Đề tài Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong xí nghiệp vật liệu chịu lửa

Khi vật tư đã về nhập kho thủ kho có trách nhiệm sắp xếp các loại vật tư trong kho một cách hợp lý, khoa học đảm bảo theo yêu cầu đồng thời thuận tiện cho việc kiểm tra, theo dõi, thủ kho của công ty thực hiện việc sắp xếp vật tư trong kho theo từng loại(NVL chính, VL phụ, nhiên liệu ) sau đó lại xếp theo nhóm, thứ. - Xuất kho: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng, quý, năm phòng kế hoạch vật tư lên kế hoạch cung ứng vật liệu. Khi có nhu cầu về vật liệu bộ phận lĩnh vật tư(phân xưởng sản xuất)ghi riêng từng thứ, từng loại và số lượng vật liệu xin ký duyệt cấp vật tư. Sau đó đưa sang phòng kế hoạch vật tư lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được chia làm 3 liên có chữ ký của bộ phận sử dụng, phụ trách cung tiêu, người nhận và thủ kho. Trong đó 1 liên lưu lại phòng vật tư, 1 liên bộ phận lĩnh vật tư giữ, một liên thủ kho ghi vào thể kho rồi định ký giử về phòng kế toán.

doc22 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong xí nghiệp vật liệu chịu lửa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới nước ta đã mở rộng quan hệ hợp tác và đã đạt đựơc những thành tựu đáng kể. Với hàng loạt chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước đã làm cho nước ta chuyển biến toàn diện, từng bước phát triển mạnh mẽ cả về hình thức, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường là cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ tức là chi phí để sản xuất ra sản phẩm phải được tiết kiệm tới mức tối đa trên cơ sở hợp lý có kế hoạch. Đối với mọi sản phẩm chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc hạch toán vật liệu có tốt thì mới đảm bảo được việc cung cấp vật tư kịp thời và đồng bộ cho nhu cầu sản xuất, kiểm tra giám sát chặt chẽ việc chấp hành các định mức dự trữ và tiêu hao vật liệu góp phần ngăn chặn hiện tượng lãng phí nguyên vật liệu trong sản xuất, nhờ đó mà giảm bớt được chi phí nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, hạ giá thành sản phẩm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phấn làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Xuất phát từ vai trò kế toán là công cụ quan trọng không thể thiếu để quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, công tác tổ chức kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng. Sau một thời gian nghiên cứu , tìm hiểu thực trạng hoạt động của công ty đồng thời xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất kinh doanh nên em đã chọn đề tài: tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp làm đề tài kiến tập của mình. Ngoài lời nói đầu và phần kết luận báo cáo này được chia làm 3 chương: - ChươngI: lý luận chung về tình hình sử dụng nguyên vật liệu và một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu. - Chương II: Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong Xí nghiệp vật liệu chịu lửa - Chương III: Một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm nâng cao việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong Xí nghiệp vật liệu chịu lửa. Do thời gian kiến tập không nhiều, với sự nhân thức còn hạn chế nên báo cáo này không thể tránh khỏi nhiều thiếu xót. Em rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của thầy cô giáo đặc biệt là cô Nguyễn Thị Thu Hiền cùng các cô chú trong công ty để báo cáo của em thêm phong phú về lý luận và thiết thực với thực tế. ChươngI: Lý luận chung về tình hình sử dụng nguyên vật liệu và một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu. Sự cần thiết phải quản lý nguyên vật liệu Khái niệm. Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động có giá trị nhỏ, thời gian luân chuyển ngắn. Khi tham gia vào sản xuất kinh doanh nó tạo nên thực thể chủ yếu của sản phẩm. 1.1.2 Phân loại. Trong doanh nghiệp có nhiều loại vật liệu khác nhau, mỗi loại lại có tính chất lý, hoá, công dụng khác nhau. Vì vậy để quản lý một cách chặt chẽ và có hiệu quả người ta chia chúng ra làm nhiều loại khác nhau tuỳ theo những tiêu thức phù hợp. Phân loại vật liệu là việc sắp xếp vật liệu có cùng một tiêu thức nào đó. *Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị trong doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu được chia thành các loại sau: - Nguyên vật liệu chính (gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài): Là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Nửa thành phẩm mua ngoài: Là những chi tiết, bộ phận của sản phẩm do doanh nghiệp công nghiệp sản xuất ra, doanh nghiệp mua về lắp ráp hoặc ra công thêm thành phẩm của mình. - Vật liệu phụ: Là đối tượng lao động nhưng nó không phải là cơ sở vật chất chủ yếu để hình thành nên sản phẩm mới mà nó chỉ có tác dụng làm tăng chất lượng nguyên vật liệu chính, tăng chất lượng sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý, sản xuất, bảo quản, bao gói sản phẩm như các loại thuốc nhuộm, sơn, dầu nhờn… - Nhiên liệu: Thực chất cũng là vật liệu phụ, khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng để phục vụ cho quá trình sản xuất. Nhưng do tính chất lý, hoá đặc biệt nên nó được xếp thành một loại riêng để có chế độ bảo quản, sử dụng hợp lý. - Phụ tùng thay thế, sử chữa: Bao gồm các loại phụ tùng, chi tiết dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải. - Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các loại thiết bị, phương tiện lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản của doanh nghiệp. - Phế liệu: Là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như gỗ, sắt, thép vụn hoặc phế liệu thu nhặt, thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định. * Căn cứ vào mục đích công dụng thì nguyên vật liệu được chia thành: - Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm - Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: Phục vụ quản lý ở các phân xưởng, phục vụ quản lý ở các doanh nghiệp… * Căn cứ vào nguồn nhập vật liệu chia thành vật liệu nhập mua ngoài, từ gia công chế biến, nhận vốn góp… Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và kế toán chi tiết , cụ thể của từng loại doanh nghiệp mà phân loại doanh nghiệp theo từng loại khác nhau. 1.2 Một số biện phát quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sủ dụng nguyên vật liệu. Quản lý trong việc tính giá nguyên vật liệu Tính giá nguyên vật liệu là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của vật liệu theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu chân thực, chính xác. - Tính giá nhập kho: Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá của vật liệu được tính như sau: + Đối với vật liệu mua ngoài: Nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương thức khấu trừ thì giá của nguyên vật liệu nhập kho là giá mua thực tế không có thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào được ghi trên hoá đơn GTGT cộng với các khoản chi phi thu mua thực tế (chi phí vận chuyển, lắp đặt, bảo quản, phân loại…) nếu có Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương thức trực tiếp và doanh nghiệp không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì giá thực tế vật liệu nhập kho là tổng giá thanh toán cộng các khoản chi phí thu mua thực tế, cộng với phần thuế nhập, thuế khác (nếu có). + Đối vớivật liệu tự gia công chế biến: Giá thực tế vật liệu nhập kho bao gồm giá thực tế vật liệu xuất kho gia công chế biến và các chi phí gia công chế biến. + Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Giá thực tế vật liệu nhập kho bao gồm giá thực tế vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến cộng với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ đến nơi thuê chế biến và từ nơi đó về doanh nghiệp cộng với số tiền phải trả cho người nhận gia công chế biến. + Đối với vật liệu nhận vốn góp liên doanh: Giá thực tế vật liệu nhập kho là giá do hội đồng liên doanh xác nhận. + Đối với phế liệu được đánh giá theo giá ước tính - Tính giá xuất kho: Có những phương pháp sau: + Tính giá theo giá thực tế tồn đầu kỳ: Giá thực tế vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở số lượng vật liệu xuất kho và đơn giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ. Giá thực tế vật liệu xuất kho = Số lượng vật liệu xuất kho x Đơn giá thực tế tồn đầu kỳ Trong đó : Đơn giá thực tế tồn đầu kỳ = Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ + Theo phương pháp bình quân gia quyền Đơn giá thực tế vật liệu bình quân = Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ + + Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ Số lượng vật liệu nhập trong kỳ Giá thực tế vật liệu xuất kho = Số lượng vật liệu xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân + Tính theo giá thực tế đích danh: Giá thực tế vật liệu xuất kho được căn cứ vào đơn giá thực tế vật liệu nhập kho theo từng lô, từng lần nhập về số lượng vật liệu xuất kho theo từng lần. + Theo giá nhập trước xuất trước(FIFO): Theo phương pháp này trước hết phải xác định đơn giá vật liệu nhập kho theo từng lần và giả định rằng hàng nào nhập kho trước thì xuất trước. Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để tính gia giá trị thực tế xuất kho theo nguyên tắc: Tính theo đơn giá nhập trước đối với lượng xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lại được tính theo đơn giá lần nhập của các lần tiếp theo. Giá thực tế của vật liệu tồn đầu kỳ chính là giá thực tế của số vật liệu nhập kho thuộc các lần sau cùng. + Theo giá nhập sau xuất trước: Theo phương pháp này cũng phải xác định đơn giá của từng lần nhập và cũng giả định rằng hàng nào nhập vào kho sau thi xuất trước. Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho tính ra giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc: tính theo đơn giá thực tế của lần nhập sau cùng đối với số lượng xuất kho thuộc lần nhập sau cùng, số còn lại được tính theo đơn giá thực tế của các lần nhập trước đó. Giá thực tế của vật liệu tồn kho cuối kỳ chính là giá thực tế vật liệu thuộc các lần nhập đầu kỳ. + Phương pháp giá hạch toán: Là một giá ổn định trong kỳ được dùng để ghi tạm có thể là giá kế hoạch có thể là giá thực tế của kỳ trước. Cuối cùng kế toán phải điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế. Giá vật tư hàng hoá xuất dùng = Giá hạch toán vật tư hàng hoá xuất dùng x Hệ số giá Hệ số giá = Giá thực tế hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Giá hạch toán hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Zsp hoàn thành = Giá trị sp dd đầu kỳ + Tổng CFSX phát sinh trong kỳ - Giá trị spdd cuối kỳ Quản lý trong khâu thu mua. Trong khâu thu mua kế toán dựa vào những chứng từ để quản lý - Nhập kho: Ban đầu kế toán dựa vào hoá đơn GTGT(mẫu 01- GTKT) để ghi phiếu nhập kho(mẫu 02- VT). Ngoài ra còn dựa vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ(mẫu 03- PXK), phiếu xuất kho theo hạn mức(mẫu04- VT). Chỉ được nhập với số lượng ghi trên hoá đơn và theo giá ghi trên hoá đơn. - Xuất kho: dựa vào phiếu xuất kho(mẫu 02- VT) số lượng xuất đúng bằng số lượng ghi trên phiếu xuất. Kế toán phải xuống tận kho để kiểm tra quá trình xuất, nhập. Quản lý tại kho. Tại kho kế toán phải thực hiện các nghiệp vụ kế toán thông qua các phương pháp: - Phương pháp thẻ song song: +Tại kho thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập xuất và tồn kho nguyên vật liệu về mặt số lượng Mẫu 06- VT thẻ kho Ngày lập thẻ:… Tờ số:… Tên, nhãn hiệu, quy chác vật tư:… Đơn vị tính:… Mã số:… TT Chứng từ Diễn giải Ngày nhập- xuất Số lượng kí xác nhận của kế toán Số phiếu Ngày tháng Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất Hàng ngày thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập- xuất để ghi vào thẻ kho và tính ra tồn kho. Cuối ngày định kỳ chuyển các chứng từ nhập xuất lên phòng kế toán. + Tại phòng kế toán: kế toán mở sổ kế toán chi tiết vật liệu,ccdc để theo dõi tình hình biến động và tồn kho về cả mặt số lượng và giá trị. Sổ kế toán phải mở tương ứng với thẻ kho theo từng loại, từng danh điểm vật liệu, dụng cụ. Mẫu sổ kế toán tương ứng tương tự như thẻ kho nhưng theo dõi về mặt giá trị (có thêm đơn giá, tiền) Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết kế toán phải căn cứ vào các thể kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho về mặt giá trị của từng loại vật liệu Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho vl,ccdc Sổ danh điểm Tên vl, ccdc Tồn kho đầu tháng Nhập kho trong tháng Xuất kho trong tháng Tồn kho cuối tháng - Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: + Tại kho: giống pp thẻ song song + Tại phòng kế toán: kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và giá trị từng thứ. Sổ này được ghi mỗi tháng một lầnvào cuối tháng trên cơ sở các bảng nhập xuất của từng thứ vật liệu. Mỗi danh điểm ghi một dòng trong sổ, cuối tháng kế toán đối chiếu số lượng vật liệu trên cơ sở đối chiếu luân chuyển với thẻ kho của thủ kho, đồng thời đối chiếu số tiền từng danh điểm vật liệu với kế toán tổng hợp. Sổ đối chiếu luân chuyển Năm:… Tên danh diểm Tên vật liệu, ccdc đơn vị tính Giá hạch định Số dư đầu tháng 1 Luân chuyển trong tháng 1 Số dư đầu tháng 2 Nhập Xuất sl Tiền sl Tiền sl Tiền sl Tiền - Phương pháp sổ số dư: + Tại kho: sau khi ghi vào thẻ kho phải tập hợp các chứng từ xuất kho theo từng loại, từng thứ NVL sau đó lập phiếu giao nhận chứng từ và nộp cho kế toán Phiếu giao nhận chứng từ nhập, xuất, tồn kho Từ ngày:… đến ngày:… Nhận VL,CCDC Số lượng chứng từ Số tiền chứng từ Số tiền Phiếu này được lập riêng cho phép nhập kho 1 bản, phiếu xuất kho 1 bản do đó đính kèm các phiếu nhập, phiếu xuất để giao cho kế toán. + Tại phòng kế toán: định kỳ nhân viên kế toán phải xuống kho để hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho và thu nhận chứng từ. Khi nhận được chứng từ kế toán kiểm tra và tính giá theo từng chứng từ rồi tổng cộng số tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ và ghi số tiền của từng thứ vật liệu vào bảng luỹ kế, nhập xuất tồn kho. Sau đó cộng số tiền nhập kho trong tháng và dựa vào số dư đầu tháng để tính ra số dư cuối tháng của từng nhóm VL. Số dư này được dùng để đối chiếu với cột số tiền trên sổ số dư. + Sổ số dư được mở cho từng kho và từng năm, giao cho thủ kho trước ngày cuối tháng để ghi số lượng tồn kho trong sổ số dư các danh điểm VL rồi chuyển lên phòng kế toán để kiểm tra vào tính thành tiền. Sổ số dư Số danh điểm Tên VL,CCDC ĐVT Giá hạch toán ĐM Dự trữ Sốdư đầu năm Số dư cuối tháng1 Số dư cuối tháng 2 …Tháng 12 SL ST SL ST SL ST SL ST Loại… nhóm… - Phương phát kê khai thường xuyên: Là phương pháp ghi chép và phản ánh thường xuyên liên tục tình hình biến động (tăng, giảm) tồn kho của nguyên vật liệu, ccdc sau mỗi lần phát sinh các nghiệp vụ nhập hoặc xuất kho. Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp sử dụng vật tư hàng hoá có giá trị lớn, nhu cầu xuất dùng không thường xuyên, không liên tục. - Phương pháp kiểm kê định kỳ: Là phương pháp ghi chép phản ánh không thường xuyên liên tục tình hình biến động của vật tư, hàng hoá mà chỉ căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế cuối kỳ, đồng thời căn cứ vào số dư đầu kỳ vào sự biến động tăng trong kỳ để tính ra giá trị vật tư hàng hoá xuất dùng trong kỳ: gtrị vật tư hh xuất dùng trong kỳ = gtrị vật tư hh tồn đầu kỳ + gtrị vật tư hh tăng trong kỳ - gtrị vật tư hh tồn cuối kỳ Phương pháp này được áp dụng ở các đơn vị mà chủng loại vật tư hàng hoá nhiều, giá trị nhỏ, nhu cầu xuất dùng liên tục. Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu. Xuất phát từ nhu cầu quản lý nguyên vật liệu sao cho đạt kết quả cao nhất ta có một số biện pháp sau: - Tổ chức ghi chép tổng hợp và phản ánh số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu. tính trị giá thực tế của vật liệu đã thu mua và nhập kho doanh nghiệp, kiểm tra tình hình kế hoạch thu mua về các mặt số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn nhằm đảm bảo vật liệu cho sản xuất. - áp dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, hướng dẫn kiểm tra các bộ phận của doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán ban đầu về vật liệu theo chế đô, nhằm đảm bảo thống nhất trong công tác kế toán, tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Giám sát kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu, phát hiện ngăn ngừa đề xuất xử lý vật liệu thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất, tính toán xác định giá trị số lượng vật liệu thực tế đưa vào sử dụng. Chương II: Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong Xí nghiệp vật liệu chịu lửa. 1.1 Đặc điểm chung về công ty 1.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển. Mỏ đất chịu lửa Trúc Thôn nay là công ty Cổ phần Trúc Thôn thành lập ngày 25/11/1964 trực thuộc công ty Gang thép Thái Nguyên nằm trên địa bàn xã Công Hoà- Chí Linh- Hải Dương với nhiệm vụ chủ yếu là khai thác đất sét trắng, quặng chịu lửa đồng thời sản xuất gạch chịu lửa trên dây chuyền sản xuất vừa thủ công vừa cơ giới. Sau khi thành lập Mỏ chỉ có 70-100 người lao động, dần dần khu Gang Thép cũng lớn mạnh Mỏ cũng phát triển lên để đáp ứng nhu cầu thị trường của khách hàng. Số công nhân tăng lên từ 100, 200, 300 và ngày nay lên tới hơn 500 người, sản lượng đất đèn hàng năm là 1000 tấn nay tăng lên 3000 tấn. Cuối năm 1999 do yêu cầu chung của khu Gang Thép Thái Nguyên nhà nước tách công ty từ một đơn vị trực thuộc thành một Công ty hạch toán độc lập mang tên Công ty vật liệu chịu lửa và khai thác đất sét Trúc thôn. Từ tài sản cố định ban đầu chỉ có dụng cụ đơn sơ nay đã có ô tô, máy xúc, máy nghiền với giá trị hiện tại khoảng hơn 9 tỉ đã khấu hao 5 tỉ chưa kể bổ xung. Trong những năm hoạt động trong nền kinh tế thị trường nhất là cuối năm 1999 đến nay công ty đã có nhiều thay đổi lớn về tổ chức sản xuất. Tuy nhiên vấn đề tiêu thụ sản phẩm hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn nhất là về sản phẩm đât đèn, hơn nữa khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh nảy sinh trong công ty giữa các đơn vị thành viên khi cũng sản xuất ra một loại sản phẩm như nhau. Điều đó đòi hỏi các sản phẩm sản xuất ra phải có chất lượng cao, giá thành hạ đáp ứng kịp thời cho khách hàng khi cần thiết. Trước tình hình đó ban lãnh đạo công ty cùng với các cơ quan phòng ban chức năng các cấp trong đơn vị tích cực tìm mọi biện pháp tháo gỡ tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất. Sự hội nhập của công ty hoà vào sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường, cơ sở vật chất ngày càng được đổi mới khang trang, đời sống cán bộ công nhân viên chức trong toàn công ty thêm cải thiện, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng không những tiêu thụ trong nước mà sản phẩm quặng sét trắng đã giao cho Nhật Bản để sản xuất sứ cao cấp. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 700 nghìn /tháng/người vượt mức so với kế hoạch(kế hoạch là 680nghìn/tháng/người) giá trị tổng sản lượng đạt 157.744.336đ tăng 15,5% so với năm trước. Qua đó phần nào khẳng định được chỗ đứng của công ty trong nền kinh tế thị trường. Đến năm 2003 công ty nhập dây chuyền sản xuât gạch ốp lát và đã thu đươc nhiều thành tựu . Năm 2006 theo xu hướng của xã hội công ty chuyển đổi thành công ty Cổ phần Trúc Thôn . Hiện nay công ty đã có chỗ đứng quan trọng trên thị trường. 1.1.2Tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại. Công ty là một đơn vị có quy mô sản xuất vừa, được tiến hành sản xuất ở 3 khu vực: khu vực khai thác quặng sét trắng, khu vực khai thác quặng chịu lửa, khu vực sản xuất tại chỗ(sản xuất sản phẩm) và thực hiện sản xuất kinh doanh theo từng mặt hàng. Những năm gần đây nhờ có sự đổi mới về khoa học công nghệ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty khá hiệu quả. Doanh thu, lãi của doanh nghiệp trong tháng 3 năm 2006 được thể hiện qua bảng sau: stt Tên sản phẩm Tổng doanh thu Lãi, lỗ A Kinh doanh chính 1.477.324.337 47.284.695 I Gạch chịu lửa các loại 784.028.276 13.211.722 II Đất đèn các loại 644.350.543 14.658.354 III Bột các loại 35.517.890 15.678.036 IV Sản phẩm khác 13.428.628 3.706.583 B Kinh doanh khác 33.484.108 3.818.969 I Hàng hoá 4.499.700 1.912.969 II Bán thành phẩm bán ngoài 4.652.731 1.912.969 III Vận chuyển hàng đi gửi bán 24.331.677 1.906.000 C Hoạt động tài chính 552.394 - 26.532.264 D Hoạt động khác 2713.927 - 27.085.658 Tổng 1.514.075.767 27.285.328 Nguồn vốn kinh doanh của xí nghiệp do công ty điều hành, và phân bổ: vốn kinh doanh khoảng 10.896.286.518. Tài sản cố định của doanh nghiệp tính vào tháng 3 năm 2006 gồm có: stt Tài sản cố định Nguyên giá Giá trị còn lại A TSCĐ hữu hình 5.285.986.641 1.538.268.003 I Nhà cửa vật kiến trúc 2.635.124.113 621.412.106 II Máy móc thiết bị công tác 1.380.806.075 434.341.884 III Phương tiện vận tải 1.254.810.453 524.690.683 IV Dụng cụ quản lý 15.246.000 2.823.330 B TSCĐ vô hình 100.000.000 56.666.666 Tổng 5.385.986.641 1.639.934.669 1.1.3 Đặc điểm của bộ máy tổ chức. Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu tổ chức bộ máy quản ký của công ty Công ty cổ phần Trúc Thôn là doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện sản xuất kinh doanh theo từng mặt hàng. Sản phẩm của công ty gồm nhiều loại như đất đèn, đất chịu lửa, đất sét trắng, gạch đỏ xây dựng, gạch ốp lát, gạch sa- mốt cục, bột đúc…. Do vậy để thuận lợi cho việc quản lý giám sát các khâu trong quá trình sản xuất, công ty đã tổ chức thành 3 phân xưởng trực tiếp sản xuất mà đứng đầu mỗi phân xưởng là quản đốc có nhiệm vụ điều hành chung mọi hoạt động ở phân xưởng mình. Mỗi phân xưởng sản xuất đảm nhận một nhiệm vụ nhất định để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục và có hiệu quả. - Phân xưởng vật liệu xây dựng: Có nhiệm vụ sản xuất các loại vật liệu như: gạch đỏ xây dựng, gạch lát nền, sa- mốt cục. - Phân xưởng chịu lửa: chuyên nung đốt gạch xây dựng, sa- mốt cục - Phân xưởng đất đèn: chuyên sản xuất đất đèn, chế biến bột sét, sản xuất hồ điện cực. Cơ cấu bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyến đứng đầu là giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty, dưới đó là phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và phân xưởng. - Phòng kế hoạch kinh doanh: có nhiệm vụ lập kê hoạch sản xuất hàng kỳ(tháng, quý, năm) theo dõi kế hoạch làm việc của từng phân xưởng. - Phòng tổ chức lao động: làm nhiệm vụ tuyển dụng lao động, biên chế cán bộ công nhân viên chức trong xí nghiệp. Thực hiện công việc bố trí và sử dụng lao động hợp lý, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và sử dụng lao động hợp lý. - Phòng tài chính kế toán: chịu trách nhiệm quản lý, giám sát tình hình tổ chức trong xí nghiệp. Phòng có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi theo từng kỳ, đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thuận lợi, ghi chép đầy đủ, kịp thờicác nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra tình hình thanh toán, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của công ty. - Phòng kỹ thuật sản xuất: quản lý công nghệ, thiết bị sản xuất, đôn đốc các phân xưởng thực hiện sản xuất. Ngoài ra tìm hiểu, nghiên cứu các kỹ thuật mới, tiên tiến, cải tiến máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Các phòng ban có sự độc lập tương đối nhưng cũng có mối quan hệ tương tác, phối hợp nhịp nhàng để bộ máy quản lý của công ty vận hành trôi chảy và có hiệu quả. Sơ đồ bộ máy quản lý của xí nghiệp Giám đốc PX đất đèn PXVL chịu lửa PX VL XD Phó giám đốc Phòng tổ chức lao động Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán tài chính Phòng kỹ thuật * Tổ chức bộ máy kế toán củễpí nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu và tình hình cụ thể của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củễpí nghiệp, hiện nay bộ máy kế toán của xí nghiệp được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung và áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Toàn bộ công tác kế toán từ việc ghi sổ kế toán chi tiết, tổng hợp đến việc lập báo cáo kế toán, kiểm tra kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán tài chính của xí nghiệp. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp gôm 6 người được bố chí như sau: KT vật tư và công nợ người bán, bán hàng Kế toán giá thành và các khoản cF Thủ quỹ kiêm thống kê tổng hợp KT thanh toán và tiền lương Trưởng phòng kế toán KT tiêu thụ và công nự người mua 1.1.4 Quy trình công nghệ. Quy trình công nghệ của xí nghiệp được thể hiện thông qua các dây chuyền sản xuất sản phẩm. Quy trình sản xuất đất đèn Lò điện cực(nấu, luyện) Nhập kho Dập, gia công đóng thùng Vôi, than Kiểm tra chất lượng Quy trình sản xuất gạch chịu lửa Bột sét Phân loại Nung Tạo hình Sạn sa_ mốt Sạn tấn mài Nhập kho Quy trình sản xuất sạn sa mốt đất quặng chịu lửa Hệ thống máy nhào,trộn Nung Phơi xấy tự nhiên Phân loại nghiệm thu Tạo hình Nghiền Quy trình sản xuất bột sét Đất sét Nghiền Bột sét Thực trạng công tác quản lý và sử dụng NVL tại xí nghiệp Vật liệu chịu lửa. 1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu tại xí nghiệp. Nguyên vật liệu sản xuất đa dạng nhiều chủng loại, quy cách khác nhau, mỗi loại có nội dung kinh tế, có chức năng trong sản xuất kinh doanh có tính chất lý hoá khác nhau. Để nhận biết được từng thứ vật liệu phục vụ cho việc tổ chức công tác quản lý, công tác kế toán vật liệu được chặt chẽ đồng thời tính giá thành sản phẩm chính xác góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phải tiến hành phân loại vật liệu theo những tiêu thức thích hợp. * Căn cứ vào đặc điểm, vai trò và công dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất, công ty phân loại vật liệu như sau: - Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chính, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể sản phẩm, bao gồm: xi măng, cát, vôi, đá tấn mài, samốt, than(với sản phẩm đất đèn) và các loại khác. - Nguyên vật liệu phụ: Là đối tượng lao động nhưng nó không phải là cơ sở vật chất chủ yếu để hình thành nên sản phẩm mới nó chỉ có tác dụng làm tăng chất lượng nguyên vật liệu chính, bao gồm: sắt, thép, giằng mái thanh kèo, que hàn, các loại đường ống cao su, nhựa Hải Phòng, vỏ thùng, sơn đánh dầu, than(đối với sản phẩm gạch chịu lửa) và các loại khác. - Nhiên liệu: là loại vật liệu khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiên liệu trong công ty bao gồm: than, củi, xăng, dầu các loại, mỡ bôi trơn và nhiên liệu khác. - Phụ tùng thay thế: là những loại vật liệu công ty mua về để thay thế cho các bộ phân chi tiết của máy móc, thiết bị khi cần thiết bao gồm: vòng bi, zoăng phụ tùng của các loại xe ôtô, dây, phụ tùng máy xúc, máy gạt, bánh răng các loai và các phụ tùng khác. Thiết bị xây dựng khác: Vật liệu khác. Tại công ty có những loại vật liệu khi sản xuất ra sản phẩm này nó là NVL chính nhưng khi sản xuất ra sản phẩm khác nó lạ là NVL phụ. Ví dụ như than khi sản xuất ra đất đèn là NVL chính, nhưng khi sản xuất gạch chịu lửa nó là NVL phụ. 1.2.2 Quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. * Quản lý trong việc tính giá: Về nguyên tắc vật liệu phải được đánh giá theo giá vốn thực tế nhưng do đặc điểm của vật liệu có nhiều loại thường xuyên biến động trong quá trình sản xuất kinh doanh nên có thể đánh giá theo giá hạch toán để có thể phản ánh kịp thời đầy đủ tình hình biến động và có số hiện có của vật liệu. Thực tế ở công ty cổ phần Trúc Thôn chỉ đánh giá vật liệu theo giá thực tế và áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và mở tài khoản 133 để hạch toán thế GTGT đầu vào. áp dụng luật thuế GTGT công ty đã tiến hành tính giá vật liệu như sau: - Vật liệu nhập kho: + Với vật liệu mua ngoài thì giá thực tế vật liệu nhập kho là giá mua ghi trên hoá đơn chưa có thuế GTGT cộng với các khoản chi phí thu mua thực tế(chi phí vân chuyển, bốc xếp(nếu có)) Giá thực tế vật liệu nhập kho = Giá ghi trên hoá đơn + Chi phí vận chuyển chưa có thuế GTGT của người bán + Với vật liệu tự gia công chế biến như bột sét trắng, đá tấn mài… thì giá thực tế nhập kho sẽ được tính bằng giá thực tế vật liệu xuất kho gia công chế biến và các chi phí gia công chế biến. Trên lý thuyết thì toàn bộ chi phí phát sinh khi mua NVL đều phải được tính toán và phân bổ cho vật liệu xuất kho và vật liệu tồn kho cuối kỳ. Song nếu áp dụng một cách triệt để nguyên tắc này ở công ty thì việc tính toán sẽ phức tạp, công việc dồn vào cuối tháng và gây nhầm lẫn. Thực tế với các chi phí thu mua liên quan trực tiếp tới từng thứ vật liệu như chi phí vận tải, chi phí thuê bốc vác… thì căn cứ vào các chứng từ liên quan công ty tính toán lương vào giá vật liệu nhập kho. Riêng các chi phí thu mua của nhân viên thu mua bao gồm tiền lương và hao mòn thường được tính vào cuối tháng, nếu tính toán chi phí này cho vật liệu nhập kho trong kỳ thì công việc rất phức tạp, khó chính xác. Hơn nữa nhân viên thu mua vật tư không chỉ mua nguyên liệu cho sản xuất mà còn phải đảm đương nhiều công việc khác nữa như mua dụng cụ văn phòng. Vì vậy phải đơn giản phần chi phí lương này công ty đưa luôn vào chi phí quản lý doanh nghiệp như một khoản lương của nhân viên quản lý kinh tế. Vật liệu xuất kho: Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm vật liệu, khả năng trình độ của cán bộ kế toán cũng như yêu cầu quản lý công ty đã sử dụng giá thực tế để hạch toán vật liệu và áp dụng tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn. Theo phương pháp này sau mỗi lần nhập kho đơn giá thực tế bình quân được xác định như sau: Đơn giá thực tế bình quân = Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ + Số lượng vật liệu nhập trong kỳ Và trị giá vật tư xuất kho theo từng lần xuất được tính theo công thức sau: Trị giá vật tư xuất kho = đơn giá thực tế bình quân x Số lượng vật tư xuất kho Đơn giá thực tế bình quân được sử dụng để tính trị giá vật tư xuất kho cho đến khi nhập lô hàng khác cần tính toán lại đơn giá thực tế bình quân. * Kế toán nguyên vật liệu ở công ty. - Nhập kho: chế độ kế toán quy định tất cả các loại vật liệu khi về đến doanh nghiệp đều phải làm thủ tục nhập kho. Vật liệu của công ty được nhập chủ yêú do mua ngoài và do một nhân viên chuyên thu mua theo đúng kế hoạch của phòng vật tư. Khi vật liệu về đến kho nhân viên cung ứng mang hoá đơn của bên bán vật tư nên người có trách nhiện để kiểm tra sau đó thông báo qua phòng kỹ thuật để tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng theo đúng quy cách, phẩm chất, mẫu mã quy định. Nếu đạt yêu cầu phòng kế hoạch vật tư căn cứ vào hoá đơn của đơn vị bán để lập phiếu nhập kho đồng thời cần lập một phiếu chi. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên có đầy đủ chữ kí của phụ trách cung tiêu của người giao hàng và thủ kho trong đó: Một liên lưu lại phòng kế toán vật tư. Một liên thủ kho kí xác nhận giao cho người mua vật tư kèm theo hoá đơn của bên bán và giấy đề nghị chuyển tiền để làm cơ sở thanh toán sau này. một liên thủ kho kí xác nhận, vào thẻ kho và giử trực tiếp cho bên kế toán vật tư giữ. Ví dụ: ngày 10/3/2006 công ty mua hàng của công ty TNHH dịch vụ thương mại 3/2 Đông Triều. Có phiếu nhập kho như sau: Đơn vị Theo QĐ: 1141- TC/QĐ/CĐKT Địa chỉ Phiếu nhập kho Ngày 1/11/1995 củaBTC Ngày10/3/2006 Nợ: số 22 Có: -Họ tên người giao hàng: Anh Tuấn - theo hợp đồng số 19270 ngày 28/2/2006 của LS/2005B công ty TNHH dịch vụ thương mại 3/2 Đông Triều(MST 5700103472) Nhập tại: Chị Hương stt Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư(sp hh) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 Than cám 3 Tấn 159,32 619.048 98.571.013 2 Than cám 4B Tấn 112,53 514.285 57.872.491 3 Than cám 5 Tấn 20,17 480.000 9.681.600 Cộng 166.125.104 Cộng thành tiền(viết bằng chữ): một trăn sáu mươi sáu triệu một trăm hai mươi năm nghìn một trăn linh bốn đồng. Nhập ngày10 tháng 3 năm 2006. Thư trưởng đơn vị phụ trách cung tiêu kế toán trưởng người giao hàng thủ kho (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Khi vật tư đã về nhập kho thủ kho có trách nhiệm sắp xếp các loại vật tư trong kho một cách hợp lý, khoa học đảm bảo theo yêu cầu đồng thời thuận tiện cho việc kiểm tra, theo dõi, thủ kho của công ty thực hiện việc sắp xếp vật tư trong kho theo từng loại(NVL chính, VL phụ, nhiên liệu…) sau đó lại xếp theo nhóm, thứ. - Xuất kho: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng, quý, năm phòng kế hoạch vật tư lên kế hoạch cung ứng vật liệu. Khi có nhu cầu về vật liệu bộ phận lĩnh vật tư(phân xưởng sản xuất)ghi riêng từng thứ, từng loại và số lượng vật liệu xin ký duyệt cấp vật tư. Sau đó đưa sang phòng kế hoạch vật tư lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được chia làm 3 liên có chữ ký của bộ phận sử dụng, phụ trách cung tiêu, người nhận và thủ kho. Trong đó 1 liên lưu lại phòng vật tư, 1 liên bộ phận lĩnh vật tư giữ, một liên thủ kho ghi vào thể kho rồi định ký giử về phòng kế toán. Đơn vị Theo QĐ: 1141-TC/QĐ/CĐKT Địa chỉ phiếu xuất kho Ngày1/11/1995 Ngày 31/3/2003 của BTC Nợ: số 25 Có: - Họ tên người nhận hàng: anh Hà - Lý do xuất kho: sản xuất đất đèn+ bột chịu lửa - Xuất tại kho: chị Hương stt Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư Mã số đơn vị tính Số lượng đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực xuất 1 Sản xuất đất đèn - Vôi củ Tấn 118,79 x 361.052 42.889.308 - Thép chọc lò kg 470 x 7.604 3.577.951 - Than3 Tấn 46 x 618.522 28.452.017 - Nhựa đường kg 354 x 8.364 2.961.168 - ống hồ ống 91 x 11.909 15.173.022 - Hồ điện cực Tấn 11 x 4.500.00 49.500.000 2 Sản xuất bột chịu lửa - Than cám 4B Tấn 24 x 514.123 12.338.953 3 Phục vụ tổ cơ giới Dầu diezen lit 200 x 6.845 1.369.074 Cộng đơn giá vật liệu xuất kho do kế toán tính và ghi vào phiếu xuất theo phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền liên hoàn. * Tại kho: thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép phản ánh sự biến động hàng ngày của từng loại vật liệu theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho do phòng kế toán lập cho từng loại. Mỗi thứ vật liệu được ghi trên 1 thẻ kho sau đó thủ kho sắp xếp thẻ kho theo từng loại để tiện cho việc sử dụng thẻ kho trong việc ghi chép, kiểm tra, đối chiếu phục vụ cho yêu cầu quản lý của công ty. Hàng ngày khi nhận các chứng từ nhập xuất vật liệu thủ kho tiến hành ghi vào thẻ kho. Sau khi đã kiểm tra tính hợp pháp hợp lý của nó và cuối ngày tính ra số tồn kho ghi vào cột tồn của thẻ kho đó. Thẻ đuợc dùng cho cả năm, mỗi thứ vật liệu ghi một hay trên một số tờ thẻ kho. Tuỳ thuộc vào nghiệp vụ nhập xuất hàng ngày nhiều hay ít. Xí nghiệp vật liệu chịu lửa Mẫu: 06-VT Ban hành theo QĐ số 1141TC/CĐKT Ngày 01/01/1999 Thẻ kho Lập thẻ ngày…. tháng….năm…. Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: Than cám 4B Đơn vị tính: Tấn. Chứng từ Diễn giải Số lượng Kế toán xác nhận Số phiếu Ngày tháng Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất 22 10/3 A. Tuấn 112,53 23 31/3 A. Hà 24 24 31/3 C. Quy 29,7 31 31/3 A. Tuấn 83,72 17 31/3 A. Hưng 30 1,05 Ghi vào thẻ kho xong thủ kho tiến hành tập hợp các chứng từ rồi giử về phòng kế toán theo định kỳ 3-5 ngày một lần. Cuối tháng thủ kho mang lên phòng kế toán để đối chiếu. * Tại phòng kế toán: định kỳ 3-5 ngày khi nhận được các chứng từ thủ kho chuyển lên kế toán kiểm tra tính hợp pháp của chúng rồi ghi vào sổ chi tiết vật tư theo chỉ tiêu số lượng và giá trị. Sổ chi tiết vật tư ở công ty được mở cho từng thứ vật liệu. VD: căn cứ vào chứng từ nhập xuất kế toán ghi vào sổ chi tiết vật liệu tháng 3/2006 như sau: xí nghiệp vật liệu chịu lửa Mẫu số 17-VT QĐ liên bộ TCKT- TL Số 583- LB Sổ chi tiết vật tư Danh điểm vật tư: than cám 4 số thẻ 11 kho: Tên vật tư: số tờ: Nhãn hiệu, quy cách:… Đơn vị tính: tấn Kho giá kế hoạch Ngày tháng Số liệu chứng từ Trích yếu TK đối ứng Giá đơn vị Nhập Xuất Tồn Ghi chú Nhập Xuất SL Thành tiền SL Thành tiền SL Thành tiền 10/3 22 A.Tuấn 112,53 57.872.013 31/3 31 A.Tuấn 83,72 43.055.940 31/3 17 A.Hưng 30 15.423.691 31/3 24 Cty 13,2 6.786.424 31/3 24 Cty 16,5 8.483.030 31/3 25 A.Hà 24 12.338.95. 83,72 43.050.940 83,7 43.032.098 10,5 555.253 Cuối tháng kế toán đối chiếu số liệu trên thẻ kho và sổ chi tiết vật tư, sau đó tính ra số tồn kho. Thông qua việc ghi chép trên sổ chi tiết vật tư phản ảnh được một cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu cả về mặt số lượng và giá trị. Căn cứ vào sổ chi tiết vật tư cuối quý kế toán báo cáo nhập – xuất – tồn vật liệu Chương III Một số biện pháp nhằm nâng cao việc quản lý và sử dụng NVL. 1.1 Đánh giá chung về vấn đề quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong Xí nghiệp. 1.1.1 Ưu điểm Qua thực tế tìm hiểu tình hình hạch toán nguyên vật liệu ở Xí nghiệp vật liệu chịu lửa(trực thuộc công ty cổ phần Trúc Thôn) em thấy:Nhìn chung công tác kế toán nguyên vật liệu đã tiến hành có nề nếp, chấp hành đúng quy định, chế độ kế toán của bộ tài chính. Các phòng ban phối hợp chặt chẽ với phòng kế toán đảm bảo công tác kế toán nguyên vật liệu diễn ra đều đặn, nhịp nhàng, phù hợp với điều kiện của công ty và đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, thực hiện tốt phần dự trữ. Kế toán chi tiết vật liệu áp dụng phương pháp thẻ song song đã đảm bảo được tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán các chi tiết giữa kế toán với kế toán, kế toán với các bộ phận liên quan. Số liệu ghi chép rõ ràng, phản ánh chính xác tình hình hiện có, tăng, giảm, tồn kho NVL. Mặt khác kế toán nguyên vật liệu đã sử dụng các tài khoản kế toán thích hợp theo dõi sự biến động của vật liệu, thực hiện việc cân đối giữa các chi tiết thường xuyên đối chiếu đảm bảo các thông tin chính xác về tình hình biến động của NVL. Cụ thể: - Việc phân loại vật liệu, tổ chức bảo quản trong kho được gon gàng, phù hợp với tính chất lý hoá của từng loại, từng thứ vật liệu góp phần tiết kiệm chi phí cho công tác bảo quản, dồng thời giám sát cho việc mất, hao hụt, thực nhập và xuất kho vật liệu được nhanh chóng kịp thời. - Việc mã hoá vật liệu trên máy vi tính tạo điều kiện thuân lợi cho việc theo dõi các vật liệu đồng thời giảm bớt công việc kế toán. - Phòng kế hoạch kinh doanh đã xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch thu mua NVL với khối lượng lớn, đa dạng nên luôn cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sản xuất, không làm gián đoạn quá trình sản xuất. - Việc hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song phù hợp với công ty về trình độ của kế toán, thủ kho. Việc theo dõi, đối chiếu giữa kho và phòng kế toán tương đối nhanh. - Hàng tháng định mức vật tư ở công ty được xây dựng cụ thể, chi tiết cho từng loại sản phẩm tạo điều kiện cho việc sủ dụng vật tư được hiệu quả. Việc tính gia số vật tư thực tế xuất dùng cho tổng số sản phẩm sản xuất ra vào cuối tháng từ đó tinh ra số vật liệu còn lại là rất thực tế.Tuy nhiên để phù hợp với biến động của nền kinh tế chế độ kế toán cũng thường xuyên được biến đổi do đó kế toán nói chung và kế toán NVL nói riêng vẫn xảy ra những hạn chế khó tránh khỏi. 1.1.2 Hạn chế -Với khối lượng vật liệu gồm nhiều loại được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi loại vật liệu lại có vị trí, vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm. Do vậy việc quản lý bảo quản gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó công ty lại không sử dụng “sổ danh điểm vật liệu” để có thể theo dõi dễ dàng, chặt chẽ đảm bảo công tác quản lý có hiệu quả. -Định kỳ 3-5 ngày kế toán vật tư nhận được chứng từ nhập xuất thủ kho gửi lên. Sau khi kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, kế toán vật tư chỉ ký xác nhận chứ 2 bên chưa làm thủ tục giao nhận chứng từ. -Vật liệu nhập kho khi được phòng khách hàng kiểm tra chất lượng quy cách, mẫu mã nếu đúng mới cho nhập kho. Tuy nhiên trong trường hợp đúng quy cách, chất lượng tốt đủ số lượng công ty lại chưa lập”biên bản kiểm nghiệm vật tư” -Vật liệu công ty có nhiều loại, khối lượng chủng loại nhập cũng nhiều mà công ty lại chưa giao cho một nhân viên kế toán thuế. Vì vậy theo dỡi phản ánh kịp thời các loại thuế xuất sẽ rất khó khăn. -Cuối tháng khi tính ra số vật liệu tồn kho công ty không nhập lại kho mà để lại phân xưởng phục vụ cho sản xuất tháng sau. Tuy nhiên cách hạch toán lại chưa phù hợp. Công ty nên biến đổi lại cách hạch toán cho phù hợp và thực tế. 1.2 Một số ý kiến đề xuất. Công ty chưa chú trọng công tác phân tích tình hình quản lý, sử dụng vật liệu, việc phân tích chỉ được thực hiện giưới góc độ tổng hợp. Khi phân tích tình hình quản lý, sử dụng vật liệu công ty chỉ chú trọng phân tích các khía cạnh: thình hình thực hiện định mức tiêu hao vật tư, tình hình cung cấp than cám, ximăng, đá tấn mài. nên châưng công ty thực hiện phân tích tình hình quản lý cung cấp đối với tất cả các vật liệu. Khi phân tích tình hình cung cấp tổng khối lượng vật liệu nên dựa vào tỷ lệ hoàn thành kế hoạch. Định kỳ 3-5 ngày khi kế toán vật liệu nhận được chứng từ nhập xuất của thủ kho giử lên sau khi kiểm tra tính hợp ký, hợp pháp của chứng từ thì 2 bên phải lập phiếu giao nhận chứng từ. Công ty nên lập biên bản kiểm nghiệm vật tửtong trường hợp vật liệu mua về đủ số lượng, chất lượng tốt, đúng quy cách. Trên đây là một số ý kiến được dưa ra trên cơ sở thực tế công tác kế toán vật liệu ở công ty với hi vọng hoàn thiện thêm công tác kế toán vật liệu tại doanh nghiệp. Kết luận Vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản không thể thiếu dược trong quá trình sản xuất của công ty cổ phần Trúc Thôn. Vì vậy công tác tổ chức quản lý và kế toán NVL là nội dung quan trọng có ý nghĩa thiết thực và có vai trò to lớn trong việc quản lý và kiểm soát tài sản kiểm soát chi phí và giá thành sản phẩm. Trong thời gian nghiên cứu và tìm hiểu có hạn báo cáo này mới chỉ đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu về cơ sở lý luận của công tác quản lý, kế toán nguyên vật liệu nói chung của các doanh nghiệp sản xuất, công tác quản lý kế toán NVL nói riêng ở công ty. Qua đó giúp em củng cố về mặt lý luận đồng thời học hỏi và trang bị thêm những kiến thức về mặt thực tiễn đồng thời nhận thức đầy đủ sâu sắc hơn nhiệm vụ kế toán NVL đối với công tác lãnh đạo, hạch toán của công ty. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô đặc biệt là cô Nguyễn Thị Thu Hiền và các cô chú trong công ty đã giúp em hoàn thành báo cáo kiến tập của mình. Mục lục Chương I: Lý luận chung về tình hình sử dụng nguyên vật liệu và một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu. Sự cần thiết phải quản lý nguyên vật liệu 1.1.1 Khái niệm. 1.1.2 Phân loại. 1.2 Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu. 1.2.1 Quản lý trong việc tính giá nguyên vật liệu 1.2.2 Quản lý trong khâu thu mua. 1.2.3 Quản lý tại kho. 1.3 Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu. Chương II: Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong xí nghiệp vật liệu chịu lửa.. Đặc điểm chung về công ty 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. 1.1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại. 1.1.3 Đặc điểm bộ máy tổ chức. 1.1.4 Quy trình công nghệ. 1.2 Thực trạng công tác quản lý và sử dụng NVL tại xí nghiệp vật liệu chịu lửa 1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu tại xí nghiệp. 1.2.2 Quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao việc quản lý và sử dụng NVL 1.1 Đánh giá chung về vấn đề quản lý và sử dụng NVL trong xí nghiệp. 1.1.1 Ưu điểm. 1.1.2 Hạn chế 1.2 ý kiến đề xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0145.doc
Tài liệu liên quan