Đề tài Thực trạng và biện pháp sử dụng phương tiện dạy học bộ môn địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân, Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Khách thể và đối tượng 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Tiến trình nghiên cứu NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài 1.1 Khái niệm và phân loại phương tiên day học địa lý. 1.2 Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS 1.3 Đặc điểm chương trình địa lý lớp 8 1.4 Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện dạy học trong bộ môn địa lý. 1.5 Mối quan hệ giữa phương tiện dạy học hiện đại với dạy học tích cực. Chương 2: Thực trạng của việc sử dụng phương tiện dạy học vào dạy và học bộ môn địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế. 2.1 Vài nét về trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế 2.1.1 Vị trí của trường 2.1.2 Tình hình giáo viên và học sinh ở trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế. 2.1.3 Đặc điểm học sinh khối 8 trường THCS Thuỷ Vân 2.2 Thực trạng của việc sử dụng phương tiện dạy học trong môn địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân. 2.2.1 Đội ngũ giáo viên và phương tiện phục vụ cho bộ môn địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân. 2.2.2 Thực trạng của việc sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học bộ môn địa lý trên lớp ở trường THCS Thuỷ Vân. Chương 3: Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương tiện dạy học địa lý cho học sinh khối 8 trường THCS Thuỷ Vân. 3.1 Đối với sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2 Đối với trường THCS Thuỷ Vân 3.3 Đối với sinh viên trường CĐSP và cán bộ giáo viên địa lý. KẾT LUẬN 1. Kết luận 2. Kiến nghị PHỤ LỤC Phụ luc 1 Phụ lục 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hiện nay toàn ngành giáo dục đang nổ lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh (lấy học sinh làm trung tâm).Giáo dục từng bước áp dụng phương tiện hiện đại vào dạy học phải tích cực hoá các hoạt đông học của học sinh, khơi dậy cho các em khao khát tìm tòi, nghiên cứu cố gắng phát huy năng lực, trí tuệ trong quá trình nắm vững kiến thức. Để đạt được điều này người giáo viên phải biết vận dụng và tổ chức việc dạy theo hướng tích cực nhằm giúp các em khai thác hết kiến thức. Qua đợt thực tập sư phạm lần I năm thứ 2 tôi nhận thấy rằng phương tiện dạy học phục vụ cho bộ môn địa lý trường THCS Thuỷ Vân vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, việc sử dụng các loại phương tiện dạy học ( PTDH) vào dạy bộ môn địa lý còn gặp nhiều khó khăn.Việc sử dụng PTDH địa lý nhiều lúc còn mang tính hình thức, chưa triệt để khai thác kiến thức. Một mặt do giáo viên bộ môn địa của trường ít và trường khá nhỏ , các PTDH chưa đáp ứng kịp thời cho toàn bộ môn và yêu cầu của ngành. Việc rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức của học sinh vẫn còn hạn chế. Thực hiện chương trình đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong nội dung giáo dục phổ thông. Áp dụng các loại PTDH vào giáo dục từ cấp THCS đến THPT trong dạy và học địa lý và đạt được một số kết quả khả quan, góp phần nâng cao chất lượng học tập, khả năng tư duy của học sinh THCS. Tuy nhiên việc sử dụng phương tiện dạy học vẫn chưa sử dụng đồng bộ tập trung nhiều ở những trường thành phố, vùng nông thôn vẫn chưa được đáp ứng đủ. Từ thực tiễn ấy, là một giáo viên địa lý trong tương lai cũng là người được tiếp cận với phương pháp dạy học mới tôi không tránh khỏi sự băn khoăn về những vấn đề trên.Để PTDH địa lý được sử dụng rộng rãi, thường xuyên và đồng bộ hơn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Thực trạng và biện pháp sử dụng phương tiện dạy học bộ môn địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập địa lý khi sử dụng PTDH cho học sinh trường Thuỷ Vân nói chung và của khối 8 nói riêng. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Thực trạng của việc sử dụng PTDH địa lý cho học sinh trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế. - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và biện pháp sử dụng PTDH trong bộ môn địa lý cho học sinh lớp 8 trường THCS Thuỷ Vân. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề sử dụng PTDH địa lý. - Tìm hiểu thực trạng sử dụng phượng tiện dạy học trong day địa lý cho học sinh lớp 8 trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH trong dạy và học địa lý cho học sinh khối lớp 8 trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình làm đề tài, tôi vận dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài. - Phương pháp điều tra: phát phiếu trưng cầu ý kiến cho giáo viên và học sinh trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế. - Phương pháp thống kê toán học, xử lý số liệu ( thông qua phiếu điều tra ). - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm day học của thầy cô trong trường THCS Thuỷ Vân. Ngoài ra còn một số phương pháp khác chúng tôi dùng để nghiên cứu các vấn đề có liên quan.

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3360 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và biện pháp sử dụng phương tiện dạy học bộ môn địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân, Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Khách thể và đối tượng 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Tiến trình nghiên cứu NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Khái niệm và phân loại phương tiên day học địa lý. Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS Đặc điểm chương trình địa lý lớp 8 Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện dạy học trong bộ môn địa lý. Mối quan hệ giữa phương tiện dạy học hiện đại với dạy học tích cực. Chương 2: Thực trạng của việc sử dụng phương tiện dạy học vào dạy và học bộ môn địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế. 2.1 Vài nét về trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế 2.1.1 Vị trí của trường 2.1.2 Tình hình giáo viên và học sinh ở trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế. 2.1.3 Đặc điểm học sinh khối 8 trường THCS Thuỷ Vân 2.2 Thực trạng của việc sử dụng phương tiện dạy học trong môn địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân. 2.2.1 Đội ngũ giáo viên và phương tiện phục vụ cho bộ môn địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân. 2.2.2 Thực trạng của việc sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học bộ môn địa lý trên lớp ở trường THCS Thuỷ Vân. Chương 3: Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương tiện dạy học địa lý cho học sinh khối 8 trường THCS Thuỷ Vân. 3.1 Đối với sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2 Đối với trường THCS Thuỷ Vân 3.3 Đối với sinh viên trường CĐSP và cán bộ giáo viên địa lý. KẾT LUẬN 1. Kết luận 2. Kiến nghị PHỤ LỤC Phụ luc 1 Phụ lục 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hiện nay toàn ngành giáo dục đang nổ lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh (lấy học sinh làm trung tâm).Giáo dục từng bước áp dụng phương tiện hiện đại vào dạy học phải tích cực hoá các hoạt đông học của học sinh, khơi dậy cho các em khao khát tìm tòi, nghiên cứu cố gắng phát huy năng lực, trí tuệ trong quá trình nắm vững kiến thức. Để đạt được điều này người giáo viên phải biết vận dụng và tổ chức việc dạy theo hướng tích cực nhằm giúp các em khai thác hết kiến thức. Qua đợt thực tập sư phạm lần I năm thứ 2 tôi nhận thấy rằng phương tiện dạy học phục vụ cho bộ môn địa lý trường THCS Thuỷ Vân vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, việc sử dụng các loại phương tiện dạy học ( PTDH) vào dạy bộ môn địa lý còn gặp nhiều khó khăn.Việc sử dụng PTDH địa lý nhiều lúc còn mang tính hình thức, chưa triệt để khai thác kiến thức. Một mặt do giáo viên bộ môn địa của trường ít và trường khá nhỏ , các PTDH chưa đáp ứng kịp thời cho toàn bộ môn và yêu cầu của ngành. Việc rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức của học sinh vẫn còn hạn chế. Thực hiện chương trình đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong nội dung giáo dục phổ thông. Áp dụng các loại PTDH vào giáo dục từ cấp THCS đến THPT trong dạy và học địa lý và đạt được một số kết quả khả quan, góp phần nâng cao chất lượng học tập, khả năng tư duy của học sinh THCS. Tuy nhiên việc sử dụng phương tiện dạy học vẫn chưa sử dụng đồng bộ tập trung nhiều ở những trường thành phố, vùng nông thôn vẫn chưa được đáp ứng đủ. Từ thực tiễn ấy, là một giáo viên địa lý trong tương lai cũng là người được tiếp cận với phương pháp dạy học mới tôi không tránh khỏi sự băn khoăn về những vấn đề trên.Để PTDH địa lý được sử dụng rộng rãi, thường xuyên và đồng bộ hơn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Thực trạng và biện pháp sử dụng phương tiện dạy học bộ môn địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập địa lý khi sử dụng PTDH cho học sinh trường Thuỷ Vân nói chung và của khối 8 nói riêng. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Thực trạng của việc sử dụng PTDH địa lý cho học sinh trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế. - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và biện pháp sử dụng PTDH trong bộ môn địa lý cho học sinh lớp 8 trường THCS Thuỷ Vân. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề sử dụng PTDH địa lý. - Tìm hiểu thực trạng sử dụng phượng tiện dạy học trong day địa lý cho học sinh lớp 8 trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH trong dạy và học địa lý cho học sinh khối lớp 8 trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình làm đề tài, tôi vận dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài. - Phương pháp điều tra: phát phiếu trưng cầu ý kiến cho giáo viên và học sinh trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế. - Phương pháp thống kê toán học, xử lý số liệu ( thông qua phiếu điều tra ). - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm day học của thầy cô trong trường THCS Thuỷ Vân. Ngoài ra còn một số phương pháp khác chúng tôi dùng để nghiên cứu các vấn đề có liên quan. 6. Tiến trình nghiên cứu Thời gian Nội dung công việc Kết quả dự kiến ghi Tháng 10 đến tháng 1/2011 Xác định đề tài, đề cương nghiên cứu. Đề tài được nghiên cứu Từ tháng 1 đến tháng 3/2011 - Nghiên cứu và xử lý thống tin, số liệu. - Nghiên cứu và xử lý thông tin thực tiễn - Viết văn bản đề tài - Hoàn thành văn bản đề tài và sản phẩm nghiên cứu. Từ tháng 03 đến 10/04/2011 - Nạp đề tài - Đề nghị nghiệm thu đề tài Đề tài được nghiệm thu và được ứng dụng. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài: 1.1 Khái niệm và phân loại phương tiện dạy học. - Phương tiện dạy học là bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp đựoc dùng trong quá trình dạy học để làm dể dàng cho sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo... * Phân loại các phương tiện dạy học trong dạy học địa lý: - Bản đồ giáo khoa địa lý: là những bản đồ được được quy định sử dụng trong dạy và học địa lý ở tất cả các cấp và ở tất cả các loại hình học tập, đào tạo. Ngoài những đặc điểm chung của bản đồ về cơ sở toán học, ngôn ngữ bản đồ, khái quát hoá bản đồ..., bản đồ giáo khoa còn có một số đặc điểm riêng, đó là phải đảm bảo tính khoa học, tính trực quan và tính sư phạm. Bản đồ giáo khoa có nhiều loại khác, do dựa trên cơ sở phân loại khác nhau: + Theo nội dung: bản đồ địa lý chung, bản đồ chuyên đề + Theo tỉ lệ có: bản đồ tỉ lệ nhỏ, tỉ lệ trung bình, tỉ lệ lớn. + Theo lãnh thổ biểu hiện, có bản thế giới, bán cầu, châu lục, nhóm nước, quốc gia, đơn vị hành chính,... + Theo hình thức sử dụng trong quá trình học tập có nhiều loại bản đồ khác nhau: bản đồ treo tường, bản đồ để bàn, bản đồ giáo khoa, tập bản đồ thế giới và các châu lục, atlát địa lý Việt Nam, bản đồ câm, bản đồ khung,... - Các tài liệu tham khảo, tranh ảnh, hình vẽ có sẵn: đây là các loại phương tiện thể hiện hình ảnh, cấu trúc, đặc tính..., của các sự vật, hiện tượng địa lý được nghiên cứu trong nhà trường. Các tài liệu tham khảo, tranh ảnh, hình vẽ rất đa dạng, phong phú và có khối lượng lớn từ nhiều nguồn khác nhau., có nội dung trùng hợp, hoặc gần gũi liên quan đến bài địa lý là vốn quý cho việc dạy học và học địa lý. - Hình vẽ của giáo viên trên bảng: lược đồ, sơ đồ, hoặc hình dạng bên ngoài, cấu trúc mô phỏng đồi tượng địa lý... - Số liệu thống kê: số liệu rời, các bảng số số liệu. - Biểu đồ: nội dung chương trình địa lý hiện nay yêu cầu sử dụng nhiều laọi biểu đồ khác nhau: hình cột( đứng, ngang, chồng), hình tròn, đường, miền... - Sơ đồ: sơ đồ cấu trúc, sơ đồ qua strình, sơ đồ địa đồ học, sơ đồ lôgic. - Mô hình, khối đồ là loại phương tiện có tíng trực quan cao, được sử dụng nhiều trong dạy học ở các lớp đầu cấp như: quả địa cầu, mô hình vận động tự quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, khối đồ. - Sách giáo khoa - Phiếu học tập : phiếu học, phiếu củng cố, phiếu ôn tập, phiếu kiểm tra... - Một số thiết bị kĩ thuật hiện đại trong dạy học địa lý ở trường THCS: phim video giáo khoa, máy chiếu overhead, CD-ROM, máy vi tính, mạng internet, các phần mềm điện tử ( phần mềm Powerpoint)... Ngoài ra phgương tiện dạy học trong địa lý còn rất nhiều loại mà chúng đang dần dần được ứng dụng vào dạy học trong xu thế đổi mới hiện nay. 1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS Như chúng ta đã biết, tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11-15 tuổi các em được vào học ở trường THCS ( từ lớp 6-9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kì phát triển của trẻ em, vì nó là thời kì chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau: “ thời kì quá độ”, “ thời kì khủng hoảng”, “ Tuổi khó bảo”... Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn( người trưởng thành ) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: Thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức ...của thời kì này. Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “ vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động... của các em. Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn, điều này do hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các em. Đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em biết nhiều nhưng con nhiều mặt khác trong đời sống thì các em hiêu ít. Có những em ít quan tâm đến việc học ở trường, mà chỉ quân tâm đến những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với mốt, coi trọng việc giao tiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc trao đổi với họ về các vấn đề cuộc sống, để tỏ ra mình là người lớn. Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài nhưng thực tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn: dũng cảm, tự chủ, độc lập...còn quan hệ với bạn gái như trẻ con. Trong những giai đoạn phát triển của con người lứa tuổi này có vị trí quan trọng. Đây là thời kì phức tạp nhất và cũng là thời kì chuẩn bị quan trọng nhất cho bước trưởng thành sau này. Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của việc phát triển tâm lý thiếu niên giúp chúng ta đối xử đúng đắn và giáo dục để các em phát triển nhân cách toàn diện. 1.3 Đặc điểm chương trình địa lý lớp 8. Chưong trình SGK địa lý lớp 8 đã thay đổi và có nhiều điểm mới, chương trình địa lý lớp 8 là phần nối tiếp chương trình địa lý lớp 7 và chuẩn bị cho học sinh học chương trinh lớp 9. Nhiệm vụ của chương trình Địa lý lớp 8 là cung cấp những kiến thức co bản và tương đối có hệ thống về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, sự phát triển kinh tế của châu Á và về địa lý tự nhiên Việt Nam. Thông qua những kiến thức trên, HS sẽ hiểu được tính đa dạnh của tự nhiên, các mối quan hệ tương tác giữa các thành phần tự nhiên với nhau, vai trò của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và các tác động con người đối với môi trường xung quanh. Đặc biệt chương trình địa lý 8 rèn luyện cho học sinh các kĩ năng như: đọc, sử dụng bản đồ địa lý (đặc biệt là địa lts Việt Nam), đọc,phân tích, nhận xét các biểu đồ địa lý, các lát cắt địa hình, cảnh quan, các bảng số liệu thống kê... Chương trình địa lý lớp 8 gồm hai phần: phần một là thiên nhiên, con người ở các châu lục (tiếp theo), phần 2 là địa lý Việt Nam ( phần tự nhiên). Sách được viết theo đi nhj hướng đổi mới phương pháp, chú ý rèn luyện kĩ năng cho học sinh có những điểm khó đòi hỏi người giáo viên và cả học sinh phải vận dụng tốt và đổi mới dạy học. Qua đó nắm được đặc điểm quan trọng của chương trình Địa lý 8 nhằm nâng cao việc sử dụng các phương tiện day họcưtrong day vad học địa lý. 1.4 Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện dạy học trong bộ môn địa lý. Phương tiện dạy học vừa điều khiển được hoạt động nhận thức một cách sinh động vừa là nguồn tri thức phong phú để lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng. Các phượng tiện đó chính là “ cha đẻ” của biểu tượng, một cơ sở tạo nên khái niệm, định nghĩa. Không dừng lại ở đó, PTDH còn giúp học sinh đào xới xâu vào “ miếng đất” tri thức mà mình lĩnh hội trước đó, giúp các em có thêm chất men hứng thú tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, năng lực khác. Với người dạy PTDH là chất xúc tác để làm cho bài giảng sâu sắc hơn, tinh giảng mà đầy đủ., ít ai biết rằng nó còn “ âm thầm” làm cho kiểm tra, đánh giá kết quả học tập có hiệu quả hơn. Nhìn xa thêm các phương tiện đó còn bồi đắp trong học sinh phẩm chất cần thiết: lòng kiên trì, ý thức tự giác, tính thẩm mĩ, óc thẩm mĩ,...và để PTDH đạt được hiệu quả như vậy thì cần phải biết cách sử dụng và vận dụng chúng một cách đúng đắn vào việc day học. Mối quan hệ giữa phương tiện dạy học hiện đại với dạy học tích cực. Phương pháp dạy học tích cực có thể được hiểu là phương pháp lấy người học làm trung tâm; khơi dậy lòng tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực sẽ tạo được mối quan hệ thầy trò gần gũi, gợi mở; tạo được không khí lớp học vui vẻ hơn; người dạy rất dễ nắm bắt đánh giá, phân loại được học viên một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Phương tịên dạy học được hiểu là những dụng cụ, máy móc, thiết bị, vật dụng cần thiết cho hoạt động dạy và học, giúp cho quá trình nhận biết, lĩnh hội kiến thức của học viên được tốt hơn. Từ góc độ tâm lý học, chúng ta thấy con người tiếp nhận các thông tin nhờ vào năm giác quan: Cảm giác, tri giác, thính giác, vị giác, khứu giác (cảm nhận, nhìn, nghe, ngửi, nếm, ngửi). Theo cách giảng dạy trước đây chỉ có một giác quan duy nhất được huy động đó là thính giác (tai để nghe). Truyền thụ kiến thức chỉ thông qua lời nói, còn các giác quan khác chưa được sử dụng cho việc tiếp thu các bài giảng, phần lớn tiềm năng học tập chưa được phát huy.  Chỉ riêng điều đó thôi cũng nói lên sự đòi hỏi phải áp dụng các phương tiện nghe nhìn vào việc giảngbài. Dù phương tiện hiện đại hay truyền thống thì phương tịên cũng chỉ là công cụ hỗ trợ trong tiết học trên lớp, nhằm làm sáng tỏ những điều cần trình bày của giảng viên và trực quan hoá nội dung giảng dạy giúp học viên tiếp thu dễ dàng và tham gia học tập một cách chủ động tích cực. Mỗi loại phương tiện dạy học có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vấn đề còn lại là giáo viên phải biết lựa chọn phương tiện nào cho phù hợp. Bản thân mỗi phương pháp dạy học tích cực nếu biết áp dụng đúng hoàn cảnh, nội dung bài giảng thì nhiều khi chỉ cần một cái bảng cũng có thể khơi dậy được sự say mê của người học. Và nhiều khi cũng chính phương tiện dạy học hiện đại đó sẽ làm cho phương pháp dạy học tích cực không phát huy được hiệu quả bài giảng. Đó chính là  khi giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ về tác dụng của các phương tiện và chưa biết sử dụng nhuần nhuyễn các phương tiện hiện đai. Điều đó chứng tỏ việc áp dụng phương tiện dạy học hiện đại vào giảng dạy là một sự cần thiết nhưng không phải bằng mọi giá phải áp dụng bằng được khi các điều kiện chưa thật sự sẵn sàng. Ở đây chúng ta cần phải hiểu rằng phương tiện luôn chỉ là một công cụ trợ giúp, chuyển tải các nội dung. Tạo ra sự chú ý, cải thiện khả năng nhớ, mức độ tiếp thu của người tham dự.Nó không thể quyết định đến toàn bộ chất lượng giảng dạy, mà chỉ hỗ trợ để thể hiện nội dung mà thôi. . Tóm lại, giữa phương pháp dạy học tích cực và các phương tiện dạy học hiện đại có mối quan hệ tương trợ lẫn nhau. Điều quan trọng là người giáo viên phải biết được những nguyên tắc vàng khi áp dụng các phương pháp và phương tiện đó, để phát huy một cách tối ưu vào công tác giảng dạy. Chương 2: Thực trạng của việc sử dụng phương tiện dạy học vào dạy và học bộ môn địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế. 2.1 Vài nét về trường THCS Thuỷ Vân-Tx.Hương Thuỷ-Tt.Thừa Thiên Huế 2.1.1 Vị trí của trường Trường THCS Thuỷ Vân đóng tại địa bàn thôn Công Lương thuộc xã Thuỷ Vân, Thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía tây giáp với thành phố Huế, phía đông giáp xã Thuỷ Thanh, phía nam giáp Thuỷ An-Xuân Phú và phái bắc giáp xã Phú Thượng huyện Phú Vang. Trường rộng trên 18000m2. Từ năm 1985 đến năm 1990 trường chung 2 cấp có tên là trường PTCS Thuỷ Vân chưa đến 4500 dân, trường giáp ranh giới với địa bàn thành phố Huế nên học sinh có ít nhiều phân tán, ngoài ra cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa phổ cập GD tiểu học và phổ cập GD trung học nên học sinh bỏ học khà nhiều. Năm 1991-1992 trường được tách từ trường PTCS Thuỷ Vân và được gọi là trường cấp 2 Thuỷ Vân. Năm 1996-1997 trường đổi thành trường THCS Thuỷ Vân. 2.1.2 Tình hình giáo viên và học sinh ở trường THCS Thuỷ Vân-TX.Hương Thuỷ-T.Thừa Thiên Huế. Trường THCS Thuỷ Vân có tất cả 12 lớp với 392 học sinh và có 24 cán bộ giáo viên. Trong đó trình độ đại học 20, nhìn chung trình độ chuyên môn khá cao, tuổi đời trung bình khá cao. Hằng năm số lượng cán bộ giáo viên trẻ được bổ sung theo định biên. Những năm gần đây có nhiều cán bộ giáo viên đi thi giáo viên dạy giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh, thành phố và đạt được nhiều thành tích cao. Các em học sinh ở trường chủ yếu là con em nhà nông hoặc buôn bán nhỏ, do vậy việc rèn luyện kĩ năng và khai thác liến thức cũng gặp một số khó khăn nhất định. Mặc dù vây, Ban giám hiệu và các thầy cô giáo trong trường đã cố gắng và giúp các em đạt đựoc kết quả cao. Trong những năm 2009-2010 số lượng học sinh giỏi đạt 14,1%, học sinh khá 35,4%, học sinh trung bình 42,7%, học sinh yếu 7,8% và hạnh kiểm: tốt đạt 72,9%, khá dạt 21,9%, trung bìng đạt 5,3%, yếu 0%. Tất cả học sinh tinh nghịch được nhà trường ứng xử đích đáng và đồng bộ. Phòng trào thể dục thể thao của học sinh cũng đạt được nhiều thành tích đáng kể. Cả giáo viên và học sinh luôn không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng học tâp, rèn luyện thân thể góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp day học. Trong năm 2011, trường THCS Thuỷ Vân đang phấn đấu đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia. 2.1.3 Đặc điểm học sinh khối 8 trường THCS Thuỷ Vân-TX Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế. Các em học sinh lớp 8, đây là lứa tuổi trung gian của thời niên thiếu và dần dần tiến sang lứa tuổi trưởng thành, hầu hết các em điều rất nhạy bén và thích tìm hiểu thông tin rèn luyện những kĩ năng địa lý, các tiết học sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện khác các em đều rất thích thú và tò mò. Nhiều em học hành rất chăm chỉ và thấy rất hứng thú với việc tiếp cận các phương tiện dạy học mới, tuy nhiên vẫn còn một số em rất nghịch và lười học chỉ muốn khẳng định mình bằng những việc làm không nên. Phần lớn các em vẫn chưa thành thạo trong việc khai thác kiến thức, rèn luyên kĩ năng từ các phương tiện dạy hoc. Tồn tại song song với nhau cả 2 mặt tích cực và tiêu cực, người cán bộ giáo viên và ban lãnh đạo trường luôn nắm vững tình hình tâm lí các em để kịp thời có những biện pháp hiệu quả. 2.2 Thực trạng của việc sử dụng phương tiện dạy học trong môn địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân. 2.2.1 Đội ngũ giáo viên và phương tiện phục vụ cho bộ môn địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân. Đội ngũ giáo viên phục vụ cho việc dạy học địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân hiện nay gặp không ít khó khăn vì trường chỉ có 1 giáo viên giảng dạy bộ môn địa lý việc sử dụng PTDH địa lý chưa được thường xuyên. Mặt khác, với số lượng giáo viên như vây khó có thể trao đổi về vấn đề sử dụng như thế nào và thiếu xót gì trong tình hình sử dụng phương tiện dạy học. Ngoài ra, trường có diện tích không lớn lắm nên chỉ có một phòng học áp dụng phương công nghệ thông tin dành cho hầu hết các môn nên việc sử dụng dạy học địa lý cho học sinh vẫn chưa được thực hiên một cách nhanh chóng, thường xuyên, chỉ áp dụng cho những buổi dự giờ, phương tiện dạy học địa lý còn nhiều thiếu thốn, nhiều loại phương tiện chưa được đáp ứng cho việc dạy và học địa lý ( ví dụ như một số bản đồ, sơ đồ và các loại tranh ảnh, đặc biệt là các đoạn băng, đoạn phim cho các bài học...), một số phương tiện đã củ và trở nên lạc hậu không đáp ứng được tình hình đổi mới hiện nay. Với những tình hình trên thì nhà trường cũng đã rất cố gắng tăng cường và nâng cao các phương tiện dạy học, tuy nhiên vấn đề này còn gặp nhiều khó khăn cần có sự đầu tư và hợp nhất quan điểm trong sử dụng phương tiện day học trong địa lý. 2.2.2 Thực trạng việc sử dụng PTDH vào dạy học địa lý ở trương THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế. Qua tìm hiểu nghiên cứu ở 3 lớp của khối 8 trường THCS Thuỷ Vân cho thấy tình hình sử dụng phương tiện như sau: Một số tiết học của các lớp được sử dụng công nghệ thông tin và được học sinh đánh giá cao, rất hứng thú và hăng say. Các tiết dạy trên lớp cũng có sử dụng các phương tiện dạy học nhằm giúp học sinh khai thác các kiến thức trong đó. Tuy nhiên do phương tiện dạy học còn thiếu nên vấn đề dạy vẫn còn một số khó khăn tồn tại khi thực hiện đổi mới cách dạy. Hoạt động với quỹ thời gian 3 tiết trong một tuần trên một lớp, tuy nhiên thì việc sử dụng đầy đủ có chất lượng các loại phương tiện lại rất hạn chế. Các bản đồ, tranh ảnh, vioclip...minh hoạ cho bài học chưa đồng bộ và chưa mang tính khả quan, chưa đáp ứng đủ cho giáo viên dạy địa lý. Việc chỉ đạo sử dụng các thiết bị dạy học chưa được quan tâm đúng mức cũng tạo cho việc sử dụng các phương tiện gặp nhiều khó khăn. Gây trở ngại cho việc nâng cao kĩ năng khai thác kiến thức từ các loại phương tiện đó. Để thấy rõ hơn thực trạng sử dụng tôi tiến hành nghiên cứu ở trường THCS Thuỷ Vân trong khối 8 và thu được một số kết quả sau: a. Sự cần thiết của việc sử dụng phương tiện dạy học đối với việc giáo dục toàn diện học sinh. Cùng một số câu hỏi về sự càn thiết của phương tiện dạy học đối với quá trình giáo dục của nhà trường cho cả giáo viên và học sinh lớp 8, thông qua phiếu trưng cầu: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ( Dành cho lãnh đạo nhà trường và giáo viên bộ môn) Để giúp tôi có thêm thông tin cho việc nghiên cứu sử dụng phương tiện dạy học địa lý trường THCS Thuỷ Vân, mong quý thầy cô trả lời một số câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô mà thầy cô cho là đúng. Xin chân thành cảm ơn! Theo thầy cô, việc đưa phương tiện dạy học vào dạy học thường xuyên trên lớp có cần thiết hay không? a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Không cần thiết d. Hoàn toàn không cần thiết Qua đó tôi nhận thấy một số kết quả như sau: Đối tượng Các mức độ đánh giá Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Hoàn toàn không cần thiết Giáo viên 80% 20% 0% 0% Về mặt quan điểm các thầy cô trong trường đều cho rằng việc đưa phương tiện vào dạy học thường xuyên là rất cần thiết chiếm 80% đối với quá trình giáo dục của nhà trường. Số còn lại 20% cho rằng cần thiết đối với chương trình dạy học theo hướng tích cực hiện nay. Từ đó ta có thể thấy rằng quý thầy cô cũng rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy học với việc áp dụng phương tiện dạy học một cách thường xuyên. b. Vai trò của phương tiện dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Theo điều tra có thể thấy được kết quả như sau: a. Rất quan trọng b. Quan trọng c. Không quan trọng d. Hoàn toàn không quan trọng Kết quả cho thấy: Đối tượng Các mức độ đánh giá Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Hoàn toàn không quan trọng Giáo viên 20% 60% 20% 0% Qua đó tôi nhận thấy phần lớn các thầy cô cho rằng phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong dạy học địa lý, số giáo viên xem công việc này là rất quan trọng chiếm 20%, tuy nhiên một số giáo viên vẫn xem nhẹ vai trò của phương tiện dạy học xem nó không quan trọng với 20%. Như vậy thì nhận thức của các thầy cô cũng rất khác nhau, số giáo viên xem nhẹ vai trò của phương tiện dạy học phải chăng chỉ xem xét ở mức độ khi lên dạy trên lớp, chỉ quan đến thời gian đứng lớp khi chỉ học được 45 phút, cho rằng thời gian quá ít và cần có nỗ lực của học sinh. c. Hình thức áp dụng phương tiện dạy học vào dạy học trên lớp: Từ thực tiễn thông qua phiếu trưng cầu : a. Lồng ghép trong các bài dạy, phương tiện dạy học có liên quan b. Chỉ sử dụng để minh hoạ thêm cho sinh động c. Dùng thường xuyên trên lớp, rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh. d. Không dùng cho các tiết dạy bình thường chỉ dùng cho các tiết dự giờ. Kết quả của việc điều tra như sau: Các hình thức áp dụng phương tiện dạy học Số người Tỉ lệ Lồng ghép trong bài dạy, phương tiện dạy học có liên quan. 1 2% Chỉ sử dụng để minh hoạ thêm cho sinh động. 2 20% Dùng thường xuyên trên lớp, rèn luyện các kĩ năng cơ bản của học sinh. 6 58% Không dùng trong tiết dạy bình thường chỉ dùng cho các tiết dự giờ. 2 20% Qua đó tôi nhận thấy việc sử dụng các phương tiện dạy học vẫn chưa đồng bộ đa số PTDH được dùng thường xuyên trên lớp, rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh chiếm 58%, còn lại 20% sử dụng để minh hoạ cho sinh động và 20% không dùng cho tiết dạy bình thường chỉ sử dụng cho các tiết dạy dự giờ. Tuy nhiên việc lồng ghép trong các bài dạy phương tiện dạy học có liên quan lại chiếm tỉ lệ rất ít chỉ 2%. Như vậy, việc sử dụng các phương tiện dạy học vẫn chưa thường xuyên và chưa đồng bộ, mang tính hình thức và chưa rèn luyện hết cho học sinh các kĩ năng cần thiết. d. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình dạy học sử dụng phương tiện dạy học địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân-Hương Thuỷ-Thừa Thiên Huế. - Thuận lợi:Trường đã có nhiều phương tiện mang tính minh hoạ thực tế cao, việc áp dụng được triển khai trong trường khá tốt. - Khó khăn: phương tiện dạy học còn thiếu nhiều, một số phương tiện lạc hậu, khồng đáp ứng được nhu cầu dạy học, ngoài ra việc tổ chức dạy học áp dụng thường xuyên công nghệ thông tin vẫn rất hạn chế và chưa thường xuyên. Một mặt cần có sự đầu tư cho thiết bị trong khi trường gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra giáo viên phải xử lý số tiết khá nhiều nên việc chuẩn bị kĩ cho tiết dạy nhằm rèn kĩ năng cho học sinh còn chưa được tốt... * Đối với học sinh chúng tôi đã tiến hành điều tra ở các lớp 8 ở trường THCS Thuỷ Vân và thu đựoc một số kết quả như sau: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ( Dành cho học sinh) Để giúp tôi thực hịên nghiên cứu vấn đề sử dụng phương tiện dạy học địa lý ở trường THCS Thuỷ Vân mong các em trả lời một số câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô mà các em cho là đúng nhất. Xin chân thành cảm ơn! 1. Theo các em việc sử dụng các thiết bị dạy học mới ví dụ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các em cảm thấy như thế nào? - Rất hứng thú - Hứng thú - Không hứng thú - Hoàn toàn không hứng thú Kết quả như sau: Đối tượng Các mức độ đánh giá Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú Hoàn toàn không hứng thú Học sinh 60% 30% 10% 0% Qua đó chúng ta có thể thấy rằng việc sử dụng các phượng tiện dạy học mới vào trong học địa lý của học sinh làm học sinh rất hứng thú với 60%, còn 30% cảm thấy hứng thú thích học. Tuy nhiên còn một số em vẫn không hứng thú với việc học tập bằng các phương tiện dạy học hiện đại chiếm 10%. Như vậy chúng ta cũng có thể thấy học sinh cũng có những sự đánh giá khác nhau và điều đó phụ thuộc vào cách dạy học và sử dụng phương tiện của giáo viên bộ môn. 2. Việc học tập với các phượng tiện mới đối với các em có khó cho việc thu thập thông tin và khai thác các kiến thức cần thiết không? - Đơn giản và dễ hiểu - Phức tạp và khó hiểu - Không khó - Hoàn toàn không hiểu gì Kết quả thu được như sau: Đối tượng Các mức độ đánh giá Đơn giản và dễ hiểu Phức tạp và khó hiểu Không khó Hoàn toàn không hiểu gì Học sinh 60% 25% 10% 5% Như vậy các phương tiện dạy học thường mang tính trực quan cao đa phần các em thấy rất đơn giản và dễ hiểu chiếm 60%, còn một số em lại thấy chúng phức tạp và khó hiếu 25%, một số em do không chú ý lắm nên thấy không hiểu gì 5%. Qua đó ta có thể thấy cần nắm bắt được tâm lí và kiến thức của các em để biết cách áp dụng có hiệu quả tăng tính hiểu biết và rèn luyện các kĩ năng cho các em. Với những kết quả điều tra trên tôi nhận thấy rằng việc sử dụng các phương tiện vào dạy học địa lí ở trường THCS Thuỷ Vân là rất cần thiết và hiệu quả, gây hứng thú trong học sinh và kích thích tìm hiểu rèn luyện kĩ năng địa lý. Qua đó cần có các biện pháp cụ thể tăng cường các phượng tiện dạy học mới. Chương 3: Những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH địa lí ở trường THCS Thuỷ Vân- TX.Hương Thuỷ-T.Thừa Thiên Huế. 3.1: Đối với sở giáo dục và đào tạo - Sở Giáo Dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế cần chủ trì và triển khai thực hiện việc sử dụng PTDH trong bộ môn địa lý trên phạm vi các trường THCS trên cơ sở đó để thấy rõ thực trạng, những ưu và hạn chế của công tác này. Để có những chính sách hợp lý trong việc sử dụng PTDH Địa lí. - Đầu tư cho trường một số phương tiện thiết bị mới nhằm đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao kiến thức của học sinh ở trường. - Cần tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên bộ môn theo từng khối lớp và theo từng mục đích cụ thể. - Cung cấp và ủng hộ kinh phí để bổ sung nguồn kinh phí cho việc trang bị các thiết bị dạy và học địa lí. 3.2: Đối với trường THCS Thuỷ Vân - Đối với ban giám hiệu nhà trường: + Cần có kế hoạch cụ thể cho giáo viên học tập thêm kinh nghiệm sử dụng các phương tiện dạy học. + Sắp xếp tiết dạy hợp lí để triển khai sử dụng đồng bộ ở tất cả các lớp. + Đưa vấn đề sử dụng PTDH lên hang đầu coi đây là tiêu chí để áp dụng phương pháp dạy học mới, lấy học sinh làm trung tâm. + Theo dõi, kiểm tra đánh giá thường xuyên việc sử dụng và dạy học của giáo viên. Để kịp thời đưa ra biện pháp hiệu quả. + Cần huy động sức mạnh tổng hợp về mặt kinh phí và đầu tư cho việc tăng cường PTDH. - Đối với giáo viên bộ môn địa lí: + Cần trâu dồi thêm kĩ năng dạy học khi sử dụng các loại PTDH vào truyền đạt kiến thức cho học sinh. + Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn sử dụng hiệu quả các PTDH. + Biết hướng dẫn học sinh các kĩ năng cơ bản trong việc học tập và khai thác triệt để kiến thức từ các loại phương tiện đó. + Cần tổ chức rút kinh nghiệm sau các tiết dạy và đưa ra những kiến nghị, yêu cầu cụ thể để nâng cao chất lượng dạy học địa lý. + Phải biết nắm bắt tâm lí và mức độ hiểu biết của học sinh để sử dụng hợp lí hơn các PTDH trong môn học. + Nắm chắc chương trình và các bài học để có kế hoạch sử dụng các PTDH được tốt hơn. 3.3 Đối với sinh viên của trường CĐSP Thừa Thiên Huế. - Là si nh viên trường CĐSP phải luôn ý thức được hiệu quả và sự cần thiết của các PTDH trong thời kì đổi mới, nhằm phát triển toàn diện cho học sinh. - Phải luôn phấn đấu học tâp, rèn luyện kĩ năng và học hỏi kinh nghiêm trong việc sử dụng PTDH và công tác dạy học sau này. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Việc sử dụng các phương tiện dạy học và dạy học địa lý có một vị trí và ý nghĩa quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành kĩ năng và giáo dục học sinh. Thông qua công tác này học sinh được rèn luyện các kĩ năng cơ bản và học tập hứng thú có hiệu quả hơn, qua đó các em sẽ tích cực hơn, tự giác và tăng tính tò mò và kích thích sự tìm hiểu nâng cao tầm hiểu biết. Mặc khác, còn giúp cho giáo viên dạy học theo hướng tích cực và tinh giảng kiến thức và đáp ứng kịp thời các nhu cầu cần thiết cho việc day học. Việc dạy học ứng dụng phương tiện dạy học vào trường THCS nói chung và Trường THCS Thuỷ Vân nói riêng đặc biệt là các em khối 8 hết sức cần thiết, nó đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần thực hiện mục tiêu chung giáo dục toàn diện cho học sinh. Đề tài nghiên cứu của tôi đã chỉ ra được thực trạng sử dụng PTDH địa lý ở trừơng THCS Thuỷ Vân nói chung và học sinh khối 8 nói riêng. Trên cơ sở đó đã tìm ra những khó khăn cơ bản của trường cũng như đội ngũ giáo viên bộ môn. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng PTDH địa lý đối với nghành giáo dục và đạo tạo, các cơ quan và đơn vị liên quan. 2. Kiến nghị Tôi hi vọng rằng, đề tài này sẽ được xem xét và đưa vào thực nghiệm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH địa lí cho trường THCS Thuỷ Vân nói chung và khối 8 nói riêng và đem lại những đóng góp có giá trị với yêu cầu thực tiễn giáo dục THCS theo chương trình SGK mới. Qua đây cũng đề nghị các cấp, các nghành có liên quan cần quan tâm hơn nữa đến công tác này, để hiệu quả được nâng co và ngày càng lan rộng và đi vào chiều sâu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đổi mới dạy học địa lí trung học cơ sở : Nguyễn Đức Vũ và Phạm Thị Sen xuất bản năm 2005. 2. Sách giáo khoa dfịa lý lớp 8 của bộ giáo dục và đào tạo năm 2008 3. Sách giáo viên địa lý lớp 8 xuất bản năm 2010 4. Các tài liệu liên quan đến đề tài tren internet: Dayvahocđiali.com, violet.vn... PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_tap_tam_ly_6731.doc
Tài liệu liên quan