Đề tài Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trước hết, chúng ta cần nghiên cứu về chất thải nói chung. Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về chất thải. Có thể nói, chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người tác động vào thiên nhiên thải ra môi trường. Phần lớn chất thải ở thể rắn và có ở khắp mọi nơi. CTR là các loại vật chất ở thể rắn như các vật liệu, đồ vật bị thải ra từ một quá trình cụ thể của hoạt động sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt. CTR gồm các chất hữu cơ như: thức ăn thừa, giấy, các tông, nhựa, vải, cao su, da, lá rụng sân vườn, gỗ . và các chất vô cơ như: thuỷ tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại khác, đất cát Theo quan điểm mới: CTR đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là CTR đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy.

doc76 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần xã hội trong hoạt động BVMT. Đó chính là điểm khác biệt so với các văn bản của các giai đoạn trước. Đã có sự liên hệ gắn kết giữa các văn bản về về mục tiêu và hoạt động, ngoài ra khái niệm xã hội hoá công tác BVMT cũng đã được làm rõ và có tính thống nhất. Phần lớn các chính sách xã hội hoá BVMT của Chính phủ và thành phố Hà Nội đề ra bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong việc giải quyết các vấn đề môi trường của Hà Nội. Việc huy động sức mạnh của cộng đồng và nâng cao nhận thức cho người dân là một trong những mục tiêu lâu dài, hiệu quả cũng đã được các văn bản pháp lí và các nhà lập chính sách quan tâm đề cập. Cụ thể: đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền môi trường cho người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các kênh truyền thông nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong hoạt động BVMT. Trong các chính sách, đã có sự kết hợp giữa các giải pháp kinh tế, kĩ thuật và xã hội, thể hiện trong một số văn bản pháp lí như: Quyết định 64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch xử lí triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; nghị định số 121/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT. Đây chính là cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào đó để quản lí và điều chỉnh các hoạt động. Quan điểm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã trở thành một thói quen của người dân thủ đô trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động BVMT, giờ đây thành định hướng cho các hoạt động. Các chính sách cũng đã đề cạp tới việc áp dụng các thành tựu khoa học mới, tiên tiến và việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài (về vốn, chuyên gia, trang thiết bị máy móc) và các thành phần kinh tế vào việc giải quyết các vấn đề môi trường. b. Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì các chính sách xã hội hoá bảo vệ môi trường vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế như: Mặc dù các chính sách liên quan đến xã hội hoá BVMT đều nhấn mạnh tới sự tham gia của cộng đồng, song vẫn nêu một cách chung chung, chưa chỉ ra được biện pháp cụ thể huy động sự tham gia của người dân, và cơ sở pháp lí để người dân có thể tham gia trực tiếp vào các quyết định môi trường liên quan tới đời sống trực tiếp của họ. Việc đề cập tới sự hợp tác giữa các ban ngành trong việc tuyên truyền, giải quyết các vấn đề môi trường và các chính sách môi trường chỉ được nhắc qua, chưa trở thành một chương mục lớn trong các văn bản. Trong phần thực thi các chính sách: việc thu hút nguồn lực vủa người dân, của các cơ sở kinh doanh về mặt tài chính, nhân lực đã được nêu ra, nhưng lại chưa đề cập tới việc khai thác hợp lí hoặc chỉ rõ cách phân bổ tài chính cụ thể như thế nào Việc công khai các dự án và đưa thông tin dự án đến với cộng đồng còn mang tính hình thức. Chưa có ngân hàng, thư viện thông tin để lưu trữ, cung cấp và bán thông tin của các dự án hay các vấn đề môi trường trọng tâm của thành phố. Điều này rất khó khăn cho việc đưa thông tin chính xác đến với cộng đồng. Chưa có sự gắn kết về mặt nội dung giữa các chương trình, mục tiêu dự án. Một số dự án vẫn còn chồng chéo nhau về các hoạt động trong cùng một địa điểm. Chưa có phần đánh giá hiệu quả của các chương trình, hoạt động sau thời gian triển khai. Như vậy, rõ ràng mặt hạn chế của các chính sách xã hội hoá BVMT không nhiều nhưng chúng lại là những điểm quan trọng và phần nào có tính quyết định tới hiệu quả và tính bền vững của các chương trình, mục tiêu BVMT của Thủ đô trong những năm tiếp theo. 2.3.Thực trạng công tác xã hội hoá hoạt động thu gom CTR trên địa bàn Hà Nội 2.3.1 Thực trạng thu gom CTR trên địa bàn Hà Nội: Hiện nay, với một thành phố có tốc độ đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng như Hà Nội thì vấn đề quản lí chất thải đô thị, đặc biệt là CTR đang là bài toán làm đau đầu các nhà quản lí. 2.3.1.1. Về khối lượng CTR: Khối lượng CTR phát sinh năm 2006 ở thủ đô Hà Nội được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3:Tổng hợp lượng chất thải phát sinh của thành phố Hà Nội năm 2006 Nguồn phát sinh Khối lượng(tấn/ngày) Khối lượng(tấn/năm) Chất thải sinh hoạt 2.350 803.000 Chất thải công nghiệp(nguy hại chiếm khoảng 15%) 350 128.000 Chất thải xây dựng 950 347.000 Chất thải y tế nguy hại 2 720 Phân bùn bể phốt 370 135.000 (Nguồn: Công ty môi trường đô thị Hà Nội- URENCO) Qua bảng trên, chúng ta thấy khối lượng chất thải phát sinh trên địa bàn là khá lớn, trong đó thành phần chất thải có nguồn gốc từ sinh hoạt của người dân chiếm tỷ lệ cao nhất. Lượng CTR phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt chiếm khoảng 60% tổng lượng chất thải của toàn đô thị. Trong khi đó, theo số liệu quan trắc của CEETIA năm 2002, lượng CTR sinh hoạt phát sinh của Hà Nội là 1756 tấn/ ngày. Qua 4 năm (2002-2006), tỷ lệ CTR đã tăng lên khoảng hơn 30%. Trong đó, theo tin từ Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, lượng rác thải sinh hoạt bình quân tính theo đầu người tại Hà Nội hiện tăng từ 0,44 kg/người/ngày lên 0,8 đến 1 kg/người/ngày. Ngoài ra, trong lượng chất thải phát sinh của Hà Nội có một bộ phận là CTR y tế, trong đó, lượng chất thải nguy hại là khá lớn và khó xử lí, nếu không được xử lí hợp lí thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người dân. Bảng 4: Lượng CTR y tế phát sinh Đơn vị: (tấn/ năm) Số giường bệnh Lượng chất thải rắn y tế CTR nguy hại CTR không nguy hại 7.933 2.456 7.368 Tỷ lệ 25% 75% Nguồn: CEETIA tổng hợp số liệu, 2003 Khối lượng CTR vẫn không ngừng tăng lên, dự báo đến năm 2010, khối lượng CTR phát sinh ở Hà Nội sẽ như sau: Bảng 5: Dự báo khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn thủ đô đến 2010 (Đơn vị: tấn/năm) Loại CTR Khối lượng dự báo Sinh hoạt 1.008.495 Đường phố, chợ, nơi công cộng 201.699 Công nghiệp không nguy hại 364.759 Y tế không nguy hại 9.062 Phế thải xây dựng 75.637 Nguy hại (công nghiệp+ y tế) 199.145 (Nguồn: CEETIA tổng hợp) Theo dự báo thì sau 4 năm (2006-2010), lượng CTR sinh hoạt tăng thêm khoảng 25%. Ước tính rác đường, chợ và các công trình công cộng chiếm khoảng 20% CTR sinh hoạt. Phế thải xây dựng được ước tính khoảng 5% CTR sinh hoạt (dự báo dựa trên cơ sở của tốc độ phát triển hạ tầng và nhà ở tại khu vực này). 2.3.1.2. Về thành phần CTR sinh hoạt: Thành phần chất thải sinh hoạt (năm 2006) theo thống kê như sau: Bảng 6: Thành phần chất thải sinh hoạt STT Thành phần Tỷ lệ (%) 1 Chất hữu cơ: thức ăn thừa, rau, vỏ quả 49,03 2 Giấy vụn: giấy, bìa 2,90 3 Nhựa: chai, lọ, hộp, nhựa vụn 4,20 4 Nilon 7,48 5 Cao su, da vụn, giả da 4,15 6 Vải 2,15 7 Cành cây, gỗ 1,03 8 Thuỷ tinh: chai lọ, thuỷ tinh vỡ 0,79 9 Kim loại: vỏ hộp, sợi kim loại 1,00 10 Sành sứ 7,36 11 Chất trơ: đất đá, cát, gạch vụn, bê tông, các tạp chất nhỏ khó phân loại khác 26,22 Tổng cộng ≈ 100 Độ pH trung bình: 6,5- 7,0 Độ ẩm: 67-70% Tỷ trọng: 0,4- 0,5 (tấn/m³) Nguồn: URENCO (2006) Trong tổng lượng CTR sinh hoạt trong nội thành, chất thải công nghiệp đang có xu thế gia tăng hàng năm là 5%. Đặc biệt, có khoảng 38% là chất thải nguy hại. 2.3.1.3. Về công tác thu gom: Với lượng CTR như vậy thì hiện tại, công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đang chịu trách nhiệm thu gom vận chuyển phần lớn lượng chất thải sinh hoạt của thành phố thông qua hệ thống các xí nghiệp môi trường đô thị khu vực bao gồm 5 xí nghiệp trong khu vực nội thành, vận chuyển về bãi rác thải tập trung của thành phố tại bãi rác Nam Sơn. Ngoài ra còn 5 xí nghiệp môi trường đô thị chịu trách nhiệm thu gom tại các huyện ngoại thành: Thanh Trì, Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn và các công ty tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển. CTR sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ các hộ gia đình, rác trong các khu vực chợ được thu gom thông qua hệ thống xe thu rác do các công nhân của các xí nghiệp môi trường đô thị thu gom trực tiếp, sau đó chuyển đến khu tập kết hoặc các container từ 6-8 m³ đặt trong các khu chung cư, khu chợ và được xe ôtô chuyên dụng chuyển tới khu xử lí tại Nam Sơn. Tổng lượng chất thải sinh hoạt được vận chuyển tới Nam Sơn khoảng 80% và được xử lí chôn lấp tương đối tốt với thiết kế chôn lấp hợp vệ sinh và xử lí được toàn bộ lượng nước rác đạt tiêu chuẩn Việt Nam. 2.3.1.4. Về tỷ lệ thu gom CTR: Hiện tại, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng trên 95%, các huyện ngoại thành tỷ lệ này chỉ ở mức 60%. Bảng 7: Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt của các công ty. Đơn vị: % STT Các cơ sở thu gom vận chuyển Tỷ lệ thu gom 1 Công ty môi trường đô thị Hà Nội 50 2 Công ty cổ phần Thăng Long 15 3 Hợp tác xã Thành Công 7 4 Công ty cổ phần Xanh 5 5 Công ty cổ phần Tây Đô 7 6 Xí nghiệp môi trường đô thị Từ Liêm 3 7 Xí nghiệp môi trường đô thị Thanh Trì 4 8 Xí nghiệp môi trường đô thị Đông Anh 3 9 Xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm 4 10 Xí nghiệp môi trường đô thị Sóc Sơn 2 Nguồn: URENCO (2005) 2.3.1.5. Về thu hồi và tái sử dụng CTR sinh hoạt: Theo thống kê, tại nội thành Hà Nội hiện có khoảng 6000 người bới nhặt và thu mua phế liệu, chủ yếu là người dân từ các tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên hoặc ngoại thành Hà Nộivới số lượng phế liệu được thu mua khoảng 200 tấn/ ngày. Tại bãi rác Nam sơn, hiện có khoảng 750-900 người tham gia hoạt động bới rác, thu nhặt phế liệu. Xung quanh khu này có 48-50 hộ thu mua phế liệu. Tổng khối lượng các phế liệu thu nhặt được từ hoạt động bới rác khoảng 10-15 tấn/ ngày, trong đó chủ yếu là các loại phế liệu chính sau: Giấy vụn, bìa carton: 0,5-1,0 tấn/ ngày. Kim loại: 0,1-0,2 tấn/ ngày. Thuỷ tinh: 3,0-4,0 tấn/ ngày. Cao su: 3,5 tấn/ ngày. Nhựa các loại: 0,5-1,0 tấn/ ngày. Vải vụn, giẻ: 0,5-1,0 tấn/ ngày. 2.3.2 Thực trạng công tác xã hội hoá hoạt động thu gom CTR trên địa bàn thành phố Hà Nội: Trên thực tế, vấn đề xã hội hoá trong hoạt động BVMT đã triển khai từ sớm, tuy nhiên còn chưa rõ nét, chưa có chuyển biến rõ rệt và chưa được duy trì liên tục. Cho đến những năm gần đây, khi vấn đề BVMT được chú trọng và được coi là 3 trụ cột chính để phát triển bền vững là kinh tế- xã hội- môi trường, thì xã hội hoá công tác BVMT mới từng bước được đẩy mạnh. Ở cấp độ quốc gia, xã hội hoá hoạt động BVMT là một trong những chương trình thuộc Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Thực hiện nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (đã được nêu chi tiết trong phần trên), UBND Thành phố cũng đã ban hành Quyết định số 203/2005/QĐ-UBND về việc ban hành chương trình hành động của thành phố về tăng cường công tác BVMT thủ đô trong thòi kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó, Sở Giao thông công chính đang xây dựng chương trình: xã hội hoá công tác BVMT và xử lí rác thải đô thị. Xã hội hoá trong BVMT cũng đã được thể chế hoá trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005, đề cao vai trò tham gia của người dân thông qua việc yêu cầu lấy ý kiến cộng đồng, UBND cấp xã, UB mặt trận tổ quốc cấp xã nơi chuẩn bị xây dựng dự án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong các năm vừa qua, các hoạt động xã hội hoá BVMT của Thành phố tập trung vào các vấn đề sau: thứ nhất là công tác tuyên truyền, vận động phổ biến cho người dân nhằm nâng cao nhận thức môi trường; thứ hai là xây dựng các phong trào tại địa phương và huy động sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội và cộng đồng vào hoạt động BVMT; thứ ba là từng bước huy động các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động BVMT, tham gia phát triển các dịch vụ môi trường. Sở tài nguyên Môi trường và Nhà đất đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng trong vấn đề BVMT như: tổ chức các lễ phát động hưởng ứng ngày môi trường thế giới, ngày làm cho thế giới sạch hơn với sự tham gia của các cấp chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị- xã hội, các tầng lớp nhân dân, công nhân lao động, sinh viên và học sinh; tổ chức nhiều khoá đào tạo tập huấn cho các cán bộ cấp huyện, cấp xã, cán bộ môi trường trong các doanh nghiệp về công tác quản lí môi trường; phổ biến, đào tạo, áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở công nghiệp. Thí điểm đưa giáo dục môi trường vào các trường phổ thông cơ sở với các hoạt động phổ biến các khái niệm về môi trường, tổ chức vẽ tranh, trò chơi nâng cao nhận thức môi trường. Về các hoạt động thực tế của xã hội hoá thu gom rác thải, từ năm 2000, Công ty môi trường đô thị Hà Nội đã tiến hành thí điểm xã hội hoá việc thu gom và vận chuyển rác thải tại một số phường với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, lập hợp tác xã Thành Công, Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long để thực hiện thu gom và vận chuyển rác tại một số phường ở nội thành và huyện ngoại thành. Vấn đề quan trọng là đang thiếu một cơ chế chính sách phù hợp đối với các dịch vụ tổ chức mới mẻ này để các hợp tác xã, công ty cổ phần có thể hoạt động và phát triển được. Một số huyện như Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì đã tiến hành xã hội hoá dịch vụ thu gom rác thải trên cơ sở thành lập các tổ tự quản, còn việc vận chuyển thì nơi nào không có khả năng sẽ do công ty cổ phần dịch vụ Thăng Long hoặc hợp tác xã dịch vụ môi trường đảm nhiệm. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội từ năm 1996 đã phát động phong trào “Vì môi trường trong sạch, phụ nữ và nhân dân Thủ đô không đổ rác và phế thải ra đường và nơi công cộng”. Ban chỉ đạo phong trào của Thành phố và các quận huyện đã lập các đoàn kiểm tra nhằm mục đích giữ cho phong trào được hoạt động thường xuyên hàng tuần. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thủ đô đã thực hiện 3 đề tài nhằm xây dựng một số mô hình thí điểm xã hội hoá trong công tác BVMT, chủ yếu trong lĩnh vực quản lí, thu gom và vận chuyển rác thải, đó là: mô hình xã hội hoá BVMT tại phường Kim Liên; mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lí rác tại xã Cổ Nhuế- huyện Từ Liêm; mô hình quản lí rác tại chợ hàng Da có sự tham gia của cộng đồng và cộng đồng tham gia xử lí rác thải, nước thải tại làng bún Phú Đô; xây dựng luận cứ khoa học và thực nghiệm mô hình xã hội hoá trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Do có chủ trương từ đầu nên các nơi làm thí điểm được tiến hành một cách có bài bản và nhằm vào một số mục tiêu giới hạn. Gần đây, thành phố cũng đã thí điểm mô hình phân loại rác thải tại nguồn tại 3 địa điểm: Khu tập thể Thanh Xuân, Khu tập thể Kim Liên, phường Phan Chu Trinh. Kết quả thực hiện tại phường Phan Chu Trinh cho thấy công tác phân loại rác thải tại nguồn đã có những kết qủa ban đầu và thu được nhiều kinh nghiệm. Rác thải được phân thành 3 loại: chất thải hữu cơ dùng để chế biến phân; chất thải tái chế như thuỷ tinh, nhựa, vỏ lon; chất thải vô cơ khác được chôn lấp. Tuy nhiên, các phương tiện và thiết bị thu gom vận chuyển chưa đáp ứng được nên phần nào chất thải lại bị trộn lẫn trở lại. Trong năm 2007, nhờ sự tài trợ khá đồng bộ của JICA, công ty môi trường đô thị Hà Nội tiếp tục thí điểm tại 4 quận nội thành của thành phố tại 2 phường là Phan Chu Trinh, Nguyễn Du (năm 2007) và phường Thành Công, Láng Hạ (năm 2008). Rác thải được phân thành 2 loại là rác hữu cơ và rác vô cơ. Theo báo cáo của URENCO thì chất lượng phân loại rác hữu cơ đã đạt khoảng 90%. Việc phân loại rác thải tại nguồn sẽ tạo điều kiện dễ dàng trong công tác xử lí, giảm lượng chất thải phải chôn lấp, tăng tỷ lệ chất thải được sử dụng hữu ích, tái chế thành phân compost, kim loại, nhựa.trong giai đoạn tới. Ước tính khả năng sản xuất và tiêu thụ phân vi sinh trong năm 2007 đạt 130.000 tấn/ năm. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, phương pháp xử lí chủ yếu vẫn là chôn lấp hợp vệ sinh. Ước tính công suất chôn lấp của bãi rác Nam Sơn còn lại khoảng trên 5 triệu m³. Nếu không có biện pháp giảm thiểu tích cực thì khả năng tiếp nhận của bãi Nam Sơn sẽ chỉ còn 8-10 năm. Thành phố đang triển khai theo phương thức xã hội hoá trong lĩnh vực xử lí rác thải đô thị, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước cho các khu xử lí rác thải tại Thanh Trì, Gia Lâm bằng các công nghệ như Seraphin, An Sinh. Những khó khăn và thuận lợi trong việc thực hiện xã hội hoá thu gom CTR trên địa bàn Hà Nội: Khó khăn: Nhận thức về môi trường của người dân còn nhiều hạn chế. Phần lớn mới chỉ quan tâm trong phạm vi xung quanh mình là chính. Tại các nơi công cộng, ý thức BVMT còn kém, chưa quan tâm đến môi trường chung, do đó còn nhiều hiện tượng xả rác bừa bãi. Công tác tuyên truyền giáo dục còn chắp vá, chưa theo một chương trình kế hoạch định trước. Chưa có cơ chế chính sách, biện pháp để huy động cộng đồng tham gia, thiếu cơ sở pháp lí và cơ chế để người dân có thể trực tiếp tham gia ý kiến vào các quyết định về môi trường có liên quan đến đời sống của dân sở tại. Tiềm lực của khu vực tư nhân chưa được khai thác. Một bộ phận lớn dân cư còn tư tưởng ỷ lại vào cơ quan chức năng, chưa thấy được trách nhiệm tham gia của mình. Mối quan hệ giữa cơ quan quản lí chuyên ngành, cấp chính quyền cơ sở cũng như với tổ chức, cá nhân trong cộng đồng chưa được làm rõ. Mặt khác, điều kiện kinh tế của dân còn nghèo nên việc đóng góp cũng gặp nhiều khó khăn, do đó, việc duy trì được sự đóng góp thường xuyên cũng không phải dễ dàng. Với nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” cũng mới là khẩu hiệu, còn việc thực hiện không phải là điều đơn giản. Thuận lợi: Hiện nay, công tác xã hội hoá đã thành một hướng đi mà nhiều địa phương và các đô thị lớn quan tâm thực hiện. Ý thức trách nhiệm BVMT càng được các cấp các ngành quan tâm hơn, nhất là các tổ chức đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi Chính phủ và các hội chuyên ngành. Qua một số phong trào BVMT hoặc trong quá trình thực hiện cơ chế dân chủ ở cơ sở đã dần tạo ra sự nhận thức đúng đắn của người dân đối với những vấn đề chung của xã hội.dạy rằng “quay đầu là bờ” ý nói con CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Theo như chúng ta đã nghiên cứu thì công tác xã hội hoá hoạt động thu gom CTR là biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu lượng CTR tồn đọng trên địa bàn thành phố Hà Nội, góp phần BVMT. Tuy nhiên, công tác này còn nhiều bất cập và cần có những biện pháp cũng như những chế tài mạnh để nâng cao hiệu quả trong thời gian tới. Sau đây là một số đề xuất giải pháp công tác xã hội hoá hoạt động thu gom CTR trên địa bàn thành phố. 3.1.Giải pháp về Giáo dục môi trường và tuyên truyền nâng cao ý thức BVMT cho cộng đồng: Đây có thể nói là biện pháp cốt lõi cho việc nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá BVMT. BVMT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Do đó, giáo dục môi trường và nâng cao ý thức BVMT cho dân chúng, huy động toàn dân trong thành phố tự giác tham gia hoạt động BVMT là một giải pháp vô cùng quan trọng và có hiệu quả cao. Có thể nói đây là một chương trình lớn và mang tính toàn diện của quốc gia. Trong chương trình này, vai trò của xã hội hoá đã được nêu bật và khẳng định một cách chắc chắn đối với hoạt động BVMT. Vì vậy, ngay từ khi chương trình này được đề ra, Hà Nội đã từng bước đưa chúng vào thực tiễn. Hơn nữa, đây là một giải pháp mang tính lâu dài và có tác động lớn đến hoạt động BVMT nói chung và công tác xã hội hoá hoạt động thu gom CTR trên địa bàn thành phố nói riêng. 3.1.1. Giáo dục môi trường: Theo hội nghị Quốc tế Tbilisi về Giáo dục môi trường năm 1977 có nói về mục tiêu tổng quát của Giáo dục môi trường (GDMT) như sau: “làm cho từng người và cộng đồng hiểu biết được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và nhân tạo, là kết quả của tương tác các mặt sinh học, vật lí, hoá học, xã hội, kinh tế và văn hoá, có được tri thức thái độ và các kĩ năng thực tế để tham gia có hiệu quả, có trách nhiệm vào việc tiên đoán, giải quyết các vấn đề môi trường và quản lí chất lượng của môi trường”. Mục tiêu của hội nghị Tbilisi là kim chỉ nam cho các hoạt động GDMT ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, đề án “Đưa nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân” đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định 1363/QĐTTg ngày 17/10/2001, và một số văn bản khác qui định chính thức việc đưa GDMT vào hệ thống giáo dục quốc dân. 3.1.1.1. Nội dung chủ yếu của GDMT Mục tiêu: từ nay đến 2010, cơ bản nâng cao được kiến thức khoa học môi trường, kiến thức về luật pháp BVMT cho cộng đồng, giúp các cán bộ quản lí các cấp nâng cao năng lực để có những quyết định phù hợp về phát triển kinh tế -xã hội và BVMT vì sự nghiệp phát triển bền vững. Nội dung của giải pháp này gồm những vấn đề sau: Trang bị cho người học những kiến thức về môi trường: Trang bị các kiến thức cơ bản về hệ sinh thái, môi trường và cấu trúc môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, mối quan hệ giữa môi trường và các hoạt động kinh tế, sinh hoạt của con người, thế nào là phát triển bền vững, Luật BVMT, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BVMT .để mọi người có thể có khái niệm cơ bản về môi trường và BVMT. Trang bị cho người học những nội dung về sử dụng hợp lí tài nguyên và biện pháp để BVMT: Giới thiệu về sử dụng hợp lí tài nguyên và duy trì cân bằng sinh thái, việc cải tạo và phục hồi các nguồn tài nguyên cạn kiệt, phòng chống và kiểm soát các sự cố, rủi ro môi trường, các biện pháp BVMT. Các vấn đề về quản lí môi trường: chiến lược BVMT quốc gia, tác hại của chất thải đến đời sống, các biện pháp quản lí chất thải (như CTR, lỏng, khí), nghiên cứu và sử dụng các tiến bộ khoa học để kiểm soát lượng chất thải, tái chế chất thải, thanh tra và kiểm toán môi trường, GDMT. GDMT không chỉ mang tính lí thuyết suông trong nhà trường mà còn phải có tính thực tế, người học cần phải được thực hành, được tham gia cụ thể vào các hoạt động BVMT. GDMT không phải là một khái niệm mới ở Việt Nam. Chúng ta đã triển khai đưa GDMT vào tất cả các cấp học của hệ thống giáo dục quốc dân, từ mầm non đến đại học và sau đại học. Nhưng việc làm sao có được hiệu quả cao nhất thì hiện nay Chính phủ vẫn đang nghiên cứu để từng bước nâng cao được GDMT trong nhà trường. 3.1.1.2. Các ưu điểm và hạn chế của biện pháp GDMT: Theo như phân tích, biện pháp này tỏ rõ ưu điểm rất lớn của mình như: Nâng cao hiểu biết của học sinh, sinh viên về các vấn đề liên quan đến môi trường và BVMT, từ đó biến thành hành động tích cực BVMT. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý môi trường, nghiên cứu khoa học và công nghệ về môi trường, đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững của đất nước. Làm cho hệ thống giáo dục quốc dân trở thành một khâu quyết định tong việc giáo dục đào tạo các thế hệ công dân Việt Nam có văn hoá MT cao, hiểu sâu sắc về môi trường, về luật và các chủ trương chính sách về MT, tự giác bảo vệ và thực hiện luật BVMT. Nói chung, đây là biện pháp cơ bản, đã được áp dụng vào thực tiễn và không bộc lộ hạn chế lớn, nhưng do môi trường là một vấn đề nhạy cảm, nên nếu chúng ta không có được biện pháp để GDMT hợp lí, không kết hợp thực tế thì dễ mắc vào sai lầm là giáo điều, mang tính lí thuyết suông, như thế sẽ không mang lại hiệu quả. 3.1.2. Tuyên truyền nâng cao ý thức về BVMT cho cộng đồng: Đây có thể nói cũng là một hình thức của GDMT, nhưng không phải là giáo dục một cách chính thống (không phải trong nhà trường). Cũng giống như GDMT, biện pháp tuyên truyền cũng tỏ rõ sức mạnh của mình trong việc nâng cao nhận thức về BVMT rộng rãi trong dân chúng, cho mọi tầng lớp dân cư, từ người già đến trẻ em, từ công chức đến người về hưu, người nội trợ. Kiến thức được tuyên truyền không nhất thiết phải từ những giáo viên, cán bộ giảng dạy truyền đạt, mà bất cứ ai có hiểu biết về môi trường cũng có thể tham gia. 3.1.2.1. Nội dung chủ yếu của biện pháp: Trước hết phải tuyên truyền rộng rãi, giúp người dân hiểu được môi trường không phải là một vấn đề gì quá lớn lao, mà môi trường chính là không gian sống của mỗi người, là những gì bao quanh con người, nơi diễn ra các hoạt động sống của con người. Do đó, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống lâu dài cho mọi người. Nếu người nào có các hành động phá huỷ môi trường thì chính họ cũng sẽ bị ảnh hưởng trong tương lai. Nâng cao nhận thức BVMT thông qua các hội nghị và hội thảo về ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững cho các nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách của thành phố. Xã hội hoá hoạt động BVMT trước hết tập trung nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lí ở tất cả các cấp bằng cách thông qua các báo cáo về hiện trạng môi trường quốc gia, qua phát thanh, truyền hình, báo chí với những thông tin thường xuyên về tình trạng ô nhiễm môi trường và suy thoái sinh thái trên toàn quốc và trong lĩnh vực do chính họ đảm trách. Phải thực sự coi trọng vai trò của phát thanh, truyền hình, báo chí và các phương tiện truyền thông khác, khuyến khích họ tham gia mạnh mẽ, thiết thực trong lĩnh vực BVMT. Tổ chức, phát triển phong trào vệ sinh đường phố, không vứt rác, vứt chất bẩn ra đường, quét dọn vỉa hè và ngõ xóm sạch đẹp. Qui hoạch các thùng rác, bãi đổ rác hợp lí. Đồng thời xây dựng các chế tài xử phạt hợp lý đối với những người cố ý vứt rác ra đường phố. Vận động nhân dân tự nguyện tham gia các phong trào BVMT, xây dựng hương ước giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác BVMT. Phát triển phong trào phân loại rác tại nguồn (3R) rộng rãi trong đại bộ phận nhân dân. Đây là cách hợp lý để giảm thiểu lượng chất thải rắn phải thu gom và xử lý, giảm chi phí và gánh nặng cho nền kinh tế. Thay đổi thói quen tiêu dùng của đại bộ phận dân cư. Hiện nay người dân thường sử dụng túi nilon để đựng thức ăn và các loại vật dụng hàng ngày. Nhưng túi nilon là loại CTR khó phân huỷ, khó xử lý. Do đó, cần phải thay thế túi nilon bằng các loại túi dùng nguyên liệu dễ phân huỷ như giấy, vải(các loại túi này có thể sử dụng nhiều lần) Có biện pháp tuyên truyền đối với các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh phải có các biện pháp BVMT trong quá trình sản xuất của mình, không xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường, xây dựng hệ thống xử lí rác thải phù hợp. Các doanh nghiệp không có biện pháp xử lí chất thải, xả rác thải làm ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lí theo qui định của Luật BVMT. Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án trọng điểm. Với các công trình xây dựng phải có che chắn không cho vật liệu rơi vãi ra đường phố, không đổ phế thải xây dựng bừa bãi. Các phương tiện vận chuyển cũng phải có biện pháp che chắn, không để rơi rớt ra đường phố. Việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải được thực hiện bằng các phương tiện bảo đảm yêu cầu kĩ thuật, không làm rò rỉ,rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường. Nếu công trình nào vi phạm, làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị thì sẽ bị xử phạt theo chế tài cụ thể. 3.1.2.2. Ưu điểm và hạn chế: Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và tạo được ảnh hưởng rộng lớn cho mọi tầng lớp nhân dân. Không cần thiết phải đến trường hay các lớp học cụ thể mà ngay ở nhà, tại mỗi gia đình, chúng ta cũng có thể tiếp xúc được các kiến thức về BVMT, nâng cao ý thức thu gom chất thải qua tivi, sách báo, đài phát thanh. Lực lượng tuyên truyền là tổ trưởng dân phố, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,Cách tuyên truyền này giúp người dân thực hiện thực hiện luôn việc giữ gìn vệ sinh ngay tại nơi mình sinh sống. Chính họ sẽ tiếp tục trở thành tuyên truyền viên về môi trường cho những người khác. Do đó, hiệu quả sẽ tăng lên theo cấp số nhân, dần dần việc BVMT sẽ đi vào nếp sống, thói quen của từng hộ gia đình. 3.1.3. Một số hoạt động GDMT, tuyên truyền nâng cao ý thức cho cộng đồng về BVMT: Thành lập tổ tự quản về BVMT tại địa phương: Điều này đã được thể chế hoá trong Luật BVMT và một số văn bản liên quan. Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư thành lập tổ chức tự quản về BVMT và quản lí rác thải.Các nhiệm vụ của tổ tự quản: Kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình, cá nhân thực hiện qui định về giữ gìn vệ sinh và BVMT. Tổ chức thu gom, tập kết và xử lí rác thải, chất thải. Giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu phố, nơi công cộng. Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước về BVMT, tuyên truyền, vận động nhân dân xoá bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho môi trường. Tuyên truyền, vận động nhân dân nộp phí BVMT đúng hạn. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn. Tổ chức tự quản về BVMT được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm, tuân theo qui định của pháp luật. Tổ chức hoạt động sản xuất- kinh doanh- dịch vụ có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức BVMT cho người lao động trong cơ sở sản xuất của mình. Các vấn đề cần nâng cao nhận thức như: sử dụng tiết kiệm nhiên liệu, tái sử dụng tối đa các chất thải khó xử lí, không xả rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến nguồn nước,. Các cấp chính quyền địa phương (phường, xã) kết hợp với tổ dân phố và các đoàn thể địa phương tổ chức tuyên truyền và kí cam kết với các công trình xây dựng, các xí nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp không xả rác thải trực tiếp ra môi trường, có biện pháp che chắn công trình xây dựng của mình, tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên để có biện pháp xử lí kịp thời đối với các chủ thể vi phạm. Bệnh viện, các cơ sở y tế có trách nhiệm bố trí thiết bị chuyên dụng để phân loại bệnh phẩm, rác thải y tế tại nguồn; có biện pháp xử lí, tiêu huỷ bệnh phẩm, rác thải y tế, thuốc hết hạn sử dụng bảo đảm vệ sinh, tiêu chuẩn môi trường; CTR, nước thải sinh hoạt của bệnh nhân phải được xử lí sơ bộ loại bỏ các mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về cơ sở xử lí, tiêu huỷ tập trung. Người dân có thể đóng góp ý kiến của mình vào các chủ trương, chính sách của Chính phủ nếu thấy không hợp lí hoặc các hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn có ảnh hưởng đến môi trường. Cộng đồng có liên quan có ý thức tham gia vào quá trình đánh giá tác động môi trường ĐTM đối với các dự án phát triển kinh tế- xã hội và tham gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất đang hoạt động. 3.2. Phát triển chương trình giảm thiểu- tái chế- tái sử dụng chất thải (3R) Đây là một biện pháp không phải là mới đối với nhiều nước trên thế giới. Để giảm thiểu và kiểm soát chất thải, nhiều nước đã áp dụng biện pháp giảm thiểu- tái chế- tái sử dụng chất thải (hay còn gọi là 3R) cho riêng mình. Tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6/2004, lãnh đạo các nước G8 đã đề ra sang kiến 3R, sau đó hội nghị Bộ trưởng môi trường về thúc đẩy 3R đã được tổ chức vào tháng 3/2005. Tiếp theo hội nghị các quan chức cao cấp đã được nhóm họp tại Nhật Bản vào tháng 3/2006 để thảo luận và xây dựng kế hoạch thực hiện sáng kiến 3R. Nước ta cũng đã tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực và thế giới về 3R với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường và các chuyên viên tại các hội nghị quốc tế. Thực chất, hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải ở nước ta đã có từ trước. Chất thải được tái chế chủ yếu là CTR, như kim loại, giấy. Các chất thải này được các hộ gia đình bán cho những người thu mua phế liệu đơn lẻ, sau đó được thu gom qua hệ thống thu mua phế liệu và chuyển về các cơ sở tái chế ở các làng nghề. Ở một số làng nghề ở đồng bằng sông Hồng, hoạt động này mang lại nguồn thu nhập chính, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cho người dân. Tuy nhiên, hoạt động tái sử dụng và tái chế chất thải ở nước ta được thực hiện một cách tự phát, thiếu tổ chức một cách hệ thống, đồng bộ và hoàn chỉnh. Do đó, trong thời gian tới, chúng ta cần nghiên cứu để đưa ra một định hướng, chiến lược cụ thể cho hoạt động giảm thiểu- tái chế- tái sử dụng chất thải 3R. 3.2.1.Nội dung chính của 3R: 3.2.1.1. Phân loại chất thải tại nguồn: Phân loại chất thải tại nguồn là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của hệ thống quản lí CTR hiện nay. Đây là công việc tách riêng (phân loại) một số thành phần CTR ngay tại nguồn trước khi được chuyển đi. Ví dụ, CTR sinh hoạt có thể được phân thành 3 loại: (1) các phế thải có khả năng tái sử dụng hoặc tái chế như: giấy, nhựa, kim loại, thuỷ tinh; (2) các chất hữu cơ có thể làm nguyên liệu sản xuất phân compost và (3) là các chất còn lại. Việc phân loại CTR tại nguồn có ý nghĩa rất lớn với việc thu gom CTR, cải thiện chất lượng thu gom CTR, nhất là tại các đô thị lớn, có lượng CTR lớn như Thủ đô Hà Nội. Việc phân loại CTR thực tế có 3 công đoạn: (1) phân loại tại nguồn (tại hộ gia đình và cộng đồng), (2) trong quá trình thu gom và vận chuyển bởi chính quyền địa phương và (3) tại bãi chôn lấp bởi những người nhặt rác. Tuy nhiên, phân loại tại nguồn có ý nghĩa quan trọng nhất, vì rác thải chỉ được phân loại tốt nhất ngay tại nguồn phát sinh, mọi thời điểm sau đó thì rác thải đã bị trộn lẫn, hoặc bị phân huỷ dần theo thời gian, do đó, hiệu quả phân loại không cao. 3.2.1.2. Giảm thiểu: Giảm thiểu phát sinh chất thải là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược 3R do xã hội ngày càng phát triển cao, lượng chất thải ngày càng lớn. Nếu không có biện pháp giảm lượng chất thải phát sinh thì sẽ gây ra hậu quả lớn, là gánh nặng cho xã hội, kinh tế và môi trường. Các biện pháp để giảm thiểu chất thải là: Sử dụng hợp lí và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thiết kế sản phẩm có tuổi thọ sử dụng cao, có thể tái sử dụng và thành phần nguyên liệu có thể tái chế được. Sử dụng các bộ phận, thành phần và nguyên liệu được tái chế, tái sử dụng. Giảm thiểu việc sử dụng các thành phần độc hại hoặc thay thế các thành phần độc hại trong sản phẩm. Sử dụng nhãn mác sinh thái. Xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, thực hiện tiêu dung bền vững. 3.2.1.3. Tái sử dụng: Các nội dung chính: Khuyến khích các dịch vụ tái sử dụng sản phẩm (sửa chữa, cho thuê), tăng cường, khuyến khích sản xuất các thành phần sản phẩm có tuổi thọ cao. Tái sử dụng là một việc làm giảm chất thải, mở rộng các nguồn cung cấp nguyên liệu, giảm năng lượng sử dụng và làm giảm ô nhiễm thậm chí hơn cả tái chế. Có thể tái sử dụng dưới các hình thức như: bao gói nhiều lần, tái sử dụng vỏ chai, sử dụng lốp xe cũ làm xích đu, Hoạt động tái sử dụng CTR có thể được thực hiện tốt ở các khu công nghiệp tập trung trên cơ sở hình thành một hệ thống thông tin để trao đổi chất thải vì trong nhiều trường hợp, CTR bị thải bỏ ở nơi này lại có thể làm nguyên liệu đầu vào ở một nơi khác. 3.2.1.4. Tái chế: Tái chế gồm 3 nội dung chính là: tái sinh, tái tạo giá trị hoặc tiếp tục tận dụng giá trị. Tái sinh là một khái niệm thời sự thông qua hình thức sử dụng lại hay tận dụng lại giá trị của những sản phẩm đã qua sử dụng, khái niệm này liên quan đến chất thải của sản xuất và tiêu dung, những vật mà trước khi đưa vào quá trình tái sinh đã được chủ của nó coi là phế thải. Tái tạo giá trị là qua trình trong đó chất liệu kết cấu ban đầu được tái tạo lại thông qua quá trình xử lí. Hình thái ban đầu và chủ đích sử dụng ban đầu có thể được tái tạo. Tiếp tục tận dụng giá trị có thể được áp dụng với cả hình thức vật chất và năng lượng. Đặc tính của việc tiếp tục tận dụng giá trị vật chất là sự chuyển hoá vật chất thông qua quá trình xử lí và làm thay đổi chức năng của sản phẩm mới hình thành. Hình vẽ sau minh hoạ mối quan hệ của các biện pháp giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải: Giảm thiểu Môi trường Nguyên liệu, vật liệu, năng lượng Sản xuất Tiêu dùng Tái chế Tái sử dụng Chôn lấp Chất thải Hình 4: Mối quan hệ giữa các biện pháp giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải 3.2.2. Thuận lợi và khó khăn của chương trình: 3.2.2.1. Thuận lợi: Chúng ta có tiềm năng lớn về tái chế và tái sử dụng chất thải: Theo thống kê, Hà Nội có thể tái chế được đến 22% chất thải phát sinh, mà thị trường tái chế, tái sử dụng chất thải rất có khả năng mở rộng hơn nữa với khoảng 32% chất thải đô thị. Vật liệu tái chế được sản xuất khoảng 2,1 triệu tấn mỗi năm với các loại CTR như giấy, nhựa, kim loại, thuỷ tinh. Riêng về CTR, hàng năm ở Hà Nội có từ 18-22% được tái chế và tái sử dụng, con số này với chất thải công nghiệp không nguy hại là 80%. Các công nhân và nghệ nhân làng nghề cũng rất cố gắng trong việc tái chế và tận dụng lượng chất thải lên tới 90%. Hoạt động tái chế và tái sử dụng chất thải tiết kiệm chi phí rất nhiều và mang lại nguồn thu lớn cho khu vực tư nhân. Ước tính số tiền tiết kiệm được mỗi năm tè tái sử dụng và tái chế CTR ở Hà Nội lên tới 40tỷ đồng. Đa phần các hộ gia đình Việt Nam đã có thói quen tái chế và tái sử dụng các loại chất thải như giấy, kim loại, lon bia,.Các hộ gia đình gom các loại CTR này rồi bán cho những người thu mua phế liệu rong hoặc bán cho chủ thu mua phế liệu trong vùng. Sau đó, những người này lại bán cho các cơ sở tái chế. Thói quen tái chế và tái sử dụng này là một thói quen tốt, giúp giảm thiểu lượng CTR phải chôn lấp và xử lí. Khu vực tái chế tư nhân đóng góp kinh tế cho khu vực: Rõ ràng hoạt động tái chế mang lại hiệu quả kinh tế to lớn, ước tính Hà Nội mỗi năm tiết kiệm được khoảng 38-47 tỷ đồng, đáng ra là chi phí của việc chôn lấp và xử lí CTR. Hợp tác quốc tế về 3R ngày càng được đẩy mạnh: Tổ chức JICA của Nhật bản hiện đang thực hiện dự án 3R tại Hà Nội với tổng kinh phí lên tới 4 triệu USD trong 4 năm 2007-2010 giúp người dân phân loại rác thải tại nguồn và tái sử dụng, tái chế chất thải. Ngoài ra, chương trình Môi trường Liên hợp quốc-LHQ (UNEP), Trung tâm phát triển vùng LHQ (UNCRD), Bộ Môi trường Nhật Bản, Viện chiến lược môi trường toàn cầu (IGES) và một số tổ chức khác đã tiên phong trong việc kéo dài sự hỗ trợ cho Thái Lan, Việt Nam, Idonesia và một số nước khác trong việc phát triển chiến lược quốc gia thúc đẩy chương trình 3R. 3.2.2.2. Khó khăn trong việc thực hiện chương trình: Tuy vậy, chương trình này gặp phải một số khó khăn khi triển khai thực hiện như sau: Về cơ chế chính sách: Thiếu hụt các chính sách pháp luật về 3R, các chính sách khuyến khích hoạt động về 3R tại Việt Nam. Do đó, người dân và các tổ chức liên quan chưa được hiểu và được định hướng rõ ràng về hoạt động này. Về nhận thức: như đã phân tích, do thiếu các chính sách, luật pháp trong việc phát triển 3R trong toàn dân nên nhiều người dân còn chưa có ý thức rõ ràng về việc này. Họ mới chỉ có ý thức thu gom các CTR như giấy, nhựa, kim loại, thuỷ tinh để bán phế liệu, vì dù sao, hành động này cũng mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp. Tuy nhiên, việc phân loại các chất thải còn lại thành chất thải hữu cơ và vô cơ để tái chế chất thải hữu cơ thành phân compost thì đa số người dân lại chưa có nhận thức đúng. Họ cho rằng điều này không liên quan đến họ và đó là trách nhiệm của các nhà quản lí. Và một điều quan trọng nữa là, người dân chưa coi trọng các sản phẩm tái chế và các sản phẩm thân thiện với môi trường nói chung. Hơn nữa, việc tuyên truyền cho người dân hiểu về các lợi ích kinh tế của dự án 3R còn chưa được đầu tư đúng mức. Hầu hết là chỉ người dân ở khu vực thực hiện thí điểm phân loại rác thải tại nguồn mới được phát tờ rơi, phổ biến kiến thức về phân loại rác tại nguồn cũng như 3R, còn việc phổ biến rộng rãi kiến thức cho dân chúng về vấn đề này cũng như quản lí CTR nói chung còn chưa được chú trọng. Về kĩ thuật công nghệ: Hiện nay chúng ta vẫn đang sử dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng lạc hậu, hiệu quả thấp (điều này thể hiện qua sự báo động ở các làng nghề tái chế hiện nay). Chúng ta cũng chưa có điều kiện giao lưu, học hỏi công nghệ tái chế, tái sử dụng với các quốc gia có kĩ thuật tiên tiên về lĩnh vực này. Đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm thực tế về 3R còn thiếu. Về vốn đầu tư: Vốn đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc triển khai chiến lược 3R đến các cấp cơ sở. Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay ở Việt Nam, các lợi ích kinh tế thường được ưu tiên trước các lợi ích khác. Do đó, việc huy động vốn cho việc thực hiện 3R là khá khó khăn. 3.2.3. Kiến nghị các biện pháp nhằm thực hiện chiến lược 3R hiệu quả hơn tại thủ đô: a.Phát triển phong trào phân loại rác thải ngay tại nguồn rộng rãi trong dân chúng. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện thí điểm phân loại rác thải tại nguồn tại một số phường của Quận Hoàn Kiếm trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ của tổ chức JICA của Nhật Bản. Nhưng một câu hỏi đặt ra là liệu sau khi sự hỗ trợ này kết thúc, mọi việc có trở về như cũ hay không? Vì có một thực tế là người dân dường như chỉ sẵn sàng thực hiện phân loại rác thải tại nguồn khi dự án đang diễn ra. Còn sau đó, do nhiều lí do mà họ không muốn tiếp tục nữa, như: việc phân loại hơi rắc rối, tốn chi phí cho các loại túi để đựng rác đã phân loại,.Do đó, để phong trào phân loại rác thải tại nguồn thực sự trở thành thói quen của người dân Thủ đô, chúng ta có thể áp dụng một số cách sau: Thứ nhất là vẫn duy trì đội tình nguyện để nhắc nhở người dân nên phân loại rác. Thứ hai là các công ty sản xuất phân compost từ chất thải hữu cơ mà người dân đã phân loại rác thải cần hỗ trợ cho người dân túi, thùng chứa rác thải. Các công ty là người hưởng lợi trực tiếp từ việc phân loại của người dân. Còn người dân, họ sẽ có ý thức hơn vì họ không phải tốn chi phí nữa, mà chỉ mất công phân loại. b.Thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân, bằng cách thay các loại túi đựng khi đi chợ bằng các loại vật liệu có thể sử dụng nhiều lần, thay vì túi nilon như hiện nay, hoặc khuyến khích các bà nội trợ sử dụng lại túi nilon nhiều lần. Hiện nay một số siêu thị, như Metro, đã không cung cấp túi nilon cho khách hàng, mà khuyến khích khách hàng mua túi vải của siêu thị. Tới một tương lai không xa, không chỉ sử dụng túi có thể tái sử dụng mà chúng ta sẽ tiến tới khuyến khích sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tái chế, thay vì các sản phẩm sử dụng lượng tài nguyên lớn như hiện nay. c. Để hoạt động thu gom CTR đã được phân loại tại nguồn hiệu quả, Các công ty môi trường đô thị ở địa phương cần đầu tư các xe rác chuyên dụng để thu gom. Có thể qui định các ngày thu gom các loại CTR khác nhau như: ngày thu gom CTR có thể tái chế, tái sử dụng; ngày thu gom chất thải hữu cơ; ngày thu gom CTR còn lại để mang đi xử lí. Nếu không có điều kiện làm như vậy thì Công ty môi trường đô thị có thể thu gom chất thải được phân loại tại nguồn bằng các xe chuyên dụng, có ngăn để tránh các loại rác thải đã phân loại có thể bị trộn lẫn. 3.3. Chính sách ưu đãi cho hoạt động tái chế CTR: Như phân tích ở trên, hoạt động tái chế CTR mang lại lợi ích kinh tế to lớn, không chỉ với chủ doanh nghiệp tái chế, mà còn đối với kinh tế khu vực. Biện pháp này còn có ý nghĩa làm thay đổi hoạt động thu gom CTR, không chỉ là thu gom thông thường Do đó, Chính phủ đang xem xét đưa ra các chính sách ưu đãi về kinh tế cho hoạt động này. 3.3.1. Nội dung chính sách ưu đãi cho hoạt động tái chế CTR: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tái chế CTR được hưởng các chính sách ưu đãi như: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế giá trị gia tăng. Cho vay dài hạn từ quĩ BVMT Việt Nam và các quĩ địa phương với mức lãi suất bằng 0. Được trợ cấp chi phí tính trên 1 đơn vị chất thải được thu gom và tái chế. Ngoài ra, các doanh nghiệp tái chế chất thải còn được hưởng một số ưu đãi về đất đai: Được chính quyền địa phương bố trí giao đất theo qui hoạch. Giảm tối thiểu 50% tiền sử dụng đất. Miễn thuế sử dụng đất trong ít nhất 3 năm. Sau đó được hưởng thuế sử dụng đất ở mức ưu đãi. 3.3.2. Các hoạt động nhằm thực hiện chính sách: Các cơ sở tái chế có thể tìm hiểu về các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với ngành nghề hoạt động của mình. Sau đó tiến hành nộp đơn kê khai để áp dụng các chính sách phù hợp với qui mô cũng như chất lượng hoạt động của cơ sở. Đối với các sản phẩm tái chế, các doanh nghiệp tái chế còn được các cơ quan Nhà nước đặt hàng mua với mức giá thoả đáng để đảm bảo bù đắp chi phí. Để thực hiện chính sách này, Chính phủ cần ban hành danh mục các sản phẩm tái chế được đặt hàng (ví dụ giấy và các dụng cụ văn phòng), mức giá tăng thêm tối đa cho phép (ví dụ 10-14% tuỳ loại sản phẩm), cũng như cần ban hành qui định bắt buộc đảm bảo tỉ lệ sử dụng sản phẩm tái chế của các cơ quan đơn vị Nhà nước (ví dụ không dưới 70% kinh phí dành cho sản phẩm tái chế). 3.3.3. Ưu và nhược điểm của biện pháp: 3.3.3.1. Ưu điểm: Biện pháp này mang lại một số lợi ích lớn như: Thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước và chính phủ với công tác quản lí CTR. Việc đẩy mạnh tái chế với sự tham gia của các thành phần kinh tế là một trong những nội dung trọng tâm trong công tác xã hội hoá thu gom CTR trên địa bàn thành phố thời gian sắp tới. Thu hút được các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động tái chế CTR như: hộ gia đình, tư nhân, hợp tác xã,giúp công tác tái chế trở nên hiệu quả. Điều này làm tăng thêm việc làm thông qua quá trình thu gom, vận chuyển, làm sạch, tái chế, giúp giải quyết nguồn nhân lực dư thừa ở địa phương. Cộng đồng có ý thức sử dụng tiết kiệm các đồ dùng hàng ngày, tái sử dụng tối đa, làm giảm lượng CTR thải ra môi trường, tiến hành phân loại rác tại nguồn. Giảm tối đa lượng CTR cần xử lí trong điều kiện các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh đang rất thiếu, trong khi lượng CTR hàng năm tăng lên theo cấp số nhân. Tận dụng được nguồn nguyên liệu thay vì phải khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn. Qua đó tiết kiệm được chi phí khai thác, xử lí nguồn nguyên liệu, tiết kiệm năng lượng. 3.3.3.2. Hạn chế: Tuy vậy, việc áp dụng các chính sách kinh tế của chính phủ ngoài ý nghĩa là đòn bẩy kinh tế, kích thích sự tham gia của cộng đồng thì nó còn bộc lộ một số yếu kém sau: Quĩ môi trường của nước ta mới được thành lập trong thời gian gần đây, do đó, khả năng ngân quĩ có hạn. Trong khi đó, nếu cho các doanh nghiệp vay để đầu tư cho hoạt động tái chế thì lượng vốn cho vay phải khá lớn và thời gian thu hồi vốn lại dài. Các doanh nghiệp tái chế CTR cần một thời gian nhất định sau khi hoạt động thì mới có lãi. Do đó, nguồn vốn của quĩ BVMT bị ứ đọng ở đây, trong khi có nhiều hoạt động BVMT khác cần huy động vốn từ quĩ. Việc trợ cấp chi phí tính trên 1 đơn vị chất thải được thu gom và tái chế là một giải pháp không hợp lí. Nếu chúng ta tổ chức tốt khâu phân loại rác thải tại nguồn thì “nguyên liệu đầu vào” của các cơ sở tái chế đã có sẵn. Họ chỉ việc đầu tư dây chuyền công nghệ và sản xuất ra sản phẩm tái chế. Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng được miễn. Điều này có vẻ không công bằng với các doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường khác. Giảm 50% tiền sử dụng đất: các hộ gia đình có đất tất nhiên không đồng ý bán đất cho các công ty tái chế CTR với giá giảm đi một nửa được. Như vậy thì Nhà nước sẽ phải trích ngân sách ra một khoản để bù đắp cho nhân dân. Hơn thế nữa, giải pháp này không nói lên được ưu điểm của công tác xã hội hoá trong hoạt động thu gom CTR. Xã hội hoá BVMT thực chất là việc huy động các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động này. Thế nhưng, để thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, Nhà nước phải đánh đổi bằng sự can thiệp sâu hơn của mình vào lĩnh vực này, bằng các chính sách ưu đãi, trợ cấp nhiều hơn cho các doanh nghiệp, mà các sản phẩm tái chế chưa chắc đã đáp ứng được yêu cầu về môi trường. Do đó, cần nghiên cứu áp dụng biện pháp ưu đãi khác, như ưu đãi về kĩ thuật, công nghệ. Việc tái chế đem lại một số nhược điểm như: mặc dù giảm được lượng thải ban đầu, nhưng quá trình phục vụ tái chế lại có thể thải ra một lượng chất thải đáng kể; tái chế nguyên liệu thường đòi hỏi quá trình loại bỏ tạp chất khá phức tạp, điều này làm tăng chi phí sản xuất, còn nếu loại bỏ tạp chất không kĩ thì chất lượng của sản phẩm tái chế có thể là thấp. Do đó, việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực tái chế cần phải được xem xét kĩ, không thì doanh nghiệp tái chế lại làm ô nhiễm môi trường hơn là không tái chế, khi đó ưu đãi là việc không cần thiết. KẾT LUẬN Hiện nay chúng ta đang phải đối đầu với nguy cơ ô nhiễm môi trường trên khắp thế giới. Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn là do thu gom rác thải không hiệu quả. Trong khi đó, lượng rác thải, đặc biệt là CTR ở các thành phố không ngừng gia tăng cùng với sự phát triển về kinh tế, mức sống của con người. CTR không những làm mất mỹ quan đô thị mà còn có tác hại trực tiếp đến sức khoẻ con người. Do đó, cần có các biện pháp quản lí CTR một cách hiệu quả, trong đó, công tác thu gom là quan trọng hàng đầu, vì nếu thu gom tốt thì vận chuyển sẽ thuận lợi, góp phần xử lí hiệu quả hơn. Trong các văn bản, qui định của chúng ta đã định hướng trong những năm tới cần phải đẩy mạnh công tác xã hội hoá các ngành dịch vụ, đặc biệt là hoạt động BVMT. Tuy nhiên, xã hội hoá BVMT của nước ta nói chung, hay ở Hà Nội nói riêng, đang được chú trọng nhưng hiệu quả vẫn chưa thực sự như mục tiêu đã đề ra. Do đó, hiện nay Chính phủ đang yêu cầu có những biện pháp thúc đẩy công tác này, đây là một phần của Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Khuôn khổ của chuyên đề này đã nghiên cứu về các văn bản, chính sách về công tác xã hội hoá trong hoạt động BVMT, về quản lí CTR, đi vào nghiên cứu kinh nghiệm xã hội hoá BVMT của một số nước trên thế giới, xem xét thực trạng công tác xã hội hoá hoạt động thu gom CTR ở Hà Nội. Từ đó rút ra những thuận lợi và khó khăn cùng những giải pháp khắc phục phù hợp với điều kiện của thủ đô Hà Nội. Các giải pháp này chỉ là đề xuất nhỏ để góp phần làm tăng hiệu quả thu gom CTR trên địa bàn thủ đô. Chuyên đề không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện, mong các thầy cô xem xét và góp ý sửa chữa. Môc lôc LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện chuyên đề này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn - TS Lê Hà Thanh. Em xin chân thành cảm ơn cô đã tận tình chỉ bảo, sửa chữa những thiếu sót để em có thể hoàn thành được chuyên đề này. Ngoài ra, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Kinh tế, quản lí Tài nguyên và Môi trường đã tạo những điều kiện tốt nhất để em có cơ hội hoàn thành thực tập và thực hiện được chuyên đề đã giao. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn các cán bộ của phòng Quản lí Môi trường, Khí tượng và Thuỷ văn- Sở Tài nguyên- Môi trường và Nhà đất Hà Nội đã giúp đõ em rất nhiều trong quá trình thực tập ở đây. Em rất cảm ơn hai cán bộ hướng dẫn là anh Vũ Đức Á, anh Ngô Thái Nam đã cung cấp số liệu, nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập và chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những gì viết trong chuyên đề này là những kiến thức tôi tự tổng hợp, do tôi tự thực hiện, không sao chép, cắt ghép của người khác, cũng như các chuyên đề của khoá trước. Nếu sai thì tôi xin chịu mọi trách nhiệm và các hình thức kỷ luật của Nhà trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7531.doc
Tài liệu liên quan