Đề tài Thực trạng và các giải pháp về phát triển sản xuất cây ăn quả ở ngoại thành Hà nội

Đề tài được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo: Hoàng Văn Định và sự nỗ lực của bản thân cũng như sự giúp đỡ tạn tình hướng dẫn, chỉ bảo của cô chú cán bộ Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp. Tuy nhiên do thời gian có hạn và thời gian thực tập ngắn nên chắc chắn đề tài còn nhiều hạn chế, em mong được sự đóng góp ý kiến thêm của thầy cô giáo và các bạn sinh viên.

doc95 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và các giải pháp về phát triển sản xuất cây ăn quả ở ngoại thành Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 2002 là 6,450 triệu đồng giảm 4,0% so với năm 2000. Nguyên nhân chính là do chi phí giống giảm, do cây hồng xiêm là cây trồng nhân bằng phương pháp chiết cành. Vì vậy giảm được chi phí chăm sóc lúc nhỏ. Mặt khác cây hồng xiêm là cây nhiệt đới, ít sâu bệnh nên chi phí bảo vệ thực vật chiếm tỷ lệ không đáng kể. So với cây trồng khác, chi phí lao động củ cây hồng xiêm hàng năm giảm. Do giảm được chi phí lao động thuê ngoài, vì vào mùa thu hoạch quả chín rải ở thời gian dài, nó không mang tính thời vụ cao như các cây khác, do đó chi phí thấp. Mặt khác cây hồng xiêm là cây khá dễ tính, yêu cầu chăm sóc không khắt khe, lại cho năng suất khá nên cay hồng xiêm được bà con nhân rộng ra. Khác với cây hồng xiêm, cây cam là cây có chi phí cao nhất. Chi phí cây cam trong 3 năm có xu hướng giảm, năm 2001 là 19,668 triệu đồng, giảm 1,61% so với năm 2000; năm 2002 là 19,300 triệu đồng, giảm 3,64% so với năm 2000. Chi phí dầu tư giảm do chi phí vật chất giảm: năm 2001 là 14,868 triệu đồng, giảm 4,62% so với năm 2000; năm 2002 là 14,500 triệu đồng, giảm 6,63% so với năm 2000. Cây cam canh là loại cây yêu cầu điều kiện ẩm, chịu lạnh không cao, quả chín muộn nên cây để cho cây phát triển tốt yêu cầu chế độ chăm sóc khắt khe hơn, đầu tư thâm canh cao. Do đó chi phí vật chất cũng nhiều hơn. ở cây cam sản xuất đòi hỏi chi phí lao động tương đối cao và trải qua nhiều giai đoạn mang tính thời vụ cao, do đó các hộ nhận khoán ngoài việc sử dụng lao động gia đình còn phải đi thuê một lượng lao động lớn nên chi phí lao động có xu hướng tăng. Năm 2001 và 2002 là 4,8 triệu đồng, tăng 6,67% so với năm 2000 Cũng như cây cam, các cây bưởi, nhãn, vải chi phí sản xuất cũng có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân chính là do chi phí vật chất giảm. Tuy nhiên chi phí lao động vẫn tăng do giá thuê lao động tăng lên theo thời vụ. Mặt khác chi phí cây cam cao hơn các cây khác bởi vì cây cam đòi hỏi đầu tư thâm canh cao. Cũng như các cây trồng chính, các cây trồng phụ như đu đủ, na dai, chuối, hồng, táo, chi phí sản xuất giảm theo các năm. Năm 2001 chi phí cây đu đủ là 10,720 triệu đồng, giảm 0,28% so với năm 2000; năm 2002 là 10,730 triệu đồng giảm 0,19% so với năm 2000. Đu đủ là cây yêu cầu thâm canh cao, kén chọn đất thích hợp và đặc biệt là bệnh nguy hiểm làm tàn lụi cây rất nhanh. Do đó để cho cây phát triển và cho năng suất cao đòi hỏi chi phí đầu tư cũng cao * Thu nhập và lợi nhuận của một ha trồng cây ăn quả Kết quả xử lý tính toán các phiếu điều tra kinh tế hộ nông dân địa bàn Hà Nội cho thấy hiệu quả kinh tế của các cây ăn quả chính trên địa bàn ngoại thành Hà Nội như sau: Biểu 16: Thu nhập và lợi nhuận của 1 ha cây ăn quả đơn vị: triệu đồng Các loại cây Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Chi phí Thu nhập Lợi nhuận Chi phí Thu nhập Lợi nhuận Chi phí Thu nhập Lợi Nhuận Cam canh 20.030 188.640 168.610 19.668 188.940 162.272 19.300 190.000 170.700 Cam khác 11.075 46.830 35.755 10.684 57.330 46.646 10.690 53.200 42.510 Bưởi 15.294 62.688 47.394 14.213 62.868 48.655 14.500 71.400 56.900 Hồng xiêm 11.005 59.040 48.035 10.976 60.120 49.144 10.800 60.960 50.160 Vải 13.404 53.460 40.056 13.380 61.848 48.468 13.200 68.940 55.740 Nhãn 13.299 90.630 77.226 13.300 85.968 72.588 13.170 90.450 77.280 Hồng 10.787 36.000 25.213 10.815 36.350 25.535 10.760 39.760 29.000 Na dai 12.184 54.400 42.216 11.470 56.880 45.410 11.288 56.500 45.212 đu dủ 10.750 74.200 63.450 10.720 60.400 49.380 10.780 58.750 47.920 Chuối 10.276 59.200 48.924 10.250 60.480 50.230 10.090 58.400 48.310 Táo 7.896 28.025 20.129 7.370 47.755 34.385 6.950 32.150 25.200 Tuy năng suất bình quân của nông hộ hiện nay mới ở mức khá song do chi phí đầu tư còn thấp và giá bán cao, lợi nhuận thu được ở mức cao, nhất là cam Canh là quả đặc sản bán vào dịp tết giá rất cao ( 20 nghìn đồng/kg) nên lợi nhuận rất cao . Tuy nhiên diện tích cam Canh còn thấp nên với bán với giá như vậy. Trong các cây ăn quả lâu năm hiện nay, nhãn, bưởi, vải có thu nhập và lợi nhuận cao ( ngoài cam Canh có thể coi như trường hợp đặc biệt không phổ biến). Nhãn và vải, bưởi cũng là các cây ăn quả có diện tích lớn nhất trong số các loại cây ăn quả lâu năm chủ yếu ở Hà Nội. Trong đó nhãn do phản ứng sinh thái với thời tiết khí hậu không khắt khe bằng vải, bưởi nên mùa vụ thu hoạch hàng năm ổn định hơn. Đây là một thế mạnh của cây nhãn khiến cho diện tích nhãn tăng qua các năm gần đây. Trong các cây ăn quả phụ thì cây đu đủ, chuối có thu nhập và giá trị sản lượng cao nhất. Đu đủ, chuối là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là chuối do chín trong mùa đông lạnh nên hương vị rất ngon, thơm được người tiêu dùng ưa thích. Trong điều kiện sinh thái ở Hà Nội, các cây ăn quả ở nhiều nông hộ có mức sinh trưởng và năng suất khá, mặc dù trình độ sản xuất và thâm canh chưa đồng đều. Các cây ăn quả lâu năm như nhãn, vải, bưởi, hồng xiêm, hiện nay đạt mức thu nhập khoảng 60-90 triệu đồng/ ha trong đó lợi nhuận khoảng 40-80 triệu đồng/ha/năm. Cây ăn quả chu kỳ ngắn như chuối, đu đủ, na dai cho thu nhập khoảng 50-70 triệu/ha trong đó lợi nhuận khoảng 40-50 triệu ha/ năm. Tuy nhiên do quy mô trồng cây ăn quả ở nông hộ còn bé nên mức thu nhập bình quân chưa cao. Qua nhiều hộ có kinh nghiệm và đầu tư thâm canh cao thì thấy rõ tiềm năng và năng suất cây ăn quả ở đây còn lớn. Nhất là nhãn, vải thiều, cam Canh, bưởi diễn tỏ ra rất hợp sinh thái, tuổi thọ cao, năng suất và giá trị kinh tế cao. Trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu các hộ gia đình đều thiếu vốn đầu tư cho việc trồng mới và quá trình tái sản xuất mở rộng, nên chỉ có các loại cây trồng nào có yêu cầu đầu tư mang tính chất bắt buộc và mau cho thu hồi vốn mới được đáp ứng. Ví dụ như cây cam Canh, bưởi Diễn với lợi thế của mình hiện đang là thế mạnh của Hà Nội. Trồng cây ăn quả tốn rất nhiều công lao động nhất là các vụ thu hoạch sản phẩm như vậy sẽ giải quyết được việc làm cho số lớn lao động dư thừa, nhàn rỗi đáng kể và kỳ thu hoạch sản phẩm, góp phần vào việc sử dụng tài nguyên đất chưa được khai thác tiềm năng. 1.2. kết quả và hiệu quả về mặt xã hội và môi trường *Hiệu quả xã hội: Phát triển sản xuất cây ăn quả sẽ góp phần tạo thêm việc làm cho người dân ngoại thành Hà nội, đến năm 2010 sản xuất cây ăn quả sẽ tạo việc làm cho khoảng 20.000-25.000 lao động. Phát triển cây ăn quả sẽ tăng được thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống, góp phần vào sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn. Phát triển sản xuất cây ăn quả sẽ góp phần phổ biến chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ nâng cao nhận thức của người dân về kỹ thuật canh tác, bảo quản, chế biến và thị trường trước các yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá về cơ chế chính sách, đường lối phát triển kinh tế của nhà nước. *Hiệu quả môi trường sinh thái: Phần lớn cây ăn quả có bộ tán rộng, nhất là các cây ăn quả lâu năm ( vải, nhãn, hồng xiêm, bưởi...), thời kỳ giao tán thì được trồng xen với cây trồng khác. Do vậy, phát triển sản xuất cây ăn quả sẽ làm tăng độ phì nhiêu che phủ đất, chống xói mòn, bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của đất. ở các vùng đồi, gò được chuyển sang trồng cây ăn quả sẽ tạo thành những thảm xanh liên tục và lâu bền. Đồng thời quá trình thâm canh sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất, như vậy vừa bảo vệ được môi trường sinh thái, vừa đổi mới cạnh quan của vùng và còn có thể gắn với phát triển du lịch. Phát triển sản xuất cây ăn quả sẽ tăng diện tích cây xanh mang lại cảnh quan sinh động, hấp dẫn cho vùng ngoại thành. Các trang trải vườn cây ăn quả với các mô hình trồng cây ăn quả hợp lý, bền vững khoa học... không nhữnh mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường mà còn mang lại phút nghỉ ngơi cho con người Trong những năm gần đây, gia đình nào trồng cây ăn quả đã cho thu hoạch thì đời sống của họ đã được cải thiện một cách rõ rệt, đã mua sắm được trang thiết bị, xây dựng nhà cửa và mua đồ dùng có giá trị cao. Nhiều gia đình có thu nhập đã tạo nên sự kích thích có tính dây chuyền tới các hộ xung quanh, và đây cũng là điều kiện giúp các hộ nông dân phá khỏi thế mà người ta hiểu là nông thôn đi đôi với nghèo nàn lạc hậu, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nông thôn. *Tác động đến chuyển dịch sản xuất nông nghiệp. Nhằm đưa diện tích cây ăn quả đến năm 2005 lên 5000 ha, ngoài việc cải tạo diện tích cây ăn quả hiện có, việc mở rộng trồng mới đang được đẩy mạnh, để phát triển thêm 2.500 ha cây ăn quả, trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở 2 vùng chính như sau: + Vùng bán sơn địa: Bao gồm huyện Sóc Sơn, phần Bắc và Tây Bắc huyện Đông Anh. Vùng này là đất gò đồi, cao hạn, thành phần cơ giới nhẹ, PH 4 - 5,5 được chuyển sang trồng cây họ đậu để tăng độ che phủ đất. Cơ cấu cây ăn quả gồm: vải 35 - 40%, hồng 25 - 35%, nhãn 10%, còn lại táo ta, dứa, mít 10% diện tích. + Vùng thấp trũng ở các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm: đất có độ phì nhiêu khá cao, nhưng mực nước ngầm cao, thoát nước kém, PH 5,5 - 7. Vùng này được chuyển sang đào đắp trồng cây ăn quả và nuôi cá, vịt. Cơ cấu cây ăn quả gồm: nhãn 25 - 30%, quýt và cam 20 - 25%, bưởi 10%, vải thiều 10% và cây ăn quả khác như táo, chuối, ổi... + Tính chung 2500 ha cây ăn quả trồng mới gồm: vải 616 ha, nhãn 457 ha, hồng 442 ha, quýt 320 ha, bưởi 175 ha, na 168 ha, cây ăn quả khác 325 ha. Phát triển sản xuất cây ăn quả với các loại cây ăn quả phù hợp cho các vùng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vùng ngoại thành, góp phần cải tạo môi trường sinh thái theo hướng có lợi, phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp, tạo điều kiện phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường, phát triển du lịch. 2. Những ưu điểm và hạn chế. 2.1 Những ưu điểm Hà Nội có đặc điểm của khí hậu miền Bắc Việt Nam - khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, ít mưu và có mùa hè nóng, mưa nhiều. Khí hậu Hà Nội cho phép phát triển tập đoàn cây ăn quả phong phú và đa dạng, phân bố hầu khắp trong các địa phương với sự có mặt cả hai nhóm phân theo đới sinh thái là á nhiệt đới và nhiệt đới. - Tập quán trồng cây ăn quả lâu đời kết hợp với tính đặc thù về các yếu tố sinh thái, trước hết là khí hậu đã hình thành, tồn tại và phát triển nhiều giống cây ăn quả đặc sản, có giá trị, có thể chọn lọc để phát triển ra diện rộng. - Quỹ đất mở rộng diện tích cây ăn quả trong tương lai còn lớn nhưng không ảnh hưởng đến vấn đề sản xuất lương thực. Do đại bộ phận là sử dụng đất đồi núi trồng cây ăn quả góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo công việc cho người lao động, cải thiện điều kiện môi trường. - Thị trường tiêu thụ quả Hà Nội còn rộng lớn, ngoài việc sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa còn dành cho xuất khẩu, cây ăn quả đặc sản có thể xuất khẩu sang Trung Quốc và một số nước khác góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động, ổn định cuộc sống nhân dân trong vùng. Trải qua nhiều năm trồng trọt, nhân dân một số nơi trong vùng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực nghề làm vườn, đó là một yếu tố quan trọng thúc đẩy nền sản xuất cây ăn quả phát triển một cách vững chắc. 2.2 Những hạn chế. Bên cạnh những thành tích đã đạt được như trên, Hà Nội cũng không tránh khỏi một số khó khăn hạn chế như: Cùng với những thuận lợi, khí hậu Hà Nội cũng gặp nhiều khó khăn cho sản xuất cây ăn quả như khô, lạnh, thiếu nước vào mùa đông, ngập úng, đỡ gẫy rụng quả, hoa vào mùa hè. Tình trạng sản xuất cây ăn quả vùng Hà Nội còn manh mún và phân tán, chưa hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung quy mô lớn với các loại cây ăn quả chiến lược. Sản xuất cây ăn quả còn chưa được đầu tư và chú trọng đúng mức. Diện tích vườn quả còn nhỏ, phân tán, vườn tạp còn nhiều, hiệu quả kinh tế chưa cao. Tuy chủng loại cây ăn quả trong vùng tương đối phong phú nhưng chưa xác định rõ chủng loại chiến lược, thiếu sự đầu tư chọn lọc dẫn đến tình trạng thoái hoá một số giống đã và đang có nguy cơ bị mất trong lúc một số nơi có hiện tượng du nhập giống tràn lan, không theo trình tự quy định, dễ tạo ra nguy cơ dịch hại và làm tạp hoá các vườn, các trang trại trồng cây ăn quả hạ tầng cơ sở, trước hết là điều kiện giao thông vận chuyển còn gặp nhiều khó khăn, một số khu vực có trồng cây ăn quả còn chưa có đường đi lại cho phương tiện cơ giới. Điều đáng chú ý là đối với một số loại cây ăn quả để hạn chế sự lây lan của sâu bệnh, cần phải chọn nơi có sự cách ly địa lý, thường là vùng xa xôi hẻo lánh. Trong tình hình đó, hạ tầng cơ sở kém là trở ngại lớn cho việc phát triển và mở rộng diện tích cây ăn quả. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật về cây ăn quả mới chỉ chú ý đến phổ biến tuyên truyền, hội nghị, chưa đi sâu nghiên cứu tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm từ các mô hình. Các kỹ thuật chăm sóc, bón phân cho cây ăn quả ở Hà Nội nhìn chung còn ở mức độ thấp và còn nhiều vấn đề cần khắc phục như công tác chọn giống, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên xét trên tổng thể, trong những năm vừa qua phát triển sản xuất cây ăn quả ở ngoại thành Hà Nội đã góp phần đáng kể cho tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Phát huy hiệu quả nguồn lực trong nhân dân, tạo việc làm cho lao động, tăng thu nhập, bảo vệ môi trường cảnh quan... Với những hiệu quả thiết thực này, trong những năm tới Nhà nước cần có những cơ chế chính sách tạo môi trường pháp lý cho cây ăn quả tiếp tục phát triển đúng hướng, góp phần đáng kể cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ CNH - HĐH. Phần iii phương hướng và một số giải pháp phát triển sản xuất cây ăn quả ở ngoại thành Hà Nội I. Phương hướng 1. Các quan điểm phát triển cây ăn quả ở Hà Nội. 1. Phát triển cây ăn quả phải được đặt trong tổng thể quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch không gian đô thị và là một trong những hợp phần của quy hoạch phát triển nông nghiệp của Thủ đô đến năm 2010 và hướng tới 2020. Nghĩa là phát triển sản xuất cây ăn quả phải mang tính hài hoà với phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn ngoại thành, với các lợi thế so sánh do vị trí địa lý kinh tế Thủ đô, đặc biệt khai thác quan điểm về thị trường mở trong tiêu thụ quả của Hà Nội ở thị trường trong nước và xuất khẩu. 2. Phát triển sản xuất cây ăn quả theo hướng đầu tư thâm canh, sản xuất hàng hoá có hàm lượng chất xám và có chất lượng sản phẩm cao, tỷ suất hàng hoá lớn, khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các cây ăn quả đặc biệt là cây bưởi Diễn. Đầu tư tập trung cho sản xuất một số loại sản phẩm hàng hoá mũi nhọn có khả năng thích ứng và phát triển được tại các địa bàn gò, đồi cao hạn hoặc úng trũng, ít thuận lợi cho sản xuất cây hàng năm. 3. Tổ chức sản xuất cây ăn quả mang tính chuyên canh, chuyên môn hoá, nhưng là chuyên canh, chuyên môn hoá trong sự đa dạng nghĩa là vừa có tập trung ở mức độ cho phép theo một số loại cây chính (cam Canh, bưởi Diễn, vải, nhãn, hồng) theo tiểu vùng trên địa bàn, vừa có phân tán theo hướng kinh tế hộ, kinh tế trang trại theo định hướng tập trung của tiểu vùng, hướng trọng tâm vào bố trí loại mô hình chuyên canh với từ 2 - 3 loại cây trồng ở các loại hình vườn nhà, vườn đồng và trang trại của kinh tế hộ gia đình. 4. Khai thác và kết hợp có hiệu quả việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật - công nghệ tiên tiến với kỹ thuật dân gian, kỹ năng, kỹ xảo truyền thống trong các khâu công việc và các công đoạn sản xuất giống, sản xuất sản phẩm quả thương phẩm, từng bước hình thành và phát triển công nghiệp chế biến quả cho Hà Nội và các tỉnh lân cận. 5. Phát huy nội lực của kinh tế hộ và các doanh nghiệp đồng thời vai trò của Nhà nước, thể hiện ở các lĩnh vực: tạo cơ chế chính sách ưu đãi cho việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn, cũng như đào tạo tập huấn kỹ thuật tới hộ nông dân, có chính sách cụ thể cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở các chân đất có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả và các chính sách ưu đãi cho việc vay vốn sản xuất cây ăn quả. 6. Theo quan điểm đa năng, phát triển cây ăn quả có giá trị về du lịch sinh thái, văn hoá và nghỉ dưỡng, có giá trị tạo không gian xanh, bảo vệ và cải tạo môi trường của Thủ đô Hà Nội. 2. Khả năng phát triển cây ăn quả ở Hà Nội. Hà Nội có tài nguyên về tự nhiên đa dạng và phong phú. Tiềm năng về khí hậu thích hợp cho các loại cây trồng phát triển với năng suất cao. Và trong tương lai, dân số hà nội có yêu cầu chất lượng thực phẩm ngày càng cao, đó là lợi thế để phát triển sản xuất cây ăn quả, có điều kiện phát triển với tốc độ nhanh. Diện tích cây ăn quả toàn thành phố năm 2000 là 2.975 ha, năm 2001 là 32.35 ha và dự kiến năm 2005 là 6.501 ha, năm 2010 là 10.000 ha. Như vây trong tương lai, diện tích cây ăn quả có xu hướng ngày càng tăng lên, chủ yếu tập trung ở hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh- nơi mật độ dân cư thưa thớt có điều kện trồng cây ăn quả tập trung. Mặt khác diện tích cây ăn quả tăng lên qua các năm chủ yếu là do đất gò đôì, đất chuyên màu chuyển đổi, đất ruộng lúa màu chuyển đổi. Do đó, để đáp ứng nhu cầu quả của thành phố ngoài việc mở rộng diện tích hiện có, cần phát triển một số cây ăn quả chính cho từng vùng sinh thái với các cây ăn quả bổ sung, cải tạo vườn tạp thành các vườn cây ăn quả kinh tế. Bên cạnh sự gia tăng về diện tích, thị trường quả ở Hà nội rất phong phú và đa dạng. Mức tiêu thụ bình quân một người/ năm của dân cư Hà Nội khoảng 80-85 kg quả/ người/năm, song với diện tích cây ăn quả hiện có Hà nội mới chỉ đảm bảo được 15 đến 18% so với nhu cầu. Do đó để đảm bảo nhu cầu quả, hàng tháng Hà nội nhập quả qua các đại lý khoảng 12.504 tấn quả các loại có tính chất theo mùa từ các địa phương trong nước. Mặt khác trong thời gian tới Hà nội còn tiếp tục phát triển mở rộng và xây dựng các khu công nghiệp mới, do đó nhu cầu quả và thị trường quả sẽ tăng lên để đáp ứng sự phát triển này. Đó là những tiềm năng để phát triển sản xuất cây ăn quả ở Hà nội trong thời gian tới. Hà nội là trung tâm chính trị văn hoá, khoa học kỹ thuật và là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước, có các tiến bộ khoa học hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất cây ăn quả. Như vậy Hà Nội có nhiều lợi thế so với các vùng khác về phát triển sản xuất cây ăn quả như thị trường tiêu thụ rộng lớn và gần ngay nơi sản xuất quả, diện tích không ngừng được mở rộng, có tiềm lực khoa học kỹ thuật tạo điều kiện nâng cao năng suất và sản lượng cho cây trồng. Đó là những tiềm lực tạo điều kiện cho cây ăn quả phát triển trong thời gian tới. 3. Phương hướng phát triển sản xuất cây ăn quả ở Hà Nội Cũng như rau xanh, quả là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người dân. Theo dự tính nhu cầu của Hà Nội đến năm 2010 vào khoảng 230.000- 260.000 tấn là khối lượng khá lớn mà ngành nông nghiệp ngoại thành đáp ứng với một tỷ lệ thích hợp. Tuy nhiên quỹ đất nông nghiệp ở ngoại thành không lớn, phải đồng thời sản xuất nhiều loại cây trồng quan trọng khác, do vậy hướng phát triển cây ăn quả ngoại thành trong các năm tới như sau: -Đưa diện tích sản xuất cây ăn quả trở thành một ngành sản xuất quan trọng trong nền nông nghiệp của thành phố, coi đây là một hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiện nay nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với số lượng và chất lượng ngày càng cao, chủng loại phong phú, đa dạng theo hướng cải tiến và nâng cao dinh dưỡng bữa ăn, tạo thêm việc làm tăng thu nhập và cải tạo môi trường sinh thái. -Đầu tư thâm canh trên diện tích đã có, và mở rộng diện tích, tăng sản lượng giá trị để đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu quả tươi của Thành phố, dự tính đạt từ 30-35% tổng nhu cầu quả ( hiện tại mới đạt từ 15-18% ). -Đầu tư sản xuất cây ăn quả theo hướng thâm canh tăng năng suất, nâng cao phẩm chất quả, tạo ra hiệu quả kinh tế trên đơn vị sản xuất. Đặc biệt khai thác thế mạnh của các loại cây ăn quả đặc sản: cam Canh, bưởi Diễn, hồng xiêm Xuân Đỉnh và các loại cây ăn quả mới có giá trị. Mặt khác phải tạo ra nhiều vùng tập trung chuyên với các loại quả chủ yếu mang tính đặc sản của từng vùng sinh thái, gắn với công nghiệp chế biến, kết hợp với kinh tế du lịch, hình thành vành đai phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Thành phố, phát triển lên vùng đất đồi, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc... -Phát triển sản xuất cây ăn quả của Hà Nội, không chỉ bó hẹp trong việc sản xuất ra các loại quả mà còn khai thác tổng hợp các thế mạnh khác của vùng kinh tế ngoại thành, kinh tế ven đô, đó là giá trị về sinh thái, văn hoá du lịch và tạo cảnh quan môi trường. Nó không những hoà quyện, phù hợp với tổng thể qua hoạch, không gian đô thị của Hà Nội, mà còn phải góp phần làm đẹp hơn cho ngoại thành bằng các vườn cây ăn quả gắn với các công trình lịch sử, văn hoá, các làng nghề, các khu du lịch, vui chơi, giải trí cho người dân Hà nội. -Phấn đấu đến năm 2010; cây ăn quả các loại đạt diện tích 5800 ha ( hiện có 3137 ha ), sản lượng đạt 53.049 tấn. Tỷ lệ ( % ) III. Các CAQ khác 10. Na dai 9. Hồng 8. Đu đủ 7. Táo 6. Chuối Tỷ lệ ( % ) II. Các CAQ phụ 5. Nhãn 4. Vải TĐ: Hồng xiêm Xđ 3. Hồng xiêm: DT TĐ: Cam Canh 2. Cam , quýt: DT TĐ: Bưởi Diễn 1. Bưởi: Tổng DT Tỷ lệ ( % ) I. Các CAQ chính Dự kiến quy mô cơ cấu các loại CAQ Các chỉ tiêu 2,30 5 3 12 51 30,41 66,0 70 4,3 50 50 1 2,7 4,9 19 67,28 146 217 2001 Thanh Trì 4,27 12 4 16 61 28,83 81,0 80 10 60 60 3 22,0 35 66,90 188 281 2005 5,0 20 5 20 81 26,50 106,0 100 25 70 70 4 60,0 75 68,50 274 400 2010 1,35 5 4,0 2 5 95 30 36,37 136,0 68 13 61 61 31 32 53,5 55 61,89 229 370 2001 Từ Liêm 2,14 10 4,0 3 8 49 40 26,50 124,0 68 14 65 65 34 37 125,0 150 71,37 334 468 2005 2,50 15 5,0 5 10 60 50 21,67 130,0 70 15 70 70 40 50 230,0 250 75,83 455 600 2010 1,43 7 3,0 4 5 56,4 67 27,69 135,4 225,3 9,8 47 47 11 14,5 7,4 50 70,88 346,6 489 2001 Gia Lâm 4,64 30 7,0 6 20 75 80 29,10 188,0 250,6 14,5 55 55 13 17,9 46,0 90 66,25 428 646 2005 6,67 60 10,0 20 30 90 120 30,00 270,0 300 30 70 70 15 20 100,0 150 63,33 570 900 2010 1,44 12,5 20,0 3 12 58,9 68 18,70 161,9 326,3 60,8 65 65 20,3 24,5 26,2 215 79,86 691,6 866 2001 Đông Anh 1,72 18 25,0 6 35 70 70 19,6 206,0 330 100 85 85 20,5 25 162,0 285 78,65 825 1049 2005 2,2 30 35,0 15 60 85 85 20,74 280,0 330 160 120 120 25 30 350 400 77,04 1040 1350 2010 1,30 15,5 73,0 11 35 52,7 464 53,20 635,7 154 232,1 25,7 25,7 14,3 31,6 17,1 100,4 45,51 543,8 1195 2001 Sóc Sơn 1,56 27,1 125,0 75 60 65 434 43,72 759,0 200 426,5 52 52 25,6 41,4 145,1 230 54,72 949,9 1736 2005 1,96 50 180,0 230 90 70 399 38,00 969,0 300 675 80 80 50 76 300,0 400 60,04 1531 2550 2010 4. Mục tiêu phát triển Dự kiến quy mô diện tích cây ăn quả đến năm 2010 đạt từ 5800 - 6000 ha trong đó các loại cây ăn quả đặc sản, cây có giá trị kinh tế cao, có tán xanh quanh năm chiếm từ 70 - 80% tổng diện tích cây ăn quả. Biểu: Diện tích và cơ cấu các loai cây ăn quả tới năm 2010 Hạng mục Phương án 1 Phương án 2 Diện tích( ha) Cơ cấu(%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 5800 100 10.000 100 Các loại cây chính 3.870 66,7 8.020 80,2 Bưởi TĐ: bưởi Diễn 1275 1040 22,0 17,9 1625 1365 20,3 16,9 Cam 180 3,1 395 4,9 Hồng xiêm Xuân Đỉnh 410 7,1 515 6,4 Vải thiều 905 15,6 2.675 33,4 Nhãn lồng 1.100 19,6 2.810 35,0 Các cây ăn quả khác 1.930 33,3 1.980 29,8 - Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất cây ăn quả từ 10 - 15%/ năm trong đó xác định mục tiêu tăng nhanh về quy mô sản xuất cây ăn quả ở địa bàn gò đồi cao của hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn. - Dự kiến sản lượng quả thương phẩm đến năm 2010 đạt từ 50.000 - 71.000 tấn và khi định hình toàn bộ diện tích sản lượng có thể đạt 75.000 - 100.000 tấn, đáp ứng khoảng 25 - 35% nhu cầu về quả cho nhân dân Thủ đô. -Giá trị sản lượng quả ước đạt: 250 - 360 tỷ đồng, đạt giá trị kinh tế cao, ổn định trên đơn vị diện tích ước tính từ 75 - 85 triệu đồng/ha, sử dụng có hiệu quả lao động nông nghiệp và nâng cao đời sống của hộ nông dân. Biểu 20: Tổng hợp diện tích-năng suất-giá trị sản lượng các loại cây ăn quả đến năm 2010 ngoại thành Hà Nội. Hạng mục Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) NS TB Tạ/ha Giá trị sản phẩm (Triệu đồng) 2001 2005 2010 2001 2005 2010 2001 2005 2010 Tổng số: KD 2802,5 3057,3 4185 37226 42597 53049 136.441 165.798 219.702 Cam canh 74,6 76,3 90 677,85 762,75 813 65,54 13.557 15.255 16.260 Cam khác 25 23,2 26 251,5 234,05 255,25 65,94 1.258 1.170 1.276 Bưởi 330,3 261,9 194 4336,9 4138,6 3221 93,61 6.505 6.208 4.832 Bưởi diễn 72,1 188 635 946,4 2211,6 6755,5 100,18 5.678 13.269 40.533 Hồng xiêm 234,5 252 320 2754 3048 3571,5 82,08 11.016 12.192 14.256 Vải 279,6 348,5 590 1444,6 2232,2 3295 45,38 11.557 17.858 26.360 Nhãn 813,6 776,6 845 3823 4465,3 4595 37,21 34.408 40.188 41.355 Chuối 545 546 590 16350 16380 17700 300 32.700 32.760 35.400 Táo 243 265 283 3645 3975 4245 150 9.113 9.938 10.613 đu đủ 57 120 185 1425 3000 4625 250 3.563 7.500 11.563 Hồng 12,6 34,6 135 75,6 182,5 626 44,37 378 913 3.130 Na dai 76,5 100,2 160 1109,3 1317,5 2026,7 99,32 5.547 6.588 10.134 Cây ăn quả khác 38,7 65 132 387 650 1320 100 1.161 1.950 3.960 II.Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả ở Hà Nội Để phát triển nhanh và có hiệu quả sản xuất cây ăn quả trong quá trình xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, các giải pháp phải phù hợp với điều kiện của vùng và khả năng thực hiện của nông dân. 1. Các giải pháp về tổ chức sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ độc canh sang phát triển sản xuất hàng hoá là quá trình biến đổi lớn của vùng. Các giải pháp về tổ chức sản xuất có tầm quan trọng hàng đầu. Bởi vì trong mọi quá trình biến đổi hoạt động sản xuất, con người là yếu tố quyết định. Tổ chức sản xuất hợp lý sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. 1.1 Quy hoạch phát triển cây ăn quả. Hiện nay, phong trào trồng cây ăn quả đang ngày càng sôi động ở nhiều tỉnh trong cả nước nói chung và ở Hà Nội nói riêng, như một thời cơ phát triển mới. Vào thời điểm này, công tác quy hoạch tổng thể nông nghiệp của vùng - trong đó có việc xác định vùng trồng cây ăn quả khác nhau phù hợp sinh thái, phù hợp cơ cấu cây trồng tương lai là rất quan trọng. Bởi vì cây ăn quả, nhất là các cây ăn quả lâu năm đòi hỏi sự đầu tư lớn và phải hợp lý ngay từ đầu mới đem lại hiệu quả lâu dài. Nếu không được tổ chức sản xuất một cách hợp lý và có hệ thống thì sẽ rơi vào tình trạng tự phát của nông dân theo lối sản xuất nhỏ, không tạo được những sản phẩm hàng hoá theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Nhất là hiện nay, ruộng đất đã được giao cho hộ gia đình nông dân sử dụng lâu dài, càng cần phải có quy hoạch chung và định hướng của Nhà nước. Bởi vì: + Từng hộ nông dân thiếu thông tin và dự báo thị trường. + Muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm và ổn định phải có sự tổ chức tiêu thụ của Nhà nước và các doanh nghiệp kể cả nội tiêu, chế biến và xuất khẩu. + Muốn cây ăn quả có năng suất cao, chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn hàng hoá cao, nông dân cần sự giúp đỡ và hướng dẫn của các cơ quan khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, bảo quản... 1.2 Hình thành và phát triển một số vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, thâm canh cao có tỉ suất hàng hoá lớn. Trên thế giới, những nước có ngành sản xuất cây ăn quả phát triển cao đều đi theo hướng sản xuất hàng hoá. ở các nước phát triển nghề trồng cây ăn quả coi như công nghiệp đầu tư cao và kỹ thuật hiện đại, ngày càng đạt những tiêu chuẩn cao của hàng hoá theo yêu cầu của thị trường. ở các nước đang phát triển, các loại quả có khối lượng xuất khẩu lớn trên thị trường quốc tế như chuối của Philippin, dứa của Thái Lan... cũng được đầu tư và sản xuất có hệ thống đồng bộ giữa trồng trọt - thu hoạch - chế biến - tiêu thụ theo lối sản xuất hàng hoá. Đối với các nông sản khô như: gạo, lạc, đỗ tương, ngô, hồ tiêu... từng hộ nông dân có thể tự sản xuất mà vẫn có thể đạt tỷ lệ hàng hoá cao, kể cả hàng xuất khẩu. Nhưng với các loại quả thì giữa nông sản và hàng hoá nhiều khi có sự khác biệt rất lớn về khối lượng, chất lượng... Ví dụ: chuối, những năm qua cả nước ta đã đạt sản lượng trên 1 triệu tấn/ năm, nhưng khối lượng xuất khẩu tươi chỉ xoay quanh vài chục ngàn tấn/năm. Hoặc cam, quýt, xoài, chôm chôm, vải... cũng có hiện tượng tương tự. Như vậy, từng hộ nông dân có thể sản xuất ra các loại quả như các nông sản khác. Nhưng không phải tất cả khối lượng quả ấy có thể trở thành hàng hoá đem đi tiêu thụ ở tỉnh khác hoặc chế biến, xuất khẩu. Bởi vì một loại nông sản muốn trở thành hàng hoá, nhất là hàng hoá xuất khẩu cần phải: + Có chất lượng bên trong, mẫu mã bên ngoài phù hợp với thị hiếu của khách hàng. + Có đủ khối lượng và đúng thời gian giao hàng để phù hợp với lịch vận chuyển của tàu hoặc khả năng chế biến của nhà máy. + Có giá cả mà thị trường chấp nhận. Để đáp ứng 3 yêu cầu trên, hộ nông dân không những phải tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất ( giống, thời vụ gieo trồng, thu hoạch, kỹ thuật thu hái, đóng gói...) mà còn phải thực hiện đúng hợp đồng. Nếu như đến vụ thu hoạch có đủ khối lượng sản phẩm nhưng nông dân lại không giao hàng cho chủ ký hợp đồng lại bán cho khách hàng với giá cao hơn thì hợp đồng sẽ bị phá vỡ. Hậu quả là năm sau sẽ không ký được hợp đồng để có thể tiêu thụ ổn định, vì mất tín nhiệm với khách hàng đã ký. Lối sản xuất như vậy không phải là sản xuất hàng hoá. Những năm qua ngành rau quả đã gặp nhiều trường hợp như vậy. Trong khi đó, ở các nước có khối lượng xuất khẩu rau quả lớn, cũng đều do các chủ hộ nông dân sản xuất trên các trang trại. Quy mô trang trại ở các nước có khi tới vài chục ha hoặc hàng ngàn ha. Nhưng cũng có trường hợp quy mô nhỏ như ở Nhật Bản (trung bình 1,3 ha/hộ). Vậy, vấn đề chính không phải là quy mô trang trại, mà là nhận thức của chủ hộ. Từ sản xuất nhỏ, tự túc tự cấp là chính, lại trải qua một thời kỳ dài trong cơ chế bao cấp, nông dân ngoại thành Hà Nội chuyển sang sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, là cả một quá trình đổi mới nhận thức. Nhất là xuất phát điểm từ chỗ tiềm lực vốn của gia đình có hạn, tâm lý sợ rủi ro của nông dân, ảnh hưởng lớn đến tính mạnh dạn trong kinh doanh. Chính vì vậy, để có thể từng bước phát triển sản xuất cây ăn quả thành hàng hoá cần có bước đi thích hợp. Trong quá trình này không thể thiếu định hướng của Nhà nước và sự tham gia của các cơ quan khoa học - kỹ thuật, cùng với việc thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo hướng sau đây: - ưu tiên phát triển các cây ăn quả hàng hoá chủ lực cho nội tiêu và xuất khẩu ( chuối, nhãn, dứa, vải ), xây dựng thành các vùng tập trung sản xuất hàng hoá có tính đồng bộ giữa sản xuất và tiêu thụ. Đồng thời tạo điều kiện cho các cây ăn quả phục vụ tiêu dùng trong vùng là chính ( cam, quýt, bưởi, hồng xiêm, hồng, đu đủ, na...). - Tập trung đầu tư vốn, kỹ thuật tiến bộ cho các vùng tập trung cây ăn quả hàng hoá, nhưng trên cơ sở các dự án khả thi. Trước hết nên xây dựng 1 - 2 vùng làm mẫu để các nông hộ đăng ký thực hiện dự án quen dần với cách làm ăn mới. - Với tầm nhìn cả nước, việc phát triển cây ăn quả ở vùng ngoại thành Hà Nội phải thống nhất với định hướng chung về phát triển cây ăn quả Việt Nam. Trong đó, việc phát triển các loại quả có khả năng trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn phải xuất phát từ quan điểm có tính chiến lược lâu dài của quốc gia, cũng như với các nông sản xuất khẩu khác như cao su, cà phê, lúa gạo,... Như vậy, ví dụ nếu định đưa nhãn, chuối, bưởi, vải của Hà Nội hoặc xoài, sầu riêng, thanh long... của Nam Bộ phát triển thành các mặt hàng xuất khẩu với khối lượng lớn thì đó không chỉ là việc riêng của các vùng trên mà còn là vấn đề chung của Việt Nam. 1.3 Tăng cường sự liên kết giữa các nhà khoa học, nông dân, doanh nghiệp và nhà nước để phát triển sản xuất cây ăn quả ở tầm vĩ mô, tác động của Nhà nước sẽ thúc đẩy cây ăn quả phát triển đúng hướng và có hiệu quả lâu dài. Hướng tác động chủ yếu là: - Đối với các dự án khả thi, sau khi duyệt: + Xét miễn giảm thuế nông nghiệp cho các vùng đất mới chuyển sang trồng cây ăn quả trong 3 - 4 năm đầu chưa có sản phẩm chính. + Có chính sách cho các nông hộ thực hiện dự án được trực tiếp vay vốn lãi suất thấp tại ngân hàng để đầu tư cơ bản ban đầu cho khâu chuyển đổi sang cây ăn quả. + Tạo điều kiện thuận lợi cho các nông hộ được vay vốn lưu động của ngân hàng, để thực hiện hợp đồng sản xuất quả xuất khẩu với các doanh nghiệp, bằng các phương thức đảm bảo an toàn vốn của các bên. - Nhà nước quan tâm đầu tư tài chính cho: + Trang thiết bị, chi phí nghiên cứu khoa học kỹ thuật và đào tạo cán bộ của các viện, trường đại học, nhằm tập trung nghiên cứu giải quyết các khâu trọng yếu như: giống cây ăn quả, phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật thâm canh, xử lý sau thu hoạch, bảo quản quả tươi... Cần thu hút vốn của các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật. + Công tác khuyến nông và hoạt động của hội làm vườn nhằm: chuyển giao kỹ thuật tiến bộ, hướng dẫn nông hộ đi vào sản xuất quả hàng hoá... bằng nhiều hình thức như: mô hình trình diễn, mở lớp huấn luyện, phổ cập đại chúng, phối hợp với chương trình của các trường học... + Hỗ trợ kinh phí cho việc lập các trung tâm nhân giống của vùng, sản xuất giống cây ăn quả chất lượng cao và an toàn sâu bệnh để cung cấp cho sản xuất đại trà. Giống gốc của các trung tâm phải được cung cấp từ các viện nghiên cứu của Nhà nước trên cơ sở các giống đã được công nhận và cho phép đưa vào sản xuất. Tiến tới ban hành quy chế về sản xuất và cung cấp giống cây ăn quả. Mọi tổ chức tập thể, tư nhân kinh doanh giống cây ăn quả phải đăng ký chất lượng. Chỉ cho phép các nguồn giống đã có giấy phép kiểm tra chất lượng được lưu thông trên thị trường. - Để thúc đẩy lưu thông tiêu thụ quả nội tiêu, Nhà nước có thể xem xét cho mở một số chợ bán buôn quả ở các điểm thích hợp trong vùng. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư với các hình thức như: đấu thầu, cổ phần... nộp thuế cho Nhà nước theo luật định. - Đầu tư đổi mới thiết bị, hiện đại hoá các nhà máy chế biến rau quả hiện có. Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào xây dựng các vùng quả hàng hoá tập trung, các cơ sở bao bì, đóng gói, các nhà máy chế biến quả mới. - Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về thị trường thông qua các hiệp định thương mại, thuế quan với các nước nhập khẩu rau quả của Việt Nam, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp của ta và của các nước hoạt động. 2. Các giải pháp về khoa học - công nghệ. Cơ sở định hướng cho các giải pháp khoa học - công nghệ nhằm phát triển cây ăn quả trong thời gian tới xuất phát từ những quan điểm về CNH - HĐH đất nước được nêu trong các văn kiện của các hội nghị của BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá 7: “ Từ nay đến cuối thập kỷ phải rất quan tâm đến CNH - HĐH nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển toàn diện nông lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm thuỷ sản”; “nông nghiệp phải quy vùng tập trung chuyên canh, đưa công nghệ mới đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến hiện đại...”. Khác với rau và các cây ngắn ngày, cây ăn quả phần lớn là cây lâu năm hoặc 4 - 5 năm. Do vậy để phát triển cây ăn quả vùng ngoại thành Hà Nội theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp, phải kết hợp cả những kết quả nghiên cứu trong nước và chọn lựa ứng dụng các thành quả khoa học kỹ thuật của nước ngoài mới có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất. Hiện nay trình độ sản xuất cây ăn quả của ta nói chung còn thấp, nên phải “tận dụng lợi thế của nước đi sau” trong việc vận dụng kinh nghiệm và khoa học - công nghệ tiến bộ của thế giới, nhanh chóng theo kịp trình độ các nước trong khu vực. 2.1 Về giống. - Song song với công tác điều tra, sưu tập tập đoàn quỹ gen cây ăn quả, phải tập trung trong một số năm nhất định, sớm xác định danh mục các giống cây ăn quả thích hợp nhất là giống cho các vùng quả tập trung sản xuất hàng hoá và xuất khẩu. - Tiến hành 3 hướng giải quyết giống: tuyển chọn giống đã có, tạo giống mới và nhập các giống tốt của nước ngoài. Từ 3 nguồn này, trồng khảo nghiệm với kỹ thuật chăm sóc tối ưu để rút ngắn thời gian, đánh giá, sớm có kết luận các giống thích hợp. - Phổ cập kỹ thuật ghép thay cho kỹ thuật triết cổ truyền để tiết kiệm vật liệu nhân giống, nhất là đối với các giống quý đặc sản như vải, nhãn, hồng... loại bỏ cách trồng bằng hạt. Sớm xác định các cây gốc ghép cho các cây ăn quả lâu năm để phổ biến vào sản xuất. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật dâm cành đối với một số cây ở vùng thích hợp. Sơ đồ hệ thống cung cấp giống cây ăn quả. Giống tuyển chọn và mới tạo Giống ngoại nhập đã khảo nghiệm Các giống được công nhận đưa ra sản xuất Vườn nhân nhanh và xét nghiệm bệnh Vườn ươm sản xuất cây giống Vườn cây ăn quả trồng mới Xét duyệt của hội đồng giống của Bộ Kiểm tra chất lượng của cơ quan chuyên môn Các viện và cơ quan nghiên cứu Các trung tâm giống cây ăn quả của tỉnh Các hộ đăng ký sản xuất kinh doanh giống Nông hộ trồng cây ăn quả 2.2. Kỹ thuật trồng cây ăn quả Tổng kết và phổ biến các mô hình thiết kế vườn cây ăn quả thích hợp sinh thái của từng vùng, kết hợp với cây ngắn ngày -Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật có hiệu quả cao (-) nghề làm vườn phổ biến cho nông dân trồng cây ăn quả theo hướng thâm canh cao như: * kỹ thuật trồng mật độ dày đối với cây ăn quả lâu năm,nhất là vùng đất kém phì nhiêu để sớm thu hồi vốn và có lợi nhuận cao. Bố trí khoảng cách hợp lý tuỳ loại cây, tuỳ vùng để sau khi cây giao tán có thể chặt tỉa giảm mật độ cho phù hợp. *kỹ thuật bón phân: chuyển sang sử dụng phân NPK tổng hợp + vi lượng.Đặt hàng cho các nhà máy phân bón sản xuất các loại phân tổng hợpvới công thức phối hợp khác nhau cho từng loại cây. Nghiên cứu và phổ biến cho nông dân các chất điều hoà sinh trưởng nhằm tăng năng suất, chất lượng và các vụ thu hoạch các loại quả. *Tưới nước: Đưa dần biện pháp tưới nước cho cây ăn quả trở thành tập quán sản xuất, nhất là các vùng đất cao, gò đồi. Kết hợp với tỉa gốc trong mùa khô , trồng cây phủ đất, giữ ấm và chống xói mòn. * Đốn tỉa cây ăn quả : là biện pháp hết sức quan trọng, có tác dụng rất lớn trong việc điều khiển sinh trưởng phát triển của cây, đây là một biện pháp có ý nghĩa giai đoạn việc ra hoa đậu quả năm sau. Do vậy, cần phải tranh thủ vận dụng đốn tỉa cây ăn quả (.) và ngoài nước kể cả việc tìm kiếm các bí quyết nhà nghề để phổ biến rộng cho nhiều người áp dụng. 2.2 Thu hoạch và bảo quản và chế biến sản phẩm. * Một phần đáng kể sản lượng cây ăn quả bị mất do hư thối sau thu hoạch. Đối với nền sản xuất hàng hoá, đây là khâu có ý nghĩa kinh tế lớn. Do vậy cần cải tạo một chuyển biến mới trong khâu này với các biện pháp như: + Hướng dẫn cho nông hộ cách thu hái quả: đúng độ chín của quả, bằng dụng cụ thích hợp, xếp đỡ nhẹ nhàng, tránh mưa nắng, cách bảo quản thông thường trong gia đình . + Tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ để giảm hư hao qua các khâu trung gian. + Đối với các vùng quả tập trung sản xuất hàng hoá xuất khẩu và cả hàng hoá lưu động nội địa: cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xử lý và đóng gói quả sau thu hoạch. Các nhà đóng gói này cần đặt ngay tại vùng sản xuất, càng gần vườn cây càng tốt. Bước đầu các nhà này có thể chưa hiện đại về xây lắp và thiết bị tự động, nhưng vẫn có thể thực hiện các quy trình công nghệ xử lý, đóng gói quả bằng lao động thủ công. * Chế biến sản phẩm cây ăn quả : nhất là bằng phương pháp công nghiệp sẽ làm cho chất lượng và giấ trị của sản phẩm cây ăn quả taưng gấp nhiều lần, nhờ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cây ăn quả trên thị trường trong nước và ngoái nước. Góp phần đẩy mạnh sự phân công và hợp tác trong việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cây ăn quả. 3. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù thời gian gần đây đời sống nông thôn đã phần nào được cải thiện, nhưng mức thu nhập của nông dân vẫn còn thấp và bấp bênh, người trồng cây ăn quả vẫn ở trong tình trạng chấp nhận may rủi và thị trường tiêu thụ hạn hẹp và không ổn định, giá bán sản phẩm giữa các mùa chênh lệch nhau. Vì vậy để hỗ trợ cho người dân có thu nhập ổn định và ngày càng tăng, cần có các giải pháp sau: Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hoa quả, việc giữ cho sản phẩm tươi lâu cũng là vấn đề hết sức quan trọng để giữ được chất lượng và làm tăng giá trị sản phẩm hoa quả. Đây là vấn đề được nhiều người, cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng quan tâm, nhưng tới nay vẫn chưa giải quyết được, đòi hỏi các nhà khoa học cân tập trung nghiên cứu để có giải pháp hữu hiệu. Mở các dịch vụ sản xuất, chế biến, sơ chế sản phẩm hoa quả bằng những hình thức như sản xuất rượu hoa quả, hoa quả đóng hộp... vì các loại hoa quả là loại sản phẩm có tính thời vụ tập trung cao vào một thời gian ngắn nên việc chế biến hoa quả có tầm quan trọng đặc biệt, nó phần làm tăng giá trị sản phẩm hàng hoá do không bị ép giá, đồng thời làm cho thời gian tiêu thụ không bị ứ đọng, ùn tắc. Mặt khác, khi sản phẩm đã qua chế biến thì có khả năng vận chuyển nhiều, đưa được tới các vùng xa, cả nội thành và các khu vực khác. Bằng mọi cách, các cấp chính quyền phải giữ nghiêm trật tự thị trường, chống mọi hành vi gây rối và gây phiền hà cho người mua và người bán, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân yên tâm đến tiêu thụ và chế biến hoa quả tại các địa phương trong huyện. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân ở địa phương khác và huyện thu mua sản phẩm mở các dịch vụ sản xuất, sơ chế và chế biến hoa quả. Đề nghị thành phố đầu tư vốn xây dựng nhà máy chế biến hoa quả quy mô lớn, giúp các huyện tìm kiếm, mở thị trường tiêu thụ sản phẩm hoa quả tươi và sản phẩm đã chế biến. Nghiên cứu, thành lập các tổ chức tìm kiếm và mở rộng thị trường ở các khu vực khác, tiến hành dự báo thị trường, mở các hình thức thông tin kinh tế phù hợp để tăng khả năng tiếp thị của nhân dân. Nghiên cứu xây dựng chiến lược thị trường để có quyết định đúng đắn cho nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. 4. Đổi mới hoàn thiện chính sách 4.1 Chính sách đất đai Hiện nay tốc độ đô thị hoá nông thôn Hà Nội cũng như toàn thành phố diễn ra với tốc độ rất nhanh, thành phố cần phải có chính sách sử dụng đất để quá trình đô thị hoá nông thôn không thu hẹp quá nhiều đất nông nghiệp, vì vậy có thể nói vùng ngoại thành Hà Nội là vành đai lương thực, thực phẩm vững chắc của Thủ đô Hà Nội. Đến năm 2005, diện tích đất nông nghiệp giảm còn 38.370 ha. Đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp còn lại 27.000 ha. Việc chuyển đất nông nghiệp vào mục đích khác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của hộ nông dân vì quá trình chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ ở ngoại thành hiện nay còn chậm. Cho nên cùng với dự kiến của thành phố về mục đích sử dụng đất, các thẩm quyền cần phân bố lại cho các hộ nông dân. Hiện nay có hộ nằm trong khu vực quy hoạch của thành phố. Giải quyết nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, tạo cho hộ nông dân thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, ngăn ngừa việc tranh chấp đất xảy ra, đồng thời đẩy mạnh tốc độ giao đất. Thành phố sớm ban hành các văn bản dưới Luật liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền chuyển nhượng, quyền chuyển đổi, quyền thế chấp và cho thuê. Góp phần tăng cường sự vận động của ruộng đất, sử dụng có hiệu quả ruộng đất, tích cực tìm mọi biện pháp ủng hộ nông dân đầu tư khai thác những diện tích đất hiện nay không phù hợp với sản xuất nông nghiệp như gò đồi hoang tạp, vùng trũng có độ pH cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho người đã được giao quyền sử dụng đất nhưng lại không sống bằng nghề nông nghiệp mà bằng nghề khác có thu nhập cao hơn để chuyển nhượng cho người nông dân khác. Phải có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với việc sử dụng 5% quỹ công. Tạo điều kiện để nông dân có thể tích tụ và tập trung ruộng đất, xoá bỏ thực trạng ruộng đất manh mún và rải rác như hiện nay. Đối với từng vùng đất, loại đất cụ thể thì phải có cách hướng dẫn bà con trồng loại cây phù hợp. Trên đây là một số giải pháp chủ yếu về ruộng đất, tuy nhiên trong quá trình thực hiện thành phố cần lưu ý vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái chung của toàn vùng. Cần sử dụng để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. 4.2 Giải pháp về vốn Để thực hiện tốt việc xây dựng vùng cây ăn quả ở ngoại thành Hà Nội thì chính sách đầu tư vốn, tạo vốn là chính sách không thể thiếu được. Để có vốn, các địa phương phải huy động từ nhiều nguồn vốn như: vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế cho các chương trình dự án như tổ chức FAM..., vốn của các chương trình dự án quốc gia như dự án 327, quỹ quốc gia giải quyết việc làm, ngân hàng phục vụ người nghèo, thông qua các tổ chức, đoàn thể giúp nhau về vốn. Trước hết cần đầu tư vốn hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như: làm và nâng cấp đường giao thông, xây dựng, tu sửa, kiên cố hoá mạng lưới thuỷ lợi để tạo điều kiện thâm canh cây trồng và giao lưu hàng hoá. Hỗ trợ vốn để chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng cây ăn quả đặc sản đến từng hộ nông dân trong địa bàn huyện. Cần mở rộng nguồn vốn và tín dụng, cho vay đến tận các xã để tạo điều kiện cho người sản xuất đỡ phải đi lại và thuận lợi cho công tác thẩm định và bảo toàn vốn. Khai thác nhưng phải hướng dẫn cho người sản xuất sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho vay, tránh những trường hợp sử dụng vốn không đúng mục đích gây lãng phí vốn. Trong đó phải chú ý cải cách thủ tục cho vay vốn, tránh phiền hà, rườm rà làm cho người sản xuất phải đi lại nhiều lần. Cần có chính sách cho vay vốn dài hạn, từ 3 năm trở lên vì đặc điểm của cây trồng lâu năm là thời hạn đầu tư xây dựng cơ bản dài, phải từ 3 năm trở lên mới cho thu hoạch. Đặc biệt là phải động viên nhân dân bỏ vốn tự có để đầu tư cho sản xuất, các tổ chức quần chúng phải tích cực phát động hội viên của mình và nhân dân tiết kiệm đầu tư cho sản xuất, vận động mọi người ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau với phương châm vùng thấp ủng hộ vùng cao, người giàu giúp đỡ người nghèo, người có nhiều giúp đỡ người có ít... Liên doanh liên kết để trồng cây ăn quả, qua đó tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều có vốn đầu tư cho sản xuất. Song vấn đề xuyên suốt giải pháp vốn là tinh thần tự lực cánh sinh, tiết kiệm chi tiêu để đầu tư phát triển, không được trông chờ, ỷ lại. Tinh thần này phải được thông suốt trong các cấp uỷ, cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân trong huyện. 4.3 Một số giải pháp khác Hà Nội trong thời gian tới còn tiếp tục phát triển, mở rộng và xây dựng các khu công nghiệp mới, do đó nhu cầu quả và thị trường quả sẽ tăng lên để đáp ứng sự phát triển này. Tuy nhiên với khả năng của 5 huyện ngoại thành Hà Nội có thể phấn đấu để tự túc 1/3 - 1/2 lượng quả nhu cầu với các giải pháp sau: - Tăng diện tích trồng cây ăn quả gấp 2 lần diện tích hiện có trên cơ sở cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. - Quy hoạch hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả để trên cơ sở đầu tư thuỷ lợi, vốn, giống, cơ sở hạ tầng phục vụ cho thâm canh và bảo quản sản phẩm quả. - Xây dựng cơ sở giống và chọn lọc cây giống đầu dòng, trước hết với các cây đặc sản của Hà Nội, phục vụ cho việc phát triển cây ăn quả. - Có chính sách, cơ chế phù hợp với quản lý, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đất đai và cho vay vốn phát triển sản xuất, có cơ chế chính sách tốt phù hợp cho các tư thương, công ty buôn bán và bảo quản quả tươi, xây dựng một mạng lưới buôn bán và thị trường hợp lý. kết luận Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, có hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật và đội ngũ cán bộ khoa học hùng mạnh, người lao động có trình độ khá... tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hoá, từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực tế những năm gần đây, gắn liền với sự đổi mới về chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, Hà Nội đã thu được những kết quả đáng kể trong sản xuất nông nghiệp. Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu kinh tế nhưng nông nghiệp Hà Nội vẫn là ngành có vị trí quan trọng, cung cấp khối lượng nông sản hàng hoá đáng kể cho nhu cầu thực phẩm của nội thành, giữ vững ổn định chính trị xã hội ở nông thôn ngoại thành, giữ cân bằng sinh thái trong quá trình đô thị hoá. Đặc biệt sự phát triển sản xuất cây ăn quả là phù hợp với nền sản xuất nông nghiệp ngoại thành, vừa tăng hiệu quả sử dụng đất, vừa cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái đẹp, trong lành, vừa phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Thị trường tiêu thụ quả của Hà Nội rộng lớn với đòi hỏi ngày càng cao cả về số lượng, chất lượng, chủng loại. Trong khi đó sản lượng quả của Hà Nội hiện tại mới chỉ đáp ứng 15 - 18% nhu cầu, phát triển cây ăn quả vùng ngoại thành Hà Nội nhằm đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường Hà Nội. Bên cạnh đó, Hà Nội là đầu mối đi các tỉnh và một số nước có khả năng quan hệ cung - cầu các loại quả với Hà Nội, nên phát triển sản xuất cây ăn quả ở Hà Nội là một yêu cầu khách quan mang lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế - xã hội - môi trường, cảnh quan... Đề tài được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo: Hoàng Văn Định và sự nỗ lực của bản thân cũng như sự giúp đỡ tạn tình hướng dẫn, chỉ bảo của cô chú cán bộ Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp. Tuy nhiên do thời gian có hạn và thời gian thực tập ngắn nên chắc chắn đề tài còn nhiều hạn chế, em mong được sự đóng góp ý kiến thêm của thầy cô giáo và các bạn sinh viên. tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kinh tế Nông nghiệp NXB Thống Kê năm 2002. 2. Giáo trình cây ăn quả- NXB Nông nghiệp Hà Nội 1996. 3. Thực trạng sản xuất và tiềm năng phát triển cây ăn quả ở ngoại thành Hà Nội. 4. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam- NXB Nông nghiệp TP.HCM 5. Dự án phát triển cây ăn quả thành phố Hà Nội đến năm 2010 6. Tạp chí NN&PTNT số 3/2001. 7. Tạp chí kinh tế và phát triển số 55/2002. 8. Quy hoạch phát triển nông nghiệp của Hà nội 9. Quy hoạch phát triển KT-XH một số huyện ngoại thành Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0005.doc
Tài liệu liên quan