Vị trí địa lý thuận lợi, huyện chí linh có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương. Hơn nữa 2 thị trấn Phả Lại, Sao đỏ được đánh giá là một trong những vị trí hình thành và phát triển khu đô thị mới của đất nước - khu đô thị côngnghiệp, dịch vụ và du lịch trong tương lai.
Trong những năm qua nền kinh tế của huyện đã có những bước chuyển đổi mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế, từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ chuyển dần sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Xu thế phát triển đó cần thiết phải có quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả để đáp ứng nhu cầu phát triển, tương xứng với tiềm năng của các ngành kinh tế trên địa bàn huyện. Quy hoạch sử dụng đất huyện Chí Linh đến năm 2010 đã được phê duyệt và xây dựng thực hiện từ cuối năm 1998. Tuy nhiên công tác quy hoạch sử dụng đất cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập, cần phải có những giải pháp, phương pháp khắc phục. Thấy được vấn đề cấp bách đó em mong muốn góp phần nhỏ bé công sức của mình vào đề tài này.
116 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Huyện Chí Linh - Thanh phố Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính tỉnh cần phải làm việc năng động hơn nữa với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính trình uỷ ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí thực hiện. Mặt khác, phải huy động một cách tốt nhất nguồn tài chính của huyện, đặc biệt nên trích từ nguồn thuế hàng năm về đất đai hàng năm để lập quỹ tài chính phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất của huyện. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất lớn trong công tác quy hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch hàng năm khi nhu cầu sử dụng đất, biến động đất đai chuyển mục đích sử dụng đất đang diễn ra thường xuyên với tốc độ nhanh trên điạ bàn. Do đó cần phải có quỹ tài chính riêng để phục vụ cho công tác điều tra, điều chỉnh quy hoạch này sao cho hợp lý hơn, hiệu quả hơn.
Mặt khác, trong khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện phải có sự lựa chọn phương thức thích hợp để thu các nguồn lợi từ đất như thu tiền sử dụng đất khi giao đất, thu thuế sử dụng đất, thu thuế thu nhập từ đất. Phải có mức giá thuế khuyến khích đối với những hộ thuộc diện giải toả đến khu vực khác. Đối với đất khai hoang, vỡ hoá, đất đồi trọc, đất trồng rừng không nên thu tiền sử dụng đất khi được giao. Vấn đề này nó cũng ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả của công tác quy hoạch sử dụng đất góp phần quản lý tốt hơn đất đai trên địa bàn.
Trong giai đoạn hiện nay, khi công nghệ vi tính không còn xa lạ gì với chúng ta, nó được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các cơ quan, nhà máy, công ty, xí nghiệp các cơ sở địa chính cấp trung ương và được thử nghiệm sử dụng quản lý hiệu quả ở một số địa phương. Do vậy, huyện Chí Linh phải có giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệtin học trong quản lý, trong xây dựng các loại bản đồ phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất đem lại hiệu quả nhanh chóng đạt được những mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, để công tác quy hoạch sử dụng đất đai đạt được hiệu quả cao nhất là trong lĩnh vực đất ở của các khu đô thị Phả lại, Sao đỏ trên địa bàn huyện Chí Linh thì chính quyền huyện phải quan tâm đầu tư hơn nữa công tác quy hoạch nhà ở.
5. Phải quan tâm đầu tư đến công tác quy hoạch nhà ở trên các khu đô thị của huyện
Như chúng ta đã biết, quy hoạch sử dụng đất đai và quy hoạch nhà ở là hai loại quy hoạch có sự độc lập với nhau, nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà ở phải gắn liền với đất đai, vì nhà ở tồn tại trên từng phạm vi không gian đất đai nhất định, do đó quy hoạch nhà ở phải dựa vào quy hoạch đất đai và ngược lại quy họch đất đai phải chú ý tơí quy hoạch nhà ở, nếu không sẽ không tránh khỏi tình trạng sử dụng đất ở lãng phí, không đem lại mỹ quan cho các khu đô thị.
Huyện Chí Linh với thị trấn Phả Lại và thị trấn Sao đỏ được đánh giá là vị trí của khu đô thị mới trong tương lai chuyên về công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Chính vì thế mà những năm gần đây nhà nước đã chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở khá tốt, kinh tế phát triển mạnh, đời sống nâng cao nên lĩnh vực nhà ở phát triển rất mạnh. Thị trấn Phả lại đã đầu tư (năm 200) cho xây dựng nhà máy Nhiệt điện Phả Lại II và Cầu Phả Lại khoảng 1 tỷ USD trong năm qua khi đó việc giải toả mặt bằng, chuyển các hộ đến khu ở mới (nằm trong quy hoạch sử dụng đất ở) thì việc xây dựng ở đây lại không theo một quy định cụ thể nào xây dựng tuỳ tiện, bừa bãi theo ý thích của riêng mình vừa lãng phí vừa không đem lại mỹ quan cho địa bàn lại diễn ra thường xuyên, không theo sự quản lý nào cả.
Nói chung, cấp chính quyền huyện chưa quan tâm nhiều đến công tác quy hoạch nhà ở, một phần do thiếu kinh phí nên chưa có sự liên kết đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nhà ở, trong sự phát triển đô thị, nâng cấp đô thị, do đó chưa đem lại hiệu quả cao trong sử dụng đất ở trên địa bàn.
Chính vì vậy mà chính quyền huyện, các cơ quan chuyên ngành địa chính cần quan tâm đầu tư nữa đến công tác quy hoạch nhà ở, để cùng kết hợp thực hiện với công tác quy hoạch sử dụng đất ở các khu vực đô thị của huyện đó là : thị trấn Sao đỏ và thị trấn Phả lại.
Việc quy hoạch nhà ở (Sao đỏ, Phả lại) phải phát trển nền tảng quy hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch sử dụng đất phải chú ý tới quy hoạch nhà ở. Các khu nhà ở phải được xây dựng đồng bộ, không gian kiến trúc phù hợp, đảm bảo mỹ thuật và có đầy đủ cơ sở hạ tầng, điều đó vừa đem lại hiệu quả sử dụng đất ở vừa đem lại mỹ quan, đáp ứng yêu cầu để trở thành khu đô thị mới, hiện đại trong tương lai của thị trấn Sao đỏ và thị trấn Phả lại, trong mục tiêu chiến lược quy hoạch các khu đô thị mới của quốc gia.
Đólà một số giải pháp chính nhằm khắc phục các hạn chế, nâng cao hiệu quả của công tác quy hoạch sử dụng đất nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên đất đáp ứng tốt nhất yêu cầu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trên địa bàn huyện Chí Linh - tỉnh Hải dương. Tuy nhiên đây mới chi là những giải pháp mang tính định hướng, còn cách thức để thực hiện định hướng đó lại là một vấn đề. Do vậy trong phạm vi lĩnh vực này luôn đòi hỏi các cấp các ngành mỗi cá nhân chúng ta phải nỗ lực phấn đấu hết sức mình để khắc phục những tồn tại của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nói chung và quy hoạch sư dụng đất huyện Chí Linh nói riêng. Bởi vì, một giải pháp hiệu quả, là một giải pháp được tập hợp, đánh giá và được rút ra từ nhiều ý kiến khác nhau.
III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh.
Ngoài những giải pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh, qua thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài, để nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất của huyện theo em cần quan tâm hơn đến một số vấn đề sau:
- Qui hoạch sử dụng đất trong tương lai không chỉ là lý thuyết mà còn phải có mục tiêu rõ ràng, phù hợp với hoàn cảnh chính trị, xã hội và thực tế . Do vậy trước khi tiến hành qui hoạch huyện Chí Linh cần phải giải quyết tốt các vấn đề sau:
Một là: Đánh giá các nhu cầu hiện nay và tương lai, đánh giá một cách hệ thống khả năng đất đai cung cấp cho các nhu cầu trên của huyện.
Hai là: Giải quyết mâu thuẫn về sử dụng đất giữa các ngành, các cấp, các nhu cầu chung của toàn huyện, giữa nhu cầu cá nhân đối với sản xuất hiện nay và tương lai, giữa nhu cầu cá nhân và xã hội.
Ba là: Xác định các phương pháp sử dụng đất đai có khả năng duy trì sự sống và lựa chọn những loại sử dụng tốt nhất thoả mãn nhu cầu.
Bốn là: Phải rút ra bài học từ những sai lầm trước đây. Toàn bộ quá trình qui hoạch là làm đi làm lại, do ở mỗi một thời kỳ nhận được thông tin tốt hơn, mới hơn thì các chỉ tiêu của qui hoạch cũng cần tính toán lại cho phù hợp với thông tin đó.
Cuối cùng, việc lập qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai phải đạt được các mục tiêu như hiệu quả, công bằng, khả năng duy trì sự sống. Các mục tiêu này phải được xem xét trong thời gian sử dụng đất lâu dài.
- Chí Linh ngoài các hộ các cơ quan của huyện, thì còn nhiều cơ sở kinh tế của Trung ương và của thỉnh sử dụng đất, trong đó hai đơn vị quốc doanh là nông trường và lâm trường hiện đang quản lý một diện tích đất lớn nhưng phân bố hết sức phức tạp ở nhiều cơ sở xã. Ranh giới sử dụng ở nhiều địa phương chưa được xác định rõ. Ranh giới sử dụng với địa phương chưa được xác định rõ hiệu quả sử dụng đất ở một số nơi còn thấp do công tác quy hoạch sử dụng đất chưa đi sâu, đi sát vào thực tế.
- Công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện cần quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền, giáo dục về vai trò và lợi ích cho người dân trong việc quy hoạch sử dụng đất giúp người dân hiểu rõ hơn pháp luật về đất đai từ đó họ có những hành động thiết thực, nhanh chóng hơn trong việc thực hiện giải toả mặt bằng để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, giúp cho công tác quy hoạch sử dụng đất diễn ra theo đúng kế hoạch.
- Công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh cần nhanh chóng áp dụng những công nghệ hiện đại vào việc đo vẽ, lập bản đồ số hoá, quản lý thông tin dữ liệu trên máy vi tính ... để từ đó có thể điều chỉnh, bổ sung, sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất luôn thường xuyên biến động trên địa bàn huyện một cách hợp lý.
- Việc phân bổ và giao đất nông nghiệp, một số nơi giao còn manh mún hạn chế rất nhiều đến năng lực sản xuất, và đầu tư khoa học kỹ thuật, nên cần sớm có chính sách khuyến khích chuyển đổi đất đai thành lô thửa lớn, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác quy hoạch sử dụng đất.
- Cần có biện pháp quản lý về xây dựng trong khu dân cư, nhất là ở khu dân cư đô thị. Các công trình xây dựng cơ bản trong khu dân cư như giao thông, mương cống thoát nước, đất xây dựng công cộng... đòi hỏi công tác quy hoạch sử dụng đất cần quan tâm hơn nữa, tránh việc giao, cấp đất chồng chéo (giao rồi lại thu hồi), gây lãng phí tirnf của Nhà nước, nhân dân và không đem lại mỹ quan cho các khu vực đô thị trên địa bàn huyện Chí Linh.
Kết luận
Vị trí địa lý thuận lợi, huyện chí linh có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương. Hơn nữa 2 thị trấn Phả Lại, Sao đỏ được đánh giá là một trong những vị trí hình thành và phát triển khu đô thị mới của đất nước - khu đô thị côngnghiệp, dịch vụ và du lịch trong tương lai.
Trong những năm qua nền kinh tế của huyện đã có những bước chuyển đổi mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế, từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ chuyển dần sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Xu thế phát triển đó cần thiết phải có quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả để đáp ứng nhu cầu phát triển, tương xứng với tiềm năng của các ngành kinh tế trên địa bàn huyện. Quy hoạch sử dụng đất huyện Chí Linh đến năm 2010 đã được phê duyệt và xây dựng thực hiện từ cuối năm 1998. Tuy nhiên công tác quy hoạch sử dụng đất cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập, cần phải có những giải pháp, phương pháp khắc phục. Thấy được vấn đề cấp bách đó em mong muốn góp phần nhỏ bé công sức của mình vào đề tài này.
Qua thời gian học tập trong chuyên ngảnh kinh tế và quản lý địa chính trường Đại học kinh tế quốc dân được các thầy,cô dạy dỗ giúp đỡ em nhiều tri thức, phương pháp nghiên cứu nhất là phương pháp tập hợp, phân tích đánh giá số liệu, dữ liệu đã làm tiền đề vững chắc cho em nghiên cứu thành công chuyên đề “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh - thành phố Hải Dương” trong giai đoạn thực tập tốt nghiệp vừa qua. Nhưng do trình độ, thời gian có hạn đề án của em chắn chắn còn nhiều hạn chế và không thể tránh khỏi những sai lầm,thiếu sót. Em mong muốn được sự giúp đỡ nhiều hơn nữa của thầy cô trong bộ môn, của các bác, các cô
chú ở Sở Địa chính thành phố Hải Dương và đặc biệt là cô Vũ Thị Thảo - người đã tận tuỵ, nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề án này.
Biểu 14: Quy hoạch sử dụng đất ngành giao thông vận tải năm 2010
Đơn vị tính: ha.
hạng mục
Hiện trạng năm 2000
Quy hoạch 2010
Diện tích mở rộng
Diện tích dùng vào quy hoạch
Đất dân cư
Cây hàng năm
Cây lâu năm
Mặt nước nông nghiệp
Đất rừng
Mặt nước hoang
Tổng
638
1.206
568
63
162
92
54
154
43
A/ Các tuyến đường
633
1.063
430
49
83
79
48
134
37
I/ Đường quốc lộ
65
149
84
10
15
17
2
33
7
- Quốc lộ 18
30
50
20
3
8
5
4
- Quốc lộ 183
15
25
10
1
3
2
2
2
- Quốc lộ 37
20
20
- Cao tốc
54
54
6
4
10
2
31
1
II/ Đường huyện
32
58
26
3
4
3
13
3
III/ Đường đô thị
39
240
206
37
42
33
31
56
7
IV/ Đường nông thôn
467
581
114
2
23
25
12
32
20
V/ Đường xe lửa
35
35
B/ Các công trình xây dựng
5
143
138
14
79
13
6
20
6
I/ Bến xe, quảng trường
1
63
62
10
36
5
2
5
4
II/ Cảng sông
10
10
10
III/ Ga tàu hoả
4
70
66
4
33
8
4
15
(Nguồn: Dự án Quy hoạch sử dụng đất huyện Chí Linh đến năm 2010)
Đến năm 2010, các tuyến đường quốc lộ được nâng cấp (đường 18, đường 183 nền đường tương đương cấp II) xây dựng mới 15km đường cao tốc Hà Nội - Hạ Long.
Các tuyến đường huyện nền đường tương đương cấp III - IV.
Diện tích đất giao thôg đến năm 2010:
Đường quốc lộ:
Nền đường : 149 ha tăng 84 ha
Lưu không : 20m X2
Đường huyện:
Nền đường : 58 ha tăng 26 ha
Lưu không 10mx2
(riêng đường bến bình 2 km chuyển cho cấp xã quản lý)
Đường nông thôn:
Nền đường : 518 ha tăng 114 ha
Lưu không : 3mx2
Đường trục thôn xã:
Lưu không : 5mx2
Đường đô thị (cả vỉa hè):
Nền đường : 240 m tăng 206 ha
Tổng diện tích các tuyến đường: 1063 ha tăng 430 ha (không kể lưu không ).
Diện tích dùng cho giao thông cụ thể như sau:
- Lâý vào đất dân cư : 63 ha
- Cây hàng năm :162 ha
- Cây lâu năm : 92 ha
- Mặt nước nông nghiệp : 54 ha
- Đất rừng : 154 ha
- Mặt nước : 43 ha
Đất thuỷ lợi:
Biểu 15: Quy hoạch sử dụng đất thuỷ lợi đến năm 2010 huyện Chí Linh.
Hạng mục
Hiện trạng năm 2000
Quy hoạch 2010
Diện tích tăng
Ghi chú
Dài (m)
D.tích công trình chính (ha)
D.tích lưu không (ha)
Dài (m)
D.tích công trình chính (ha)
D.tích lưu không (ha)
D.tích công trình chính (ha)
D.tích lưu không (ha)
1. Hệ thống đê.
31.046
109,52
130,7
52.196
127,58
130,7
18,06
- Đê Trung ương
22.046
79,37
99,2
22.046
92,58
99,2
13,21
- Đê địa phương
9.000
30,15
31,5
9000
35,00
31,5
4,85
2. Hệ thống bờ vùng
49.930
62,84
199,7
49.930
72,27
199,7
94
3. Hệ thống kênh mương
2.912.000
921,8
2.912.709
946,45
24,65
- Kênh cấp I
24.000
28,8
34.709
53,45
24,65
- Kênh cấp II
380.000
266
380.000
266
- Kênh cấp III
2.508.000
627
2.508.000
627
4. Hệ thống trạm bơm
7,46
11,36
3,9
- Trạm bơm tưới
2 cái
0,68
0,68
T.b Mai Động-Triệu nội
- Trạm bơm tiêu
1
1
3,40
2,4
T.b Vạn Thắng
- Trạm bơm tưới tiêu kết hợp
5,78
7,28
1,5
Tổng diện tích
1.102
1.158
56
(Nguồn: Dự án Quy hoạch sử dụng đất huyện Chí Linh đến năm 2010)
Tập trung hoàn thành qui hoạch hệ thống thuỷ lợi trước năm 2005.
Chủ yếu nâng cấp theo các mục tiêu sau:
- Nâng cấp đê điều : 18 ha
- Xây dựng hệ thống tiêu nước : 25 ha
- Nâng cấp hệ thống bờ vùng : 9 ha
- Cải tạo nâng cấp các trạm bơm : 4 ha
Tổng diện tích đất thuỷ lợi: 1.158 ha tăng 56 ha chủ yếu lấy vào diện tích đất nông nghiệp.
Thực hiện kiên cố hoá hệ thống mương cấp III tiết kiệm được 5 -10 ha diện tích, nhưng do xây dựng mới hệ thống kênh mương cấp III nên diện tích các công trình giữ ổn định.
Đất di tích lịch sử:
Diện tích hiện trạng 46 ha được giữ ổn định trong các năm qui hoạch. Đại bộ phân các khu di tích lịch sử thường gắn liền các danh lam thắng cảnh các danh nhân văn hoá và các vị anh hùng dân tộc, cho nên cần một diện tích phụ trợ lớn: Khu côn Sơn - Kiếp Bạc diện tích 160 ha dọc theo chiều dài 10 km sẽ được phát triển trên 1000ha với mục đích du lịch cảnh quan môi trường. Trong khu vực này sẽ xây dựng một khu lâm viên diện tích 30 -50 ha.
Đất khai thác khoáng sản :
Qui hoạch vùng khai thác 113 ha. (hiện trạng đã có 53 ha ). Do khu khai thác nằm trong vùng qui hoạch đô thị cần tập trung khai thác hết 50 ha để đưa sang xây dựng một công viên thể thao.
Đất khai thác nguyên vật liệu làm gạch ngói:
Hiện trạng 65 ha. Khai thác hết 49 ha để đưa vào sử dụng làm mặt nước nông nghiệp. Bố trí thêm 25 ha đất canh tác để lấy đất cho công nghiệp sản xuất ngói (chủ yếu xí nghiệp gạch Văn An).
Đất nghĩa địa và các loại đất khác:
Bố trí thêm 8 ha đất nghĩa địa cho qui hoạch đô thị chủ yếu vào đất đồi rừng.
Bổ sung 7 ha khu bãi thải công nghiệp
Khu xử lý rác thải
Danh 10 ha diện tích đất ngoài đê để lấy đất phục vụ cho việc nâng cấp đê điều.
Quy hoạch đất đô thị:
Trong đó:
- Đất phát triển đô thị 1.685 ha chiếm 25,67%
- Các vùng phụ trợ 4.879 ha chiếm 74,33 %
Trong đó đất phát triển đô thị:
Đất ở : 500 ha tăng 360 ha
Lấy vào đất nông nghiệp: 55 ha
Đất lâm nghiệp 91 ha
Đất nông thôn 220 ha
Mặt nước chưa sử dụng 14 ha
Nâng cấp hệ thống giao thông đã lấy vào 20 ha đất ở.
Như vậy phần lớn diện tích đất ở đô thị của Chí Linh được cải tạo từ đất ở nông thông sang.
Đất xây dựng cơ bản: 1.185 ha
Chủ yếu dùng cho xây dựng khu công nghiệp Hoàng Tân và mở rộng đường giao thông (đã được tính trong đất chuyên dùng).
- công nghiệp :450 ha
- Giao thông : 200ha
- Giao thông đô thị :240 ha
- công viên xanh : 180 ha
- Xây dựng công cộng và kho tàng : 115 ha
Quy hoạch đất ở nông thôn; (chủ yếu tận dụng trong khuôn viên dân cư bằng hình thức tách hộ).
Đất ở nông thôn bị biến động lớn do nhu cầu qui hoạch đất đô thị chu chuyển đất ở nông thôn diễn ra theo chiều hướng giảm, nhưng thực tế nhu cầu vẫn tăng cụ thể như sau:
Hiện trạng: 970 ha chuyển 81 ha sang đất chuyên dùng 220 ha sang đất đô thị.
Nhu cầu đất ở nông thôn:
Tách hộ ; 46 ha từ đất nông nghiệp sang
Cấp mới: 9 ha đất canh tác và 50 ha đất đồi rừng
Diện tích 795 ha giảm 175 ha
Hướng bố trí đất ở nông thôn theo hình thức thôn xóm tập trung qui mô lớn. Việc xây dựng nhà cửa và cơ sở hạ tầng theo qui hoạch và được quản lý chặt chẽ.
Đất nông nghiệp:
Đất nông nghiệp bị biến động nhiều nhất, do nhu cầu phát triển đô thị công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Năm 2000 đất nông nghiệp 9.784ha
Năm 2010 giảm còn 9.092 ha
Chu chuyển cụ thể của từng loại đất như sau:
Đất trồng cây hàng năm:
Hiện trạng diện tích 7.515 ha chuyển 550 ha sang lập vườn trồng cây ăn quả, thả cá; 575 ha sang đất xây dựng; 83 ha sang đất giao thông; 56 ha sang đất thuỷ lợi; 60 ha sang đất khoáng sản; 25 ha sang đất khai thác nguyên vật liệu ; 12 ha sang chuyên dùng khác; 10 ha sang đất ở đô thị và 9 ha sang đất ở nông thôn.
Cải tạo 229 ha đất bằng chưa sử dụng và 50 ha đất bãi bồi để trồng trọt.
Đến năm 2010 đất trồng cây hàng năm 6.432 ha giảm 1.083 ha trong đó trồng lúa: 5.557 ha
Đất trồng cây lâu năm:
Hiện có : 2.078 ha (kể cả đất vườn)
Chuyển 171 ha sang đất xây dựng
79 ha sang đất giao thông
38 ha sang đất ở đô thị
46 ha tách đất ở khu dân cư nông thôn
cải tạo 330 ha đất lúa năng suất thấp sang lập vườn
đến năm 2010 đất trồng cây lâu năm : 2.074 ha
Mặt nước nuôi trồng thủy sản:
Cải tạo 280 ha mặt nước và 40 ha diện tích khai thác nguyên vật liệu để nuôi trồng thuỷ sản. Trong quá trình lập vườn sẽ có 220 ha chuyển sang Như vậy đến năm 2010 mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 586 ha tăng 395 ha.
Đất lâm nghiệp:
Tổng quĩ đất lâm nghiệp: 12.623 ha
Hiện đã trồng rừng: 12.485 ha chiếm 99%
Dự kiến đến hết năm 2000 có khoảng 12.600 ha rừng. Tuy nhiuên do các nhu cầu xây dựng cơ bản đến năm 2010 chỉ còn 11.751 ha (gồm 731 ha chuyển sang đất chuyên dùng: 141 ha sang mục đích đất ở )
Trong đó có:
Rừng đặc dụng: 4.020 ha. Trong đó cấy ăn quả 2ll.751 ha
Rừng phòng hộ: 6.519 ha
Rừng sản xuất; 1.212 ha
Đất chưa sử dụng :
Hiện trạng có 1.786 ha trong đó sông suối 828 ha
Như vậy thực tế đất chưa sử dụng chỉ còn : 959 ha
Trong đó:
Đến năm 2010 cơ bản sử dụng hết, chỉ còn 58 ha mặt nước và 15 ha đất bãi bồi tồn tại ở dạng tự nhiên
Như vậy đến năm 2010 tổng quát đất được sử dụng như sau:
Loại đất
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Ghi chú
Tổng diện tích
27.633
100
I/ Đất nông nghiệp
9.092
32,90
II/ Đất lâm nghiệp
11.751
42,52
III/ Đất chuyên dùng
4.594
16,62
IV/ Đất ở
1.295
4,68
1. đất ở đô thị
500
2. Đất ở nông thôn
795
V/ Đất chưa sử dụng
901
3,28
IV Nhận Xét chung:
Quy hoạch sử dụng đất Huyện Chí Linh được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt và đưa vào áp dụng, thực hiện trên địa bàn từ cuối năm 1998
Cho đến nay, đã góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội, đặc biệt quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của huyện giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, cụ thể là:
Năm 1998, tỷ trọng ngành nông nghiệp: Công nghiệp: dịch vụ là:
0,407 : 0,330 : 0,263
Đến năm 2000 là 0,351 : 0,361 : 0,288
Hơn nữa, nó góp phần tích cực trong quản lý và sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai của huỵen. Trước hết, công tác quy hoạch sử dụng đất giúp cho UBND huyện kiểm soát mọi diễn biến về tình hình đất đai, ngăn chặn được tình trạng sử dụng lãng phí, bừa bãi, sử dụng không đúng mục đích. Công tác quy hoạch sử dụng đất giúp cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm được dễ dàng hơn và đạt hiệu quả sát mục tiêu đề ra.
Thứ hai là công tác quy hoạch sử dụng đất góp phần thúc đẩy nhanh, tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất đồi rừng, tạo điều kiện cho các hộ chủ động sản xuất nâng cao hiệu quả lao động, nhất là đất đồi rừng hầu như đã được phủ xanh thu được nguồn lợi lớn. (đất nông nghiệp cơ bản đã cấp xong 22.163 hộ đạt 100%, đất thổ cư 27.881 hộ đạt 80%).
Mặt khác công tác quy hoạch sử dụng đất đã tạo điều kiện cho việc tính thuế, xác định giá các loại đất hợp lý hơn, giúp cho việc giải toả mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng việc thu thuế đất được nhanh chóng, hiệu quả, làm cho người dân tin tưởng hơn đối với chính quyền.
Tuy nhiên bên cạnh đó công tác quy hoạch sử dụng đất vẫn con nhiều hạn chế, chưa phát huy hết được sức mạnh, hiệu quả của nó, do một số nguyên nhân sau đây.
Một là: công tác quy hoạch còn diễn ra cứng nhắc thủ tục rườm rà, đội ngũ cán bộ địa chính năng lực yếu kém, nhất là trong chuyên môn lập quy hoạch chi tiết ở cấp xã. Bên cạnh đó lương trả cho cán bộ địa chính lại thấp, không tránh khỏi tình trạng làm việc chểnh mảng, kém nhiệt tình, nhiều trường hợp cán bộ đo đạc còn nhầm lẫn bị người dân phản ảnh, làm mất uy tín, gây khó khăn cho công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bạn khi thực hiện giải toả mặt bằng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hai là: Do đây là công việc phức tạp, khó khăn, có khối lượng công việc lớn, tốn nhiều tiền của, tốn nhiều thời gian do thực hiện qua nhiều bước như: điều tra, đo đạc, đánh giá hiện trạng.... Hơn nữa trong khi thực hiện quy hạch việc giao đất theo mục đích sử dụng cho từng đối tượng nhất là việc thu thuế chưa có chính sách khuyến khích đối với những hộ bị giải tỏa đến khu vực khác, cho nên nhiều trường hợp họ vẫn còn chần trừ, do dự, gây khó khăn đến việc giải toả và xẩy râ nhiều trên địa bàn thị trấn Phả Lại
Thứ ba là: Việc quy hoạch sử dụng đất ở, nhất là các khu đô thị (thị trấn Sao Đỏ, phả lại) chưa đem lại hiệu quả cao, còn lãng phí do huyện chưa thực sự quan tâm đầu tư cho công tác quy hoạch nhà ở. Đây là hai công việc gắn bó cùng tác động tương hỗ để cùng nhau đạt hiệu qủa, đặc biệt trong sự hình thành một đô thị hiện đại mà đó là hướng công tác quy hoạch sử dụng đất đặt ra cho thị trấn Sao Đỏ và Phả Lại, khu đô thị mới mang tính chất công nghiệp, dịch vụ, du lịch....
Bốn là: Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện chưa bám sát với quy hoạch sử dụng đất, do đó chưa đem lại hiệu quả cao trong công tác quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2010.
Đó là một số nguyên nhân chính làm hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh điều đó cần phải có những giải pháp khắc phục ngay trong thời gian gần nhất.
Chương III
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện chí linh
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện chí linh đến năm 2010
Những năm 2000 là những năm đầu của thế kỷ mới, thế kỷ của khoa học công nghệ hiện đại và phát triển, sẽ tạo nên những xung lực mới. Là một huyện nằm ở vị trí thuận lợi trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, của vùng và khu vực, được Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư phát triển. Đặc biệt thị trấn Phả Lại- Chí Linh trong tương lai không xa sẽ trở thành một khu đô thị mới mang tính chát công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Chính vì vậy, đây là giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá phát triển với tốc độ nhanh và có thể đem lại bước nhảy vượt bậc trên địa bàn huyện. Điều đó gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai, đòi hỏi quản lý đất đai tiết kiệm và hiệu quả hơn thông qua công tác quy hoạch sử dụng đất, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt được mục tiêu chiến lược kinh tế- xã hội đến năm 2010, đó là:
Mục tiêu tổng quát
Phát triển kinh tế với nhịp độ cao trên nền tảng chính trị ổn định.
Phát triển kinh tế đặt trong mối quan hệ gắn bó với địa bàn kinh tế trọng điểm; Hà Nội- Hải Phòng-Hải Dương-Quảng Ninh- Bắc Ninh, mà Chí Linh là một trong những khu công nghiệp lớn của khu vực vùng Đông Bắc của cả nước.
Chú trọng tập chung giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, trong đó ưu tiên mở rộng nghành nghề đào tạo việc làm, nâng cao năng lực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, coi trọng yếu tố con người, thực hiện tốt các chính sách xã hội
Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các công trình văn hoá truyền thống dân tộc.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2010.
thu nhập bình quân 1.700 USD/ người, tăng khoảng 5 lần so với năm 2000.
tỷ lệ tăng dân số giữ ở mức 1,0% năm
Bình quân lương thực quy: 400 - 450Kg/ người/ năm.
Tổng giá trị sản phẩm đạt 2.526 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Nông nghiệp: 505 tỷ đồng
+ Công nghiệp: 1.086 tỷ đồng
+ Dịch vụ: 935 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế sẽ là: 2,0: 4,3: 3,7.
II - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh.
Những quan điểm về sử dụng đất đai ngày nay trên thế giới đã có những thay đổi đáng kể do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật rất mạnh mẽ và sự gia tăng dân số bùng nổ ở nhiều nước trên các châu lục đông dân đã tạo ra những sức ép mới về đất đai. Trong nền kinh tế thị trường đất đai thực sự là một hàng hoá đích thực mà xét trong thời gian đủ dài thì giá của nó chỉ tăng và tăng mạnh. Tuy nhiên cần nghiên cứu để thấy rõ nó khong thể chỉ có vai trò như một hàng hoá thông dung mà có rất nhiều tính chất riêng biệt độc đáo nên nếu đề cập góc độ thị trường thì đất đai cũng là một loại hàng hoá đặc biệt. Do đó dù ở bất kỳ chế độ chính trị xã hội nào đất đai cũng được quản lý chặt chẽ và coi việc sử dụng đất đai là quốc sách. Từ góc độ đó việc nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Chí Linh phải đòi hỏi khách quan của sự phát triển nhất là khi thị trường đất đai đang hình thành và phát triển rất mạnh ở Việt Nam nói chung, ở ngay trên địa bàn huyện Chí Linh nói riêng. Do vậy công tác lập quy hoạch sử dụng đất phải có tầm nhìn xa, rộng theo xu thế phát triển, phải nghiên cứu tìm tòi bản chất, nội dung cũng như phương pháp hay giải pháp sử dụng đất đât sao cho đem lại hiệu quả tốt nhất, tiết kiệm nhất, nó vừa mang ý nghĩa khoa học lại vừa mang ý nghĩa thực tiễn đậm nét.
Qua thời gian nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá hiện trạng công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh, em xin đề xuất ra một số giải pháp sau :
1. Xây dựng và ban hành các chính sách về đất đai, các văn bản pháp luật liên quan đến công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Vấn đề bao trùm là phải làm cho các văn bản pháp luật về đất đai : Nghị định của Chính phủ, thông tư của Tổng cục địa chính, văn bản của Sở địa chính về công tác lập quy hoạch, định mức sử dụng đất, định mức lao động và đơn giá lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai ... Phù hợp hơn nữa với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Quy định rõ hơn về chính sách kinh tế, chính sách xã hội trong quản lý sử dụng đất, góp phần tạo hành lang pháp lý cho thị trường bất động sản hình thành và được vận hành một cách lành mạnh, tạo thêm động lực thúc đẩy công tác quy hoạch sử dụng đất đai có hiệu quả hơn.
Các chính sách về đất đai có những nguyên tắc chung song phải có những giải pháp điều chỉnh linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với mục tiêu kinh tế
xã hội đặt ra và phù hợp với từng vùng, từng loại đất. Chẳng hạn đối với vùng đã được quy hoạch đô thị (như Phả Lại, Sao đỏ, Bến tắm) thì thuế chuyển quyền sử dụng đất gắn với chuyển đổi mục đích sư dụng đất (từ đất nông nghiệp sang đất để xây dựng đô thị) không nên thu thuế cao, như vậy sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh hơn, đồng thời quá trì nh chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai sẽ được nhiều người đưa ra công chứng và như vậy công tác quy hoạch thực hiện sẽ thuận lợi hơn.
- Trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải có nhiều thông tư, các văn bản về đất đai rõ ràng mềm dẻo hơn, đặc biệt trong phương thức phân bổ đất cần xác định rõ : đất sản xuất (nông nghiệp, lâm nghiệm, đất có mặt nước, môi trường sinh thái) và đất xây dựng (đất ở và đất xây dựng các công trình khác).
Cần đổi mới quan điểm trong công tác quy hoạch đối với đất sản xuất là trong cơ chế thị trường chủ sử dụng đất đặt lên hàng đầu là lợi nhuận thu được trên từng đơn vị diện tích hoặc từng đồng vốn đầu tư. Họ luôn tìm chọn đối tượng sản xuất kinh doanh sao cho có lợi nhất phù hợp với từng thời gian cụ thể. Do đó quy hoạch trong cơ chế thị trường phải mang tính chất quy hoạch mềm tức là phải lựa chọn những chỉ tiêu mang tính pháp lệnh, chỉ tiêu mang tính hướng dẫn cho phù hợp với tính chất quy hoạch sử dụng đất trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Mặt khác cần phải nhận thức rằng trong nền kinh tế thị trường quy hoạch sử dụng đất sẽ có những biến động thường xuyên hơn, phức tạp hơn và đòi hỏi phải xây dựng các văn bản, quy định về đất đai phù hợp hơn, mềm dẻo hơn của nhà nước, của cơ quan có thẩm quyền.
Trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt được hiệu quả cao hay không, tốc độ nhanh hay chậm nó cũng phụ thuộc rất lớn vào phương thức phân bổ quỹ đất hợp lý hay không. Dưới đây là quan điểm xử lý những vấn đề có liên quan đến việc phân bố đất đai vào các mục đích sử dụng.
- Đối với đất đã được giao theo tinh thần luật đất đai 1993 thì nay về cơ bản phải đảm bảo ổn ddịnh cho các chủ thể đang sử dụng nó trên địa bàn quản lý của huyện.
- Đối với đất có khả năng sản xuất nông, lâm nghiệp đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thì tuỳ theo quỹ đất của từng địa phương và tuỳ theo khả năng khai thác của các hộ để giao, để đem lại hiệu quả hơn, tránh lãng phí. Nhưng ở những nơi quỹ đất này có ít thì cũng không nên giao quá nhiều cho 1 hộ. Chế độ giao khoán phải hợp lý để người nhận khoán đủ sống không phá rừng, gắn với chính sách đầu tư, hỗ trợ giống, kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất nông - lâm - ngư kết hợp, gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm.
- Đất đang sản xuất trong các đơn vị quốc doanh, chỉ giữ lại quy mô diện tích phù hợp với khả năng sản xuất của đơn vị và tuỳ theo điều kiện và trình độ sản xuất mà sử dụng các hình thức cho có hiệu quả như khoán, đấu thầu, hợp đồng, bán vườn cây ... nhằm gắn bó lâu dài các hộthành viên của đơn vị, chấm dứt tình trạng các doanh nghiệp nông nghiệp không sử dụng hết đất cho thuê phát canh thu tô, cho cai thầu thuế ...
Về đối tượng giao đất nông nghiệp cho hộ nông dân vẫn nên giữ tinh thần của luật đất đai 1993 trước hết là phải giao đất cho các nhân khẩu sống bằng nông nghiệp trên địa bàn của địa phương. Các đối tượng khác có thể được giao tuỳ theo quỹ đất và điều kiện cụ thể của địa phương theo quy hoạch. Điều quan trọng là phải chế định rõ quỹ đất đối tượng, phương thức phân bố để pháp luật có thể kiểm soát được và bảo đảm được nguồn thu ngân sách từ đất đai.
Đối với đất ở hộ gia đình, trước mắt cần tận dụng khu dân cư có sẵn song phải tạo điều kiện tiền đề từng bước cải tạo và sắp xếp, mở rộng một cách hợp lý khu dân cư, đặc biệt là các thị trấn Sao đỏ, Phả Lại, Bến tắm thông qua công tác quy hoạch sử dụng đất mà được bảo đảm tính pháp lý của đất đai.
Trước hết phải chuẩn bị hoá, chi tiết hoá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện, nhất là các xã để đủ tin cậy làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Trong đó UBND quản lý quỹ đất, đối tượng và phương thức phân bố, còn cơ quan địa chính (phòng Địa chính huyện, cán bộ địa chính xã) thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất .
Khi đã làm tốt công tác xét duyệt quy hoạch, kế hoạch và các dự án về sử dụng đất mang tính khả thi thì mới đem vào áp dụng, tránh tình trạng giao đất bừa bãi, lãng phí, không đem lại hiệu quả xã hội, mất lòng tin của người dân, vẫn thường xuyên xảy ra trên địa bàn do chế độ quan liêu, cửa quyền vẫn còn tồn đọng. Việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch đã được phê duyệt và việc thu hồi đất đối với những trường hợp mà luật đã quy định cụ thể nên giao cho phòng Địa chính huyện giải quyết là chủ yếu và như vậy sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, triển khai nhanh hơn của công tác quy hoạch sử dụng đất.
Mặt khác khi đền bù, giải phóng mặt bằng, nhà nước phải đưa ra khung giá đền bù hợp lý, phải có chính sách hỗ trợ để tạo lập được cuộc sống bình thường để người dân có thể vui vẻ chuyển đến chỗ ở mới. Đây cũng là vấn đề tác động đến công tác quy hoạch, nhất là trên địa bàn thị trấn Phả Lại khi giải toả mặt bằng xây dựng nhiệt điện Phả Lại II, xây dựng kênh thải, đường dây làm cầu, đường giao thông (quốc lộ 18) ... mà đã có nhiều mức giá đền bù không thoả đáng cho người dân, làm chậm việc giải toả mặt bằng. Do vậy đòi hỏi nhà nước, cơ quan có thẩm quyền cũng phải hết sức coi trọng, đưa ra mức giá đền bù hợp lý hơn, thoả đáng hơn góp phần thúc đẩy nhanh, hiệu quả hơn của công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh.
2. Về cơ chế tổ chức thực hiện quản lý đất đai.
Cơ chế hiện hành là tổ chức có thẩm quyền và có trách nhiệm pháp lý trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai (trong đó quy hoạch sử dụng đất là một nội dung )là UBND huyện và xã. Sở địa chính, phòng Địa chính huyện chỉ là cơ quan tham mưu, giúp việc không chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật về các hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai, trong đó có quy hoạch sử dụng đất.
Cơ chế tổ chức này khi có tác dụng trong điều kiện quản lý đất đai ở trạng thái tĩnh và nặng về hành chính đơn thuần, quan hệ đất đai ngày càng gia tăng, quan hệ này đã từng bước được tiền tệ hoá, kinh tế hàng hoá trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước nhất là ở các khu vực đô thị (các thị trấn).
Cơ chế tổ chức thực hiện quản lý đất đai hiện hành đã và đang bộc lộ những nhược điểm sau đây :
- Chủ tịch UBND tỉnh, huyện giải quyết quá nhiều việc hành chính, sự vụ như ký quyết định giao đất, giải quyết tranh chấp đất, ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên làm cho công việc bị kéo dài. Trong khi đó Sở Địa chính tỉnh, Phòng Địa chính huyện làm rất nhiều việc trực tiếp chi phối đến hiệu quả quản lý đất đai như điều tra, đo đạc, lập quy hoạch, thẩm định dự án, giao đất, thu đất, chuyển quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp, thanh tra đất xử lý vi phạm pháp luật đất đai... lại ít phải chịu trách nhiệm trực tiếp về pháp lý đối với kết quả hoạt động của mình, đặc biệt trong công tác quy hoạch sử dụng đất đã không tránh khỏi tình trạng quan liêu, thiếu trách nhiệm, của các cánbộ địa chính.
Nhiều lĩnh vực quản lý liên quan đến đất đai còn bị phân công, phân tán vừa sơ hở, vừa trùng lặp làm giảm hiệu quả quản lý về địa giới, địa danh, đô thị, đền bù giải phóng mặt bằng, giá đất, giao đất, cho thuê đất ... ảnh hưởng rất xấu tới công tác quy hoạch sử dụng đát ở huyện.
Để khắc phục những nhược điểm nói trên đồng thời đảm bảo quản lý đất đai hiệu quả hơn, công tác quy hoạch sử dụng đất cũng đạt hiệu quả hơn, tránh phiền hà cho dân, làm thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản nen cần tổ chức lại cơ quan địa chính sao cho có đủ quyền lực để xử lý nhanh gọn những yêu cầu về quản lý đất đai đặt ra, đặc biệt là công tác lập quy hoạch sử dụng đất.
3. Cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến đội ngũ cán bộ địa chính trên địa bàn của huyện.
Như chúng ta đã biết, cán bộ Địa chính huyện, xã, thị trấn là lực lượng không kém phần quan trọng trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai cấp cơ sở và tất nhiên công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện có đạt hiệu quả hay không nó được quyết định bằng năng lực của lực lượng cán bộ địa chính trên địa bàn.
Cán bộ địa chính là người thực hiện công việc chuyên môn nghiệp vụ quản lý đất đai, đo đạc bản đồ sát với dân, gắn liền với lợi ích xã hội và với việc chấp hành pháp luật đất đai, nếu họ đủ mạnh thì sẽ mang lại hiệu quả cho ngành và nếu ngược lại sẽ dẫn đến ách tác trong công việc, gây phiền hà cho nhân dân.
Trên thực tế ở địabàn huyện Chí Linh, cán bộ địa chính còn yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn thấp đặc biệt là cán bộ địa chính ở các xã các thị trấn, nếu UBND các xã, thị trấn không quan tâm theo dõi, chỉ đạo sát sao thì khó có thể giải quyết kịp thời các quan hệ địa chính phát sinh, dẫn đến tiêu cực, gây phiền hà cho nhân dân.
Hơn nữa, việc đào tạo cán bộ địa chính hiện là vấn đề bất cập. Mặc dù từ khi thành lập ngành đến nay, Sở Địa chính tỉnh Hải Dươg rất quan tâm đến công tác này, tuy nhiên số lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu hoặc khi đào tạo xong không muốn về huyện, xã làm mà phần lớn công tác ở Sở Địa chính.
Mặt khác, mức lương của cán bộ địa chính quá thấp. Một cán bộ địa chính chưa qua đào tạo trung cấp chỉ được xếp mức sinh hoạt phí tổi đa 255.000đ/ tháng (có quá trình công tác từ 10 năm trở lên còn đối với các cán bộ địa chính đã qua đào tạo (trung cấp hoặc đại học) thì mức sinh hoạt phí là 310.000đ/ tháng nhưng 5 năm mới được xem xét nâng bậc 1 lần. Việc này chưa kích thích họ đầu tư hết mình đối với công việc được giao.
Do vậy vấn đề đặt ra là làm sao nâng cao năng lực chuyên môn cán bộ địa chính, điều đó đòi hỏi thực hiện chuyên môn hoá cán bộđịa chính, đặc biệt quan tâm hơn đến cán bộ địa chính xã, thị trấn, đồng thời phải có chế độ chính sách mới để đảm bảo mức sinh hoạt ổn định của họ, phát huy được năng lực của họ một cách tối đa. Khi thực hiện chuyên môn hoá cán bộ địa chính thì họ sẽ hoạt động độc lập về chuyên ngành của mình, như một công chức nhà nước tự chịu hết những trách nhiệm thuộc thẩm quyền quản lý của mình, như vậy hiệu quả công việc sẽ cao trong thi hành nhiệm vụ quản lý đất đai, trong công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn.
Để thực hiện chuyên môn hoá cán bộ địa chính trên địa bàn huyện thì cần đặc biệt quan tâm chú trọng đến vấn đề đào tạo và phải có nội dung sát thực với đặc thù trong công tác quản lý đất đai ở huyện, đặc biệt là công tác quản lý sử dụng đất có thể đào tạo theo một số chương trình cụ thể như sau :
a/ Chương trình đào tạo trung học địa chính hệ tại chức
Chương trình này nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ địa chính đương chức nhưng vẫn bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai không bị gián đoạn và đào tạo chuyên sâu về từng lĩnh vực, đo đạc, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .
b/ Chương trình đào tạo hệ chính quy tập trung
Chương trình này mang tính chiến lược nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có năng lực để từng bước tiến tới hoàn toàn thay thế số cán bộ cũ trong công tác quy hoạch sử dụng đất.
c/ Chương trình đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao theo định kỳ (3 hoặc 6 tháng)
Chương trình này mang tính thường xuyên định kỳ, nội dung theo từng chuyên đề sát thực với yêu cầu đặt ra và giúp cho cán bộ địa chính nắm bắt được những thông tin kịp thời. Đối tượng là cán bộ địa chính đương nhiệm , chương trình này giúp cho cơ quan địa chính cấp trên (Sở địa chính) nắm được tình hình thay đổi cán bộ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
4. Giải pháp về tài chính
Công tác lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nói chung, quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh nói riêng là công việc rất khó khăn phức tạp, quá trình thực hiện ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quy trình thực hiện quy hoạch trải qua nhiều khâu, nhiều bước như : khảo sát sơ bộ, xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật; điều tra, đo đạc bản đồ, thu thập tài liệu, đánh giá tổng hợp, xây dựng phương án quy hoạch đòi hỏi phải có nhiều thời gian và tốn kém tiền của. Như vậy, phải có chính sách đầu tư hợp lý để công tác lập quy hoạch sử dụng đất đem lại hiệu quả. Sở địa chính tỉnh cần phải làm việc năng động hơn nữa với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính trình uỷ ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí thực hiện. Mặt khác, phải huy động một cách tốt nhất nguồn tài chính của huyện, đặc biệt nên trích từ nguồn thuế hàng năm về đất đai hàng năm để lập quỹ tài chính phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất của huyện. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất lớn trong công tác quy hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch hàng năm khi nhu cầu sử dụng đất, biến động đất đai chuyển mục đích sử dụng đất đang diễn ra thường xuyên với tốc độ nhanh trên điạ bàn. Do đó cần phải có quỹ tài chính riêng để phục vụ cho công tác điều tra, điều chỉnh quy hoạch này sao cho hợp lý hơn, hiệu quả hơn.
Mặt khác, trong khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện phải có sự lựa chọn phương thức thích hợp để thu các nguồn lợi từ đất như thu tiền sử dụng đất khi giao đất, thu thuế sử dụng đất, thu thuế thu nhập từ đất. Phải có mức giá thuế khuyến khích đối với những hộ thuộc diện giải toả đến khu vực khác. Đối với đất khai hoang, vỡ hoá, đất đồi trọc, đất trồng rừng không nên thu tiền sử dụng đất khi được giao. Vấn đề này nó cũng ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả của công tác quy hoạch sử dụng đất góp phần quản lý tốt hơn đất đai trên địa bàn.
Trong giai đoạn hiện nay, khi công nghệ vi tính không còn xa lạ gì với chúng ta, nó được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các cơ quan, nhà máy, công ty, xí nghiệp các cơ sở địa chính cấp trung ương và được thử nghiệm sử dụng quản lý hiệu quả ở một số địa phương. Do vậy, huyện Chí Linh phải có giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệtin học trong quản lý, trong xây dựng các loại bản đồ phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất đem lại hiệu quả nhanh chóng đạt được những mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, để công tác quy hoạch sử dụng đất đai đạt được hiệu quả cao nhất là trong lĩnh vực đất ở của các khu đô thị Phả lại, Sao đỏ trên địa bàn huyện Chí Linh thì chính quyền huyện phải quan tâm đầu tư hơn nữa công tác quy hoạch nhà ở.
5. Phải quan tâm đầu tư đến công tác quy hoạch nhà ở trên các khu đô thị của huyện
Như chúng ta đã biết, quy hoạch sử dụng đất đai và quy hoạch nhà ở là hai loại quy hoạch có sự độc lập với nhau, nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà ở phải gắn liền với đất đai, vì nhà ở tồn tại trên từng phạm vi không gian đất đai nhất định, do đó quy hoạch nhà ở phải dựa vào quy hoạch đất đai và ngược lại quy họch đất đai phải chú ý tơí quy hoạch nhà ở, nếu không sẽ không tránh khỏi tình trạng sử dụng đất ở lãng phí, không đem lại mỹ quan cho các khu đô thị.
Huyện Chí Linh với thị trấn Phả Lại và thị trấn Sao đỏ được đánh giá là vị trí của khu đô thị mới trong tương lai chuyên về công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Chính vì thế mà những năm gần đây nhà nước đã chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở khá tốt, kinh tế phát triển mạnh, đời sống nâng cao nên lĩnh vực nhà ở phát triển rất mạnh. Thị trấn Phả lại đã đầu tư (năm 200) cho xây dựng nhà máy Nhiệt điện Phả Lại II và Cầu Phả Lại khoảng 1 tỷ USD trong năm qua khi đó việc giải toả mặt bằng, chuyển các hộ đến khu ở mới (nằm trong quy hoạch sử dụng đất ở) thì việc xây dựng ở đây lại không theo một quy định cụ thể nào xây dựng tuỳ tiện, bừa bãi theo ý thích của riêng mình vừa lãng phí vừa không đem lại mỹ quan cho địa bàn lại diễn ra thường xuyên, không theo sự quản lý nào cả.
Nói chung, cấp chính quyền huyện chưa quan tâm nhiều đến công tác quy hoạch nhà ở, một phần do thiếu kinh phí nên chưa có sự liên kết đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nhà ở, trong sự phát triển đô thị, nâng cấp đô thị, do đó chưa đem lại hiệu quả cao trong sử dụng đất ở trên địa bàn.
Chính vì vậy mà chính quyền huyện, các cơ quan chuyên ngành địa chính cần quan tâm đầu tư nữa đến công tác quy hoạch nhà ở, để cùng kết hợp thực hiện với công tác quy hoạch sử dụng đất ở các khu vực đô thị của huyện đó là : thị trấn Sao đỏ và thị trấn Phả lại.
Việc quy hoạch nhà ở (Sao đỏ, Phả lại) phải phát trển nền tảng quy hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch sử dụng đất phải chú ý tới quy hoạch nhà ở. Các khu nhà ở phải được xây dựng đồng bộ, không gian kiến trúc phù hợp, đảm bảo mỹ thuật và có đầy đủ cơ sở hạ tầng, điều đó vừa đem lại hiệu quả sử dụng đất ở vừa đem lại mỹ quan, đáp ứng yêu cầu để trở thành khu đô thị mới, hiện đại trong tương lai của thị trấn Sao đỏ và thị trấn Phả lại, trong mục tiêu chiến lược quy hoạch các khu đô thị mới của quốc gia.
Đólà một số giải pháp chính nhằm khắc phục các hạn chế, nâng cao hiệu quả của công tác quy hoạch sử dụng đất nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên đất đáp ứng tốt nhất yêu cầu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trên địa bàn huyện Chí Linh - tỉnh Hải dương. Tuy nhiên đây mới chi là những giải pháp mang tính định hướng, còn cách thức để thực hiện định hướng đó lại là một vấn đề. Do vậy trong phạm vi lĩnh vực này luôn đòi hỏi các cấp các ngành mỗi cá nhân chúng ta phải nỗ lực phấn đấu hết sức mình để khắc phục những tồn tại của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nói chung và quy hoạch sư dụng đất huyện Chí Linh nói riêng. Bởi vì, một giải pháp hiệu quả, là một giải pháp được tập hợp, đánh giá và được rút ra từ nhiều ý kiến khác nhau.
III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh.
Ngoài những giải pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh, qua thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài, để nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất của huyện theo em cần quan tâm hơn đến một số vấn đề sau:
- Qui hoạch sử dụng đất trong tương lai không chỉ là lý thuyết mà còn phải có mục tiêu rõ ràng, phù hợp với hoàn cảnh chính trị, xã hội và thực tế . Do vậy trước khi tiến hành qui hoạch huyện Chí Linh cần phải giải quyết tốt các vấn đề sau:
Một là: Đánh giá các nhu cầu hiện nay và tương lai, đánh giá một cách hệ thống khả năng đất đai cung cấp cho các nhu cầu trên của huyện.
Hai là: Giải quyết mâu thuẫn về sử dụng đất giữa các ngành, các cấp, các nhu cầu chung của toàn huyện, giữa nhu cầu cá nhân đối với sản xuất hiện nay và tương lai, giữa nhu cầu cá nhân và xã hội.
Ba là: Xác định các phương pháp sử dụng đất đai có khả năng duy trì sự sống và lựa chọn những loại sử dụng tốt nhất thoả mãn nhu cầu.
Bốn là: Phải rút ra bài học từ những sai lầm trước đây. Toàn bộ quá trình qui hoạch là làm đi làm lại, do ở mỗi một thời kỳ nhận được thông tin tốt hơn, mới hơn thì các chỉ tiêu của qui hoạch cũng cần tính toán lại cho phù hợp với thông tin đó.
Cuối cùng, việc lập qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai phải đạt được các mục tiêu như hiệu quả, công bằng, khả năng duy trì sự sống. Các mục tiêu này phải được xem xét trong thời gian sử dụng đất lâu dài.
- Chí Linh ngoài các hộ các cơ quan của huyện, thì còn nhiều cơ sở kinh tế của Trung ương và của thỉnh sử dụng đất, trong đó hai đơn vị quốc doanh là nông trường và lâm trường hiện đang quản lý một diện tích đất lớn nhưng phân bố hết sức phức tạp ở nhiều cơ sở xã. Ranh giới sử dụng ở nhiều địa phương chưa được xác định rõ. Ranh giới sử dụng với địa phương chưa được xác định rõ hiệu quả sử dụng đất ở một số nơi còn thấp do công tác quy hoạch sử dụng đất chưa đi sâu, đi sát vào thực tế.
- Công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện cần quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền, giáo dục về vai trò và lợi ích cho người dân trong việc quy hoạch sử dụng đất giúp người dân hiểu rõ hơn pháp luật về đất đai từ đó họ có những hành động thiết thực, nhanh chóng hơn trong việc thực hiện giải toả mặt bằng để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, giúp cho công tác quy hoạch sử dụng đất diễn ra theo đúng kế hoạch.
- Công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh cần nhanh chóng áp dụng những công nghệ hiện đại vào việc đo vẽ, lập bản đồ số hoá, quản lý thông tin dữ liệu trên máy vi tính ... để từ đó có thể điều chỉnh, bổ sung, sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất luôn thường xuyên biến động trên địa bàn huyện một cách hợp lý.
- Việc phân bổ và giao đất nông nghiệp, một số nơi giao còn manh mún hạn chế rất nhiều đến năng lực sản xuất, và đầu tư khoa học kỹ thuật, nên cần sớm có chính sách khuyến khích chuyển đổi đất đai thành lô thửa lớn, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác quy hoạch sử dụng đất.
- Cần có biện pháp quản lý về xây dựng trong khu dân cư, nhất là ở khu dân cư đô thị. Các công trình xây dựng cơ bản trong khu dân cư như giao thông, mương cống thoát nước, đất xây dựng công cộng... đòi hỏi công tác quy hoạch sử dụng đất cần quan tâm hơn nữa, tránh việc giao, cấp đất chồng chéo (giao rồi lại thu hồi), gây lãng phí tirnf của Nhà nước, nhân dân và không đem lại mỹ quan cho các khu vực đô thị trên địa bàn huyện Chí Linh.
Kết luận
Vị trí địa lý thuận lợi, huyện chí linh có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương. Hơn nữa 2 thị trấn Phả Lại, Sao đỏ được đánh giá là một trong những vị trí hình thành và phát triển khu đô thị mới của đất nước - khu đô thị côngnghiệp, dịch vụ và du lịch trong tương lai.
Trong những năm qua nền kinh tế của huyện đã có những bước chuyển đổi mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế, từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ chuyển dần sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Xu thế phát triển đó cần thiết phải có quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả để đáp ứng nhu cầu phát triển, tương xứng với tiềm năng của các ngành kinh tế trên địa bàn huyện. Quy hoạch sử dụng đất huyện Chí Linh đến năm 2010 đã được phê duyệt và xây dựng thực hiện từ cuối năm 1998. Tuy nhiên công tác quy hoạch sử dụng đất cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập, cần phải có những giải pháp, phương pháp khắc phục. Thấy được vấn đề cấp bách đó em mong muốn góp phần nhỏ bé công sức của mình vào đề tài này.
Qua thời gian học tập trong chuyên ngảnh kinh tế và quản lý địa chính trường Đại học kinh tế quốc dân được các thầy,cô dạy dỗ giúp đỡ em nhiều tri thức, phương pháp nghiên cứu nhất là phương pháp tập hợp, phân tích đánh giá số liệu, dữ liệu đã làm tiền đề vững chắc cho em nghiên cứu thành công chuyên đề “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh - thành phố Hải Dương” trong giai đoạn thực tập tốt nghiệp vừa qua. Nhưng do trình độ, thời gian có hạn đề án của em chắn chắn còn nhiều hạn chế và không thể tránh khỏi những sai lầm,thiếu sót. Em mong muốn được sự giúp đỡ nhiều hơn nữa của thầy cô trong bộ môn, của các bác, các cô chú ở Sở Địa chính thành phố Hải Dương và đặc biệt là cô Vũ Thị Thảo - người đã tận tuỵ, nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề án này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0141.doc