Đề tài Thực trạng quảng cáo qua mạng ở Việt Nam hiện nay

Qua việc nghiên cứu và làm đề án này em đã hiểu rõ hơn về quảng cáo trực tuyến. Quảng cáo trên mạng có rất nhiều lợi thế mà các loại hình quảng cáo khác không có được như: tính cập nhật, lượng thông tin và hình ảnh đăng tải nhiều hơn rất nhiều, thời gian quảng cáo có thể nói là không có giới hạn. Quảng cáo trên mạng có rất nhiều công cụ để hỗ trợ nó như website quảng cáo, email-marketing, các banner, Tuy nhiên để sử dụng sao cho các công cụ này phát huy hiệu quả tốt thì không phải là đơn giản, có rất nhiều nguyên tắc cần tuân theo và người làm quảng cáo đôi khi rất dễ mắc phải. Hiện nay ở nước ta thị trường này đang bắt đầu phát triển và Việt Nam được xem như là một thị trường đầy tiềm năng về mạng Internet. Đây chính là điều kiện thuận lợi để cho quảng cáo trên mạng phát triển. Tuy nhiên hiện nay nó vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Nhưng điều cũng có thể hiểu được vì ngành quảng cáo nói chung và quảng cáo trên mạng nói riêng là một ngành nghề non trẻ, mới chỉ có vài chục năm phát triển đặc biệt là quảng cáo trực tuyến mới chỉ phát triển vài năm trở lại đây so với bề dày lịch sử phát triển hàng trăm năm của ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo nói riêng của các nước tiên tiến trên thế giới. Vì vậy chúng ta có một khoảng xa với trình độ của họ song chúng ta cần phải tận dụng lợi thế của người đi sau, rút ra những bài học kinh nghiệm của người đi trước cộng với thị trường tiềm năng rộng lớn thì ngành quảng cáo trên mạng của chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ và thành công. Trong đề tài này em cũng đã có một cuộc điều tra nhỏ về sự quảng cáo trên mạng hiện nay ảnh hưởng thế nào đến hành vi mua sắm của thanh niên, giới trẻ - tầng lớp tiếp xúc nhiều với Internet hiện nay. Cuộc điều tra này vẫn mắc phải những sai sót nhất định như do hạn chế như quy mô của mẫu quá nhỏ đế có thể phản ánh chính xác được mẫu, thiếu kinh nghiệm và chuyên môn trong quá trình lập bảng hỏi và phỏng vấn làm giảm tính chính xác của kết quả nghiên cứu. Nhưng nhìn chung kết quả cho thấy lượng thanh niên tiếp xúc với mạng là rất cao và có một số người đã quan tâm và chú ý đến quảng cáo trên mạng. Đây là những dấu hiệu đáng mừng cho quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam.

doc43 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quảng cáo qua mạng ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó lại khi muốn quay trở lại trang cũ. 3.2. Logo Logo không phải là thương hiệu mà Logo chỉ tượng trưng cho thương hiệu. Logo chính là ấn tượng bên ngoài đại diện cho thương hiệu, nó làm cho người khác tìm đến, nhớ đến và nhận rõ doanh nghiệp trong hàng triệu những công ty kinh doanh khác. Khi người ta nghĩ đến một thương hiệu nào đó, hình ảnh đầu tiên thường chính là logo (biểu trưng). Trong khi logo không phải là thương hiệu thì việc sử dụng mẫu mã và hình dáng của nó sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp. Một logo tuyệt vời có thể mang đến cho doanh nghiệp một sức mạnh không tưởng và đóng góp trực tiếp vào doanh thu. Mặt khác, một logo tệ hại rất có thể dẫn đến sự thất bại to lớn của doanh nghiệp. Một logo tượng trưng cho những lời hứa mà công ty thực hiện với khách hàng. Khi thay đổi hay thay thế logo có thể gây thiệt hại cho việc tiếp thị, thương hiệu, quảng cáo của doanh nghiệp, lòng trung thành của khách hàng và việc bán hàng tức thời, ngắn hay dài hạn. Sự khẳng định thì vẫn nằm ngoài việc thành công hay thất bại của logo mới. Một logo mới hiệu quả thông thường sẽ làm lu mờ đi di sản công ty. Một điều chắc chắn rằng: một logo mới làm cho doanh nghiệp trông như một doanh nhân mới kinh doanh, và bị đánh giá là thiếu kinh nghiệm. Logo được nhận diện đầu tiên bởi hình dạng rồi đến màu sắc. Những logo đẹp thì đơn giản, chúng phải được nhận ra nhanh chóng giữa biển logo được thấy mỗi ngày. Hình dạng logo phải giản dị, dễ đọc và nhạy cảm. Những logo phức tạp thường khó nhận biết. Những thiết kế rất đơn giản, độc nhất vô nhị thì có hiệu quả nhất nhưng rất khó thiết kế. Mục đích của logo là để người ta nhớ đến nó, giống như từ, càng đơn giản càng tốt. Ngoài ra, có những ngoại lệ đơn giản trong việc thiết kế logo. Một logo phức tạp nhưng đẹp thì yếu tố chính vẫn phải rõ ràng. Chúng ta nhận biết logo bởi hình dáng rồi mới đến màu sắc vì vậy, khi doanh nghiệp muốn thiết kế logo phức tạp thì hình dáng logo vẫn phải dễ dàng nhận ra bởi cái nhìn thoáng qua. Việc xây dựng và lựa chọn logo không phải là đơn giản. Dưới đây là bảy bí quyết chọn logo Đừng chọn biểu trưng quá sai lệch Đam mê và thích thú: Vì đây là hình ảnh gắn bó lâu dài với thương hiệu, nên bạn không thể thích trong chốc lát. Sự đam mê và tâm đắc mãnh liệt dồn hết vào logo sẽ làm sáng bừng thương hiệu. Dễ nhận biết, đưa ra một hình ảnh đơn giản nhưng ấn tượng và dễ nhớ Uyển chuyển: Màu sắc phải gây ấn tượng mạnh, luôn giữ được bản gốc. Kích thước của logo có thể dễ dàng phóng to, thu nhỏ. Đặc biệt, hãy tạo ra một hình ảnh ấn tượng trong mọi bối cảnh xuất hiện: quảng cáo báo đài, quà khuyến mại, website... Thu thập ý kiến: đưa logo cho bạn bè, người thân xem để họ cho ý kiến. Những phản hồi sẽ giúp nhìn lại logo sáng suốt hơn Không quá lãng phí: Một logo đơn giản, có ý nghĩa vẫn hay hơn rườm rà, vô nghĩa. Vì thế, không nên quá lãng phí thời gian và tiền bạc vào việc này. Chọn nhà thiết kế chuyên nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên đưa ra ý tưởng riêng, để logo mang đậm phong cách và ấn tượng của mình. 3.3. Pop-up Đây cũng là một trong những hình thức quảng cáo song nó gây khó chịu nhiều cho người sử dụng mạng. Khi đang truy cập Internet, nghe nhạc, xem phim hoặc truy cập vào một website nào đấy các cửa sổ quảng cáo cứ nhảy ra (Pop-up Windowns gọi tắt là pop-up) gây khó chịu cho người dùng. Và hiện nay đã có nhiều phần mềm để ngăn chặn pop-up, do vậy đây là hình thức các công ty ít nên dùng vì nó khó có thể đến với người đọc và nếu đến được thì thậm chí lại có thể gây phản cảm đối với công ty. II. Thực trạng quảng cáo qua mạng ở Việt Nam hiện nay Với tốc độ tăng trưởng tỷ lệ người sử dụng Internet là 123,4%/năm (cao nhất trong khu vực ASEAN), đạt 1,9 triệu thuê bao Internet và gần 5,9 triệu người sử dụng trong năm 2004, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển TMĐT. Theo dự báo về mức tăng trưởng thị trường công nghệ thông tin Việt Nam của IDG, trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008, mức chi tiêu cho công nghệ thông tin của Việt Nam nằm trong tốp 10 nước đứng đầu thế giới và sẽ vượt qua Trung Quốc với tỷ lệ tăng trưởng đạt 16%. Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia rất nhanh nhạy với mô hình kinh doanh trực tuyến. Theo đó quảng cáo trên mạng cũng là một hình thức chắc chắn sẽ rất phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên đó mới chỉ là phỏng đoán trong tương lai, còn hiện giờ thực trạng quảng cáo trực tuyến vẫn còn nhiều vấn đề và khó khăn 1. Hiện trạng của quảng cáo qua mạng ở Việt Nam hiện nay Nhìn chung quảng cáo qua mạng ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế và bất cập. Trên các trang báo điện tử hiện nay có hai hình thức quảng cáo chính là banner (băng quảng cáo) và pop-up. Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ quảng cáo sẽ phải liên hệ với tòa soạn và mua vị trí đặt quảng cáo theo tuần, tháng, quí hoặc năm. Kiểu tính phí này được đưa ra lần đầu ở báo điện tử VnExpress khi báo này ra đời vào năm 2000 và trở thành mẫu mực để các website lớn khác áp dụng theo. Trong đó giá của các banner và logo quảng cáo được tính dựa trên căn cứ lấy giá quảng cáo trung bình trên một số tờ báo in thông dụng trong nước chia cho diện tích trang báo quảng cáo để ra giá quảng cáo trung bình của một centimet vuông trên báo chí Việt Nam, từ đó nhân lên diện tích tương ứng của banner và logo để tính ra giá quảng cáo của chúng trên trang báo trực tuyến. Cách tính giá này là sự sao chép của quảng cáo tấm lớn (billboard) vào môi trường trực tuyến và bộc lộ nhiều bất cập. Với cách tính phí này các doanh nghiệp không biết được mức độ hiệu quả của quảng cáo. Hơn nữa, khi có sự cố như nghẽn mạng, website bị tấn công từ chối dịch vụ... phần thiệt hại lại thuộc về doanh nghiệp vì chủ các báo điện tử này sẽ không chịu trách nhiệm gì, lúc đó dù số lượng truy cập bị giảm rất nhiều, thậm chí bằng không thì doanh nghiệp vẫn phải trả tiền quảng cáo như bình thường. Trong khi đó trên thế giới đang có hai khuynh hướng chính: tính phí theo số lượt quảng cáo (pageviews) trên mỗi 1.000 lần xem (CPM - Cost Per Thousand Impression) và tính phí theo giá trị của mỗi click vào quảng cáo (CPC - Cost Per Click). Việc áp dụng các loại hình này mang lại hiệu quả cao hơn cho khách hàng, vì họ chỉ phải trả tiền cho những lần quảng cáo đến được với người đọc hoặc được người đọc click vào banner dẫn đến trang web của họ. Quảng cáo bằng banner theo kiểu Việt Nam còn lạc hậu ở chỗ tính định hướng của nó rất thấp. Các banner thường chỉ cố định ở một chỗ, theo từng chuyên mục của website và nằm yên đó, không thay đổi dù nhiều khi bài viết nằm dưới nó liên quan rất ít, thậm chí chẳng liên quan gì đến sản phẩm được quảng cáo. Nhược điểm này đã được các công nghệ quảng cáo quốc tế khắc phục từ rất lâu. Chẳng hạn công nghệ AdSense của Google có thể "đọc" thông tin trên trang web và đưa lại các quảng cáo có liên quan đến nội dung của trang. Một yếu tố khác khiến quảng cáo trực tuyến Việt Nam kém phát triển hơn các nước khác là sự nghèo nàn, đơn điệu về hình thức. Ngoài banner và pop-up, hầu như không thể tìm thấy loại hình quảng cáo nào khác. Trong khi đó trên thế giới, nguồn thu chính trong quảng cáo trực tuyến lại là dịch vụ tìm kiếm. Ngoài ra còn có rất nhiều dạng quảng cáo khác cho doanh nghiệp lựa chọn ngoài banner và logo như: web video, điều tra trực tuyến (online survey), quảng cáo bằng các nội dung đa phương tiện (rich media) lồng ghép như quảng cáo trong trò chơi điện tử (in-game ads), quảng cáo trong các tập tin âm thanh và hình ảnh truyền phát trực tiếp (in-streaming ads)... Ngoài ra khó khăn của quảng cáo qua mạng ở Việt Nam ngoài do công nghệ chưa tiên tiến, trình độ, tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm quảng cáo chưa cao, mà còn do nhận thức của khách hàng. Nhiều chù doanh nghiệp quảng cáo trên mạng có thể đủ sức để thực hiện được cách tính giá CPM và CPC như trên thế giới tuy nhiên lại không thể thực hiện vì các doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự tin tưởng vào tính trung thực trong kinh doanh của nhau. Hiện nay chỉ có một vài tờ báo điện tử lớn làm ăn có lãi, còn lại hầu hết vẫn phải chịu lỗ để tiếp tục phát triển trong tương lai. Các website của Việt Nam còn rất hay mắc lỗi là quá chú trọng vào nguồn thu quảng cáo từ việc cho đặt banner, cho nên các trang đó không còn mang tính thẩm mỹ cũng như nét đặc trưng của mình khiến người truy cập vào trang web thấy lộn xộn rối mắt, có cảm tưởng trang web chỉ mang tính thương mại đơn thuần thiếu độ tin tưởng. Dù còn nhiều hạn chế và khó khăn như vậy nhưng các chuyên gia trong ngành đều dự đoán rằng quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới, có thể giành được thị phần đáng kể so với các loại hình quảng cáo truyền thống. Tuy nhiên, để có sự tăng trưởng lành mạnh, thị trường này cần được định hướng bởi các chính sách rõ ràng hơn và rất cần có một công ty quảng cáo trực tuyến chuyên nghiệp tầm cỡ ở Việt Nam, đủ sức làm thay đổi nhận thức của khách hàng. 2. Thái độ của các doanh nghiệp Việt Nam đối với quảng cáo qua mạng. Hiện nay ở Việt Nam đã có một số công ty, doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng đến việc quảng cáo về doanh nghiệp của mình trên mạng, nhiều doanh nghiệp đều đã lập website riêng của mình và cũng đã có những hoạt động để tiếp thị trang web của mình. Ví dụ như một trong những website có số truy cập lớn nhất Việt Nam hiện nay như Tuổi Trẻ (www.tuoitre.com.vn), Thanh Niên (www.thanhnien.com.vn) đã tận dụng triệt để lợi thế của mình từ tờ báo viết để thu hút đọc giả đến với báo điện tử. Một ví dụ khác về thành công trong việc quảng bá trang web của mình qua banner là www.24h.com.vn. Nhà quản trị trang web đã sử dụng rất nhiều banner, poster đặt tại những nơi công cộng và tại các trường đại học để thu hút sự chú ý của mọi người. Ngoài ra, hàng tháng - thậm chí hàng tuần, họ đều gửi thư ngỏ (in màu offset) gửi đến các doanh nghiệp. Đây chính là một trong những nguyên nhân tạo ra hiệu quả to lớn để 24h.com.vn tăng đột biến về số lượng truy cập. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể đặt đường link về trang web của mình ở các website lớn để tăng lượng người biết đến website của doanh nghiệp. Với một doanh nghiệp lớn như Diễn Đàn Tin Học (www. Ddth.net), www.quantrimang.com hay www.manguon.com thì có một đường link đến website của mình là việc làm đầy hiệu quả và có ý nghĩa. Tuy nhiên tình trạng nói chung hiện nay ở Việt Nam là các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa mặn mà với quảng cáo trực tuyến. Loại hình quảng cáo này gần đây có tăng lên nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Sức ảnh hưởng của nó còn rất khiêm tốn và hạn chế, chưa xác định được hiệu quả rõ ràng, chưa phát huy hết khả năng mà quảng cáo trực tuyến có thể mang lại. Hiện nay công nghệ thông tin vẫn đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, việc sử dụng băng thông rộng ngày càng phổ biến, số lượng người tiếp xúc với web tăng mạnh và mở rộng ở nhiều lứa tuổi hơn vì thế quảng cáo trên Internet ngày càng được chú trọng và trở thành sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp chú trọng thương mại điện tử muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên có rất nhiều doanh nghiệp đến với hình thức này mới là nhằm thăm dò hơn là đặt niềm tin vào hiệu quả thực sự của nó. Dạng quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam hiện nay phổ biến nhất là đặt banner và logo trên các báo điện tử qua hình thức động hoặc tĩnh. Các doanh nghiệp chú ý đến là hình ảnh đẹp mắt và sinh động, chi phí rẻ, thời gian hiển thị lâu, tính tương tác cao nhờ các đường dẫn kết nối đến website và thông tin có thể thay đổi dễ dàng - những đặc điểm nổi trội mà báo đài, tạp chí và truyền hình không làm được. Tuy nhiên nó lại có nhược điểm là việc xác định số người xem quảng cáo là không rõ ràng vì các báo điện tử tính phí theo hình thức trả trước chứ không tính theo số lần chuột vào banner, logo. Quảng cáo trên mạng có số lượng người xem lớn, độ bao phủ lớn nhưng hiện nay người truy cập thường là không để ý đến các logo, banner quảng cáo khi lướt web mà chủ yếu là để đọc thông tin. Cũng có một số người cho biết họ tìm thấy thông tin về công ty từ các banner đặt trên báo điện tử nhưng so với quảng cáo trên truyền hình và báo giấy thì lượng người này là rất thấp, điều này cũng lý giải một phần vì sao các công ty thường chỉ dành một khoảng chi phí nhỏ so với các hình thức quảng cáo khác. Hiện nay, ở nước ta những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, phát triển thương mại điện tử hoặc những sản phẩm, dịch vụ hướng đến khách hàng là doanh nhân, cư dân mạng... quan tâm đến quảng cáo trên Internet nhiều hơn. Nếu như trong những năm đầu tiên, quảng cáo trực tuyến của Việt Nam chỉ có một vài hình thức nghèo nàn thì nay nhiều công ty đã chú ý đến yếu tố công nghệ và đưa ra nhiều lựa chọn đa dạng cho khách hàng. Đó là các hình thức: đặt banner, logo, pop-up; quảng cáo dưới hình thức phỏng vấn trực tuyến, trong bản tin newsletter; trong các nội dung đa phương tiện (multimedia), qua các tập tin âm thanh, hình ảnh truyền phát trực tiếp... Tuy thế, loại hình quảng cáo trực tuyến được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam vẫn là đặt banner lớn và logo.Hầu hết banner, logo trên các báo điện tử hiện nay thuộc về ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông, công ty chuyên kinh doanh linh kiện thiết bị máy tính, thiết bị kỹ thuật số Siêu thị điện thoại chính hãng Axmobile.com dành hơn 30% chi phí quảng cáo của công ty cho quảng cáo trực tuyến trên các báo điện tử. Giám đốc siêu thị - ông Nguyễn Hồng Hiền Nhân cũng nhận thấy loại hình này cho phép kết nối dễ dàng, nhanh chóng đến trang chủ của công ty chỉ cần click chuột. Lượng người truy cập vào website tăng đáng kể cùng lúc với khách hàng đến siêu thị đông hơn. Tuy nhiên, ông vẫn phải cân nhắc và suy nghĩ rất kỹ trước khi quyết định tăng thêm chi phí quảng cáo trên mạng. Khi chọn đăng ký dịch vụ quảng cáo trên các trang trực tuyến thì thứ hạng của website, lượng người truy cập, đối tượng của nhà cung cấp dịch vụ, nội dung, hình thức thông tin, giá cả là các tiêu chí rất được chú trọng. Hiện nay, một số doanh nghiệp đã quan tâm nắm bắt xu hướng tìm kiếm thông tin trên Internet của giới tiêu dùng hiện đại để đề ra chiến lược cụ thể và lên kế hoạch đầu tư chi tiết. Tùy thời điểm, kế hoạch quảng bá, thị trường mục tiêu và đối tượng mà sản phẩm, dịch vụ nhắm đến thuộc giới trẻ hay doanh nhân thành đạt mà doanh nghiệp chọn lựa nội dung thông tin hiển thị cũng như website quảng cáo cho phù hợp. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu đầu tư mạnh cho website và việc trao đổi banner, đặt logo với các site khác cũng trở nên phổ biến. Nếu như quảng cáo trên các banner, logo chưa thật sự được đầu tư mạnh thì hình thức quảng cáo tìm kiếm (search) cũng chỉ mới bắt đầu. Khi người truy cập gõ một từ khóa (keyword) như doanh nghiệp đã đăng ký trước với nhà cung cấp dịch vụ, lập tức đường dẫn tới trang quảng cáo đó được hiện lên và mỗi cái click chuột đến đường link này sẽ được tính phí, ngoài khoản phí cố định. Hình thức trả tiền theo số lần click chuột (P4P) này là hợp lý nhưng chưa chắc số lần kích chuột nhiều hơn nghĩa là trang chủ của doanh nghiệp quảng cáo được quan tâm nhiều hơn. Lý do là quảng cáo thể hiện theo định dạng của nhà cung cấp dịch vụ có thể không mấy thu hút và người truy cập có thể click chuột và đóng lại chỉ sau vài giây mà không quan tâm đến nội dung thông tin hay thậm chí là tên của website. Quảng cáo dưới hình thức nhà tài trợ (sponsored link) trên trang tìm kiếm Google cũng đã được một số doanh nghiệp tham gia như Siêu thị 24, công ty điện thoại Vân Chung, nhà sách Sông Hương... Ưu điểm của hình thức quảng cáo trực tuyến này là có thể quảng bá rộng rãi. Khác với các loại hình trên, hầu hết cá nhân, doanh nghiệp đều không ngần ngại chọn một website để quảng cáo rao vặt. Đây là cách thức mà người mua và người bán gặp nhau thuận tiện và nhanh nhất. Hơn nữa, quảng cáo rao vặt hoàn toàn miễn phí cũng chính là yếu tố khiến giới mua bán hàng ngày càng ưa chuộng. Loại hình này trở nên phổ biến và tăng trưởng mạnh. So với đầu năm 2005 thì lượng quảng cáo đã tăng lên 40%. Trong tương lai theo các chuyên gia dự đoán thì trong vòng 3 năm nữa quảng cáo trực tuyến sẽ bùng nổ tại Việt Nam. Nhưng hiện tại, doanh thu của quảng cáo trực tuyến còn thấp, khả năng quản lý của Nhà Nước còn hạn chế trong khi các website và diễn đàn của cá nhân, doanh nghiệp đều mong muốn được cấp phép bán dịch vụ quảng cáo trực tuyến. Một trong những nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp Việt Nam ngần ngại đầu tư vào quảng cáo trực tuyến là tính hiệu quả của nó, hiện nay tính hiệu quả của quảng cáo trên mạng vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam tin tưởng và khó xác định. Công ty máy tính CMS chỉ dành khoảng 10% ngân sách quảng cáo hàng năm cho quảng cáo trực tuyến. Các logo, banner, pop-up trên mạng được hiện diện thường xuyên hơn so với các mẩu quảng cáo trên truyền hình, phát thanh (vì truyền hình, phát thanh phụ thuộc vào giờ phát sóng), do vậy lượng độc giả của quảng cáo trực tuyến ngày càng lớn. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn hạn chế. Doanh nghiệp nhận thấy quảng cáo trực tuyến chỉ hiệu quả khi đặt các banner lớn ở trang chủ. Đối với các trang còn lại hiệu quả chỉ vừa phải. Nhưng quảng cáo banner ở trang chủ khá cao và ngày càng tăng. Song cũng có một số công ty có cái nhìn nhận hiệu quả của quảng cáo trực tuyến ở mức cao hơn (công ty KiemViec.com). Nhưng doanh nghiệp nói chung đều công nhận ba phương tiện quảng cáo hàng đầu hiện nay là truyền hình, mạng Internet và báo giấy. Truyền hình vẫn giữ vị trí số một vì hầu như hộ dân nào cũng có TV. Còn vị trí của mạng Internet và báo giấy có sự thay đổi giữa các doanh nghiệp. Nhưng chúng ta có thể thấy ngay là , Internet tỏ ra vượt trội hơn báo giấy về số lượng độc giả và giá. Chúng ta có thể làm một phép so sánh dựa trên số liệu thực tế hiện nay, một tờ báo giấy trung bình xuất bản khoảng 300.000 bản. bỏ đi 50.000 tờ không bán hết, còn 250.000 tờ đến tay người tiêu dùng. Trong số đó, chỉ có khoảng 200.000 người quan tâm xem quảng cáo, và trong 200.000 người đó chắc chắn không phải tất cả đều thuộc các thành phần có khả năng mua sản phẩm đọc quảng cáo. Trong khi đó, khoảng 1,5 triệu người thuê bao Internet đảm bảo phải có thu nhập tương đối cao. Trừ đi 100.000 các điểm dịch vụ và không tính những người duyệt web tại các điểm dịch vụ Internet, còn khoảng 1,3 triệu độc giả trực tuyến có thu nhập khá so với 200.000 bạn đọc quảng cáo giấy có phân khúc thu nhập khác nhau là một chênh lệnh lớn. Hơn thế, trên báo giấy, giá một mẩu quảng cáo có độ lớn bằng nửa tờ báo khoảng 20 triệu đồng/ngày, lớn hơn nhiều so với một banner lớn của VnExpress giá 40 triệu đồng/1 tháng. Đồng thời, chỉ cần nhấp chuột vào, người đọc sẽ được đưa đến website của DN và có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm. Còn quảng cáo trên báo giấy buộc người đọc phải nhớ thông tin, sau đó phải gọi điện thoại hay gõ điạ chỉ Internet để truy cập. Thế nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn tâm lý ngần ngại khi đầu tư vào quảng cáo trực tuyến vì họ sợ rằng hiện nay ảnh hưởng của quảng cáo đến người tiêu dùng là chưa cao. Ngoài ra tuy ưu điểm của Internet là giá thành rẻ nhưng nếu không biết tính toán hợp lý và quảng cáo một cách có kế hoạch và chiến lược thì có khi doanh nghiệp đã đốt tiền vô ích. Ở Việt Nam cũng có một số công ty mắc phải hiện trạng này. Nhiều DN đầu tư xây dựng website, mua tên miền, thuê dịch vụ lưu trữ website và cho rằng như vậy đã là xong. Tuy nhiên, các chi phí nói trên không đáng kể mà chi phí quảng bá (marketing), thu hút người dùng truy cập vào website của doanh nghiệp và chi phí bảo trì website mới là đầu tư đáng kể. Không ít website đã thất bại vì lý do này. Do vậy các doanh nghiệp nên đặt quảng cáo trên các website có lưu lượng người dùng lớn, từ đó kéo người dùng về website của mình theo các đường dẫn (links). “ww.thegioimobi.com.vn” (TGMB) là một ví dụ về vai trò marketing hiệu quả của quảng cáo trực tuyến và mạng Internet, TGMB chỉ dùng phương tiện Internet để công khai giá từng loại điện thoại di động lên mạng. Hiệu quả nhìn thấy được là chỉ sau 1 năm hoạt động, nhờ "cửa hàng" ảo, rất đông khách hàng biết đến cửa hàng TGMB thực. Từ 7-9h tối thứ bảy, chủ nhật, cửa hàng của TGMB vẫn đông nườm nượp trong khi vào giờ đó, các shop điện thoại khác đóng cửa hết. Điều này có thể rút ra bài học cho các doanh nghiệp khác khi đa số họ muốn bán hàng nhưng chỉ đưa thông tin lên website của mình mà lại quên tiếp thị quảng bá cho website ấy, điều đó làm giảm đi đáng kể tác dụng của website và mất đi nhiều cơ hội kinh doanh. 3. Tiềm năng, xu hướng của thị trường quảng cáo qua mạng ở Việt Nam. Thực tế cho thấy trên các báo điện tử của Việt Nam như Vnexpress hay VietnamNet chưa bao giờ được lấp đầy, mà trong số quảng cáo đó có rất nhiều quảng cáo của bản thân công ty. Tuy nhiên theo số liệu VietnamNet cho biết doanh thu quảng cáo tăng trưởng mạnh theo từng năm, nhất là 2 năm trở lại đây. Năm 2004, doanh thu QCTT của VietnamNet (chưa bao gồm các chuyên trang, phụ trương) là 3,8 tỷ đồng; 8 tháng đầu 2005 là 2,9 tỷ đồng. Dự kiến 2006 là 4,6 tỷ. Còn theo VnExpress, doanh thu 2004 là 11,1 tỷ đồng, 8 tháng đầu 2005 là 13,5 tỷ đồng. Dự kiến 2006 là 31,7 tỷ đồng (hơn gần gấp 3 lần so với 2004). Kết quả doanh thu như vậy là khá cao tuy nhiên đến nay các địa chỉ hút quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam vẫn không nhiều, phần lớn tập trung ở các báo điện tử có thâm niên như VnExpress, VietnamNet, Tuổi Trẻ, Thanh Niên và một số website tin tức như 24h.com, tintucvietnam (nay là dantri.com.vn). Nếu so sánh tổng doanh số quảng cáo trực tuyến với các loại hình khác, theo phòng quảng cáo và Phát Triển, công ty Truyền Thông FPT thì “doanh thu quảng cáo trực tuyến là rất nhỏ.” Khảo sát các website tin tức và BĐT trong nước có thể thấy khách hàng quảng cáo trực tuyến thường xuyên và chiếm diện tích lớn chính là các công ty đa quốc gia như: Ford, Toyota, Nokia, Samsung, LG... hoặc các công ty lớn trong lĩnh vực viễn thông như VNPT, MobiFone, Vinaphone, Viettel, S-Fone... Bên cạnh đó, thỉnh thoảng xuất hiện quảng cáo của các công ty trong nước như CMS, FPT Elead, một số tổ chức đào tạo, các công ty địa ốc, các công ty dược phẩm... Biên độ giá quảng cáo trực tuyến cũng khá phong phú, với website lớn, trung bình từ 2 đến cả trăm triệu đồng/tháng. Với website có lượng truy cập ít hơn, giá có thể dưới 1 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, 10-15 triệu đồng là mức giá được nhiều khách hàng lựa chọn nhất. Chủ website tính giá quảng cáo trực tuyến theo nhiều cách : qua lượt người click vào quảng cáo (pay per thousand click) hay qua số lượng người xem quảng cáo (pay per impression)... Tuy thị trường quảng cáo trực tuyến còn nhỏ nhưng nhiều chuyên gia quảng cáo nhận định quảng cáo trực tuyến sẽ bùng nổ trong 2-3 năm tới. Ông Hiếu (FPT) dự báo: 2 năm tới, thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam sẽ phát triển rất nhanh với tốc độ tăng trưởng doanh số năm sau gấp đôi năm trước. Bà Trần Hương Lúa, phụ trách marketing và kinh doanh công ty VASC nói “Với sự phát triển thêm các chuyên trang trên VietnamNet cùng lượng truy cập đạt xấp xỉ 1,5 tỷ hit truy cập/tháng (tương đương khoảng 50 triệu hit mỗi ngày), chắc chắn hoạt động kinh doanh quảng cáo trực tuyến của chúng tôi sẽ phát triển xa hơn nữa”. Đó cũng là một bước phát triển tất yếu của ngành quảng cáo Việt Nam nói chung và quảng cáo trên mạng nói riêng, phù hợp với xu thế chung đã diễn ra ở các nước phát triển trên thế giới. III. Đánh giá ảnh hưởng của quảng cáo qua mạng tới hành vi mua sắm của giới trẻ - một số kiến nghị Như ở trên đã phân tích, nhận thức của người tiêu dùng cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của quảng cáo trực tuyến. Vì vậy em muốn đánh giá ở thời điểm hiện nay quảng cáo qua mạng có ảnh hưởng gì đến quá trình mua sắm của người tiêu dùng hay không và nếu có ảnh hưởng thì ở mức độ nào. 1. Kết quả của cuộc điều tra Do có những hạn chế nên em lấy mẫu gồm 100 người, có độ tuổi nằm trong khoảng từ 16-35. Những người nằm trong độ tuổi này đều khá trẻ, có lối sống mang phong cách của xã hội thời đại, thường sử dụng Internet và có khả năng quyết định trong việc mua sắm. Số mẫu bảng hỏi phát ra: 110 bản Số mẫu bảng hỏi thu về: 100 bản Trong đó tỷ lệ cơ cấu hỏi giữa nam và nữ là 49% : 51% Bảng 1: Cơ cấu giới tính của mẫu Số lượng Phần trăm Phần trăm cộng dồn Nữ 51 51.0 51.0 Nam 49 49.0 100.0 Tổng 100 100.0 Ta thấy với cơ cấu trên ta thấy là phù hợp với cơ cấu của dân số nằm ở độ tuồi này, tỉ lệ nam nữ là khá cân bằng với nhau. Từ số liệu phân tích bảng hỏi cho thấy tần suất lên bảng nhiều nhất là từ 1-4 lần /tuần và 1-4 lần / tháng (đều bằng 33%), ngày nào cũng lên 1 lần chiếm 17%, lên với tần suất nhiều hơn số trên chiếm 9%, còn lại rất ít lên hoặc không lên là chiếm 8%, trong đó thời gian trung bình cho mỗi lần lên mạng là từ 30-60 phút (chiếm 57%), thời gian từ 1-3 tiếng cũng khá lớn (23%). Qua đó ta thấy rằng giới trẻ tiếp xúc là khá nhiều với Internet trong khi giá cước vào mạng ở nước ta vẫn đắt hơn nhiều so với khu vực và thế giới. Trong tương lai khi giá cước sẽ ngày càng giảm để hợp với quá trình hội nhập thế giới thì chắc chắn số lượng cũng như thời lượng truy cập web sẽ càng tăng mạnh. Việc mạng Internet đang và sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng sẽ là một lợi thế cho việc phát triển quảng cáo trực tuyến. Bảng 2: Tần suất lên mạng Tần suất lên mạng Số ý kiến lựa chọn Phần trăm Phần trăm cộng dồn 1-4 lần/tháng 33 33.0 33.0 1-4 lần/tuần 33 33.0 66.0 1 lần /ngày 17 17.0 83.0 Ít hơn số trên 8 8.0 91.0 nhiều hơn số trên 9 9.0 100.0 Tổng 100 100.0 Bảng 3: Thời gian trung bình một lần lên mạng Thời gian trung bình một lần lên mạng Số ý kiến lựa chọn Phần trăm Phần trăm cộng cồn Dưới 30 phút 15 15.0 15.0 Từ 30-60 phút 57 57.0 72.0 Từ 1-3 tiếng 23 23.0 95.0 Trên 3 tiếng 5 5.0 100.0 Tổng 100 100.0 Theo kết quả nghiên cứu thì mục đích chủ yếu của giới trẻ khi lên mạng để chat là chiếm 55%, để tìm tài liệu là 78%, để gửi và đọc thư là 35%, để nghe nhạc chiểm 48%. Như vậy ta thấy rằng mức độ mục đích chủ yếu lên mạng để tìm thông tin là lớn nhất. Đây là điều kiện thuận lợi cho quảng cáo vì như vậy mức độ truy cập vào các trang web là cao và việc quảng cáo trên các trang web sẽ có cơ hội cao hơn. Loại hình trang web được đông đảo người quan tâm nhất là các trang tin tức, thời sự, văn hoá, thể thao (75% số người được hỏi thường truy cập vào các trang web này). Rồi dưới đó là các trang giải trí (51%), forum diễn đàn (45%), còn các trang thương mại điện tử còn ở mức thấp (22%). Từ đó có thể thấy rằng việc đặt các banner logo ở các trang mang tính thông tin thời sự sẽ là trang có số lượng người xem lớn hơn so với các loại hình website khác. Lượng người truy cập vào các trang thương mại điện tử còn thấp cũng phản ánh đúng tình trạng còn kém phát triển trong lĩnh vực này ở nước ta. Bảng 4: Thể hiện loại hình web nào hay được truy cập nhất Số lượng Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn 0 Trang tin tức, thời sự 100 1 4 3.75 .435 Trang giải trí 100 1 4 3.51 .502 Trang thương mại, điện tử 100 1 4 2.23 .423 Trang web, diễn đàn chuyên ngành 100 1 4 3.45 .500 Trong đó 1 thể hiện mức độ truy cập vào trang đó là ít nhất, 5 thể hiện cho mức độ truy cập nhiều nhất. Như trên ta thấy tần suất vào các loại trang web là khá tương đương nhau, sự chênh lệch giữa các trang là rất thấp, chỉ có trang Thương mại điện tử là lượng người truy cập vào là ít hơn hẳn, chưa thu hút được sự quan tâm nhiều của những người lướt web, các ý kiến đánh giá có mức độ khá đồng nhất và tập trung. Và cũng cho thấy việc đặt banner, logo quảng cáo ở các trang báo điện tử mang tính thời sự sẽ có cơ hội có lượng người xem nhiều hơn so với đặt ở các trang khác. Hiện nay trên các trang web Việt Nam hầu như đều có các banner quảng cáo không chỉ của doanh nghiệp mình mà còn của nhiều doanh nghiệp khác. Tuy quảng cáo có ở nhiều nơi trên trang và nhiều trang nhưng thực ra hiệu quả chưa cao, tâm lý của người xem là không quan tâm để ý tới các quảng cáo này. Bảng 5: Cảm tưởng về quảng cáo của đọc giả với quảng cáo trên mạng Cảm tưởng về quảng cáo trên mạng Số lựa chọn Phần trăm Phần trăm cộng dồn Rất chú ý 9 9.0 9.0 Rất thích 9 9.0 18.0 Ấn tượng 24 24.0 42.0 Không để ý 54 54.0 96.0 Rất ghét 4 4.0 100.0 Tổng 100 100.0 Số người không để ý đến các quảng cáo chiếm tỷ lệ cao (54%). Tuy nhiên con số 24% người được hỏi cảm thấy ấn tượng với biểu tượng quảng cáo trên mạng cũng là một con số khả quan, cho thấy quảng cáo đã có những thành công nhất định (kiểu dáng, màu sắc đã thu hút được người xem). Hiện nay có rất nhiều nguồn thông tin đến với người tiêu dùng khi họ muốn mua sản phẩm. Trước đây nếu như người ta chủ yếu chỉ tìm thông tin trên tivi, đài báo thì với giới trẻ giờ đây mạng Internet cũng đang dần dần trở thành một kênh thông tin dễ tìm. Tuy nhiên do điều kiện đăng tải thông tin của tuỳ loại sản phẩm cũng như sự tin tưởng của họ vào thông tin trên mạng nên những người tìm kiếm mới chỉ dừng lại ở một số sản phẩm nhất định. Theo kết quả phân tích của bảng hỏi thì có 31% số người trả lời là không hề tìm kiếm thông tin về bất kì loại sản phẩm nào khi mua, 30% người có thói quen và thường xuyên tìm kiếm thông tin sản phẩm trên mạng, còn 39% còn lại chỉ tìm kiếm thông tin đối với những sản phẩm nhất định Bảng 6: Mức độ thể hiện sự quan tâm tìm kiếm thông tin trên mạng Có quan tâm tìm kiếm thông tin trên mạng không Số lượng ý kiến Phần trăm Phần trăm cộng dồn Có 30 30.0 30.0 Không 31 31.0 61.0 Tuỳ loạI mặt hàng 39 39.0 100.0 Tổng 100 100.0 Trong số các loại sản phẩm được người tiêu dùng quan tâm tìm kiếm thông tin trên mạng thì máy vi tính và điện thoại di động chiếm tỷ lệ cao nhất (84,5%), tiếp đến là du lịch (68,7%), xe máy(52,9%), đồ mang tính chất thời trang (quần áo, giầy dép,..) là 31%, đồ gia dụng (15,5%), còn những mặt hàng hoá khác như mỹ phẩm, rất ít được quan tâm tìm kiếm trên mạng. Trên thực tế là các trang web quảng cáo giới thiệu về các sản phẩm của máy di động và vi tính đã khá được sự tín nhiệm của người xem web (ví dụ các trang web giới thiệu sản phẩm của Nokia và máy vi tính của Trần Anh là những địa chỉ tin cậy giới trẻ tìm đến khi muốn biết về sản phẩm mới cũng như tình hình giá cả của sản phẩm) Tuy có một số người ấn tượng chú ý với các banner, logo quảng cáo và một số loại sản phẩm đã được người tiêu dùng quan tâm tìm kiếm thông tin trên Internet nhưng đa phần người đọc vẫn không quan tâm đến quảng cáo trực tuyến. Có thể họ thấy ấn tượng trước một banner kiểu dáng đẹp, một logo màu sắc đẹp nhưng nhiều người cũng chỉ dừng ở mức cảm thấy đẹp mà thôi chứ không có ý định xem nó là cái gì, biểu trưng của công ty nào và không định tìm hiểu về chúng Ta xem xét mức độ kênh thông tin nào người tiêu dùng dễ dang có nhất và có nhiều nhất Bảng 7: Thể hiện bạn có thông tin nhiều nhất từ nguồn nào Tổng số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Mạng là nguồn thông tin bạn có nhiều thứ... 100 1 5 2.62 0.808 Tivi, đài báo là nguồn thông tin bạn có nhiều thứ... 100 1 5 4.37 0.637 Panô, áp phích, biển hiệu quảng cáo là nguồn thông tin bạn có nhiều thứ 100 1 5 1.03 0.976 Gia đình, người thân là nguồn thông tin bạn có nhiều thứ 100 1 5 2.35 0.821 Bạn bè, đồng nghiệp là nguồn thông tin bạn có nhiều thứ 100 1 5 3.83 0.614 Trong đó 1 tương ứng với việc nguồn thông tin có ít nhất, 5 tương ứng với việc nguồn thông tin có nhiều nhất. Số trung bình trong bảng càng gần 1 thì nguồn thông tin đó càng có ít và số càng gần 5 thì nguồn thông tin đó có càng nhiều. Qua đó ta thấy được nguồn thông tin về sản phẩm mà khách hàng dễ có nhất và có được nhiều nhất là từ tivi, đài báo. Sau đó đến nguồn thông tin có từ bạn bè đồng nghiệp, tiếp đến là nguồn thông tin có từ mạng và nguồn thông tin có từ gia đình, người thân cũng nhiều gần bằng nguồn tin có từ mạng. Và cuối cùng là nguồn thông tin có từ panô, áp phích, biển hiệu quảng cáo ngoài trời mức thông tin chúng đem lại theo đánh giá của những người trả lời là rất ít. Đó là đánh giá về đánh giá về nguồn thông tin nào có nhiều nhất. Song có nhiều nhất chưa chắc là đã có ảnh hưởng nhất đến người tiêu dùng. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nguồn thông tin đến quyết định mua của người tiêu dùng ta xem bảng đánh giá dưới đây. Bảng 8: Thể hiện mức độ ảnh hưởng của nguồn thông tin đến giới trẻ khi mua Số lượng Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Mạng là nguồn thông tin ảnh hưởng thứ 100 1 5 1.7 0.969 Tivi, đài báo là nguồn thông tin ảnh hưởng thứ 100 1 5 3.6 0.787 Panô, áp phích, biển hiệu là nguồn thông tin ảnh hưởng thứ. 100 1 5 1.3 0.983 Gia đình, người thân là nguồn thông tin ảnh hưởng thứ 100 1 5 4.4 0.672 Bạn bè, đồng nghiệp là nguồn thông tin ảnh hưởng thứ 100 1 5 4.1 0.698 Trong bảng kết quả trên thì càng gần 5 thì mức độ ảnh hưởng càng lớn, càng gần 1 thì mức độ ảnh hưởng càng giảm. Theo đó thì ảnh hưởng mạnh nhất vẫn là người thân và gia đình, tiếp theo là bạn bè và đồng nghiệp. Sự ảnh hưởng của hai nhóm này là gần như nhau, chỉ chênh chút ít. (4,4 của nhóm nguồn tin gia đình và 4,1 của nhóm nguồn tin bạn bè). Tiếp theo là tivi đài báo, tuy được đánh giá là người tiêu dùng có nhiều thông tin nhất từ nguồn này nhưng mức độ ảnh hưởng lại chỉ đứng thứ 3 và với mức ý nghĩa là 3,6; tức cũng khá ảnh hưởng. Còn lại hai nguồn thông tin trên mạng và panô và áp phích thì mức ảnh hưởng rất thấp hầu như không ảnh hưởng. Như vậy ta thấy rằng giới trẻ hiện nay đã bắt đầu quan tâm đến việc tìm hiểu thông tin về một số loại hàng hoá trên mạng nhưng mức độ ảnh hưởng của kênh thông tin này đến quyết định mua của họ vẫn còn ở mức rất thấp. Thực tế cho thấy nguồn tin trên mạng hầu như không ảnh hưởng đặc biệt với một số mặt hàng như thực phẩm, mỹ phẩm chứng tỏ niềm tin của khách hàng vào nguồn thông tin này là không cao. Đây là bài toán đặt ra cho các nhà làm quảng cáo vì muốn có nhiều khách hàng hơn thì họ phải làm tăng được hiệu quả của việc quảng cáo trên mạng và làm cho các doanh nghiệp thấy rõ được quảng cáo qua mạng thực sự có hiệu quả, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với quảng cáo trên mạng để doanh nghiệp cảm thấy kết quả thu về là khả quan so với chi phí mà họ phải bỏ ra để quảng cáo. 2. Một số ý kiến riêng Ta có thể thấy tiềm năng phát triển của thị trường quảng cáo trên mạng ở Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên do là một ngành non trẻ nên các doanh nghiệp làm kinh doanh quảng cáo trên mạng vẫn mắc phải một số sai lầm. Các doanh nghiệp làm quảng cáo trước hết nên có các phương thức quảng cáo cho chính bản thân doanh nghiệp mình, để người tiêu dùng thực sự bị tò mò và lôi cuốn tham gia vào quảng cáo trên mạng. Tăng các hình thức quảng cáo cho phong phú đa dạng thay vì chỉ có một số ít hình thức (banner, logo, pop-up..) như hiện nay để hấp dẫn người tiêu dùng hơn. Một cách thức góp phần làm quảng cáo sẽ phát triển tốt hơn đó là phát triển các thêm các trang thương mại điện tử với điều kiện những trang này phải thật sự tiện ích, cập nhật và hấp dẫn. Điều này sẽ góp phần vào việc làm tăng sự tìm kiếm thông tin các sản phẩm trên mạng, tăng nhận thức về quảng cáo trên mạng và tạo điều kiện để quảng cáo mạng đi vào tâm trí của người tiêu dùng nhiều hơn. Ngoài việc tăng cường sự thu hút chú ý của người tiêu dùng sử dụng Internet, doanh nghiệp làm quảng cáo cũng cần tạo điều kiện cho các khách hàng của mình muốn sử dụng dịch vụ một cách dễ dàng hơn. Ví dụ sự phát triển tương ứng của thương mại điện tử với sự phổ biến của thẻ tín dụng để khách hàng có thể mua quảng cáo trực tuyến chỉ với vài cú click, thay vì phải giao dịch trực tiếp mất nhiều thời gian như hiện nay. Doanh nghiệp quảng cáo cũng cần nâng cao uy tín của mình, quảng bá hiệu quả của việc quảng cáo trên mạng đến các doanh nghiệp kinh doanh để khách hàng có thể nhận thấy và tin tưởng vào hiệu quả của quảng cáo trên mạng nói chung và doanh nghiệp làm quảng cáo nói riêng. Có các cách thức tính giá cho phù hợp để các doanh nghiệp kinh doanh không cảm thấy là bị thiệt thòi như hiện nay. (Chi phí quảng cáo trên mạng ngày càng tăng cao và dựa theo cách tính giá của quảng cáo tấm lớn). Ngoài ra thị trường quảng cáo chắc chắn sẽ phát triển nhanh và mạnh, tuy nhiên cho đến nay chưa có một bộ luật đầy đủ, một hành lang pháp lý quy định về việc quảng cáo trên không gian “ảo” vốn rất khó kiểm soát. Nếu như không kịp thời có quy định về việc này thì quảng cáo trên mạng có thể sẽ phát triển rất hỗn độn, làm chậm lại quá trình phát triển ngành này ở nước ta. KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu và làm đề án này em đã hiểu rõ hơn về quảng cáo trực tuyến. Quảng cáo trên mạng có rất nhiều lợi thế mà các loại hình quảng cáo khác không có được như: tính cập nhật, lượng thông tin và hình ảnh đăng tải nhiều hơn rất nhiều, thời gian quảng cáo có thể nói là không có giới hạn. Quảng cáo trên mạng có rất nhiều công cụ để hỗ trợ nó như website quảng cáo, email-marketing, các banner, Tuy nhiên để sử dụng sao cho các công cụ này phát huy hiệu quả tốt thì không phải là đơn giản, có rất nhiều nguyên tắc cần tuân theo và người làm quảng cáo đôi khi rất dễ mắc phải. Hiện nay ở nước ta thị trường này đang bắt đầu phát triển và Việt Nam được xem như là một thị trường đầy tiềm năng về mạng Internet. Đây chính là điều kiện thuận lợi để cho quảng cáo trên mạng phát triển. Tuy nhiên hiện nay nó vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Nhưng điều cũng có thể hiểu được vì ngành quảng cáo nói chung và quảng cáo trên mạng nói riêng là một ngành nghề non trẻ, mới chỉ có vài chục năm phát triển đặc biệt là quảng cáo trực tuyến mới chỉ phát triển vài năm trở lại đây so với bề dày lịch sử phát triển hàng trăm năm của ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo nói riêng của các nước tiên tiến trên thế giới. Vì vậy chúng ta có một khoảng xa với trình độ của họ song chúng ta cần phải tận dụng lợi thế của người đi sau, rút ra những bài học kinh nghiệm của người đi trước cộng với thị trường tiềm năng rộng lớn thì ngành quảng cáo trên mạng của chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ và thành công. Trong đề tài này em cũng đã có một cuộc điều tra nhỏ về sự quảng cáo trên mạng hiện nay ảnh hưởng thế nào đến hành vi mua sắm của thanh niên, giới trẻ - tầng lớp tiếp xúc nhiều với Internet hiện nay. Cuộc điều tra này vẫn mắc phải những sai sót nhất định như do hạn chế như quy mô của mẫu quá nhỏ đế có thể phản ánh chính xác được mẫu, thiếu kinh nghiệm và chuyên môn trong quá trình lập bảng hỏi và phỏng vấn làm giảm tính chính xác của kết quả nghiên cứu. Nhưng nhìn chung kết quả cho thấy lượng thanh niên tiếp xúc với mạng là rất cao và có một số người đã quan tâm và chú ý đến quảng cáo trên mạng. Đây là những dấu hiệu đáng mừng cho quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Do còn hạn chế trong nhận thức, kinh nghiệm cũng như học vấn nên đề tài này còn những thiếu sót, em mong nhận được sự nhận xét, sửa chữa của thầy. Frequency Table tuoi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 20 3 3.0 3.0 3.0 21 27 27.0 27.0 30.0 22 41 41.0 41.0 71.0 23 26 26.0 26.0 97.0 24 2 2.0 2.0 99.0 25 1 1.0 1.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 gioi tinh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid nu 51 51.0 51.0 51.0 nam 49 49.0 49.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 que quan Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid ngoai tinh 59 59.0 59.0 59.0 Ha Noi 41 41.0 41.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 tan suat len mang Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1-4 lan/thang 33 33.0 33.0 33.0 1-4 lan/tuan 33 33.0 33.0 66.0 1 lan/ngay 17 17.0 17.0 83.0 it hon so tren 8 8.0 8.0 91.0 nhieu hon so tren 9 9.0 9.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 thoi gian trung binh 1 lan len mang Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid duoi 30 phut 15 15.0 15.0 15.0 tu 30-60 phut 57 57.0 57.0 72.0 1-3 tieng 23 23.0 23.0 95.0 tren 3 tieng 5 5.0 5.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 muc dich chu yeu la chat Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong 45 45.0 45.0 45.0 co 55 55.0 55.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 muc dich chu yeu la tim tai lieu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong 22 22.0 22.0 22.0 co 78 78.0 78.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 muc dich chu yeu la gui va doc thu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong 65 65.0 65.0 65.0 co 35 35.0 35.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 muc dich chu yeu la nghe nhac, games online Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong 52 52.0 52.0 52.0 co 48 48.0 48.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 trang tin tuc, thoi su Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong 25 25.0 25.0 25.0 co 75 75.0 75.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 trang giai tri Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong 49 49.0 49.0 49.0 co 51 51.0 51.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 trang thuong mai dien tu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong 77 77.0 77.0 77.0 co 23 23.0 23.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 trang web, dien dan chuyen nganh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong 55 55.0 55.0 55.0 co 45 45.0 45.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 cam tuong doi voi cac logo bieu tuong qc tren mang Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat chu y 9 9.0 9.0 9.0 rat thich 9 9.0 9.0 18.0 an tuong 24 24.0 24.0 42.0 khong de y 54 54.0 54.0 96.0 rat ghet 4 4.0 4.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 co quan tam tim kiem thong tin tren mang khong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 30 30.0 30.0 30.0 khong 31 31.0 31.0 61.0 tuy loai mat hang 39 39.0 39.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 ve do gia dung Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong 60 60.0 84.5 84.5 co 11 11.0 15.5 100.0 Total 71 71.0 100.0 Missing System 29 29.0 Total 100 100.0 my pham Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong 68 68.0 95.8 95.8 co 3 3.0 4.2 100.0 Total 71 71.0 100.0 Missing System 29 29.0 Total 100 100.0 thuc pham Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong 69 69.0 97.2 97.2 co 2 2.0 2.8 100.0 Total 71 71.0 100.0 Missing System 29 29.0 Total 100 100.0 may tinh, di dong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong 11 11.0 15.5 15.5 co 60 60.0 84.5 100.0 Total 71 71.0 100.0 Missing System 29 29.0 Total 100 100.0 do thoi trang Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong 49 49.0 69.0 69.0 co 22 22.0 31.0 100.0 Total 71 71.0 100.0 Missing System 29 29.0 Total 100 100.0 xe may Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong 33 33.0 47.1 47.1 co 37 37.0 52.9 100.0 Total 70 70.0 100.0 Missing System 30 30.0 Total 100 100.0 Du lich Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong 55 55.0 77.5 77.5 co 16 16.0 22.5 100.0 Total 71 71.0 100.0 Missing System 29 29.0 Total 100 100.0 muc do quan tam den qc tren mang Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent valid thuong xuyen quan tam theo doi 22 22.0 22.2 26.2 biet nhung it quan tam theo doi 65 65.0 65.8 87.8 hoan toan khong biet vi khong he de y 12 12.0 12.0 100.0 Total 99 99.0 100.0 Missing System 1 1.0 Total 100 100.0 Descriptives Notes Output Created 31-MAR-2006 15:14:24 Comments Input Data G:\qc.sav Filter Weight Split File N of Rows in Working Data File 100 Missing Value Handling Definition of Missing User defined missing values are treated as missing. Cases Used All non-missing data are used. Syntax DESCRIPTIVES VARIABLES=q30 q31 q32 q33 q34 /STATISTICS=MEAN STDDEV MIN MAX . Resources Elapsed Time 0:00:00.06 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation mang la nguon thong tin anh huong den ban thu 100 1 5 2.62 0.808 tivi,dai bao la nguon thong tin anh huong den ban nhieu thu 100 1 5 4.37 0.637 pano, ap phich, bien hieu la nguon thong tin anh huong den ban nhieu thu 100 1 5 1.03 0.976 gia dinh nguoi than la nguon thong tin anh huong den ban nhieu thu 100 1 5 2.35 0.821 ban be dong nghiep nguon thong tin anh huong den ban thu 100 1 5 3.83 0.614 Valid N (listwise) 100 Descriptives Notes Output Created 31-MAR-2006 15:15:14 Comments Input Data G:\qc.sav Filter Weight Split File N of Rows in Working Data File 100 Missing Value Handling Definition of Missing User defined missing values are treated as missing. Cases Used All non-missing data are used. Syntax DESCRIPTIVES VARIABLES=q25 q26 q27 q28 q29 /STATISTICS=MEAN STDDEV MIN MAX . Resources Elapsed Time 0:00:00.05 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation mang la nguon thong tin co nhieu thu 100 1 5 1.7 0.969 tivi dai bao la nguon thong tin co nhieu thu 100 1 5 3.6 0.787 pano, ap phich bien hieu la nguon thong tin co nhieu thu 100 1 5 1.3 0.983 gia dinh nguoi than la nguon thong tin co nhieu thu 100 1 5 4.4 0.672 ban be dong nghiep la nguon thong tin anh huong thu 100 1 5 4.1 0.698 Valid N (listwise) 100 Descriptives Notes Output Created 31-MAR-2006 15:17:21 Comments Input Data G:\qc.sav Filter Weight Split File N of Rows in Working Data File 100 Missing Value Handling Definition of Missing User defined missing values are treated as missing. Cases Used All non-missing data are used. Syntax DESCRIPTIVES VARIABLES=q12 q13 q14 q15 /STATISTICS=MEAN STDDEV MIN MAX . Resources Elapsed Time 0:00:00.05 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation trang tin tuc, thoi su 100 0 4 3.75 .435 trang giai tri 100 0 4 3.51 .502 trang thuong mai dien tu 100 0 4 2.23 .423 trang web, dien dan chuyen nganh 100 0 4 3.45 .500 Valid N (listwise) 100 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation tuoi 100 20 25 22.00 .910 gioi tinh 100 0 1 .49 .502 que quan 100 0 1 .41 .494 tan suat len mang 100 1 5 2.27 1.254 thoi gian trung binh 1 lan len mang 100 1 4 2.18 .744 muc dich chu yeu khi len mang 0 muc dich chu yeu la chat 100 0 1 .55 .500 muc dich chu yeu la tim tai lieu 100 0 1 .78 .416 muc dich chu yeu la gui va doc thu 100 0 1 .35 .479 muc dich chu yeu la nghe nhac, games online 100 0 1 .48 .502 noi dung trang web thuong truy cap 0 trang tin tuc, thoi su 100 0 1 .75 .435 trang giai tri 100 0 1 .51 .502 trang thuong mai dien tu 100 0 1 .23 .423 trang web, dien dan chuyen nganh 100 0 1 .45 .500 cam tuong doi voi cac logo bieu tuong qc tren mang 100 1 5 3.35 1.019 co quan tam tim kiem thong tin tren mang khong 100 1 3 2.09 .830 ve do gia dung 71 0 1 .15 .364 my pham 71 0 1 .04 .203 thuc pham 71 0 1 .03 .167 may tinh, di dong 71 0 1 .85 .364 do thoi trang 71 0 1 .31 .466 xe may 70 0 1 .53 .503 sach 71 0 1 .23 .421 muc do quan tam den qc va mua ban qua mang 99 1 5 2.92 .752 mang la nguon thong tin quan tam thu ... 100 1 5 3.36 1.541 tivi, dai bao la nguon thong tin quan tam thu... 100 1 5 1.99 1.124 pano, ap phich, bien hieu quang cao ngoai troi la nguon thong tin quan tam thu... 100 1 5 3.28 1.349 gia dinh, nguoi than la nguon thong tin quan tam thu... 100 1 5 3.10 1.314 ban be, dong nghiep la nguon thong tin quan tam thu... 100 1 5 3.25 1.282 mang la nguon thong tin anh huong thu... 100 1 5 3.50 1.453 tivi, dai bao la nguon thong tin anh huong thu... 100 1 5 2.42 1.241 pano, ap phich, bien hieu quang cao ngoai troi la nguon thong tin anh huong thu... 100 1 5 3.63 1.383 gia dinh, nguoi than la nguon thong tin anh huong thu... 100 1 5 2.62 1.285 ban be, dong nghiep la nguon thong tin anh huong thu... 100 1 5 2.82 1.321 Valid N (listwise) 0 Qu¶ng c¸o trªn m¹ng ¶nh h­ëng tíi hµnh vi mua cña giíi trÎ KÝnh chµo quý vÞ! Tªn t«i lµ NguyÔn Hång Nhung, hiÖn lµ sinh viªn khoa Marketing – KTQD. HiÖn t«i ®ang thùc hiÖn ®iÒu tra xem møc ®é ¶nh h­ëng cña qu¶ng c¸o trªn m¹ng tíi hµnh vi mua cña thanh niªn. RÊt mong quý vÞ gióp ®ì! Tªn ng­êi tr¶ lêi: Tuæi: Giíi tÝnh: Thµnh phè (tØnh) b¹n c­ tró: C©u 1: Møc ®é lªn m¹ng cña b¹n 1-4 lÇn/ th¸ng 1-4 lÇn/tuÇn 1 lÇn/ngµy Ýt h¬n sè trªn nhiÒu h¬n sè trªn C©u 2: Thêi gian trung b×nh dµnh cho lªn m¹ng D­íi 30 phót tõ 30-60 phót 1-3 tiÕng trªn 3 tiÕng C©u 3: Môc ®Ých chñ yÕu khi lªn m¹ng Chat T×m tµi liÖu Göi vµ ®äc th­ Nghe nh¹c, games online C©u 4: C¸c nµo b¹n truy cËp (1-truy cËp Ýt nhÊt, 5-truy cËp nhiÒu nhÊt) Tin tøc, thêi sù Trang gi¶i trÝ Trang th­¬ng m¹i ®iÖn tö Website chuyªn ngµnh C©u 5 C¶m t­ëng cña b¹n ®èi víi c¸c logo biÓu t­îng qu¶ng c¸o trªn m¹ng RÊt chó ý RÊt thÝch Ên t­îng Kh«ng ®Ó ý RÊt ghÐt C©u 6 Khi mua hµng b¹n cã quan t©m t×m kiÕm th«ng tin trªn m¹ng kh«ng Cã Kh«ng Tïy thuéc vµo lo¹i mÆt hµng sÏ mua C©u 7 NÕu cã th× nh÷ng lo¹i hµng nµo b¹n sÏ t×m th«ng tin trªn m¹ng §å gia dông Mü phÈm Thùc phÈm M¸y tÝnh di ®éng §å thêi trang Du lÞch C©u 8 Møc ®é quan t©m ®Õn qu¶ng c¸o vµ mua b¸n qua m¹ng Th­êng xuyªn theo dâi vµ tham gia mua b¸n trùc tuyÕn Th­êng xuyªn theo dâi nh­ng Ýt tham gia mua b¸n trùc tuyÕn BiÕt nh­ng Ýt quan t©m theo dâi Ch­a biÕt nh­ng cã ý ®Þnh sÏ t×m hiÓu Hoµn toµn kh«ng biÕt vµ kh«ng ®Þnh t×m hiÓu C©u 9 H·y s¾p xÕp nh÷ng nguån th«ng tin b¹n cã nhiÒu nhÊt (1-cã nhiÒu nhÊt, 5-cã Ýt nhÊt) M¹ng Tivi ®µi b¸o Pan«, ¸p phÝch, biÓn hiÖu qu¶ng c¸o ngoµi trêi Gia ®×nh, ng­êi th©n B¹n bÌ ®ång nghiÖp C©u 10 H·y s¾p xÕp c¸c nguån th«ng tin ¶nh h­ëng ®Õn b¹n (1-nhiÒu nhÊt, 5- Ýt nhÊt) M¹ng Tivi ®µi b¸o Pan«, ¸p phÝch, biÓn hiÖu qu¶ng c¸o ngoµi trêi Gia ®×nh, ng­êi th©n B¹n bÌ ®ång nghiÖp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0640.doc
Tài liệu liên quan