Đề tài Thực trạng và các giải pháp quản lý, sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam

- Tăng tiết kiệm trong nước: Tiết kiệm chỉnh phủ, khu vực doanh nghiệp, hộ gia đình. - Duy trì giới hạn nợ ở mức an toàn - Tiếp tục duy trì các chỉ số nợ ở mức an toàn theo các chỉ tiêu quy định và phù hợp với thông lệ quốc tế. - Tổ chức thực hiện thanh toán trả nợ, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để phát sinh nợ quá hạn làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế. - Nghiên cứu thực hiện các biện pháp mua lại nợ, chuyển đổi nợ, giảm nợ nhằm thay đổi cơ cấu nợ để đạt được danh mục nợ tối ưu. - Có chính sách điều hành tốt kinh tế vĩ mô để tăng thu ngân sách nhà nước, tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, tăng cường dự trữ ngoại tệ để cải thiện chỉ số nợ và các cân đối lớn của nền kinh tế. - Gia tăng dự trữ ngoại hối - Cải thiện cán cân thanh toán vãng lai ( Tăng cường xuất khẩu ) - Gia tăng cán cân tài khoản vốn ( Bao gồm nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp ) - Khuyến khích kiều hối chảy về nước

doc39 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1811 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và các giải pháp quản lý, sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khối thịnh vượng chung, Tổ chức thống kê châu âu, IMF, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, Ban thư ký câu lạc bộ Paris, Hội nghị về thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc: “ Tổng nợ nước ngoài bất kỳ thời điểm nào, là tổng dư nợ của các nghĩa vụ nợ tại thời điểm đó, không bao gồm các nghĩa vụ nợ dự phòng, đòi hỏi người đi vay phải thanh toán lãi và/hoặc gốc của các khoản nợ này tại (các) thời điểm trong tương lai và là nghĩa vụ của người cư trú với người không cư trú trong quốc gia”. 1.2. Các hình thức vay nợ nước ngoài - Vay ODA: là khoản vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam từ nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, tổ chức tài trợ song phương, tổ chức liên quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ có yếu tố không hoàn lại (thành tố ưu đãi) đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc, 25% đối với khoản vay không ràng buộc. - Vay thương mại là khoản vay theo điều kiện thị trường. - Phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài 1.3. Ảnh hưởng của việc vay nợ đối với sự phát triển kinh tế  đất nước * Ảnh hưởng tích cực - Bổ sung nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, gia tăng nguồn  động lực mới, tích cực và mạnh mẽ hơn cho sự phát triển của đất nước. - Cải thiện cơ cấu và trình độ phát triển của nền kinh tế. - Tiếp thu, cải thiện kỹ thuật công nghệ hiện đại thay thế cho các công nghệ cũ, lạc hậu. - Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thị trường. - Nâng cao năng lực cho đội ngũ lao động, kinh nghiệm quản lý… * Ảnh hưởng tiêu cực - Bất cứ  nguồn vốn vay nào dù là nguồn vốn hỗ trợ  chính thức (ODA) có điều kiện ưu đãi cao nhất cho đến các khoản vay thương mại thông thường trên thị trường tài chính quốc tế thì nghĩa vụ  trả nợ (bao gồm cả gốc và lãi) cũng luôn đặt ra cho người đi vay. - Một cơ  cấu nợ mà tỷ trọng những khoản vay thương mại với lãi suất cao chiếm tỷ trọng lớn sẽ  gây nên xu hướng lạm phát mạnh. Đặc biệt là trong điều kiện các nguồn vốn vay không được quản lý  tốt và sử dụng hiệu quả, buộc bên vay phải tiếp tục tìm kiếm các khoản vay mới với những điều kiện ngặt nghèo hơn, tạo nên vòng xoáy của vay nợ.  Điều này có thể dẫn đến bội chi ngân sách, căng thẳng trạng thái khát vốn, gây hỗn loạn và  sụp đổ xã hội. - Việc vay nợ thường đi kèm với những cam kết, quy định chặt chẽ buộc nước vay nợ phải phụ thuộc vào chủ nợ cả về kinh tế và chính trị. - Áp lực trả nợ làm cho nước vay nợ phải hạn chế nhập và tăng xuất khẩu, trog đó có hàng tiêu dùng mà trong nước còn thiếu hụt, do đó làm tăng mất cân đối hàng tiền, tăng giá và tăng lạm phát. - Vay nợ  quá nhiều và sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích, gây lãnh phí và thất thoát vốn, không hiệu quả sẽ tạo nên gánh nặng cho các thế hệ sau. 1.4. Lý do vay nợ nước ngoài - Lỗ hổng tiết kiệm - đầu tư Trong giai đoạn 2002 - 2009 tỉ lệ đầu tư tăng nhanh trên 9% GDP so với mức 4 - 5% GDP thời kỳ 1997 - 2002, đặc biệt trong năm 2007 tăng đến 45,6% GDP, trong khi tỷ lệ tiết kiệm chỉ đạt 35,8% đã làm cho “lỗ hổng tiết kiệm đầu tư” lên đến 9,8% GDP, mức cao nhất từ năm 1995 đến nay. Tính từ giai đoạn 1995 - 2009 lỗ hổng giữa đầu tư và tiết kiệm trung bình là 7,6% GDP chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam đang dựa quá nhiều vào nguồn vốn nước ngoài. Trong khi lỗ hổng này của các nước trong khu vực chỉ khoảng 3 - 4% GDP. Nguyên nhân khiến lỗ hổng S-I gia tăng là do tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa quá nhiều vào yếu tố vốn, do muốn gia tăng tốc độ tăng trưởng nên phải đẩy nhanh tốc độ tăng vốn đầu tư. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP năm 2006 và 2007 tăng mạnh đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ đầu tư cao nhất thế giới. Sự gia tăng lỗ hổng S-I này cũng chính là nguyên nhân của sự gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai. Bên cạnh đó, hiệu quả đầu tư lại có xu hướng giảm thể hiện thông qua hệ số ICOR. Xu hướng này đang xảy ra với vốn đầu tư toàn xã hội, đặc biệt là đối với nguồn vốn nhà nước. ICOR tăng là một xu hướng tất yếu do sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, ICOR tăng nhanh lại luôn là không bình thường và đáng lo ngại trong quá trình phát triển của mọi nền kinh tế. ICOR ở Việt Nam thậm chí còn cao hơn cả một số nước trong khu vực như Thái Lan, Mailaysia, Indonesia, Trung Quốc và ấn Độ. Điều thú vị là ấn Độ đã đạt được tốc độ tăng trưởng gần bằng Việt Nam từ năm 2000 cho đến nay, với tỷ suất đầu tư chỉ bằng 2/3 so với Việt Nam. Nghĩa là ấn Độ chỉ cần 3,5 đơn vị đầu tư để tại ra 1 đơn vị tăng trưởng, trong khi Việt Nam cần đến gần 5 đơn vị đầu tư mới tạo ra được 1 đơn vị tăng trưởng  còn Trung Quốc chỉ cần có 4 đơn vị đầu tư để tạo ra 1 đơn vị tăng trưởng. Mặt khác, chính sách nới lỏng tiền tệ thực hiện ở Việt Nam trong thời gian qua cũng tác động không nhỏ đến sự gia tăng của tỷ lệ đầu tư. - Lỗ hổng thương mại: xuất khẩu - nhập khẩu “Lỗ hổng thương mại” của Việt Nam năm 2007 đã tăng lên mức 15,8% GDP so với mức 10% của giai đoạn 2002 - 2006. Thâm hụt thương mại là nguyên nhân cơ bản của thâm hụt tài khoản vãng lai (9,7% trong năm 2007). Thâm hụt tài khoản vãng lai đang được tài trợ bằng FDI, ODA và kiều hối. “Lỗ hổng thương mại” vẫn tiếp tục gia tăng trong năm 2008 mặc dù có xu hướng giảm trong tháng 5 và tháng 6. Tính cả 6 tháng đầu năm 2008  lỗ hổng thâm hụt đã là 14,8 tỷ USD, bằng 49,8% kim ngạch xuất khẩu, tăng 184,6% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 0,7 tỷ USD so với mức nhập siêu của cả năm 2007. Khả năng đạt mức nhập siêu cả năm dưới 19- 20 tỷ USD theo mục tiêu của Chính phủ là khó thực hiện. Nếu xu hướng này tiếp tục gia tăng sẽ ảnh hưởng xấu tới cân đối vĩ mô của Việt Nam khi các dòng vốn bên ngoài giảm (việc giải ngân FDI chững lại, hoặc kiều hối giảm) trong điều kiện dự trữ ngoại hối còn rất mỏng của Việt Nam hiện nay. Mặc dù, FDI trong 6 tháng đầu năm 2008 tăng mạnh với tổng số vốn cam kết đạt 30,9 tỷ USD, nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào các ngành khai thác tài nguyên, tận dụng bảo hộ và bất động sản. FDI vào lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực rất nhạy cảm mà các nhà đầu tư rất dễ không giữ cam kết khi có những yếu tố bất lợi xảy ra đã được minh chứng thông qua cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực Đông á năm 1997 – 1998. Trong tương lai, ODA giành cho Việt Nam sẽ giảm khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình. Đến năm 2010 – 2013 Việt Nam có nhiều khả năng sẽ chuyển từ nguồn vốn ưu đãi của IDA (Hiệp hội Phát triển Quốc tế) sang nguồn vốn với lãi suất cao hơn của IBRD (Ngân hàng tái thiết và Phát triển Quốc tế). - Lỗ hổng thâm hụt ngân sách: Thu không đủ chi “Lỗ hổng thâm hụt ngân sách” vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng. Theo số liệu của Việt Nam thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2007 là gần 5% GDP, còn theo số liệu của IMF thâm hụt ngân sách năm 2007 là 7% GDP, nếu tính cả các khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được chính phủ bảo lãnh thì mức thâm hụt có thể lên tới 14 - 15% GDP. Mức thâm hụt ngân sách của Việt Nam là cao so với các nước trong khu vực. II. THỰC TRẠNG VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 2.1. Đánh giá tình trạng nợ nước ngoài của Việt Nam - Đánh giá mức độ nợ  của Việt Nam so với các chỉ  tiêu quốc tế Theo thông lệ quốc tế, để đánh giá mức độ nợ nước ngoài của một quốc gia thường được thông qua các chỉ  số sau: Mức  độ  Tiêu chí  Nghiêm trọng Khó  khăn  Bình thường Nợ/GDP ≥ 50% 30% - 50% ≤ 30% Nợ/kim ngạch xuất khẩu HHDV ≥ 200% 165% - 200% ≤ 165% Nghĩa vụ trả nợ/ kim ngạch xuất khẩu HHDV ≥ 30% 18% - 30% ≤ 18% Nghĩa vụ trả nợ/ GDP ≥ 4% 2% - 4% ≤ 2% Nghĩa vụ trả lãi/ kim ngạch xuất khẩu HHDV ≥ 20% 12% - 20% ≤ 12% Theo đó, hai chỉ số là Tổng nợ/GDP và Nghĩa vụ  trả nợ/kim ngạch xuất khẩu HHDV là hai chỉ  tiêu phản ánh rõ nhất tình hình vay nợ mà  nhiều quốc gia sử dụng làm tham chiếu để  đánh giá. Đối với Việt Nam, theo Bản tin nợ nước ngoài số 4 do Bộ Tài chính phát hành đã thống kê các chỉ tiêu theo dõi và quản lý nợ ở Việt Nam như sau: Bảng 1: Chỉ tiêu giám sát về nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2004-2008 Đơn vị: % Chỉ  tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số dư nợ nước ngoài so với GDP (%) 37.2 32.2 31.4 32.5 29.8 Nợ  nước ngoài khu vực công so GDP (%) 29.9 27.8 26.7 28.2 25.1 Nghĩa vụ trả nợ so với xuất khẩu hàng hóa và  dịch vụ (%) 5.5 4.8 4.0 3.8 3.3 Nghĩa vụ  trả nợ Chính phủ so với thu NSNN (%) 4.9 4.1 3.7 3.6 3.5 Dự  trữ ngoại hối so tổng dư nợ ngắn hạn (%) 1,943.0 4,075.0 6,380.0 10,177.0 2,808.0 Nghĩa vụ  nợ dự phòng của Chính phủ so thu ngân sách nhà nước (%) 5.3 5.2 4.5 4.6 4.7   Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài số 4 - Bộ Tài Chính Như vậy, đối chiếu vào các chỉ tiêu quốc tế có  thể thấy Tổng số dư nợ nước ngoài/GDP của Việt Nam trong những năm gần đây nằm giữa ngưỡng khó khăn và bình thường, tuy nhiên xu hướng của Việt Nam là đang điều chỉnh dần về ngưỡng bình thường khi chỉ số ngày đến năm 2008 đã giảm xuống mức 30%. Về chỉ  tiêu nghĩa vụ trả nợ so với xuất khẩu HHDV của Việt Nam nhìn chung ở mức thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu quốc tế. Điều này có thể  giải thích là do nghĩa vụ trả nợ hàng năm của Việt Nam hiện nay đang ở mức thấp, các khoản vay chủ yếu là trung và dài hạn. Điều này lại gây ra khó khăn trong thời gian về sau khi các khoản nợ phải trả dần tăng lên qua các năm. 2.2 Về  cơ cấu vay nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay Cũng theo số liệu thống kê trong Bản tin nợ nước ngoài của Bộ tài chính, cơ cấu vay nợ của Việt Nam phân theo chủ nợ và điều kiện tín dụng như sau: Biều  đồ 1: Cơ cấu dư nợ  nước ngoài của Chính phủ  phân theo Chủ nợ Tính đến 31/12/2008 Biểu  đồ 2: Cơ cấu dư nợ  CP và được CP bảo lãnh theo điều kiện tín dụng Tính đến 31/12/2008 Theo cơ  cấu trên, vay nợ nước ngoài của Việt Nam đã  được đa dạng hóa về loại hình chủ nợ  và điều kiện tín dụng. Các khoản vay ODA vẫn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ của Việt Nam, trong khi đó Vay ưu đãi và Vay thương mại chỉ chiếm hơn 25% tổng dư nợ. Điều này là chứng tỏ Việt Nam vẫn là một trong những nước có triển vọng trong việc thu hút nguồn vốn ODA từ các quốc gia khác để phát triển kinh tế. Số liệu tuyệt đối cũng cho thấy Vay ODA của Việt Nam tính đến tháng 06/2009 đã đạt mức 17.25 triệu USD, tăng gần 6% so với cuối năm 2008 và vẫn duy trì mức tỷ lệ 73% so với tổng dư nợ trong cùng kỳ. Vay thương mại mặc dù chỉ chiếm khoảng 20% so với tổng dư nợ tuy nhiên, con số này đã tăng lên  đều qua các năm. Nếu như trong các năm 2005, 2006 Vốn vay thương mại chỉ vào khoảng hơn 2 triệu USD chiếm khoảng 15% tổng dư nợ thì đến 30/06/2009, số liệu cho thấy Vốn vay thương mại đã  đạt 5.168 triệu USD chiếm 21.88% tổng dư nợ nước ngoài. Điều này cho thấy một sự tăng trưởng đều và ổn định của nguồn vốn vay nước ngoài qua các năm. Về cơ  cấu nợ nước ngoài phân theo chủ nợ, qua biểu  đồ ta có thể thấy, các khoản vay song phương và đa phương chiếm phần lớn trong tổng dư nợ  nước ngoài của Việt Nam. Một phần nhỏ còn lại của nguồn nợ vay được huy động thông qua việc phát hành trái phiếu quốc tế, vay các ngân hàng thương mại thế giới và các chủ nợ  tư nhân khác. Như vậy cơ cấu này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu về điều kiện tín dụng khi mà các khoản vay ODA chiếm phần lớn. Chủ yếu nguồn vốn ODA đều được cung cấp bởi các nước phát triển trên thế giới và các tổ chức quốc tế như IMF, WB,…thông qua các Hiệp định hỗ trợ song phương và  đa phương cho Việt Nam 2.3. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn vay nợ nước ngoài tại Việt Nam * Công tác quản lý và sử dụng nợ nước ngoài: - Giai đoạn 1993-2000: Tập trung xử lý các khoản nợ cũ của Chính phủ thông qua CLB Paris và khoản nợ thương mại thuộc CLB London. Kết quả xử lý nợ thành công đã làm giảm đáng kể nghĩa vụ nợ của Việt Nam (tỉ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam từ trên 90% GDP năm 1993 xuống còn dưới 50% GDP trong các năm từ năm 2000 đến nay. Việt Nam đã được đưa ra khỏi nhóm nước nghèo mắc nợ trầm trọng (nhóm HIPC-Highly Indebted Poor Countries) năm 2001. Việc được đưa ra khỏi nhóm HIPC đã làm tăng đáng kể vị thế tín nhiệm của Việt Nam, giúp Việt Nam huy động tốt nguồn vốn ODA và bắt đầu tiếp cận được với nguồn vốn vay thông thường từ nước ngoài. Đối với vay nợ của doanh nghiệp, trách nhiệm quản lý nợ nước ngoài tự vay tự trả thuộc NHNN. Các khoản vay của doanh nghiệp cũng được giám sát chặt chẽ thông qua việc các doanh nghiệp phải đăng ký khoản vay qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Giai đoạn 2000-2009: Việc Việt Nam tích cực đổi mới thể chế, chính sách trên mọi lĩnh vực và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cùng với việc quản lý thận trọng nợ nước ngoài đã tạo thuận lợi cho việc huy động nguồn vốn nước ngoài của Việt Nam. Đồng thời, cơ chế, chính sách tài chính nói chung và cơ chế, chính sách quản lý nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài nói riêng không ngừng được hoàn thiện, đóng góp tích cực vào kết quả huy động các nguồn vốn. Trong giai đoạn này, vốn cam kết ODA năm sau luôn cao hơn năm trước, ngay cả trong điều kiện nguồn vốn ODA của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển ngày càng giảm sút, và vốn ODA có xu hướng ưu tiên nhiều cho các nước châu Phi. Năm 2005, Việt Nam được WB và các nhà tài trợ đánh giá là một trong những nước sử dụng ODA hiệu quả nhất. Tổng vốn ODA cam kết cho Việt Nam giai đoạn 2002-2007 là 29 tỉ USD (trong đó riêng năm 2007 các nhà tài trợ cam kết 5,43 tỉ USD). - Về quản lý nợ, Việt Nam luôn theo đuổi chính sách quản lý nợ thận trọng. Đã xây dựng được Chiến lược nợ nước ngoài giai đoạn 2001-2010 và Kế hoạch hành động cụ thể cho giai đoạn 2001-2005. Đồng thời, không ngừng hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý nợ nước ngoài (Nghị định 134/2005/NĐ-CP về quản lý vay, trả nợ nước ngoài; các quy chế kèm theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu nợ; quy chế thu thập, báo cáo thông tin nợ, quy chế bảo lãnh, quy chế cho vay lại). Việc quản lý nợ nước ngoài căn cứ theo kế hoạch, chiến lược, hạn mức vay thương mại của Chính phủ và quốc gia hàng năm; phù hợp các ngưỡng an toàn nợ được phê duyệt; * Đánh giá công tác quản lý nợ: Những thành tựu đạt được: - Huy động được nguồn lực đáng kể từ bên ngoài với điều kiện vay khá ưu đãi. Vốn vay nước ngoài của Chính phủ chủ yếu là theo điều kiện ODA. Đầu tư bằng nguồn ODA chiếm bình quân 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và bằng 29% chi Ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển, thể hiện như sau: + Nhờ vốn ODA, đã cải thiện cơ bản và phát triển một bước quan trọng cơ sở hạ tầng kinh tế, trước hết là giao thông vận tải và năng lượng điện, góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. + Góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn, lâm nghiệp, thuỷ lợi, xóa đói giảm nghèo, cung cấp tín dụng nông thôn, góp phần đáng kể tạo ra thành tựu đầy ấn tượng về giảm nghèo của Việt Nam. + Đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: hiện đại hoá cơ sở vật chất cho giáo dục, đào tạo, đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo; thực hiện các chương trình dân số và phát triển, Chương trình tiêm chủng mở rộng, Chương trình dinh dưỡng trẻ em, Chương trình nước sạch nông thôn, Chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu... - Luôn thực hiện chính sách quản lý thận trọng, đảm bảo các tỉ lệ nợ trong giới hạn an toàn và có xu hướng giảm dần so với GDP. Hạn chế tối đa vay nợ ngắn hạn của nền kinh tế; Chính phủ không vay hoặc bảo lãnh vay ngắn hạn. - Đồng thời, công tác quản lý cũng ngày càng thể hiện tính chủ động, linh hoạt. Đã chủ động đàm phán, cơ cấu lại các khoản nợ cũ để giảm chi phí trả nợ và giảm tỉ lệ nợ/GDP của Việt Nam. Bắt đầu thực hiện đánh giá bền vững nợ và phân tích cơ cấu danh mục nợ để quản lý tốt rủi ro của danh mục nợ về trung – dài hạn. Trong bối cảnh diễn biến kinh tế thế giới không thuận lợi trong năm 2007-2008, cùng với việc Chính phủ điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP, Bộ Tài chính đã chủ động trình Chính phủ hạn chế cấp bảo lãnh cho một số khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp, tạm dừng việc phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế v.v… - Về thể chế, chính sách không ngừng được hoàn thiện và tiến dần tới các thông lệ tốt của quốc tế. Nghị định 134/2005/NĐ-CP và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn các nghiệp vụ quản lý nợ cụ thể đã đưa ra khung pháp lý tương đối toàn diện về quản lý công tác vay, trả nợ nước ngoài, nhấn mạnh nguyên tắc thống nhất đầu mối trong quản lý nợ nước ngoài. Luật quản lý nợ công đã được trình Quốc hội xem xét cho ý kiến trong tháng 11/2008 và dự kiến được thông qua tháng 5/2009 sẽ là khung pháp lý cao nhất để việc quản lý nợ được chuẩn hoá, trong đó có quản lý nợ nước ngoài. Một số tồn tại: - Nguyên tắc quản lý nợ theo chiến lược nợ dài hạn và các công cụ quản lý trung hạn chưa được thực hiện tốt trên thực tế. Chiến lược nợ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng cho giai đoạn 2001-2010 được Chính phủ ban hành năm 2004 không hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về một chiến lược chủ động, cập nhật. Chiến lược nợ dài hạn chưa được cụ thể hoá bằng các chương trình quản lý nợ trung hạn. Hiện nay Bộ Tài chính mới bắt đầu xây dựng Chương trình quản lý nợ trung hạn đầu tiên cho nợ nước ngoài. - Công tác phân tích, dự báo đã và đang được thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao; Đặc biệt mảng vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý là các khoản vay theo điều kiện thị trường có tính rủi ro cao đối với cả nền kinh tế, nhưng chưa có những phân tích, tính toán kịp thời về cơ cấu nợ và điều chỉnh hạn mức nợ của doanh nghiệp để đảm bảo quản lý tốt rủi ro từ khu vực này. - Quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ chưa gắn kết với quản lý nợ trong nước của Chính phủ và khu vực công (nợ nước ngoài là một bộ phận của nợ CP), vì vậy chưa thể phát huy được hiệu quả. Việc tuân thủ các hạn mức an toàn nợ đối với nợ nước ngoài sẽ mất đi ý nghĩa nếu đồng thời không có được những hạn mức tương tự đối với vay nợ trong nước, vì rủi ro có thể phát sinh từ hoạt động vay, trả nợ trong nước. Hiệu quả chi phí cũng chưa cao khi không có sự điều hành, phối hợp thống nhất về vay nợ trong nước và nước ngoài. - Nguyên tắc quản lý thống nhất nợ nước ngoài đã được quy định tại Nghị định 134/2005/NĐ-CP nhưng chưa được áp dụng ổn định, thể hiện ở việc Chính phủ vừa ban hành Nghị định 96/2008/NĐ-CP về chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước trong đó quy định Ngân hàng Nhà nước vẫn chủ trì đàm phán, ký kết vay nợ thay mặt Chính phủ đối với các khoản vay từ WB, ADB; và đối với nợ doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước trực tiếp báo cáo thông tin, số liệu tổng hợp lên Thủ tướng Chính phủ và chỉ đồng gửi Bộ Tài chính để biết. * Đánh giá công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA Theo báo cáo của NHNN thì tính đến cuối năm 2009, nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm khoảng 60% trong tổng nợ chính phủ (trong đó ODA chiếm tới 85% tổng nợ nước ngòai), Số liệu của Bộ Tài chính cho hay, tổng dư nợ nước ngoài trung và dài hạn của Việt Nam hiện nay (không bao gồm dư nợ ngắn hạn nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng) vào khoảng 30,5% GDP. Cụ thể, tính đến cuối năm 2009, tổng số vốn ODA đã đàm phán và ký kết các Hiệp định vay ODA và vay ưu đãi ước tính  trị giá 37,5 tỷ USD; giải ngân được 19,5 tỷ USD, chiếm 52% so với tổng số vốn ODA đã ký vay. - Những mặt đã đạt được: + Về cơ bản, các quy định về quản lý tài chính đối với chương trình, dự án ODA đã được ban hành đầy đủ, toàn diện và từng bước được hoàn thiện như các Thông tư số 108/2007/TT-BTC hướng dẫn quản lý tài chính đối với chương trình, dự án ODA vay nợ; Thông tư số 82/2007/TT/BTC hướng dẫn quản lý tài chính dự án viện trợ nước ngoài; Thông tư 123/2007/TT/BTC hướng dẫn chế độ thuế đối với dự án ODA; các Thông tư hướng dẫn về quy trình thanh toán, quyết toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp, quản lý tài sản trang bị trong các chương trình, dự án đều có những quy định riêng đối với chương trình, dự án ODA. + Các quy định về quản lý tài chính đối với nguồn ODA không ngừng được cải tiến, hoàn thiện theo hướng tăng cường phân cấp và tăng tính trách nhiệm của cơ quan thực hiện trong các khâu quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện, thanh toán vốn; đơn giản hoá quy trình, thủ tục, tránh chồng chéo về trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quy định của Luật NSNN. Ví dụ Thông tư 108/2007/TT/BTC của Bộ Tài chính về quản lý tài chính đối với chương trình, dự án ODA đã quy định nguyên tắc đổi mới trong kiểm tra việc thanh toán vốn ODA là chủ yếu căn cứ theo hợp đồng đã được ký kết bởi cấp có thẩm quyền căn cứ theo quyết định trao thầu; cơ quan kiểm soát chi không can thiệp sâu về quyết định mua sắm, chất lượng, khối lượng công trình v.v… mà căn cứ chủ yếu vào các điều khoản thanh toán của hợp đồng để xác nhận thanh toán. Các quy định cụ thể về thời hạn thanh toán, rút vốn nước ngoài cũng giúp đẩy nhanh đáng kể tiến độ trong khâu thanh toán, giải ngân. Chính sách thuế đối với dự án ODA cũng không ngừng được hoàn thiện để vừa có hướng dẫn cụ thể theo pháp luật thuế trong nước, vừa tính đến đặc thù và các cam kết quốc tế liên quan đến thuế đối với nguồn vốn ODA. - Một số tồn tại: + Về cơ chế thanh toán, giải ngân vốn mặc dù đã được cải tiến đáng kể nhưng vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu, rà soát để hoàn thiện trong bối cảnh các quy định về quản lý đầu tư XDCB của Nhà nước liên tục được thay đổi, cập nhật; biến động lớn về giá cả, vật tư; quan hệ hợp đồng kinh tế ngày một phức tạp v.v… (ví dụ chưa có hướng dẫn cụ thể để xử lý việc thanh toán cho các trường hợp phát sinh khối lượng, trượt giá, điều chỉnh hợp đồng v.v…). Đồng thời trên thực tế vẫn còn hiện tượng chưa có được cách hiểu nhất quán để thực hiện tại một số địa bàn, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn về chính sách, chế độ mới cho đội ngũ cán bộ của KBNN và cơ quan cho vay lại; + Về quản lý tài chính, nguồn vốn ODA theo hình thức tài trợ dự án chưa hoàn toàn được phản ánh đầy đủ vào NSNN từ khâu phân bổ, lập kế hoạch, hạch toán chi tiêu kịp thời, báo cáo, quyết toán nên có hạn chế nhất định trong hiệu quả quản lý tài chính. Ví dụ các dự án ODA do các Bộ, ngành vận động, đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Chính phủ không phản ánh trong phân bổ nguồn lực chung của NSNN, có những trường hợp thiếu cân đối ví dụ một Bộ, địa phương vận động được nhiều dự án nhưng không giải ngân được; trong quá trình thực hiện các Bộ, địa phương chậm giao hoặc thậm chí không giao đủ kế hoạch vốn nước ngoài nhưng vẫn giải ngân được vì việc giải ngân không phụ thuộc vào kế hoạch. Quy định giải ngân vốn nước ngoài không căn cứ vào kế hoạch tài chính được duyệt đã góp phần đáng kể đẩy nhanh tiến độ giải ngân (vì vốn nước ngoài được bố trí theo dự án mà không phải theo kế hoạch hàng năm, và có thể giải ngân khi có khối lượng công việc được nghiệm thu); tuy nhiên có hạn chế là không buộc các Bộ, địa phương thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng kế hoạch vốn, và các thông tin thể hiện trên báo cáo NSNN không phản ánh được đầy đủ việc bố trí nguồn lực cho các ngành, địa phương; việc GTGC vốn giải ngân phụ thuộc vào thông báo của nhà tài trợ và phụ thuộc vào điều hành mức bội chi NSNN nên cũng không phản ánh đúng tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA; việc quyết toán dự án cũng bị chậm do nhiều dự án ODA kéo dài đến 7- 9 năm rất khó quyết toán. + Nếu nguồn vốn ODA thực hiện theo hình thức hỗ trợ ngân sách thì sẽ khắc phục được các bất cập trên, tuy nhiên hình thức hỗ trợ ngân sách cũng có một số hạn chế như hệ thống các quy trình, thủ tục trong nước chưa hoàn toàn hài hoà với quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn của nhà tài trợ. Ví dụ như thủ tục mua sắm, đấu thầu chưa đảm bảo minh bạch và đối xử bình đẳng giữa các nhà thầu; quy định về đền bù, tái định cư, tiêu chuẩn môi trường chưa hài hoà v.v…; hệ thống quản lý tài chính chưa cung cấp được các thông tin cần thiết cho nhà tài trợ để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn; trong khi đó cũng chưa có hệ thống đánh giá kết quả đầu ra (đánh giá việc đạt được các chỉ số phát triển) để thay thế cho việc đánh giá sử dụng nguồn lực đầu vào. Ví dụ chương trình 135 khi vốn phân bổ xuống địa phương các dự án được phân bổ vốn trực tiếp giao dịch với KBNN để rút vốn nhưng không báo cáo kịp thời cho cơ quan chủ nhiệm chương trình để có thông tin tổng hợp báo cáo nhà tài trợ; KBNN cũng không có trách nhiệm báo cáo mà chỉ xác nhận đối chiếu với báo cáo của các BQLDA; nhà tài trợ không có thông tin để đánh giá, giám sát; cơ quan chủ nhiệm chương trình không có được báo cáo đánh giá kết quả đầu ra. Việc điều chỉnh kế hoạch vốn đã giao trong trường hợp nguồn tài trợ nước ngoài không giải ngân được đúng theo dự kiến chưa linh hoạt. Đồng thời, yếu tố hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực và cải cách thể chế, hiệu quả chuyển giao công nghệ, tri thức của các khoản hỗ trợ ngân sách theo chương trình mục tiêu chưa đáp ứng được yêu cầu của cả Chính phủ và các nhà tài trợ. Một số ví dụ về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nợ nước ngoài kém hiệu quả VD1: Với 750 triệu USD vừa phát hành, tiền vay được không phải để làm đường, xây trường học mà dành cho các doanh nghiệp nhà nước sử dụng. 500 triệu USD trong khoản vay này sẽ được dành cho Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin). Cơ sở để Chính phủ đi vay nợ và trao cho Vinashin đó là tổng công ty này đã có được hợp đồng đóng tàu đến hết năm 2012. Như vậy, Vinashin có trách nhiệm phải trả nợ với Chính phủ nhưng về đối ngoại thì nghĩa vụ trả nợ là Chính phủ. Do vậy khả năng trả đủ nợ cho nhà đầu tư nước ngoài đã mua TPQTCP tùy thuộc hoàn toàn vào hiệu quả hoạt động của Vinashin. Vinashin có hợp đồng đóng tàu đến năm 2012 nhưng cũng không ít khó khăn vì trong điều kiện giá xăng dầu ở mức cao, lại thường xuyên biến động, rất dễ gây thiệt hại cho các ngành đóng tàu, máy bay, ôtô…  Từ cuối năm 2007, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã đầutư hơn 60 triệu Euro, tương đương 1.300 tỷ đồng để mua một con tàuRo-Pax của Italia. Sau 7 tháng vận hành tuyến Cái Lân (Quảng Ninh) đếnNhà Rồng (thành phố Hồ Chí Minh), đơn vị được giao quản lý vận hành contàu cho biết đã thua lỗ nặng nề. Tàu Ro-Pax, được đặt tên là Hoa Sendài 187m có tốc độ 30 hải lý (tương đương 55 km/giờ); sức chở 1.000hành khách và 500 ôtô (có thể chở được 153 container loại 40 feet).Theo lịch trình, tàu Hoa Sen chạy mỗi tuần một chuyến, xuất phát từcảng Cái Lân (Quảng Ninh) đến cảng Nhà Rồng (TP. Hồ Chí Minh) trongthời gian 48 giờ đồng hồ trong đó có 8 tiếng dừng ở cảng Chân Mây (ThừaThiên- Huế). Mặc dù đơn vị chịu trách nhiệm quản lý vận hành tàu HoaSen chưa đưa ra con số cụ thể, tuy nhiên, các chuyên gia về tàu thủy ước tính chi phí, chỉ tính tiền xăng dầu để thực hiện lịch trình này không dưới 1 tỷ đồng cho một chuyến “xuyên Việt”. Đến thời điểm hiện tại, tàu Hoa Senđã vận hành được 7 tháng và đang trong tình trạng lỗ nặng. Hiện tại,công suất vận hành tàu chưa đạt 50%, tính chung cho cả người và xe,chưa tính đến lãi suất 5% cho khoản vay 60 triệu Euro. Ví dụ 2: Vụ PCI Mức cam kết ODA hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Trong thời kỳ 1993-2007, tổng giá trị ODA cam kết đạt 42.438 triệu USD, trong đó những nhà tài trợ cam kết nhiều vốn ODA cho Việt Nam bao gồm Nhật Bản, WB, ADB, các tổ chức Liên hợp quốc, Pháp, Đức,… Điều này đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo,... Trong thời kỳ 1993 - 2007, tổng vốn ODA ký kết đạt 32.109 triệu USD, tương đương 75,66% tổng lượng ODA cam kết cùng kỳ; tổng vốn ODA giải ngân đạt 19.865 triệu USD, tương đương 61,86% tổng lượng ODA ký kết cùng kỳ. Bảng 2. ODA cam kết, ký kết và giải ngân thời kỳ 1993-2008 Đơn vị: Triệu USD Năm Số vốn cam kết Vốn ký kết Vốn giải ngân 1993 1.861 817 413 1994 1.959 2.598 725 1995 2.311 1.444 737 1996 2.431 1.602 900 1997 2.377 1.686 1 1998 2.192 2.444 1.242 1999 2.146 1.503 1.35 2000 2.4 1.768 1.65 2001 2.399 2.418 1.5 2002 2.462 1.805 1.528 2003 2.839 1.757 1.422 2004 3.441 2.568 1.65 2005 3.748 2.515 1.787 2007 4.457 2.824 1.785 2008 5.426 3.795 2.176 Tổng số 42.438 32.109 19.865 a) Cơ cấu sử dụng vốn ODA thời kỳ 1993 - 2007 theo ngành, lĩnh vực thể hiện trong Bảng 3. Bảng 3. Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 1993 – 2007 Đơn vị: Triệu USD Ngành, lĩnh vực Hiệp định ODA ký kết 1993 - 2007 Tổng Tỷ lệ % 1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xoá đói, giảm nghèo 5.130,73 15,90 2. Năng lượng và công nghiệp 7.376,28 22,97 3. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cấp, thoát nước và phát triển đô thị, trong đó: 11.286,64 35,15 - Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông 8.222,99 25,61 - Cấp, thoát nước và phát triển đô thị 3.063,65 9,54 4. Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ thuật, các ngành khác 8.315,6 25,90 Tổng số 32.109,25 100%  b) Cơ cấu sử dụng vốn ODA thời kỳ 1993 - 2007 theo vùng thể hiện trong Bảng 4. Bảng 4. Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo vùng lãnh thổ thời kỳ 1993 - 2007 Đơn vị: Triệu USD Bảng 4. Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo vùng lãnh thổ thời kỳ 1993 - 2007 Đơn vị: Triệu USD Ngành, lĩnh vực Hiệp định ODA ký kết 1993 - 2007 Tổng Tỷ lệ % 1. Vùng Đồng bằng Sông Hồng 3.500,83 13,69 2. Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ 2.063,78 8,07 3. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung 3.278,19 12,82 4. Vùng Tây Nguyên 1.132,39 4,43 3. Vùng Đông Nam Bộ 3.995,60 15,62 4. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 2.394,67 9,36 5. Liên vùng 9.211,33 36,01 Tổng số 25.576,79 100% 2.4. Thực trạng hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam Cùng với quá trình vay nợ nước ngoài, Việt Nam cũng luôn phải đứng trước áp lực về nghĩa vụ trả nợ nước ngoài hàng năm. Số liệu thống kê cho thấy nghĩa vụ trả nợ hàng năm của Việt Nam như Bảng 5 dưới đây Bảng 5: Tổng trả nợ của Việt Nam qua các năm từ 2005-30/06/2009 Đơn vị: triệu USD Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 30/06/09 Tổng trả nợ trong kỳ 698.31 764.50 885.90 1,103.88 600.94 Nợ của Chính phủ 532.88 601.53 701.40 820.78 422.98 Nợ được chính phủ bảo lãnh 165.42 162.97 184.50 283.10 177.96 Tổng trả gốc trong kỳ 435.19 435.51 504.83 679.49 366.87 Nợ của Chính phủ 316.36 315.58 385.64 517.00 260.85 Nợ được chính phủ bảo lãnh 118.84 119.93 119.19 162.49 106.03 Tổng trả lãi và phí trong kỳ 263.12 329.00 381.07 424.39 234.07 Nợ của Chính phủ 216.53 285.95 315.76 303.78 162.13 Nợ được chính phủ bảo lãnh 46.59 43.04 65.31 120.61 71.94 Như vậy theo bảng số liệu có thể thấy, nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam qua các năm gần đây có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên tốc độ tăng của vốn gốc phải trả không bằng tốc độ tăng của lãi và phí phải trả trong kỳ. Mặt khác, tỷ lệ lãi và phí/gốc phải trả hàng năm đều ở mức trên 50%, theo đó, gánh nặng về lãi vay đối với Việt Nam là tương đối lớn. Mặt khác, nếu so sánh giá trị nợ phải trả hàng năm trên tổng dư nợ hàng năm có thể thấy, hiện tại tỷ lệ nợ phải trả hàng năm/dư nợ đang ở mức rất thấp, chỉ vào khoảng 2.54% (số liệu 30/06/2009). Như vậy, hiện nay mức độ nợ phải trả của Việt Nam đang còn rất thấp. Đây là giai đoạn áp lực trả nợ của Việt Nam chưa cao do còn thời hạn vay vốn dài. Tuy nhiên, điều này có thể gây áp lực trả nợ cho thế hệ tương lai nếu Việt Nam không có chiến lược và kế hoạch hoàn trả nợ hợp lý. Đánh giá về khả năng hoàn trả nợ của Việt Nam có thể thấy, theo số liệu thống kê về nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam năm 2009, nước ta phải tiến hành hoàn trả giá trị nợ vào khoảng 576.52 triệu USD nợ gốc và 314.87 triệu USD tiền lãi. Như vậy so với mục tiêu của cả năm 2009, số liệu hoàn trả nợ sáu tháng đầu năm 2009 cho thấy, mặc dù chỉ mới nửa năm 2009, Việt Nam đã hoàn trả được 366.87 triệu USD nợ gốc (chiếm 63.6% kế hoạch) và 234.07 triệu USD tiền lãi (chiếm 74.3% kế hoạch năm). Như vậy có thể nói Việt Nam là nước hoàn trả nợ nước ngoài tương đối đầy đủ. III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC BỊ KHỦNG HOẢNG NỢ Nhiều cuộc khủng hoảng nợ đã diễn ra trong quá khứ điển hình như cuộc khủng hoảng nợ Mexico năm 1982, Philippin năm 1985 và gần đây nhất là Argentina năm 2001. Tuy nhiên cũng có nhiều nước đã quản lý tốt nợ nước ngoài và đạt được những thành công như Malaysia hay Trung Quốc. 3.1. Argentina(2001) Liên tục trong nhiều năm của thập niên 90, Argentina thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế mạnh mẽ, tư hữu hóa hang loạt xí nghiệp quốc doanh khá giống với nền kinh tế đang chuyển đổi. Việc này đã mang lại một lượng ngoại dự trữ ngoại tệ khá lớn cho Argentina Nhờ tư hữu hóa và vay nợ nước ngoài chính phủ Argentina đã ổn định được đồng nội tệ và với những thành tựu về kinh tế Argentina trở thành điểm đến của các dòng vốn quốc tế Argentina trở thành điển hình sự tăng trưởng thần kỳ cũng không khác nhiều so với Việt Nam bây giờ. Chính phủ Argentina liên tục vay nợ nước ngoài khoảng 35% năm 1995 (ngưỡng an toàn) đến gần 65% năm 2001. Các khoản nợ âm thầm tăng lên làm sức đề kháng của chính phủ yếu đi với các rủi ro trong thâm hụt ngân sách. Đến đến năm 1999 Argentina bắt đầu mất cân đối trong chi tiêu ngân sách, chính phủ không còn nguồn thu nào khác từ thuế để bù đắp thâm hụt. Trong khi đó nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu giảm đi(nguồn thu chính là xuất khẩu dầu thô) và nhập khẩu tăng, liên tục phải trả các hóa đơn vay nợ nước ngoài khủng hoảng tài chính là điều khó tránh khỏi Sau khi quốc hội Argentina họp khẩn cấp ngày 11/07/2001 để triển khai kế hoạch “Giảm thâm hụt ngân sách xuống bằng không” Moody"s và S&P đã hạ thấp điểm xếp hạng tín nhiệm, các chỉ số niềm tin liên tục suy giảm và IMF ngưng hỗ trợ tín dụng. Đối với các nước đang phát triển ngưỡng an toàn đối với tỷ lệ nợ phải thấp hơn 40%/GDP. Nhưng ngoài ra các nước phải tính đến lãi suất thực phải trả thì đó thực sự là khoản nợ khổng lồ (lãi suất trái phiếu chính phủ VN vay nợ nước ngoài khoảng 6,5% ). Những năm qua chúng ta đã cố gắng giảm tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP giảm xuống từ 37.2% năm 2004 xuống 29.8% năm 2008 nhưng mối hiểm họa nợ nước ngoài luôn phải được nhắc đến. Chúng ta có thể thấy Argentina không giải quyết được các vấn đề nội bộ đó là tình trạng tham nhũng, cổ phần hóa ào ạt, bộ máy thu thuế yếu kém, vay nợ nước ngoài thiếu tính toán. Nhưng quan trọng nhất ta vẫn thấy việc Argentina thiếu cơ chế giám sát hữu hiệu các khoản nợ 3.2. Trung Quốc Một trong những nước quản lý nợ nước ngoài tốt là Trung Quốc. Trung Quốc có mức nợ nước ngoài lớn thứ 5 trên thế giới nhưng đó không phải vấn đề lớn khi Trung Quốc có nguồn dự trữ ngoại tệ cao và mức xuất khẩu lớn. Trong giai đoạn 1979 – 1983, giai đoạn khởi đầu của hoạt động vay nợ nước ngoài ở Trung Quốc, tốc độ vay nợ nước ngoài tương đối thấp, nợ nước ngoài hàng năm tăng khoảng 0,7 tỷ USD. Từ năm 1984, cùng với chính sách khuyến khích quyền tự chủ của các cơ sở, các địa phương, khuyến khích sử dụng vốn vay ưu đãi để xây dựng hạ tầng cơ sở tại các đặc khu kinh tế, nợ nước ngoài của Trung Quốc tăng mạnh. Nhưng các khoản nợ chủ yếu là trung và dài hạn chiếm 89,1% Nếu như giai đoạn trước vay nợ là nhằm mục đích tiêu vay càng nhiều càng tốt để đầu tư cải tạo hạ tầng cơ sở và nhập khẩu thì sang những năm 90 Trung Quốc đã điều chỉnh lại chính sách vay nợ theo hướng vừa phát triển đất nước vừa không quá phụ thuộc vào nước ngoài: - TQ ko chủ trương tăng nợ nước ngòai, khai thác tối đa nguồn vốn không gây nợ nước ngòai như phát hành trái phiếu cổ phiếu trong nước thu hút dòng vốn FDI đồng thời kiểm sóat việc vay nợ nước ngoài. - Quy mô các khoản vay phải hợp lý và khoa học, phải căn cứ vào nhu cầu xây dựng kinh tế và khả năng trả nợ của các đơn vị vay - Nguyên tắc vay nợ của Trung Quốc trong giai đoạn này là chú trọng các khoản vay trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi của các nước và các tổ chức tiền tệ quốc tế, tận dụng các khoản vay hỗn hợp mang tính ưu đãi, các khoản vay xuất khẩu và các khoản vay thương mại, lựa chọn các điều kiện vay hợp lý nhất. - Các hạng mục về giao dịch vốn được kiểm soát chặt. Việc vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp được quản lý nghiêm ngặt - Xây dựng hệ thống thông tin quản lý kết nối giữa ngân hang nhân dân , tổng cục quản lý ngoại hối, tổng cục hải quan các ngân hàng thươg mại để quản lý ngoại hối 3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Đối với mỗi một nước đều có những nét đặc thù riêng tuy nhiên kinh nghiệm và bài học của những nước này cũng có những giá trị nhất định đối với Việt Nam: - Không nên quá phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Có gắng khai thác tối đa các nguồn vốn trong nước như phát hành trái phiếu cổ phiếu. Sử dụng các công cụ tài chính linh hoạt đa dạng để thu huets ngoại tệ trên thì trường tài chính quốc tế. Lựa chọn các hình thức thích hợp giảm nợ như vay bắc cầu thanh tóan trả trước các khỏan nợ để giảm chi phí trả lãi vay và kéo dài thời hạn vay - Kiểm sóat chặt luồng vốn và khi có đủ năng lực quản lý và xử lý các tình huống phát sinh sẽ tiến tới tự do hóa luồng vốn. Khi tự do hóa tài khoản vốn cần các biện pháp kiểm sóat hữu hiệu để đề phòng bùng nổ số dư nợ nước ngòai và an ninh tài chính quốc gia - Duy trì tỷ lệ nợ ngắn hạn hợp lý và kiểm sóat luồng vốn ngắn hạn vào ra để can thiệp khi có biến động - Đảm bảo duy trì 3 cân đối vĩ mô bao gồm: cân đối giữa nguồn tài trợ từ tiết kiệm, kể cả từ tiết kiệm bên ngòai và đầu tư; cân đối thu chi ngân sách; cân đối nguồn ngoại tệ vào và ra - Đảm bảo cơ sở thể chế quản lý nợ mang tính pháp lý cao. cơ chế giám sát hữu hiệu các khoản vay nợ nước ngoài của chính phủ, ấn định giới hạn nợ; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan trong quản lý nợ IV. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ HOÀN TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI 4.1. Nhóm giải pháp liên quan đến việc quản lý nợ nước ngoài * Thành lập hội đồng tư vấn nợ: Tổ chức này có trách nhiệm giúp thủ tướng Chính phủ về chính sách vay, trả nợ nước ngoài, về kế hoạch vay và trả nợ hàng năm. Tổ chức này cần phải hoạt động độc lập với các đơn vị thẩm định dự án, những người làm trong tổ chức phải thực sự có đạo đức, vô tư không có khả năng dùng quyền lực của mình để đặt giá với các đơn vị xây dựng đề án xin vay vốn nhằm tránh hiện tượng tiêu cực xảy ra trong đánh giá và xét duyệt các dự án vay nợ nước ngoài. * Thiết lập cơ quan chuyên trách trực thuộc chính phủ về quản lý nợ nước ngoài: Hiện nay các cơ quan quản lý nợ nước ngoài như: Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đang từng bước hoàn chỉnh chương trình quản lý nợ nước ngoài hiện đại, tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, cũng chỉ mới dừng lại ở mức quản lý hành chính và nghiệp vụ. Do đó, cần phải thành lập một cơ quan về quản lý nợ nước ngoài, cơ quan này có chức năng về quản lý nợ quốc gia sao cho vừa đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước, vừa đảm bảo nguyên tắc chỉ đạo tập trung và gắn kết giữa quản lý nợ nước ngoài với cân đối kinh tế vĩ mô. Nhiệm vụ của tổ chức này là theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình huy động và sử dụng vốn vay nước ngoài, tình hình nợ quốc gia tồn đọng để báo cáo với Thủ tướng Chính phủ. Các yêu cầu cụ thể của một cơ quan quản lý nợ nước ngoài cần phải đáp ứng bao gồm: - Đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước, vừa đảm bảo chỉ đạo tập trung, gắn kết quản lý nợ nước ngoài với cân đối kinh tế vĩ mô, phối hợp các ban ngành liên quan một cách hiệu quả; - Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý nợ nước ngoài, gạt bỏ sự chồng chéo, gắn việc trách nhiệm sử dụng vốn vay với việc trả nợ; - Nâng cao tính chủ động trong quản lý nợ, chuyên nghiệp hoá công tác phân tích, dự báo, phân tích thị trường nguồn vốn; Thực hiện xây dựng kế hoạch, chiến lược và dà soát thường xuyên để điều chỉnh kịp thời khi cần thiết; - Xây dựng hệ thống thông tin nợ nước ngoài: Đảm bảo tính đầy đủ, tin cậy, công khai... giúp nâng cao hiệu quả giám sát xã hội; - Đào tạo, phổ biến kiến thức về quản lý cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tín dụng và đơn vị sử dụng. * Tăng cường giám sát và quản lý rủi ro - Chú trọng công tác quản lý rủi ro đối với danh mục nợ, bao gồm rủi ro về đồng tiền vay, lãi suất, tỷ giá, khả năng thanh toán, tín dụng và hoạt động để hạn chế tới mức thấp nhất chi phí vay và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. - Áp dụng các tiêu chuẩn giám sát nợ theo thông lệ quốc tế, tăng cường năng lực đối ngũ cán bộ thực hiện chức năng giám sát nợ. - Đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán việc tuân thủ pháp luật của các đơn vị sử dụng vốn vay để đảm bảo hiệu quả đầu tư. - Kiểm soát chặt chẽ nguồn vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp theo cơ chế tự vay tự trả, thường xuyên phân tích và đánh giá danh mục nợ, đặc biệt là các nghĩa vụ nợ bất thường nhằm mục tiêu duy trì dài hạn tình trạng nợ ổn định và bền vững. 4.2. Nhóm giải pháp liên quan đến việc sử dụng nợ nước ngoài tại Việt nam Yêu cầu đặt ra trong việc sử dụng nợ nước ngoài tại Việt Nam đó là phải tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn vay nợ một cách có hiệu quả. Vốn vay là nguồn hỗ trợ chủ yếu cho quá trình điều hành và cân đối NSNN. Có thể thấy điều đó thông qua sự ổn định trong NSNN trong thời gian qua. Nguồn vốn vay của Chính phủ được ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, cụ thể các dự án về giao thông, y tế, giáo dục… hoặc các dự án nông nghiệp phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo… Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư bằng vốn ODA (chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ nước ngoài của Chính phủ) đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo như Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2 - 1; nhà máy thủy điện sông Hinh; một số dự án giao thông quan trọng như Quốc lộ 5, Quốc lộ lA, cầu Mỹ Thuận.., nhiều trường tiểu học đã được xây mới, cải tạo tại hầu hết các tỉnh; một số bệnh viện ở các thành phố, thị xã như bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh); nhiều trạm y tế xã đã được cải tạo hoặc xây mới; các hệ thống cấp nước sinh hoạt ở nhiều tỉnh thành phố cũng như ở nông thôn, vùng núi. Các chương trình dân số và phát triển, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tiêm chủng mở rộng được thực hiện một cách có hiệu quả. Ngoài ra, còn hàng loạt các công trình mới đầu tư bằng nguồn vốn ODA sẽ được đưa vào hoạt động trong thời gian tới. Bên cạnh đó vốn vay còn được sử dụng cho các mục tiêu xã hội. Trong thời gian qua, nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tài chính thế giới và các nước đã góp phần không nhỏ vào quá trình giải quyết việc làm cho người lao động, hạn chế tình trạng thất nghiệp và quá trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân. Trong vấn đề sử dụng nợ, một điều đáng quan tâm là mục đích sử dụng nợ lại là yếu tố dẫn đến nợ vay không được sử dụng một cách hiệu quả. Nói cách khác, một trong những nguyên tắc huy động vốn của Nhà nước là vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích. Vấn đề đặt ra là trên thực tế khi tiến hành huy động vốn cần phải xây dựng các kế hoạch chi tiết về vay, sử dụng và trả nợ nhưng sử dụng vốn vay như thế nào lại liên quan đến tình hình thực tế. Điều đó dẫn đến nguồn vốn khi huy động thì rất nhanh, trong một thời gian ngắn có thể đáp ứng yêu cầu về vốn, nhưng tốc độ giải ngân thì rất chậm, ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn sao cho vừa đúng mục đích vừa thỏa mãn nhu cầu về vốn vừa làm cho đồng vốn sinh lời để trả nợ. Với đồng vốn giải ngân chậm mà không được đưa đồng vốn chưa giải ngân vào sử dụng cho mục đích khác đã làm cho hiệu quả của nợ vay giảm rất nhiều. Theo báo cáo của WB, hiện nay tốc độ giải ngân của Việt Nam chỉ đạt khoảng 50%/năm. Thanh toán nợ của Việt Nam chỉ chiếm 28% GDP. Đây chính là một trong những vấn đề mà các nhà tài trợ mong muốn Việt Nam cần quan tâm cải thiện. Việc chậm giải ngân đồng nghĩa với tiến trình thực hiện chậm, vì thế lợi ích thu được hạn chế, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế, các khoản vay nước ngoài hiện nay chủ yếu là có các điều kiện ưu đãi nên lãi suất thấp hơn khoản nợ vay trong nước nên số chi trả nợ nước ngoài luôn thấp hơn chi trả nợ trong nước. Cùng với mức thâm hụt NSNN vẫn ở mức trên 5% GDP như hiện nay nếu không kiểm soát chặt chẽ hoạt động vay và trả nợ nước ngoài thì khả năng các chỉ số về nợ nước ngoài sẽ gia tăng vượt ngưỡng an toàn. Nền kinh tế Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng GDP còn thấp và chưa bền vững, kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ, dự trữ ngoại hối mỏng…. Trong những năm qua số trả nợ của chúng ta còn thấp do hầu hết là những khoản vay mới chưa đến kỳ hạn trả, trong những năm tới áp lực trả nợ sẽ gia tăng lên do nhiều khoản vay đã đến hạn trả. Như vậy, để đảm bảo nâng cao hiệu quả nợ nước ngoài chính phủ cần thực hiện các yêu cầu bức thiết sau: - Việc bố trí sử dụng các nguồn vốn vay phải đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu và quán triệt đầy đủ các nguyên tắc quản lý nợ. Luôn luôn phải theo dõi và đảm bảo mức nợ vay nằm trong ngưỡng cho phép. - Vay từ ngân sách nhà nước phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo mức bội chi trong giới hạn Quốc hội, Chính phủ phê duyệt hàng năm. Tập trung chủ yếu vào nguồn vốn vay ưu đãi, không vay thương mại nước ngoài hoặc các khoản vay ngắn hạn, có lãi suất cao để sử dụng cho chi tiêu thường xuyên của NSNN. - Tăng cường quản lý cho vay lại từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ, phân cấp và phân công trách nhiệm rạch ròi giữa các cấp ngân sách để tăng tính trách nhiệm về hiệu quả và chủ động trong sử dụng vốn vay. - Tiếp tục thực hiện bảo lãnh cho các khoản vay của doanh nghiệp đầu tư các dự án đầu tư của Nhà nước thuộc diện trọng điểm, các dự án thuộc các lĩnh vực ưu tiên, có hiệu quả, có khả năng trả nợ trực tiếp và không vượt quá hạn mức vay thương mại hàng năm. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, tăng cường theo dõi, giám sát, dự báo thị trường và xử lý rủi ro đối với các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh. 4.3. Nhóm giải pháp liên quan đến việc hoàn trả nợ nước ngoài * Lựa chọn danh mục vay nợ hợp lý Nhằm đảm bảo một cơ cấu nợ bền vững, cần đánh giá cẩn thận từng món vay mới, đặc biệt quan tâm đến việc duy trì cơ cấu nợ theo thời gian hợp lý. Theo điều 20, Thông tư 09/2004/TT - NHNN ban hành ngày 2/12/2004, các doanh nghiệp không phải đăng ký các khoản vay ngắn hạn với Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, chỉ khi các doanh nghiệp thực hiện thanh toán nợ qua Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước mới có thể từ đó kiểm soát khối lượng nợ dưới hình thức này. Nếu không có cơ chế kiểm soát kịp thời và thích hợp thì luồng vốn ngắn hạn này sẽ trở thành một trong những rủi ro trong quản lý nợ tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Để hạn chế tác động tiêu cực của luồng vốn ngắn hạn đối với nền kinh tế và với an ninh tài chính quốc gia, trước khi tự do hóa giao dịch vốn cần: (i) tăng cường kiểm soát các luồng vốn ngắn hạn thông qua yêu cầu báo cáo đầy đủ và kịp thời các giao dịch vốn ngắn hạn; (ii) xây dựng và củng cố năng lực phân tích, quản trị tài chính doanh nghiệp, (iii) xây dựng cơ sở pháp lý chặt chẽ. Tuy nhiên, không phải kiểm soát bằng các văn bản mệnh lệnh hành chính mà phải tuân thủ quy luật khách quan trong thay đổi luồng vốn vào các nước đang phát triển "các nước đang phát triển thường chuyển từ.trạng thái nghèo, thu nhập thấp sang giai đoạn mới phát triển ổn định và thoát khỏi ngưỡng nghèo thường đi liến với thay đổi cơ cấu nợ từ chỗ phụ thuộc vào ODA sang vay thương mại ngày càng cao hơn". Lựa chọn hợp lý các nguồn vay nước ngoài nhằm hướng tới nâng cao chất lượng nguồn vay. Mỗi nguồn vốn có đặc điểm riêng, có điểm mạnh và điểm yếu riêng, cần phối hợp các nguồn vay nợ nước ngoài một cách thích hợp nhất theo mục đích sử dụng trên nguyên tắc khai thác triệt để các nguồn vốn ưu đãi có thời gian dài, thời gian ân hạn dài, lãi suất thấp, tỷ lệ ưu đãi cao như viện trợ phát triển chính thức để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vì cần vốn đầu tư lớn, tác động đến tăng trưởng lâu dài, bền vững. * Duy trì cơ cấu nợ hợp lý Cơ cấu nợ hàm chứa những thông tin quan trọng về mức độ rủi ro của việc vay nợ. Thông thường rủi ro sẽ cao khi tỷ trọng nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ thương mại và tỷ lệ nợ song phương cao. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu gồm: - Nợ ngắn hạn / Tổng nợ: Phản ánh tỷ trọng các khoản nợ cần thanh toán trong thời gian nhỏ hơn một năm trong tổng nợ. Tỷ lệ này càng cao, áp lực trả nợ càng lớn. - Nợ ưu đãi / Tổng nợ: Tỷ lệ này càng cao, gánh nặng nợ nước ngoài càng nhẹ. - Nợ đa phương / Tổng nợ: Các khoản nợ đa phương thường nhằm mục đích hỗ trợ, ít mưu cầu về lợi nhuận, do đó việc tăng tỳ trọng nợ đa phương trong tổng nợ phản ánh tình hình nợ nước ngoài của một nước thay đổi theo chiều hướng tốt. Như vậy để đảm bảo cơ cấu nợ hợp lý Việt Nam cần thực hiện việc duy trì tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng nợ ở mức thấp, Nợ ưu đãi/Tổng nợ cao và Nợ đa phương/Tổng nợ lớn. Để làm được điều đó đòi hỏi Việt Nam phải tăng cường các hoạt động xúc tiến thông qua các tổ chức quốc tế, các diễn đàn đa phương để mở rộng quan hệ và hợp tác không chỉ đối với các quốc gia mà đối với các tổ chức có nguồn tài chính mạnh trên thế giới. Mặt khác để đảm bảo thu hút nhiều thêm nguồn vốn dài hạn, Vốn ưu đãi như ODA Việt Nam cần chứng minh được nhu cầu và khả năng quản lý và sử dụng các nguồn vốn này. Một cơ cấu nợ hợp lý với áp lực trả nợ không bị đè mạnh lên vai của đất nước sẽ đảm bảo cho nền kinh tế phát triển và tăng hiệu quả việc sử dụng vốn, tạo ra nhiều nguồn thu cho đất nước, đảm bảo khả năng trả nợ của quốc gia. * Quản lý chặt chẽ dòng tiền trả nợ: Quản lý nguồn thu, cân đối ngân sách trả nợ hàng năm theo đúng kế hoạch đề ra. 4.4. Nhóm giải pháp khác - Tăng tiết kiệm trong nước: Tiết kiệm chỉnh phủ, khu vực doanh nghiệp, hộ gia đình... - Duy trì giới hạn nợ ở mức an toàn - Tiếp tục duy trì các chỉ số nợ ở mức an toàn theo các chỉ tiêu quy định và phù hợp với thông lệ quốc tế. - Tổ chức thực hiện thanh toán trả nợ, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để phát sinh nợ quá hạn làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế. - Nghiên cứu thực hiện các biện pháp mua lại nợ, chuyển đổi nợ, giảm nợ nhằm thay đổi cơ cấu nợ để đạt được danh mục nợ tối ưu. - Có chính sách điều hành tốt kinh tế vĩ mô để tăng thu ngân sách nhà nước, tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, tăng cường dự trữ ngoại tệ để cải thiện chỉ số nợ và các cân đối lớn của nền kinh tế. - Gia tăng dự trữ ngoại hối - Cải thiện cán cân thanh toán vãng lai ( Tăng cường xuất khẩu ) - Gia tăng cán cân tài khoản vốn ( Bao gồm nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp ) - Khuyến khích kiều hối chảy về nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26205.doc
Tài liệu liên quan