Đề tài Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long

Trong gần 20 năm trưởng thành và phát triển, Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long đã đạt được những thành tựu to lớn, có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Là một doanh nghiệp mới cổ phần hoá, Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long đã và đang từng bước khắc phục và tháo gỡ những khó khăn để trở thành một Công ty đi đầu trong lĩnh vực Văn phòng phẩm. Có được những thành tích như ngày hôm nay là nhờ sự phấn đấu không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty; nhờ sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo và phần đóng góp không nhỏ của bộ máy kế toán, Công ty đã phát huy hết vai trò của mình trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.

doc98 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òn của Công ty. Khách hàng quyết định thị trường, khách hàng là thượng đế, còn khách hàng thì còn thị trường. Đối với thị trường trong nước: Đối tượng chính tiêu thụ thành phẩm của Công ty là các cơ quan, doanh nghiệp, các công ty sản xuất Xi măng, các công ty sản xuất đồ uống, học sinh, sinh viên, Do vậy, công ty có một kế hoạch sản xuất tập trung theo nhu cầu thị trường. Khách hàng chủ yếu tiêu thụ sản phẩm của Công ty như: Công ty TNHH Giấy và bao bì Việt Thắng, Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty xi măng Chin Fon HảI Phòng, Công ty nước khoáng Kim Bôi, Công ty giấy Bãi Bằng, Công ty cổ phần Hoàng Hà, Để đẩy mạnh thị trường thành phẩm, Công ty còn tổ chức dịch vụ vận chuyển bốc dỡ hàng hoá, thành phẩm đến tận nơi theo yêu cầu của khách hàng. Có thể nói, việc mua bán thành phẩm của Công ty khá thuận tiện với giá cả hợp lý, khách hàng có thể yên tâm với chất lượng và cung cấp dịch vụ. Chính vì thế mà thành phẩm của Công ty đã chiếm lĩnh được thị trường và đang ngày càng khẳng định mình trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Đối với thị trường nước ngoài: Ngay cả những thị trường khó tính như khu vực EU, Nhật Bản,thời gian qua cũng đã chấp nhận thành phẩm của Công ty. 1.2.2. Đối thủ cạnh tranh Trong điều kiện hiện nay, trên thị trường ngày càng diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thành phẩm hàng văn phòng phẩm và nhựa. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Công ty hiện nay là : Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà, Công ty bao bì nhựa Tân Tiến, các công ty liên doanh với nước ngoài như: VINAPAX, các doanh nghiệp tư nhân. Hơn thế nữa, áp lực cạnh tranh đối với thành phẩm và văn phòng phẩm và nhựa của Công ty hiện nay là vô cùng mạnh mẽ. Đó là sự xuất hiện rất nhiều thành phẩm cùng loại trên thị trường của các công ty khác, các doanh nghiệp tư nhân, và của các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới ( WTO). Trước tình hình đó, đòi hỏi ban lãnh đạo Công ty phải tăng cường những biện pháp hữu hiệu, phương hướng sản xuất kinh doanh phù hợp mới có thể đẩy mạnh sức tiêu thụ thành phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. 1.2.3. Các phương thức bán hàng của Công ty: - Bán hàng trực tiếp ( tại kho): Hình thức này áp dụng rất phổ biến tại Công ty, trước khi mua hàng, khách hàng lên phòng tài vụ để lập hoá đơn bán hàng ( hoá đơn GTGT) và trả tiền rồi cầm hoá đơn xuống kho lấy hàng. - Bán hàng theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận ( hay theo hợp đồng): Các đơn vị, cá nhân có nhu cầu mua thành phẩm của Công ty thường xuyên hoặc với số lượng lớn có thể làm hợp đồng trước với Công ty. Khi đó, khách hàng ký hợp đồng tại phòng kế hoạch và định kỳ như trong hợp đồng, khách hàng đến kho Công ty lấy hàng hoặc Công ty sẽ vận chuyển hàng đến nơi khách hàng yêu cầu tuỳ thuộc vào hợp đồng đã ký kết giữa hai bên. - Bán hàng qua đại lý: Hình thức này diễn ra rất ít. 1.2.4. Chính sách thanh toán: Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong công tác thanh toán, Công ty đã vận dụng các hình thức thanh toán như : trả tiền ngay, bán hàng trả chậm., bán hàng trả tiền trước, bán hàng trả góp..phù hợp với từng loại khách hàng ( trong nước, nước ngoài, thường xuyên, không thường xuyên). Ngoài ra, Công ty còn áp dụng các phương thức thanh toán khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng như: thanh toán bằng tiền mặt, ngoại tệ,,sec, chuyển khoản,. 2. Kế toán thành phẩm 2.1. Quy trình nhập xuất kho thành phẩm Sơ đô 09 : Quy trình nhập xuất kho thành phẩm - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Hoá đơn giá trị gia tăng,. Nhập chứng từ vào máy Chứng từ trên máy Xử lý của phần mềm Bravo 5.0 Nhật ký chung Sổ cái tài khoản 155 Sổ chi tiết tài khoản 155 Bảng cân đối số phát sinh Sổ chi tiết tổng hợp tài khoản 155 Hệ thống báo cáo tài chính : Ghi hàng ngày : Ghi định kỳ : Đối chiếu 2.2 Kế toán thành phẩm : Khi sản phẩm kết thúc quá trình sản xuất sẽ được kiểm nghiệm và tiến hành nhập kho thành phẩm. Mẫu chứng từ số 03: Phiếu nhập kho thành phẩm Đơn vị: Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long Địa chỉ: 536A – Minh Khai – Hà Nội PHIẾU NHẬP KHO Ngày 20 tháng 02 năm 2008 Nợ: TK 155 Số : SPT2PP1 Có : TK 154 Họ tên người giao hàng: Xí nghiệp bao bì Theo số .ngày .. tháng ..năm ..của : . Nhập tại kho : kho PP . STT Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư( sản phẩm hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Vỏ bao xi măng Cái 616.260 616.260 3.200 1.972.032.188 Cộng 1.972.032.188 - Tổng số tiền (bằng chữ): Một tỷ chín trăm bảy mươi hai triệu không trăm ba mươi hai nghìn hai trăm đồng. - Số chứng từ gốc kốm theo: 01 Người lập Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( ký , họ tên) Công ty tính giá vốn thành phẩm xuất kho theo theo phương pháp bình quân gia quyền. Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ Giá đơn vị bình quân = Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ Ví dụ: Trong tháng 02/2008: Số lượng thành phẩm tồn đầu kỳ của vỏ bao xi măng là : 875.840( cái) tương ứng với giá trị thành phẩm tồn đầu kỳ là: 2.627.523.570đ Số lượng thành phẩm nhập trong kỳ của vỏ bao xi măng là: 3.475.681( cái) tương ứng với giá trị thành phẩm nhập trong kỳ là: 11.122.179.688 đ Giá đơn vị bình quân = 2.627.523.570 +11.122.179.688 = 3.160 ( đ / cái) 875.840 + 3.475.681 Như vậy, giá vốn của vỏ bao xi măng xuất kho trong T2/2008 là: 3.160 ( đ/cái) Khi xuất kho thành phẩm để tiêu thụ trực tiếp, kế toán lập Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3liên ( đặt giấy than viết 1 lần). Một liên lưu ở phòng kế toán, một liên giao cho thủ kho để thủ kho làm căn cứ xuất kho và ghi vào thẻ kho, một liên giao cho người cầm phiếu xuống kho để lĩnh hàng. Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán nhập chứng từ vào máy, phần mềm kế toán Bravo 5.0 sẽ đưa số liệu lên sổ chi tiết TK 155 – thành phẩm vỏ bao xi măng và Sổ cáI TK 155. Mẫu chứng từ 04: Hoá đơn giá trị gia tăng HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao khách hàng Ngày 14 tháng 2 năm 2008 Số: 0055529 Đơn vị bán hàng: : Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long Địa chỉ: 536A – Minh Khai- Hà Nội . Số tài khoản: Điện thoại: Mã số thuế: 0100100248 Họ tên người mua hàng: Đơn vị: Công ty xi măng ChinFon Hải Phòng Số tài khoản: Hình thức thanh toán : Tiền mặt Việt Nam Mã số thuế: STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn gía Thành tiền A B C 1 2 3 1 Vỏ bao xi măng Cái 74.000 3.800 281.200.000 Cộng tiền hàng: 281.200.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 28.120.000 Tổng cộng thành tiền: 309.320.000 Số tiền bằng chữ: Ba trăm linh chín triệu ba trăm hai mươi nghìn đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Mẫu chứng từ số 05 : Phiếu xuất kho Đơn vị: Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long Địa chỉ: 536A – Minh Khai – Hà Nội PHIẾU XUẤT KHO Ngày 14 tháng 02 năm 2008 Nợ: TK 632 Số: 89910 Có : TK155 Họ tên người nhận hàng: Phạm Quốc Tiến Địa chỉ: Công ty xi măng ChinFon Hải Phòng Lý do xuất kho: xuất để bán Xuất tại kho: kho PP STT Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư( sản phẩm hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêucầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Vỏ bao xi măng Cái 74.000 74.000 3.160 233.840.000 Cộng 233.840.000 - Tổng số tiền (bằng chữ): Hai trăm ba mươi ba triệu tám trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn. - Số chứng từ gốc kốm theo: 01 Người lập Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 21 : Sổ chi tiết tài khoản 155 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tháng 02 năm 2008 TK 155 – THÀNH PHẨM VỎ BAO XI MĂNG C.từ Ngày Số Diễn giải Tk đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu kỳ 2.627.523.570 PX 14/02/08 89910 Xuất bán cho công ty xi măng Chinfon Hải Phòng 632 233.840.000 . . PX 18/02/08 89922 Xuất gửi bán cho công ty xi măng Hoàng Thạch 157 790.320.000 . . PN 20/02/08 SPT2PP1 Nhập sản phẩm trong tháng 02/2008 154PP 1.972.032.188 .. .. PN 29/02/08 SPT2PP4 Nhập sản phẩm trong tháng 02/2008 154PP 4.569.153.861 Cộng số phát sinh 11.122.179.688 10.452.625.079 Số dư cuối kỳ 3.297.078.180 Đối với xưởng chai PET và tổ văn phòng phẩm cũng vào sổ chi tiết TK 155 – Xưởng chai PET và sổ chi tiết TK 155 – Tổ văn phòng phẩm. Sau khi các chứng từ được nhập vào máy, phần mềm kế toán Bravo 5.0 sẽ tự phản ánh các số liệu trên lên Sổ Nhật ký chung. Kết cấu và cách vào sổ Nhật ký chung tương tự như các phần đã trình bày ở trên. Biểu số 22 : Sổ cáI TK 155 SỔ CÁI TÀI KHOẢN TK 155 – THÀNH PHẨM Tháng 02 năm 2008 C.từ Ngày Số Diễn giải TK đ.ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu kỳ 3 941 285 355 PX 01/02/08 89870 Xuất bán chai PET cho công ty TNHH DL Quang Tuấn 632 243.474 PX 05/02/08 89880 Xuất bán hàng văn phòng phẩm cho cửa hàng dịch vụ 632 9.248.827 PX 14/02/08 89910 Xuất bán vỏ bao xi măng cho công ty xi măng ChinFon HảI Phòng 632 233.840.000 . PX 18/02/08 89922 Xuất gửi bán vỏ bao xi măng cho công ty xi măng Hoàng Thạch 157 790.320.000 . PX 29/02/08 T2/8PE Xuất chào hàng mẫu 642 190.480 PX 29/02/08 T2/17PE Xuất điều chuyển từ kho PET sang kho VPP 155 33.291.090 33.291.090 . PN 29/02/08 SPT2PP Nhập kho thành phẩm từ xí nghiệp bao bì 154PP 11.122.179.688 PN 29/02/08 SPT2PE Nhập kho thành phẩm từ xưởng chai PET 154PE 683 627 865 . Cộng số phát sinh 11 896 750 108 11 295 175 737 Số dư cuối kỳ 4.542.859.726 3. Kế toán kết quả tiêu thụ. 3.1. Kế toán giá vốn hàng tiêu thụ: Căn cứ vào phiếu xuất kho thành phẩm, kế toán chi phí tập hợp và vào chứng từ trên máy, phần mềm kế toán Bravo 5.0 sẽ xử lý và đưa số liệu lên Sổ Nhật ký chung ( biểu số 26), Sổ cáI TK 632 – Giá vốn hàng bán và từ đó sẽ kết chuyển sang sổ cáI TK 911 để xác định kết quả kinh doanh của toàn Công ty. Biểu số 23 : Sổ cái TK 632 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 02 năm 2008 TK 632 – GIÁ VỐN HÀNG BÁN C.từ Ngày Số Diễn giải TK đ.ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu kỳ PX 01/02/08 89870 Xuất bán chai PET cho Cty TNHH DL Quang Tuấn 155 243.474 .. .. PX 05/02/08 89880 Xuất bán hàng VPP cho cửa hàng dịch vụ 155 9.248.827 . . PX 12/02/08 89900 Xuất bán chai PET cho CT TNHH Đông dược Phúc Hưng 155 51.453.304 PX 14/02/08 89910 Xuất bán vỏ bao xi măng cho Ct xi măng Chinfon HảI Phòng 155 233.840.000 . PK 29/02/08 98 Kết chuyển giá vốn T2/2008 911 7.217.559.000 Cộng số phát sinh 7.217.559.000 7.217.559.000 Số dư cuối kỳ Sổ Nhật ký chung phán ánh các nghiệp vụ trên sẽ được trình bày ở Biểu số 25 3.2. Kết chuyển doanh thu tiêu thụ Hiện nay, doanh thu bán hàng của Công ty chủ yếu là doanh thu từ bán hàng hoá, thành phẩm Đơn giá bán thành phẩm của Công ty được xây dung trên cơ sỏ giá thành của từng loại thành phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Mặt khác, tuỳ thuộc vào quan hệ cung – cầu trên thị trường, Công ty còn điều chỉnh giá bán sao cho phù hợp với điều kiện thực tế. Giá bán một thành phẩm = Giá thành sản xuất thành phẩm + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp Công tác hạch toán tiệu thụ thành phẩm chủ yếu căn cứ trên hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu xuất kho và các chứng từ thanh toán như : phiếu chi, giấy báo có của ngân hàng. Khi phát sinh nghiệp vụ xuất bán thành phẩm, kế toán viết hoá đơn giá trị gia tăng để làm chứng từ thanh toán và lập phiếu xuất kho để phản ánh lượng hàng xuất bán cho khách hàng. Căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng, kế toán tập hợp và vào chứng từ trên máy, phần mềm kế toán Bravo 5.0 sẽ xử lý và đưa số liệu lên sổ chi tiết TK 511 của vỏ bao xi măng, sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 511, từ đó sẽ kết chuyển sang sổ cái TK 911 để xác định kết quả kinh doanh của toàn Công ty. Biểu số 24: : Sổ chi tiết TK 511 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tháng 02 năm 2008 TK 511 – DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VỎ BAO XI MĂNG Đối với xưởng chai PET và tổ văn phòng phẩm cũng vào sổ chi tiết TK 511 – Chai PET, sổ chi tiết TK 511 – Mực dấu và sổ chi tiết TK 511 – Giấy than. C.từ Ngày Số Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu kỳ HĐ 02/02/08 0055505 Bán vỏ bao xi măng cho công ty TNHH Sơn Trà 131PP 2.781.818 HĐ 04/02/08 0055507 Bán vỏ bao xi măng cho công ty sx kinh doanh XNH TháI Hoà 131PP 4.318.182 .. . HĐ 14/02/08 0055529 Bán vỏ bao xi măng cho công ty xi măng Chinfon HảI Phòng 1111 281.200.000 PK 29/02/08 04PP Kết chuyển doanh thu bán vỏ bao xi măng T2/2008 911 4.409.578.636 Cộng số phát sinh 4.409.578.636 4.409.578.636 Số dư cuối kỳ Sau khi nhập các chứng từ vào máy, phần mềm kế toán Bravo 5.0 sẽ phán ánh các nghiệp vụ trên vào Sổ Nhật ký chung. Biểu số 25: Sổ Nhật ký chung NHẬT KÝ CHUNG Tháng 02 năm 2008 C.t Ngày Số Diễn giải TK Phát sinhNợ Phát sinh Có Số trang trước chuyển sang xxx xxx HĐ 01/02/08 0055501 Bán chai PET cho cty TNHH DL Quang Tuấn Giá vốn hàng bán của thành phẩm 632 243.474 Thành phẩm 155 243.474 Phải thu của kháchhàng 131PE 326.400 Doanh thu bán các thành phẩm 511 326.400 Phải thu của kháchhàng 131PE 32.640 Thuế GTGT đầu ra 3331 32.640 .. . HĐ 14/02/08 0055529 Bán vỏ bao xi măng cho công ty xi măng ChinFon HảI Phòng Giá vốn hàng bán của thành phẩm 632 233.840.000 Thành phẩm 155 233.840.000 Tiền Việt Nam 1111 281.200.000 Doanh thu bán các thành phẩm 511 281.200.000 Tiền Việt Nam 1111 28.120.000 Thuế GTGT đầu ra 3331 28.120.000 . . PK 29/02/08 04 Kết chuyển doanh thu 511 à 911 Doanh thu bán các thành phẩm 511 8.238.272.220 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 911 8.238.272.220 PK 29/02/08 98 Kết chuyển giá vốn hàng bán 632 à 911 Kết quả sản xuất kinh doanh 911 7.217.559.000 Giá vốn hàng bán của thành phẩm 632 7.217.559.000 Cộng chuyển trang sau xxx xxx Biểu số 26 : Sổ cái TK 511 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 02 năm 2008 TÊN TÀI KHOẢN: DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ SỐ HIỆU: TK 511 C.từ Ngày Số Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu kỳ HĐ 01/02/08 0055501 Bán chai PET cho công ty TNHH DL Quang Tuấn 131PE 326.400 .. . HĐ 05/02/08 0099876 Bán hàng văn phòng phẩm cho cửa hàng dịch vụ 131VPP 19.241.381 .. . HĐ 12/02/08 0055520 Bán chai PET cho công ty THHH đông dược Phúc Hưng 131PE 70.055.926 HĐ 14/02/08 0055529 Bán vỏ bao xi măng cho công ty xi măng Chinfon HảI Phòng 1111 281.200.000 PK 29/02/08 04 Kết chuyển doanh thu bán hàng T2/2008 911 8.238.272.220 Cộng số phát sinh 8.238.272.220 8.238.272.220 Số dư cuối kỳ 3.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: Các khoản giảm trừ doanh thu gồm có: Các khoản chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán. Tuy nhiên, tại Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long trong tháng 02/2008 không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu. 3.4. Kế toán chi phí bán hàng Do đặc thù của Công ty là doanh nghiệp sản xuất, Công ty không có các cửa hàng, đại lý hay chi nhánh bán lẻ sản phẩm, mà công ty thực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm ngay tại kho của Công ty. Vì vậy, căn cứ để xác định chi phí bán hàng của Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long là các phiếu chi, phiếu thanh toán các khoản chi phí vận chuyển nguyên vật liệu,sản phẩm,hàng hoá, phiếu xuất sản phẩm mẫu để chào hàng. Cuối tháng căn cứ vào các phiếu chi, phiếu xuất, . Kế toán nhập chứng từ vào máy, phần mềm kế toán Bravo 5.0 sẽ xử lý dữ liệu và đưa lên sổ Nhật ký chung ( Biểu số 30) và sổ cáI TK 641. Biểu số 27 : Sổ cái tài khoản 641 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 02 năm 2008 TÊN TÀI KHOẢN: CHI PHÍ BÁN HÀNG SỐ HIỆU: TK 641 C.từ Ngày Số Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu kỳ PC 28/02/08 117 Trả tiền vận chuyển bốc vác nhựa PET 1111 373.980 PK 28/02/08 016 Vận chuyển nhựa + manh dệt ( HĐ63978) 331KD 1.100.000 PK 28/02/08 016 Vận chuyển nhựa PET + manh dệt ( HĐ 63978) 331PE 2.700.000 PC 29/02/08 120 Chi tiền Vc bốc hàng lên xe ôtô tháng 2/08 1111 975.400 PC 29/02/08 121 Chi tiền Vc bốc hàng cho kho PP+KD 1111 5.371.981 PX 29/02/08 X2001 Xuất chào mẫu 155 47.307 PK 29/02/08 V207 Tạm trích Vc hàng PET 3388 8.814.000 PK 29/02/08 V208 Tạm trích Vc hàng VPP 3388 5.978.547 PK 29/02/08 V211 Tạm trích v,chuyển hàng văn phòng phẩm 3388 13.730.000 PK 29/02/08 V212 Vc hàng bao PP 331PP 62.857.360 PK 29/02/08 V213 Tạm trích VC bao PP tháng 02/2008 3388 45.550.000 PK 29/02/08 96 Kết chuyển chi phí bán hàng T2/20208 911 147.498.575 Cộng phát sinh trong kỳ 147.498.575 147.498.575 Số dư cuối kỳ 3.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp,chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiếp khách, lãi vay, thuế, lệ phí và các chi phí dịch vụ mua ngoài khác. Căn cứ để xác định chi phí quản lý doanh nghiệp là : Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (Biểu số 07), Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định ( Biểu số 12), phiếu chi, giấy báo nợ, Cuối tháng, kế toán sẽ nhập các chứng từ vào máy và phần mềm kế toán Bravo5.0 sẽ xử lý dữ liệu và đưa lên sổ Nhật ký chung ( Biểu số 30) và Sổ cái TK 642. Biểu số 28: Sổ cái TK 642 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 02 năm 2008 TÊN TÀI KHOẢN: CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP SỐ HIỆU: TK 642 C.từ Ngày Số Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu kỳ PC 01/02/08 077 Chi trực an ninh Tết mậu Tý 2008 1111 2.640.000 BN 04/02/08 090 Thuế VAT nhập khẩu 1121NN 269.904 .. . PC 16/02/08 083 Phí cầu đường 1111 5.452.728 PC 18/02/08 084 Thanh toán tiền vé tàu 1111 183.000 . PC 18/02/08 087 Chi tiếp khách ( HĐ 52418,52430) 1111 901.000 PX 29/02/08 T2/8PET Xuất chào hàng PET 155 190.480 PK 29/02/08 V205 Phân bổ tiền lương cho nhân viên quản lý phân xưởng 334 158.521.718 .. PK 29/02/08 97 K/c chi phí quản lý doanh nghiệp T2/2008 911 277.652.850 Cộng phát sinh trong kỳ 277.652.850 277.652.850 Số dư cuối kỳ 3,6. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long Căn cứ vào sổ cái các tài khoản: TK 511, TK 632, TK 641, TK 642, phần mềm kế toán Bravo 5.0 sẽ tự động kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty. Biểu số 29 : Sổ cái TK 911 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 02 năm 2008 TÀI KHOẢN: XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH SỐ HIỆU: TK 911 C.từ Ngày Số Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu kỳ PK 29/02/08 04 Kết chuyển doanh thu 5111 à 911 511 8.238.272.220 PK 29/02/08 96 Kết chuyển chi phí bán hàng 641 à 911 641 147.498.575 PK 29/02/08 97 Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp 642 à 911 642 277.652.850 PK 29/02/08 98 Kết chuyển giá vốn 632 à 911 632 7.217.559.000 PK 29/02/08 99 Kết chuyển lãI lỗ 911 à 4212 4212 595.261.795 Cộng số phát sinh 8.238.272.220 8.238.272.220 Số dư cuối kỳ Biểu số 30 : Sổ Nhật ký chung NHẬT KÝ CHUNG Tháng 02 năm 2008 Ctừ Ngày Số Diễn giải TK Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số trang trước chuyển sang xxx xxx PC 01/02/08 077 Chi trực an ninh Tết Mậu Tý 2008 Chi phí bằng tiền công ty 642CT 2.640.000 Tiền Việt Nam 1111 2.640.000 .. .. PC 16/02/08 083 Phí cầu đường Thuế VAT được khấu trừ 1331 477.272 Chi phí bằng tiền khác công ty 642 5.452.728 Tiền Việt Nam 1111 5.930.000 . PK 28/02/08 016 Vận chuyển nhựa PET + manh dệt (HĐ 63978) Chi phí bằng tiền khác KD 641 1.100.000 PhảI trả cho người bán kinh doanh 331KD 1.100.000 Chi phí bằng tiền khác xưởng chai PET 641 2.700.000 PhảI trả cho người bán 331PE 2.700.000 PK 29/02/08 V213 Tạm trích vận chuyển bao xi măng Chi phí bằng tiền khác xí nghiệp bao bì 641 45.550.000 PhảI trả, phảI nộp khác 3388 45.550.000 . PK 29/02/08 96 Kết chuyển chi phí bán hàng 641 à 911 Kết quả hoạt động kinh doanh 911 147.498.575 Chi phí bán hàng 641 147.498.575 PK 29/02/08 97 Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp 642 à 911 Kết quả hoạt động kinh doanh 911 277.652.850 Chi phí quản lý doanh nghiệp 642 277.652.850 PK 29/02/08 99 Kết chuyển lãI lỗ 911 à 4212 Kết quả hoạt động sản xuất 911 595.261.795 Thu nhập năm nay 4212 595.261.795 Cộng chuyển sang trang sau xxx xxx III. Tìm hiểu các báo cáo kế toán: Báo cáo kế toán trong Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long được lập theo năm gồm : Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính. Thời điểm làm cáo cáo thực tập của em tại Công ty là vào tháng 5/ 2008, chưa kết thúc niên độ kế toán năm 2008. Vì vậy, em xin trích các loại báo cáo kế toán tại thời điểm 31/12/2007 của Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long như sau: 1. Bảng cân đối kế toán: Biểu số 31 : Bảng cân đối kế toán Đơn vị báo cáo: Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long Địa chỉ : 536A – Minh Khai – Hà Nội BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2007 Đơn vị tính: Đồng TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm A. TÀI SẢN NGẮN HẠN ( 100 = 110 + 120+ 130 +140 + 150) 100 50.188.008.569 33.504.728.976 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 2.471.101.651 524.768.173 1. Tiền 111 1 2.471.101.651 524.768.173 2. Các khoản tương đương tiền 112 1 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn (*) 129 (..) (..) III. Các khoản phải thu 130 25.260.780.199 17.524.634.332 1. Phải thu của khách hàng 131 2 24.679.534.376 17.108.502.878 2. Trả trước cho người bán 132 123.259.573 81.641.980 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 2 60.970.324 60.970.324 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 5. Các khoản phải thu khác 138 2 428.638.568 381.740.816 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 2 ( 31.622.642) ( 108.221.666) IV. Hàng tồn kho 140 20.741.791.384 13.849.366.825 1. Hàng tồn kho 141 3 20.714.791.384 13.849.366.825 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 () (..) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1.714.335.332 1.605.959.646 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 422.707.564 1.068.161.553 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 1.291.627.768 537.798.093 B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220+ 240 + 250 + 260) 200 2.543.414.323 3.266.591.423 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 5 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 3. Phải thu nội bộ dài hạn 213 4. Phải thu dài hạn khác 218 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 () () II. Tài sản cố định 220 2.159.434.352 3.037.023.177 1. Tài sản cố định hữu hình 221 6 1.893.487.854 3.014.666.177 - Nguyên giá 222 12.390.362.555 12.603.574.589 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (10.496.874.701) (9.588.908.412) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 7 - Nguyên giá 225 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 () (.) 3. Tài sản cố định vô hình 227 8 - Nguyên giá 228 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 (..) (.) 4. Chi phí xây dung cơ bản dở dang 230 9 265.946.498 22.357.000 III. Bất động sản đầu tư 240 10 - Nguyên giá 241 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 (..) (.) IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 11 1. Đầu tư vào công ty con 251 2. Đầu tư vào công ty liên kết,liên doanh 252 3. Đầu tư dài hạn khác 258 4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn (*) 259 (...) (.) V. Tài sản dài hạn khác 260 383.979.971 229.568.246 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 12 383.979.971 229.568.246 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 13 3. Tài sản dài hạn khác 268 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 52.731.422.892 36.771.320.399 A. NỢ PHẢI TRẢ ( 300 = 310 + 330) 300 46.596.747.875 31.171.821.481 I. Nợ ngắn hạn 310 44.998.245.035 30.247.521.481 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 14 35.293.560.193 24.661.030.575 2. Phải trả cho người bán 312 15 5.362.983.475 1.556.399.080 3. Người mua trả tiền trước 313 15 116.208.300 1.259.147.021 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 16 1.153.101.209 2.206.994.152 5. Phải trả công nhân viên 315 1.294.189.982 409.005.107 6. Chi phí phải trả 316 17 7. Phải trả nội bộ 317 8. Phải trả theotiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 18 1.778.201.876 154.945.546 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn 330 1.598.502.840 924.300.000 1. Phải trả dài hạn người bán 331 2.Phải trả dài hạn nội bộ 332 19 3. Phải trả dài hạn khác 333 349.300.000 349.300.000 4. Vay và nợ dài hạn 334 20 1.175.731.200 575.000.000 5.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 13 6.Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 73.471.640 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU ( 400 = 410 + 420) 400 6.134.675.017 5.599.498.918 I. Vốn chủ sở hữu 410 6.050.435.335 5.538.786.537 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 21 5.496.900.000 5.212.800.000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Cổ phiếu ngân quỹ 413 (.) () 4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 414 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 6. Quỹ đầu tư phát triển 416 21 416.024.285 230.116.530 7. Quỹ dự phòng tài chính 417 21 137.511.050 95.870.007 8. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 418 21 9. Lợi nhuận chưa phân phối 419 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 420 84.239.682 60.712.381 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 421 84.239.682 60.7120381 2. Nguồn kinh phí 422 22 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 423 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN ( 430 = 300 + 400) 430 52.731.422.892 36.771.320.399 2. Báo cáo kết quả kinh doanh Biểu số 32 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long Địa chỉ: 536A – Minh Khai – Hà Nội BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm: 2007 PHẦN I : LÃI, LỖ Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 24 115.059.835.123 107.605.656.378 2.Các khoản giảm trừ 03 24 360.000 33.930.111 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 10 = 01 – 03) 10 24 115.059.475.123 107.571.726.267 4. Giá vốn hàng bán 11 25 108.269.313.853 99.867.872.447 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 20 = 10 – 11) 20 6.790.161.270 7.703.853.820 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 24 118.985.113 22.660.085 7. Chi phí tài chính 22 26 2.109.625.841 2.039.048.266 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 2.109.625.841 2.039.048.266 8. Chi phí bán hàng 24 1.188.469.344 1.322.638.011 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.456.476.363 3.559.188.221 10. LN thuần từ hoạt động kinh doanh [30=20 – ( 21 - 22– (24 + 25)] 30 1.154.574.835 805.639.407 11. Thu nhập khác 31 191.101.828 49.750.672 12. Chi phí khác 32 144.772.171 56.979.730 13. Lợi nhuận khác ( 40 = 31 – 32) 40 46.379.657 ( 7.229.058) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ( 50 = 30 + 40) 50 1.200.954.492 798.410.349 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 28 336.267.296 111.777.450 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ( 60 = 50 – 51 -52 ) 60 28 864.687.333 686.632.899 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 PHẦN THỨ BA: MỘT SỐ Ý KIẾN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM CỬU LONG. I. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long : Trong hơn 15 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long đã góp phần rất lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với sự nỗ lực cố gắng của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ toàn Công ty, Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long đã không ngừng phát triển về mọi mặt và ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường ( cụ thể thành phẩm mực và giấy than của Công ty đã đựợc người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao) , tạo được công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ cấp trên giao phó. Trong thời gian thực tập tại Công ty, dưới góc độ của một sinh viên em xin mạnh dạn trình bày một số nhận xét và kiến nghị về tình hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty. Tuy hiểu biết về thực tế chưa nhiều, năng lực có hạn nhưng em cũng mong rằng những đề xuất đó sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của Công ty. 1. Ưu điểm Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long là một trong những Công ty có uy tín và chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường trong nhiều năm. Hơn 15 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã có một có một đội ngũ cán bộ, công nhân viên với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong việc góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của Công ty. Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung và bộ máy kế toán nói riêng tương đối hợp lý và thay đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với môi trường cạnh tranh. Về bộ máy quản lý của Công ty: Bộ máy quản lý được tổ chức trực tuyến chức năng là hoàn toàn phù hợp với đơn vị sản xuất. Mô hình kết hợp trực tuyến chức này được xem là mô hình hoàn hảo hiện nay vì nó vừa đảm bảo được quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến vừa phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng. Bộ máy công ty gọn nhẹ, hiệu quả. Mỗi phòng ban thực hiện một chức năng khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống và luôn có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, tạo được sự thống nhất và phù hợp với tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Với hình thức bộ máy kế toán tập trung, Công ty chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán. Phòng kế toán bao gồm các bộ phận có cơ cấu phù hợp với các khâu của công việc, các phần hành kế toán thực hiện toàn bộ các công tác kế toán của đơn vị. Mặc dù áp dụng hình thức kế toán tập trung, tại các phân xưởng vẫn có các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ tập hợp chứng từ, theo dõi và tập hợp tình hình sử dụng nguyên vật liệu, nhân công, và các khoản chi phí khác góp phần làm giảm khối lượng công việc của phòng kế toán, giảm được chi phí quản lý doanh nghiệp, giúp tăng lợi nhuận. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung trong Công ty đã đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kế toán, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời, giúp lãnh đạo Công ty nắm đựoc tình hình hoạt động của Công ty một cách nhanh chóng thông qua các thông tin kế toán cung cấp, thực hiện kiểm tra, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Công ty. Từ đó tạo điều kiện trang bị và ứng dụng phương tiện ghi chép, tính toán và thông tin hiện đại bằng máy vi tính. Đồng thời, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên kế toán. Việc phân chia các phần hành kế toán cụ thể không những giúp phòng kế toán bao quát được toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày với khối lượng lớn và phức tạp mà còn đảm bảo được sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các nhân viên kế toán. Công ty đã trang bị máy cho các nhân viên kế toán. Đồng thời, công ty đã ứng dụng phần mềm kế toán Bravo 5.0 trong công tác kế toán. Việc áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán trong Công ty đã giúp việc nhập số liệu rất nhanh gọn, không mất nhiều thời gian như kế toán thủ công, làm giảm khối lượng công việc hạch toán kế toán, giảm số lượng nhân viên kế toán nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế, cung cấp kịp thời hệ thống báo cáo cho ban quản trị. Thành phẩm trong Công ty rất đa dạng, bên cạnh đó Công ty lại áp dụng các hình thức thanh toán khác nhau vì vậy công nợ theo dõi rất phức tạp, nhưng nhờ có máy vi tính và phần mềm kế toán Bravo 5.0 thích ứng đã giúp cho kế toán toán giảm nhẹ được phần nào công việc cung cấp thông tin trong mọi thời điểm cần thiết. Việc tìm và sử sai cũng rất đơn giản vì số liệu trên các sổ và các báo cáo kế toán đều được chương trình xử lý trực tiếp từ chứng từ gốc. Nếu xảy ra sai sót thì chỉ cần kiểm tra lại số liệu trên chứng từ gốc. Việc tìm kiếm một hay một nhóm chứng từ nào đó trên máy để sửa được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng. Việc lưu giữ số liệu cũng đơn giản vì công ty không cần tốn nhiều giấy mực, kinh phí để lưu trữ, bảo quản tất cả những chứng từ, sổ sách kế toán các loại như trong kế toán thủ công mà chỉ càn giữ các thông tin trên các chứng từ là đủ. Rõ ràng việc sử dụng phần mềm ké toán vào công tác kế toán trong Công ty đã mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc.. Bên cạnh đó còn làm tăng chất lượng thông tin, hiệu quả trong việc ra quyết định và tạo nền tảng cho việc mở rộng, phát triển Công ty trong tương lai. Về tổ chức và luân chuyển chứng từ: Việc lập và luân chuyển chứng từ hiện nay nói chung là hợp lý và khoa học, không gây chồng chéo . Về hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán Nhìn chung hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán tại Công ty là đầy đủ và tương đối rõ ràng, phù hợp với đặc điểm tổ chức, bố trí nhân sự của Công ty cũng như việc giảI trình với Nhà nước và cấp trên. Các chứng từ được đơn vị lập đầy đủ phục vụ thông tin cần thiết cho công tác kiểm tra và ghi sổ kế toán, đồng thời được sự kiểm soát chặt chẽ của giám đốc và kế toán trưởng. Sau khi kết thúc niên độ kế toán, mọi chúng từ được lưu trữ và bảo quản, đảm bảo tính mật của tài liệu và số liệu kế toán. Hệ thống tài khoản của Công ty bao gồm hệ thống các tài khoản tổng hợp, chi tiết được mở theo đúng quy định hiện hành đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho các đối tượng liên quan. Công ty sử dụng hình thức Nhật ký chung để hạch toán. Hình thức sổ này đơn giản, thuận tiện và phù hợp với quy mô của Công ty. Mặt khác,việc tổ chức ghi sổ theo hình thức này phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất, trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán,đặc biệt thuận lợi trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán Bravo 5.0 hiện nay của Công ty. Về công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đảm bảo tập hợp được chi phí sản xuất, cung cấp những thông tin quản trị quan trọng. - Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nhìn chung Công ty thực hiện đầy đủ quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Việc mở sổ ghi chép các nghiệp vụ phát sinh về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh kịp thời,hợp lý theo yêu cầu của công tác kế toán. - Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Việc áp dụng hai hình thức trả lương trong Công ty đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty. Hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất là phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất hiện nay, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất lao động. - Về hạch toán chi phí sản xuất chung: Việc hạch toán chi phí sản xuất chung trực tiếp cho từng sản phẩm đảm bảo tính chính xác và thể hiện đợc tình hình chi phí thực tế của mỗi sản phẩm. Hệ thống sổ và tài khoản áp dụng cho phân hệ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm khá đầy đủ và phù hợp với chế độ kế toán. Về công tác tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm: Công ty đã tự tìm kiếm và chiếm lĩnh thị trường bằng chính sách đòn bẩy giá cả nhạy bén. Với mỗi khách hàng, Công ty có một tỷ lệ chiết khấu, phí phát hành hoa hồng linh hoạt tuỳ thuộc vào thoả thuận, mối quan hệ cũng như tiến độ thanh toán của khách hàng. Do đó, Công ty đã thu hút được nhiều khách hàng, ngoài những khách hàng quen thuộc như: Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty nước khoáng Kim Bôi, Công ty xi măng Chin fon HảI Phòng, Công ty giấy Bãi Bằng , Công ty còn có những khách hàng ở nước ngoài như Nhật Bản, EU. Để khuyến khích khách hàng rút ngắn thời gian thanh toán, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ thành phẩm, Công ty đã áp dụng hình thức chiết khấu sau: + Nếu khách hàng thanh toán ngay thì được hưởng tỷ lệ chiết khấu là : 3% + Nếu khách hàng thanh toán trong vòng 20 ngày trở lại sẽ được hưởng tỷ lệ chiết khấu là: 1,5% + Nếu khách hàng thanh toán trong vòng 1.5 đến 2 tháng sẽ được hưởng tỷ lệ chiết khấu là: 0,5% + Nếu thanh toán sau 2 tháng sẽ không được hưởng chiết khấu mà còn phải chịu lãi suất bắt đầu từ ngày trả chậm, tỷ lệ lãi suất được tính theo lãi suất ngân hàng tại thời điểm đó ( Lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Có lẽ chính vì những ưu điểm nêu trên mà nhiều năm qua thành phẩm của Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long đã đạt tiêu chuẩn “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn. Vì thế đã tạo dựng được uy tín với khách hàng, cái tên “ Văn phòng phẩm Cửu Long” đã không còn xa lạ gì với nhiều khách hàng trong và ngoài nước. 2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán của Công ty vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần phải khắc phục. Về tình trạng máy móc thiết bị,công nghệ sản xuất: Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty còn quá phức tạp. Móc móc, thiết bị còn quá lạc hậu: xuất phát từ một phân xưởng của Nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà, lại ở trong thời kỳ bao cấp nên hầu hết các dây chuyền sản xuất đã quá cũ kỹ. Mặc dù trong những năm gần đây, Công ty đã nhập về một số dây chuyền sản xuất mới, số máy móc này sản xuất ra thành phẩm có chất lượng cao,cũng như Công ty đã tự chế tạo được 1 máy móc hiện đại nhằm làm giảm số vốn bỏ ra giúp Công ty có thể tăng được nguồn vốn. Tuy nhiên, việc đầu tư này chưa đồng bộ mới chỉ tự chế được máy ở phân xưởng sản xuất vỏ bao Xi măng mà thôi,do đó đã ảnh hưởng khá lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Về tình hình quản lý chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm: Hiện nay, sức cạnh tranh trên thị trường là rất lớn. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, Công ty cần có các các biện pháp để giảm chi phí sản xuất đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tăng năng suất lao động để hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. - Về tình hình tài chính: Tình hình tài chính của Công ty gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn dùng vào việc đầu tư chủ yếu là vay của ngân hàng, lãi suất cao nên hiệu quả kinh doanh mang lại chưa được như mong muốn. - Về chính sách chiết khấu: Công ty chỉ áp dụng hình thức chiết khấu thanh toán, chứ chưa có hình thức chiết khấu thương mại. - Về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Nguyên vật liệu của Công ty rất đa dạng về chủng loại. Những năm trước đây , giá cả của những loại này khá ổn định nên Công ty không chú trọng đến việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, giá cả trên thị trường luôn biến động mạnh, vì vậy Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trước hết là để bảo toàn vốn, sau đólà phục vụ cho việc chấp hành quy định kế toán. Chưa kết hợp được kế toán tài chính với kế toán quản trị nhằm quản lý chi phí và tính giá thành: Tại Công ty, chức năng kế toán mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp những thông tin mang tính sơ bộ, tổng thể. Do đó, không phản ánh được những xu hướng biến động của chi phí và nguyên nhân gây ra những biến động này. Chính vì thế, công tác quản lý chi phí của Công ty còn mang tính bị động, chỉ dựa vào chức năng giám sát của hạch toán kế toán mà chưa đưa ra được những biện pháp cụ thể để chủ động kiểm soát chi phí phát sinh. Do đó, cần phải kết hợp giữa kế toán quản trị trong hệ thống kế toán tài chính của Công ty. II. Một số phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long: 1. Về quy trình công nghệ sản xuất: Muốn nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, Công ty cần phải cải tiến hệ thống tổ chức quản lý sản xuất, xây dựng một quy trình sản xuất hợp lý, hiệu quả mang tính chuyên môn cao, áp dụng những quy trình công nghệ mới. Muốn vậy, Công ty cần tăng cường công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đề xuất các quy trình công nghệ tiên tiến nhất, tăng cường sử dụng các thiết bị, máy móc tiến tiến, hiện đại,tổng kết và hướng dẫn ứng dụng các thao tác tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. 2. Về tình hình quản lý chi phí, nhằm hạ giá thành sản phẩm: Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Hiện nay, Công ty luôn bị động về nguyên vật liệu: Các nguyên vật liệu dùng cho sản xuất thành phẩm của Công ty như: nhựa kéo PP, nhựa PET, giấy Crapt, đều phải nhập khẩu trong khi đó giá các nguyên vật liệu này thì tăng liên tục dẫn đến chi phí sản xuất cao trong khi giá bán không thể tăng, mức tiêu thụ có lúc lại giảm, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, Công ty cần phải đôn đốc, nhắc nhở công nhân viên sử dụng tiết kiệm, không lãng phí nguyên vật liệu. Công ty nên mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các bạn hàng, tìm và sử dụng vật liệu thay thế trong nước sản xuất, tận dụng phế thải, phế liệu để giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Tăng năng suất lao động: Việc tăng năng suất lao động là cơ sở để giảm hao phí lao động, từ đó làm giảm chi phí nhân công trực tiếp. Để thực hiện được điều này, Công ty phải lắp đặt thêm máy móc thiết bị hiện đại, thường xuyên ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, Công ty cần phải có một chế độ tiền lương hợp lý và linh hoạt cùng với chế độ thưởng phạt hợp lý nhằm khuyến khích lao động tăng năng suất lao động. Cụ thể, căn cứ vào khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành của công nhân sản xuất, các tổ trưởng có thể đề nghị khen thưởng. Mức thưởng là 100.000 – 200.000 đ/người nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng suất. Đặc biệt, Công ty cần quan tâm tới chính sách thu hút và chế độ đãi ngộ đối với những thợ có tay nghề cao, tiến hành đào tạo lại tay nghề cho các công nhân để họ có tinh thần làm việc và sức khoẻ tốt nhằm đáp ứng nhiệm vụ được giao. 3. Về tình hình tài chính: Để tăng nguồn vốn kinh doanh, Công ty nên huy động vốn bằng các hình thức như: huy động vốn đóng góp của các cổ đông, điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của Công ty, tiếp nhận vón góp của thành viên mới. Đặc biệt, Công ty có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tham gia vào thị trường giao dịch chứng khoán để thu hút nguồn vốn đầu tư nhàn rỗi từ bên ngoài,.. 4.Về chính sách chiết khấu: Hiện tại, Công ty không sử dụng chính sách ‘ Chiết khấu thương mại”. Để thu hút khách hàng, theo em Công ty nên sử dụng thêm hình thức chiết khấu này. TK sử dụng : TK 521 – “ Chiết khấu thương mại”, được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại chấp nhận cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận về lượng hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ. Kết cấu: - Bên Nợ: Tập hợp các khoản chiết khấu thương mại ( bớt giá hồi khấu) chấp nhận cho người mua hàng. - Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại vào Bên Nợ TK 511, 512. TK 521 cuối kỳ không có số dư và chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2: + TK 5211: “ Chiết khấu hàng hoá” + TK 5212: “ Chiết khấu thành phẩm” + TK 5213: “ Chiết khấu dịch vụ”. Phương pháp hạch toán: Các khoản chiết khấu thương mại ( bớt giá, hồi khấu – nếu có) được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng lần cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo. Nếu khách hàng không tiếp tục mua hàng hoặc khi số chiết khấu thương mại loon hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn làn cuối cùng thì phải chi tiền trả cho người mua. Cần lưu ý rằng, nếu khách hàng mua với số lượng lớn thì được hưởng bớt giá trên hoá đơn là giá đã bớt ( đã trừ chiết khấu thương mại) thì số chiết khấu thương mại không được hạch toán vào TK 521. Số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 521: Số chiết khấu thương mại khách hàng được hưởng Nợ TK 3331: Thuế GTGT trả lại cho khách hàng tương ứng với số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh Có TK 111, 112: Xuất tiền trả cho người mua Có TK 131: Trừ vào số tiền phảI thu của người mua Có TK 338 ( 3388): Số chiết khấu thương mại chấp nhận nhưng chưa thanh toán cho người mua. 5. Về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Theo em, Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, bởi vì không phải khi nào giá cả trên thị trường cũng ổn định, đặc biệt trong điều kiện hiện nay sẽ có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài và vấn đề cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Vấn đề dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lâp cho các loại vật tư dùng cho kinh doanh, các loại hàng hoá tồn kho mà giá trên thị trường thấp hơn giá thực tế đang ghi trên sổ kế toán. Những loại vật tư, hàng hoá này là mặt hàng kinh doanh, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Mức dự phòng cần lập cho từng loại hàng tồn kho được căn cứ vào số lượng từng loại hàng tồn kho thực tế và mức giảm giá của từng loại hàng tồn kho tại thời điểm cuối niên độ kế toán. Mức dự phòng giảm giá vật tư thành phẩm = Lượng vật tư thành phẩm thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 – hàng tồn kho ban hành kèm theo quyết định số 149 /2001/ QĐ - BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho ( giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán ( ước tính) của hàng tồn kho trừ chi phí để hoàn thành thành phẩm và chi phí tiêu thụ ( ước tính). Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán ( giá thành toàn bộ hàng hoá tiêu thụ trong kỳ) của Công ty. Tài khoản sử dụng: Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được kế toán theo dõi trên tài khoản 159 – “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho “ , chi tiết theo từng loại hàng tồn kho mà Công ty đã lập dự phòng. - Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không dùng đến. - Bên Có: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Dư Có : Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có. Phương pháp hạch toán: - Tại thời điểm lập dự phòng, nếu giá gốc hàng tồn kho cao hơn giá trị thuận có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì Công ty không phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì Công ty trích thêm vào giá vốn hàng bán của Công ty phần chênh lệch. Nợ TK 632: Có TK 159: - Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá thì Công ty phải hoàn nhập phần chênh lệch. Nợ TK 159: Có TK 632: 6. Kết hợp kế toán tài chính với kế toán quản trị nhằm quản lý chi phí và tính giá thành: Công ty nên thiết lập một bộ phận kế toán làm công tác quản trị để luôn theo dõi và báo cáo tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh cho ban lãnh đạo. Khi theo dõi sự biến động của giá thành sản phẩm,kế toán quản trị có thể lập một bảng phân tích giá thành theo mẫu sau: BẢNG PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH Sản phẩm: Năm: Khoản mục chi phí Giá thành kế hoạch Giá thành thực tế Chênh lệch Số tuyệt đối Số tươngđối 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2. Chi phí nhân công trực tiếp 3. Chi phí sản xuất chung Tổng cộng Trên cơ sở so sánh trên kế toán sẽ làm rõ được nguyên nhân của những biến động của chi phí. Điểu này giúp cho các nhà quản lý phát hiện được những chênh lệch và nắm được nguyên nhân biến động để có những biện pháp quản lý hiệu quả. Bên cạnh đó, Công ty cần phải hoàn thiện hệ thống báo cáo nội bộ về quản trị chi phí sản xuất và giá thành trên cơ sở tập hợp toàn bộ thông tin trong nội bộ Công ty, phân loại những thông tin thuộc phạm vi của kế toán quản trị chi phí và giá thành. Các báo cáo này có thể gồm: - Dự toán các khoản mục chi phí - Báo cáo chi phí sản xuất theo bộ phận - Báo cáo sản xuất và giá thành - Báo cáo thu nhập theo bộ phận sản xuất Việc kết hợp kế toán quản trị cùng với hệ thống kế toán tài chính trong doanh nghiệp luôn là một trong những biện phát hiệu quả nhất để tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp. Qua những công cụ phân tích của kế toán quản trị, các thông tin về kinh tế, tài chính sẽ là cơ sở quan trọng để có các quyết định đem lại nhiều lợi nhuận trong kinh doanh cũng như tính khoa học trong quản lý. KẾT LUẬN Trong gần 20 năm trưởng thành và phát triển, Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long đã đạt được những thành tựu to lớn, có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Là một doanh nghiệp mới cổ phần hoá, Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long đã và đang từng bước khắc phục và tháo gỡ những khó khăn để trở thành một Công ty đi đầu trong lĩnh vực Văn phòng phẩm. Có được những thành tích như ngày hôm nay là nhờ sự phấn đấu không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty; nhờ sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo và phần đóng góp không nhỏ của bộ máy kế toán, Công ty đã phát huy hết vai trò của mình trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua quá trình thực tập tại Công ty, em đã tiếp xúc với thực tế công tác hạch toán kế toán của Công ty. Qua đó, em có điều kiện hiểu sâu hơn những kiến thức đã học, tìm hiểu việc vận dụng vào thực tế như thế nào. Từ thực tế của Công ty em đã đưa ra một số nhận xét về những ưu điểm, nhược điểm và đã mạnh dạn đưa ra một số đóng góp để góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty. Do thời gian thực tập hạn chế, đồng thời kinh nghiệm thực tế của bản thân em vẫn chưa có nên bài viết này chắc chắn là còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của các thầy cô và các cán bộ kế toán của Công ty. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Linh cùng cán bộ phòng Tài chính – Kế toán của Công ty cổ phần Văn phòng Cửu Long đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Bùi Thu Phương MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8510.doc
Tài liệu liên quan