Đề tài Thực trạng tín dụng trung – dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long

ỘI DUNG BÁO CÁO CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN. I. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG. 1. Khái niệm về tín dụng. Tín dụng là một giao dịch về tài sản ( tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các sử dụng khác) , trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng trong một thời gian nhất định và với một khoản chi phí nhất định. { Các hình thức tín dụng: - Tín dụng thương mại: tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế với nhau, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá cho nhau. Tín dụng thương mại ra đời sớm hơn các hình thức tín dụng khác và giữ vai trò là cơ sở để các hình thức tín dụng khác ra đời. - Tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư trong nền kinh tế. - Tín dụng Nhà nước: Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các đơn vị và cá nhân trong xã hội, trong đó chủ yếu nhà nước đứng ra huy động vốn của các tổ chức và cá nhân bằng cách phát hành trái phiếu để xử dụng vì mục đích và lợi ích chung của toàn xã hội. - Tín dụng Quốc tế: Đây là quan hệ tín dụng giữa các Chính phủ, giữa các tổ chức tiền tài chính tiền tệ được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau nhằm trợ giúp lẫn nhau để phát triển kinh tế xã hội của một nước. 2. Tín dụng ngân hàng 2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các xí nghiệp, tổ chức tín dụng, các thành phần kinh tế các tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay đối với các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức và cá nhân. 2.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng. - Chỉ làm thay đổi quyền sử dụng, không làm thay đổi quyền sở hữu vốn. - Quá trình chuyển giao vốn phải có thời hạn và thời hạn này được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên tham gia quan hệ tín dụng. - Chủ sở hữu vốn được nhận lại một phần thu nhập dưới dạng lợi tức tín dụng. 2.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng. 2.3.1 Căn cứ vào yếu tố thời hạn tín dụng. Gồm có 3 loại: - Tín dụng ngắn hạn. - Tín dụng trung hạn. - Tín dụng dài hạn. 2.3.2 Căn cứ vào yếu tố đối tượng thực hiện vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tín dụng vốn lưu động. - Tín dụng vốn cố định. 2.3.3 Căn cứ vào yếu tố mục đích sử dụng. - Tín dụng phục vụ sản xuất lưu thông hàng hóa. - Tín dụng tiêu dùng. Căn cứ váo hình thức cấp tín dụng, tín dụng tiêu dùng có 2 loại: + Hình thức cấp tín dụng bằng tiền. + Hình thức cấp tín dụng bằng hàng hóa. - Cho vay mua bán bất động sản. - Cho vay sản xuất nông nghiệp. - Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu, 2.3.4 Căn cứ vào tính chất đảm bảo tín dụng. - Tín dụng không có đảm bảo trực tiếp ( còn gọi là tín dụng tín chấp). - Tín dụng có đảm bảo trực tiếp. 2.3.5 Dựa vào phương thức cho vay. - Cho vay theo món. - Cho vay theo hạn mức tín dụng. - Cho vay theo hạn mức thấu chi. 2.3.6 Dựa vào phương thức hòan trả nợ vay. - Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn. - Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp. - Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng tài chính của mình, người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế. 3.1 Tín dụng là công cụ thực hiện tích tụ, tập trung vốn và tài trợ vốn cho các ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Quan hệ tín dụng thực hiện kết nối giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa giao lưu vốn trong nước và ngoài nước. Tín dụng khai thác các khoản vốn nhàn rỗi trong xã hội, các quỹ tiền tệ đang tồn động trong lưu thông đưa nhanh vào phục vụ cho sản xuất tiêu dùng xã hội, góp phần điều tiết các nguồn vốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Phát triển là giải pháp để tồn tại trong điều kiện kinh tế thị trường, do đó các doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, vì vậy nhu cầu về vốn luôn là mối quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ trên thực tế quá trình tích tụ vốn không bao giờ tăng kịp so với tốc độ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tận dụng các dòng chảy của vốn trong xã hội để thực hiện quá trình tập trung vốn. Tín dụng với tư cách tập trung và phân phối lại vốn, sẽ là trung tâm đáp ứng nhu cầu về vốn cho xã hội, tạo nên một động lực lớn thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Phân phối qua kênh tín dụng là phương thức phân phối vốn có hoàn trả và có lợi ích kinh tế cho nên tín dụng góp phần thực hiện bình quân hóa lợi nhuận, giúp các doanh nghiệp đầu tư vào những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, kích thích khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Như vậy, tín dụng vừa giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tích lũy vốn, nhanh chóng mở rộng đầu tư sản xuất, vừa góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích lũy vốn cho nền kinh tế. Tín dụng còn là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển, các ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Sự phát triển đồng đều của các ngành kinh tế, trong đó có các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển mạnh, tạo động lực lôi cuốn các ngành kinh tế khác. Từ đó, sẽ tạo ra tác động lan truyền hứơng đến việc hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững. 3.2 Tín dụng là công cụ góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và kiềm chế kiểm soát lạm phát. Thông qua tín dụng, bằng các biện pháp huy động vốn và cho vay, thực hiện nghiệp vụ điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, tín dụng góp phần làm cho tốc độ luân chuyển hàng hóa và tiền vốn tăng lên. Luợng tiền tồn đọng trong lưu thông giảm xuống nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu luân chuyển hàng hóa bình thừơng, thiết lập mối quan hệ cân đối tiền – hàng làm cho hệ thống giá cả không bị biến động lớn, nhà nước có thể thu hút được một lượng tiền mặt dư thừa trong lưu thông vừa không phải phát hành tiền thêm mà tình trạng thiếu tiền mặt cục bộ được giải quyết. Tín dụng là một biện pháp quan trọng được nhà nước sử dụng trong giai đoạn nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, việc mở rộng quan hệ tín dụng nhà nước với các nước và các tổ chức tiền tệ quốc tế sẽ làm tăng các nguồn tài chính, điều chỉnh cán cân thanh toán, góp phần giúp cho doanh nghiệp cá thể can thiệp hữu hiệu vào thị trường, ổn định tình hình tài chính tiền tệ quốc gia. Mặt khác, việc mở rộng quan hệ tín dụng làm gia tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế, làm gia tăng cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho thị trường, tạo cơ sở vững chắc cho sự ổn định giá cả hàng hóa. Như vậy, hoạt động tín dụng đã từng bước củng cố và tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia, từ đó ổn định lưu thông tiền tệ và sức mua đồng tiền. Bên cạnh đó, hoạt động của tín dụng tạo điều kiện mở rộng công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là một trong những nhân tố tích cực tiết giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, giúp cho nhà nước quản lý và điều hành hữu hiệu chính sách tiền tệ.

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tín dụng trung – dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n 250.407 triệu đồng tăng 44.051 triệu đồng tương ứng tăng 21,35% so với năm. Đến năm 2009, doanh số cho vay này đạt 483.932 triệu đồng tăng 233.525 triệu đồng tương đương tăng 93,26% so với năm 2008. Trong đó: - DNNN: Năm 2007 doanh số cho vay trung – dài hạn đối với DNNN là 8.621 triệu đồng. Sang năm 2008, doanh số này tăng lên 13.670 triệu đồng tăng 5.049 triệu đồng tưong ứng tăng 58,57%. Đến năm 2009 doanh số cho vay trung – dài hạn đối với DNNN tiếp tục tăng cao đạt 199.856 triệu đồng tăng 186.186 triệu đồng tương ứng tăng 1362,00% so với năm 2008. - Cty CP – TNHH: Năm 2007 cho vay trung- dài hạn đối với loại hình doanh nghiệp này đạt 10.981 triệu đồng. Sang năm 2008 doanh số này tăng cao lên 47.095 triệu đồng, tăng 36.114 triệu đồng tương đương tăng 328,88%. Đến năm 2009 doanh số cho vay giảm còn 8.570 triệu đồng, giảm 38.525 triệu đồng tương đương giảm 81,80% so với năm 2008. Nguyên nhân là do trong năm 2008 tình hình kinh tế có nhiều biến động, các doanh nghiệp hạn chế vay ngắn hạn chuyển sang vay trung – dài hạn nên các khoản vay đối với loại khách hàng này tăng lên. Sang năm 2009, nhờ các chính sách kích cầu của CP, tình hình kinh tế lạc quan hơn nên các doanh nghiệp tập trung vào vay ngắn hạn để giải quyết nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy các khoản vay trung – dài hạn giảm đi. - DNTN- CT: Đây là loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay trung- dài hạn nhưng tỷ lệ cho vay qua các năm chỉ tăng tương đối chứ không cao. Năm 2007 doanh số cho vay trung –dài hạn đạt 186.754 triệu đồng .Năm 2008 cho vay là 189.642 triệu đồng tăng 2.888 triệu đồng tương ứng tăng 1,55% so với năm 2007. Đến năm 2009 doanh số cho vay trung – dài hạn tăng cao lên 275.506 triệu đồng tăng 85.864 triệu đồng tương đương tăng 45,28% so với năm 2008. Do NH đã chú ý đến khách hàng là cá nhân, nhu cầu vay của người dân tăng lên. Mặt khác, cho vay theo thành phần kinh tế này khá an toàn hơn vì có tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo lớn hơn nhiều so với nhu cầu vốn vay, nguồn trả nợ được đảm bảo. Cho vay trung – dài hạn theo ngành kinh tế. Bảng 6: Doanh số cho vay trung- dài hạn theo ngành nghề của NH Đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long từ 2007 - 2009. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) CN 71.611 34,70 123.890 49,48 174.810 36,12 52.279 73,00 50.920 41,10 XD 53.002 25,68 110.885 44,28 146.869 30,35 57.883 109,21 35.984 32,45 TM-DV 4.603 2,23 6.960 2,78 32.495 6,71 2.357 51,21 25.535 366,88 Ng.Khác 77.140 37,38 8.672 3,46 129.758 26,81 -68.468 -88,76 121.086 1396,29 Tổng 206.356 100 250.407 100 483.932 100 44.051 21,35 233.525 93,26 (Nguồn: Phòng quản trị tín dụng) Biểu đồ 5: Doanh số cho vay trung- dài hạn theo ngành kinh tế Trong cơ cấu cho vay trung – dài hạn theo ngành kinh tế thì ngành công nghiệp và xây dựng được NH quan tâm nhiều hơn. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay trung – dài hạn theo ngành kinh tế đều tăng từ năm 2007 – 2008. Năm 2007 đạt 206.356 triệu đồng. Sang năm 2008 tăng lên 250.407 triệu đồng khoản tăng là 44.051 triệu đồng tương ứng tăng 21,35% so với năm 2007. Đến năm 2009 doanh số cho vay này tăng nhanh lên 483.932 triệu đồng tăng 233.525 triệu đồng tương ứng tăng 93,26%. Trong đó: - Ngành công nghiệp: Doanh số cho vay trung- dài hạn năm 2007 đạt 71.611 triệu đồng. Năm 2008 đạt 123,890 triệu đồng tăng 52,279 triệu đồng tương đương tăng 73% so với năm 2007. Đến năm 2009 khoản cho vay này tiếp tục tăng, đạt được 174.810 triệu đồng tương đương tăng 41,10% so với năm 2008. Nguyên nhân tăng là do đây là ngành kinh doanh truỵền thống của NH. Mặc dù năm 2008 là năm có nhiều biến động, lạm phát xảy ra nhưng tỷ trọng cho vay ngành này lại tăng khá cao vì khối lượng các công trình thực hiện các năm trước vẫn chưa thanh toán nên nguồn vốn thu nợ vẫn còn, các doanh nghiệp phải vay để thanh toán các khoản nợ vật tư, nhân công,…Đặc biệt sau khi gia nhập WTO nước ta càng thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhiều doanh nghiệp ra đời, nhiều công trình được xây dựng hơn nên tỷ trọng cho vay đối với ngành này tăng chứ không giảm qua các năm. Theo tổng cục thống kê ngành công nghiệp là ngành bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng nhờ các biện pháp kịp thời của CP, cùng với sự hỗ trợ của các nguồn lực xã hội nên đã nhanh chóng ổn định. - Ngành xây dựng: Tương tự ngành công nghiệp, doanh số cho vay trung- dài hạn đối với ngành xây dựng đều tăng qua các năm. Cụ thể: Năm 2007 cho vay trung – dài hạn đối với ngành này là 53.002 triệu đồng. Sang năm 2008 doanh số này tăng lên 110.885 triệu đồng tăng 57.883 triệu đồng tương ứng tăng 109,21% so với năm 2007. Đến năm 2009 tiếp tục tăng và đạt được 146.869 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 35.984 triệu đồng tương ứng tăng 32,45%. - Thương mại - dịch vụ: Năm 2007 doanh số cho vay trung – dài hạn đối với ngành này đạt 4.603 triệu đồng. Sang năm 2008 tăng lên là 6.960 triệu đồng tăng 2.357 triệu đồng tương đương tăng 52,21% so với năm 2007. Đến năm 2009 cho vay tăng trưởng rất cao đạt 32.495 triệu đồng, tăng 25.535 triệu đồng tương đương tăng 366,88% so với năm 2008. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây ngành du lịch nước ta đang phát triển và nhận được sự quan tâm của nhiều khách nứơc ngoài. Vì vậy nhu cầu về xây dựng, nâng cấp, đổi mới khách sạn, nhà hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách đến tham quan Vĩnh Long ngày một tăng. Ngoài ra, sản xuất trong nước phục hồi sau nhiều biến cố, nhu cầu hàng hóa tiêu dùng tăng lên nên hoạt động thương mại và dịch vụ khá sôi động trong những tháng cuối năm 2009. Do đó đã làm cho doanh số cho vay trung- dài hạn ngành này tăng lên. - Ngành khác: Doanh số cho vay trung- dài hạn tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể: Năm 2007 cho vay đạt 77.140 triệu đồng. Sang năm 2008 giảm thấp còn 8.672 triệu đồng, giảm 68.468 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng giảm 88,76%. Đến năm 2009 tăng trưởng rất cao đạt tới 129.758 triệu đồng, tăng 121.086 triệu đồng tương ứng tăng 1396,29% so với năm 2008. Doanh số thu nợ trung- dài hạn. Thu nợ theo thời gian. Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thời gian của NH Đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long từ 2007 - 2009. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 1.592.699 93 1.672.980 93 2.126.045 87 80.281 5,04 453.065 27,08 Trung- dài hạn 114.713 7 128.836 7 328.626 13 14.123 12,31 199.790 155,07 Tổng 1.707.412 100 1.801.816 100 2.454.671 100 94.404 5,53 652.855 36,23 (Nguồn: Phòng quản trị tín dụng) Biểu đồ 6: Tình hình thu nợ theo thời gian. Căn cứ vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ theo thời gian thì ta thấy tình hình thu nợ cũng rất khả quan. Năm 2007 thu nợ được 1.707.412 triệu đồng, trong đó nợ ngắn hạn thu được 1.592.699 triệu đồng chiếm 93% còn lại là nợ trung – dài hạn chiếm 7%. Sang năm 2008 thu nợ đạt 1.801.816 triệu đồng tăng 94.404 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 5,53%. Trong đó, nợ ngắn hạn thu được 1.672.980 triệu đồng chiếm 93% tổng thu nợ, tăng 80.281 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 5,04%. Đến năm 2009 tổng thu nợ lên tới 2.454.671 triệu đồng, tăng 652.855 triệu đồng tương ứng tăng 36,23% so với năm 2008. Trong đó, thu nợ ngắn hạn tăng 453.065 triệu đồng tương ứng tăng 27,08%, thu nợ trung- dài hạn tăng 199.790 triệu đồng tương ứng tăng 155,07% so với năm 2008. Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ rất cao, doanh số thu nợ trung- dài hạn cũng tăng đều qua các năm. Thu nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế. Bảng 8: Doanh số thu nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế của NH Đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long từ 2007 – 2009. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) DNNN 8.041 7,01 166.235 9,94 57.504 17,50 158.194 1967,34 -108.731 -65,41 Ct CP-TNHH 62.082 54,12 904.800 54,08 113.914 34,66 842.718 1357,43 -790.886 -87,41 DNTN-CT 44.590 38,87 601.945 35,98 157.208 47,84 557.355 1249,96 -444.737 -73,88 TỔNG 114.713 100 1,672,890 100 328,626 100 1.558.267 1358,40 -1.344.354 -80,36 (Nguồn: Phòng quản trị tín dụng) Biểu đồ 7: Tình hình thu nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế. Năm 2007 thu nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế đạt 114.713 triệu đồng. Sang năm 2008 tình hình thu nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế có sự gia tăng. Tổng doanh số thu nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế là 1.672.980 triệu đồng tăng 1.558.267 triệu đồng tương ứng tăng 1358,40%, cụ thể: - Thu nợ đối với DNNN đạt 166.253 triệu đồng tăng 158.194 triệu đồng tương ứng tăng 1967,34 % so với năm 2007. - Thu nợ đối với Cty CP – TNHH đạt 904.800 triệu đồng tăng 842.718 triệu đồng tương ứng tăng 1357,43% so với năm 2007. - Thu nợ đối với DNTN- CT đạt 601.945 triệu đồng tăng 557.355 triệu đồng tương ứng tăng 1249,95% so với năm 2007. Mặc dù, trong năm 2008 nền kinh tế xảy ra nhiều biến động nhưng nhờ công tác thu hồi nợ của NH tốt nên tình hình tăng trưởng có khả quan. Đến năm 2009 tỷ lệ này có phần giảm sút đáng kể. Doanh số thu nợ chỉ đạt 328,626 triệu đồng giảm 1.344.354 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng giảm 80,36%. Cụ thể : - Thu nợ đối với DNNN là 57.504 triệu đồng giảm 108.731 triệu đồng tương ứng giảm 65,41% so với năm 2008. - Thu nợ đối với Cty CP- TNHH là 113.914 triệu đồng giảm 790.886 triệu đồng tương ứng giảm 87,415% so với năm 2008. - Thu nợ đối với DNTN- CT là 157.208 triệu đồng giảm 444.737 triệu đồng tương ứng giảm 73,88% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự giảm sút là do CP hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vì vậy doanh nghiệp tranh thủ cơ hội này để vay đầu tư, mà các dự án này chưa đến kỳ thu nợ. Thu nợ trung – dài hạn theo ngành kinh tế. Bảng 9: Doanh số thu nợ theo ngành nghề của NH Đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long từ 2007- 2009. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) CN 30.472 26,56 912 0,71 103.367 31,45 29.560 -97,01 102.455 11234,10 XD 13.747 11,98 5.228 4,06 77.648 23,63 -8.519 -61,97 72.420 138523 TM-DV 3.073 2,68 1.931 1,05 74.612 22,70 -1.142 -37,16 72.681 3763,90 Ng.Khác 67.421 58,77 120.765 93,74 72.999 22,21 53.344 79,12 -47.766 -39,55 Tổng 114.713 100 128,836 100 328.626 100 14.123 12,31 199.790 155,07 (Nguồn: Phòng quản trị tín dụng) Biểu đồ 8: Tình hình thu nợ trung – dài hạn theo ngành kinh tế. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ trung – dài hạn theo ngành kinh tế của NH cũng chịu tác động rất nhiều từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhưng nhìn chung tình hình thu nợ cũng tăng qua các năm.Cụ thể: Tổng thu nợ trung – dài hạn theo ngành kinh tế trong năm 2007 là 114.713 triệu đồng. Sang năm 2008 doanh số thu nợ tăng lên 128.836 triệu đồng tăng 14.123 triệu đồng tương ứng tăng 12,31% so với năm 2007, trong đó: ngành CN giảm 97,01%, ngành xây dựng giảm 61,97%, TM – DV giảm 37,16%, ngành khác tăng 79,12%. Nguyên nhân là do trong năm 2008 tình hình kinh tế có nhiều bất ổn, doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản suất kinh doanh vì vậy doanh số thu nợ trung – dài hạn theo ngành kinh tế trong năm này giảm đi so với năm 2007. Đến năm 2009 doanh số thu nợ tăng trở lại và đạt được là 328,626 triệu đồng tăng 199.790 triệu đồng tương ứng tăng 155,07% so với năm 2008, trong đó: ngành CN tăng 11234,10%, ngành XD tăng 1385,23%, TM – DV tăng 3763,90%, ngành khác giảm 39,55%.Nguyên nhân là trong năm này tình hình kinh tế được cải thiện nhờ vào các chính sách của CP, đồng thời một số món vay đã đến hạn thanh toán nên tỷ lệ thu nợ trung - dài hạn tăng cao. Doanh số dư nợ trung – dài hạn 4.1.Dư nợ theo thời gian Bảng 10: Dư nợ theo thời gian của NH đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long từ 2007 - 2009. Đơn vị tính:triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 634.478 67 481.814 52 1.015.288 63 -152.664 -24,06 533.474 110,72 Trung- dài hạn 319.403 33 440.974 48 596.280 37 121.571 38,06 155.306 35,22 Tổng 953.881 100 992.778 100 1.611.568 100 -31.093 -3,26 688.780 74,64 (Nguồn: Phòng quản trị tín dụng) Biểu đồ 9: Dư nợ theo thời gian. Năm 2007 tổng dư nợ theo thời gian của BIDV Vĩnh Long là 953.881 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 634.478 triệu đồng chiếm 67%, còn lại là dư nợ trung – dài hạn. Sang năm 2008 tổng dư nợ là 922.788 triệu đồng giảm 31.093 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng giảm 3,26%, trong đó: dư nợ ngắn hạn giảm 24,06%, dư nợ trung – dài hạn tăng 38,06%. Nguyên nhân tăng là do các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư , phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh theo chương trình hỗ trợ lãi suất của CP. Đến năm 2009 tổng dư nợ là 1.611.568 triệu đồng tăng 688.780 triệu đồng tương ứng tăng 74,64% so với năm 2008, trong đó dư nợ ngắn hạn là 1.015.288 triệu đồng chiếm 63% tăng 533.474 triệu đồng tương ứng tăng 110,72% so với năm 2008, dư nợ trung – dài hạn tăng 155,306 triệu đồng tương ứng tăng 35.22%. Nguyên nhân của sự biến động này là do ảnh hưởng của doanh số cho vay và thu nợ của đối tượng này trong thời gian qua. 4.2. Dư nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế. Bảng 11: Dư nợ trung –dài hạn theo thành phần kinh tế của NH đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long từ 2007 – 2009. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) DNNN 69.603 21,79 5.259 1,19 147.611 24,76 -64.344 -92,44 142.352 2706,83 Ct CP-TNHH 68.532 21,46 195.835 44,41 90.491 15,18 127.303 185,76 -105.344 -53,79 DNTN-CT 181.268 56,75 239.880 54,40 358.178 60,07 58.612 32,33 118.298 49,32 TỔNG 319.403 100 440.974 100 596.280 100 121.571 38,06 155.306 35,22 (Nguồn: Phòng quản trị tín dụng) Biểu đồ 10: Dư nợ trung – dài hạn theo thành phần kinh tế. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy dư nợ tín dụng trung – dài hạn tăng dần qua các năm (2007 – 2009). Năm 2007 dư nợ trung – dài hạn ở mức 319.403 triệu đồng. Năm 2008 tăng lên ở mức 440.974 triệu đồng tăng 121.571 triệu đồng tương ứng tăng 38,06%. Đến năm 2009 dư nợ tiếp tục tăng và ở mức 596.280 triệu đồng tăng 155.306 triệu đồng tương ứng tăng 35,22%. Cụ thể: - DNNN: Năm 2007 dư nợ trung –dài hạn là 69.603 triệu đồng. Sang năm 2008 giảm còn 5.259 triệu đồng, giảm 64.344 triệu đồng tương ứng giảm 92,44%. Vì trong năm doanh số cho vay trung – dài hạn đối với DNNN là 13.670 triệu đồng , trong khi doanh số thu nợ trung – dài hạn trong năm tăng 1967,34 % so với năm 2007 cho nên tỷ lệ dư nợ giảm đi. Đến năm 2009 tỷ lệ dư nợ tăng lên rất cao ở mức 147.611 triệu đồng tăng 142.352 triệu đồng tương ứng tăng 2706,83%, nguyên nhân là do năm 2009 cho vay tăng 1362% trong khi thu nợ giảm 65,41% nên tỷ lệ dư nợ tăng lên. - Cty CP- TNHH: Năm 2007 dư nợ ở mức 68.532 triệu đồng. Sang năm 2008 là 195.835 triệu đồng tăng 127.303 triệu đồng tương ứng tăng 185,76% so với năm 2007. Đến năm 2009 dư nợ giảm còn 90.491 triệu đồng giảm 105.344 triệu đồng tương ứng giảm 53,795%. - DNTN- CT: Dư nợ năm 2007 là 181.268 triệu đồng. Năm 2008 dư nợ tăng lên 239.880 triệu đồng tăng 58.612 triệu đồng tương đương tăng 32,33% so với năm 2007. Sang năm 2009 dư nợ tiếp tục tăng và ở mức 358.178 triệu đồng, tăng18.298 triệu đồng tương ứng tăng 49,32%.Nguyên nhân tăng là do trong năm 2008 doanh số cho vay tăng, nhưng sang năm 2009 thu nợ giảm nên dư nợ tăng. 4.3. Dư nợ theo ngành kinh tế. Bảng 12: Dư nợ trung – dài hạn theo ngành nghề kinh tế của NH Đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long từ 2007 - 2009. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) CN 172.740 54,08 182.175 41,31 253.618 42,53 9.435 5,46 71.443 39,22 XD 23.414 7,33 140.010 31,75 209.231 35,09 116.596 497,98 69.221 49,44 TM-DV 37.437 11,72 45.074 10,22 2.957 0,50 7.637 20,40 -42.117 -93,44 Ng.Khác 85.812 26,87 73.715 16,72 130.474 21,88 -12.097 -14,10 56.759 77,00 Tổng 319.403 100 440.974 100 596.280 100 121.571 38,06 155.306 35,22 (Nguồn: Phòng quản trị tín dụng) Biểu đồ 11: Dư nợ trung – dài hạn theo ngành kinh tế. Nhìn chung dư nợ trung – dài hạn theo ngành kinh tế qua các năm của BIDV tăng giảm không đều qua các ngành. Năm 2007 dư nợ là 319.403 triệu đồng. Năm 2008 tổng dư nợ là 440.974 triệu đồng tăng 121.571 triệu đồng tương ứng tăng 38,06% so với năm 2007. Đến năm 2009 tổng dư nợ theo ngành kinh tế tiếp tục tăng đến 596.280 triệu đồng, tăng 155.306 triệu đồng tương ứng tăng 35,22%. Cụ thể: - Ngành công nghiệp: Năm 2007 dư nợ là 172.740 triệu đồng. Sang năm 2008 dư nợ của ngành là 182.175 triệu đồng tăng 9.435 triệu đồng tương ứng tăng 5,46% so với năm 2007. Đến năm 2009 lên đến 253.618 triệu đồng tăng71.433 triệu đồng tương ứng tăng 39,22%. Nguyên nhân dư nợ là do doanh số cho vay tăng nhưng thu nợ của ngành giảm nên dư nợ tăng. - Ngành xây dựng: Dư nợ năm 2007 là 23.414 triệu đồng. Sang năm 2008 dư nợ tăng 116.596 triệu đồng tương ứng tăng 497,98% so với năm 2008. Đến năm 2009 tiếp tục tăng 69.221 triệu đồng tương ứng tăng 49,44%. - TM – DV: Năm 2008 dư nợ tăng 7.637 triệu đồng tương ứng tăng 20,4% so với năm 2007, năm 2009 giảm 42.117 triệu đồng tương ứng giảm 93,44% so với năm 2008. Nguyên nhân là trong năm 2008 ngành TM – DV phát triển mạnh , nhiều dịch vụ mở ra , doanh số cho vay ngành này tăng lên, dư nợ cũng tăng theo. Sang năm 2009 thu nợ ngành này với tỷ lệ rất cao 3763,9% nên dư nợ ngành này giảm xuống. - Ngành khác: Dư nợ năm 2007 là 85.812 triệu đồng. Năm 2008 giảm 12.097 triệu đồng tương ứng giảm 14,1% so với năm 2007. Đến năm 2009 dư nợ tăng 56.759 triệu đồng tương ứng tăng 77%. Nguyên nhân là trong năm 2008 cho vay giảm nhưng thu nợ tăng, còn trong năm 2009 cho vay tăng nhưng thu nợ giảm. 5. Nợ quá hạn tín dụng trung – dài hạn 5.1 Nợ quá hạn tín dụng trung và dài hạn. 5.1.1 Nợ quá hạn theo thời hạn của NH đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long. Bảng 13:Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn của NH Đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long từ 2007 – 2009. Đơn vị tính:triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 15.771 80 23.161 82 62.700 80 7.390 46,86 39.539 170,71 Trung- dài hạn 3.832 20 5.133 18 15.819 20 1.301 33,95 10.686 208,18 Tổng 19.603 100 28.294 100 78.519 100 8.691 44,34 50.225 177,51 (Nguồn: Phòng quản trị tín dụng) Biểu đồ 12: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn. Nợ quá hạn luôn là nổi lo của các NH, nhất là cán bộ tín dụng những người trực tiếp cho vay. Năm 2007 tổng nợ quá hạn của NH là 19.603 triệu đồng tong đó: nợ ngắn hạn quá hạn là 15.711 triệu đồng chiếm 80%, còn lại là nợ quá hạn trung - dài hạn. Sang năm 2008 tổng nợ quá hạn có xu hướng tăng và ở mức 28.294 triệu đồng tăng 8.691 triệu đồng tương ứng tăng 44,34% so với năm 2007. Trong đó, nợ ngắn hạn quá hạn là 23.161 triệu đồng tăng 7.390 triệu đồng tương ứng tăng 46,86%, nợ trung – dài hạn quá hạn tăng 1.301 triệu đồng tương ứng tăng 33,95%. Đến năm 2009 tổng nợ quá hạn tiếp tục tăng và ở mức 78.519 triệu đồng tăng 50.225 triệu đồng tương ứng tăng 177,51% so với năm 2008. Trong đó, nợ quá hạn ngắn hạn là 62.700 triệu đồng tăng 39.539 triệu đồng tương ứng tăng 170,71 %, nợ quá hạn trung – dài hạn tăng 10.686 triệu đồng tương ứng tăng 208,18%. Nguyên nhân do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên nền kinh tế, tài chính gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc trả nợ vay NH khi đến hạn. 5.1.2 Nợ quá hạn trung – dài hạn theo thành phần kinh tế của NH Đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long. Bảng 14: Tình hình nợ quá hạn trung – dài hạn theo thành phần kinh tế của NH Đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long từ 2007 – 2009. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) DNNN 958 25 1.029 20,05 1.569 9,92 71 7.41 540 52.48 Ct CP-TNHH 1.958 51,10 2.857 55,66 8.596 54,34 899 45.91 5,739 200.88 DNTN-CT 916 23,90 1.247 24,29 5.654 35,74 331 36.14 4,407 353.41 TỔNG 3.832 100 5.133 100 15.819 100 1.301 33.95 10,686 208.18 (Nguồn: Phòng quản trị tín dụng Biểu đồ 13: Nợ quá hạn trung – dài hạn theo thành phần kinh tế. Tổng nợ quá hạn trung – dài hạn theo thành phần kinh tế của BIDV Vĩnh Long năm 2007 là 3,832 triệu đồng. Sang năm 2008 tổng nợ quá hạn trung dài hạn theo thành phần kinh tế tăng lên 5.133 triệu đồng tăng 1.301 triệu đồng tương ứng tăng 33,95% so với năm 2007. Đến năm 2009 nợ quá hạn tiếp tục tăng cao và ở mức 15.819 triệu đồng tăng 10.686 triệu đồng tương ứng tăng 208,18 % so với năm 2008. Nhìn chung nợ quá hạn trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tăng đều qua các năm và tốc độ tăng khá cao. Cụ thể: - DNNN: Nợ quá hạn năm 2007 là 958 triệu đồng. Sang năm 2008 là 1.029 triệu đồng tăng 71 triệu đồng tương ứng tăng 7,41% so với năm 2007. Đến năm 2009 là 1.569 triệu đồng tăng 540 triệu đồng tương ứng tăng 52,48% so với năm 2008. - Cty CP – TNHH: Nợ quá hạn trung – dài hạn năm 2007 là 1.958 triệu đồng. Sang năm 2008 là 2.857 triệu đồng tăng 899 triệu đồng tương ứng tăng 45,91% so với năm 2007. Đến năm 2009 nợ quá hạn tăng cao lên tới 8.596 triệu đồng tăng 5.735 triệu đồng tương ứng tăng 200,88% so với năm 2008. - DNTN – CT: Năm 2007 nợ quá hạn là 916 triệu đồng. Sang năm 2008 tăng lên 1.247 triệu đồng tăng 331 triệu đồng tương ứng tăng 36,14% so với năm 2007. Đến năm 2009 nợ quá hạn trung – dài hạn đối với thành phần này tiếp tục tăng và đạt ở mức 5.654 triệu đồng tăng 4.407 triệu đồng tương ứng tăng 353,41% so với năm 2008. 5.1.3 Nợ quá hạn trung – dài hạn theo ngành nghề kinh tế của NH Đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long. Bảng 15: Tình hình nợ quá hạn trung – dài hạn theo ngành kinh tế của NH Đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long từ 2007 – 2009. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) CN 1.025 26,75 2.185 42,57 5.897 37,28 1.160 113,17 3.712 169,89 XD 1.965 51,28 2.142 41,73 6.958 43,99 177 9,01 4.816 224,84 TM-DV 268 6,99 315 6,14 1.642 10,38 47 17,54 1.327 421,27 Ng.Khác 574 14,98 491 9,57 1.322 8,36 -83 -14,46 831 169,25 Tổng 3.832 100 5.133 100 15.819 100 1.301 33,95 10.686 208,18 (Nguồn: Phòng quản trị tín dụng) Biểu đồ 14: Nợ quá hạn trung- dài hạn theo ngành kinh tế. - Công nghiệp: Nợ quá hạn năm 2007 là 1.025 triệu đồng. Sang năm 2008 là 2.185 triệu đồng tăng 1.160 triệu đồng tương ứng tăng 113,17% so với năm 2007. Đến năm 2009 tăng lên 5.897 triệu đồng khoản tăng là 3.712 triệu đồng tương ứng tăng 169,89% so với năm 2008. - Xây dựng: Nợ quá hạn năm 2007 là 1.965 triệu đồng. Sang năm 2008 là 2.142 triệu đồng tăng 177 triệu đồng tương ứng tăng 9,01% so với năm 2007. Đến năm 2009 dư nợ tăng khá cao 6.958 triệu đồng tăng 4.816 triệu đồng tương ứng tăng 224,84% so với năm 2008. - TM – DV :Năm 2008 tăng 47 triệu đồng tương ứng tăng 17,54% so với năm 2007. Đến năm 2009 tăng cao 1.327 triệu đồng tương ứng tăng 421.27 triệu đồng so với năm 2008. - Ngành khác: Năm 2008 giảm 83 triệu đồng tương ứng giảm 14,46%, năm 2009 tăng lại 831 triệu đồng tương ứng tăng 169,25% so với năm 2008. 5.2 Nguyên nhân gây ra nợ quá hạn. 5.2.1 Nguyên nhân khách quan: Nguyên nhân khách quan tuy không phải là nguyên nhân chính nhưng nó góp phần dẫn đến rủi ro trong hoạt động của NH. Nguyên nhân khách quan thường nằm ngoài tầm kiểm soát của NH và khách hàng vay vốn. Các nguyên nhân khách quan thường gặp là: - Do thiên tai, dịch bệnh xảy ra. - Trình độ dân trí còn thấp nên có ý tưởng bao cấp ỷ lại mong chờ được xóa nợ. - Mức đầu tư vào nông nghiệp còn cao. Chênh lệch giá đầu ra, đầu vào sản phẩm nông nghiệp còn thấp nên lợi nhuận không cao. - Do đầu tư chậm phát triển, sản xuất kinh doanh đình đốn, người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, giá cả, chính sách thay đổi liên tục,… 5.2.2 Nguyên nhân chủ quan 5.2.2.1 Phía ngân hàng: - Cán bộ tín dụng trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chưa đồng đều, kinh nghiệm chưa cao, chưa hiểu rõ hết khách hàng tại địa bàn phụ trách. - Một số cán bộ tín dụng còn vi phạm đạo đức nghề nghiệp do cấu kết với khách hàng để hợp thức hóa hồ sơ cho vay hoặc không thẩm định lại những khách hàng quen thuộc. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro cho ngân hàng. - Định kỳ không tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng. Nếu khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích thì nguy cơ không thu hồi được nợ là điều không tránh khỏi. - Do công tác kiểm tra, thu hồi các khoản nợ tồn động, nợ xấu còn chậm, một số hồ sơ khởi kiện còn kéo dài chưa được xử lý,… 5.2.2.2 Phía khách hàng - Ý thức của khách hàng vay chưa tốt trong quá trình vay và sử dụng vốn vay. Sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến sản xuất kinh doanh không hiệu quả , do đó, không trả được nợ hoặc kéo dài thời gian trả nợ cho NH. - Khách hàng không chịu trả nợ hoặc cố tình lừa đảo NH,… 5.3 Biện pháp ngăn chặn nợ quá hạn mới phát sinh và tăng thêm - Kiểm tra, thẩm định trước khi cho vay. - Chọn những khách hàng truyền thống có uy tín. - Xử lý kịp thời, kiên quyết để giảm nợ quá hạn. - Bổ sung hồ sơ pháp lý theo đúng thủ tục và các quy trình tín dụng tại các văn bản 170, 180. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại ngân hàng. Để đánh giá chất lượng tín dụng trung – dài hạn, người ta có thể dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau. Dư nợ trung- dài hạn Chỉ tiêu dư nợ = Tổng dư nợ tín dụng Chỉ tiêu này cho thấy biến động tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng của một NH qua các thời kỳ khác nhau. Có thể nghiên cứu biến động quy mô, khối lượng tín dụng trung – dài hạn. Nếu chỉ xem xét tử số, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển ngày càng có uy tín. Vì tín dụng trung – dài hạn có rất nhiều rủi ro tìm ẩn, thế mà dư nợ lại càng chứng tỏ mối quan hệ khách hàng – NH là hoàn toàn tin cậy. Chỉ tiêu này cũng có thể dùng so sánh giữa các NH khác nhau để thấy được thế mạnh của NH này so với thế mạnh của NH khác trong hoạt động tín dụng trung- dài hạn. Tuy nhiên, có thể coi đây như một chỉ tiêu định lượng để có thể thấy rõ bản chất của tín dụng trung – dài hạn của một NH. Huy động vốn Chỉ tiêu sử dụng vốn= x 100 Sử dụng vốn Hoặc: Doanh số cho vay trung – dài hạn Nguồn vốn trung – dài hạn NH có thể sử dụng nguốn vốn trung – dài hạn và một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung- dài hạn. Có thể hiểu đây là chỉ tiêu hệ quả phản ánh hiệu quả tín dụng. Chỉ tiêu sử dụng vốn cho phép đánh giá hiệu quả trong hoạt động tín dụng của một NH. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ NH đã sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu nợ quá hạn: Nợ quá hạn trung – dài hạn Tổng nợ quá hạn NH sẽ chuyển các khoản vay không trả được nợ khi đến hạn thành các khoản nợ quá hạn. Nợ quá hạn có thể do các nguyên nhân chủ quan của phía DN, do các nguyên nhân khách quan hoặc do xác định không hợp lý thời hạn vay, phương thức hoàn trả hay một số yếu tố khác của hợp đồng. Nợ quá hạn là điều không mong muốn của NH. Nó làm giảm hiệu quả tín dụng của NH và các NH luôn cố gắng làm giảm tỷ lệ này. Nợ quá hạn tín dụng trung – dài hạn Hoặc: x 100 Tổng dư nợ tín dụng trung – dài hạn Chỉ tiêu này cho thấy trong 100% dư nợ tín dụng trung – dài hạn thì có bao nhiêu % là nợ quá hạn. Thể hiện tỷ lệ nợ không thanh toán đúng hạn trên tổng dư nợ. Các NH có chỉ số này thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng tốt. Theo quy định, các NH có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ < 5% thì được coi là có chất lượng tín dụng tốt, ngược lại nếu vượt quá 5% thì có dấu hiệu xấu, hoạt động của NH đó không an toàn, nguy cơ rủi ro cao. Chỉ tiêu nợ khó đòi: Nợ khó đòi trung – dài hạn Tổng dư nợ trung – dài hạn Tỷ lệ này càng cao thì tín dụng có hiệu quả càng thấp. Nợ khó đòi có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của NH và nếu có nhiều nợ khó đòi sẽ có thể làm cho NH phá sản. Các NH đang cố gắng giảm đến mức tối đa các khoản nợ khó đòi để tăng hiệu quả tín dụng trung – dài hạn. Chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận từ tín dụng trung – dài hạn Tổng dư nợ tín dụng trung – dài hạn Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả các tín dụng trung – dài hạn bởi xét cho cùng mục đích cuối cùng của NHTM là lợi nhuận, hay ít nhất cũng đủ để bù đắp chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng trung – dài hạn, nó nêu lên số lãi thu được từ 1 đồng dư nợ trung – dài hạn. Nên trong điều kiện thị trường và rủi ro như nhau thì chỉ tiêu này càng lớn càng có lợi cho NH. Đặc biệt với những NH chưa phát triển các dịch vụ NH thì thu từ hoạt động tín dụng. Có nghĩa là hiệu quả tín dụng tốt phải bao gồm cả cái mà khoản tín dụng đó mang lại cho NH. Phương pháp xác định lãi tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long. Ta có: I = A*i*t Trong đó: A: số tiền tính lãi ( số dư). t : thời gian tính lãi ( tính theo năm 360 ngày). i : lãi suất (%) tính theo năm. I : số tiền lãi. Ví dụ: Số dư tính lãi là 100 triệu đồng. Lãi suất 12%/năm. Thời gian tính lãi là 120 ngày. Vậy số lãi tính được là: 100 * 12% * 120 = 4 triệu đồng. 360 Nhận xét, đánh giá tín dụng trung - dài hạn tại ngân hàng. 8.1 Những mặt đạt được: Trong những năm vừa qua, trước tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, những đổi mới trong cơ chế quản lý, điều hành đất nước. NH Đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long đã có những định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với chính sách tiền tệ của Nhà nước, về mọi mặt kinh doanh của NH nói chung và công tác tín dụng trung – dài hạn nói riêng đáp ứng được yêu cầu bức thiết của nền kinh tế và bản thân NH. Bằng sự nổ lực của chi nhánh, tổng dư nợ qua các năm (2007- 2009) đều tăng. Năm 2009 tổng dư nợ đạt 596,280 triệu đồng, nợ quá hạn là 15,819 triệu đồng ( chiếm 2.7%). Là công cụ góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư Các khoản cho vay trung – dài hạn của NH có chất lượng đảm bảo. Kết quả kinh doanh có lãi, thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN đầy đủ, thu nhập và phúc lợi cho người lao động từng bước được cải thiện. 8.2 Những mặt còn tồn tại Các hoạt động tiền gửi còn chưa tương đương với tiền vay, cho vay trọn gói, khép kín chưa được nhiều. Các hoạt động dịch vụ cung cấp cho khách hàng chưa đầy đủ, kịp thời và đầy đủ của một NH tiên tiến hiện đại. Thời gian xử lý các nghiệp vụ còn chậm, chưa nhịp nhàng, chưa đáp ứng theo yêu cầu. Khả năng thâm nhập của NH còn kém, phải đối mặt với những cạnh tranh gay gắt. Việc tìm kiếm dự án có hiệu quả, khai thác thị trường còn nhiều khó khăn. Cơ cấu nguồn vốn vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Tỷ trọng vốn trung – dài hạn còn thấp. Tăng trưởng nguồn vốn trung – dài hạn vẫn là nhiệm vụ chiến lược lâu dài của NH. Quy trình tín dụng của chi nhánh vẫn còn lúng túng, vướng mắc trong quá trình xử lý phát sinh trong thực tế. CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH VĨNH LONG. I. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH VĨNH LONG. Thuận lợi . - Các định hướng hoạt động kinh doanh và kế hoạch mục tiêu cụ thể về các mặt nghiệp vụ đã được Hội đồng quản trị và Ban giám đốc điều hành hoạch định là cơ sở để chi nhánh, các phòng có chương trình và biện pháp triển khai công tác tín dụng. - Khung pháp lý cho hoạt động tín dụng ngày càng hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho các NH hoạt động thuận lợi hơn. - Chi nhánh có đội ngũ cán bộ công nhân viên tuổi đời còn trẻ, năng động, trình độ năng lực tốt đáp ứng ngày càng cao về chất lượng, nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng , tạo uy tín cho NH. Đồng thời, đội ngũ cán bộ tâm huyết với nghề nghiệp, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn. - Quá trình đô thị hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở địa phương tạo điều kiện cho chi nhánh đầu tư vốn, cùng với nhiều khu công nghiệp, vùng kinh tế hình thành trong tỉnh giúp NH tìm được nhiều khách hàng. - Đề án cơ cấu lại hoạt động của NH đã đem lại hiệu quả nhằm phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Dịch vụ của NH ngày càng mở rộng và đa dạng hóa, chất lượng phục vụ ngày càng được củng cố và nâng cao đã tạo được niềm tin và uy tín đối với khách hàng trong khu vực. - Nhà nước có nhiều chính sách kích cầu khi nền kinh tế suy thoái thông qua các NH cho các tổ chức kinh tế khác vay có hỗ trợ lãi suất. - Tỉnh Vĩnh Long đang có nhiều chính sách mở cửa kinh tế thu hút vốn đầu tư trong nước cũng như ngoài nước vào các khu công nghiệp trong tỉnh thúc đẩy kinh tế phát triển. - Tốc độ tăng trưởng của tỉnh ở mức cao. - Công nghệ trong lĩnh vực NH phát triển ngày càng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ vào nghiệp vụ NH tăng khả năng cạnh tranh. Khó khăn. - Nguồn vốn hoạt động còn rất yếu, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Trung Ương. - Mạng lưới hoạt động của chi nhánh còn mỏng. - Nền kinh tế nói chung đã có nhiều khởi sắc nhưng sản xuất kinh doanh của nhiều DN vẫn kém hiệu quả. - Nhiều cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, chậm được bổ sung, đôi khi không phù hợp với thực tế gây ra nhiều chậm trễ trong triển khai thực hiện, có nhiều cơ chế chính sách của Nhà nước quá rộng mở cho các cấp thực hiện cũng gây lúng túng vì chưa được đào tạo và chưa phù hợp với năng lực. - Các văn bản quy định về giao dịch đảm bảo, về đảm bảo tín dụng tuy đã có nhưng khó thực hiện. Một số cơ quan công chứng không tiến hành công chứng tài sản cố định gây khó khăn trong việc thực hiện đảm bảo tiền vay đối với NH - Thói quen sử dụng tiền mặt của phần lớn dân cư. - Sự cạnh tranh dành giật khách hàng, thị phần, thị trường giữa các NH ngày một gay gắt và trở nên phức tạp đặc biệt đối với các dự án lớn, các khách hàng là công ty Nhà nứơc. - Trong năm, thiên tai lũ lụt xảy ra liên tiếp gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản, nhiều doanh nghiệp phải đình đốn sản xuất, gây thiệt hại về tài sản và vốn ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và NH. - Khách hàng trở nên khó tính và mong đợi nhiều hơn ở dịch vụ NH. - Không tránh khỏi nợ quá hạn, nợ khó đòi. - Công tác kiểm tra việc sử dụng vốn chưa được hoàn thiện. II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH VĨNH LONG. Mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2010. Cơ cấu lại toàn diện hoạt động của BIDV về tài sản nợ, tài sản có, nền kinh tế của khách hàng và các nguồn thu để đảm bảo cho tăng trưởng, ổn định, bền vững, hiệu quả. Đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động theo quy định, đặc biệt là đảm bảo an toàn và thanh khoản của toàn hệ thống. Hoàn thành tốt kế hoạch chỉ tiêu 2010 và kế hoạch 5 năm (2006 – 2010) đã đề ra và tạo tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch chiến lược kinh doanh 5 năm (2011 – 2015). Tạo sự chuyển dịch quan trọng và sự cải thiện đáng kể nhằm đưa BIDV trở thành Ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ và thu dịch vụ ròng, đáp ứng cơ bản các yêu cầu theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế đối với các nội dung kinh doanh trọng yếu của NH vào năm 2012. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thực hiện cổ phần hóa BIDV. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2010 Quán triệt và cụ thể hóa chỉ đạo của Thủ Tướng Chính Phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước về triển khai nhiệm vụ năm 2010, đồng thời gắn với thực tiển kinh doanh của BIDV và để đảm bảo triển khai với nổ lực cao nhất thực hiện các mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2010 của toàn hệ thống cần tập trung vào 4 trọng tâm và 6 nhiệm vụ lớn sau đây: { Bốn trọng tâm phải thực hiện là: Thứ nhất, tuân thủ chặt chẽ chủ trương chỉ đạo của Đảng, Chính Phủ, Ngân hàng Nhà Nước, đảm bảo ổn định tăng trưởng, phục hồi và phát triển kinh tế, ngăn ngừa lạm phát. Thứ hai, chỉ đạo hoàn thành đồng bộ mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh năm 2010, đồng thời xây dựng kế hoạch chiến lược, lộ trình và các giải pháp cho giai doạn 2011 – 2015 tầm nhìn đến năm 2020. Thứ ba, tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ đặc biệt được Đảng và Chính phủ giao, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển, mở rộng hoạt động và nâng tầm ảnh hưởng của BIDV tại thị trường Đông Dương và các thị trường tiềm năng khác. Thứ tư, thực hiện hiệu quả đúng tiến độ công tác, cổ phần hóa BIDV và các công ty trực thuộc, chuyển đổi BIDV thành NHTMCP và hướng tới xây dựng theo mô hình công ty mẹ - công ty con. { Sáu nhiệm vụ phải thực hiện là: Thứ nhất, chủ động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành theo chỉ đạo của Thống đốc NH, nổ lực cùng toàn ngành ngân hàng triển khai các định hướng mục tiêu của Chính phủ. Thứ hai, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu toàn diện về hoạt động kinh doanh thông qua nổ lực phấn đấu thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh năm 2010 và tạo tiền đề vững chắc cho các mục tiêu kế hoạch chiến lược giai đoạn 2011 – 2015. Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện về cơ cấu tổ chức hoạt động phù hợp với quy định, với mô hình mới và lộ trình cổ phần hóa BIDV gắn với tăng cường hiệu quả điều hành kinh doanh, kiện toàn đội ngũ lãnh đạo các cấp và nâng cao chất lượng cán bộ đề ra. Thứ tư, nổ lực tập trung cho công tác cổ phần hóa 2010, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình hội nhập với nền kinh tế. Thứ năm, tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính trị- kinh tế theo chỉ đạo của Bộ chính trị, Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước về công tác đầu tư vào Campuchia và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho hoạt động xúc tiến của các doanh nghiệp Việt Nam vào Myanmar. Thứ sáu: nâng cao vai trò vị trí trong hoạt động nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, bổ sung hoàn thiện các văn bản, chế độ liên quan đến hoạt động kiểm tra. Định hướng phát triển hoạt động của BIDV là đẩy mạnh phát triển hoạt động của NH với định hướng của khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình được BIDV xác định là nội dung chiến lược, là hoạt động cốt lõi của NH cùng với quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý của hệ thống theo trường hợp. III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH VĨNH LONG. Giải pháp mang tính trực tiếp. Xây dựng chiến lược kinh doanh Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và cạnh tranh gay gắt. Chính vì vậy, NH Đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long cần phải xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển lâu dài các nguồn lực,… để xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm phát huy thế mạnh của mình đó là lĩnh vực đầu tư và phát triển đặc biệt trong công nghiệp và xây dựng đúng như tên gọi của NH. - Giữ vững và phát triển các khách hàng truyền thống, chủ động lựa chọn những khách hàng tốt, dự án tốt để đầu tư. - Thiết kế các chính sách và mô hình, mở rộng và đẩy mạnh các loại hình dịch vụ NH, đa dạng các hình thức dịch vụ, phát triển các dịch vụ mới để tăng thêm thị phần, doanh thu và tạo đuược sự phong phú, đa dạng về sản phẩm dịch vụ, hình thức phục vụ theo đúng chức năng của NHTM. - Đổi mới và nâng cao hiệu quả sản phẩm truyền thống, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn, dịch vụ NH cho mọi khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. - Tiếp tục thâm nhập vào thị trường vốn trong nước, phát triển các giải pháp đã có để tăng cường huy động vốn trung – dài hạn đồng thời phải giữ và phát triển được nguồn vốn ngắn hạn hiện có. - Nắm bắt những biến động của thị trường để có những biện pháp ứng phó thích hợp, đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh daonh, xây lắp của DN. - Mở rộng kinh doanh tiền tệ trên thị trường liên NH trong nước và tích cực tham gia thị trường vốn trung – dài hạn trong nước. - Có bước chuyển biến mạnh mẽ tín dụng phát triển theo cơ chế thị trường trong khuôn khổ quy định của pháp luật, đảm bảo cho vay thu được nợ, không để gia tăng nợ quá hạn, nợ khó đòi. Mở rộng hoạt động tín dụng Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư trung – dài hạn. Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư trung – dài hạn là một hoạt động rất cần thiết đối với NH, vì thông qua hoạt động này NH sẽ phân tán được rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng. Với thế mạnh là một NH chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư và phát triển, NH Đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long cần phải tiếp tục điều chỉnh cơ cấu cho vay và đầu tư phù hợp với cơ cấu thành phần kinh tế, đặc biệt với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Hiện nay, tỷ trọng cho vay trung – dài hạn đối với thành phần này còn hạn chế chính vì thế mà nó đánh mất đi của NH một thị trừơng tiềm năng đầy triển vọng. Song song với việc đa dạng hóa các hình thức cho vay trung – dài hạn, NH phải chú ý coi trọng hiệu quả các khoản cho vay. Vì nếu đa dạng hóa các khoản vay mà không nâng cao được hiệu quả các khoản vay thì không những NH không nâng được mức doanh lợi lên mà còn gây ảnh hưởng, thiệt hại cho bản thân NH. Tăng cường hoạt động Marketing tại NH Trong nền kinh tế thị trường, đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, đặc biệt là loại hình kinh doanh dịch vụ thì việc chính sách Marketing là rất cần thiết. Thông qua chính sách này, NH có những cơ hội đầu tư hơn, hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng hơn. Muốn thu hút được nhiều khách hàng, NH cần có những chính sách chiến lược cụ thể: Đa dạng hóa các sản phẩm, thường xuyên tìm kiếm các dịch vụ mới để phục vụ khách hàng tốt hơn, thực hiện nhanh chóng, chính xác các biện pháp nghiệp vụ để tạo hình ảnh tốt về NH. Có chính sách lãi suất hợp lý. Thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, sự biến động của thị trường để nắm bắt được tâm lý, tìm hiểu những khó khăn của khách hàng từ đó có những cách ứng xử đúng đắn. Thường xuyên phân loại khách hàng,… Đơn giản hóa các thủ tục cho vay Hoàn thiện quy chế chính sách tín dụng, tổ chức hợp lý và khoa học quy trình cho vay. Cần sửa đổi kịp thời hoặc bãi bỏ những cơ chế không còn phù hợp gây ách tắc hay còn nhiều sơ hở trong quản lý để tạo điều kiện thông thoáng trong hoạt động tín dụng của NH. Cần nghiên cứu kịp thời các văn bản hướng dẫn về quy trình, thao tác nghiệp vụ tín dụng phù hợp với từng loại cho vay, từng nhóm khách hàng. Cần xây dựng quy trình xét duyệt xho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập, phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới khâu thẩm định, quyết định cho vay. Cần thành lập một phòng thẩm định có nghiệp vụ về kiểm tra, thẩm định khách hàng, dự án vay vốn,…để trình Hội đồng tín dụng hay Ban giám đốc ra quyết định cho vay. Trong công tác cho vay, cần phải tiến hành các bước : Quá trình thẩm định dự án: Phân tích đánh giá về khách hàng, dự án, khoản vay. Giám sát khách hàng vay: thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay một cách chặt chẽ, kịp thời. Thu nợ: Thực hiện theo sát , nắm chắc khách hàng, nguồn thu để thực hiện thu hồi nợ vay đầy đủ, đúng hạn. Vấn đề đảm bảo nợ vay Tài sản đảm bảo nợ vay là một biện pháp quan trọng trong quá trình cho vay của NH. Nó tạo cơ sở pháp lý giúp cho NH có khả năng thu hồi nợ vay một khi khách hàng không có khả năng trả nợ, giúp giảm tối đa sự thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Ngăn ngừa và xử lý các khoản vay dẫn đến nợ quá hạn Thường xuyên theo dõi và thông báo cho khách hàng những khoản vay đã đến hạn thanh toán tránh tình trạng chuyển sang nợ quá hạn. Cơ cấu lại các khoản nợ quá hạn, phân tích thực trạng các món ợ quá hạn, nợ tìm ẩn rủi ro và nợ đã được xử lý rủi ro để từ đó đánh giá được khả năng thu hồi thông qua phân tích nợ có đảm bảo, không có đảm bảo, thực trạng tài sản thế chấp có thể xử lý thu hồi nợ, phương án xử lý và vận dụng các giải pháp, chính sách của các ban ngành có liên quan trong việc xử lý nợ tồn động. Nâng cao chất lượng thông tin phòng chóng rủi ro. Thiết lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro. Thực hiện tốt công tác khách hàng và mở rộng tín dụng. - Mở rộng đồng tài trợ các dự án có hiệu quả với các NH bạn để giảm thiểu rủi ro và tăng trưởng tín dụng, chuyển dần sang đấu tư trung – dài hạn, các dự án đồng tài trợ để chia sẻ rủi ro. - Mở rộng và chú trọng đấu tư cho vay doanh ngiệp ngoài quốc doanh, cty cổ phần, công ty TNHH, … Giải pháp mang tính hỗ trợ - Từng bước chuẩn hóa cán bộ, đẩy mạnh công tác đào tạo, có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ tín dụng. - Nâng cao năng lực chuyên môn của các bộ tín dụng. PHẦN KẾT LUẬN So sánh giữa lý thuyết và thực tế về đề tài nghiên cứu. Giống nhau: Các hoạt động của Ngân hàng trên thực tế và lý thuyết cơ bản giống nhau, chủ yếu là nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và các nghiệp vụ khác . Về hình thức huy động vốn: Đều sử dụng các hình thức huy động vốn như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các giấy tờ có giá. Về phương thức giao dịch cũng giống như lý thuyết đã học. Cho vay theo nghiệp vụ tín dụng là giống nhau: ngắn hạn từ 12 tháng trở xuống, trung hạn là từ 1 năm đến 5 năm, dài hạn là từ trên 5 năm. Về điều kiện vay vốn và nguyên tắc vay vốn của Ngân hàng cơ bản giống như lý thuyết đã học. Quy trình thủ tục cho vay cơ bản cũng giống như lý thuyết nhưng có một số điểm khác biệt. Khác nhau: Tiêu chí Theo lý thyết Thực tế tại BIDV VL Quy trình cho vay Cán bộ tín dụng nhận hồ sơ khách hàng, thẩm định và đề xuất ý kiến lên trưởng phòng tín dụng, trưởng phòng tín dụng nếu đồng ý trình lên GĐ xem xét và ký quyết định giải ngân. Cán bộ tín dụng (cán bộ quan hệ khách hàng) tiếp nhận hồ sơ, xem xét tính hợp lệ, hợp lý rồi tiến hành thẩm định, sau khi thẩm định thì lập báo cáo đề xuất tín dụng và trình trưởng phòng QHKH ký duyệt sau đó trình lên GĐ phụ trách QHKH phê duyệt và chuyển sang phòng QTTD để lập tờ trình giải ngân và trình lên GĐ/ Phó GĐ phụ trách và ký quyết định giải ngân. Quy định cho vay đối với tài sản thế chấp (TSTC). Chỉ được phép cho vay đối với tài sản thế chấp là 70%. Được phép cho vay 80% TSTC. Nếu khách hàng được xếp hạn tín dụng là AAA thì được cho vay 100% TSTC. Công tác tín dụng Hợp đồng tín dụng: Căn cứ vào hợp đồng nhà nước ban hành. Hợp đống tín dụng: Căn cứ vào thỏa thuận giữa khách hàng và NH mà có thể thay đổi hợp đồng tín dụng dựa trên hợp đồng của Nhà nước ban hành. Về thẩm định khách hàng. Dựa trên các tiêu chuẩn thẩm định tài sản theo quy định của Nhà nước. Tùy thực tế khách hàng, uy tín của khách hàng mà có cách thẩm định khác nhau. Lãi phạt Lãi phạt =Mbq* (90/Vtt- 90/Vkh*((rqh-rth)/30)*Vtt Áp dụng mức lãi phạt chung 150% lãi suất trong hạn cho tất cả các món vay quá hạn. Kết luận chung, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Kết luận chung. Sau một thời gian thực tập tại NH Đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long, với đề tài nghiên cứu về giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại NH đã giúp em nhận thức được phần nào vai trò quan trọng của tín dụng trung – dài hạn đối với nền kinh tế nói chung và NH nói riêng, đồng thời cũng cho thấy được những bước tiến mạnh mẽ của NH ĐT&PT chi nhánh Vĩnh Long trong hoạt động tín dụng. Trong những năm vừa qua, vượt qua những khó khăn thử thách của nền kinh tế, NH ĐT &PT chi nhánh Vĩnh Long có những bước tiến đáng kể. Bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn một số hạn chế nhất định. Để vững bước phát triển thành một NH chủ lực trong lĩnh vực đầu tư và phát triển đất nước, NH cần khắc phục những hạn chế của mình, phát huy những điểm mạnh, sáng tạo ra những điều mới. Đồng thời phải luôn chú trọng đến chất lượng hiệu quả tín dụng, coi đó như là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững của NH. Mặt khác, tín dụng trung- dài hạn có ảnh hưởng đến nhiều vấn đề kinh tế xã hội, bản thân của loại tín dụng này cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, cùng với sự nổ lực của cán bộ công nhân viên trong NH, đặc biệt với truyền thống và thế mạnh phục vụ tín dụng trung – dài hạn em tin chắc rằng trong tương lai NH ĐT&PT chi nhánh Vĩnh Long sẽ không ngừng phát triển vững mạnh. Bài học kinh nghiệm Qua thời gian thực tập tại NH Đầu tư và phát triển chi nhánh Vĩnh Long, tuy thời gian rất ngắn chỉ có 6 tuần nhưng đã giúp em có thể tiếp xúc thực tế, hiểu hơn nhiều về các hoạt động của NH về tình hình huy động vốn cũng như cho vay, thu nợ, thu lãi,… . Qua đó, em đã học hỏi rất nhiều và rút ra bài học kinh nghiệm như sau: - Tuân thủ nội quy cơ quan về giờ giấc làm việc, thái độ làm việc, cách thức đối xử giữa đồng nghiệp với nhau. - Về kiến thức thực tế thì em đã hiểu ro về quy trình cho vay, cũng như thu hồi nợ vay và xử lý nợ khó đòi - Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp thì con người sẽ được nâng cao trình độ, không ngừng thăng tiến nếu như chúng ta có cố gắng. - Phải thường xuyên nâng cao trình độ, đặc biệt là trình độ chuyên môn mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Khi cho vay cần phải xem xét, đánh giá chính xác đối tượng cho vay. - Trong quan hê với khách hàng thái độ vui vẻ hoà nhả, nhiệt tình và tôn trọng khách hàng là yếu tố khá quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. - Phải có tinh thần đoàn kết trong nội bộ, có đạo đức trách nhiệm cao và tâm huyết với nghề nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGi7843i php nng cao ch7845t l4327907ng tn d7909ng trung damp224.doc
Tài liệu liên quan