Qua phân tích các báo cáo tài chính của Huynh Đệ , ta nhận thấy trong thời gian qua, công ty đã đạt được hiệu quả nhất định. Tuy là một công ty mới trên thị trường bất động sản nhưng công ty đã tạo được tiếng vang lớn trên thị trường này bằng việc cho ra đời một số căn hộ cao cấp với thiết kế hiện đại, nội thất cao cấp, vị trí thuận lợi và đặc biệt là với lợi thế về gỗ, đá granite và lợi thế có sẵn của mình công ty đã đưa ra giá hết sức cạnh tranh so với mặt bằng giá chung của thị trường căn hộ cao cấp trong khu vực. Điều đó đã tạo được chỗ đứng cho công ty trên thị trường và là công ty kinh doanh hiệu quả trong tình hình đang biến động mạnh như hiện nay.
Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận thì công ty phải xác định được thế mạnh của mình trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tìm hiểu và phân tích rõ các yếu tố bên trong và ngoài có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty như: tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, điều kiện tự nhiên và sự biến động của thị trường có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình hoạt động của công ty. Trong kinh doanh việc xác định rõ đâu là thời cơ đầu tư, đâu là thời điểm thích hợp để tung ra sản phẩm mới chính là cơ hội và thách thức cho các nhà quản trị của công ty hiện nay.
65 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 830 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tài chính tại công ty cổ phần xây dựng Huynh Đệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu an cư và đầu tư bất động sản.
Khi thị trường bất động sản không sôi động, nhu cầu an cư và nhu cầu đầu tư bất động sản sẽ sụt giảm,làm ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của các công ty trong ngành. Trong khi đó năm 2009 là năm được phải đối mặt với nhiều khó khăn. Để tồn tại và phát triển trong tình hình này, các doanh nghiệp phải xây dựng được sự khác biệt về sản phẩm của mình và tối đa hóa lợi ích cho khách hàng. Đây chính là chiến lược mà Huynh Đệ đang thực hiện.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có hoạt động xây dựng còn gặp rủi ro từ việc thi công công trình bao gồm
i) Biến động nguyên vật liệu làm ảnh hưởng tới chi phí và thời gian thi công công trình;
ii) Việc chậm trễ trong việc giải ngân của chủ đầu tư làm kéo dài thời gian thi công, cũng như làm lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp;
iii) Sự mất thời gian trong việc nghiệm thu theo tiến độ cũng như trong việc thanh quyết toán giữa chủ đầu tư với nhà thầu ảnh hưởng khá lớn tới tình hình công nợ của các doanh nghiệp xây dựng.
Rủi ro về cạnh tranh
Hoạt động đầu tư bất động sản: Công ty chịu sự cạnh tranh của nhiều công ty trong ngành. Do đó để giảm thiểu cạnh tranh cũng như để xây dựng vị thế của Huynh Đệ trong thị trường bất động sản, Công ty:
♦ Đã và đang hướng tới phân khúc thị trường vẫn đang phát triển, đó là thị trường nhà chung cư có vị trí thuận lợi, chất lượng cao, giá bán hợp lý.
♦ Phát huy lợi thế của nhà thầu chuyên nghiệp với nhiều kinh nghiệm quản lý các dự án xây dựng quy mô lớn, thực hiện triển khai các dự án bất động sản đảm bảo chất lượng và có giá thành cạnh tranh.
Hoạt động xây dựng: Với rủi ro gặp phải sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong nước và đặc biệt là từ các công ty nước ngoài có thế mạnh về vốn, công nghệ và sự chuyên nghiệp.Công ty thường xuyên nâng cao sức cạnh tranh của mình bằng việc đầu tư thiết bị và công nghệ mới, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động xây dựng và giữ uy tín với khách hàng.
Rủi ro về các yếu tố đầu vào
Các yếu tố đầu vào của Công ty bao gồm chi phí về đất (cụ thể là chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí chuyển quyền sử dụng đất đất) và các nguyên vật liệu xây dựng. Do đó sự biến động của các chi phí này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Công tác giải phóng mặt bằng, cụ thể là chi phí và tiến độ giải phóng mặt bằng có ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư bất động sản của Công ty. Tiến độ của dự án phụ thuộc rất lớn vào việc giải phóng mặt bằng nhanh hay chậm. Tuy nhiên Công ty không gặp nhiều khó khăn trong tiến độ giải phóng mặt bằng do phần lớn các dự án của Công ty đều là các dự án có quỹ đất sạch.
Chi phí giải phóng mặt bằng và chi phí chuyển quyền sử dụng đất của Công ty sẽ bị ảnh hưởng nếu Nhà nước thay đổi khung giá tiền đất. Đây là rủi ro khá lớn đối với các doanh nghiệp bất động sản.
Sự biến động giá vật liệu xây dựng ảnh hưởng đến chi phí của Công ty. Để đối phó với vấn đề này
Công ty đã:
1) Luôn tăng cường hoạt động kiểm soát, quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý phù hợp;
2) Đưa ra các biện pháp xử lý linh hoạt và kịp thời nhằm tối thiểu hóa chi phí và giảm thiểu ảnh hưởng của yếu tố lạm phát đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Cụ thể:
♦ Đối với hoạt động đầu tư bất động sản, Công ty (và các đối tác trong hợp đồng liên doanh liên kết) đã kịp thời điều chỉnh tổng dự toán công trình và tính toán dự phòng biến động giá cho toàn bộ phần còn lại của dự án vào thời điểm vật tư biến động mạnh. Giá bán căn hộ cũng có thể được điều chỉnh hợp lý để bù khoản chi phí tăng lên. Việc tăng giá hợp lý này dường như sẽ ít ảnh hưởng đến số lượng và tốc độ tiêu thụ căn hộ do lợi thế địa lý của các dự án đầu
♦ Đối với hoạt động xây lắp, rủi ro này cũng được hạn chế do các hợp đồng xây lắp của Công ty thường quy định điều khoản điều chỉnh giá trị công trình theo tình hình biến động giá vật liệu xây dựng.
RỦI RO KHÁC
Ngoài các rủi ro trình bày ở trên, Công ty còn chịu các rủi ro bất khả kháng như động đất, thiên tai, bão lụt, hoả hoạn, chiến tranh, dịch bệnh, khủng bố... Những rủi ro này dù ít hay nhiều cũng sẽ có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
2.2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HUYNH ĐỆ
2.2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
Khởi nghiệp từ năm 1990 là một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh xã Chưhdrông, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai do Ông Đoàn Nguyển Đức trực tiếp điều hành. Đến nay, HAGL đã đạt được bước tiến mạnh mẽ và trở thành tập đoàn tư nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các sản phẩm như đồ gỗ, đá granite, mủ cao su đã có mặt khắp các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Australia, New Zealand và tại 5 trung tâm đô thị chính trong nước là Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. HAGL Group được đánh giá là một trong những nhà sản xuất đồ gỗ hang đầu cả nước và được người tiêu dung bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
Với lợi thế về vốn, nguồn nhân lực, nguyên vật liệu dồi dào và thương hiệu mạnh, Hoàng Anh Gia Lai Group tập trung mở rộng đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh địa ốc như xây dựng trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê cùng với sự ra đời của một chuỗi khách sạn, khu nghỉ mát tiêu chuẩn 4 sao, 5 sao tại Tp.HCM, Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Gia Lai, Quy Nhơnnhằm khai thác tiềm năng du lịch đầy hứa hẹn của đất nước.
Sở hữu CLB bóng đá Hoàng Anh Gia Lai - một trong những đội bóng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, ký hợp đồng hợp tác với CLB lừng danh thế giới Arsenal và xây dựng Học viện bóng đá trẻ HAGL Arsenal JMG. Hình ảnh của đội bóng là công cụ xây dựng và quảng bá thương hiệu rất hiệu quả.
r Các lĩnh vực hoạt động của công ty gồm :
Sản xuất và phân phối đồ gỗ
Xây dựng và kinh doanh căn hộ cao cấp
Xây dựng và kinh doanh khách sạn và resort
Trồng, chế biến các sản phẩm từ cây cao su
Đầu tư, khai thác thuỷ điện
Các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm
r Quan điểm phát triển của công ty
Phát triển đa ngành, đa lĩnh vực và liên kết dọc
Phát triển bền vững và ổn định
Phát triển phải tuân thủ các định hướng chiến lược đã được hoạch định
Phát triển phải luôn đi đôi với việc hỗ trợ cộng đồng, xã hội và xem đó là nghĩa vụ cao cả của công ty.
r Triết lý kinh doanh
Luôn quan tâm, lắng nghe thấu hiểu, chia sẻ và đáp ứng nhanh nhất mọi nhu cầu của khách hàng.
Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển.
Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, hoạt động xã hội.
Chân thành với đồng nghiệp, đoàn kết cùng góp sức phát triển công ty r Slogan: Đoàn kết là sức mạnh !
r Mục tiêu: Trở thành công ty bất động sản số 1 Việt Nam vào năm 2010
r Logo của công ty:
r Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty cổ phần HAGL được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con, gồm :
11 chi nhánh, 01 câu lạc bộ Bóng đá và 01 văn phòng đại diện.
14 công ty con
07 công ty liên kết
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty
2.2.2 Tổng quan về Công ty cổ phần Xây Dựng Huynh Đệ
2.2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Chính sách nhà ở cho người nước ngoài cũng như cho kiều bào có nhu cầu mua nhà tại Việt nam đã và đang được lới lỏng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 ước đạt 825 USD, tỷ lệ hàng tiêu dùng ở Việt Nam trong những năm gần đây tăng trưởng mạnh nhất Châu Á ước khoảng 70%, tốc độ đô thị hóa dự báo sẽ tăng 33% và đến năm 2025 sẽ đạt 45%. Những yếu tố trên góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản của ta phát triển mạnh mẽ hơn.
Trong bối cảnh sau một thời gian dài thị trường bất động sản bị đóng băng từ năm 2001 đến 2004 thị trường bất động sản bắt đầu nóng lên và nhu cầu về nhà ở của người dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng cao, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai nhận thấy lĩnh vực kinh doanh bất động sản sẽ đem lại lợi nhuận rất lớn cho tập đoàn của mình.
Biểu đồ 2.2 Tỉ lệ đô thị hóa của Việt Nam
Với lợi thế về vốn và nguồn nguyên vật liệu sẵn có, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã quyết định thành lập công ty chuyên xây dựng và kinh doanh bất động sản vào tháng 04 năm 2006, công ty đã được cấp giấy phép kinh doanh và chính thức đi vào hoạt động, lấy tên là Công ty cổ phần xây dựng Huynh Đệ và đã sát nhập vào Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, làm tăng vốn điều lệ của Hoàng Anh Gia Lai lên 1337 tỷ đồng. Tất cả các dự án bất động sản ở thành phố Hồ Chí Minh của Hoàng Anh Gia Lai đã và đang triển khai như khu căn hộ cao cấp Lê Văn Lương (450 căn), Trần Xuân Soạn (500 căn), khu căn hộ Lê Văn Lương - Trần Xuân Soạn (430 căn), khu căn hộ Chánh Hương (2.200 căn), khu căn hộ cao cấp New Saigon, ngay khu Nam Saigon (4.000 căn)... là thuộc Công ty cổ phần Xây dựng Huynh Đệ -một trong các công ty trực thuộc HAGL Group.
Theo quyết định cho phép thành lập của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cho Công Ty Cổ Phần Huynh Đệ chính thức thành lập vào ngày 10 tháng 04 năm 2006, với các thông tin sau:
Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng Huynh Đệ
Tên giao dịch : Huynh De Construction Corporation
Tên viết tắt : HD Construction Corporation.
Địa chỉ trụ sở chính : 549-551 Nguyễn Tri Phương, Phường 14, Quận 10
Thành phố Hồ Chí Minh.
Vốn điều lệ ban đầu : 400.000.000.000 VND
Hình thức sở hữu vốn : công ty cổ phần
Tổng số cổ phần : 1.000.000 cổ phần
Mệnh giá mỗi cổ phần : 400.000 đồng
Chức năng và hoạt động của công ty
Chức năng:
Công ty cổ phần xây dựng Huynh Đệ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, đường bến cảng
Tổ chức thi công và lắp đặt công trình điện nước điện lạnh.
Kinh doanh nhà ở và môi giới bất động sản.
Mua bán các loại vật liệu xây dựng như: đá Granite, đá quy cách , khai thác, chế biến xuất khẩu các loại gỗ, cho thuê kho bãi, máy thi công và các mặt hàng về nội thất.
Tổ chức thi công công trình giao nhận thầu, đấu thầu xây dựng các công trình kiến trúc.
Hoạt động:
Công ty cổ phần xây dựng Huynh Đệ tiếp nhận và thi công các công trình kiến trúc trong và ngoài nước. Với một số công trình tiêu biểu như:
Căn hộ cao cấp Lê Văn Lương, New Sài Gòn , Trần Xuân Soạn quận 7.
Văn phòng Hoàng Anh Gia Lai, thành phố Pleiku, Gia Lai
Cao ốc văn phòng , dự án VINATEX , quận 1
Cơ cấu tổ chức
Hội đồng Quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ quyết định. HĐQT xây dựng định hướng, chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của ĐHĐCĐ thông qua việc hoạch định chính sách ra quyết định hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh.
Giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty.
Phòng kỹ thuật: Thiết kế công trình qui mô vừa và nhỏ, lập hồ sơ dự toán các công trình, giám sát thi công, nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công, quyết toán công trình.
Phòng kế toán – tài chính: Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, đánh giá đúng đắn và kịp thời các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mẹ trên cơ sở hợp nhất với các báo cáo tài chính của công ty con. Điều phối chính xác và kịp thời các dòng tiền của công ty.
Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm mua bán các sản phẩm của công ty, trực tiếp gặp gỡ và trao đổi thông tin với khách hàng.
Phòng hành chính: Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu công ty, công tác lễ tân, hành chính phục vụ. Ngoài ra, tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề về tổ chức bộ máy và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty. Tuyển dụng nhân sự, phát triển nguồn lực cho công ty.
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
PHÒNG KĨ THUẬT
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG HÀNH CHÍNH
Sơ đồ 2.2 Bộ máy tổ chức của công ty Huynh Đệ
2.2.2.4 Vị thế của công ty trong ngành
Là công ty con của HAGL Group, là một trong những công ty về dịch vụ xây dựng bất động sản có quy mô vốn lớn hiện nay trong hệ thống của HAGL
Chương III
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HUYNH ĐỆ
3.1 Đánh giá tình hình tài chính của công ty qua bảng CĐKT
Năm
Chỉ tiêu
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Giá trị
% HTKH
Giá trị
%
Giá trị
%
chênh lệch
2007
A.Tài sản
248,344,586,274
100.00%
631,754,913,011
100.00%
383,410,326,737
154.39%
1. Tài sản ngắn hạnz
46,304,667,940
18.65%
236,968,561,491
37.51%
190,663,893,551
411.76%
2. Tài sản dài hạn
202,039,918,333
81.35%
394,786,351,519
62.49%
192,746,433,186
95.40%
B.Nguồn vốn
248,344,586,274
100.00%
631,754,913,011
100.00%
383,410,326,737
154.39%
1.Nợ phải trả
199,755,818,127
80.43%
540,350,793,207
85.53%
340,594,975,080
170.51%
2.Nguồn vốn CSH
48,588,768,147
19.57%
91,404,119,804
14.47%
42,815,351,657
88.12%
2008
A.Tài sản
448,802,677,691
100.00%
1,746,176,284,176
100.00%
1,297,373,606,485
289.07%
1.Tài sản ngắn hạn
217,405,002,476
48.44%
732,076,109,948
41.92%
514,671,107,472
236.73%
2.Tài sản dài hạn
231,397,675,215
51.56%
1,014,100,174,228
58.08%
782,702,499,013
338.25%
B.Nguồn vốn
448,802,677,691
100.00%
1,746,176,284,176
100.00%
1,297,373,606,485
289.07%
1.Nợ phải trả
306,152,425,512
68.22%
774,699,007,761
44.37%
468,546,582,249
153.04%
2.Nguồn vốn CSH
142,650,252,179
31.78%
971,477,276,412
55.63%
828,827,024,233
581.02%
2009
A.Tài sản
1,526,793,924,647
100.00%
2,868,621,464,011
100.00%
1,341,827,539,364
87.89%
1.Tài sản ngắn hạn
1,197,360,667,576
78.42%
1,907,694,413,425
66.50%
710,333,745,849
59.32%
2.Tài sản dài hạn
329,433,257,071
21.58%
960,927,050,586
33.50%
631,493,793,515
191.69%
B.Nguồn vốn
1,526,793,924,647
100.00%
2,868,621,464,011
100.00%
1,341,827,539,364
87.89%
1.Nợ phải trả
555,316,648,235
36.37%
1,712,012,799,124
59.68%
1,156,696,150,889
208.29%
2.Nguồn vốn CSH
971,477,276,412
63.63%
1,156,608,664,887
40.32%
185,131,388,475
19.06%
3.1.1 Đánh giá chung
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty trong năm, ta phân tích các số liệu phản ánh về vốn, nguồn vốn của công ty trong bảng cân đối kế toán trên cơ sở xác định những biến động về qui mô, kết cấu vốn và nguồn vốn của công ty.
Biểu đồ 3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn qua các năm
Dựa theo biểu đồ tình hình tài sản nguồn vốn và bảng khái quát tình hình tài sản nguồn vốn ta có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của công ty. Nhìn chung tình hình Tài sản và Nguồn vốn của công ty đã có những biến chuyển rõ rệt qua các năm.
Năm 2008: Cuối kỳ tài sản ngắn hạn tăng 190,663,893,551 VNĐ (411,76%) và Tài sản dài hạn tăng 192,746,433,186 VNĐ tương ứng với 95,40% so với đầu kỳ. Công ty đã bắt đầu hoàn thành công trình Khu căn hộ cao cấp Lê Văn Lương, Quận 7 đã được khởi công xây dựng từ năm 2004 với tổng diện tích sàn xây dựng là 63.000 m2. Tất cả các căn hộ đã được bán hết trong năm. Nhờ vậy mà phần tài sản ngắn hạn tăng mạnh, đồng thời công ty cũng tiếp tục xây dựng công trình Khu căn hộ cao cấp đường Trần Xuân Soạn Quận 7 với diện tích sàn là 77.000 m2 được khởi công từ năm 2005.Nợ phải trả giảm hơn so với năm 2005, nhưng vẫn tăng 170,5% làm cho vốn chủ sở hữu bị thu hẹp dần, chỉ tăng 42.815.351.657 VNĐ(88.12%) so với đầu kỳ
Năm 2009: Công ty đưa vào hạch toán công trình Khu căn hộ cao cấp Lê Văn Lương với tổng lợi nhuận là 120 tỉ đồng. Và dự án văn phòng cho thuê có tổng diện tích sàn là 8.000 m2 đã kết thúc xây dựng và đưa vào khai thác hoạt động tháng 2/2007. Hàng năm dự án mang lại lợi nhuận cho công ty là 18 tỷ đồng/năm. Do đó, tài sản tăng chủ yếu là tài sản dài hạn là 782,702,499,013 VNĐ (338.25%). Vốn chủ sở hữu tăng đáng kể,tăng 828.827.024.233 VND. Cũng trong tháng 10/2007, công ty cũng khởi công xây dựng Dự án Khu căn hộ cao cấp Phú Hoàng Anh nằm trên đường Nguyễn Hữu Thọ cạnh Phú Mỹ Hưng được đánh giá là dự án lớn nhất và hiệu quả nhất. Dự án này được công ty nắm giữ 73%; 25% do Công ty Phú Long sở hữu và 2% do Công ty Tài chính Dầu khí sở hữu. Dự án có tổng diện tích 100.000 m2 đất được thiết kế thành nhiều dãy nhà từ 25 đến 30 tầng với tổng diện tích sàn xây dựng là 500.000 m2 tương đương 4000 căn hộ.
Tình hình tăng giảm tài sản và nguồn vốn từ năm 2007 tới 2008 có biến động mạnh, tăng từ 631,754,913,011VNĐ tới 2,868,621,464,011VNĐ do công ty đã ngày càng phát triển thị trường của mình về căn hộ chung cư cao cấp, mạnh dạn triển khai và thực hiện các dự án đầu tư sao cho hiệu quả nhất.
3.1.2 Phân tích tình hình tài sản của công ty
Biểu đồ 3.2 Kết cấu tài sản qua các năm
Nhìn qua biểu đồ Tài sản ta có thể thấy Tài sản dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng cao trên Tổng tài sản. Điều này là hoàn toàn hợp lý trong kinh doanh bất động sản, cụ thể là kinh doanh văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp trong điều kiện cầu lớn hơn cung trong thời gian hiện nay. Từ năm 2007 đến năm 2009 thì tài sản của công ty đã tăng lên một cách đáng kể. Do công ty đã ngày càng phát triển thêm nhiều dự án trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với quy mô lớn. Điều này đòi hỏi công ty phải có một lượng tài sản lớn. Trong đó, Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản
Chúng ta có thể thấy rõ hơn điều đó qua bảng tỷ trọng tài sản dưới đây
Đvt : VND
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Tài sản ngắn hạn
236,968,561,491
38
732,076,109,948
41.92
1,907,694,413,425
66.50
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
17,426,965,935
3
10,100,646,678
0.58
5,284,281,701
0.18
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
3,304,665,389
1
144,002,515,000
8.25
III. Các khoản phải thu
154,482,722,191
24
573,802,632,100
32.86
662,238,282,453
23.09
IV. Hàng tồn kho
52,342,362,318
8
2,702,348,505
0.15
1,235,570,664,391
43.07
V. Tài sản ngắn hạn khác
9,411,845,658
1
1,467,967,664
0.08
4,601,184,880
0.16
Tài sản dài hạn
394,786,351,519
62
1,014,100,174,228
58.08
960,927,050,586
33.50
I. Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định
380,092,898,818
60
653,258,154,381
37.41
4,807,834,623
0.17
III. Bất động sản đầu tư
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
8,993,000,000
1
328,786,214,638
18.83
925,526,252,384
32.26
V. Tài sản dài hạn khác
5,700,452,701
1
32,055,805,209
1.84
30,592,963,579
1.07
Tổng cộng tài sản
631,754,913,011
100
1,746,176,284,176
100
2,868,621,464,011
100
(nguồn phòng kế toán-báo cáo tài chính)
Chỉ tiêu
2008/2007
2009/2008
Giá trị
%
Giá trị
%
Tài sản ngắn hạn
495,107,548,457
208.93%
1,175,618,303,477
160.59%
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
-7,326,319,257
-42.04%
-4,816,364,977
-47.68%
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
140,697,849,611
4257.55%
-144,002,515,000
-100.00%
III. Các khoản phải thu
419,319,909,909
271.43%
88,435,650,353
15.41%
IV. Hàng tồn kho
-49,640,013,813
-94.84%
1,232,868,315,886
45622.11%
V. Tài sản ngắn hạn khác
-7,943,877,994
-84.40%
3,133,217,216
213.44%
Tài sản dài hạn
619,313,822,709
156.87%
-53,173,123,642
-5.24%
I. Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định
273,165,255,563
71.87%
-648,450,319,758
-99.26%
III. Bất động sản đầu tư
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
319,793,214,638
3556.02%
596,740,037,746
181.50%
V. Tài sản dài hạn khác
26,355,352,508
462.34%
-1,462,841,630
-4.56%
Tổng cộng tài sản
1,114,421,371,165
176.40%
1,122,445,179,835
64.28%
(nguồn phòng kế toán-báo cáo tài chính)
Dựa trên các kết quả tính được trên bảng phân tích, ta thấy:
So với năm 2007 thì tổng tài sản của năm 2008 tăng giá trị từ 631.754.913.010 VNĐ lên 1.746.176.284.175 VNĐ. Chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng lên 208,93%. Nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này là do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đã tăng lên đến 4.257,55% (140.697.849.611 VNĐ),các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng và các căn hộ cao cấp của dự án Hoàng Anh 1(Khu căn hộ cao cấp Lê Văn Lương) đã được bán ra trước. Công ty đã tiếp tục đầu tư vào các dự án mới nên không để đồng tiền nhàn rỗi Điều này là dễ hiểu trong môi trường kinh doanh bất động sản của công ty vì các dự án đã bắt đầu được đưa vào hoạt động khai thác.
Về lượng tài sản dài hạn cũng tăng giá trị từ 394.786.351.519 VNĐ đến 1.014.100.174.228 VNĐ. Một sự gia tăng lý tưởng trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay. Nhưng so ra thì tỷ trọng tài sản dài hạn đã giảm. Nhìn chung đa số các chỉ tiêu của tài sản dài hạn đều tăng giá trị một cách đáng chú ý. Tài sản cố định tăng mạnh chiếm tỷ lệ 71,87% do công ty đã đầu tư vào các dự án, mở rộng quy mô
Đến năm 2009 tổng tài sản tiếp tục tăng 64.28% với tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2008 . Nhưng đó cũng là điều đáng mừng trong thời buổi thị trường đang phục hồi sau cơn khủng hoảng. Sỡ dĩ đạt được con số trên là do công ty hiện đang sở hữu 27 dự án bất động sản, trong đó có những dự án đã được đầu tư và mua đất từ năm 2000. Do giá thị trường bất động sản, đặc biệt là căn hộ cao cấp tăng cao nên giá trị tổng giá trị tài sản ròng của công ty cũng tăng cao. Ngoài ra còn là do sự tăng lên chủ yếu của hàng tồn kho và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Hàng tồn kho tăng lên là do công ty tích trữ nguồn nguyên vật liệu để xây dưng căn hộ cao cấp trong đó chi phí xây dựng Công trình Hoàng Anh River View, Quận 2 chiếm 601,752,594,412 VNĐ ;Công trình văn phòng Kênh Tẻ chiếm 633,099,505,229 VNĐ
Sự biến động của tài sản lưu động
Tiền và các khoản tương đương tiền : giảm từ 42.04% (2008) đến 47.68%(2009) cho thấy công ty đang cố gắng hạn chế lượng vốn bằng tiền để đầu tư vào các khoản mục tài chính, nhằm tránh để đồng tiền nhàn rỗi , nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu khẳ năng thanh toán của công ty
Các khoản phải thu :năm 2008 tăng mạnh đến 271.43% , năm 2009 giảm xuống chỉ còn 15.41%, tình hình này cho thấy công ty đã hạn chế nguồn vốn bị chiếm dụng rất tốt,hoạt động thu hồi các khoản nợ diễn ra nhanh chóng. Đây là biểu hiện tốt của việc quản lý vốn trong công ty
Hàng tồn kho : năm 2008 giảm 94.98% nhưng đến năm 2009 lại tăng đột ngột đến 45622.11%, là do trong năm 2008 các dự án công trình đã đến giai đoạn cuối ,nên nguồn nguyên vật liệu đã được xuấ ra dùng hết trong năm, còn năm 2009 có 2 công trinh được khởi công xây dựng , thêm vào đó trong năm này giá cả nguyên vật liệu lại biến động khá mạnh, công ty muốn đảm bảo cho nhu cầu xây dựng cũng như tối thiểu hóa chi phí nên nguồn nguyên vật liệu được tích trữ tăng đột biến là vô cùng hợp lí.
3.1.3 Phân tích tình hình nguồn vốn của công ty
Biểu đồ 3.3 Nguồn vốn qua các năm
BẢNG TÍNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN QUA CÁC NĂM
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Nợ phải trả
540,350,793,207
85.53
774,699,007,761
44.37
1,712,012,799,124
59.68
I. Nợ ngắn hạn
488,518,081,931
77.33
676,820,955,658
38.76
1,092,199,825,892
38.07
II. Nợ dài hạn
51,832,711,276
8.20
97,878,052,106
5.61
619,812,973,232
21.61
Vốn chủ sở hữu
91,404,119,804
14.47
971,477,276,412
55.63
1,156,608,664,887
40.32
I. Vốn chủ sở hữu
91,404,119,804
14.47
971,477,276,412
55.63
1,156,608,664,887
40.32
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
Tổng cộng NV
631,754,913,011
100
1,746,176,284,176
100
2,868,621,464,011
100
Chỉ tiêu
2008/2007
2009/2008
Giá trị
%
Giá trị
%
Nợ phải trả
234,348,214,554
43.37%
937,313,791,363
120.99%
I. Nợ ngắn hạn
188,302,873,727
38.55%
415,378,870,234
61.37%
II. Nợ dài hạn
46,045,340,830
88.83%
521,934,921,126
533.25%
Vốn chủ sở hữu
880,073,156,608
962.84%
185,131,388,475
19.06%
I. Vốn chủ sở hữu
880,073,156,608
962.84%
185,131,388,475
19.06%
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
Tổng cộng Nguồn vốn
1,114,421,371,165
176.40%
1,122,445,179,835
64.28%
Qua bảng kết cấu nguồn vốn trên ta thấy:
Đối với tỷ trọng nguồn vốn năm 2008 so với năm 2007 đã tăng lên một cách đáng quan tâm là 1,114,421,371,165 VNĐ, một con số tương đối lớn trong ngành. Chủ yếu là do nguồn vốn chủ sỡ hữu tăng . Điều này cho thấy công ty đã mở rộng quy mô bằng việc huy động thêm vốn bên. Tuy nhiên chỉ tiêu nợ ngắn hạn tăng 38,55% (188.302.873.727 VNĐ) cho thấy công ty đã quay vòng vốn rất tốt. Đối với vốn chủ sở hữu thì giá trị cũng lại tăng từ 91,404,119,804 VNĐ lên đến 971.477.276.412 VNĐ (962,84%). Nguyên nhân chủ yếu là công ty đã chuyển sang hình thức cổ phần hóa doanh nghiêp vào cuối năm 2007 thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Việc cổ phần hóa thật sự đã mang lại hiệu quả cao trong việc điều hành quản lý công ty cũng như trong việc huy động vốn.
Năm 2009, nguồn vốn tiếp tục tăng tới 64.28% so với năm 2008 chủ yếu là do tăng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu, do trong năm công ty tiến hành xây dựng Công trình Hoàng Anh2, Trần Xuân Soạn, Quận 7 và Công trình văn phòng Kênh Tẻ nên cần huy động một lượng vốn lớn từ bên trong và bên ngoài công ty
Nhận xét : Nhìn chung qua 2 năm 2008, 2009 ta thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty đều tăng. Điều này chứng tỏ công ty đang ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư vào cơ sở vật chất để để xây dựng các công trình có quy mô lớn với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
3.1.4 Phân tích nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn của công ty
Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn :
Về vốn thì hiện nay Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) là đơn vị đầu tư vốn và hỗ trợ hầu hết các dự án của công ty và một số đối tác là nhà cung cấp cho Hoàng Anh là những tập đoàn lớn của cả nước như: Tập đoàn Hòa Phát là tập đoàn chuyên cung cấp thiết bị xây dựng, vật tư để thi công trong công trình. Một số công ty lớn mạnh về thương hiệu đã được công ty chọn làm nhà cung cấp.
Nhìn vào các biểu kê nguồn vốn ta thấy qua các năm vay ngắn hạn luôn lớn hơn vay dài hạn mặc dù chi phí sử dụng vốn ngắn hạn thường cao hơn dài hạn.Nhưng qua từng năm tỷ trọng vay ngắn hạn đã giảm dần, còn nợ ngắn hạn tăng dần lên. Như ta đã biết lãi suất ngân hàng mấy năm gần đây dao động từ 10%-12%/năm, nhất là trong năm 2009 biến động khá mạnh, ngân hàng nhà nước cũng đang siết chặt cho vay nhất là cho vay ngắn hạn dùng cho đầu cơ, tiêu dùng, nhưng lại khuyến khích cho vay sản xuất, bằng cách hỗ trợ lãi suất 4%/năm .Công ty đã tận dụng lợi thế này gia tăng nợ dài hạn, hạn chế nợ ngắn hạn. Điều này cũng là cần thiết đối với doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản cần có nguồn vốn dài lâu, bền vững
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Lợi nhuận sau thuế
31,659,273,083
103,946,020,182
246,466,736,463
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
100,000,000,000
824,881,000,000
910,000,000,000
Chi phí sử dụng vốn cổ phần
31.66%
12.60%
27.08%
Cuối năm 2007, công ty chuyển đổi sang hình thức cổ phần hóa , nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh . Đến năm 2008, 2009 lợi nhuận sau thuế của công ty ngày càng tăng tỷ lệ thuận với nguồn vốn chủ sở hữu tăng theo để đáp ứng nhu cầu xây dựng đang ngày càng mở rộng . Hoạt động kinh doanh phát triển, đem theo nguồn lợi nhuận lớn, năm 2009 gấp hơn 2 lần năm 2008 cho thấy ngành bất động sản và xây dựng đang nóng dần lên mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế . Chi phí sử dụng vốn cổ phần đã phản ánh phần nào hiệu quả của sự đầu tư. Công ty đã biết nhận định chính xác thời cơ và hướng phát triển của nền kinh tế, cụ thể năm 2008 chi phí sử dụng vốn cổ phần đã giảm rất nhiều so với năm 2007 (12.60 % năm 2008 so với 31.66% năm 2007). Năm 2009, do ảnh hưởng của một số yếu tố khách quan, sự cạnh tranh, rủi ro về kinh tế đã đẩy chi phí sử dụng vốn tăng lên 27.08%, nhưng không đáng kể. Hoạt động đầu tư của công ty vẫn mang lại hiệu quả khả quan.
3.2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
3.2.1. Phân tích chung
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
300,267,883,318
301,257,283,849
263,075,270,031
2.Các khoản giảm trừ
112,750,475
+ Chiết khấu thương mại
+ Giảm giá hàng bán
+ Hàng bán bị trả lại
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp
3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
300,267,883,318
301,144,488,374
263,075,270,031
4. Giá vốn hàng bán
246,264,712,801
243,975,660,187
232,083,044,328
5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ
54,003,170,517
57,168,828,187
30,992,225,703
6. Doanh thu hoạt động tài chính
425,962,682
104,350,241,421
407,644,091,033
7. Chi phí tài chính
178,566,667
1,789,469,768
19,503,980,264
Trong đó: Chi phí lãi vay
178,566,667
1,476,269,084
19,470,559,137
8. Chi phí bán hàng
3,268,152,383
8,861,002,439
24,045,959,847
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
4,671,002,377
5,594,467,745
24,001,505,788
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
46,311,411,772
145,274,129,647
371,084,870,837
11. Thu nhập khác
9,095,011
20,829,964,213
1,292,696,928
12. Chi phí khác
1,751,318,700
17,841,372,211
24,828,333,653
13. Lợi nhuận khác
-1,742,223,689
2,988,592,002
-23,535,636,725
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
44,569,188,083
148,262,721,649
347,549,234,112
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
53,525,959,203
104,152,347,569
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
12,909,915,000
-9,209,257,736
-3,069,849,920
17. Lợi nhuận sau thuế
31,659,273,083
103,946,020,182
246,466,736,463
(nguồn phòng kế toán-báo cáo tài chính)
Năm 2007 công ty vẫn tồn tại dưới hình thức sở hữu vốn là công ty TNHH 2 thành viên. Với các hoạt động xây dựng dở dang các công trình như: Công trình 357 Lê Văn Lương, Công trình 783 Trần Xuân Soạn và Công trình New Sài Gòn. Ngoài ra công ty còn xây dựng nhà kho và mua sắm tài sản mới. Công ty vẫn trong giai đoạn đầu tư nên chưa có doanh thu. Vì vậy mà các khoản chi phí như: Chi phí xây dựng nhà mẫu, chi phí quảng cáo bán hàng, chi phí đầu tư xây dựng văn phòng và chi phí trả trước dài hạn khác sẽ được treo trên tài khoản 242 (chi phí trả trước dài hạn) để phân bổ cho các năm sau khi có doanh thu.
Cuối năm 2007 công ty mới chuyển hình thức sở hữu vốn mới dưới dạng cổ phần, quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng. Công ty vẫn đang trong tình trạng đầu tư xây dựng các khu căn hộ cao cấp để đáp ứng nhu cầu thị trường. Doanh thu là tiền thu từ việc thanh lý nhượng bán căn hộ.
3.2.2 Phân tích biến động Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận.
Biểu đồ 3.4 Biểu đồ doanh thu, lợi nhuận, chi phí
Nhìn vào biểu đồ ta thấy qua các năm chi phí và lợi nhuận đều tăng lên còn doanh thu thì ít biến động hơn, nhưng có sụt giảm vào năm 2009, cụ thể là
Doanh thu
Năm 2008 so với 2007 doanh thu tăng lên 0.33%, mặc dù cũng phải chịu ít nhiều sự ảnh hưởng của tình trạng thị trường bất động sản đóng băng nhưng do trong năm nay công ty đã hoàn thành và bàn giao 2 công trình căn hộ cao cấp mà trước đó công ty đã kí hợp đồng năm 2007 và 2006 với giá cả hợp lí (doanh thu bán nhà công trình Trần Xuân Soạn được xác định theo tiến độ xây dựng với tỉ lệ 58.11% : 256,377,478,292), còn năm 2009 doanh thu đột ngột sụt giảm 12.67% trong khi thị trường đã phần nào phục hồi, là do công ty chỉ kịp hoàn thành 1 công trình dự án và đưa vào hạch toán vào doanh thu chỉ 1 công trình đó. Cụ thể là : - Trong năm, công ty đã hoàn thành và bàn giao 463 căn hộ thuộc dự án Trần Xuân Soạn, ghi nhận doanh thu năm 2007 và 2008 là 210 tỷ đồng. Năm 2009 ghi nhận phần doanh thu còn lại là 197 tỷ đồng.
-Dự án New Sài gòn 1.104 căn hộ đã tiêu thụ hết và ghi nhận doanh thu năm 2008 là 33,6 tỷ đồng. Năm 2009 ghi nhận doanh thu 80,6 tỷ đồng. Năm 2009 sẽ ghi nhận số còn lại. Hiện đã xây xong và đang đưa vào hoạt động.
Dự án Phú Hoàng Anh giai đọan 1 đã bán 36% trên tổng số 802 căn hộ. Ghi nhận doanh thu năm 2009 là 163 tỷ đồng. Phần còn lại ghi nhận trong năm 2010
Chi phí :
Yếu tố chi phí
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
1) CP nguyên vật liệu
184,655,465
2.21%
389,479,445
1.21%
724,279,612
0.99%
2) CP nhân công
1,030,369,081
12.32%
1,908,937,152
5.91%
2,532,464,129
3.48%
3) CP khấu hao TSCĐ
63,072,277
0.75%
329,760,882
1.02%
434,350,519
0.60%
4) CP dịch vụ mua ngoài
109,692,628
1.31%
281,178,943
0.87%
577,368,794
0.79%
5) CP khác
5,034,531,626
60.18%
20,526,483,534
63.56%
44,561,376,387
61.15%
6) CP bán hàng
1,943,818,181
23.23%
8,861,002,439
27.44%
24,045,959,847
33.00%
Tổng cộng
8,366,139,258
100%
32,296,842,395
100%
72,875,799,288
100%
Qua các năm chi phí tăng dần lên cụ thể :Năm 2008 so với năm 2007: Tổng chi phí đã tăng gần 286.042% (23.930.703.137 VNĐ), năm 2009 so với 2008 tăng 125.64% chủ yếu là tăng Chi phí bán hàng. Công ty cần có nhiều biện pháp cắt giảm chi phí thì mới đạt được lợi nhuận cao. Ngoài ra các chi phí khác cũng tăng lên chiếm phần đáng kể nhất là do thị trường bất động sản nóng lên đã kéo theo việc leo thang của giá cả nguyên vật liệu xây dựng và các sản phẩm liên quan, lạm phát cũng là một nguyên nhân không nhỏ của sự biến động chi phí này. Nhưng đây là điều tất yếu đối với một doanh ngiệp xây dựng và cũng là vấn đề nan giải đối với các nhà quản trị khi đầu tư vào dự án mới.Việc xây dựng cao ốc và văn phòng cho thuê được khai thác sử dụng trong vòng 40 năm. Khoản chi phí này được hạch toán vào chi phí trả trước dài hạn và được phân bổ dần vào chi phí trong suốt thời gian khai thác và sử dụng. Các khoản thu từ khách hàng ứng trước tiền bán căn hộ được hạch toán vào bên có Tài khoản 131(phải thu của khách hàng). Khi hoàn thành bàn giao và chuyển quyền sử dụng căn hộ thì xuất hóa đơn tài chính và ghi nhận doanh thu bán hàng.Chi phí xây dựng dở dang trong năm 2008 là 648.946.748.679VNĐ, trong đó: Công trình 783 Trần Xuân Soạn, công trình 357 Lê Văn Lương, Xây dựng nhà kho, Khu đất Nguyễn Văn Hưởng Quận 2, Trường học Lê Anh Xuân và mua sắm tài sản.
Lợi nhuận: mặc dù chi phí lớn hơn doanh thu trong khi đó chi phí tăng, doanh thu lại có giảm, nhưng lợi nhuận qua các năm vẫn tăng đều , năm 2008 tăng 228,32% ; năm 2009 tăng 137.11% do trong năm công ty có thêm doanh thu từ các hoạt động tài chính. Năm 2008 từ tiền gửi, tiền cho vay : 8,038,081,412 ;từ bán cổ phiếu :96,312,160,000. Năm 2009,từ đầu tư cổ phiếu HAGL :3,789,560,000 , từ bán cổ phiếu : 400,000,045,000
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA CÁC TỈ SỐ TÀI CHÍNH
STT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
1)
Tỉ số về khả năng thanh toán (lần)
Tỉ số thanh toán hiện thời
(TS ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn)
0.485
1.082
1.747
Tỉ số thanh toán nhanh
((TM+KPT+Đầu tư ngắn hạn)/Nợ ngắn hạn)
0.359
1.075
0.611
2)
Tỉ số về cơ cấu tài chính (%)
Tỉ số nợ /vốn cổ phần
591.167%
79.744%
148.020%
Khả năng thanh toán lãi vay
(CPTC + LN trước thuế)/CPTC
250.594
101.431
18.850
3)
Tỉ số về hoạt động (lần)
Vòng quay các khoản phải thu
(DT thuần * 2)/KPT
3.103
0.850
0.494
Vòng quay tồn kho (lần)
(DT thuần * 2)/Hàng tồn kho
11.473
10.942
0.277
Hiệu suất sử dụng TSCĐ (lần)
(DT thuần/ Tổng TS)
0.475
0.172
0.092
4)
Tỉ suất về doanh lợi (%)
Doanh lợi tiêu thụ ROS
10.54%
34.52%
93.69%
(Lợi nhuận/Doanh thu)
Doanh lợi tài sản ROA
5.01%
5.95%
9.17%
(Lợi nhuận/Tài Sản)
Doanh lợi vốn tự có ROE
34.64%
10.70%
21.31%
(Lợi nhuận/Vốn CSH)
3.3.1 Về khả năng thanh toán
Tỉ số thanh toán hiện thời
- Năm 2008: Khả năng thanh toán của công ty ở năm 2008 cao hơn so với năm 2007, cụ thể ở đầu năm 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,485đ tài sản lưu động thì đến cuối năm 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,082đ tài sản lưu động. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty được cải thiện tốt.
- Năm 2009: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty tăng lên 1,747 cho thấy khả năng thanh toán của công ty đã được cải thiện tốt. Nguyên nhân tăng là do tài sản lưu động tăng với tốc độ tăng là 160.59%, trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng với tỷ lệ thấp hơn là 61.37%. Qua số liệu phân tích trên có thể cho ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ngày càng có chiều hướng tốt. Tuy nhiên để xác định khả năng thanh toán của công ty ở mức độ cao hơn, an toàn hơn ta xác định hệ số thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
- Thể hiện khả năng doanh nghiệp chuyển nhanh thành tiền các loại tài sản lưu động để trả nợ.
- Năm 2007 hệ số thanh toán nhanh bằng 0.359 cho thấy khả năng thanh toán của công ty rất thấp.
- Năm 2008 hệ số này tăng lên 1.075: công ty đã cải thiện được tình hình tài chính. Sự tăng lên này là do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu tăng với tốc độ rất lớn , trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng chậm.
- Năm 2009, hệ số này giảm còn 0.611 nguyên nhân là do tiền giảm, nợ ngắn hạn lại tăng lên đến 61.37%.
Nhìn chung, tỷ số thanh toán hiện thời và thanh toán nhanh của năm 2008, 2009 đều cao hơn năm 2007. Điều này cho thấy công ty luôn trong tình trạng sẵn sàng trả các khoản nợ khi chúng đến hạn mà không cần phải tiêu thụ tồn kho. Tuy nhiên, nếu giá trị của hệ số này quá cao thì điều này lại không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản lưu động so với nhu cầu của doanh nghiệp. TSLĐ dư thừa thường không tạo thêm doanh thu. Tỷ lệ này nếu lớn hơn 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan, doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán nhanh. Tuy nhiên, hệ số này quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động.
3.3.2 Về cơ cấu tài chính
Tỷ số nợ trên vốn cổ phần :
Năm 2007 là 591.2% cho thấy rằng trong năm các nhà cho vay đã tài trợ nhiều hơn vốn cổ phần gần 6 lần ,điều này dường như công ty đã sử dụng một lượng vốn vay đáng kể, tuy nhiên đây chủ yếu là những khoản vay phải trả ngắn hạn. Năm 2008 tỷ số này giảm đột ngột xuống chỉ còn 79.744% ,là do doanh nghiệp đã tăng nguồn vốn tự có và gia tăng nguồn vốn từ lợi nhuận để lại, cụ thể là tăng vốn điều lệ của công ty bằng cách cổ phần hóa doanh nghiệp vào cuối năm 2007 đầu năm 2008. Năm 2009 là 148.02% , khi việc cổ phần hóa đã ổn định, công ty tiếp tục gia tăng nợ phải trả để đầu tư cho các dự án sắp triển khai của công ty.
Khả năng thanh toán lãi vay :
Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của công ty đối với nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của công ty và mức độ an toàn có thể có đối với người cung cấp tín dụng. Thông thường, hệ số khả năng thanh toán lãi vay > 2 được xem là thích hợp để đảm bảo trả lãi dài hạn. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào xu hướng thu nhập lâu dài của doanh nghiệp. Khả năng này đã giảm nhiều từ năm 2007 sang năm 2008 từ 250.59% xuống còn 101.431%, đến năm 2009 chỉ còn 18.850% cho thấy khả năng trả lãi vay của công ty đã giảm dần, khả năng sinh lợi của vốn không cao, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
3.3.3 Các tỷ số về hoạt động
Khi phân tích khả năng thanh toán cần thiết phải xem xét số vòng quay các loại hàng tồn kho và các khoản phải thu, bởi vì tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm của nó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán.
Vòng quay các khoản phải thu: Hệ số này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của khách hàng càng nhanh. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao có thể ảnh hưởng đến mức tiêu thụ vì hệ số này quá cao đồng nghĩa với kì hạn thanh toán ngắn, không hấp dẫn khách mua hàng. Nhìn vào bảng tỉ số, ta thấy vòng quay này giảm dần qua các năm, năm 2007 :3.103(lần); năm 2008: 0.850(lần); năm 2009: 0.494 (lần). Chứng tỏ công ty đã tăng doanh thu bán chịu để mở rộng thị trường , để gia tăng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành khác.
Số vòng quay tồn kho: Giảm dần qua các năm. Năm 2007 là 11.473 (lần) là năm cao nhất trong 3 năm gần đây vì đây là năm công ty đang trong giai đoạn cuối xây dựng các chung cư cao cấp nên việc sử dụng hàng tồn kho là nguyên vật liệu đã giảm xuống, vòng quay hàng tồn kho diễn ra nhanh hơn. Đến năm 2008 là 10.942 (lần) vì đây là năm mà việc xây dựng 2 công trình căn hộ cao cấp đã hoàn thành, việc tích trữ nguyên vật liệu giảm xuống . Qua năm 2009 tỉ số này là 0.277 (lần) với việc khởi công xây dựng Công trình Hoàng Anh2, Trần Xuân Soạn, Quận 7 nên việc quay vòng chậm hơn nhiều so với 2 năm trước . Vòng quay hàng tồn kho cao thì công ty được đánh giá hoạt động có hiệu quả, đã giảm được vốn đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hàng hóa tồn kho trở thành hàng ứ đọng. Nhưng với một công ty xây dựng, thì việc tích trữ nguồn nguyên vật liệu là cần thiết nhất là trong thời gian giá cả nguyên vật liệu đang biến động mạnh như hiện nay.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ : Dùng đo lường việc sử dụng tài sản cố định như thế nào, tỷ số này càng cao càng tốt. Ta thấy năm 2007 là 0.475 (lần) , năm 2008 là 0.172 (lần), năm 2009 là 0.092 (lần) cho thấy việc sử dụng TSCĐ của công ty là thấp. Nguyên nhân là do công ty đã không có biện pháp tích cực trong việc nâng cao năng suất của TSCĐ.Đồng thời trong các năm về sau, công ty ngày càng mở rộng quy mô đầu tư thêm nhiều dự án mới chiếm tỷ trọng lớn và những dự án này còn trong giai đoạn thực hiện.
3.3.4 Tỷ suất về doanh lợi
3.3.4.1. Chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ ROS (ROS: Return on sale) : Phản ánh mức sinh lời trên doanh thu. Chỉ tiêu này rất đáng quan tâm, nhưng sẽ có ý nghĩa hơn khi so sánh với mức lợi tức sau thuế của năm trước. Mức doanh lợi tiêu thụ năm 2008 là 34.5% , năm 2009 là 93.69% cao hơn rất nhiều so với các năm trước. Do chi phí hoạt động của công ty thấp vì sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có của công ty. Đó là một lợi thế để công ty có thể đưa ra mức giá cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành.doanh lợi tiêu thụ tăng lên cũng là do doanh thu tăng lớn hơn sự tăng của chi phí chung. Đây là những chi phí ngoài sản xuất, phản ảnh chất lượng công tác quản lý của doanh nghiệp đã có những biện pháp quản lí hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí để gia tăng sinh lời.
3.3.4.2. Chỉ tiêu doanh lợi tài sản ROA (ROA: Return on asset) : Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, phản ánh hiệu quả của các tài sản được đầu tư, khả năng sinh lời của đầu tư. Doanh lợi tài sản của công ty năm 2007, 2008, 2009 chỉ tiêu này đều tăng chứng tỏ việc sử dụng tài sản của công ty là rất tốt. Do năm 2007 công ty đã đưa vào sử dụng khu chung cư cao cấp Lê Văn Lương ở Quận 7, TpHCM. Năm 2008 hoàn thành và thu được lợi nhuận từ công trình Trần Xuân Soạn .Năm 2009 có công trình Hoàng Anh River View
3.3.4.3. Chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có ROE(ROE: Rerurn on equity) : Phản ảnh hiệu quả của vốn tự có ,đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu. Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này vì họ quan tâm đến lợi nhuận họ nhận được so với vốn họ bỏ ra. Năm 2007 chỉ tiêu này là 34.64%, vẫn cao vượt bậc so với các năm trước và giảm dần ở năm 2008 là 10.7%., đến năm 2009 lại tăng lên 21.31%. Cho thấy công ty cũng đã cố gắng để tăng lợi nhuận bổ sung cho nguồn vốn chủ sở hữu.
Nhận xét tổng quát: Qua các tỷ số tài chính đã được tính ta có thể thấy bức tranh tổng quát về tình hình tài chính của công ty qua bảng. Các tỷ số qua các năm biến động mạnh do mỗi năm có một mục tiêu và chiến lược khác nhau. Đáng chú ý nhất là năm 2008 với những tỷ số tăng vượt bậc. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã tiến hành cổ phần hóa, tăng vốn điều lệ nên việc đầu tư vào các dự án ngày càng thuận lợi và đạt hiệu quả cao
3.4. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.4.1. Nhận xét
3.4.4.1. Ưu điểm
Kinh doanh bất động sản là một loại hình kinh doanh phụ thuộc vào yếu tố môi trường, tâm lý, sự chiếm hữu sử dụng và quan trọng nhất là cơ chế chính trị của quốc gia. Năm 2008, dự kiến sẽ có khoảng 20 tỉ USD đổ vào thị trường bất động sản. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch- Đầu tư, tính hết quý I/2008, riêng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thị trường này khoảng 4,6 tỉ USD, chiếm 89,9% trong tổng số 5,4 tỉ USD FDI.
Trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính của công ty, ta nhận thây công ty đã đạt được kêt quả hoạt động tốt, khả năng tăng trưởng cũng như khả năng thanh toán tốt. Đồng thời, công ty cũng đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, với những chiến lược kinh doanh mới, những dự án đầu tư bất động sản mang tính khả thi cao. Có thể kết luận rằng nên mua và nắm giữ cố phiếu của HAGL và Huynh Đệ trong đầu tư dài hạn.
3.4.1.2. Nhược điểm
Chi phí nguyên liệu vật liệu của ngành xây dựng tăng lên dẫn đến tăng chi phí giá vốn hàng bán, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, HAGL là thương hiệu mạnh, chiến lược phát triển đa ngành và liên kết dọc một cách nhanh chóng của công ty có thể dẫn đến những khó khăn trong công tác quản trị, điều hành, đặc biệt là nguồn nhân lực cấp .
Tốc độ thi công công trình còn chậm, việc áp dụng máy móc kĩ thuật hiện đại vào công trình còn nhiều hạn chế.
Ngoài ra mức lãi suất cao cũng gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty vì hiện nay công ty đang áp dụng các chương trình hỗ trợ khách hàng vay vốn ngân hàng để mua căn hộ của Hoàng Anh nhưng do lãi suất cao nên lượng khách hàng có nhu cầu về vay vốn gặp nhiều khó khăn về tài chính trong việc chi trả hàng tháng.
3.4.2. Kiến nghị
3.4.2.1. Về phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
Hiện nay Công ty đã và đang xây dựng một số công trình ở Thành phố Hồ Chí Minh và coi đây là thị trường đầy tiềm năng, nên trong thời gian sắp tới công ty tiếp tục đẩy mạnh tình hình kinh doanh vào thị trường này bằng việc tiếp tục đầu tư vào một số dự án căn hộ cao cấp và văn phòng cho thuê tại Quận 7, Nhà Bè, Tân Bình và một số quận huyện khácCông ty đang cố gắng từ nay đến năm 2010, công ty sẽ xây dựng được 1.000.000 m2 sàn xây dựng cho căn hộ cao cấp và văn phòng cho thuê để đáp ứng nhu cầu hiện nay.Đồng thời trở thành một trong những công ty xây dựng và kinh doanh bất động sản hàng đầu ở Việt Nam và còn mở rộng kinh doanh sang một số nước trong khu vực Đông Nam Á
3.4.2.2. Về phương hướng nâng cao năng lực tài chính cho công ty
- Xác định chính sách tài trợ, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý.
- Quản lý dự trữ và quay vòng vốn.
- Sử dụng hợp lý chính sách quản lí để tăng doanh thu
- Quản lý thanh toán.
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ cho dân cư.
3.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh: Kinh doanh bất động sản là một loại hình kinh doanh phụ thuộc vào yếu tố môi trường, tâm lý, sự chiếm hữu sử dụng và quan trọng nhất là cơ chế chính trị của quốc gia. Do đó cần có một số giải pháp sau:
Công ty phải chú ý đến nhu cầu của khách hàng và đặc biệt là nhu cầu nhà ở của người dân hiện nay. Xu hướng của khách hàng không chỉ mua nhà để ở mà đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị nội thất cao cấp, thiết kế hiện đại, môi trường sống lý tưởng và các tiện ích công cộng đi kèm phải đảm bảo. Và để đáp ứng những nhu cầu đó công ty cần cho ra đời những sản phẩm cho phù hợp, cần có chính sách, chiến lược cụ thể và chế độ hậu mãi để phục vụ và giữ chân khách hàng một cách tốt nhất.
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có tác động trực tiếp đến kiến trúc quy hoạch và sự bền vững của công trình. Để thuận lợi cho tình hình kinh doanh của mình công ty cần chọn những vị trí thuận lợi về giao thông, gần trung tâm thành phố, địa tầng ổn định để thực hiện các dự án. Kể cả các văn phòng đại diện, nhà mẫu cũng phải được đặt ở các vị trí thuận tiện cho khách hàng giao dịch, tham khảo, mua bán.
Cùng với sự phát triển kinh tế thì khoa học công nghệ cũng đang phát triển mạnh mẽ. Vì vậy mà công ty cần luôn chú trọng đến vấn đề tăng năng suất lao động, tiến độ thi công nhanh hơn, giá thành sản phẩm cạnh tranh, kiến trúc hiện đại, chất lượng đảm bảo. Chi phí để trang bị những thiết bị hiện đại cao, nhưng dòng đời sử dụng ngắn. Do đó, công ty cần tính toán và khấu hao hợp lý trước khi lắp đặt trang thiết bị để không lạc hậu mà vẫn đạt hiệu quả kinh doanh.
Để giải quyết bài toán vốn, số doanh nghiệp nên phát hành trái phiếu dự án. Đây là một hoạt động mới rất cần những hướng dẫn cụ thể của các cơ quan quản lý để bảo đảm quyền, lợi ích của các bên tham gia. Quy định các dự án nhà ở không sử dụng vốn ngân sách cũng phải được phê duyệt như đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách là không cần thiết và cần bãi bỏ. Giải pháp được đề xuất là cơ quan nhà nước chỉ cần thẩm định, phê duyệt về quy hoạch, thiết kế, hạ tầng, môi trường...
KẾT LUẬN
Qua phân tích các báo cáo tài chính của Huynh Đệ , ta nhận thấy trong thời gian qua, công ty đã đạt được hiệu quả nhất định. Tuy là một công ty mới trên thị trường bất động sản nhưng công ty đã tạo được tiếng vang lớn trên thị trường này bằng việc cho ra đời một số căn hộ cao cấp với thiết kế hiện đại, nội thất cao cấp, vị trí thuận lợi và đặc biệt là với lợi thế về gỗ, đá granite và lợi thế có sẵn của mình công ty đã đưa ra giá hết sức cạnh tranh so với mặt bằng giá chung của thị trường căn hộ cao cấp trong khu vực. Điều đó đã tạo được chỗ đứng cho công ty trên thị trường và là công ty kinh doanh hiệu quả trong tình hình đang biến động mạnh như hiện nay.
Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận thì công ty phải xác định được thế mạnh của mình trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tìm hiểu và phân tích rõ các yếu tố bên trong và ngoài có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty như: tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, điều kiện tự nhiên và sự biến động của thị trường có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình hoạt động của công ty. Trong kinh doanh việc xác định rõ đâu là thời cơ đầu tư, đâu là thời điểm thích hợp để tung ra sản phẩm mới chính là cơ hội và thách thức cho các nhà quản trị của công ty hiện nay.
Bất kể ngành nghề kinh doanh và quy mô ra sao, các nhà quản trị của công ty cũng cần phải có kỹ năng phân tích tài chính hợp lý để có thể chuẩn đoán một cách đúng đắn những căn bệnh của doanh nghiệp, cho toa thuốc hữu dụng và dự đoán được hệ quả tài chính từ hoạt động của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Thuận–“ Quản trị tài chính – Đại học kinh tế TpHCM - Nhà xuất bản thống kê – 2006.
Đặng Kim Cương – “Phương pháp viết báo cáo tốt nghiệp” ( Dành cho sinh viên Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải
Nguyễn Tấn Bình(Chủ biên) – “Phân tích quản trị tài chính”- Nhà xuất bản thống kê – Tháng 7-2005.
Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009 của HAGL Group và công ty cổ phần xây dựng Huynh Đệ.
www.ketoanclub.com
www.diaoconline.vn
www.tailieuhay.com.vn