Công ty đã đăng kí sử dụng hệ thống tài khoản áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên do Bộ Tài Chính ban hànhtheo quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT . Ngày 1/1/2003doanh nghiệp đã xoá bỏ các TK cũ như 821, 921 và đã bổ sung thêm các TK mới như 635, 515 theo chuẩn mực mới của Bộ Tài Chính. Tuy nhiên có một số TK mà công ty không sử dụng như 142, 335, 242 và trong năm nay doanh nghiệp đang có xu hướng đưa chúng vào sử dụng .
55 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty điện cơ thống nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chế độ tài chính trong công ty.
- Phòng bảo vệ: giúp giám đổc trong việc bảo đảm an ninh trật tự trong công ty , bảo vệ quản lí tài sản và phòng chống sự cố, bảo lụt thiên tai xảy ra.
- Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm loại bỏ các sản phẩm hỏng, lỗi trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm và kiểm tra chất lượng NVL từ các nguồn bên ngoài nhập vào .
- Phòng hành chính: có nhiệm vụ sắp xếp lịch công tác, hội nghị công ty, tiếp khách đối nội - đối ngoại của công ty, sắp xếp điều hành xe ô tô con phục vụ công tác. tiếp nhận công văn cũng như mọi yêu cầu kiến nghị của CBCNV trong công ty và báo cáo cho ban giám đốc giải quyết, quản lí tài liệu lưu trữ cũng như các trang thiết bị trong công ty .
- Phòng kĩ thuật: có nhiệm vụ quản lí, phác thảo, tạo mẫu các mẫu hàng theo xu hướng của thị trường hoặc theo đơn đặt hàng của khách hàng, tính ra các định mức hao phí NVL, sửa chữa các sự cố về máy móc .
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty .
Điện Cơ Thống Nhất là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các loại quạt với các loại quạt như: quạt trần các loại, quạt bàn các loại, quạt treo tường... Sản phẩm quạt điện của công ty chủ yếu gồm hai phần: phần cơ và phần điện .
Phần cơ của sản phẩm vớicác bộ phận chủ yếu là Rôto và Stato, nắp trước, nắp sau, cánh lưới, tất cả đều trải qua các giai đoạn chính như: đột, dập, đúc, điện, phay, bào, khoan. Phần điện bao gồm các công đoạn chính như: quấn tua bin, vào bin, tẩm sấy và cuối cùng là phần trang trí.
Sản phẩm quạt điện là sản phẩm có kết cấu tương đối phức tạp và yêu cầu quản lí kỹ thuật và nỹ thuật cao, nên quy trình công nghệ sản xuất quạt điện phải trải qua các phân xưởng sản xuất kinh doanh như sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Tổ chức sản xuất của công ty
Phân xưởng đột dập
Phân xưởng cơ khí 2
Phân xưởng cơ khí 1
Khu máy mới
Kho bán thành phẩm
Phân xưởng mạ nhựa
Phân xưởng dụng cụ
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng lắp ráp quạt trần
Kho thành phẩm
Phân xưởng lắp ráp quạt có lưới
Kho NVL
Bán thành phẩm mua ngoài
Nhiệm vụ của các phân xưởng như sau :
- Phân xưởng đột dập :
+ Pha cắt lá tôn
+ Dập cắt lá tôn, Rôto, Stato
+ ép tán Stato, dập cắt vuốt hình các chi tiết và phụ kiện khác của các loại quạt .
_ Phân xưởng cơ khí :
+ Gia công cơ khí nguội toàn bộ chi tiết các loại quạt
+ Đúc Rôto, lồng sóc các loại quạt
+ Đúc nhôm các loại chi tiết bằng nhôm
+ Gia công cơ khí bầu
_ Phân xưởng sơn mạ nhựa:
+ Mạ kẽm , mạ bóng các loại quạt
+ Hoàn thiện lưới bảo vệ quạt
+ Nhuộm cánh quạt bàn
+ Sản xuất một số loại chi tiết bằng nhựa
_ Phân xưởng lắp ráp:
+ Vào bin Stato và lắp ráp hoàn chỉnh các loại quạt
+ Quấn bin tẩm sấy các loại quạt
_ Ngoài ra để phục vụ cho việc sản xuất, công ty còn có những phân xưởng phụ trợ như: phân xưởng dụng cụ, phân xưởng cơ điện, hệ thống kho thành phẩm.
2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh :
công ty Điện Cơ Thống Nhất là một trong những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất quạt điện. Với nhiệm vụ vừa nghiên cứu vừa thiết kế mẫu, vừa tiến hành sản xuất rồi tiêu thụ, công ty đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đặc biệt là thị trường miền Bắc .
Sản phẩm quạt điện của công ty là mặt hàng có tính thời vụ cao, sản phẩm hầu như chỉ tiêu thụ mạnh vào mùa hè. Các mùa khác công ty bán được sản phẩm nhưng chủ yếu là bán cho các đại lí mua để dự trữ trước, nhưng với số lượng không lớn lắm . Vì vậy, hoạt động sản xuất cũng bị ảnh hưởng theo. Trong những tháng cao điểm , công nhân sản xuất và cán bộ phòng tiêu thụ và phòng tài vụ phải làm việc liên tục, thậm chí phải làm thêm giờ mới đáp ứng được nhu cầu khách hàng . Trong khi đó vào những tháng còn lại, hoạt động sản xuất kinh doanh có phần chững lại, sản phẩm tiêu thụ không nhiều .
Trong những năm gần đây, sản phẩm của công ty bị cạnh tranh mãnh liệt trên thị trường bởi các sản phẩm trong nước như của công ty Điện Cơ 91, công ty LiDiCo ..... và sự xâm nhập của quạt ngoại. Đặc biệt, sản phẩm quạt ngoại có mẫu mã đẹp, giá bán lại rẻ nên đây sẽ là một cản trở cho việc kinh doanh của công ty .
Nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh, công ty luôn tiến hành thiết kế nâng cao chất lượng sản phẩm , mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu khách hàng .
Hoạt động bán hàng của công ty chủ yếu là xuất bán qua kho cho các đại lí với số lượng lớn. Các đại lí này không trực thuộc của công ty mà do người mua tự lập ra. Ngoài ra công ty còn bán lẻ thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty.
Trong những năm gần đây, doanh số cuả công ty liên tục tăng. Năm 2002 là 53 742 tr.đ tăng 21,14% so với 2001 và 6 tháng đầu năm 2003 đã đạt 47 280 tr.đ gần bằng năm 2002 .
Phần II : Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại
công ty Điện Cơ Thống Nhất
I . Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì bộ máy kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp ban giám đốc trong lĩnh vực quản lí tài chính, đảm bảo công tác hạch toán ban đầu, thu thập chứng từ, ghi chép và tính toán ra một con số chính xác về giá trị sản phẩm sản xuất ra cũng như việc lên báo cáo tài chính đúng qui trình và chính xác, đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện đúng các chế độ chính sách về quản lí kinh tế của nhà nước.
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như thực tế khách quan trong hoạt động quản lí tài chính, công ty Điện Cơ Thống Nhất đã xây dựng bộ máy kế toán theo mô hình tập trung với tên gọi là phòng Tài vụ. Phòng Tài vụ phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lí thông tin trên hệ thống báo cáo của đơn vị. Và kế toán trưởng là người trực tiếp điều hành và quản lí công tác kế toán trên cơ sở phân công công việc cho các kế toán viên.
Hình thức này có ưu điểm là đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời có sự chuyên môn hoá cao trong hoạt động kế toán.
Dựa vào đặc điểm qui mô sản xuất, đặc điểm quản lí công ty cũng như mức độ chuyên môn hoá và trình độ cán bộ kế toán, phòng Tài vụ của công ty gồm 6 người và được tổ chức như sau :
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Trưởng phòng Tài vụ
Phó phòng Tài vụ, kiêm kế toán chi phí, giá thành và TSCĐ
Kế toán vật liệu, dụng cụ và tiền lương
Kế toán thuế GTGT đầu ra và thanh toán
Kế toán TGNH , thuế VAT đầu vào, thành phẩm và tiêu thụ
Thủ quỹ
* Trưởng phòng Tài vụ là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và các cơ quan pháp luật nhà nước về toàn bộ công việc của mình cũng như toàn bộ thông tin cung cấp. Trưởng phòng Tài vụ là kiểm soát viên tài chính của công ty,có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
+Kí duyệt séc, uỷ nhiệm chi và các chứng từ thanh toán đã đầy đủ thủ tục phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .
+Kí phiếu thu – chi tiền mặt phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và việc thanh toán mua bán với khách hàng .
+Kí báo cáo quyết toán quí năm đã được giám đốc kí duyệt .
+Tham mưu cho giám đốc các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực tài chính ,kế toán .
+Lập kế hoạch cân đối thu – chi hàng tháng, quí, năm phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ tài chính .
+ Lập các báo cáo tài chính định kì cũng như đột xuất gửi các cơ quan chức năng theo đúng qui định. Đáp ứng kịp thời các báo cáo về tài chính khi ban giám đốc yêu cầu .
* Phó phòng Tài vụ : Phụ trách phần hành TSCĐ, tập hợp chi phí và tính giá thành phẩm . Với nhiệm vụ như vậy, phó phòng tài vụ có trách nhiệm và quyền hạn sau
+Theo dõi chi tiết từng TSCĐ, tổng thể TSCĐ trong toàn công ty theo các tiêu chi qui định của pháp lệnh kế toán. Lưu trữ và bảo quản đầy đủ chứng từ, hồ sơ cảu tình hình tăng giảm TSCĐ, thẻ TSCĐ, sổ theo dõi chi tiết TSCĐ. Báo cáo tình hình biến động TSCĐ và các thông tin khác về TSCĐ một cách chính xác , đầy đủ cho trưởng phòng. Trích khấu hao từng quí đầy đủ, chính xác từ đó phân bổ vào chi phí sản xuất trong kì .
+Tập hợp đúng, đủ, chính xác mọi chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì hạch toán như : chi phí sản xuất trực tiếp , chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. Xác định được chi phí sản xuất dở dang đầu kì và cuối kì từ đó xác định được tổng chi phí sản xuất thực tế trong kì và xác định giá thành sản xuất sản phẩm một cách chính xác nhất. Kiểm tra đối chiếu số liệu một cách tổng hợp , phát hiện và điều chỉnh kịp thời khi có sai sót. Đảm bảo tính hợp lí, hợp lệ của chứng từ và phương pháp tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm phải theo đúng nguyên tắc hạch toán kế toán .
+ Giúp trưởng phòng trong việc tổ chức các nghiệp vụ chuyên môn, thay mặt trưởng phòng giải quyết các vấn đề về quản lí hoạt động chung cuả phòng khi trưởng phòng đi vắng .
+ Kiểm tra nghiệp vụ các phần hành hạch toán trong kì kế toán. Chịu trách nhiệm về tính chính xác trung thực của số liệu mà mình cung cấp, chịu trách nhiệm về những công việc trưởng phòng giao .
* Kế toán tiền lương và vật tư :
+Căn cứ vào số lượng lao động, thời gian và kết quả lao động của các đội gửi lên hoặc ở các phòng ban để tính đúng dủ số tiền lương, BHXH phải trả cho CBCNV hàng tháng. Tính đúng đủ chính xác số tiền BHYT, KPCĐ phải thu từ lương của CNV theo đúng chế độ qui định của Nhà Nước .
+Có nhiệm vụ ghi chép tính toán theo dõi chính xác, trung thực kịp thời về số lượng, giá trị thực tế NVL nhập – xuất- tồn. Tập hợp và phản ánh đầy đủ chính xác kịp thời NVL thiếu thừa, ứ đọng kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lí kịp thời. Đồng thời kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao NVL, phân bổ hợp lí giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất . Phải thường xuyên đối chiếu sổ sách với số lượng tồn thực tế . Lưu giữ chứng từ đầy đủ theo đúng qui định của pháp lệnh kế toán .
*Kế toán thanh toán:
+Theo dõi thường xuyên mọi hoạt động thu chi của quĩ tiền mặt, tiến hành các thủ tục thu chi như viết phiếu chi – thu sau khi có các chứng từ hợp lí hợp lệ ... từ đó giám sát được số dư tiền tại quĩ theo từng ngày. Lưu giữ chứng từ đầy đủ. Chứng từ, sổ theo dõi chi tiết tài khoản phải được cập nhật hàng ngày, thường xuyên đối chiếu số dư với thủ quĩ .
+Kiểm tra, theo dõi và thanh toán các chứng từ liên quan đến hoạt động mua và bán có phát sinh các khoản phải thu, phải trả trong qúa trình sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng quy định của công ty và pháp lệnh kế toán. Mở sổ theo dõi chi tiết công nợ khách hàng, nhà cung cấp hay người tạm ứng. Đôn đốc khách hàng trả nợ .
*Kế toán TGNH, doanh thu, thành phẩm và các khoản thuế :
+ Theo dõi, giám sát thường xuyên mọi hoạt động của các khoản tiền gửi, tiến hành theo dõi các thủ tục thu chi bằng chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng sau khi có các chứng từ hợp lệ... từ đó xác định số dư tài khoản hàng ngày. Lưu giữ chứng từ đầy đủ. Chứng từ, sổ theo dõi chi tiết phải được cập nhật hàng ngày, thường xuyên đối chiếu số dư với ngân hàng.
+ Theo dõi tình hình nhập xuất tồn thành phẩm trong kì sản xuất kinh doanh .
+ Theo dõi đúng, đủ, chính xác số lượng và doanh thu thành phẩm đã tiêu thụ được trong kì kinh doanh, từ đó xác định được số thuế GTGT phải nộp .
+ Tính đúng, đủ, chính xác số thuế GTGT đầu ra và kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kì để xác định số thuế GTGT phải nộp trong kì .
* Thủ quĩ :
+ Thu chi tiền mặt theo chứng từ thu chi khi đã có đầy đủ thủ tục hợp lí, có đủ chữ kí của trưởng phòng tài vụ, giám đốc... Vào sổ quĩ hàng ngày, tính số dư tồn quĩ hàng ngày. Cuối tháng kiểm quĩ, đối chiếu số dư với kế toán, đối chiếu số tồn thực tế với số tồn trên sổ sách .
II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của
công ty Điện Cơ Thống Nhất
1. Thông tin chung về tổ chức công tác kế toán :
_ Phương pháp hạch toán : do sản phẩm hoàn thành nhập kho liên tục nên công ty sủ dụng phương pháp kê khai thường xuyên .
_ Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: công ty sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết NVL và thành phẩm tồn kho .
_ Phương pháp tính khấu hao TSCĐ : công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
_ Phương pháp tính thuế GTGT : công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ .
_ Phương pháp xác định giá trị NVL xuất kho : công ty áp dụng phương pháp bình quân cả kì dự trữ .
_ Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang : công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính.
_ Phương pháp tính gía thành thành phẩm : giá thành thành phẩm được công ty áp dụng theo phương pháp giản đơn.
_ Phương pháp xác định thành phẩm xuất kho : công ty sử dụng phương pháp giá bình quân cả kì. Kì hạch toán của công ty là quí .
2. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán :
Công ty đã đăng kí sử dụng hầu hết các chứng từ trong hệ thống chứng từ kế toán thống nhất do bộ Tài Chính ban hành, như : Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, hợp đồng thanh lí TSCĐ .... Hoá đơn bán hàng của người bán, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức, phiếu xuất kho..... Chứng từ phản ánh lao động như bản chấm công, phiếu hoàn thành sản phẩm , giấy chứng nhận đau ốm thai sản, ..... Hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế, giấy đề nghị mua hàng, giấy đề nghị tạm ứng ,...... Phiếu thu –chi , séc chuyển khoản, bảng kiểm kê quĩ .....
Ngoài các chứng từ do Bộ Tài Chính ban hành , công ty còn sử dụng một số mẫu chứng từ do công ty tự thiết kế.
3. Hệ thống Tài khoản kế toán
Công ty đã đăng kí sử dụng hệ thống tài khoản áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên do Bộ Tài Chính ban hànhtheo quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT . Ngày 1/1/2003doanh nghiệp đã xoá bỏ các TK cũ như 821, 921 và đã bổ sung thêm các TK mới như 635, 515 theo chuẩn mực mới của Bộ Tài Chính. Tuy nhiên có một số TK mà công ty không sử dụng như 142, 335, 242 và trong năm nay doanh nghiệp đang có xu hướng đưa chúng vào sử dụng .
4. Hệ thống sổ sách kế toán
Là một doanh nghiệp Nhà Nước tiến hành sản xuất kinh doanh với qui mô vừa, số lượng các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày thương không nhiều , công ty đã đăng kí sử dụng hình thức sổ Nhật Kí – Chứng Từ ( NKCT ).
Căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra, kế toán tiến hành ghi chép vào sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp để cho ra sản phẩm cuối cùng là hệ thống báo cáo tài chính .
Sơ đồ 4: Trình tự ghi chép sổ kế toán
Chứng từ gốc và bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật Kí – Chứng Từ
Thẻ và sổ chi tiết
Sổ Cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
_Sổ tổng hợp : Căn cứ vào chứng từ gốc, bảng phân bổ, bảng kê, sổ chi tiết, kế toán ghi vào sổ tổng hợp. Sổ tổng hợp trong công ty Điện Cơ Thống Nhất bao gồm :
+ Nhật Kí – Chứng Từ số 1 ,2 ,3 ,5 ,7 ,8 ,9 ,10
+ Bảng Kê 1 ,2 ,4 ,5 ,8 ,10 ,11
+ Sổ Cái : công ty Điện Cơ Thống Nhất mở sổ Cái cho tất cả các TK mà công ty sử dụng
_Sổ chi tiết : công ty Điện Cơ Thống Nhất sử dụng các sổ chi tiết như sau :
+SCT 1 : thanh toán các khoản nợ vay
+SCT 2 : thanh toán với nhà cung cấp
+SCT 3 : sổ chi tiết bán hàng
+SCT 4 : thanh toán với người mua
+SCT 5 : sổ chi tiết TSCĐ
+SCT 6 : mở cho các TK thuộc NK 10
5. Hệ thống báo cáo
_ Đối với báo cáo tài chính : Kết thúc mỗi quí, kế toán các phần hành tiến hành tổng hợp, đối chiếu và tính ra số dư cuối kì các tài khoản, chuyển cho kế toán tổng hợp tiến hành lập báo cáo tài chính, gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo này là cơ sở để giải trình cho tất cả các hoạt động của một kì kế toán .
Công ty không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mặc dù nó có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho kế toán cũng như những người có liên quan trong việc đánh giá khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng thanh toán và dự đoán được luồng tiền trong kì tiếp theo .
_ Đối với báo cáo quản trị: Công ty không lập báo cáo quản trị định kì mà nó chỉ được lập theo yêu cầu khi cần thiết .
III. Đặc điểm các phần hành kế toán tại
công ty Điện Cơ Thống Nhất .
1. Kế toán TSCĐ
Đến cuối năm 2003 tổng Nguyên giá TSCĐ của công ty là 40 874 976 349 đ, trong đó khấu hao TSCĐ là 23 330 092 228 đ. Trong năm 2003 công ty có đưa vào một dự án với tổng vốn đầu tư hơn 10 tỷ đ bằng nguồn vốn vay, nhưng cuối năm dự án vẫn chưa hoàn thành, do đó giá trị TSCĐ năm 2003 tăng so với 2002 không đúng với mức đầu tư của dự án. Nghiệp vụ tăng TSCĐ của công ty chủ yếu là do đầu tư mua sắm từ bên ngoài, công ty không góp vốn liên doanh và cũng không nhận vốn góp liên doanh. TSCĐ của công ty giảm là do công ty tiến hành thanh lí, nhượng bán các máy móc cũ. Định kì công ty vẫn tiến hành sữa chữa máy móc thiết bị nhằm nâng cấp kéo dài tuổi thọ nhằm phục vụ tốt hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh .
1.1. Hạch toán ban đầu nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng TSCĐ trong hoạt động sản xuất và quản lí, công ty tiến hành mua sắm hoặc thanh lí TSCĐ. Mỗi khi có TSCĐ tăng thêm do mua ngoài hay đầu tư xây dựng cơ bản, công ty tiến hành lập ban kiểm nghiệm , kiểm nhận và lập “ Biên bản giao nhận TSCĐ ’’ ( Mẫu số 01-TSCĐ-BB ) .
Trong qúa trình hoạt động kinh doanh, có những TSCĐ bị hư hỏng phải sửa chữa, hoặc công ty tiến hành sửa chữa nâng cấp chúng thì sau khi hoàn thành, công ty tiến hành lập “Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa hoàn thành ’’ (Mẫu số 04-TSCĐ) .
Việc thanh lí TSCĐ là do đề xuất của phân xưởng hoặc phòng kĩ thuật. Kế toán sử dụng “Biên bản thanh lí TSCĐ ” ( Mẫu số 03- TSCĐ) .Ngoài ra trong quá trình thanh lí TSCĐ công ty còn sử dụng “ Hoá đơn bán hàng” theo mẫu do Bộ Tài chính qui định đối với trường hợp thanh lí TSCĐ .
Sau khi hoàn thành thủ tục mua hoặc bán thì bộ phận thu mua hoặc bộ phận thanh lí đem hồ sơ lên phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán. Đồng thời kế toán tiến hành lập hoặc huỷ “ Thẻ TSCĐ” .Thẻ TSCĐ sau khi được lập xong thì được đăng kí vào “ Sổ TSCĐ ’’ .
Sơ đồ 5: Quy trình luân chuyển chứng từ tăng giảm TSCĐ
Nghiệp vụ TSCĐ
Giám đốc
Hội đồng giao nhận
Kế toán TSCĐ
Bảo quản lưu trữ
Duyệt yêu cầu mua- bán
Giao nhận TSCĐ và lập chứng từ
-Lập (huỷ) TSCĐ
-Ghi sổ chtiết
-Ghi sổ tổng hợp
1.2. Hạch toán chi tiết TSCĐ
Kế toán TSCĐ theo dõi TSCĐ chi tiết theo loại và theo phòng ban, phân xưởng sản xuất. Mỗi khi đưa vào sử dụng một TSCĐ mới, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết để theo dõi khấu hao .
Để hạch toán chi tiết , kế toán sử dụng 2 mẫu sổ chi tiết :
Mẫu 1 : “ Sổ TSCĐ ”
– Sổ này được mở cho cả năm , dùng chung cho toàn doanh nghiệp
– Trên sổ này ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ, nguyên giá, tăng giảm và khấu hao .
– Căn cứ để ghi là các chứng từ tăng giảm và khấu hao
Mẫu 2 : “ Sổ tài sản theo đơn vị sử dụng ”
– Sổ này được mở cho từng phân xưởng hoặc bộ phận sử dụng
– Căn cứ để ghi là chứng từ tăng giảm
1.3. Kế toán tổng hợp TSCĐ
Công ty Điện Cơ Thống Nhất sử dụng TK 211- Tài sản cố định hữu hình- để phản ánh tình hình tăng giảm , giá trị hiện có của toàn bộ TSCĐ hữu hình .
Ngoài ra kế toán còn sử dụng những TK 214 , 331 , 111 , 112 ... để hạch toán tổng hợp TSCĐ
Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán TSCĐ
TK111 ,112 ,331 TK 211 TK 214, 811
Mua TSCĐ Thanh lí , nhượng bán
TK 133
VAT
TK 241
Xây dựng cơ bản
hoàn thành bàn giao
TK 411
Nhà nước cấp TSCĐ
Nếu TSCĐ được đầu tư mua sắm bằng quỹ đầu tư phát triển hoặc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thì kế toán ghi thêm định khoản kết chuyển nguồn:
Nợ TK 414 : quĩ đầu tư phát triển
Nợ TK 441 : nguồn vốn đầu tư XDCB
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
Theo hình thức NK-CT, các phát sinh tăng giảm TSCĐ được phản ánh ở các NK 1 ,2 ,4 , 5 ,9 , 10 tuỳ theo nguyên nhân phát sinh .
Đối với các nghiệp vụ tăng TSCĐ, tuỳ theo hình thức tăng , kế toán phản ánh vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Vdụ: nếu mua trả ngay bằng tiền thì ghi vào NK 1 hoặc 2, nếu mua chịu thì ghi vào NK 5, vay để mua thì ghi vào NK 4 , nhận vố cấp bằng TSCĐ thì ghi NK 10
Đối với các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ như thanh lí, nhượng bán kế toán ghi vào NK 9
Chứng từ tăng giảm và
khấu hao TSCĐ
NK 1,2 ,4, 5 ,10
NK 9
Thẻ TSCĐ
BK 4, 5
NK 7
Sổ Cái TK 211 , 214
Báo cáo Tài Chính
Sổ chi tiết TSCĐ
Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ
Sơ đồ 7: Quy trình ghi sổ tổng hợp TSCĐ tại công ty Điện Cơ Thống Nhất
1.4. Kế toán khấu hao TSCĐ
Tất cả các TS khi đưa vào sử dụng đều bị giảm giá trị hay còn gọi là hao mòn. Để thu hồi lại phần hao mòn của TSCĐ, kế toán tiến hành trích khấu hao TSCĐ. Đây là một biện pháp chủ quan trong quản lí .
* Công ty Điện Cơ Thống Nhất áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Mức khấu hao được tính như sau :
Mức khấu hao phải trích trong năm
=
Nguyên giá TSCĐ
*
Tỷ lệ khấu hao năm
Mức khấu hao tháng
=
Mức khấu hao năm
12
TSCĐ tăng trong tháng này thì tháng sau mới tính khấu hao. TSCĐ giảm trong tháng này thì tháng sau mới thôi tính khấu hao. Từ đó công thức tính khấu hao cho tháng như sau :
Mức khấu hao TSCĐ tháng N
=
Mức khấu hao TSCĐ tháng N-1
+
Mức khấu hao TSCĐ tăng trong tháng N
-
Mức khấu hao TSCĐ giảm trong tháng N
Công thức này là cơ sở để lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
TSCĐ sử dụng cho phúc lợi sự nghiệp thì công ty không tính khấu hao mà chỉ tính hao mòn.
* Để theo dõi tình hình hiện có , biến động tăng giảm khấu hao , kế toán sử dụng TK 214- Hao mòn TSCĐ. TK này phản ánh giá trị TSCĐ đã được khấu hao tại công ty.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK 009- Nguồn vốn khấu hao , để theo sự biến động tăng giảm , và số hiện có của nguồn vốn khấu hao TSCĐ. Đay là TK ghi đơn.
Kế toán công ty Điện Cơ Thống Nhất theo dõi khấu hao căn cứ vào đơn sử dụng TSCĐ. Hằng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao và tập hợp vào TK chi phí theo từng bộ phận sử dụng.
Cuối quí, kế toán tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao làm căn cứ để xác định giá thành thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh. Người lập phải kí tên sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt và nó trở thành chứng từ để ghi sổ kế toán.
2. Kế toán nguyên vật liệu :
2.1. Chứng từ và luân chuyển chứng từ
Nguyên vật liệu là bộ phận quan trọng tại công ty Điện Cơ Thống Nhất. Nó tham gia cấu thành nên sản phẩm. Định kì, phòng kế hoạch dựa vào nhu cầu sử dụng NVL tiến hành lập kế hoạch mua sắm NVL để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Phòng kế hoạch tiến hành mua vật tư thông qua lệnh mua vật tư được giám đốc và kế toán trưởng kí duyệt.
Trong quá trình nhập xuất NVL, kế toán sử dụng Hoá đơn mua hàng( hoá đơn GTGT), Biên bản kiểm nghiệm vật tư,hàng tồn kho, Phiếu nhập kho... Phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, hoá đơn bán hàng khi thanh lí NVL thừa, phiếu xuất kho kèm theo hợp đồng gia công chế biến.
Sơ đồ 8: Qui trình luân chuyển chứng từ :
Trách nhiệm luân
chuyển chtừ
Công việc
thực hiện
Người giao hàng
Ban kiểm nghiệm
Cbộ phòng kế hoạch
Trưởng phòng kế hoạch
Thủ kho
Kế toán HTK
1. Đề nghị được nhập
1
2. Lập biên bản kiểm nghiệm
2
3. Lập phiếu nhập kho
3
4. Kí phiếu nhập kho
4
5. Kiểm nhập hàng
5
6. Ghi sổ
6
7. Bảo quản lưu trữ
7
Người giao hàng ở đây có thể là người ngoài hoặc cũng có thể là cán bộ của công ty, đề nghị được nhập trên cơ sở chứng từ nguồn.
Ban kiểm nghiệm có thể là người của phòng kế hoạch, nếu vật tư với số lượng ít nhập thường xuyên bởi một nhà cung cấp chất lượng đảm bảo thì công ty bỏ qua bước này.
Cán bộ cung ứng căn cứ trên: hoá đơn mua hàng, phiếu kiểm nghiệm và một số giấy tờ liên quan đến vật tư để lập phiếu nhập kho. Sau đó cán bộ phòng kế hoạch chuyển phiếu nhập kho cho trưởng phòng kế hoạch kí.
Sau khi nhận phiếu nhập kho , thủ kho kiểm nhập hàng, ghi số lượng thực nhập vào phiếu nhập kho, ghi thẻ kho cho số lượng hàng nhập. Định kì giao chứng từ cho phòng kế toán.
Kế toán vật tư định kì nhận chứng từ từ thủ kho , định khoản trên phiếu nhập kho, ghi đơn giá tính thành tiền, ghi sổ tổng hợp và chi tiết HTK.
Đối với nghiệp vụ xuất kho , căn cứ vào kế hoạch sản xuất,các phân xưởng lập định mức NVL gưỉ cho thủ kho yêu cầu thủ kho xuất NVL. Thủ kho căn cứ vào chứng từ hợp lệ, viết “Phiếu xuất kho” xuất vật tư đồng thời ghi vào thẻ kho. Phiếu này gồm 3 liên : liên 1 lưu tại quyển , liên 2 giao cho người nhận hàng, liên 3 giao cho thủ kho ghi thẻ kho sau đó định kì chuyển cho kế toán vật tư.
Sơ đồ 9: Qui trình xuất NVL
Trách nhiệm
luân chuyển
Công việc
thực hiện
Phân xưởng
Thủ trưởng, kế toán trưởng
Bộ phận cung ứng
Thủ kho
Kế toán HTK
Lập ctừ xin xuất
1
Duyệt lệnh xuất
2
Lập phiếu xuất kho
3
Xuất hàng
4
Ghi sổ
5
Bảo quản, lưu giữ
6
2.2. Kế toán chi tiết NVL
Để hạch toán chi tiết NVL, kế toán công ty Điện Cơ Thống Nhất sử dụng phương pháp “ Thẻ song song” , sơ đồ luân chuyển như sau:
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Thẻ kho
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết N-X-T
Kế toán tổng hợp
Sơ đồ 10: Qui trình hạch toán chi tiết NVL
Hàng ngày, thủ kho sẽ theo dõi biến động N-X-T vật liệu về số lượng trên “Thẻ kho”, kế toán theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị ở “Sổ kế toán chi tiết” cho từng loại NVL. Cuối tháng sẽ được tập hợp vào “Bảng tổng hợp N-X-T”
Căn cứ vào chứng từ nhập – xuất NVL, thủ kho sẽ thực hiện nhập xuất vật liệu về số lượng trên thẻ kho. Mỗi loại NVL được theo dõi trên một thẻ kho. Định kì sau khi ghi vào thẻ kho, thủ kho chuyển chứng từ cho phòng kế toán.
Tại phòng kế toán, căn cứ vào chứng từ nhập kế toán ghi đơn giá tính thành tiền, kế toán NVL theo dõi cả về số lượng và giá trị trên sổ chi tiết. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ xuất, kế toán chỉ theo dõi về số lượng trên sổ chi tiết.Đến cuối quí, tiến hành tính giá bình quân cho vật liệu xuất kho, kế toán mới tính ra giá trị xuất cho từng loại. Cuối quí, kế toán lập bảng tổng hợp N-X-T, tính ra số tồn cả về số lượng và giá trị, sau đó đối chiếu với thủ kho về số lượng. Đối chiếu với kế toán tổng hợp về số lượng và giá trị.
2.3. Hạch toán tổng hợp NVL
* Tính giá nhập – xuất NVL:
Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Do đó, NVL nhập kho được kế toán đánh gía như sau :
Giá thực tế NVL nhập kho
=
Giá mua trên hoá đơn( chưa thuế GTGT)
+
Chi phí thu mua
-
Giảm giá hàng mua
-
Hàng mua trả lại
Đối với NVL xuất, công ty xác định theo phương pháp bình quân cả kì ,kì tính giá là quí:
Giá thực tế NVL xuất kho
=
Số lượng NVL xuất kho
*
Giá đơn vị bình quân cả kì
Giá đơn vị bình quân cả kì
=
Giá thực tế vật liệu tồn đầu kì và nhập trong kì
Số lượng vật liệu tồn đàu kì và nhập trong kì
* Hạch toán tổng hợp NVL:
Để hạch toán tổng hợp NVL, kế toán sử dụng TK:
TK 152: Nguyên vật liệu
TK 153: Công cụ dụng cụ
Các TK này dùng để phản ánh tình hình tăng giảm, số hiện có NVL, công cụ dụng cụ theo giá thực tế. Các TK này được mở chi tiết như sau:
152
152
152
152
152
153
153
Sơ đồ 11: Qui trình ghi sổ tổng hợp NVL
Chứng từ gốc N-X
Sổ chi tiết TK 331
NKCT
số 5
Bảng kê
số 3
Sổ cái
TK 152,153
Báo cáo tài chính
Bảng phân bổ số 2
Bảng kê
số 4,5
NKCT
Số 7
NKCT số 1,2,4,10…
3. Kế toán thanh toán với người bán
Chứng từ dùng để hạch toán nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp bao gồm hoá đơn mua hàng, hoá đơn GTGT, phiếu chi tiền mặt, giấy báo nợ....
Công ty thường mua NVL của các nhà cung cấp mang tính thường xuyên vì vậy kế toán mở “Sổ chi tiết thanh toán với nhà cung cấp” cho từng nhà cung cấp. Mỗi nhà cung cấp được mở trên một sổ riêng.
Cuối kì, từ sổ chi tiết thanh toán với nhà cung cấp, kế toán lập “Bảng tổng hợp chi tiết nhà cung cấp”.
Sơ đồ 12: Qui trình luân chuyển phiếu chi
Trách nhiệm
luân chuyển
Công việc
thực hiện
Người nhận tiền
Kế toán thanh toán
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Đề nghị chi
1
Duyệt chi
2
3
Lập phiếu chi
4
Ký phiếu chi
6
5
Xuất tiền
7
Ghi sổ
8
Bảo quản, lưu trữ
9
Sơ đồ 13: Qui trình ghi sổ tổng hợp
Chứng từ mua hàng
Sổ chi tiết thanh toán NCC
NKCT 5
Sổ Cái 331
Báo cáo tài chính
4. Hạch toán tiền lương và các khoản theo lương
4.1. Chứng từ và thủ tục:
Căn cứ vào các chứng từ ban đầu về tuyển dụng lao động, các chứng từ về điều động cán bộ, chứng từ thôi việc.... kế toán tiền lương tiến hành theo dõi số lượng CBCNV và số lượng công nhân sản xuất trong công ty.
Chế độ trả lương tại công ty Điện Cơ Thống Nhất là lương theo sản phẩm và lương theo thời gian. Khối làm việc văn phòng thì trả lương theo thời gian, khối công nhân trực tiếp sản xuất thì trả lương theo sản phẩm.
Chứng từ ban đàu để hạch toán tiền lương là “Bảng chấm công”. Đây là căn cứ quan trọng để hạch toán thời gian lao động của người lao động. Bảng chấm công được sủ dụng cho từng phân xưởng, phòng ban.thời gian ngừng việc, nghỉ việc đều được theo dõi vào đây.
Hàng tháng, căn cứ vào “Phiếu giao nhận sản phẩm”, “Phiếu báo làm thêm giờ”, “ Biên bảng kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành” và “Bảng chấm công” phòng tổ chức tiến hành tính ngày công đi làm, nghỉ ốm, số lượng sản phẩm hoàn thành... để lập “ Bảng thanh toán tiền lương”. Sau đó phòng tổ chức chuyển cho phòng tài vụ. Kế toán tiền lương sẽ phân loại tiền lương để lập chứng từ phân bổ tiền lương.
Sơ đồ 14: Qui trình luân chuyển chứng từ tiền lương
Nghiệp vụ tiền lương
Bảng thanh toán lương
Bảng
chấm công
Phân xưởng, phòng ban
Phòng
tổ chức
Phòng
tài vụ
Kế toán lương
Bảng tổng hợp lương
Thanh toán pbổ, ghi sổ
Bảo quản lưu trữ
4.2. Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.
Công ty Điện Cơ Thống Nhất sử dụng TK 334 để hạch toán tiền lương. Căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán tiền lương tiến hành phân loại tiền lương và lập chứng từ phân bổ tiền lương vào chi phí sản xuất kinh doanh.Công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất.
Hàng tháng, căn cứ vào tiền lương công nhân viên phải trả, công ty trừ vào lương của người lao động theo tỷ lệ 5% tiền BHXH, 1% BHYT trên tổng số tiền lương phải trả.
Những khoản trợ cấp thực tế cho người lao động tại công ty như ốm đau, tai nạn , thai sản... đều phải có giấy chứng nhận của bác sĩ và được hưởng trợ cấp BHXH và BHYT.
Sơ đồ 15: Quy trình hạch toán tổng hợp tiền lương
Chứng từ tiền lương
Bảng phân bổ 1
NKCT 1, 2, 10
NKCT 7
Báo cáo tài chính
Sổ Cái 334, 338
Bảng kê 4, 5
5. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm
5.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành phẩm
Công ty Điện Cơ Thống Nhất là một doanh nghiệp sản xuất giản đơn, sản phẩm của công ty chỉ một loại quạt điện nhưng với nhiều chủng loại khác nhau. Do đó chi phí sản xuất kinh doanh của công ty được tập hợp cho từng loại quạt điện. Mỗi một loại được mở một sổ chi tiết.
Những chi phí không trực tiếp hạch toán được cho từng loại quạt, kế toán tiến hành phân bổ theo tiêu thức đã được lựa chọn. Sau khi tiến hành phân bổ, kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho từng loại và tính giá thành thành phẩm.
Công ty Điện Cơ Thống Nhất sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn.
Zđơn vị
=
Dđầu kì + P/S trong kì - Dcuối kì
Tổng số sản phẩm từng loại
Để tính được giá thành theo công thức trên thì công ty phải xác định được giá trị sản phẩm dở dang. Công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL. Tức là công ty chỉ tính cho sản phẩm dở dang chi phí NVL còn các chi phí khác như chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung không được tính vào giá trị sản phẩm dở dang mà tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Do đó việc tính giá đơn giản và nhanh nhưng không chính xác.
Sau khi tính được giá trị sản phẩm dở dang, kế toán vào “thẻ tính giá thành”.
5.3. Hạch toán chi phí sản xuất :
Công ty Điện Cơ Thống Nhất thực hiện hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.Chứng từ bao gồm: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH; Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ; Hoá đơn vật liệu mua vào sử dụng ngay ; bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; chứng từ phản ánh giá trị mua ngoài khác dùng cho sản xuất .....
Công ty sử dụng các TK sau để tập hợp chi phí :
TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627: Chi phí sản xuất chung
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Chứng từ gốc về chi phí và các bảng phân bổ 1, 2, 3
Bảng kê 4
Bảng kê 5
Thẻ tính giá thành
NKCT 7
Báo cáo tài chính
Sổ Cái 621, 622, 627, 154
Sơ đồ 16: Qui trình ghi sổ hạch toán chi phí sản xuất
6. Kế toán thành phẩm
6.1. Kế toán nhập kho và xuất kho thành phẩm
Sản phẩm sau khi hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của dây chuyền sản xuất thì được nhập kho thành phẩm.
Giá thành của thành phẩm nhập kho là giá thành sản xuất thực tế.
Thành phẩm xuất kho được công ty tính theo phương pháp bình quân cả kì và được xác định theo công thức sau :
Đơn giá bình quân
=
Giá thực tế thành phẩm tồn đầu kì
+
Giá thực tế thành phẩm nhập kho trong kì
Số lượng thực tế
thành phẩm tồn đầu kì
+
Số thực tế thành phẩm
nhập kho trong kì
Thành phẩm sau khi hoàn thành được thủ kho viết “Phiếu nhập kho thành phẩm”. Phiếu này được giao cho hai bộ phận là: thủ kho và phân xưởng lắp ráp. Sau đó được ghi vào thẻ kho .
Sơ đồ 17: Sơ đồ nhập kho thành phẩm
Nghiệp vụ nhập kho TP
Phân xưởng lắp ráp
Phòng KCS
Cán bộ phòng kinh doanh
Đề nghị nhập kho
Kiểm tra chất lượng thành phẩm
Lập phiếu nhập kho
Thủ kho
Kiểm nhập hàng
Kế toán
Ghi sổ
Bảo quản lưu trữ
Cũng như NVL, kế toán cũng theo dõi chi tiết thành phẩm theo phương pháp thẻ song song.Thành phẩm được theo dõi ở phòng Tài vụ, phòng kinh doanh và kho thành phẩm. Qui trình cũng tương tự như kế toán chi tiết NVL, cuối mỗi tháng cũng tiến hành đối chiếu so sánh giữa các bộ phận theo dõi với nhau.
Khi có khách hàng mua hàng, thủ kho căn cứ vào “Hoá đơn GTGT” kiêm “Phiếu xuất kho thành phẩm” để thực hiện xuất hàng. Hoá đơn bán hàng sẽ được viết thành 3 liên: một liên giao cho khách hàng( liên đỏ) dùng để nộp tiền ở phòng tài vụ; một liên giao cho thủ kho dùng để ghi thẻ kho sau đó chuyển giao cho phòng kế toán để ghi sổ; một liên lưu tại quyển .
6.2. Kế toán tổng hợp thành phẩm
Chứng từ gốc về nhập- xuất thành phẩm
Bảng kê 8
Bảng kê 10
NKCT 8( cột có TK 155, 157)
Sổ Cái 155, 157
Báo cáo tài chính
Công ty Điện Cơ Thống Nhất thực hiện hạch toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên. Để hạch toán thành phẩm kế toán sử dụng TK 155- thành phẩm . TK này phản ánh tình hình tăng giảm và tồn kho thành phẩm.
Sơ đồ 18: Sơ đồ hạch toán thành phẩm
7. Kế toán tiêu thụ thành phẩm
7.1. Chứng từ và luân chuyển chứng từ:
Hạch toán ban đầu quá trình mua hàng bắt đầu từ khi khách hàng đề nghị mua hàng cho đến khi thủ qũi nhận tiền và thủ kho giao hàng. Chứng từ sử dụng ở phần này chủ yếu là Giấy đề nghị mua hàng của khách hàng, Hoá đơn bán hàng( Hoá đơn GTGT ), Phiếu thu. Quá trình bán hàng có thể khái quát như sau:
Sơ đồ 19: Sơ đồ hạch toán thành phẩm
Nghệp vụ bán hàng
Đề nghị mua hàng
Khách hàng
Kế toán tiêu thụ
Thủ trưởng,
kế toán trưỏng
Lập: Hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho
Kí chứng từ bán hàng
Lập phiếu thu
Kế toán thanh toán
Thủ quĩ
Thu tiền
Thủ kho
Xuất hàng
Kế toán tiêu thụ
Ghi sổ
Bảo quản lưu trữ
Trường hợp công ty bán chịu cho khách hàng thì bỏ qua bước lập phiếu thu và thủ quĩ thu tiền, mà sau khi lập xong chứng từ bán hàng thì thủ kho căn cứ vào chứng từ bán hàng và giấy nhận nợ để xuất hàng luôn.
Tương tự như Hoá đơn GTGT, Phiếu thu cũng được lập thành 3 liên: một liên giao cho khách hàng, một liên lưu tại quyển, một liên thủ quỹ dùng để ghi sổ sau đó giao cho kế toán.
7.2. Hạch toán chi tiết nghiệp vụ bán hàng
Để hạch toán chi tiết nghiệp vụ bán hàng kế toán sử dụng hai mẫu sổ chi tiết
- Sổ chi tiết giá vốn hàng bán
Sổ này được mở cho từng loại hàng bán, từng hợp đồng bán hàng.Cơ sở để ghi sổ này là phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng,...
- Sổ chi tiết bán hàng
Mở cho từng loại sản phẩm. Cơ sở để ghi cũng là hoá đơn bán hàng.
7.3 Hạch toán tổng hợp nghiệp vụ bán hàng
Sản phẩm quạt điện của công ty được bán chủ yếu cho các đại lí với số lượng lớn, các đại lí này không trực thuộc công ty mà do người mua tự lập ra. Ngoài ra, công ty còn bán lẻ thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của mình.
Để hạch toán tiêu thụ thành phẩm, công ty sử dụng các TK:
TK 155: Thành phẩm ( chi tiết cho từng loại quạt)
TK 157: Hàng gửi bán ( khách hàng chưa chấp nhận trả tiền)
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 632: Giá vốn hàng bán ( Chi tiết cho từng loại )
Ngoài ra công ty còn sử dụng TK 531 Hàng bán bị trả lại
TK 3331 Thuế GTGT được khấu trừ.
Sơ đồ 20: Sơ đồ hạch toán tổng hợp nghiệp vụ bán hàng:
TK 155 TK 632 TK 911 TK 511 TK 111, 131
Kc giá vốn Kc DTT DT bán hàng
Giá vốn TK 155
hàng bán 3331
VAT
8. Hạch toán thanh toán với người mua
Chứng từ dung để hạch toán thanh toán với người mua là “Hoá đơn bán hàng”.Trường hợp bán chịu cho khách hàng, kế toán mở “Sổ chi tiết thanh toán với người mua”, sổ này được mở riêng cho từng khách hàng.
Sơ đồ 21: Sơ đồ luân chuyển “Phiếu thu”
Trách nhiệm
luân chuyển
Công việc
thực hiện
Khách hàng
Kế toán thanh toán
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Đề nghị nộp
1
Lập phiếu thu
2
Ký phiếu thu
3
Thu tiền
4
Ghi sổ
5
Bảo quản, lưu trữ
6
Sơ đồ 22: Qui trinh ghi sổ tổng hợp:
Chứng từ gốc về bán hàng và thanh toán
Sổ chi tiết thanh toán với người mua
Bảng kê 11
NKCT 8
Báo cáo Tài chính
Sổ Cái TK 131
9. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là một trong những mục tiêu mà bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được. Nó thể hiện kết quả của toàn bộ chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Do đó việc xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là rất quan trọng.
Cuối quí, sau khi đã xác định số liệu của các TK 511, 641, 642, 632 kế toán kết chuyển sang TK 911- Xác định kết quả thể hiện trên sổ chi tiết TK 911.
Kết quả hoạt động kinh doanh trong kì được kế toán xác định như sau :
Lợi nhuận từ HĐKD
=
Tổng DT
-
Hàng bán bị trả lại
-
Giá vốn hàng bán
-
Chi phí bán hàng
-
Chi phí quản lí
Hoạt động tiêu thụ được kế toán ghi sổ như sau :
Sơ đồ 23: Qui trình ghi sổ nghiệp vụ xác định kết quả kinh doanh
Chứng từ gốc về bán hàng và thanh toán
Sổ chi tiết
bán hàng
Sổ chi tiết
giá vốn
Sổ chi tiết
641, 642
NKCT 8
Sổ Cái TK 911, 511, 632, 641, 642,
Báo cáo Tài chính
10. Kế toán thanh toán với Nhà Nước
Công ty Điện Cơ Thống Nhất sản xuất mặt hàng quạt điện, là đối tượng chịu thuế GTGT, vì vậy, cuối mỗi tháng công ty phải lập tờ khai thuế GTGT. Đồng thời cũng như các doanh nghiệp khác, công ty cũng phải nộp một số loại thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp và một số loại thuế khác.
Kế toán thuế GTGT được công ty thực hiện như sau:
Từ các hoá đơn bán hàng, hoá đơn mua NVL, mua TSCĐ và các loại hoá đơn GTGT khác, cuối tháng kế toán thuế lập tờ khai thuế GTGT.
Tất cả thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đều được theo dõi trên TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ.
TK 3331 được sử dụng để theo dõi thuế GTGT phải nộp trong kì.
Công ty xác định số thuế GTGT phải nộp như sau:
Số thuế GTGT phải nộp
=
Thuế GTGT đầu ra
-
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó
Thuế GTGT đầu ra
=
Giá bán chưa thuế * 10%
Khi lập hoá đơn bán hàng công ty phải ghi rõ giá bán chưa thuế , thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải trả.
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn khi doanh nghiệp mua hàng.
Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp trong kì, kế toán ghi định khoản:
Nợ TK 3331
Có TK 133
Khi nộp
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112
11. Công tác kế toán cuối kì:
Cuối mỗi quí, công ty tiến hành kiểm kê tất cả các loại vật tư, tài sản có trong doanh nghiệp , tiến hành đối chiếu với kế toán và các bộ phận có liên quan. Căn cứ vào kết quả kiểm kê, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh các trường hợp thiếu- thừa.
Kế toán cũng tiến hành đối chiếu số dư trên các sổ chi tiết với các bộ phận có liên quan .
Sau đó kế toán tiến hành khoá sổ tài khoản, ghi các bút toán điều chỉnh, tính ra số dư cuối kì các tài khoản và lập báo ccáo tài chính, gồm:
Bảng cân đối kế toán ( mẫu B01-DNN )
Báo cáo kết quả kinh doanh ( mẫu B02- DNN )
Thuyết minh báo cáo tài chính ( mẫu B09- DNN)
Các báo cáo tài chính này được lập và gửi vào cuối mỗi quí, công ty Điện Cơ Thống Nhất là doanh nghiệp Nhà Nước nên phải gửi báo cáo tài chính lên các cơ quan sau:
Sở Tài chính Hà Nội
Cục thuế
Cơ quan thống kê
Sở công nghiệp Hà Nội
Phần III: Đánh giá khái quát công tác hạch toán kế toán tại công ty Điện Cơ Thống Nhất
1. Đánh giá về tổ chức bộ máy quản lí và bộ máy kế toán tại công ty Điện Cơ Thống Nhất .
Qua chặng đường hình thành và phát triển, công ty Điện Cơ Thống Nhất đã trải qua những chặng đường thăng trầm khác nhau. Khi đất nước chuyển sang phát triển theo nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà Nước, trước những khó khăn thử thách buộc công ty phải có những thay đổi rất nhiều để phù hợp với tình hình mới. Cho đến nay công ty đã có được chỗ đứng trên thị trường, sản phẩm quạt điện của công ty luôn đạt giải tại các kì hội chợ, ban lãnh đạo của công ty luôn đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trước mắt và vươn lên hoà nhập với nền kinh tế thị trường. Cụ thể, công ty đã mạnh dạn tìm kiếm nguồn vốn, đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất, thay thế máy móc đã cũ, tìm kiếm khách hàng cũng như đa dạng hoá sản phẩm quạt điện.
Kết quả đó là sự phát triển mạnh mẽ của công ty, đặc biệt trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những bước đi khởi đầu cho những cơ hội và những thách thức mới trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
Mô hình tổ chức bộ máy theo kiểu trực tuyến chức năng của công ty Điện Cơ Thống Nhất đã chia rõ chức năng nhiệm vụ của giám đốc và từng phó giám đốc, mỗi người phụ trách một lĩnh vực riêng và đều dưới sự chỉ đạo chung của giám đốc. Nó đảm bảo quyền chỉ huy của ban giám đốc và phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng.
Cùng với sự phát triển chung của công tác quản lí, bộ máy kế toán đã không ngừng trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lí và hạch toán của công ty. Nhận thức được vai trò của kế toán, công ty đã xây dựng bộ máy kế toán tương đối hoàn chỉnh với đội ngũ nhân viên kế toán có năng lực, được phân công phân nhiệm rõ ràng theo từng phần hành kế toán, đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa các phần hành. Tuy nhiên, do số lượng nhân viên kế toán của phòng Tài vụ là ít nên một người phải kiêm nhiều phần hành khác nhau, điều này có thể dẫn đến sai sót.
Mặc dù vậy công tác kế toán của công ty vẫn đang hoạt động tốt, hoàn thành nhiệm vụ được giao, và đang ngày càng hoàn thiện hơn công tác tổ chức và chuyên môn. Để có được điều này thì phải nói đến vai trò của trưởng phòng, đã điều hành hoạt động của phòng một cách kịp thời hợp lí và chặt chẽ.
2. Đánh giá về tổ chức hạch toán các phần hành kế toán chủ yếu của công ty.
Công ty Điện Cơ Thống Nhất hoạt động trong lĩnh vực sản xuất quạt điện, số lượng nghiệp vụ phát sinh không nhiều, công ty đã lựa chọn hình thức ghi sổ là Nhật kí- Chứng từ và phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán, điều này là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm kế toán thủ công cũng như yêu cầu trình độ quản lí, trình độ kế toán của công ty. Hình thức này kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian với hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. Ngoài ra nó kết hợp chặt chẽ việc hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi, do đó giúp giảm bớt khối lượng ghi chép hằng ngày, thuận tiện cho việc lập báo cáo Tài chính, góp phần nâng cao năng suất lao động và thuận lợi cho việc chuyên môn hoá trong lao động kế toán.
Hiện nay, công ty vừa mới đưa phần mềm kế toán vào sử dụng. Do vừa mới đưa vào sử dụng và công ty áp dụng hình thức ghi sổ là NKCT, vì vậy công tác kế toán vừa được tiến hành trên máy song song với việc hạch toán thủ công. Tuy nhiên, nhân viên phòng Tài vụ đều đã sử dụng thành thạo.
Công ty Điện Cơ Thống Nhất đã tổ chức thực hiện kế toán đầy đủ cho tất cả các phần hành. Hệ thống TK, hệ thống chứng từ, sổ sách đúng với chế độ kế toán hiện hành mà Bộ Tài Chính qui định cho các doanh nghiệp áp dụng hình thức NKCT, đồng thời cũng phù hợp với đặc điểm riêng của công ty. Hệ thống chứng từ được luân chuyển hợp lí giữa các phần hành kế toán và được lưu trữ cẩn thận. Công ty thường xuyên cập nhật các qui định mới về hệ thống tài khoản mà bộ Tài Chính thay đổi. Hệ thống sổ sách được tổ chức khoa học, chặt chẽ đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin tăng cường hiệu quả làm việc. Công ty đã lập báo cáo tài chính hợp lí và chính xác. Trong 4 báo cáo tài chính thì công ty mới chỉ lập 3 báo cáo: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính. Riêng hệ thống báo cáo quản trị chưa được công ty lập.
Như vậy, tổ chức hạch toán kế toán về cơ bản đã tuân thủ chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với yêu cầu của công tác quản lí tại công ty. Tuy nhiên khi áp dụng vào từng phần hành kế toán riêng biệt thì công ty đã có những điểm khác.
2.1 Kế toán tài sản cố định
Tài sản cố định tại công ty Điện Cơ Thống Nhất được theo dõi chặt chẽ, chi tiết đối với từng loại. Phương pháp tính khấu hao và trích khấu hao là phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty và công ty cũng thường xuyên tiến hành sửa chữa nâng cấp chúng. Tuy nhiên công ty không tiến hành đánh giá lại TSCĐ theo định kì. Điều này rất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do có hao mòn vô hình của TSCĐ dẫn đến giảm giá TSCĐ. Vì vậy công ty cần định kì đánh giá lại TSCĐ để xác định lại giá trị TSCĐ cho phù hợp.
2.2. Kế toán nguyên vật liệu và thành phẩm.
Nguyên vật liệu, và thành phẩm tại công ty được tổ chức tốt từ khâu hạch toán ban đầu cho đến khâu hạch toán tổng hợp. Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song là phù hợp trong hạch toán chi tiết NVL và thành phẩm, phương pháp này giản đơn trong ghi chép, đối chiếu và phát hiện sai sót.
Tuy nhiên hiện nay công ty vẫn chưa lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Hiện tại mặt hàng của công ty không có sự giảm giá trị, nhưng trong môi trường cạnh tranh ngày nay thì để nâng cao hơn nữa tính chủ động trong sản xuất kinh doanh cũng như việc dự toán trước chi phí, công ty nên xem xét việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Khoản này có vai trò quan trọng đối với công ty trên phương diện kinh tế, tài chính và thuế .
Công ty đánh giá NVL và thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân cả kì, do đó công ty chỉ theo dõi về mặt số lượng mà không theo dõi được mặt giá trị. Chính vì vậy mà công ty chưa theo dõi được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngày mà phải chờ đến cuối tháng mới có số liệu về giá xuất kho của hàng tồn kho. Để tạo điều kiện trong việc cung cấp thông tin về giá trị xuất kho của hàng tồn kho công ty nên sử dụng giá hạch toán để đánh giá tình hình nhập xuất hàng tồn kho. Căn cứ vào giá của các kì trước công ty nên lựa chọn cho mình một giá kế hoạch cho phù hợp trong mỗi lần xuất kho, sau đó dến cuối tháng thì điều chỉnh về lại giá thực tế thông qua hệ số giá.
Trong khi xuất dùng công cụ dụng cụ cho sản xuất kinh doanh với số lượng lớn thì công ty không đưa qua TK trung gian 142 hay 242 để phân bổ nhiều lần, mà đưa thẳng trực tiếp toàn bộ giá trị vào cho hoạt động sử dụng luôn, không phải phân bổ nhiều lần. Đây là một điểm khác biệt của công ty.
3. Một số đánh giá khác
Trong hoạt động vay nợ của ngân hàng, công ty có tiến hành vay của ngân hàng một số vốn và định kì phải chịu lãi, phần lãi này công ty không hạch toán vào chi phí tài chính mà hạch toán thẳng vào Tài khoản 421- Lợi nhuận chưa phân phối, điều này là không đúng với qui định của chế độ kế toán tài chính. Tuy nhiên, công ty ít có hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động tài chính chủ yếu là từ lãi do công ty gửi tiền vào ngân hàng. Vì vậy việc công ty hạch toán thẳng lãi tiền vay vào TK 421 tuy có hơi khác so với chế độ nhưng cũng là điều có thể chấp nhận được.
Phần chiết khấu bán hàng mà công ty cho khách hàng hưởng trong quá trình bán hàng, thì theo qui định của kế toán thì phải phân biệt đó là chiết khấu thương mại hay là chiết khấu thanh toán. Nếu là chiết khấu thanh toán thì công ty phải hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính, mà TK của nó là 635. Nếu là chiết khấu thương mại thì công ty phải hạch toán vào TK 521- chiết khấu thương mại, để sau này trừ vào doanh thu. Nhưng hiện nay công ty không hạch toán như hai phương pháp này, mà phần chiết khấu bán hàng được công ty đưa vào chi phí bán hàng. Tuy kết quả lãi thuần của công ty cuối cùng không thay đổi, nhưng việc hạch toán của công ty như thế là chưa đúng với chế độ.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn nữa, ngoài hệ thống báo cáo tài chính theo qui định của Nhà Nước, công ty nên lập thêm hệ thống báo cáo quản trị.Từ các báo cáo quản trị này, ban lãnh đạo công ty có thể đưa ra các quyết định đngs đắn và kịp thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các quyết định linh hoạt trong các hợp đồng kinh tế. Đồng thời thông qua hệ thống báo cáo quản trị, kế toán có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn , định mức chi phí trong hoạt động sản xuất từ đó đưa ra các quyết định trong việc tối đa hoá lợi nhuận.
Nếu được lập và sử dụng tốt thì hệ thống báo cáo quản trị cùng với hệ thống báo cáo tài chính taọ thành hệ thống báo cáo thống nhất giúp cho công tác kế toán được thuận lợi hơn.
Kết luận
Thực tập cuối khoá là khoản thời gian để sinh viên tiếp xúc với thực tế, qua đó có thể tự so sánh và rút ra khác nhau giữa lí thuyết và thực tiễn. Điều này sẽ bổ sung thêm kiến thức cho sinh viên trước khi ra trường.
Qua thời gian thực tập tại công ty Điện Cơ Thống Nhất, kết hợp với kiến thức được học ở trường, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp. Nội duing của báo cáo tìm hiểu về khái quát chung của công ty Điện Cơ Thống Nhất, đặc điểm tổ chức quản lí và tổ chức hoạt đông kinh doanh ở công ty. Báo cáo tổng hợp còn tìm hiểu về công tác kế toán tại công ty, tìm hiểu về luân chuyển chứng từ, tài khoản kế toán, phương pháp và qui trình ghi sổ của các phần hành kế toán. Từ đó, đã có những nhận xét ban đầu về công tác kế toán tại công ty Điện Cơ Thống Nhất.
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Nguyễn Minh Phương và các cô chú ở phòng Tài vụ công ty Điện Cơ Thống Nhất, đã giúp đỡ em trong quá trình thực, tập tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt giai đoạn thực tập tổng hợp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC518.Doc