A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những quy định chung của Luật Giáo Dục đã nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của người công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.(Điều 2).
Chính vì vậy, trong giáo dục hiện hành, bên cạnh các hoạt động dạy học trên lớp thì nhà trường Tiểu học luôn coi trọng các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đây là môi trường giúp HS hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện và một trong những hoạt động được chú ý nhiều nhất đó là công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi.
Nếu như ở các trường Cao đẳng, Đại học có bộ môn chuyên nghành đào tạo sinh viên theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, trung thành với tư tưởng chính trị của Đảng thì ở cấp học cơ bản này không gì hiệu quả hơn là sự hoạt động tích cực của Công tác Đội- Sao và phong trào thiếu nhi.
Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng trưởng thành và lớn mạnh, dần dần trở thành một tổ chức được toàn thể thiếu nhi Việt Nam yêu mến. Để có được kết quả đó ngoài sự quan tâm của Đảng, của nhà nước thì điều quan trọng hơn cả chính là sự đổi mới về nội dung và hình thức một cách đa dạng, phong phú, và sáng tạo. Đổi mới về hình thức sao cho phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Đổi mới về nội dung để đào tạo, định hướng cho các em phát triển toàn diện, trở thành cháu ngoan Bác Hồ, và xa hơn là trở thành những Đoàn viên ưu tú, những công dân tốt cho Tổ quốc.
Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn đó những khó khăn, những tồn tại trong công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi ở trường Tiểu học. Qua đợt thực tập sư phạm lần thứ nhất kéo dài 3 tuần, tôi đã quyết định đi sâu vào tìm hiểu thực trạng để từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và khó khăn trên.
Là một sinh viên ngành giáo dục tiểu học, bản thân tôi càng muốn tự nhận thức được tầm quan trọng của công tác Đội trong nhà trường Tiểu học, muốn trau dồi thật nhiều kinh nghiệm và tìm ra thêm nhiều biện pháp hay trong các hoạt động của phong trào Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi nhằm giúp cho công tác sau này được thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Chính vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài “Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng công tác Đội - Sao và phong trào thiếu nhi ở trường Tiểu học Số 2 Phú Bài” để nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này tôi muốn tìm hiểu thực tế các phong trào thiếu nhi, chương trình công tác Đội ở trường tiểu học để từ đó rút ra cho bản thân những kinh nghiệm thực tiễn có giá trị phục vụ cho học tập và công tác, và đề xuất các biện pháp phát huy hiệu quả trong chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở trường tiểu học.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực tế về trường, tìm hiểu thực tế thực hiện chương trình công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi ở trường Tiểu học Số 2 Phú Bài. Từ đó tìm ra được các biện pháp phát huy hiệu quả trong chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở trường tiểu học.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do tính chất của chương trình công tác Đội – Sao và phong trào thiếu nhi là bao trùm tác động đến tất cả học sinh nên phạm vi nghiên cứu của đề tài là 5 khối lớp của trường tiểu học số 2 Phú Bài.
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các kế hoạch, phong trào, hoạt động của học sinh và giáo viên chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách trong chương trình công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ã Phương pháp tham khảo tài liệu: Để có được những cơ sở lí luận chính xác cần tiếp cận với những tài liệu có liên quan và cũng chính nhờ đó mà tìm thêm được nhiều biện pháp hay áp dụng vào thực tiễn.
ã Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ những số liệu, thông tin thu thập được từ thực tiễn, bằng phương pháp phân tích tổng hợp sẽ đưa ra được những kết luận khoa học và từ đó tìm ra thêm các biện pháp tốt nhằm nâng cao chất lượng công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi trong nhà trường tiểu học.
ã Phương pháp quan sát sư phạm: Đây là phương pháp dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao. Sự khách quan của phương pháp này sẽ giúp có được những thu nhận thực tế, chân thật, liên tục trong quá trình nghiên cứu.Nó giúp nhận ra hứng thú của các em học sinh trong các hoạt động, đồng thời thấy được biểu hiện của các em để từ đó tìm ra những hình thức tổ chức phù hợp với các em nhằm nâng cao chất lượng công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi trong nhà trường tiểu học.
ã Phương pháp trò chuyện phỏng vấn: Là phương pháp dùng lời nói để trao đổi, trực tiếp nói chuyện với người được nghiên cứu và ghi nhận ý kiến của họ. Phương pháp này có ưu điểm là dễ khai thác thông tin và ít tốn kém.
ã Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Là phương pháp được sử dụng để tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách nhằm tìm ra các biện pháp mang lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các hoạt động Đôi- Sao- Phong trào thiếu nhi trong trường tiểu học.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tuy mới thành lập, nhưng công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi đang ngày càng phát triển, các khó khăn và tồn tại dần dần được giải quyết một cách triệt để và bảng thành tích của trường ngày càng dày thêm. Để đạt được những kết quả như vậy là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của thầy và trò trường tiểu học Số 2 Phú Bài. Điều này đã được thể hiện rõ trong suốt qúa trình thực hiện mọi điều lệ, kế hoạch, phong trào do Hội đồng Đội phát động. Sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, sự năng động, nhiệt huyết của cán bộ tổng phụ trách Đội, sự tham gia tích cực nhiệt tình của tất cả các em học sinh là những yếu tố góp nên thắng lợi trong mọi phong trào. Qua đó cho thấy một bài học kinh nghiệm quý giá rằng:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
2. Kiến nghị
Qua tìm hiểu thực trạng công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi ở trường Tiểu học Số 2 Phú Bài, tôi nhận thấy rằng trường là một đơn vị mạnh về công tác này, được thực tập ở đây, bản thân tôi đã học được rất nhiều kinh nghiệm và cũng là cơ hội để tôi thể hiện năng lực tổ chức hoạt động của mình. Qua bài tập này, tôi muốn được đề xuất một vài kiến nghị như sau:
ã Đối với trường Tiểu học Số 2 Phú Bài
- Ngoài việc họp phụ huynh trong lĩnh vực chuyên môn của giáo viên chủ nhiệm thì cần tổ chức các buổi họp phụ huynh nhằm cung cấp thông tin cũng như các kế hoạch phong trào trong mọi hoạt động công tác như vấn đề thời gian tập nghi thức Đội, đồng phục, tham quan.v.v
- Tăng cường thêm nữa các buổi ngoại khóa, tham quan các di tích lịch sử, viện bảo tàng để học sinh có cơ hội giao lưu học hỏi với bạn bè, tăng khả năng giao tiếp cộng đồng.
- Trên thực tế, Liên đội luôn tổ chức những hoạt động thiết thực với phong trào Đội nhưng để chất lượng các phong trào được nâng cao hơn thì cần sáng tạo nhiều hơn trong khâu tổ chức, tăng tính lãng mạn và bay bổng sẽ giúp các em có hứng thú, tích cực tham gia, hoạt động một cách nhiệt tình mang lại hiệu quả cao hơn.
- Tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng phụ trách Sao, chỉ huy Đội để các em có hiểu biết cũng như kinh nghiệm tổ chức các hoạt động nhằm phát huy năng lực tự quản của các em.
ã Đối với trường Cao Đẳng Sư Phạm Thừa Thiên Huế
- Trong điều kiện có thể nhà trường nên tăng thêm số tiết hướng dẫn cho sinh viên về nội dung Công tác Đội- Sao- Phong trào thiếu nhi trước khi đi thực tập.
- Trên thực tế thì đã có các giờ soạn, thực hành về trò chơi dân gian phục vụ trong công tác Phong trào thiếu nhi ở trường tiểu học nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu được tạo điều kiện để mỗi sinh viên đều có ít nhất một tiết thực hành.
- Tạo cơ hội tiếp xúc thực tế cho sinh viên qua 2 đợt thực tập là một phương pháp đào tạo thực sự hiệu quả của nhà trường, tuy nhiên nếu được thì nhà trường nên tăng thêm thời gian thâm nhập thực tế ở trường phổ thông để sinh viên không những tìm hiểu mà còn có thể thực hành áp dụng phần học lí thuyết ở các giảng đường.
Đi từ lí thuyết đến thực hành là cả một quá trình không đơn giản, biết được điều đó nên bản thân tôi đã tự nỗ lực cũng như tích cực tìm tòi thêm những bài học thực tiễn, tuy nhiên để có được một năng lực chuyên môn phục vụ cho nghề nghiệp sau này thì vẫn còn phải học hỏi nhiều hơn nữa. Rất mong nhận được sự quan tâm xem xét góp ý của quý thầy cô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Sĩ Tụng, Phạm Đình Nghiệp, Phan Nguyên Thái, Cẩm nan cho người phụ trách Đội, Nxb Giáo dục Hà Nội năm 2003.
2. Bùi Văn Huệ, Giáo trình Tâm lí học tiểu học, Nxb Giáo dục năm 2002.
3. Hoàng Ngọc Sơn,Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh
4. Mai Ngọc Luôn, Lí Thị Tiên, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục năm 2006.
5. Trần Như Tính, Phạm Văn Thanh, Phạm Bá Khoa, Lí luận và phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, Nxb Đại học sư phạm năm 2003.
6. Phạm Đình Nghiệp, Vũ Hữu Ích, Ngô Quang Đức, Trần Quốc Thành, Trần Như Tỉnh, Lí luận và phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục năm 2000.
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng công tác Đội - Sao và phong trào thiếu nhi ở trường Tiểu học Số 2 Phú Bài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những quy định chung của Luật Giáo Dục đã nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của người công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.(Điều 2).
Chính vì vậy, trong giáo dục hiện hành, bên cạnh các hoạt động dạy học trên lớp thì nhà trường Tiểu học luôn coi trọng các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đây là môi trường giúp HS hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện và một trong những hoạt động được chú ý nhiều nhất đó là công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi.
Nếu như ở các trường Cao đẳng, Đại học có bộ môn chuyên nghành đào tạo sinh viên theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, trung thành với tư tưởng chính trị của Đảng thì ở cấp học cơ bản này không gì hiệu quả hơn là sự hoạt động tích cực của Công tác Đội- Sao và phong trào thiếu nhi.
Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng trưởng thành và lớn mạnh, dần dần trở thành một tổ chức được toàn thể thiếu nhi Việt Nam yêu mến. Để có được kết quả đó ngoài sự quan tâm của Đảng, của nhà nước thì điều quan trọng hơn cả chính là sự đổi mới về nội dung và hình thức một cách đa dạng, phong phú, và sáng tạo. Đổi mới về hình thức sao cho phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Đổi mới về nội dung để đào tạo, định hướng cho các em phát triển toàn diện, trở thành cháu ngoan Bác Hồ, và xa hơn là trở thành những Đoàn viên ưu tú, những công dân tốt cho Tổ quốc.
Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn đó những khó khăn, những tồn tại trong công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi ở trường Tiểu học. Qua đợt thực tập sư phạm lần thứ nhất kéo dài 3 tuần, tôi đã quyết định đi sâu vào tìm hiểu thực trạng để từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và khó khăn trên.
Là một sinh viên ngành giáo dục tiểu học, bản thân tôi càng muốn tự nhận thức được tầm quan trọng của công tác Đội trong nhà trường Tiểu học, muốn trau dồi thật nhiều kinh nghiệm và tìm ra thêm nhiều biện pháp hay trong các hoạt động của phong trào Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi nhằm giúp cho công tác sau này được thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Chính vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài “Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng công tác Đội - Sao và phong trào thiếu nhi ở trường Tiểu học Số 2 Phú Bài” để nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này tôi muốn tìm hiểu thực tế các phong trào thiếu nhi, chương trình công tác Đội ở trường tiểu học để từ đó rút ra cho bản thân những kinh nghiệm thực tiễn có giá trị phục vụ cho học tập và công tác, và đề xuất các biện pháp phát huy hiệu quả trong chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở trường tiểu học.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực tế về trường, tìm hiểu thực tế thực hiện chương trình công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi ở trường Tiểu học Số 2 Phú Bài. Từ đó tìm ra được các biện pháp phát huy hiệu quả trong chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở trường tiểu học.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do tính chất của chương trình công tác Đội – Sao và phong trào thiếu nhi là bao trùm tác động đến tất cả học sinh nên phạm vi nghiên cứu của đề tài là 5 khối lớp của trường tiểu học số 2 Phú Bài.
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các kế hoạch, phong trào, hoạt động của học sinh và giáo viên chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách trong chương trình công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp tham khảo tài liệu: Để có được những cơ sở lí luận chính xác cần tiếp cận với những tài liệu có liên quan và cũng chính nhờ đó mà tìm thêm được nhiều biện pháp hay áp dụng vào thực tiễn.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ những số liệu, thông tin thu thập được từ thực tiễn, bằng phương pháp phân tích tổng hợp sẽ đưa ra được những kết luận khoa học và từ đó tìm ra thêm các biện pháp tốt nhằm nâng cao chất lượng công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi trong nhà trường tiểu học.
Phương pháp quan sát sư phạm: Đây là phương pháp dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao. Sự khách quan của phương pháp này sẽ giúp có được những thu nhận thực tế, chân thật, liên tục trong quá trình nghiên cứu.Nó giúp nhận ra hứng thú của các em học sinh trong các hoạt động, đồng thời thấy được biểu hiện của các em để từ đó tìm ra những hình thức tổ chức phù hợp với các em nhằm nâng cao chất lượng công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi trong nhà trường tiểu học.
Phương pháp trò chuyện phỏng vấn: Là phương pháp dùng lời nói để trao đổi, trực tiếp nói chuyện với người được nghiên cứu và ghi nhận ý kiến của họ. Phương pháp này có ưu điểm là dễ khai thác thông tin và ít tốn kém.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Là phương pháp được sử dụng để tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách nhằm tìm ra các biện pháp mang lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các hoạt động Đôi- Sao- Phong trào thiếu nhi trong trường tiểu học.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Một số hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh
1.1.1.1 Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh là gì?
Đội Thiếu Niên tiền Phong Hồ Chí Minh (Đội TNTP HCM) là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ chí Minh sáng lập, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách.
Đội TNTP HCM là trường học giáo dục thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nhà trường, là đội dự bị của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi.
Đội TNTP HCM được tổ chức và hoạt động trong nhà trường và ở địa bàn dân cư.
Đội TNTP HCM lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho Đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Đội TNTP HCM đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì quyền lợi của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của các dân tộc.
Đội TNTP HCM thành lập ngày 15-5-1941.
1.1.1.2 Tính chất của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
* Tính quần chúng
Điều lệ Đội TNTP HCM đã khẳng định: “…Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam… là lực lượng nòng cốt của các phong trào thiếu nhi. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được tổ chức và hoạt động trong nhà trường và ở địa bàn dân cư”.
Đội là tổ chức của lớp người nhỏ tuổi (9-15 tuổi), do các em làm chủ, tự quản mọi công việc, mọi hoạt động dưới sự hướng dẫn của phụ trách.
Chương II Điều lệ Đội TNTP HCM quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội là “tự nguyện” và “tự quản” dưới sự hướng dẫn của phụ trách.
Đội thu hút tất cả các em trong độ tuổi tham gia, không phân biệt thành phần tôn giáo, nam nữ, dân tộc… miễn là các em có nguyện vọng, tự nguyện gia nhập Đội và được quá 1/2 số Đội viên trong chi đội đồng ý kết nạp.
Điều lệ Đội TNTP HCM quy định thiếu nhi vào Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là thừa nhận Điều lệ Đội, tự nguyện xin vào Đội và được quá nủa số đội viên trong chi đội đồng ý.
Ở những nơi chưa có tổ chức Đội TNTP HCM, việc kết nạp đội viên do Ban Chấp hành Đoàn hoặc Hội đồng Đội cấp xã quyết định và tiến hành thành lập tổ chức cơ sở Đội theo Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Tính tự quản của Đội còn thể hiện rất rõ trong quan điểm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với Đội TNTP HCM là ở đâu có thiếu nhi ở đó có hoạt động Đội.
Cần tránh 3 khuynh hướng lệch lạc sau:
+ Thu hẹp tổ chức Đội: coi tổ chức Đội là tổ chức của những em có thành tích chăm ngoan, dễ bảo. Tránh tình trạng kết nạp rộng rãi các em vào Đội sẽ làm suy giảm uy tín, vinh dự của tổ chức Đội và đội viên.
+ Khuynh hướng ngược lại: là buông lỏng khâu giáo dục, ồ ạt kết nạp các em vào Đội để rồi không quản lí, giáo dục làm suy yếu tổ chức Đội.
+ Khuynh hướng không tôn trọng quyền làm chủ, tự quản của Đội dẫn đến hành chính hóa Đội, áp đặt những mệnh lệnh, bao biện hoặc làm thay các em.
* Tính cách mạng
Tính chất của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thể hiện rất rõ là:
+ Đội là một tổ chức quần chúng, một tổ chức giáo dục chứ không phải là một tổ chức từ thiện, hướng đạo, vui chơi đơn thuần. Giáo dục bao giờ cũng mang tính giai cấp, nhắm phục vụ quyền lợi của một giai cấp nhất định.
+ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh do Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập, do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội cùng với nhà trường giáo dục thế hệ trẻ theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng. Giáo dục đôi viên theo 5 điều Bác Hồ dạy.
+ Đội còn là tổ chức nòng cốt trong phong trào thiếu niên, nhi đồng, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản. Tính chất này còn thể hiện ở tôn chỉ mục đích và khẩu hiệu của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhiệm vụ của đội viên:
+ Điều lệ Đội khẳng định: “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức cho thiếu niên nhi đồng làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, trở thành đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”.
+ Khẩu hiệu của Đội: “ Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng”.
+ Đội viên Đội TNTP HCM có nhiệm vụ thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của Đội. Đồng thời thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, phấn đấu trở thành đội viên tốt, đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh, công dân tốt.
* Tính giáo dục
Điều lệ Đội TNTP HCM đã khẳng định: “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là trường học giáo dục thiếu nhi Việt nam trong và ngoài nhà trường, là đội dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…”. Đội TNTP HCM lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện của đội viên.
Mục đích giáo dục cộng sản nói chung là xây dựng con người mới Xã hội chủ nghĩa, giáo dục các em trở thành con ngoan trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt… Mỗi đội viên cần phải phấn đấu, rèn luyện trở thành đội viên tốt, phấn đấu trở thành Đoàn viên Thanh niên Cộng sản, đây là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của tổ chức Đội. Đối tượng giáo dục của Đội là tất cả thiếu niên, nhi đồng, do đó tổ chức Đội phải biết kết hợp chặt chẽ với nhà trường, giáo dục trong nhà trường, trên địa bàn dân cư, giáo dục trong giờ học, ngoài giờ học, chủ động phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các lực lượng giáo dục, là cầu nối giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong việc giáo dục thiếu niên.
1.1.1.3 Nhiệm vụ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện của đội viên.
Mục tiêu của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được cụ thể hóa bằng nhiệm vụ của Đội Thiếu nên Tiền phong Hồ chí Minh và đội viên.
+ Nhiệm vụ thứ nhất là các tập thể Đội và đội viên đều phải phấn đấu, rèn luyện thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, đoàn viên Thanh niên Cộng sản. Nhiệm vụ này được cụ thể hóa bằng việc mỗi đội viên phải nghiêm chỉnh thực hiện Điều lệ và nghi thức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Chương trình rèn luyện đội viên.
+ Nhiệm vụ thứ 2 là các Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phải có trách nhiệm giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi… đây là nhiệm vụ thể hiện rõ tính quần chúng của Đọi Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, đáp ứng các yêu cầu của đội viên trong quá trình phấn đấu, học tập của mình.
+ Nhiệm vụ thứ 3 là các tập thể Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và đội viên phải thực hiện các quyền và bổn phận của trẻ em đã được nêu trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Khi các em thực hiện tốt các điều quy định trong Công ước và Luật nghĩa là các em đã từng bước trưởng thành trong quá trình phấn đấu của mình.
Những điều này có nghĩa là:
+ Tập hợp thiếu, nhi đồng, tạo điều kiện cho thiếu nhi phát triển mọi khả năng, sáng kiến trong các hoạt động xã hội, học tập và vui chơi bổ ích.
+ Xây dựng Đội vững mạnh, giúp cho đội viên trở thành Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Giúp nhi đổng trở thành đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ chí Minh.
+ Đoàn kết hữu nghị, tích cực tham gia các phong trào thiếu nhi Quốc tế.
1.1.1.4 Nguyên tắc hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Hoạt động của Đội diễn ra thường xuyên, liên tục, đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, tất cả các hoạt động Đội đều được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định, những nguyên tắc đó gọi là nguyên tắc hoạt động Đội.
*Các nguyên tắc hoạt động Đội
- Nguyên tắc đảm bảo tính định hướng chính trị xã hội
- Nguyên tắc đảm bảo tính tự nguyện gia nhập Đội và tham gia tích cực vào các hoạt động Đội của thiếu nhi và đội viên.
- Nguyên tắc đảm bảo tính tự quản và phát huy năng lực sáng tạo của Đội viên, trên cơ sở có sự phụ trách trực tiếp của Đoàn và hướng dẫn sư phạm của người lớn
- Nguyên tắc đảm bảo phù hợp đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân của đội viên
- Nguyên tắc đảm bảo tính lãng mạn, gây hứng thú mang màu sắc vui chơi trong các hoạt động Đội
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong các hoạt động Đội
1.1.1.5. Hệ thống tổ chức của Đội TNTP Hồ Chí Minh ở trường tiểu học
- Hệ thống tổ chức của Đội bao gồm các cấp từ: phân đội, chi đội, liên đội. Trên liên đội là hội đồng đội các cấp từ phường xã đến trung ương do BCH Đoàn cùng cấp lập ra để thực hiện nhiệm vụ trực tiếp phụ trách Đội.
- Đội TNTP trong trường tiểu học đó là một tổ chức cơ sở của Đội nhằm đoàn kết, tập hợp toàn thể thiếu niên, nhi đồng trong nhà trường, thực hiện các hoạt động do Đoàn , Đội tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ thiếu nhi học tập rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt. Mỗi trường tiểu học hoặc trung học cơ sở thành lập liên đội do Hội đồng Đội hoặc Ban chấp hành Đoàn cùng cấp nơi trường đóng lập ra.
Tổ chức của Đội trong trường Tiểu học :
- Chi đội: Chi đội thường là một lớp học, do GVCN làm phụ trách chi đội. Chi đội là đơn vị cơ sở của Đội, trực tiếp tổ chức các hoạt động Đội cho đội viên.
- Liên đội : Thường là tập hợp của nhiều chi đội trong trường, đứng đầu Liên đội là 1 Liên đội trưởng
- Tổng phụ trách Đội TNTP
+ Tổng phụ trách Đội ở trường phổ thông có chức danh là “ Giáo viên tổng phụ trách Đội” đó là người chỉ huy trực tiếp cao nhất của tổ chức Đội.
+ Tổng phụ Đội là một cán bộ của Đoàn được Đoàn giao cho nhiệm vụ tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của liên đội.
+ Do đó tổng phụ trách Đội là người chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng công tác của tổ chức Đội.
+ Tổng phụ trách giáo dục và tổ chức giáo dục các em thông qua việc thiết kế, tổ chức và chỉ đạo các hoạt động tập thể đa dạng, phong phú phù hợp đặc điểm, nhu cầu, nguyện vọng của các em.
+ Tổng phụ trách phải biết lựa chọn cán bộ liên đội, phụ trách chi đội..trực tiếp huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.
- Để làm được điều đó Tổng phụ trách không ngừng nắm vững lí luận và phương pháp công tác mà còn phải hiểu về các phương pháp, xây dựng, thiết kế các chương trình bồi dưỡng, tập huấn, kế hoạch và biện pháp thực hiện.
- Vai trò của Tổng phụ trách
+ Quản lí các hoạt động của liên đội, chi đội
+ Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động cụ thể của tổ chức Đội
+ Huy động, phối hợp với các lực lượng khác để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục mà nhà trường đề ra.
1.1.1.6 Nội dung công tác của Đội TNTP Hồ Chí Minh
- Giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức
- Giáo dục ý thức trách nhiệm trong học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật
- Giáo dục lao động kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp
- Giáo dục về sức khỏe, vệ sinh
- Giáo dục thẩm mĩ
- Giáo dục tinh thần đoàn kết hữu nghị Quốc tế
1.1.1.7 Công tác kiểm tra của Đội
Trong mọi hình thức hoạt động thì nhiệm vụ kiểm tra đánh giá là vô cùng quan trọng, nó góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng công tác. Vì vậy nhằm nâng cao chất lượng công tác Đội- Sao và phong trào thiếu nhi, cần thực hiện tốt có hiệu quả công tác kiểm tra của Đội.
Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh có một chương và hai điều quy định về công tác kiểm tra của Đội để góp phần đưa các hoạt động Đội đi vào nề nếp, đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới.
Nhiệm vụ công tác kiểm tra của Đội TNTP Hồ Chí Minh:
+ Kiểm tra toàn diện các mặt công tác của Đội, việc thi hành Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh, nghị quyết, chương trình công tác của Đội…
+ Kiểm tra tổ chức Đội, cán bộ Đội và đội viên khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh.
+ Kiểm tra việc thi hành kỉ luật của cơ sở Đội và đội viên.
+ Tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc thi hành kỉ luật đối với đội viên, cán bộ Đội và tổ chức Đội.
+ Kiểm tra việc quản lí, sử dụng tài chính của Đội.
Công tác kiểm tra của Đội cần được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc nhằm kịp thời phát hiện, điều chỉnh để hiệu quả trong công tác không ngừng được nâng cao, một tổ chức mạnh là một tổ chức trong sạch và có kỉ luật tốt.
Khen thưởng và kỉ luật
* Khen thưởng
Đội TNTP Hồ Chí Minh coi trọng việc nêu gương người tốt, việc tốt, lấy việc phát huy ưu điểm để khắc phục khuyết điểm. Cùng với việc khen thưởng và đề nghị khen thưởng đột xuất, sau mỗi đợt thi đua, một học kì hay một năm, các tập thể Đội lựa chọn giới thiệu các cán bộ phụ trách Đội, Chỉ huy Đội, đội viên và tập thể Đội điển hình đề nghị khen thưởng. Đồng thời, các tập thể Đội lựa chọn giới thiệu các cấp khen thưởng kịp thời những tập thể và các nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ. chăm sóc, giáo dục thiếu niên. Nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Việc xem xét khen thưởng được thực hiện theo quy chế thi đua khen thưởng của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn khóa IX và Tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua, khen thưởng hàng năm do Hội đồng Đội Trung ương hướng dẫn.
- Hình thức khen thưởng đối với cá nhân gồm:
+ Giấy chứng nhận hoàn thành Chương trình rèn luyện đội viên
+ Giấy chứng nhận Cháu ngoan Bác Hồ
+ Giấy khen, bằng khen
+ Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo”, huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm”
+ Giải thưởng Kim Đồng…
- Hình thức khen thưởng đối với tập thể Đội bao gồm
+ Công nhận danh hiệu Chi đội mạnh, Liên đội mạnh
+ Giấy khen, bằng khen, cờ thi đua…
Những cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc có thể đề nghị Nhà nước khen thưởng.
Việc khen thưởng xứng đáng và kịp thời sẽ tác động tích cực đến mỗi các nhân cũng như tập thể, đó chính là một trong những động lực giúp chất lượng phong trào phát triển cao hơn.
* Kỷ luật
Tập thể Đội có trách nhiệm động viên, giúp đỡ đội viên phấn đấu rèn luyện không ngừng tiến bộ. Đội viên, tập thể Đội vi phạm khuyết điểm thì tập thể Đội xem xét đề nghị kỉ luật.
Các hình thức kỉ luật của Đội bao gồm: phê bình, khiển trách; trường hợp đội viên vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng có thể bị xóa tên trong danh sách đội viên.
Việc khen thưởng và kỉ luật trong tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh nhất thiết phải được thảo luận, bàn bạc công khai, dân chủ từ cấp phân đội trở lên. Mọi hình thức kỉ luật đối với tập thể, cá nhân đội viên chỉ được áp dụng khi có quá nửa số đội viên của chi đội của chi đội biểu quyết tán thành.
Khen thưởng và kỉ luật cần được tiến hành song song và liên tục trong suốt quá trình hoạt động của Đội thì mới có thể phát huy hết mọi ưu điểm đồng thời hạn chế tối thiểu các mặt tồn tại của từng thành viên và của cả tập thể. Do đó chất lượng của công tác cũng được nâng cao.
1.1.2 Nhi đồng và sao nhi đồng ở trường tiểu học
1.1.2.1 Khái niệm về nhi đồng và Sao nhi đồng:
Nhi đồng bao gồm các em từ 6- 8 tuổi, là lớp dự bị của Đội TNTP HCM. Ở độ tuổi này các em chưa có ý thức về mặt tổ chức, chưa có đủ năng lực để tự quản một tổ chức cho riêng mình. Vì vậy quy mô tập hợp nhi đồng để tiến hành các hoạt động do Đội TNTP HCM tổ chức là Sao nhi đồng.
Sao nhi đồng là một nhóm từ 5 em trở lên. ở gần nhau cùng vui chơi học tập với nhau. Ở tiểu học, thường thì Sao nhi đồng được thành lập theo nhóm bạn trong cùng một lớp, ngồi gần bàn nhau, sống gần nhà nhau.
1.1.2.2 Tổ chức Sao nhi đồng trong trường tiểu học:
Ở đâu có nhi đồng và có tổ chức Đội TNTP HCM thì ở đó có Sao nhi đồng. Tổ chức cơ sở được tổ chức ở trường học và trên địa bàn dân cư thì Sao nhi đồng cũng được lập ra ở trường học và trên địa bàn dân cư. Các Sao nhi đồng trong một lớp hay trên địa bàn dân cư được sự đỡ đầu của một chi đội TNTP.
Mỗi Sao có một trưởng Sao, do Sao bầu ra để điều khiển công việc của sao (không có cấp phó). Trưởng sao cũng có thể được cử theo hình thức luân phiên. Đội viên được cử trực tiếp giúp đỡ Sao nhi đồng hoạt động được gọi là phụ trách Sao. Ở trường tiểu học, GVCN đồng thời là phụ trách Sao nhi đồng ở lớp mình. Trên địa bàn dân cư, phụ trách nhi đồng do tổ chức Đoàn TNCS cử ( có thể giáo viên, có thể là thanh niên địa phương).
Để phân biệt các Sao, mỗi sao cần có một tên gọi. Tên Sao do các em trong Sao chọn (có sự gợi ý của phụ trách Sao), thường thì tên sao lấy theo tên các đức tính tốt: “Sao chăm chỉ”, “Sao dũng cảm”, “Sao thật thà”, “Sao vui vẻ’,..
Mỗi tuần sao sinh hoạt một lần trong trường hoặc trên địa bàn dân cư. Mỗi tháng sinh hoạt vui chung một lần, phụ trách sao hướng dẫn sao nhi đồng sinh hoạt.
Bài hát truyền thống của Sao nhi đồng là: “Nhanh bước nhanh nhi đồng” của nhạc sĩ Phong Nhã.
Lời ghi nhớ của nhi đồng là:
Vâng lời Bác Hồ dạy
Em xin hứa sẵn sàng
Là con ngoan trò giỏi
Cháu Bác Hồ kính yêu.
Mục tiêu phấn đấu của nhi đồng là: Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan trò giỏi và trở thành Đội viên TNTP Hồ Chí Minh.
Khi 8 tuổi và đủ điều kiện Nhi đồng sẽ được đội viên phụ trách Sao giới thiệu và kết nạp vào Đội TNTP Hồ Chí Minh theo Điều lệ Đội.
1.1.2.3 Lựa chọn và bồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng
* Lựa chọn phụ trách Sao
- Lựa chọn các đội viên phụ trách Sao theo các tiêu chuẩn sau:
+ Nhiệt tình, có hoàn cảnh thuận lợi
+ Có khả năng diễn đạt, có năng khiếu văn nghệ, thể thao, hoạt động tập thể.
+ Học lực khá, mạnh dạn, ham học hỏi
- Cách sắp xếp phụ trách Sao ở trường tiểu học:
+ Cách 1: chọn các em đội viên tốt ở lớp 4- 5 phân công các em phụ trách Sao nhi đồng theo 2 hướng:
Phụ trách Sao lớp 5 giúp nhi đồng lớp 1 và 3
Phụ trách Sao lớp 4 giúp nhi đồng lớp 2
+ Cách 2: Chọn toàn bộ đội viên lớp 5 (trừ những em quá yếu) làm phụ trách sao trong học kì 1. Đến học kì 2 chọn toàn bộ đội viên lớp 4 làm phụ trách Sao (trừ những em quá yếu).
+ Cách 3: Chọn học sinh cấp 2 cùng địa bàn dân cư làm phụ trách Sao nhi đồng, nhưng cách này đòi hỏi thi đua đánh giá liên đội mạnh, chi đội mạnh phải thật sát sao. Cán bộ Tổng phụ trách ở 2 trường trung học cơ sơ và tiểu học phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng, nhà trường, Đoàn thanh niên ngoài nhà trường.
* Những yêu cầu đối với phụ trách Sao:
- Hiểu tâm lí nhi đồng: Nhi đồng là những em bé hiếu động, tò mò, hay bắt chước, dễ quên, rất thật thà, hồn nhiên, rất thích khen…
- Thích và hiểu biết nhiều trò chơi, hát, múa, kể chuyện và thể hiện một cách hấp dẫn.
- Biết cách lôi cuốn nhi đồng cùng làm, cùng chơi một cách hợp lí.
- Biết cách động viên nhi đồng ngoan và hướng dẫn nhi đồng trở thành con ngoan trò giỏi bằng lời nói, trong việc làm…
Tóm lại phụ trách Sao là những người hướng dẫn nhi đồng, do đó cần phải có khả năng, cách làm như một người giáo dục viên. Trong quá trình hướng dẫn các em nhi đồng, bản thân phụ trách Sao cũng được tu dưỡng và trưởng thành.
* Một số nội dung bồi dưỡng phụ trách Sao:
- Cách tập hợp, điều khiển một buổi sinh hoạt Sao nhi đồng
- Cách tổ chức và hướng dẫn Sao nhi đồng biết các rò chơi phù hợp với lứa tuổi nhi đồng.
- Phụ trách Sao biết hát, biết múa và biết cách dạy cho nhi đồng hát, múa.
- Biết cắt dán, nặng vẽ, cắm hoa…và cách hướng dẫn Sao làm thủ công.
- Biết sơ bộ về đặc điểm tâm lí lứa tuổi nhi đồng (ưa hoạt động, không chú ý được lâu, thật thà, hồn nhiên, thích được khen, thích được thưởng, hay bắt chước, chóng quên, ham hiểu biết…hay khóc hờn, làm nũng, nhút nhát…)
* Một số hình thức bồi dưỡng phụ trách Sao:
- Bồi dưỡng định kì : Tổng phụ trách cần có kế hoạch định kì để bồi dưỡng phụ trách Sao vào đầu năm học, giữa năm và cuối năm.
- Bồi dưỡng thường xuyên : Tổng phụ trách cần có kế hoạch định kì để bồi dưỡng phụ trách Sao trong kế hoạch của Liên đội ngay từ đầu năm học, qua đó sắp xếp lịch bồi dưỡng thường xuyên từng tuần, từng tháng, từng học kì.
Ở cấp Liên đội, mỗi tháng nên tổ chức 2 buổi tập huấn cho phụ trách Sao
- Bồi dưỡng theo chuyên đề:
- Bồi dưỡng bằng cách thông qua các hoạt động lớn:
* Phương pháp bồi dưỡng phụ trách Sao:
Phương pháp trực quan
Phương pháp luyện tập
Phương pháp ghi nhớ
Lực lượng bồi dưỡng phụ trách Sao
Một số điều cần lưu ý khi phân công phụ trách Sao nhi đồng và bồi dưỡng phụ trách Sao:
- Nhiệm vụ chính của học sinh (trong đó có phụ trách Sao) là học tập.
- Bên cạnh nội dung bồi dưỡng phụ trách Sao nêu trên cần có nội dung, kế hoạch bồi dưỡng văn hóa cho các em, đảm bảo cho các em tiếp tục vươn lên trong học tập, gia đình các em yên tâm về con em mình.
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Mục tiêu của công tác Đội - Sao ở trường Tiểu học Số 2 Phú Bài
- Giúp học sinh phát triển toàn diện
- Tạo điều kiện để học sinh hiểu được tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, công dân tốt…
- Hình thành cho học sinh những kĩ năng cơ bản để học tập và lao động sau này
1.2.2 Hứng thú của học sinh đối với công tác Đội - Sao
Đề tài đã tiến hành khảo sát để hiểu thêm hứng thú của học sinh đối với các hoạt động của Đội – Sao ở trường Tiểu học Số 2 Phú Bài
Do điều kiện khách quan nên chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát 30 học sinh của lớp 5A làm đại diện cho toàn bộ Đội viên trong toàn trường.
Thời gian khảo sát :
Đối tượng khảo sát :
Kết quả thu được
Tổng số phiếu phát ra
Tổng số phiếu thu vào
Kết quả cụ thể như sau :
Câu hỏi
Kết quả
Tỉ lệ
Theo các em, công tác Đội – Sao có vai trò như thế nào đối với học sinh tiểu học ?
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Không quan trọng
25
3
2
0
83 %
10 %
7 %
0 %
Các em có thích tham gia vào các hoạt động Đội – Sao do trường tổ chức không ?
Có
Không
Ý kiến khác
28
2
93%
7%
0 %
Theo các em, các hoạt động Đội – Sao có phải là một hoạt động giúp các em học tập và rèn luyện không ?
Phải
Không phải
Ý kiến khác
28
2
0
93 %
7 %
0 %
Các em có gặp khó khăn gì khi tham gia vào các hoạt động Đội - Sao không ?
Có
Không
Ý kiến khác
20
10
0
67 %
33 %
0 %
Hình thức tổ chức và chu kì tổ chức các hoạt động Đội – Sao ở trường Tiểu học Số 2 Phú Bài là vấn đề mà chúng tôi quan tâm, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng: các hoạt động Đội – Sao được tổ chức thường xuyên và hầu hết các em rất thích tham gia vào các hoạt động Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi do nhà trường tổ chức, tuy nhiên vẫn còn một số em chưa hào hứng với các hoạt động này...
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC ĐỘI – SAO – PHONG TRÀO THIẾU NHI
2.1 Vài nét về trường Tiểu học Số 2 Phú Bài
2.1.1 Sơ lược tiểu sử của trường
Trường Tiểu học Số 2 Phú Bài tọa lạc trên con đường Nguyễn Khoa Văn, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một ngôi trường còn rất trẻ so với các trường khác trên địa bàn, trường mới được thành lập ngày 2/8/1998 trên cơ sở nâng cấp từ cơ sở 2 của trường Tiểu học Số 1 Phú Bài.
2.1.2 Tình hình giáo dục của nhà trường
Tổng số học sinh của trường: 450
+ Khối 1: 150 học sinh
+ Khối 2: 150 học sinh
+ Khối 3: 150 học sinh
+ Khối 4: 150 học sinh
+ Khối 5: 150 học sinh
2.1.3 Một số nét khái quát về công tác tổ chức của trường, hệ thống tổ chức bộ máy trong nhà trường và các đoàn thể
- Trường Tiểu học Số 2 Phú Bài thuộc phường Phú Bài, Thị xã Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế. Trường có 15 lớp với tổng số HS là 450 HS, trong đó có 2 lớp Ba A và Bốn A học 10 buổi/tuần, khối lớp Một, Bốn và Năm học 9 buổi/tuần. Trường có 28 giáo viên và nhân viên
- Hiệu trưởng nhà trường : Thầy Phạm Bá Hoàng
- Phó hiệu trưởng : Cô Ngô Thị Ái Hương
- Tổng phụ trách Đội : Cô Hoàng Thị Thanh Tâm
2.1.4 Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động giáo dục của trường
- Về số lượng phòng học: trường có tổng cộng 15 phòng học cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo, trang thiết bị của phòng tương đối đầy đủ: bảng chống loá có dòng kẻ, ti-vi, điện, quạt, máy chiếu…
- Trường có phòng Công tác Đội, thư viện đạt chuẩn trường tiểu học.
- Trường có các phòng dành cho các môn học như nhạc, tin, mĩ thuật… và được trang bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ
- Trường có một khuông viên thoáng mát nhiều cây xanh, có sân bãi phục vụ giờ dạy thể dục cũng như sự vui chơi của học sinh.
2.1.5 Những thành tích đạt được
* Phong trào “ Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp”:
+ Hội thi VSCĐ cấp huyện: đạt giải nhì tập thể trường, 3 giải nhất và 1 giải nhì tập thể lớp, 03 giải cá nhân trong đó: 02 giải nhất, 01 giải nhì
+ Hội thi VSCĐ cấp tỉnh : 02 giải nhất, 01 giải nhì và 02 giải nhì tập thể lớp.
* Phong trào Giải toán trên mạng Internet:
+ Cấp huyện: dự thi 21 em ( tỉ lệ: 5,4 %), đạt giải 13 em trong đó: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 10 giải ba và 1 giải khuyến khích.
+ Cấp tỉnh : đạt 2 giải nhất, 5 giải nhì, 2 giải ba, 1 giải khuyến khích.
+ Cấp quốc gia dành cho HS lớp 5: có 6 em dự thi đạt 1 huy chương bạc, 2 huy chương đồng.
* Phong trào Thi Olympic tiếng Anh cấp huyện đạt giải nhì toàn đoàn phần thi giao lưu, 2 giải nhất và 2 giải ba cá nhân về phần thi kiến thức. Cấp tỉnh đạt giải 01 nhì và 01 giải ba cá nhân về phần thi kiến thức.
* Phong trào Thi HS giỏi Toán- Tiếng Việt lớp 5: có 13 em dự thi đạt 01 em đạt giải nhất, 03 em giải nhì, 02 em giải ba, 01 khuyến khích, 02 HS đạt HS giỏi cấp huyện.
* Phong trào Thi Bài giảng điện tử:
+ Cấp huyện: 5 bài tham gia dự thi đều đạt giải và được dự thi cấp tỉnh.
+ Cấp tỉnh : 3 bài tham gia dự thi đạt 02 giải ba cá nhân.
- Hội thi “Chúng em với môi trường”: đạt giải nhì toàn đoàn, giải nhất về hùng biện, giải ba về vẽ tranh.
- Hội thi tiếng hát HS về chủ đề “Ơn Đảng, ơn Bác Hồ, kính yêu thầy cô giáo” đạt giải nhất toàn đoàn, giải nhất đơn ca, giải nhất tốp ca.
Hội thi tiếng hát tuổi thần tiên : đạt giải nhì toàn đoàn, 2 tiết mục đạt xuất sắc.
Hội thi tiếng hát Hoa phượng đỏ: đạt giải nhất toàn đoàn, giải nhất đơn ca, giải nhất tốp ca.
Hội thi “Bóng đá đá HIV/AIDS ra khỏi trường học” đạt giải nhất toàn đoàn.
Giải bóng đá truyền thống HS tiểu học: đạt giải 3 bóng đá nữ.
Giải cờ vua cấp huyện: đạt giải nhất toàn đoàn, 5 giải nhất, 1 giải ba cá nhân.
Hội thao Nghi thức Đội cấp huyện đạt giải nhì.
Hội thi “Tổng phụ trách giỏi” cấp huyện đạt giải nhì và tham gia dự thi cấp tỉnh được công nhận Tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh.
Hoạt động VHTT-TDTT: Được chủ tịch UBND huyện khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động VHTT-TDTT năm 2008.
Ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý: được Sở GD&ĐT khen thưởng vì có nhiều thành tích xuất sắc về UDCNTT trong dạy học và quản lý về tập thể và có 01 cá nhân được được khen.
Kế hoạch nhỏ số lượng thu gom đạt tỉ lệ cao nhất cấp tiểu học toàn huyện là 732 kg giấy.
+ Kết quả xếp loại các danh hiệu thi đua năm học: 2008 – 2009
- Có 26 cá nhân trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ, đạt 100%
- Có 19 cá nhân đề nghị danh hiệu lao động tiên tiến, đạt tỷ lệ: 73,1 %
Theo QĐ số 592, ngày 06/08/2009.
- Có 07 cá nhân đề nghị danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở, đạt tỷ lệ: 26,9 %
Theo QĐ số 592, ngày 06/08/2009.
- Có 02 cá nhân đề nghị danh hiệu CSTĐ cấp Tỉnh, đạt tỷ lệ: 7,7 %
- Có 01 cá nhân đề nghị danh hiệu Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen, tỷ lệ: 3,8 %
- Không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
* Một số thành tích đạt được của đơn vị trong những năm qua
- Năm học: 2005 – 2006 : Trường Tiên tiến.
Theo QĐ số 95/QĐKT- UBND Huyện Hương Thủy.
- Năm học: 2006 – 2007 : Tập thể Lao động xuất sắc
Theo QĐ số 2244/QĐKT- UB ngày 29/9/2007- UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Năm học: 2007 – 2008: Tập thể Lao động xuất sắc
Theo QĐ số 2521/QĐKT-UB ngày 01 /11/ 2008 – UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
- Năm học: 2008 – 2009: Tập thể Lao động tiên tiến
Theo QĐ số 592/QĐKT-UB ngày 06 /08/ 2009 – UBND huyện Hương Thuỷ
Là đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua của khối Tiểu học, năm học 2008 – 2009.
2.2 Công tác Đội- Sao – Phong trào thiếu nhi
Năm học 2010-2011, Liên đội trường có 11 chi đội với 285 đội viên trên tổng số 450 học sinh toàn trường, trong đó số đội viên khối 3 là 45 trên tổng số 90 HS của khối, số đội viên khối 4 là 120 trên tổng số 120 HS của khối, số đội viên khối 5 là 120 trên tổng số 120 HS của khối.
Qua trao đổi với Ban giám hiệu và cô tổng phụ trách tôi đã tìm hiểu được một số thuận lợi cũng như khó khăn trong việc thực hiện chương trình công tác Đội- Sao- Phong trào thiếu nhi ở trường tiểu học Số 2 Phú Bài
2.2.1 Thuận lợi
- Trường tiểu học Số 2 Phú Bài là một đơn vị mạnh trong các hoạt động Đội- Sao - Phong trào thiếu nhi của thị xã Hương Thủy vì vậy liên đội trường có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức cũng như thực hiện các kế hoạch do Hội đồng Đội phát động.
- Tổng phụ trách là một giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình nên tính linh hoạt và khoa học trong nhiều hoạt động được nâng cao rõ rệt.
- Tổng phụ trách Đội hết lòng vì công việc, có năng lực giỏi, được công nhận là Tổng phụ trách giỏi
- Không chỉ tổng phụ trách mà Ban giám hiệu và Giáo viên chủ nhiệm các lớp cũng như lãnh đạo địa phương luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phong trào phát triển.
- Đội viên chăm ngoan, nhiều tập thể đang nỗ lực để đạt nhiều thành tích cao trong hoạt động phong trào Đội.
2.2.2 Khó khăn
- Do trường thường xuyên tham gia vào các cuộc thi như giải Toán, Tiếng Anh qua mạng cho nên không có nhiều thời gian để tổ chức các hoạt động khác cho học sinh.
- Các em học sinh đa phần phải học 2 buổi nên cũng khó tham gia vào các hoạt động Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi do trường tổ chức.
- Tổng phụ trách đội còn trẻ, tuy năng lực khá cao nhưng kinh nghiệm chưa hoàn thiện dẫn đến việc vấp phải những cản trở và khó khăn nhất định.
2.2.3 Những thành tích trong năm học vừa qua
* Chương trình 1: “Măng non đất nước – Tiếp bước cha anh”.
Liên Đội đã tham gia tốt các hoạt động mà các cấp đã tổ chức trong năm học đạt kết quả cao, thu hút được nhiều Đội viên- Học sinh tham gia.
+ Tổ chức dâng hương, dâng hoa, làm vệ sinh chăm sóc các bồn hoa cây cảnh tại Đài nghĩa trang liệt sỹ Thị Xã nhân ngày Quân Đội nhân dân Việt Nam (22- 12) và ngày thành lập Đảng (03- 02).
+ Liên Đội đã thường xuyên nhắc nhở động viên kịp thời các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến lớp, các bạn học sinh tham gia giúp đỡ bạn bè rất nhiệt tình và có hiệu quả cao.
+ Tổ chức tốt cuộc thi “Rung chuông vàng” dành cho khối 4 và khối 5 thành công tốt đẹp.
+ Tổ chức cho các em học sinh khối 4 và khối 5 tham gia cuộc thi tìm hiểu và sưu tầm những tranh ảnh và các hoạt động chào mừng ngày thành lập Đảng (03- 02).
+ Phối hợp với BGH nhà trường tổ chức tốt hoạt động vui chơi “Xổ số vui xuân- tặng quà cho các em nghèo” đã thu hút đông đảo các bạn học sinh và các anh chị phụ trách nhiệt tình tham gia. Tặng quà cho học sinh nghèo 28 phần quà trị giá 80.000đ/em.
+ Tổ chức tốt hoạt đông vui chơi và văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn 26- 03. Đã thu hút toàn thể học sinh giáo viên trong nhà trường và các bậc phụ huynh, đơn vị kết nghĩa, nhân dân trên địa bàn tham gia ủng hộ. Trong đêm văn nghệ này nhà trường đã ủng hộ phong trào văn nghệ- TDTT của Liên Đội phát động đến tận các lớp với số tiền là 1.800.000đ.
+ Quyên góp và ủng hộ cho hội trẻ em tàn tật được 1,625.500đ ( Một triệu sáu trăm hai mươi lăm ngàn năm trăm đồng). Trong đó có phụ huynh em Hoàng Ngọc Linh lớp 2B đã ủng hộ 200.000đ.
+ Luôn tạo ra các hình thức học tập trong phong trào “Hoa điểm 10- nghìn việc tốt” Lập bảng thi đua giữa các tổ và các thành viên trong tổ. Phong trào vở sạch- chữ đẹp được Liên Đội tham gia rất nhiệt tình nên kết quả đạt rất cao như: Hội thi “Vở sạch - chữ đẹp” cấp Thị Xã đạt giải Nhì, trong đó 2 em đạt giải nhất, 1 em đạt giải nhì, tập thể lớp 5A đạt giải Nhất và lớp 3A đạt giải Khuyến khích, và đã tham gia hội thi VSCĐ cấp Tỉnh có 3 em và 3 tập thể lớp 5A, 2B, 3A.
+ Cuộc vận động mua tăm ủng hộ người mù đợt 1 thu được 485.000đ.
+ Tham gia thi bóng đá cấp trường dành cho khối 4.
* Chương trình 2: “Hành trang tri thức- Vững bước tương lai”.
+ Đánh giá về phong trào “Học tốt - Thi nghiêm túc” đã đạt được những thành quả như sau :
+ Thi học sinh giỏi toán tỉnh 5 em trong đó 4 em đạt giải:
Hồ Đắc Thanh Chương - đạt giải nhất môn Toán.
Trần Đình Tôn Hiếu - đạt giải nhì môn Tiếng Việt
Lê Thị Như Quỳnh - đạt giải nhì môn Tiếng Việt.
Lê Thị Ngọc Hà - đạt giải khuyến khích môn Tiếng Việt.
+ Tham gia hội thi Olimpic tiếng Anh đạt giải nhì toàn đoàn, trong đó có 2 giải Nhất, 1 giải Ba các nhân về phần thi kiến thức. Có 2 em tham gia vào đội thi Tiếng anh - em Hồ Đắc Thanh Chương - lớp 5A đạt giải nhì và em Phạm Thị Thùy Trang - lớp 4C đạt giải ba toàn Tỉnh.
+ Tham gia giải toán mạng cấp Thị xã có 51 em dự thi (Chiếm 12,7% so với tổng số HS toàn trường).Cấp Tỉnh tham gia dự thi có 16 em, khối 5 có 2 em đạt điểm tối đa 300/300 đó là em Hồ Đắc Thanh Chương đứng đầu toàn tỉnh và em Phạm Văn Anh Dũng xếp thứ 6 cấp Tỉnh. Khối 1 có 5 em đạt điểm tối đa 300/300.
+ Hiệu quả về phong trào “Thắp lửa niêm tin - Vì tương lai” đã được đông đảo GV-HS và phụ huynh nhiệt tình tham gia hưởng ứng và đạt được kết quả khả quan.
+ Phong trào “Ngày hội thiếu nhi ở trường”Có số lương học sinh tham gia khá đông, toàn thê học sinh của trường đều tham gia mọt cách nhiệt tình và sôi nổi.
+ Thực hiện cuộc vận động “Vòng tay bè bạn” cùng với các phòng trào thi đua trong học tập, thành lập các câu lạc bộ học tập, học nhóm và các cuộc thi cấp trường như: “Rung chuông vàng” dành cho khối 4 và khối 5, cuộc thi “Khám phá thế giới quanh em” dành cho khối 1- đã được đông đảo GV-HS và phụ huynh nhiệt tình tham gia hưởng ứng - Kết quả lớp 1A giải Nhất, 1B giải Ba, 1C giải Nhì.
+ Tham gia cuộc thi vẽ tranh “Trường học thân thiện” cấp Thị xã đạt giải Nhì và tham gia thi Tỉnh đạt giải Nhì của Tỉnh. Thi vẽ tranh về môi trường đạt giải khuyến khích, hùng biện đạt giải Nhất Thị xã. Ngoài ra có tham gia cuộc thi vẽ tranh “Bé với mùa Xuân” do Phòng VHTT Thị xã tổ chức và đã đạt giải Khuyến khích.
+ Hội thi cờ vua cấp Thị Xã đã gặt hái được nhiều thành công như :
Em Phan Lê Thảo Nguyên - lớp 1C đạt giải nhất nữ khối 1.
Trần Đăng Quang - lớp 1C đạt giải nhì nam khối 1.
Nguyễn Việt Hoàng - lớp 1A đạt giải nhất nam khối 2.
Hồ Lê Minh Đức - lớp 3A đạt giải nhất nam khôi 3.
Phạm Thị Thùy Trang - lớp 4C đạt giải nhất nữ khối 4.
Nguyễn Anh Tân - lớp 4C đạt giải nhất nam khối 4.
Toàn đoàn đạt giải nhất. Trong đó có 2 em Phạm Thị Thùy Trang và em Nguyễn Anh Tân tham gia thi đấu cờ vua tại Tỉnh.
+ Tham gia hội thi “Chỉ huy Đội giỏi - nhà lãnh đạo trẻ tương lai” em Phạm Thị Thùy Trang đạt giải Nhất Khối 4 và em Hồ Đắc Thanh Chương đạt giải Nhì Khối 5 toàn Thị Xã.
* Chương trình “Thân thiện đến trường - Thắp sáng ước mơ”
+Triển khai phong trào “Trường em Xanh- Sạch- Đẹp” được các chi đội hoàn thành khá tốt. Điển hình các lớp tự chăm sóc bồn hoa cây cảnh của khu vực lớp mình được phân công vào đầu buổi học và kết thúc buổi học các em tự ý thức và bảo vệ vệ sinh ở tròng lớp cũng như ngoài hành lang và sân trường có sự kết hợp các anh chị phụ trách.
+ Nhân dịp đầu Xuân các em có săn sóc và trồng thêm hoa ở bồn hoa lớp mình rất hào hứng và sôi nổi.
+ Tổ chức quyên góp vỏ lon bia trong dịp ra tết và thu được 888 lon trị giá 500.000đ đạt 85% so với chỉ tiêu đề ra.
2.2.4 Phương hướng hoạt động của công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi của trường Tiếu học Số 2 Phú Bài, năm học 2010 – 2011
Năm học 2010 – 2011 là năm có nhiều ngày lễ trọng đại, 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỉ niêm 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 35 năm giải phòng miền Nam thống nhất đất nước, 41 năm thực hiện di chúc của Bác Hồ, chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và các ngày lễ lớn của Đoàn, Đội.Trên cơ sở chương trình công tác Đội của Hội đồng Đội Thị xã Hương Thuỷ, liên đội trường TH Số 2 Phú Bài xây dựng chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2010 – 2011. Tập trung vào những nội dung quan trọng sau :
- Tăng cường triển khai cho các em thực hiện tốt cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, phong trào “nghìn việc tốt”, “giúp bạn đến trường”,gắn với việc triển khai phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc “đẩy mạnh các hoạt động, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội TNTP HCM vững mạnh”.
2.2.4.1 Chủ đề năm học
“Vâng lời Bác dạy
Làm nghìn việc tốt
Dâng Đảng quang vinh
Mừng Đoàng vững mạnh”
2.2.4.2 Một số nội dung chủ yếu
- Chương trình “Bảy mươi mùa hoa - Đội ta lớn lên cùng đất nước”
+ Phong trào “ Hành trình giáo dục truyền thống”
+ Phong trào “Tự hào truyền thống đội ta”
+ Phong trào “Ngày hội kế hoạch nhỏ”
- Chương trình “Rèn luyện tri thức - vững bước tương lai”
+ Phong trào “Học tốt – chăm ngoan – vì tương lai”
+ Phong trào “Nghiên cứu khoa học – rèn luyện tri thức”
+ Phong trào “Rèn kĩ năng sống – xây dựng tương lai”
- Chương trình “Vui bước đến trường – Ươm ước mơ xanh”
+ Phong trào “Trường em xanh - sạch; lớp em đẹp – ngăn nắp”.
+ Phong trào “Thắp sáng ước mơ”
+ Phong trào “Thiếu nhi và bạn bè quanh ta”
- Chương trình “Xây dựng Đội mạnh - tiến bước lên Đoàn”
- Chương trình “Khăn hồng tình nguyện - chắp cánh yêu thương”
2.2.5 Tồn tại
Qua tìm hiểu thực tế thì các phong trào vẫn còn một số tồn tại sau:
- Việc tổ chức các buổi sinh hoạt Đội- Sao vẫn chưa đều đặn theo quy định. Các phụ trách Sao do bận nhiều trong các cuộc thi học sinh giỏi nên thời gian đến sinh hoạt cùng các Sao Nhi đồng rất hạn chế.
- Cô tổng phụ trách cũng cho biết rằng mặc dù nhà trường đã trang bị cơ sở vật chất cho các sinh hoạt, phong trào Đội- Sao- Phong trào thiếu nhi nhưng thực tế vẫn thiếu nhiều thứ như: đồng phục cho các buổi biểu diễn nghi thức Đội không đủ cho các lớp, vẫn chưa có máy tính phục vụ công tác của Giáo viên tổng phụ trách…
- Bên cạnh đó do một số Giáo viên chủ nhiệm đã lớn tuổi và có gia đình nên về lĩnh vực Đội – Sao – phong trào thiếu nhi có phần ít nhạy bén và năng động.
- Một số hoạt động phải hoãn lại vì lí do thời tiết.
2.2.6 Biện pháp khắc phục
Qua trò chuyện với Cô Hoàng Thị Thanh Tâm - Tổng phụ trách Đội và cũng là giáo viên dạy Mĩ Thuật tôi được biết :
- Nhà trường đã chủ động tạo nhiều điều kiện để tổng phụ trách được tham gia nhiều buổi tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Đối với phụ trách Sao là đội viên khối 4, 5 thì nhà trường đã bố trí lịch học bồi dưỡng các môn thi học sinh giỏi không trùng tiết sinh hoạt Sao với các khối 1, 2, 3 mặc dù sự phân bố này chỉ mang tính tương đối vì thực tế là lịch học của các em khá nhiều. Chính vì vậy mà các giáo viên chủ nhiệm lớp cũng là người thường xuyên tổ chức sinh hoạt cho các em.
- Trong kế hoạch xây dựng trường, Nhà trường và Liên đội đã chủ động tổ chức các hoạt động khác thay cho đi tham quan hay cắm trại như: tổ chức các trò chơi dân gian, các buổi hoạt động ngoại khóa và đạt kết quả rất tốt.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tuy mới thành lập, nhưng công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi đang ngày càng phát triển, các khó khăn và tồn tại dần dần được giải quyết một cách triệt để và bảng thành tích của trường ngày càng dày thêm. Để đạt được những kết quả như vậy là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của thầy và trò trường tiểu học Số 2 Phú Bài. Điều này đã được thể hiện rõ trong suốt qúa trình thực hiện mọi điều lệ, kế hoạch, phong trào do Hội đồng Đội phát động. Sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, sự năng động, nhiệt huyết của cán bộ tổng phụ trách Đội, sự tham gia tích cực nhiệt tình của tất cả các em học sinh là những yếu tố góp nên thắng lợi trong mọi phong trào. Qua đó cho thấy một bài học kinh nghiệm quý giá rằng:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
2. Kiến nghị
Qua tìm hiểu thực trạng công tác Đội – Sao – Phong trào thiếu nhi ở trường Tiểu học Số 2 Phú Bài, tôi nhận thấy rằng trường là một đơn vị mạnh về công tác này, được thực tập ở đây, bản thân tôi đã học được rất nhiều kinh nghiệm và cũng là cơ hội để tôi thể hiện năng lực tổ chức hoạt động của mình. Qua bài tập này, tôi muốn được đề xuất một vài kiến nghị như sau:
Đối với trường Tiểu học Số 2 Phú Bài
Ngoài việc họp phụ huynh trong lĩnh vực chuyên môn của giáo viên chủ nhiệm thì cần tổ chức các buổi họp phụ huynh nhằm cung cấp thông tin cũng như các kế hoạch phong trào trong mọi hoạt động công tác như vấn đề thời gian tập nghi thức Đội, đồng phục, tham quan.v.v…
- Tăng cường thêm nữa các buổi ngoại khóa, tham quan các di tích lịch sử, viện bảo tàng…để học sinh có cơ hội giao lưu học hỏi với bạn bè, tăng khả năng giao tiếp cộng đồng.
- Trên thực tế, Liên đội luôn tổ chức những hoạt động thiết thực với phong trào Đội nhưng để chất lượng các phong trào được nâng cao hơn thì cần sáng tạo nhiều hơn trong khâu tổ chức, tăng tính lãng mạn và bay bổng sẽ giúp các em có hứng thú, tích cực tham gia, hoạt động một cách nhiệt tình mang lại hiệu quả cao hơn.
Tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng phụ trách Sao, chỉ huy Đội để các em có hiểu biết cũng như kinh nghiệm tổ chức các hoạt động nhằm phát huy năng lực tự quản của các em.
Đối với trường Cao Đẳng Sư Phạm Thừa Thiên Huế
Trong điều kiện có thể nhà trường nên tăng thêm số tiết hướng dẫn cho sinh viên về nội dung Công tác Đội- Sao- Phong trào thiếu nhi trước khi đi thực tập.
Trên thực tế thì đã có các giờ soạn, thực hành về trò chơi dân gian phục vụ trong công tác Phong trào thiếu nhi ở trường tiểu học nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu được tạo điều kiện để mỗi sinh viên đều có ít nhất một tiết thực hành.
Tạo cơ hội tiếp xúc thực tế cho sinh viên qua 2 đợt thực tập là một phương pháp đào tạo thực sự hiệu quả của nhà trường, tuy nhiên nếu được thì nhà trường nên tăng thêm thời gian thâm nhập thực tế ở trường phổ thông để sinh viên không những tìm hiểu mà còn có thể thực hành áp dụng phần học lí thuyết ở các giảng đường.
Đi từ lí thuyết đến thực hành là cả một quá trình không đơn giản, biết được điều đó nên bản thân tôi đã tự nỗ lực cũng như tích cực tìm tòi thêm những bài học thực tiễn, tuy nhiên để có được một năng lực chuyên môn phục vụ cho nghề nghiệp sau này thì vẫn còn phải học hỏi nhiều hơn nữa. Rất mong nhận được sự quan tâm xem xét góp ý của quý thầy cô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Sĩ Tụng, Phạm Đình Nghiệp, Phan Nguyên Thái, Cẩm nan cho người phụ trách Đội, Nxb Giáo dục Hà Nội năm 2003.
2. Bùi Văn Huệ, Giáo trình Tâm lí học tiểu học, Nxb Giáo dục năm 2002.
3. Hoàng Ngọc Sơn,Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh
4. Mai Ngọc Luôn, Lí Thị Tiên, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục năm 2006.
5. Trần Như Tính, Phạm Văn Thanh, Phạm Bá Khoa, Lí luận và phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, Nxb Đại học sư phạm năm 2003.
6. Phạm Đình Nghiệp, Vũ Hữu Ích, Ngô Quang Đức, Trần Quốc Thành, Trần Như Tỉnh, Lí luận và phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục năm 2000.
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
Hệ thống câu hỏi phỏng vấn với đối tượng là các chi đội trưởng
Câu hỏi 1: Em là chi đội trưởng ở chi đội nào?
Câu hỏi 2: Liên đội có thường xuyên phát động các phong trào lớn không?
Câu hỏi 3: Ai là người trực tiếp thông báo cho em về kế hoạch các phong trào đó?
Câu hỏi 4: Trong quá trình thực hiện các nội dung của phong trào, nếu gặp khó khăn thì ai là người hướng dẫn, giúp đỡ cho chi đội của em?
Câu hỏi 5: Liên đội có thường xuyên đôn đốc nhắc nhở chi đội hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian không?
Câu hỏi 6: Chi đội của em thường hoàn thành tốt những hoạt động nào? Lao động hay văn nghệ, thể dục thể thao.v.v…
Câu hỏi 7: Bản thân em thích những hoạt động như thế nào? Tham quan, du lịch hay tình nguyện lao động công ích?
Câu hỏi 8: Nếu được thì chi đội em sẽ đề nghị liên đội tổ chức thêm những hoạt động nào nữa?
PHỤ LỤC 2
Câu hỏi phỏng vấn với đối tượng là cô tổng phụ trách
Câu hỏi 1: Khó khăn lớn nhất trong công tác Đội- Sao- Phong trào thiếu nhi ở trường tiểu học Thuận Thành là gì?
Câu hỏi 2: Cô thông báo các kế hoạch phong trào cho ai? Trực tiếp đến từng chi đội thông qua chi đội trưởng hay giáo viên chủ nhiệm lớp?
Câu hỏi 3: Cô có thường xuyên đôn đốc từng chi đội trong việc thực hiện kế hoạch phong trào không?
Câu hỏi 4: Cô nhận thấy phong trào nào nào được các chi đội thực hiện hoàn thành sớm và xuất sắc nhất?
Câu hỏi 5: Nếu được thì cô sẽ tổ chức thêm những hoạt động có tính chất như thế nào để phát huy khả năng tích cực, sáng tạo của học sinh?
PHỤ LỤC 3
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG
ĐỘI – SAO – PHONG TRÀO THIẾU NHI CỦA TRƯỜNG TH SỐ 2 PHÚ BÀI
Liên đội Trường Tiểu học Số 2 Phú Bài
Các em dâng hương tại nghĩa trang Thị xã
Tham gia các trò chơi dân gian
Tham gia các phong trào: Phong trào nuôi heo đất
Văn nghệ chào đón năm học mới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_nghien_cuu_thuc_tap_3052.doc