Đề tài Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty du lịch Hà nội (Công ty mẹ) Tổng Công ty Du lịch Hà nội

MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ của đề tài 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 4. Những đề xuất của khóa luận 5. Kết cấu của khóa luận CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH 1.1. Khái quát chung về du lịch 1.1.1. Định nghĩa về du lịch 1.1.2. Các khái niệm về khách du lịch 1.1.3. Nhu cầu du lịch 1.1.4. Sản phẩm du lịch 1.2. Thị trường du lịch 1.2.1. Khái niệm thị trường du lịch 1.2.2. Chức năng của thị trường du lịch 1.2.3. Đặc điểm của thị trường du lịch 1.2.4. Các tiêu chí phân loại thị trường du lịch 1.2.5. Quan hệ cung cầu trên thị trường du lịch 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác du lịch quốc tế 1.3.1. Nhóm nhân tố chung 1.3.2. Nhóm nhân tố đặc trưng 1.4. Lợi ích và tác hại du lịch (Benefits and costs of tuorism) 1.5. Kết luận chương I CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DU LỊCH HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu chung về công ty du lịch hà nội 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.2. Hệ thống bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 2.1.3. Các điều kiện đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Du lịch Hà nội (2002 - 2003 và 2004) 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Du lịch Hà Nội năm 2002 2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Du lịch Hà Nội năm 2003 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Du lịch Hà nội 2004 2.3. Đánh giá những thành công, tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động kinh doanh của công ty Du lịch Hà Nội 2.3.1. Thành công 2.3.2. Tồn tại 2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại 2.4. Kết luận chương 2 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DU LỊCH HÀ NỘI 3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Du lịch Hà Nội đến năm 2010 3.1.1. Định hướng chung 3.1.2. Phương hướng cụ thể 3.2. Phương hướng phát triển và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Du lịch Hà Nội 3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Du lịch Hà Nội 3.3.1. Công tác hoàn thiện cơ cấu quản lý và điều hành tại công ty Du lịch Hà Nội 3.3.2. Giải pháp tăng doanh thu 3.3.2.1. Hoàn thiện công

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty du lịch Hà nội (Công ty mẹ) Tổng Công ty Du lịch Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch 1.180.000$ tương đương 18 tỷ 408 triệu VNĐ. Khách sạn liên doanh Thống Nhât Metropole là khách sạn liên doanh luôn đạt tiêu chuẩn doanh thu vượt mức do có hệ thống văn phòng ổn định, luôn áp dụng nhiều biện pháp kinh doanh đạt hiệu quả cao. Cũng do ảnh hưởng của dịch SARS, nên công suất sử dụng phòng bình quân chỉ đạt 50% và công suất cho thuê văn phòng đạt 65%, nhưng giá cho thuê vẫn đạt mức cao ở Hà Nội. Ngoài ra, một số các đơn vị liên doanh khác luôn đạt chỉ tiêu doanh thu kế hoạch năm. 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội năm 2004: Những thách thức, khó khăn ban đầu của năm 2003 qua. Bước vào năm 2004 mở ra một bước ngoặt mới với nhiều hoạt động kỷ niệm diễn ra như kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Thủ đô, liên hoan du lịch Huế, cũng là năm tổ chức thành công Hội nghị cao cấp á -Âu lần thứ V (ASEAN V). Năm 2004 là năm ngành du lịch Việt Nam nói chung và công ty du lịch Hà Nội nói riêng có rất nhiều thuận lợi. Năm 2004 là năm thứ tư thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005 và là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong cả nước. Thành phố Hà Nội đang tích cực triển khai thực hiện nghị quyết lần thứ IX-BCHTW Đảng về “sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiêụ quả doanh nghiệp nhà nước”( báo cáo tổng kết 2004).Tổng công ty du lịch Hà Nội là một trong 04 tổng công ty được UBND tp Hà Nội thành lập trong 6 tháng cuối năm 2004, với mục tiêu xây dựng những tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực. Công ty du lịch Hà Nội luôn được sự quan tâm, của Ban lãnh đạo ngành. Tuy nhiên với nhiều thuận lợi đó năm 2004 cũng là năm có nhiều khó khăn của thị trường như giá cả nguyên vật liệu , nhiên liệu tăng và dịch cúm gia cầm trên diện rộng đã ảnh hưởng đến kinh doanh khách sạn du lịch và triển khai các dự án đầu tư của công ty. Để đạt được hiệu quả kinh doanh cụ thể. A.Kết quả kinh doanh. Bảng 4:Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội năm 2004 ôHHH Chỉ tiêu Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng trong tổng doanh thu (%) So với kế hoạch năm(%) Kinh doanh lữ hành 64.376 48 179 kinh doanh phòng ngủ- cho thuê văn phòng 25.495 19 134.7 kinh doanh dịch vụ ăn uống 13.512 10 208 kinh doanh hàng hoá 3.511 3 178 kinh doanh vận chuyển 2.413 2 121 kinh doanh dịch vụ Sauna-Massage 4.606 3 154 kinh doanh dịch vụ xây lắp 6.515 5 118 Xuất khẩu lao động và tư vấn du học 8.383 6 190 *Tổng doanh thu : đạt 133 tỷ 700 triệu đồng , đạt 167% kế hoạch năm, tăng 39% so với cùng kỳ năm. *Nộp ngân sách: đạt 7 tỷ 200 triệu đồng , đạt 138% kế hoạch năm. *Lợi nhuận: đạt 5 tỷ 200 triệu đồng, đạt 154% kế hoạch năm, *Về khách : -khách lưu trú : toàn công ty đã phục vụ 32684 lượt khách, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2003, với 75411 ngày khách, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2003, trong đó có 26400 lượt khách quốc tế, tăng 21% so với cùng kỳ 2003, với 64510 ngày khách, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2003. -khách lữ hành: công ty đã đón và phục vụ 27982 lượt khách, tăng 41% so với cùng kỳ 2003, với 125508 ngày khách, tăng 51%so với cùng kỳ năm 2003. Trong đó: +khách Inbound: 18017 lượt khách, với 72606 ngày khách. +khách Outbound: 5045 lượt khách, với 31298 ngày khách. +khách du lịch nội địa :4920 lượt khách, với 21898 ngày khách. Nhìn chung năm 2004 khách lữ hành đã tăng cả về khách Inbound, Outbound và nội địa so với năm 2002 và 2003. B/ Phân tích các nghiệp vụ kinh doanh chính: a/ Kinh doanh lữ hành : Doanh thu đạt 64 tỷ 376 triệu đồng, đạt 179% kế hoạch năm, tăng 45% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 48% trong tổng doanh thu. Năm 2004, công ty và các đơn vị lữ hành đã chú trọng đẩy mạnh công tác thị trường, tăng cường thu hút khách tại thị trường truyền thống và trọng điểm như tham gia vào các liên hoan, hội chợ du lịch và tham gia các đoàn cấp cao của thành phố xúc tiến du lịch ở một số nước, cùng hãng hàn không quốc gia Việt Nam tổ chức cac chương trình khuyến mại đi các nước ASEAN và Trung Quốc. Do vậy lượng khách và doanh thu tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2003. Năm 2004, công ty Du lịch Hà Nội đã được văn phòng khu vực miền sắc Việt Nam-Airlines tặng thưởng doanh nghiệp có doanh số mua vé máy bay cao nhất. Do có sự chỉ đạo sát sao của ban giám đốc công ty nên đã đạt được doanh thu cao vượt mức so với các năm trước. b/ Kinh doanh phòng ngủ-văn phòng Doanh thu đạt 25 tỷ 495 triệu đồng, đạt 134, 710 kế hoạch năm, tăng 16% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 191 trong tổng doanh thu. Công suất sử dụng phòng khách sạn bình quân đạt 80%. Lượng khách lưu trú và công suất sử dụng phòng tăng, diện tích cho thuê văn phòng cũng tăng so với cùng kỳ năm trước. Do công ty có chiến lược kế hoạch quán triệt tin thần phục vụ khách tốt nhất nhằm đáp ứng, thỏa mãn mọi nhu cầu ăn, ở và các dịch vụ khác của khách. Nâng cao chất lượng phục vụ được coi là biện pháp hàng đầu để thu hút khách. Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo, củng cố các bộ phận liên quan trực tiếp phục vụ khách nhằm đạt kết quả cao nhất. Năm 2004, các khách sạn đã chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng phục vụ, làm tốt công tác tiếp thị, tìm nguồn khách, thu hút khách thương gia, khách hội nghị, hội thảo và có chính sách giá cả hợp lý với từng thời kỳ, từng đối tượng khách, do vậy công suất sử dụng phòng tăng 14% so với năm 2003. c/ Kinh doanh dịch vụ ăn uống : Doanh thu đạt 13 tỷ 512 triệu đồng đạt 208% kế hoạch năm, tăng 29% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 10% trong tổng doanh thu. Do nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, các khách sạn đã tận dụng cơ hội nâng cao chất lượng phục vụ, thường xuyên thay đổi và đào tạo đội ngũ cán bộ có tay nghề và sửa sang các trang thiết bị, vật chất. Song song với kinh doanh phòng ngủ, các khách sạn đẩy mạnh kinh doanh ăn uống, đã mở dịch vụ “ Bữa ăn tự chọn”, đa dạng các món ăn tự chọn, tổ chức thành công các tiệc lưu động lớn. Doanh thu đã tăng gấp 2 lần so với năm 2003. d/ Kinh doanh vận chuyển : Doanh thu đạt 2 tỷ 413 triệu đồng, đạt 121% so với kế hoạch năm, tăng 23% so vơi cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 2% trong tổng doanh thu. Kinh doanh vận chuyển năm nay có khả quan hơn nhiều so với các năm trước, đã có nhận thức đúng và triển khai công tác tiếp thị thu hút khách. Năm 2004, công ty và các đơn vị kinh doanh vận chuyển đã đổi mới công tác quản lý, ban hành quy chế khoán xe, tăng cường tiếp thị, mở văn phòng tại khu phố cổ để khai thác khách, do vậy chỉ tiêu doanh thu vượt kế hoạch và lợi nhuận đạt kế hoạch được giao. e/ Kinh doanh hàng hoá : Doanh thu đạt 3 tỷ 551 triệu đồng, đạt 178% kế hoạch năm, tăng 70% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 3% trong tổng doanh thu công ty có nhiều kế hoạch xúc tiến, đa dạng hoá sản phẩm và có chiến lược cụ thể đạt hiệu quả cao. Ngoài ra doanh thu dịch vụ này tăng do Trung tâm TM – DVDL để hoàn thành nhập khẩu lô gỗ tiêu thụ tại thị trường nội địa. f/ Dịch vụ sửa chữa – xây lắp : Doanh thu đạt 6 tỷ 515 triệu đồng, đạt 11840 kế hoạch năm, tăng 54% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 5% trong tổng doanh thu. Xí nghiệp xây dựng đã hoàn thành tốt công tác cải tạo, sửa chữa các công trình trong công ty, đồng thời tích cực khai thác các công trình ngoại tỉnh tại Thái Bình, Hải Dương và một số các tỉnh khác, tạo thêm việc làm tăng doanh thu và thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Dịch vụ này năm nay đạt kế hoạch chỉ tiêu lớn đã vượt mức kế hoạch năm so với cùng kỳ năm trước. g/ Xuất khẩu lao động và tư vấn du học : Doanh thu đạt 8 tỷ 383 triệu đồng, đạt 190% kế hoạch năm và chiếm tỷ trọng 6% trong tổng doanh thu. Năm 2004 là năm thị trường lao động có nhiều biến động tại thị trường Đài Loan và Malaysia do lao động Viêt Nam không thực hiện đúng cam kế tại hợp đồng, nhưng công ty đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ đề ra là đưa được 400 người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại Đài Loan, tư vấn cho học sinh, sinh viên đi du học tại Mỹ, Nhật Bản. Và tổ chức thành công một số hội chợ, hội thảo. Do vậy doanh thu và lợi nhuận đạt cao so với kế hoạch được giao. Mặt khác kinh doanh dịch vụ này là thị trường lao động luôn được sự quan tâm của nhiều người và là nguồn thị trường tiềm năng trong hoạt động kinh doanh. h/ Dịch vụ Sauna- Massage Doanh thu đạt 4 tỷ 606 triệu đồng, đạt 154% kế hoạch năm, tăng 5% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 3% trong tổng doanh thu. Năm 2004, hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội đã có hiệu qủa cao, tổng doanh thu và doanh thu các nghiệp vụ kinh doanh hoàn thành vượt mức cao so với kế hoạch được giao và tăng nhiều so với cùng kỳ 2003. C/ Tình hình kinh doanh cuả các đơn vị liên doanh, liên kết, cổ phần: a/ Liên doanh khách sạn Sofitel- Metropole : Doanh thu đạt 95 tỷ đồng, nộp ngân sách 9 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 4 tỷ 500 triệu. Đây là liên doanh khách sạn luôn đứng đầu trong hoạt động kinh doanh của công ty. Tình hình kinh doanh năm 2004 của công ty liên doanh tương đối tốt, khách sạn luôn đổi mới và cải tạo buồng, khu khách sạn cũ, công suất sử dụng phòng bình quân đạt 70%, giá phòng trung bình khoảng 101 USD. Kinh doanh cho thuê văn phòng ổn định công suất cho thuê trung bình đạt 76% và giá cho thuê đạt 18 USD/m2/tháng. b/ Công ty cổ phần du lịch thương mại thủ đô( Captour): Năm 2004, công ty cổ phần Captour đã ổn định tổ chức, và tổ chức Đại Hội chi bộ, Đại Hội công đoàn nhiệm kỳ 2004-2006 vào hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh. Đã tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần. Do làm tốt khâu tiếp thị quảng cáo thu hút nguồn khách trong và ngoài nước đã đạt được kết quả kinh doanh 1 tỷ 960 triệu đồng, nộp ngân sách 80 triệu đồng, lợi nhuận ước đạt 120 triệu đồng. c/ Công ty TNHH Điện Biên Phủ- Hà Nội: Là công ty trực thuộc mới đưa vào hoạt động ngày 30-4-2004, do công trình liên doanh giữa công ty du lịch Hà Nội và công ty du lịch tổng hợp Điện Biên. Sau 80 ngày cải tạo, nâng cấp khách sạn và hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập công ty TNHH Điện Biên Phủ -Hà Nội, ngày 30-4-2004 khách sạn đã khai trương đi vào hoạt động. Bước đầu hoạt động của công ty còn gặp nhiều khó khăn, do thị trường mới mẻ, trang thiết bị còn thấp. Nhưng ban giám đốc đã cố gắng thiết lập chiến lược kinh doanh, đầu tư trang thiết bị hiện đại để phục vụ đạt hiệu quả cao, đã đạt được kết quả kinh doanh tháng 10( từ tháng 3 đến tháng 12-2004) : doanh thu đạt 1 tỷ 5 triệu đồng; nộp ngân sách; lợi nhuận đạt 180 triệu đồng. Để đạt được chỉ tiêu trên công ty đã không ngừng hoàn thiện sản phẩm của mình và nắm bắt được thị trường khác. Làm tốt công tác maketinh và tận dụng hết diện tích của công ty trong hoạt động kinh doanh. d/ Công ty cổ phần khách sạn Phú Gia: Kết quả kinh doanh năm 2004, doanh thu đạt 714 triệu đồng, nộp ngân sách 74 triệu đồng, lợi nhuận chưa có. Tình hình hoạt động của công ty trong thực tế chưa đạt được hiệu quả cao do trang thiết bị chưa cao hoạt động kinh doanh còn thua lỗ, kinh doanh còn manh mún trong khi đó thị trường luôn luôn biến động, đặc biệt là do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS vẫn còn kéo dài ở một số nơi, và do giá nguyên vật liệu cao, thị trường khách lưu trú thấp, công suất sử dụng phòng chưa cao. Chưa làm tốt khâu quảng cáo, tiếp thị, mở rộng thị trường khách. Để khắc phục tình trạng hoạt động trên toàn Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên đã cố gắng tích cực chuyển hướng kinh doanh nâng cao hiệu quả, sử dụng tối đa hết diện tích đưa vào hoạt động. Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành và lưu trú của công ty du lịch Hà Nội năm 2002, 2003 và 2004 CChỉ tiêu ĐĐơn vị tính NNăm 2002 NNăm 2003 NNăm 2004 CChênh lệch ((A) ((B) ((1) ((2) ((3) ((2/1) ((3/2) KKinh doanh lưu trú KKhách 335.190 227.470 332.68 778 119 +thị trường quốc tế KKhách 227.704 221.880 226.400 779 221 +thị trường nội địa KKhách 77.486 55.590 64.284 775 112 TTổng số NNgày khách 79.479 52.189 64.510 666 224 KKinh doanh lữ hành KKhách 18.200 19.768 27.982 1108 441 +khách Inbound KKhách/Ngàykhách 13000/61000 10.642/39.859 18.017/72.606 882/65 669/82 +khách Outbound KKhách/Ngàykhách 2700/18.500 33.515/19.884 55.045/31.298 330/107 443/57 +khách nội địa KKhách/Ngàykhách 22.500/9.100 55.611/23.201 44.920/21.898 224/55 888/94 TTổng số NNgày khách 888600 882.944 1125.508 994 551 Nguồn : báo cáo tổng kết công ty du lịch Hà Nội Theo như bảng trên ta thấy: Tình hình kinh doanh lữ hành công ty du lịch Hà Nội trong những năm có tăng đặc biệt năm 2004 vượt mức chỉ tiêu. Tỷ lệ chênh lệch giữa các năm không đáng kể, dao động với mức trung bình trên năm. Đây chính là dấu hiệu đáng mừng về hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty. Có thể nói rằng trong các hoạt động kinh doanh của công ty thì kinh doanh lữ hành và lưu trú luôn chiếm tỷ trọng cao trong toàn doanh thu của công ty. Đi đôi với sự phát triển của ngành kinh doanh lữ hành, một số lĩnh vực có liên quan tới phục vụ khách lữ hành cũng gia tăng song song. Kinh doanh lữ hành có tác động trực tiếp tăng doanh thu chung và còn thúc đẩy sự phát triển nhiều lĩnh vực khác nhau như sau: số lượng khách lữ hành tăng lên, dịch vụ lưu trú của công ty cũng gia tăng doanh thu, biểu hiện cụ thể là tổng doanh thu và công suất sử dụng phòng trung bình tăng lên, một số dịch vụ bổ xung cho khách cũng phát triển. Đặc biệt số lượng khách Inbound tăng nhanh, góp phần tăng doanh thu do đặc biệt có khả năng thanh toán cao, thích sử dụng nhiều loại hình dịchvụ bổ xung, dịch vụ vui chơi giải trí. Một trong những thể hiện rất rõ của vai trò kinh doanh lữ hành tới công ty đó là: sự gia tăng thu nhập bình quân. Do doanh thu lữ hành tăng khiến tổng doanh thu tăng lên, vì vậy công ty có khả năng tạo điều kiện nâng cao mức sống cho cán bộ công nhân viên. Mức thu nhập bình quân theo đầu người tại công ty trong 3 năm gần đây là: Năm 2002: 1, 3 triệu đồng/ tháng /1 người. Năm 2003:1, 9 triệu đồng/ tháng /1 người. Năm 2004:2, 0 triệu đồng/ tháng /1 người. Dự tính năm 2005: 2,0 triệu đồng/tháng/1người. 2.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH CÔNG, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DU LỊCH HÀ NỘI: 2.3.1. Thành công: Trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội phải kể đến những kết qủa đã đạt được trong quá trình kinh doanh , kết quả phân tích ở trên đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên để có được thành công lớn lao như vậy phải kể đến sự thành công từng mặt nhỏ của công ty như sau: +Công ty đã triển khai tổ chức bộ máy làm việc tương đối gọn nhẹ. Ban lãnh đạo công ty thực sự là những người có năng lực, có phương pháp lãnh đạo và nhanh nhạy trong việc đề ra các biện pháp thích hợp để đối phó kịp thời với những biến động của thị trường. Từ đó, không làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công ty. Ban lãnh đạo luôn xứng đáng là lá cờ tiên phong hàng đầu, lãnh đạo hoạt động kinh doanh của công ty, đội ngũ ban lãnh đạo luôn giám sát quan tâm đến từng bộ phận trong công ty. + Tập thể lao động của công ty có tinh thần đoàn kết trách nhiệm cao và đặc biệt có trình độ chuyên môn. Trình độ ngoại ngữ vững vàng có thể đáp ứng được yêu cầu cao của khách. Do công ty có kế hoạch tuyển dụng tốt, luôn chú trọng công tác đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty. + Công ty luôn tạo được bầu không khí làm việc đoàn kết, phát huy tinh thần trách nhiệm trong công việc để nâng cao năng suất lao động. + Công ty hàng năm đều tổ chức Đại Hội thi đua phấn đấu giữa các phòng ban trong công ty, bồi dưỡng kết nạp các cán bộ đảng viên. Luôn có chiến lược mới về kí kết hợp đồng lao động tạo cơ hội cho các cán bộ công nhân viên phấn đấu thi đua hoạt động trong công ty. Ngoài ra công ty hàng năm tổ chức Đại Hội cán bộ công nhân viên, khen thưởng những cán bộ ưu tú trong năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ trong năm tới. + Công ty đặc biệt chú trọng đến công tác tiếp thị, đầu tư nhiều trí tuệ, tài chính để cho ra đời nhiều loại sản phẩm du lịch mới lạ. Công ty tham gia nhiều hội chợ du lịch quốc tế và trong nước để khuyếch trương hình ảnh của công ty. +Công ty tạo ra một hệ thống sản phẩm lữ hành có chât lượng cao so với các đơn vị lữ hành khác. Nếu so với một số công ty lữ hành khác thì hiệu quả kinh doanh lữ hành của công ty vẫn đạt được kết quả tốt hơn. Do công ty luôn tạo ra đươc những uy tín về chất lượng, tạo được hình ảnh đẹp trong công chúng, một hệ thống sản phẩm lữ hành có ấn tượng cao và có uy tín đối với du khách trong và ngoài nước. +Đạt được kết quả thành công trong hoạt động kinh doanh là nhờ vào sự quan tâm chỉ đạo của ban giám đốc đã đưa ra các chiến lược quảng bá, maketing, giới thiệu về hình ảnh của công ty. Mở rộng thị trường, và luôn khảo sát tiếp cận thị trường mới trong cả nước và nước ngoài. 2.3.2. Tồn tại: Bên cạnh sự thành công của công ty vẫn tồn tại một số khó khăn sau: Sự kết hợp giữa các phòng ban, các đơn vị trong công ty tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng cần có những kế hoạch cụ thể, phối hợp chặt chẽ để phát huy sức mạnh tổng hợp của công ty. Do ảnh hưởng chung của các tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến qúa trình kinh doanh của công ty như chiến tranh Irác, dịch viêm đường hô hấp SARS vẫn tiếp tục diễn ra, kéo theo giá cả tăng đặc biệt nguyên vật liệu tăng làm ảnh hưởng tiến trình hoạt động một số kế hoạch của công ty. -Cơ sở vật chất kỹ thuật của các đơn vị trong công ty đều có xu hướng xuống cấp và thiếu các dịch vụ bổ trợ do nhu cầu thị trường khách cao. Tuy nhiên việc triển khai các công trình đầu tư cải tạo còn chậm, chưa tăng thêm các dịch vụ hỗ trợ, và chưa mở rộng được việc kinh doanh tại các điểm mới để tạo thêmviệc làm cho số lao động dư thừa. Thu nhập của cán bộ công nhân viên chưa cao, đặc biệt là ở các đơn vị kinh doanh thua lỗ, đời sống cán bộ công nhân viên chưa được cải thiện nhiều. -Sự dư thừa đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty còn nhiều, công tác quy hoạch cán bộ và trẻ hoá đội ngũ cán bộ còn gặp nhiều khó khăn, thiếu cán bộ trẻ có năng lực chuyên môn về ngoại ngữ để đáp ứng với tình hình kinh doanh cạnh tranh trong xu thế hiện đại. -Định hướng chiến lược kinh doanh , đầu tư xây dựng cơ bản, phân tích hoạt động kinh doanh và công tác Maketing, nghiên cứu thị trường của công ty nhìn chung còn yếu. 2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại: a/ Nguyên nhân khách quan: -Sự cạnh tranh giữa các hãng du lịch trong nước và ngoài nước ngày càng trở nên găy gắt và quyết liệt. Cạnh tranh để thu hút lượng khách, thu hút các đối tác, đòi hỏi các doanh nghiệp phải giảm giá thành, gây ra tình trạng nợ khách hàng ép giá xuống thấp. -Do ảnh hưởng của các dịch bệnh thiên tai, chiến tranh, đặc biệt năm 2003 SARS ảnh hưởng rất lớn tới nguồn khách và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu đi du lịch của khách. Ngoài ra còn kéo theo thị trường giá cả tăng dẫn đến nguồn thu nhập giảm sút ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu đi du lịch của người dân đặc biệt là khách nội địa. b/ Nguyên nhân chủ quan: - Công tác tuyên truyền quảng cáo thu hút khách chưa đủ sức cạnh tranh với một số các đơn vị khác ở cùng trong nội địa của công ty. Vì thế chưa thu hút được nhiều khách du lịch . - Quá trình tìm hiểu tiếp cận thị trường mới còn hạn chế chưa năng động, bỏ nỡ nhiều cơ hội của thị trường khách quốc tế như thị trường khách từ châu Phi. Các nguyên nhân khách quan thì công ty có thể lường trước được , nhưng các nguyên nhân do nội tại trong bản thân công ty , thì công ty cần xem xét và có những giải pháp kịp thời khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cao hơn so với kết quả hiện tại mà công ty đã đạt được. Để khắc phục những tồn tại trên đòi hỏi công ty cần có chiến lược cụ thể triển khai hàng năm để thực hiện đấy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty xứng đáng với tên công ty du lịch Hà Nội. 2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG II: Thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội, ta có thể rút ra một số những nhận xét sau: Trong phạm vi quốc gia công ty du lịch Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ rất lâu và có một hình ảnh, chỗ đứng nhất định trong thị trường du lịch Việt Nam. Công ty du lịch Hà Nội là một doanh nghiệp được đánh giá cao về uy tín chất lượng và bề dày thành tích hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Nhiều năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế phát triển mở rộng cả phạm vi hoạt động lẫn quy mô. Những thành công của công ty bước đầu đã được sự đánh giá cao và coi trọng của một số tổ chức du lịch quốc tế, cụ thể là công ty được công nhận là thành viên chính thức của 3 tổ chức du lịch quốc tế có uy tín: Hiệp Hội du lịch châu A Thái Bình Dương(DATA), Hiệp hội du lịch Hoa Kỳ(ASTA), Hiệp hội du lịch Nhật Bản(JATA). Thuận lợi lớn nhất của công ty khi trở thành một thành viên chính thức của 3 hiệp hội trên là: thương hiệu HoNoi Tourist thực sự trở nên có uy tín cao hơn trong con mắt du khách trong nước và quốc tế. Thêm vào đó, với vị trí của một thành viên chính thức công ty nhận được một số ưu đãi do hiệp hội đem lại: được bảo vệ quyền lợi của mình tại một số thị trường như :Mỹ , Nhật.. được cung cấp tư vấn nhiều thông tin cập nhập về thị trường mục tiêu, tham gia các hội thảo, chương trình du lịch , trao đổi kinh nghiệm với các thành viên khác của hiệp hội. Với những điều kiện thuận lợi trên có một hệ thống cơ sở vật chất lớn nằm tại vị trí trung tâm của thủ đô. Ban lãnh đạo công ty có đủ năng lực, nhanh nhạy trong việc ứng phó với sự thay đổi của thị trường. Công ty có thể cung cấp các dịch vụ du lịch cho khách từ khâu vận chuyển, lưu trú, ăn uống.. Đặc biệt trong những năm gần đây công ty còn tận dụng mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và củng cố các dịch vụ bổ trợ như Sauna-Massage. Hiện nay việc kinh doanh của công ty đang từng bước vượt qua sự khó khăn các con số về doanh thu về lượng khách tăng đáng kể tăng từ 21% đến 39% so với cùng kỳ năm. Chất lượng của các tour du lịch tăng nhưng giá bán vẫn giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS, chiến tranh IRác. Còn đối với hệ thống khách sạn trực thuộc công ty, tuy số khách đến với các khách sạn đã tăng nhưng do sự cạnh tranh về giá nên doanh thu vẫn chưa cao. Việc kinh doanh vẩn chuyển vẫn trong tình trạng gặp khó khăn, việc thu hồi nợ vẫn chưa hoàn tất, khi đó giá cả về chi phí cầu phà, bến bãi tăng, khác trên cùng một địa bàn. Kinh doanh các dịch vụ bổ trợ, cần phải tìm kiếm đối tác cho thuê văn phòng, trong khi đó giá thuê một số sản phẩm kinh doanh hàng hoá về xây dựng còn phải bù lỗ. Trong thực tế thông qua sự đánh giá tổng quát chung của công ty, thì đây quả là một mối quan tâm lớn đối với các cấp lãnh đạo của công ty du lịch Hà Nội. Vì vậy, cần phải tính toán kỹ, xem có nên mở rộng các hoạt động kinh doanh , dịch vụ này hay không? Bản thân là một sinh viên học khoa du lịch, chỉ còn vài tháng tới được làm việc trong môi trường du lịch. Em mạnh dạn xin đóng góp một vài ý kiến cũng như góp một phần nhỏ bé của mình vào việc thúc đẩy và cải thiện nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội nói riêng và của ngành du lịch Việt Nam nói chung. Những ý kiến của em có thể là có phần nào nông nổi, hoang tưởng và chứa sát với thực tế nhưng nó cũng là những hiểu biết và kinh nghiệm đã thu thập được trong suốt quá trình học hỏi và nghiên cứu tại trường trong suốt năm học, và đặc biệt qua thời gian cọ sát với thực tế trong thời gian vừa qua. Do vậy em rất mong nhận được sự thông cảm và những lời góp ý từ phía các thầy cô giáo và các bạn sau khi xem xong chương 3: “Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội”. Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DU LỊCH HÀ NỘI 3.1 phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội đến năm 2010: Hoà chung vào không khí phương hướng phát triển du lịch đến năm 2010 của Việt Nam là phát triển và bền vững làm cho “ Du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” đẩy mạnh xúc tiến du lịch , tập trung đầu tư có chọn lọc một số khu, tuyến, điểm du lịch quan trọng có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Xây dung cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại và phát triển nhanh chóng nguồn nhân lực, tạo sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, giàu bản sắc dân tộc, có sức cạnh tranh từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu năm 2010 Việt Nam vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực. Cùng xu thế chung của cả nước công ty du lịch Hà Nội đã có những phương hướng thiết thực để thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch của công ty . 3.1.1. Định hướng chung: Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Hà Nội, công ty du lịch Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh tốc độ phát triển hàng năm với các định hướng doanh thu cao hơn năm trước. Nâng cao chất lượng, phát triển đồng bộ du lịch. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác tổ choc kinh doanh và công tác tư tưởng cho cán bộ công nhân viên tạo sự thống nhất, đoàn kết để tạo ra sức mạnh tổng hợp, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phấn đấu xây dung công ty du lịch Hà Nội trở thành một doanh nghiệp có vị thế trên thị trường trong các lĩnh vực kinh doanh lữ hành, khách sạn, cho thue văn phòng và các dịch vụ khác. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. 3.1.2. Phương hướng cụ thể: Định hướng về khách du lịch và doanh thu: +Khách du lịch : lượng khách quốc tế đến công ty tăng trung bình trên 5%, các thị trường hàng đầu là Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và các nước ASEAN… đều tăng. Đặc biệt là thị trường Trung Quốc có sự tăng mạnh từ khi 2 nước Việt Nam và Trung Quốc cho phép đón khách không cần hộ chiếu đi du lịch tại các cửa khẩu đường bộ. Thị trường Đông Nam Á cũng ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Dự kiến năm 2005 tổng lượng khách du lịch tăng 30% trong đó khách quốc tế tăng 20% và khách nội địa tăng 10%, ngày lưu trú bình quân là 2 ngày. Đến năm 2010 du lịch Hà Nội nói chung và công ty du lịch Hà Nội nói riêng có nhiều cải thiện, nâng cấp và xây dung lại theo chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Có nhiều hoạt động để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Dự kiến năm 2010 sẽ đón 48.500 khách du lịch đến với công ty tăng bình quân 20%, trong đó khách du lịch quốc tế tăng 25%/năm và khách du lịch nội địa tăng 15%/năm, +Về doanh thu: doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả như doanh thu ăn uống, lữ hành, vận chuyển. Dự kiến doanh thu năm 2005 tăng 15%/năm đến năm 2010 tăng20%năm/năm. Bảng 6: bảng dự báo số lượng khách và doanh thu của công ty du lịch Hà Nội trong những năm tới: Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2010 Khách quốc tế Khách 48.947 50.986 Khách nội địa Khách 19.972 14.607 Doanh thu Triệu đồng 253.000 264.000 3.2. Phương hướng phát triển và nhiệm vụ chủ yếu của công ty du lịch Hà Nội: Trước tình hình kinh doanh cạnh tranh ngày càng khó khăn như hiện nay, để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính mà công ty đề ra trong tất cả các lĩnh vực. Công ty du lịch Hà Nội luôn có những chiến lược, biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, luôn giám sát theo dõi chặt chẽ mọi họat động trong tất cả các lĩnh vực. Được thực hiện cụ thể trong các lĩnh vực sau: a.Kinh doanh lữ hành Trong thời gian vừa qua công ty đã đạt được những thành quả đáng kể trong hoạt động kinh doanh này. Để đạt được thành quả trên do công ty chủ trương tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh lữ hành, xây dung lại đội ngũ lãnh đạo và nhân viên của trung tâm du lịch và chi nhánh của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh với mục tiêu vừa làm vừa củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động chuyên kinh doanh lữ hành bằng cách tận dụng nguồn khách quốc tế đến ít trong năm 2004 vừa qua do ảnh hưởng dịch bệnh SARS công ty đã cho cán bộ công nhân viên đào tạo thêm nghiệp vụ. Công ty luôn quan tâm đến khâu quảng cáo và mở rộng thị trường để thu hút nguồn khách đồng thời phát triển du lịch Inbound, Outbound và nội địa, trong đó ưu tiên du lịch Inbound. Củng cố các thị trường truyền thống và nghiên cứu cử đại diện của công ty du lịch Hà Nội tới các thị trường nước ngoài và trong khối ASEAN. Hiện nay công ty luôn củng cố các thị trường như Móng Cái và xâm nhập thêm một số thị trường mới ở miền Trung và miền Nam. b. Kinh doanh khách sạn: Công ty du lịch Hà Nội đang từng bước hoàn thiện việc xây dung nâng cấp các khách sạn trực thuộc. Đang từng bước hoàn thiện cơ cấu đầu tư các khách sạn xây dựng thành sao. Tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý , điều hành và củng cố cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn, đồng thời nâng cao chất lượng phục nụ tại các khách sạn trực thuộc, đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế, thái độ phục vụ của cán bộ công nhân viên với tinh thần “ khách sạn 2-3 sao phục vụ như 5 sao” (Bài phát biểu thành lập công ty kỷ niệm 42 năm) phấn đấu đạt xông suet phòng luôn cao nhất. Duy trì và thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tìm các biện pháp giải quyết các lực lượng lao động dôi dư quá lớn ảnh hưởng tới hiệu qủa kinh doanh . c. Kinh doanh các dịch vụ bổ trợ: Kinh doanh vận chuyển là loại hình kinh doanh luôn gặp nhiều khó khăn. Công ty luôn đầu tư tăng cường mua xe mới để phù hợp với quá trình kinh doanh hiện nay. Với giá thành phù hợp nâng cấp chất lượng loại xe và chất lượng phục vụ. Kinh doanh hàng hoá là nghiệp vụ kinh doanh chưa thu được lãi nhiều, thậm chí còn lỗ. Vì vậy một số cơ sở chuyển hướng kinh doanh hoặc cho thuê. Kinh doanh hàng hoá ( bán hàng lưu niệm, hàng tiêu dùng cho khách…) chỉ để tận dụng cơ sở vật chất hiện có của công ty . Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí đã được nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao chất lượng phục vụ khách đã tạo được uy tín nên doanh thu tăng và kinh doanh dịch vụ này đang có xu hướng phát triển. Kinh doanh cho thuê văn phòng: công ty chủ trương tăng cường quảng cáo, đẩy mạnh quá trình Maketinh, tiếp thị, tìm kiếm đối tác và nâng cao chất lượng phục vụ, ổn định về giá cả để giữ được khách cho thuê văn phòng trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Công ty đã xây dựng chính sách giá cả phù hợp chung của thị trường để giữ vững hoạt động kinh doanh cho thuê văn phòng hiệu quả. 3.3. đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội: 3.3.1. Công tác hoàn thiện cơ cấu quản lý và điều hành công ty du lịch Hà Nội: Trong cơ chế từ bao cấp chuyển sang tự cung tự cấp, bộ máy hành chính của công ty rất cồng kềnh, hoạt động của các phòng ban không hiệu quả, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp. Cán bộ công nhân viên công ty có nhiều bề dày kinh nghiệm, vững vàng về nghịêp vụ nhưng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau: Số lượng lao động dư thừa nhiều, tuổi đời bình quân cao. Nhiều lao động vẫn chưa được sử dụng dẫn tới tình trạng lãng phí về nguồn nhân lực, chi phí nhân công. Hơn nữa, một bộ phận cán bộ công nhân viên tự đang chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế trị trường. Giải pháp cấp thiết hiện nay là doanh nghiệp một mặt nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động, cập nhập các công nghệ bán hàng hiện đại, mặt khác công ty phải sắp xếp lại đội ngũ cán bộ du lịch và giải quyết các lao động dư thừa. Các chính sách đề bạt các lao động có khả năng, làm việc tốt để kích thích tinh thần sáng tạo, đầu tư chất xám nhiều hơn nữa vào hoạt động đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp. Thêm nữa công ty cần thực hiện hiện đại hoá kỹ năng làm việc cho nhân viên. Quy mô phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế là mong muốn hàng đầu của doanh nghiệp, vì vậy công ty rất coi trọng công tác nghiên cứu thị trường một cách khoa học và hiệu quả. Kết quả của hoạt động được sử dụng trực tiếp trong các chiến lược, mục tiêu phát triển của công ty . Hiện nay công ty đang tiến hành những hoạt động Maketinh nhằm vào thị trường nhưng kết quả đem lại chưa đạt được như mong muốn. Công ty còn thiếu nhiều cán bộ chuyên môn, có kinh nghiệm cao trong lĩnh vực Maketinh. Do đó, công ty nên thường xuyên mở các lớp học về Maketing, nâng cao nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm. Công tác này tuy hạn chế do khả năng tiếp thu của nhân viên có thể hạn chế nhưng không ảnh hưởng tới sự tăng nhân lực, do phải tuyển thêm nhân viên Maketing có chuyên môn cao mới tăng cường hiệu quả của công tác Maketing. 3.3.2. Giải pháp tăng doanh thu: Công ty du lịch Hà Nội là một doanh nghiệp doanh thu luôn đạt được kết quả cao trong quá trình kinh doanh trong suốt thời gian qua. Để đạt được kết quả đó công ty luôn tìm tòi sáng tạo trong các giải pháp thu hút khách và đã đạt được những thành công nhất định. Vì vậy, trong khuôn khổ chuyên đề này, em chỉ xin đề xuất một số giải pháp mang tính hoàn thiện những gì mà công ty đã đạt được. Để đẩy mạnh thu hút khách, công ty cần tiếp tục hoàn thiện các công việc sau: 3.3.2.1. Hoàn thiện công tác Maketing của trung tâm du lịch lữ hành: Đây là khâu quan trọng trong việc kinh doanh lữ hành. Công tác này cần có những kế hoạch cụ thể để thu hút nguồn khách. Thiết lập củng cố trong tất cả các phòng ban, tiếp tục tổ chức nghiên cứu thị trường, duy trì được những bạn hàng truyền thống và đồng thời tìm kiếm các bạn hàng mới. Thông qua việc nghiên cứu thị trường, công ty phải tìm cho được thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu của mình để tập trung khai thác vì không thể cùng một lúc thâm nhập vào tất cả các thị trường. Hoàn thiện cơ cấu hình thành giá, xây dựng chương trình tour hợp lý. Việc hình thành cơ cấu giá cả phải chăng căn cứ trên cơ sở giá cạnh tranh trên thị trường để đưa ra các mức giá hợp lý, xây dựng tuor phù hợp từng đối tượng khách, từng thời kỳ để từ đó tăng thêm sự hấp dẫn đối với khách hàng. Công ty cần điều chỉnh giá linh hoạt, có thể trước tiên lợi nhuận giảm nhưng về lâu dài cơ sở vững chắc lượng khách tăng và sẽ được bù lại một cách thoả đáng. Những biện pháp khuyến mại kịp thời sẽ kích thích sự tiêu ding của khách du lịch, công ty cần trích một lượng ngân quỹ để quảng cáo rộng rãi. Đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu về đất nước con người Việt Nam bằng các phương tiện truyền thông như: đài, báo, tivi, mạng Internet, các webside… 3.3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm lữ hành của công ty du lịch Hà Nội: Để thu hút đến với công ty là một công đoạn khó, nhưng giữ chân họ được lâu hơn và quay lại nhiều lại càng khó hơn. Để làm được điều đó, phải đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm lữ hành như: nâng cao chất lượng bộ máy quản lý, chất lượng đội ngũ lao động, đa dạng hoá sản phẩm lữ hành tạo sản phẩm lữ hành độc đáo, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch … Trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, các doanh nghiệp du lịch trong nước đua nhau giảm giá chào bán. Vì vậy giải pháp tăng giá bán tour để tăng doanh thu là không khả quan. 3.3.2.3.Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh khách sạn: Hoạt động đẩy mạnh kinh doanh khách sạn của công ty du lịch Hà Nội là một yếu tố quan trọng hiện nay với lượng khách có nhu cầu sử dụng công suất phòng bình quân mỗi năm để tăng từ 10-14%, chínhvì vậy công ty cần có những chiến lược cụ thể để nâng cao chất lượng phục vụ trong dịch vụ này. Như thường xuyên nâng cấp, cải tạo phòng, đưa ra mức giá phù hợp trong từng điều kiện cụ thể. Những biện pháp khuyến mại hợp lý sẽ kích thích sử dụng dịch vụ của khách. Công ty cần phải quảng cáo rộng rãi hơn về khách sạn như : in tờ gấp có mẫu mã hấp dẫn đến sự tò mò của khách, thông tin đại chúng, mạng Internet. 3.3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ trợ: Hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ trợ làm tăng thêm một phần doanh thu và làm phong phú thêm hoạt động du lịch chính của doanh nghiệp công ty cần phải tìm đối tác hay quảng cáo để hoạt động kinh doanh cho thuê văn phòng đạt hiệu quả cao. Cần quảng cáo và phát huy những hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nếu hoạt động kinh doanh nào cũng thua lỗ, không khắc phục được cần chuyển hướng kinh doanh và công ty cần phải linh hoạt trong việc điều chỉnh giá cả hợp lý phù hợp với tình hình cạnh tranh trên thị trường. 3.3.3. Giải pháp sử dụng chi phí hợp lý và tiết kiệm: 3.3.3.1. Tiết kiệm chi phí tuyệt đối: Là việc đưa ra kế hoạch sử dụng chi phí sao cho hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty. Như việc đầu tư để nghiên cứu thị trường, đào tạo bồi dưỡng lao động là cần thiết nhưng phải hợp lý, không thể xảy ra tình trạng thất thoát. Để làm tốt điều này công ty cần phải: -Tổ chức tốt công tác hạch toán tài chính, chống thất thoát, bảo đảm việc cắt giảm chi phí không hợp lý. - Có kế hoạch về chi phí dựa trên cơ sở định mức chi phí để đưa ra mức chi tiêu cụ thể. - Xác định chi phí cho từng nghiệp vụ, từng bộ phận để thường xuyên theo dõi kiểm tra vấn đề sử dụng chi phí theo định mức đã lập kế hoạch. Đồng thời căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong đó có kế hoạch chi phí, phòng tài chính-kế toán lập dự toán chi phí cho từng bộ phận, từng nghiệp vụ. Như vậy công ty có thể theo dõi được tình hình sử dụng chi phí tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh doanh. -Nghiên cứu thị trường một cách đầy đủ, chính xác để có chiến dịch quảng cáo hợp lý, sử dụng chi phí có hiệu quả. -Phân tích rõ chức năng, quyền hạn của các bộ phận thị trường về điều hành để có thể trả lời khách hàng nhanh nhất, tránh lãng phí về mọi mặt. -Sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn sàng có của công ty là biện pháp giảm chi phí. 3.3.3.2. Tiết kiệm chi phí tương đối: Hiện nay công ty đã đưa ra những kế hoạch để sử dụng tiết kiệm chi phí, tận dụng một số đội ngũ lao động vào việc khai thác thị trường du lịch nội địa. Công ty nên có kế hoạch tạo ra doanh thu lớn hơn bằng việc kéo dài thời vụ du lịch . Tăng thêm chi phí cho quỹ quảng cáo để thu hút khách quốc tế trong và ngoài nước, từ đó sẽ có sự gia tăng lớn hơn về doanh thu. 3.3.3.3. Các giải pháp tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động Maketinh: *Chính sách phân phối: Đối với kênh phân phối trực tiếp là du khách mua trực tiếp và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của công ty mà không qua trung gian, vào các dịp lễ tết, ngày kỷ niệm lịch sử. Công ty nên có chương trình vui chơi giải trí đặc biệt cho khách và có thêm các chương trình khuyến khích cho khách. Công ty nên thể hiện sự quan tâm đến các đặc điểm cá nhân của khách, đặc biệt là ngày sinh nhật và tên khách để khách thấy được sự quan tâm, thú vị nếu nhân viên biết tên mình hoặc nhận được bó hoa nhân ngày sinh nhật. Đối với công ty du lịch Hà Nộ, kênh phân phối gián tiếp thông qua các tổ chức cá nhân trung gian, như tổ chức du lịch, lữ hành, các cơ quan doanh nghiệp và các cá nhân trong và ngoài nước. Công ty nên thường xuyên tiến hành phân tích thị trường, để giúp cho công ty xác định được thị trường mục tiêu và tiềm năng để tìm kiếm thu hút nguồn khách. *Chính sách sản phẩm: Là việc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Chính sách sản phẩm, chính sách phân phối, các hoạt động khuyếch trương phải luôn đi cùng để bổ trợ cho nhau nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ trong công ty, ngày càng củng cố uy tín và chất lượng. 3.3.3.4. Đổi mới quản lý và phát triển doanh nghiệp: Công ty du lịch Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, tồn tại 42 năm hoạt động, đội ngũ lao động công nhân viên 715 người. Với đội ngũ nhân viên vững mạnh công ty phải thường xuyên đào tạo đội ngũ lao động linh hoạt trong mọi hoạt động để đạt được kết quả tốt trong kinh doanh. 3.4. kết luận chương 3 Qua quá trình phân tích và đánh giá thực trạng của công ty du lịch Hà Nội ở chương 2, công ty có một số thuận lợi, song không tránh khỏi những khó khăn tồn tại của doanh nghiệp, với khả năng còn hạn hẹp và quá trình thực tế tại công ty, em đã mạnh dạn đóng góp một vài vấn đề nhỏ, rất mong công ty du lịch Hà Nội quan tâm xem xét và có thể áp dụng một vài ý kiến nào đó trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội trong thời gian tới, Thông qua một vài đề xuất về vấn đề cải tiến, nâng cao chât lượng dịch vụ, một hoạt động cần thiết phải tiến hành liên tục trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay là một vài đề xuất tiến hành công tác Maketing- một hoạt động không kém phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh , hoạt động này không những quản lý được những khách hàng truyền thống mà còn có cơ hội thu hút thêm nguồn khách mới, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng doanh thu cho lao động, đồng thời tăng uy tín cho công ty trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế. 3.5. những kiến nghị chung Kiến nghị với nhà nước là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bằng cách đơn giản hoá các thủ tục hành chính đối với hoạt động kinh doanh lữ hành. Thiết lập môi trường pháp lý ổn định, giữ vững trật tự an toàn xã hội, đầu tư và nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch . Đề ra các quy chế bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường. Bên cạnh đó có các pháp luật riêng về ngành để ngành du lịch giới thiệu và quảng bá sản phẩm của mình trên thị trường thế giới. Kiến nghị với tổng cục du lịch Việt Nam cần có các chính sách quan tâm hơn nữa tới ngành du lịch cụ thể như sau: -Ban hành luật du lịch cho việc phát triển ngành du lịch nói chung, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch . -Đơn giản hoá các thủ tục hành chính cho khác du lịch như thủ tục xuất nhập cảnh, cấp hộ chiếu. -Có các biện pháp, chính sách để thu hút khách du lịch nước ngoài ở Việt Nam. -Cần có các biện pháp phát triển đồng bộ, các ngành có liên quan tới ngành du lịch như ngành nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…. ưu tiên cho các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng kinh doanh . -Thường xuyên hơn nữa tổ chức các lễ hội du lịch, khôi phục và mở mang các làng nghề truyền thống, các lễ hội cổ truyền, xây dựng các làng văn hoá trung tâm văn hoá, bảo tồn và khôi phục các khu di tích, danh thắng,… - Xin phép chính phủ đưa vào chương trình giáo dục cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học những thông tin về lao động, ích lợi và vai trò của ngành du lịch trong việc phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước, cung cấp cho học sinh về những chủ trương và chính sách của chính phủ về ngành du lịch -Quảng bá, truyền thông để nâng cao nhận thực về ý nghĩa và tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân. -Đảm bảo môi trường tại các khu, các điểm du lịch như cảnh quan môi trường, an ninh trật tự, thái độ dân sở tại. Dẹp bỏ tình trạng ăn mày ăn xin chèo khéo khách mua hàng và những khoản thu bất chính hợp lý đối với khách du lịch. Để đảm bảo an ninh quốc gia thì việc quản lý chặt người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam là rất cần thiết. Nhưng để có thể thu hút được nhiều khách quốc tế hơn nữa vào Việt Nam thì đối với đội ngũ cán bộ biên phòng và hải quan cần phải có thái độ đón tiếp thân mật và niềm nở hơn đối với người nước ngoài khi đi vào cửa khẩu của Việt Nam. Kiến nghị với thành phố Hà Nội, là có những quan tâm thích đáng hơn nữa trong việc ưu đãi đầu tư vào việc cho vay vốn xây dựng, nâng cao chất lượng chương trình du lịch. Tạo môi trường văn hoá tại các điểm du lịch. Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào du lịch. KẾT LUẬN Bài khoá luận này đã trình bày một số vấn đề lý luận về hiệu quả trong kinh doanh du lịch của công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh tại công ty du lịch Hà Nội. Hiệu quả kinh tế là một vấn đề hết sức quan trọng mà tất cả các nhà kinh doanh đều phải quan tâm nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển. Hoạt động kinh doanh du lịch là một hoạt động khá hấp dẫn nhưng cũng rât khó. Hiện nay trên cả nước có trên 200 công ty hoạt động trong lĩnh vực lữ hành và hơn 350.000 khách sạn lớn nhỏ, do đó sự cạnh tranh giữa các công ty gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi các nhà kinh doanh. Phải đặt vấn đề “Nâng cao hiệu quả kinh doanh” lên hàng đầu để khẳngđịnh vị thế của mình với các bạn hàng và đối thủ cạnh tranh, công ty du lịch Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luật đó. Để hoàn thành tốt bài khoá luận này, trong suốt thời gian qua em đã trực tiếp đi tìm hiểu thực tế hoạt động của công ty, thu thập và xử lý các số liệu. Tuy nhiên số liệu thống kê mà em đã thu thập được tại công ty du lịch Hà Nội chưa được đầy đủ và cụ thể. Do vậy bài khoá luận này chưa phân tích được thật kỹ về từng bộ phận và từng đơn vị trực thuộc của công ty. Vì vậy các giải pháp đưa ra vẫn chưa cụ thể và chi tiết.Đây cũng là hạn chế của bài khoá luận này. Tuy nhiên qua quá trình học hỏi, thực tập và viết khoá luận này em cũng thu thập được ít nhiều kiến thức bổ ích. Em hy vọng rằng khoá luận tốt nghiệp này sẽ qóp được một tiếng nói đủ để công ty du lịch Hà Nội tiếp tục kinh doanh có hiệu quả, cũng như một số bạn có thể tham khảo để bổ xung cho bài khoá luận của em được đầy đủ và chính xác hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn Vũ Chính Đông đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành xuất sắc bài khoá luận này, cùng các bạn trong khoa du lịch và tất cả các cô , chú , anh, chị trong công ty du lịch Hà Nội đã động viên em để em có thể hoàn thành khóa luận này. TÀI LIÊU THAM KHẢO [1]. Tổng cục du lịch . Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 [2]. Đinh Trung Kiên. Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch –NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2000. [3]. Trần Nữ Ngọc Anh. Giáo trình “Maketing chiến lược trong kinh doanh du lịch và khách sạn".2/2002. [4]. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002 của công ty du lịch . [5]. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 của công ty du lịch Hà Nội. [6]. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004 của công ty du lịch Hà Nội. [7]. Công ty du lịch Hà Nội, 42 năm xây dựng và phát triển. [8]. Lê Quỳnh Chi. Giáo trình “Tổng quan du lịch ,6/2002". [9]. Tạp chí du lịch Việt Nam, số 1/2003, “Khai thác triệt để điều kiện thuận lợi phát triển du lịch”, trang 23,31. [10]. Sở du lịch Hà Nội, Báo cáo tổng kết quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Hà Nội(1997-2010). [11]. Tạp chí du lịch số 3-2003. [12]. Nguyễn Văn Đĩnh va Nguyễn Văn Mạnh, tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch , NXB thống kê 1995, trang 268. [13]. Các thông tin, tư liệu về hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội. [14]. Những thông tin tư liệu về công ty du lịch Việt Nam và TOSERCO [15]. Nguyễn Văn Lưu, thị trường du lịch , NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội1998, trang 175. [16]. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1999-2010, viện nghiên cứu phát triển du lịch , Hà Nội 1994. [17]. Bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 42 năm ngày thành lập công ty du lịch Hà Nội. [18]. Thực trạng và chủ trương biện pháp đẩy mạnh hoạt động lữ hành quốc tế trong thời gian tới, Báo cáo tại Hội nghị lữ hành quốc tế lần thứ 2, Vũng Tàu 1996. [19]. Nguyễn Lê Mạnh, Overview of tourism, Faculty of tourism, Hà Nội open university, Hanoi 1998, 175pp. [20]. Judi Varga-toth, Maragement of a tourgwide Business,Facubty of tourism, Hanoi university,1996,203pp. [21]. Nguyễn Lê Mạnh, Strategic Marketing for Tourism and Hospitality, factulty of tuorism, Hanoi open university, 1996, 159pp. [22]. Những thông tin tư liệu về công ty Du lịch Việt Nam và toserco. [23]. Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang - Marketing du lịch - NXB TP HCM. [24]. Trần Nhạn, Du lịch và kinh doanh du lịch, NXB Thống kê Hà Nội 1996. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY TỔNG CÔNG TY DU LỊCH HÀ NỘI 1- Khách sạn Hoà Bình 2- Khách sạn dân chủ 3- Khách sạn Bông Sen 4- Khách sạn Hoàn Kiếm 5- Đoàn xe du lịch 6- Trung tâm du lịch Hà Nội 7- Trung tâm Thương mại và dịch vụ du lịch 8- Trung tâm hợp tác quốc tế và XKLĐ 9- Trung tâm thương mại du lịch Sông Hồng 10- Xí nghiệp XD và DV Du lịch 11- Chi nhánh Công ty Du lịch hà Nội tại TPHCM 12- Chi nhánh Công ty Du lịch hà Nội tại TP Đà Nẵng 13- Chi nhánh Công ty Du lịch hà Nội tại Quảng Ninh 14- Văn Phòng đại diện Công Ty Du lịch Hà Nội tại: Mỹ và Nhật Bản 15- Nhà hàng MARINA- Trấn Vũ 16- Nhà hàng Vân Nam 17- Cửa hàng PARADISE CAFE 18- Ban Quản lý DA ĐT $ PTDL 19- Trường đào tạo nghiệp vụ đu lịch Văn phòng tổng công ty Phòng Tài chính- Kế toán Phòng Nghiên cứu và phát triển thị trường Phòng Kế hoạch - Đầu tư Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH CÔNG TY DU LỊCH HÀ NỘI TỔNG CÔNG TY DU LỊCH HÀ NỘI SỞ DU LỊCH HÀ NỘI MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DU LỊCH HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu chung về công ty du lịch hà nội 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.2. Hệ thống bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 2.1.3. Các điều kiện đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Du lịch Hà nội (2002 - 2003 và 2004) 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Du lịch Hà Nội năm 2002 2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Du lịch Hà Nội năm 2003 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Du lịch Hà nội 2004 2.3. Đánh giá những thành công, tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động kinh doanh của công ty Du lịch Hà Nội 2.3.1. Thành công 2.3.2. Tồn tại 2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại 2.4. Kết luận chương 2 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DU LỊCH HÀ NỘI 3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Du lịch Hà Nội đến năm 2010 3.1.1. Định hướng chung 3.1.2. Phương hướng cụ thể 3.2. Phương hướng phát triển và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Du lịch Hà Nội 3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Du lịch Hà Nội 3.3.1. Công tác hoàn thiện cơ cấu quản lý và điều hành tại công ty Du lịch Hà Nội 3.3.2. Giải pháp tăng doanh thu 3.3.2.1. Hoàn thiện công tác Marketing của Trung tâm du lịch lữ hành. 3.3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm lữ hành của Công ty Du lịch Hà Nội 3.3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh khách sạn. 3.3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ trợ 3.3.3. Giải pháp sử dụng chi phí hợp lý và tiết kiệm 3.3.3.1. Tiết kiệm chi phí tuyệt đối 3.3.3.2. Tiết kiệm chi phí tương đối 3.3.3.3. Các giải pháp tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động Marketing 3.3.3.4. Đổi mới quản lý và phát triển doanh nghiệp 3.4. Kết luận chương 3. 3.5. Những kiến nghị chung KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL29.DOC
Tài liệu liên quan