Đề tài Thực trạng tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lượng tại công ty cơ giới và xây lắp số 12

Công ty cần có những biện pháp quản lý tiền lương chặt chẽ hơn nữa trong việc quản lý ở các đội sản xuất, do đặc điểm các đội xây dựng thường xuyên thay đổi chỗ lam việc do phải đi theo công trình nên việc quản lý lao động ở đây chỉ dựa trên các đội trưởng. Việc này dễ tạo khe hở cho việc tính công, từ đây sẽ dẫn đến những tiêu cực trong việc tính lương nhất là với các đội xây dựng sử dụng nhiều lao động thuê ngoài. Vì vậy cần phải quán triệt tính tự giác và giám sát chặt chẽ nguồn nhân công. Các công trình xây dựng thường có tính chất phân tán và thời gian ngắn nên Công ty áp dụng hình thức khoán khối lượng cho từng tổ, đội sản xuất và hàng tháng căn cứ vào khối lượng hoàn thành các đội trưởng sẽ thanh toán với Công ty. Điều này có thể giúp cho toàn thể hoạt động linh hoạt hơn nhưng nó cũng dễ tạo ra các khe hở trong quản lý nhất là để quản lý về tiền lương.

doc72 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lượng tại công ty cơ giới và xây lắp số 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o chi phí kinh doanh. Dư Có: KPCĐ chưa nộp, chưa chi. Dư Nợ: KPCĐ vượt chi. * TK 3383 “BHXH” Bên Nợ: - BHXH phải trả cho người lao động. - BHXH đã nộp cho cơ quan quản lý BHXH. Bên Có: - Trích BHXH vào kinh phí kinh doanh. Dư Có: BHXH chưa nộp. Dư Nợ: (nếu có) BHXH vượt chi. * TK 3384 “Bảo hiểm y tế” Bên nợ: nộp BHYT. Bên Có: - Trích BHYT tính vào chi phí kinh doanh. - Trích BHYT tính trừ vào thu nhập của người lao động Dư Có: BHYT chưa nộp. Sơ đồ hạch toán tổng hợp BHXH, BHYT, KPCĐ Hệ thống sổ hạch toán tổng hợp tiền lương, các khoản trích theo lương Dựa vào 4 hình thức sổ do bộ tài chính quy định, tuỳ đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp chọn một hình thức phù hợp để hạch toán tổng hợp tiền lương, các khoản trích theo lương. Mỗi hình thức có đặc điển riêng, có ưu nhược điểm nhất định và phù hợp với mỗi điều kiện nhất định, cụ thể như sau: 1. Hình thức Nhật ký chung ở hình thức này tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, nhật ký đặc biệt để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Ưu điểm: Đơn giản, phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp sử dụng kế toán máy. Cũng như các phần hành khác tiền lương cũng được ghi ngay vào Nhật ký chung. Định kỳ, sau khi loại bỏ số liệu trùng, kế toán ghi vào sổ Cái, sổ chi tiết khác. Cuối kỳ kế toán tiền lương lập các báo cáo tiền lương và các khoản trích có liên quan. Sơ đồ hạch toán như sau: Chứng từ gốc Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán BHXH Bảng thanh toán tiền thưởng. Chứng từ hạch toán. Nhật ký chung Sổ cái TK 334, 338 2. Hình thức Nhật ký – Sổ cái Đặc trưng của hình thức này là nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ Cái. Căn cứ ghi sổ này là các chứng từ gốc hay bảng tổng hợp chứng từ gốc. Sơ đồ hạch toán tiền lương theo hình thức này như sau Chứng từ gốc Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán BHXH Bảng thanh toán tiền thưởng. Chứng từ hạch toán. Nhật ký – Sổ Cái 3. Hình thức Chứng từ – Ghi sổ (CT – GS) Căn cứ để ghi sổ theo hình thức CT – GS là CT – GS. Việc ghi chép sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký CT – GS. + Ghi theo nội dụng kinh tế trên sổ Cái. Trên cơ sở chứng từ gộc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc tiền lương. Kế toán lập CT – GS. CT – GS được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm và có chứng từ gộc đính kèm. Các chứng từ này phải được kế toán trưởng duyệt trược khi ghi sổ kế toán. Hình thức này gồm các loại sổ sau: + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. + Sổ Cái. + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Sơ đồ của hình thức này như sau: Chứng từ gốc Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán BHXH Bảng thanh toán tiền thưởng. Chứng từ hạch toán. Chứng từ – ghi sổ Sổ cái TK 334, 338 Sổ đăng ký CT - GS 4. Hình thức Nhật ký – Chứng từ Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là: + Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các TK kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các TK đối ứng Nợ. + Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thông hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế + Kết hợp hạch toán tổng hợp với việc hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán trong cùng một quá trình ghi chép. + Sử dụng mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng TK, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính, lập báo cáo tài chính. Theo hình thức này hạch toán tổng hợp được biểu diễn như sau Chứng từ gốc Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán BHXH Bảng thanh toán tiền thưởng. Bảng phân bổ số 1 NKCT số 07 NKCT số 10 Chứng từ thanh toán NKCT 01, 02. Nợ TK 334 Nợ TK 338 Có TK 111, 1121 Sổ cái TK 334, 338 phần II giới thiệu chung về công ty cơ giới và xây lắp số 12 I. Đặc điểm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cơ giới và xây lắp số 12. 1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty cơ giới và xây lắp số 12 gọi tắt là Licogi 12 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng – Bộ xây dựng. Công ty có chuyên nghành về xây dựng công nghiệp, dân dụng, sử lý nền móng các công trình, xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, lắp đặt thiết bị điện nước; thi công đường dây và trạm trang trí nội thất,... Tiền thân công ty được thành lập từ năm 1981 theo quyết đinh số 236/BXD – TCCB Bộ xây dựng. Tên công ty lúc bấy giờ là xí nghiệp thi công cơ giới số 12. Thuộc liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới. Chức năng chính của Liên hiệp là cùng với tổng công ty xây dựng Sông Đà xây dựng công trình nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Thời gian đó chức năng, ngành nghề chủ yếu là san nền, gia cố nền móng cho nhà máy thuỷ điện. Sau khi hoàn thành xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Xí nghiệp chuyển trụ sở về Hà Nội. Năm 1990 – 1995 Nhà nước xoá bỏ bao cấp trong hạch toán mà chuyển sang cơ chế thị trường. Đơn vị phải tự chủ động cân đối kế hoạch, tìm thị trường và xác định vị trí, chỗ đứng cho mình để tồn tại, phát triển theo hướng đi lên. Mặt khác phải chăm lo công việc và đời sống cho hàng trăm cán bộ, công nhân ổn định. Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Đồng thời tích luỹ để tái sản xuất và phát triển của đơn vị. Xí nghiệp đã không ngừng phát triển và có xu thế gia tăng về giá trị sản lượng kế hoạch năm sau cao hơn năm trước. Ngày 20/11/1995 Bộ xây dựng có quyết đinh số 998/ BXD – TCCĐ đổi tên Liên hiệp các xí nghiệp thành tổng công ty xây dựng nền móng và kỹ thuật trực thuộc tổng công ty. Năm 1996 – 1997 theo nghị định 90 và 91 CP của chính phủ. Tổng công ty nhập với Công ty Xây dựng số 18 Bộ xây dựng và đổi tên là: Tổng công ty xây dựng và Phát triển hạ tầng Licogi trực thuộc Bộ xây dựng. Công ty cơ giới và xây lắp số 12 trụ sở tại đường Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 048699132 – Fax: 8448685014 Công ty Cơ giới và Xây lắp số 12 tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật nước CHXHCN Việt Nam. Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, mở tài khoản tại ngân hàng Đầu tư và phát triển thành phố Hà Nội và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hai Bà Trưng – Hà Nội. Công ty được phân cấp quản lý cán bộ và tiến hành các hình thức trả lương theo chính sách quy định. Nếu như trước đây nghành nghề kinh doanh của công ty chủ yếu là san nền, đúc và đóng cọc các loại như: cọc bê tông, cọc cát, cọc khoan nhồi, ... gia cố và xây dựng phần móng thì từ năm 1996 công ty đã phát triển và mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình. Công ty không những chỉ chuyên về công tác san nên, đúc, đóng cọc, gia cố nền móng mà đã dần dần từng bước phát triển thêm nghành nghề kinh doanh như: Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, lắp đặt tại đường dây và trạm biến áp. Công ty đẫ nhận thầu các công trình về giao thông, thuỷ lợi và bước đầu tiếp cận thành công với các công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác làm đường. Hiện tại công ty cũng không ngừng lớn mạnh, có thể đảm đương xây dựng các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng có quy mô lớn. Công ty Cơ giới và Xây lắp số 12 thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh, đấu thầu xây dựng các công trình, khai thác một cách có hiệu quả nguồn vốn vật tư, tài nguyên, nhân lực của đất nước để giữ vững và nâng cao hơn nữa uy tín và vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường xây dựng, đảm bảo cuộc sống cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Đồng thời góp phần xây dựng đất nước thêm giàu mạnh. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cơ giới và Xây lắp số 12 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trực tuyến kết hợp với chức năng của công ty cơ giới và xây lắp số 12 được thể hiện qua sơ đồ sau: Cơ quan chủ quản cấp trên Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Giám đốc công ty Phó giám đốc thi công Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc vật tư Phòng kinh tế kế hoạ ch Phòng quản lý cơ giới Phòng kỹ thuật thi công Phòng vật tư Phòng dự án xây dựng Phòngkế toán tài vụ Phòng tổ chức hành chính Ban bảo vệ công ty Đội xây dựng số 1 ch Đội xây dựng số 2 ch Đội xây dựng số 3 ch Đội khoan nhồi và cọc BTCT ch Đội cơ giới san nền ch Đội thi công đường ch Xưởng sửa chữa thiết bị ch Đội lắp đặt điện nước ch Ban lãnh đạo công ty Ban lãnh đạo Công ty Phòng ban nghiệp vụ công ty Các đơn vị trực tiếp sản xuất Chức năng nhiệm vụ cụ thể của bộ máy quản lý Công ty cơ giới và xây lắp số 12 như sau: * Giám đốc Công ty: Là người được Nhà nước bổ nhiệm và là người đại diện pháp nhân của Công ty. Chịu trách nhiệm trực tiếp nhiệm vụ do Tổng giám đốc Tổng công ty giao cho và trước pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trực tiếp phụ trách các lĩnh vực cụ thể: Kinh tế, kế hoạch, Tổ chức lao động, Kế toán tài vụ, Bảo vệ – Quân sự, Sinh hoạt tại phòng TCLĐ. * Phó giám đốc thi công: Là người được Giám đốc giao cho phụ trách lĩnh vực thi công cụ thể là: Đôn đốc các công trình thực hiện tiến độ thi công, quản lý chất lượng công trình, an toàn lao động và vệ sinh môi trường, bảo vệ,,,,,,,,,,,cho con người và thiết bị thi công trên công trình, sinh hoạt tại phòng thi công công ty. * Phó giám đốc kỹ thuật dự án: Là người được Giám đốc phân công quản lý kỹ thuật, hồ sơ kỹ thuật Công ty cho các Công trình thi công và chuẩn bị thi công, trực tiếp phụ trách dự án đầu tư và đấu thầu cho toàn công ty, được giao dịch với các đối tác để chuẩn bị dự án đạt kết quả. * Phó giám đốc phụ trách cơ giới, vật tư: Là người được Giám đốc phân công trực tiếp điều hành trong lĩnh vực quản lý xe, máy thi công, vật tư và thiết bị, đôn đốc và giám sát, kiểm tra trong lĩnh vực sửa chữa phục hồi thiết bị thi công, quản lý và sử dụng vật tư trong lĩnh vực mình phụ trách. Thực hiện chế độ báo cáo trước Giám đốc Công ty và Tổng công ty theo quy định, sinh hoạt tại phòng vật tư. * Phòng Kinh tế – Kế hoạch: Có chức năng xây dựng kế hoạch tháng, quý và năm của Công ty. Tổng và các phòng ban theo dõi cơ sở thực hiện có hiệu quả. Định hướng đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh trước mắt và lâu dài cho toàn Công ty. Giúp Giám đốc dự thảo, soạn thảo các Hợp đồng kinh tế với các đơn vị ngoài Công ty và các hợp đồng khoán nội bộ Công ty. Chủ động cùng với các đối tác làm thanh lý hợp đồng kinh tế đối ngoại và nội bộ Công ty dựa theo ý kiến của Giám đốc Công ty. Phòng còn có chức năng xây dựng định mức lao động, tiền lương và tiêu hao vật tư nhiên liệu cho đơn vị sản phẩm để Giám đốc quyết định. Chủ động đề xuất và chủ trì việc phân tích hoạt động kinh tế giúp Giám đốc có biện pháp tích cực trong khâu chỉ đạo và điều hành tốt nhất. * Phòng thi công: Được Giám đốc giao cho quản lý thi công trên các công trình xây dựng, giao thông, sử lý nền móng,...đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình. Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp – vệ sinh môi trường. Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và có quyết định ngừng thi công nếu công trình không đảm bảo chất lượng và an toàn ở cấc đơn vị thi công. Thực hiện chế độ báo cáo công tác quản lý tiến độ, chất lượng và an toàn hàng tháng, quý, cho Giám đốc biết để chỉ đạo chung toàn công ty. Lập hồ sơ hoàn công và các pháp lý nghiệm thu, bàn giao công trình mà đội thực hiện, ứng dụng tiến độ khoa học kỹ thuật và các thông tin khoa học kỹ thuật trong ngành để Công ty nắm được và cùng thực hiện đổi mới công nghệ. Làm dự án đấu thầu và tiếp thị để tìm kiếm công việc cho công ty. * Phòng cơ giới: Là một bộ phận dưới quyền Giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa xe máy thiết bị trong toàn Công ty. Căn cứ vào kế hoạch phát triển sản xuất lập kế hoạch đầu tư, mua sắm thiết bị, máy móc phù hợp với công nghệ thi công ở từng thời kỳ, tổ chức việc kiểm tra các loại máy móc thiết bị, bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật, đề xuất bố trí, sử dụng cán bộ kỹ thuật cơ giới, tư vấn trong công tác ứng dụng khoa học, công nghệ mới trong lĩnh vực cơ giới, phân tích tập hợp sáng kiến, cải tiến kỹ thuật,...ứng dụng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. * Phòng vật tư: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tư vấn trong lĩnh vực tổ chức mua sắm, bảo quản vật tư vật tư hàng hoá phục vụ công tác sản xuất kinh doanh của Công ty. Căn cứ vào các dự trù mua sắm vật tư, phụ tùng tùng đã được đã được duyệt. Phòng vật tư có trách nhiệm thu thập, xử lý thông tin, phân tích thị trường để tham mưu trong việc mua bán vật tư, phụ tùng và có dự trữ hợp lý, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc các định mức vật tư, phân tích việc tiêu hao định mức vật tư cho một đơn vị sản phẩm của mỗi loại hình công việc, mỗi công trình, tham mưu về giá cả vật tư, hàng hoá trong trường hợp giao khoán vật tư cho một số công trình. * Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu về tổ chức nhân sự, điều phố sử dụng lao động, công tác quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng CBCNV, giải thể, tách nhập các đơn vị trực thuộc, các phòng ban chức năng theo phân cấp quản lý nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh, tư vấn trong việc thành lập các Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật, Hội đồng năng lượng, nâng bậc, thành lập các Ban,...và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mỗi lĩnh vực hành chính và y tế trong toàn Công ty. * Phòng kế toán tài chính: Là phòng chức năng có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi, bảo đảm công ty có đủ vốn để kinh doanh, quản lý chặt chẽ các nguồn vốn và đảm bảo sử dụng chúng đúng mục đích và có hiệu quả, thực hiện thanh quyết toán kịp thời, tiến hành hạch toán đầy đủ và chi tiết, xác định lỗ lãi chính xác, lập chiến lược vay vốn, cùng với các phòng ban khác tổ chức lập kế hoạch chi phí sản xuất, kế hoạch giá thành, chiến lược giá, thanh quyết toán công trình, phát lương cho CBCNV... đồng thời tổng kết tình hình quản lý sử dụng tài sản, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh (cùng phòng kế hoạch), thực hiện chức năng Giám đốc bằng đồng tiền đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, không để thất thoát tài sản của Nhà nước và bảo toàn vốn hữu hiệu. * Ban bảo vệ – Quân sự: Là bộ phận có tầm quan trọng không thể thiếu trong doanh nghiệp Nhà nước. Công tác an ninh cần được tăng cường cho các đơn vị thi công. Ban bảo vệ bố trí đủ số lượng và chất lượng cho các điểm thi công nóng bỏng và lực lượng khu vực trung tâm. Hàng năm lập kế hoạch huấn luyện quân sự cho các chiến sĩ tự vệ của Công ty. Bổ xung lực lượng trẻ, khoẻ làm nghĩa vụ quân sự mà Nhà nước ban hành luật nghĩa vụ quân sự,.... 3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 3.1. Ngành nghề kinh doanh Căn cứ vào chứng chỉ hành nghề xây dựng số 332/BXD/CSXD cấp ngày 21/1/1997, Công ty Cơ giới và Xây lắp số 12 có năng lực hành nghề xây dựng như sau: - Nạo vét và bồi đắp mặt bằng, đào đắp nền, đào đắp công trình. - Thi công các loại móng công trình. - Thi công bằng phương pháp khoan nổ mìn các công trình hở. - Xây lắp các kết cấu công trình. - Lắp đặt các thiết bị cơ - điện – nước công trình. - Hoàn thiện xây dựng: trang trí nội thất công trình. Thực hiện xây dựng các công trình gồm: - San đắp nền móng các công trình công nghiệp, giao thông (đường bộ, sân bay, bến cảng), thuỷ lợi, dân dụng. - Xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che các công trình công nghiệp nhóm B. - Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp. - Xây dựng kênh mương tưới tiêu và trạm bơm thuỷ lợi. - Xây dựng đường bộ tới cấp IV. - Xây lắp các công trình giao thông (đường bộ, cầu, sân bay, bến cảng,....) - Xây lắp các công trình thuỷ lợi (đê, đập, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu, ống dẫn, trạm bơm.) - Lắp đặt đường dây và trạm biến thế điện. 3.2. Môi trường kinh doanh Có thể nói những năm gần đây là thời gian đầy sóng gió, khó khăn với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực Đông Nam á. Các doanh nghiệp phải đối mặt với những thư thách vô cùng to lớn trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội của nền kinh tế thị trường tại thời điểm có nhiều biến động ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế trong nước cũng như trong khu vực. Nhịp độ phát triển kinh tế giảm sút, giá trị đầu tư xây dựng cơ bản giảm. Do vậy công tác đấu thầu, tìm kiếm công ăn việc làm là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp vốn đã khó khăn giờ lại khó khăn hơn. Trước những khó khăn vô cùng to lớn đó, toàn thể Ban lãnh đạo và CBCNV trong công ty đã tích cực câng cao tinh thần đoàn kết, phát huy năng lực bản thân, phát huy mối quan hệ giữa các cá nhân để tìm kiếm công việc, khai thác mọi tiềm năng về con người và thiết bị để sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm mọi chi phí để hạ giá thành nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao đồng thời từng bước ổn định và nâng cao đời sống của CBCNV trong công ty. Công ty Cơ giới và Xây lắp số 12 có số vốn kinh doanh qua các năm như sau: Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Nguồn vốn kinh doanh: - Vốn ngân sách - Vốn tự bổ xung 8.743.353.262 4.546.285.270 4.197.067.992 8.881.900.911 4.546.285.270 4.335.615.641 10.564.846.194 4.546.285.270 6.018.560.924 Các quỹ 146.218.666 156.476.421 3811.202.307 Nguồn đầu tư XDCB 0 0 202.575.856 Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 8.889.571.928 9.03837.332 11.148624.357 Ta thấy công ty có số vốn khá ổn định, vố tự bổ xung trong tổng nguồn vốn kinh doanh lớn. Với số vốn như vậy, công ty đã hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước giao cho. Sau đây là một số thành tích đạt được của tập thể cán bộ Công ty Cơ giới và Xây lắp số 12: Chỉ tiêu chính Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng sản lượng 28.106.565.000 35.100.684.000 60.000.609.000 Tổng doanh thu 18.599.257.609 28.641.550.876 58.492.191.784 Tổng chi phí 18.332.526.075 28.077.810.750 57.673.301.000 Lợi nhuận thực hiện 276.211.358 383.740.126 818.890.685 Nộp ngân sách 963.969.682 2.059.886.509 3.820.999.287 Tổng quỹ lương 2.447.272.293 3.536.539.398 7.766.906.999 Số lao động 278 297 301 Thu nhập bình quân 537.500 601.300 877.300 Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây có chiều hướng đi lên. Công ty đã duy trì được tốc độ phát triển, doanh thu và lợi nhuận hàng năm tăng. Nhìn trên bảng trên, ta có thể thấu chỉ tiêu nộp ngân sách giảm, lý do là năm 1997 và năm 1998 Công ty có công trình lớn được miễn giảm thuế (như công trình đường 5) hay thuế do bên A nộp. Công ty đảm bảo đủ việc làm cho CBCNV, tổng quỹ tiền lương hàng năm tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng. Có được những thành tích như vậy là do Tổng công ty đã phát huy được năng lực máy móc thiết bị, đầu tư đúng hướng, kịp thời, tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm trên thị trường xây dựng. 4. Công tác tài chính 4.1. Chế độ áp dụng tại Công ty Cơ giới và Xây lắp số 12 như sau: - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 - Hình thức kế toán áp dụng: Sổ nhật ký chung trên chương trình máy tính. - Phương pháp tính lương: Lương khoán, lương thời gian. 4.2. Nhiệm vụ của bộ máy kế toán Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và thu thập đầy đủ kịp thời tất cả các chứng tù của Công ty. Tổ chức mọi việc công việc kế toán để thực hiện đầy đủ có cơ sở chất lượng những nội dung công việc của từng bộ phận kế toán. Giúp Giám đốc hướng dẫn các bộ phận của Công ty thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán ban đầu phục vụ cho việc điều hành Công ty. Kiểm kê tài sản tồn kho, tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán đúng quy định của Nhà nước. 4.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Mặc dù khối lượng công việc nhiều nhưng bộ máy kế toán của Công ty hết sức gọn nhẹ, phù hợp với tình hình hiện nay: Kế toán trưởng Kế toán trưởng Kế toán trưởng Kế toán trưởng Kế toán trưởng Kế toán trưởng Kế toán trưởng - Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm tổ chức bộ phận kế toán, kiểm tra giám sát việc hạch toán của kế toán viên, lập kế hoạch thu chi tài chính, dự toán chi phí và giám sát tình hình thực hiện dự toán, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, cùng với Giám đốc phân tích tình hình hoạt động kinh tế, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ sử lý hạch toán chung tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty đồng thời lập báo cáo tài chính. - Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Được uỷ quyền giao dịch với ngân hàng, trên cơ sở đó hàng ngày báo cáo số dư tiền gửi và lập kế hoạch vay,trả nợ ngân hàng cũng như khách hàng. - Kế toán tiền lương: Ghi chép kịp thời, phản ánh chính xác số ngày công, dựa vào quỹ tiền lương và các định mức tính toán chính xác số tiền lương phải trả cho từng CBCNV và các khoản trích, phụ cấp liên quan đến người lao động. - Kế toán tài sản cố định và quỹ: Phản ánh đầy đủ số thực có theo nguyên giá, tình hình tăng giảm TSCĐ của Công ty, Giám đốc chặt chẽ chi phí sửa chữa, nâng cấp TSCĐ. Tính đúng kịp thời số khấu hao hàng kỳ, tiến hành phân bổ chính xác vào các đối tượng sử dụng TSCĐ. Khi thanh lý TSCĐ phải tập hợp đầy đủ chi phí thanh lý, thu hồi phế liệu. Thu và chi tiền mặt theo đúng quy định, hàng ngày phải ghi sổ và báo cáo với kế toán trưởng về lượng tiền mặt còn tồn trong két. - Kế toán đội: Là người làm việc tại các công trình. Trình tự ghi sổ kế toán được khái quát như sau: Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Số thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Phần III Thực trạng tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lượng tại công ty cơ giới và xây lắp số 12 1. Hoạch toán lao động: Như chúng ta đã biết, quá trình kết hợp giữa sức lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động. Như vậy, con người là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất. Do vậy để tiến hành sản xuât có hiệu quả thì một vấn đề đặt ra là quản lý và sử dụng tốt lao động hiện có, phát huy hết khả năng lao động. Công ty Cơ giới và Xây lắp số 12 tuy mới được thành lập song tiền thân vốn là Xí nghiệp thi công cơ giới 12 đã từng tham gia xây dựng các công trình lớn của đất nước như Thuỷ điện Hoà Bình nên Công ty có đội ngũ lao động vững mạnh có tay nghề cao, có kỷ luật lao động tốt cộng với đội ngũ cán bộ phòng ban giỏi về chuyên môn, có bề dày kinh nghiệm. Hiện nay số công nhân viên trong công ty là 300 người. Trong đó lao động nữ là 40 người và nam là 260 người. Bộ máy hành chính của Công ty có 25 người, bộ máy chỉ đạo sản xuất có 17 người là công nhân trực tiếp sản xuất là 258 người. Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu công việc và tiến độ công việc Công ty còn thuê thêm công nhân trực tiếp sản xuất. Trong Công ty, việc theo dõi về số lượng lao động được thực hiện trên số danh sách cán bộ công nhân viên. Trong đó có chi tiết về số lượng lao động trên từng bộ phận. Việc thành lập sổ này trên cơ sở các hợp đồng lao động ban đầu cũng như là các quyết định tuyển dụng của Công ty. Qua đó phản ánh được thời gian lao động của từng công nhân trong Công ty, đây là căn cứ để bình xét nâng lương cũng như các điều khoản phụ cấp công tác. Trong quá trình sản xuất số lượng lao động của Công ty có thể tăng hay giảm. Do đó, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu lao động và chất lượng lao động, tác động tiêu cực đến việc thực hiện các kế hoạch của Công ty. Vì vậy, Công ty luôn phải quản lý được số lao động, số người vắng mặt ở từng đội sản xuất để bố trí lao động hợp lý. Đồng thời tạo điều kiện cho việc theo dõi tình hình chấp hành kỷ luật lao động, năng suất lao động của từng cá nhân. Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Công ty cơ giới và xây lắp số 12 Sổ theo dõi cãn bộ công nhân viên STT Họ và Tên Năm sinh Nghề nghiệp - chức vụ Bậc lương Quê quán Ghi chú 1 Nguyễn Văn Nam 1956 Kỹ sư 5/8 Hà Nội 2 Phạm Văn Hiệp 1972 Tr. cấp 3/12 Hưng Yên 3 Nguyễn Thị Nga 1964 Nhân viên 6/12 Hà Tây Theo dõi thời gian lao động: Để tiện cho việc theo dõi lao động cho từng đối tượng lao động, Công ty sử dụng bảng chấm công cá nhân cho từng công nhân trong các tổ đội sản xuất, đây là chứng từ phản ánh thời gian làm việc thực tế và thời gian ngừng nghỉ của từng công nhân. Người công nhân tự chấm công lao động cho mình và các trưởng đội, chủ công trình theo dõi việc chấm công này bằng việc ký xác nhận vào bảng chấm công đó. Ngoài ra còn có bảng chấm công chung do phụ trách bộ phận quản lý và chấm công cho từng người lao động. Công ty phải sử dụng hai loại bảng chấm vì do đặc thù của Công ty xây dựng nên lao động trong Công ty thường có sự thay đổi từ công trình này sang công trình khác . Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công cá nhân và bảng chấm công chung từng đội tổng hợp ngày công lao động làm căn cú để tính lương cho công nhân. Các phòng ban gián tiếp chỉ sử dụng bảng chấm công chung. Trong trường hợp mà người công nhân thay đổi chỗ làm việc trong tháng (từ đội này sang đội khác) theo yêu cầu của công việc thì ngày công thực tế làm việc của tháng đó sẽ được tính căn cứ vào bảng chấm công cá nhân, nhưng những ngày công này phải có xác nhận của hai phụ trách bộ phận sử dụng lao động. Cách quản lý lao động này tuy hơi cồng kềnh nhưng với đặc thù là công ty xây dựng thì đây lại là cách quản lý thời gian lao động hợp lý, chính xác. Có như vậy mới quản lý được thời gian lao động thực tế của công nhân. - Hạch toán thời gian nghỉ việc ốm đau, thai sản, tai nạn lao động... Khi công nhân viên trong công ty nghỉ việc ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,...thì Công ty sử dụng phiếu nghỉ hưởng BHXH tuỳ thuộc vào thời gian nghỉ mà Công ty có thể cho hưởng lương hoặc được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm. Bên cạnh việc sử dụng các bảng chấm công Công ty còn sử dụng thêm hợp đồng giao khoán cho từng đội sản xuất. Hợp đồng khoán này được lập hàng tháng giữa phòng kế hoạch và các đội trưởng. Đây chính là căn cứ để hạch toán kết quả lao động hàng tháng. Công ty cơ giới và xây lắp sô 12 Bảng chấm công cá nhân Tháng 09 năm 2000 Đơnvị:............................................... Đội: XD I Tổ:.................................................... Họ và Tên: Nguyễn Xuân Quỳnh Nghề nghiệp: Kỹ sư Bậc lương: 1,78 Ngày Ca Từ giờ Đến giờ Công trình hoặc nơi làmviệc Nội dung công việc Giờ công Kỹ thuật xác nhận Chế độ Thêm giờ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 01 Nhà VHNam Định 02 nt 03 chủ nhật 04 Nhà VHNam Định 05 nt ... ... 24 Chủ nhật ... 30 Tôi xin chịu trách nhiệm với số ngày, giờ công trên là đúng. Báo cáo ngày..............................................Kiểm tra ngày............................ Tổ trưởng LĐTL Kế toán tài vụ Đội trưởngKT hoặc chủ công trình Người thi công 2. Phương pháp tính lương của Công ty Đối với công nhân trực tiếp sản xuất tại công trường: - Căn cứ vào khối lượg hoàn thành trong tháng trên hợp đồng giao khoán cho các tổ, đội, cán bộ định mức tiền lương sẽ áp đơn giá tiền lương cho từng khối lượng công việc hoàn thành. - Kế toán tiền lương căn cứ vào hợp đồng làm khoán sẽ tính toán tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất. - Hàng tháng khi có khối lượng hoàn thành trên hợp đồng làm khoán đã được kỹ thuật xác nhận và định mức áp đơn giá đồng thời kèm theo bảng chấm công của đội và bình xét hệ số tiền lương từng công nhân theo mức độ công việc của họ. Kế toán tiền lương tính lương cho cả đội và chia cho từng người theo số công đã quy đổi theo hệ số. Hợp đồng làm khoán Đơn vị: Công ty cơ giới và Xây lắp số 12 Công trình: Nhà văn hoá 3-2 Nam định Đội: Xây dựng số 1 Họ và tên đội trưởng: Bùi Hải Âu TT Nội dung công việc Đ.vị tính Khối lượng Đơn giá lương Thành tiền Xác nhận của KT 1 Xây móng gạch chỉ VNH #50 m3 44 19.000 836.000 2 Xây tường VTH #50 - 58 25.000 1.450.000 3 Xây trụ VTH 50 - 7,5 46.000 345.000 4 Lấp đất hố móng - 18 5.000 90.000 5 Đổ bê tông gạch vỡ nền - 25 14.000 350.000 6 ... Cộng lấy tròn 34.615.000 người nhận khoán Người giao khoán KTTL Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Bảng chấm công và bình xét hệ số Đơn vị: LICOGI 12 Bộ phận: Đội xây dựng số 1 Bảng chấm công và bình xét hệ số Tháng 10 năm 2000 TT Họ và tên Bậc lương Số ngày trong tháng Số công thực tế Hệ số lưong Số công qui đổi Ký tên 1 2 3 ... 31 Số tiền lương sản phẩm được tính cho tất că công nhân tham gia sản xuất và số công trong bảng bình bầu hệ số tiền lương. Ví dụ: Căn cứ hợp đồng làm khoán đội xây dựng 1 công trình Nhà văn hoá 3-2 Nam Định, bảng chấm công và bình bầu hệ số lương. Kế toán tiền lương tiến hành tính lương cho đội theo trình tự sau: Cụ thể anh Nguyễn Quốc Cường – thợ tiện có số ngày công thực tế tháng 10 là 27 công, số công quy đổi là 35,1 công. Tiền lương 1 công quy đổi của đội xây dựng số 1 là: 34.615.000: 1.312 = 26.383.34 đ/công Như vậy tiền lương sản phẩm thực tế tính được là: 26.383 x 35,1 = 926.033.33 đ Đối với những ngày không trực tiếp sản xuất tức là những ngày hưởng lương chờ việc phải có bảng thuyết minh công chờ việc cho từng ngày công. Đối với ngày nghỉ phép, nghỉ lễ việc riêng có lương, đi học, đi họp sẽ căn cứ vào bậc thợ và số ngày nghỉ này được áp dụng cho công nhân trong danh sách của Công ty và áp dụng cho công nhân thuê ngoài cùng làm trong đội. Công nhân trong danh sách của Công ty được hưởng 100% lương cơ bản: Lương nghỉ lễ, phép 1 ngày = Tiền lương cơ bản 22 ngày công Tổng tiền lương chế độ = Lương chế độ 1 ngày x Số ngày nghỉ chế độ Nhìn vào bảng chấm công trong tháng ta thấy có anh Hoàng Đức Dũng nghỉ 5 ngày (nghỉ phép) có Giấy nghỉ phép do Trưởng phòng tổ chức duyệt. Nên số ngày nghỉ đó được tính như một ngày công theo chế độ hưởng 100% mức lương cơ bản. Ta có thể tính được số tiền lương nghỉ phép của anh Hoàng Đức Dũng với hệ số lương: 1,9 được hưởng là: Số tiền lương cơ bản: 1,9 x 180.000 = 342.000 đ Số tiền lương nghỉ phép được hưởng là: 342.000 x 5 = 77.727 22 Tiền lương thực tế sản xuất của anh Hoàng Đức Dũng là: 26.383.8 đ/công quy đổi x 17 ngày = 448.516 đ Vậy tổng số tiền lương anh Dũng được hưởng là: 77.727 + 448.516 = 526.234 đ Đối với những ngày nghỉ ốm thì căn cứ vào phiếu thanh toán bảo hiểm xã hội kế toán sẽ tính cho những ngày nghỉ như sau: Lương BHXH 1 ngày = Tiền lương có bản 22 công x Hệ số lương BHXH - Tiền lương BHXH = lương BHXH 1 ngày x Số ngày nghỉ BHXH - Tiền lương này không áp dụng cho lao động thuê ngoài. + Với những ngày nghỉ do khách quan như: mưa, bão hoặc thiếu nguyên vật liệu mà công nhân vẫn phải có mặt trên hiện trường sẽ được hưởng 70% lương cơ bản và cũng không áp dụng cho công nhân thuê ngoài. Lương nghỉ do lý do khách quan = Lương cơ bản x 70% 22 ngày Trong tháng 10 không có ngày nghỉ lý do khách quan. Sau khi tính toán các khoản tiền lương kế toán sẽ lên bảng thanh toán lương của đội theo hai nhóm: Nhóm 1: Đối với những công nhân thuộc biên chế Công ty sẽ bao gồm lương sản phẩm, lương nghỉ chế độ, lương nghỉ BHXH, lương nghỉ do điều kiện khách quan. Một loại lương sẽ được ghi vào mỗi cột khác nhau cùng với số công được hưởng loại tiền lương đó. Nhóm 2: Đối với những lao động thuê ngoài, trên bảng thanh toán tiền lương chỉ bao gồm số tiền lương sản phẩm được tính cùng với bảng tính lương của Đội căn cứ vào số công thực tế. Trên Bảng thanh toán tiền lương của nhóm 1 còn có cột những khoản phải khấu trừ như: tạm ứng, các khoản phải nộp khác và 6% Bảo hiểm, 6% Bảo hiểm được căn cứ trên mức lương cơ bản trong đó bao gồm 5% BHXH và 1% BHYT. Trên Bảng thanh toán tiền lương của công nhân thuê ngoài (nhóm 2) không có phần 6% Bảo hiểm. Qua đó ta lập được tính được tiền lương của công nhân sản xuất và công nhân thuê ngoài Đội xây dựng số 1 – công trình Nhà văn hoá 3-2 Nam Định như sau: Tiền lương được thanh toán làm 2 đợt. Đợt I: lương tạm ứng được lính vào đầu tháng. Đợt II: Lương thanh toán. Do đó ta có phải lập Bảng thanh toán lương của hai đợt Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Công ty cơ giới và xây lắp số 12 Bảng thanh toán lương với CBCNV Kỳ I tháng 10 năm 2000 Cho đội, tổ: Đội xây dựng số 1 – Công trình Nhà văn hoá 3-2 Nam Định Với số tiền là: 15.100.000 đ Viết bằng chữ: Mười lăm triệu một trăm đồng. Phụ trách bộ phận Kế toán trưỏng Giám đốc công ty Số TT Họ và tên Chức vụ nghề nghiệp Số tiền tạm ứng Ký nhận 1 Bùi Hải Âu Chủ công trình 500.000 2 Trần Anh Tuấn Kỹ sư giám sát 400.000 3 Đặng Văn Hoài Kỹ sư kinh tế 400.000 4 Nguyễn Quốc Cường thợ tiện 300.000 5 Nguyễn Xuân Quỳnh Thợ sửa chữa 300.000 6 Lê Cảnh Dương Thợ hàn 300.000 7 Hoàng Đức Dũng Đo đạc 300.000 8 Nguyễn Thanh Hà Cấp dưỡng 300.000 9 Bùi Hoàng Long Bảo vệ 300.000 10 Nguyễn Hải Cường Thợ nề 300.000 ... 49 Hoàng Văn Lý Thuê ngoài 300.000 50 Lê Thanh Tùng Thuê ngoài 300.000 Tổng cộng 15.100.000 Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Công ty cơ giới và xây lắp số 12 Bảng thanh toán lương với CBCNV Kỳ I tháng 10 năm 2000 Cho đội, tổ: Đội xây dựng số 1 – Công trình Nhà văn hoá 3-2 Nam Định Với số tiền là: 13.500.000 đ Viết bằng chữ: Mười ba triệu năm trăm ngàn đồng Phụ trách bộ phận Kế toán trưỏng Giám đốc công ty TT Họ và Tên Chức vụ nghề nghiệp Hệ số Số tiền được TT Tạm ứng kỳ I và các khoản phải trừ Số tiền còn lĩnh Ký nhận 1 Ng. Quốc Cường Thợ tiện 2,84 926.033 330.672 595.361 2 Ng. Xuân Quỳnh Thợ s/c 2,33 854.819 325.164 529.654 3 Lê Cảnh Dương Thợ hàn 2,84 926.033 330.672 595.361 4 Hoàng Đức Dũng Đo đạc 1,9 605.387 320.520 284.867 5 Ng. Thanh Hà c.dưỡng 1,9 712.341 320.520 391.821 6 Bùi Hoàng Long Bảo vệ 1,9 712.341 321.492 390.849 7 Ng. Hải Cường Thợ nề 1,78 641.114 317.604 323.510 ... ... Tổng cộng 24.500.000 11.000.000 13.500.000 Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Công ty cơ giới và xây lắp số 12 Bảng thanh toán lương với CBCNV Kỳ IIháng 10 năm 2000 Cho đội, tổ: Đội xây dựng số 1 – Công trình Nhà văn hoá 3-2 Nam Định Với số tiền là: 13.500.000 đ Viết bằng chữ: Mười ba triệu năm trăm ngàn đồng Phụ trách bộ phận Kế toán trưỏng Giám đốc công ty TT Họ và Tên Chức vụ nghề nghiệp Hệ số Số tiền được TT Tạm ứng kỳ I Số tiền còn lĩnh Ký nhận 1 Hoàng Văn Lý Thợ nề 569.879 300.000 269.879 ... ... ... 300.000 ... 11 Lê Thanh Tùng Thợ nề 534.261 300.000 234.261 Tổng cộng 5.615.000 3.300.000 2.315.000 *Đối với cán bộ quản lý sản xuất trực tiếp tại các đội được tính toán cụ thể như sau: Căn cứ vào tổng số tiền lương sản phẩm của đội, tiền lương cán bộ quản lý sản xuất được tính theo tỷ lệ % sơ với tiền lương sản phẩm của đội. Theo quy định của Công ty thì tỷ lệ này là 13% Cụ thể Đội XD1 có 3 cán bộ quản lý trực tiếp, số lương sản phẩm của Đội XD tháng 10/2000 là: 34.615.000đ. Vậy tiền lương của cán bộ quản lý đội XD1 là: 34.615.000 x 13% = 4.499.950 đồng Ta căn cứ vào bảng chấm công từng cá nhân, căn cứ vào hệ số quy đổi của từng người sẽ tính ra số công quy đổi. Hệ số quy đổi này do cán bộ quản lý đội bình bầu thông qua công việc của từng người và gửi lên Phòng kế toán để tiến hành tình lương cho từng người Số công quy đổi = Số công thực tế x Hệ số quy đổi Tiền lương = Tổng số tiền lương cán bộ quản lý x Số công quy đổi của từng người Tổng số công quy đổi Các ngày nghỉ chế độ, nghỉ BHXH cũng được tính tơng tự như với công nhân sản xuất nhóm 1. Sau đó tiền lương được lập trên Bảng thanh toán tiền lương tháng 10/2000 Các khoản phải trừ cũng tương tự như trên bảng thanh toán tiền lương công nhân sản xuất nhóm 1. Ví dụ: Ta có Bảng chấm công và bình bầu hệ số lương của cán bộ quản lý sản xuất đội XD1 – Công trình Nhà văn hoá 3-2 Nam Định như sau: Bảng chấm công và bình bầu hệ số lương của cán bộ quản lý Tiền lương 1 công quy đổi của cán bộ quản lý - đội XD1 là: 4.499.950 : 121.8 = 36.945.4đ/công Tiền lương sản phẩm thực tế được tính: 36.945,4 x Số công quy đổi Ví dụ: Tiền lương của ông Bùi Hải Ân – chủ công trình là: 46,8 x 36.945,4 = 1.729.047đ Qua đó ta tính được lương của từng cán bộ quản lý. Sau đó lên Bảng thanh toán lương cho cán bộ quản lý của đội XD1 – Nhà văn hoá 3-2 Nam Định như sau: Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Công ty cơ giới và xây lắp số 12 Bảng thanh toán lương với CBCNV Kỳ II tháng 10 năm 2000 Cho tổ đội: Đội Xây dựng số 1 – Công trình Nhà văn hoá 3-2 Nam Định Với số tiền là: 3.118.950 Viết bằng chữ: Ba triệu một trăm mười tám ngàn chín trăm năm mươi đồng Phụ trách bộ phận Kế toán trưởng Giám đốc công ty STT Họ và tên Chức vụ nghề nghiệp Hệ số Số tiền được TT Tạm ứng kỳ I và các khoản phải trừ % BH Số tiền còn lĩnh Ký nhận 1 Bùi Hải Âu chủ CT 2.98 1.729.047 532.184 1.196.863 2 Trần Anh Tuấn KS 2.5 1.274.616 427.000 847.616 3 Đặng Văn Đoài KS 2.02 1.496.288 421.816 1.074.472 Tổng cộng 4.499.950 1.381.000 3.118.950 * Đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp thì cách tính lương như sau: - Căn cứ tính lương là bảng chấm công của từng người thuộc từng phòng. - Căn cứ vào mức lương cơ bản của từng người: 180.000 x hệ số cấp bậc. - Căn cứ vào bảng hệ số tính lương theo qui định của Công ty và tuỳ theo mức độ công việc của từng người. Tiền lương 1 ngày = Lương cơ bản x hệ số cấp bậc 22 ngày Tiền lương tháng = Tiền lương ngày x ngày công. Ngoài ra Công ty còn quy định mức lương trách nhiệm như sau: - Trưởng phòng được hưởng: 0,3 mức lương cơ bản - Phó phòng được hưởng: 0,2 mức lương cơ bản. Các khoản trích theo lưong cho các ngày nghỉ chế độ, nghỉ BHXH được tính tương tự như với CNSX thuộc nhóm 1. Sau khi tính toán tiền lương và các khoản được hưởng, các khoản khấu trừ kế toán lập Bảng thanh toán tiền lương cho từng phòng. Như vậy ta có thể tính lương cho phòng kế hoạch như sau: Bảng chấm công tháng 10/2000 Mẫu số 01 – LĐTL Ban hành theo QĐ số 1141 – TC/CĐKT Ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính Đơn vị: Công ty cơ giới và xây lắp số 12 Bộ phận: Phòng kế hoạch TT Họ và tên Cấp bậc chức vụ Ngày trong tháng Qui ra công Ký hiệu 1 2 ... 12 Số công hưởng lương t.gian ... Số công hưởng BHXH 1 Lê Văn Tình Tr.Phòng x x x x 22 22 2 Bùi Minh Đức Tr. Phòng x x x x 19 22 3 Ng.Thanh Hải Nhân viên x x x x 22 22 4 Bùi Thúy Hà Nhân viên x x x x 18 22 5 Đỗ Minh Ngọc Nhân viên x x x x 22 22 Cộng 103 110 Người Duyệt Phụ trách bộ phận Người chấm công Hệ số lương của Công ty do Giám đốc qui định sẽ thay đổi theo tình hình kinh doanh của công ty. Theo quy định của Công ty thì hệ số lương của nhân viên phòng kế hoạch như sau: TT Họ và Tên Chức vụ nghề nghiệp Hệ số cơ bản Hệ số Cty 1 Lê Văn Tình Tr. Phòng 2,98 2,5 2 Bùi Kim Đức Ph. Phòng 2,5 2,3 3 Ng.Thanh Hải Nhân viên 1,9 1,8 4 Bùi Thuý Hà Nhân viên 1,78 1,8 5 Đỗ Minh Ngọc Nhân viên 1,78 1,8 Cụ thể: Trong tháng 10/2000 có ông Bùi Kim Đức – Phó phòng có số công thực tế là 19 công và 03 công nghỉ việc riêng hưởng lương 100%,hệ số lương cơ bản là 2,5 với mức lương cơ bản là: 2,5 x 180 = 450.000đồng. hệ số của Công ty là 2,5. Tiền lương 1 ngày công là (450.000 x 2,3):22 = 47,045,4đ/ngày Tiền lương thực tế là: 47.045,4 x 19 = 893.862 đ Tiền lưong nghỉ việc riêng hưởng 100% lương là: (450.000 : 22) x 3 = 61.363 đ Phụ cấp trách nhiệm là: 450.000 x 0,2 = 90.000 đ Như vậy tổng số tiền lương của Phó phòng kế hoạch là: 893.862 + 61.36. + 90.000 = 1.045.225 Chị Bùi Thuý Hà nhân viên Phòng kế hoạch tháng 10/2000 có số công thực tế là 18 công do có 01 công nghỉ việc riêng không hưởng lương, 03 ngày nghỉ ốm (có giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH), với hệ số lương 1,78 mức lương hưởng BHXH 75% hệ số Công ty: 1,8 Tên cơ sở Y tế: Bệnh viện HBT Số KB/BA0 Ban hành theo mẫu tại CV số 93TC/CĐKT ngày 20/7/1999 của BTC Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH Quyển số: Số: Họ và tên: Bùi Thuý Hà Tuổi 27 Đơn vị công tác: Công ty cơ giới và xây lắp số 12 Lý do nghỉ việc: Nghỉ ốm Số ngày cho nghỉ: 03 ngày Từ ngày 01/10 đến ngày 03/10/2000 Xác nhận của phụ trách đơn vị số ngày thực nghỉ 03 ngày (Ký tên, đóng dấu) Ngày 29/09/2000 Y, bác sĩ KCB (Ký, ghi rõ họ hệ) Như vậy ta có thể tính lương cho chị Bùi Thuý Hà như sau: Tiền lương 1 ngày công: (1,78 x 180.000 x 1,8) : 22 = 26.214,5 đ/công Tiền lương thực tế: 26.214,5 x 18 = 471.861 đ Hưởng lương nghỉ ốm hưởng BHXH: ( 320.400 : 22) x 3 x 75% = 32.768 đ Tổng số tiền lương tháng 10/2000 của chị Bùi Thuý Hà là: 471.861 + 32.768 = 504.629 đ Sau đó tiền lương được lập trên bảng thanh toán tiền luơng của Phòng kế hoạch: Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Công ty cơ giới và xây lắp số 12 Bảng thanh toán lương với CBCNV Kỳ I tháng 10 năm 2000 Cho Phòng kế hoạch Với số tiền là: 1.800.000 đ Viết bằng chữ: Một triệu tám trăm nghìn đồng Phụ trách bộ phận Kế toán trưởng Giám đốc Công ty TT Họ và Tên Chức vụ nghề nghiệp Số tiền tạm ứng Ký nhận 1 Lê Văn Tình Tr. Phòng 500.000 2 Bùi Kim Đức Ph. Phòng 400.000 3 Ng.Thanh Hải Nhân viên 300.000 4 Bùi Thuý Hà Nhân viên 300.000 5 Đỗ Minh Ngọc Nhân viên 300.000 Tổng cộng 1.800.000 Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Công ty cơ giới và xây lắp số 12 Bảng thanh toán lương với CBCNV Kỳ IItháng 10 năm 2000 Cho Phòng kế hoạch Với số tiền là: 3.133.422 Viết bằng chữ: Ba triệu một trăm ba ngàn đồng bốn trăm hai hai đồng. Phụ trách bộ phận Kế toán trưởng Giám đốc Công ty TT Họ và Tên Chức vụ nghề nghiệp Hệ số cơ bản Số tiền được TT tạm ứng kỳ I và các khoản phải trừ 6% BH Số tiền còn lĩnh Ký nhận 1 Lê Văn Tình Tr. Phòng 2,98 1.341.0000 532.184 808.816 2 Bùi Kim Đức Ph. Phòng 2,5 1.045.225 427.000 618.225 3 Ng.Thanh Hải Nhân viên 1,9 684.000 320.520 663.480 4 Bùi Thuý Hà Nhân viên 1,78 504.629 319.224 485.405 5 Đỗ Minh Ngọc Nhân viên 1,78 576.720 319.224 557.496 Tổng cộng 4.151.574 1.918.152 3.133.422 Sau khi tính toán tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên, công nhân thuê ngoài trong tháng 10/2000, kế toán tổng hộp lương như sau: - Tổng số tiền lương cán bộ quản lý: 31.006.000 đ - Tổng số quản lý sản xuất: 19.393.000 đ - Tiền lương sản xuất: + Công nhân trong danh sách: 114.953.000 đ + Công nhân thuê ngoài: 37.985.000 đ - Tiền lương sản phẩm tháng 10/2000: + Công nhân sản xuất: 149.177.000 đ + Tiền lương cấp bậc của CBQLDN: 9.617.940 đ + Tiền lương cấp bậc của QLSX: 5.238.720 đ + Tiền lương cấp bậc CNSX: 54.531.360 đ Căn cứ vào tiền lương thực tế và tiền lương cấp bậc, kế toán tiến hành trích các khoản theo lương theo quy định của Nhà nước, bao gồm: * Các khoản trích theo lương công nhân sản xuất tháng 10/2000 - Kinh phí công đoàn 2% theo lương cơ bản: 114.953.000 x 2% = 2.299.060 đ (lấy tròn 2.299.000đ) - Bảo hiểm xã hội 15% theo lương cơ bản: 54.531.360 x 15% = 8.179.704 đ (lấy tròn 8.180.000đ) - Bảo hiểm y tế 2% theo lương cơ bản: 54.531.360 x 2% = 1.090.627 đ (1.091.000đ) * Các khoản thu qua lương CNSX: - BHXH = 5% tập hợp trên các bảng thanh toán tiền lương CNSXnhóm I là: 2.727.000 đ - BHYT = 1% tập hợp trên các bảng thanh toán tiền lương CNSX nhóm I là: 545.000 đ Tổng số 6% thu qua lương công nhân sản xuất là: 3.271.882 đ * Các khoản trích theo lương QLSX tháng 10/2000: - Kinh phí công đoàn là 2% tiền lương thực tế cho cán bộ quản lý: 19.393.000 x 2% = 387.860 (388.000) - Bảo hiểm xã hội là 15% tiền lương cơ bản cán bộ QLSX: 5.238.720 x 15% = 785.808 đ (786.000) - Bảo hiểm Y tế la 2% tiền lương cơ bản: 5.238.720 x 2% = 104.774đ105.000đ) * Các khoản thu qua lương cán bộ quản lý sản xuất gồm bảo hiểm xã hội 5% lương cơ bản và 1% BHYT cụ thể tập hợp trên các bảng thanh toán lương cho cán bộ quản lý các đội là: BHXH: 3140.000 đ BHYT: 25.000đ * Các khoản trích theo lương cán bộ quản lý doanh nghiệp T10/2000 - Kinh phí công đoàn: 31.066.000 x 2% = 620.120 (620.000) - Bảo hiểm xã hội: 9.617.940 x 15% = 1.442.691 (1.443.000) - Bảo hiểm y tế: 9.617.940 x 2% = 192.359 (192.000) Các khoản thu qua lương cán bộ quản lý doanh nghiệp trên bảng thanh toán tiền lương các phòng tập hợp được trong tháng 10/2000 là: BHXH: 481.000 đ BHYT: 96.000đ Sau khi tiến hành tính toán xong các khoản tiền lương và các khoản phải trích theo lương kế toán tiến hành định khoản như sau: * Đối với công nhân sản xuất trực tiếp: - Tiền lương và các khoản trích theo lương CNXS nhóm 1: + Tiền lương: Nợ TK 622: 144.593.000 Có TK 3341: 114.593.000 + Các khoản trích theo lương: Nợ TK 622: 11.570.000 Có TK: 3382: 2.299.000 Có TK: 3383: 8.180.000 Có TK: 3394: 1.091.000 + Các khoản thu qua lương công nhân: Nợ TK 3341: 3.272.000 Có TK 3383: 2.227.000 Có TK 3384: 540.000 Lương của công nhân sản xuất thuộc nhóm 2 (thuê ngoài) được hạch toán như sau: Nợ TK 622: 37.985.000 Có TK 3342: 37.985.000 * Đối với cán bộ quản lý sản xuất các đội kế toán hạch toán như sau: - Tiền lương: Nợ TK 627: 19.393.000 Có TK 3341: 19.393.000 * Các khoản trích theo lương cán bộ quản lý sản xuất: Nợ TK 627: 1.297.000 Có TK 3382: 388.000 Có TK 3383: 786.000 Có TK 3384: 105.000 * Các khoản thu qua lương: Nợ TK 3341: 366.000 Có TK 3383: 314.000 Có TK 3384: 52.000 * Đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp kế toán hạch toán như sau: - Tiền lương: Nợ TK 642:31.006.000 Có TK 3341: 31.006.000 - Các khoản trích: Nợ TK 642: 2.225.000 Có TK 3382: 620.000 Có TK 3383: 1.443.000 Có TK 3384: 192.000 * Các khoản thu qua lương: Nợ TK 3341: 577.000 Có TK 3383: 481.000 Có TK 3384: 96.000 - Kế toán không trích trước tiền lương BHXH do kế toán đã tín toán phải trả trên Bảng thanh toán tiền lương tháng 10/2000 nên khi BHXH thanh toán khoản tiền này kế toán phải hạch toán như sau: Nợ TK 111,112 Có TK 3341 Sau khi tính toán các bảng lương thanh toán kế toán lập phiếu chi theo số tiền còn được lĩnh trên mỗi Bảng thanh toán lương của từng đội, từng phòng ban, Kế toán hạch toán: Nợ TK 3341 (Với CBCBV trong danh sách) Nợ TK 3342 (Với CNSX thuê ngoài) Có TK 111 Kế toán tiền lương căn cứ vào các chứng từ về tiền lương (các bảng thanh toán tiền lương) lập Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Cụ thể Bảng phân bổ tiền lương tháng 10/2000 của Công ty như sau: Công ty cơ giới và xây lắp số 12 Bảng phẩn bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Tháng 10/2000 Đơn vị tính: 1000 đồng Ghi có TK Ghi nợ TK TK 334 TK 338 3341 3342 3382 3383 3384 Cộng TK 622 (CNSX trong danh sách) 114.953 2.299 8.180 1.091 11.570 TK 622(thuê ngoài) 37.985 TK 627 (quản lý sản xuất) 19.393 388 786 105 1.279 TK 642 (quản lý doanh nghiệp) 31.006 620 1.443 192 2.255 TK 3341(CNSX trong danh sách) 2.727 545 3.272 TK 3341 (quản lý sản xuất) 314 52 366 TK 642 (quản lý doanh nghiệp) 481 96 577 Cộng 156.352 37.985 3.307 13.931 2.081 19.319 II.Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý lao động tiền lương 1. Về lao động - Bố trí cán bộ kỹ thuật theo sát công trình sản xuất để kịp thời chấn chỉnh về kỹ thuật sao cho năng lượng lao động tăng nhanh. - Bộ máy văn phòng tinh gọn, nâng cao vai trò quản lý điều hành ở các bộ phận, thực hiện tốt các định mức lao động bên cạnh đó nâng cao chất lượng sản phẩm và giữ nghiêm kỷ luật lao động trong Công ty. Thực hiện đầy đủ chính sách cho người lao động, kiện toàn các tổ chức quần chúng nhằm tạo phong trào thi đua tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó Công ty cần có những biện pháp bố trí tận dụng tối đa nguồn nhân lực sẵn có tại Công ty, giảm triệt để tình trạng có lao động nghỉ chờ việc chỗ này mà chỗ khác phải sử dụng lao động thuê ngoài. 2. Về công tác quản lý tiền lương Đối với các đội xây dựng, đội xe máy,... Công ty cần có những biện pháp quản lý tiền lương chặt chẽ hơn nữa trong việc quản lý ở các đội sản xuất, do đặc điểm các đội xây dựng thường xuyên thay đổi chỗ lam việc do phải đi theo công trình nên việc quản lý lao động ở đây chỉ dựa trên các đội trưởng. Việc này dễ tạo khe hở cho việc tính công, từ đây sẽ dẫn đến những tiêu cực trong việc tính lương nhất là với các đội xây dựng sử dụng nhiều lao động thuê ngoài. Vì vậy cần phải quán triệt tính tự giác và giám sát chặt chẽ nguồn nhân công. Các công trình xây dựng thường có tính chất phân tán và thời gian ngắn nên Công ty áp dụng hình thức khoán khối lượng cho từng tổ, đội sản xuất và hàng tháng căn cứ vào khối lượng hoàn thành các đội trưởng sẽ thanh toán với Công ty. Điều này có thể giúp cho toàn thể hoạt động linh hoạt hơn nhưng nó cũng dễ tạo ra các khe hở trong quản lý nhất là để quản lý về tiền lương. * Đối với tiền lương của cán bộ quản lý doanh nghiệp Công ty cũng nên áp dụng hính thức khoán tổng số tiền lương với từng phòng ban cụ thể để có thể tạo điều kiện kích thích nâng cao năng suất, năng lực làm việc của từng cán bộ trong các phòng. Kết luận Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành, kiểm soát các hoạt động kinh tế, là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế, tài chính, đảm nhiệm hệ thống tổ chức thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Vì vậy, kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính Nhà nuớc mà cũng cần thiết vơi tài chính doanh nghiệp. Tổ chức hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp thông tin cho quản lý. Qua quá trình thực tập thực tế tại Công ty cơ giới và xây lắp số 12, được sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể phòng Kế toán tài chính và những kiến thức tiếp thu được học tại trường. Em nhận thấy việc hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp là một đề tài hẫp dẫn do đó em đã mạnh dạn đi sâu và nghiên cứu đề tài này. Đây là tập bài viết khái quát về tình hình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo luơng tại Công ty cơ giới và xây lắp số 12 song do trình độ lý luận còn nhiều hạn chế và còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong các thầy cô giáo thông cảm và mong nhận được sự đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty và tập thể phòng Kế toán tài chính Công ty cơ giới và xây lắp số 12 và thầy giáo hướng dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo để em hoàn thiện chuyên để này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0560.doc
Tài liệu liên quan