Đề tài Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam hiện nay như thế nào ? Các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam

1. Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế: “thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”. (Nghị quyết 14-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá IX) ngày 18 tháng 03 năm 2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân). 2. Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển.

doc17 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam hiện nay như thế nào ? Các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi më ®Çu Kinh tÕ t­ nh©n ë viÖt nam Ở Việt Nam, từ khi đổi mới, trong các văn kiện Đại hội Đảng đã xác định có nhiều thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân được chia thành 2 thành phần: Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Đến Báo cáo Chính trị tại Đại hội X của Đảng lại xác định thành phần kinh tế tư nhân bao gồm: cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân. Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân đã được khẳng định là quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế. Đây là một bước phát triển mới về nhận thức lý luận trên cơ sở tổng kết thực tiễn. Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế trực tiếp tạo nên sự nhạy cảm về mặt kinh tế - chính trị. Do đó, việc thừa nhận vai trò của kinh tế tư nhân như hiện nay là một bước đột phá quan trọng. Nếu như những năm trước đổi mới, thành phần kinh tế tư nhân chỉ được coi là một thành phần kinh tế “tàn dư”, chỉ tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sẽ bị thu hẹp dần trong quá trình lớn lên của các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa (toàn dân và tập thể), thì đến Đại hội VIII và Đại hội IX của Đảng thành phần kinh tế tư nhân mới được khẳng định sự tồn tại lâu dài “cả đến khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng”. §ã lµ lý do em chän ®Ò tµi : Thùc tr¹ng ph¸t triÓn kinh tÕ t­ nh©n ViÖt Nam hiÖn nay nh­ thÕ nµo ? C¸c gi¶i ph¸p ph¸t triÓn kinh tÕ t­ nh©n ViÖt Nam . Trong suèt 20 n¨m thùc hiÖn c«ng cuéc ®æi míi võa qua ë ViÖt Nam, khu vùc Kinh tÕ t­ nh©n (KVKTTN) ®· cã nh÷ng ®ãng gãp ®¸ng kÓ vµo nh÷ng thµnh c«ng næi bËt cña nÒn kinh tÕ .Sù ph¸t triÓn m¹nh mÏ cña khu vùc nµy cã phÇn ®ãng gãp quan träng cña nh÷ng chÝnh s¸ch ngµy cµng cëi më cña §¶ng vµ nhµ n­íc ViÖt Nam.Tiªu biÓu nhÊt lµ sù ra ®êi cña LuËt doanh .V¨n b¶n nµy cïng 1 lo¹t c¸c quy ®Þnh kh¸c ®· vµ ®ang t¹o nªn m«i tr­êng kinh doanh thuËn lîi cho KVKTTN ph¸t triÓn. Ngµy h«m nay sau khi ®· tr¶i qua 20 n¨m thùc hiÖn chÝnh s¸ch ®æi míi , chÝnh lµ thêi ®iÓm cÇn cã sù nh×n nhËn , ®¸nh gi¸ l¹i nh÷ng chÝnh s¸ch khuyÕn khÝch, ph¸t triÓn KTTN ®Ó tõ ®ã t×m ra nh÷ng gi¶i ph¸p thÝch hîp cho b­íc ph¸t triÓn tiÕp theo.C©u hái ®Æt ra ë ®©y lµ trong 20 n¨m qua , c¸c chÝnh s¸ch ph¸t triÓn KTTN ®· ®¹t hiÖu qu¶ ®Õn møc nµo?Cã ®ãng gãp nh­ thÕ nµo cho sù ph¸t triÓn cña KVKTTN?LiÖu cßn cã nh÷ng yÕu kÐm nµo vÒ chÝnh s¸ch hoÆc cã cÇn bæ sung thªm c¸c néi dung chÝnh s¸ch nµo ®Ó tiÕp tôc ®Èy m¹nh qu¸ tr×nh ph¸t triÓn KTTN nh»m thùc hiÖn tèt c«ng t¸c CNH,H§H ë ViÖt Nam? Cục diện mới Điều rất đáng phấn khởi là những tư duy ngày một sáng tỏ về kinh tế tư nhân kể trên đã và đang phát huy tác dụng tích cực trong cuộc sống. Khu vực kinh tế tư nhân bừng nở mạnh mẽ và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong thị trường nước ta cũng như trong hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tiễn đã khẳng định: dù còn những phản ứng của tư duy giáo điều, cũ kỹ và những rào cản của bộ máy muốn níu kéo cơ chế cũ, sự lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân - thể hiện ý chí của dân - là không lực luợng nào có thể cản trở. Cục diện mới của kinh tế tư nhân đã mở ra. Kinh tế tư nhân tăng nhanh, góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho xã hội, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP cũng như trong đầu tư phát triển và đang vững vàng trong cạnh tranh, hội nhập. Năm 2003, kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân) chiếm 38,96% GDP; 26,4% giá trị sản xuất công nghiệp (năm 2002); 79,9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ; trên 2/3 hàng hóa xuất khẩu... Đến hết năm 2005, cả nước có 205.000 doanh nghiệp tư nhân đăng ký theo Luật Doanh nghiệp; 2,5 triệu hộ kinh doanh cá thể công thương nghiệp và dịch vụ; 13.000 trang trại và 12 triệu hộ nông dân sản xuất hàng hóa, tạo ra sinh khí mới năng động, sáng tạo trước nay chưa từng có cho nền kinh tế. Trong nhiều ngành kinh tế, kinh tế tư nhân đang giữ vị trí chủ yếu trong sản xuất và xuất khẩu, như gạo, hải sản, chè, cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, v.v... với hiệu quả cao rõ rệt. Một tầng lớp xã hội mới, doanh nhân, đã bắt đầu hình thành, được xã hội công nhận và tôn vinh là "chiến sĩ xung kích thời bình". Dự thảo Báo cáo Chính trị tại Đại hội X (công bố ngày 3-2-2006) nêu rõ chủ trương của Đảng đối với kinh tế tư nhân trong thời gian tới chính là sự khẳng định thực tiễn đã diễn ra trong cuộc sống. Dự thảo viết: "Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế"; "Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân. Mọi công dân có quyền tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ; có quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội, nguồn lực kinh doanh, thông tin và tiếp nhận thông tin". Dự tháo Báo cáo còn nhấn mạnh "Xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu" và "Xóa bỏ mọi rào cản hữu hình và vô hình, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển không hạn chế quy mô trong mọi ngành, nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm". Việc Đại hội X cho phép "đảng viên làm kinh tế không giới hạn về quy mô" sẽ góp phần củng cố niềm tin của xã hội vào tiền đồ, triển vọng của kinh tế tư nhân. Để phát triển mạnh mẽ hơn nữa kinh tế tư nhân đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, có hai loại việc sau đây cần được chú trọng. Một là, về mặt Nhà nước. Trước hết là xóa bỏ những thể chế, chính sách còn thể hiện sự phân biệt đối xử giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân, giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân. Trong thực tế, một môi trường kinh doanh thuận lợi, các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật là yêu cầu hàng đầu để phát triển đất nước trong tình hình mới. Hơn nữa, khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, việc phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị thu hẹp dần, môi trường kinh doanh bình đẳng không thể không thiết lập. Điều đáng mừng là, từ 1-7-2006, Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật đầu tư 2005 có hiệu lực sẽ tạo sân chơi bình đẳng hơn giữa các loại hình doanh nghiệp (trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài) trong việc gia nhập thị trường, đầu tư kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp. Thế nhưng, trong những thể chế, chính sách thuộc nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp tư nhân vẫn còn bị đối xử không bình đẳng, từ sản xuất đến lưu thông, từ đào tạo đến ứng dụng khoa học, công nghệ ... Nổi cộm nhất hiện nay là trong lĩnh vực vốn tín dụng và trong việc tìm kiếm mặt bằng sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân rất khó tiếp cận. Về vốn, có đến 7- 80% vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại quốc doanh được dành cho doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp tư nhân rất khó vay vốn; trong đó ngoài những nguyên nhân khác, có một nguyên nhân không kém quan trọng là: ngân hàng cho doanh nghiệp nhà nước vay, nếu không thu hồi được thì Nhà nước sẽ thực hiện nhiều biện pháp để khắc phục, ngân hàng có thể yên tâm, nhưng nếu cho doanh nghiệp tư nhân vay mà không thu hồi được vốn, ngân hàng rất dễ bị "hình sự hóa", bị xét hỏi về lập trường, quan điểm ... Về mặt bằng, doanh nghiệp tư nhân đi tìm đất cũng rất khó khăn. Ngay tại Hà Nội, nơi hiện có khoảng 40.000 doanh nghiệp tư nhân, nhưng có đến 8.000 doanh nghiệp thiếu mặt bằng sản xuất nghiêm trọng; thành phố có 20 cụm công nghiệp nhỏ và vừa nhưng cũng chỉ thu hút có 143 doanh nghiệp tư nhân, giải quyết được hơn 10% nhu cầu. Nếu tìm đất ngoài khu công nghiệp, thì quy trình cũng rất phức tạp: từ việc doanh nghiệp tự đi tìm đất, tự thỏa thuận đền bù với dân, xin địa phương phê duyệt dự án đầu tư, v.v... đến khi có đất, tất cả tới 8 bước, vài chục con dấu, chữ ký và nhanh nhất cũng mất gần một năm. Trong khi đó, có nhiều doanh nghiệp nhà nước lại đang thừa đất, doanh nghiệp tư nhân buộc phải thuê lại, nhưng với giá cả khá cao và thời gian không hạn định chắc chắn. Chính vì vậy, việc rà soát lại và sửa đổi, bổ sung toàn bộ hệ thống thể chế, chính sách cho phù hợp với tư duy mới, loại bỏ những thể chế, chính sách còn phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân là hết sức cấp bách. Đương nhiên, đi đôi với việc hình thành hệ thống thể chế, chính sách, phải đẩy mạnh cải cách hành chính, khắc phục những hành vi tiêu cực, sách nhiễu doanh nghiệp tư nhân của những công chức trong bộ máy công quyền đang làm tăng chi phí, hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Những nhiệm vụ này đã được nói đến nhiều lần, ở nhiều diễn đàn, vấn đề hiện nay là sự chỉ đạo thực hiện với quyết tâm ở tất cả các ngành, các cấp quản lý nhà nước. Hai là, về phía doanh nghiệp tư nhân. Bản thân doanh nghiệp tư nhân, chủ yếu vẫn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang còn nhiều yếu kém, nhất là về khả năng tìm hiểu thị trường, trình độ lập dự án, xác định chiến lược kinh doanh; khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ mới; cũng như trình độ, kỹ năng quản lý doanh nghiệp, v.v... Khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn nhân lực: là trình độ hạn chế của đội ngũ doanh nhân cũng như của người lao động trong doanh nghiệp khi phải đối mặt với yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, dịch vụ cũng như của cả doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nhân phải xem lại mình, nhận rõ chỗ mạnh, chỗ yếu, để đề ra cho được những giải pháp thiết thực, bảo đảm hiệu quả. Mỗi doanh nghiệp đề ra cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình mới, khi bao cấp không còn, hàng rào bảo hộ phải gỡ bỏ ...  Mỗi doanh nghiệp tư nhân phải đề cao văn hóa kinh doanh, tôn trọng pháp luật, tôn trọng người tiêu dùng, tôn trọng bạn hàng, khắc phục tình trạng trốn thuế, lậu thuế, kinh doanh bất hợp pháp. Doanh nghiệp tư nhân ngày càng tăng nhanh, với yêu cầu cắp bách nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, cũng là nơi để đội ngũ doanh nhân thể hiện tài năng kinh doanh của mình; nói rộng ra, doanh nghiệp tư nhân trở thành nơi đào tạo một đội ngũ những nhà kinh doanh chuyên nghiệp, những tài năng kinh doanh trong nước và vươn ra thế giới của đất nước. Nhân tài quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp chỉ có thể nảy nở trong quá trình vật lộn trên thương trường, trưởng thành trong cạnh tranh gay gắt. Vì thế, mỗi doanh nhân ngày nay chú trọng bồi dưỡng nguồn nhân lực, phát huy cao nhất vốn con người trong doanh nghiệp vào việc hiến kế, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chính là vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, song không kém phần quan trọng là vừa góp phần đào tạo nhân tài cho công cuộc quản trị kinh tế đất nước trong tương lai. Đồng thời, để khắc phục yếu kém, bổ sung năng lực cho mỗi doanh nghiệp tư nhân trong tình hình mới, nhất là về các mặt tìm kiếm thị trường, đối mới công nghệ, cải tiến quản lý, rất cần thiết mở rộng hơn nữa việc liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, trước hết là doanh nghiệp kinh doanh cùng một mặt hàng. Muốn vậy, cần phát triển hơn nữa các hội, hiệp hội nghề nghiệp. Hiện nay, Dự thảo Luật về Hội đang được soạn thảo và khi được Quốc hội thông qua sẽ là một đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, tạo thêm sức mạnh cho kinh tế tư nhân. Trong những năm gÇn đây, khu vực kinh tÕ tư nhân, chủ yÕu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), đã được nhìn nhận như động lực tăng trưởng kinh tÕ quan trọng của Việt Nam. Bộ Kế hoạch và §Çu tư (KH-ĐT) hiện đang xây dựng kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010. Kế hoạch này sẽ là một bộ phận cấu thành của kÕ hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 của Chính phủ Việt Nam. Trên cơ sở bản kế hoạch này, Cục Phát triển DNNVV của Bộ KH-ĐT sẽ xây dựng một kế hoạch hành động về phát triển DNNVV bao gồm các chương trình, biện pháp trợ giúp cho khèi doanh nghiệp này. Với bèi cảnh trên, bản tin này bàn về tăng trưởng của khu vực kinh tÕ tư nhân hiện nay, đưa ra một số đề xuất về chính sách nâng cao chất lượng phát triển của khu vực kinh tÕ này. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp đã trở nên khá dễ dàng, giúp tăng nhanh số lượng doanh nghiệp thành lập mới Luật Doanh nghiệp năm 1999 đánh dấu một mốc quan trọng trong những nỗ lực của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho khối kinh tế tư nhân phát triển. Với tinh thần chủ đạo là "doanh nghiệp được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm", chuyển từ "cấp phép kinh doanh" sang "đăng ký kinh doanh", Luật Doanh nghiệp 1999 đã giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nhờ đó, mỗi năm có thêm hàng chục ngàn doanh nghiệp được chính thức thành lập. Theo số liệu của Trung tâm Thông tin Doanh nghiệp (TTTTDN) của Bộ KH-ĐT, kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực vào đầu năm 2000, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cho đến cuối năm 2003 nhiều gấp hơn hai lần số lượng doanh nghiệp thành lập trong vòng 10 năm trước đó, nâng tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam lên khoảng 128.000. Số lượng doanh nghiệp thực sự đang hoạt động không nhiều như con số đăng ký Theo điều tra của Tổng cục thống kê (TCTK), số doanh nghiệp đang hoạt động tính đến thời điểm cuối năm 2002 là 62.908, cuối năm 2003 là 72.012, tức là khoảng 55% so với số doanh nghiệp đã đăng ký. Trong một nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, việc dừng kinh doanh cũng như việc đăng ký kinh doanh mới là hiện tượng bình thường của quá trình phát triển khi mà các doanh nghiệp phản ứng với những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài, ví dụ như cơ hội thị trường mới, các khó khăn mới xuất hiện v.v. Vì vậy, hiện tượng số lượng doanh nghiệp còn hoạt động ít hơn số lượng doanh nghiệp đã đăng ký thành lập là một điều dễ hiểu và ở một mức độ nào đó phản ánh sự năng động của khối doanh nghiệp tư nhân. ở các nước phát triển thuộc tổ chức OECD, tỷ lệ doanh nghiệp còn hoạt động sau 2 năm vào khoảng 60-70% và sau 7 năm thì chỉ còn là 40-50%. Tuy nhiên, hệ thống đăng ký doanh nghiệp hiện nay của Việt Nam chưa cung cấp được thông tin đầy đủ về những doanh nghiệp đã dừng hoạt động hay thay đổi và lý do thay đổi. Theo kết quả nghiên cứu gần đây của MPDF, nguyên nhân giải thích sự chênh lệch giữa số liệu của cơ quan phụ trách đăng ký doanh nghiệp và TCTK là doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động thì hầu như không được ghi nhận trong hệ thống đăng ký doanh nghiệp của TTTTDN; nhiều doanh nghiệp đăng ký thành lập không phải là doanh nghiệp thành lập mới mà là chi nhánh hoặc công ty con của một doanh nghiệp khác và một số doanh nghiệp có thể đăng ký nhằm phục vụ những mục đích cá nhân hay mục đích đặc biệt của riêng doanh nghiệp (ví dụ như được mua quyển "hóa đơn đỏ" VAT).Hiểu rõ hơn những nguyên nhân này sẽ giúp Nhà nước có được các chính sách quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực hơn. Các doanh nghiệp đang hoạt động chưa phát triển mạnh về chất do còn nhiều khó khăn trong hoạt động sau đăng ký Trong khi việc thành lập doanh nghiệp đã dễ dàng hơn nhiều, thì hoạt động kinh doanh cũng như cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất của doanh nghiệp tư nhân sau đăng ký vẫn còn bị nhiều cản trở. Tuy khối doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh về số lượng nhưng quy mô đầu tư sản xuất nói chung còn tương đối nhỏ. Một doanh nghiệp tư nhân bình quân chỉ có 31 lao động, 4 tỷ đồng vốn - thấp hơn đáng kể so với con số 421 lao động và 167 tỷ đồng vốn của doanh nghiệp nhà nước và 299 lao động, 134 tỷ đồng vốn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quy mô vốn có hạn đã hạn chế khả năng trang bị công nghệ tiên tiến của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với mức đầu tư trung bình cho tài sản cố định trên một lao động chỉ có 43 triệu đồng so với 137 triệu đồng đối với doanh nghiệp nhà nước và 247 triệu đồng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp tư nhân không thể tham gia vào những dự án lớn từ ngân sách Nhà nước cũng như khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế do quy mô quá nhỏ và năng lực hạn chế. Trong nhiều trường hợp, tốc độ phát triển của các công ty tư nhân bị hạn chế bởi một số yếu tố của môi trường kinh doanh. Đó là những cản trở trong việc tiếp cận các nguồn lực thiết yếu bên ngoài như đất đai, vốn đầu tư và các hạn chế do một số quy định có tính kiểm soát còn cứng nhắc, đặc biệt trong lĩnh vực thuế. Cần có những chính sách tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tăng trưởng về chất lượng Có khá nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư cho doanh nghiệp thành lập mới nhưng ít có những chính sách hiệu quả để khuyến khích doanh nghiệp tăng trưởng về chất. Nhà nước cần tập trung mạnh hơn vào các chính sách và biện pháp giúp doanh nghiệp thực sự lớn mạnh và phát triển hơn nữa về chất lượng. Những ưu tiên hàng đầu về mặt chính sách trong các năm tới có thể là: Cải cách hệ thống tính và thu thuế - những quy định quá thiên về mặt kiểm soát hơn là tạo điều kiện trong việc tính và thu thuế, bao gồm cả vấn đề hóa đơn VAT, sẽ là rào cản lớn đối với những doanh nghiệp tư nhân muốn kinh doanh minh bạch, công khai để tiếp cận được đầy đủ các nguồn lực cần thiết để phát triển. Giải quyết có hiệu quả những hạn chế trong chính sách về đất sản xuất và văn phòng–giải pháp này có lẽ sẽ có tác động lớn nhất và có hiệu quả nhất trong mọi nỗ lực phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay. Tạo cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân được cạnh tranh bình đẳng trong các lĩnh vực kinh doanh cho đến nay vẫn dành riêng cho khu vực doanh nghiệp nhà nước, như dầu khí, viễn thông, cơ sở hạ tầng v.v. Các chính sách phát triển kinh tế tư nhân chỉ phát huy tác dụng khi Nhà nước đồng thời đẩy mạnh việc giảm bớt sự độc quyền và trợ cấp kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước. Cải cách và tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các thủ tục về giải thể và phá sản, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Những chính sách khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng cần đi liền với các chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự do thoát khỏi những lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả để thực sự năng động trong kinh doanh. Kinh tế tư nhân không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế của hầu hết các quốc gia mà còn trở thành một lực lượng kinh tế có ý nghĩa chính trị toàn cầu. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng có nghĩa là bảo tồn tính đa dạng phong phú của đời sống kinh tế, xem nó như là nguồn gốc của mọi sự phát triển. Ngày nay sở hữu tư nhân đã phát triển lên một trình độ mới về chất, quy mô sở hữu của nhiều Cty ngày càng đồ sộ và nhiều Cty tạo ra lượng tài sản có giá trị lớn hơn cả GDP của một số quốc gia. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, nhân loại càng ngày càng sáng tạo ra nhiều loại hình sở hữu mới. Ngoài sở hữu tài sản hữu hình, người ta không chỉ sở hữu những tài sản vô hình như các nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết công nghệ mà còn sở hữu cả không gian ảo trên mạng Internet và tài sản ảo là những bit thông tin đang tràn ngập trên mạng thông tin toàn cầu. Sự biến đổi về chất của kinh tế tư nhân Chúng ta đang chứng kiến một thời đại các rào cản đầu tư, thương mại hàng hóa và dịch vụ dần bị dỡ bỏ, nền kinh tế thị trường mở đang tạo điều kiện dễ dàng cho kinh tế tư nhân lớn mạnh không ngừng. Trong quá trình phát triển, kinh tế tư nhân đã tồn tại dưới nhiều dạng như kinh tế cá thể, Cty và ngày nay là những Cty đa quốc gia. Sự lớn mạnh của các Cty đa quốc gia trong những năm cuối của thế kỷ XX cho thấy kinh tế tư nhân đã có sự phát triển vượt bậc với những thay đổi về chất. Các Cty đa quốc gia chính là biểu hiện của kinh tế tư nhân được quốc tế hóa, nó trở thành lực lượng hùng mạnh nhất của kinh tế tư nhân. Trong nền kinh tế thị trường mở, quốc gia nào có nền kinh tế tư nhân tham gia nhiều nhất, đầy đủ nhất và sâu sắc nhất vào nền kinh tế toàn cầu thì quốc gia đó sẽ càng có ưu thế trong cạnh tranh. Dựa trên bối cảnh và xu thế phát triển này, mỗi quốc gia cần phải có chính sách phát triển kinh tế tư nhân thích hợp của mình, trong đó, phải đặc biệt chú ý đến sự hợp tác của kinh tế tư nhân trong nước với các công ty đa quốc gia cũng như trực tiếp tham gia vào các công ty đa quốc gia. Phương tiện hiệu quả nhất để phát triển kinh tế Vấn đề là kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước cùng song song tồn tại trong thế giới ngày nay nhưng tại sao kinh tế tư nhân lại tỏ ra năng động hơn, có sức sống hơn và phát triển mạnh mẽ hơn? Câu trả lời là kinh tế tư nhân có sự tương thích rất cao với kinh tế thị trường, đặc biệt là tính chất mở cửa thị trường ngày càng tăng, sự hợp tác và cạnh tranh quốc tế đòi hỏi các thực thể kinh tế phải rất linh hoạt và tự chủ trong hoạt động kinh doanh, điều này vốn là nhược điểm của kinh tế nhà nước. Tính cạnh tranh cao của kinh tế tư nhân không phải ngẫu nhiên mà có, nó được hình thành thông qua hàng chuỗi các vụ phá sản của các Cty, đó chính là sự chọn lọc tự nhiên trong quá trình phát triển. Về phương diện tình cảm xã hội, người ta thấy ái ngại và thương xót mỗi khi có một vụ phá sản nào đó nhưng kinh tế có quy luật riêng của nó, không phụ thuộc vào tình cảm của chúng ta. Kinh tế tư nhân đối mặt với những thử thách khắc nghiệt như vậy để phát triển cũng như mỗi cá nhân chúng ta cần trải qua những gian lao, thậm chí vấp ngã để trở nên vững vàng hơn trong cuộc sống. Giá trị nhân văn của kinh tế tư nhân Thực tế cho thấy kinh tế tư nhân có vai trò đắc lực tạo ra sự phát triển của xã hội, tạo cho mỗi cá nhân vô số cơ hội có việc làm để khẳng định mình, để mưu cầu cuộc sống và hạnh phúc, tức là góp phần tạo ra con người với nhiều phẩm chất tốt đẹp hơn. Phát triển kinh tế, suy cho cùng không phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện. Mục tiêu tối thượng của nhân loại là xã hội phát triển, con người phát triển. Có thể nói rằng kinh tế tư nhân là một phương tiện quan trọng để con người có cơ hội hoàn thiện mình trong quá trình phát triển hướng thiện của nhân loại. Con người đã sáng tạo ra và quyết định lựa chọn kinh tế tư nhân để phát triển, nhưng đồng thời kinh tế tư nhân lại là môi trường tốt để con người tự thân phát triển, con người có cơ hội tự hoàn thiện vì sự phát triển của chính nó và thông qua đó phát triển toàn xã hội. Đó chính là giá trị nhân văn chân chính của kinh tế tư nhân. Phát triển năng lực con người Kinh tế tư nhân có cội nguồn từ cá nhân, vì vậy phát triển kinh tế tư nhân phải dựa trên nền tảng phát triển các giá trị cá nhân, phát triển năng lực cá nhân, phát triển con người. Có thể nói, không có sự phát triển năng lực cá nhân thì sẽ không có sự phát triển kinh tế tư nhân. Một trong những yếu tố cạnh tranh của một cộng đồng xã hội chính là tính đa dạng của sự sáng tạo, mà tính đa dạng của sự sáng tạo là hệ quả tất yếu của sự đa dạng của những năng lực cá nhân. Sự đa dạng của năng lực cá nhân là kết quả trực tiếp của sự tôn trọng các giá trị cá nhân. Như vậy, có thể nói lý thuyết phát triển kinh tế tư nhân bắt nguồn từ lý thuyết phát triển con người. Phát triển các quyền cá nhân Sự phát triển xã hội gắn liền với sự phát triển ngày càng phong phú các quyền cá nhân. Sự phát triển của các quyền cá nhân đến lượt nó sẽ thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ. Không có các quyền cá nhân làm tiền đề thì không thể có các quyền của kinh tế tư nhân. Trong thực tế, hiện nay, những hiện tượng can thiệp vào đời sống cá nhân diễn ra tràn lan ở khá nhiều quốc gia. Khi chúng ta không xây dựng, không tôn trọng các quyền cá nhân, có nghĩa là các giá trị cá nhân không được pháp chế hóa, định chế hóa, hoặc chúng ta không nhận thức các quyền cá nhân như những động lực của sự phát triển cá nhân, như những không gian xã hội cần thiết cho một cá nhân phát triển thì không thể phát triển khu vực tư nhân lành mạnh được. Chừng nào một xã hội chưa tôn trọng các quyền cá nhân, kèm theo đó là sở hữu cá nhân thì xã hội đó không thể xây dựng khu vực kinh tế tư nhân một cách chuyên nghiệp được. Tóm lại, kinh tế tư nhân là hình thức kinh tế tự nhiên của quá trình phát triển xã hội, tồn tại và phát triển ngoài ý muốn chủ quan của những nhà chính trị cho dù họ đại diện cho bất kỳ lực lượng xã hội nào, hoặc nhân danh ai, hoặc với mục đích nhân đạo hay cao cả đến đâu chăng nữa. Chừng nào con người còn cần đến kinh tế tư nhân như là một phương tiện hữu hiệu để xây dựng và kiến tạo cuộc sống của mình và đồng loại, thì kinh tế tư nhân còn tồn tại như một hành trang của con người trong tiến trình đi tới tương lai. Nguyên tắc cơ bản Hướng dẫn phát triển khu vực DNNVV ở Việt Nam được tóm tắt theo ( Quyết định Phê duyệt Kế hoạch phát triển DNNVV 2006-2010): 1. Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế: “thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”. (Nghị quyết 14-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá IX) ngày 18 tháng 03 năm 2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân). 2. Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển. 3. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng cao  chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; ưu tiên phát triển và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa do đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật … làm chủ doanh nghiệp; ưu tiên phát triển một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao. 4. Hoạt động trợ giúp của Nhà nước chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 5. Gắn hoạt động kinh doanh với bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. 6. Tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế - xã hội. "

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28155.doc
Tài liệu liên quan