Sự phát triển của KTTN thời gian vừa qua là một minh chứng sống động về tính đúng đắn của đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta hiện nay. Chỉ trong một thời gian gắn hình thành và phát triển, KTTN đã đạt được những thành tựu nhất định như : góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo mở việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế kinh tế xã hội, nhờ đó mà khẳng định vai trò vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân.
Thực tế mấy năm gần đây dã chứng tỏ thời kỳ nở rộ của khu vực KTTN song nó cũng khẳng định sự tồn tại yếu kém trong sản xuất kinh doanh KTTN. đó là khó khăn về vốn, hạn chế về tín dụng; khó khăn về đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh; khó khăn về môi trường pháp lý, tâm lý xã hội; khó khăn của bản thân khu vực KTTN cũng như những tồn tại khác mhư tình trạng làm hàng nhái, hàng giả,trốn thuế, lậu thuế của các đơn vị sản xuất kinh doanh của khu vực KTTN.
18 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp của kinh tế tư nhân Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A . Lời mở đầu
Kinh tế tư nhân ( KTTN ) và phát triển KTTN là tất yếu khách quan trọng nền kinh tế thị trường ( KTTT ) dù là KTTT ở trình độ sơ khai , đang phát triển hay đã phát triển . Thực tế đã chứng tỏ không một quốc gia nào trên thế giới có nền kinh tế phát triển mà không tồn tại thành phần KTTN . Trong nền kinh tế nhiều thành phần định hứơng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thì KTTN ngày càng có vai trò, vị trí quan trọng , đã tỏ rõ sự năng động, tính hiệu quả và đóng góp đáng kể đối với sự tăng trưởng phát triển kinh tế của đất nước trong những năm gần đây . Vì vậy việc tạo điều kiện phát triển KTTN là chính sách đúng đắn và có ý nghĩa quan trọng trong đường lối kinh tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay . Tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn là xác lập vai trò đó một cách đúng đắn, hợp lý, đồng thời có giải pháp để KTTN phát huy cao độ những ưu điểm, tiềm năng, khắc phục những nhược điểm cố hữu, phục vụ đắc lực nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế hội của đát nước. Bởi vậy nghiên cứu KTTN là một nhiệm vụ quan trọng và tất yếu .
Đối với bản thân tôi , sở dĩ tôi chọn đề tài này trước hết là xuất phát từ sở thích cá nhân và mối quan tâm đặc biệt của tôi tới vấn đề nhạy cảm . Hơn nữa là do ý thức nhận thức được tầm quan trọng của KTTN trong thời kỳ đổi mới . Bàn về KTTN còn có nhiều ý kiến tranh luận đồng thời nó cũng là nội dung quan trọng trong các kỳ Đại hội toàn quốc VI , VII , VIII , IX , X và xuất hiện nhiều trong các bộ luật như luật Lao động , luật Doanh nghiệp . Vì vậy mà đề tài này chỉ nêu ra những vấn đề cốt lõi nhất của KTTN và những ý kiến , nhận xét của tôi .
B. Nội dung chính
I. Lý luận về kinh tế tư nhân.
1- KTTN và đặc điểm của KTTN.
KTTN hiểu chung nhất là thành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (TLSX) bao gồm kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân(KTTBTN). Tuy nhiên, trong thực tế việc phân định ranh giới rạch ròi đâu là KTTBTN, đâu là kinh tế cá thể, tiểu chủ không phải là việc đơn giản bởi sự vận động, biến đổi không ngừng của 2 thành phần kinh tế này.
a. Kinh tế cá thể tiểu chủ.
Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về TLSX và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình.
Kinh tế tiểu chủ là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về TLSX nhưng có thuê mướn lao động tuy nhiên thu nhập chủ yếu dựa vào sức lao động của bản thân và gia đình.
Kinh tế cá thể tiểu chủ đang có vị trí rất quam trọng trong nhiều ngành nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sứ lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động. Do đó việc mở rộng sản xuất kinh doanh của kinh tế cá thể tiểu chủ cần được khuyến khích.
Hiện nay ở nước ta thành phần kinh tế này phần lớn hoạt động dưới hình thức hộ gia đình, đang là bộ phận đông đảo, có tiềm năng lớn, có vị trí quan trọng lâu dài. Đối với nước ta cần phát triển thành phần kinh tế này để vừa góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội vừa giải quyết nhiều việc làm cho người lao động- một vấn đề bức bách của đời sống kinh tế xã hội ngày nay. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng kinh tế cá thể tiểu chủ dù cố gắng đến bao nhiêu cũng không thể loại bỏ được những hạn chế vốn có của nó như tinh tự phát, manh mún , hạn chế về kỹ thuật. Do đó cần giúp đỡ kinh tế cá thể tiểu chủ giải quyết khó khăn về vốn, khoa học công nghệ và thị trường tiêu thụ
b. Kinh tế tư bản tư nhân(KTTBTN)
KTTBTN là thành phần kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về TLSX và bóc lột sức lao động làm thuê.
Trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay, thành phần kinh tế này có vai trò đáng kể xét về phương diện phát triển lực lượng sản xuất,xã hội hóa sản xuất cũng như về phương diện giải quyết các vấn đề xã hội . Đây cũng là thành phần kinh tế rất năng động , nhạy bén với kinh tế thị trường , do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước . Hiện nay , KTTBTN bước đầu có sự phát triển . Tuy nhiên những tầng lớp tập trung vào lĩnh vực thương mại , dịch vụ và kinh doanh bất động sản , đầu tư và sản xuất còn ít và chủ yếu với quy mô vừa , nhỏ . Đồng thời đây là thành phần kinh tế có tính tự phát rất cao . Đầu cơ , buôn lậu , trốn thuế , làm hàng giả là những hiện tượng thường xuất hiện ở thành phần kinh tế này .
2 . Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của KTTN trong nền kinh tế thị trường
Một nền kinh tế muốn phát triển phải thoát khỏi nền sản xuất nhỏ , manh mún , tự cung tự cấp để vươn lên phát triển kinh tế hàng hóa . Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa . Trong nền kinh tế thị trường lại đòi hỏi tính năng động và thích ứng rất cao . Hơn thế nữa , sự linh hoạt , sự nhạy bén là một trong số các yếu tố hàng đầu . Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể do một số hạn chế nên có thể chưa đáp ứng những yếu cầu của kinh tế thị trường . Ngược lại , KTTN lại là bộ phận dễ thích ứng và rất linh hoạt với kinh tế thị trường . Bởi vậy KTTN xuất hiện và phát triển là một yêu cầu khách quan . Bởi có như vậy nền kinh tế quốc dân mới có điều kiện phát triển và nguồn lực con người mới được tận dụng khai thác triệt để .
Thực tế kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam đã chứng minh tính tất yếu khách quan đó . Trong lịch sử , chủ nghĩa tư bản là phương thức sản xuất đầu tiên biết tổ chức nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường rất chú trọng phát triển kinh tế tư nhân và đã đạt được những thành công không thề phủ nhận .
Đối với nước ta , là một nước nghèo , sản xuất nhỏ manh mún còn ảnh hưởng rất lớn thì việc phát triển KTTN là một động lực rất quan trọng để kinh tế tăng trưởng đi lên đồng thời giải quyết một số vấn đề xã hội như việc làm , nâng cao chất lượng cuộc sống.
II. Thực trạng của KTTN.
1-Khảo sát về tiến trình phát triển
Thực tế mấy năm gần đây đã chứng tỏ vai trò to lớn của KTTN trong nền kinh tế quốc dân nhưng có thời kỳ do nhận thức sai lầm, nóng vội đã coi KTTN là đối tượng phải cải tạo không được khuyến khích phát triển, không được pháp luật bảo vệ. Những người trong thành phần này có địa vị chính trị thấp kém. Sản xuất kinh doanh của họ bị trói buộc, kìm hãm, chèn ép. Ngay trong điều kiện đó KTTN vẫn tồn tại và khẳng định thế đứng của mình. Bàn về tiến trình phát triển của KTTN Việt Nam có thể chia làm hai chặng
a. Thời kỳ chưa đổi mới.
- Thời kỳ khôi phục kinh tế 1955-1957:sau khi kháng chiến chống thực dân Pháp năm 54 hòa bình lập lại trên miền Bắc nền kinh tế đứng trước hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại. Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương đã họp và đề ra kế hoạch 3 năm ( 55-57) để tập trung khôi phục nền kinh tế, tạo cơ sở vững chắc đua miền Bắc lên CNXH. Trong thời kỳ này kinh tế quốc doanh còn hạn chế, KTTN tiểu chủ cá thể đã góp phần quan trọng tạo nên sự thành công của khôi phục kinh tế.
- Thời kỳ cải tạo xã hội nền kinh tế (58-60) và tới năm 76.
Trên cơ sở thắng lợi của thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc bước vào thực hiện kế hoạch ba năm cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Nội dung chủ yếu của công cuộc cải tạo XHCN là biến nền kinh tế nhiều thành phần thành nền kinh tế XHCN. Kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh là đối tượng trực tiếp của công cuộc cải tạo này.
Tuy nhiên KTTN vẫn tồn tại dưới hình thức kinh tế cá thể. Tỷ trọng lao động trong khu vực KTTN tuy đã giảm nhiều nhưng vẫn còn chiếm giữ một tỷ lệ đáng kể. Năm 1960: 28,7%. Năm 1970:16,4%. Năm 1975:14,8%. Thường xuyên có khoảng 50-80 nghìn lao động trong khu vực này. Năm 1971: 71,5 nghìn người; năm 1972:65,2 nghìn người; năm 1973:66 nghìn người, năm 1975:19 vạn người.
-Thời kỳ 1976-1985.
Đất nước thống nhất, công cuộc phát triển kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất được thực hiện trên phạm vi cả nước. Kế hoạch 5 năm 76-80 ngoài nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, cải tạo kinh tế miền Nam theo mô hình miền Bắc. Tiếp tục cải tạo XHCN đối với những người sản xuất nhỏ ở miền Bắcđồng thời triển khai mạnh mẽ ở miền Nam.
Nhưng KTTN vẫn tồn tại, trong công nghiệp vẫn có trên dưới 60 vạn người sản xuất cá thể. Năm 1980 :50,3 vạn. Năm 1981: 53,1 vạn. Năm 1982: 60.8 vạn. Năm 1983: 66,6 vạn. Năm 1984: 64 vạn. Năm 1985: 59,3 vạn.Số lao động họat động trong KTTN hàng năm vẫn chiếm 20% tổng số lao động trong ngành công nghiệp.
Giá trị sản lượng công nghiệp do khu vực KTTN tạo ra hàng năm chiếm trên dưới 15% giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp.
Số lượng số người kinh doanh thương nghiệp những năm 1980 cũng ở mức 60 vạn. Năm 1980: 63,7 vạn. Năm 1985: 63,7 vạn. Năm 1986: 56,8 vạn
Những số liệu trên cho thấy sức sống của KTTN rất bền bỉ, sự hiện diện của thành phần kinh tế này trong suốt thời gian dài như một tất yếu khách quan cần phải biết sử dụng mặt tích cực của nó làm cho dân giàu nước mạnh.
b- Thời kỳ đổi mới
Đại hội Đảng lần thứ VI , mốc lịch sử đánh dấu sự chuyển hướng có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành mô hình kinh tế phù hợp với thực tế Việt Nam và quy luật khách quan . Đường lối đổi mới được hoàn thiện tại các đại hội lần thứ VII , VIII và IX . Đến 1986 , Việt Nam chính thức tuyên bố đi theo mô hình KTTT nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa . Nhờ có chính sách đổi mới , KTTN được thừa nhận và tạo điều kiện phát triển đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của đất nước .
Những năm vừa qua KTTN tăng nhanh về số lượng , vốn kinh doanh , lao động nhất là loại hình doanh nghiệp , công ty . Đặc biệt sau 2 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp , doanh nghiệp tư nhân đã tăng rất nhanh.
KTTN phát triển rộng khắp trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Số Doanh nghiệp nhiều nhất trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, xây dựng tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Khu vực KTTN phát triển rộng rãi trong cả nước nhưng tập trung cao ở các đô thị, những địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi , được chính quyền địa phương quan tâm khuyến khích hỗ trợ .
Khu vực KTTN đã khơi dậy tiềm năng to lớn trong nhân dân , làm sôi động hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Có thể minh họa sự phát triển nhanh chóng của khu vực kinh tế năng động này qua những con số sau: tốc độ tăng trưởng nhanh, bình quân hằng năm là 7,2% ( trong đó doanh nghiệp tư nhân 8,5%, công ty TNHH, công ty cổ phần 6,1%, hộ cá thể 7,2%). Hiện cả nước có khoảng 74393Doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN(92% thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp ) , trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm 58,76% công ty trách nhiệm hữu hạn 36,68%, công ty cổ phần 2%, và 12 triệu hộ kinh doanh cá thể. Từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời (1/1/2000) đến nay cả nước đã có thêm trên 42000 doanh nghiệp và trên 300 000 hộ kinh doanh mới ( bằng tổng số doanh nghiệp đăng ký trong 10 năm trước cộng lại ) với vốn đăng ký mới khoảng 55000-60000 tỷ đồng ( tương đương 4 tỷ USD ). Cơ cấu ngành nghề của KTTN chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ 51,9%; sản xuất công nghiệp 20,8%; nông, lâm, ngư nghiệp 12,4%; xây dựng 8,3%, giao thông vận tải 2%, phi nông nghiệp khác 5,1%.
2 . Đánh giá chung về thực trạng KTTN ở Việt Nam
a. Thành tựu.
Sự phát triển của khu vực KTTN thời gian qua đã khơi dậy một bộ phận tiềm năng của đất nước cho phát triển kinh tế xã hội . Nguồn tiềm năng này là trí tuệ , kinh nghiệm , khả năng kinh doanh , quan hệ xã hội tiền vốn , sức lao động của con người , tài nguyên, thông tin và các nguồn lực khác. Khu vực KTTN đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP, huy động vốn trong xã hội, tạo được nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu ngân sách cho nhà nước, sản xuất hàng xuất khẩu, tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế xã hội.
+ Đóng góp vào tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước.
Tổng sản phẩm của khu vực KTTN nhìn chung tăng ổn định trong những năm gần đây. Nhịp độ tăng trưởng năm 1997 là 12,89 % , năm 1998 là 12,74 % , năm 1999 là 7,5 %, năm 2000 là 12,55 % và chiếm tỉ trọng tương đối trong GDP , tuy năm 2000 có giảm sút chút ít so với năm 1996 ( từ 28 , 48 % năm 1996 còn 26,87 % năm 2000 ) . Tỷ trọng GDP của khu vực KTTN trong tổng GDP giảm đi chút ít do có sự tham gia và đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ( FDI ) .
Đóng góp của kinh tế tư nhân (% GDP)
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Khu vực nhà nước
Khu vực tư nhân
39.6
60.1
40.5
59.5
40.0
60.0
38.7
61.3
38.5
61.5
38.4
61.6
38.3
61.7
Nông nghiệp
Khu vực nhà nước
Khu vực tư nhân
27.8
1.3
26.5
25.8
1.2
24.6
25.8
1.1
24.7
25.4
1.0
24.4
24.5
1.0
23.6
23.2
0.9
22.3
23.0
0.9
22.1
Công nghiệp và xây dựng
Khu vực nhà nước
Khu vực tư nhân
29.7
14.4
15.3
32.1
15.4
16.7
32.5
15.4
17.1
34.5
15.5
19.0
36.7
16.4
20.3
38.1
16.8
21.3
38.5
17.1
21.4
Dịch vụ
Khu vực nhà nước
Khu vực tư nhân
42.5
24.3
18.3
42.2
23.9
18.2
41.7
28.5
15.2
40.1
22.2
17.9
38.7
21.2
17.6
38.6
20.7
18.0
38.5
20.3
18.2
Theo nguồn IMF Country Report No.03/382, December 2003
+ Đóng góp và huy động các nguồn vốn trong xã hội, nộp ngân sách cho nhà nước.
Trong những năm gần đây vốn đầu tư của khu vực tư nhân tăng nhanh chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư xã hội . Năm 1999 là 31542 tỷ đồng chiếm 24 % . Năm 2000 là 35894 tỷ đồng tăng 13,8 % so với năm 1999 chiếm 24,31 % tổng vốn đầu tư xã hội .
Tổng vốn thực tế sử dụng của khu vực KTTN tăng nhanh đối với doanh nghiệp tư nhân năm 1999 là 79493 tỷ đồng , năm 2000 là 110071 tỷ đồng tăng 38,5 % .
Đóng góp vào ngân sách Nhà nước của khu vực KTTN ngày càng tăng. Năm 2000 nộp được 5900 tỷ đồng ước tính chiếm 7,3 % tổng thu ngân sách . Năm 2001 dự kiến nộp được 6370 tỷ đồng tăng 7,96 % so với năm 2000 . 1
+ Khu vực KTTN tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo :
Thời điểm 31/12/2000 số lượng lao động trong khu vực KTTN là 4643844 người chiếm 12 % tổng số lao động xã hội bằng 1,36 lần tổng số việc làm trong khu vực Nhà nước . Lao động của các hộ kinh doanh cá thể là 3802057 người của các doanh nghiệp tư nhân là 841787 người . Việc tạo ra nhiều chỗ làm đã góp phần thu hút nhiều lao động trong xã hội nhất là số người trẻ tuổi hàng năm đến tuổi lao động mà chưa có việc làm , giải quyết số dôi dư từ các cơ quan , doanh nghiệp Nhà nước do tinh giảm biên chế và giải thể .
Khu vực KTTN đã góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo cải thiện đời sống nhân dân ở khu vực thành thị và nông thôn . Theo khảo sát thu nhập của lao động trong khu vực KTTN là cao hơn hoặc tương đương với thu nhập người trồng lúa cùng địa bàn .
+ Khu vực KTTN góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế xã hội thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
Sự phát triển của KTTN đã đặt ra yêu cầu mới thúc đẩy hoàn thiện thể chế KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời góp phần thu hút ngày càng nhiều lao động ở nông thôn vào các nghành phi nông nghiệp , nhất là công nghiệp đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng địa phương góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước .
b. Tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại .
Thực tế mấy năm gần đây đã chứng tỏ thời kỳ nở rộ của KTTN tuy nhiên nó cũng khẳng định sự tồn tại của những khó khăn hạn chế trong sản xuất kinh doanh của khu vực KTTN. Đó là:
+ Khó khăn về vốn, hạn chế về tín dụng .
Thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất là hiện tượng phổ biến đối với các doanh nghiệp tư nhân hiện nay và được coi là một trong những cản trở lớn nhất( sau vấn đề thị trường tiêu thụ và cạnh tranh ) đến sự phát triển sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh tế tư nhân. Cuối năm 2000 vốn đăng ký của các doanh nghiệp tư nhân bình quân trên dưới 1 tỷ đồng trong khi số vốn hoạt động kinh doanh bình quân là 3,8 tỷ đồng. Do các doanh nghiệp còn non trẻ, tài sản sẵn có còn ít nên không đủ thế chấp hoặc chưa đủ uy tín để vay mà không cần thế chấp nên phải vay ở các thị trường không chính thức với lãi suất cao và thời hạn ngắn rất khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng thương mại nhất là nguồn vốn ưu đãi của nhà nước.
+ Khó khăn về đất đai, mặt bằng sản xuất .
Thiếu mặt bằng sản xuất và mặt bằng sản xuất không ổn định là tình trạng phổ biến đã tác động bất lợi tới chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Luật Đất đai chỉ quy định quyền sử dụng đất, không cho phép tư nhân có quyền sở hữu và hạn chế nghiêm ngặt việc mua bán đất đai. Hậu quả là quyền sử dụng đất không được chuyển nhượng công khai, giá đất thiếu ổn định , dẫn đến tình trạng đầu cơ, sử dụng kém hiệu quả. Trong điều kiện môi trường như vậy , bất lợi hơn cả chính là các DNTN mới thành lập rất khó có được mặt bằng đất đai ổn định, hợp pháp. thêm vào đó là sự phân biệt đối xử trong việc giao đất của nhà nước đối với doanh nghiệp độc quyền và cho thuê đất đối với doanh nghiệp tư nhân cũng gây bất lợi và thiệt thòi cho khu vực KTTN. Rất ít doanh nghiệp có được mặt bằng sản xuất ngay từ khi mới thành lập, mà thường thường phải đi thuê hoặc tận dụng đất ở và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh và gây ô nhiễm môi trường
+ Khó khăn về môi trường pháp lý, tâm lý xã hội
Trở ngại lớn nhất của khu vực KTTN là môi trường pháp lý chưa đồng bộ chưa hoàn thiện, chưa rõ ràng, thiếu nhất quán hay thay đổi phức tạp và chồng chéo dẫn tới tình trạng các cơ quan thừa hành và các doanh nghiệp lúng túng trong việc chấp hành pháp luật.
Tâm lý xã hội chung của mọi người cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt đoọng sản xuất kinh doanh của khu vực này: coi KTTN gắn liền với bóc lột, tính tự phát, luôn chỉ nhìn thấy những tiêu cực của khu vực KTTN: hàng giả, trốn thuế, gian lận thương mạiđã dẫn đến tâm lý kỳ thị, phân biệt đối xử, e dè sợ chệch hướng XHCN, không muốn thúc đẩy khu vực này phát triển mạnh
+ Khó khăn của bản thân khu vực KTTN
Nhìn chung khu vực KTTN còn gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian dài đảm bảo sức cạnh tranh cần thiết nhất là cạnh tranh trên trường quốc tế do : trình độ và kĩ năng quản lý còn yếu, không thu hút được lao động còn yếu; quy mô chủ yếu là nhỏ, khả năng tích tụ cũng như huy động vốn còn yếu; công nghệ thấp; thiếu thị trường tiêu thụ;bản thân các doanh nghiệp Việt Nam mới thoát thân từ cơ chế bao cấp nên còn chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng mong chờ sự giúp đỡ; tính liên kết hợp tác trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp còn thấp nên khó tạo được sức mạnh chungtrên cơ sở phát huy lợi thế của từng cơ sở; các doanh nghiệp chưa mạnh dạn khai thác các dịch vụ của các cơ sở chuyên nghiệp nhất là vấn đề đầu tư, thuế, tài chíng, kế toán mà thường tự mình tiến hành trong nhiều trường hợp không phải là cách làm có hiệu quả.
+ Những tồn tại khác
* Một số doanh nghiệp của tư nhân lợi dụng sự cởi mở của luật Doanh nghiệp nhân giả thể nhân giả. Để khai man, tự lấy tên, địa chỉ của các cá nhân để đăng kí hình thành pháp
* Có tình trạng doanh nghiệp đăng kí kinh doanh xin cấp số mã thuế xong không hoạt động mà chỉ thực hiên mua ban hóa đôn kiếm lời .Theo thống kê của tổng cục thuế số doanh nghiệp đã đăng kí đến ngày 30-9-2001 là 66000 trong số này có 10% là không hoạt động và 20% là không hoạt động thường xuyên .
*Nhiều doanh nghiệp của tư nhân không thực hiện thường xuyên chế độ báo cáo tài chính.
*Tình trạng làm hàng nhái ,hàng giả, vi phạm bản quyền về sở hữu công nghiệp cạnh trạnh không lành mạnh, buôn lậu gian lận thương mại có chiều hướng gia tăng .
*Nhiều chủ doanh nghiệp đăng kí hợp đồng ngắn hạn để tránh nộp bảo hiểm xã hội nhưng lại khai tăng số lao động để tăng chi phí lương nhằm tính tăng chi phí, giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp .
*Tình trạng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp tư nhân là không có tổ chức công đoàn: hiện nay hơn 70% số doanh nghiệp tư nhân có đủ điều kiện nhưng không thành lập tổ chức công đoàn hạn chế việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
* Còn xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp kinh doanh các loại hình dịch vụ văn hóa vui chơi giải trí đã lợi dụng, biến cơ sở kinh doanh thành nơi chứa chấp các tệ nạn xã hội.
Sở dĩ có những hạn chế trên là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
Trước hết, môi trường kinh doanh chưa thật sự ổn định và đồng bộ. Hiện nay ở nước ta pháp luật quy định về trình tự và thủ tục đầu tư, về việc thành lập và tổ chức quán lý, về phương thức, về các điều kiện ưu đãi và các khuyến khích đầu tư chủ yếu còn phải phân biệt theo thành phần kinh tế.Việc thiếu môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đã gây ảnh hưởng không tốt đén hoạt động đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Doanh nghiệp tư nhân còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, tìm kiếm đất đai để xây dựng cơ sở sản xuất. Các dịch vụ hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế.
Việc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân còn những hạn chế nhất định. Điều này có thể do quy trình, cách thức quản lý chưa phù hợp, hơn nữa trình độ của các công chức nhà nước chưa thật sự đáp ứng yêu cầu quản lý trong hoàn cảnh mới, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý doanh nghiệp chưa chặt chẽ và đồng bộ do vậy có nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật nhưng cơ quan quản lý chưa nắm bắt được.Chưa xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển KTTN nói chung cũng như trong từng ngành, từng địa bàn làm căn cứ cho sự định hướng dẫn dắt của nhà nước. Các thị trường về bất động sản, vốn, lao động, khoa học công nghệ chưa phát triển. Công tác dự baó thông tin hướng dẫn đối với khu vực KTTN còn kém.
Bản thân các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nhân cũng chưa nhận thức được đày đủ về vai trò và tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế. Đội ngũ cán bộ về quản lý doanh nghiệp nhìn chung chưa được đào tạo cơ bản nên việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh còn lúng túng, chưa đạt hiệu quả.
III. Giải pháp
Để thúc đẩy KTTN phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ tới, cần đổi mới hơn nữa các chính sách, giải pháp vĩ mô của Nhà nước, nhằm tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho nó phát triển, là cách thức tốt nhất để phát huy vai trò nội lực của KTTN phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, để KTTN thực sự là thành phần kinh tế năng động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta có thể áp dụng các giải pháp sau:
1-Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho KTTN
Sửa đổi bổ sung luật doanh nghiệp và một số quy định chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật đã ban hành về những vấn đề liên quan tới KTTN theo hướng xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, đảm bảo thực hiện đồng bộ nhất quán các quan điểm của đảng về phát triển KTTN tính cụ thể minh bạch và ổn định của pháp luật thủ tục hành chính
Quy định rõ những ngành nghề, lĩnh vực KTTN không được phép kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện, khi thay đổi các quy định cần có thời gian chuyển tiếp và chính sách bổ sung để doanh nghiệp thích ứng, giảm thiểu thiệt hại cho người kinh doanh, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong đang ký kinh doanh và quản lý hoạt động của KTTN.
Sửa đổi bổ sung theo hướng vừa tạo thuận lợi vừa chặt chẽ tgrong việc cấp giấy đăng ký kinh doanh, theo yêu cầu một cửa một dấu đồng thời quản lý chặt chẽ và có chế tài xử lý nghiêm minh những vi phạm của các đơn vị KTTN trong đăng ký kinh doanh và hoạt động cũng như những vi phạm của cơ quan cán bộ nhà nước trong thi hành công vụ.
Làm tốt công tác phổ biến tuyên truyền quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước đối với việc phát triển KTTN. Cổ vũ biểu dương kịp thời những doanh nhân, đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả đúng pháp luật có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội. Bảo đảm lợi ích cho người lao động tạo điều kiện cho tổ chức Đảng, và các đoàn thể nhân dân phát huy vai trò của mình trong doanh nghiệp. Bảo hộ sự phát triển tạo môi trường tâm lý xã hội thuận lợi cho phát triển KTTN.
2- Nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ cho KTTN về vốn, đào tạo, dịch vụ, cơ sở hạ tầng
Thực hiện chính sách tài chính, tín dụng đối với KTTN bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, bảo đảm để KTTN tiếp cận và được hưởng các ưu đãI của nhà nước cho các kinh tế hộ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho đầu tư theo các mục tiêu được nhà nước khuyến khích.
Chú trọng đáp ứng vốn cho khu vực KTTN. Các ngân hàng thương mại cần có chính sách,cơ chế tạo điều kiện góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho khu vực KTTN với lãi suất hợp lý. Nên nghiên cứu chuyển từ việc cho vay có tài sản thế chấp sang thực hiện cho vay vốn trên việc thẩm định hiệu quả của các dự án đầu tư, chú trọng đáp ứng cho các dự án có hiệu quả cao. Có biện pháp phát triển thị trường chứng khoán, tạo một kênh quan trọng giải quyết nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp tư nhân.
Phát triển các trung tâm dạy nghề của nhà nước đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi, khuyến khích hỗ trợ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước mở cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật cho các doanh nghiệp và dạy nghề cho người lao động.
Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động. Mở rộng hệ thống dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ cho các hộ kinh doanh và doanh nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tạo điều kiên cho các doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng các thành quả khoa học công nghệ, thuê, mua, trả góp thiết bị đổi mới công nghệ thực hiện tốt việc bảo hộ quyền sở hữu công nghệ
Nhà nước có chính sách khuyến khích và hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng chung: giao thông, điện nước, thông tin liên lạc tạo điều kiện cho KTTN phát triển. Nhà nước cũng cần có chính sách xây dựng những khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng cần thiết có giá phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp trong đó có KTTN thuê làm mặt bằng sản xuất kinh doanh
3- Phát triển mối quan hệ hợp doanh giữa nhà nước với tư nhân, giữa tư nhân trong nước với tư nhân nước ngoài, hướng KTTN phát triển theo con đường kinh tế tư bản nhà nước.
Để phát huy mọi nguồn lực và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh nhà nước khuyến khích KTTN liên doanh liên kết với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể phát triển thành doanh nghiệp cổ phần có bán cổ phần cho người lao động hoặc tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hóa và hợp tác xã.
Do hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu đối với tất cả các quốc gia mang lại cơ hội phát triển nhanh và yêu cầu toàn cầu hóa nền kinh tế hiện đại để tiếp thu kỹ thuật công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý tiến bộ cần phát triển mối quan hệ giữa tư nhân trong nước với tư nhân nước ngoài.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia các hội chợ các cuộc triển lãm, các cuộc trưng bày hàng hóa ở trong và ngoài nước để họ có điều kiện tiếp cận về giá cả, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thương trương, từ đó thúc đẩy nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh cũng như tìm kiếm đối tác trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa
4-Đổi mới cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế của KTTN.
Sửa đổi bổ sung một số cơ chế chính sách bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế về cơ hội và khả năng lựa chọn cấc điều kiện phát triển tiếp tục tháo ngỡ những khó khăn vướng mắc, sửa đổi những quy định chưa phù hợp với quy mô và trình độ kinh doanh để KTTN có điều kiện thụ hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước đói với các ngành, các vùng, sản phẩm và dịch vụ cần ưu tiên hoặc khuyến khích phát triển, không phân biệt thành phần kinh tế, hỗ trợ những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cần có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước và xuất khẩu, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có vai trò trọng yếu và mang lại lợi ích lâu dài đối với quốc kế dân sinh. Bảo hộ sản xuất là càn thiết vì trong điều kiện của các doanh nghiệp tư nhân chưa đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại.
Các cơ quan nhà nước cần duy trì định kỳ tổ chức gặp gỡ đối thoại với các doanh nghiệp để vừa động viên khuyến khích các doanh nghiệp doanh nhân vừa lắng nghe những khó khăn vướng mắc mà các doanh nghiệp đang gặp phải để có biện pháp tháo gỡ, giải quyết.
Tiếp tục nghiên cứu tổng kết thực tiễn để thấy rõ những đặc điểm mới của KTTN ở nứơc ta trong nền kinh tế thị trường định hướng xã họi chủ nghĩa, phân tích thực trạng, xu hướng phát triển kinh tế để có quyết sách phù hợp đẩy mạnh phát triển KTTN theo chủ trương của Đảng.
5-Tăng cường công tác quản lý kiểm tra giám sát của nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của KTTN đồng thời tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
Chức năng quản lý của nhà nước đối với khu vực KTTN là xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và ban hành chính sách, cơ chế quản lý đối với các đợn vị sản xuất kinh doanh, xây dựng quy hoạch và trợ giúp đào tạo cán bộ quản lý cho doanh nghiệp, giám sát thanh tra kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chế độ chính sách nhà nước của các doanh nghiệp, nắm chắc tình hình đăng ký kinh doanh và hoạt động của các hộ kinh doanh và doanh nghiệp.Thực hiện tốt quy định về báo cáo định kỳ của doanh nghiệp.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo cho KTTN phát triển đúng hướng. Đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong khu vực KTTN, tập trung vào việc nâng cao nhận thức chính trị, ý thức chấp hành pháp luật của cả người lao động và người chủ doanh nghiệp, tổ chức lãnh đạo và phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người sử dụng lao động và người lao đọng , phát huy lòng yêu nước, ý thức tôn trọng pháp luật, quyết tâm làm giàu cho đất nước.
C. Kết luận
Sự phát triển của KTTN thời gian vừa qua là một minh chứng sống động về tính đúng đắn của đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta hiện nay. Chỉ trong một thời gian gắn hình thành và phát triển, KTTN đã đạt được những thành tựu nhất định như : góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo mở việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế kinh tế xã hội, nhờ đó mà khẳng định vai trò vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân.
Thực tế mấy năm gần đây dã chứng tỏ thời kỳ nở rộ của khu vực KTTN song nó cũng khẳng định sự tồn tại yếu kém trong sản xuất kinh doanh KTTN. đó là khó khăn về vốn, hạn chế về tín dụng; khó khăn về đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh; khó khăn về môi trường pháp lý, tâm lý xã hội; khó khăn của bản thân khu vực KTTN cũng như những tồn tại khác mhư tình trạng làm hàng nhái, hàng giả,trốn thuế, lậu thuế của các đơn vị sản xuất kinh doanh của khu vực KTTN.
Trên cơ sở nhìn nhận những hạn chế yếu kém đó, chúng ta đã đưa ra 5 nhóm giải pháp chính nhằm thúc đẩy KTTN phát triển .
1- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
2-Nhà nước có những biện pháp hỗ trợ cho KT TN về vốn, đào tạo,cung cấp dịch vụ và cơ sở hạ tầng.
3- Phát triển mối quan hệ hợp doanh giữa nhà nước với tư nhân, giữa tư nhân trong nước với tư nhân nước ngoài hướng KTTN phát triển theo con đường kinh tế tư bản nhà nước.
4- Đổi mới cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy KTTN phát triển .
5-Tăng cường công tác quản lý kiểm tra giám sát của nhà nước đồng thời tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực KTTN đảm bảo cho khu vực KTTN phát triển đúng hướng .
Mục lục
A- Lời mở đầu
B -Nội dung chính
I. Lý luận về kinh tế tư nhân
1-Kinh tế tư nhân , đặc điểm của kinh tế tư nhân
2-Tính tất yếu của việc hình thành và phát triển kinh tế tư nhân
II.Thực trạng của kinh tế tư nhân Việt Nam
1-Khảo sát về tiến trình phát triển của kinh tế tư nhân Việt Nam
1-1:Thời kì trước đổi mới
1-2:Thơì kì đổi mới
2-Thực trạng của kinh tế tư nhân Việt Nam
2-1:Thành tựu của kinh tế tư nhân Việt Nam
2-2: Hạn chế và nguyên nhân của kinh tế tư nhân Việt Nam
III.Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tư nhân Việt Nam
1-Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế tư nhân Việt Nam
2-Nhà nước cần phải có biện pháp hỗ trợ cho kinh tế tư nhân Việt Nam về vốn , dào tạo dịch vụ ,cơ sở hạ tầng
3-Phát triển mối quan hệ hợp donh giữa nhà nước với tư nhân, giữa tư nhân trong nước với tư nhân nước ngoài ,hướng kinh tế tư nhân phát triển theo con dường kinh tế tư bản nhà nước
4-Đổi mới cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triẻn của kinh tế tư nhân.
5-Tăng cường công tác quản lý kiểm tra giám sát của nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân .
C-Kết luận.
Tài liệu tham khảo
1. Tạp chí cộng sản: Đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế ở Việt Nam
2. Báo cáo tổng hợp tình hình, phương hướng giải pháp phát triển KTTN, Ban kinh tế Trung Ương ngay 26-11-2001.
3. Phát triển kinh tế tư nhân, Báo cáo kinh doanh và tiếp thị số 305, ngay29-4-2002
4. Đảng cộng sản Việt Nam : Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nxb Sự thật 1987.
5. Đảng cộng sản Việt Nam : Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nxb Sự thật 2002
6.Tạp chí kinh tế và phát triển : Tháo gỡ vướng mắc trong phát triển KTTN ở Việt Nam – GS. TS. Phạm Đức Thành.
7. Lý luận chính trị số 9-2003: KTTN trước thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
8 . Lý luận chính trị số 5-2004: Vai trò của khu vực KTTN trong nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa- tiến sĩ Vũ Đình Ánh .
9 . Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam , tạp chí con số và sự kiện số 1 , số 2 năm 2002
10 . Giáo trình kinh tế chính trị Mac-Lênin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0264.doc