MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MỘT DOANH NGHIỆP 3
I. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP. 3
1. Một số quan niệm về tiếp cận quản trị doanh nghiệp. 3
1.1 Định nghĩa về quản trị. 3
1.2 Định nghĩa về quản trị doanh nghiệp. 3
2. Các nguyên tắc về tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 4
3.Tại sao phải quản trị. 7
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP. 9
1.Khái niệm bộ máy quản trị. 9
2. Yêu cầu của tổ chức bộ máy quản trị . 10
3. Một số cấu trúc tổ chức bộ máy quản trị. 11
3.1 Các nguyên tắc xây dựng cấu trúc tổ chức bộ máy quản trị 11
a. Nguyên tắc hiệu quả. 11
b. Nguyên tắc quản trị hệ thống 12
c. Nguyên tắc thống nhất trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích. 12
d. Nguyên tắc tập quyền và phân quyền 13
e. Nguyên tắc phân công phối hợp. 13
3.2. Một số cấu trúc tổ chức bộ máy quản trị. 13
3.2.1. Cấu trúc đơn giản (hay cấu trúc trực tuyến). 13
3.2.2. Cấu trúc chức năng. 14
3.2.3. Mô hình trực tuyến – chức năng. 15
3.2.4. Mô hình tổ chức ma trận. 17
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy quản trị. 17
ã Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn: 17
ã Các nhiệm vụ của doanh nghiệp: 17
* Công nghệ kinh doanh của doanh nghiệp . 18
* Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 18
* Quy mô của doanh nghiệp. 18
* Trình độ quản trị viên và trang thiết bị quản trị. 18
III. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ. 19
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị. 19
2. Một số phương hướng hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị. 19
3. Nghiên cứu sử dụng lao động hợp lý và nâng cao trình độ chuyên môn của lao động quản trị. 23
CHƯƠNG II 24
PHÂN TÍCH THỨC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 24
I. Tóm lược về Tổng công ty Sông Đà. 24
1.Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Sông Đà. 24
1.1 Tên và địa chỉ của Tổng công ty Sông Đà. 24
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sông Đà. 24
2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty Sông Đà. 26
3. Môi trường kinh doanh bên ngoài của Tổng công ty Sông Đà. 27
4. Thuận lợi và khó khăn của Tổng công ty Sông Đà. 30
4.1. Thuận lợi. 30
4.2. Khó khăn. 31
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ. 32
1. Đặc điểm về máy móc thiết bị của Tổng công ty. 32
2. Đặc điểm về lao động của Tổng công ty Sông Đà. 33
5. Đặc điểm về vốn sản xuất của Tổng công ty Sông Đà. 35
III. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ. 35
1. Tổ chức bộ máy quản trị của Tổng công ty Sông Đà. 35
1.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Tổng công ty Sông Đà. 35
1.2. Phân công trách nhiệm trong tổ chức bộ máy quản trị của Tổng công ty Sông Đà. 38
1.2.1 Hội đồng quản trị. 38
1.2.2. Ban kiểm soát. 42
1.2.3. Ban giám đốc. 43
1.2.4. Các chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chức năng trực thuộc Tổng công ty. 46
1.2.4.1. Chức năng nhiệm vụ của Phòng tổ chức đào tạo. 46
1.2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của phòng quản lý kỹ thuật. 49
1.2.4.3. Phòng quản lý cơ giới. 53
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tổ chức bộ máy quản trị kinh doanh của tổng công ty Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điện dân dụng, công nghiệp, giao thông … Đồng thời Tổng công ty cũng tìm cách sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho việc xây dựng của tổng công ty như: gạch, đá vôi, xi măng… Mặt khác Tổng công ty cũng mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh như : May mặc, xuất khẩu lao động …
Năm 1996 theo quyết định 90 TTg của thủ tứơng chính phủ, Bộ trưởng bộ xây dựng ra quyết định đổi tên từ “Tổng công ty xây dựng thuỷ điện Sông Đà” thành “Tổng công ty xây dựng Sông Đà” hiện nay lại đổi thành “Tổng công ty Sông Đà ”. Tổng công ty chịu sự quản lý của nhà nước và Bộ xây dựng, đồng thời hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Hiện nay Tổng công ty Sông Đà là một Tổng công ty xây dựng lớn có uy tín tại Việt Nam. Tổng công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong cả nước và một số nước khác trong khu vực Đông Nam A .
2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty Sông Đà.
Tổng công ty Sông Đà được thành lập từ năm 1960, là một Tổng công ty xây dựng lớn có nhiều kinh nghiệm trong thi công và xây lắp. Tổng công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau trên địa bàn các tỉnh thành phố trong và ngoài nước.
Tổng công ty với một đội ngũ các chuyên gia, kỹ sư nhiều kinh nghiệm, công nhân cơ giới và các công cụ máy móc thi công đường bộ hiện đại, đặc biệt là các thiết bị thi công ngầm lần đầu tiên được đưa vào sử dụng và khai thác tại Việt Nam. Chính vì vậy mà Tổng công ty đã được Bộ xây dựng phê duyệt đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề và lĩnh vực sau :
Xây dựng :
+ Các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi : Xây dựng các nhà máy thuỷ điện, các công trình thuỷ nông, các công trình thuỷ lợi : trạm bơm, đê,kè kênh, đập …
+ Các công trình đường dây truyền tải điện và trạm biến áp ; hệ thống điện công nghiệp và dân dụng.
+ Xây lắp các công trình thuộc lĩnh vực bưu điện, viễn thông.
+ Các công trình công nghiệp : lắp dựng nhà xưởng, xây dựng các nhà máy công nghiệp sản xuất : xi măng, thép, giấy, dệt, đường, vật liệu chịu lửa …
+ Các công trình dân dụng : nhà cao tầng, văn phòng, khách sạn, chung cư cao tầng, trung tâm thương mại, trung tâm văn hoá thể thao, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng …
+ Các công trình cơ sở hạ tầng và giao thông : các công trình ngầm, san nền, sử lý và gia cố nền móng, xây dựng đường giao thông theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.
+ Các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.
+ Các hệ thống cấp thoát nước, chống thấm và xứ lý nước.
Sản xuất kinh doanh công nghiệp và dân dụng :
+ Kết cấu thép và gia công cơ khí.
+ Bê tông và các cấu kiện bê tông đúc sẵn.
+ Vật liệu xây dựng : xi măng, thép, ngạch …
+ Khai thác và kinh doanh: cát, đá, sỏi và các vật liêu xây dựng khác.
Quản lý, vận hành và khai thác nhà máy thuỷ điện .
Kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị và khu công nghiệp.
Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ xây dựng; tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
Tư vấn xây dựng.
Xuất khấu lao động: Đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Vận tải đường thuỷ và đường bộ.
Nghiên cứu đào tạo: thuộc các lĩnh vực xây dựng, giao thông, công nghiệp, công nghệ thông tin …
3. Môi trường kinh doanh bên ngoài của Tổng công ty Sông Đà.
Tổng công ty xây dựng Sông Đà có trụ sở chính tại nhà G10 – Thanh Xuân Nam – Quận Thanh Xuân – Hà Nội, với hàng loạt các công ty thành viên nằm rải rác trong phạm vi toàn quốc như: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam … Nên Tổng công ty có rất nhiều thuận lợi trong quá trình triển khai và thi công các dự án.
Mặt khác do có sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, từ nền kinh tế hoạt động theo cơ chế quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí và điều tiết vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nên tất cả các hoạt động của Tổng công ty cũng phải thay đổi để phù hợp với cơ chế mới, điều nay được thể hiện ở chỗ trước kia mọi hoạt động của Tổng công ty chỉ mang tính chất “giao nộp”, không tận dụng được năng lực vốn có của mình. Chính vì vậy mà Tổng công ty đã xác định được để tồn tại và phát triển được trong cơ chế thi trường đầy khắt khe nay thì Tổng công ty phải tự kinh doanh, tìm kiếm thêm thị trường cũng như thị phần của mình để dáp ứng được các yêu cầu rất đâ dạng như hiện nay. Hiện nay Tổng công ty có rất nhiều các công ty khác cạnh tranh như :
Các công ty xây dựng nước ngoài, đặc biệt là các nhà thầu nước ngoài.
Các công ty xây dựng trong nước…
Cùng với chủ trương của Đảng và nhà nước về vấn đề giảm biên chế trong các cơ quan nhà nước, để giảm bớt bộ máy quản lí cồng kềnh hoạt động kém hiệu quả thành một bộ máy quản lí chuyên tinh, gọn nhẹ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bản thân Tổng công ty và cho xã hội, Tổng công ty cũng không nằm ngoài cuộc. Với cách thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí như vậy, đã khơi dậy được tính sáng tạo của toàn thể công nhân viên. Đây là một điểm khác hoàn toàn mà trong cơ chế cũ không thể có. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giúp cho Tổng công ty ngày càng lớn mạnh và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Tổng công ty ngày càng phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, trong điều kiện hết sức khó khăn và phức tạp của nền kinh tế thị trường.
Hiện nay nhà nước tiệp tục thực thi chính sách đa dạng hoá thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật. Tạo điều kiện cho nền kinh tế hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động thương mại quốc tế đã tạo ra môi trường cạnh tranh mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác nhà nước luôn coi trọng vai trò của các thành phần kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế quốc dân.
Mặt khác luật pháp cũng có tác động tích cực đến các doanh nghiệp, tuy nhiên luật pháp lại tạo ra một sự hạn chế nhất định cho các doanh nghiệp hoạt động. Chẳng hạn các sản phẩm này được phát hành ở nước này nhưng lại cấm ở các nước khác … đó là do pháp luật quy định. Như vậy là làm thế nào để tạo ra được sự tự do nhất định cho các doanh nghiệp hoạt động và có tác động một cách tích cực nhất. Bên cạnh đó yếu tố văn hoá cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Văn hoá hình thành nên thói quen tiêu dùng của cộng đồng dân cư, từ đó hình thành nên cách cư sử khi mua bán. Văn hoá với tư cách là lối sống của cộng đồng người, nó ảnh hưởng đến nền văn hoá bên trong của doanh nghiệp, đố là nguồn sức mạnh của doanh nghiệp. Song văn hoá bên trong lại chịu ảnh hưởng của văn hoá bên ngoài. Nhưng nhiều khi văn hoá bên ngoài không hẳn đã quyết định đến nên văn hoá bên trong.
Các yếu tố kinh doanh bên ngoài này phụ thuộc lẫn nhau. Nó thể hiện ở chỗ khi có một yếu tố nào đó thay đổi, thì chắc chắn nó sẽ kéo theo sự thay đổi về mức độ, xu thế tác động của yếu tố khác. Trong cơ chế quản lí bao cấp yếu tố cạnh tranh chưa xuất hiện nhưng đến khi thay đổi chính sách mơí như ngày nay thì lại xuất hiện các yếu tố cạnh tranh. Chính các đối thủ cạnh tranh nó sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phải làm như thế nào để dành được thị trường, tức là người mua, người bán, thay đổi vị thế cho nhau. Trước đây người bán quyết định quy mô, giá cả. Nhưng hiện nay những vấn đề đó thì hoàn toàn do người tiêu dùng quyết định, chính khách hàng là người quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Nắm bắt được tất cả các vấn đề trên Tổng công ty đã nhanh chóng đi vào triển khai các hoạt động để đối mới, năng động trong kinh doanh để phù hợp với điều kiện mới. Chính điều đó đã giúp cho Tổng công ty đứng vững và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thương trường.
4. Thuận lợi và khó khăn của Tổng công ty Sông Đà.
4.1. Thuận lợi.
- Những thành tựu của đất nước, các ngành xây dựngvà của Tổng công ty đã đạt được trong thời gian đổi mới là rất lớn và có ý nghĩa quan trọng,đã tạo tiền đề cho các doanh nghiệp nói chung cũng như Tổng công ty Sông Đà nói riêng vững bước tiến xa hơn nữa và phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ này.
- Đảng và nhà nước ta chủ trương xây dung, đảy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đát nước,tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới sẽ tạo ra nmhững đIũu kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh, cxạnh tranh theo đúng pháp luật, tôn vinh những doanh nghiệp sản xuất giỏi.
- Tổng công ty Sông Đà có truyền thống hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, với năng lực thiết bị và công nghệ thi công hiện đại, hùng hậu với đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm và đội ngũ công nhân viên kỹ thuật lành nghề.
- Tổng công ty Sông Đà đã tích luỹ được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích từ sau thuỷ điện Hoà Bình và hơn 10 năm đổi mới.
- Tổng công ty Sông Đà có sẵn một số dự án cho giai đoạn tới, nhiều công trình lớn trúng thầu hoặc giao thầu vẫn đã và đang triển khai thi công.
- Sản xuất công nghiệp đang dần ổn định và có hướng phát triển lâu dài.
- Các cơ quan chính phủ và Bộ công nghiệp, Bộ xây dựng … chủ trương thử nghiệm một hình thức đầu tư mới đẻ nângcao hiệu quả các dự án kinh doanh, cơ sở công nghiệp then chốt, trong đó bao gồm: năng lượng, cơ khí, vật liệu xâydựng, hoá chất, giao thông liên lạc … Qua dự án B.O.T trong nước đầu tiên ở Việt Nam để hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với loại hình đầu tư mới, kích thích huy động các nguồn vốn trong xã hội để đầu tư phát triển, làm cho các hoạt động đầu tư trở nên hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Các lực lượng thi công đã hoàn thành nhiệm vụ ở thuỷ điện Yaly và Sông Hinh. Chính phủ và các Bộ cũng đang nghĩ cách giúp đỡ Sông Đà giải quết việc làm cho công nhân cán bộ sau các công trình lớn để đảm bảo lực lượng cho công trình thuỷ điện Sơn La, là một công trình thuỷ điện lớn nhất nước ta.
4.2. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản Tổng công ty cũng đứng trước một số khó khăn sau:
- Trình độ phát triển kinh tế của đất nước còn thấp, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn kém, quy mô sản xuất nhỏ, mức độ tiêu dùng cũng như thu nhập của dân cư thấp chưa đủ tạo sức bật mới đối với sản xuất và phát triển thị trường.
- Công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới, đặc biệt là công nghệ thông tin thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức, đẩy nhanh sự dịch chuyển cơcấu kinh tế, đẩy nhanh quá ttrình luân chuyển vốn và công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn có sự thay đổi để thích ứng, nếu không sẽ bị tụt hậu hoặc phá sản. nếu không sẽ bị tụt hậu hoặc phá sản.
- Xu thế toàn cầu hoá kinh tế, hội nhập kinh té quốc tế làm tăng sức ép cạnh tranh, đẩy nhanh sự hình thành các tập đoàn kinh tế lớn chi phối các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng. Trong khi đó, cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành xây dựng, Tổng công ty chưa có sự sẵn sàng cho việc hội nhập với khu vực, châu lục và quốc tế.
- Nhiều cơ chế chúnh sách, đặc biệt là lĩnh vực tài chính tiền tệ, chính sách lao động,tiền lương, thủ tục hành chính và hệ thống quản lý hành chính chem. đổi mới gây cản trở không nhỏ cho hoạt động của doanh nghiệp.
- Tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốn hoạt động kinh doanh của Tổng công ty là quá lớn ( khoảng 65% - 75%) gây bất lợi cho sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Tổng công ty.
- Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn tỏ ra yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Việc thuyên chuyển điều động, bổ nhiện cán bộ trong một số trường hợp chưa kịp thời, chưa kiên quyết, không phù hợp nên dẫn đén ảnh hưởng tiêu cực đến tổ chức sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
- Một số dự án đầu tư không đem lại hiệu quả hoặc cho hiệu quả ở mức thấp, gây lãng phí vốn đầu tư, ảnh hưởng sấu đến kết quả kinh doanh của Tổng công ty cũng như một số đơn vị thành viên.
- Hiệu lực quản trị của bộ máy từ Tổng công ty đến các đơn vị thành viên con cồng kềnh, chồng chéo kếm hiệu quả, chưa đáp ứng được hiệu quả của nền kinh tế thị trường và sự phát triển ngày càng tăng của Tổng công ty.
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ.
1. Đặc điểm về máy móc thiết bị của Tổng công ty.
Tổng công ty Sông Đà tiền thân là “ Công ty xây dựng thuỷ điện Thác Bà ” được thành lập từ năm 1960. Các thiết bị phục vụ cho thi công chủ yếu lúc bấy giờ đa phần là hoán cải các loại khác thành maý thi công của công ty. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành lãnh đạo Tổng công ty đã nắm rõ được cần phải thay thế và mua sắm các trang thiết bị thi công hiện đại, đồng bộ mới có thể nắm bắt và theo kịp được các xu hướng của thời đại.
Hiện nay Tổng công ty có một số lượng máy móc thi công các công trình tương đối hiện đại, đặc biệt là có một số máy móc thiết bị mới lần đàu tiên dem ra thi công các công trình gầm tại Việt Nam. Tổng số lượng máy móc thiết bị phục vụ cho thi công và các công việc khác của Tổng công ty (tính đến 0h ngày 01/01/2003 ) là 6345 chiếc, chủ yếu là nhập của các nước Nga, Đức, Áo, Nhật, Hàn Quốc, Thuỵ Điển … sản xuất.
Như vậy ta thấy rằng với một tiềm lực sẵn có về thiết bị máy móc thi côngcác công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng … là tương đối hiện đại và đa dạng, nhân lực hùng hậu, tài chính lớn, cộng thêm với các điều kiện thuận lợi khác sẵn có. Điều này chắc chắn sẽ đàp ứng được đầu đủ các yêu cầu đa dạng và đủ năng lực thi công các công trình có chất lượng cao và đúng tiến độ.
Ngày nay, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển khởi sắc, đặc biệt là công nghệ thông tin phất triển nhanh đã buộc Tổng công ty phải tự chuyển mình theo để phù hợp với nhu cầu phát triển trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay Tổng công ty cũng nhập thêm một số máy móc thiết bị hiện đại của Nhật, Nga và Mỹ, nhằm phục vụ cho quá trình xây lắp và sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, thay thế cho một số công đoạn trong dây chuyền sản xuất bán thủ công và một số máy móc thiết bị khác đã khấu hao hết. Tuy nhiên, Tổng công ty cũng ngặp khoc khăn trong qúa trình mua sắm các tranh thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đó là vấn đề về vốn. Mặt khác, Tổng công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực đó lại tương đương với một công nghệ sản xuất khác nhau. Nên việc đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho quá trình kinh doanh của Tổng công ty là rất lớn, mà hầu hết là đi vay của các ngân hàng hoặc quỹ tín dụng.
2. Đặc điểm về lao động của Tổng công ty Sông Đà.
Nhân tố con người luôn được Tổng công ty quan tâm và đưa lên hàng đầu. Bởi vì Tổng công ty hiểu rằng nếu giải quyết tốt khâu nhân lực là giải quyết được tất cả mọi vấn đề, coi con người vừa là nguồn lực vừa là mục tiêu của sự phát triển,đảm bảo về số lượng, chất lượng lao động trong công tác hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo thống kê năm 2002, Tổng công ty có số chuyên gia, kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề (kể cả hợp đồng) là 20.694 người. Do Tổng công ty là đơn vị sản xuất chuyên ngành xây dựng nên số lượng lao động nữ chiếm số ít khoảng 17% - 18%. Trong tổng số lao động của Tổng công ty thì số người có trình độ trên đại học, đại học và cán bộ kỹ thuật là 3500 người chiếm khoảng 16%, số công nhân kỹ thuật chuyên ngành có bậc thợ cao là 11.725 người chiếm khoảng
Để xem xét cụ thể hơn về kết cấu lao động của Tổng công ty, ta có thể xem xét bảng thống kê cán bộ khoa học nghiệp vụ của Tổng công ty (theo thống kê năm 2002).
Bảng thống kê cán bộ khoa học nghiệp vụ của Tổng công ty Sông Đà.
TT
Chức danh
Tổng số
Riêng nữ
Trong đó
Lãnh đạo
Nhân viên
Tổng
Nữ
Tổng
Nữ
Tổng số
3500
921
838
91
2662
830
I
Trên đại học
6
0
3
0
3
0
II
Đại học
1
Kỹ sư xây dựng
599
30
197
9
402
21
2
Kỹ sư thuỷ lợi
265
25
102
11
163
3
3
Kỹ sư cơ khí
297
12
158
0
139
12
4
Kỹ sư mỏ
139
4
43
0
96
4
5
Kỹ sư hoá
17
4
2
0
15
4
6
Kỹ sư năng lượng
10
2
0
0
10
2
7
Kỹ sư kinh tế
103
4
28
0
75
4
8
Cử nhân kinh tế
372
144
131
20
241
124
9
Kiến trúc sư
27
3
5
0
22
3
10
Ngành nghề khác
247
89
15
7
232
82
III
Cao đẳng các loại
187
28
14
1
173
27
IV
Chuyên viên
58
21
6
0
52
21
V
Trung cấp
959
427
107
40
852
387
VI
Sơ cấp – Cán sự
214
128
27
3
187
172
Nguồn: Phòng tổ chức lao động Tổng công ty.
Qua bảng này ta thấy hiện nay Tổng công ty có số người trên đại học là 6 người. Trong số cán bộ công nhân viên có trình độ đại học thì kỹ sư xây dựng là đông nhất khoảng 599 người chiếm 17,2%, điều này luôn phù hợp với yêu cầu ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty. Số người quản lý có trình độ trung cấp và sơ cấp ít hơn nhiều so với số người có trình độ đại học. Mặt khác do đòi hỏi ngành nghề nên cán bộ công nhân viên phải có trình độ kỹ thuật cao nên đa phần số lao động là nam giới, lao động nữ chiếm 26% mà hầu hết họ đảm nhận các công việc nhẹ. Phải nói đây cũng chính là một lợi thế của Tổng công ty. Do ít lao đông nữ sẽ làm cho số lao động hàng năm ổn định hơn do không phải lãng phí nhiều ngày nghỉ chế độ của phụ nữ theo quy định của luật lao động, nên các khoản chi phí khác cũng giảm.
5. Đặc điểm về vốn sản xuất của Tổng công ty Sông Đà.
Vốn là tiềm lực tài chính của Tổng công ty, có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và nhẽng tiến bộ xã hội. Chính và thế, nó là nhân tố không thể thiếu được để thực hiện quá trìnhứng dụng tiến bộ khoa hcọ kỹ thuật để phất triển qúa trình sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu, đảy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tổng công ty nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước theo điịnh hướng xã hội chủ nghiã, đén nay Tổng công ty Sông Đà đã có những bước tiến đáng kể, nguồn vốn của Tổng công ty tăng lên không ngừng. Theo số liệu thống kê năm 2002, Tiổng công ty có tổng số vốn kinh doanh khoảng 2.185 tỷ đồng.
III. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ.
1. Tổ chức bộ máy quản trị của Tổng công ty Sông Đà.
1.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Tổng công ty Sông Đà.
Bước vào cơ chế thị trường có sự quản lí và điều tiết vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổng công ty xây dựng Sông Đà đã tiến hành xắp xếp lại bộ máy quản lí hoạt động kinh doanh để phù hợp với hoàn cảnh thực tại của công ty, nhằm nâng cao năng lực bộ máy gián tiếp tham mưu, chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh gắn với thị trường. Tổng công ty xây dựng Sông Đà hiện có một đội ngũ hơn 20.000 cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, tố chức bộ máy quản lí theo mô hình trực tuyến - chức năng.Giúp việc cho hội đồng quản trị là ban giám đốc và các phòng ban chức năng nghiệp vụ, với một đội ngũ các chuyên gia đầy kinh nghiệm. Trong đố, có nhiều cán bộ đã từng có thời gian tu nghiệp taị nước ngoài. Đảng uỷ Tổng công ty làm công tác đảng và có nhiệm vụ giám sát mọi hoạt động của Tổng công ty đi theo đúng đường lối của Đảng và nhà nước đề ra. Văn phòng Tổng công ty làm công tác công đoàn, bảo vệ quyền lợi của tầng lớp người lao động trong Tổng công ty. Tổng công ty có ba văn phòng đại diện : Văn phòng đại diện Tổng công ty tại Sơn La, Văn phòng đại diện Tổng công ty tại Miền Trung, Chi nhánh đaị diện Tổng công ty tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Các phòng ban chức năng của Tổng công ty gồm có : Phòng kế hoạch đầu tư, văn phòng, phòng tài chính kế toán, phòng quản lí cơ giới, phòng quản lý kỹ thuật, phòng tố chức đào tạo, phòng thị trường, phòng kiểm toán nội bộ và 34 đơn vị thành viên.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của Tổng công ty Sông Đà.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ
VĂN PHÒNG
PHÒNG THỊ TRƯỜNG
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ
PHÒNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT
PHÒNG TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
PHÒNG QUẢN LÝ CƠ GIỚI
BAN THANH TRA
CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN
* Các đơn vị thành viên bao gồm:
1- Công ty Sông Đà 1
2- Công ty Sông Đà 2
3- Công ty Sông Đà 3
4- Công ty Sông Đà 4
5- Công ty Sông Đà 5
6- Công ty Sông Đà 6
7- Công ty Sông Đà 7
8- Công ty Sông Đà 8
9- Công ty Sông Đà 9
10- Công ty Sông Đà 10
11- Công ty Sông Đà 11
12- Công ty Sông Đà 12
13- Công ty Sông Đà 17
14- Công ty Sông Đà 19
15- Công ty tư vấn xây dựng Sông Đà
16- Công ty liên doanh Sông Đà - UCRIN
17- Công ty B.O.T Thuỷ điện Cần Đơn
18- Công ty đầu tư phát triển Đô thị & khu công nghiệp Sông Đà
19- Công ty cung ứng nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Đà
20- Công ty May xuất khẩu Sông Đà
21- Trung tâm Nghiên cứu & ứng dụng KHCN Sông Đà
22- Công ty Xi măng Sông Đà
23- Trường công nhân kỹ thuật Việt Xô - Sông Đà
24- Công ty BOT hầm đường bộ qua Đèo Ngang
25- Công ty liên doanh Sông Đà Jurông
26- Nhà máy thuỷ điện Cần Đơn
27- Công ty cổ phần phát triển đô thị Hà Thành
28- Công ty liên doanh VIC
29- Nhà máy thép Sông Đà
30- Công ty Cổ phần thuỷ điện Ry Ninh II
31- Công ty Cổ phần xi măng Sông Đà
32- Công ty Cổ phần Bê tông và xây dựng Sông Đà
33- Bệnh viện Sông Đà
34- Bệnh viện Yaly
1.2. Phân công trách nhiệm trong tổ chức bộ máy quản trị của Tổng công ty Sông Đà.
1.2.1 Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ nhà nước giao và yêu cầu của thị trường. Hội đồng quản trị có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:
- Nhận vốn (kể cả nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác nhau do nhà nước giao cho Tổng công ty.
- Xem xét, phê duyệt phương án do Tổng giám đốc đề nghị về việc giao vốn và các nguồn lực khác cho các doanh nghiệp thành viên và phương án điều hoà vốn, các nguồn lực khác giữa các doanh nghiệp thành viên; kiểm tra giám sát việc thực hiện các phương án đó.
- Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động trong Tổng công ty, trong đó có việc sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực được giao; việc thực hiện các nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị, các quy định của luật pháp; việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm của Tổng công ty, Quyết định mục tiêu, kế hoạch hàng năm của Tổng công ty và báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng; duyệt kế hoạch thăm dò, khai thác, quản lý và bảo vệ tài nguyên (nếu có) của Tổng công ty.
- Tổ chức thẩm định phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đầu tư, dự án đầu tư mới, dự án hợp tác đầu tư với nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt các dự án liên doanh với nước ngoài theo quy định của pháp luật; quyết định các dự án liên doanh trong nước và các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn. Trình thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định các dự án đầu tư theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ; uỷ quyền cho Tổng giám đốc hoặc giám đốc các doanh nghiệp thành viên quyết định các dự án đầu tư nhỏ.
- Ban hành và giám sát thực hiện các định mức, tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật, kể cả đơn giá tiền lương, nhãn hiệu hàng hoá, giá bán một số sản phẩm chủ yếu của Tổng công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc trên cơ sở quy định chung của ngành và quốc gia.
- Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê chuẩn Điều lệ và những nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Phê chuẩn Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên và những nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên và những nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên theo đề nghị của Tổng giám đốc. Quyết định mở chi nhánh, văn phòng đại diện của Tổng công ty ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Phê chuẩn phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh của Tổng công ty do Tổng giám đốc trình. Đề nghị thành lập, tách, nhập, giải thể các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật.
- Đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty.
Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các Trưởng đại diện Tổng công ty, Giám đốc chi nhánh Tổng công ty, Giám đốc các doanh nghiệp và thủ trưởng các đơn vị thành viên Tổng công ty, Trưởng các phòng, Chánh văn phòng Tổng công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc và báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
- Phê duyệt phương án do Tổng giám đốc đề nghị về việc hình thành và sử dụng các quỹ tập trung tương ứng với kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính của Tổng công ty;
- Phê duyệt phương án huy động vốn (dưới mọi hình thức), bảo lãnh các khoản vay, phương án thanh lý tài sản của các doanh nghiệp thành viên để quyết định hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo các nguyên tắc quy định tại Khoản 4, Điều 36 của Điều lệ này;
- Thông qua báo cáo hoạt động hàng quý, 6 tháng và hàng năm của Tổng công ty, báo cáo tài chính tổng hợp (trong đó có bản cân đối kế toán) hàng năm của Tổng công ty và của các doanh nghiệp thành viên, do Tổng giám đốc trình và yêu cầu Tổng giám đốc công bố báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của nhà nước;
- Ban hành nội quy bảo mật trong kinh doanh, các thông tin kinh tế nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật, do Tổng giám đốc trình, để áp dụng thống nhất trong toàn Tổng công ty.
Hội đồng quản trị có 5 thành viên do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, sau khi đã có ý kiến thoả thuận của Bộ trưởng – Trưởng ban Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị được quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp nhà nước.
Hội đồng quản trị gồm ba thành viên chuyên trách, trong đó có một thành viên là Chủ tịch Hội đồng; một thành viên kiêm Tổng giám đốc, một thành viên kiêm trưởng ban Ban kiểm soát, và hai thành viên kiêm nhiệm là các chuyên gia về ngành kinh tế – kỹ thuật, kinh tế – tài chính, quản trị kinh doanh, pháp luật.Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty.
Chế độ làm việc cuả Hội đồng quản trị:
- Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể; họp thường kỳ hàng quý để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình. Khi cần thiết, Hội đồng quản trị có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Tổng công ty do Chủ tịch Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc, hoặc trưởng ban Ban kiểm soát, hoặc trên 50% số thành viên Hội đồng quản trị đề nghị.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì tất cả các cuộc họp của Hội đông; trường hợp vắng mặt vì lý do chính đáng, CHủ tịch Hội đồng uỷ nhiệm cho một thành viên khác trong Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì cuộc họp.
- Các cuộc họp của Hội đồng quản trị được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt. Các tài liệu họp Hội đồng quản trị phải được gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị và các đại biểu được mời dự họp trước ngày họp 5 ngày. nội dung và kết luật của các cuộc họp Hội đồng quản trị đều được ghi thành biên bản và phải được tất cả thành viên Hội đồng quản trị dự họp ký tên. nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có hiệu lực khi có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản trị biểu quyết tán thành. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền bảo lưu ý kiến của mình.
- Khi Hội đồng quản trị họp để xem xét những vấn đề về chiến lược phát triển, quy hoạch và kế hoạch 5 năm, các dự án đầu tư lớn, các dự án liên doanh với nước ngoài, ban hành hệ thống định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật của Tổng công ty thì phải mời đại diện có thẩm quyền của các Bộ, ngành liên quan dự họp; trường hợp có nội dung quan trọng liên quan đến chính quyền địa phương thì phải mời đại diện Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh dự họp; trường hợp có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong Tổng công ty thì phải mời đại diện công đoàn ngành đến dự. Đại diện của các cơ quan, tổ chức được mời dự họp nói trên có quyền phát biểu nhưng không tham gia biểu quyết; khi phát hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có phương hại đến lợi ích chung thì có quyền kiến nghị bằng văn bản đến Hội đồng quản trị, đồng thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan mà mình đại diện để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp cần thiết thì Thủ trưởng các cơ quan này báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị có tính bắt buộc thi hành đối với toàn Tổng công ty. Trong trường hợp ý kiến của Tổng giám đốc khác với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc có quyền bảo lưu ý kiến và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý; trong thời gian chưa có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,Tổng giám đốc vẫn phải chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
- Chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị, của Ban kiểm soát, kể cả tiền lương và phụ cấp cho các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và chuyên viên giúp việc, được tính vào quản lý phí của Tổng công ty. Tổng giám đốc bảo đảm các điều kiện và phương tiện cần thiết cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát làm việc.
1.2.2. Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát có 5 thành viên; trong đó một thành viên Hội đồng quản trị làm trưởng ban theo sự phân công của Hội đồng quản trị và 4 thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; gồm 1 thành viên là 1 chuyên viên kế toán, 1 thành viên do đại hội đại biểu công nhân viên chức Tổng công ty giới thiệu, 1 thành viên do Bộ trưởng Bộ Xây dựng giới thiệu và 1 thành viên do Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp giới thiệu.
Thành viên Ban kiểm soát là người không phải vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh chị em ruột của Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng Tổng công ty và không được kiêm nhiệm bất cứ nhiệm vụ nào trong bộ máy điều hành của Tổng công ty hoặc bất cứ chức vụ nào trong các doanh nghiệp khác cùng ngành kinh tế – kỹ thuật với Tổng công ty.
Thành viên Ban kiểm soát phải có đủ các tiểu chuẩn sau:
Là chuyên gia về kế toán, kiểm toán, kinh tế, công nghệ, hiểu biết pháp luật.
Thâm niên công tác về các chuyên ngành trên không dưới 5 năm.
Không có tiền án, tiền sự về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế.
Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát là 5 năm. thành viên Ban kiểm soát có thể được bổ nhiệm lại; trong quá trình công tác, nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị thay thế. Thành viên Ban kiểm soát được hưởng tiền lương, tiền thưởng do Hội đồng quản trị quyết định theo chế độ của nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Ban kiểm soát:
Thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật, Điều lệ Tổng công ty, các nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị.
Báo cáo Hội đồng quản trị theo định kỳ hang quý, hàng năm và theo vụ việc về kết quả kiểm tra, giám sát của mình; kịp thời phát hiện và báo cáo ngay Hội đồng quản trị về những hoạt động không bình thường, có dấu hiệu phạp pháp trong Tổng công ty.
Không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi chưa được Hội đồng quản trị cho phép; phải chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật nếu cố ý bỏ qua học bao che những hành vi phạm pháp.
1.2.3. Ban giám đốc.
Tổng giám đốc do Bộ trưởng bộ Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Bộ trưởng Bộ Xây dựng và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất trong Tổng công ty.
Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành 1 hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo phân cong của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công thực hiện.
Kế toán trưởng Tổng công ty giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Văn phòng và các phòng hoặc ban chuyên môn, nghiệp vụ vủa Tổng công ty có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý và điều hành công việc.
Tổng giám đốc có các quyền hạn và nghĩa vụ sau:
Cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn (kể cả nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của nhà nước giao để quản lý và sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ nhà nước giao cho Tổng công ty. Giao các nguồn lực đã nhận của nhà nước cho các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty theo phương án đã được hội đồng quản trị phê duyệt. Kiến nghị Hội đồng quản trị phương án điều chỉnh vốn và nguồn lực khác khi giao lại cho các doanh nghiệp thành viên theo hình thức tăng giảm vốn;
Sử dụng hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo phương thức án được Hội đòng quản trị phê duyệt. Xây dựng phương án huy động vốn, trình Hội đồng quản trị phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án đó. Thực hiện và chỉ đạo việc huy động vốn, cho vay vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho ản xuất kinh doanh của Tổng công ty và của các doanh nghiệp thành viên;
Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm, chương trình hoạt động, các phương án bảo vệ và khai thác tài nguyên của Tổng công ty, dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác đầu tư với nước ngoài, phương án liên doanh, phương án phối hợp kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ trong Tổng công ty, các biện pháp thực hiện hợp đòng kinh tế có giá trị lớn để trình Hội đồng quản trị xem xét quyết định hoặc trình tiếp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, phương án, dự án, biện pháp đã được phê duyệt;
Điều hành các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Tổng công ty, thực hiện các nhiệm vụ và cân đối lớn nhà nước giao cho Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước bộ trưởng Bộ Xây dựng, trước pháp luật về việc tham gia thực hiện bình ổn giá cả những hàng hoá, dịch vụ thiết yếu theo quy định của nhà nước mà Tổng công ty đang kinh doanh;
Xây dựng và trình Hội đồng quả trị phê duyệt các định mức, tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật, đơn giá tiền lương, nhãn hiệu hàng hoá, gía bán một số sản phẩm chủ yếu của Tổng công ty. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện cá định mức, tiêu chuẩn, đơn giá này trong toàn Tổng công ty;
Đề nghị Hội đồng quản trị trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiễm, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty; đề nghị Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các trưởng Đại diện Tổng công ty, Giám đốc chi nhánh Tổng công ty, Giám đốc đơn vị thành viên và thủ trưởng các đơn vị thành viên, Trưởng các phòng Tổng công ty, Chánh văn phòng Tổng công ty. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó các phòng hoặc ban, phó chánh văn phòng của Tổng công ty;
Xây dựng để trình Hội đồng quản trị duyệt tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh của bộ máy quản lý và kinh doanh của Tổng công ty; thành lập và trực tiếp chỉ đạo bộ máy giúp việc. Kiểm tra việc thực hiện biên chế bộ máy quản lý và kinh doanh của các đơn vị thành viên; trình Hội đồng quản trị phê chuẩn Điều lệ. Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên do giám đốc đơn vị thành viên xây dựng; duyệt phương án thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc đơn vị thành viên do giám đốc đơn vị thành viên trình;
Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt các quy chế về lao động, quy chế về tiền lương, khen thưởng, kỷ luật áp dụng trong Tổng công ty;
Tổ chức điều hành hoạt động của Tổng công ty theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; báo cáo Hội đồng quản trị và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, bao gồm báo cáo hàng quý, 6 tháng và hàng năm, báo cáo tài chính tổng hợp phải phân định rõ phần hạch toán tập trung của Tổng công ty và phần của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, trình Hội đồng quản trị thông qua;
Thực hiện và kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định của pháp luật và của nhà nước. Lập phương án phân phối lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty trình Hội đồng quản trị phê duyệt theo quy đinh của nhà nước;
Cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Chuẩn bị các tài liệu cho các cuộc họp Hội đồng quản trị;
Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình;
Được quyết định áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, sự cố) và chịu trách nhiệm về những quyết định đó, đồng thời phải báo cáo ngay cho Hội đồng quản trị và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tiếp;
Tổ chức điều hành sản xuất thi công và tổ chức quản lý kinh tế tài chính tại các công trình xây dựng lớn do Tổng công ty làm chủ thể hợp đồng (Tổng công ty làm Tổng thầy hoặc thầu chính).
1.2.4. Các chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chức năng trực thuộc Tổng công ty.
1.2.4.1. Chức năng nhiệm vụ của Phòng tổ chức đào tạo.
A. Chức năng.
Phòng tổ chức đào tạo là phòng chức năng giúp việc cho hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty về các lĩnh vưc sau :
Công tác tổ chức, công tác cán bộ.
Chế độ chính sách đối với người lao động.
Công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.
B. Nhiệm vụ.
B.1. Công tác tổ chức.
- Nghiên cứu xây dựng, đề suất, phương án tổ chức từ Tổng công ty đến các đơn vị thành viên.
- Đè xuất công tác quy hoạch cán bộ, công tác cán bộ nguồn, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ theo phân cấp.
- Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, cán bộ trong diện quy hoạch.
- Tổ chức tìm nguồn, huy động, tiếp nhận, điều động luân chuyển cán bộ.
- Thực hiện công tác kiểm điểm cán bộ hàng năm.
- Soạn thảo các quy định, hướng dẫn về công tác tổ chức, công tác cán bộ trong toàn Tổng công ty.
- Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị trực thuộc Tổng công ty về công tác tổ chức, công tác đào tạo công tác cán bộ.
- Theo dõi, báo cáo thống kê và phân loại lao động và hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện phân loại lao động.
- Lập kế hoạch sử dụng nhân lực.
- Công tác bảo vệ quân sự.
- Lưu trữ hồ sơ cán bộ công nhân viện theo quy định.
B.2. Công tác chế độ chính sách đối với người lao động.
- Quy định và hướng dẫn các đơn vị thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động: Ký hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải, khen thưởng, kỷ luật.
- Đề xuất nghiên cứu chế độ tiền lương, ché đọ tiền thưởng áp dụng trong Tổng công ty phù hợp với chế độ chính sách của Nhà nước.
- Nâng bậc lương hàng năm cho cán bộ công nhân viên.
- Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế đối với người lao động.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách tại các đơn vị thành viên.
- Công tác an toàn bảo hộ lao động.
- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc thực hiện chế độ chính sách đối người lao động.
B.3. Công tác đào tạo.
- Lập kế hoạch đào tạo nguồn lực theo kế hoạch sản xuấthàng năm và theo định hướng phát triển của Tổng công ty.
- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ cho cán bộ công nhân bậc cao.
- Nghiên cứu đề xuất chế độ chính sách phù hợp đối với số cán bộ công nhân tham gia côngtác đào tại nhuồn lực cho Tổng công ty.
- Kết hợp với các cơ sở trong và ngoài Tổng công ty để đào tạo nguồn nhân lực cho Tổng công ty và các đơn vị thành viện.
- Tổ chức hướng dẫn thi nâng bạc hàng năm, Tổ chức luyện tay nghề thi thợ giỏi cho CBCNV.
Xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc CNKT.
C. Mối quan hệ với các phòng chức năng Tổng công ty.
C.1. Đối với phòng kế hoạch đầu tư.
- Cùng với phòng kế hoạch đầu tư lập phương án tổ chức sản xuất theo nhiệm vụ được giao.
- Cùng với phòng KHĐT xây dựng kế hoạch sử dụng nhân lực.
- Kế hoạch đào tạo nâng bậc hàng năm cho CBCNV.
C.2. Đối với phòng thị trường.
- Tham gia xây dựng đơn giá tiền lương,các chế độ về tiền lương,Thu nhập đối với người lao động.
- Cung cấp các số liệu có liên quan đến nhân lực phục vụ cho công tác tiếp thị đấu thầu.
C.3. Đối với phòng kỹ thuật.
- Phối hợp trong công tác kiểm tra về việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thực hiện công tác an toàn, chế độ bảo hộ lao động.
- Phối hợp trong công tác thi nâng bậc, thi tay nghề cho công nhân.
C.4. Đối với phòng tài chính kế toán.
- Giải quyết chế độ chính schs đối với người lao động: thanh toán tiền lương, thưởng thu nộp BHXH…
C.5. Phòng kiểm toán nội bộ.
- Phối hợp với phòng kiểm toán nội bộ trong việc nắm thông tin kiểm tra việc thực hiện chế độ chinhs sách đối với người lao động,đồng thời đề xuất các kiến nghị để sửa đổi các quy định trong các lĩnh vực cho phù hợp với thực tế của Tổng công ty.
C.7. Phòng tổ chức đoàn thể.
- Phối hợp với các tổ chức công đoàn giải quyết chế độ quyền lợi cho người lao động.
- Giải quyết các khiếu nại tố cáo có liên quan đến chế độ quyền lợi của người lao động, tranh chấp lao động…
1.2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của phòng quản lý kỹ thuật.
A. Chức năng.
Phòng QLKT là phóng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty về các lĩnh vực:
Quản lý kỹ thuật chất lượng.
Quản kỹ tiến độ thi công các công trình.
Ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ khoan học kỹ thuật vào sản xuất.
Công tác bảo hộ lao động.
B. Nhiệm vụ.
B.1. Công tác quản lý kỹ thuật chất lượng.
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật, các chế độ, chính sách của Nhà nước quy định về công tác quản lý kỹ thuật chất lượng các công trình xây dựng và các sản phẩm hàng hoá để phổ biến chi các thành viên trong TCT thực hiện.
- Tập hợp và nghiên cứu các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm xây dựng của Việt Nam và các nước trên thế giới để phổ biến, hướng dẫn các đơn vị thành viên áp dụng trong sản xuất kinh doanh của TCT.
- Soạn thảo trình TCT ban hành các quy định vấ công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng trong nội bộ TCT.
- Tham gia công tác quản lý chất lượng các Dự án đầu tư của TCT, các dứan TCT trúng thầuvà được chỉ định thầu trên cơ sở các quy chế, quy định của TCT và của Nhà nước.
- Thường xuyên theo dõi đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị thành viên TCT thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng. Báo cáo kịp thời các vi phạm về quản lý chất lượng và đề xuất các biện pháp sử lý trình TCT xem xét quyết định.
- Hướng dẫn các dơn vị thành viên tham gia công cuộc vận động nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng Việt Nam. Tập hợp, đăng ký với ban chỉ đạo cuộc vân động của Bộ xây dựng. Phối hợp với công đoàn TCT kiểm tra vàđề nghị ban chỉ đạo cuộc vân động của Bộ xây dựng phúc tra cấp chứng nhận công trình, sản phẩm chất lựơng cao.
- Đề xuất các biện pháp cần thiết để kiểm soát được chất lượng công trình và sản phẩm công nghiệp.
- Thực hiện công tác quản lý lưu trữ hồ sơ kỹ thuất theo phân cấp và quy định hiện hành.
- Lập báo cáo tổng kết hàng năm và toàn bộ từng công trình lớn về chất lượng, kỹ thuật thi công.
B.2. Công tác quản lý các công trình tiến độ xây dựng.
- Đối với các công trình trọng điểm TCT trực tiếp điều hành thi công: tham gia cùng với các đơn vị thi công lập biện pháp thi công tổng thể, xác định mục tiêu chủ yếu cần hoàn thành và lập tiến độ xây dựng công trình, trình TCT làm cơ sở chỉ đạo thi công.
- Đối với công trình TCT giao cho đơn vị thành viên điều hành thi công: đôn đốc đơn vị thành viên lập công tác thi công, tiến độ xây dựng công trình báo cáo TCT để có cơ sở theo dõi chỉ đạo.
- Tiến hành lập tiến độ năm, tiến độ quý các công trình trọng điểm của Tổng công ty, báo cáo khối lượng thực hiện công việc theo quy định Tổng công ty.
- Thường xuyên theo dõi kiểm tra việc thực hiện tiến độ thi công của các đơn vị thi công. Báo cáo kịp thời những chậm trễ và đề xuất các biện pháp sử lý trình Tổng công ty xem xét quyết định.
- Hàng tháng theo dõi, thống kê khối lượng công việc thực hiện, tiến độ các công trình.
B.3. Công tác ứng dụng những công nghệ mới, tiến bộ vào sản xuất.
- Thu thập các thông tin giới thiệu những công nghệ mới tiến bộ khoa học kỹ thuật, đề xuất việc ứng dụng và đầu tư mới của Tổng công ty. Trên cơ sở đó đề xuất việc lựa chọn thiết bị và dây chuyền công nghệ phù hợp với công tác sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
- Tham gia cùng các đơn vị thành viện thực hiện các đề tài sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất.
- Đề xuất những công nghệ mới mà Tổng công ty cần phải ứng dụng để phát triển sản xuất.
- Hàng năm tổng kết, đề nghị các hình thức khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng những công nghệ nới, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
B.4. Công tác bảo hộ lao động.
- Tập hợp nghiên cứu và phổ biến các văn bản pháp quy về công tác bảo hộ lao động đến các thành viên của Tổng công ty, tổ chức các khoá huấn luyện về công tác bảo hộ lao động cho các cán bộ quản lý, kỹ thuật theo quy định của Nhà nước.
- Lập quy định về công tác bảo hộ lao động khi triển khai thi công các công trình mới, đối với các công trình trọng điểm Tổng công ty trực tiếp điều hành thi công. Đôn đốc và kiểm tra các đơn vị thành viên lập quy định về công tác bảo hộ lao động đối với các cán bộ công nhân viên của các đơn vị thành viên điều hành thi công.
- Phối hợp với công đoàn Tổng công ty, Phòng tổ chức đào tạo kiểm tra định kỳ về việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động đối với các cán bộ công nhân viên của các đơn vị thành viên.
- Đề xuất các biện pháp để bảo đảm an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc, vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp và sử lý những trường hợp vi phạm về bảo hộ lao động trình Tổng công ty xem xét quyết định.
- Tham gia thảo thuận biện pháp thi công đảm bảo an toàn lao động.
- Đề xuất các biện pháp cần thiết để kiểm soát được công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động.
Lập báo cáo công tác bảo hộ lao động theo quy định.
C. Mối quan hệ với các phòng chức năng của Tổng công ty.
C.1. Đối với phòng Kế hoạch Đầu tư.
- Cung cấp khối lượng công việc, biện pháp thi công theo tiến độ công trình để kết hợp xây dựng kế hoạch quý năm và dài hạn.
- Kiểm tra trình duyệt các dự toán và sử lý các vướng mắc về kinh tế các dự án đầu tư Tổng công ty.
- Tham gia thẩm định các dự án đầu tư .
C.2. Đối phòng thị trường.
- Kiểm tra trình duyệt các dự toán theo quy định và sử lý những vướng mắc về kinh tế.
- Tham gia xây dựng các định mức đơn giá công trình.
- Phối hợp nghiên cứu thiết kế kỹ thuật, các điều kiện kỹ thuật của gói thầu để tham gia lập biện pháp tiến độ thi công.
C.3. Đối với phòng Tài chính kế toán.
Tham gia thanh quết toán công trình.
C.4. Đối với phòng tổ chức đào tạo.
- Phối hợp trong công tác kiểm tra định kỳ về việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động đối với CBCNV của các đơn vị thành viên.
- Tham gia công tác kiểm tra, sát hạch để nâng bậc cho công nhân có trình độ tay nghề cao.
C.5. Đối với phòng quản lý cơ giới.
- Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất, phối hợp cân đối năng lực xe máy thiết bị thi công để lập kế hoạch điều chuyển, mua sắm bổ sung.
- Tham gia công tác phân tích đánh giá hiệu ích các thiết bị thi công của Tổng công ty .
C.6.Đối với phòng kiểm toán nội bộ.
Phối hợp cùng phòng kiểm toán nội bộ xem xét những vấn đề kinh tế liên quan đến thủ tục nghiệm thu, thanh toán, liên quan đến công tác kỹ thuật trong quá trình kiểm toán.
1.2.4.3. Phòng quản lý cơ giới.
A. Chức năng.
Phòng quản lý cơ giới là phòng có chức năng giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc ở các lĩnh vực sau:
Hướng dẫn sử dụng xe máy, thiết bị.
Quản lý việc sử dụng xe máy. thiết bị.
Tham gia thẩm định các biện pháp lắp máy và các dự án đầu tư về xe máy, thiết bị.
Tổng hợp, đề xuất các phương án về lĩnh vực sản xuất cơ khí.
B. Nhiện vụ.
B.1. Chức năng hướng dẫn sử dụng xe máy, thiết bị có các nhiệm vụ sau.
- Nhiên cứu các chế độ, chính sách của nhà nước về quản lý cơ giới để biên soạn và phổ biến cho các đơn vị thành viên thực hiện.
- Đọc, dịch các tài liệu kỹ thuật của các thiết bị mới đầu tư (phần bảo quản , bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị) để biên soạn và phổ biếncho các đơn vị thành viên thực hiện.
- Đọc, dịch các tài liệu kỹ thuật của các thiết bị mới đầu tư (phần tính năng kỹ thuật, thông số kỹ thuật của thiết bị) để biên soạn và bổ xung vào sổ tay máy xây dựng phổ biến cho câc đơn vị thành viên thực hiện.
- Hướng dẫn các đơn vị sửa chữa bảo dưỡng, SCL thiết bị xe máy.
- Hướng dẫn các đơn vị tính toán thiết bị xe máy để đầu tư.
B.2. Chức năng giám sát việc sử dụng xe máy, thiết bị có các nhiệm vụ sau:
- Lập báo cáo kiểm kê chi tiết TSCĐ toàn Tổng công ty (năm 2 kỳ tháng 6 và tháng 12 hàng năm).
- Lập báo cáo đánh giá các TSCĐ mới đầu tư thi công ở các công trình.
- Tập hợp và biên soạn định mức tiêu hao, năng xuất thực tế các thiết bị và xe máy chính thi công ở các công trình trọng điểm.
- Lập báo cáo SCL, tái đầu tư toàn Tổng công ty (năm 1 lần vào 30/11 hàng năm).
- Báo cáo đánh giá tai nạn, thiệt hại nguyên nhân của các tai nạn xe máy và thiết bị gây ra.
- Giám sát việc sử dụng thiết bị thi công tại công trình của các đơn vị về lĩnh vực hợp lý, đúng quy trình của nhà chế tạo, phạm vi góp ý kiến đề xuất phương án tối ưu không cản trở công việc của các đơn vị. Đối với các tài sản giá trị 1 tỷ đồng.
- Giám sát việc bảo dưỡng sửa, SCL, tái đầu tư tại các đơn vị thi công công trình về lĩnh vực chất lượng SCL, TĐT, số lần bảo dưỡng, không tham gia vào việc quyết toán. Phạm vi các TSCĐ có giá trị nguyên giá 1 tỷ đồng và giá trị sửa chữa bằng 1/2 nguyên giá.
- Giám sát công tác sáng kiến ở lĩnh vực chất lượng và gia công, giúp đơn vị lập hồ sơ để phổ biến, phạm vi các sáng kiến có thể ứng dụng trong toàn Tổng công ty.
B.3. Chức năng góp ý thẩm định các biện pháp lắp máy có các nhiệm vụ sau:
- Góp ý, thẩm định các biện pháp lắp máy, giám sát công tác lắp máy phạm vi các thiết bị mới Tổng công ty chưa lắp bao giờ, các thiết bị quan trọng của các công trình, lắp các thiết bị có tải trọng lớn ở trên cao hoặc ở dưới độ sâu.
- Biên soạn, đánh giá, viết thành bài học kinh nghiệm của công tác lắp máy, làm tài liệu kỹ thuật của Tổng công ty.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC2493.doc