Đề tài Thực trạng và giải pháp đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội

Cơ sở pháp lý chung của công tác cấp GCN QSDĐƠ - QSHNƠ là nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ và một số các nghị định, quy định khác có liên quan như Nghị định 45/CP năm 1996 về truy thu các loại thuế và tiền sử dụng đất, nghị định 87/CP năm 94 về khung giá các loại đất. Tại thành phố Hà Nội nói chung và địa bàn quận Đống Đa nói riêng thì căn cứ pháp lý gần gũi nhất là quyết định 69/99 của UBND thành phố quy định về trình tự thủ tục kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở đô thị. Việc áp dụng các văn bản này trong công tác kê khai xét duyệt cấp GCN bước đầu đạt được một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng vẫn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, Nhà nước phải có các chính sách, các vănbản hướng dẫn cụ thể để giải quyết các vấn đề này. Chưa kể đến một số nghị định, quy định đưa ra những ý kiến khác nhau, không thống nhất nhau đối với cùng một vấn đề. Chẳng hạn như theo nghị định 45/CP thì thời điểm được xem xét để nộp tiền sử dụng đất là khi đưa đất vào sử dụng nhưng theo thông tư 57/TC/TCT thì thời điểm xem xét là thời điểm người kê khai sử dụng đất. Đây là mâu thuẫn tiêu biểu khiến cho việc áp dụng không thống nhất, đòi hỏi phải sớm sửa đổi hoặc đưa ra quy định mới quy định lại một cách thống nhất.

doc95 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp, khiếu kiện là 893 trường hợp, chiếm 9,55% so với tổng số hồ sơ không đủ điều kiện xét. +Hồ sơ thuộc diện có hộ khẩu ngoại tỉnh(kt3) chưa có chính sách ứng dụng để xét là 918 hồ sơ , chiếm 9,82% tổng số hồ sơ không đủ điều kiện xét cấp giấy chứng nhận. +Phường có hồ sơ không đủ điều kiện xét cấp là Kim Liên 1489 hồ sơ, chiếm 15,93% so với tổng số hồ sơ không đủ điều kiện cả quận và chiếm 78,45% so với hồ sơ đăng ký của phường, trong đó nhiều nhất là hồ sơ vướng vào quy hoạch, lấn chiếm đất và khoảng không trong các khu tập thể cao tầng tới 1417 hồ sơ, còn lại là các nguyên nhân khác. Tiếp đến là phường Thổ Quan với 1203 hồ sơ không đủ kiều kiện xét cấp chiếm 12,87% so với tổng số hồ sơ không đủ điều kiện xét cấp của toàn quận và chiếm 35,70% so với tổng số hồ sơ đã kê khai của phường, trong đó nguyên nhân lớn nhất cũng là hồ sơ vướng quy hoạch 1002 hồ sơ, còn lại là các nguyên nhân khác. +Phường có số hồ sơ không đủ điều kiện xét cấp ít nhất là phường Khâm Thiên, chỉ có 77 hồ sơ chiếm 0,82 % so với tổng số hồ sơ không đủ điều kiện xét cấp toàn quận và chiếm 8,54% so với tổng số hồ sơ đã kê khai đăng ký của phường. Những hồ sơ vướng mắc này là những cản trở lớn cho công tác cấp GCN . * Kết quả giao GCN Trên cơ sở những hồ sơ đã được các phường, quận xét duyệt thông qua UBND thành phố đề nghị cấp GCN, khi GCN đưa xuống thì quận lại tổ chức giao GCN cho dân và thu lệ phí cấp GCN. Tính từ khi bắt tay vào công tác cấp GCN cho đến nay tổng số GCN Sở đã cấp cho Quận (không tính số GCN Sở làm theo 61/CP ) là: 3 năm 97,98,99 : 3521 GCN Năm 2000 : 4567 GCN Năm 2001 : 4850 GCN Năm 2002 : 3595 GCN (tính đến 15/10/02) Tổng số là 16533 GCN, đạt 50,2% so với tổng số 32.933 GCN cần cấp, đạt 16.533/19.760=83,67% so với số hồ sơ đã xét duyệt. Số giấy chứng nhận đã cấp trên phạm vi toàn quận chia theo các phường được thể hiện ở bảng 6 sau đây: Bảng 6 Kết quả giao GCN tại các phường thuộc quận Đống Đa Stt Phường Hồ sơ đã xét Tổng số GCN đã nhận % so với hồ sơ đã xét Cát Linh 668 407 60,93 Văn Miếu 644 356 55,28 Hàng Bột 827 377 45,58 Quốc Tử Giám 680 310 45,59 Văn Chương 1072 855 79,76 Thổ Quan 1363 735 53,93 Khâm Thiên 645 309 47,91 Trung Phụng 1615 556 34,43 Trung Liệt 937 601 64,14 Ngã Tư Sở 707 490 69,31 Thịnh Quang 2164 840 38,82 Khương Thượng 1292 855 66,18 Phương Mai 370 144 38,92 Phương Liên 895 472 52,74 Kim Liên 279 233 83,51 Trung Tự 198 120 60,61 Nam Đồng 1028 596 57,98 Quang Trung 610 335 54,92 Ô Chợ Dừa 1508 628 61,64 Láng Thượng 1090 690 63,30 Láng Hạ 1168 1121 95,97 Tổng 19.760 11.030 55,82 (Nguồn: Kết quảthực hiện NĐ 60/CP của phòng địa chính nhà đất và đô thị quận Đống Đa) Từ bảng số liệu trên ta thấy: +Tổng số GCN các phường đã nhận là 11.030 GCN, chỉ chiếm 66,72% so với số GCN Sở đã đưa về cho Quận. Như vậy là có một lượng lớn GCN đã được Sở cấp còn tồn đọng lại ở Quận mà chưa trả cho nhân dân. +Nhìn chung các phường đều đã giao GCN cho nhân dân với tỷ lệ khá cao so với số hồ sơ đã được xét duyệt, trung bình từ 50-60%. +Phường có số GCN đã giao cao nhất là Láng Thượng với 1121 GCN cũng đồng thời là phường có tỷ lệ cấp GCN so với số hồ sơ đã xét cao nhất với 95,97%. +Phường có số GCN đã giao nhỏ nhất là phường Trung Tự, với 120 GCN và đạt 60,61% so với tổng số hồ sơ đã xét. +Phường có tỷ lệ GCN đã giao so với số hồ sơ đã xét thấp nhất là phường Trung Phụng, chỉ có 34,43% số hồ sơ đã xét là đã được cấp và giao GCN. 4. Đánh giá chung a) Mặt đạt được Từ kết quả phân tích số liệu trên ta có thể thấy rằng với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ địa chính quận Đống Đa, cùng với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền từ phường, quận cho đến thành phố đã giúp cho công tác cấp GCN QSDĐƠ và QSHNƠ tại quận Đống Đa thu được kết quả đáng kể, cụ thể là: ã Về cơ bản toàn quận đã hoàn thành công tác kê khai đăng ký nhà ở đất ở ban đầu cho đối tượng là nhà ở, đất ở thuộc sở hữu tư nhân. Nhà ở của Nhà nước và của các tổ chức( theo NĐ61/CP) cũng đang gấp rút hoàn thành kê khai đăng ký trong những năm tới. ã Khâu xét duyệt hồ sơ đạt được kết quả khá, cụ thể đã xét duyệt được 22.530 hồ sơ( cả mô hình điểm), đạt 68,41% so với yêu cầu để đề nghị thành phố cấp GCN. ã Về giao GCN: Toàn quận đến nay đã nhận từ Sở Địa chính nhà đất 16.533 GCN, đã triển khai giao cho nhân dân 11.030 GCN đạt 33,49 % so với hồ sơ đủ điều kiện xét duyệt. Đạt được những kết quả như trên là do: +Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng các cấp đã thực sự coi trong công tác quản lý đất đai, nhà ở nói chung, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở nói riêng. Hệ thống văn bản pháp luật và các quy định ban hành phù hợp với thực tế quá trình xét duyệt cấp GCN. +Nhà nước đầu tư một lượng tiền vốn cho công tác quản lý đất đai, đo đạc bản đồ lập hồ sơ cũng như công tác cấp GCN. +Đội ngũ cán bộ địa chính được từng bước kiện toàn, được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng vời yêu cầu công việc. +Đặc biệt việc ban hành QĐ 69 thay thế cho QĐ 3564 là quyết định quan trọng giúp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN do có cải tiến về thủ tục thực hiện, về tổ chức tiến hành( giảm bớt thành phần và trách nhiệm của Hội đồng xét duyệt cấp GCN của phường, Quận) cho phép người dân chậm nộp các khoản thu theo quyết định khi cấp GCN.. +Nếu như trước đây việc kê khai đăng ký hồ sơ do cán bộ địa chính phường làm, tổ chức kê khai đăng ký cho dân tại địa điểm và thời gian quy định thì hiện nay thủ tục được đơn giản hoá cho người dân tự kê khai hồ sơ tại nhà rồi nộp lại. Khâu xét duyệt cũng được đơn giản. Trước đây tất cả các hồ sơ đều phải được Hội đồng xét duyệt thông qua, mà Hội đồng chỉ làm việc theo các kỳ họp, gây chậm trễ cho việc xét duyệt. Hiện nay Hội đồng Quận chỉ xét duyệt cho những trường hợp phức tạp, còn những trường hợp bình thường do phòng Địa chính quận chịu trách nhiệm xét duyệt. Những đổi mới của QĐ 69 đã thực sự tháo gỡ nhiều vướng mắc đẩy nhanh tiến độ cấp GCN trên địa bàn thành phố nói chung cũng như tại quận Đống Đa gần ba năm qua. +Công tác tuyên truyền phổ biến về pháp luật đất đai và những thông tin liên quan được thực hiện roọng khắp trên sóng phát thanh, truyền hình, cũng như báo chí giúp nâng cao nhận thức của dân về công tác cấp GCN nói riêng, công tác quản lý đất đai nói chung. b) Những tồn tại và nguyên nhân. Kết quả thực hiện cấp GCN tại quận Đống Đa còn chưa cao và còn nhiều khó khăn. Qua quá trình tìm hiểu phân tích số liệu điều tra và quá trình thực tập tại phòng địa chính quận Đống Đa em đã nhận thấy một số khó khăn tồn tại của công tác này và các nguyên nhân chủ yếu sau: +Về văn bản chính sách của Nhà nước: trong quá trình thực hiện cấp GCN việc áp dụng các văn bản chính sách của Nhà nước còn chung chung, thiếu cơ sở thực tiễn, kém đồng bộ với nhau. Các văn bản đưa ra đều phải qua quá trình áp dụng thực tế và hầu hết đều phải sửa đổi bổ sung, thậm chí thay thế sau một thời gian. Như QĐ 3564 ban hành ngày 27/9/97 chỉ thực thi có hơn một năm, đến ngày 18/8/99 đã phải thay thế bằng QĐ 69 do có quá nhiều bất cập. Điều này cho thấy chất lượng văn bản pháp luật, pháp quy của chúng ta có chất lượng kém, văn bản ban hành không sát với thực tế. Các văn bản kém chất lượng này vừa gây ra những khó khăn trong khi thực hiện công việc, mà khi có sửa đổi bổ sung lại gây ra tâm lý không ổn định, tâm lý chờ văn bản mới của người thực hiện công việc. Vì vậy tiến độ cấp GCN bị chậm trễ đáng kể một phần là do những văn bản chính sách không phù hợp này. +Về điều kiện giấy tờ hồ sơ cho công tác cấp GCN Do lịch sử quản lý đất đai và nhà ở tại quận Đống Đa rất phức tạp, có tới 90% số chủ sử dụng nhà đất không có giấy tờ hợp lệ, chỉ có 10% số hộ có giấy hợp lệ, trong số 10% này lại chỉ có 3% là có thể dùng làm căn cứ để xét duyệt cấp GCN. Vì thế khi xét duyệt gặp rất nhiều khó khăn trong khâu thẩm tra, kéo dài thời gian xét duyệt. Đây là một cản trở lớn đến tiến độ cấp GCN. Nguyên nhân là do tình trạng mua bán chuyển nhượng nhà đất diễn ra thường xuyên mà đa phần là chuyển nhượng chui. Thêm vào đó là tình trạng lấn chiếm, đất nhẩy dù, xây dựng nhà trái phép không phép nên thông tin nhà đất không được quản lý đầy đủ trong hệ thống sổ sách. Nếu có thì do hồ sơ kê khai đã cách khá lâu nên luôn có những thông tin mới biến động trong khoảng thời gian đó khiến cho hồ sơ kê khai bị lạc hậu, luôn phải bổ sung thay đổi thông tin. Nguyên nhân này cũng làm mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị xét duyệt, gây khó khăn cho việc thực hiện đúng tiến độ cấp GCN. + Về nhận thức: Về phía cơ quan, cán bộ địa chính còn quá cầu toàn, sợ trách nhiệm nên chưa giám mạnh dạn xác nhận cho hồ sơ của dân và xét duyệt cấp GCN. Nguyên nhân chính là do chủ hộ không có hồ sơ gốc, cán bộ cơ sở không nắm chắc được nguồn gốc nhà đất, ngại khó không dám ký xác nhận vào hồ sơ. Phương pháp công tác của cán bộ còn thiếu nhiệt tình với công việc, cứng nhắc theo nguyên tắc mà kém linh hoạt khi xử lý công việc. Về phía người dân còn chưa thực sự coi trọng GCN, đặc biệt với những hộ dân chỉ dùng nhà để ở không kinh doanh buôn bán gì. Họ có tư tưởng chẳng cần GCN, họ vẫn có thể ở, để lại cho con cái, thậm chí mua bán lại mà không có ảnh hưởng gì. Thực tế trên cho thấy công tác tuyên truyền giáo dục về chính sách đất đai cho dân kém hiệu quả, chưa thực sự đi vào cuộc sống. + Về qui định thu tiền khi cấp GCN QSDĐƠ - QSHNƠ Nhà nước xác định mục tiêu chính của công tác kê khai đăng kí cấp GCN là để quản lý thu tiền đối với những trường hợp vi phạm luật lệ, chính sách, qui định của nhà nước nhằm đảm bảo công bằng và giữ nguyên kỉ cương phép nước. Tuy nhiên chính sách thu tiền còn nhiều bất hợp lý như : +Nhà nước qui định phí trước bạ nhà đất là 2% giá trị tài sản nhà đất theo thời giá lúc trước bạ và như vậy một số chủ sản xuất nhà ở lần đầu đăng ký sẽ phải đóng một khoản tiền phí trước bạ khá lớn. +Một số hộ phải nộp tiền sử dụng đất, nhỏ nhất cũng là 20% so với giá trị đất. Đây là một khoản tiền lớn không phải hộ gia đình nào cũng có được. +Trên địa bàn quận, số hộ phải nộp tiền sử dụng đất, tiền phạt vi phạm qui chế xây dựng và quản lý đô thị, thuế chuyển quyền sử dụng đất khá cao. Như vậy số tiền mà chủ hộ dân phải nộp để được cấp GCN là khá lớn, nhất là đối với đa số người dân trong địa bàn quận là dân lao động, cán bộ công nhân viên chức thu nhập thấp. Việc chi trả khoản tiền lớn như thế là khó khăn, gây tâm lý kém nhiệt tình của dân đối với việc cấp GCN. +Qui định về lệ phí cấp GCN có sự thay đổi đột ngột, từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng khiến cho một số cán bộ địa chính thực hiện công tác giao cấp GCN đã phải bù tiền túi do khi thu phí thì thu mức 20.000 đồng từ dân nhưng khi chuyển lên cấp trên để lấy GCN thì phải nộp mức 25.000 đồng. Thêm vào đó có sự không đồng bộ trong công tác giao GCN. Cụ thể là khi Quận giao GCN cho các phường đòi hỏi các phường phải nộp trả Quận lệ phí cấp GCN ngay. Nhưng tại các phường phải đến khi giao GCN cho dân thì mới thu được tiền lệ phí đó. Còn số GCN dân không đến lấy thì phường phải chịu trả trước lệ phí mà không biết bao giờ mới có thể thu hồi được. Với ngân sách eo hẹp dành cho việc cấp GCN nên nhiều phường không có tiền để ứng trước. Kết quả là rất nhiều GCN bị tồn đọng lại ở Quận chưa chuyển đến tay người dân (như kết quả đã nêu trên). +Về tổ chức công tác xét duyệt cấp GCN. Công tác xét duyệt được tổ chức theo 2 cấp : cấp Phường và cấp Quận. Tuy nhiên cơ chế phối hợp làm việc giữa các cấp này lại kém linh hoạt, biểu hiện cụ thể như : +Cả cấp Phường và Quận chỉ hoạt động theo kế hoạch đặt ra. Từ kế hoạch các phường tổng hợp lên kết hợp của Quận rồi mới lên kế hoạch của thành phố và phải đợi sự phê duyệt của UBND các cấp. Mà kế hoạch chỉ được đề ra khoảng tháng 2 đến tháng 3 đầu năm, như vậy 2 tháng đầu năm công tác xét duyệt này chưa được thực hiện, và chỉ được bắt đầu công việc trong năm khi kế hoạch được thông qua. +Thứ hai là : sau khi có kế hoạch các phường triển khai xét duyệt hồ sơ sau đó mới chuyển hồ sơ lên cấp quận, Quận xét xong mới chuyển lên thành phố. Như vậy là xuất hiện tình trạng cái vòng lẩn quẩn, Quận chờ hồ sơ của các phường, thành phố chờ hồ sơ ở các quận. Trong thời gian chờ đợi đó công việc bị đình trệ lại. Đến giữa năm, đặc biệt là cuối năm để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch bộ máy địa chính mới gồng mình làm ngày đêm. Công tác xét duyệt cấp GCN như là một công việc thời vụ, chỉ bận rộn lúc cuối năm. Tình trạng này là rất phổ biến, không đạt hiệu quả cao trong cho công tác xét duyệt do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp. Vì thế đội ngũ cán bộ địa chính lúc thừa, lúc lại thiếu, hiệu suất lao động không cao. Tình trạng này biểu hiện cho sự kém linh hoạt trong khâu tổ chức thực hiện công việc xét duyệt cũng như biểu hiện cho tâm lý trì trệ ngồi chờ việc rất phổ biến tại các cơ quan hành chính nhà nước. Kết quả làm việc của đội ngũ cán bộ chưa phản ánh được khả năng làm việc thực sự của họ. + Về đội ngũ cán bộ: Đội ngũ cán bộ địa chính cho công tác xét duyệt cấp GCN vừa thiếu lại vừa yếu. Thiếu ở chỗ là: Số lượng cán bộ còn ít, lực lượng cán bộ địa chính phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác ngoài việc xét duyệt cấp GCN như: điều tra dân số, đánh biển số nhà, giải quyết tranh chấp, giải phóng mặt bằng, điều tra đất nhà. Yếu ở chỗ: +Năng lực cán bộ còn yếu do đó hồ sơ kê khai đăng ký còn nhiều sai sót, chất lượng kém. +Cán bộ địa chính cơ sở chưa nắm vững được các chính sách liên quan đến việc cấp GCN. Hơn nữa cán bộ địa chính phường thường có nhiều thay đổi sau mỗi kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân. Do đó cán bộ không nắm vững được tình hình nhà đất trên dịa bàn cơ sở, lúng túng trong công tác. +Thêm vào đó tinh thần trách nhiệm phục vụ dân, ý thức làm việc của đội ngũ cán bộ địa chính còn kém, phổ biến tình trạng trì trệ kém linh hoạt. Những hạn chế của đội ngũ cán bộ đã gây ảnh hưởng rất lớn cho công tác xét duyệt cấp GCN tại quận Đống Đa. + Về công tác quy hoạch: Công tác cấp GCN gắn rất chặt chẽ hữu cơ với quy hoạch đô thị, việc xét cấp GCN phải căn cứ vào quy hoạch đã được duyệt, phải phù hợp với quy hoạch, đặc biệt là phải dùng đến bản đồ địa chính loại chi tiết tỷ lệ 1/200. Thế nhưng theo thống kê tại quận Đống Đa còn thiếu rất nhiều bản đồ, số bản đồ có thì lại có nhiều sai sót, mờ, chất lượng kém. Thêm vào đó với tốc độ phát triển đô thị nhanh một số nơi trong Quận chưa có quy định rõ ràng về quy hoạch như hành lang bảo vệ hồ, mương tiêu thoát nước, cống đường ảnh hưởng đến việc xét cấp GCN. Chương III. Một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác cấp GCN QSDĐƠ-QSHNƠ trên địa bàn quận Đống Đa. Qua quá trình phân tích tổng hợp thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại địa bàn quận Đống Đa như trên giúp ta nhận tháy rằng dù kết quả thực hiện mấy năm qua có thể coi là khả quan, tuy nhiên đó mới chỉ là một phần nhỏ công việc phải thực hiện. Nhiệm vụ trước mắt còn bộn bề với nhiều khó khăn thử thách phải vượt qua. Các trường hợp xét duyệt nhà ở đất ở khó còn để lại, thêm vào đó quận chưa tổ chức được kê khai xét duyệt cho nhà ở, đất thuộc các tổ chức. Riêng với nhà ở đất ở tư nhân nếu với tiến độ như hiện nay thì phải ba bốn năm nữa mới có thể triệt để hoàn thành việc cấp GCN. Vì thế cần phải có những cải tiến đổi mới để đẩy nhanh tiến độ cấp GCN hơn nữa. Để thúc đẩy công tác cấp GCN trên địa bàn quận Đống Đa cần quán triệt các quan điểm cơ bản và thực hiện một hệ thống các giải pháp phù hợp. I. Các quan điểm 1) Quan điểm tôn trọng lịch sử Công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở nói chung và kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở là một trong những nội dung quan trọng, cấp thiết nhất hiện nay trong công tác quản lý Nhà nước. Việc quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở đòi hỏi phải có hệ thống hồ sơ, giấy tờ về đất đai để làm cơ sỏ pháp lý cho việc quản lý. Đặc biệt để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở thì phải có đủ điều kiện cần thiết như: bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/200, các giấy tờ chứng minh QSDĐƠ và QSHNƠ hợp pháp của chủ sử dụng nhà đất, quy hoạch chi tiết các khu vực. Tuy nhiên do chúng ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh dài, rất nhiều hồ sơ giấy tờ đã bị mất mát. Từ đó đến nay chúng ta đã trải qua nhiều lần cải cách ruộng đất, mỗi giai đoạn lại có sự thay dổi lớn về chính sách cấp giấy tờ, thậm chí không cấp giấy tờ chỉ thực hiện giao miệng. Thêm vào đó do buông lỏng công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở trong một thời gian dài, Nhà nước kém quan tâm, nhân dân cũng không coi trọng nên những điều kiện cơ bản về giấy tờ pháp lý mà nhà nước đòi hỏi để cấp GCN là không thể đáp ứng được. Những năm gần đây do nền kinh tế đất nước đặc biệt là các đô thị có sự phát triển vượt bậc, đất đai trở nên khan hiếm và có giá, nhu cầu trao đổi nhà đất tăng mạnh nhưng công tác quản lý nàh nước về đất đai và nhà ở lại chưa bắt kịp được yêu cầu khiến cho phát sinh nhiều tiêu cực trong quản lý và sử dụng đất như: chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp (chuyển dịch nhà đất) không tuân theo qui định của pháp luật không có đủ giấy tờ, xây dựng nhà ở không xin phép..nên người dân đa phần không có các loại giấy tờ chứng minh tính hợp pháp về nhà ở và đất ở của mình. Nếu chúng ta áp dụng một cách máy móc chỉ cấp GCN cho những chủ sử dụng nhà đất có giấy tờ đủ điều kiện thì công tác này không những không thể sớm hoàn thành, thậm chí không thể hoàn thành được. Chính vì vậy chúng ta phải tìm cách vừa đẩy nhanh tiến độ cấp GCN, nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý của công việc, đảm bảo ổn định đời sống cho người sử dụng nhà đất là yêu cầu cấp bách hiện nay. Vì thế chúng ta phải tôn trọng những gì lịch sử để lại, tiến hành cấp GCN cho các chủ thể sử dụng đất không có giấy tờ nhưng sử dụng ổn định không trái quy hoạch, không tranh chấp, không ảnh hưởng đến lợi ích chung của toàn xã hội. Quan điểm này là quan điểm rất phù hợp với tình hình thực tế chung tại Việt Nam, tại Hà Nội cũng như tại quận Đống Đa. Quán triệt quan điểm này sẽ giúp chúng ta có thể đẩy nhanh tiến độ cấp GCN. 2) Quan điểm hệ thống Công tác cấp GCN QSDĐƠ - QSHNƠ được thực hiện theo hệ thống, đó là do: +Việc cấp GCN phải liên quan đến nhiều khâu: đo đạc, lập bản đồ địa chính, rà xét các giấy tờ thủ tục, thẩm tra xét duyệt cấp GCN. Các khâu này có mối quan hệ chặt chẽ và khá tuần tự. Có thực hiện khâu đầu tiên mới có thể tiếp tục thực hiện các khâu tiếp theo. +Việc cấp GCN có mối quan hệ hữu cơ với các công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở khác, trong đó chúng bổ trợ cho nhau, là căn cứ cho nhau thực hiện. +Việc cấp GCN có liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều cấp từ phường đến thành phố, nhiều ngành khác nhau từ quản lý đất đai, xây dựng, tài chính, tư pháp. Để thúc đẩy việc cấp GCN cần triển khai toàn bộ hệ thống, đẩy mạnh công tác của tất cả các ngành các cấp có liên quan, đẩy mạnh tất cả các công tác khác trong quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở, đảm bảo tính thống nhất chặt chẽ trong toàn bộ hệ thống xuyên suốt từ quá trình đo đạc, lập bản đồ đến cấp GCN. Đồng thời với tư cách là nhà quản lý, Nhà nước phải có những chính sách cụ thể để quản lý toàn bộ hệ thống đó. Có như vậy mới có thể giúp đẩy nhanh tốc độ cấp GCN. 3) Quan điểm thực hiện tốt công tác cấp GCN nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở, tạo cơ sở vững chắc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Như đã nói ở trên, công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở. Thông qua việc đăng ký đất đai và nhà ở các cơ quan quản lý nắm bắt được thực trạng tình hình sử dụng đất và sở hữu nhà ở đến từng thửa đất, từng ngôi nhà của từng chủ sử dụng cụ thể. Công tác kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở có mối quan hệ hữu cơ, có tác động qua lại với các nội dung khác trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở. Do vậy việc thựchiện tốt công tác kê khai đăng ký cấp GCN sẽ giúp cho việc thực hiện các công tác khác một cách tốt hơn và là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở, hạn chế những tiêu cực sai phạm trong quá trình quản lý sử dụng đất đai và nhà ở. Đất đai là một yếu tố đầu vào không thể thiếu của bất kỳ một ngành sản xuất nào, đồng thời đất đai là nơi để con người sinh sống. Cùng với xu hướng thị trường hoá tất cả các hàng hoá, tất cả các nguyên liệu sản xuất đất đai cũng tham gia vào thị trường và ngày càng trở nên có giá. Để đưa các quan hệ đất đai tham gia vào thị trường thì Nhà nước phải đảm bảo tính pháp lý cho các mối quan hệ đất đai, đặc biệt là quan hệ sở hữu và sử dụng đất, quan hệ giữa QSH và QSD đất, giữa chủ ở hữu và chủ sử dụng đất, giữa các chủ sử dụng với nhau. GCN QDĐ và QSHN là chứng thư pháp lý công nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở một cách hợp pháp, công nhận đầy đủ quyền lợi của chủ sử dụng đất, sở hữu nhà trong đó có các quyền giao dịch trên thị trường nhà đất như quyền chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất, quyền cho thuê, thế chấp đặc biệt là quyền dùng giá trị quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở để góp vốn liên doanh làm kinh tế. Thông qua việc kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở Nhà nước có đủ các căn cứ pháp lý để thực hiện quản lý chặt chẽ quỹ nhà ở và đất đai, đồng thời với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở Nhà nước tạo điều kiện và thừa nhận cho người sử dụng đất, sở hữu nhà thực hiện quyền lợi của mình. Như vậy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở là một biện pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở, đồng thời tạo lập căn cứ pháp lý cho việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản. 4) Quan điểm luôn luôn đổi mới công tác cấp GCN theo hướng ngày càng hoàn thiện, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào việc thực hiện nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý của công tác. Các quan hệ đất đai luôn luôn vận động theo xu hướng vận động của toàn xã hội. Công tác kê khai cấp GCN hiện nay và sau này sẽ luôn có những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện. Những quy định dù hiện nay có tối ưu đến đâu đi chăng nữa thì cũng sẽ có lúc lạc hậu không đáp ứng đượcc yêu cầu luôn luôn thay đổi. Vì vậy công tác kê khai đăng ký cấp GCN phải luôn được đổi mới cả về các quy định pháp lý và thủ tục tiến hành. Phải đề ra những văn bản pháp luật mới để kịp thời điều chỉnh những khó khăn vướng mắc phát sinh. Có như vậy công tác cấp GCN mới có thể hoàn thành đúng yêu cầu về thời gian, số lượng, chất lượng của công tác. Hiện nay với trình độ ngày càng phát triển, những tiến bộ khoa học kỹ thuật đan xen vào mọi hoạt dộng xã hội, là công cụ trợ giúp cho mọi hoạt động để có thể thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn. Để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở thì công tác này cũng cần áp dụng triệt để những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đặc biệt là kỹ thuật công nghệ thông tin. II. Các giải pháp chủ yếu. 1. Thành phố và Quận cần có quy hoạch chi tiết làm cơ sở cho việc cấp GCN QSDĐƠ và QSHNƠ Công tác cấp GCN và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ đặc biệt mật thiết với nhau. Để cấp GCN thì phải dựa trên quy hoạch để làm căn cứ pháp lý thực hiện. Nhà ở đất ở chỉ được cấp GCN khi nằm trong khu vực quy hoạch đất cho nhà ở. Như vậy khi chưa có quy hoạch chi tiết thì ta không thể cấp GCN được. Hiện nay trên địa bàn quận Đống Đa còn có những khu vực chưa có quy hoạch chi tiết như những khu vực có hồ ao, mương khiến cho việc cấp GCN bị đình lại, chậm tiến độ chung của toàn quận. Một khó khăn nữa phải kể đến là thời gian từ khi đề ra quy hoạch đến khi thực hiện quy hoạch quá dài, nhiều khu dân cư bị liệt vào khu đất quy hoạch thu đất để phục vụ cho mục đích khác của Nhà nước nhưng nhiều năm chưa có động tĩnh gì. Dân cư có tâm lý hoang mang, không yên tâm sử dụng trên đất và nhà đó, không dám cải tạo nâng cấp nhà ở nên phải chịu ở trong tình trạng nhà xuống cấp. Thực tế này được thấy rõ ở khu vực dọc Đê La Thành. Thiết nghĩ các cấp chính quyền đặc biệt là thành phố cần có giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này.Vì vậy: * Cần xúc tiến việc lập quy hoạch chi tiết toàn thành phố. * Với những khu vực đã có quy hoạch nhưng chưa thực hiện ngay mà phải chờ đợi thì nên xét cấp GCN cho dân(có thể là tạm thời) vừa để dễ quản lý, vừa có thể ổn định tâm lý cho người dân. 2. Có chế độ tài chính đảm bảo cho hoạt động cấp GCN QSDĐƠ và QSHNƠ ở Quận. Bất kỳ một hoạt động nào cũng cần có kinh phí để thực hiện. Tài chính là một trong những yêu cầu tiên quyết cho mọi hoạt động. Công tác cấp GCN muốn được hoàn thành tốt thì đặc biệt phải cần kinh phí cho các công việc như: - Kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại, đặc biệt để đưa công nghệ thông tin vào quy trình kê khai đăng ký cấp GCN, quản lý thông tin đất đai và nhà ở. - Kinh phí để hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ quản lý nhà đất như đo đạc, khảo sát, lập bản đồ địa chính, lưu trữ hồ sơ. - Kinh phí để đào tạo cho đội ngũ cán bộ địa chính, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về mọi mặt để đáp ứng cho yêu cầu công việc trong thời đại đổi mới, để áp dụng được những thành tựu khoa học vào trong công việc. Hiện nay nguồn tài chính Nhà nước cung cấp cho công tác cấp GCN còn eo hẹp, lại chưa kịp thời đúng lúc cần. Vì vậy các cơ quan quản lý, chính sách tài chính cần nghiên cứu để có những chính sách cụ thể như: một mặt tăng cường đầu tư kinh phí, mặt khác nghiên cứu đưa một số công việc liên quan đến đất đai sang dịch vụ hành chính công, vừa để giảm bớt gánh nặng công việc cho đội ngũ cán bộ để họ chuyên tâm vào công việc cấp GCN, vừa có thể thu được lệ phí vụ cho các nhiệm vụ trọng tâm như cấp GCN. 3.Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho nhân dân Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ thông tin. Mọi hoạt động kinh tế xã hội đều cần đến thông tin, thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định. Với thực tế hiện nay công tác tuyên truyền về cấp GCN cũng như các công tác quản lý Nhà nước khác nói chung còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu thì giải pháp về tuyên truyền cũng phải được coi trọng. Thông tin tuyên truyền phải được thực hiện có hệ thống, rộng khắp và với cách thức, nội dung dề tiếp nhận cho mọi đối tượng, cả cho đội ngũ các bộ cũng như quần chúng nhân dân. + Với đội ngũ cán bộ địa chính: phải hướng dẫn làm cho họ hiểu rõ mục đích của công tác cấp GCN cũng như những quy định thủ tục cụ thể về nội dung, phương pháp tiến hành từng bước của công việc cấp GCN từ khâu kê khai đăng ký, xét duyệt đến cấp GCN. + Với nhân dân: phải tuyên truyền cho người dân thấy được tầm quan trọng của việc được cấp GCN, lợi ích của công tác cấp GCN đem lại cho việc qưủan lý nhà nước về đất đai và nhà ở, đặc biệt là lợi ích mà người dân được hưởng khi được cấp GCN. Có như vậy mới nâng cao được ý thức tự giác của người dân đối với công tác này. Phải tuyên truyền rộng khắp cho người dân biết và hiểu được pháp luật đất đai, những quy định cơ bản chung về pháp luật đất đai và nhà ở cũng như những thủ tục cần thiết mà họ phải làm theo để thực hiện việc cấp GCN. Quan trọng hơn cả là phải cho người dân biết quyền và nghĩa vụ cụ thể của họ khi được sử dụng đất và sở hữu nhà ở, gắn chặt quyền lợi thiết thực với nghĩa vụ. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác tuyên truuyền thì ta phải đảm bảo các yêu cầu là: rộng khắp, dễ hiểu, cụ thể, thường xuyên. - Công tác tuyên truyền phải được tổ chức rộng khắp cho mọi đối tượng dân cư, trên mọi phương tiện truyền thông công cộng như báo đài, truyền thanh, truyền hình và hiện nay là cả trên hệ thống mạng vi tính. - Nội dung tuyên truyền phải được trình bày xúc tích, ngôn từ đơn giản, dễ hiểu để mọi người dân đều có thể tiếp thu được từ những người có trình độ đến những người lao động bình thường. - Các vấn đề cần diễn đạt phải được áp dụng cụ thể vào thực tế đời sống. Có như vậy những thông tin đó mới thu hút được người nghe, mới có thể thực sự đi vào lòng dân, khiến cho họ nhớ dễ dàng. - Công tác tuyên truyền phải thường xuyên được tổ chức, không chỉ tập trung dồn dập rồi bỏ bẵng. Tuyên truyền là một biện pháp giáo dục ý thức, vì vậy phải được tiến hành dần dần theo thời gian. Nội dung cũng phải được thường xuyên cập nhập những thông tin mới cần thiết. 4. Giải pháp về lực lượng cán bộ Với thực trạng cán bộ địa chính của chúng ta hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ chủ yếu không qua đào tạo chính thức mà chuyển từ các ngành khác sang thì giải pháp về lực lượng cán bộ là một giải pháp đáng lưu ý để đẩy nhanh tiến độ công tác cấp GCN theo đúng kế hoạch đặt ra. Cụ thể là: +Quận cần tập trung đủ lực lượng cán bộ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu để phục vụ cho công tác cấp CGN. +Thường xuyên tổ chức tập huấn để nâng cao trình độ cho nhân viên về các chính sách, quy định mới, đào tạo thêm về khoa học kỹ thuật mới cho nhân viên để áp dụng vào công tác cấp GCN. +Hiện nay tinh thần trách nhiệm làm việc của cán bộ địa chính còn chưa cao, phổ biến tình trạng làm việc đối phó cho đủ kế hoạch, mà kế hoạch đặt ra lại thấp hơn khả năng thực tế của nhân viên. Một nguyên nhân có thể kể đến là do chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ nhân viên hành chính nói chung, trong đó có cán bộ nhân viên ngành địa chính còn chưa thoả đáng. Lương ít dẫn đến tình trạng người làm việc không hăng say cố gắng trong công việc, dùng thời gian và tâm trí để làm ngoài giờ kiếm thêm thu nhập. Khi người lao động không tập trung, không nhiệt tình vào công việc thì hiệu suất làm việc thấp là đương nhiên. Để khắc phục tình trạng này trước tiên Nhà nước phải có chính sách đãi ngộ cho nhân viên phù hợp với công sức lao động mà họ bỏ ra, đảm bảo đồng lương đủ yêu cầu tiêu dùng, tương đương với các ngành khác. Đồng thời phải gắn trách nhiệm và quyền lợi của họ, có những biện pháp nâng cao trách nhiệm khuyến khích làm việc như có chế độ thưởng khi làm việc tốt, có hình thức phạt cho thái độ làm việc kém. Giáo dục cho nhân viên tinh thần trách nhiệm với công việc, làm việc vì mình, vì dân. Cán bộ nhân viên là lực lượng nòng cốt quyết định đến tiến độ cấp GCN. Giải quyết được những vấn đề trong lực lượng cán bộ sẽ có thể đẩy nhanh được tiến độ cấp GCN. 5. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác cấp GCN nói riêng Công tác thanh tra kiểm tra được xác lập như một chức năng thiết yếu, là một công cụ đắc lực phục vụ cho việc quản lý của các cơ quan quản lý. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện ngăn ngừa những thiếu sót sai trái trong quá trình quản lý nhà đất, và thực hiện công tác cấp GCN. Cũng trong việc thanh tra, kiểm tra kết quả thựchiện công việc để có thể phát hiện ra những thiếu sót, những điểm không phù hợp với thực tế, thiếu tính khả thi của các văn bản chính sách pháp luật trong việc quản lý nhà đất cũng như quy định cụ thể trong công tác cấp GCN. Từ đó đề xuất kịp thời những kiến nghị để cơ quan ban hành quy định đó có sự điều chỉnh, giúp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCN nói riêng và toàn bộ các công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở nói chung. Việc thanh tra kiểm tra trong công tác cấp GCN được tập trung vào các nội dung sau: - Kiểm tra, thanh tra về lập và quản lý hồ sơ, như là kiểm tra việc đo đạc bản đồ, lập bản đồ, kiểm tra kết quả và quy trình đo vẽ, kiểm tra tính đầy đủ của bản đồ và hệ thống hồ sơ lưu trữ. - Thanh tra kiểm tra việc tổ chức cấp GCN: từ khâu kê khai, xét cấp đến cấp GCN. Tập trung vào việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định thủ tục của ngành về quá trình đăng ký, thủ tục thực hiện. Phát hiện kịp thời những sai sót để sửa chữa, nhất là với cấp phường đội ngũ cán bộ địa chính còn thiếu kinh nghiệm nên rất dễ mắc phải sai lầm trong việc thực hiện công việc. Trên cơ sở đó chúng ta có thể đảm bảo tiến hành công tác cấp GCN một cách chính xác, công bằng tránh phát sinh những vấn đề gây ảnh hưởng xấu đến tiến độ cấp GCN. 6. Hoàn thiện, điều chỉnh, bổ sung chính sách của Nhà nước Cơ sở pháp lý chung của công tác cấp GCN QSDĐƠ - QSHNƠ là nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ và một số các nghị định, quy định khác có liên quan như Nghị định 45/CP năm 1996 về truy thu các loại thuế và tiền sử dụng đất, nghị định 87/CP năm 94 về khung giá các loại đất.. Tại thành phố Hà Nội nói chung và địa bàn quận Đống Đa nói riêng thì căn cứ pháp lý gần gũi nhất là quyết định 69/99 của UBND thành phố quy định về trình tự thủ tục kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở đô thị. Việc áp dụng các văn bản này trong công tác kê khai xét duyệt cấp GCN bước đầu đạt được một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng vẫn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, Nhà nước phải có các chính sách, các vănbản hướng dẫn cụ thể để giải quyết các vấn đề này. Chưa kể đến một số nghị định, quy định đưa ra những ý kiến khác nhau, không thống nhất nhau đối với cùng một vấn đề. Chẳng hạn như theo nghị định 45/CP thì thời điểm được xem xét để nộp tiền sử dụng đất là khi đưa đất vào sử dụng nhưng theo thông tư 57/TC/TCT thì thời điểm xem xét là thời điểm người kê khai sử dụng đất. Đây là mâu thuẫn tiêu biểu khiến cho việc áp dụng không thống nhất, đòi hỏi phải sớm sửa đổi hoặc đưa ra quy định mới quy định lại một cách thống nhất. Mặt khác các quy định về thủ tục hành chính khi tiến hành cấp GCN còn quá cồng kềnh, phải qua nhiều cấp, sự phân cấp không thích hợp với yêu cầu thực tế, thủ tục thực hiện liên quan đến nhiều cơ quan mà trong đó quy định về trách nhiệm của các cấp các ngành còn thiếu cụ thể, đôi chỗ còn chồng chéo gây mất thời gian khi thực hiện. Thực tế này đòi hỏi Nhà nước phải quy định lại rõ ràng trách nhiệm từng cấp, rút ngắn một số khâu, một số thủ tục không cần thiết đảm bảo tinh giảm tối đa các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý của công việc. Kết luận Công tác cấp GCN QSDĐƠ - QSHNƠ là việc làm quan trọng, là chủ trương đúng đắn của Đảng-Nhà nước và đã được các cấp chính quyền địa phương triển khai rộng khắp bước đầu giúp ổn định trật tự trong lĩnh vực quản lý, khai thác và sử dụng đất đai và nhà ở, góp phần ổn định xã hội. Đối với Nhà nước việc kê khai đăng ký nhà ở đất ở giúp các cơ quan quản lý của Nhà nước bước đầu thiết lập được hồ sơ nhà đất làm cơ sở để quản lý chặt chẽ nhà ở và đất ở, chống lấn chiếm vi phạm, giải quyết tranh chấp, quản lý được sự chuyển dịch nhà đất tại đô thị. Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho Nhà nước thu đủ những khoản nghĩa vụ tài chính của người sử dụng nhà đất cho ngân sách( thuế nhà đất, tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà đất..). Với chủ sử dụng nhà đất, GCN bảo hộ quyền lợi hợp pháp của nhà đất được cấp GCN. Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong quá trình thực tập và thực hiện chuyên đề này, đề tài " Thực trạng và giải pháp đẩy nhanh công tác cấp GCN QSDĐƠ - QSHNƠ trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội" đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau: ă Hệ thống hoá vai trò của nhà, đất; trình bày rõ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và những quy định cụ thể của Nhà nước ta về chế độ sử dụng-sở hữu nhà ở. Đặc biệt đề tài cũng nêu bật vai trò to lớn của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trong điều kiện hiện nay của nức ta đang bước vào thời kỳ đổi mới. ă Phân tích rõ thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Đống Đa với những bước thủ tục tiến hành, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục hiện nay. ă Từ thực trạng công tác cấp GCN đề tài đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những hạn chế của công tác tại cơ sở nghiên cứu nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp CGN QSHNƠ và QSDĐƠ trên địa bàn quận Đống Đa nói riêng, toàn thành phố Hà Nội nói chung. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình "Quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở" - GS-TSKH Lê Đình Thắng - Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2000. 2. Giáo trình " Đăng ký thống kê đất đai"- GS-TSKH Lê Đình Thắng - Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2000. 3. Luật Đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998, 2001. 4. Pháp lệnh nhà ở ngày 26/3/1991. 5. Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về việc cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ tại đô thị. 6. Nghị định 45/CP ngày 3/8/1997 của Chính phủ về việc bổ sung điều 10 của nghị định 60/CP. 7. Quyết định 69/QĐ-UB ngày 18/8/1999 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành sửa đổi " Quy định về kê khai đăng ký nhà ở đất ở và cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ tại đô thị thành phố Hà Nội". 8.Nghị định số 38/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/8/2000 về thu tiền sử dụng đất. 9. Quyết định 840/QĐ-UB ngày 25/2/97 của UBND thành phố Hà Nội về việc truy thu tiền sử dụng đất đối với các trường hợp giao đất trưóc ngày 15/10/1993 để xây dựng nhà ở để bán và tự xây dựng nhà ở. 10. Nghị định số 88/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất đô thị. 11. Nghị định số 193 của Chính phủ ngày 29/12/1994 quy định về lệ phí trước bạ nhà, đất. 12. Thông tư số 19/TC/TTC ngày 16/3/1995 về hướng dẫn thực hiện Nghị định 193/CP ngày 29/12/1994. 13. Công văn 1736/CV-UB ngày 16/7/97 của UBND thành phố Hà Nội về truy thu các khoản thiền đất và cấp GCN QSDĐ. 14. Quy trình số 452/QT-LN về việc kê khai đăng ký xét cấp GCN QSDĐ và QSHNƠ ngày 25/4/95 của Sở Địa chính thành phố Hà Nội. 17. Kế hoạch số 58/KH-UB/1997 của UBND Quận Đống Đa về việc triển khai công tác cấp GCN QSDĐƠ và QSHNƠ trên địa bàn quận Đống Đa. 18. Báo cáo tổng kết hoạt động phòng Địa chính nhà đất và đô thị quận Đống Đa các năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002. 19. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện NĐ 60/CP của quận Đống Đa thời điểm 1/7/2002. 20. Báo cáo kiểm kê đất đai năm 2000 của quận Đống Đa. Phụ lục 1 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đăng ký nhà ở và đất ở Kính gửi: 1. Họ tên người( hoặc tổ chức) đăng ký: CMND số: ngày: Hộ khẩu thường trú: Thành phố(tỉnh) Tên vợ hoặc chồng: CMND vợ( chồng) số : ngày: 2. Về thửa đất: Thửa đất số:................... Tờ bản đồ số:...................... Diện tích.................. m2 Hình thức sử dụng: Riêng Chung Nguồn gốc thửa đất( được chuyển nhượng, thừa kế, cấp) 3. Về nhà ở: Địa chỉ nhà: Tổng diện tích sử dụng....................m2. Diện tích xây dựng.....................m2 Kết cấu số tầng Nguồn gốc nhà ở: 4. Hình thức sử dụng đất ở, nhà ở: a) Cho thuê( trong nước, ngoài nước): b) Thế chấp: 5. Bản sao các giấy tờ có liên quan về nhà đất: 1/ 2/ 3/ 6. Sơ đồ thửa đất mặt bằng nhà( do cơ quan quản lý nhà, đất thực hiện) Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật và hứa tạo mọi điều kiện để nhân viên thừa hành của chính quyền kiểm tra, đo đạc lại nhà đất. ........ngày .........tháng............năm Người khai ký tên Phụ lục 2 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở Kính gửi: Uỷ ban nhân dân ............................................................................ Tên tôi là:............................................CMND số:...............ngày:.................... Thường trú tại: Tên vợ(hoặc chồng) là: CMND số: ngày: Đại diện cơ quan: Xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở: Nhà số: Kèm theo đơn này là các giấy tờ: 1/ 2/ 3/ 4/ ý kiến trình bày thêm (nếu có) Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, hứa tạo mọi điều kiện để nhân viên thừa hành của chính quyền kiểm tra, đo đạc lại nhà đất và nộp lệ phí theo quy định. Xác nhận đã đăng ký .......ngày....tháng.....năm nhà ở, đất ở ngày ..... Chủ đơn ký tên tại .............................. TM UBND phường, thị trấn: Họ và tên .............................................. Phụ lục 3 UBND Quận.............. UBND Phường.......... Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày............ Biên Bản (về việc xét duyệt hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, sở hữu nhà) Hôm nay ngày .............tháng...........năm...........HĐĐK nhà đất phường ............ tiến hành xét duyệt hồ sơ xin cấp GCN QSDĐ và QSHN của: Ông (bà): Chủ sử dụng: Hộ khẩu thường trú: Tên vợ(chồng) Hộ khẩu thường trú: Địa chỉ đăng ký nhà đất: Thửa đất số:..........................Tờ bản đồ số:.........................Diện tích............m2 Diện tích sử dụng riêng m2. . Diện tích sử dụng chung................m2 Diện tích mặt bằng xây dựng nhà............m2 Diện tích sử dụng.....................m2 Sau khi thư ký Hội đồng trình đơn đăng ký của ông(bà) HĐĐK nhà đất có ý kiến cụ thể như sau: Thành phần Hội đồng gồm có các ông(bà) có tên sau: Ông(bà) Chủ tịch Hội đồng Chủ tịch UBND phường ................. Uỷ viên thường trực Cán bộ địa chính ................. Uỷ viên thường trực Trưởng CA phường ................. Uỷ viên thường trực Chủ tịch MTTQ phường ................. Uỷ viên thường trực Tổ trưởng tổ dân phố...... Biên bản lập xong cùng ngày đã đọc lại cho mọi người cùng nghe và ký tên công nhận là đúng. Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, 01 bản lưu và 01 bản kèm theo hồ sơ. Người lập biên bản phường TM Hội Đồng ĐKXD Thư ký Hội đồng Chủ tịch Phụ lục 4 UBND Thành phố Hà Nội UBND Quận(Huyện)................. ---------------- Số:........./TTr-UB Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------******---------- Hà Nội ngày ...tháng...năm ... Tờ trình Về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại phường(thị trấn).....................................,quận(huyện)....................................cho ................................hộ gia đình, các nhân. Kính gửi: Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội -Thực hiện Nghị định số 60/CP ngày 5/7/94, Nghị định số 45/CP ngày 3/8/96 của Chính phủ và Quyết định số 69/1999/QĐ-UB ngày 18/8/1999 của UBND Thành phố về việc kê khai đăng ký nhà ở, đất ở, cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị thành phố Hà Nội. -Căn cứ tờ trình số........ngày..........tháng..........năm........của UBND Phường(thị trấn)....................kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở(có danh sách kèm theo ), gồm: 1/.......trường hợp được cấp ngay GCN QSHNƠ&QSDĐƠ( có đủ các giấy tờ hợp lệ về nhà ở và đất ở theo quy định tại Điều IV Quyết định 69/1999/QĐ-UB) 2/......trường hợp có nguồn gốc nhà đất................................................................ .............................................................................................................................. phải nộp tiền sử dụng đất( hoặc thuế chuyển quyền sử dụng đất), lệ phí trước bạ, phạt xây dựng. 3/.......trường hợp có nguồn gốc nhà đất............................................................... .............................................................................................................................. phải nộp lệ phí trước bạ, phạt xây dựng. 4/.......trường hợp có nguồn gốc nhà đất............................................................... .............................................................................................................................. phải nộp phạt xây dựng. UBND quận(huyện)....................lập hồ sơ trình UBND Thành phố xét cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại phường( thị trấn)..................Quận (huyện)......................, cho................hộ gia đình, cá nhân có tên trong danh sách kèm theo. Kính đề nghị UBND Thành phố xem xét và phê duyệt. Nơi nhận: TM/Uỷ ban nhân dân Quận(huyện) - Như trên Chủ tịch - Lưu Phụ lục 5 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Báo cáo thẩm định hồ sơ đăng ký nhà ở, đất ở cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở( QSHNƠ & QSDĐƠ) Hôm nay, vào hồi .........giờ..........ngày...........tháng...............năm........ Kính gửi:- UBND Quận Đống Đa - UBND thành phố Hà Nội -Căn cứ chỉ thị số 28/2001/CT-UB ngày 17/08/2001 về đẩy nhanh tiến độ cấp GCN của UBND thành phố Hà Nội. -Căn cứ phân loạ hồ sơ và tờ trình đề nghị của HĐĐK, UBND phường.............. Phòng Địa chính nhà đất và đô thị Quận .................... đã thẩm định xem xét hồ sơ kê khai đăng ký xin cấp Giấy chứng nhận của ông(bà) .... Sinh năm: CMND số: .... Hộ khẩu thường trú tại: .... Họ tên vợ(chồng): Sinh năm: .... Địa chỉ nhà đất xin cấp GCN: .... Trên cơ sở hồ sơ hiện có, theo đề nghị của Hội đồng KKĐKNƠĐƠ phường: .... I Về đất: Thửa đất số: Tờ bản đồ số: .... Diện tích đề nghị cấp GCN: m2 Trong đó, sử dụng riêng:...........................m2,sử dụng chung..............m2 II Về nhà: Diện tích XD: m2 Tổng diện tích sử dụng: m2 Kết cấu: m2 Số tầng: ... III Về các khoản thu phải nộp:+ Được ghi nhận nợ: + Phải nộp ngay: 1-Tiền sử dụng đất: .........................m2 2-Thuế chuyển quyền sử dụng đất: .........................m2 3-Lệ phí trước bạ đất: .........................m2 4-Lệ phí trước bạ nhà: .........................m2 5-Xử phạt xây dựng theo NĐ48/CP:.........................m2 Phòng Địa chính nhà đất và đô thị Quận.......... đề nghị UBND Quận và Thành phố Hà Nội -Cấp giấy chứng nhận QSHNƠ&QSDĐƠ:....................m2đất............m2SD nhà. -Không cấp giấy chứng nhận QSHNƠ&QSDĐƠ:.........m2đất............m2SD nhà. Để lại chưa xem xét về lý do: .... Cán bộ thẩm định TRưởng phòng địa chính nhà đất và đô thị quận.. Phụ lục 6 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------******---------- Biên bản xét duyệt hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận QSHNƠ&QSDĐƠ Hôm nay, vào hồi ......giờ........ngày........tháng.........năm........ Tại UBND Quận(huyện): Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận QSHNƠ&QSDĐƠ quận(huyện)......... gồm có: 1.Ông(bà) 2.Ông(bà) 3.Ông(bà) 4.Ông(bà) 5.Ông(bà) -Chủ tịch hội đồng -Uỷ viên thường trực -Uỷ viên -Uỷ viên -Uỷ viên đã xét hồ sơ kê khai đăng ký nhà ở, đất ở của ông(bà): Sinh năm: CMND số: Họ tên vợ(chồng): Sinh năm: Địa chỉ nhà đất xin cấp Giấy chứng nhân: Trên cơ sở hồ sơ hiện có, theo đề nghị của hội đồng KKĐKNƠĐƠ phường(thị trấn), Hội đồng xét duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSHNƠ&QSDĐƠ quận(huyện) thống nhất: I Về đất: Thửa đất số: Tờ bản đồ số: Diện tích đề nghị cấp Giấy chứng nhận:.......................m2 Trong đó sử dụng riêng:.......................m2,chung.................m2 II Về nhà: Diện tích XD: m2 Tổng diện tích sử dụng: .............m2 Kết cấu: Số tầng: III Về các khoản thu phải nộp được ghi nhận nợ: 1.Tiền sử dụng đất: m2 2.Thuế chuyển quyền sử dụng đất: m2 3.Lệ phí trước bạ đất: m2 4.Lệ phí trước bạ nhà: m2 5.Xử phạt xây dựng theo NĐ48/CP m2 IV. Các ý kiến khác: Hội đồng xét duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSHNƠ & QSDĐƠ quận (huyện) .............. nhất trí đề nghị UBND Thành phố : - Cấp Giấy chứng nhận QSHNƠ&QSDĐƠ:.....................m2đất,............................m2 SD nhà - Không cấp Giấy chứng nhận QSHNƠ&QSDĐƠ:.....................m2đất,.................m2 SD nhà - Để lại chưa xem xét vì lý do ... Thư ký Hội đồng Tm/hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận QSHNƠ & QSDĐƠ quận (huyện)......... Chủ tịch hội đồng Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I: Cơ sở khoa học của việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở - quyền sử dụng đất ở 4 I. Quyền sở hữu và quyền sử dụng đất 4 II. Quyền sở hữu nhà ở 12 III. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở 17 IV. Căn cứ pháp lý thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị 25 1. Những quy định về đối tượng kê khai đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 26 1.1. Đối tượng khê khai đăng ký quyền sở hữu nhà ở - quyền sử dụng đất ở 26 1.2. Cơ quan Nhà nước có thẩn quyền thực hiện kê khai đăng ký - cấp GCN QSDĐ và QSHN ở 27 1.3. Yêu cầu của việc kê khai đăng ký 27 1.4. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 27 2. Những quy định về thủ tục tiến hành kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 30 Chương II: Thực trạng công tác cấp GCN QSDĐ ở - QSHNở tại quận đống đa, thành phố Hà Nội 33 I. Vài nét khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội quận Đống Đa 33 1. Đặc điểm tự nhiên 33 2. Đặc điểm kinh tế xã hội 33 II. Khái quát việc quản lý sử dụng đất đai và nhà ở trên địa bàn quận Đống Đa 35 1. Quản lý sử dụng đất 35 2. Tình hình sở hữu và quản lý nhà ở 39 III. Thực trạng công tác cấp GCN QSDĐ ở - QSHN ở tại quận đống đa 41 1. Tình hình chung và căn cứ pháp lý thực hiện việc cấp GCN QSDĐ ở - QSHN ở tại quận Đống Đa 41 2. Các bước thực hiện công tác cấp GCN QSDĐ ở - QSHN ở tại quận Đống Đa 44 3. Kết quả công tác cấp GCN tại Quận Đống Đa trong những năm qua 54 4. Đánh giá chung 64 Chương III. Một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác cấp GCN QSDĐ ở - QSHN ở trên địa bàn quận đống đa 71 I. Các quan điểm 71 1. Quan điểm tôn trọng lịch sử 71 2. Quan điểm hệ thống 73 3. Quan điểm thực hiện tốt công tác cấp GCN nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở, tạo cơ sở vững chắc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển 74 4. Quan điểm luôn luôn đổi mới công tác cấp GCN theo hướng ngày càng hoàn thiện, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào việc thực hiện nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý của công tác. 75 II. Các giải pháp chủ yếu 76 1. Thành phố và Quận cần có quy hoạch chi tiết làm cơ sở cho việc cấp GCN QSDĐ ở và QSHN ở 76 2. Có chế độ tài chính đảm bảo cho hoạt động cấp GCN QSDĐ ở và QSHN ở 77 3. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho nhân dân 77 4. Giải pháp về lực lượng cán bộ 79 5. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác nói riêng 80 6. Hoàn thiện, điều chỉnh, bổ sung chính sách của Nhà nước 81 Kết luận 83 Tài liệu tham khảo 85

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0015.doc
Tài liệu liên quan