Đề tài Thực trạng quản lý tài chính Công ty cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao Bách Khoa

Qua những nội dung phân tích khái quát tình hình tài chính cũng như đi vào phân tích từng tỷ lệ tài chính đặc trưng của Công ty và đặc biệt thông qua mô hình kế hoạch hoá tài chính, ta có thể khái quán một số điểm mạnh hay những thành công của Công ty trong quá trình hoạt động kinh danh như sau: Từ một trung tâm có cơ sở vật chất trung bình, qua hơn 2 năm hoạt động, dưới sự quản lý và sự cố gắng của ban lãnh đạo Công ty, Công ty đã phát triển vững mạnh, trở thành một địa chỉ vàng về đào tạo tin học và được nhiều bạn trẻ biết đến. Doanh thu của các năm đều tăng hơn so với năm trước, cơ sở vật chất lớn mạnh cả về lượng và về chất. Là nơi đào tạo, giúp đỡ các bạn trẻ và các đối tượng nắm bắt và phát triển kiến thức về Công nghệ thông tin của mình. Nguồn vốn chủ sở hữu lớn giúp cho Công ty an tâm tiếp tục quá trình kinh doanh, và tạo niềm tin cho các đối tác, cán bộ nhân viên và các bạn học viên tham gia quá trình đào tạo. Trong những năm tới, phát triển những điểm mạnh mà Công ty đã đạt được với cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ cán bộ vững vàng trong lĩnh vực đào tạo, với những chiến lược Marketing hợp lý Công ty sẽ có được doanh thu cao trong những năm tới.

doc46 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quản lý tài chính Công ty cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao Bách Khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h được kết quả sản xuất kinh doanh: lãi hay lỗ trong năm. Như vậy Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cũng cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. II. Nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp 1. Đánh giá tình hình tài chính của Công ty thông qua một số nhóm chỉ tiêu tài chính chủ yếu Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính chủ yếu thường được phân tích thành 4 nhóm chính. Tỷ lệ về khả năng thanh toán: đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Tỷ lệ về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cầu vốn: nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp Tỷ lệ về khả năng hoạt động: đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp. Tỷ lệ về khả năng sinh lãi: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp. 1.1. Các tỷ lệ về khả năng thanh toán Nhóm chỉ tiêu này được rất nhiều người quan tâm, như các nhà đầu tư, người cho vay, người cung cấp... Họ quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên góc độ: doanh nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ hay không (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn). Các món nợ ngắn hạn là những khoản phải chi trả trong kỳ. Để thoả mãn yêu cầu này, doanh nghiệp phải dùng toàn bộ phần tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để thanh toán nợ tới hạn. Tuy nhiên không thể dùng tài sản cố định (tài sản dài hạn) để thanh toán vì nó có thời gian thu hồi vốn lớn hơn thời gian đáo nợ. Phần tài sản dùng để trả nợ chỉ có thể là tài sản lưu động, vì nó là những tài sản có thể chuyển thành tiền trong vong thời gian nhất định, thông thường là dưới một năm. Khả năng thanh toán chung = STS SNợ Chỉ tiêu này cho biết 1đ Nợ thì có bao nhiều đồng tài sản để trả. Khả năng thanh toán hiện thành = STS SNợ cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Khả năng thanh toán nhanh = Tiền + Các tài sản quay vòng nhanh SNợ cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các tài sản quay vòng nhanh trong thời hạn ngắn. Dự trữ là tài sản kém thanh khoản nhất trong các loại tài sản lưu động bởi việc biến chúng thành tiền có thể mất khá nhiều thời gian, do đó nó bị loại ra khi tính toán khả năng thanh toán nhanh. Khả năng thanh toán chung = Tiền / Nợ ngắn hạn Khoản phải thu đã bị loại ra để tính toán bởi việc hoán chuyển các khoản phải thu thành tiền đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ này cho biết mức độ doanh nghiệp có thể thanh toán ngay lập tức các khoản Nợ ngắn hạn bằng lượng tiền hiện có của mình. Ngoài ra, để đánh giá khả năng thanh toán các khoản Nợ ngắn hạn khi đến hạn, các nhà phân tích còn quan tâm đến chỉ tiêu: Tỷ lệ dự trữ (tồn kho) trên vốn lưu động ròng = Dự trữ / Vốn lưu đồng ròng Chỉ tiêu này cho biết phần thua lỗ mà doanh nghiệp có thể phải gánh chịu do giá trị hàng tồn kho cũng như cơ cầu vốn, cơ cấu tài sản lưu động giảm. Khi sử dụng các tỷ lệ này cũng có một số hạn chế như: cả tử số và mẫu số đều có thể thay đổi rất nhanh, do vậy các tỷ lệ về khả năng thanh toán chỉ có giá trị nhất định khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác, phân tích tài chính lại diễn ra ở một thời điểm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nên tính chính xác của những phân tích khó đảm bảo, ví dụ như sau kỳ thu nợ doanh nghiệp có nhiều tiền mặt hơn và số nợ cũng giảm đi so với trước đó, làm cho kết quả phân tích ở hai thời điểm này khác nhau. 1.2. Các tỷ lệ về khả năng hoạt động Các tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và tổng vốn nói chung bởi vì kinh tế thị trường đòi hỏi phải so sanh doanh thu tiêu thụ với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau như: Tài sản cố định, tài sản dự trữ (tồn kho), các khoản phải thu, vì giữa các yếu tố đó đòi hỏi phải có một sự cân bằng nhất định. Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sẽ được dùng chủ yếu trong các tỷ số này để đo lường khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Vòng quay tiền = DT Tiền Tỷ lệ này cho biết số vòng quay của tiền trong năm. Vòng quay dự trữ = DT / Dự trữ Số vòng quay càng cao thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Nhưng cũng có trường hợp tỷ lệ này cao khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn, dự trữ và doanh thu đều thấp. Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu * 360 DT Chỉ tiêu này dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán thông qua các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày. Nếu kỳ thu tiền thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị đọng trong khâu thanh toán. Còn ngược lại thì vốn của doanh nghiệp bị đọng khá lớn trong thanh toán. Tuy nhiên các khoản phải thu trong nhiều trường hợp cao hay thấp chưa thể có một kết luận chắc chắc mà còn phải xem xét các mục tiêu của các chính sách tiêu nhằm mở rộng thị trường ... Hiệu suất của doanh nghiệp, ví dụ như: chính sách tín dụng của doanh nghiệp với mục sử dụng TSCĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ = DT TSCĐ Chỉ tiêu này đôi khi còn được gọi là số vòng quay vốn cố định, nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt được hiệu quả như thế nào, cụ thể là một đồng vốn cố định được đầu tư tạo ra được mấy đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng TSLĐ = DT TSLĐ Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ quay vòng của TSLĐ nhanh hay chậm. Nếu TSLĐ có tốc độ quay vòng nhanh chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng TSLĐ có hiệu quả. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = DT STS Chỉ tiêu này càng lớn cho biết tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, doanh nghiệp không bị đọng vốn nhiều ở các khoản phải thu. 1.3. Các tỷ lệ về khả năng sinh lời Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng hợp để đánh giá kết quả, đồng thời nó cũng là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong nền kinh tế thị trường. Nhưng để đánh giá một cách đúng đắn chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta không chỉ dựa trên tổng số lợi nhuận mà doanh nghiệp làm ra bằng số tuyệt đối. Bởi vì số lợi nhuận này có thể không tương xứng với lượng chi phí đã bỏ ra, với khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng, mà phải dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận tương đối thông qua các chỉ tiêu sau: Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Lợi nhuận sau thuế DT Phản ánh số lợi nhuận sau thuế có trong một đồng doanh thu. Tử số là lợi nhuận sau thuế để đanh giá tình hình tài chính thực sự của doanh nghiệp vì dưới giác độ là nhà quản lý tài chính thì chỉ quan tâm đến phần thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp. Doanh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế VCSH Tỷ lệ này đặc biệt quan trọng khi đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp và được sở hữu rất quan tâm. Đây cũng là một chỉ tiêu để các nhà đầu tư xem xét khi họ quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Doanh lợi vốn = Lợi nhuận trước thuế và lãi STS Đây là một chỉ tiêu quan trọng được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tử số là lợi nhuận trước thuế và lãi để thuận lợi cho việc so sánh giữa các doanh nghiệp phải nộp thuế với mức thuế suất khác nhau và sử dụng nợ khác nhau. Mặt khác, tỷ lệ này còn cho biết trong tình trạng hiện tại doanh nghiệp có nên huy động vốn hay không?. 2. Kế hoạch hoá tài chính và các dự báo tài chính Một yếu tố quyết định tính thành bại của một doanh nghiệp trên thị trường là doanh nghiệp đó có chiến lược như thế nào. Việc có chiến lược đúng sẽ bảo đảm tình cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp và chỉ có vậy mới bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển lâu dài. Chiến lược của công ty phản ánh tầm nhìn của các nhà quản lý đối với hoạt động của doanh nghiệp trong một môi trường không luôn luôn ổn định. Trong môi trường đó ai có tầm nhìn tốt hơn sẽ là người quản lý thành công. Chiến lược doanh nghiệp được thể hiện bằng các kế hoạch kỳ hạn khác nhau và các mảng hoạt động khác nhau. Có thể nói kế hoạch hoá tài là trọng tâm của kế hoạch hoá hoạt động doanh nghiệp nói chung. Trên cơ sở các kế hoạch tài chính, các kế hoạch khác sẽ được lập ra để đảm bảo doanh nghiệp đạt được các mục tiêu mong muốn. Kế hoạch hoá tài chính thiết lập nên các chỉ tiêu hướng dẫn cho các thay đổi của doanh nghiệp. Một kế hoạch tài chính hoàn chỉnh của một công ty lớn là một bộ tài liệu khá đồ sộ. Còn một doanh nghiệp nhỏ hơn thì nó ít chi tiết hơn và ít đồ sộ hơn nhưng cũng có cùng những nội dung cơ bản. Đối với một doanh nghiệp rất nhỏ và vừa mới hoạt động thì kế hoạch tài chính có thể nằm ngay trong suy nghĩ của người chủ mà không cần viết ra. Tuy nhiên các nội dung cơ bản của các kế hoạch tài chính có thể tương tự cho các doanh nghiệp ở bất cứ quy mô nào. Kế hoạch tài chính được biểu hiện qua các Bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo luồng tiền dự tính. Bởi vì các báo cáo này bao gồm các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp nên chúng cũng đề cập phần nào tới dự báo. Số liệu về thu nhập trong kế hoạch có thể là con số trung gian nào đó giữa số dự báo trung thực và số thực tế hy vọng đạt được. Kế hoạch cũng đồng thời thể hiện dự tính về chi tiết, thường được phân loại theo mục đích chi tiêu (ví dụ như đầu tư thay thế, đầu tư mở rộng, đầu tư cho sản phẩm mới hay cho các khoản chỉ tiêu bắt buộc như thiết bị chống ô nhiễm) hay theo bộ phận hoặc theo loại hình kinh doanh. Có những thuyết minh kèm theo về nguyên do cần có những chỉ tiêu với số lượng đó và về chiến lược kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu tương ứng. Các thuyết minh có thể bao quát các lĩnh vực như các nỗ lực nghiên cứu và phát triển, các bước nâng cao năng suất, thiết kế và tiếp thị sản phẩm mới, chiến lược định giá... Những thuyết minh bằng văn bản trên ghi lại kết quả cuối cùng của các cuộc thảo luận và đàm phán giữa các nhà quản lý hoạt động tác nghiệp, nhân viên văn phòng và các nhà quản lý cấp cao (hội đồng quản trị, ban giám đốc) của doanh nghiệp. Thông qua văn bản đó, các đối tượng liên quan đến việc thực hiện kế hoạch sẽ hiểu được những công việc phải hoàn thành. 2.1. Kế hoạch hoá nguồn vốn Phần lớn các kế hoạch bao gồm kế hoạch tài trợ cùng với phương án dự phòng nếu cần thiết. Phần này của kế hoạch cần thể hiện một cách logic sự thoả thuận về chính sách chia cổ tức, bởi vì nếu doanh nghiệp trả nhiều cổ tức, nó sẽ phải tìm nhiều vốn hơn từ các nguồn bên ngoài. Tính phức tạp và tầm quan trọng của kế hoạch tạo vốn rất khác nhau giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Một doanh nghiệp với các cơ hội đầu tư hạn chế, dư thừa luồng tiền hoạt động và chính sách trả cổ tức vừa phải sẽ dần dần tạo ra tình trạng “tài chính lỏng lẻo” đáng kể dưới dạng tài sản lỏng và không tận dụng khả năng vay. Các nhà quản lý của những doanh nghiệp như vậy không gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch tìm kiếm các nguồn tài trợ, và kế hoạch tài trợ của họ theo lối mòn. Tuy nhiên, liệu điều đó có hợp với ý muốn của cổ đông không lại là một vấn đề khác. Các doanh nghiệp khác phải tạo vốn bằng cách bán các chứng khoán. Đương nhiên là họ phải rất thận trọng trong việc lựa chọn nên chứng khoán nào, bán ra bao giờ và bán ra như thế nào. Kế hoạch tài trợ của những doanh nghiệp như vậy có thể rất phức tạp với những ràng buộc của những điều khoản của các khoản nợ hiện tại. Ví dụ trái phiếu một số công ty có thể có những điều khoản như cấm công ty phát hành thêm trái phiều nếu như lãi suất hạ thấp xuống dưới một mức nào đó để bảo vệ các nhà đầu tư. 2.2. Các yêu cầu cần thiết để kế hoạch hoá có hiệu quả Các yêu cầu cần thiết đối với kế hoạch hoá hiệu quả phụ thuộc vào mục tiêu kế hoạch hoá và kết quả mong muốn cuối cùng. Có 3 yêu cầu chính sau đây: - Dự báo: là khả năng dự báo phải chính xác và nhất quán. Việc đưa ra các dự báo chính xác hoàn toàn là không thể, mà yêu cầu của kế hoạch hoá cũng không cần đến mức đó. Tuy nhiêu, doanh nghiệp cần phải dự báo càng chính xác càng tốt. Việc dự báo không thể được đơn giản hoá xuống thành một bài tập đơn thuần. Ước lượng trung thực và các xu hướng phù hợp với các dữ liệu quá khứ chỉ có một giá trị nhất định. Tương lai thường không lặp lại quá khư, do vậy kế hoạch hoá là cần thiết. - Xác định kế hoạch tài chính tối ưu: nhà kế hoạch nào cũng phải đi đến phải phán xét xem kế hoạch nào là tốt nhất. Người ta luôn mong muốn có một mô hình có thể cho biết một cách chính xác cách thức đánh giá đó nhưng không thể có được. Không có một mô hình hay một công thức nào chứa đựng tất cả tính phức tạp và yếu tố vô hình liên quan đến trong kế hoạch hoá tài chính. Thực tế cho rằng sẽ không bao giờ có một công cụ như vậy. Tuyên bố này được dựa trên định lý thứ 3 do Brealey và Myers đưa ra: Tiên đề 1: Nguồn cung cấp của các vấn đề chưa giải quết được là vô hạn Tiên đề 2: Số lượng các vấn đề chưa giải quyết mà người ta có thể có trong đầu tại bất kỳ thời điểm nào chỉ giới hạn đến 10. Tiên đề 3: Do vậy, trong bất kỳ lĩnh vực nào sẽ luông có 10 vấn đề có thể chỉ ra nhưng chưa có giải pháp cho chúng. Các nhà kế hoạch tài chính phải đối mặt với những vấn đề chưa được giải quyết, và xử lý theo cách thức tốt nhất mà họ có thể bằng cách phán quyết. - Xem xét việc thực hiện kế hoạch tài chính: Kế hoạch tài chính dài hạn có một nhược điểm là bị lạc hậu gần như ngay sau khi lập. Sau đó thì chúng rất dễ bị bỏ quên. Tất nhiên là chúng ta có thể bắt đầu lại quá trình kế hoạch hoá từ con số không. Tuy nhiên sẽ có ích hơn nếu như bạn nghĩ trước được là cần phải xem lại kế hoạch của chúng ta như thế nào khi có những biến cố không mong đợi xẩy ra. Ví dụ, giả sử lợi nhuận trong 6 tháng đầu tiên thể hiện nhỏ hơn 10 phần trăm so với số dự kiến. Các con số về lợi nhuận gần như theo những bước ngẫu nhiên, do vậy không có một xu hướng chỉ ra rằng nó sẽ trở lại mức cũ sau khi bị giảm sút. Trừ khi bạn có một nguồn thông tin ngược lại, bạn nên xem xét giảm 10 phần trăm số lợi nhuận dự báo cho những năm sau. Chúng ta lưu ý rằng các kế hoạch dài hạn có thể được sử dụng như là những điểm mốc cho việc đánh giá một chuỗi kết quả hoạt động. Nhưng việc đánh giá kết quả hoạt động sẽ có rất ít giá trị trừ khi bạn đồng thời tính đến môi trường kinh doanh mà chúng hoạt động. Nếu như bạn biết được rằng một sự suy giảm trong nền kinh tế sẽ ném bạn ra khỏi kế hoạch xa như thế nào, bạn có được tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động của mình trong những suy giảm đó. 2.3. Mô hình kế hoạch hoá tài chính Hầu hết các mô hình kế hoạch hoá tài chính công ty là các mô phỏng được thiết kế để dự tính các hiệu ứng của các chiến lược tài chính theo các giả thiết tương ứng về tương lai. Các mô hình có nhiều loại từ mức độ rất đơn giản đến rất phức tạp bao gồm hàng trăm phương trình với các biến số tác động qua lại lẫn nhau. Phần lớn các công ty lớn đều có các mô hình kế hoạch hoá tài chính riêng của mình hoặc sử dụng các mô hình phù hợp. Có thể một số công ty sử dụng 2 mô hình hoặc hiều hơn, ví dụ như có mô hình chi tiết phục vụ cho ngân quỹ và kế hoạch tác nghiệp, mô hình đơn giản hơn cho tác động tổng thể của chiến lược tài chính, và mô hình đặc biệt đánh giá việc sát nhập. Các mô hình trở nên phổ biến là do tính đơn giản hoá và tính thực tiễn của chúng. Chúng hỗ trợ cho quá trình kế hoạch hoá tài chính bằng việc làm cho quá trình lập các báo cáo tài chính dự tính trở nên dễ dàng và ít tốt kém hơn. Chúng tự động hoá phần của kế hoạch hoá mà tể nhạt, tốn thời gian và sức lực - đó là phần tính toán. Bảng mô hình tài chính của công ty. Các phương trình của Báo cáo thu nhập 1. DT = do người sử dụng mô hình dự báo 2. GV = a1*DT (a1 = tỷ lệ giá vốn/doanh thu) 3. LT = a2*N (a2 = lãi suất) 4. TH = a3*(DT – GV – LT) (a3 = thuế suất thu nhập 5. LNR = DT – GV – LT – TH (Quan hệ kế toán) Các phương trình của báo cáo luồng tiền 6. KH = a4*TSCĐ 7. TN = TVLĐR + ĐT + CT – LNR – KH – K (Quan hệ kế toán) 8. CF = Do người dùng mô hình xác định 9. TVLĐR = VLĐR – VLĐR(*) (Quan hệ kế toán) 10. ĐT = KH + TSCĐ - TSCĐ(*) (Quan hệ kế toán) 11. CT = a5*LNR (a5 = Tỷ lệ trả cổ tức) Các phương trình của Bảng cân đối kế toán 12. VLDR = a6*DT (a6 = Tỷ lệ VLĐR/DT) 13. TSCĐ = a7*DT (a7 =Tỷ lệ TSCĐ/DT) 14. N = TN + N(*) (Quan hệ kế toán) 15. VCC = VCC(*) + LNR – CT + CF (Quan hệ kế toán) DT = Doanh thu GV = Giá vốn hàng bán LT = Lãi tiền vay TH = Thuế thu nhập LNR = Lợi nhuận ròng KH = Khấu hao TV = Tiền vay CF = Phát hành cổ phiếu TVLĐR = Tăng vốn lưu động ròng ĐT = Đầu tư CT = Trả cổ tức VLĐR = Vốn lưu động ròng TSCĐ = Tài sản cố định N = Nợ VCC = Vốn của chủ sở hữu Chương II: Thực trạng quản lý tài chính tại công ty cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao bách khoa I. Khái quát chung về công ty cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao bách khoa Công ty Cổ phần đạo tạo và chuyển giao công nghệ cao Bách Khoa thành lập vào ngày 10/09/2002, theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần Số : 0103001361 của UBND Thành phố Hà nội Sở kế hoạch và đầu tư cấp. Tên công ty: Công ty cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao Bách khoa Tên giao dịch: Bach khoA High technology transfer and education joint stock company Tên viết tắt: HTC J.S.C Địa chỉ trụ sở chính: Số 296, đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh: - Dạy nghề tin học, ngoại ngữ, kế toán, nghiệp vụ thư ký văn phòng, điện tử, marketing; - Tư vấn về phần cứng, phần mềm; - Thiết kế trang Web; - Tích hợp mạng cục bộ (Lan); - Buôn bán, lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị văn phòng; - Tư vấn du học; - Tư vấn đầu tư xây dựng (trừ dịch vụ thiết kế công trình); - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. Vốn điều lệ: 1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng VN) 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty HTC Ngày 02/06/2000, được sự cho phép của Bộ Giáo dục và đào tạo thành lập trung tâm Đào tạo Tin học Công nghệ cao Bách Khoa tại số 2 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trung tâm là toà nhà 2 tầng tổng diện tích 100m2, trung tâm có 50 bộ máy tính loại mới với trị giá 7 triệu đồng một bộ. Đội ngũ giáo viên gồm 15 người có trình độ Đại học giảng dạy tất cả các bộ môn tin học và 2 nhân viên văn phòng quản lý việc văn phòng, tư vấn và tuyển học viên. Ngày 26/07/2001, Trung tâm mở thêm cơ sở 2 tại 74 Đại Cồ Việt Trung tâm là toà nhà 5 tầng tổng diện tích 500m2, trung tâm có 200 bộ máy tính loại mới với trị giá 6.5 triệu đồng một bộ. Đội ngũ giáo viên gồm 30 người có trình độ Đại học giảng dạy tất cả các bộ môn tin học và 3 nhân viên văn phòng quản lý việc văn phòng, tư vấn và tuyển học viên. Ngày 10/09/2002, dựa trên cơ sở là Trung tâm Đào tạo Tin học Công nghệ cao Bách Khoa, theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần của UBND Thành phố Hà Nội, Sở kế hoạch và đầu tư thành lập Công ty cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao Bách Khoa. Trụ sở chính tạo Số 296, đường Cầu giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trung tâm là toà nhà 5 tầng tổng diện tích 350m2, trung tâm có 130 bộ máy tính loại mới với trị giá 6.5 triệu đồng một bộ. Đội ngũ giáo viên gồm 30 người có trình độ Đại học giảng dạy tất cả các bộ môn tin học và 2 nhân viên văn phòng quản lý việc văn phòng, tư vấn và tuyển học viên. Ngày 03/10/2002, Công ty mở thêm cơ sở thứ 4 tại 22/60 Cầu Giấy, Hà Nội. Trung tâm là toà nhà 4 tầng tổng diện tích 300m2, trung tâm có 100 bộ máy tính loại mới với trị giá 7 triệu đồng một bộ. Đội ngũ giáo viên gồm 15 người có trình độ Đại học và trên Đại học giảng dạy tất cả các bộ môn tin học và 2 nhân viên văn phòng quản lý việc văn phòng, tư vấn và tuyển học viên. 2. Các nghiệp vụ chính của Công ty HTC Tiền thân từ một trung tâm đào tạo tin học, Công ty HTC vẫn tiếp tục công việc đào tạo tin học, hình thức đào tạo của Công ty như đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ tin học và đào tạo dài hạn 6 tháng - 1 năm cấp bằng kỹ thuật viên tin học. Các ngành học Công ty đào tạo bao gồm: - Tin học văn phòng - Thiết kế WebSite - Lập trình Web - Kế toán máy - Quản lý dự án - Lập trình ứng dụng - Quản trị mạng - Phần cứng - Đồ hoạ vi tính - Thiết kế AutoCad ngoài ra, Công ty còn hoạt động với các nghiệp vụ như: Chuyển giao công nghệ, dịch vụ khách hàng. Thời gian tới Công ty đẩy mạnh các nghiệp như: - Buôn bán, lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị văn phòng - Tư vấn du học - Tư vấn đầu tư xây dựng - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. 3. Thời gian làm việc của Công ty Ngày làm việc trong tuần: từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần Giờ làm việc: Ca Thời gian Ca 1 7h30 – 9h30 Ca 2 9h30 – 11h30 Ca 3 13h30 – 15h30 Ca 4 15h30 – 17h30 Ca 5 17h30 – 19h30 Ca 6 19h30 – 21h30 Với việc sắp xếp thời gian theo Ca như thế đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi đối tượng học viên là học, sinhsinh viên và các cán bộ, nhân viên làm trong và ngoài giờ hành chính. 4. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty. 4.1 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty. - Giám đốc công ty: là người đứng đầu công ty điều hành chung hoạt động kinh doanh của toàn công ty. - Trưởng phòng đào tạo: là người giúp việc cho giám đốc trong công việc nhân sự của giáo viên, như tuyển giáo viên, sắp xếp các giáo viên vào các bộ môn giảng dạy, 1 người. - Tổ trưởng bộ môn: là người tổ chức, sắp xếp lịch giảng dạy trong bộ môn mình quản lý gồm 4 người quản lý các ngành học là tổ Tin học văn phòng, tổ lập trình, tổ Đồ hoạ vi tính, tổ Phần cứng và mạng. - Giáo viện: người trực tiếp giảng dạy theo phân công của tổ chức cấp trên gồm gần 100 giáo viên làm việc trong và ngoài giờ hành chính. - Thư viện: phòng lưu trữ tài liệu, sách học, giáo trình của công ty để các thành viên trong công ty tra cứu và học tập phục vụ cho công việc giảng dạy, soạn giáo trình. - Quản trị hệ thống và giải pháp: là người điều hành hệ thống mạng trong Công ty, giúp hệ thông mạng máy tính hoạt động giữa các phòng máy thông suốt, gồm 4 người. - Bảo hành và nâng cấp: là ngưới sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ đối với hệ thống máy tinh, máy in, máy Scan của Công ty gồm 4 người. - Phó giám đốc kinh doanh: là người giúp việc cho giám đốc trong việc quản lý tổ chức hoạt động kinh doanh trong toàn công ty. Quản lý các bộ phận như: Marketing, tư vấn tuyển sinh, tổ chức cán bộ hành chính, dự án, lễ tân và bảo vệ, gồm 1 người. - Marketing: là người thực hiện các chiến lược Marketing của Công ty như: Quảng bá về Công ty đối với công chúng, phát tờ rới, treo băngzôn, quản cáo, gồm 10 người. - Tư vấn tuyển sinh: là người tư vấn, tuyển sinh học viên của Công ty, hướng dẫn học viên lựa chọn chính xác các ngành học theo nhu cầu của từng học viên, 4 người. - Tổ chức cán bộ và hành chính: là người điều hành, tổ chức công việc cho các nhân viên bộ phận hành chính, gồm 2 người. - Dự án: phòng chuyên thực hiện các Dự án của Công ty như tổ chức, lên kế hoạch thực hiện các dự án, gồm 6 người. - Lễ tân và bảo vệ: là người hướng dẫn, đưa đón học viện khi họ đến với Công ty và những người trông giữ xe đạp, xe máy tại các trung tâm của Công ty và bảo an toàn cho các hoạt động của Công ty, gồm 8 người tại 4 cơ sở đào tạo. - Kế toán: là người quản lý sổ sách, chứng từ của Công ty, 4 người. - Thủ quý: là người quản lý, thu, chi trong hoạt động của Công ty, 1 người. 4.2 Một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty HTC trong những năm gần đây. Bảng 1: Số lượng học viên đã tham gia các khoá đào tạo trong các năm gần đây (Số liệu tính đến tháng 10 năm 2002). Năm Số lượng học viên 2000 5200 2001 7200 2002 10700 Qua bảng 1 ta thấy, số lượng học viên của Công ty trong những năm gần đây đã tăng rõ rệt. Năm 2000 gồm 5200 học viên, năm 2001 tăng lên 7200 học viên hay tăng 40% so với năm 2000 và năm 2002 tăng lên 10700 hay tăng 50% so với năm 2001 (số liệu tính đến tháng 10/2002). Có được sự tăng trưởng lớn mạnh như vậy là do Công ty đẵ đẩy mạnh đầu tư liên tục mở thêm các cơ sở đào tạo, đầu tư trang thiết bị và có kế hoạch kinh doanh hợp lý, các bộ môn giảng dạy và các hình thức đạo tạo ngày càng phong phú bắt kịp với xu thế phát triển Công nghệ thông tin của cả nước. Bảng 2: Số lượng học viên học tại các môn học trong những năm gần đây (Số liệu tính đến tháng 10/2002). Chuyên ngành 2002 2001 2002 Lập trình ứng dụng 600 900 1200 Lập trình Web 200 400 600 Thiết kế Web 150 350 600 Quản trị mạng 700 1300 1700 Phần cứng - điện tử 800 1000 1300 Thiết kế kỹ thuật 350 450 700 Đồ hoạ vi tính 400 600 1100 Tin học văn phòng 1600 1700 2300 Tin học cơ bản 450 500 800 Kế toán máy 150 200 400 Qua bảng 2 cho thấy, số lượng học viên tham gia các ngành học của Công ty đều gia tăng, đặc biệt là ngành học Tin học văn phòng có số lượng học viên cao nhất là 2300 học viên tăng 40% so với năm 2001 và ngành có số lượng học viên ít nhất là Kế toán máy có 400 học viên nhưng tỷ lệ học viên tăng mạnh mức 200% so với năm 2001. Trong những năm tới Công ty lên chú trọng việc đầu tư vào ngành học Tin văn phòng và có chiến lượng Marketing để tăng số lượng học viên và chú trọng hơn đến các ngành học có xu thế hiện đại như: Lập trình ứng dụng, Thiết kế Web và Lập trình Web là các ngành học đang được nhà nước và các bạn trẻ quan tâm và là xu thế phát triển của Công nghệ Thông tin hiện nay. Bảng 3: Doanh thu Công ty HTC trong các năm gần đây (Số liệu tính đến tháng 10/2002). Năm Doanh thu (đ VN) 2000 728.000.000 2001 1.008.000.000 2002 1.498.000.000 Qua bảng 3 cho thấy, doanh thu của Công ty qua các năm đều tăng. Năm 2000 doanh thu của Công ty là 728 triệu đồng, năm 2001 tăng lên là 1tỷ 8 triệu đồng tức là tăng 40%. Năm 2002 có doanh thu là 1tỷ 498 triệu đồng tăng 50%. Tuy doanh thu của các năm đều tăng cả về trị số tương đối và tuyệt đối, nhưng so với qui mô của Công ty thì đẵ có thể còn tăng cao hơn nữa. Nguyên nhân là do số lượng của học viên tăng mạnh tại những môn có học phí thấp như Tin học văn phòng và Công ty hiện đang giảm phần trăm học phí để thu hút học viên để chiếm lĩnh thị phần của mình trên địa bàn Hà Nội trong các chiến dịch Marketing của mình. Trong những năm tới, Công ty tập trung vào nâng cao chất lượng giảng dạy nâng cao trình độ giảng dạy của giáo viên, chuẩn bị bài giảng, giáo trình hoàn chỉnh để giữ vững, phát triển đông đảo số lượng học viên và uy tín của Công ty. 5. Hợp tác và liên kết Công ty đã ký kết hợp đồng liên kết giảng dạy và đào tạo với 2 Trường Đại học đào tạo về Công nghệ thông tin hàng đầu hiện nay đó là Trường Đại Học Bách khoa Hà Nội và Học Viện kỹ thuật quân sự đào tạo hệ Kỹ Thuật viên 1 - 2 năm. Địa điểm đào tạo và tuyển sinh tại Cơ sở 74 Đại Cồ Việt và tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 6. Các kế hoạch hoạt động sắp tới của Công ty - Là một Công ty Cổ phần được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần Số : 0103001361 của UBND Thành phố Hà nội Sở kế hoạch và đầu tư cấp. Với mong ước tăng vốn và huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiều hoặc trái phiếu, giúp cho Công ty có nhiều cơ hội và cách thức đầu tư khác nhau, Công ty đã chuẩn bị cho công việc phát hành cổ phiếu của Công ty lên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian sắp tới. - Với mong ước góp một phần nhỏ bé của mình vào chương trình giáo dục và đào tạo của nước nhà, sắp tới Công ty chuẩn bị thành lập trường trung cấp đào tạo tin học với tên là Trường trung cấp Công nghệ cao Bách khoa, hoạt động theo qui định của Bộ giáo dục và đào tạo, đặt tại khu Bách khoa trên diện tích đất 250 m2, là khu nhà gồm 5 tầng, dự kiến xây dựng từ năm 2003 – 2005 với tổng chi phí xây dựng trường là 4.2 tỷ đồng VN. 7. Khái quát tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao Bách Khoa trong 3 năm gần đây. Bảng cân đối kế toán Công ty cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao Bách Khoa Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 A. Tài sản 354 713 1.635 I. Tài sản lưu động 130 249 299 Tiền mặt tại quỹ 30 80 74 Tiền gửi ngân hàng 90 164 217 Các khoản phải thu 10 5 8 II. Tài sản cố định 224 464 1.366 TSCĐ nguyên giá 320 670 1880 Khấu hao 96 206 514 B. Nguồn vốn 354 713 1.635 I. Nợ phải trả 16 18 23 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 348 705 1.612 Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao Bách Khoa Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1. Doanh thu 728 1.008 1.498 2. Giá vốn 291,2 403,7 599,89 3. Lợi nhuận gộp 436,3 604,8 898,2 4. Chi phi quản lý 50,96 70,56 104,86 5. Lợi nhuận ròng 385,84 543,24 757,94 Nhìn vào hai bảng trên ta thấy: Trong hai năm 2002 và 2001, tổng tài sản và doanh thu cũng như lợi nhuận của Công ty đạt mức tăng trưởng cao. Là do trong 2 năm này, Công ty liên tục đầu tư vào cơ sở vật chất liên tục mở 3 trung tâm đào tạo với qui mô lớn. Tuy nhiên, do việc phải cạnh tranh với các trung tâm đào tạo khác và Công ty liên tục tổ chức các đợt khuyên mại để thu hút học viên trong thời gian đầu làm doanh thu theo tỷ lệ của trung tâm trong năm 2002 giảm hơn so với năm 2001. Là Công ty đào tạo tin học, phần lớn cơ sở vật chất của Công ty là các thiết bị máy vi tính. Chúng là các tài sản có mức khấu hao lớn, thời gian sử dụng ngắn, khoảng trong vòng 3 năm và liên tục bị lạc hậu cả về phần cứng và phần mềm so với xu thế phát triển trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay. Tuy Công ty hoạt động theo ngành nghề thuộc phạm vi nhà nước khuyến khích được miễn giảm thuế thu nhập, nhưng với mức độ khấu hao máy mọc thiết bị và môi trường cạnh tranh ngày các khốc liệt, Công ty còn đứng trước những khó khăn cần phải vượt qua. II. Thực trạng quản lý tài chính Công ty cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao Bách Khoa 1. Đánh giá tình hình tài chính của Công ty thông qua một số nhóm chỉ tiêu tài chính chủ yếu 1.1. Các tỷ lệ về khả năng thanh toán Từ số liệu của Bảng cân đối kế toán ta có Tỷ lệ thanh toán hiện hành Năm 2000 = 130 / 16 = 8.125 Năm 2001 = 249 / 18 = 13.8 Năm 2002 = 299 / 23 = 13 Tỷ lệ thanh toán hiện hành của Công ty là rất cao, là do Công ty hoạt động trong lĩnh vực đào tào tin học, ngân quỹ của Công ty luôn được bù đắp do có lượng học viên đăng ký học. Năm 2002, tỷ lệ thanh toán hiện hành của Công ty có giảm hơn so với năm 2001, do Công ty đầu tư lớn để mở các cơ sở mới. Tuy vậy, theo tình hình hoạt động ổn định của loại hình đào tạo Tin học, Công ty có thể không phải chú ý nhiều vào khả năng thanh toán của mình. 1.2. Các tỷ lệ về khả năng hoạt động Từ số liệu của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập ta có - Vòng quay tiền: Năm 2000 = 728 / 130 = 5,600 Năm 2001 = 1.008 / 249 = 4,048 Năm 2002 = 1.498 / 299 = 5,010 Tỷ lệ Vòng quay tiền của Công ty cao, chứng tỏ hoạt động của Công ty ổn định và đang phát triển. Nó cũng chứng tỏ việc đầu tư của Công ty vào Tài sản cố định là cao bằng việc mở thêm những cơ sở mới. - Kỳ thu tiền bình quân Năm 2000 = 10 / 728 * 360 = 4,9 Năm 2001 = 5 / 1.008 * 360 = 1,8 Năm 2002 = 8 / 1.498 * 360 = 1,9 Kỳ thu tiên bình quân của Công ty khỏ, đánh giá khả năng thu hồi vốn cao trong khâu thanh toan. Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, việc thu tiền của học viên được thực hiện trước khi học viên tham gia khoá học. Đặc biệt trong 2 năm 2001 và 2002 doanh thu của Công ty tăng mạnh - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Năm 2000 = 728 / 224 = 3,25 Năm 2001 = 1.008 / 464 = 2,17 Năm 2002 = 1.498 / 1.366 = 1,09 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty nhỏ, đây là một vấn đề đáng chú ý, bởi lẽ cứ 1 đồng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2000 có hiệu suất sử dụng lớn nhất là 3,25 và thấp nhất là năm 2002 hiệu suất sử dụng 1,09. Nguyên nhân Công ty đã đầu tư vào các cơ sở đào tạo mới với quy mô lớn. Trong những năm tới Công ty cần chủ trọng đến tỷ lệ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định này và nhanh tróng ổn định hoạt động của những cơ sở đào tạo mới mở. - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Năm 2000 = 728 / 354 = 2,06 Năm 2001 = 1.008 / 713 = 1,41 Năm 2002 = 1.498 / 1.635 = 0,92 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty thấp, đây là một vấn đề đáng chú ý. Đó là do các cơ sở mới đi vào hoạt động còn chưa được ổn định. Triển vọng trong những năm tới các cơ sở này dần thu hút được học viên và doanh thu của Công ty cũng tăng lên. 1.3. Các tỷ lệ về khả năng sinh lời Từ số liệu của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập ta có - Doanh lợi vốn tự có: Năm 2000 = 385,84 / 348 = 110,87% Năm 2001 = 543,24 / 705 = 77,05% Năm 2002 = 757,94 / 1.612 = 47,01% Doanh lợi vốn tự có của Công ty là rất cao, năm 2000 là 110,87%, đó là lý do vì sao Công ty đã liên tục đầu tư để mở thêm các cơ sở mới. Doanh lợi vốn tự có giảm dần trong những năm tiếp theo, đến năm 2002 còn 47,01%. Công ty cần chú ý đến hệ số doanh lợi tự có để lập kế hoạch quản lý Công ty trong những năm tiếp theo và có hướng đầu tư nhằm nâng có chất lượng đào tạo và sử dụng tốt những tài sản mà Công ty đã đầu tư. - Doanh lợi vốn : Năm 2000 = 385,84 / 354 = 108,99% Năm 2001 = 543,24 / 713 = 76,19% Năm 2002 = 757,94 / 1.635 = 46,35% Doanh lợi vốn của doanh nghiệp đã giảm sút theo hàng năm. Năm 2000, tỷ số doanh lợi vốn là 108% và giảm dần đến năm 2002 là 46,35%. Do việc mở thêm các cơ sở mới chưa đi vào ổn định. Hy vọng trong thời gian tới các cơ sở này đi vào ổn định và thu được lợi nhuận cao trong những năm tiếp theo. 2. Kế hoạch hoá tài chính và các dự báo tài chính Dựa trên các số liệu từ việc đánh giá tình hình tài chính của Công ty thông qua một số nhóm chỉ tiêu tài chính chủ yếu như: Các tỷ lệ về khả năng thanh toán, Các tỷ lệ về khả năng hoạt động, Các tỷ lệ về khả năng sinh lời, em xin lập các báo cáo kế hoạch năm 2003 cho Công ty như sau: 2.1. Kế hoạch hoá nguồn vốn Trong những năm qua, đặc biệt năm 2001 và 2002, phần lớn nguồn vốn của Công ty có được từ nguồn vốn Chủ sở hữu và từ lợi nhuận không chia được Công ty đầu tư vào tài sản cố định với việc mở thêm 3 cơ sở mới. Việc đầu tư phần lớn nguồn vốn của Công ty vào TSCĐ đã làm giảm việc đầu tư của Công ty vào việc phát triển chất lượng đào tạo cũng như các chiến lược Marketing của Công ty cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong vài năm tới, Công ty nên chú trọng vào vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Công ty và chiếm lĩnh được thị phần tại địa bàn Hà Nội. 2.2. Các yêu cầu cần thiết để kế hoạch hoá có hiệu quả a) Dự báo: Hiện nay môi trường hoạt động kinh doanh của Công ty đang bị cạnh tranh gay gắt, có nhiều trung tâm tin học có chất lượng và qui mô được mở tại khắp địa bàn Hà Nội. Công ty cần chú ý đến vấn đề này để có những chiến lược kinh doanh hợp lý trong những hoàn cảnh mới. Việc phát triên nền Công nghệ thông tin của thế giới, cũng như tại Việt Nam đang phát triển như vũ bão. Hiện nay, phần lớn các chương trình đào tạo cũng như giáo trình đều của Công ty hầu như chưa bắt kịp với xu thế phát triển đó. Công ty nên thành lập các quĩ và thời gian, hỗ trợ giáo viên cũng như cán bộ trong Công ty củng cố những kiến thức còn thiếu so với sự phát triển của Công nghệ thông tin. Với những vấn đề đã nêu trên, khi Công ty giải quyết tốt những vấn đề này, Doanh thu của Công ty trong những năm tới còn tăng hơn nữa. 2.3. Mô hình kế hoạch hoá tài chính Báo cáo kế hoạch năm 2003 của Công ty với những giả định như sau: - Doanh thu và chi phí hoat động dự tính tăng 40% so với năm 2002 - Công ty dừng không đầu tư mở thêm những cơ sở mới - Vốn của chủ sở hữu tăng lên bằng số lợi nhuận không chia - Công ty đầu tư vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và các chiến lược Marketing hợp lý - Công ty đầu tư vào TSCĐ, nâng cấp các thiết bị máy móc hiện có nhằm nâng cao chất lượng trang thiết bị. Các báo cáo tài chính năm 2002 của Công ty cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao Bách Khoa Bảng cân đối kế toán Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2001 Thay đổi A. Tài sản 1.635 713 922 I. Tài sản lưu động 299 249 50 II. Tài sản cố định 1.366 464 902 B. Nguồn vốn 1.635 713 922 I. Nợ phải trả 23 18 5 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.612 705 907 Báo cáo thu nhập Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Doanh thu 1.498 Giá vốn 599,89 Lợi nhuận gộp 898,2 Chi phi quản lý 104,86 Lợi nhuận ròng 757,94 Nguồn và sử dụng nguồn Nguồn Lợi nhuận ròng 757,94 Khấu hao 514 Luồng tiền hoạt động 104,86 Tổng nguồn 1376,8 Sử dụng Tăng vốn lưu động ròng 23 Đầu tư 1353,8 Tổng sử dụng 1376,8 Từ các báo cáo tài chính năm 2002 của Công ty cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao Bách Khoa, ta tính được các hệ số của Mô hình tài chính của Công ty như sau: a1 = tỷ lệ giá vốn / doanh thu = 599,89 / 1.498 = 40% a4 = khấu hao / TSCĐ = 514 / 1366 = 38% a6 = Vốn lưu động ròng / doanh thu = 23 / 1.498 = 1,5% a7 = TSCĐ / doanh thu = 1.366 / 1.498 = 91% Mô hình tài chính của Công ty HTC Đơn vị: Triệu đồng Các phương trình của Báo cáo thu nhập 1. DT = 2097,2 2. GV = 0,4 * 2097,2 = 838,88 5. LNR = 2097,2 – 838,88 = 1258,32 Các phương trình của báo cáo luồng tiền 6. KH = 0,38 * 1.366 = 514 9. TVLĐR = 299 – 249 = 50 10. ĐT = 514 + 902 = 1416 Các phương trình của Bảng cân đối kế toán 12. VLDR = 0,015 * 2097,2 = 31,46 13. TSCĐ = 0,91 * 2097,2 = 1912,4 15. VCC = 1.612 + 1258,32 = 2870,23 III. Đánh giá tình hình quản lý tài chính Công ty cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao Bách Khoa 1. Ưu điểm Qua những nội dung phân tích khái quát tình hình tài chính cũng như đi vào phân tích từng tỷ lệ tài chính đặc trưng của Công ty và đặc biệt thông qua mô hình kế hoạch hoá tài chính, ta có thể khái quán một số điểm mạnh hay những thành công của Công ty trong quá trình hoạt động kinh danh như sau: Từ một trung tâm có cơ sở vật chất trung bình, qua hơn 2 năm hoạt động, dưới sự quản lý và sự cố gắng của ban lãnh đạo Công ty, Công ty đã phát triển vững mạnh, trở thành một địa chỉ vàng về đào tạo tin học và được nhiều bạn trẻ biết đến. Doanh thu của các năm đều tăng hơn so với năm trước, cơ sở vật chất lớn mạnh cả về lượng và về chất. Là nơi đào tạo, giúp đỡ các bạn trẻ và các đối tượng nắm bắt và phát triển kiến thức về Công nghệ thông tin của mình. Nguồn vốn chủ sở hữu lớn giúp cho Công ty an tâm tiếp tục quá trình kinh doanh, và tạo niềm tin cho các đối tác, cán bộ nhân viên và các bạn học viên tham gia quá trình đào tạo. Trong những năm tới, phát triển những điểm mạnh mà Công ty đã đạt được với cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ cán bộ vững vàng trong lĩnh vực đào tạo, với những chiến lược Marketing hợp lý Công ty sẽ có được doanh thu cao trong những năm tới. 2. Hạn chế Bên cạnh những điểm mạnh trên, Công ty vẫn còn những điểm yếu cần khắc phục. Công ty cần chú trọng đến việc nâng cao hơn nữa về quản lý tài chính của Công ty. Chưa đầu tư mạnh vào hiện đại hoá cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo trình đào tạo bắt kịp với xu thế phát triển của Công nghệ thông tin. Tài liệu, sách tham khảo của Công ty tại các phòng thư viện còn thiếu, không đủ để giáo viên và cán bộ nhân viên trao rồi kiến thức và nâng cao trình độ bắt kịp với xu hế phát triển CNTT của thế giới. Cơ cấu về TSCĐ và tài sản lưu động còn chưa hợp lý, bộ phận Marketing và tổ chức cách chiến dịch Marketing còn hạn chế chưa hoạt động được toàn diện. 3. Nguyên nhân - Nguyên nhân chủ quan: Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt trong khi các ngành học mà Công ty đào tạo vẫn chưa phong phú và chuyên sâu vào từng môn học. Công ty vẫn chưa tổ chức được các chiến dịch Marketing rộng lớn để thu hút học viên và tạo được thương thiệu trên thị trường Hà Nội. Các hình thức Marketing còn hạn chế chỉ hoạt động như phát tờ rơi, đăng báo, chưa chú đến các hoạt động khác như treo băng zôn, quản cáo, tạo các trang Web điện tử, tiếp cận trên hệ thống Internet. Tài sản cố định và tài sản lưu động được phân bố chưa hợp lý. Công ty quá chú trọng đến việc đầu tư vào TSCĐ và chưa quan tâm đến thành lập hệ thống, chiến dịch Marketing toàn diện. - Nguyên nhân chủ quan: Thị trường đào tạo tại địa bàn Hà Nội bị cạnh tranh gay gắt, đặc biệt tại các vị trí mà Công ty thành lập các cơ sở như khu vực Bách khoa, Cầu giấy nơi tập trung nhiều trường Đại học lớn. Khấu hao TSCĐ của Công ty là rất cao và xu thướng phát triển Công nghệ thông tin hiện nay phát triển mạnh, Công ty mất rất nhiều thời gian và công sức để theo kịp với sự phát triển của nó. Chương IIi: ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại công ty Công ty cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao Bách Khoa I. Cơ hội và thách thức của Công ty trong tiến trình phát triển Công ty trong tương lai Công ty cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao Bách Khoa là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đào tạo tin học. Các ngành đạo tạo của Công ty phong phú từ các chương trình cơ bản đến nâng cao. Hoạt động trong lĩnh vực được Nhà nước và các Bộ ngành khuyến khích. Vì vậy, Công ty rất được sự quan tâm, động viên giúp đỡ nhiều mặt của các cấp lãnh đạo Nhà nước, đặc biệt là các trường Đại học có tiếng trong cả nước trong lĩnh vực đào tạo CNTT như trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Học viện kỹ thuật quân sự, ngoài ra còn các các Công ty bạn hoạt động trong và ngoài ngành và đặc biệt là các bạn trẻ quan tâm đến sự phát triển mạnh mẽ của CNTT. Sự phát triển của các ngành liên quan đến CNTT hiện nay diễn ra thật sôi lổi. Mạng Internet toàn cầu là cầu nối đối với tất cả các bạn trẻ quan tâm đến nền tin học. Tình độ phát triển CNTT và sự quan tâm của mọi giới về nó ngày càng thúc đẩy Công ty phải quan tâm phát triển trình độ, chất lượng đào tạo của Công ty. Ngoài ra, Công ty còn đóng góp một phần sức lực của mình trong việc phòng chống sự phá hoại và đầu độc của các kệnh lợi dụng tin học và đặc biệt mạng Internet để truyền bá những tư tưởng, văn hoá phẩm độc hại vào nước ta. Trên thị trường, sự phát triển phong phú về số lượng và chất lượng của nhiều lĩnh vực liên quan đến CNTT đã làm Công ty gặp không ít khó găn trong Công tác quản lý, tổ chức các hoạt động nhằm thu hút các bạn học viên tại các ngành này đến với Công ty cũng như việc chuẩn bị giáo trình đạo tạo theo kịp với sự phát triển ngày càch nhanh trong của những lĩnh vực đó. Đó là khó khăn, thách thức và cũng là cơ hội để Công ty có thêm cách ngành học để phát triển, tạo uy tín cho Công ty và mối quan hệ với các lĩnh vực khác như: Đồ hoạ vi tính, Kế toán, Thiết kế đồ hoạ, Kiến trúc... Bên cạnh những cơ hội thuận lợi trên, trong hoạt động đào tạo, kinh doanh Công ty cũng phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức, đặc biệt là tình hình cạnh tranh trên thị trường đào tạo. Các Trung tâm, Công ty ngày cành phát triển nhanh về cả số lượng và chất lượng đã làm ảnh thưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Công ty. II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại Công ty cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao Bách Khoa 1. Nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển thị trường thu hút số lượng học viên Công ty cần thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận của các bộ môn và giữa những bộ môn với nhau, nhằm nâng cao trình độ giáo viên, sự hiểu biến giữa giáo viên với nhau và giữa giáo viên với lãnh đạo của Công ty. Cùng đưa ra những ý kiến, sáng tạo giúp việc quản lý kinh doanh của doanh nghiệp vững mạnh hơn. Công ty cùng các bộ môn đưa ra những ý kiến, kế hoạch thành lập các chiến dịch Marketing trên phạm vi toàn Công ty và chuyên biệt đến từ giáo viên, nhân viên đến ban lãnh đạo. 2. Khai thác, sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh Việc đầu tư phần lớn tài sản của Công ty vào TSCĐ là một đặc thu riêng của ngành đào tạo tin học và của các Công ty tin học nói riêng. Tuy vậy việc khấu hao TSCĐ lại lớn, Công ty cần có những kế hoạch bảo hành, bảo chì, khắc phục sự cố nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy, kéo dài thời gian sử dụng của may móc. 3. áp dụng các biến bộ khoa học kỹ thuật trong tiến trình quản lý tài chính tại Công ty Việc lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính doanh nghiệp và việc quản lý thu chi của doanh nghiệp phần lớn đều có thể kết hợp với sự giúp đỡ của máy tính. Công ty thành lập, viết các phần mềm quản lý tài giúp các nhà quản lý tài chính của Công chính kịp thời, chính xác có được những thông tin để đưa ra những quyết định đúng đắn, định hướng phát triển của Công ty trong những năm tiếp theo. III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại Công ty cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao Bách Khoa 1. Kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên Công ty cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao Bách Khoa hoạt động chính theo lĩnh vực đào tạo tin học thuộc Bộ giáo dục và đào tạo quản lý. Trong những năm gần đây, diễn biến trên thị trường đào tạo diễn ra rất phức tạp nên khiến Công ty gặp nhiều khó khăn. Đặc biện là tệ buôn bán bằng, chứng chỉ tin học. Bộ giáo dục cần thành lập các phòng ban chuyên trách giám sát và quản lý việc cấp bằng tại các trung tâm tin học tạo điều kiện cho những Công ty, Trung tâm đào tạo hoạt động lành mạnh có cơ hội thuận lợi để phát triển. Hiện này các địa điểm trông giữ xe đạp, xe máy phần lớn là do những cá nhân tự tổ chức và hoạt động. Đề nghị cơ quan phường, xã và những ban ngành chức năng có những kế hoạch tổ chức, quản lý đưa hoạt động này vào quy hoạch, tạo sự an tâm cho những học viên đến gửi xe và học tập an toàn. 2. Kiến nghị đối với Nhà nước Quản lý tài chính là chức năng có tầm quan trọng số một trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong cuộc đời kinh doanh. Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, điều chỉnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế còn chậm thì quản lý tài chính là một vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động tốt mang lại sự giàu có cho chủ sở hữu khi nó được quản lý tốt về mặt tài chính. Bộ tài chính cần có sự ổn định tương đối trong việc đưa ra các chế độ chính sách về quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc hạch toán, lập báo cáo tài chính. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp hiện nay không phải lập hoặc có lập nhưng rất sơ sài. Quản lý tài chính vẫn còn xa lạ với các doanh nghiệp, do đó Chính phủ, Bộ tài chính cần sớm có các quy định mang tính bắt buộc đối với việc thực hiện quản lý tài chính hàng năm của các doanh nghiệp, đồng thời Chính phủ và Bộ tài chính cũng cần có hướng dẫn cụ thể và các biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp của mình. Bộ tài chính cũng cần sớm thành lập một cơ quan chuyên tập hợp số liệu để đưa ra hệ thống chỉ tiêu trung bình cho từng ngành để các doanh nghiệp có cơ sở chính xác trong việc đánh giá vị thế của doanh nghiệp mình, từ đó có biện pháp thích hợp. Chính phủ cũng nên xây dựng một thị trường tài chính, thị trường vốn ổn định, hoàn thiện thị trường chứng khoán ở Việt Nam để các doanh nghiệp có thể huy động vốn trong và ngoài nước. Thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, các Công ty tài chính, các quỹ đầu tư... hoà nhập thị trường vốn trong nước với khu vực, giúp cho các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa cách thức huy động vốn của mình như phát hành trái phiếu, cổ phiếu, góp vốn liên doanh... Bộ tài chính cũng nên có quy định cụ thể về vấn đề các doanh nghiệp phải thực hiện công khai báo cáo tài chính làm cơ sở cho việc quản lý doanh nghiệp và quản lý tài chính được dễ dàng hơn. Hiện nay chỉ có doanh nghiệp là có đủ cơ sở tài liệu để phân tích tài chính còn những người ngoài doanh nghiệp chưa thể tìm hiểu về doanh nghiệp mà mình quan tâm. Ngành CNTT hiện nay ở khu vực và thế giới rất phát triển, đặc biệt là việc sử dụng mạng toàn cầu Internet của nước ta rất thấp. Đó là do chi phí quản lý hay chi phí hoà mạng và cước điện thoại còn cao so với khu vực. Nhà nước cần hạ giá thành đối với cước thuê bao Internet và cước điện thoại để mọi người dân trong cả nước đều có thể tiếp cận sử dụng mạng máy tính toàn cầu Internet, phát triển ngành CNTT nước nhà. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường, quản lý tài chính là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Cho nên doanh nghiệp nào cũng mong quản lý tài chính được vững mạnh giúp cho hoạt động của doanh nghiệp ổn định và phát triển. Quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng đối với tất cả mọi người, nó giúp nhà quản lý tài chính đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty ở hiện tại và trong quá khứ, từ đó lập kế hoạch cho tương lai nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty. Do vậy vấn đề quản lý tài chính cần được quan tâm ở tất cả các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước, nó giúp các nhà quản lý của nhà nước nắm bắt, quản lý tình hoạt động của những doanh nghiệp này, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường và hướng sự phát triển của các doanh nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đại hội VI của Đảng đã đề ra. Trên cơ sơ những kiến thức đã học và những tìm hiểu về hoạt động quản lý tài chính của Công ty cổ phần đào tạo và chuyển giao công nghệ cao Bách Khoa, em đã phân tích được tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm gần đây nhằm nêu ra những kết quả và hạn chế trong hoạt động tài chính của Công ty, trên cơ sở đó đề xuất một số giải phát nhằm cải thiện tình hình quản lý tài chính của Công ty và một số kiên nghị đối với Chính phủ và các cơ quan cấp trên nhằm tào điều kiện thực hiện các giải phát trên. Do hiểu biết về các vấn đề còn chưa sâu, thời gian thực hiện chuyên đề có hạn và chưa có kinh nghiệp thực tiễn trong việc quản lý doanh nghiệp nên các giải phát, kiến nghị đưa ra vẫn chưa hoàn toàn hợp lý, chỉ mới là những ý kiến góp phần thúc đẩy hoạt động quản lý tài chính tại Công ty và vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung thêm. Em xin chân thành cám ơn thầy hướng dẫn PGS_TS. Nguyễn Văn Nam, ban lãnh đạo Công ty và các Giáo viên, nhân viên làm việc tại Công ty đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – PGS.PTS Nguyễn Văn Nam 2. Giáo trình Lỹ thuyết Tài chính - Tiền tệ – Bộ môn tài chính 3 . Tạp chí tài chính 4. Tạp chí kế toán 5. Tạp chí nghiên cứu kinh tế 6. Tạp chí ngân hàng 7. Trang Web điện tử : WWW.VNN.VN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0075.doc
Tài liệu liên quan