tế của các nông hộ, tôi đề xuất một số giải pháp để nâng cao nguồn lực đất đai, tăng nguồn vốn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường nông sản và các chính sách vĩ mô của nhà nước. Trong các giải pháp này, việc phát triển nguồn nhân lực mang ý nghĩa quyết định, có ý nghĩa về lâu dài và đây là giải pháp cơ sở để thực thi các giải pháp khác có hiệu quả. 5.2. Đề nghị 5.2.1. Đối với địa phương Chính quyền các cấp và các cơ quan ban ngành có liên quan cần tiến hành điều tra khảo sát thực tế để có những hướng giải quyết hợp lý phù hợp với nguyện vọng của người dân nơi đây. Tăng cường công tác khuyến nông lâm đặc biệt là các lớp tập huấn kỹ thuật về các loại cây trồng khác nhau cho nông dân và cung cấp giống mới. Khuyến khích và hướng dẫn người dân nơi đây nên tập trung đầu tư đưa các tiến bộ khoa học vào trong sản xuất để góp phần nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi nơi đây. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân vay vốn dễ dàng hơn, áp dụng những hình thức thuế chấp và lãi suất phù hợp, cho vay dúng đối tượng, tăng nguồn vốn cho vay lên cố gắng đáp ứng đủ số vốn cần thiết cho người dân để họ tập trung hơn vào trong sản xuất. Cần xây dựng chợ đầu mối nông sản nhằm tạo điều kiện cho việc tiêu thụ nông sản dễ dàng; Có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phù hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi nhằm sử dụng hợp lý lao động, tạo công ăn việc làm cho người dân Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng các dường giao thông liên thôn liên xã, cung cấp điện đến ừng hộ nông dân để hoạt động sản xuất diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả. 5.2.2. Đối với người dân Tham gia các đợt tập huấn kĩ thuật, chuyển giao giống mới vào sản xuất nhằm tận dụng tốt mọi nguồn lực. Cần phát huy tính cộng đồng làng xã nhất là đối với những hộ nghèo và khó khăn để giúp họ phát triển sản xuất bằng cách liên kết với nhau về vốn, kỹ thuật giúp đỡ nhau tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh chóng và hiệu quả. Biết kết hợp có hiệu quả các yếu tố nguồn lực để sản xuất hợp lý, từ đó có thể giảm tối thiểu chi phí bỏ ra mà năng suất lại tăng lên. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Hồng Anh, Xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế động lực, vững chắc về an ninh, quốc phòng. Được lấy về từ: Vũ Tuấn Anh, Trần Thị Vân Anh, Kinh tế hộ lịch sử và triển vọng phát triển, NXBKHXH. Hà Nội, 1997. Nguyễn Sinh Cúc, Những thành tựu nổi bật của nông nghiệp nước ta 15 năm đổi mới, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 260, 2000. Cục thống kê tỉnh Đăklăk, Niên giám thống kê, 2006 Trần Đức, Trang trại Việt Nam và thế giới, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1997. Frankellis, Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, 1993. Th.S Tuyết Hoa Niêkdăm, Kinh tế hộ, Đại học Tây Nguyên, 2006. Nguyễn Văn Huân, Kinh tế hộ, khái niệm vị trí, vai trò, chức năng, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 1993. Thanh Kiều - Mỹ Ân, Đăklăk – Phát triển và hội nhập. Được lấy về từ: https://www.ven.vn/kinh-te-xa-hoi/111aklak-phat-trien-va-hoi-nhap Lê Đình Thắng, Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất háng hóa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1993. Đào Thế Tuấn, Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997. Sơn Tùng, Tây Nguyên phát triển thế mạnh cây công nghiệp. Được lấy về từ: UBND xã Êa Nuỗl, Báo cáo tổng kết cuối năm, 2007 . Văn phòng chính phủ, Phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở Việt Nam. Được lấy về từ: Đỗ Văn Viện, Kinh tế hộ nông dân, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, 1998.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuc tap tong hop.doc
Tài liệu liên quan