Khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, công ty đã nhanh chóng tiếp cận thị trường, mở rộng mặt hàng kinh doanh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động còn ít nhiều có sự quản lý của cấp trên song không vì thế mà công ty mất uy tín và tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại sự thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của cơ chế thị trường đã giúp công ty luôn tìm ra hướng đi đúng trên con đường phát triển và hoà chung với sự sôi động của nền kinh tế mở.
Công ty không chỉ làm ăn có hiệu quả mà còn thực hiện tốt chế độ chính sách do nhà nước đề ra trong đó có các chế độ về kế toán. Công ty đã áp dụng kế toán mới một cách nhuần nhuyễn sáng tạo và chủ động. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu công việc phù hợp với chuyên môn của mỗi người. Bên cạnh đó, để theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật, để công việc được tiến hành nhanh và hiệu quả hơn công ty đã chú ý đầu tư phần trang bị, tính toán và xử lý thông tin hiện đại ngày càng giảm phần làm thủ công trong công tác kế toán.
60 trang |
Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tổ chức công tác kế toán và tiêu thụ thành phẩm ở công ty da giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty sẽ chịu tiền vận chuyển tới nơi tiêu thụ.
2.2. Kế toán bán hàng
a) Các chứng từ và sổ kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng
Việc bán hàng ở công ty diễn ra một cách thường xuyên liên tục với doanh số lớn. Công tác kế toán tiêu thụ chủ yếu được căn cứ trên hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho gửi đại lý và các chứng từ thanh toán như phiếu thu, giấy báo có...
Đồng thời để theo dõi phản ánh và giám sát tình hình tiêu thụ thành phẩm một cách có năng suất và hiệu quả, công ty sử dụng một số TK sau:
TK 511 "Thuế GTGT đầu ra" TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh"
TK 531 giảm giá hàng bán
TK 532 doanh số hàng bán bị trả lại
TK 521 CK hàng bán
Và một số TK khác liên quan.
Quá trình hạch toán chi tiết doanh thu bán hàng công ty sử dụng các sổ kế toán:
- Sổ chi tiết TK 511
- Sổ chi tiết TK 131
- Sổ chi tiết TK 911
Bên cạnh đó để kế toán tổng hợp doanh thu kế toán tiêu thụ còn mở NKCT số 8, bảng kê số 11, sổ cái TK
Do việc nhà nước áp dụng luật thuế GTGT, công ty áp dụng theo phương pháp khấu trừ kế toán tiêu thụ còn mở bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ mua vào và hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra.
b) Trình tự kế toán:
Hàng ngày khi nhận được hoá đơn GTGT kế toán phân loại chứng từ theo thể thức thanh toán rồi ghi vào SCT TK 511; sổ chi tiết TK 131.
* Sổ chi tiết TK 511
Bao gồm 2 sổ: 5112 - Doanh thu bán thành phẩm
5115 - Doanh thu bán hoá chất
Quá trình tiêu thụ bắt đầu với sổ chi tiết tiêu thụ này. Sổ này dùng để theo dõi doanh thu tiêu thụ thành phẩm theo từng chủng loại, từng khách hàng trên cả 2 chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Cả được ghi hàng ngày với cả 2 loại hoá đơn có đóng dấu "thanh toán ngay", và hoá đơn "chấp nhận sau".
* Sổ chi tiết TK 131
Sổ chi tiết TK 131 được mở cho từng khách hàng, ưu tiên khách hàng thường xuyên trước. Sổ được ghi hàng ngày theo thứ tự thời gian.
Số liệu SCT 131 là căn cứ ghi vào bảng kê số 11.
* Bảng kê số 11: được mở cho từng tháng theo dõi tình hình nợ thanh toán công nợ cho từng khách hàng. Bảng kê này được lập vào cuối tháng được lập theo đúng chế độ kế toán hiện hành.
* Kế toán thuế GTGT: Bởi công ty áp dụng phương pháp khấu trừ thuế nên:
- Hàng ngày khi mua hàng hoá dịch vụ... kế toán căn cứ vào các hoá đơn giá trị gia tăng để ghi thuế GTGT đầu vào SCT TK 133.
- Khi bán hàng phần thuế GTGT đầu ra được kế toán tiêu thụ phản ánh trên SCT tiêu thụ.
- Đến cuối tháng căn cứ vào SCTTK 133, sổ chi tiết tiêu thụ, tờ khai thuế tháng trước kế toán lập bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào, bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra.
Bảng kê này được mở cho từng tháng, ghi theo trình tự thời gian và theo từng mức thuế suất.
Sau khi lập bảng kê kế toán phải lập tờ khai thuế GTGT tờ khai này phản ánh tổng hợp số thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào, số thuế phải nộp hoặc số thuế được thoái trong kỳ. Tờ khai thuế được lập vào cuối tháng bao gồm 10 chỉ tiêu căn cứ để lập là 2 bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào, hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra và tờ khai thuế tháng trước.
Tờ khai thuế được lập làm 2 liên, 1 liên lưu tại công ty, 1 liên nộp cho cục thuế.( phụ lục 18, 19)
Sau khi gửi tờ khai thuế lên cục thuế, cục thuế gửi thông báo thuế về cho công ty, công ty phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Để theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước kế toán sử dụng SCTTK 333.
SCT TK333 dùng để theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước theo từng loại thuế trong từng tháng. Sổ được dùng cho cả năm, việc tiến hành ghi sổ được tiến hành vào cuối mỗi tháng
* Bảng kê I
Với những hoá đơn bán hàng thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tình hình khách hàng thanh toán công nợ với công ty ngoài việc thể hiện trên sổ chi tiết doanh thu sổ chi tiết thanh toán với khách hàng, cuối tháng kế toán còn thể hiện trên bảng kê số I.(phụ lục 20)
2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
2.3.1. Kế toán chiết khấu hàng bán
a) Các hình thức chiết khấu ở công ty da giầy Hà Nội
Như đã nêu ở phần trên để đẩy mạnh việc bán hàng, khuyến khích khách hàng mua hàng với khối lượng lớn, thanh toán ngay. Công ty đã cho khách hàng hưởng một mức chiết khấu theo quy định cụ thể. Công ty áp dụng 2 loại CK chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán. Mức chiết khấu thương mại được tăng từ 5-10% tuỳ theo chủng loại hàng và giá trị của hoá đơn, giá trị của hoá đơn càng lớn thì mức chiết khấu càng cao. Mức chiết khấu này thường được ghi rõ trong hợp đồng. Còn chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán ngay thì sẽ được hưởng từ 0,3-0,5% trên tổng giá trị hoá đơn. Mức chiết khấu này quy định theo giá trị mỗi hóa đơn.
ở công ty da giầy Hà Nội mức chiết khấu này còn gọi là khoản hỗ trợ khách hàng. Đặc biệt là chiết khấu thương mại được chia đôi một nửa trả cho khách hàng bằng tiền mặt hoặc giảm khoản phải thu một nửa trừ thẳng vào giá bán trên hoá đơn.
b) Trình tự hạch toán và ghi sổ.
Khi hoá đơn chuyển tới kế toán tiêu thụ, nếu hoá đơn có đủ điều kiện chiết khấu thì kế toán tiêu thụ sẽ lập 1 tờ "phiếu thanh toán chiết khấu" (phụ lục 21). Sau đó kế toán căn cứ vào "phiếu thanh toán chiết khấu", phiếu chi... để ghi vào sổ chi tiết "hỗ trợ khách hàng" (phụ lục 22).
Sổ chi tiết này được mở hàng tháng, sổ được ghi hàng ngày theo thứ tự thời gian. Sổ theo dõi CK chi tiết theo từng loại sản phẩm.
Số liệu trên sổ còn là căn cứ để ghi SCT lãi lỗ cho từng sản phẩm.
Ví dụ: Ngày 6/1/99 xí nghiệp Minh Xuân mua 1296 bia bò boxcal B trị giá 23.328.000 (số hoá đơn 0366725). Công ty quy định nếu khách hàng mua hàng với trị giá >20 triệu; <40 triệu thanh toán ngay sẽ được hưởng mức chiết khấu 0,5%.
Căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán lập "phiếu thanh toán CK" và ghi vào "sổ chi tiết hỗ trợ khách hàng".
2.3.2. Kế toán hàng bán bị trả lại
a) Trường hợp hàng bán bị trả lại
Trước kia, những hàng xuất đi triển lãm bán không hết đem lại nhập kho đều hạch toán vào TK 531. Hiện nay trường hợp đem hàng đi bán ở triển lãm thủ kho chỉ ghi vào sổ xuất kho như một khoản nợ đến khi triển lãm về nhập lại kho lượng hàng thừa tính ra lượng xuất kho thì mới viết hoá đơn. Do vậy hiện nay kế toán chỉ hạch toán vào TK 531 những hàng bị mất phẩm chất do khách hàng trả lại trường hợp này rất ít và số hàng mà công ty gửi đại lý chưa bán được nhập kho.
b) Trình tự hạch toán ghi sổ
Khi khách hàng đến trả lại hàng cho công ty phòng kinh doanh sẽ viết phiếu xuất kho để đổi lại cho khách hàng sản phẩm mới. Còn lượng hàng đại lý trả lại phòng kinh doanh sẽ làm thủ tục nhập sau đó kế toán tiêu thụ hạch toán lượng này vào sổ chứng từ TK 531 "hàng bán trả lại"
Sổ này được mở hàng tháng và ghi theo thứ tự thời gian. Căn cứ để ghi sổ là hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho.(phụ lục 23)
2.3.3. Kế toán giảm giá hàng bán.
a) Những trường hợp chấp nhận giảm giá:
Do yêu cầu đảm bảo chữ tín với khách hàng nên khi có khách hàng phàn nàn về việc hàng kém phẩm chất không sử dụng được công ty đều sẵn sàng đổi cho họ sản phẩm mới chứ không giảm giá bán. Do vậy ở công ty trường hợp giảm giá do kém phẩm chất là không có. Trước khi nhập kho thành phẩm phải qua khâu kiểm nghiệm. Tại đây bộ phận này sẽ phân loại theo thành phẩm loại I và thứ phẩm mỗi loại sẽ được quy định một mức giá khác nhau. Công ty chỉ hạch toán trên "sổ chi tiết giảm giá hàng bán" trường hợp công ty chủ động hạ giá ở một số vùng nhất định để cạnh tranh mở rộng thị phần.
b) Trình tự hạch toán và ghi sổ:
Khi nhận được quyết định giảm giá một mặt hàng nào đó kế toán sẽ ghi vào SCT 532. Sổ này được mở cho từng khách hàng theo từng tháng. Căn cứ để ghi sổ là các quyết định giảm giá của công ty.(phụ lục 24)
Việc theo dõi chi tiết trên TK 532 chỉ phản ánh sự giảm giá của lượng hàng còn tồn tại các đối tượng được giảm. Khi có quyết định được giảm toàn bộ lượng tồn sẽ tính theo đơn giá mới. Phần chênh lệch sẽ được bù đắp bằng việc trả cho đối tượng đó một khoản tiền hoặc một lượng hàng có giá trị bằng đúng khoản chênh lệch.
Cuối tháng sau khi đã đối chiếu NKCT số 8, NKCT số 1, 2 kế toán mở sổ cái TK 511, 531, 521, 532.(phụ lục 25, 26, 27, 28)
2.4. Kế toán giá vốn hàng bán.
ở công ty thông thường kế toán tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền. Cơ sở số liệu để xác định giá vốn hàng bán là bảng tổng hợp nhập xuất thành phẩm .
Ví dụ cách xác định giá vốn hàng bán của da bò boxcal B như sau:
230.415.840 + 158.100.000
Đơn giá bình quân = ----------------------------------- = 15230
15199 + 10.200
Trị giá vốn da bò boxcal B xuất bán: 15230 x 11.902,3 x 181.272.020đ.
Đối với trường hợp thành phẩm trong tháng có hàng bị trả lại thì căn cứ vào "bảng tổng hợp nhập xuất thành phẩm" kế toán tính trị giá vốn hàng bán như sau = trị giá vốn hàng xuất kho (Nợ TK 632 Có TK 155) - trị giá vốn hàng nhập trả lại (có TK 632, nợ TK 632 có TK 155).
Tổng trị giá vốn hàng bán trong tháng 1 được phản ánh trên sổ chi tiết TK 911 với số tiền là: 695.738.000 số liệu này là cơ sở để ghi vào NKCT số 8 phần kết chuyển giá vốn Nợ TK 911 có TK 632.
2.5. Kế toán chi phí bán hàng:
a. Nội dung của chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng ở đơn vị sản xuất kinh doanh là tất cả những chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng và các chi phí phục vụ cho việc tiêu thụ nhanh hiệu quả .
Để đảm bảo cho khâu bán hàng được trôi chảy từ việc bảo quản, đóng gói vận chuyển,... công ty đã phải bỏ ra những chi phí khá lớn. Các chi phí đó bao gồm:
- Chi phí nhân viên: các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, đóng gói, bảo quản các khoản phụ cấp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Chi phí vật liệu bao bì: bao tải, hộp các tông, dây nẹp...
- Chi phí công cụ dụng cụ: máy tính
- Chi phí khấu hao : khấu hao nhà kho
- Chi phí bằng tiền khác: chi phí quảng cáo, tiếp thị, thuê vận chuyển hàng, hoa hồng trả đại lý.
b. Trình tự hạch toán và ghi sổ:
Để kế toán chi phí bán hàng kế toán sử dụng TK 641 TK này không mở các TK cấp II chi tiết theo nội dung chi phí mà đều tập hợp thẳng vào TK 641. Để tập hợp chi phí bán hàng kế toán sử dụng bảng kê 5
* Bảng kê 5: dùng để tập hợp CF BH, CFQLDN, CF XDCB.
Kết cấu và phương pháp ghi sổ:
Bảng kê được lập vào cuối tháng các căn cứ để lập BK gồm:
+ Bảng phân bổ NVL CCDC: ghi có TK 152, 153
+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH: ghi có TK 334
+ Bảng phân bổ và tính khấu hao: ghi có TK 155
+ NKCT số 1, NKCT số 2: ghi có TK 111, 112
Các khoản phát sinh giảm chi phí bán hàng kế toán căn cứ vào phiếu thu TM, giấy báo có NH hoặc phiếu nhập kho để ghi vào NKCT số 7 theo định khoản :
Nợ TK 111, 112,
Có TK 641
Cuối tháng, kế toán lấy số tổng cộng chi phí bán hàng trừ đi phần phát sinh giảm trên NKCT số 7 để ghi vào NKCT số 8 nhằm xác định kết quả kinh doanh. (Trong tháng 1 công ty không có các khoản giảm chi phí bán hàng)
2.6. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ
Để phản ánh toàn bộ quá trình bán hàng, doanh thu bán hàng và các khoản chi phí trên cơ sở đó xác định kết quả bán hàng kế toán sử dụng sổ chi tiết TK 911 và NKCT số 8.
* Sổ chi tiết TK 911
Sổ chi tiết TK 911 là một loại sổ tổng hợp theo dõi kết quả sản xuất kinh doanh trong cả năm của từng loại thành phẩm và được ghi vào cuối tháng. Ngoài việc theo dõi giá vốn của từng loại thành phẩm sổ còn theo dõi doanh thu tiêu thụ, các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của số thành phẩm xuất kho tiêu thụ từ đó xác định kết quả SXKD cho từng loại TP.
Kết cấu và phương pháp ghi sổ
Sổ chi tiết lãi lỗ bao gồm 5 cột chính:
- Cột giá vốn hàng bán. Được lấy số liệu từ cột giá vốn hàng xuất kho- giá vốn hàng nhập trả lại trên bảng "tổng hợp nhập xuất kho thành phẩm"
- Căn cứ vào sổ chi tiết tiêu thụ kế toán ghi vào cột doanh thu trên sổ chi tiết TK 911
- Căn cứ vào sổ chi tiết TK 521, 531, 532 kế toán ghi vào phần các khoản giảm trừ doanh thu trên sổ chi tiết TK 911.
- Căn cứ vào bảng kê số 5 sau khi đã trừ đi phần giảm chi phí trên NKCT số 7. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho từng thành phẩm theo công thức:
Chi phí QLDN (hoặc CFBH)
tính cho 1 loại TP
=
Tổng chi phí quản lý (chi phí bán hàng)
x
Doanh thu của loại sản phẩm đó
Tổng doanh thu bán hàng
- Chỉ tiêu "lãi lỗ" được tính như sau:
Lãi (lỗ) = Doanh thu - giá vốn - các khoản giảm trừ doanh thu - CFBH - CFQLDN.
Nếu kết quả ra số âm thì kế toán ghi đỏ hoặc đóng khung ở cột lãi, lỗ cho từng loại thành phẩm.
Ví dụ: Sản phẩm bò Boxcal B trong tháng 1 có số liệu tổng hợp:
- Giá vốn: 181.127.020
- Tổng doanh thu: 212.081.400
- Chiết khấu hàng bán: 1.283.000
- Chi phí bán hàng được phân bổ như sau
=
32.891.850
x 212.081.400 = 7.690326
907079.150
- Chi phí QLDN
=
77.846.480
x 212.081.400 = 18201047
907.079.150
Xác định lãi (lỗ) = 212.081.400 - 181.127.020 -76.903.326 -18.201.047
= 3636007
Từ số liệu trên được ghi vào sổ chi tiết TK911 (Phụ lục 29)
(Các sản phẩm khác mở tương tự)
* Nhật ký chứng từ số 8:
Bên cạnh việc ghi sổ chi tiết 911 kế toán còn mở NKCT số 8.
NKCT số 8 dùng để phản ánh tổng quát sự biến động thành phẩm, tình hình tiêu thụ và thanh toán với người mua. Việc lập nhật ký chứng từ số 8 được thực hiện vào cuối tháng. Căn cứ để lập là các bảng kê, các sổ chi tiết liên quan.
- Kết cấu và phương pháp ghi sổ:
NKCT số 8 bao gồm các cột: Số thứ tự, số hiệu TK ghi nợ và các cột phản ánh số phát sinh bên có các TK 155, 131, 623, 532, 521, 641, 642, 511, 911...) các dòng ngang phản ánh số phát sinh bên nợ của các TK liên quan với các TK ghi có.
Căn cứ ghi sổ:
- Căn cứ vào số phát sinh bên có TK131 trên bảng kê số 11 ghi vào cột có TK 131.
- Căn cứ vào bảng tổng hợp nhập xuất NVL ghi vào cột có TK 152 trên NKCT số 8.
- Căn cứ vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn thành phẩm, sổ chi tiết xuất nội bộ kế toán ghi vào cột có TK 155 nợ các TK 632, TK 641, TK 627 trên NKCT số 8.
- Căn cứ vào sổ chi tiết "hỗ trợ khách hàng", SCT TK 531 ghi vào cột có TK 521, TK 532, TK 531 ghi nợ TK 511 trên NKCT 8.
- Căn cứ vào bảng "tổng hợp nhập xuất TP", phiếu nhập trả lại ghi Có TK 632 Nợ TK 155 trên NKCT 8.
- Căn cứ vào cột giá vốn trên SCT 911 của tất cả các thành phẩm để ghi vào cột có TK 632 Nợ TK 911 trên NKCT 8.
- Căn cứ vào cột sổ chi tiết tiêu thụ để ghi Nợ TK111, TK112 Có TK511 trên NKCT số 8.
- Căn cứ vào cột ghi nợ TK 131 có TK 511 (sau khi đã trừ đi 10% thuế GTGT).
- Căn cứ vào cột tổng doanh thu trên SCT tiêu thụ, SCT TK 521, TK 531, TK 532 để ghi vào cột ghi nợ TK 511 có TK 911.
chương III: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty da giầy Hà nội
I/ Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty da giầy Hà nội.
Khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, công ty đã nhanh chóng tiếp cận thị trường, mở rộng mặt hàng kinh doanh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động còn ít nhiều có sự quản lý của cấp trên song không vì thế mà công ty mất uy tín và tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại sự thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của cơ chế thị trường đã giúp công ty luôn tìm ra hướng đi đúng trên con đường phát triển và hoà chung với sự sôi động của nền kinh tế mở.
Công ty không chỉ làm ăn có hiệu quả mà còn thực hiện tốt chế độ chính sách do nhà nước đề ra trong đó có các chế độ về kế toán. Công ty đã áp dụng kế toán mới một cách nhuần nhuyễn sáng tạo và chủ động. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu công việc phù hợp với chuyên môn của mỗi người. Bên cạnh đó, để theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật, để công việc được tiến hành nhanh và hiệu quả hơn công ty đã chú ý đầu tư phần trang bị, tính toán và xử lý thông tin hiện đại ngày càng giảm phần làm thủ công trong công tác kế toán.
Trong những thành công chung của công tác kế toán trong những năm qua, không thể không kể đến sự phấn đấu của kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm bằng sự cố gắng mẫn cán và sự nhạy bén của mình kế toán đã hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
Thực trạng tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty da giầy Hà nội bộc lộ những ưu điểm lớn sau:
- Trình độ luân chuyển chứng từ: việc lập chứng từ bước đầu xây dựng phương pháp luân chuyển và quản lý chứng từ như vậy ở công ty là rất hợp lý.
- Về công tác kế toán thành phẩm và quản lý thành phẩm công ty đã chấp hành chế độ quản lý và kế toán thành phẩm. Hệ thống kho, phòng kế toán phòng kế hoạch hoạt động ăn khớp nhau, thường xuyên có kiểm tra đối chiếu số liệu đảm bảo quản lý một cách chặt chẽ. ở phòng kế toán của công ty luôn nắm vững số liệu của thành phẩm về mặt số lượng và giá trị, phản ánh tình hình nhập, xuất kho của từng thứ thành phẩm.
- Về tình hình theo dõi công nợ: công ty có rất nhiều bạn hàng, ngoài những khách hàng đến mua và thanh toán ngay công ty còn có hàng loạt các khách hàng thường xuyên, bạn hàng quen thuộc thường đến nhận hàng trước và thanh toán sau. Chính điều này đặt ra cho kế toán công ty trách nhiệm nặng nề phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra một lượng tài sản khá lớn của mình vẫn còn đang trong quá trình thanh toán. Khó khăn là vậy nhưng công ty đã theo dõi sát sao từng món nợ cụ thể đến từng khách hàng để kịp thời thông báo cho ban lãnh đạo của công ty có các quyết định phù hợp, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của công ty.
- Nghiệp vụ bán hàng ở công ty rất linh hoạt cởi mở luôn thực hiện đúng phương châm "khách hàng là thượng đế". Do đó khách hàng đến mua hàng được phục vụ rất nhanh chóng đảm bảo các thủ tục nhanh gọn, phù hợp với khách hàng. Khách hàng đến với công ty luôn nhận được sự hài lòng cả về phương thức phục vụ, chất lượng sản phẩm cũng như giá cả. Đây là một thế mạnh nên công ty luôn tìm cách phát huy.
- Về các khoản giảm trừ doanh thu:
Công ty luôn coi trọng chữ "tín" do đó có hàng trả lại mà lỗi thuộc về công ty công ty giải quyết rất nhanh gọn. Khi khách hàng đến mua hàng với số lượng lớn sẽ được công ty cho hưởng chiết khấu theo phương pháp luỹ tiến. Mặt khác, kế toán tiêu thụ cũng đã tiến hành lập sổ và theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu rất tốt.
- Kế toán doanh thu đã được theo dõi một cách chi tiết, tỷ mỷ có nhiều sáng tạo, phản ánh được kết quả sản xuất kinh doanh của từng TP.
- Công ty đã xây dựng môi trường kiểm soát chung khá mạnh và hệ thống kế toán quản trị ở đây cũng đang dần dần được hình thành một cách rõ nét phục vụ hết sức hiệu quả cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh .
- Mọi chế độ của nhà nước đã được công ty thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Mặc dù mới áp dụng luật thuế GTGT nhưng công ty đã thực hiện đúng chế độ hoá đơn chứng từ hạch toán đầy đủ thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào có thể nói công ty là một mẫu mực trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên do một vài nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan mà công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm vẫn còn một số điểm tồn tại cần sớm được hoàn thiện.
Việc sắp xếp nhân sự bố trí các phần hành kế toán chưa đồng đều.
- Thủ tục luân chuyển chứng từ nhập kho chưa đúng với quy định
- Kế toán thành phẩm (cả kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết) chưa tốt có sự trùng lặp trong chức năng quản lý với phòng kinh doanh. Kế toán chi tiết thành phẩm không theo dõi tình hình biến động hàng ngày của từng thứ thành phẩm, Kế toán tổng hợp không phản ánh được số thành phẩm hiện có trên bảng tổng hợp nhập xuất TP.
- Hình thức gửi bán đại lý không được kế toán theo dõi trên TK 157.
- Việc ghi chép trên "Sổ chi tiết thanh toán với người mua" chưa đúng nguyên tắc, không theo dõi riêng doanh thu và thuế GTGT.
- Còn một vài sai sót trong việc hạch toán xuất kho thành phẩm... và các khoản giảm trừ doanh thu.
- Việc giảm giá hàng tồn kho ở công ty xảy ra khá thường xuyên nhưng công ty chưa lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho bên cạnh đó dự phòng nợ phải thu khó đòi cũng chưa được công ty lập mặc dù doanh thu chậm trả trên tổng doanh thu rất lớn (90%), tổng số phải thu chiếm tới 1/3 tổng tài sản của doanh nghiệp .
Trên đây là những ưu điểm và những điểm chưa làm được của kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty da giầy Hà nội. Sau thời gian ngắn thực tập tại công ty với trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế chưa nhiều em xin được đưa ra một số ý kiến giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty da giầy Hà nội.
II/ Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty da giầy Hà nội.
Trong thời gian thực tập tìm hiểu tình hình thực tế về kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty da giầy Hà nội, em nhận thấy về cơ bản công tác kế toán sau khi áp dụng chế độ kế toán mới của nhà nước và của bộ tài chính ban hành đến nay đã đi vào nề nếp đảm bảo tuân thủ đúng mọi chính sách chế độ phù hợp với tình hình thực tế của công ty đáp ứng được yêu cầu quản lý giám sát tài sản tiền vốn của công ty. Với khối lượng công việc rất lớn nhưng do có tinh thần trách nhiệm và khả năng thích ứng cao nên công tác kế toán đã được tiến hành một cách đầy đủ, kịp thời, các báo cáo đều lập đúng hạn.
Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty không tránh khỏi những tồn tại, những vấn đề chưa hoàn toàn hợp lý, chưa thật tối ưu. Xuất phát từ những điểm tồn tại trong tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau:
ý kiến 1: Công ty cần tổ chức, bố trí lại các phần hành kế toán cho các nhân viên kế toán. Theo em thì các phần hành kế toán công ty nên bố trí một người để tránh tình trạng mất cân đối về số lượng công việc, sổ sách và thời gian giữa các nhân viên. Đồng thời việc bố trí đồng đều, hợp lý về các phần hành kế toán sẽ khuyến khích những nhân viên kế toán làm tốt hơn phần công việc của mình từ đó xử lý, cung cấp kịp thời, chính xác thông tin về các hoạt động kinh tế diễn ra trong toàn công ty cho ban lãnh đạo, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả hơn.
ý kiến 2: Về việc sử dụng TK 157
Hiện nay ở công ty Da giầy Hà nội có áp dụng phương thức gửi bán nhưng công ty không sử dụng TK 157 "Hàng gửi bán" khi chuyển giao hàng cho khách hàng mà hàng đó chưa xác định là tiêu thụ. Việc xuất hàng ở công ty dù trả ngày hay chậm trả đều xác định doanh thu bán hàng và tính thuế GTGT đầu ra. Điều này dẫn đến việc bất tiện khi hàng đó trả vào kỳ sau. Hơn nữa việc xác định doanh thu bán hàng khiến công ty luôn phải tính thuế GTGT ngay cả khi hàng chưa chắc chắn là tiêu thụ. Vì vậy theo tôi công ty nên đưa TK 157 vào sử dụng để theo dõi hàng gửi bán ở các đại lý tại Hà nội và không phải chịu thuế khi hàng chưa xác định là tiêu thụ. Hơn nữa việc làm này nhằm để tính chính xác doanh thu bán hàng hơn khi có hàng nhập trả lại.
Cách hạch toán như sau:
Khi xuất hàng Nợ TK 157
Có TK 155.
Khi xác định là tiêu thụ: Nợ TK 632
Có TK 157
ý kiến 3: Hoàn thiện công tác kế toán tổng hợp thành phẩm
Vấn đề 1: Về việc hạch toán xuất thành phẩm
Để hạch toán tổng hợp thành phẩm cuối tháng kế toán lập "bảng tổng hợp nhập xuất thành phẩm" Trong phần xuất thành phẩm ngoài việc xuất thành phẩm để bán kế toán hạch toán một số trường hợp xuất khác (xuất biếu tặng, chào hàng, tái chế...) như sau:
* Khi xuất biếu tặng kế toán ghi: Nợ TK 642
Có TK 155
Theo cách hạch toán này chứng tỏ doanh nghiệp không xác định đây là trường hợp xuất có doanh thu và tính thuế GTGT. Mặt khác việc xuất biếu tặng công ty hạch toán vào chi phí QLDN. Theo em mọi trường hợp xuất hàng (trừ xuất tái chế) đều phải hạch toán giá vốn hàng bán và doanh thu riêng trường hợp xuất biếu tặng kế toán phải hạch toán thuế GTGT đầu ra và không được hạch toán vào chi phí QLDN mà phải được trang trải bằng quỹ khen thưởng phúc lợi cho nên hạch toán các khoản đó như sau:
Khi xuất biếu tặng, quảng cáo:
Xác định giá vốn hàng bán:
- Xác định giá vốn hàng bán theo định khoản Nợ TK 632
Có TK 155
- Xác định doanh thu bán hàng và số thuế GTGT phải nộp.
Trường hợp xuất biếu tặng Nợ TK 431
Có TK 3331
Có TK 511
Trường hợp xuất chào hàng quảng cáo Nợ TK 641
Có TK 512
(không phải nộp thuế GTGT đầu ra)
* Khi xuất tái chế kế toán ghi : Nợ TK 627
Có TK 155
ở công ty có trường hợp thành phẩm sau khi đã kết thúc quy trình công nghệ nhập kho phát sinh sự cố hỏng hóc, mất màu.... phải đem đi tái chế lại. Những sản phẩm này đã trải qua các giai đoạn của quá trình sản xuất nên bản thân nó khi nhập kho đã bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Chính vì vậy khi thành phẩm kém phẩm chất phải đem đi tái chế kế toán nên hạch toán như sau:
Nợ TK 154
Có TK 155
Vấn đề 2: Trên bảng tổng hợp nhập xuất thành phẩm kế toán chỉ phản ánh được phần nhập trong tháng (ghi nợ TK 155 ghi có các TK) và phần xuất trong tháng (ghi nợ các TK ghi có TK 155) không phản ánh được số thành phẩm tồn kho mặc dù việc xác định số tồn kho là rất quan trọng vì không xác định được số tồn kho là không theo dõi và quản lý được số hiện có của thành phẩm. Vì vậy khi lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn kế toán nên phản ánh cả số tồn đầu tháng, số tồn cuối tháng của tất cả các loại thành phẩm trên hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho thành phẩm có mẫu như sau:
Phương pháp lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho thành phẩm.
- Căn cứ vào số tồn cuối tháng trước để ghi vào số tồn đầu tháng này
- Căn cứ vào phần nhập xuất kho trên sổ chi tiết thành phẩm kế toán ghi vào phần ghi nợ TK 155 có các TK hoặc có TK 155 nợ các TK.
- Số tồn cuối tháng được tính theo công thức.
Tồn cuối tháng = tồn đầu tháng + nhập trong tháng - xuất trong tháng.
ý kiến 4: Hoàn thiện công tác theo dõi công nợ trên sổ chứng từ TK 131 và bảng kê 11
ở công ty để theo dõi chi tiết công nợ của khách hàng kế toán sử dụng "sổ chi tiết thanh toán với người mua". Sổ được mở cho từng khách hàng theo dõi cả những hoá đơn chưa thanh toán và những hoá đơn thanh toán ngay. Cách ghi số như vậy rất phức tạp, gây khó khăn cho việc lập bảng kê số 11 và có sự trùng lặp trong việc ghi sổ chi tiết 131 và sổ chi tiết tiêu thụ. Bên cạnh đó khi theo dõi các khoản phải thu của khách hàng kế toán không ghi riêng doanh thu và thuế GTGT mà tổng hợp hai khoản này ghi có doanh thu. Ví dụ hoá đơn số 0366740 ngày 10/1 xí nghiệp Minh Xuân mua 1538,5 bia da bò boxcal với tổng doanh thu là 27.693.300 thuế GTGT : 2.769.330 khi thể hiện trên sổ khi tiết 131 kế toán không tách riêng thuế và doanh thu dẫn đến chỉ tiêu doanh thu trên các sổ kế toán không khớp nhau. Theo tôi khi phản ánh vào Sổ chứng từ 131 kế toán nên tách riêng doanh thu và thuế, đặc biệt là trường hợp với một hoá đơn khách hàng chỉ thanh toán một phần còn một phần nợ lại doanh nghiệp thì kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT ghi:
Nợ TK 131
Có TK 3331
Có TK 511
Sau đó căn cứ vào chứng từ thanh toán kế toán ghi giảm khoản phải thu ghi: Nợ TK 111
Có TK 131
Và để giảm bớt khối lượng ghi chép nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong công tác theo dõi công nợ của từng khách hàng kế toán nên mở SCT thanh toán với người mua.
Để theo dõi công nợ của các khách hàng, được chính xác tránh trường hợp chỉ tiêu doanh thu trên bảng kê số 11 không khớp với NKCT số 8 và phù hợp với sổ chi tiết 131 kế toán cần bổ sung thêm cột thuế GTGT (TK 3331) vào phần ghi nợ TK 131 có các TK.
ý kiến 5: Về việc ghi chép doanh thu
Công ty da giầy Hà nội có nhiều khách hàng lớn tỷ trọng doanh thu của họ trong tổng số doanh thu của doanh nghiệp khá cao số lượng hàng của họ trong mỗi hoá đơn thường lớn. Do vậy khi viết hoá đơn họ phải vận chuyển hàng nhiều lần mới hết, lượng hàng chưa đi được họ gửi lại ở kho công ty. Như vậy giữa lượng thực xuất và lượng hàng xuất bán ghi trên hoá đơn sẽ có sự chênh lệch. Sau khi nhận được hoá đơn GTGT do phòng kinh doanh chuyển sang, kế toán sẽ ghi vào SCT doanh thu căn cứ vào số hàng xuất bán ghi trên hoá đơn. Theo quy định hiện hành doanh thu chỉ được ghi nhận khi thoả mãn hai điều kiện.
- Hàng đã chuyển cho khách, lao vụ dịch vụ đã thực hiện.
- Khách hàng đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Như vậy việc ghi số doanh thu khi hàng còn đang ở trong kho của công ty là vi phạm điều kiện thứ 1. Trên góc độ kiểm tra việc ghi số như trên sẽ ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu "có thật" và "đúng kỳ" của chỉ tiêu doanh thu trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khi nghiệp vụ này phát sinh vào cuối tháng mà hàng đến tháng sau mới giao kết.
Để giải quyết vấn đề này công ty có thể mở thêm TK 003 (TS, hàng hoá nhận gửi hộ). Khi khách đến nhận hàng phần hàng còn gửi lại kế toán ghi nợ TK 003 khi khách đến lĩnh tiếp hàng, kế toán sẽ ghi đón có TK 003. Nếu làm như vậy thì việc ghi sổ doanh thu khi vừa nhận được hoá đơn GTGT và PXK là hoàn toàn hợp lệ.
ý kiến 6: Hoàn thiện việc hạch toán doanh số hàng bán trả lại:
ở công ty khi có hàng bán trả lại ngoài việc kế toán hạch toán nghiệp vụ nhập kho kế toán còn hạch toán doanh số hàng bán trả lại vào sổ chi tiết TK532 như sau:
Nợ TK 532
Có TK 111, 112, 131.
Kế toán đã không tách riêng số thuế GTGT đầu ra giảm đi mà hạch toán toàn bộ vào doanh số hàng bán trả lại. Việc hạch toán như vậy sẽ ảnh hưởng tới việc xác định số thuế GTGT đầu ra vì khi bán hàng kế toán phản ánh số thuế GTGT tương ứng với số hàng đã bán nhưng khi có hàng trả lại kế toán không phản ánh số thuế GTGT tương ứng với số hàng trả lại này.
Bên cạnh đó khi xác định doanh thu thuần kế toán lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ trong đó có doanh số hàng bán bị trả lại mà trong trường hợp hạch toán như trên sẽ làm cho doanh số hàng bán trả lại tăng lên và doanh thu thuần giảm xuống ảnh hưởng tới việc xác định thu nhập của doanh nghiệp.
Theo em để phản ánh chính xác kế toán nên hạch toán như sau:
Nợ TK 532
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112, 131
kết luận
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ có một ý nghĩa sống còn đối với mọi doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra cho bất kỳ công ty nào là làm sao khâu tiêu thụ đạt hiệu quả cao nhất và được theo dõi, quản lý một cách chính xác nhất. Kế toán nói chung và kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm nói riêng đã, đang và sẽ là một công cụ quan trọng phục vụ cho mục tiêu đó.
Công ty da giầy Hà Nội sau nhiều năm trưởng thành và phát triển đã xây dựng được cho mình một bề dầy thành tích. Đến nay, việc tổ chức công tác kế toán TP và tiêu thụ TP của công ty đã đi vào nề nếp, được vận dụng một cách sáng tạo với nhiều ưu điểm mà các doanh nghiệp khác khó lòng có được. Tuy nhiên, kế toán TP và tiêu thụ TP ở đây cũng không tránh được một vài sơ sót, tồn tại nhỏ.
Xuất phát từ thực trạng và những tồn tại cần hoàn thiện trong tổ chức công tác kế toán TP và tiêu thụ TP ở công ty, em đã đưa ra một hệ thống 10 kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa tổ chức công tác kế toán TP và tiêu thụ TP ở công ty. Các giải pháp này muốn phát huy tác dụng phải thực hiện một cách đồng bộ, và phải được sự quan tâm của các nhân viên phòng kế toán cũng như một số phòng liên quan.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Gs. Lương Trọng Yêm, các cô chú trong phòng kế toán công ty và các bạn đã giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn này.
Phụ lục 1:
TK 154
TK 157
TK 338
TK 911
TK 632
TK 155
TK 138
1
4b
6
3
5
7
2
4a
(1). Nhập kho thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công chế biến căn cứ vào giá thành sản xuất thực tế.
(2). Xuất kho để giao bán hay trả lương công nhân viên, đổi vật tư hàng hoá
(3). Trị giá thực tế thành phẩm xuất gửi đi bán hoặc xuất cho cơ sở nhận đại lý, ký gửi.
(4) kiểm kê phát hiện thừa thiếu thành phẩm
(5) sản xuất xong không nhập kho mà giao bán hoặc gửi bán đại lý ngay
(6) Đối với thành phẩm hàng hoá lao vụ dịch vụ để gửi bán lúc này mới xác định là tiêu thụ.
Phụ lục 2:
TK 631
TK 155, 157
TK 632
TK 911
1
3
4
3
2
(1) Kết chuyển giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ.
(2) Giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành nhập kho , giá thành lao vụ dịch vụ đã hoàn thành.
(3) Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê thành phẩm tồn kho (trong kho và đang gửi bán chưa được xác định là tiêu thụ)
(4) kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm xuất kho đã được xác định là tiêu thụ để tính kết quả kinh doanh .
Phụ lục 3:
TK 632
TK 531
TK 131
TK 911
TK 111, 112
TK 154, 155 (611)
TK 3331
1
3b
4
2
3a
TK 111, 112
TK 511
1. Phản ánh giá vốn hàng bán bị trả lại nhập kho
2. Chi phí liên quan đến hàng bán bị trả lại
3a. Doanh số hàng bị trả lại trừ vào tiền phải thu hoặc thanh toán với người mua
3b. Phản ánh số tiền trả lại cho người mua hoặc giảm khoản phải thu về thuế GTGT của hàng bán bị trả lại.
4. Kết chuyển doanh số hàng bán bị trả lại.
Phụ lục 4:
TK 632
TK 155, 156 (611)
Giá vốn hàng bị trả lại
Doanh nghiệp đã nhận lại
TK 531
TK 511
TK 3331
TK 131, 111, 112
Doanh số hàng bán trả lại
Kết chuyển doanh số hàng hoá trả lại
Giảm thuế GTGT về số hàng hoá bị trả lại
Phụ lục 5:
TK 334
TK 338
TK 152
TK 153
TK 111,112
TK 214
TK 142
TK 331
TK 641
TK 111, 112
TK 911
TK 142
TK 335
1
7a
7b
2
3
4
5
6
9
10
11
(1) Tiền lương phụ cấp phải trả nhân viên bán hàng, đóng gói, bảo quản...
(2) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương nhân viên
(3) Trị giá vật liệu xuất dùng cho khâu bán hàng
(4) Trị giá công cụ dụng cụ đồ dùng tính vào chi phí bán hàng
(5) Trích khấu hao TSCĐ
(6) Chi phí dịch vụ thuê ngoài
(7) Trường hợp có trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ
7a. Khi chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh
7b. Trích trước CF sửa chữa TSCĐ
8. Trường hợp doanh nghiệp có kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ
9. Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng (nếu có)
10. Kết chuyển chi phí bán hàng
Phụ lục 6:
Đơn vị tính: 1000đ
Stt
Chỉ tiêu
2001
2002
So sánh 2002/2001
Chênh lệch
%
1
Doanh thu
15.286.280
17.258.026
1.971.746
112,9
2
Lợi nhuận trước thuế
885.120
985.150
100.030
111,3
3
Nộp ngân sách
192.101
215.840
4
Lợi nhuận sau thuế
693.109
769.310
76.291
111
5
Vốn kinh doanh:
Vốn cố định
Vốn lưu động
20.005.000
12.018.000
7.987.000
21.712.071
13.320.000
8.392.071
1.707.071
1.302.000
405.071
108,5
110,8
105,1
6
Thu nhập BQ CNV
4.746
5.038
292
106,2
Phụ lục 7:
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
giám đốc
Phó Giám đốc
phụ trách sản xuất
Phó Giám đốc
phụ trách nội địa
Phó Giám đốc
phụ trách nội chính
Phòng sản xuất
Phòng tổng hợp
Phòng Tài chính Kế toán
Phòng Nội địa
Phòng xuất nhập khẩu
EVA
Bồi chặt
May
Gò
Hoàn tất
Cơ điện
Phụ lục 8:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán TSCĐ, NVL
Thủ quỹ
Kế toán thành phẩm
Kế toán thanh toán
Phụ lục 9:
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái TK 152
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
Bảng kê
Báo cáo tài chính
Trình tự ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Phụ lục 10:
Hệ thống báo cáo nội bộ
STT
Tên báo cáo
Nơi lập
Nơi nhận
1
Báo cáo ngày
- Báo cáo quỹ THươNG MạI
- Báo cáo tiêu thụ trong ngày
- Báo cáo N, XT kho TP
P. Kế toán
P. Kinh doanh
P. Kinh doanh
BGĐ
BGĐ, P. KH
BGĐ, BPQL kho, KTT
2
Báo cáo định kỳ (10 ngày)
- Báo cáo tình hình tiêu thụ
- Báo cáo tình hình công nợ, tài chính
P. Kinh doanh
P. Kế toán
BGĐ
BGĐ
3
Báo cáo tháng
- Kết quả SX và phân tích kết quả SX của từng phân xưởng
- Bảng sử dụng vật tư của từng PX
- Bảng tổng hợp tình hình công nợ
- Tình hình thu chi tài chính
- Tình hình cung cấp và bảo quản vật tư
P. Kế hoạch
P. Kế hoạch
P. Kế toán
nt
Bộ phận quản lý kho
BGĐ, Kế toán trưởng, các quản đốc PX
nt
BGĐ, P. Kinh doanh
BGĐ
BGĐ, Kế toán trưởng
4
Báo cáo quý
- Tiêu thụ SP chi tiết cho từng chủng loại
- Biểu tính thưởng, chiết khấu
P. Kinh doanh
nt
BGĐ, Kế toán trưởng
nt
Phụ lục 11:
Công ty da giầy Hà Nội
Bộ phận kiểm nghiệm
Phiếu kiểm nghiệm nhập kho
Số 12 ngày 05/01/2003
Ngày sản xuất : Tháng 1
Loại sản phẩm : Da mềm
Quy cách : Bò boxcal B
Số lượng : 10200 bia
Kết luận : đủ tiêu chuẩn
Đề nghị : Nhập kho
Cán bộ kiểm nghiệm
Phụ lục 12: Trình tự luân chuyển chứng từ nhập kho thành phẩm
Thành phẩm
Kho Thành phẩm
Thủ kho lập phiếu nhập kho
Thống kê phân xưởng (liên 1)
Thủ kho ghi thẻ kho (liên 4)
Kế toán thành phẩm (liên 2)
Phòng kế hoạch (liên 3)
PNK
2a
2b
2c
2d
1
1. Sau khi đã được bộ phận kiểm nghiệm chấp nhận nhập kho. Thủ kho nhập kho, lập phiếu nhập kho.
2a. Một liên giao cho thống kê phân xưởng
2b. Một liên giao cho kế toán thành phẩm. Khi lấy chứng từ kế toán phải ký nhận vào phiếu giao chứng từ.
2c. Một liên giao cho phòng kinh doanh
2d. Liên còn lại thủ kho giữ liên này kèm với phiếu kiểm nghiệm nhập kho.
Phụ lục 13: Chứng từ nhập kho TP
Đơn vị: Công ty SX- TM và DV da giầy Hà Nội
Địa chỉ: 26 Lê Đại Hành- Hà Nội
Mẫu số 01 VT
QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1/11/1995 của BTC
Phiếu nhập kho Số 12
Ngày 5 tháng 1 năm 2003
Họ tên người giao hàng: Phân xưởng da keo
Theo PKN nhập kho số 12 ngày 5-1-2003 của bộ phận kiểm nghiệm
Nhập tại kho: Thành phẩm
STT
Tên nhãn hiệu quy
cách phẩm chất
Mã
số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành
tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
1
Bò boxcal B
bia
10.200
10.200
Cộng
10.200
10.200
Cộng thành tiền:
Nhập, ngày 5/1/2003
Phụ trách cung tiêu
Người giao hàng
Kế toán trưởng
Thủ kho
Phụ lục 14: Trình tự luân chuyển chứng từ xuất kho
Phòng kinh doanh lập 4 liên xuất
Phòng kinh doanh
Ghi thẻ kho
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ
Khách hàng
Thẻ kho
1
2
4
3
1. Phòng Kinh doanh lưu liên gốc
2. Giao cho thủ kho 1 liên để làm căn cứ ghi thẻ kho
3. Định kỳ thủ kho gửi liên cho phòng kế toán 1 liên
4. Thủ kho sau khi kiểm tra mọi thủ tục hợp lý ký nhận, giao hàng và chuyển 1 liên cho khách hàng.
Phụ lục 15: Chứng từ xuất kho
Đơn vị: Công ty SX- TM DV da giầy Hà Nội
Địa chỉ: 26 Lê Đại Hành- Hà Nội
Phiếu xuất kho Số 29
Ngày 9/1/2003
Xuất cho:
Xuất tại: kho thành phẩm
STT
Tên nhãn hiệu quy
cách phẩm chất
Mã
số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành
tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
1
Bò boxcal B
bia
1.296
Cộng
Cộng thành tiền:
Nhập, ngày 6/1/2003
Phụ trách cung tiêu
Kế toán trưởng
Thủ kho
Phụ lục 16: Hoá đơn GTGT
Mẫu số 01 GTGT-3LL
Hoá đơn GTGT
(Liên 3 - dùng để thanh toán)
Ngày 6/1/2003
No: 0366725
Đơn vị bán hàng: Công ty da giầy Hà Nội
Địa chỉ: 26 Lê Đại Hành- Hà Nội
Mã số thuế: 0100101315
Họ tên người mua: A. Du - Xí nghiệp Minh Xuân
Hình thức thanh toán: tiền mặt
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
4
5
6
Bò boxcal B
bia
1296
18.000
23.328.000
Thuế suất VAT: 10% Cộng tiền hàng: 23.328.000
Thuế GTGT: 2332.800
Tổng cộng tiền thanh toán: 25.660.800
Người mua Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Phụ lục 17:
Công ty da giầy Hà Nội
Sổ cái
TK 155
Số dư đầu năm
Nợ
Có
1976. 390.000
Ghi có các TK ghi nợ TK này
Tháng 1
.....
Tháng 12
Cộng
Có TK 154
Có TK 632
1.544.320.000
38.936.000
Cộng số phát sinh nợ
1.583.256.000
Tổng số phát sinh có
701.298.860
Nợ
Số cuối tháng
Có
2.858.347.200
Công ty da giầy Hà Nội Sổ cái
TK 632
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi có các TK ghi nợ TK này
Tháng 1
.....
Tháng 12
Cộng
Có TK 155
Có TK 152
673.891.000
60.783.000
Cộng số phát sinh nợ
734.674.000
Tổng số phát sinh có
734.676.000
Nợ
Số cuối tháng
Có
Phụ lục 18:
Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra
Tháng 01 năm 2003
Tên cơ sở kinh doanh: Công ty SX- TM và DV da giầy Hà Nội
Mã số thuế: 01-00101315-1
Địa chỉ: 26 Lê Đại Hành- Hà Nội
Chứng từ
Tên khách hàng
Doanh số bán chưa có thuế
TS
Số tiền thuế
Số
Ngày
0366711
2/1
A. Tuấn cửa hàng 13 chợ HB
16.500.000
10%
1.650.000
0366714
3/1
Cty TNHH Tuấn Thành
7.840.000
-
784.000
0366718
5/1
A, Sinh Lĩnh Nam
53.900.000
-
5.390.000
0366725
6/1
XN Minh Xuân
23.328.000
-
2.332.800
03036730
7/1
--
25.004.410
-
2.500.410
0366740
10/1
-
30.462.000
-
3.046.200
0366749
15/1
A. Trường Kim Liên
30.096.000
-
3.096.000
0366763
23/1
XN Minh Xuân
17.825.000
-
1.783.500
0336785
29/1
-
-
036780
29/1
Công ty giầy Hiệp Hưng
95.624.000
-
9.624.000
....
858.491.500
85.849.150
Phụ lục 19:
Tờ khai thuế GTGT
tháng 1/2003
Tên cơ sở kinh doanh: Công ty SX- TM và DVda giầy Hà Nội MST: 01-00101315
STT
Chỉ tiêu kê khai
Doanh số (chưa có thuế)
Thuế GTGT
1
Hàng hoá dịch vụ bán ra
907.079.150
2
Hàng hoá dịch vụ chịu thuế VAT
858.499.150
85.849.150
a
Hàng hoá xuất khẩu thuế suất %
b
Hàng hoá chịu thuế xuất 5%
c
Hàng hoá chịu thuế suất 10%
858.499.150
85.849.150
d
Hàng hoá chịu thuế suất 20%
3
Hàng hoá dịch vụ mua vào
346.410.000
4
Thuế GTGT HH dịch vụ mua vào
340.410.000
34.410.000
5
Số thuế VAT được khấu trừ
34.410.000
6
Số thuế GTGT phải nộp, đượcthoái trong kỳ
51.439.150
7
Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua
a
Nộp thiếu
b
Nộp thừa
8
Số thuế GTGT đã nộp trong tháng
9
Số thuế GTGT được hoàn trả
10
Số thuế VAT phải nộp trong tháng này
Phụ lục 20:
Công ty da giầy Hà Nội
Bảng kê số I
Tháng 1 năm 2003
Số dư đầu kỳ
Ngày,
tháng
Ghi nợ TK 111 và có các TK
Cộng nợ
TK131
TK112
TK141
TK5112
TK5115
TK331
TK 642
Tập 1 (1/1-10/1)
208756000
100000000
28800000
52000000
3000000
5500000
398.056.000
Tập 2 (11/1-20/1)
192000000
250000000
2390000
70300000
2700000
7570000
524.960.000
Tập 3 (21/1-30/1)
280609900
100000000
115897240
3500000
11939724
2000000
513.946.860
681365900
450000000
31190000
238197240
9200000
25009724
2000000
1.436.920.800
Phụ lục 21:
Phiếu thanh toán chiết khấu Số 03
Họ và tên người được CK: A. Du
Đơn vị: Xí nghiệp Minh Xuân
Số HĐ: 0366725
Lý do CK: CK thanh toán 0,5%
Số tiền CK: 1.283.000
Phụ lục 22:
Sổ chi tiết "hỗ trợ khách hàng"
Tháng 1 năm 2003
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số
tiền
Trong đó
Số HĐ
Số phiếu CK
Bò boxcal B
Trâu curoa
Da bò găng
...
0366725 6/1
03
XN Minh Xuân (CKTT)
111
1283000
1296
0366718 5/1
01
A. Sinh Lĩnh Nam (CKTT)
112
1650000
5000
0366720 5/1
02
A. Huấn Đại La (CKTT)
111
1100000
3100
036694 30/1
04
XN dịch vụ TDTT (CKBH8)
111
6138000
Cộng
10171000
Phụ lục 23:
Sổ chi tiết tài khoản 531
Tháng 1 năm 2003
Chứng từ
Tên đại lý
Loại hàng
Số lượng
Số tiền
Tính toán
PN 57 13/1
CH đại lý
45 chợ Hoà Bình
Da bóng váng
5000bia
8000đ/bia
Nợ TK 531 44.000.000
Có TK 131 14.000.00
PN 109 22/1
CH đại lý
7Hàng Thiếc
Keo CN
520kg
16500đ/bia
Nợ TK 531 9438.000
Có TK 131 9.438.000
Tổng cộng
45.580.000
Phụ lục 24:
Sổ chi tiết TK 532
Tháng 1/2003
Đối tượng: Chi nhánh thành phố Vinh
Tên sản phẩm được giảm
Số lượng sản phẩm
Đơn giá
Số tiền được giảm
TK đối ứng
Được trả bằng sản phẩm
Cũ
Mới
1
2
3
4
5=2x(4-3)
6
7=5:4
Trâu curoa
1020
40.000
35.000
5.100.000
112
Da trâu gông
2516
17.500
14.800
6.793.200
111
Da trâu đế
11.059,5
35.000
34200
8.847.600
111
Cộng
20.740.800
Phụ lục 25:
Công ty Da giầy Hà nội
Sổ cái
TK : 511
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi có các TK ghi Nợ TK này
Tháng 1
...
Tháng 12
Cộng
Ghi Nợ TK 521
10.171.000
Ghi có TK 531
20.740.800
Ghi có TK 531
53.438.000
Ghi có TK 911
822.729.35
Cộng số phát sinh nợ
907.079.150
Tổng số phát sinh có
907.079.150
Nợ
Dư cuối tháng
Có
Phụ lục 26:
Công ty Da giầy Hà nội
Sổ cái
TK : 521
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi có các TK ghi nợ TK này
Tháng 1
...
Tháng 12
Cộng
Ghi có TK 111
8.521.000
Ghi nợ TK 112
1.650.000
Cộng số phát ính nợ
10.171.000
Tổng số phát sinh có
10.171.000
Nợ
Số dư cuối tháng
Có
Phụ lục 27:
Sổ cái
TK 531
Ghi có các TK ghi nợ TK này
Tháng 1
...
Tháng 12
Cộng
Ghi nợ TK 131
48.580.000
Cộng số PS nợ
48.580.000
Tổng số PS có
48.580.000
Nợ
Số dư cuối tháng
Có
Phụ lục 28:
Sổ cái
TK 532
Ghi có các TK, ghi nợ TK này
Tháng 1
...
Tháng 12
Cộng
Ghi có TK 111
15.640.800
Ghi có TK 112
5.100.000
Cộng số PS Nợ
20.740.800
Cộng số PS có
20.740.800
Nợ
Số dư cuối tháng
Có
Phụ lục 29:
Đơn vị: Công ty da giầy Hà Nội Năm 2003
Sổ chi tiết TK 991
Mặt hàng : Bò boxcal B
Giá vốn
hàng bán
Doanh
thu
Các khoản giảm doanh thu
CFBH
CF
QLDN
Lãi lỗ
CK
Giảm giá
Hàng trả lại
Tháng 1
181272020
212.081.400
1.283.000
-
-
7590326
1820.147
3635007
Tháng 2
Tháng ...
Tháng 12
Cộng
Lời nói đầu
Không phải chỉ đến khi nền kinh tế thị trường ra đời, người ta mới biết đến vai trò của việc tiêu thụ sản phẩm đối với sản xuất và tiêu dùng. Lý thuyết và thực tiễn đều chứng minh rằng tiêu thụ là một mắt xích không thể tách rời trong vòng tuần hoàn sản xuất - tiêu thụ - phân phối. Và nền kinh tế thị trường càng phát triển thì người ta càng chú ý nhiều hơn đến khâu tiêu thụ thậm chí trong một chừng mực nào đó tiêu thụ đã tách khỏi vai trò thụ động, phụ thuộc của mình để tác động trở lại đối với khâu sản xuất được coi là quan trọng nhất. Ngày nay trong bối cảnh của nền kinh tế đang phát triển không ngừng ở nước ta cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ nói riêng đã được đổi mới hoàn thiện không ngừng để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế doanh nghiệp là đơn vị trực tiếp tạo ra của cải vật chất cung cấp sản phẩm, lao vụ, dịch vụ cho xã hội do đó nó giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Muốn vậy các doanh nghiệp cần phải sử dụng công cụ quản lý có hiệu quả trong đó công tác kế toán đặc biệt là công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm là một trong những công cụ quản lý có hiệu quả nhất.
Trong những năm qua Công ty da giầy Hà Nội không ngừng đầu tư chiều sâu, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã mặt hàng, nâng cao chất lượng và hạ thấp giá thành sản phẩm tìm được chỗ đứng cho mình trở thành niềm tự hào của nền sản xuất Việt Nam. Đạt được những thành tích đó phải kể đến sự đóng góp hết sức lớn lao của công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Nói chung công tác kế toán này đã được đổi mới kịp thời nhằm phát huy tác dụng trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại những vấn đề cần tháo gỡ và hoàn thiện.
Xuất phát từ mặt lý luận và thực tiễn đặt ra cho công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm sau khi đi sâu vào khảo sát nghiên cứu tình hình thực tế về công tác kế toán này ở công ty tôi đã chọn nghiên cứu đề tài"Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty thương mại sản xuất và dịch vụ da giầy Hà Nội" với mong muốn rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp của mình, có điều kiện tìm hiểu thực tế và đề xuất các giải pháp không ngừng hoàn thiện công tác kế toán ở công ty.
Ngoài lời nói đầu và kết luận bản luận văn gồm 3 chương:
Chương I:
Tổ chức công tác kế toán TP và tiêu thụ TP trong các doanh nghiệp.
Chương II:
Thực trạng tổ chức công tác kế toán TP và tiêu thụ TP ở công ty da giầy Hà Nội.
Chương III:
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán TP và tiêu thụ TP ở Công ty da giầy Hà Nội.
Do trình độ còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn chưa nhiều nên em rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn để hiểu được vấn đề một cách sâu sắc hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn rất tận tình và đầy trách nhiệm của thầy giáo Gs. Lương Trọng Yêm, các cô chú nhân viên phòng tài chính - kế toán của công ty da giầy Hà Nội đã giúp em hoàn thành bản luận văn này.
Danh mục tài liệu tham khảo
Các giáo trình kế toán của trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội.
Hướng dẫn thực hành hạch toán kế toán, bài tập và lập báo cáo tài chính- Nguyễn Văn Nhiệm- NXB Thống kê
Hướng dẫn thực hành ghi chép chứng từ và sổ kế toán trong các loại hình doanh nghiệp- Nguyễn Văn Nhiệm- NXB Thống kê
Hệ thống kế toán doanh nghiệp- NXB Tài chính
Hướng dẫn thực hiện 4 và 6 chuẩn mực kế toán- NXB Tài chính
Tài liệu của Công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ Da giầy Hà Nội
Mục lục
Trang
Lời nói đầu
chương i: Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và
tiêu thụ thành phẩm ở các doanh nghiệp
1
I. Thành phẩm - tiêu thụ, vai trò của kế toán thành phẩm tiêu thụ ở các doanh nghiệp
1
1. Khái niệm và đặc điểm của thành phẩm
1
2. Khái niệm và đặc điểm của tiêu thụ
2
3. Vai trò nhiệm vụ của kế toán thành phẩm và tiêu thụ
3
II. Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp
4
1. Đánh giá thành phẩm:
4
1.1. Đánh giá thành phẩm theo giá thực tế.
4
1.2. Đánh giá thành phẩm theo giá hạch toán.
6
2. Kế toán thành phẩm
6
2.1. Kế toán chi tiết thành phẩm.
6
2.2. Kế toán tổng hợp thành phẩm
7
3. Tổ chức kế toán tiêu thụ thành phẩm
8
3.1. Kế toán bán hàng
8
3.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
9
4. Kế toán chi phí bán hàng
9
4.1. Nội dung của chi phí bán hàng
9
4.2. Chi phí bán hàng
10
III. Các sổ kế toán được sử dụng trong kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm
10
1. Trong hình thức nhật ký chung
10
2. Trong hình thức nhật ký sổ cái
10
3. Trong hình thức chứng từ ghi sổ
10
4. Trong hình thức nhật ký chứng từ
10
Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty da giầy Hà Nội
11
I/ khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty da giầy Hà Nội trong những năm qua
11
1. Quá trình hình thành phát triển và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty
11
2. Đặc điểm tổ chức quản lý của doanh nghiệp
11
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty
12
3.1. Tổ chức bộ máy kế toán
12
3.2. Tổ chức công tác kế toán
12
II/ Thực trạng tổ chức công tác kế toán và tiêu thụ thành phẩm ở Công ty da giầy Hà Nội
13
1. Tổ chức kế toán thành phẩm
13
1.1. Đặc điểm của thành phẩm
13
1.2. Phân loại và đánh giá thành phẩm của công ty
14
1.3. Kế toán chi tiết thành phẩm
15
1.4. Kế toán tổng hợp thành phẩm
17
2. Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ ở Công ty da giầy Hà Nội
18
2.1. Các phương thức bán hàng và hình thức thanh toán
18
2.2. Kế toán bán hàng
20
2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
22
2.4. Kế toán giá vốn hàng bán
24
2.5. Kế toán chi phí bán hàng
24
2.6. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ
25
chương III: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty da giầy Hà nội
28
I/ Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty da giầy Hà nội.
28
II/ Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty da giầy Hà nội
30
kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2391.doc