Đào tạo và phát triển luôn là một nhân tố quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực là một vấn đề mà bất cứ nhà quản lý nào cũng phải quan tâm. tuy nhiên đây là một đề tài rộng nên trong phạm vi bài này em chỉ nêu các lý luận và các biện pháp chung, còn công tác đào tạo đòi hỏi phải linh hoạt nên việc vận dụng vào doanh nghiệp như thế nào là tuỳ thuộc từng doanh nghiệp
32 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và các giải pháp cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hiên nay ,các tổ chức và doanh nghiệp phải tận dụng triệt để những khả năng của mình , đặc biệt là phải chú trọng tới phát triển nguồn nhân lực đồng nghĩa với việc tăng cường công tác đào tạo và phát trriển vì đây chính là yếu tố quan trọng nhất ,cơ bản nhất để phát triển nguồ nhân lực . Do vậy đào tạo và phát triển luôn có trong mỗi doanh nghiệp và thường xuyên được sử dụng , công việc này quyết định tới tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cả trong hiện tại và trong lâu dài .
Tuy nhiên , phần lớn các doanh nghiệp hiện nay có đội ngũ cán bộ chưa đồng bộ , trình độ năng lực còn hạn chế và trong các hoạt động của doanh nghiệp thi đào tạo và phát triển chưa thực sự đựoc coi trọng điều đó đã làm cho các doanh nghiệp không tận dụng được hết khả năng của mình . Trong khi đó các doanh nghệp chỉ tập chung vào những côngviệc trước mắt điều đó sẽ gây khó khăn cho sự phất triển về tương lai của doanh nghiệp . Do vậy chú trọng đến vấn đề đào tạo và phát trển throng doanh nghệp là một yêu cầu đặt ra đối với các nhà quản lý và đây cũng là lý do để em chọn đề tài này.
Với kiến thức còn hạn chế cho nên bài viết của em chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự góp ý, bổ sung của cô để bài viết của em dược hoàn thiện hơn . Em xin chân thành cảm ơn
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
I . KHÁI NIỆM , MỤC ĐÍCH , Ý NGHĨA TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
Khái niệm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo và phát triển là lĩmh vực hoạt động liên quan trực tiếp tới nguồn nhân lực trong doanh nghệp , tới công việc và kỹ năng làm việc của họ .
Đào tạo là tổng thể các hoạt động học tập nhằm giúp người lao động có thể làm việc có hiệu quả hơn trong nhiệm vụ và chức năng của mình tức là được nâng cao tay nghề, người lao động qua đào tạo sẽ có được những kiến thức kỹ năng cần thiết , từ đó sẽ phát huy được năng lực của mình .
Phát triển là tổng thể các hoạt động học tập và các hoạt động đó vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt , giúp cho người lao động có thể thực hiện công việc trong tương lai và phát triển nghề nghiệp nói chung của họ . Còn phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động được thực hiện một cách có tổ chức trong những khoảng thời gian nhất định nhằm thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động .
Giáo dục là tổng thể các hoạt động học tập nhằm giúp người lao động bước vào một nghề nghiệp mới hay chuyển sang nghề khác phức tạp hơn khó khăn hơn mà họ có thể nhanh chóng đáp ứng được .
Trong công tác đào tạo phải kết hợp tất cả các khái niệm đó để có hương , kế hoạch đào tạo sao cho phù hợp . Việc đầu tư vào đào tạo và phát trển không những sẽ demlại một hoạt động hiệu quả cho doanh nghiệp mà còn thu hút và sử dụng tốt những người có năng lực có trình độ, ngoài ra còn tạo ra một môi trường tích cực cho người lao động
Mục đích , ý nghĩa của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Mục đích của đào tạo và phát triển
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải hoạt động linh hoạt và đa dạng , do vậy các hoạt động về đào tạo và phát triển là vấn đề rất phức tạp, phải hoạt động trong các hoạt đông khác nhau với các hình thức khác
nhau . Do vậy người lãnh đạo cũng như người lao động đều phải hiểu và nắm rõ mục đích của đào tạo và phát triển .
Mục đích thứ nhất là định hưóng được cho người được đào tạo , người được đào tạo hướng dẫn , giải thích nhằm hiểu mục tiêu nhu cầu của công việc cung cấp chỉ dẫn cho họ những kiến thức mới , nâng cao nhận thức của họ để mỗi người có được một định hướng riêng cho mình từ đó họ có thể thấy được khả năng của mình có thể đáp ứng và tham gia cho chưong chình đào taịo nào, công việc nào .
Mục đích thứ hai là phát triển tốt kỹ năng cuả người lao động và của người qủa lý . Người quản lý phải có kỹ năng ,trình độ chuyên môn giỏi mới có thể quản lý được trong những tình huốnh thay đổi, để có được các chính sách phù hợp , người lao động cần phải có kỹ năng tốt mới đáp ứng được công việc phức tạp hơn khó khăn hơn, khi nâng cao công nghệ hoặc công việc thay đổi .
Mục đích thứ ba là nâng cao ý thức trách nhiệm cho người lao động . Đào tạo cho người lao động có ý thức trách nhiệm cao , nâng cao nhận thức để họ tự có ý thức trong công việc , tuân thủ chấp hành những nội quy đề ra, bên cạnh đó cần kết hợp bố trí an toàn nơi làm việc .Những công việc đó sẽ góp phần làm giảm rủi ro , giảm chi phí cho doanh nghiệp
Mục đích thứ tư là đào tạo sao cho đạt hiệu quả nhất , điều này sẽ làm giảm được chi phí cho doanh nghiệp , đào tạo được đúng người đúng việc, tận dụng được nguồn lực tiềm năng của doanh nghiệp ... Và vấn đề này nếu đạt được sẽ đem lại hiệu quả sản xuất tốt cho cả doanh nghiệp .
ý nghĩa của đào tạo và phát triển .
Đào tạo và phát triển có một ý nghĩa rất quan trọng trong quả trị nguồn nhân lực , từ các mục đích trên ta thấy qua việc đào tạo và phát triển sẽ làm cho người lao động nâng cao hơn về trình độ , kỹ năng làm việc từ đó sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp , cụ thể người lao động ssẽ được nâng cao về những mặt sau :
Kỹ năng được nâng lên ,từ đó sẽ làm tăng năng suất chất lượng và hiệu quả công việc .
Việc đào tạo và phát triển sẽ làm cho người lao động giảm được thời gian thực tập nhanh chóng làm quen với công việc từ đó tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp.
Công tác đào tạo và phát triển còn giúp cho người lao động nâng cao về trình độ , nhận thức từ đó sẽ gắn và nâng cao trách nhiệm trong quá trình làm việc tạo một bầu không khí tích cực cho nghiệp .
Đào tạo và phát triển còn giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về kế hoạch hoá nguồn nhân lực và trong việc sắp xếp nhân lực , ngoài ra còn giúp cho doanh nghiệp cải thiện được điều kiện làm việc tận dụng được các khả năng của mình góp phần đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra .
Tầm quan trọng của đào tạo và phát triển .
Hiện nay nền kinh tế cúa nước ta là nền kinh tế thị trường vận động theo cơ chế thị trường cho nên trong nền kinh tế luôn có sự vận động và phát triển, các doanh nghiệp cũng phải thay đổi các chiến lược sản xuất phù hợp với thị trường ,chỉ đáp ứng được thị trưòng doanh nghiệp mới tồn tại được, hơn nữa hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi phải cạnh tranh quyết liệt doanh nghiệp nào mà thắng lợi trong cạnh trang tức là có tầm nhìn và có các chính sách phát triển theo hướng mà thị trường hướng tới thì sẽ mang lại lợi nhuận cao . Trong cơ chế này các doanh nghiệp đều phải tự hạch toán kinh doanh và mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp là lợi nhuận
Vậy làm như thế nào để doanh nghiệp thay đổi được theo thị trường và sử dụng đội ngũ lao động như thế nào cho phù hợp với chiến lược sản xuất và chi phí là tối thiểu nhất luôn là một câu hỏi đặt ra đòi với những nhà quản lý. Và để làm được điều này thì các doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác đào tạo và phát triển nếu làm được như vậy thì không những làm cho doanh nghiệp thay đổi được theo cơ chế thị trường mà còn làm cho doanh nghiệp ổn định trên con đường phát triển lâu dài
Mối quan hệ giữa đào tạo - phát triển với kế hoạch hoá và sử dụng lao động trong doanh nghiệp .
Đào tạo và phát triển với kế hoạch hoá nguồn nhân lực .
Đào tạo và phát triển có mối quan hệ mật thiết với kế hoạch hoá nguồn nhân lực và chỉ có thông qua đào tạo và phát triển mơí thực hiện được kế hoạch hoá nguồn nhân lực vì kế hoạch hóa nguồn nhân lực là quá trình thông qua đó các doanh nghiệp đảm bảo được đầy đủ chất lượng và số lượng nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu công việc . Đào tạo và phát triển sẽ góp phần đẩm bảo về chất lượng cũng như số người cần thiết cho kế hoạch hoá .
Với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp , kế hoạch hoá nguồn nhân lực có nhiệm vụ dự báo nhu cầu lao động đáp ứng mục tiêu sản xuất kinh doanh và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực mà doanh nghiệp hiện có , để các nhà quản lý dựa vào đó để có kế hoạch phát triển cho mình
.Kế hoạch hoá nguồn nhân lực gồm có những nội dung cơ bản sau :
+ Số lượng lao động cần tuyển , chất lượng ra sao , tuyển ở đâu , thị trường nào ?...
+ Bố trí sắp xếp lực lượng lao động như thế nào ?
+ Dự kiến các chương trình đào tạo và phát triển như thế nào ?
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực với đào tạo và phát triển được thể hiện ở sơ đồ sau:
Chiến lược sản xuất kinh danh
Các mực tiêu cần đạt tới
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực
Dự báo nhu cầu về nhân lực
So sánh giữa nhu cầu và khả năng sẵn có
Khả năng sẵn có về nhân lực
Xác định những thiếu hụt về số
lượng và chất lượng lao động
Đề ra các giải pháp
Tuyển dụng từ thị trường lao động
Bố trí sắp xếp lại lực lượng
Đào tạo và phát triển
Theo sơ đồ đó thì từ chiến lược sản xuất kinh doanh cùng với các mục tiêu và kế hoạch danh nghiệp sẽ tiến hành dự báo nhu cầu về nhân lực ,và khả năng sẵn có về nhân lực sau đó tiến hành cân đối để tìm ra những thiếu hụt không hợp lý và đề ra các giải pháp tuyển dụng đào tạo và bố trí nguồn lực .
c. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với vấn đề sử dụng lao động trong danh nghiệp .
Sau khi được đào tạo người lao động sẽ được nâng cao về trình độ , kỹ năng tay nghề ,từ đó họ sẽ có thể đảm đương được những công việc mới hơn khó khăn hơn ,phức tạp hơn . Điều đó cũng có nghĩa là một loạt các vấn đề như bố trí họ ở những công việc có cấp bậc cao hơn với tiền lương và các phúc lợi, điều kiện lao động , khả năng thăng tiến ... cũng phải được nâng lên. Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao đông người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tiền lương bình quân đầu người
Doanh thu bq trên một người
Tổng doanh thu trong năm
(1) =
Tổng số lao động trong năm
Tổng quỹ tiền lương trong năm
(2) =
Tổng số lao động trong năm
Lợi nhuận bình quân trên một người
Tổng lợi nhuận trong năm
(3) =
Tổng số lao động trong năm
Năng suất lao động bình quân trên một người
Tổng sản phẩm sản suất trong năm
(4) =
Tổng số lao động trong năm
Chỉ tiêu (1) Phản ánh doanh thu bình quân đạt được trong năm nó phản ánh về mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp chỉ tiêu cao chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả đã tận dụng tốt chi phí sản xuất . Tuy vậy chỉ tiêu này mới chỉ đánh giá chung chung , để hiểu rõ hơn ta phải có các chỉ tiêu (2) và (3) .các chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp sau khi đã chừ đi chi phí , chỉ tiêu cao thì doanh nghiệp thực sự làm ăn có hiệu quả .
Chỉ tiêu (4) phản ảnh năng suất về sản lượng của bình quân một người ,chỉ tiêu này mà cao hơn so với trước khi đào tạo ,kết hợp với chỉ tiêu (1) mà máy móc công nghệ không có sự thay đổi thì chứng tỏ việc tăng năng suất là do công tác đào tạo có hiệu quả , còn nếu do thay đổi công nghệ mà năng suất tăng thì cũng phải có công tác đào tạo ở trong đó .
II. NỘI DUNG CỦA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC .
1. Tiến trình xây dựng một chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .
Với mỗi một doanh nghiệp đều phải xây dựng một tiến trình đào tạo nguồng nhân lực cho mình , tiến trình đó phải phù hợp với nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp .
Tiến trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được thể hiện trong các bước sau:
+. Bước1: Xác định nhu cầu đào tạo .
Người quản lý xác định khi nào ở đâu , kỹ năng nao , kến thức nào loại lao động là bao nhiêu người để trả lời họ dựa vào những công việc sảy ra .
-Phân tích nhu cầu lao động của doanh nghiệp, tức là phân tích những nhu cầu số lượng cần thiết ở tổ hợp kỹ năng khác nhau theo từng trình độ và từng bộ phận của doanh nghiệp theo từng thời kỳ ( nhìn từ kế hoạch sản xuất , lao động ) .
-Phân tích yêu cầu về các kiến thức kỹ năng cần thiết về công việc (nhìn thấy trong bảng xác định yêu cầu với người thực hiện công việc ).
-Phân tích tình trạng thực tế về kiến thức kỹ năng hiện có của người lao động .
Công nhân sản xuất dẫn đến số bậc thợ /Số thợ .
Lao động quản lý liên quan đến chức năng công việc định trên.
+Bước2: Xác định chương trình mục tiêu đào tạo .
Là kết quả cần đạt được sau đào tạo , mục tiêu phải hợp lý (không cao quá , không thấp quá ), cụ thể rõ ràng.
Xác định mục tiêu đào tạo cho thấy những kỹ năng cụ thể cần đào tạo và trình độ kỹ năng đạt được sau đàọ tạo . Cho thấy số người được đào tạo và cơ cấu của học viên .
-Mục tiêu đào tạo còn xác định được thời gian đào tạo nó phụ thuộc vào yêu cầu sau khi đào tạo người được đào tạo có thể kiểm tra chất lượng bằng phương pháp thống kê cho bất kỳ một dây chuyền sản xuất nào.
+Bước3: Lựa chọn đối tượng đào tạo .
Phải chọn được đúng người phù hợp với khả năng, để có được ta cần xác định nhu đầu và động cơ đào tạo . phân tích tác dụng của đào tạo đối với người được đào tạo và phân tích về khả năng triển vọng của người được đào tạo .
+Bưới4: Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo
Xây dựng chương trình đào tạo gồm những môn học nầo , kỹ năng nào cần được đào tạo sâu và cần có những phương pháp phù hợp với đối tượng .
+ Bước 5: Dự tính về chi phí đào tạo có hai loại chi phí là chi phí tài chính và chi phí cơ hội
Chi phí tài chính là chi phí trực tiếp phải bỏ ra trong quá trình đào tạo , còn chi phí cơ hội là những khoản mất đi mà lẽ ra những người được đào tạo làm ra trong quá trình đựoc đào tạo .
+ Bước 6 : Lựa chọn và đào tạo giáo viên có thể ở trong hay ngoài doanh nghiệp , có trình độ văn hoá , kiến thức chuyên môn , kỹ năng sư phạm .
Đào taọ giáo viên để người giáo viên hiểu được hai vấn đề đó là mục tiêu môn học cần đạt được và họ nắm được thực tế (bối cảnh công việc ) đưa họ đưa ra được nội dung đào tạo .
+ Bước 7 : Đánh giá chương chình đào tạo .
Xác định xem mục tiiêu đào tạo có đạt duợc hay không ? ,xét mặt mạnh, mặt yếu của toàn bộ chương trình để cóa thay đổi phù hợp . Xác định được hiệu quả của chương trình .
Ta có thể hiện các bước trên bằng sơ đồ sau :
Môi trường bên ngoài
Môi trường bên trong
định rõ nhu cầu đào tạo và phát triển
ấn định các mục tiêu cụ thể và xây dựng chương trình đaod tạo và phát triển
Lựa chọn các phương phát thích hợp
Lựa chọn các phương tiện thích hợp
Thực hiện chương trình đào tạo và phát triển
Đánh giá các chương trình đào tạo và phát triển
`
Trong các bước trên thì bước xác định một chương trình đào tạo thích hợp là cực kỳ quan trọng nó không những đạt được mục tiêu đề ra mà còn giảm bớt được chi phí đào tạo , sau đây là các phương pháp mà dựa vào đó nhà quản lý có thể lựa chọn phương pháp thích hợp .
2.Các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .
Có hai hình thức đào tạo cơ bản đó là đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc .
2.1 Đào tạo trong công việc :
Là phương pháp đào tạo trực tiếp cho người làm việc ,người học trong đó người học sẽ học những kiến thức , kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc dưới sự chỉ dẫn của người lao động lành nghề hơn . Hình thức đào tạo này gồm những phương pháp sau :
Phương pháp dạy kèm (Coaching ).
Đây là phương pháp mang tính chất kèm cặp dưới sự chỉ dẫn công việc, người chỉ dẫn giải thích các cách thức , mục tiêu ,người học sẽ làm thử đến khi thực hiện đượccác công việc này . Cách này thường đào tạo cho nhân viên trực tiếp sản xuất và những người quả lý .
+ Phương pháp đào tạo học nghề : Đây là một phương pháp phối hợp giữa học lý thuyết với phưong pháp đào tạo tại chỗ ., người được đào tạo sẽ được học lý thuyết sau đó được xuống sở làm dưới sử chỉ dẫn của người có kinh nghiệm ,có trình độ cao hơn , phương pháp này thường dùng trong các nghề thủ công .
+ Phương pháp kèm cặp chỉ bảo (Coaching and Counchinh ).
Đây là phương pháp đào tạo tại chỗ ,để phát triển cấp quản lý trên cơ sở một kèm một . Cá nhân được cử chức vụ nào đó sẽ được học và theo sát cấp trên trực tiếp hoặc người cố vấn (Người quản lý nào đó trong bộ máy của doanh nghiệp)để học . Ngài việc quan sát , cấp dưới này cũng được chỉ định một số công việc quan trọng đòi hỏi phải có kỹ năng làm nhất định . Để dạt được kết quẳ đó ,cấp quả lý dạy kèm phải có một kiếm thức toàn diện về công việc họ phải là những người có nhiệt huyết và có kỹ năng sư phạm .
Phương pháp luân chuyển công việc :
Là sự luân chuyển một cách có tổchức đối tượng học viên từ công việc này tới công việc khác nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc khác nhau trong tổ chức .
Phương pháp này được thục hiện bằng cách đưa người học tới một bộ phận khác nhưng nhiệm vụ vẫn thế ,hoặc đưa tới bộ phận khác và thay đổi chức năng nhiệm vụ hoặc có thể luân chuyển nội bộ trong lĩnh vực chuyên môn tức là người học không phải chuyển sang bộ phận khác mà lần lượt làm những công việc khác nhau .
Ưu điểm của phương pháp này là người học nhanh chóng nắm đượi kỹ năng thực hiện công việc của mình và chương trình đào tạo mang tính kinh tế cao.
Nhược điểm của phương pháp này là người học cũng có thể học những yếu tố lạc hậu của người dạy vì người dạy cũng có những điểm sai và học viên nắm lý thuyết không có hệ thống .
Ngoài mực đích trên đây phương pháp này còn tạo sự hứng thú cho cán bộ công nhân viên thay đổi đưọc công việc nhàm chán và còn giúp cho nhân viên có nhiều tay ngnhề để có thể đối phó với các tình huống sảy ra .
Để phương pháp này có hiệu quả cần phải có sự tổ chức hợp đồng chặt chẽ giữa người dạy và người học .
2.2 Đào tạo ngoài công việc
Là phương pháp trong đó người học được tách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế, trong đào tạo này gồm gác phương pháp sau:
Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp :
là những lớp đào tạo do doanh nghiệp tổ chức , tiến hành dưạ trên cơ sở vật chất có sẵn tại doanh nghiệp .
Chương chình này có thể chia thành các giai đoạn từ lý thuyết đến thực hành . Về lý thuyết được đào tạo tại các lớp ở doanh nghiệp còn về thực hành thì có thể đưa công nhân trực tiếp đến nơi sản xuất và hướng dẫn giống như là kèm cặp . Với cách này nó giúp cho công nhân củadoanh nghiệp nhanh chóng nắm vững về kỹ năng nghề nghiệp và lý thuyết có hệ thống hơn , tính kinh tế của chương trình này cao, giúp đào tạo nhiều công nhân hơn .
Gửi người đi học tới các trường các lớp chính quy:
Đây là chương trình đào tạo là cơ sở là chuyên ngàng . Trong chuyên ngàng vừa kết hợp lý thuyết vừa kết hợp thực hành .
Ưu điiểm của chương trình này là : Người học viên ra trường nắm kiến thức lý thuyết có hệ thống và quá trình thực tập giúp cho họ có khả năng làm việc thực tế .
Nhược điểm : chi phí cho chương trình lớn , tốn nhiều thời gian tuy nhiên hình thức này là rất quan trọng cho định hướng phát triển của doanh nghiệp và rất phổ biến hiện nay.
Các doanh nghiệp, cơ quan có thể tổ chức các bài giảng, thảo luận hội nghị ngắn ngày .
Ưu điểm của chương trình này là rất bổ ích dạy cho người quả lý những kiến thức về quản lý , cho người quả lý các kiến thức kỹ năng cần thiết ,ở hội nghị sẽ trao đổi thông tin , cung cấp kiến thức cập nhập . Hình thức này được áp dụng nhiều ở các nước tiên tiến
d. Đào tạo theo chương trình hoá với sự trợ giúp của máy tính.
Trong đó nội dung đào tạo được viết sẵn trên đĩa mềm của máy tính mà người học chỉ cần mở sử dụng không cần hướng dẫn .
Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm được chi phí không cần người dạy . Và giúp người học mô phỏng như thực tế .
Nhược điểm do thiếu vai trò cuả thầy giáo người học có thể thiếu kiến thức và kỹ năng
e. Các phương pháp khác :
Như là phưong pháp đào tạo bằng các phương tiện nghe nhìn, trên các thông tin đại chúng như đài, tivi ...
3.Điều kiện đảm bảo hiệu quả trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
a.Điều kiện về tổ chức
Các doanh nghiệp cần tổ chức ra các bộ phận, chuyên trách làm công tác giám sát và đánh giá cá khoá đào tạo trong doanh nghiệp. Ban giám đốc phải có những quyết định phát huy những mặt đạt được, những mặt còn tồn tại để điều chỉnh kịp thời.
Điều kiện về quản lý:
Phải có các công cụ để quản lý , quy chế quản lý liên quan đến đào tạo và phát triển, như: quy chế sử dụng các nguồn kinh phí đào tạo nhằm sử dụng có hiệu quả và các quy chế liên quan đến quyền lợi nghĩa vụ trách nhiệm người lao động.
Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Công tác đào tạo phát triển là công việc phức tạp do đó cần phải có đầy đủ các phương tiện kỹ thuật để sử lý thông tin và học tập . Ngoài ra còn phải có các lớp học, phòng học đầy đủ phương tiện để đáp ứng được cho các lớp học cạnh doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần phải có đội ngũ cán bộ quả lý chuyên trách, kiêm nhiệm về công tác đào tạo , có đầy đủ về kiến thức xã hội, kiến thức quản lý cũng như khả năng phân tích các thông tin để có thể có khả năng ra các kế hoạch phù hợp.
4. Các phương hướng đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .
Các quan điểm về hiệu quả công tác đào tạo và phát triển .
Hiệu quả của đào tạo và phát triển nguồn nnhân lực được hiểu là các chỉ tiêu kinh tế phản ánh quá trình đầu tư cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp biểu hiện qua các lợi ích kinh tế xã hội và Hiệu quả thu được được thể hiện qua các nội dung sau.
+ Thứ nhất là: người được đào taọ sẽ nhanh chóng nắm bắt được kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ , kinh nghiệm để ứng dụng vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đem lại hiệu quả cao .
+ Thứ hai là: người lao động được đào tạo tốt sẽ thực hiện công việc của mình tốt mang lại doanh thu cao không những bù đắp được chi phí cho đào tạo mà còn bù đắp được cả những chi phí sản xuất mà lợi nhuận được tăng cao hơn
+ Thứ ba là: đào tạo phát triển góp phần được những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đề ra . ngoài ra còn tạo ra được đội ngũ cán bộ nhân viên kế cận cho sự phát triển của doanh nghiệp .
Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo và phát triển .
a. Lượnghoá những chi phí và lợi ích thu được từ hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .
Khi cần thực hiện một chương trình đào tạo cho doanh nghiệp cần phải dự tính được những chi phí đầu tư cho chương trình đó cũng như xác định được những lợi mà chương trình đào tạo mang lại cho doanh nghiệp và cá nhân người được đào tạo. Nếu không tính toán được những chi phí đó thì dẫn đến tình trạng doanh nghiệp sẽ chi phí đầu tư cho chương trình thiếu hoặc thừa mà hiệu hiệu quả đào tạo lại không cao khi đó doanh nghiệp sẽ gây lãng phí cả về mặt tài chính lẫn thời gian vậyviệc lượng hoá những chi phí và lợi ích thu được từ chương trình đào tạo là việc làm cấp thiết của các nhà quản lý .
Một là xác định chi phí đào tạo cho các khoá đào tạo và phát triền nguồn nhân lực tại doanh nghiệp .
Hai là: Xác định lợi ích thu được của chương trình trình đào tạo , về cá nhân thì thu được những lợi ích về sự thoả mãn công việc trong việc tạo động lực lao đông qua việc đào tạo người được đào tạo sẽ làm việc với năng xuất lao động cao hơn , thu nhập cao hơn và có nhiều cơ hội thămg tiến .Về phía doanh nghiệp qua đào tạo sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ưu thế cạnhtranh với các doanh nghiệp khác . Mặt khác còn tạo cho doanh nghiệp có đựơc một đội ngũ lao đông đồng bộ .
b. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo theo mục tiêu đào tạo .
Việc đánh giá nhu cầu đào tạo dựa vào mục tiêu của đào tạo sẽ được tiến hành từ việc phân tích tốt nhu cầu đào tạo sẽ góp phần thực hiện tốt công tác đào tạo với chất lượng cao . Vì vậy việc đánh giá hiệu quả đào tạo phát triển dựa trên mục tiêu đào tạo sẽ cho ta biết được chương trình đào tạo sẽ thự hiện được đến đâu và có phù hợp với mong muốn của doanh nghiệp hay không .
Nếu mục tiêu của doanh nghiệp đế ra trong quá trinh đàotạo đạt được thì việc phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp là thắng lợi như : Chỉ tiêu lợi nhuận , doanh thu , năng xuất lao động , trình độ quản lý được tăng lên sau quá trình đào tạo từ đây có thể suy ra được doanh nghiệp dã sử dụng hiệu quả về vốn đầu tư cho đào tạo , đào tạo được đúng người có kỹ năng kiến thức được áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Uu điểm của phương pháp này là dễ sử dụng , dễ tính toán chỉ việc dựa trên cơ sở thiết kế chương trình đào tạo .
Nhược điểm là khó có thể lượng hoá được chính xác các chỉ tiêu này nhiều khi mục tiêu đào tạo sai lệch do đánh giá chưa đúng về hiệu quả đào tạo sẽ làm cho việc phát triển của doanh nghiệp bị ảnh hưởng .
c. Đánh giá hiệu quả đào tạo theo trình độ .
Việc đánh giá theo phương pháp này theo các chỉ tiêu dựa vào trình độ lành nghề, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và năng xuất lao động .
Chỉ tiêu về năng xuất lao động theo công thức sau.
Qo
W =
T
W: Là năng xuất lao động của từng nhân viên .
Qo: Doanh thu từng năm đã quy đổi.
T: Số lượng nhân viên .
Qo được tính theo công thức sau:
Qo = Q (I+I1)(I+I2).......(I+In)
Q : doanh thu từng năm chứa quy đổi
I1,I2.....In là chỉ số giá từng năm 1,2,....n
Trong phần này chúng ta chỉ xét các yếu tố gắn liền với việc sử dụng kiến thức học được áp dụng trong sản xuất kinh doanh , các yếu tố gắn liền với con người như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động , trình độ quả lý tổ chức hoạt động doanh nghiệp . Tuy nhiên đối với các bị phận quản lý lượng hoá các hiệu quả đào tậo là rất khó do vậy chỉ có thể đưa ra các chỉ tiêu đánh giá như:
Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ : người quản lý hiểu lý luận thực tế, lĩnh vực chuyên môn như thế nào ?. Trình độ giao tiếp : Thể hiện ở những giao tiếp , sự hiểu biết về xã hội
Trình độ năng lực lãnh đạo : Biết quản lý phù hợp với cơ chế , biết sử dụng phát hiện những người có năng lực có trình độ . biết khen thưởng kỷ luật đúng mức , sử dụng giải quyết công việc hiệu quả nhanh nhạy và có khả năng ra quyết định phù hợp với mục tiêu.
Người lãnh đạo có khả năng phân tích giải quyết những tình huống phát sinh trong quá trình sản xuất
d. Đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông qua việc so sánh giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra.
Xuất phát từ lợi ích thu được bao giờ cũng phải lớn hơn chi phí bỏ ra, việc đánh giá hiệu quả theo cách này rất có ý nghĩa .
Trước hết ta phải tính toán những chi phí bỏ ra cho hoạt động đào tạo được tính theo công thức sau:
C = åCi
C: Là tổng chi phí bỏ ra đào tạo và phát triển trước năm n.
Ci: Là những chi phí cấu thành nên tổng chi phí đào tạo .
Chi phí cấu thành bao gồm : Chi phí cho các khoá đào tạo và được bắt đầu từ các năm trước năm n và đến n là kết thúc và chi phí cho đào tạo bắt đầu và kết thúc ở năm n., trên cơ sở đó doanh nghiệp so sánh tổng chi phí đó với lợi ích thu được .
+Các lợi ích thu được sẽ gồm:
Những lợi ích thu được từ cá nhân ngưòi được đào tạo như kỹ năng thực hiện công việc tốt hơn , sự thoả mãn với công việc tăng lên . Trình độ quản lý của các cán bộ quản lý đạt hiệu quả hơn do kỹ năng nâng lên sẽ có các quyết định đúng đắn và đạt được mục tiêu kinh doanh .
Doạnh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh được thể hiện qua các mục tiêu sau.
-Chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp tính theo công thức .
H = TR - TC
Trong đó H: Là lợi nhuận thu được sau một năm kinh doanh
TR: là tổng doanh thu
TC: Là tổng chi phí
Nếu H > 0 mà lợi nhuận thu được lớn hơn các năm trước mà không có sự thay đổi về công nghệ chứng tỏ việc đào tạo và phát triển của doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu quả cao để xác định hiệu quả của việc đào tạo ta dùng thêm các chỉ tiêu sau .
Chỉ tiêu chi phí đào tạo bình quân một nhân viên (Hc)
Chiphí đào tạo trong năm
Hc =
Số ngươi được đi đào tạo hàng năm
Xác định hiệu quả đào tạo trên cơ sở lợi nhuận , doanh thu tính trên năm n cho một đơn vị chi phí đào tạo .
Hp
Hp =
Chi phí đào tạo năm
Hp: Là lợi nhuận năm n trên một đơn vị chi phí đào tạo năm n
TRn
Ht =
Chi phì đào tạo nă m n
Ht là doanh thu thu đựoc trên một năm tính chomột đơn vị chi phí đàotạo
Chi phí đào tạo trong năm n
Td =
Lợi nhuận thu được từ đào tạo và phát triển năm n
Nếu Td càng nhỏ thì thời gian thu hồi chi phí đào tạo càng ít chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả .
e. Một vài phương pháp đánh giá hiệu quả của đào tạo và phát triển
Ngoài các phương pháp trên doanh nghiệp còn có thể sử dụng các phương pháp trắc nghiệm phỏng vấn hoặc thông qua các hành vi thái độ của ngưòi được đàotạo .
Ý nghĩa từ việc đánh giá hiệu quả của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Nó giúp cho các doanh nghiệp xácđịnh được kỹ năng kiến thức và thái độ của cán bộ quản lý và nhân viên và qua đó doanh nghiệp tìm được những ưu nhược điểm của phương trình đào tạo và đề ra các biện pháp giải quyết và những kinh nghiệm để lập các các kế hoạch cho các chương trình đào tạo tới.
4.4. Một vài các phương pháp nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển .
Các kế hoạch phát triển:
Gồm các kế hoạch về ngắn hạn , trung hạn , dài hạn các kế hoạch này phải được xem xét kỹ trước khi quyết định để sao cho đáp ứng được nhưng thay đổi trong hiện tại và lâu dài như chiến lược sản xuất hoặc chuyển giao máy móc công nghệ
Yêu cầu trong tổ chức đào tạo .
Đây là vấn đề hết sức quan trọng , do vậy phải xác định rõ nhu cầu đào tạo và tổ chức đào tạo phải hợp lý thích hợp tức là phải phố trí thời gian học , nơi học , cách thức giảng dạy và mục tiêu của đàtạo , thật hợp lý và rõ ràng. Muồn vậy trong tổ chức đàotạo cần phải:
Cung cấp đầy đủ trang thiết bị , dụng cụ cần thiết cho đàotạo và phát triển vì như vậy mới giúp được cho học viên có đièu kiện học tập tốt từ đó sẽ đem lại hiệu quả cao .
Cần phải xây dựng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác đào tạo cần đanh giá về khả năng tiếp thu các kiến thức nghề nghiệp ý thức học tập của nhân viên .
-Cần phải lập quỹ đào tạo và phân bổ chi phí cho đào tạo .
Các quỹ đàotạo có thể lấy từ quỹ đầu tư phái triển của doanh nghiệp hoặc trích tư lợi nhuận khi cần phải đàotạo . Về việc Phân bổ chi phí đàotạo thì cần phải hợp lý để tránh được lãng phí , việc phân bổ này có thể được tiến hành theo các bước sau :
Bước1: Tính toán chính xác chi phí phân bổ cho từng khâu đàotạo và dự tính các chi phí phát sinh khi xây dựng các chương trình đaotạo .
Bước2: Tính những chi phí thực tế liên quan đến cung cấp trang thiết bị , tài liệu cơ sở vật chất phục vụ công tác đàotạo và các khoản thù lao dành cho giáo viên và nhân viên được đàotao .
Bước3: Giám sát chặt chẽ quá trình đào tạo và phân bổ chi phí kịp thời để đem lại hiệu quả kinh tế cao .
Bước4: Cần phải bổ sung chi phí đàotạo cho chương trình kịp thời nếu như có sự cố trong quá trình đàotạo , phải lấy hiệu quả đàotạo làm mục tiêu cơ bản .
Kết thúc một chương trình đàotạo cần phải sắp xếp và phố trí nguời được đào tạo vào những công việc phù hợp việc bố trí hợp lý sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và còn có tác dụng tạo động lực cho người lao động.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
I. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN NAY.
1. Trong các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân a. Thực trạng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.
Hiện nay ở nước ta có khoảng 5790 doanh nghiệp nhà nước, 2607 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và gần 35000 công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân. 5487 hợp tác xã kiểu mới và 2 triệu hộ kinh doanh . trong đó khoảng 95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay có thực trạng chung là rất hạn chế về vốn , cơ sở hạ tầng , phương tiện sản xuất ,trang thiết bị công nghệ quá thô sơ,lạc hậu . Trình độ lao động và quản lý rất thấp kém . Do vậy sản phẩm lầm ra kém sức cạnh tranh , không đủ dáp ứng cho thị trường , và hiệu quả kinh doanh thấp hoạt động chủ yếu là tự phát , không ổn định đa số các doanh nghiệp kinh doanh là lỗ. Thực trạng các doanh nghiệp hoạt động là như vậy, ta hãy thử tìm hiểu nguyên nhân xem sao.
Thứ nhất :là do sự hạn chế về trình độ, văn hoá ,kỹ năng nghề nghiệp của các công nhân, họ chủ yếu là những người tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học nên ý thức cũng như khả năng tiếp thu các kiến thức kém vận dụng vào sản xuất không linh hoạt, họ chỉ thụ động làm theo. Theo số liệu điều tra ở 3044 trang trại trong cả nước vào tháng 3/1999 cho thấy số lao động bình quân được đào tạo ở mỗi trang trại chỉ khoảng 11% tổng số lao động.
Thứ hai: là do trình độ ,năng lực quản lý của đội ngũ quản lý kém nhất là ở những người đứng đầu doanh nghiệp. Cũng theo số liệu điều tra trên thì số chủ trang trại có trình độ chuyên môn từ sơ cấp trở nên chỉ có khoảng 31,8% tổng số chủ trang trại . Trong số đó số được đào tạo về quả trị kinh doanh là rất ít .
Những doanh nghiệp đã được thành lập từ thời kỳ bao cấp, các giám đốc và cán bộ quản lý chủi yếu được vận hành theo cơ chế cũ, kiến thức về kinh doanh trong cơ chế thị trường còn rất hạn chế. Trong khi đó người giám đốc phải có kiến thức thị trường, hệ thốngì mới có thể hoạt động được trong cơ chế thị trường, người giám đốc phải có tài tổ chức điều hành linh hoạt các hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với diễn biến thị trường , huy động quản lý sử dụng linh hoạt có hiệu quả các nguồn lực, phải có khả năng nắm bắt phân tích thông tin thị trường, và các khả năng quan hệ đối ngoại và biết được điểm mạnh điểm yếu của mình.
Nói chung ở các doanh nghiệp này việc chú trọng vào đào tạo và phát triển là chưa có nến có thì các hình thức chỉ là tuyển dụng tạm thời, đào tạo chỉ là hướng dẫn qua loa một vài buổi để có thể thực hiện ngay công việc trước mắt, họ không quan tâm đến phát triển lâu dài mọi việc đều mang tính chất thời vụ . Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì do vốn ít ,trình độ còn hạn chế họ chưa có khả năng nhìn xa trông rộng và trong các hạn chế của họ cũngcó phần chưa hợp lý của các chính sách nhà nườc nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước.
b.Đối với các doanh nghiệp lớn.
Trên đây phản ánh về thực trạng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn ở các doanh nghiệp lớn thì sao ? Sau đây là thực trạng c ủa một số doanh nghiệp lớn hiện nay.
+Thực trạng về công ty xi măng Sài Sơn.
Đây là một công ty đang có nhiều triển vọng về tiềm năng, chất lượng của sản phẩm sản xuất ra đang ngày một chiếm ưu thế trên thị trường mặc dù đây là một công ty mới được thành lập vẫn còn rất mới mẻ .
Tuy vậy ngay từ bước đầu công ty đã có bước đi đúng đắn và hươóng phát triển phù hợp với xu thế thị trường. Đặc biệt là công tác đào tạo và phát triển công ty đã chú trọng ngay từ đầu, có thể nói đây là một thành công cua công ty góp phần đạt được mục tiêu như hiện nay.
Doanh nghiệp đã đaotạo mới và đàotạo lạiđội ngũ cán bộ công nhân viên chức, đáp ứng kịp yêu cầu sản xuất kinh doanh vận hành giây chuyền mới, có thể nói hướng đào tạo công ty mang tính toàn diện năng cao được kỹ năng của toàn bộ đội ngũ quản lý cũng như của nhân viên.
Mặt khác công ty còn đề ra các chính sách khuyến khích ưu tiên nhằm thu hút những người có trình độ cao cụ thể công ty đã thu hút được 22kỹ sư và thạc sỹ ở các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, và quản lý.
Tiếp đó công ty còn có các chính sách đàotạo các cán bộ quản có chuyên môn nghiệp vụ sâuhiểu biết lý luận có hệ thống như : Gởi các cán bộ nằm trong cơ cấu về đào tạo dài hạn từ các trương đại học như trường ĐH Bách khoa, trường ĐH Kinh tế quốc dân để học tập vànâng cao kiến thức.
Công ty còn đưa gần 40 công nhân và cán bộ quản lý sang Trung Quốc để đào tạo và học hỏi kinh nghiệm, việc này đã tạo cho công ty có những người quản lý và những công nhân có chuyên môn và tay nghề cao tiếp thu được những kiến thức cơ bản của các nước phát triển.
Ngoài ra công ty còn thực hiện được mục tiêu là 100% các cán bộ quản lý từ phân xưởng trở lên được cử đi đào tạo quản lý kinh tế tại các trường đàotạo bồi dưỡng của bộ Đào tạo.
Trong năm 1998 công ty đã 2lần mời chuyên gia Trung Quốc về hướng dẫn trao đổi các phương thức vạn hành nhằm năng cao năng suất thiết bị và năng cao trình độ quản lý. Đây cũng là một phương pháp phổ biến mà hiệu quả lại cao.
Hàng năm công ty liên tục tổ chức đào taọ và nâng cao kiến thức cho các bộ công nhân viên qua đó đã phát triiển được những người có tay nghề cao, kỹ thuât giỏi để tổ chức nâng lương xét thưởng vào các kỳ theo quy định. Điều này đã chứng tỏ công ty không những chỉ phát triển trình độ kỹ năng của nguồn nhân lực mà còn chú trọng đến khuyến khích động viên kịp thời cho các bộ công nhân viên tạo ra được sự thoả mãn cũng như mức độ gắn bó nhiệt huyết của các cán bộ với công ty.
+ Thực trạng về đào tạo ở công ty bánh kẹo Hải Hà
Ở công ty này việc thực hiện công tác đào tạo cũng có nhiều những ưu điểm và quy mô hợp lý, bằng cách đó công ty đã rất thành công trong con đường phat triển. Hiện nay công ty bánh kẹo Hải Hà là một trong những công ty đứng đầu về sản xuất bánh kẹo trong cả nước, thành công đó đòi hỏi
Phải kết hợp của nhièu yếu tố và trong những yếu tố đó thì không thể phủ nhận vai trò của công tác đào tạo, các chính sách của công ty về công tác đào tạo là.
Mỗi cá nhân của công ty khi có nhu cầu đào tạo sẽ đề nghị lên công ty và công ty sẽ xem xét việc đi học có phù hợp hay không, để biết được đi học có phù hợp không công ty căn cứ vào nhu cầu của công ty và nếu phù hợp với nhu cầu thì công ty sẽ đồng ý, và tuỳ từng đối tượng cũng như mức độ quan trọng, cần thiết để có các chính sách hưởng chế độ cụ thể như.
Nếu người được đi học là người kế cận của công ty với mục đích là nâng cao trính độ hoặc là ngưòi làm công việc thay thế đòi hỏi trách nhiệm và năng lực cao hơn thì sẽ được hưởng 100% lương, và công ty sẽ trả 100% học phí.
Cá nhân mà tự xin đi học để nhàm nâng cao trình độ kỹ năng cho bản thân thì sẽ được công ty cử đi học và sẽ được hưởng 50% lương thực tế và công ty sẽ trả 50% học phí cho quá trình đào tạo sau đó khi xong khoá học người đó sẽ được bố trí vào những công việc mới phù hợp với khả năng của họ.
Khi có yêu cầu của các xí nghiệp, các phaòng ban các xưởng sản xuất muốn nâng cao trình độ tay nghề theo định hướng của côngty thì các xí nghiệp đó sẽ lập danh sách gửi lên công ty để xét duyệt sau đó sẽ tổ chức lớp đàotạo hoặc gửi đi học.
Nếu công ty nhập thêm máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền hoạt động mới công ty sẽ gửicác thông báo tới các xí nghiệp và phân xưởng sau đó các xí nghiệp đó sẽ lập các danh sách những người có khả năng tiết thu tốt nhiệt tình trong công việc và gửi lên văn phòng của côngty sau đó tổng giám đốc của công ty sẽ duyệt và cử đi học .
Đối với việc đào tạo văn hoá cho cán bộ công nhân của công ty thì công ty sẽ tổ chức các lớp học (như các lớp về ngoại ngữ, các lớp về kinh tế, vi tính,...) bằng cách công ty sẽ liên hệ với các giảng viên ở các trường kinh tế , ngoại ngữ,... tới dạy.
Về đào tạo chuyên môn cũng do xí nghiệp đề cử và công ty xét duyệt nếu cấn thiết công ty sẽ tổ chứ c các lớp đào tạo về kỹ thuật sản xuất, nâng cao tay nghề ...Giáo viên giảng dạy ở đây chủ yếu là cán bộ của phòng kỹ trhuật.
Qũy đào tại và phát triển sẽ được trích từ giá thanh sản phẩm của công ty và hàng năm công ty đã sử dụng 83% qũy này để đào tạo. Điều này chứng tỏ công ty đã thực sự coi trọng công tác đào tạo và phát triển, và điều đó đã đem lại thành công cho doanh nghiệp
2. Thực trạng về đào tạo và phát triển trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .
Trong các doanh nghiệp này việc sản xuất chủ yếu mang xu thế hiện tại các doanh nghiệp sản xuất , kinh doanh chủ yếu với mục tiêu lợi nhuận cao nhất và thu hồi vốn nhanh nhất họ đào tạo bằng các phương pháp ít tốn kém và chỉ làm cho công nhân có được kỹ năng tối thiểu để thực hiện được những công việc ngay trước mắt.
Các hình thức đào tạo này chủ yếu là đào tạotrong công việc, Họ không cấn chú trọng đến nhân viên của mình có hiểu một cách hệ thống hay không còn những cán bộ quản lý, hoặc những công nhân có tay nghề cao thì họ sẽ lấy các chuyên gia từ bên nước họ hoặc tuyển những người đã có trình độ cao từ thị trường lao động của Việt Nam tức là họi đã thực hiện ngay ở khâu tuyển. Và một điểm chung của các doanh nghiệp này là tính không ổn định, có doanh nghiệp khi mới bắt đầu kinh doanh đã cho lợi nhuận rất cao sau đó thì lại phá sản.
Điều trên cũng dễ hiểu do thị trường Việt Nam không ổn định nên các doanh nghiệp có vốn dầu tư nước ngoài không giám mạo hiểm đầu tư cho phát triển .
II. NHỮNG ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO HIỆN NAY
Trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ họ đã có hình thức đàotạo tại chỗ những hình thức đấy đã giải quyết được việc làm trước mắt cho các công nhân và không cần đòi hỏi phải chi phí nhiều, tuy nhiên theo phương pháp này các công nhân ở đây chỉ hiêủ những công việc mình đã học được mà không hiẻu một cách hệ thống, không có tính sáng tạo, không có khả năng đáp ứng được sự thay đổi. Những lý do đó cũng chính là một nguyên nhân mà tại sao các doanh nghiệp tư nhân hiện nay kinh doanh không có hiệu quả.
Đối với một số các doanh nghiệp lớn thì việc đào tạo đã có quy mô hiệu quả, họ đã vận dụng được hầu hết các phương pháp trong đào tạo để đào tạo, và đã áp dụng các phương pháp đó một cách sáng tạo, như là đối với hai doanh nghiệp kể trên. Mỗi doanh nghiệp đều có những phương pháp riêng của mình, nhưng cũng có đầy đủ cả hai hình thức đàog tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc.
Tuy nhiên trong các mặt đó thì có một nhược diểm là hầu hết ở các doanh nghiệp này vẫn chưa thực sự có những cán bộ đào tạo làm ở đúng chuyên môn, những cán bộ này phần lớn là từ các lĩnh vực khác chuyển sang, cho nên nhiều khi các chính sách vẫn chưa được hợp lý lắm, việc đào tạo chưa thực sự đạt được hiệu quả, nhiều khi vẫn còn gây lãng phí mà hiệu quả không cao. Việc đào tạo trong công việc đã phàn nào đáp ứng được yêu cầu trước mắt, nhưng còn đào tạo ngoài công việc thì chưa được phổ biến lắm, mới chỉ đào tạo ở những công vệc chủ chốt còn ở các cấp phân xưởng thì vẫn còn hạn chế, đây là một vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải có hướng giải quyết kịp thời.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
Từ các cơ sở lý luận, và các thực trạng ở trên và qua thực tế hiện nay các doanh nghiệp cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo sau:
Trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chủ doanh nghiệp cần phải chú ý đào tạo sử dụng các hình thức tư vấn cho bản thân, cho các nhân viên quả trị, để nâng cao trình độ kỹ năng như việc tham gia vào các khoá học đào tạo cơ bản về kiến thức kinh doanh, quản trị để có thể phân tích các thông tin từ đó có các kế hoạch sản xuất phù hợp, và có thể có khả năng sử dụng vốn , kỹ thuật công nghệ, nguồn nhân lực... một cách hiệu quả.
Ngoài ra các chủ doanh nghiệp nên tham gia các cuộc tư vấn, các cuộc hội thảo, do các doanh nghiệp, nhà nước tổ chức mỗi khi có cơ hội, từ các hoạt động tư vấn này sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp thu thập sử lý thông tin cơ bản, hiểu biết thêm về pháp luật, tăng cơ hội xúc tiến đầu tư, chuyển giao công nghệ, tăng hợp tác kinh tế, quảnh cáo và giới thiệu được sản phẩm của mình.
Đối với các doanh nghiệp lớn thì cần có các biện pháp cụ thể sau:
+ Thứ nhất cần phải đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo trong đó cần phải thực hiện tốt việc đánh giá chính xác nhu cầu đào tạo, đây là bước đầu để quyết định công tác đào tạo có hiệu quả hay không. Và cần phải đổi mới mục tiêu cùng với chuyên môn đào tạo đáp ứng được su thế phát triển. Thường xuyên đổi mới phương pháp đào tạo vì hiện nay trình độ nền kinh tế ngày càng cao việc đổi mới các phương pháp đầo tạo là một tất yếu để tồn tại,phát triển.
+ Thứ hai cần phải đào tạo và phát triển, nâng cao hơn nữa cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, vì đội ngũ này là nhũng người điều hành doanh nghiệp phát triển, và đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay đội ngũ này cần phải có trình độ chuyên môn cao, vững chắc. Cần phải giao lưu trao đổi với các doanh nghiệp khác tiế thu thêm các kinh nghiệm cho các cán bộ công nhân viên.
+ Thứ ba là phải bồi dưỡng, lựa chọn đội ngũ giảng viên thích hợp cho việc đào tạo và phát triển, đấp ứng được yêu cầc chất lượng.
+Thứ tư phân bổ chi phí đào tạo sao cho phải thật hợp lý như vậy phải thực hiện tốt từ khâu xác định nhu cầu đào tạo và căn cứ vào nguồn tài chính hiện có để lưạ chọn các phương pháp sao cho phù hợp với nguồn kinh phí và đảm bảo được hiệu quả, yêu cầc đặt ra của nguồn nhân lực.
+ Thứ năm đầu tư trang thiết bị cho việc đào tạo và phát triển, để phục vụ tốt chương trình đào tạo và phát triển nhằm mang lại hiệu quả cao.
+Thứ sáu phải có các biện pháp tạo động lực cho cấn bộ công nhân tham gia vào công tác đầo tạo và phát triển, như hỗ trợ chi phí, cơ hội thăng tiến sau đào tạo ...
+Thứ bảy là phải có các biện pháp thích hợp sau đào tạo để nhằm củng cố được kiến thức đẫ học và nâng cao năng lực , kỹ năng như: thường xuyên mở các cuộc hôị thảo trau dồi kiến thức của mình, doanh nghiệp nên có các phòng đọc sách báo để nhằm tăng thêm kiến thức.
LỜI KẾT
Đào tạo và phát triển luôn là một nhân tố quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực là một vấn đề mà bất cứ nhà quản lý nào cũng phải quan tâm. tuy nhiên đây là một đề tài rộng nên trong phạm vi bài này em chỉ nêu các lý luận và các biện pháp chung, còn công tác đào tạo đòi hỏi phải linh hoạt nên việc vận dụng vào doanh nghiệp như thế nào là tuỳ thuộc từng doanh nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Tạp chí :
-Kinh tế phát triển
- Nghiên cứu kinh tế
- Kinh tế & Dự báo
- Kinh tế châu Á- TBD
- Công nghiệp
Và một số tạp chí khác
2. Giáo trình quản trị chiến lược
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
I . KHÁI NIỆM , MỤC ĐÍCH , Ý NGHĨA TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
2. Mục đích , ý nghĩa của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3. Tầm quan trọng của đào tạo và phát triển .
4. Mối quan hệ giữa đào tạo - phát triển với kế hoạch hoá và sử dụng lao động trong doanh nghiệp .
II. NỘI DUNG CỦA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC .
1. Tiến trình xây dựng một chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .
2.Các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .
2.1 Đào tạo trong công việc :
2.2 Đào tạo ngoài công việc
3.Điều kiện đảm bảo hiệu quả trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
4. Các phương hướng đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .
4.1 Các quan điểm về hiệu quả công tác đào tạo và phát triển .
4.2 Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo và phát triển .
4.3 Ý nghĩa từ việc đánh giá hiệu quả của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
4.4. Một vài các phương pháp nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển .
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
I. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN NAY.
1. Trong các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân
2. Thực trạng về đào tạo và phát triển trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .
II. NHỮNG ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO HIỆN NAY
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
LỜI KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV400.doc