Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam như hiện nay. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là chủ trương đúng đắn và phù hợp với quy luật phát triển kinh tế hiện nay.Các thành phần kinh tế đều có vai trò nhất định đối với nền kinh tế. Nhưng kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo và cùng thành phần kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như Đảng ta đã khẳng định.
13 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp của thành phần kinh tế nhà nước trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. lời mở đầu
Nền kinh tế nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế nhiều thành phần. Đó là một tất yếu khách quan và cần thiết, Đại hội đảng lần thứ VI-Đại hội đánh dấu bước ngoặt của công cuộc đổi mới -đã khẳng định: Thực hiện nhất quán lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần vận đọng theo kinh tế rhị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa. Chủ trương này được Đại hội VII, Đại hội VIII của đảng tiếp tục khẳng định và bổ sung làm rõ thêm. Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần,Đảng ta luôn khẳng định thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Mong muốn được hiểu rõ hơn,sâu hơn về kinh tế nhà nước em đã chọn đề tài này để bổ sung những vốn kiến thức còn hạn chế của bản thân mình.Trong quá trình viết đề án, những thiếu sót không thể tránh khỏi, em kính mong cô giáo giúp đỡ để đề án được hoàn thiện hơn.
Em xin cảm ơn cô!
I- Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ tám đã chỉ rõ:”Tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo:làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội; mở dường hương dẫn ,hỗ trợ các thành phần khác cùng phát triển;làm lực lượng vật chất để nhà nước thực hiện chức năngđiều tiết và quản lý vĩ mô; tạo nền tảng cho xã hội mới”.Như vậy đảng ta luôn luôn khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần.Việc nhận thức đầy đủ đúng đắn về vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước giúp chúng tsa đánh giá đúng ,yêu cầu ssúng đối với các doanh nghiệp nhà nước và trêncơ sở đó tìm biện pháp, chính sách, cơ chế phù hợp,hữu hiệu để thúc đẩy nó phát triển.
Vai trò chủ đạơ của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần có thể dước cụ thể hoá trong các mặt sau:
- Một là, kinh tế nhà nước có tác dụng mở đường cho sự phát triển của các thành phần khác, thể hiện ở chỗ:
- Kinh tế nhà nước thúc đẩy việc xây dựng quy hoạch, chiến lược,định hướng phát triển kinh tế-xã hội và phát triển các thành phần kinh tế khác theo con đường xã hội chủ nghĩa ; chính quyết định này để mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển theo.
- Kinh tế nhà nước đảm nhận phát triển kết cấu hạ tầng và công trình công cộng khác để tạo điều kiện mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển .
Kinh tế nhà nước được tiến hành cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp nhà nước, liên doanh liên kết với các tư nhân trong và ngoài nước, với các thành phần kinh tế khác;việc làm này chính là mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Chúng ta cổ phần hoá chứ không phải tư nhân hoá,cổ phần hoá nhưng nhà nước phải giữ một tỷ lệ cổ phần khống chế và chỉ cổ phần hoá nhữnh doanh nghiệp nhà nước không giữ những vị trí quan trọng, yết hầu của nền kinh tế.Việc cổ phần hoá, liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác là nhằm mục đích mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển.Song nền kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò quyết định xu hướng phát triển,vai trò trung tâm cuốn hút, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác đi vào quỹ đạo XHCN, nếu rời bỏ vai trò này sẽ lệch hướng XHCN.
Hai là, kinh tế nhà nước nêu gương tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển . Điều này biểu hiện ở chỗ kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác đều bình đẳng trong kinh doanh, bình đẳng trong cạnh tranh,những doanh nghiệp nhà nước đI đầu trong việc thực hiện pháp luật ,chính sách, chế độ gương mẫu trong việc nộp thuế… đã nêu gương và tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển.
Ba là,vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước còn được thể hiện ở vai trò hợp tác,taọ điều kiện giúp đỡ các thành phần kinh tế khác phát triển . Kinh tế nhà nước luôn có một bộ phận doanh nghiệp nhà nước trực tiếp làm kinh tế,trựctiếp kinh doanh nhằm can thiệp sâu hơn ,chủ động hơn mạnh mẻ hơn vào các hoạt động kinh tế. Chính thông qua hoạt động này,doanh nghiệp nhà nước phát triển quan hệ hợp tác ,tạo điều kiên giúp đỡ các thành phần kinh tế khác phát triển. Chẳng hạn ,doanh nghiệp nhà nước đảm nhận những lĩnh vực vốn lớn, thu hôì vốn chậm, mạo hiểm mà tư nhân không đủ sức làm hoặc không muốn làm,như việc xây dựng kết cấu hạ tầng,đường xá điện nứơc…Chính việc phát triển các lĩnh vực này mới tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển.
Mặt khác,kinh tế nhà nước thông qua chủ sở hữu cuả mình là nhà nước để hoạch định các chính sách quản lý vĩ mô vừa hỗ trợ , vừa giúp đỡ, tạo điều kiện cho các thành phần khác phát triển: Chẳng hạn như các chính sách về tài chính thực hiện lãi suất cho vay ưu đãi , thuế, chính sách mậu dịch, hải quan để đảm bảo sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước… Nhà nước còn cung cấp đảm bảo thông tin,đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho các doanh nghiệp cho tất cả các thành phần kinh tế khác phát triển kinh doanh.
Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước còn biểu hiện ở chỗ kinh tế nhà nước tạo nền tảng cho cho việc xây dựng chế độ xã hội mới chế độ XHCN ở Việt Nam. Kinh tế nhà nước thông qua chủ sở hữu của mình là nhà nước đề ra các chính sách, chủ trương, cơ chế quản lý cụ thể đồng bộ, có tác dụng phát huy sức mạnh tổnh hợp của tất cả các bộ phận cấu thành kinh tế nhà nước, tạo thành một lực lượng kinh tế hùng mạnh chi phối các thành phần kinh tế khác, đi đầu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ tiến bộ hiện đại, đ đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH, là lực lượng đóng góp xứng đáng vào ngân sách nhà nước ,là công cụ và là lực lượng vật chất để nhà nước điều tiết, hướng dẫn nền kinh tế, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường, chăm lo các chính sách xã hội,thực hiện mục tiêu dân giàu,nước mạnh xã hội công bằng, văn minhvững bước đI lên theo chủ nghĩa xã hội. Tất cả những việc làm đó là nhằm tạo ra nền tảng cho việc xây dựng chế độixã hội mới.
Như vậy,Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nói lên vai trò trung tâm, quyết định xu hướng vận động, phát triển của nền kinh tế. Song, việc quyết định xu hướng vận động đó không phải ý muốn chủ quan,mà phải bằng sức mạnh của lực lưọng vật chất. Do đó,điều kiện để thực hiện vai trò chủ đạo là kinh tế nhà nước phải có một thực lực kinh tế đủ mạnh, với một cơ chế quản lý phù hợp, có khả năng phát huy sức mạnh cộng hưởng mà các bộ phận của các thành phần kinh tế nhà nước
II. Thực trạng và giảI pháp của thành phần kinh tế nhà nước trong giai đoạn hiện nay
1.Thực trạng của thành phần kinh tế nhà nước trong giai đoạn hiện nay
a. Những mặt làm được và tiến bộ của kinh tế nhà nước
Nhìn khái quát, hệ thống kinh tế nhà nước, mà chủ lực là hệ thống doanh nghiệp nhà nước, đang được đổi mới, phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Điều này biểu hiện ở chỗ: hệ thống doanh nghiệp đang phát triển, nắm giữ các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế.
Quốc dân và chi phối thành phần kinh tế khác. Các bộ phận của thành phần kinh tế nhà nước như:ngân sách nhà nước từ trung ương đến địa phương đảm bảo cho những cân đối lớn của kinh tế quốc dân; hệ thống ngân hàng có nhiều hình thức mới phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội; Hệ thống bảo hiẻm được hình thành và phát triển khá ,đất bảo hiểm và giúp thanh phần kinh tế an tâm sản xuất ; Tài nguyên, đất đai, hầm mỏ … được khai thác hiệu quả hơn. Cả hệ thống kinh tế này cùng với những thể chế thống nhất đồng bộ của nhà nước đang có tác dụng thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Điều đáng quan tâm là hệ thống doanh nghiệp nhà nước – lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước –trong quá trình đổi mới ,đã được xắp xếp củng cố lại và đang phát triển theo hướng tốt, thể hiện ở một số điểm sau:
Thứ nhất, tuy số lượng giảm nhưng số doanh nghiệp có quy mô vừa ;và lớn nhiều hơn, cụ thể năm 1991 là 12.296 doanh nghiệp, năm 1994 là 5700 doanh nghiệp.Đến Nay đã thành lập 18 tổng công ty theo quyết định của chính phủ và 66 tổng công ty do quyết định của trực thuộc Bộ,uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc; 25 tổng công ty xếp loại đặc biêt, 38 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá và một số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá và một số doanh nghiệp đang chuẩn bị cổ phần hóa. Những năm 1999-2003 thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nên số lượng doanh nghiệp tỷ trọng lao động, tỷ trọng gía trị sản xuất của khu vực doanh nghiệp trong công nghiệp giảm dần nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ ngành công nghiệp then chốt của ngành kinh tế.
Thứ hai, liên doanh liên kết doanh nghiệp nhà nước với các thành phần kinh tế khác phát triển , các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục phát triển đã thu hút thêm được thêm được nhiều vốn, công nghệ giải quyết việc làm mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Cụ thể trong lĩnh vực công nghiệp:
Về vốn,năm 1994 là 46281 tỷ VNĐ,năm 1995 là 59797 tỷ VND, năm 1996 tăng lên 71750 tỷ VND
Về lao động, 68352 lao động;1995 tăng lên 784803 lao động và 1996 là 862500 lao động.
Thứ ba, công nghệ, phươnh tiện,phương pháp sản xuất kinh doanh và quản lý của một số doanh nghiệp hiện đại hơn, nhờ đó từng bước có khả năng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế tốt hơn.
Thứ tư, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp nhà nước tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung của của nền kinh tế . Thời kì 1991-1995 tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh nghiệp nhà nước bình quân theo GDP là 11,7% và bằng 1,5 tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Kinh tế ngày càng tăng trưởng qua các năm cụ thể:1991-1995 tốc độ tăng bình quân của doanh nghiệp nhà vước là 11,7%;đến năm 2004 là 38,22%.Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2004 tăng 16% so với năm 2003, trong đó khu vực nhà nước chiếm 11,4%.
Thứ năm hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp nhà nước ngày càng tăng cao .Số lượng doanh nghiệp nhà nước đạt hiệu quả kinh doanh nhiều hơn ,số lượng doanh nhgiệp hoà vốn thua lỗ ít hơn so với thời kì đổi mới kinh tế.Hiệu quả kinh tế trên đồng vốn ngày càng tăng,cụ thể là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp nhà nước tăng từ 3,61% năm 1990 đến 4,89% năm 1994 và 5,59% năm1995.
Các doanh nghiệp nhà nước gương mẫu trong việc thực hiện chính sách thuế,đI đầu trong việc nộp ngân sách nhà nước.Cụ thể tỷ trọng GDP của doanh nghiệp nhà nước trên tổnh GDP như sau:1991là 33,3%,1993 là 42,9% năm 1996 là 41,3% và 2004 là 33,82%.kinh tế nhà nước đóng cho tổng số vốn đầu tư phát triển là 56,5%. Trong công nghiệp kinh tế nhà nước chiếm 46,2%, trong đó nộp ngân sách 40.7%(1998).Doanh nghiệp nhà nước đóng vị trí hàng đầu đóng góp vào nguồn thu ngân sách sản lượng một số sản phẩm quan trọng tăng nhanh.Năm 2000 so với năm 1995, công suất điện gấp 1,5 lần( tăng 2,715 MW); xi măng tăng gấp 2,1 lần (tăng 8.7 triệu tấn), phân bón tăng 1,3 triệu tấn,thép tăng 1.0 triệu tấn.Một số khu công nghiệp khu chế suất với nhiều cơ sở sản xúăt có công nghệ hiện đại.Trong thương mại, xuất khẩu, du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tính chung năm 2004 tăng 18,7% so với năm 2003 trong đó khu vực kinh tế nhà nước chiếm 8.5%.Trong nông nghiệp, cả nước có 881 doanh nghiệp nhà nước trong đó có 199 nông trường .304 lâm trường,186 công ty giống cây trồng,168 công ty thuỷ nông ,doanh thu hằng năm đạt 10 tỷ đồng/doanh nghiệp/năm.Đồng thời đóng góp vào ngân sách nhà nước1 tỷ đồng/năm.
Số doanh nghiệp nhà nước có khả năng cạnh tranh thắng lợi trong cơ chế thị trường cũng nhiều hơn.Các doanh nghiệp nhà nước công ích trong hoạt động tiết kiệm chi phí, nên hiệu quả hơn để phục vụ nhu cầu xã hội tốt hơn
Tóm lại với những kết quả trên doanh nghiệp nhà nước đã tao ra lực lương vật chất cần thiết để tác động chi phối và hợp tác trog việc thực hiện các cân đội chủ yếu của nền kinh tế, bước đầu phát huy vai trò mở đường và làm đòn bẩy trên một số mặt để thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển ,góp phần giảI quyết tốt hơn những vấn đề xã hội hướng vào việc từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, làm cơ sở cho việc hình thành chế độ mới-chế độ XHCN.
b. Những tồn tại và yêú kém của các doanh nghiệp nhà nước
Nước ta đang trong quá trình CNH_HĐH nền kinh tế đang từng bước cải thiện theo hướng tích cực, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều những hạn chế, thiếu sót chúng ta cần biệt được những điểm yếu này để ngày càng hoàn thiện hơn nền kinh tế nói riêng và toàn xã hội nói chung. Cụ thể những yếu kém đó là:
Một là, Số lượng doanh nghiệp nhà nước có vốn và quy mô sản xuất lớn chưa nhiều còn dàn trải.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hệ thống doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạnh chế, yếu kém , làm ăn kém hiệu quả. Nhiều doanh nghiẹp hoạ động chồng chéo cả về ngành nghề kinh doan cả về cấp quản lý Quản lý còm yếu kém, chưa thực sự tự chủ tự chịu trách nhiệm trong quản lí kinh doanh. Cùng với quy mô sả xuất nhỏ, cơ cấu sản xuất còn bất hợp lý, chưa thục sự tập trung vào những ngành, những lĩnh vực then chốt.Vì thế các kết qủ kinh doanh chưa tương xứng với nguồn lực đã có.Tốc đọ tăng trưởng bình quân cả nhà nước sau thời gian liên tục ở mức 13%, nhưng đến năm 1998, và đầu năm 1999 đã giảm xuống 8-9%. Năm 1998 số doanh nghiệp lam ăn thực sự có lãI chỉ là 40%.và doanh nghiệp bị lỗ là 20% đặc biệt ở khu thương mại, dịch vụ du lịch.
Ba là, chủng loại mặt hàng đơn điệu, cơ sở sản xuất hàng hoá chưa hợp lý,năng suát chất lượng còn thấp, giá thành cao nên sức cạnh tranh còn yếu so với hành hoá nước ngoài.Mặt hàng xuất khẩu còn đơn điệu , phần lớn là xuất khẩu hàng thô và sơ chế.
Bốn là, trên thực tế phần lớn các doanh nghiệp nhà nước công nghệ lạc hậu và có sức cạnh tranh kém. Về phương pháp quản lý kinh doanh và trình độ lao động còn thấp, chưa đáp ứng được nh cầu thực tế.Theo điều tra của Cục doanh nghiệp vừa và nhỏ(Bộ kế hoạch và đầu tư) thực hiên ở 60.000 doanh nghiệp ở 30 tỉnh thành phố phía bắc thì có tới 55,63%số doanh nghọêp có trình độ chuyên môn kỹ thuật ừ trung cấp trở xuống, trong đó có 33,3%chủ doanh nghiệp ở trình độ sơ cấp.Số chủ doanh nghiêpn có trình độ tiến sĩ chỉ đạt 0,66%, thạc sĩ 0,33%, đại học 37,82% cao đẳng 3,56%trung học chuyên nghiệp 3,56%, còn lại 43,33% ở trình độ thấp hơn.
Chất lượng nguồn nhân lực thấp làm giảm sức cạnh tranh.Theo tổ chưc Beri,khả năng cạnh tranh của LLLĐ nước ta chấm theo thang điểm sau:
45 điểm về khung pháp lý
20 điểm về năng suất lao động
40 điểm về tháI độ lao động
16 điểm về kĩ năng lao động
32 điểm về chất lượng lao động
Năm là,các doanh nghiệp nhà nứơc năm giữ một số ngành chủ chốt trong nền kinh tế Việt Nam: sản xuất điện,khai thác than, cơ khí chế tao,ngân hàng,…do đó phát sinh tình trạng độc quyền dẫn tơI hiện tượng tăng giá tuỳ tiện ảnh hưởng rất nhiều tới lợi ích ngưòi dân.
2.Những giải pháp trước tình hình phát triển thành phầ nkinh tế nhà nước hiện nay
Thứ nhất,xác định rõ ngành lĩnh vực then chốt, mũi nhọn , vùng trọng điểm theo tiêu thức hợp lý để xây dựng và phát triển doanh nghiệp nhà nước một cơ cấu hợp lý, có trọng tâm trọng điểm , chú trọng chất lượng , hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa và lớn là chính
Hai là,trên cơ sở xác địng các ngành ,kĩnh vực trong diểm then chốt,mũi nhọn của nền kinh tế, tiến hành phân loại doanh nghiệp nhà nứoc để chủ động đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhf nước theo hướng: Đối với doanh nghiệp nhà nước kinh doanh vì lợi nhận mà ở nhũng ngàn mũi nhọn then chốt, thì nhà nước cần tiếp tục đầu tư phát triển và giữ láy vị trí đọc quyền.tuy nhiên vẫn phảI điều chỉnh những phát sinh xấu từ nhưng công ty độc quyền này: không được tự do tăng giá, … Không được tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở lĩnh vực này bơir nó liên quan đến thể chế chính trị của nhà nước.Đối với những nganh và lĩnh vực khác,tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước nhàm th hút vốn, công nghệ,giả quyết việc làm: đồng thời qua việc cổ phần hoá lôi cuốn các thành phần kinh tế khác đi theo con đường XHCN
Thứ ba,về mặt nnhà nước cần có những chính sách , chủ trương đồng bộ phù hợp với hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động, nhất là các chính sách hỗ trợ về vốn, về tính tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ tư,nâng cao nhận thức về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển:
Phải xác định đây là khâu đột phá và phảI đI trước để có thể đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.Phát triển nguồn nhân lựcgắn liền với phát triển nhân tố con người, góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển con người-Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam;coi trọng hiện đại hoá phát triển hệ thống nhân lực để nâng cao cạnh tranh,hội nhập toàn cầu của nhân lực ViệtNam: Chú trọng phát triển ,bồi dưỡng,trọng dụng và tôn vinh nhân tài; Gắn chặt đào tạo cung ứng và sử dụng nguồn nhân lực,xác định rõ phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ của nhà nước, toàn xã hội, của mỗi tổ chức.Tiếp đến việc đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ, tiếp thu, làm chủ những công nghệ cơ bản,có vai trò quyết định đối với việc nâng cao trình độ của nhiều ngành, từ đó khai thác hợp lý, có hiêu quả.
Các nguồn tài nguyên, tạo bước nhảy vọt về chất lượng và hiệu quả phát triển.
Phát triển kinh tế nhà nước trở thành lực lượng kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là một việc là một việc làm có ý nghĩa chiến lược lâu dài nhằm đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
B. Kết Luận
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam như hiện nay. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là chủ trương đúng đắn và phù hợp với quy luật phát triển kinh tế hiện nay.Các thành phần kinh tế đều có vai trò nhất định đối với nền kinh tế. Nhưng kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo và cùng thành phần kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như Đảng ta đã khẳng định.
tài liệu tham khảo
1. Sách kinh tế chính trị - NXB giáo dục
2. Trang Web google.com.vn
3. Báo kinh tế - Tạp chí kinh tế - Tháng 10/2007- 03/2008
4. Báo Lao Động - Tháng 02/2007- 02/2008
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10471.doc