Đề tài Thực trạng quản lý dự án tại ban quan rlys dự án phát triển chè và cây ăn quả

Cây ăn quả tại từng địa phương, sau đó sẽ tổ chức các cuộc hội thảo và các lớp tập huấn nhằm giúp các PPMU tham gia xây dựng nội dung trang web, các biện pháp và thủ tục thẩm định nội dung trước khi đăng tải. Ngoài hình thức truyền thông này, dự án sẽ tổ chức các lớp tập huấn, cấp phát tạp chí, tuyên truyền trên tivi, báo, đài về thông tin thị trường cho các cán bộ PPMU, các đơn vị tham gia dự án và đặc biệt là trực tiếp với người dân tham gia vay vốn. - Kế hoạch thực hiện hợp phần tăng cường nghiên cứu: Dự án sẽ trang bị thêm cho các viện và trung tâm nghiên cứu, tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo nhằm tạo điều kiện để các tổ chức này đóng góp nhiều hơn. Viện rau quả và viện nghiên cứu chè sẽ được cơ cấu lại: tách khỏi tổng công ty chủ quản và chuyển về trực thuộc Bộ NN&PTNT. - Giảm thiểu tác động tới môi trường: Ảnh hưởng của dự án về quản lý nguồn nước và đa dạng sinh học sẽ phải giảm thiểu bằng cách hạn chế việc mở rộng vườn cây ăn quả đến các vùng đất trống. Để khẳng định rằng việc quy hoạch các vườn quả mới sẽ không gây ra ảnh hưởng xấu tới môi trường, công cuộc kế hoạch môi trường và sử dụng đất cần phải được tổ chức cho những cơ quan quy hoạch đất các tỉnh và các khoản tín dụng sẽ không cấp vốn cho các dự án sử dụng đất rừng để trồng cây ăn quả.

doc88 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quản lý dự án tại ban quan rlys dự án phát triển chè và cây ăn quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o dự án hỗ trợ đã được cải thiện và bổ sung thêm cho công việc trước đây. Hợp phần phi tín dụng đã hoàn thành được hết các mục tiêu chính của dự án và đóng góp nhiều trong việc quản lý và hỗ trợ kỹ thuật cho hợp phần tín dụng - Mặc dù dự án chè-quả bị trì hoãn hơn 1 năm nhưng sau khi chính thức triển khai thì tiến độ giải ngân vốn luôn đạt yêu cầu (xem bảng 4) và thực tế thì tổng vốn giải ngân đã lớn hơn dự kiến. - Dự án chè-quả có sự chênh lệch lớn giữa kế hoạch và kết quả đạt được chủ yếu là do các khoản vay tiếp được giải ngân căn cứ vào nhu cầu vay vốn hơn là dựa vào kế hoạch chi tiết. Do vậy, việc thiếu đầu tư cho cơ sở chế biến là vì thiếu nhu cầu vay vốn cho mục đích này. Hầu hết các cơ sở chế biến và canh tác chè và cây ăn quả được dự án tài trợ đều có lãi với tỷ suất hoàn vốn nội suy (FIRRs) là 12% đến 35%. - Kinh phí dành cho công tác quản lý dự án là khá đáng kể (xem bảng 2) qua đó dự án chè-quả đã thành lập được 1 BQLDA trung ương và 13 BQLDA tỉnh, mỗi Ban được hỗ trợ bởi một giám đốc, 1 kế toán trưởng và nhiều cán bộ hỗ trợ khác được bộ nhiệm làm chuyên trách. Văn phòng làm việc của các Ban này đã được trang bị tất các các thiết bị đồ dùng cần thiết. Công tác quản lý dự án đã được tăng cường cùng với sự hỗ trợ tài chính nhằm theo dõi hoạt động tín dụng và phi tín dụng. Công tác quản lý dự án cũng đã được hỗ trợ bởi các dịch vụ tư vấn, đào tạo và hội thảo tập huấn nhằm quản lý dự án một cách hợp lý. Sau khi được Chính phủ phê duyệt, quỹ lương năm 2003 cho các cán bộ thuộc BQLDA cấp tỉnh đã được tăng lên từ 25 triệu đồng/năm lên 36 triệu đồng năm 2003. Một số BQLDA cấp tỉnh đã sử dụng phần tăng thêm nàyđể thuê thêm một số cán bộ thực địa tại cấp huyện và xã. Bộ máy tại cấp tỉnh đã hoạt động tốt. Phối hợp với các đơn vị khác (*) Đối với dự án chè-quả: - Có sự phối hợp tốt giữa BQLDA chè-quả và các BQLDA tỉnh, các cơ quan tài chính của Chính phủ, các đơn vị tài chính tư nhân, các trường/Viện nghiên cứu là tương đối tốt do đó không có sự thay đổi nhiều trong quá trình thực hiện dự án. Dự án có tính phù hợp, nhất quán tính từ lúc thẩm định đến lúc hoàn thành dự án, phù hợp với chương trình và chiến lược Quốc gia của ADB, các mục tiêu phát triển Quốc gia, có tính hợp lý trong thiết kế và có tính đầy đủ trong quá trính xây dựng dự án. - Các trang thiết bị của dự án đều được mua theo hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Tuy nhiên theo hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển Châu Á thiếu thân thiện, không linh hoạt cho các các nhà cung cấp Việt nam. Đó là nguyên nhân gây trì hoãn. Việc mua trang thiết bị phục vụ nghiên cứu kỹ thuật cho các Viện thường thấp hơn so với dự toán, vì vậy gây rắc rối và thiếu kinh nghiệm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chi phí thực tế về xây lắp, thiết bị, xe cộ đều giảm 19% so với kế hoạch ngân sách. - Công tác cải cách chính sách và thể chế cũng được triển khai một cách hiệu quả hơn vì có sự thống nhất giữa VBARD, CPMU, các PPMU, các viện nghiên cứu và các cơ quan của Chính phủ ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án. Một kế hoạch hành động có khung thời gian rõ ràng cho công việc thực hiện công tác cải cách này và các điều kiện giải ngân cũng đã được thống nhất ngày từ thời điểm ban đầu của dự án - Các quy định và thủ tục về thực hiện dự án đã được BQLDA chè-quả thống nhất và phổ biến cho các BQLDA địa phương ngay từ đầu, điều này đóng góp rất quan trọng cho sự thành công của dự án. Tiến độ về tăng cường xây dựng năng lực được triển khai kết hợp với quá trình thực hiện dự án rất hữu ích trong việc đẩy nhanh tiến độ dự án. Việc phân cấp thực hiện dự án đã giúp địa phương có tính chủ động ở mức nào đó. BQLDA trung ương đóng vai trò then chốt trong công tác theo dõi và giám sát dự án, giúp tạo điều kiện thúc đẩy công việc. - Công tác cải cách chính sách và thể chế cũng được triển khai một cách hiệu quả hơn vì có sự thống nhất giữa Bộ NN&PTNT, BQLDA Trung ương, các BQLDA tỉnh, các viện nghiên cứu và các cơ quan của Chính phủ ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án. Một kế hoạch hành động có khung thời gian rõ ràng cho công việc thực hiện công tác cải cách này và các điều kiện giải ngân cũng đã được thống nhất ngày từ thời điểm ban đầu của dự án. (*) Với dự án phát triển sản xuất khoai tây: - Tiến độ thực hiện dự án đươc đảm bảo rất tốt. Những kết quả đạt được là phù hợp với mục tiêu lớn ban đầu của dự án. Kết quả này ddatj được là do có sự tổ chức hợp lý, cơ cấu quản lý, hợp tác tốt giữa cá cơ quan Việt Nam thực hiện dự án (BQLDA trung ương, văn phòng điều phối, các tổ chức thực hiện dự án...) - Dự án nà đã có sự hợp tác với một số dự án khác do GTZ tài trợ ở Việt Nam như: “dự án lâm nghiệp xã hội” tại Sơn La và Lai Châu, “dự án quy hoạch phát triển vùng” tại Hà Tĩnh; các dự án ở Trung Quốc như: “dự án phát triển khoai tây Quinghai” (thăm quan, trao đổi thông tin, hội thảo về nhân giống nhanh), và ở Đức với chương trình “quản lý sâu bệnh tổng hợp”. Ngoài ra dự án đang tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của “Trung tâm khoai tây quốc tế” tại Peru Quản lý vi mô thực hiện dự án - Công tác thực hiện hợp phần phi tín dụng (do BQLDA chịu trách nhiệm điều hành) được xếp ở mức thỏa mãn. Tiến độ thực hiện dự án là tương đối tốt. Mặc dù, có sự chậm chễ về mặt thủ tục trong công tác điều hành dự án đã khiến cho dự án bị trì trệ trong năm đầu. Rất may là tất cả các vấn đề về thủ tục đã được nhanh chóng giải quyết. Từ năm thứ hai và thứ ba, dự án đã đạt được nhiều tiến độ khả quan. Ở vùng sâu vùng xa, việc giải quyết các quỹ cho vay gặp khó khăn vì người dân địa phương không tán thành với lãi suất thương mại của dự án trong khi họ có thể đăng ký khoản vay theo tiêu chuẩn cho người nghèo với mức lãi suất thấp hơn. Ở một vài tỉnh như Yên Bái, Tuyên Quang, chính quyền địa phương đã cho trợ cấp vốn vay nên các hộ nông dân vùng sâu vùng xa thu nhập thấp vẫn có thể xin vay với lãi suất thấp hơn (tương đương với lãi suất cho vay của chương trình xoá đói giảm nghèo) - Dự án đã cho vay tín dụng để phát triển 1.222 vườm ươm thương mại cao hơn 7 lần so với mục tiêu yêu cầu tại giai đoạn thẩm định (150 vườn ươm). Số lượng nhà máy chè đen và chè xanh đã được phục hồi đúng bằng mục tiêu đề ra (2 nhà máy cho mỗi loại). Tuy nhiên, số lượng các cơ sở chế biến chè xanh quy mô nhỏ được nâng cấp là 6.156 cơ sở đạt 747% mục tiêu đề ra (727 cơ sở); và số lượng các cuộc hội thảo tập huấn về chế biến chè được dự án tài trợ là 493 cuộc hội thảo cao hơn 19 lần so với mục tiêu. - Việc mua sắm trang thiết bị bị chậm một cách đáng kể đặc biệt thiết bị cho phòng thí nghiệm. Việc này một phần là do nhu cầu chuẩn bị các thông số kỹ thuật chi tiết, do quá trình đặt hàng mất nhiều thời gian và các yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm sóat của nhà thầu, nhà cung ứng xây lắp Đối với việc mua sắm trang thiết bị, đồ đạc và nguyên vật liệu khác không bị chậm trễ nhiều. - Các chương trình đào tạo, các chuyến thăm quan học tập được thiết kế tốt đã hỗ trợ tích cực cho công tác thực hiện dự án. Tuy nhiên, BQLDA Trung ương nên xây dựng một hệ thống theo dõi và đánh giá, tiến hành các đoàn công tác theo dõi kiểm tra thường xuyên nhằm hỗ trợ cho các cơ quan địa phương. Chương trình đào tạo bao gồm tất các các lĩnh vực về canh tác, chăm sóc, thâm canh đảm bảo chất lượng, hình thành vườn ươm và thông tin thị trường về chè và cây ăn quả đã được triển khai tại tất cả các tỉnh tham gia dự án. Ngoài ra còn bao gồm cả lĩnh vực quản lý dịch hại tổng hợp và môi trường. Các khoá đào tạo đã tận dụng các nguồn của các Viện nghiên cứu có sẵn các cơ sở vật chất giảng dạy và nơi cư trú. Hệ quả của công tác đào tạo tiểu giáo viên là các cán bộ khuyến nông cao cấp đã được sử dụng để tiếp tục chuyển giao kiến thức cho các xã trong đó có các sự tham gia của các cán bộ thuộc quỹ tín dụng nhân dân và bà con nông dân. Số cán bộ của BQLDA chè-quả và các BQLDA tỉnh được đào tạo là cao hơn gấp 2 lần so với mục tiêu (70 cán bộ so với 33 cán bộ theo mục tiêu đã thẩm định). - Các nhà thầu và nhà cung ứng xây lắp nói chung đều thực hiện tốt và hoàn thiện công việc của mình đúng thời gian. Các hợp đồng được trao thẩu đều thông qua đấu thầu cạnh tranh trong nước và theo báo cáo không trường hợp nào không hoàn thành hay bị phạt vì sự chậm chễ trong quá trình hoàn thành thi công công trình. Việc mua sắm trang thiết bị bị chậm một cách đáng kể đặc biệt thiết bị cho phòng thí nghiệm. Việc này một phần là do nhu cầu chuẩn bị các thông số kỹ thuật chi tiết, do quá trình đặt hàng mất nhiều thời gian và các yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm sóat của nhà thầu, nhà cung ứng xây lắp Đối với việc mua sắm trang thiết bị, đồ đạc và nguyên vật liệu khác không bị chậm trễ nhiều. Việc thực hiện của các nhà thầu và nhà cung ứng xây lắp được xếp ở mức hài lòng. - Về cung cấp thông tin thị trường: Dự án đã xây dựng các hệ thống thông tin thị trường tại tất cả các tỉnh nhằm phổ biến các thông tin về các chủ đề đồng sở thích của bà còn nông dân. Công tác này được tiến hành kết hợp với đài phát thanh và truyền hình địa phương. Các hình thức phổ biến thông tin khác bao gồm các bản tin, tờ rơi. Tậm san cũng đã được phổ biến cho các cơ quan Nhà nước, cán bộ kỹ thuật và nông dân nhằm cập nhật các xu hướng và tình hình phát triển thị trường hiện nay. Có tổng cộng 29.700 tạp chí và 84.800 cuốn sách nhỏ đã được phân phát cho nông dân trồng chè và cây ăn quả. Khoảng 40.000 bản tin đã được phát thanh trên các trạm phát thanh địa phương và các phương tiện phát thanh cấp thôn bản. Dự án đã hỗ trợ hình thành một hệ thống thông tin sơ bộ và 287 khoá đào tạo về thông tin thị trường đã được tổ chức cho gần 15.000 người nhằm cải thiện kiến thức cho họ về thị trường. Có khoảng 576 bài báo đã được đăng tải trên trang web nhằm phổ biến các biện pháp cách tác tốt và hỗ trợ nông dân trong khâu tiếp thị các sản phẩm chè và cây ăn quả. Nhằm hỗ trợ nông dân ổn định về giá, một số tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi bằng cách tổ chức cho các thương nhân và bà con nông dân gặp mặt trước vụ mùa để ký kết các hợp đồng mua bán chè (tỉnh Thái Nguyên) và quả (tỉnh Bắc Giang). Mục đích này là nhằm làm ổn định về giá trong suốt thời gian vụ mùa. Đánh giá dự án - BQL đã thực hiện tốt công tác đánh giá giữa kỳ, làm cơ sở để rút kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo của dự án. Tuy vậy việc đánh giá dự án phát triển chè và cây ăn quả mất khá nhiều thời gian do đay là một dự án có quy mô lớn và thực hiên trong thời gian dài. Dự án kết thúc phần kỹ thuật từ T12/2007 nhưng phải đến cuối năm 2008 thì BQLDA chè-quả mới hoàn thành xong các thủ tục đánh giá dự án, thanh quyết toán vốn và lập báo cáo đánh giá cuối kỳ. - Với cả 2 dự án, BQL đều hoàn thành kịp thời các báo cáo đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ trong đó nêu lên được các khó khăn và đề xuất định hướng cho giai đoạn sau của dự án. Tồn tại và nguyên nhân Quản lý phạm vi (*) Với dự án phát triển chè và cây ăn quả: - Dự án đã góp phần tăng sản lượng chè và cây ăn quả nhưng giá cả vẫn chưa được cải thiện một cách đáng kể. Các bên vay phụ vẫn chưa tổ chức được khâu tiếp thị các sản phẩm của mình và thiếu đầu tư trong khâu kiểm tra chất lượng trước và sau khi xử lý sau thu hoạch và điều đó cũng hạn chế họ có được những cơ hội tiếp cận các thị trường quốc tế. - Trong mục tiêu của dự án có đề cập đến việc hạn chế tác động tới môi trường nhưng trong tiểu hợp phần đào tạo thì lại rất ít chú trọng tới nội dung này mà chủ yếu chỉ tập trung cho phần kỹ thuật canh tác sao cho đạt năng suất cao. Các sổ tay kỹ thuật cũng không đề cập đến các biện pháp chống xói mòn đất. - Có một số nội dung không nhất quán giữa số liệu nêu trong phần thuyết minh và trong khung theo dõi và thiết kế. Chẳng hạn như: Đoạn 70 trong phần thuyết minh của Báo cáo và kiến nghị trình chính phủ có nêu là việc trồng mới bao gồm cả chè và cây ăn quả trồng trên 7500 ha đất rừng phát quang trong khi các chỉ số trong kết quả đầu ra 3.1 trong khung theo dõi và thiết kế lại nêu là 23000 ha cây ăn quả được trồng bao gồm 7461 đất rừng phát quang. Hơn nữa, Báo cáo và kiến nghị trình chính phủ thiếu các tài liệu bổ sung về cách thức hình thành số liệu. Đoàn chuẩn bị báo cáo hoàn thành dự án đã sử dụng các chỉ số nêu trong khung theo dõi và thiết kế để đánh gia tiến độ của các sản phẩm đầu ra. - Dự án có 5 sản phẩm đầu ra song trong thiết kế cũng không nêu rõ là dự án có 5 hay chỉ 2 hợp phần. Trong báo cáo hoàn tất dự án này, dự án được chia thành hai hợp phần: Tín dụng và Phi tín dụng. Hợp phần Phi tín dụng được chia làm 4 tiểu Hợp phần: Công nghệ và thông tin thị trường, tăng cường nghiên cứu, quản lý dự án, và tiểu hợp phần đào tạo. Báo cáo tiến độ của dự án có nêu ra các kết quả đạt được đáp ứng hoặc vượt xa các kỳ vọng của giai đoạn thẩm định. Điều này đã được khẳng định bởi tất cả các Đoàn đánh giá định kỳ bao gồm cả Đợt đánh giá giữa kỳ và Đoàn đánh giá hoàn thành dự án (*) Với dự án phát triển sản xuất khoai tây: - Phạm vi của dự án còn dàn trải, các chỉ tiêu chủ yếu tập trung vào số lượng khoai tây giống được sản xuất chứ chưa tập trung vào chất lượng ví dụ như các chỉ tiêu về tỷ lệ nhiễm bệnh, tỷ lệ giống bị thoái hóa chưa được cụ thể hóa. Ngoài ra trong kế hoạch dự án chưa có lộ trình tiêu chuẩn hóa các quy định về chất lượng giống và kiểm dịch sao cho phù hợp với các quy định của WTO. - Do khả năng sản xuất khoai tây giống chất lượng cao cảu Việt Nam còn xa mới đáp ứng được nhu cầu sản xuất, trong khi đó nếu quá quan tâm đến mục tiêu tăng diện tích, tăng số hộ nông dân tham gia dự án thì sẽ dẫn đến tình trạng các hộ này phải mua giống từ bên ngoài, không đảm bảo chất lượng dẫn đến khó quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra và không xây dựng được thương hiệu. Thực tế đã cho thấy diện tích và phạm vi tác động của dự án là còn khiêm tốn và thấp hơn so với dự tính. Huy động và giải ngân vốn - Mức lương cơ bản được nhà nước điều chỉnh tăng 2 lần vào năm 2005 và 2008 nên chi phí tiền lương đã tăng hơn so với dự kiến ban đầu và cần làm các thủ tục điều chỉnh tổng vốn đầu tư của dự án. - Hiện ở Việt Nam chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các cán bộ tham gia quản lý tài chính và tác nghiệp dự án. Điều này dẫn đến một thực tế rất nhiều cán bộ và chuyên viên tham gia quản lý và tác nghiệp có vai trò rất lớn đến thực hiện dự án nhưng lại không chịu trách nhiệm khi dự án bị chậm trễ. - Về cơ chế quản lý tài chính dự án chè-quả ban đầu có gặp khó khăn do việc xác định loại dự án (hành chính sự nghiệp hay xây dựng cơ bản). - Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án ODA còn nhiều bất cập, do hướng dẫn chưa thật đầy đủ, chính sách thuế đới với các dự án cũng còn có chỗ chưa phù hợp với các quy định trong Hiệp định vay vốn, nhất là đối với việc tính thuế tư vấn kể cả trong nước và quốc tế. - Trong giai đoạn giá cả vật tư leo thang, các nhà thầu có yêu cầu được trợ giá nhưng các thủ tục xét duyệt, ra quyết định mất nhiều thời gian vừa gây thiệt hại về tiến độ vừa là tình trạng trượt giá trầm trọng thêm. - Có một sự lưỡng lự giữa việc áp dụng mức lãi suất thị trường và sự tiếp cận của nông dân nghèo. Tại những địa bàn nghèo, cả Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam và Quỹ tín dụng nhân dân nên tiến hành nghiên cứu chi tiết nhằm khai thác các tiềm năng giảm đi các tài sản thế chấp quy định đối với nông dân nghèo và/hoặc nâng cao quyền sử dụng đất nhằm biến các vùng đất canh tác của họ thành các tài sản có thể thế chấp cho ngân hàng. Trang bị thêm cho nông dân về kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và giám sát chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo rằng họ có thể phát triển vụ mùa bội thu và giúp họ tiếp thị các sản phẩm của mình và cũng việc trả nợ tiền vay ngân hàng. - Trong khi các quỹ cho vay nhìn chung đang được áp dụng theo chỉ số thương mại thông thường được quy định bởi các chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Việt Nam (VBARD) trong khuôn khổ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt, một vài PPMU vẫn còn phản ánh rằng nông dân, đặc biệt nông dân ở vùng sâu vùng xa (khu vực II và III), thường nhận vay vì lãi quá cao. Theo cuộc thăm dò ý kiến của bà con nông dân có xem xét đến sự tận dụng quỹ vay, các chi nhánh của ngân hàng NN&PTNT đã có điều chỉnh lãi suất theo thị trường ở địa phương. Một số tỉnh cũng cung cấp ngân sách hỗ trợ cho nông dân theo hình thức phụ cấp tính lãi dành cho sản phẩm trồng trọt và tăng cường năng lực khác nhau đối với người vay phụ. - Phần lớn các khoản vay phụ được cấp cho các hộ nông thôn có mức thu nhập trung bình, họ phải thế chấp tại ngân hàng và rất nhiều hộ nông dân nghèo không có được cơ hội vay từ các dịch vụ của ngân hàng. Các phương tiện cơ sở hạ tầng nông thôn nghèo bao gồm đường nông thôn, thủy lợi và giao thông đều phải thuê các dịch vụ tài chính và kỹ thuật cho các vùng rất nghèo. - Các dự án sử dụng cùng một lúc 2 cơ chế quản lý tài chính khác nhau: Quản lý vốn vay và quản lý vốn đối ứng trong khi đó các hoạt động của dự án lại sử dụng cùng một lúc cả 2 loại vốn vì thế gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như giải ngân. Chính phủ Việt Nam và các tổ chức tài trợ đã tiến hành nhiều chương trình, dự án về hài hòa hóa thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các BQL vẫn còn nhiều lúng túng trong xử lý các thủ tục và nguyên tắc quản lý. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây chậm trễ trong công tác giải ngân là những vướng mắc về thủ tục quản lý tài chính, những khác biệt về hệ thống kế toán và quan niệm máy móc về quản lý các dòng chi của dự án. Ví dụ như: Một trong những lỗi về tài chính mà phía Việt nam thường xuyên mắc phải là không phân định rõ phần vốn ADB tài trợ và phần vốn từ nguồn của Chính phủ Việt Nam. Đặc biệt là các BQLDA tại các tỉnh, do không hiểu rõ cơ chế quản lý tài chính của dự án nên các đơn vị này thường sử dụng tiền ứng trước từ nguồn vốn nước ngoài để chi 100% cho các hoạt động của dự án. Các tổ chức tài trợ vốn đòi hỏi phải tách riêng các nguồn vốn đối với từng khoản chi bất kể lớn hay nhỏ. Điều này sẽ làm cho công việc của các kế toán dự án, của BQLDA trung ương, nhất là các đơn vị hành chính sự nghiệp nơi mà các khoản chi rất nhỏ, sẽ phải tách nguồn rất vất vả. - Một vấn đề quan trọng khác trong quản lý tài chính là vấn đề định mức chi tiêu. Trên thực tế các định mức trong nước khá thấp và bất hợp lý do không được cập nhật thường xuyên theo thị giá. Nhiều khoản chi vượt quá định mức của Bộ Tài chính nhưng cần phải được thực hiện gấp. Đây là một trong những khó khăn lớn cho BQL, đặc biệt là các cán bộ quản lý tài chính vì nếu các cán bộ kế toán chỉ cho phép thanh toán những khoản chi theo đúng định mức thì các cán bộ kỹ thuật sẽ không thể thực hiện được nhiều hoạt động theo thiết kế dự án. Đây là một khó khăn lớn đòi hỏi phải có cơ chế giải quyết linh hoạt để không những vừa đảm bảo các nguyên tắc quản lý lại vừa tạo điều kiện cho công việc thực hiện dự án. Phối hợp với các đơn vị khác - Việc quản lý, phê duyệt các hoạt động của dự án không tập trung thống nhất vào BQLDA trung ương (đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn bộ về kết quả dự án). Trên thực tế, các nhà tài trợ coi giám đốc dự án là chủ đầu tư và uỷ quyền toàn bộ cho việc thực hiện các chi tiêu của dự án. Tuy nhiên, Bộ chủ quản chỉ uỷ quyền rất hữu hạn cho giám đốc dự án. Do vậy các giám đốc dự án phải trình duyệt trước khi ký hợp đồng hầu hết các hạng mục mua sắm, nhiều khi có những hạng mục có trị giá rất nhỏ. - Mức độ hoàn thiện và khả năng phối hợp các hoạt động của dự án vẫn chủ yếu phụ thuộc vào những nỗ lực của đơn vị quản lý dự án (CPMU, PPMU). Các đơn vị chuyên môn cấp tỉnh chưa chủ động trong việc lập kế hoạch có tính đến sự phối hợp với các đơn vị khác. - Mối liên hệ giữa khuyến nông, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ là rất lỏng lẻo. Mặc dù các viện nghiên cứu chịu trách nhiệm về đào tạo nhưng cán bộ khuyến nông hầu như không được biết về các kết quả nghiên cứu và khuyến nông trong các vấn đề phát sinh trên đồng ruộng. Ngoài ra các nỗ lực của chính phủ về khuyến nông chưa được gắn bó với kế hoạch phát triển của các tỉnh và huyện. Các lời khuyên chưa sát thực và ít nhấn mạnh theo phương châm nhiều người tham gia. Các nỗ lực khuyến nông còn nhiều yếu điểm do thiếu vốn, thiếu cán bộ và phương tiện vận tải đã hạn chế nông dân tiếp thu. Hơn nữa các cán bộ khuyến nông ở các trung tâm tỉnh rất ít quan hệ với các cán bộ khuyến nông của các nông trường quốc doanh. - Trong các báo cáo tiến độ các khoản tiền mặt thuộc quỹ quay vòng do do Ngân hàng NN&PTNT và Quỹ tín dụng nhân dân thành lập theo nội dung được ADB chấp thuận, thanh toán tín dụng cả lãi và gốc của dự án nên được phổ biến cho Bộ NN&PTNT biết. Điều này sẽ giúp Bộ NN&PTNT theo dõi 2 đơn vị này một cách hiệu quả nhằm duy trì sử dụng nguồn vốn cho sự nghiệp phát triển ngành chè quả trong thời gian 15 năm còn lại sau khi dự án kết thúc. - Cả 2 dự án đều gặp phải các khó khăn ban đầu làm chậm tiến độ triển khai các hạng mục xây lắp do quy trình thủ tục phức tạp dẫn đến thời gian thẩm định và phê duyệt bị kéo dài, giá vật tư, nhiên liệu liên tục tăng làm thay đổi dự toán. BQLDA chè-quả đã phải thay đổi thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đến 4 lần và chỉ đi vào ổn định sau khi Bộ NN&PTNT phê duyệt lần cuối vào năm 2004. - Trong quá trình thực hiện dự án, việc thiếu vốn vay dài hạn cho chế biến và sản suất là trở ngại chủ yếu cho sự phát triển. Do đặc điểm của chè và cây ăn quả là các cây dài ngày trong khi đó ngân hàng NN&PTNT chỉ cung cấp một khoản tín dụng trung hạn hạn chế với điều kiện vay không phù hợp với nhu cầu của ngành này. Ngân hàng không muốn cung cấp các khoản vay dài hạn bởi vì hầu hết các khoản tiền gửi vào ngân hàng là ngắn hạn. Những người sản xuất phải dựa chủ yếu vào các nguồn tài chính không chính thức do không đạt được các điều khoản vay vốn với các tổ chức. Mặc dù dự án đã có hỗ trợ một phần khoản vay dài hạn để giúp đỡ ngân hàng NN&PTNT trong việc phát triển các thủ tục hoạt động phù hợp trong cho vay dài hạn, tăng năng lực của ngân hàng trong việc thẩm định và cấp vốn cũng như xây dựng một cơ cấu cho vay dài hạn tốt nhưng thực tế giải ngân của ngân hàng này vẫn rất khó khăn, gặp nhiều thủ tục cản trở. Quản lý vi mô thực hiện dự án - Dự án chè-quả ban đầu được thiết kế trong vòng 6 năm từ tháng 11/2001 đến tháng 12/2006. Trong 3 năm đầu, tiến độ thực hiện dự án tương đối chậm do khủng hoảng tài chính ở Châu Á và các thay đổi về quản lý hành chính Nhà nước. Ngoài ra còn có các yếu tố khác cũng làm ảnh hưởng đến việc chậm trễ này là: (i) việc thực thi của khu vực tự quản làm ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn ngân sách tài chính. (ii) chậm trễ trong việc mua sắm các trang thiết bị phòng thí nghiệm; và (iii) những thay đổi chính sách của Bộ Tài chính về các thủ tục rút tiền. Sau sự chậm trễ ban đầu này, hầu hết các hoạt động dự án đều đi trước theo kế hoạch. Tuy nhiên, theo kiến nghị của BQLDA chè-quả, thời gian thực hiện cuả dự án đã được gia hạn đến ngày 31/12/2007 chủ yếu là để có thêm thời gian phục vụ cho công tác thanh quyết toán tất cả các tài khoản tạm ứng và các tài khoản tạm ứng cấp 2 cho cả hợp phần tín dụng và phi tín dụng; hoàn thành tất cả các hoạt động mua sắm và trao thầu hợp đồng, thực hiện tuân thủ kiến nghị của kiểm toán nêu trong báo cáo kiểm toán năm 2006 và các năm trước đó; trình đơn xin rút vốn cuối cùng và đảm bảo việc chuẩn bị báo cáo hoàn thành dự án. Dự án phát triển sản xuất khoai tây cũng chịu chung tình trang chậm trễ khiến cho các hạng mục không thể triển khai kịp thời do không thống nhất trong cơ chế quản lý. Ví dụ như việc lựa chọn mô hình quản lý tài chính đã tốn khá nhiều thời gian để quyết định giữa các phương án: (i): để ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) có toàn quyền quản lý phần vốn cho hợp phần tín dụng (thẩm định và quyết định cho vay) (ii): để PPMU và các cơ quan chức năng của tỉnh tham gia phân loại đối tượng thụ hưởng theo các tiêu chí kỹ thuật. (iii): Để CPMU lựa chọn 1 ngân hàng thương mại quản lý tài khoản và thẩm định cho vay với hợp phần phi tín dụng. - Một khó khăn khác là do nhân sự hạn chế về số lượng nhân sự nên BQLDA trung ương khó theo dõi hết được các hoạt động của dự án, đặc biệt là khi hầu như tất cả các khoản chi tiêu dù lớn hay nhỏ đều phải có sự xem xét, phê duyệt của cơ quan này. Trên lý thuyết, BQLDA trung ương chỉ có trách nhiệm theo dõi chung việc thực hiện dự án còn các nhiệm vụ tác nghiệp cụ thể liên quan nhiều đến kỹ thuật thì các cán bộ của BQL khó theo dõi được nên việc “xem xét, duyệt chi” tất cả các khoản chi tiêu là quá sức với BQL. Ngoài ra các cán bộ của các BQLDA từ trung ương đến các tỉnh hầu hết là cán bộ biệt phái và cán bộ hợp đồng, lúc ban đầu còn thiếu kinh nghiệm về kỹ thuật cũng như QLDA. Hơn nữa lại có sự thay đổi một số cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách của các BQLDA tỉnh, số cán bộ mới thuyên chuyển về cần phải được tập huấn và có thời gian để nắm bắt nội dung, tiến độ dự án. - Luong, phụ cấp và các chế độ khác cho cán bộ quản lý và cán bộ của dự án chưa được đáp ứng tương xứng, rất khó khăn trong việc tuyển dụng cán bộ có kinh nghiệm và có năng lực, trong khi đó cũng là cán bộ quản lý dự án sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại thì lương cao hơn nhiều. - Trong tiểu hợp phần đào tạo-chuyển giao công nghệ, các khóa khọc được thiết kế thành nhiều đợt với thời gian cho mỗi đợt ngắn – cách tổ chức này tuy phù hợp với các buổi tập huấn kỹ thuật trực tiếp cho nông dân nhưng lại không hiệu quả với các lớp học về kỹ năng quản lý-vận hành-kế toán, đặc biệt là khi các cán bộ tỉnh được tập huấn tại Hà Nội do tốn kém về chi phí đi lại, ăn ở. Ngoài ra, thực tế số người cần được đào tạo cao hơn nhiều so với thiết kế ban đầu một phần do chưa dự tính kỹ, một phần do các PPMU dễ dãi trong việc lựa chon đối tượng đi tập huấn. Hầu hết các tỉnh đều đề xuất số người đi đào tạo cao hơn so với thiết kế. - Lãi suất vay vốn áp dụng lãi suất thương mại, không có chính sách ưu đãi trong khi đó các tỉnh tham gia dự án đều là các tỉnh trung du, miền núi, tỉnh nghèo, phần đông là dân tộc thiểu số, dân trí còn hạn chế, thu nhập thấp nên đã có ảnh hưởng đến tiến trình của dự án. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính của dự án đã có nhiều tiến bộ so với trước đây nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thực hiện dự án. Điều này rất hạn chế trong việc xử lý thông tin cũng như không phù hợp với thói quen làm việc của nhà tài trợ và phần nào đã làm giảm tiến độ thực hiện dự án khi thông tin không được xử lý kịp thời. Nguyên nhân là do trình độ tin học rất có hạn của nhiều cán bộ dự án cấp trung ương và cơ sở, đặc biệt là các cán bộ đã tuổi cao rất khó tiếp thu và sử dụng các chương trình phần mềm về quản lý tài chính kế toán. - Dự án phát triển sản xuất khoai tây vẫn còn thiếu tính bền vững. Nguyên nhân thứ nhất là do các hoạt động và kết quả mới chỉ thực hiện được ở các vùng làm điểm trong 8 tỉnh trên phạm vi hẹp, chưa xuống sâu được nông dân và mức độ hỗ trợ của dự án vẫn còn cao. Lý do thứ hai là sản xuất khoai tây chưa đạt quuy mô lớn, đại trà nên giá thành củ giống vẫn còn cao. Mặt khác, các chính sách hỗ trợ khoai giống trong nước còn yếu cần được đẩy mạnh nhằm hạn chế việc nhập khoai tây giống chất lượng thấp từ Trung Quốc... Tóm lại, khả năng cạnh tranh của khoai tây giống sản xuất trong nước của dự án vẫn chưa bền vững và cần có sự trợ giúp thêm một thời gian nữa. Thêm vào đó, trong xu thế hội nhập như hiện nay, việc hài hòa các biện pháp kiểm dịch thực vật nhằm phát triển thương mại Việt Nam chưa làm được nhiều nên rất cần hỗ trợ về kỹ thuật của các nước tiên tiến. Với những lý do nêu trên, dự án phát triển sản xuất khoai tây cần có giai đoạn 2 để tăng tính bền vững của hệ thống. Giám sát, đánh giá dự án (*) Với dự án chè-quả: - Việc đánh giá hiệu quả thực hiện ở một số hợp phần như chất lượng đào tạo; chất lương thông tin thị trường cung cấp còn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng “lạm phát” tập huấn, hội thảo ở các tỉnh. Nguyên nhân một phần là do các nội dung này không có các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá, mặt khác - Thời gian đánh giá cuối kỳ dự án là khá lâu. Dự án chè-quả kết thúc từ T12/2007 nhưng phải đến T12/2008 mới hoàn thành báo cáo đánh giá cuối kỳ. Một phần nguyên nhân là do công viêc kiểm toán và thanh quyết toán vốn đầu tư triển khai chậm mặc dù BQLDA trung ương đã rất tích cực hợp tác với đoàn đánh giá của ADB nhưng do những khó khăn về quản lý tài chính đã nêu ở trên nên công việc kiểm soát các khoản chi trở nên phức tạp. (*) Với dự án phát triển sản xuất khoai tây: - Với dự án phát triển sản xuất khoai tây thì một vài chỉ tiêu phản ánh mục tiêu của dự án vẫn chưa rõ ràng ví dụ như mục tiêu “sản xuất giống bền vững” vẫn chưa có chỉ tiêu đánh giá cụ thể để có thể lượng hóa được. Các chỉ tiêu trong Kế hoạch thực hiện dự án, đặc biệt trong Ma trận kế hoạch dự án và kế hoạch hoạt động cũng cần được xác định rõ ràng hơn. Công tác quản lý việc cung cấp các dịch vụ dự án được thực hiện một cách thường kỳ, tuy nhiên việc quản lý đánh giá các tác động của dự án cấn phải được mở rộng hơn nữa. Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLDA Dh Định hướng Nhiệm vụ của BQL trong thời gian tới Mặc dù dự án phát triển chè và cây ăn quả đã kết thúc nhưng BQLDA trung ương vẫn tiếp tục tham mưu cho Bộ NN&PTNT về phương án phát triển ngành này trong thời gian tới. Ngoài ra BQL sẽ tiếp tục quản lý giai đoạn 2 của dự án phát triển sản xuất khoai tây (triển khai từ T2-2009 đến T2-2010). (*) Mục tiêu của dự án phát triển sản xuất khoai tây trong giai đoạn tới: - Trong giai đoạn này cần tiếp tục thực hiện mục tiêu tổng thể của dự án là: “tăng thu nhập cho các nông hộ quy mô nhỏ“ với các chỉ tiêu cụ thể: Thu nhập chủ yếu từ khoai tây tăng từ 30% năm 2008 lên 40% năm 2009; tăng số nông hộ từ 7.000 hộ lên khoảng 10.000 hộ“. Đồng thời giai đoạn 2 cũng có các mục tiêu riêng như: - Các hộ nông dân sản xuất nhỏ cần đưa thâm canh khoai tây vào hệ thống canh tác. Các chỉ tiêu cụ thể là: Giảm thiểu tới mức thấp nhất tỷ lệ nhiễm virus và sâu bệnh; số hộ nông dân tham gia sử dụng vật liệu trồng cải tiến tăng từ 8000 (2008) lên 12000 (2009) với tổng diện tích vùng trồng khoai tây là 250ha (2008) lên 370ha (2009). - Nâng cao tính hiệu quả và tính bền vững các hệ thống nhân giống khoai tây áp dụng công nghệ nuôi cấy mô và nhân nhanh; triển khai thành công phương thức nhân giống khoai tây tại các vùng thí điểm; nâng cao nhận thức về công tác xác nhận giống vầ kiểm soát chất lượng để đảm bảo quyền lợi cho người nông dân của các đơn vị sản xuất và cung ứng giống cũng như của cơ quan quản lý chất lượng; thực hiện quyền tác giả với các giống được bảo hộ. - Tăng cường quy trình xác nhận khoai tây giống, kiểm dịch thực vật và đẩy mạnh quy trình đăng ký giống khoai tây đã được nâng cấp sao cho phù hợp với các quy định của Hiệp định SPS, Hiệp định nông nghiệp và hiệp định GMS. - Truyền bá, củng cố hình ảnh khoai tây giống cá chất lượng với giá thành hợp lý đến đông đảo người dân trồng khoai tây ở đồng bằng sông Hồng. - Ghi chép và tính toán chi phí sản xuất giống một cách rõ ràng ở từng giai đoạn nhân giống cho đến khi sản xuất ra giống xác nhận với sự tham gia của tất cả các đơn vị có liên quan, các trung tâm giống, các hợp tác xã... - Tập trung vào các biện pháp giảm chi phí trong toàn bộ quá trình nhân giống để giảm giá giống khoai xác nhận một cách liên tục và ổn định, thông qua đó sẽ làm lợi cho những hộ nông dân trồng khoai thương phẩm - Tăng cường việc sử dụng giống khoai xác nhận có dán nhãn đối với tất cả các địa phương trồng khoai tây - Nghiên cứu toàn bộ ngành hàng khoai tây giống và khoai tây thương phẩm như một doanh nghiệp thương mại để tối ưu hóa hoạt động kinh tế của nó. (*) Yêu cầu đặt ra với BQL trong thời gian tới - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong QLDA Do hiện nay, việc QLDA hầu như không áp dụng công nghệ thông tin. Điều này rất hạn chế trong việc xử lý thông tin cũng như không phù hợp với thói quen làm việc của nhà tài trợ do đó đã làm giảm tiến độ thực hiện dự án khi thông tin không được xử lý kịp thời. Như vậy cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Hệ thống này sẽ liên kết giữa các cơ quan quản lý của địa phương với mạng máy tính ở các cơ quan điều phối quản lý cấp trung ương như Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, văn phòng Chính phủ,... với các BQLDA và với nhà tài trợ. - Thống nhất phương pháp điều tra, giám sát, đánh giá dự án - Nâng cao khả năng quản lý tài chính cho các cán bộ dự án Một trong những biện pháp quan trọng để thúc đẩy giải ngân các dự án ODA hiện nay là tăng cường năng lực quản lý tài chính cho các nhân viên phụ trách tài chính của BQLDA trung ương cũng như của các BQLDA tỉnh để vừa có thể đáp ứng các tiêu chuẩn kế toán-tài chính của Bộ Tài Chính vừa tuân thủ các yêu cầu của tổ chức tài trợ. Vì với mỗi dự án có một nhà tài trợ khác nhau nên yêu cầu về quản lý tài chính-giải ngân cũng khác nên BQLDA trung ương cần “đi trước” tìm hiểu các quy định này để có thể quán triệt cho các đơn vị thực hiện. Đây là việc cần làm ngay từ khi dự án bắt đầu triển khai để có thể có một hệ thống báo cáo tài chính thống nhất và đạt tiêu chuẩn. Do đó nên có các chính sách đào tạo tăng cường năng lực cho các cán bộ dự án bên cạnh các chính sách khuyến khích, động viên, tạo công ăn việc làm ổn định cho các cán bộ dự án trước và sau dự án để ngày càng có nhiều cán bộ đủ năng lực tham gia điều hành các dự án. Có như vậy thì tình trạng chậm giải ngân phổ biến hiện nay mới có thể được khắc phục. Thuận lợi và khó khăn (*) Thuận lợi: - Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển nên cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh, thúc đẩy thương mại được tăng thêm tạo đầu ra cho sản phẩm. - BQL đã rút được nhiều bài học kinh nghiệm từ quá trình quản lý dự án phát triển chè và cây ăn quả do đó các yêu cầu của nhà tài trợ và nhà nước được tuân thủ thống nhất giữa các đơn vị thực hiện dự án ngay từ đầu. - So với dự án chè-quả, dự án phát triển sản xuất khoai tây có sự hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp từ GTZ thông qua các chuyên gia được cử từ bên Đức sang. - Giai đoạn 1 được thực hiện tốt đã tạo ra một bước phát triển vững chắc cho ngành sản xuất khoai tây Việt Nam cả về số lượng và chất lượng. Nhiều hợp tác xã đã đạt năng suất 40-45 tấn/ha nhờ sử dụng giống sạch bệnh sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô, nhân nhanh và các kỹ thuật khác do đó dự án có được sự tin tưởng, đồng thuận với các nông hộ. Ngoài ra, giai đoạn 1 đã xây dựng được cơ sở vật chất và kỹ thuật ban đầu cho hệ thống nhân giống khoai tây sạch bệnh do đó khoai tây giống sản xuất trong nước cũng đã nhiều hơn, giá thành hạ và chất lượng đảm bảo, phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước. - Nhu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu tăng lên đáng kể. Khoai tây không chỉ được sử dụng như một loại thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng mà còn là nguyên liệu cho một số nhà máy chế biến, xuất khẩu sang Malaysia, Nhật Bản... - Trong tình trạng ngày càng thiếu nước hoặc nước bị ô nhiễm thì việc sản xuất khoai tây lại đòi hỏi ít nước, ít thuốc trừ sâu hơn so với trồng lúa, thời vụ linh hoạt, có thể xen canh do đó sản xuất khoai tây mang lại nhiều lợi ích cho người dân. (*) Khó khăn: - Khó khăn về kỹ thuật: Khoai tây giống trong nước hiện vẫn không đủ về số lượng do giống sản xuất trong nước phần lớn bị thoái hóa, khoai tây giống nhập khẩu quá đắt đối với nông dân sản xuất nhỏ, việc sử dụng giống nhập khẩu chất lượng thấp dẫn tới tình trạng khoai tây nhiễm bệnh tràn lan do không có cơ chế kiểm dịch, kiểm định chất lượng. Ngoài ra, kỹ thuật nhân giống trong phòng thí nghiệm cũng như bí quyết sản xuất đã cải tiến (cả trong việc chọn giống) chưa được phổ biến rộng rãi.. Bởi vậy đầu ra của giống có chất lượng còn thấp. Chất lượng giống không đồng đều, kỹ thuật và công nghệ canh tác lạc hậu, sản xuất manh mún, thiếu tập trung, chưa thành vùng sản xuất hàng hóa, công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch còn yếu và cuối cùng là khả năng tiếp thị sản phẩm còn hạn chế. Trong đó yếu tố nguồn giống, chất lượng giống và kỹ thuật canh tác được coi là những khó khăn và thách thức chính. - Các quy định, hướng dẫn chi tiết của nhà nước về đăng ký và xác nhận giống cũng như yêu cầu cụ thể đối với các cán bộ làm công tác này vẫn chưa có. Các biện pháp kiểm dịch hiện tại còn chưa đáp ứng yêu cầu. - Các mục tiêu của dự án chưa được xác định rõ ràng và có các chỉ tiêu đánh giá cụ thể do đó gây khó khăn cho công tác quản lý chất lượng. (*) Một số bài học rút ra từ việc thực hiện dự án chè-quả và giai đoạn 1 của dự án khoai tây: - Các quy định và thủ tục về thực hiện dự án ở địa phương đã được hình thành ngay từ đầu, điều này đóng góp rất quan trọng cho sự thành công của dự án. Tiến độ về tăng cường xây dựng năng lực được triển khai kết hợp với quá trình thực hiện dự án rất hữu ích trong việc đẩy nhanh tiến độ dự án. Việc phân cấp thực hiện dự án đã giúp địa phương có tính chủ động ở mức nào đó. PPMU đóng vai trò then chốt trong công tác theo dõi và giám sát dự án, giúp tạo điều kiện thúc đẩy công. - Các chương trình đào tạo, chuyến thăm quan học tập nên được thiết kế nhằm hỗ trợ thực hiện dự án. Dựa vào kinh nghiệm của dự án này. Dự án nên phân cấp thực hiện cho tỉnh. Tuy nhiên, Ban quản lý dự án Trung ương (CPMU) nên xây dựng một hệ thống theo dõi và đánh giá, tiến hành các đoàn công tác theo dõi kiểm tra thường xuyên nhằm hỗ trợ cho các cơ quan địa phương. - Công tác cải cách chính sách và thể chế cũng được triển khai một cách hiệu quả hơn vì có sự thống nhất giữa VBARD, CPMU, các PPMU, các viện nghiên cứu và các cơ quan của Chính phủ ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án. Một kế hoạch hành động có khung thời gian rõ ràng cho công việc thực hiện công tác cải cách này và các điều kiện giải ngân cũng đã được thống nhất ngày từ thời điểm ban đầu của dự án. - Việc áp dụng lãi suất thương mại dựa vào thị trường dành cho các nhóm dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa đã được thiết kế với sự kết hợp thêm với chương trình cho vay xoá đói giảm nghèo khác sẵn có trong vùng. Mức lãi suất thị trường được họat động một cách có hiệu quả hơn khi kết hợp với các nỗ lực khác nhau nhằm hỗ trợ cho các chi phí họat động của nhiều bên tham gia trong việc giảm nghèo đói. Mức lãi suất thị trường và sự linh họat trong việc tạo ra năng lực đối với các cá nhân là đối tượng thuộc dự án có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo tính ổn định bền vững của dự án. Một số giải pháp và kiến nghị Về quản lý phạm vi - Cần có kiến nghị giới hạn lĩnh vực can thiệp vào các nội dung: Nhân giống, xác nhận, đăng ký, kiểm dịch, chính sách giống và kinh tế nông nghiệp. Không nên chú trọng vào các hoạt động khuyến nông chung mà cần tập trung đặc biệt vào hoạt động nhân giống. Về việc này cần chú ý tới các quy định của WTO. Để có thể tuân thủ tốt cam kết về Các biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch động thực vật - SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures Agreement) cần hoàn thiện các tiêu chuẩn kiểm định giống và chất lượng trong nước cho đạt các tiêu chuẩn quốc tế do đó sẽ tránh được các khó khăn về xuất khẩu sau này. Vì thế BQLDA trung ương cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng trung ương và các đơn vị thưc hiện dự án để quán triệt các tiêu chuẩn kiểm định vào sản phẩm. - Dự án cần tập trung nguồn lực hạn chế của mình vào quy trình nhân giống được lựa chọn và hứa hẹn nhất chứ không thể và không nên cố gắng cung cấp hoặc thu xếp để cung cấp khoai tây giống cho toàn bộ diện tích trồng khoai theo kế hoạch của Bộ. Phương thức nhân giống hiện tại cũng cần được tiếp tục ví dụ như nhân giống trên cơ sở hợp đồng hợp tác với nông dân (hợp tác xã, nông dân ký hợp đồng, công ty giống cây trồng trung ương I). - Trong giai đoạn tới cần tiếp tục hoạt động dựa trên cơ sở hình mẫu hoặc thí điểm trên tất cả các cấp độ của dòng giống, tập trung vào nhân giống đã được chọn lọc và hứa hẹn có khả năng phát triển. Phương thức tiếp cận nhân giống trên cơ sở hợp đồng với nông dân cần được tiếp tục nhưng các hoạt động cần tập trung vào các hợp tác xã / xã được lựa chọn như trong khung thiết kế ban đầu. Các hoạt động khuyến nông cần tập trung vào nhân giống nhưng cần có đầy đủ các thông tin và tài liệu cụ thể hóa cho các đơn vị khuyến nông nhà nước và tư nhân. 2 kỹ thuật nhân nhanh RMT và nhân bằng hạt TPS cần được tiếp tục thực hiện song song. - BQLDA trung ương nên tập trung vào công tác quản lý chung như quản lý tiến độ, các báo cáo, giải ngân... thay vì can thiệp sâu vào chuyên môn của các đơn vị thực hiện. Khi cần thì có thể thuê các tư vấn kỹ thuật hoặc phối hợp với các đơn vị như trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng trung ương hay cục bảo vệ thực vật để được tư vấn. - Ngoài ra, với dự án phát triển chè và cây ăn quả, ADB nên xem xét tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong thị trường chè quả cũng như sản xuất các nguyên liệu trồng trọt hướng tới khách hàng đối với thị trường trong và ngòai nước. Những nghiên cứu thị trường nên tập trung hỗ trợ cho các dự án tương tự tiếp theo. Những nghiên cứu thị trường sẽ một vai trò quan trọng cho các họat động dự án các khu vực phát triển chè và cây ăn quả, xác định nguyên liệu canh tác phù hợp, các công nghệ chế biến và xử lý sau thu hoạch cũng như các họat động phi tín dụng khác, từ đó tiếp tục phát triển hơn nữa ngành sản xuất này ở Việt Nam. Về huy động và giải ngân vốn - Do mức lương cơ bản đã được điều chỉnh tăng từ năm 2009 nên cần có sự điều chỉnh về chi phí nhân sự của dự án, đặc biệt là cần xin cấp thêm vốn từ GTZ và Bộ NN&PTNT. Hiện nay BQL đã có công văn gửi lên Bộ nhưng vẫn còn đang trong tình trạng chờ phê duyệt. - Cần tập trung hơn nữa vào việc tăng cường năng lực và nâng cao ý thức trách nhiệm của các cán bộ tham gia quản lý tài chính vì đây là một trong những yếu tố then chốt quyết định tiến độ giải ngân của dự án. Một trong những bộ phận cần có biện pháp tăng cường năng lực và kiện toàn bộ máy là các cán bộ tài chính kế toán của các Ban PPMU tỉnh. Do số lượng cán bộ tài chính kế toán của các Sở NN& PTNT có hạn nên các tỉnh cần phải có chính sách để đào tạo, thành lập một đội ngũ chuyên quản lý tài chính kế toán của các dự án. - Cần thống nhất phương pháp quản lý tài chính cho từng PPMU trước khi triển khai dự án sao cho phù hợp với yêu cầu của nhà tài trợ. Do các dự án thường có các dòng chi có tính chất đặc thù và theo các tỷ lệ rất khác nhau như các cam kết của Chính phủ Việt Nam với nhà tài trợ cho từng dự án. Tính đặc thù của các dòng chi đòi hỏi cán bộ tài chính kế toán phải đầu tư thời gian và công sức để tìm hiểu nội dung của từng dự án. - Do hầu hết các dự án gần đây đều gặp khó khăn do trượt giá, việc thỏa thuận bù giá cho nhà thầu luôn tốn thời gian nên có thể khuyến khích chính quyền địa phương tạm ứng bằng ngân sách tỉnh để nhà thầu có thể tiếp tục thi công trong lúc chờ các cấp trung ương xét duyệt tỷ lệ bù giá. - Theo kế hoạch, dự án phát triển sản xuất khoai tây sẽ kết thúc vào đầu năm 2010 nhưng các báo cáo giữa kỳ đã cho thấy đây là một dự án mang lại hiệu quả rõ rệt, làm tăng thu nhập cho các hộ nông dân trồng khoai tây thương phẩm nên cần tiếp tục kéo dài và mở rộng dự án, nghĩa là nên có thêm giai đoạn 3 vào năm 2010 với mục tiêu là phổ biến công nghệ mới (phương pháp nhân giống nhanh RMT và nhân giống bằng hạt lai TPS) cho các tỉnh khác ở miền Bắc. - Về vấn đề định mức chi tiêu, mặc dù định mức này là do Bộ tài chính và bộ NN&PTNT đề ra, việc kiến nghị và thay đổi sẽ khó khăn và mất thời gian, tuy nhiên BQLDA trung ương có thể đề xuất tăng quỹ lưu động dùng để tạm ứng cho các khoản chi đột xuất vượt quá định mức. Về sự phối hợp với các đơn vị khác - Nên giảm bớt số đơn vị chịu trách nhiệm và tham gia quản lý chung của dự án vì như vậy sẽ không xác định rõ trách nhiệm thuộc về ai và việc quản lý sẽ bị chồng chéo. Khi Bộ NN&PTNT đã ủy quyền cho BQLDA trung ương thì nên giao quyền quyết định cho giám đốc dự án để BQL có thể tự chủ hơn và phản ứng kịp thời với các yêu cầu của dự án. - Tăng cường trách nhiệm cho các đơn vị tham gia thực hiện dự án, đặc biệt là trong khâu lập kế hoạch của các PPMU. Các PPMU là đơn vị giám sát trực tiếp việc thực hiện dự án ở địa phương mình nên nắm rõ được các khó khăn của địa phương tuy vậy khi lập kế hoạch cần có sự phối hợp với các PPMU khác chứ không phải chỉ trình kế hoạch giải ngân của địa phương mình rồi ngồi chờ CPMU điều phối nguồn lực giữa các tỉnh. - Cần tiếp tục quan điểm giúp đỡ cả khối nhà nước (xác nhận, kiểm định chất lượng, đăng ký -cấp phép) và tư nhân (thương mại, nhập khẩu và nhân giống) song cần chú ý hơn tới khối tư nhân. - Từ quan điểm trên cho thấy cần điều chỉnh số đơn vị hợp phần tham gia dự án cho phù hợp ví dụ như cần có thêm sự phối hợp của Viện Kinh tế nông nghiệp, Phòng kiểm dịch-cục bảo vệ thực vật, Cục chế biến và ngành nghề nông thôn và trường Đại Học Nông Nghiệp I tham gia vào cơ cấu thực hiện dự án. - PPMU nên có thể thay đổi các quy định và các thủ tục đối với việc thực hiện dự án tại địa phương mình càng sớm càng tốt. Các chương trình đào tạo và chuyến thăm quan học tập nên được thực hiện để hỗ trợ trợ cho công việc thực hiện dự án. Dựa vào kinh nghiệm của dự án này, dự án nên phân quyền cho cấp tỉnh. Tuy nhiên, Ban quản lý dự án của tỉnh (PMU) nên thiết lập một hệ thống chỉ đạo và đánh giá, tiến hành các đoàn kiểm tra thường xuyên nhằm hỗ trợ cho các cơ quan địa phương. - Tăng cường hơn nữa tính tự chủ ở địa phương, BQLDA trung ương nên tiến hành thực hiện một bản ghi nhớ giữa các Ban quản lý dự án tỉnh, Viện Nghiên cứu, ngân hàng NN&PTNT và hoặc đơn vị tài chính tham gia dự án và hệ thống hành chính Nhà nước ngay từ khi bắt đầu dự án. Một kế hoạch hành động khung thời gian để thực thi những cải cách này nên được miêu tả một cách rõ ràng và thống nhất giữa các bên, và các hành động cụ thể nên được xác định một cách rõ ràng thêm các điều kiện giải ngân các quỹ vay - Cải cách thủ tục hành chính hiện nay đang theo hướng phi tập trung hóa, tức là phân quyền về cho các cấp quản lý cơ sở và địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, Bộ NN&PTNT vẫn còn rất lúng túng trong công tác cải cách hành chính và phân quyền đối với các dự án. Điều này đòi hỏi Bộ phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác nghiên cứu về tổ chức, phân rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân và tổ chức tham gia quản lý và thực hiện dự án để tránh tình trạng rất nhiều cán bộ có quyền lực đối với dự án nhưng lại không có trách nhiệm khi dự án chậm giải ngân. Do các thủ tục hành chính trong quản lý tài chính của nước ta hiện nay còn mang nặng tính hình thức, thủ tục giấy tờ rườm rà, có quá nhiều quy định và khâu trung gian nên nảy sinh nhiều tiêu cực dẫn đến các khâu chạy thủ tục giấy tờ còn quan trọng hơn các công việc kỹ thuật phục vụ thực hiện dự án. - Dự án cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa với nhiều dự án khác do GTZ quản lý ở Việt Nam, Trung Quốc và Đức và với trung tâm khoai tây quốc tế ở Peru; các hợp phần giống khác được tài trợ bởi DANIDA. - Ngoài ra, với dự án phát triển chè và cây ăn quả, để có thể phát huy các thành quả mà dự án đã tạo ra, Bộ NN&PTNT nên lập một kế hoạch dài hạn cho dự án phát triển chè quả, đề ra một chiến lược lâu dài đến năm 2020 nhằm hướng dẫn họ trong việc thúc đẩy sản xuất các cây ăn quả khác nhau trong các khu vực khác nhau chủ yếu dựa vào các điều kiện đất, địa hình và khí hậu. Trong kế hoạch này cần bao gồm một khoản bổ sung uớc tính chi phí cần thiết cho cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và thúc đẩy thị trường Về công tác quản lý vi mô thực hiện dự án - Để có thể giảm thiểu sự chậm trễ trong giai đoạn đầu dự án (do sự không thống nhất giữa các cơ quan chức năng trong việc xác định cơ chế quản lý tài chính và cơ chế ra quyết định), cần có sự tham gia và thống nhất của các cơ quan có liên quan như Bộ Tài Chính, Kho Bạc, Bộ Xây Dựng, chính quyền địa phương... ngay từ khi nghiên cứu, lập hồ sơ dự án trong đó có sự chú trọng đúng mức hơn vào việc nghiên cứu cơ cấu quản lý dự án cấp trung ương. - Rút kinh nghiệm từ dự án chè-quả, các chương trình đào tạo, chuyến thăm quan học tập nên được thiết kế nhằm hỗ trợ thực hiện dự án. Dựa vào kinh nghiệm của dự án này, tuy phân cấp thực hiện cho tỉnh nhưng Ban quản lý dự án Trung ương cũng nên xây dựng một hệ thống theo dõi và đánh giá, tiến hành các đoàn công tác theo dõi kiểm tra thường xuyên nhằm hỗ trợ cho các cơ quan địa phương. - Cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Hệ thống này sẽ liên kết giữa các cơ quan quản lý của địa phương với mạng máy tính ở các cơ quan điều phối quản lý cấp trung ương như Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, văn phòng Chính phủ,... với các Ban QLDA và với nhà tài trợ. Về công tác giám sát, đánh giá dự án - Cần cụ thể nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu giám sát với từng mục tiêu cụ thể ví dụ như: (*) Với mục tiêu “đưa thâm canh khoai tây vào hệ thống canh tác“ cần áp dụng các phương pháp: Điều tra mẫu chuẩn hóa, ngẫu nhiên đối với nông dân trồng và không trồng khoai tây trong vùng dự án; Thăm dò ý kiến một cách chuẩn hóa từ những người có vị trí như Chủ nhiệm hợp tác xã, trưởng thôn...; Phỏng vấn theo cơ cấu khuyến nông viên (cả nhà nước và tư nhân). (*) Với mục tiêu “Triển khai phương thức nhân giống“ cần áp dụng các phương pháp: In sẵn các bảng dữ liệu điều tra để các hợp tác xã và các đơn vị có hợp đồng điền vào; kiểm tra chéo. (*) Với mục tiêu “Tăng cường quy trình xác nhận khoai tây giống“ cần áp dụng các phương pháp: Cho các nhân viên liên quan điền vào bảng biểu; Kiểm tra chéo giữa các nhân viên dự án và khách hàng được chọn. - Tiêu chuẩn hóa các tiêu chuẩn, quy trình đăng ký - kiểm tra – giám sát chất lượng ví dụ như với mục tiêu “Đẩy mạnh quy trình đăng ký giống khoai tây“ cần áp dụng các chuẩn quốc tế như DUS, VCU và các quy định của WTO, TRIPS. Tài liệu tham khảo Quyết định số: 103/2001/QĐ-BNN Ngày 11 tháng 10 năm 2001 của bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc ban hành quy chế tổ chức và thực hiện Dự án Phát triển chè và cây ăn quả Tài liệu dự án khả thi của dự án phát triển chè và cây ăn quả – Bộ NN&PTNT Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện giữa kỳ dự án phát triển chè và cây ăn quả - BQLDA trung ương tháng 12/2004 Báo cáo hoàn thành dự án phát triển chè và cây ăn quả - ADB và Chính phủ tháng 12/2008 Các phụ lục và bảng biểu của báo cáo đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ Tài liệu thẩm định dự án phát triển sản xuất khoai tây – Bộ NN&PTNT Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 1 dự án phát triển sản xuất khoai tây – BQLDA trung ương tháng 12/2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6283.doc
Tài liệu liên quan