Đề tài Thực trạng và giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I: CÁC VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (CPH DNNN) 2 1.Các quan niệm về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 2 1.1.Khỏi niệm CPH DNNN 2 1.2.Cỏc hỡnh thức CPH DNNN 2 2.Sự cần thiết phải cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 3 2.1.Tình hình hoạt động của các DNNN ở Việt Nam 3 2.2.Sự cần thiết phải tiến hành CPH DNNN ở Việt Nam 4 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cổ phần hóa DNNN 5 PHẦN II : THỰC TRẠNG HẬU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 8 1.Tiến trỡnh thực hiện CPH DNNN trong những năm qua ở Việt Nam 8 2.Tỡnh hỡnh hậu CPH DNNN ở Việt Nam 10 2.1.Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp hậu CPH 10 2.2.Kết quả thực hiện các chính sách liên quan đến cổ phần hóa, hậu cổ phần hóa 11 3.Đánh giá thực trạng hậu cổ phần hóa ở Việt Nam 15 3.1.Những thành tựu đạt được và ví dụ 15 3.2.Những hạn chế và vớ dụ 24 4.Nguyờn nhõn của những hạn chế 29 PHẦN III.CÁC GIẢI PHÁP 33 1.Giải pháp đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa 33 2.Về đa dạng hóa sở hữu trong cỏc DNNN sau cổ phần húa. 33 3.Giải pháp về cách biệt giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước. 34 4.Giải phỏp về vốn 35 5.Giải phỏp hỗ trợ DN sau cổ phần húa 35 6.Giải pháp cho vấn đề chiếm đoạt DN 35 KẾT LUẬN 38

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25/CP ngày 26-3-1997 sửa đổi một số điều của Nghị định số 28/CP.Các quy định của Nghị định số 28/CP và số 25/CP đã tạo ra được những cơ sở pháp lý khá vững chắc để chuyển các DNNN sang hình thức công ty cổ phần đã được luật công ty năm 1990 xác định. Các quy định này đã quy định mục tiêu, điều kiện, thủ tục cổ phần hóa, thẩm quyền cho phép cổ phần hóa, quyền và lợi ích của người lao động khi DNNN được cổ phần hóa. Trong thời gian cổ phần hóa theo quyết định số 28/CP, số lượng DNNN được cổ phần hóa là khoảng 350. Cổ phần hóa DNNN-những vấn đề lý luần và thực tiễn Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2004 Ngày 29-6-1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/CP về chuyển DNNN thành công ty cổ phần. Khác với Nghị định số 28/CP, Nghị định số 44/CP có thêm các quy định về hình thức cổ phần hóa, về quyền mua cổ phần trong DN cổ phần hóa, các vấn đề liên quan đến định giá tài sản của DNNN cổ phần hóa. Chính nhờ những quy định này nên việc cổ phần hóa được tiến hành trên cơ sở pháp lý vững chắc hơn. Việc ban hành Nghị định số 44/CP trong thực tế đã thúc đẩy cổ phần hóa tiến nhanh hơn một bước. Số lượng DNNN được cổ phần hóa sáu tháng cuối năm 1998, tức là sau khi có Nghị định là 87 DN trong khi đó từ khi ban hành Nghị định số 44/CP trở về trước chỉ có 30 DNNN được cổ phần hóa. Trong thời gian cổ phần hóa theo quyết định số 44/CP số lượng DN được cổ phần hóa là 793. Tốc độ cổ phần hóa sau Nghị định số 44/CP tuy được đẩy nhanh hơn, song so với số lượng gần 6.000 DNNN đang tồn tại ở thời điểm đó, có thể thấy đổi mới, sắp xếp DNNN không tiến triển đáng kể. Để tạo thêm động lực mới cho tiến trình cổ phần hóa, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19-6-2002 về việc chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần. Với 36 điều, Nghị định số 64/2002/NĐ-CP đã quy định nhiều vấn đề cụ thể hơn về tiến trình cổ phần hóa. Rút kinh nghiệm của các văn bản pháp luật trước đây về cổ phần hóa, Nghị định số 64/2002/NĐ-CP đã điều chỉnh một số vướng mắc mà trong quá trình cổ phần hóa theo các văn bản pháp luật trước đây không giải quyết được. Đó là những vấn đề liên quan đến định giá tài sản DNNN, xử lý nợ của DNNN trước khi cổ phần hóa, vấn đề phát hành cổ phần… Đây là giai đoạn Nhà nước chủ động giao cho các Bộ, ngành, địa phương trách nhiệm lựa chọn và triển khai cổ phần hóa đối với các DN thuộc phạm vi quản lý mà không trông chờ sự tự nguyện của các DN cấp dưới như trước đây. Trong giai đoạn này, Nhà nước cũng giao thêm quyền quyết định giá trị DN và phê duyệt phương án cổ phần hóa cho Bộ trưởng các Bộ, chủ tịch UBND các tỉnh (trừ trường hợp giảm trên 500 triệu đồng vốn Nhà nước phải có ý kiến của Bộ Tài chính). Bắt đầu áp dụng biện pháp nhằm công khai, minh bạch hóa quá trình cổ phần hóa như cho phép thuê các tổ chức trung gian xác định giá trị doanh nghiệp; dành tối thiểu 30% số cổ phần (sau khi trừ số lượng cổ phần Nhà nước nắm giữ, cổ phần bán ưu đãi cho người lao động) để bán cho các nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp… Mặc dù, về số lượng, giai đoạn này chúng ta đã tiến hành cổ phần hóa được 1.435 DNNN, bộ phận DNNN nhưng theo đánh giá của ông Hải: các DNNN được cổ phần hóa thực sự quy mô vẫn còn quá nhỏ bé chưa chiếm đến 5% tổng số vốn Nhà nước trong các DN, quá trình cổ phần hóa còn khép kín, chưa thực sự gắn với thị trường nên vừa hạn chế công tác huy động vốn của DN vừa làm giảm sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của DN; việc giải quyết lợi ích giữa các bên trong một DN được cổ phần hóa cũng chưa được hài hòa… Ngày 16/11/2004 Chính phủ ban hành Nghị định 187 CP/2004 về chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần. Năm 2005 cả nước có 800 đơn vị đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa, nâng số doanh nghiệp của cả nước từ trước đến nay lên 3.107đơn vị; 123 đơn vị đã có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp. Trên 70 đơn vị đang triển khai các bước xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp. Năm 2005, nhiều bộ, ngành, địa phương, tổng công ty triển khai tốt công tác cổ phần hóa như: Bộ giao thông vận tải, Bộ xây dựng, tổng công ty dệt may(tập đoàn dệt may), TP.HCM, tỉnh Thừa Thiên Huế… Với các doanh nghiệp thì việc cổ phần hóa là một bước tiến mới trong công cuộc đổi mới các chính sách nhằm tiến tới sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp là bước tiến vững chắc cho công cuộc hội nhập quốc tế. Chất lượng của công tác cổ phần hóa được nâng lên một bước rõ rệt: DN cổ phần hóa có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, trong số 800 đơn vị đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa thì có tới 246 đơn vị có số vốn trên 10 tỷ đồng, khoảng 10 DN có vốn Nhà nước trên 300 tỷ đồng như công ty nhiệt điện Phả Lại có vốn cổ phần hóa 3.207 tỷ đồng, công ty xi măng Bút Sơn có số vốn Nhà nước cổ phần hóa 1.034 tỷ đồng… Chấm dứt tình trạng cổ phần hóa khép kín,giảm thiểu tổn thất cho Nhà nước vì DN cổ phần hóa thực hiện nghiêm quy định toàn bộ cổ phần được bán theo kết quả bán đấu giá và dành tối thiểu 20% vốn điều lệ để bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư. Thông qua việc bán đấu giá, hầu hết các DN đều bán cổ phần cao hơn mệnh giá. Bên cạnh đó, các DN cổ phần hóa đã chủ động lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược cho mình (năm 2005 đã có khoảng 452 tỷ đồng được bán cho các nhà đầu tư chiến lược)và tạo điều kiện để các nhà đầu tư chiến lược tham gia góp vốn quản lý DN, tạo điều kiện để các DN đổi mới phương thức quản lý kinh doanh. Đặc biệt, bước đầu đã gắn kết quá trình cổ phần hóa DNNN với phát triển thị trường chứng khoán, thông qua việc khuyến khích DN cổ phần hóa thực hiện niêm yết, đăng kí giao dịch trên thị trường chứng khoán, quy định số lượng cổ phần tối thiểu phải bán đấu giá công khai. Năm 2005, việc bán đấu giá cổ phần của 62 đơn vị cổ phần hóa qua hai trung tâm giao dịch chứng khoán đã thu về cho Nhà nước và DN trên 4.400 tỷ đồng, tăng so với giá khởi điểm 976 tỷ đồng, tăng hơn so với mệnh giá 1.853 tỷ đồng. Hiệu quả của việc cổ phần hóa các DNNN đã đưa 9 công ty thực hiện đăng kí giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với giá trị trên 1.500 tỷ đồng và có thêm 8 công ty niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM với tổng số vốn là 508 tỷ đồng. Trong 34 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán có 29 DNNN cổ phần hóa đã tạo đà phát triển cho thị trường chứng khoán những năm tiếp theo. Bên cạnh đó quyền lợi của người lao động trong DN cổ phần hóa được đảm bảo thông qua việc mua cổ phần ưu đãi giảm giá 40% so với giá đấu bình quân thành công và việc trợ cấp cho lao động dôi dư. Tạp chí Tài chính DN-số 3/2006 Bên cạnh những mặt tích cực, trong quá trình thực hiện nghị định 187 còn một số bất cập như: Đối tượng cổ phần hóa còn hạn chế; chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể mức giá áp dụng và trình tự thủ tục và việc xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị của DN cổ phần; chính sách về cổ đông có sự cách biệt giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước… Hiện nay, Bộ tài chính đang xây dựng tờ trình Chính phủ nhằm bỏ ưu đãi thuế cho các DN cổ phần hóa. Tờ trình này là dự thảo một Nghị định mới, thay thế Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty Nhà nước sang công ty cổ phần. Điểm nổi bật trong dự thảo trên là bãi bỏ ưu đãi thuế thu nhập DN sau khi cổ phần hóa, một chính sách đang được áp dụng để khuyến khích DN, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các DNNN. 3.Đánh giá thực trạng hậu cổ phần hóa ở Việt Nam 3.1.Những thành tựu đạt được và ví dụ 3.1.1.Những thành tựu - Tháng 11 năm 1991, tại Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã đề ra chủ trương cổ phần hóa DNNN. Đây được coi là cột mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi tư duy về quản lý kinh tế, chuyển đổi cơ cấu sở hữu trong hệ thống doanh nghiệp. Sau 15 năm tiến hành với rất nhiều bỡ ngỡ, khúc mắc của những công việc mới mẻ liên quan đến DNNN_một khu vực doanh nghiệp đã từ lâu chiếm tỉ lệ áp đảo trong nền kinh tế nhưng có rất nhiều tồn tại_ tiến trình cổ phần hóa đã đạt được những kết quả quan trọng, được nhiều chuyên gia đánh giá là một con đường dẫn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh thực sự của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời thực tế hoạt động 15 năm qua của tiến trình cổ phần hóa cũng đặt ra không chỉ cho các cơ quan quản lý, cơ quan hoạch định chính sách chế độ mà còn cho cả các doanh nghiệp đang và sẽ tiến hành cổ phần nhiều vấn đề cần được giải quyết thấu đáo, triệt để. Đây cũng chính là chủ đề của Hội thảo khoa học đánh giá thực trạng 15 năm cổ phần hóa DNNN do cục Tài chính doanh nghiệp và Viện khoa học tài chính phối hợp tổ chức vừa qua. Qua kết quả báo cáo của các địa phương, Bộ, ngành, tổng công ty thì đến 30/6/2006 cả nước đã sắp xếp được 4.760 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp. Trong đó cổ phần hóa 3.365 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp; giao bán, khoán kinh doanh và cho thuê 310 doanh nghiệp, sáp nhập hợp nhất 450 doanh nghiệp… Cùng với việc sắp xếp công ty Nhà nước , mô hình tập đoàn công ty cũng đã được hình thành thông qua việc sắp xếp lại các Tổng công ty Nhà nước hoặc hình thành từ công ty Nhà nước có quy mô lớn.Đến nay cả nước đã có trên 70 tập đoàn được sắp xếp lại hoặc thành lập mới. Tài chính DN số 9/2006 Điều quan trọng nữa là qua việc sắp xếp cổ phần hóa DNNN đã từng bước làm thay đổi nhận thức và đổi mới phương thức quản lý DNNN. Thực tế cho thấy hầu hết các DN sau cổ phần hóa đều làm ăn có hiệu quả, vốn, doanh số, lợi nhuận, thu nhập của người lao động đều tăng, cổ tức bình quân tăng. Cụ thể, theo điều tra tại 559 doanh nghiệp cổ phần hóa, kết quả cho thấy, 87,53% số doanh nghiệp khẳng định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn nhiều so với trước khi cổ phần hóa. So sánh năm đầu cổ phần hóa với năm cuối của mô hình DNNN, cho thấy doanh thu bình quân tăng khoảng 13% . Theo đánh giá của các nhà quản lý DN, ở thời điểm năm đầu tiên cổ phần hóa, việc chuyển sang mô hình mới chưa có tác dụng đột biến tức thời tới các yếu tố liên quan trực tiếp đến doanh thu như: tăng sức sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nhưng đã có tác động mạnh đến các chỉ tiêu tăng trưởng đặt ra, thể hiện hiệu quả hoạt động là lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Tương tự, ngay trong năm sau khi cổ phần hóa, năng suất lao động của các doanh nghiệp đã tăng bình quân 26%, tiền lương bình quân tăng trên 20% và đầu tư tài sản cố định tăng 23,1% so với trước khi cổ phần hóa. Đối với những DN cổ phần hóa được nhiều năm, hoạt động sản xuất kinh doanh đã đi vào thế ổn định tiếp tục đạt được những tăng trưởng đáng khích lệ. Doanh thu bình quân tăng 13,4%/năm; lợi nhuân sau thuế tăng đáng kể; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu tăng 37%/năm; năng suất lao động tăng 18,3%/năm; đầu tư tài sản cố định tăng 11,5%/năm; mức nộp ngân sách bình quân của các doanh nghiệp tăng 24,9%, lương bình quân người lao động tăng 11,4%, cổ tức bình quân 17,11%/năm. Tài chính DN số 11/2005 Điều đó chứng tỏ tiến trình cổ phần hóa đang đi đúng hướng. -Cổ phần hóa đã tạo ra loại hình DN nhiều chủ sở hữu, bao gồm: Nhà nước, người lao động trong DN, cổ đông ngoài DN, trong đó người lao động trong DN trở thành người chủ thực sự của DN thông qua phần vốn góp của mình trong công ty cổ phần. Theo số liệu đến hết quý I năm 2005, ở 2.242 doanh nghiệp đã cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ 46,5% vốn điều lệ, tương ứng 10.792 tỷ đồng; người lao động trong DN nắm giữ 38,1% vốn điều lệ, tương ứng 8.847 tỷ đồng; cổ đông ngoài DN nắm giữ 15,4% vốn điều lệ, tương ứng 3.564 tỷ đồng. Tạp chí của Tổng cục Thống kê tháng 1/2006 Nhiều DN công nghiệp chế biến có nguồn có nguồn nguyên liệu từ nông, lâm, thủy sản, khi cổ phần hóa đã bán cổ phần ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu nhằm tạo ra sự gắn kết giữa đơn vị sản xuất với người cung cấp nguyên liệu, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực. Điển hình là:Nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy đường La Ngà đã bán cổ phần ưu đãi cho nông dân trồng mía, công ty sữa Việt Nam bán cổ phần cho những người chăn nuôi bó sữa, nhà máy cao su Đồng Nai bán cổ phần ưu đãi cho các nông trường viên trồng, cung cấp mủ cao su nguyên liệu… Một số DN khi cổ phần hóa đã bán cổ phần ưu đãi cho các nhà đầu tư chiến lược, qua đó thu hút kinh nghiệm quản lý, chia sẻ thị trường, tăng thêm năng lực tài chính để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, như: Công ty Bảo Minh, công ty Xây lắp điện I… Người lao động trong DN trở thành chủ DN đã được tham gia quản lý DN thông qua hoạt động của Đại hội cổ đông, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của doanh nghiệp, nhờ đó nâng cao được tính chủ động, ý thức kỉ luật, tinh thần tự giác, tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra cơ chế công khai, minh bạch về tài chính của công ty cổ phần, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân, cho DN và xã hội. -Cổ phần hóa đã trở thành giải pháp cơ bản và quan trọng nhất, để DNNN có cơ cấu sản xuất kinh doanh hợp lý hơn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và quy mô lớn hơn để khẳng định vai trò chủ đạo của mình. Việc hoàn thành cổ phần hóa 2955 DNNN không chỉ đơn thuần làm giảm số lượng DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ mà còn làm cho DNNN từ chỗ phân tán, dàn trải ở hầu hết các ngành, lĩnh vực nay tập trung hơn vào khoảng 39 ngành, lĩnh vực khá then chốt của nền kinh tế. Qua đó quy mô vốn của DNNN cũng tăng lên đáng kể. Nếu năm 2001, vốn bình quân của một DNNN là khoảng 24 tỷ đồng thì nay đã tăng lên khoảng 63,6 tỷ đồng ( gấp 2,65 lần ); số DNNN có vốn nhà nước dưới 5 tỷ đồng trước đây chiếm tới 59,8% thì đến nay chỉ còn chiếm 39% ( giảm gần 20% ) và hầu như không còn DN có vốn nhà nước dưới 1 tỷ đồng. Tạp chí Tài chính DN số 3/2005 -Cổ phần hóa đã huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh. Quá trình cổ phần hóa giai đoạn vừa qua đã huy động thêm được 12.411 tỷ đồng của các tổ chức, cá nhân trong xã hội để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Mặt khác Nhà nước cũng thu lại được khoảng 10.169 tỷ đồng để đầu tư vào các mục tiêu phát triển của nền kinh tế đất nước. Tạp chí Tài chính DN số 3/2005 -Cổ phần hóa mang lại cho DN cơ chế quản lý năng động, hiệu quả, thích nghi và linh hoạt hơn trong cơ chế thị trường: chuyển sang công ty cổ phần, DN hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm một cách toàn diện về kết quả sản xuất kinh doanh trước các cổ đông. Do đó, các công ty cổ phần đã thực hiện nhiều biện pháp để tiết kiệm chi phí (theo một số Bộ, ngành, địa phương các DN cổ phần hóa đã giảm được khoảng 25% chi phí); nhiều công ty đã tiến hành rà xoát lại và xây dựng mới quy chế tài chính, lao động, tuyển dụng, đề bạt cán bộ; xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của cán bộ lãnh đạo, người lao động và của cổ đông. -Đối với người lao động Có thể nói, nhờ cổ phần hóa mà người lao động đã trở thành người chủ thực sự của DN xét theo cổ phần mà họ sở hữu. Qua cổ phần hóa các DNNN, tất cả người lao động trong doanh nghiệp bằng nguồn vốn tự có, quỹ phúc lợi của DN được phân bổ và cả vốn riêng của cá nhân,đều có thể tham gia mua cổ phần tại công ty, xí nghiệp được cổ phần hóa. Thực tế cho thấy, hầu hết trong các DNNN được cổ phần hóa ,việc làm và thu nhập của người lao động đều được đảm bảo ổn định và có chiều hướng tăng lên. Số lao động của DN trở thành cổ đông khá đông. Trong số DNNN cổ phần hóa trong năm 2003, 58% cổ phần do những người lao động trong DNNN trước cổ phần hóa nắm giữ. Chế độ của người lao động được quan tâm giải quyết thỏa đáng. Do mở rộng sản xuất, số lao động ở các DN đã thực hiện cổ phần hóa tăng bình quân 12%. Riêng công ty cổ phần cơ điện lạnh thành phố Hồ Chí Minh tăng từ 334 người lên 731 người. Thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong các công ty cổ phần tăng bình quân hàng năm gần 20% (chưa kể thu nhập có được từ cổ tức). Cổ phần hóa DNNN-những vấn đề lý luận và thực tiễn.Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2004 Với cơ chế quản lý mới, người lao động trong DN trở thành chủ nhân thực sự của DN, đã được tham gia quản lý DN thông qua hoạt động của Đại hội cổ đông, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của doanh nghiệp, nhờ đó nâng cao được tính chủ động, ý thức kỉ luật, tinh thần tự giác, tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra cơ chế công khai, minh bạch về tài chính của công ty cổ phần, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân, cho DN và xã hội. -Quá trình cổ phần hóa được gắn kết với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Sau 15 năm triển khai và tập trung thực hiện 5 năm vừa qua, công tác cổ phần hóa DNNN đã đạt được kết quả trên nhiều mặt, các kết quả này đã có những tác động tích cực đến quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, đó là: Cổ phần hóa đã được triển khai rộng đã trực tiếp làm tăng hàng hóa cho thị trường chứng khoán: theo số liệu của Cục Tài chính doanh nghiệp, tính đến hết tháng 6 năm 2006, cả nước đã cổ phần hóa 3665 DN và bộ phận DNNN.Đặc biệt đã từng bước tiến hành cổ phần hóa một số đơn vị có giá trị đến hàng ngàn tỷ đồng như công ty sữa Việt Nam giá trị DN 2.500 tỷ đồng , nhà máy thủy điện sông Hinh – Vĩnh Sơn 2.144 tỷ đồng, công ty bảo hiểm TP.HCM 1.311 tỷ đồng… Tạp chí tài chính DN số 10/2006 Cổ phần hóa rộng khắp là nguồn hàng hóa quan trọng làm phong phú nguồn hàng hóa trên thị trường chứng khoán. Nhiều hình thức cổ phần hóa được áp dụng đã giúp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, tạo ra loại hình DN hiện đại: hình thức bán một phần vốn Nhà nước hiện có kết hợp phát hành thêm cổ phiếu mới chiếm tỷ trọng cao nhất là 43,4%, hình thức bán một phần vốn Nhà nước hiện có chiếm 26%, bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có chiếm 15,5%, hình thức giữ toàn bộ vốn Nhà nước song phát hành thêm cổ phiếu chiếm 15,1%. Đa dạng hóa hình thức cổ phần hóa đã làm loại hình doanh nghiệp hiện đại là công ty cổ phần trở nên quen thuộc hơn với công chúng. Cổ phần hóa làm tăng hiệu quả hoạt động của DNNN cổ phần hóa nói chung và hiệu quả phát triển kinh tế nói riêng. Theo điều tra trên gấn 600 DNNN cổ phần hóa của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương năm 2005 cho thấy:87,53% DN kết quả hoạt động kinh doanh tốt hoặc tốt hơn nhiều so với trước cổ phần hóa , trung bình doanh thu tăng 13,4%/năm, lợi nhuận trước thuế tăng 9,4% và đặc biệt lợi nhuận sau thuế tăng đến 54,3%. Tạp chí Tài chính DN số 10/2006 Từ đây, năng lực cạnh tranh của DN được cải thiện vững chắc, đây không chỉ là nhân tố tích cực để thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa mà còn là nguồn hàng hóa tiềm năng cho các trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK). Mặt khác, quy mô vốn điều lệ của DN sau cổ phần hóa tăng bình quân 44% đã cho thấy cổ phần hóa thực sự đã mở ra một cánh cửa để các DNNN tiếp cận với một “kênh’’ dẫn vốn mới đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Việc tham gia của công chúng đầu tư trong các phiên đấu giá trên TTGDCK Hà Nội cho thấy không chỉ người lao động đang làm việc tại các công ty được đấu giá mà cả người dân đã khá quan tâm đến việc đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu. Tính đến hết tháng 1/2006, trung tâm đã đấu giá 28 phiên lớn cho các DNNN cổ phần hóa hoặc DNNN đã cổ phần hóa bán bớt phần vốn Nhà nước (chưa kể có 17 phiên phối hợp thực hiện với TTGDCK TP.HCM). Tổng giá trị cổ phần trúng giá đạt 2.039,2 tỷ đồng, với 2.880 nhà đầu tư trúng giá trên 4.085 tổng số lượt nhà đầu tư đăng ký đấu giá. Tạp chí Tài chính DN số 10/2006 Như vậy, sau khi cổ phần hóa và tham gia thị trường chứng khoán, các DNNN đã làm tăng đáng kể quy mô của TTCK, góp phần đẩy nhanh sự phát triển của TTCK Việt Nam. -Cổ phần hóa tạo cơ hội để DNNN lành mạnh hóa một bước tài chính doanh nghiệp và cơ cấu lại lao động. -Từ khi thực hiện Nghị định 187, thời gian cổ phần hóa đã được rút ngắn từ 437 ngày, nay chỉ còn 260 ngày, giảm 40% so với trước. Tạp chí Tài chính DN số 3/2006 3.1.2.Ví dụ Từ khi thực hiện chủ trương cổ phần hóa đến nay, đã có rất nhiều DNNN làm ăn hiệu quả sau khi cổ phần hóa như:công ty sữa Việt Nam, nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn_Sông Hinh, công ty bảo hiểm TP.HCM , tổng công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật và xây dựng – VINACONEX ( Bộ xây dựng ), tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long … Sau đây em xin đưa ra một ví dụ về công ty cổ phần rượu bia nước giải khát Đà Lạt. Tiền thân là nhà máy bia Đà Lạt thuộc DNNN, năm 2000 cổ phần hóa 100% vốn cổ đông thành Công ty cổ phần Rượu bia nước giải khát Đà Lạt ( Đà Lạt Beco ). Với nguồn vốn chỉ có 2 tỷ đồng phục vụ cho nhu cầu đầu tư đổi mới trang thiết bị và vốn lưu động, sản phẩm chính là bia hơi lại trên đà suy thoái do thiếu sức cạnh tranh và nguyên liệu chính không ngừng tăng cao, mặt bằng nhà xưởng chật hẹp,máy móc thiết bị cũ, do vậy việc tăng năng suất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm là một việc làm hết sức khó khăn. Trong khi đó, nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý và người lao động còn mang tính bao cấp, chưa chuyển đổi kịp với mô hình hoạt động mới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó việc cạnh tranh thiếu lành mạnh của đơn vị cùng ngành ở địa phương và nhận thức không đồng bộ của một bộ phận cán bộ cơ quan chức năng trong việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa đã làm thiệt hại đến hoạt động kinh doanh của công ty.Làm như thế nào để vượt qua chặng đường khó khăn, đối với một đơn vị vừa cổ phần hóa thực sự là một bài toán khó? Với mục tiêu đề ra trong đại hội cổ đông nhiệm kỳ I (2001-2005): phấn đấu hoàn vốn đầu tư cho các cổ đông trong 5 năm; thu nhập của người lao động tăng 10%/năm; nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước; mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm. Đà Lạt Beco đã khai thác, tận dụng sự hỗ trợ của các ngành chức năng, chính quyền và nhất là sự đồng thuận của các cổ đông và CBCNV trong việc góp sức đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chính yếu tố này đã góp phần giúp Đà Lạt Beco mạnh dạn cho ra đời sản phẩm rượu vang mà cho đến nay thương hiệu vang Đà Lạt Beco, vanh Lafaro… được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm và xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia… Các sản phẩm rượu vang mang thương hiệu Đà Lạt Beco đã đạt được nhiều giải thưởng uy tín như: Hàng Việt Nam chất lượng cao; thương hiệu Việt uy tín, chất lượng; nhiều huy chương vàng, cúp vàng tại các hội chợ trong và ngoài nước. Chọn cho mình một hướng đi khởi điểm phù hợp với địa danh Đà Lạt đã tiếp thêm sức mạnh cho công ty không chỉ hoàn thành mà còn vượt mức mục tiêu đề ra: Tổng doanh thu trên 31 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3,3 tỷ đồng, nộp ngân sách 8,5 tỷ đồng, thu nhập người lao động tăng 15%/năm (năm 2001:783.000 đồng/người/tháng; năm 2005:1.300.000 đồng/người/tháng), hoàn thành tốt việc chi trả vốn đầu tư cho các cổ đông và đã lập được quỹ dự phòng tài chính trên 51 triệu đồng. Sự phát triển với mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 30% tạo cho Đà Lạt Beco có sức hút mạnh các nhà đầu tư lớn tìm đến với công ty. Qua so sánh năm 2005 với năm 2001 là năm bắt đầu cổ phần hóa, doanh thu tăng 250%, nộp ngân sách tăng 205,9%, thu nhập người lao động tăng 166%, lợi nhuận trước thuế tăng 468,3%, chia cổ tức hàng năm 20% vốn điều lệ.Nguốn: Tạp chí thương mại số 16/2006 Bước khởi đầu của cổ phần hóa một công ty nhỏ về quy mô nhưng không nhỏ về sức sống! 3.2.Những hạn chế và ví dụ 3.2.1.Những hạn chế 3.2.1.1Tốc độ cổ phần hóa vẫn còn chậm. Theo khảo sát tại 934 DN đã cổ phần hóa, thời gian cổ phần hóa bình quân là 437 ngày/DN. Trong đó tổng công ty là 554 ngày, DN thuộc Bộ là 443 ngày và thuộc địa phương là 422 ngày. Thời gian Số lượng DNNN CPH Từ tháng 6/1992 116 đến tháng 12/1998 1999 249 2000 212 2001 258 2002 217 2003 535 2004 753 2005 754 Tổng cộng đến 3365 hết tháng 6/2006 (Tạp chí phát triển kinh tế số tháng 9/2004 và Tạp chí tài chính DN số 9/2006) Qua con số trên, chúng ta thấy tốc độ cổ phần hóa những năm gần đây đã được đẩy mạnh nhưng vẫn còn chậm. Các mục tiêu của cổ phần hóa chưa đạt được như mong muốn. -Các DNNN cổ phần hóa hầu hết là các DN vừa và nhỏ diện tích đất đai, nhà xưởng không thay đổi nhiều. Các địa phương vẫn cho DN thuê đất với giá thấp hơn giá trị trường, nhưng về quyền sử dụng đất chưa rõ ràng; bên cạnh đó chưa giải quyết dứt điểm các quyền và nghĩa vụ đất đai có liên quan trước khi đăng ký hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần đã gây nhiều khó khăn trở ngại cho các DN.Các DN lúng túng trong quy hoạch, bố trí dây chuyền sản xuất hoạt động kinh doanh như xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng… hay góp vốn liên doanh bằng tài sản có trên đất mà DN đang sử dụng… Đặc biệt là các DN thành viên các Tổng công ty đã cổ phần hóa nhưng không có quyến sử dụng đất, không được đứng tên thuê giao đất nên không thể dùng quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn. -Đối với các DN trước cổ phần hóa là thành viên các Tổng công ty, hầu hết cơ sở vật chất kỹ thuật, các dây chuyền công nghệ chính, tài sản lớn đều do Tổng công ty đầu tư đứng tên sở hữu. Sau cổ phần hóa việc chuyển giap đăng ký chưa được dứt điểm, gây nên tình trạng quyền sở hữu tài sản không rõ ràng. Điều đó gây cho các DN sau cổ phần hóa gặp nhiều vướng mắc, nhất là khi DN muốn mở rộng, liên doanh, hợp tác kinh doanh… với các đối tác khác. Đây là vấn đề rất bức xúc cần được giải quyết dứt điểm ngay khi thực hiện cổ phần hóa . 3.2.1.2.Vấn đề đa dạng hóa sở hữu trong DNNN cổ phần hóa Trong số các DNNN đã cổ phần hóa thì Nhà nước nắm giữ 46,5% và đóng vai trò cổ đông lớn nhất; Nhà nước chiếm 20,9% cổ phần chi phối; chỉ có khoảng 30% DN trong số trên Nhà nước không nắm giữ cổ phần.Trong các DNNN đã cổ phần hóa , Nhà nước thường nắm giữ hơn 50% cổ phần, việc bán cổ phần ra bên ngoài còn hạn chế. Tạp chí Tài chính DN số 11/2005 Do vậy đội ngũ cán bộ quản lý DN sau cổ phần hóa chủ yếu vẫn là đội ngũ cán bộ quản lý của DN trước khi cổ phần hóa .Sự chuyển đổi về kiến thức, phương thức, phong cách, kỹ năng… quản lý với công ty CP còn nhiều bất cập. Đội ngũ cán bộ này được bổ nhiệm theo cơ chế cũ,đã quá quen với lối quản lý của DNNN. Uy tín và năng lực của một số cán bộ còn nhiều hạn chế so với yêu cầu quản lý công ty cổ phần. Qua khảo sát 237 DN có 96% số DN cho rằng Nhà nước cần có chính sách cụ thể để người lao động thực sự được lựa chọn đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của DN ( như chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc điều hành, Kế toán trưởng, Trưởng ban kiểm soát…). Nguồn Kinh tế và dự báo số 11/2005 Đây là vấn đề rất bức xúc hiện nay trong công tác cổ phần hóa DNNN. Thực tế theo nghiên cứu, những DNNN nào giữ cổ phần ít thì quản trị kinh doanh càng tốt, minh bạch về tài chính cao. 3.2.1.3.Chính sách về cổ đông có sự cách biệt giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước, chưa tạo điều kiện để thu hút và gắn kết giữa hoạt động đầu tư của nhà đầu tư chiến lược với sự phát triển của DN cổ phần hóa. Hiện nay tỷ lệ cổ phần được nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ là ít hơn 30%. Tạp chí Tài chính DN số 9/2006 Cơ chế bán cổ phần còn chưa phù hợp đối với DN cổ phần có quy mô lớn như các nhà máy xi măng, nhà máy điện và chưa tạo sự gắn kết giữa trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức trung gian với kết quả bán đấu giá cổ phần. Việc thu toàn bộ chênh lệch tiền bán cổ phần phát hành thêm khi thực hiện bán cổ phần lần đầu chưa khuyến khích các DN cổ phần hóa theo phương thức này để huy động vốn. 3.2.1.4.Vấn đề vốn Sau cổ phần hóa các DN cần rất nhiều vốn cho hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Nhưng với mô hình công ty cổ phần các DN rất thiếu vốn. Theo khảo sát trong các DN đã cổ phần hóa có 1.372 DN (chiếm 58%) vốn dưới 5 tỷ đồng. Kinh tế và dự báo số 11/2005 Các DN cổ phần hóa chủ yếu là bán cổ phần cho người lao động trong nội bộ DN; phần này chủ yếu từ quyền lợi của họ đã công tác ở DN theo chế độ Nhà nước. Phần mua thêm không nhiều, chủ yếu là cổ phần của Nhà nước (thường chiếm hơn 50%). Kinh tế và dự báo số 11/2005 Do vậy vốn các DNNN sau cổ phần vẫn còn phụ thuộc vào Nhà nước. Doanh nghiệp cần vốn phải trông chờ vào các nguồn tín dụng khác, kể cả tín dụng phi chính thức và tín dụng với người lao động, cổ đông… Sự phân biệt đối xử với các DN sau cổ phần hóa được thể hiện qua các điều kiện tín dụng, thế chấp cầm cố tài sản… Các DN sau cổ phần hóa không còn được hưởng những sự hỗ trợ tài chính thông qua vốn vay ưu đãi và các biện pháp tài chính như khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ, chuyển vốn vay thành vốn nhà đầu tư… Hầu hết các DN sau cổ phần hóa còn rất lúng túng, bị động trong việc khai thác tìm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh,nhiều khi phải tìm cả hình thức tín dụng phi chính thức tiềm ẩn rủi ro lớn. Đây là những vấn đề đòi hỏi sự quan tâm của Nhà nước đối với các DN sau cổ phần hóa . 3.2.1.5.Một số công ty cổ phần có kết quả sản xuất kinh doanh giảm sút so với trước khi cổ phần hóa do hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực không có điều kiện phát triển, trình độ công nghệ lạc hậu, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh,chi phí kinh doanh cao hơn mức trung bình tới 28,6%. 3.2.1.6.Việc “chiếm đoạt’’ doanh nghiệp của một số người trong DN cổ phần hóa. Trong một số DN có biểu hiện sa sút, trì trệ người lao động – cổ đông trong DN khi không có việc làm, không có thu nhập, không được chia cổ tức thì họ không còn tin tưởng vào DN nữa nên sẵn sàng bán lại cổ phiếu cho một nhóm trong công ty với giá “bèo bọt’’ thông qua thị trường ngầm, thế là công cuộc đổi mới sắp xếp DNNN đối với các DN này đã không đạt được mục đích đề ra,DN cổ phần hóa đã trở thành DN của một nhòm người trong công ty,còn người lao động sau một “chu kỳ cổ phần hóa’’ trở thành người “vô sản’’ cả về việc làm và tài sản.Đây vừa là khiếm khuyết, vừa là “điểm đen’’ của quá trình cổ phần hóa DNNN. 3.2.2.Ví dụ Trong quá trình cổ phần hoá (CPH) các doanh nghiệp (DN) nhà nước thuộc lĩnh vực vận tải, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải thuỷ nội địa, việc xác định giá trị tài sản DN là khâu quan trọng nhất ảnh hưởng tới tốc độ của tiến trình CPH. Nếu đánh giá giá trị đó không đúng, hoặc là Nhà nước sẽ bị mất vốn hoặc người lao động sẽ thiệt thòi và ảnh hưởng tới quá trình tham gia mua cổ phiếu của họ. Việc định giá các phương tiện vận tải vẫn là một vấn đề khó khăn và điều đáng nói là mặc dù khó khăn đã tồn tại từ lâu, nhưng tới nay, cơ quan chủ quản vẫn chưa đưa ra một giải pháp cụ thể nào để "hoá giải" vấn đề. Báo cáo từ Công ty Vận tải thuỷ số I (thuộc Tổng Công ty Đường Sông Miền Bắc) cho thấy, việc xác định giá trị DN đang vấp phải một lực cản rất lớn là xác định giá trị các loại phương tiện vận tải được DN mua từ lâu và đã hết khấu hao trong quá trình hoạt động. Theo Ông Nguyễn Trọng Tuấn, Giám đốc Công ty thì "chúng tôi thực sự thấy khó khăn khi hợp tác với cơ quan kiểm toán để đánh giá phương tiện", bởi đơn vị ông có tới 68% số đầu phương tiện đã hoàn thành khấu hao, thậm chí có những phương tiện đã ... hoàn thành xong 2 lần khấu hao. Vậy sẽ tính toán giá trị những tài sản này như thế nào? Ông Tuấn lấy một trường hợp cụ thể là chiếc xà lan đã được hạ thuỷ năm 1982 và đã hoàn thành khấu hao lần thứ nhất vào năm 1989 làm ví dụ. Giá thành sản xuất năm 1982 là 103,5 triệu đồng, tuy nhiên, để sản xuất chiếc xà lan đó vào năm 2004 phải tốn 300 triệu đồng, đánh giá giá trị còn lại là 20%, quy đổi theo giá trị hiện hành, ta được giá trị xà lan là 60 triệu đồng. Với cách tính như trên (các số liệu chưa được cơ quan kiểm toán thông qua) thì các phương tiện đã hoàn thành khấu hao của Công ty Vận tải thuỷ 1 sẽ đẩy giá trị của DN lên thêm khoảng 9 tỷ đồng! Với số vốn tăng lên đó, vốn điều lệ của công ty cổ phần mới cũng phải tăng lên tương ứng và sẽ có 2 vấn đề phát sinh kèm theo. Một là với vốn điều lệ lớn, người lao động sẽ khó mua hết cổ phiếu để hoàn thành CPH; hai là vốn điều lệ lớn, cổ tức sẽ cũng phải chia nhỏ hơn và sự hấp dẫn của cổ phiếu sẽ giảm đi đáng kể. Việc huy động vốn gặp khó khăn là tất yếu. Theo ông Tuấn, về nguyên tắc, sau khi hoàn thành khấu hao, DN sẽ tiến hành bán thanh lý và xóa sổ phương tiện đó trong danh sách tài sản DN. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng có tiền vốn để đầu tư đóng phương tiện mới, vì vậy tất cả các DN đều tăng cường công tác bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, tăng số lần duy tu, đại tu để tiếp tục sử dụng. Nhờ chính sách ''tiết kiệm'' của các DN, nên trong số hàng ngàn phương tiện thủy nội địa đã tồn tại hàng nửa thế kỷ nay, số các phương tiện bị phá ra để bán sắt vụn là rất hãn hữu, hầu hết là được đại tu sơn sửa và tiếp tục có tên trong danh sách tài sản của DN. Một khi phương tiện đang hiện hữu cùng tất các các chỉ số tài chính kinh tế của DN thì không thể không tính tới trong quá trình đánh giá giá trị tài sản để CPH. Nghịch lý là ở chỗ nếu phương pháp xác định giá trị DN được tiến hành như cách ông Tuấn minh hoạ thì DN nào bảo quản phương tiện càng kém, gánh nặng khi CPH lại càng nhẹ và ngược lại, bảo quản tốt giá trị còn lại cao nên trở nên gánh nặng cho những cố gắng của người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh trước đây. Nguồn trang tin điên tử CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ngày 17/11/2004 4.Nguyên nhân của những hạn chế Những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân,song chủ yếu là do sự thiều đồng bộ của các chính sách liên quan đến cổ phần hóa DNNN;thiếu đồng bộ của cả quá trình cổ phần hóa,từ việc xác định vốn,tài sản DN,giải quyết lao động dôi dư,nâng cao kiến thức làm chủ DN đối với người lao động đến việc lựa chọn cán bộ quản lý DN; thiếu đồng bộ giữa các chính sách cổ phần hóa và sau cổ phần hóa đối với các DN. - Hạn chế về nhận thức và chỉ đạo thực hiện Trong thực tế nhiều cán bộ quản lý, nhất là lãnh đạo các DNNN chưa thực sự quyết tâm tiến hành cổ phần hóa DN mà mình đang quản lý. Cản trở này bắt nguồn từ nhận thức không đúng về cổ phần hóa . Có thể nói rằng, đại bộ phận các cán bộ quản lý DN, người lao động chưa thấy rõ bản chất, vai trò và ưu thế của cổ phần hóa DNNN đối với sự phát triển nền kinh tế, đối với việc cải thiện hoàn cảnh của người lao động. Việc tuyên truyền về cổ phần hóa chưa đạt tới mức làm cho cán bộ, Đảng viên trong các DNNN hiểu đúng về cổ phần hóa, về vai trò mới của người lao động trong cổ phần hóa. Vì thế ở nhiều DNNN, cán bộ, công nhân viên đều không muốn DN của mình bị cổ phần hóa, bản thân mình chuyển từ chế độ tuyển dụng sang chế độ lao động hợp đồng. Về tổ chức thực hiện: Nhiều Bộ,ngành, địa phương chưa tích cực triển khai sắp xếp cổ phần hóa DNNN như: Bộ Thương mại, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, An Giang, Tây Ninh… Một số DN thuộc diện sắp xếp cổ phần hóa trong năm 2005 chưa chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính trước khi cổ phần hóa. Cổ phần hóa là giải pháp cải cách doanh nghiệp Nhà nước nên việc tiến hành hoạt động này khá nhạy cảm về chính trị. Những giải pháp cải cách động đến vấn đề sở hữu trong DNNN dễ gây sự phản ứng từ nhiều cán bộ, đảng viên vốn có tư duy đã trở thành “bất di bất dịch” là chỉ có DNNN, kinh tế Nhà nước mới là nền tảng của CNXH. Nhiều người cho rằng, có nhiều DNNN thì kinh tế mới có thể trở thành nền tảng của CNXH. Vì vậy theo họ, cổ phần hóa DNNN là làm “giảm sút” về lượng vai trò của DNNN. Mặc dù, nhiều nghị quyết đảng đã xác định cổ phần hóa là giải pháp cần thiết có thể khắc phục sự yếu kém, thiếu hiệu quả xong nhận thức này trong nhiều cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp vẫn chưa theo kịp với chủ trương này của Đảng. Tư duy chưa đúng về vị trí nòng cốt của DNNN trong kinh tế Nhà nước là cản trở lớn trong nhận thức về cổ phần hóa. Thực tiễn ở các nước cho thấy, ngay cả tư nhân hóa cũng không đồng nghĩa với việc xóa bỏ thành phần kinh tế công. Số liệu thống kê của các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển (OECD) cho thấy mặc dù tỷ trọng DNNN giảm đáng kể, từ 16% xuống 8% Cổ phần hóa DNNN-những vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2004 xong tỷ trọng Nhà nước trong GNP vẫn rất lớn điều này xảy ra là do thành phần kinh tế công hoạt động có hiệu quả hơn. Lợi ích cá nhân của nhiều cán bộ quản lý DNNN cũng là một trong những cản trở việc nhận thức đúng về cổ phần hóa. Những người này lo rằng khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần, vị trí quản lý của họ bị thay đổi và không có bảo đảm nào chắc chắn rằng họ sẽ giữ những cương vị đó trong công ty cổ phần được hình thành trên nền tảng của doanh nghiệp mà mình đang quản lý. Mối lo này cùng với những lợi ích khác cản trở những cán bộ quản lý hiểu đúng tầm quan trọng của giải pháp cổ phần hóa DNNN. Một số bộ, địa phương và phần lớn DNNN chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của chủ trương cổ phần hóa, lo ngại quyền lợi bị ảnh hưởng hoặc chưa thực sự yên tâm là cổ phần hóa sẽ có hiệu quả. Từ đó đã nảy sinh tư tưởng chần chừ, né tránh, sợ trách nhiệm, e ngại chệch hướng, chờ đợi người khác làm trước, thiếu chủ động thực hiện. Điều đáng ngại hơn là chính lãnh đạo của các ngành Trung ương, các DNNN trực thuộc Trung ương không chuyển biến nhanh như ở địa phương. Các Bộ, ngành có tiến độ cổ phần hóa chậm hơn so với địa phương. Về sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước: Việc cổ phần hóa là giải pháp cơ bản, toàn diện trong sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN. Do động chạm đến nhiều vấn đề phức tạp nên trong quá trình thực hiện, Đảng và Nhà nước vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Thực tế cho thấy nơi nào cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thì mọi khó khăn lúng túng đều có thể khắc phục được. Khách sạn Sài Gòn ban đầu chỉ có 25% công nhân viên đăng kí mua cổ phần nhưng qua gần 2 năm kiên trì giải thích, thuyết phục, khi cổ phần hóa đã có 100% người lao động trong công ty mua cổ phần. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, phức tạp nên không thể tránh khỏi những hạn chế, bất cập nhất định. Những hạn chế về chỉ đạo thực hiện biểu hiện ở một số khía cạnh: -Cơ sở pháp lý cho cổ phần hóa DNNN còn chưa vững chắc. Việc ban hành các nghị định, các thông tư, điều chỉnh các vấn đề khác nhau của cổ phần hóa không giải quyết được mâu thuẫn giữa các văn bản luật có liên quan đến những vấn đề cụ thể của cổ phần hóa. Các văn bản pháp lý vừa thiếu, vừa chồng chéo, nhất là văn bản hướng dẫn xác định giá trị quyền sử dụng đất đai vào giá trị vốn của Nhà nước tại DN. -Môi trường thật sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế chưa được tạo lập.DNNN vẫn được nhiều ưu đãi hơn và một số cán bộ quản lý ở các ngành vẫn coi DN đã cổ phần hóa là DN ngoài quốc doanh nên còn phân biệt đối xử. Mặt khác, do luật công ty trước đây và Luật DNNN đều chưa xác định được một cách đầy đủ vai trò quản lý Nhà nước đối với DN đa sở hữu có vốn của Nhà nước góp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nên mỗi nơi vận dụng theo nhận thức riêng. Các thông tư hướng dẫn nếu có lợi cục bộ cho DN, thậm chí cho một nhóm người nhất định thì thường được ưu tiên áp dụng hơn so với các quy định pháp luật có hiệu lực cao hơn. -Về công tác tổ chức: Cổ phần hóa là một chính sách quốc gia của việc đổi mới, hoàn thiện thành phần kinh tế công.Việc thực hiện cổ phần hóa cần được tổ chức chặt chẽ. Các vấn đề đã được giải quyết, các phương án được đưa ra phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, rút kinh nghiệm và liên tục hoàn thiện biện pháp triển khai. Nhiều quốc gia khác khi tiến hành chương trình cải cách DNNN đều thành lập một cơ quan chuyên thực hiện việc này. Cơ quan này đảm nhiệm việc quản lý công sản và chỉ đạo và giám sát tiến trình cải cách DNNN. Khác với thực tiễn này, ở Việt Nam lại chưa có được một tổ chức đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ này. PHẦN III.CÁC GIẢI PHÁP 1.Giải pháp đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa Phải nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ, Đảng viên về sự cần thiết cổ phần hóa DNNN và vai trò quyết định của chủ sở hữu. Tiếp tục quán triệt sâu rộng Nghị quyết Trung ương 3, nghị quyết Trung ương 9 khóa IX, tạo sự thống nhất và nhất trí cao trong các ngành, các cấp, các bộ, Đảng viên về quan điểm mục tiêu, giải pháp đẩy nhanh sắp xếp đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN, trong đó cổ phần hóa là nhiệm vụ trọng tâm. Một trong những nguyên nhân dẫn tới cổ phần hóa chậm là do tâm lý e ngại của cán bộ quản lý. Do đó, phải có biện pháp nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý DN cổ phần hóa về mọi mặt cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới. Để thực hiện điều này cần: -Đồng thời với việc thực hiện chủ trương cổ phần hóa DNNN cần có chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý công ty cổ phần cho tất cả cán bộ quản lý các DN nằm trong diện cổ phần hóa. -Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý các công ty cổ phần cho tất cả các cán bộ quản lý các DN đã cổ phần hóa. Về kinh phí cho các lớp bồi dưỡng này cần có sự hỗ trợ nhất định của Nhà nước. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng. Thực tiễn cho thấy rằng sự hụt hẫng về kiến thức cũng như kỹ năng quản lý công ty cổ phần của cán bộ quản lý DN sau cổ phần hóa là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự kém hiệu quả và không ổn định trong hoạt động kinh doanh của DN sau cổ phần hóa. Mặt khác, để đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa thì cần phải minh bạch hóa các công đoạn từ định giá đến đấu giá công khai trên thị trường. 2.Về đa dạng hóa sở hữu trong các DNNN sau cổ phần hóa. Trong các DNNN đã cổ phần hóa, Nhà nước vẫn giữ trên 50% cổ phần, tức là Nhà nước vẫn giữ quyền chi phối. Tiến sĩ Bùi Văn Vần, Học viện Tài chính cho rằng hiện nay mức độ sở hữu của Nhà nước trong nền kinh tế còn quá cao vì vậy khó ban hành chính sách công bằng đối với mọi thành phần DN. Sắp tới cần phát triển mạnh hình thức bán 100% vốn Nhà nước tại các DN được cổ phần hóa. Giảm tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ, đồng thời nâng cao hơn nữa tỷ lệ cổ phần được Nhà nước đầu tư nước ngoài nắm giữ hơn là mức 30% như hiện nay. Tạp chí Tài chính DN số 9/2006 3.Giải pháp về cách biệt giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến cổ phần hóa. Cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế cổ phần hóa DNNN quy định tại Nghị định 187/2004 theo hướng xóa bỏ cách biệt giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước; nâng tỷ lệ cổ phần nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ lên hơn 30%. Phải điều chỉnh phương thức bán cổ phần ở các DN có quy mô lớn, đặc biệt là đối với cổ đông chiến lược, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của DN, các định chế trung gian và cơ quan Nhà nước trong công tác cổ phần hóa DN. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn bổ sung đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất và xác lập quyền sở hữu của công ty cổ phần với tài sản được chuyển giao từ DNNN. Sửa đổi, bổ sung Nghị định 153/2004/NĐ-CP theo hướng tiếp tục cổ phần hóa đối với công ty Nhà nước đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con. Ban hành cơ chế kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ của các định chế trung gian trong quá trình thực hiện cổ phần hóa. Hoàn thiện cơ chế cổ phần hóa Tổng công ty Nhà nước, Ngân hàng thương mại Nhà nước theo định hướng mở rộng đối tượng cổ phần hóa các Tổng công ty Nhà nước không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, tăng số lượng và chất lượng hàng hóa cho TTCK, nâng cao trách nhiệm của ban chỉ đạo cổ phần hóa các Bộ, Hội đồng quản trị các Tổng công ty trong việc triển khai thực hiện cổ phần hóa các đơn vị này. Bổ sung, hoàn thiện chính sách hỗ trợ DN và giải quyết chính sách lao động dôi dư tạo điều kiện cho các DN ổn định và phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh sau khi chuyển đổi. 4.Giải pháp về vốn Các DN sau cổ phần hóa bị phân biệt đối xử, gây khó khăn cho DN tìm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, giải pháp đề ra là: -Xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa DNNN và các DN sau cổ phần trong các chính sách và thực hiện thống nhất chính sách về đất đai, tài sản, tín dụng, đầu tư, xuất nhập cảnh… Tạo lập môi trường bình đẳng trong hoạt động cho mọi loại hình DN trong đó có DN cổ phần theo phương châm: “Các loại hình DN, thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong cạnh tranh trên thị trường’’. Điều này cần thiết phải được thể hiện ngay trong luật DN. -Cần có chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho các DN sau cổ phần hóa hoạt động được ổn định và phát triển. Đặc biệt là các chính sách liên quan đến tài chính DN như tín dụng, thuế, xuất nhập khẩu. -Tập trung giải quyết dứt điểm về quyền sử dụng đất đai, tài sản cho các DN sau cổ phần hóa. Đây là yếu tố tạo điều kiện cho các DN cổ phần hóa chủ động hoạch định chiến lược phát triển lâu dài. Đồng thời tạo nên sự an tâm cho các DN cổ phần hóa về tài sản đất đai cũng như có điều kiện để thế chấp vay vốn của các tổ chức tín dụng, xóa bỏ hiện tượng vay tạm bợ, rủi ro cao. 5.Giải pháp hỗ trợ DN sau cổ phần hóa Phải quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước ở các Ngành, các cấp trong việc cung cấp thông tin, phổ biến chính sách và đặc biệt là giải quyết nhanh, dứt điểm các vướng mắc của DN sau cổ phần hóa. Thường xuyên có liên hệ với các DN sau cổ phần hóa nhằm hồ trợ, giúp đỡ các DN phát triển ổn định. 6.Giải pháp cho vấn đề chiếm đoạt DN - Một nguyên nhân dẫn đến việc người lao động bán cổ phần cho một nhóm người trong công ty là do người lao động chưa nhận thức rõ được quyền lợi, trách nhiệm của họ-cổ đông của DN. Do đó cần có biện pháp tuyên truyền, giải thích cho người lao động nhận thức được đúng đắn, đầy đủ về quyền lợi, trách nhiệm của họ đối với DN sau cổ phần hóa. Thực tiễn cho thấy rằng việc làm cho người lao động thấy rõ được lợi ích khi DN cổ phần hóa là rất quan trọng. Người lao động sẽ tự giác, đồng tâm cùng Nhà nước thực hiện tốt chủ trương cổ phần hóa. Nhưng quan trọng hơn nhiều là làm cho người lao động hiểu được vị trí của họ trong DN cổ phần, một môi trường mới. Người lao động cần nhận thức được vai trò làm chủ của họ đối với DN, mức độ làm chủ đến đâu, những gì họ được phép làm…Tránh tình trạng người lao động lạm dụng quyền làm chủ quá mức tạo nên sự không ổn định trong hoạt động của DN sau cổ phần hóa. Thay đổi lại cách xác định giá trị DN: Giá trị đất của DN chưa được tính trong giá trị DN để cổ phần hóa. Đây là nguồn lực lớn về tài chính của DN mà không ít người lăm le “chiếm đoạt”. Để loại trừ tận gốc ý đồ đó, tạo điều kiện để DN có vốn hoạt động, việc định giá DN cần làm theo hai cách sau: + Bán đấu giá toàn bộ DN. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, việc bán đấu giá toàn bộ DN đã đem lại nguồn tài chính không nhỏ, thường là gấp 3-10 lần so với giá trị DN được xác định theo phương pháp hiện hành, trong khi đó Nhà nước lại không phải bỏ ra một số tiền lớn để xử lý lỗ, nợ khó đòi, lao động dôi dư cho DN. Sau khi chuyển đổi, các DN này đã có mức tăng trưởng tốt hơn, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện. Phải nói rằng cách chuyển đổi DN bằng hình thức này thực sự là ưu việt, nó phản ánh tương đối đúng giá trị DN trong đó bao gồm cả giá trị hữu hình và vô hình, rút ngắn được thời gian chuyển đổi, tiết kiệm được tiền của cho xã hội; đồng thời đây là nguồn vốn lớn mà Nhà nước cần huy động để đầu tư phát triển. + Tính giá trị đất vào giá trị DN: Đất mà DN sử dụng không phân biệt đất đó thuộc diện giao đất hay thuê đất, nếu DN cổ phần hóa có nhu cầu sử dụng thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN, theo giá do UBND tỉnh, thành phố quy định tại thời điểm định giá. Việc làm này một mặt tăng thu cho ngân sách Nhà nước, các chủ DN sau khi chuyển đổi không còn cơ hội để “chiếm đoạt”DN (thực chất là chiếm đoạt đất), mặt khác có thể tiết kiệm được quỹ đất để sử dụng vào mục đích khác, vì có một số DN khi Nhà nước tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN sẽ phải tính toán nhu cầu diện tích đất cần thiết để sử dụng, số còn lại có thể trả lại cho Nhà nước. Ban hành một số chế độ quy định để các cơ quan Nhà nước có điều kiện giám sát, xử lý DNNN thực hiện cổ phần hóa. Hiện nay Nhà nước ta chưa có các quy định pháp luật buộc các DN cổ phần hóa thực hiện theo đúng phương án cổ phần hóa được duyệt và cũng chưa có điều luật nào quy định cấm bộ máy điều hành dưới mọi hình thức “thôn tính, chiếm đoạt” công ty; bên cạnh đó một điểm yếu cần được khắc phục đó là khi các cấp, các ngành duyệt phương án cổ phần hóa còn mang tính hình thức chiếu lệ, không khả thi, chạy đua với thời gian, chạy theo số lượng cũng gây khó khăn không ít cho các DN cổ phần hóa. Vì vậy, Nhà nước cần có những quy định pháp luật buộc các chủ DN cổ phần hóa thực hiện nghiêm túc phương án sản xuất đã được Bộ, ngành, địa phương phê duyệt để DNNN thực hiện cổ phần hóa phát triển đúng hướng. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, thành phần kinh tế Nhà nước nói chung và DNNN nói riêng giữ vai trò là nhân tố chủ đạo trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hệ thống các DNNN ở nước ta hiện nay đang bộc lộ rất nhiều những yếu kém. Do đó, để các DNNN vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thì cần phải có những giải pháp đổi mới DNNN. Trong đó thì cổ phần hóa DNNN là một giải pháp hàng đầu. Sau nhiều năm thực hiện cổ phần hóa, cho thấy cổ phần hóa là một chủ trương đúng đắn trong giai đoạn hiện nay. Các DNNN sau cổ phần hóa phần lớn hiệu quả hoạt động đều tốt hơn.Bên cạnh đó, quá trình cổ phần hóa còn một số những hạn chế nhất định. Do đó chúng ta cần có những giải pháp để đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Để làm tốt nhiệm vụ này, chúng ta phải huy động sức lực và thời gian của các Tổ chức, cá nhân từ TW đến địa phương. Với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân, chúng ta tin tưởng rằng chủ trương cổ phần hóa DNNN sẽ được thực hiện thành công, góp phần vào thắng lợi chung của sự phát triển kinh tế đất nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp 2.Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 3.Cổ phần hóa DNNN-những vấn đề lý luận và thực tiễn Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2004 4.Tạp chí phát triển kinh tế số tháng 9/2004 5.Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 3/2004 6.Tạp chí phát triển kinh tế tháng 4/2005 7. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 3/2005 8.Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 4/2005 9.Kinh tế và dự báo số 11/2005 10.Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 11/2005 11. Tạp chí của Tổng cục thống kê tháng 1/2006 12.Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 1+2/2006 13.Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 3/2006 14.Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 6/2006 15.Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 9/2006 16.Trang tin điện tử CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 17/11/2004 17.Báo điện tử-Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 3/10/2006 18.Trang Bộ tài chính 17/10/2006. MỤC LỤC hËu cæ phÇn ho¸ doanh nghiÖp nhµ n­íc ë viÖt nam thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc72401.DOC
Tài liệu liên quan