Đề tài Thực trạng và các giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ

Tỉnh cần làm sớm công tác quy hoạch, phân vùng kinh tế trong đó, phát triển kinh tế trang trại với quy mô lớn mang tính chất chuyên canh sản xuất hàng hoá. Mặt khác cần đẩy mạnh công tác giao diện tích đất trống, đồi núi trọc chưa sử dụng để đưa vào sản xuất nông, lâm, thuỷ sản. Cần giải quyết sớm vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhanh chóng xêm xét nguồn gốc đất và có hướng giải quyết tích cực để người dân ổn định sản xuất lâu dài.

doc61 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và các giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên thì sẽ kích thích các trang trại phát triển mạnh hơn. Thị trường tiêu thụ là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đời sống và khả năng tái sản xuất của các trang trại, có thị trường ổn định, hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ, thì các hộ sản xuất mới dám đầu tư vào sản xuất kinh doanh mở rộng quy mô trang trại, sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Nhà nước quan tâm, hỗ trợ đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các trang trại, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các trang trại phát triển. 5. Hiệu quả xã hội của các trang trại chăn nuôi . Cũng như các trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng: Sự phát triển các trang trại đã giúp cho việc giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn , vì phần lớn ở nông thôn đều có lao động nhàn rỗi ngoài mùa vụ chính. Tuy nhiên, phần lớn lao động đều không có kinh nghiệm nhưng cũng giúp cho người lao động có công ăn việc làm, góp phần thay đổi bộ mặt xã hội nông thôn trong điạ bàn Tỉnh Phú Thọ. Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá, thị trường phát triển mạnh, có tác động mạnh chuyển dịch cơ cấu dinh tế trong nôngnghiệp nông thôn góp phần giữ vững an ninh lương thực cho địa bàn tỉnh và cả nước, giữ vững nền nông nghiệp sinh thái bền vững, thúc đẩy chương trình chăn nuôi lợn xuất khẩu của Tỉnh Phú Thọ. IV. Đánh giá về sự phát triển các trang trại chăn nuôi ở Tỉnh Phú Thọ. 1. ưu điểm: So sánh với các loại hình kinh tế trang trại khác thì trang trại chăn nuôi thì trang trại chăn nuôi được hình thành và phát triển muộn nhất trong hệ thống các trang trại của Tỉnh Phú Thọ. Nhưng có đặc điểm giống nhau là đều xuất phát từ kinh tế hộ gia đình, có cùng điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu, tuy nhiên khác nhau về quy mô đối với trang trại khác như: lâm nghiệp trồng cây công nghiệp, cây ăn quả… thì đòi hỏi quy mô ruộng đất lớn, trong khi đó các trang trại chăn nuôi thì có quy mô ruộng đất hẹp hơn. Đối với các trang trại chăn nuôi có ưu điểm hơn so với các trang trại khác la hiệu quả cao , thời gian quay vòng nhanh, tỷ lệ hàng hoá lớn, thị trường tiêu thụ đa dạng, mà chủ yếu là người dân. Trong khi đó, các loại hình kinhh tế trang trại khác thì đòi hỏi thời gian dài, chu kỳ sinh trưởng dài, hiệu quả không cao mà còn chịu ảnh hưởng lớn bởi các điều kiện thời tiết khí hậu. 2. Nhược đỉêm: Nhìn chung các trang trại chăn nuôi trong địa bàn Tỉnh Phú Thọ đều có quy mô đất đai nhỏ nhiều hộ còn thiếu đất để xây dựng trang trại. Hơn nữa, chủ trang trại là những người còn hạn chế về kinh nghiệm sản xuất cho nên, thường xảy ra những rủi ro như việc phòng trừ dịch bệnh cho chăn nuôi còn chưa triệt để thường hay xảy ra dịch bệnh gây hậu quả khôn lường cho chăn nuôi. Các trang trại chăn nuôi trong địa bàn Tỉnh Phú Thọ còn thiếu vốn sản xuất trong khi đó chính sách ưu đãi cho vay tín dụng còn chậm lỏng lẻo và vốn về tới hộ nông dân còn chậm, nó đã ảnh hưởng đến việc đầu tư vào sản xuất chăn nuôi phù hợp với chu kỳ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Về thị trường: thị trường đầu vào, đầu ra còn bấp bênh, trang trại đầu vào như giống, thức ăn chăn nuôi, bảo vệ vi sinh vật còn hạn chế, đặc biệt là thức ăn gia súc phải nhập ở nơi xa, chi phí cao, giá thành cao, con giống chưa thực sự đảm bảo về chất lượng; thị trường đầu ra bấp bênh , phạm vi hẹp, chưa chiếm lĩnh được thị trường lớn, thị trường tiêu thụ vấn chủ yếu trong địa bàn tỉnh, huyện, chưa đưa ra được thị trường bên ngoài. Về khoa học công nghệ còn chưa phát triển, hệ thống chế biến sản phẩm vật nuôi còn chưa phát triển sản phẩm chủ yếu được sản xuất ra thị trường là lợn choai, lợn hơi . Về định hướng sự phát triển kinh tế trang trại vẫn chưa có sự quy hoạch phân vùng, vấn đề giao thông điện nước thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu quả phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trong địa bàn của tỉnh. - Nguyên nhân tồn tại hạn chế : + Nguyên nhân khách quan: Phú Thọ là tỉnh miền núi đời sống nhân dân nhìn chung còn nghèo, chưa có tích luỹ, trình độ còn hạn chế, do đó nhiều hộ chưa có điều kiện nhất là vốn về đầu tư và sản xuất , mặt khác giá cả sản phẩm của thị trường đầu ra luôn mất ổn định, những hộ tuy có điều kiện nhưng chưa mạnh dạn dầu tư vào sản xuất , mở rộng quy mô trang trại. Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các vùng sâu vùng xa, điều kiện tự nhiên, khí hậu còn nhiều bất cập, hay xảy ra các dịch bệnh ảnh hưởng đến chăn nuôi + Nguyên nhân chủ quan :Công tác tuyên truyền triển khai chủ trương chính sách củaĐảng và nhà nước về phát triển kinh tế trang trại chưa nhiều và chưa thường xuyên và đến hộ nông dân còn chậm. Công tác lãnh đạo chỉ đạo các cấp đảng uỷ chính quyền , nhất là ở cơ sở trong việc triển khai xây dựng các mô hình kinh tế trang trại điển hình đẻ học tập và nhân rộng chưa nhiều cho nên kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng còn chậm phát triển, hiệu quả chưa cao. Những chính sách về nông nghiệp nông thôn, về kinh tế trang trại như chính sách đất đai chính sách đầu tư tín dụng, chính sách về tiêu thụ sản phẩm, về khoa học công nghệ còn chậm điều chỉnh và ban hành chưa kịp thời để phù hợp với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường. Công tác định hưóng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi hình thành các vùng tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường trường trạm chưa nhiều, công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đào tạo quản lý kinh doanh tổ chức tham quan học tập trao đổi kinhnghiêm còn hạn chế. Phần III. Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở Tỉnh Phú Thọ . I. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi Tỉnh Phú Thọ . Qua kết quả điều tra của cuộc tổng điều tra nông thôn –nông nghiệp và thuỷ sản năm 2001của Tỉnh Phú Thọ và qua số liệu báo cáo sơ kết chăn nuôi lợn trang trại năm 2003 của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn của Tỉnh Phú Thọ đã đưa ra quan điểm về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ dựa trên cơ sở quan điểm và chính sách phát triển kinh tế trang trại chung của Nhà nước đã nêu trong nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại. Cần giải quyết một số vấn đề về quan điểm chính sách nhằm tạo môi trường và điều kiện hơn cho sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ. 1.Thống nhất nhận thức về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại chăn nuôi ở Tỉnh Phú Thọ. - Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền sản xuất kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn , chủ yếu là hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi, gắn sản xuất và chế biến tiêu thụ nông sản hàng hoá. - Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật kinh nghiệm bền vững tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo, phân bổ lại lao động dân cư và xây dựng nông thôn mới, góp phần thay đổi bộ mặt ở địa phương cơ sở và giữ vững an ninh quốc phòng. - Quá trình chuyển dịch tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại chăn nuôi gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn từng bước chuyển dịch laođộng nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nông nghiệp nông thôn. 2. Các chính sách đối với việc phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở Tỉnh Phú Thọ 2.1. Chính sách về lâu dài: - Tỉnh Phú Thọ khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại cho các hộ gia đình, các cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài theo pháp luật để sản xuất kinh doanh lâu dài. - Khuyến khích việc đầu tư khai thác sử dụng có hiệu quả đất trống đồi núi trọc, các vùng trung du, miền níu còn khó khăn phát triển sản xuất theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hóa cao. Đối với vùng ít đất, nhiều lao động, thâm canh cao như tập trung phát triển chăn nuôi lợn sinh sản, lợn choai, lợn thịt, gắn với công nghệ chế biến và thương mại dịch vụ làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn. Ưu tiên giao đất cho thuê đất đối với hộ nông dân có vốn, có kinhnghiêm sản xuất quản lý , có yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá , những hộ không có đất sản xuất nhưng có nguyện vọng phát triển sản xuất lâu dài trong địa bàn tỉnh. - Tỉnh Phú Thọ thực hiện chỉ đạo các chính sách phát huy kinh tế tự chủ hộ nông dân, phát triển kinh tế trang trại đi đôi với việc chuyển đổi hợp tác cũ, mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các hộ nông dân, giữa các trang trại…các thành phần kinh tế khác để tạo động lực, sức mạnh tổng hợp cho nông nghiệp nông thôn phát triển. -Tỉnh còn có chính sách hỗ trợ về vốn khoa học công nghệ chế biếntiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn tạo điều kiện cho phát triển kinh tế trang trại một cách bền vững trong địa bàn Tỉnh Phú Thọ. - Tăng cường công tác quản lý để các trang trại chăn nuôi phát triển bền vững. 2.2.Chính sách cụ thể: 2.2.1. Chính sách đất đai: - Các hộ gia đình phát triển sản xuất chăn nuôi với quy mô lớn có nhu cầu và khả năng phát triển quy mô trang trại được chính quyền địa phương giao đất , cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai. - Khuyến khích việc dồn điền đổi thửa ruộng đất, khắc phục tình trạng manh mún để phát triển kinh tế trang trại. - Thực hiện quy hoạch khoanh vùng sản xuất tập trung phát triển sản xuất chuyên môn hoá theo từng địa phương trong địa bàn Tỉnh Phú Thọ. - Tuỳ thuộc vào diện tích đất đai của mỗi địa phương trong địa bàn Tỉnh Phú Thọ và khả năng sản xuất của chủ trang trại để cấp đất giao đất và cho thuê đất. 2.2.2. Chính sách về vốn đầu tư: - Tỉnh có chính sách hỗ trợ về vốn phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn qua ngân sách hỗ trợ từ Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ cho các hộ có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất quy mô lớn theo kiểu trang trại. Tỉnh đã có các dự án phát triển nông thôn miền núi, phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia súc xuất khẩu để tạo thêm nguồn vốn cho các trang trại chăn nuôi tập trung xuất khẩu. 2.2.3. Chính sách về thị trường: - Chủ trương xây dựng và triển khai thực hiện dự án hệ thống chợ nông thôn: Chợ huyện, chợ thị tứ , trợ trung tâm ở các cụm xã miền núi, chợ liên xã…và các trung tâm thương mại ở nông thôn. - Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường để xuất khẩu sản phẩm lợn thịt, lợn choai sang các thị trường trong và ngoài nước. - Tạo điều kiện khuyến khích hỗ trợ đầu tư nâng cấp,mở rộng và xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến ở các vùng tập trung chuyên canh, vùng trọng điểm. Hướng dẫn việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm. - Đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản thuộc các thành phanà kinh tế khác. Đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nước với hợp tác xã giữa các chủ trang trại với các tổ chức sản xuất kinh doanh… - Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích chủ trang trại xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình và sản phẩm mua gom các trang trại khác. Các hộ nông dân, nhập khẩu vật tư nông nghiệp. Chính sách lao động: - Khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tạo được nhiều việc làm cho người lao động ở nông nghiệp nông thôn ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông đân không đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp , hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại được thuê lao dộng không hạn chế về số lượng và trả công lao động trên cở sỏ thoả thuận giữa ngươig lao động và người sử dung lao động theo quy định của pháp luật về lao đông. Chủ trang trại phải dược trang bị đồ dùng bảo hộ lao động theo từng loại ngành nghề cho người lao động và có trách nhiệm với người lao động khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau trong thời gian hợp đồng lao động. - Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chủ trang trại được ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, để tạo việc làm cho người lao động tại chỗ , thu hút lao động ở các vùng đông dân cư khác đến phát triển sản xuất . - Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động làm trongcác trang trại bằng nhiều hình thức như tập huấn bồi dưỡng ngắn hạn…. 2.2.4. Chính sách khoa học công nghệ môi trường. - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với các địa phương có quy hoạch kế hoạch xây dựng các công trình thuỷ lợi để tạo nguồn nước cho phát triển sản xuất . Chủ trang trại tự bỏ vốn hoặc vay vốn từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để xây dựng hệ thống dãn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong các trang trại. Các chủ trang trại xây dựng các công trình thuỷ lợi, sử dụng mặt nước, nước ngầm trong phạm vi trang trại theo theo quy hoạch khôngphải nộp thuế tài nguyên nước. - Hộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với các tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương quy hoạch đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất con giống ( chăn nuôi thuỷ sản) hoặc hỗ trợ một số trang trại có điều kiện sản xuất giống để đảm bảo nguồn giống tốt, có chất lượng cao, cung cấp cho các trang trại và các hộ nông dân trong vung. - Khuyến khích các chủ trang trại góp vốn vào quỹ hỗ trợ phát triển khoa học, liên kết với các cơ sỏ khoa học đào tạo chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng vào các trang trại làm dịch vụ kỹ thuật cho các hộng nông dân trong vùng. 2.2.5. Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại - Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của trang trại không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng an ninh, vì lợi ích quốc gia Nhà nước cần thu hồi đất được giao, được thuê của chủ trang trại thì chủ trang trại được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm quyết định công bố thu hồi. 2.2.6. Nghĩa vụ của chủ trang trại: Chủ trang trại có nghĩa vụ sau: - Trong quá trình sản xuất phải thực hiện các quy trình kỹ thuật về bảo vệ đất, làm giàu đất và các quy định khác của pháp luật về đất đai, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. - Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng và an ninh trật tự và an toàn xã hội thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về lao động. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh. 2.2.7. Chính sách thuế. - Để khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại, nhất là những vùng đất trống, đồi trọc, đầm phá, ven biển, thực hiện miễn thuế thu nhập cho trang trại với thời gian tối đa theo nghị định số 51/1999/NĐ-CP/ ngày 08/07/1999 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10. Theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiêp, thì hộ gia đình và cá nhân, nông dân sản xuất hàng hoá lớn có thu nhập cao thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập nông nghiệp. Giao bộ tài chính trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung nghị định số30/1998/NĐ-CP. Ngày 13/ 05/1998 của chính phủ về quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp, theo hướng dẫn quy định đối tựơng nộp thuế là những hộ làm kinh tế trang trại sản xuất kinh doanh ổn định, có giá trị hàng hoá và lãi lớn, giảm thấp nhất mức thuế xuất, nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại được nhân dân đồng tình và có khả năng thực hiện. Các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng đất tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông lâm, ngư nghiệp. 2.2.8. Chính sách về lao động. Khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn, ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng, trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Chủ trang trại phải trang bị đồ dùng, bảo hộ lao động theo từng loại nghề cho người lao động và có trách nhiệm với người lao động khi gặp dủi do, tai nạn, ốm đau trong thời gian hợp đồng lao động. Đói với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chủ trang trại được ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo để tạo việc làm cho người lao động tại chỗ, thu hút lao động ở các vùng đông dân cư khác, phát triển sản xuất. Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động làm trong các trang trại bằng nhiều hình thức như: Tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn… II. Phương hưóng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ. Để kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng phát triển mạnh trong thời gian tới trong địa bàn tỉnh Phú Thọ, thì việc đề ra phương hướng phát triển hợp lý là một vấn đề lớn cần được giải quyết nhanh chóng, kịp thời để đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, mô hình trang trại có thể theo phương hướng sau: 1. Phân vùng sinh thái để phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng ở tỉnh Phú Thọ: Phú Thọ là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi phía bắc. Địa hình tương đối phức tạp song có thể chia thành ba tiểu vùng sinh thái khác nhau: -Tiểu vùng 1: Vùng núi phân bổ chủ yếu ở huyện Thanh Sơn, Yên Lập và một phần ở huyện Hạ Hoà, diện tích tự nhiên chiếm 34,4% diện tích cả tỉnh. Đặc điểm vùng này có độ cao từ 100m đến 1500m. Địa hình chia cắt mạnh tạo thành những khe sâu dộc hẹp, mật độ dân số thấp, mức sống và trình độ dân trí còn nhiều hạn chế. Có 43 xã đặc biệt khó khăn, diện tích đất nông nghiệp theo đầu người thấp, cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp chủ yếu là trên đất đồi, đất rừng, sản xuất nông nghiệp ít có điều kiện thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tập quán canh tác chủ yếu là quảng canh, gặp nhiều khó khăn trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm . -Tiểu vùng 2: Là vùng núi thấp, đồi gò bát úp xen kẽ thung lũng chiếm 40,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà,Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Tam Nông. Địa hình thấp dần từ đông Bắc xuống đông Nam, các dãy núi và đồi nối tiếp nhau theo kiểu bát úp , độ dốc từ 200 đến 300 , độ cao trung bình từ 100m đến 600m. Nhiều ruộng bậc thang và khe, đầm mặt nước lớn. Đây là vùng có điều kiện tốt về cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất, có điều kiện giao lưu, tiêu thụ sản phẩm, có nhiều cơ sở chế biến tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản. Đời sống và trình độ sản xuất của người nông dân tương đối khá. -Tiểu vùng 3: Vùng đồng bằng đô thị: chiếm 24,8% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu là huyện Lâm Thao, thị xã Phú Thọ, Thành Phố Việt Trì và các xã ven sông Đà, sông Hồng và sông Lô thuộc các huyện Thanh Ba, Tam Nông, Thanh Thuỷ. Đặc điểm vùng này là mật độ dân số khá cao, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản. Là nơi có điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản thuận lợi nhất. Có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến sản phẩm. 2. Xu hướng hình thành và phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng của tỉnh Phú Thọ. a. Xu hướng hình thành. Qua nghiên cứu cho thấy các trang trại chăn nuôi ở Tỉnh Phú Thọ được hình thành theo các hướng chủ yếu sau đây: Các hộ nông dân được giao đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với quy mô đủ lớn, lập trang trại chăn nuôi đại gia súc, gia súc, chăn nuôi thuỷ sản, trang trại kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt, trang trại trồng cây lâu năm, cây ăn quả … Các hộ nông dân lập trang trại chăn nuôi trên cơ sở tập trung ruộng đất thông qua viêc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi ruộng đất cho nhau để có quy mô đủ lớn và tập chung liền vùng, liền khoảnh. - Một số hộ thuê đất của Hợp Tác Xã, UBND xã dưới hình thức nhận thầu ruộng đất, mặt nước để lập trang trại . - Một số công nhân viên chức, bộ đội, công an về hưu hay phục viên chuyển về địa phương có điều kiện về vốn, khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh xin nhận đất hay chuyển nhượng ruộng đất để lập trang trại. Xu hướng hình thành và quy mô trang trại ở các vùng trong tỉnh cũng khác nhau, các loại vật nuôi cũng khác nhau. Đặc biệt ở vùng đồng bằng, ven đô thị quỹ đất ít, mật độ dân số lại quá cao, quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra khó khăn và chậm, nên quy mô trang trại ở các vùng này thường nhỏ, chật hẹp gây ảnh hưởng đến phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Xu hướng bước đầu hình thành các trang trại chăn nuôi với quy mô nhỏ dần dần mở rộng quy mô sản xuất các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn khi có điều kiện về diện tích đất đai. b. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở Phú Thọ. - Sau khi hình thành, nhìn chung các trang trại vẫn diễn ra quá trình tích tụ và tập trung, sản xuất chủ yếu là quá trình tích tụ đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư theo chiều sâu như thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ở những nơi có điều kiện tích tụ ruộng đất để mở rộng quy mô diện tích các trang trại . - Xu hướng sản xuất ngày càng đi vào chuyên môn hoá nhưng có kết hợp sản xuất đa dạng một cách hợp lý để khai thác mọi nguồn lực về đất đai, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạn chế rủi ro về thiên tai và biến động thị trường. - các trang trại đều chú trọng nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất như đầu tư xây dựng phát triển kỹ thuật cho sản xuất, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như lai tạo các loại giống vật nuôi đưa các giống nhập ngoại vào sản xuất, lai tạo giống có tính năng chất lượng và cho năng suất cao. 3. Một số mô hình chăn nuôi trang trại đã thành công ở nước ta. 3.1. Mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng ở Ninh Thuận. - Mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng ở Ninh Thuận đạt hiệu quả kinh tế cao, nuôi trong chuồng như nuôi lợn phát triển trong mấy năm qua. Mô hình này phù hợp với nơi có diện tích đất hẹp không có đồng cỏ trang trại, dễ quản lý cũng như chăm sóc phòng ngừa dịch bệnh cho dê, chỉ cần vài trăm mét vuông đất trong thị xã cũng có thể trở thành chủ trang trại chăn nuôi, nếu có nguồn thức ăn chủ động, chủ yếu là các loại cỏ lá… ven chân đê, sông Dinh thuộc phường Phước Mỹ thị xã Phan Rang, Tháp Tràm Ninh Thuận đã xuất hiện nhiều trại nuôi dê (cả cừu) của nông dân, công nhân viên chức, trong đó có trại nuôi dê của anh Phạm Đức Toàn công nhân lái xe nhà máy xi măng Phương Hải ở Ninh Thuận. Ban đầu ít vốn, nuôi chưa đến mười con dê, loài dê vốn mắn đẻ, hai năm có thể cho 3 lứa, mỗi lứa từ một đến 2 con. Qua 6 năm chăn nuôi, anh đã có hơn 500 con dê. Dê đực bán thịt, dê cái bán giống. Hiện nay, giá dê hơi 27.000/kg, còn giá dê cái Bách Thảo nổi tiếng ở Ninh Thuận từ 4 – 5 triệu đồng /con. Hàng năm vợ chồng công nhân tuổi đời chưa đến tuổi 40 đã có thu nhập từ con dê hàng trăm triệu đồng, quy mô diện tích trại chỉ có 1500m2 đất, trong đó nhà ở, công trình phụ và chuồng nuôi dê chiếm khoảng 500 m2. Còn 1000 m2 đất anh dùng để trồng cỏ voi nuôi dê, ngoài ra còn cho ăn thêm cám bắp, cám gạo, đặc biệt là vệ sinh chuồng trại để diệt mầm bệnh cũng như không gây ô nhiễm môi trường. Phát hiện dê biếng ăn, nhốt riêng để chăm sóc. Mỗi chiều cho dê tắm từ 3- 5h khi có nắng ấm, và cho dê đi lại loanh quanh để vận động. Thuốc thú y có sẵn đủ loại để chữa bệnh cho dê, nên người chăn dê rất yên tâm. Hiện nay, trại của anh có khoảng 100 con dê trong đó, 50 dê cái Bách Thảo, đặc biệt là có một con dê giống Boer là giống dê mỹ: lông trắng, mắt và tai dài màu chocolate, ngực và mông nở, 4 chân to khoẻ , cả bộ phận truyền giống cũng (quá khổ) con dê đực này anh hợp đồng với trung tâm giống cây trồng vật nuôi tỉnh Ninh Thuận, lúc con Boer được 6 tháng tuổi cân nặng 39 kg, đầu năm nay, con Boer đã được một tuổi rưỡi, nó đã nặng 1 tạ, quan trọng hơn Boer đã sinh ra gần 40 dê Boer lai, nhưng con dê mang hai dòng máu Boer và Bách Thảo, ăn tạp hơn bố mẹ, ăn cả lá nho khô nên rất chóng lớn. Mới 3 tháng tuổi đã cân nặng 19 – 20 kg trong khi đó dê bách thảo cùng lứa tuổi chỉ nặng 13 – 14 kg, như vậy, đàn dê lai mỹ này đã mang lại cho anh toàn một lợi nhuận đáng kể. 3.2. Mô hình vỗ béo bò ở Đắc Lắc. Được sự hỗ trợ của dự án đa dạng hoá nông nghiệp năm 2002 trung tâm khuyến nông và giống cây trồng vật nuôi tỉnh Đắc Lắc (TTKN& GCTVN) triển khai hợp phần khuyến nông chăn nuôi xây dựng vỗ béo bò ở các huyện trong tỉnh. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được năm 2003. TTKN&GCTVN tiếp tục triển khai mô hình vỗ béo bò, chương trình đã xây dựng 13 mô hình, có 39 điểm trình diễn với 78 con bò được đưa vào vỗ béo. Tất cả các nông dân chủ chốt đều thực hiện tốt các yêu cầu kỹ thuật về chuồng trại, 100% hộ có chuồng nuôi nhốt, có máng ăn, máng uống cho bò, kết hợp phương pháp thức ăn tinh bổ sung… . Qua hai tháng vỗ béo, mỗi con bò tăng khối lượng bình quân 51 kg, cao nhất có con đạt 86 kg/con/2tháng, thấp nhất có con chỉ tăng 28 kg/con/tháng. Lãi suất bình quân thu được qua 2 tháng/1 thời điểm nuôi là 1.450.581 đồng, cao nhất có điểm nuôi thu được 2.586.000 đồng/2 tháng, thấp nhất có điểm nuôi đạt 659.000 đồng/2 tháng… Thông qua chương trình đào tạo được 39 nông dân chủ chốt và gần 2500 lượt hộ nông dân đến thăm quan học tập và trao đổi kinh nghiệm, đây là lực lượng nòng cốt để tiếp tục tuyên truyền , nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh. 3.3. Mô hình chăn nuôi lợn trang trại- kết hợp trồng trọt ở Phú Thọ ( Mô hình trang trại kinh doanh tổng hợp). Mô hình chăn nuôi lợn – kết hợp với trồng trọt như trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, thả cá… đó là mô hình trang trại của bà Cấn Thị Thìn ở xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ. Bản thân là cán bộ về hưu có ít vốn, ít kinh nghiệm, bà đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh trang trại với quy mô diện tích là 30 ha, trong đó 20 ha trồng cây lâm nghiệp ( nguyên liệu giấy) 5 ha trồng cây ăn quả (vải nhãn) 5 ha mặt nước thả cá; kết hợp chăn nuôi lợn sinh sản với 124 lợn nái ngoại; 400 – 500 con lợn thịt; nuôi 8 bò sinh sản. Ngoài lao động gia đình 2 người thường xuyên thuê hai lao động và lao động thời vụ là 10 người. Năm 2002 đã cho giá trị sản lượng hàng hoá đạt 220 triệu đồng. Thu nhập trang trại năm 2002 đạt 28,5 triệu đồng. Như vậy, đây là một mô hình trang trại kinh doanh tổng hợp trong đó chăn nuôi cũng được coi là một sản phẩm mũi nhọn của trang trại bà Cấn Thị Thìn đã nói ở trên. Ngoài ra còn một số mô hình trang trại chăn nuôi lợn ở Phú Thọ đã thành công, có hiệu quả kinh tế cao như : Mô hình chăn nuôi lợn của anh Đỗ Quốc Dũng ở thị trấn Phong Châu, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với tổng nái sinh sản là 150 con, mô hình chăn nuôi lợn của anh Nguyễn Văn Tuý xã Phú Lộc, huyện Phù Ninh, Phú Thọ với 120 lợn nái. Hiện nay các trang trại này kinh doanh khá hiệu quả, thu nhập bình quân của các trang trại này lên tới 26 triệu đồng/trang trại. Giá trị sản lượng hàng hoá bán ra bình quân đạt 180 triệu đồng/trang trại. 4. Đề xuất phát triển mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi phù hợp. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở trong nước, trong địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong thời gian qua và xu hướng phát triển của nó, những trang trại thực tế đã và đang phát triển. Đề tài đề xuất mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi tiếp tục phát triển và kế thừa những mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi đã thành công, để phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, góp phần thực hiện dự án phát triển chăn nuôi ở những vùng trọng điểm trong địa bàn tỉnh Phú Thọ. 4.1. Mô hình chăn nuôi đại gia súc: Trâu, bò. Nhờ có mô hình chăn nuôi bò vỗ béo ở tỉnh Đắc Lắc mà có thể áp dụng vào chăn nuôi đại gia súc ở các vùng có tiềm năng để phát triển như vùng trọng điểm. Hiện nay tỉnh Phú Thọ đang triển khai dự án chăn nuôi bò sữa ở các vùng trọng điểm bao gồm các huyện Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tam Nông và vùng vệ tinh như ở Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh. Nên khuyến khích các hộ chăn nuôi với quy mô từ 10 con trở lên, để hình thành các trang trại chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 4.2. Mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng. Đây là mô hình chăn nuôi còn mới mẻ đối với tỉnh Phú Thọ. Song do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, đất đai khí hậu. Mô hình này không những thuận lợi ở những khu vực có diện tích rộng, mà ngay cả những vùng có diện tích đất hẹp, không có đồng cỏ chăn thả. Nhưng thuận lợi nhất ở các vùng, như ở tiểu vùng 1 và ở tiểu vùng 2, vừa có đồi núi, vừa có thể chăn thả, đối với tiểu vùng 2 ở các huyện Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh. Đây là vùng đồi núi thấp, không có đồng cỏ để chăn thả, nhưng có điều kiện về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông phát triển, tiêu thụ thuận lợi, áp dụng mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng, khuyến khích chăn nuôi từ 100 con trở lên, để hình thành các mô hình chăn nuôi dê trang trại ở tỉnh Phú Thọ. 4.3. Mô hình chăn nuôi lợn xuất khẩu. Đây là mô hình chăn nuôi lợn đang được hình thành và phát triển tại tỉnh Phú Thọ, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu về xuất khẩu. Do các trang trại được hình thành và phát triển còn phân tán. Như vậy để đáp ứng được nhu cầu về xuất khẩu, thì các trang trại phải được hình thành một cách tập trung. Hiện nay tỉnh Phú Thọ đang có xu hướng phát triển chăn nuôi lợn trang trại xuất khẩu, tập trung ở vùng trọng điểm như ở huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Việt Trì phục vụ chương trình xuất khẩu lợn: lợn mảnh, lợn choai, lợn sữa. Quy mô trang trại nuôi lợn gia đình; nếu nuôi lợn sinh sản phải có thường xuyên từ 20 con trở lên; nếu nuôi lợn thịt thì phải có từ 100 con trở lên. Khuyến khích các hộ chăn nuôi lợn gia đình ở vùng trọng điểm mở rộng quy mô, phát triển hình thành các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi mới, làm cơ sở cho việc hình thành hộ chăn nuôi lợn trang trại, phục vụ chương trình xuất khẩu của tỉnh Phú Thọ. 4.4. Mô hình trang trại kinh doanh tổng hợp ( trong đó chăn nuôi đóng vai trò chủ đạo). Đây là mô hình kinh tế trang trại phổ biến và phù hợp với tiểu vùng 2, sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp V-A-C hoặc R-V-A-C, đa dạng hoá sản phẩm, trong đó đẩy mạnh chăn nuôi kết hợp vừa đai gia súc, gia súc, gia cầm, gắn với trồng trọt, loại hình này được hình thành và phát triển ở tiểu vùng 2 như ở Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Tam Nông. Có điều kiện về cơ sở hạ tầng, có điều kiện giao lưu hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Có nhiều cơ sở chế biến nông, lâm thuỷ sản. Nên việc phát triển mô hình này là rất thuận lợi III. Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ. Qua nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh Phú Thọ. Nhìn chung về quy mô và số lượng các trang trại chăn nuôi còn hạn chế, sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi còn mới mẻ. Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trong thời gian tới thì có thể áp dụng một số giải pháp sau: 1. Giải pháp về đất đai (quy hoạch đất đai). - Thống nhất tiêu trí chung về trang trại, khuyến khích mạnh mẽ những trang trại có quy mô diện tích 0,5 ha trở lên, quy mô chăn nuôi tối thiểu 20 lợn nái hoặc 100 lợn thịt thường xuuyên, có tổng doanh thu từ 40 triệu đồng trở lên. Đối với chăn nuôi trâu, bò sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên, 50 con trâu bò lấy thịt có thường xuyên. Đối với chăn nuôi dê, cừu sinh sản thì từ 100 con trở lên, lấy thịt từ 200 con trở lên, gia cầm các loại có thường xuyên từ 2000 con trở lên… Các địa phương cần xúc tiến nhanh việc đánh giá, phân loại các trang trại chăn nuôi hoạt động theo tiêu chí trên. - Triển khai quy hoạch phát triển kinh tế trang trại chủ yếu là các vùng đất trống, đất hoang hoá, chưa sử dụng để đảm bảo an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Cần thực hiện tốt các chính sách cho từng trường hợp cụ thể: + Những vùng đất ít người, có khả năng khai phá thì có khả năng giao đất theo khả năng người nhận. + Trường hợp có nhiều ngưòi xin lập trang trại thì căn cứ quy hoạch và quỹ đất cụ thể để tính toán mức giao khoán hoặc cho thuê . +Việc giao đất để lập trang trại chăn nuôi, chủ trang trại chăn nuôi phải có hợp đồng sử dụng đất đai chặt chẽ, quy định rõ rệt về khai phá đất đai trong thời gian được giao, đất thuê, nghĩa vụ bảo vệ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái. - Gắn quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung với xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện nước, xử lí chất thải và bảo vệ môi trường. 2. Giải pháp về vốn đầu tư. - Những địa bàn kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn khuyến khích phát triển trang trại, các địa phương có chính sách đầu tư hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở về giao thông thuỷ lợi, điện nước sinh hoạt, thông tin liên lạc, cơ sở chế biến. Cơ chế tài chính và hỗ chợ ngân sách thực hiện theo quyết định số 132/2001/QD-TTG của thủ tướng Chính Phủ . - Đầu tư xây dựng các trại giống ông bà trên địa bàn phát triển trang trại đảm bảo cung cấp đủ giống tốt cho các trang trại và hộ chăn nuôi trong vùng. - Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các chủ trang trại dễ dàng tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tín dụng. Các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo hướng dẫn thực hiện tốt quyết định số 423/2000/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 9 năm 2000 của thống đốc ngân hàng nhà nước về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại. 3. Giải pháp về lao động. - Nguồn nhân lực của trang trại bao gồm hai mặt: số lượng và chất lượng các thành viên trang trại và lao động làm thuê. Hiện tại số lượng lao động đảm bảo nhưng về chất luợng lao động của trang trại chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất theo cơ chế thị trường do đó cần được tập trung: + Nâng cao trình độ quản lí sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật cho chủ trang trại về những vấn đề chung của kinh tế trang trại như:Vị trí, vai trò và xu hướng phát triển các chủ chương đường lối chính sách của Đảng và nhà nước đã ban hành về phát triển kinh tế trang trại. Đặc biệt là những kiến thức về tổ chức quản lí trong các trang trại, thông qua các hình thức tập huấn, tham quan, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm. + Tổ chức việc đào tạo nghề phù hợp cho bộ phận lao động làm thuê, nhất là bộ phận lao động về kĩ thuật. 4. Giải pháp về công nghệ. - Coi trọng phát triển các trang trại chăn nuôi theo hướng tập chung, lựa chọn công nghệ theo hướng chế biến phù hợp với từng vùng, từng địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường. Kết hợp giữa chế biến tập trung với cơ sở chế biến của các nhà máy với chế biến thủ công bán thành phẩm tại chỗ trong các trang trại . - Đối với giống và thức ăn chăn nuôi : +Tại các địa phương có lợi thế phát triển chăn nuôi tập trung cần có chính sách đầu tư vùng sản xuất lợn giống có tỷ lệ nạc cao, cung ứng cho các trang trại trong vùng. Tiếp tục chính sách hỗ trợ một phần kinh phí mua giống lợn nái, lợn đực giống cho một số trang trại mới thành lập ở những vùng khó khăn về kinh tế xã hội. + Sản xuất và cung ứng thức ăn cho từng loại sản phẩm giống đặc thù. Cùng loại giống, nhưng chất lượng thức ăn khác nhau sẽ cho sản phẩm khác nhau. Do đó cần định hướng sản xuất các loại thức ăn cho từng loại sản phẩm đặc thù, nhằm đáp ứng đòi hỏi cho một số thị trường khó tính . 5. Giải pháp về thị trường. - Đã đến lúc mỗi địa phương cần xác định rõ và khuyến cáo cho các chủ trang trại sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, nhằm đáp ứng cho nhu cầu thị trưòng nào, để từ đó có hướng chỉ đạo các chủ trang trại lựa chọn các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn chăn nuôi, vệ sinh thú y và các yếu tố đầu ra như sản phẩm giết mổ, bảo quản sản phẩm hàng hoá, vận chuyển đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường đó. - Hỗ trợ cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến, xây dựng tiêu chuẩn HASSA, từng bước quốc tế hoá tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thịt nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. - Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh theo quyết định số 62/QĐ-BNN ngày 11/7/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trước mắt cần tập trung xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh cho vùng chăn nuôi lợn xuất khẩu, các địa phương cần thực hiện chính sách hỗ trợ tiêm phòng miễn phí một số bệnh nguy hiểm cho đàn lợn ngoại tại các trang trại. 6. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. - Trước mắt cần ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh hoàn thành chương trình kiên cố hoá kênh mương, đầu tư dự án thuỷ lợi tưới cây trên đồi, tưới đồng cỏ phục vụ phát triển chăn nuôi bò sữa, đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản… - Xây dựng đường giao thông nông thôn với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, tạo điều kiện để vận chuyển hàng hoá ra khỏi vùng được dễ dàng và nhanh chóng. - Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống điện phục vụ sản xuất và đời sống nhất là ở vùng sâu, vùng xa. 7. Hoàn thiện hệ thống khuyến nông. - Các địa phương cần thực hiện tổ chức các hiệp hội chăn nuôi, để đưa các mô hình hay các loại vật nuôi được đưa vào áp dụng một cách nhanh chóng và có hiệu quả. - Tổ chức các câu lạc bộ, các mô hình trình diễn tiến bộ kĩ thuật, mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi…, phải được triển khai thường xuyên. - Thành lập các đội ngũ cán bộ khuyến nông từ Trung ương đến cơ sở, phục vụ cho phát triển chăn nuôi trang trại - Về tổ chức sản xuất: + Tiếp tục khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi lợn trang trại, các Hợp tác xã tiêu thụ. Tạo mọi điều kiện để tổ chức này tiếp cận thuận lợi các nguồn vốn và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. + Củng cố và phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa các doanh nghiệp và các gia trại, trang trại. Khuyến khích các hình thức chăn nuôi gia công hoặc chăn nuôi theo hợp đồng, giữa các chủ trang trại có điều kiện về vốn, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá với các gia trại, trang trại nhỏ hơn và các công ty. + Trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất lợn thịt có chất lượng cao theo nhu cầu của một số thị trường quốc tế. Cần tập trung chỉ đạo các cơ sở giết mổ, chế biến thịt. Ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm hàng hoá cho các trang trại chăn nuôi. 8. Nâng cao trình độ dân trí chuyên môn cho các chủ trang trại. - Hầu hết các chủ trang trại chăn nuôi còn thiếu kinh nghiệm, trình độ sản xuất kinh doanh, việc phân tích hạch toán còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại mình qua các năm, để tiếp tục sản xuất. Do vậy cần phải có chính sách bồi dưỡng đào tạo về trình độ quản lý,về trình độ kĩ thuật, thông qua việc phát hành các chương trình truyền thanh, truyền hình, báo trí tới các địa phương qua hình thức giáo dục từ xa, tại chỗ thông qua sự trình diễn các mô hình phát triển chăn nuôi - Cho xuất bản những tài liệu vế kinh tế, kĩ thuật liên quan đến chương trình chăn nuôi trang trại…Giúp cho nông dân- chủ trang trại có điều kiện tiếp cận, nâng cao nhận thức. 9. Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với kinh tế trang trại chăn nuôi. - Kinh tế trang trại chăn nuôi là một loại hình sản xuất mới có hiệu quả trong nông nghiệp. Để loại hình sản xuất này tiếp tục phát triển, phát huy được lợi thế, cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành có chức năng. Trước mắt các địa phương cần: + Tổ chức thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đã ban hành về kinh tế trang trại , tạo môi trường, hành lang pháp lý cho các trang trại phát triển phát huy về tiềm năng đất đai, nguồn vốn trong dân, đầu tư phát triển kinh tế trang trại đúng hướng. + Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các chủ trang trại , thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý giống vật nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. + Coi trọng công tác tổ chức thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại. + Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ trang trại về tài sản và lợi ích khác. kết luận Nhìn chung kinh tế trang trại ở tỉnh Phú Thọ được hình thành và phát triển khá cả về quy mô và số lượng, đang chuyển dần từ tự phát sang phát triển theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Đảng và Nhà nước. Tính đến năm 2003, cả tỉnh Phú Thọ có 450 trang trại. Trong đó trang trại chăn nuôi có 48 trang trại. Nhìn vào số lượng, ta có thể thấy số lượng trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ còn chưa nhiều. Nói về lịch sử nguồn gồc hình thành, năm 2002 mới bắt đầu xuất hiện và đi vào sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại. Các hộ gia đình chăn nuôi đã phát triển đạt tiêu chí về trang trại theo thông tư số 69 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Tổng cục Thống kê năm 2000 và theo tiêu chí bổ sung và sửa đổi tại thông tư số 74 ngày 04/07/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bước đầu các trang trại đã được hình thành và phát triển với kết quả sản xuất tương đối cao, giá trị sản lượng hàng hoá dịch vụ năm 2002 đạt 78,8 triệu đồng/ trang trại. Tuy nhiên sản lượng hàng hoá được cung ứng ra thị trường còn bấp bênh, không ổn định, chất lượng chưa đảm bảo yêu cầu của xuất khẩu. Do vậy trong thời gian tới cần phải thúc đẩy sản xuất, đặc biệt là sản xuất chăn nuôi lợn trang trại, phục vụ xuất khẩu. Cần phải thực hiện tốt các giải pháp trên để thúc đẩy kinh tế trang trại chăn nuôi xuất khẩu. Đặc biệt là chăn nuôi lợn xuất khẩu đang là một tiềm năng lớn của tỉnh Phú Thọ. Thủ tướg chính phủ đã có quyết định số 166/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2001-2010 nhờ đó việc phát triển trang trại chăn nuôi lợn xuất khẩu của tỉnh Phú Thọ cần phải được quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương các cấp, các ngành có liên quan. Hầu hết các trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh Phú Thọ đều là các trang trại chăn nuôi lợn, việc phát triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc: Trâu, bò , gia súc, dê,cừu, gia cầm. Cần phải đưa vào sản xuất nhằm khai thác tối đa về nguồn lực lao động, đất đai, vốn… Tạo nên một hệ thống kinh tế trang trại chăn nuôi đồng bộ, đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng cung cấp đáp ứng được nhu cầu của nhiều thị trường. Tuy số lượng các trang trại chăn nuôi còn hạn chế nhưng có một số mô hình chăn nuôi thành công ở trong tỉnh và cả nước, đây là một thuận lợi. Các mô hình có tính trực quan thuyết phục để mọi người tham quan học tập và nhân rộng. Kinh tế trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh Phú Thọ đã góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn bước đầu đẩy mạnh kinh tế hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân ở nông thôn, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường sinh thái… Bên cạnh đó kinh tế trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh Phú Thọ còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại: Hình thức tổ chức sản xuất còn mang tính tự phát tính phong trào ,đầu tư phát triển chưă phù hợp với thị rường.Trong quá trình phát triển còn nhiều khó khăn như thiếu vốn,thiếu đất đai,thiếu sự quan tâm đầu tư của nhà nước,hay sự ban hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,các chính sách cho vay tín dụng ưu đãi còn chậm trễ…gây trở ngại cho việc phát triển, hình thành các trang trại cả về quy mô và số lượng. Việc định hướng phát triển kinh tế trang trại ở các vùng, các địa phương còn chậm, cơ sở hạ tầng còn nhiếu bất cập. kiến nghị Để đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá đáp ứng nhu cầu thi trường, việc phát triển kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng trong địa bàn tỉnh Phú Thọ cần được quan tâm đúng hướng của lãnh đạo các ngành, các cấp có liên quan để phát triển một cách đúng hướng theo nhu cầu của thị trường. Các trang trại chăn nuôi trong địa bần mới được hình thành nên hoạt động còn chưa hiệu quả. Để thực hiện tốt các giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi, đưa nề kinh tế trang trại chăn nuôi trở thành một lực lượng nòng cốt trong phát triển hàng hoá, thì cần kiến nghị các vấn đề sau: Tỉnh cần làm sớm công tác quy hoạch, phân vùng kinh tế trong đó, phát triển kinh tế trang trại với quy mô lớn mang tính chất chuyên canh sản xuất hàng hoá. Mặt khác cần đẩy mạnh công tác giao diện tích đất trống, đồi núi trọc chưa sử dụng để đưa vào sản xuất nông, lâm, thuỷ sản. Cần giải quyết sớm vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhanh chóng xêm xét nguồn gốc đất và có hướng giải quyết tích cực để người dân ổn định sản xuất lâu dài. Các ngân hàng cần có chính sách cụ thể đối với các trang trại như chế độ cho vay, lãi suất, thời hạn vay dài ở mức vay trung và dài hạn, nhất là đối với các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất. Tỉnh cần có chính sách ưu tiên cho các chủ trang trại ở vùng sâu, vùng xa, những nơi khó khăn để khuyến khích phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi nghày càng tăng về quy mô và số lượng và giá trị sản lượng hàng hoá lớn hơn. Để sản xuất kinh doanh trong các trang trại chăn nuôi của tỉnh phát triển nhanh hơn về số lượng cũng như nâng cao quy mô sản xuất. Các chủ trang trại cần phát huy tối đa nội lực có sẵn và tận dụng thế mạnh của địa phương vào tình hình thực tế của trang trại. Nếu chủ trang trại tổ chức sản xuất tốt và Nhà nước có ,chính sách hỗ trợ phát triển cả về vốn, khoa học kỹthuật, công nghệ chế biến, thi trường tiêu thụ, thì số trang trại không chỉ dừng lại ở mức trên mà còn có thể tăng nhiều hơn nữa, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế chung của cả Tỉnh. danh mục tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình kinh tế nông nghiệp. 2. Giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp. _ Nhà xuất bản thống kê 2002 _ 3. Kinh tế trang trại ở Việt Nam và Thế giới. 4. Kinh tế trang trại gia đình trên Thế giới và Châu á. _ Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia _ 5. Các văn bản pháp luật của Nhà nước về kinh tế trang trại. 6. Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2002. 7. Báo cáo kết quả điều tra chăn nuôi: 01/08/2003 tỉnh Phú Thọ. 8. Báo cáo kết quả điều tra trang trại ở tỉnh Phú Thọ năm 2002& 2003. _ Cục Thống kê Phú Thọ _ 9. Báo cáo thực hiện kế hoạch chăn nuôi lợn trang trại ở huyện Phù Ninh- Phú Thọ. _ Phòng Nông nghiệp Phù Ninh- Phú Thọ_ 10. Báo cáo khoa học: “ Nghiên cứu đánh giá hiện trạng tình hình phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Phú Thọ và đề xuất mô hình phát triển phù hợp “. _ Kỹ sư : Phạm Văn Hiển _ 11. Tạp chí chăn nuôi số 3[61]-2004; số 4[62]- 2004. _ Hội chăn nuôi Việt Nam_ mục lục mở đầu 1 phần I: Cơ sở lý luận chung về kinh tế trang trại 3 I. Khái niệm, bản chất của kinh tế trang trại 3 1. Khái niệm 5 2. Bản chất của kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng 5 II. Vai trò, đặc trưng của kinh tế trang trại 6 1. Vai trò của kinh tế trang trại 6 2. Đặc trưng của kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng 7 III. Điểu kiện ra đời và phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng 10 1. Điều kiện ra đời và phát triển kinh tế trang trại nói chung 10. 2. Điều kiện ra đời và phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng 10 IV. Các loại hình kinh tế trang trại nói chung và chăn nuôi nói riêng 11 1. Xét về tính chất sở hữu 11 2. Xét về loại hình sản xuất 12 V. Tình hình phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng ở nước ta và một số nước trên thế giới 13 1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại nói chung ở nước ta 13 2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới 17 VI. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế trang trại hiện nay ở Việt Nam 19 Phần II: thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ 25 I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ở Tỉnh Phú Thọ ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trang trại nói riêng 25 1. Đặc điểm tự nhiên 25 2. Điều kiện kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng 29 2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội 29 2.2. Về cơ sở hạ tầng 30 II. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ. 31 1. Số lượng các loại hình trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ. 31 2. Tình hình về chủ trang trại chăn nuôi ở Phú Thọ 33 3, Các yếu tố sản xuất trong các trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ 33 4. áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ 35 5. Thị trường 36 III. Kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ. 36 1. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh Phú Thọ. 36 2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh Phú Thọ 42 3. Đời sống và khả năng tái sản xuất của các trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh Phú Thọ 43 4. Hiệu quả xã hội của các trang trại chăn nuôi 43 IV. Đánh giá về sự phát triển các trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ 43 1. Ưu điểm 43 2. Nhược điểm 44 Phần III. Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở Tỉnh Phú Thọ 45 I. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi Tỉnh Phú Thọ 45 II. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ 49 1. Phân vùng sinh thái để phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng ở tỉnh Phú Thọ 49 2. Xu hướng hình thành và phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng của tỉnh Phú Thọ 50 3. Một số mô hình chăn nuôi trang trại đã thành công ở nước ta. 50 4. Đề xuất phát triển mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi phù hợp 52 III. Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ 53 1. Giải pháp về đất đai 53 2. Giải pháp về vốn đầu tư 54 3. Giải pháp về lao động 54 4. Giải pháp về công nghệ 55 5. Giải pháp về thị trường 55 6. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 55 7. Hoàn thiện hệ thống khuyến nông 55 8. Nâng cao trình độ dân trí chuyên môn cho các chủ trang trại 56 9. Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với kinh tế trang trại chăn nuôi 56 Kết luận 57 Danh mục tài liệu tham khảo 59

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0024.doc
Tài liệu liên quan