Nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai để phát triển lâu dài kinh tế xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến, thời hạn quy hoạch sử dụng đất đai thường từ mười năm đến năm mươi năm. Trên cơ sở dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng như sự thay đổi về nhân khẩu, đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa,tiến bộ khoa học công nghệ và kỹ thuật, nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, các loại cây trồng lâu năm. Từ đó xác định sử dụng trung hạn hay dài hạn về sử dụng đất đai để đề ra các phương hướng chính sách và biện pháp có tính chiến lược và phù hợp với từng loại đất tạo căn cứ khoa học cho việc quản lý và sử dụng đất hàng năm.
63 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trong lâm nghiệp" ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t quá chặt hoặc có nhiều cát, tầng canh tác mỏng, chế độ tưới tiêu kém
4. Dự báo dân số và nhu cầu về đất đai.
* Dự báo dân số.
Nhiệm vụ trọng tâm của quản lý và sử dụng đất đai là tổ chức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai nhằm giải quyết tốt nhất mâu thuẫn giữa người và đất.
Sự gia tăng dân số sẽ dân đến nhu cầu về đất đai ngày càng tăng vì thế dự báo dân số có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề của quy hoạch sử dụng đất đai.
Cùng với việc dự báo tổng dân số cần dự báo rõ dân số phi nông nghiệp, dân số nông nghiệp cũng như sự tăng dân số tự nhiên và tăng cơ học.
Quy mô dân số phi nông nghiệp là chỉ tiêu quan trọng phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội và phát triển các đô thị. Khi quy hoạch sử dụng đất đai dân số phi nông nghiệp được dự báo để khống chế vĩ mô về quy mô dân số nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội và phù hợp với trình độ đô thị hóa.
Để xác định dân số phi nông nghiệp cần dựa vào các căn cứ sau :
- Trình độ đô thị hóa ở năm định hình quy hoạch.
- Các yếu tố tổng hợp như : số liệu lịch sử về dân số, tính chất đô thị, xu thế và quy mô phát triển, tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng dân số, dân số phi nông nghiệp và dân số nông nghiệp thường được dự báo theo phương pháp tăng tự nhiên.
Công thức tính : Nn = No (1 + K )n
Trong đó :
Nn : số dân dự báo ở năm định hình quy hoạch
No : số dân hiện tại ở thời điểm làm quy hoạch
K : tỷ lệ tăng dân số bình quân.
n : Thời hạn ( số năm ) định hình quy hoạch
Tỷ lệ tăng cơ học ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng dân số, do đó công thức tính đầy đủ là :
Nn = No [ 1 + (K +- D)]n
Trong đó D là tỷ lệ tăng dân số cơ học
Dấu (+) là số dân nhập cư cao hơn số dân di cư
Dấu ( - ) là số dân nhâp cư thấp hơn số dân di cư
Ngoài ra có thể dự báo dân số theo các phương pháp khác như : phương pháp cân đối lao động, phương pháp hồi quy tuyến tính, phương pháp chuyển dịch lao động ( với dân số đô thị ).
Do đặc điểm dự báo mang tính trung và dài hạn nên giá trị dự báo dân số là chỉ tiêu khống chế vì thế cần áp dụng nhiều phương pháp để tính toán, kết hợp với phân tích tình hình thực tế của địa phương và phải mở rộng biên giao động dân số dự báo một cách hợp lý.
* Dự báo nhu cầu đất đai.
- Những căn cứ để dự báo nhu cầu sử dụng đất.
Căn cứ vào quỹ đất hiện có bao gồm cả số lượng, đặc điểm tài nguyên đất và khả năng mở rộng diện tích cho một số mục đích sử dụng.
Căn cứ vào mục tiêu yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của từng ngành.
Căn cứ vào khả năng đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong các giai đoạn, căn cứ vào lực lượng lao động lịch sử và thực trạng năng suất cây trồng, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của từng ngành. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, nhu cầu bảo vệ nguồn gen động vật, thực vật và tỷ lệ che phủ thích hợp để bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan. Căn cứ vào nhu cầu về nguyên liệu cho ngành công nghiệp như gỗ cho xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, đất cho sản xuất vật liệu xây dựng.
Căn cứ vào dân số phát triển đô thị, các điều kiện về kết quả hạ tầng, tính lịch sử các tụ điểm dân cư và các điều kiện địa hình thủy văn.
Đối với dự báo đất nông nghiệp phải căn cứ vào dự báo lực lượng lao động nông nghiệp, hiệu suất lao động, năng suất cây trồng với mục tiêu đáp ứng đủ diện tích cho 1 lao động có khả năng tự nuôi sống mình và thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội. Mặt khác phải xem xét khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp và tăng vụ để bù vào diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích cho nhu cầu của xã hội.
Để dự báo được nhu cầu này cần phải dựa vào kết quả đánh giá tính thích nghi của đất và số diện tích thích nghi với cây lâu năm nhưng chưa được khai thác sử dụng, nhu cầu các loại sử dụng, năng suất dự báo diện tích đất đồng cỏ : diện tích này được dự báo căn cứ vào kết quả đánh giá tính thích nghi của đất và diện tích đất có thể dùng làm đồng cỏ trong số đất chưa sử dụng, nhu cầu về lượng sản phẩm gia súc trong và ngoài vùng.
Dự báo diện tích nuôi trồng thủy sản : được căn cứ vào điều kiện tự nhiên và diện tích mặt nước thích hợp với việc nuôi trồng thủy sản, diện tích nuôi trồng thủy sản nên xác định dựa vào đặc điểm của nguồn tài nguyên đất đai ở địa phương yêu cầu của thị trường giống, điều kiện nuôi dưỡng và năng suất.
* Dự báo nhu cầu đất lâm nghiệp.
Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với bảo vệ đất đai và môi trường sinh thái.
Căn cứ để dự báo diện tích đất lâm nghiệp là căn cứ vào kết quả đánh giá tính thích nghi và khả năng tận dụng các loại đất hiện chưa được sử dụng.
Đối với từng loại rừng khác nhau như rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng thì để phát triển chúng cần phải xem xét cụ thể cho từng loại và được dự báo theo công thức : Srq = Srh - Src + Srt
Trong đó :
Srq : diện tích rừng năm quy hoạch.
Srh : diện tích rừng năm hiện trạng
Src : diện tích rừng chuyển mục đích trong thời kỳ
Srt : diện tích rừng trồng mới và khoanh nuôi tái sinh trong thời kỳ
Để dự báo diện tích rừng cần dựa vào các đặc điểm, mục đích, điều kiện tự nhiên cụ thể của khu vực căn cứ vào yêu cầu các loại lâm sản, năng suất của đơn vị diện tích rừng cho phép ta dự báo được diện tích rừng cần thiết.
Do điều kiện tự nhiên của vùng là rất khác nhau vì vậy diện tích rừng được xác định phải phù hợp với tình hình cụ thể của khu vực đối với những vùng diện tích gò đồi, núi cao chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích tự nhiên việc phát triển lâm nghiệp là con đường có hiệu quả nhất để làm giàu và nâng cao đời sống dân cư ở vùng đồng bằng diện tích đất rừng và có khả năng trồng rừng rất nhỏ, tuy nhiên vẫn không thể thiếu được nghề rừng. Mục đích phát triển của ngành lâm nghiệp không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn cả vì lợi ích môi trường và xã hội.
* Dự báo nhu cầu đất phát triển công nghiệp.
Căn cứ theo yêu cầu sử dụng đất ghi trong dự án tiền khả thi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt các ngành sẽ tự xác định nhu cầu diện tích đất cần thiết dựa vào định mức diện tích xây dựng hiện hành và mật độ xây dựng đối với quy mô phát triển từng loại công trình của ngành. Các khu công nghiệp có thể nằm trong hoặc ngoài khu dân cư. Các khu công nghiệp độc lập, các công trình, dự án công nghiệp nằm xen kẽ trong các khu dân cư được xác định căn cứ theo quy hoạch công nghiệp do các đơn vị chuyên ngành thực hiện.
* Dự báo nhu cầu đất phát triển giao thông và thủy lợi.
Dự báo nhu cầu đất giao thông được căn cứ vào quy hoạch phát triển của ngành, chủ yếu là sử dụng các quy định về chỉ tiêu định mức chiếm đất của từng ngành, cũng có thể được xác định căn cứ vào mối tương quan thuận giữa lưu lượng hàng hóa vận chuyển trong năm và diện tích mạng lưới đường, đẳng cấp sân bay.
Diện tích đất dùng cho thủy lợi được xác định căn cứ vào quy hoạch và dự báo nhu cầu đất của ngành. Ngoài ra có thể tính dựa vào các chỉ tiêu bình quân tỷ lệ gđất thủy lợi đặc trưng cho từng khu vực trong nhiều năm; theo tiêu chuẩn, bố cục và diện tích chiếm đất của các công trình thủy lợi hiện có.
5. Lập phương án quản lý và kế hoạch sử dụng đất.
Các phương án quản lý và sử dụng đất đai được xây dựng trên cơ sở hiện trường của các ban ngành liên quan về nhu cầu sử dụng diện tích đất đai, loại đất và phạm vi phân bố sử dụng. Nội dung chính của phương án là bố trí sắp xếp cơ cấu đất đai hợp lý theo không gian và thời gian bằng cách khoanh định các loại đất chính. Để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cần dựa vào mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã được phê duyệt tức là xem xét các phương hướng, nhiệm vụ, các chỉ tiêu tổng hợp, chỉ tiêu phát triển các ngành, chỉ tiêu phát triển lãnh thổ. Đồng thời căn cứ vào định hướng sử dụng đất của khu vực để xác định hướng sử dụng đất phải dựa vào hiện trạng sử dụng đất, quỹ đất đai hiện có, quy hoạch hoặc định hướng quy hoạch của các ngành trên địa bàn, chủ trương và chính sách đầu tư phát triển kinh tế. Việc định hướng sử dụng đất đai được thể hiện cụ thể cho từng loại đất như : đất ở, đất chuyên dùng, nông nghiệp, lâm nghiệp, chưa sử dụng.
Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và định hướng quản lý và sử dụng đất của các ngành từ đó xây dựng phương án quản lý sử dụng đất đai cụ thể cho từng loại đất hiện có ở địa phương thực hiện quy hoạch. Khi xây dựng thiết kế các phương án quy hoạch đất đai phải được thực hiện nhiều phương án khác nhau, ít nhất là 2 phương án, từ đó lựa chọn phương án tối ưu.
Sau khi xây dựng được phương án quy hoạch sẽ tiến hành cân đối và điều chỉnh các chỉ tiêu sử dụng đất, cuối cùng đánh giá và luận chứng phương án quy hoạch, luận chứng phương án quản lý sử dụng đất đai theo ngành, theo lãnh thổ và theo các mục tiêu đặc thù. Phân tích so sánh hiệu quả của các phương án và tính khả thi của phương án để đánh giá phương án quy hoạch trước hết phải đánh giá tính khả thi về thuật tức là xem xét chính xác, độ tin cậy của các thông số và tài liệu cơ bản được sử dụng để xây dựng để xây dựng phương án quy hoạch, mức độ đầy đủ về căn cứ dùng để điều chỉnh các loại sử dụng đất, chất lượng cân bằng quan hệ cung cầu về đất đai để thực hiện các mục tiêu quy hoạch, khả năng điều tiết tốt các yêu cầu sử dụng đất của các ban ngành, mức độ phù hợp của các chỉ tiêu đất đai với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên, mức độ xử lý các mối quan hệ giữa các cụ bộ tổng thể, giữa trước mắt và lâu dài, giữa quốc gia và địa phương
Tiếp đến là đánh giá tính khả thi về tổ chức : cần xem xét mức độ trưng cầu ý kiến của các đối tượng sử dụng đất trong phương án quy hoạch và tập hợp ý kiến của công chúng, mức độ cân đối giữa trình độ, khả năng đầu tư và các điều kiện đảm bảo cho các phương án được thực hiện. Cuối cùng là đánh giá hiệu quả tổng hợp của phương án quy hoạch, hiệu quả của các phương án được thể hiện thông qua hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường - sinh thái.
Hiệu quả xã hội được thể hiện ở mức độ nâng cao đời sống nhân dân, mức độ thỏa mãn yêu cầu của nền kinh tế quốc dân, khả năng đáp ứng về lương thực, thực phẩm các loại nông sản khác, mức độ thoả mãn yêu cầu đất xây dựng đô thị, khu dân cư nông thôn, giao thông thủy lợi và các công trình phúc lợi khác, giải quyết việc làm theo nguyên tắc có trọng điểm nhưng đảm bảo phát triển toàn diện.
Hiệu quả kinh tế thể hiện ở tốc độ gia tăng sản lượng hàng hóa, hiệu quả đầu tư và lao động, giá thành sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm, giá trị lợi nhuận, mức độ tiết kiệm đất.
Hiệu quả về môi trường sinh thái : đánh giá hiệu quả về môi trường sinh thái cần xem xét đánh giá các khả năng cải thiện điều kiện môi trường sinh thái, nâng cao độ phì nhiêu và tính chất sản xuất của đất, giữ nước trong đất, bảo vệ tài nguyên đất đai, tăng diện tích các loại rừng, chống ô nhiễm, nâng cao khả năng phòng chống và hạn chế tác động của thiên tai.
IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT VỚI CÁC LOẠI QUY HOẠCH KHÁC.
1. Quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất đai với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Quy hoạch tổng thể phát triển xã hội mang tính chiến lược chỉ đạo sự phát triển kinh tế - xã hội được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế - xã hội về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian có tính đến chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vị lãnh thổ cấp dưới.
Quản lývà sử dụng đất đai là tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và là bước tiền kế hoạch. Trong đó có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu : còn quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội mà đối tượng của nó là đất đai.
Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội sẽ điều chỉnh căn cứ và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụng đất đai một cách hợp lý. Tuy nhiên nội dung của nó phải được điều hòa thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
2. Quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất đai với dự báo và chiến lược sử dụng đất.
Dựa vào các số liệu thống kê đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành sẽ lập dự báo sử dụng đất sau đó sẽ xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch phân bổ, sử dụng và bảo vệ quỹ đất cho thời gian trước mắt cũng như lâu dài trên phạm vi cả nước thuê đối tượng và mục đích sử dụng đất. Do đó dự báo sử dụng đất đai là tài liệu quan trọng cho việc xây dựng chiến lược sử dụng đất đai.
Nội dung của chiến lược sử dụng đất đai như sau : phân tích hiện trạng phân bố và sử dụng đất đai của các ngành kinh tế quốc dân, xác định tiềm năng đất để khai hoang đưa vào sản xuất lâm nghiệp, xác định nhu cầu đất đai cho các ngành kinh tế quốc dân, thiết lập các biện pháp cải tạo, phục hồi và bảo vệ quỹ đất, dự báo về phân bổ quỹ đất cho các ngành các đối tượng và mục đích sử dụng. Dựa vào chiến lược sử dụng đất đai mới xác định hướng phân bổ đất đai và đề ra các giải pháp chủ yếu để sử dụng đất đai. Trên cơ sở đó việc quy hoạch đất đai và bổ sung quy hoạch đất đai, thực hiện cân đối các loại đất giữa các ngành các đối tượng và mục đích sử dụng, tìm ra phương án khả thi và xây dựng các biện pháp hiệu quả kinh tế kỹ thuật và pháp lý nhằm sử dụng đất đai tiết kiệm hợp lý và hiệu quả.
3. Quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất với quy hoạch phát triển lâm nghiệp.
Quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp với quy hoạch phát triển lâm nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau và không thể thay thế lẫn nhau. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu của quản lý và sử dụng đất đai. Quản lý sử dụng đất đai tuy dựa trên quy hoạch và dự báo yêu cầu sử dụng đất của các ngành trong lâm nghiệp nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mô, khống chế và điều hòa quy hoạch phát triển lâm nghiệp.
4. Quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành.
Đây là mối quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở và là bộ phận hợp thành quy hoạch sử dụng đất đai, mặt khác quy hoạch ngành lại chịu sự chỉ đạo và khống chế của quy hoạch, kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai. Quan hệ giữa chúng là quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và toàn bộ không có sự khai thác về quy hoạch theo không gian và thời gian ở cùng một khu vực cụ thể. Tuy nhiên ở cách quản lý và sử dụng trên có sự khác nhau rõ rệt về tư tưởng chỉ đạo, đối tượng và phạm vi, nội dung với quy hoạch ngành là sự sắp xếp chiến thuật cụ thể, cân bằng còn quản lý và sử dụng đất đai là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện và tổng hợp toàn cục.
5. Quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất đai cả nước với quản lý và sử dụng đất đai của địa phương.
Quản lý và sử dụng đất đai cả nước là căn cứ của quản lý và sử dụng đất đai của địa phương, mặt khác quản lý và sử dụng đất đai của địa phương là phần tiếp theo, là căn cứ để chỉnh sửa, bổ xung và hoàn thiện quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai cả nước. quản lý và sử dụng đất đai cả nước với quản lý và sử dụng đất đai của địa phương cùng hợp thành hệ thống quản lý và sử dụng đất đai hoàn chỉnh.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở XÃ CỰ ĐỒNG, HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2001 - 2005.
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý.
Xã Cự Đồng - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ, tiếp giáp với:
- Phía Bắc giáp xã Tất Thắng - Thanh Sơn.
- Phía Nam giáp xã Thắng Sơn - Thanh Sơn.
- Phía Đông giáp xã Hoàng Xá - Thanh Thủy.
- Phía Nam giáp xã Võ Miếu, Tân Minh - Thanh Sơn.
Cự Đồng là một xã có vị trí địa lý thuận lợi, có trục đường Tỉnh lộ 316 chạy dọc suốt theo chiều dài của xã. Có 8 đơn vị hành chính nằm ven chân núi lưỡi hái và có 03 dân tộc cùng sinh sống đan xen nhau đó là dân tộc kinh, dân tộc mường và dân tộc giao.
2. Địa hình
Địa hình xã Cự Đồng nằm tiếp giáp với vùng Tây Bắc Việt Nam. Trên địa hình miền núi nằm sát dãy núi Lưỡi Hái (ở độ cao 1038m so với mặt nước biển).
Độ cao trung bình của xã Cự Đồng so với mặt nước biển bình quân cao 100m. Độ dốc trung bình 20 - 300
3. Khí hậu và thời tiết.
Do ảnh hưởng của địa hình miền núi nên thời tiết ở Cự Đồng diễn biến phức tạp, mùa mưa tập trung vào tháng 6, 7, 8, 9. Với lượng mưa lớn thường gây ra lũ ảnh hưởng đến sản xuất. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, thường gây ra hạn hán kéo dài. Tất cả những yếu tố đó ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông - lâm nghiệp, nhưng bên cạnh cũng có những thuận lợi là mưa nhiều, ẩm quanh năm, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1500 - 1800mm, nhưng lại phân bố không đều theo tháng. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%, cao nhất vào tháng 4 (87%), thấp nhất vào tháng 2 (79%). Có 2 hướng gió chính thổi trên địa bàn là gió đông nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió đông bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, thường kéo theo khí lạnh làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Nhìn chung thời tiết khí hậu thích hợp với cây trồng vật nuôi cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Những năm gần đây khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu đã ảnh hưởng trực tiếp đến nông - lâm nghiệp và đời sống dân cư.
4.Thủy văn
Nhiệt độ trung bình tối cao là 270C, ngày cao nhất là 390C.
Nhiệt độ trung bình tối thấp là 200C, ngày cao nhất là 40C.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1913mm, năm cao nhất là 2100mm, năm thấp nhất 1198mm. Lượng mưa ngày đêm lớn nhất 264mm. Số ngày mưa bình quân trong năm là 128 ngày.
Nguồn nước mặt : trong vùng có suối, lưu lượng nước chủ yếu tập trung vào mùa mưa, gây ra lũ lụt làm thiệt hại hoa màu, đường giao thông.
Ngoài ra còn một số ao hồ rải rác. Nguồn nước mặt hiện tại được sử dụng cho sản xuất lúa, chạy máy thủy điện nhỏ và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.
Nguồn nước ngầm : hiện tại chưa có khảo sát nhưng theo dõi các giếng nước đào của dân trong mùa khô, mực nước ngầm từ 8 - 10m.
5. Thổ nhưỡng.
Có 2 loại đất chính đó là :
Feralit nằm trên núi phân bổ ở độ cao > 500m.
Đất đỏ vàng hoặc nâu đỏ phát triển trên phiến sa thạch. Phân bổ ở độ cao < 500m có tầng canh tác 55cm - 60cm đất không kết vón.
Ngoài ra còn đất phù sa bồi tụ, đất này phân bổ ở các vùng thung lũng hẹp ven suối, thích hợp cho việc sản xuất lúa và các cây ngắn ngày, cây ăn quả.
6. Thảm thực vật.
Cự Đồng có diện tích đất lâm nghiệp còn khá lớn. Ở vùng đồi và núi cao thảm thực vật chủ yếu là rừng tái sinh, rừng đặc dụng, rừng khoanh nuôi ở các vùng đồng bằng và các triền đồi thấp thảm thực vật ở đây chủ yếu là cây trồng bạch đàn, keo tai tượng và các cây trồng ngắn ngày như lúa ngô, khoai, sắn, cây công nghiệp như chè và rau đậu các loại.
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI.
1. Dân số, lao động.
Tổng số nhân khẩu là : 4266 khẩu.
Tổng số hộ là : 960 hộ.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là : 1.3%
Dân tộc Mường là chủ yếu : 72,32%
Dân tộc Kinh và các dân tộc khác chiếm : 27,68%
Dân cư phân bố theo các chòm xóm thôn, bản.
2. Kinh tế.
a. Trồngtrọt.
- Cây lương thực trong xã chủ yếu là lúa và hoa màu là ngô, khoai, sắn.
- Tổng sản lượng lương thực bình quân đầu người trong xã là 373kg/người/năm.
- Ngoài lúa và hoa màu, trong xã còn có các loại cây ăn quả như cam, xoài, dứa, chuối, mít
- Cây công nghiệp như : Đậu, lạc, mía, chè
- Các loại rau xanh được trồng trong các hộ gia đình phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân.
b. Chăn nuôi.
- Chăn nuôi trong xã Cự Đồng chủ yếu là trâu, bò, lợn ngoài ra còn có gia cầm như gà, vịt.
- Chăn nuôi cũng là nguồn thu nhập đáng kể của nhân dân trong vùng.
c. Tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch, khai thác khoáng sản.
Tiểu thủ công nghiệp kém phát triển, có một số ngành nghề như mộc, nề, may mặc, chế biến lương thực thực phẩm như say sát gạo, làm đậu phụSố lao động tham gia các ngành nghề này còn thấp, việc làm không thường xuyên
Trong xã có một số ít hộ tham gia hoạt động thương mại và dịch vụ.
Hoạt động thương mại và dịch vụ chủ yếu tập trung ở các xã và một số hộ kinh doanh bán hàng với quy mô nhỏ, phục vụ sinh hoạt hàng ngày tập trung chủ yếu ở ven đường trục trung tâm xã. Việc giao lưu hàng hóa chủ yếu ở chợ Cự Đồng, hàng quán ven đường.
Hệ thống dịch vụ khác như y tế, thông tin tuyên truyền gặp nhiều khó khăn do ngân sách nhà nước còn hạn chế.
* Khu du lịch.
Tại ngã tư Minh Khai xã Cự Đồng là đường lên khu du lịch Thác Tải Hãn. Đây là thắng cảnh thiên nhiên đẹp, mùa hè là nơi thăm quan du lịch của nhiều người. Nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác. Nhân dân địa phương đề nghị các cấp có thẩm quyền triển khai đưa vào sử dụng khu du lịch.
* Khai thác khoáng sản.
Xã Cự Đồng có mỏ than bùn lộ thiên, thuộc khu đồi đá và lũng chanh với diện tích 16 ha. Địa phương đề nghị các cơ quan có chức năng khảo sát khai thác giúp.
d. Đời sống nhân dân.
Nguồn thu nhập chính của nhân dân trong xã Cự Đồng chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, số hộ có thu nhập dựa vào buôn bán và dịch vụ không đáng kể. Do đó với năng suất và sản lượng lương thực bình quân còn thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
3. Cơ sở hạ tầng.
a. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
* Giao thông.
Xã Cự Đồng nằm trên đường Tỉnh lộ 316 từ trung tâm Thị trấn Thanh Sơn đến tỉnh Hòa Bình.
Đường Xã Cự Đồng gồm :
- Đường liên huyện, từ Quyết Tiến đi Hoàng Xá - Thanh Thủy dài 3.5km.
- Đường liên thôn dài 23.5km.
- Đường Tỉnh lộ 16 từ cầu Khoanh Sanh đến cầu Đá Mài dài 4.5km.
* Thủy lợi.
Hệ thống thủy lợi chỉ có một ngầm tràn nhỏ, hầu hết diện tích đất canh tác trong vùng phụ thuộc vào thiên nhiên và dùng nước suối tưới tiêu, do đó năng suất lúa và cây trồng không cao.
* Cấp điện.
Điện lưới những năm gần đây đã được Đảng, nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm đưa điện đến khu trung tâm xã theo dự án WB, dùng thắp sáng cho nhân dân trong xã, phục vụ sinh hoạt và đời sống của dân.
* Cấp nước.
Trong xã hầu hết các hộ dân đều sử dụng nước giếng đào, một số hộ dân lấy nước từ khe núi, nguồn nước sinh hoạt của nhân dân trong vùng chưa đủ tiêu chuẩn là nước sạch.
* Hệ thống thông tin liên lạc.
- Có trạm truyền thanh thông tin được truyền tải đến nhân dân nhanh chóng, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu do hệ thống đường dây, loa còn thiếu, chất lượng không đảm bảo.
- Có bưu điện văn hóa xã. Việc thông tin liên lạc bên ngoài gặp nhiều khó khăn do chất lượng công trình còn kém. Nên gặp nhiều khó khăn trong việc thông tin liên lạc ảnh hưởng đến công tác quản lý và thực hiện các nhiệm vụ được giao.
b. Cơ sở hạ tầng trong xã.
* Giáo dục.
Có hệ thống trường học từ cấp Mầm non, tiểu học đến Trung học cơ sở hoàn chỉnh nhờ có chương trình 135 và chương trình chậm lũ sông đà. Có đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy, trình độ từ cao đẳng trở lên.
Bảng hiện trạng giáo dục xã Cự Đồng năm học 2006 - 2007
Số TT
Tên xã
Trường Tiểu Học
Trường TH Cơ sở
Trường Mầm Non
Số lớp
Số Hs
Số GV
Số lớp
Số HS
Số GV
Số lớp
Số cháu
Số Gv
1
Cự Đồng
21
477
30
13
477
25
7
125
14
* Về y tế:
Có trạm y tế nhưng nhà cửa đơn sơ, chỉ là nhà cấp 4 cũ, trang thiết bị y tế nghèo nàn.
Trạm y tế chỉ khám và chữa bệnh thông thường. Kinh phí đầu tư để xây dựng không có và mua các loại thuốc chữa bệnh. Đội ngũ cán bộ trạm còn chưa đảm bảo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở XÃ CỰ ĐỒNG - THANH SƠN - PHÚ THỌ.
- Tổng diện tích đất tự nhiên là 1651ha = 100%
Trong đó :
- Đất Nông nghiệp : 335,03 ha = 20.29%
- Đất Lâm nghiệp : 695.0 ha = 42.1%
Trong diện tích đất lâm nghiệp :
- Đất rừng tự nhiên là : 512,54 ha = 73.7%
- Rừng trồng là : 182,46 ha = 26.3%
1. Giao đất - giao rừng.
Trong những năm qua được sự lãnh chỉ đạo của các cấp, các ngành thực hiện chương trình giao khoán đất rừng đến hộ nông dân tự chăm sóc và trồng mới các loại cây lâm nghiệp. Khoanh nuôi và bảo vệ rừng tái sinh do trước đây tình trạng chặt phá rừng bừa bãi lấy gỗ và làm nương rẫy.
Với sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng chính quyền địa phương, cùng với sự nỗ lực của các ban ngành đoàn thể đã vận động cho nhân dân nhận khoán trồng mới phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trả lại màu xanh cho núi đồi. Vừa chống sói mòn, vừa bảo vệ môi trường mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cho người lao động. Người dân trong xã hăng hái nhận đất để trồng mới và nhận những diện tích rừng tái sinh để bảo vệ nuôi dưỡng.
Đến nay diện tích đất rừng và rừng tái sinh đã được giao khoán đến từng hộ. Rừng đã có chủ, các hộ tự bỏ vốn trồng mới các loại cây như Bạch đàn, keo và các loại cây khác, tự bảo vệ và chăm sóc rừng của mình.
Toàn xã có :
42 hộ được giao đất rừng đồi trồng cây lâm nghiệp.
4 hộ được giao nhận khoanh nuôi rừng tái sinh.
18 hộ được nhận đất trồng cây theo dự án 661.
2. Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở xã Cự Đồng từ 2001 - 2005.
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Diện tích trồng mới
182.46
182.46
182.46
182.46
182.46
Diện tích khoanh nuôi
512.54
512.54
512.54
512.54
512.54
Diện tích đất chưa sử dụng
512.54
512.54
512.54
512.54
512.54
3. Trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.
a. Dự án 661.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trồng mới 5 triệu ha rừng phòng hộ. Đảng ủy chính quyền địa phương đã vận động nhân dân và các ban ngành đoàn thể trong xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ nhận đất và trồng 182.46 ha đất trống đồi núi trọc, nhằm cải thiện kinh tế hộ gia đình và phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi trường sống.Giữ được độ màu mỡ của đất, chống soáy mòn, đảm bảo cho sinh hoạt, tưới tiêu và giữ được độ ẩm, độ phì nhiêu của đất, bảo đảm về kinh tế - xã hội, anh ninh quốc phòng.
b. Trồng cây phân tán.
Với những nhân tức của các hộ dân, để đảm bảo cho hiệu quả kinh tế vườn rừng các hộ đã tự trồng cây trên khu đồi vườn kém hiệu quả về sản xuất và các loại cây trồng không còn phù hợp với diện tích mà mình đang sử dụng. Đã ý thức tự bỏ vốn để gieo trồng cây lâm nghiệp vừa phủ xanh vườn đồi vừa mang lại hiệu quả kinh tế.
Tính đến nay diện tích trồng cây phân tán của cả xã Cự Đồng là 30 ha.
Xóm Đồn : 4 ha
Xóm Chón : 5 ha
Xóm Minh Khai : 12 ha
Xóm Đồng Cại : 6 ha
Xóm Đồng Nghìa : 3 ha
Từ những nhận thức trên cho ta thấy các hộ dân đã tận dụng việc bỏ hoang hóa của đất vườn rừng, để trồng cây lâm nghiệp vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa mang lại màu xanh độ phì nhiêu cho đất.
4. Phát triển hộ trang trại, kết hợp Nông - lâm nghiệp ở xã Cự Đồng.
Trong công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước ta được đánh dấu son từ năm 1986. Vì qua các kỳ đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII cùng các văn kiện nghị quyết của Trung ương đã đưa ra những chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là từ sau có nghị quyết 10/BCT về việc "Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp và vai trò của kinh tế hộ". Đã được xác nhận đó là khâu đột phá quan trọng trong công cuộc đổi mới nông nghiệp nông thôn. Đảng và nhà nước đã lãnh đạo thành công quá trình chuyển đổi toàn diện nền kinh tế tạo ra môi trường thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Việc ra đời luật đất đai năm 1993 và sửa đổi bổ xung năm 1998 và năm 2003 chỉnh sửa bổ xung hoàn thiện do đó đất nông nghiệp đã giao cho các tổ chức, hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài tại địa bàn xã Cự Đồng cơ bản đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất đồi rừng cho các hộ gia đình, từ đó các hộ đã tự chủ trong sản xuất kinh doanh và các hộ gia đình đã tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trên cơ sở tự chủ các hộ nông dân đã hình thành nên các trang trại được đầu tư vốn, lao động kỹ thuật với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn.
Đảng và nhà nước đã có các chính sách cụ thể để giảm thuế sử dụng đất cho nhân dân, hỗ trợ đầu tư vào sản xuất nông nghiệp bằng các nguồn vốn và các chương trình dự án để nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên mọi miền đất nước nói chung và xã Cự Đồng nói riêng. Cụ thể tăng cường nguồn vốn vay với chế độ ưu đãi, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư đưa các giống mới và kỹ thuật thâm canh mới vào sản xuất trên địa bàn xã.
Với việc ban hành Nghị quyết 170/HĐBT ngày 14/11/1988 của hội nghị Đảng bộ và Nghị quyết 05/NQTW khóa VII về việc khuyến khích phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và hình thành các mô hình kinh tế trang trại. Thông qua đó nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và đảm bảo quyền bình đẳng, quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của hộ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Nhà nước bảo hộ các quyền về tài sản và thu nhập hợp pháp của hộ gia đình, đồng thời cho phép các hộ gia đình thuê mướn lao động tùy theo quy mô và yêu cầu sản xuất. Việc mở ra cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã khuyến khích các hộ gia đình phát triển hàng hóa đa dạng và phong phú hơn trong đó có hàng hóa nông sản. Đây là điều kiện đảm bảo quyền tự chủ hoàn toàn của hộ gia đình nông dân trong hoạt động sản xuất kinh doanh họ đã tự chủ, tự lập, họ biết phải sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào là do nhu cầu tiêu dùng của thị trường quyết định và họ tự hạch toán kinh doanh tự tìm nguồn nhân lực sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm theo hướng có lợi nhất tạo hiệu quả kinh tế và có tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Một trong những điều kiện để phát triển kinh tế hộ trang trại, kết hợp nông - lâm nghiệp ở xã Cự Đồng là nhà nước ban hành nhiều chính sách thuận lợi hướng vào phục vụ, tháo gỡ những khó khăn cho các chủ trang trại như : chính sách về đất đai, chính sách về vốnDo đó đã thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.
Như vậy vai trò chủ động của hộ nông dân được củng cố và khẳng định rõ ràng hơn về mặt kinh tế. Nhìn chung các hộ nông dân đã dần loại bỏ kiểu sản xuất tự cung, tự cấp, từng bứơc chuyển sang sản xuất hàng hóa.Phát triển kinh tế hộ trang trại, kết hợp nông - lâm nghiệp ở xã Cự Đồng đã được hình thành và phát triển dựa trên các chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Chủ yếu là các hộ có điều kiện tích lũy về đất đai tiền vốn, đã chuyển sang phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế hộ gia đình.
Tóm lại phát triển kinh tế hộ trang trại, kết hợp nông - lâm nghiệp ở xã Cự Đồng đã được hình thành và phát triển dựa trên chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Chủ yếu là các hộ có diện tích đất đai, có vốn có hiểu biết về quản lý, khoa học kỹ thuật và tổ chức sản xuất kinh doanh. Dựa trên những đặc điểm và điều kiện kinh tế đất đai cho nên mô hình phát triển kinh tế hộ trang trại, kết hợp nông - lâm nghiệp đều có phương hướng sản xuất kinh doanh riêng của mình. Với mục đích cuối cùng là đem lại thu nhập cao trên cơ sở các nguồn lực và lợi thế sẵn có.
5. Khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Thực hiện chính sách giao đất, giao rừng theo chương trình, dự án 327. Từ những năm 1988, các tổ chức xã hội và nhân dân đã hăng hái nhận đất trồng cây theo dự án như bạch đàn, keo tai tượn, cây muồngTừ những kết quả mà các tổ chức và nhân dân đã trồng và nuôi dưỡng. Đến nay sản phẩm từ rừng, đồi của các hộ đã được khai thác, tiêu thụ đi nhà máy giấy. Trong cơ chế thị trường hiện nay người nông dân có thể tự do đem sản phẩm của mình bán ra thị trường. Tuy nhiên họ phải chịu thiệt thòi trong mua bán, tiêu thụ sản phẩm ra thị trường vì bị ép giá trong việc khai thác và tiêu thụ sản phẩm.
Để khắc phục tình trạng trên theo chúng tôi các cấp các ngành cần có các biện pháp, kế hoạch để thu mua giữa nhà máy với các hộ dân để tránh thiệt thòi cho người lao động. Từ đó có định hướng đầu tư khuyến khích người lao động và xây dựng, nâng cấp nhà máy chế biến, đảm bảo thu nhập cho kinh tế hộ gia đình và khả năng tái đầu tư mở rộng.
Đối với người nhận khoán trồng cây lâm nghiệp cần chú trọng những loại cây tương thích với công nghiệp chế biến và từng vùng đất đai được quy hoạch.
6. Kết quả hoạt động kinh doanh lâm nghiệp của một số hộ điển hình.
Trong những năm gần đây hực hiện chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Các hộ đã tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm, các mô hình VACR trong vùng. Đến nay toàn xã đã có 6 trang trại với mô hình nông - lâm kết hợp, từ những kinh nghiệm đó các hộ đã mạnh dạn đầu tư đưa các loại cây trồng xen giữa cây lâm nghiệp như chè, dứa, măng bát độ.v.vQua điều tra khảo sát thu nhập bình quân của các hộ đạt từ 30 - 45 triệu đồng.
Qua thời gian thực tập tại xã Cự Đồng . Em đã đến hộ Ông Đinh Quang Trung ở xóm Đồn là một trong những hộ điển hình về sản xuất kinh doanh lâm nghịêp. Với diện tích đất lâm nghiệp được nhà nước và địa phương giao 10ha sử dụng lâu dài. Hộ đã đầu tư hàng chục triệu đồng khai phá, ươm giống, phân bón, và các tư liệu sản xuất, quy hoạch trồng các loại cây lâm nghiệp xen vào đó là các giống cây chè, dứa, măng bát độ.v.v...Hộ đi học hỏi các mô hình ở các địa phương lân cận Với 5 lao động làm liên tục trong tháng và 5 - 10 lao động theo thời vụ, nhất là mùa thu hoạch chè. Ngoài những hoạt động kinh doanh lâm nghiệp hộ còn đầu tư đào đắp khe lạch với diện tích mặt nước là 526 m 2 . Nên đã tạo công việc ổn định cho hộ gia đình tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống, cung cấp thêm sản phẩm hàng hóa cho thị trường.
Kết quả hoạt động kinh doanh lâm nghiệp cho 1 ha
Chỉ tiêu
Đ.V.Tính
Mô hình
Dạng mô hình
Keo tai tượng
Dứa
Tổng giá trị sản xuất
Tr.đ
51
40
11
1. Diện tích
m2
10.000
10.000
10.000
2. Năng suất
m3/m2
-
0.02
Kg/m2
-
2,0
3. Sản lượng
m3
-
200
Kg
-
2000
4. Giá bán
1000đ/m3
-
200
1000đ/kg
-
0,55
Như vậy kết quả hoạt động kinh doanh lâm nghiệp của một số hộ đã có bước tiến khả quan làm cơ sở cho các hộ khác học tập mô hình phát triển kinh tế hộ, cải thiện cuộc sống và đáp ứng sự phát triển chung của đất nước.
7. Đánh giá chung kết quả, hạn chế, nguyên nhân.
Nhìn chung công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở xã Cự Đồng trong những năm gần đây đã được quản lý và sử dụng đúng mục đích. Độ che phủ và hiệu quả kinh tế đã mạng lại cho người sản xuất lâm nghiệp giữ được màu xanh của núi rừng. Bên cạnh những thành tựu trong công tác quản lý và sử dụng đất còn những hạn chế và nguyên nhân đó là :
- Sản phẩm đem bán ra thị trường thường bị tư thương ép giá.
- Việc cấp giấy quyền sử dụng đất cho các hộ sử dụng đất lâm nghiệp còn chậm nên người nông dân còn chưa mạnh dạn đầu tư.
- Việc giao đất sử dụng còn chồng chéo giữa địa phương với lâm trường, giữa hộ với hộ nên dẫn đến việc tranh chấp đất đai.
CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP XÃ CỰ ĐỒNG TỪ NĂM 2007 - 2010
I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. Quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp.
Xã Cự Đồng đến năm 2004 phấn đấu giao song đất rừng và đến 2010 không còn đất trống đồi núi trọc. Tập trụng lãnh đạo chỉ đạo và xây dựng tổ bảo vệ rừng, hoàn chỉnh quy ước thống nhất và tập huấn khoanh nuôi chống cháy rừng. Trồng mới 182.46 ha rừng và khoanh nuôi trồng dặm 5 ha đến năm 2010. Toàn xã hoàn thành song việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc đưa tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng lên 512.54 ha.
Quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp là một trong những công việc cần được triển khai nhanh gọn để đảm bảo cho công tác quản lý và sử dụng đất một cách hiệu quả. Từ đó có định hướng trồng mới và bảo vệ khoanh nuôi rừng tái sinh. Kết hợp với trồng xen các loại cây công nghiệp vừa đảm bảo cho độ che phủ, vừa mang lại hiệu quả kinh tế.
2. Kế hoạch giao đất giao rừng.
Nhanh chóng hoàn thành giao đất giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ, tổ chức cá nhân, tăng cường công tác quản lý quỹ đất khó giao, đất công ích, đất lâm nghiệp hiện xã đang quản lý chặt chẽ đúng quy hoạch được duyệt. Mở rộng diện tích đất lâm nghiệp bằng biện pháp khai hoang, hạn chế việc chuyển đất lâm nghiệp sang các mục đích phi nông - lâm nghiệp, đặc biệt là đất rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng. Tránh hiện tượng chặt phá bừa bãi gây sói mòn làm tổn hại đến nguồn tài nguyên của đất.
Tổng quỹ đất của xã Cự Đồng tính đến 2010.
Chỉ tiêu
Diện tích ( ha )
So với tổng diện tích (%)
Tổng diện tích tự nhiên
1651
100
Đất nông nghiệp
335.03
20.3
Đất lâm nghiệp
695.0
42.1
Đất chuyên dùng
76.86
4.7
Đất ở
31.57
1.9
Đất chưa sử dụng
512.54
31.0
* Đối với đất lâm nghiệp :
Việc giao đất giao rừng vừa là nội dung vừa là biện pháp hàng đầu để tổ chức lại sản xuất ngành lâm nghiệp, để bảo vệ và phát triển vốn rừng. Sử dụng có hiệu quả đất trống đồi núi trọc, kết hợp nông lâm với cây công nghiệp, phát huy chức năng phòng hộ, tạo công ăn việc làm thu hút lao động vào nghề rừng. Nâng cao đời sống của đồng bào vùng núi và toàn xã hội. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên đất lâm nghiệp, tài nguyên rừng thực hiện yêu cầu quốc kế dân sinh bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai đối với sản xuất và đời sống.
* Các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nông lâm nghiệp.
Kinh tế Nông - Lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy những chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước trong những năm qua đã có nhiều đổi mới như : chính sách giao đất, giao rừng ổn định lâu dài cho hộ nông dân sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp, và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng khai thác tốt mọi tiềm năng thế mạnh của vùng như các dự án phủ xanh đất trống đồi núi trọc (Dự án 327, dự án 661).
Trong lụât đất đai ban hành năm 1993 và sửa đổi năm 1998 (Điều 61) cho biết : Nhà nước khuyến khích và bảo vệ lợi ích của các tổ chức và các hộ gia đình thâm canh tăng năng suất cây trồng trên đất rừng, sử dụng đất trống đồi núi trọc, lập vườn theo quy hoạch. Trên tinh thần nội dung của các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các cơ quan, chính quyền, đơn vị sản xuất phải thực hiện theo các bước sau :
- Tổ chức quản lý sử dụng đất đai, chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
- Phổ biến kinh nghiệm sản xuất, thông tin khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ dân trí, cải tạo xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phục vụ sản xuất, bố trí nguồn lực khai thác và phát huy tối đa tiềm lực đất đai, lao động trong nông thôn, đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa và phát huy lợi thế so sánh của từng vùng.
* Xây dựng cơ sở hạ tầng.
Đây là biện pháp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chuyển nền nông nghiệp từ tự cấp tự túc sang nền sản xuất hàng hóa. Hiện tại cơ sở hạ tầng của xã còn nghèo nàn, mạng lưới điện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất và đời sống dân cư.
Mặt khác để phát triển kinh tế vườn đồi thì vấn đề thủylợi cần được đặc biệt quan tâm. Cần nghiên cứu cụ thể để tạo ra một số đập nhỏ dẫn nước từ suối cái lớn về thôn xóm phục vụ cho các hộ lấy nước tưới cho cây trồng.
* Giải pháp về đất đai.
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu được và cũng là mối quan tâm hàng đầu của các hộ gia đình và của các chủ rừng, do đó cần phải có những giả pháp cụ thể trong những thời gian tới.
Vấn đề giao đất giao rừng lâu dài cho các chủ rừng, chủ trang trại để phát huy hết tiềm năng hiệu quả sử dụng đất và đủ thời gian quay vòng đối với những trang trại trồng cây lâm nghiệp, cây lấy gỗ, cây ăn qủa cây công nghiệp để chủ rừng, chủ trang trại yên tâm chủ động phát huy hết tiềm năng của mình trên mảnh đất được nhà nước giao.
Vấn đề đất đai trong nông thôn của xã còn nhiều bất cập như : diện tích chưa sử dụng còn nhiều. Tiếp tục hoàn thiện chính sách giao đất giao rừng, tạo điều kiện cho các hộ tập trung đất đai phục vụ cho sản xuất quy mô lớn. Mặt khác để các hộ gia đình sử dụng đất đai có hiệu quả cần phải tiến hành quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp, đưa diện tích chưa sử dụng vào sản xuất.
Thực hiện việc tích tụ tập trung đất đâi với quy mô rộng thì mới có điều kiện sản xuất hàng hóa đối với các chủ rừng, chủ trang trại được lâm trường giao khoán đất được nhà nước tạo điều cho thuê lâu dài ổn định lâu dài theo luật định với những đất hoang đồi núi chọc khi giao đất nên khuyến khích bằng hình thức không phải nộp thuế , phụ phí trong một số năm nhất định .
Các cấp có thẩm quyền tại địa phương cần tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hợp pháp hóa quyền sử dụng đất cho các chủ rừng, chủ trang trại để họ yên tâm đầu tư vào sản xuất, tu bổ và khoanh nuôi. Đây là vấn đề mà các chủ rừng chủ trang trại rất quan tâm và bức xúc cũng là tiền đề cần thiết để các chủe rừng chủ trang trại bố trí đầu tư và sản xuất lâu dài .
Tóm lại để sản xuất đất đai một cách hợp lý, cần nhanh chóng đưa diện tích đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất vào sản xuất, đẩy mạnh việc phát triển theo từng vùng và theo các mô hình khác.
* Giải pháp về vốn.
Để khai thác tốt lợi thế về đất đai, tạo cho cây trồng sức sản xuất cao và bảo vệ môi trường, chúng ta có thể chuyển đổi hệ thống cây trồng cũ bằng hệ thống cây trồng mới với điều kiện hệ thống cây trồng mới phải có hiệu quả kinh tế cao hơn, tỷ trọng hàng hóa lớn hơn với mọi hệ thống nông, lâm nghiệp bền vững.
Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích như hỗ trợ một phần vốn đầu tư ban đầu cho các trang trại tạo điều kiện cho những trang trại được vay vốn ưu đãi với lãi xuất thấp, đảm bảo thời gian quay vòng của chu kỳ sản xuất, cần quan tâm hơn nữa đến các dự án phát triển kinh tế trang trại và tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, KHKT cho các chủ rừng, chủ trang trại.
Các ngân hàng cần phải điều chỉnh thủ tục vay vốn tránh rườm rà gây khó khăn cho người vay vốn.
Khuyến khích kêu gọi các dự án đầu tư hơn nữa để phát triển kinh tế trang trại ở vùng nông thôn có nhiều tiềm năng sẵn có. ưu tiên vùng sâu vùng xa các hộ nông dân nghèo có chí hướng làm giàu, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn ưu đãi với lãi xuất thấp, giúp họ về kiến thức để các đối tượng này tạo lập đưa họ thoát ra khỏi tình trạng đói nghèo.
* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Cự Đồng có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên trình độ lao động còn hạn chế. Do đó để đẩy mạnh sản xuất phát triển sản xuất cần tăng cường hơn nữa công tác truyền tập huấn kỹ thuật, phương thức canh tác, đặc biệt là kỹ thuật canh tác trên đất lâm nghiệp cho các hộ nông dân giúp các hộ xác định được cơ cấu cây
trồng, xác định được mô hình thích hợp trên diện tích đất của mình. Từ đó nâng cao năng suất lao động, từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân.
Chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp, giống cây, con mới. Đổi mới công nghệ, xác định cơ cấu cây trồng hợp lý cho từng vùng.
* Các chính sách khác.
Quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp mở rộng tới mỗi hộ gia đình tạo điều kiện thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau về vốn, kỹ thuật, thường xuyên tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin về các loại giống cây trồng mới thông tin về hình thức làm vườnđạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN.
Để phát triển mạnh nông, lâm nghiệp, khai thác và sử dụng có hiệu quả các loại đất lâm nghiệp, nhất là đất trống đồi trọc ở trung du, miền núi là một vấn đề cốt yếu nhằm bảo toàn đồng bộ cân bằng sinh thái và cải thiện điều kiện môi trường sống cho con người.
Sau một thời gian nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở xã Cự Đồng - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ chúng tôi thấy vấn đề nổi cộm hiện nay là :
Các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp hầu hết mới được hình thành, chủ hộ vừa tích lũy vốn, vừa tiếp cận thị trường, vừa mày mò để định hướng sản xuất nên không tránh khỏi những thất bại.
Sự liên doanh, liên kết giữa các gia đình sử dụng đất lâm nghiệp đã phát sinh trong quá trình sản xuất, giúp cho các mô hình trụ vững và phát triển tốt.
Phát triển các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp đã giải quyết được các vấn đề xã hội quan trọng là tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân nơi đây.
Trong các dạng hình canh tác trên đất lâm nghiệp của xã Cự Đồng - huyện Thanh Sơn thì mô hình nông lâm kết hợp và mô hình trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời còn góp phần chống soáy mòn cải tạo môi trường, môi sinh, phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
Căn cứ vào những tiềm năng, những hạn chế, khó khăn thuận lợi của việc phát triển các mô hình canh tác trên đất lâm nghiệp. Chúng tôi đã đưa ra một số khuyến cáo chủ yếu nhằm giúp bà con nông dân nơi đây nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp. Tùy thuộc vào trình độ canh tác và khu vực đất lâm nghiệp của mình, bà con nên bố trí cơ cấu cây, con hợp lý, mở rộng diện tích những cây trồng có giá trị kinh tế cao.
II. Ý KIẾN VÀ ĐỀ XUẤT.
1. Đối với hộ gia đình
Các hộ tuân thủ các quy trình sản xuất của từng loại cây trồng, việc bố trí cây trồng theo từng địa hình mà xã đã quy định. Tiết kiệm trong đầu tư sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trên đất lâm nghiệp, tuyệt đối chấp hành các quy định về giao nộp thuế, lệ phícủa Nhà nước và địa phương, các việc làm cụ thể là :
- Mở rộng các dạng hình canh tác theo khả năng của hộ.
- Mạnh dạn áp dụng các mô hình có hiệu quả có kinh tế cao, nông lâm kết hợp.
- Không ngừng nâng cao kiến thức quảnlý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất vườn đồi.
2. Đối với chính quyền địa phương.
Cần có những chính sách khuyến khích mở rộng quy mô phát triển các mô hình canh tác cho hiệu quả kinh tế cao trên đất lâm nghiệp, khuyến khích nông hộ mạnh dạn làm giàu qua việc sử dụng đất lâm nghiệp.
Cần sự chỉ đạo, lãnh đạo, phân vùng sản xuất. Cần phải tổ chức mạng lưới phục vụ, dịch vụ cho sản xuất như giống, phân bón, bảo hiểm cây trồng vật nuôi thu mua chế biến nông - lâm sản.
Khuyến khích mở rộng các hình thức hợp tác, liên kết giữa các hộ nông dân, trang trại và doanh nghiệp.
Cần quan tâm và có những chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ chuyên môn quản lý đất đai, đặc biệt là cán bộ địa chính xã theo học những lớp đào tạo ngắn, dài hạn theo chương trình của bộ giáo dục đào tạo. Để có những kiến thức kịp tiến độ với chuyên môn quản lý ở vùng sâu, vùng xa, cùng với thời đại đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Đối với nhà nước.
Cự đồng là một xã nghèo của huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ cơ cở hạ tầng còn yếu kém đặc biệt là giao thông thủy lợi, do đó nhà nước cần có những ưu tiên phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng. Từ đó phát huy và khai thác triệt để tiềm năng đất đai nhất là đất lâm nghiệp của huyện. Nhà nước cần có những chính sách đầu tư vốn xây dựng và tổ chức hệ thống khuyến nông, khuyến lâm giúp nông dân có điều kiện tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
Hình thành các cơ sở sản xuất chế biến nông - lâm sản để bao tiêu sản phẩn tại chỗ. Nhà nước nên có chính sách bảo hộ việc sản xuất hàng hóa nông - lâm sản của các chủ rừng, chủ trang trại và có chính sách khuyến khích người sản xuất, người tiêu thụ hàng hóa nông lâm sản, chống hiện tượng tư thương ép giá.
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
LỜI NÓI ĐẦU
1
1. Tính cần thiết của đề tài
1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2
3. Phương pháp nghiên cứu
2
4. Phạm vi nghiên cứu
2
5. Địa điểm nghiên cứu
2
PHẦN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG LÂM NGHIỆP
3
I. Khái niệm, vị trí và vai trò của đất đai trong lâm nghiệp
3
1.1 khái niệm.
3
1.2 Vị trí, vai trò của đất đai
4
II.Một số nội dung quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã
8
2.1. Sự cần thiết về mặt pháp lý của quản lý và sử dụng đất đai
8
2.2 . Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ở xã
10
2.3. Thực hiện giao đất, giao rừng, giao đất khoán rừng.
13
2.4. Một số căn cứ khác.
14
2.5. Phát triển loại hình kinh doanh lâm nghiệp theo hướng lâm nghiệp trang trại
15
2.6. Thực hiện tốt và thường xuyên công tác khuyến nông, khuyến lâm.
17
2.7. Thu hoạch, khai thác chế biến lâm sản.
20
2.8. Tăng cường năng lực cán bộ địa chính xã.
20
III. Phương pháp và trình tự quản lý và sử dụng đất đai.
21
1. Phương pháp quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp.
21
1.1. Phương pháp kết hợp phân tích định tính và định lượng
21
1.2. Phương pháp phân tích vĩ mô và phương pháp phân tích vi mô
22
1.3. Phương pháp toán kinh tế, dự báo và ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý và sử dụng đát đai.
22
1.4. Phương pháp cân bằng tương đối
24
2. Nội dung và trình tự lập kế hoạch sử dụng đất đai
24
2.1. Chuẩn bị điều tra cơ bản.
24
2.2. Phân tích điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
25
3. Đánh giá tình hình quản lý hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai và tính thích nghi của đất đai.
28
4. Dự báo dân số và nhu cầu đất đai
31
5. Phương án quản lý và kế hoạch sử dụng đất.
35
IV. Mối quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất với các loại quy hoạch khác
37
1. Quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
37
2. Quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất với dự báo và chiến lược sử dụng đất
37
3. Quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất với quy hoạch phát triển lâm nghiệp
38
4. Quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất với quy hoạch các ngành
38
5. Quan hệ giữa quản lý và sử dụng đất cả nước với quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương.
39
PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở XÃ CỰ ĐỒNG - THANH SƠN - PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001 - 2005.
39
I. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên
39
1. Vị trí địa lý
39
2. Địa hình
39
3. Khí hậu và thời tiết
40
4. Thủy văn
40
5. Thổ nhưỡng
41
6. Thảm thực vật
41
II. Điều kiện kinh tế - xã hội
41
1. Dân số, lao động
41
2. kinh tế
41
3. Cơ sở hạ tầng
43
III. Thực trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ
44
1. Giao đất giao rừng
45
2. Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở xã Cự Đồng từ 2001 - 2005
45
3. Trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ rừng
46
4. Phát triển hộ trang trại, kết hợp nông - lâm nghiệp ở xã Cự đồng
46
5. Khai thác, chế biến tiêu thụ sản phẩm
48
6. Kết quả hoạt động kinh doanh lâm nghiệp của một số hộ điển hình
49
7. Đánh giá chung kết quả, hạn chế, nguyên nhân
50
PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ ĐẤT LÂM NGHIỆP TỪ 2007 - 2010.
51
I. Giải pháp thực hiện
51
1. Quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp
51
2. Kế hoạch giao đất giao rừng
51
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
55
I. Kết luận
55
II. Ý kiến và đề xuất
56
1. Đối với hộ gia đình
56
2. Đối với đất địa phương
56
3. Đối với nhà nước
57
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7742.doc