Đề tài Thực trạng và giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Để phục vụ công tác kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đỡnh, cỏ nhõn nhằm phục vụ cụng tỏc quản lý tốt hơn thỡ cỏc cấp chớnh quyền cần quan tâm đầu tư kinh phí cho công tác đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn, phũng đăng ký đất đai tham mưu cho lónh đạo Sở và UBND tỉnh cú quy định cụ thể xử lý cỏc tồn tại trước đây nhằm thúc đ ẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính trên cơ sở Luật Đât đai 2003 và các quy định hiện hành của phỏp luật. Bổ sung hoàn chỉnh bản quy đinh về việc giao đất làm dịch vụ cho cỏc hộ gia đỡnh, cá nhân có đất thu hồi để phỏt triển cỏc khu cụng nghiệp, khu du lịch, khu đô thị nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phúng mặt bằng thực hi ện cỏc dự án đầu tư, xõy dựng kế hoạch chuyển đổi dồn ghộp ruộng đất trong nụng nghiệp.

doc47 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó. Giấy tờ thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật. Giấy tờ do cơ quan thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. Nếu hộ gia đình thuộc tên của người khác thì phải có giấy tờ chuyển nhượng và có chữ ký của tên người đó còn nếu người đó mất thì phải có ngưòi thân của người chuyển nhượng ký và không có tranh chấp. 4. Những trường hợp không được cấp GCNQSDĐ. Theo điều 41 của nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ về thi hành Luật Đất đai. Nhà nước không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp sau: - Đất do nhà nước giao cho các tổ chức quản lý các công trình công cộng, quản lý diện tích đất để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức xây dựng-chuyển giao, quản lý đất có mặt nước của các sông lớn và đất có mặt nước chuyên dùng, quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích do UBND xã, phường, thị trấn quản lý sử dụng. - Người sử dụng đất do thuê, thuê lại của người khác mà không phải là đất thuê, thuê lại trong khu công nghiệp. - Người đang sử dụng đất mà không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường. 5. Thẩm quyền xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo điều 52 của Luật Đất đai 2003 quy định: - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức được Nhà nước giao hoặc cho thuê; các tổ chức, cơ sở tôn giáo sử dụng; người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua, có quyền sử dụng; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê ở Việt Nam. - UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, công đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở - Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng được uỷ quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp. Chính phủ quy định điều kiện được uỷ quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 6. Các bước thực hiện cấp GCNQSDĐ. a. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bao gồm : Đơn đăng ký xin cấp GCNQSDĐ (theo mẫu).   - Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 điều 50 của Luật Đất đai năm 2003(nếu có). _ Tờ tường trình nguồn gốc sử dụng đất đối với trường hợp không có giấy tờ hợp lệ theo khoản 1,2 va 5 điều 50 của Luất Đất đai năm 2003 được UBND Phường nơi có đất thẩm tra xác nhận về nguồn gốc đất,thời điểm sử dụng đất và tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất xác nhận về nguồn gốc đất,thời điểm sử dụng đất và tình trạng tranh chấp đất đai đối với thử đất (kèm theo các giấy tờ lien quan nếu có như:tờ khai nhà đất năm 1977-1983-1999…). Trích lục bản đồ địa hình thửa đất hoặc trích đo bản đồ địa hình thửa đât. Bản sao hộ khẩu thưởng trú và chứng minh nhân dân có chứng thực hoặc bản photo thì phải mang theo bản chính để đối chiếu . Văn bản uỷ quyền xin cấp GCNQSDĐ (nếu có). Hồ sơ được lập thành 2 bộ ( một bộ chính, một bộ sao) . b- Trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Bước 1 : Người sử dụng đất và chủ sở hữu nhà (sau đây gọi chung là đương sự) có trách nhiệm : - Liên hệ Trung tâm Địa chính - Nhà đất hoặc những đơn vị có chức năng đo lập bản đồ địa chính để ký hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất và sơ đồ mặt bằng nhà, mua mốc ranh đất và mẫu đơn xin cấp giấy chứng nhận . - Cắm mốc ranh đất có sự chứng kiến và ký xác nhận không tranh chấp của đại diện các hộ tứ cận, trước khi đơn vị đo đạc đến đo đạc. - Kê khai đầy đủ, trung thực, rõ ràng nguồn gốc hình thành nhà, đất theo các nội dung trong đơn . Bước 2 : Sau khi có hồ sơ kỹ thuật thửa đất và sơ đồ mặt bằng nhà, đương sự liên hệ Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có nhà, đất tọa lạc để được xác nhận nguồn gốc hình thành nhà, đất . Bước 3 : Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do đương sự chuyển đến, UBND cấp xã hoàn thành việc thẩm tra, xác minh, xác nhận vào đơn (05 ngày), công bố công khai để người dân tham gia góp ý nhằm phát hiện tranh chấp và giao trả hồ sơ cho đương sự (15 ngày) . Bước 4 : Sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận, đương sự nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý Phát triển Đô thị hoặc Phòng Xây dựng và Phát triển Nông thôn (sau đây gọi chung là cơ quan Địa chính - Xây dựng cấp huyện) . Bước 5 : Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của đương sự, cơ quan Địa chính - Xây dựng cấp huyện hoàn thành phần việc chuyên môn để trình UBND cùng cấp ký giấy chứng nhận và giới thiệu cho đương sự thực hiện nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế . Bước 6 : Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cơ quan Địa chính - Xây dựng cấp huyện chuyển đến, UBND cấp huyện xem xét ký giấy chứng nhận . Bước 7 : Đương sự đến nhận giấy chứng nhận tại cơ quan Địa chính - Xây dựng cấp huyện và nộp lệ phí theo qui định . Thời hạn thực hiện việc cấp giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là 40 ngày (từ bước 3 đến bước 7) không kể ngày nghỉ theo qui định . c- Trình tự thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo hình thức kê khai đăng ký (cấp tập trung) : Giai đoạn 1: Uỷ ban nhân dân cấp xã : a. Tổ chức, hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân đặt mốc ranh đất và kê khai đăng ký xin cấp giấy chứng nhận (theo mẫu) . b. Sau khi đăng ký 15 ngày Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm tra và xác nhận vào đơn xin đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà đối với nhà, đất có giấy tờ hợp lệ. Thời hạn thẩm tra và xác nhận là 05 ngày. c. Trường hợp nhà, đất không có giấy tờ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải thông qua Hội đồng đăng ký đất để tổ chức xét duyệt đơn đăng ký. d. Công bố công khai kết quả xét đơn (15 ngày) tại Uỷ ban nhân dân cấp xã để người dân tham gia góp ý nhằm phát hiện tình trạng tranh chấp . Giai đoạn 2: Cơ quan Địa chính - Xây dựng cấp huyện : Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ do Uỷ ban nhân dân cấp xã chuyển đến, cơ quan Địa chính - Xây dựng hoàn thành phần việc chuyên môn chuyển cơ quan Thuế để tổ chức thu thuế và trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt . Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu thì thông báo UBND cấp xã sửa chữa, bổ sung. Thời hạn sửa chữa, bổ sung không quá 07 ngày. Giai đoạn 3 : Uỷ ban nhân dân cấp huyện : Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cơ quan Địa chính- Xây dựng chuyển đến, Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét ký giấy chứng nhận . Giai đoạn 4 : Cơ quan Địa chính - Xây dựng cấp huyện phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất để phát giấy chứng nhận khi đương sự đã thực hiện hoàn thành nghịa vụ tài chính . Thời hạn hoàn thành việc cấp gíây chứng nhận theo hình thức tập trung là 55 ngày, không kể ngày nghỉ theo qui định . d- Thủ tục xin cấp bản nhì giấy chứng nhận : Trường hợp đương sự xin cấp bản nhì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc bản nhì giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà khi bị mất, bao gồm các bước sau : Bước 1 : Đương sự làm đơn xin cấp lại bản nhì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và nộp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có nhà, đất tọa lạc để xác nhận việc mất giấy chứng nhận . Bước 2 : Cán bộ Địa chính cấp xã có trách nhiệm xác định số vào sổ cấp giấy chứng nhận bị mất, ghi việc mất giấy chứng nhận vào sổ địa chính; niêm yết thông báo việc mất giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã và thông tin cho đương sự thực hiện việc đăng báo 3 kỳ liên tiếp về sự mất giấy tờ và xin cấp lại bản nhì ; chuyển đơn xin cấp bản nhì đến cơ quan Địa chính - Xây dựng cấp huyện để lập thủ tục cấp lại giấy chứng nhận . Bước 3 : Sau khi nhận đơn do UBND cấp xã chuyển đến, cơ quan Địa chính - Xây dựng cấp huyện ghi tình trạng mất giấy chứng nhận vào sổ địa chính, dừng việc đăng ký biến động liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã mất . Bước 4 : Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ra thông báo mất giấy chứng nhận, nếu không phát sinh tranh chấp hoặc có khiếu nại gì khác, thì cơ quan Địa chính - Xây dựng cấp huyện trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp ra Quyết định hủy bỏ giấy chứng nhận đã mất và cấp lại giấy chứng nhận mới cho đương sự * Trường hợp có thay đổi ranh đất hoặc có nhận chuyển nhượng thêm làm thay đổi diện tích sử dụng đất, thì đương sự phải lập hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận theo trình tự, thủ tục cấp riêng lẻ (nêu tại điểm 2, khoản II, mục này) e- Thủ tục đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất : * Trường hợp đương sự có Quyết định công nhận quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp trước đây mà diện tích đất đó sử dụng đến nay không thay đổi, nếu có nhu cầu xin đổi giấy chứng nhận theo mẫu thống nhất, thì thực hiện các việc sau : 1. Làm đơn xin đổi giấy chứng nhận (đơn tự viết) kèm theo bản chính Quyết định công nhận quyền sử dụng đất và bản đồ hiện trạng, nộp tại cơ quan Địa chính - Xây dựng cấp huyện . 2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Địa chính - Xây dựng cấp huyện trình UBND cùng cấp cấp đổi giấy chứng nhận cho đương sự. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LỰC LƯỢNG THAM GIA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ CẤP GCNQSDĐ Tổ chức bộ máy đăng ký xã. Công tác quản lý đất đai ở mỗi xã được giao cho đội ngũ cán bộ địa chính của cấp xã, mỗi xã đều có một cán bộ địa chính, có nhiệm vụ đến đất đai của xã mình và chịu trách nhiệm trước UBND xã về công tác quản lý đất đai, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phòng tài nguyên và môi trường cấp Huyện.Cán bộ địa chính là người tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp GCNQSDĐ tại địa phương.Tuy nhiên trong một xã còn gọi là hội đồng đăng ký cấp xã có trách nhiệm tư vấn cho uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc xét đơn đăng ký quyền sử dụng đất tại cấp xã. Số lượng thành viên Hội đồng có từ 7 tới 10 người,các thành phần bao gồm: - Phó chủ tịch uỷ ban nhân dân xã (phường ,thị trấn):chủ tịch hội đồng; - Cán bộ phụ trách tư pháp:Phó chủ tịch Hội đồng; - Cán bộ địa chính:Thư ký Hội đồng; - Chủ tịch Hội đồng nhân dân:Uỷ viên Hội đồng; - Trưởng thôn,bản, ấp(đối với xã) và tổ trưởng tổ dân phố(đối với phường,thị trấn):Uỷ viên Hội đồng. Trong quá trình xét duyệt, Hội đồng họp dưới sự điều khiển của Chủ tịch hội đồng để xem xét từng đơn kê khai đăng ký trên cơ sở hồ sơ, tài liệu của chủ sử dụng đất đã được tổ chuyên môn giúp việc chuẩn bị, thẩm tra, phân loại.Việc xét duyệt của hội đồng có thể được tiến hành kê khai đăng ký đồng loạt hoặc kê khai đăng ký riêng lẻ. 2. Bộ máy xét duyệt, cấp GCNQSDĐ cấp huyện. Phòng tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường và thực hiện chức năng văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Sở tài nguyên môi trường có trách nhiệm quản lý GCNQSDĐ đã phát hành cho địa phương, theo dõi việc cấp GCNQSDĐ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND cùng cấp, lập sổ quản lý việc cấp phát và việc cấp GCNQSDĐ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Phòng tài nguyên và môi trường có trách nhiệm quản lý GCNQSDĐ dã phát hành về địa phương, theo dõi việc cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng động dân cư tại địa phương. Trong công tác xét duyệt cấp GCNQSDĐ thì một cán bộ được phân công phụ trách chính. Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý đất đai cấp huyện là những người có trình độ chuyên môn đều tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, song do lực lượng còn quá ít mà nhu cầu về cấp GCNQSDĐ ngày càng nhiều làm cho tiến độ cấp GCNQSDĐ chậm. Trong thời gian tới việc bổ sung lực lượng làm công tác quản lý đất đai là một việc làm cần thiết, đồng thời phải tổ chức cho đội ngũ cán bộ hiện có tham gia các khoá học nâng cao trình độ để đáp ứng những đòi hỏi của công việc trong thời gian tiếp. II. CÔNG TÁC KÊ KHAI DĂNG KÝ VÀ XÉT DUYỆT ĐƠN DĂNG KÝ Ở CẤP XÃ. 1. Tổ chức kê khai đăng kí đất. Việc kê khai đăng ký đất đai là việc làm hết sức cần thiết vì nó là cơ sở để bảo vệ quyền lợi và xác định nghĩa vụ của người sử dụng đất, mặt khác để thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và người sử dụng đất giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ quỹ đất đai. Trước khi tổ chức kê khai đăng ký đất, UBND xã tổ chức thực hiện một số công việc chuẩn bị như: lập danh sách chủ sử dụng đất cần đăng ký, chuẩn bị địa điểm đăng ký, lịch đăng ký phù hợp với từng loại đối tượng và từng địa phương, phổ biến hướng dẫn để mọi chủ sử dụng đất thực hiện, chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, bản đồ, biểu mẫu cần thiết phục vụ cho việc kê khai đăng ký, bố trí lực lượng cán bộ làm công tác kê khai đăng ký đất cho từng điểm đân cư. Trong qua trình tổ chức kê khai đăng ký đất, cán bộ chuyên môn của tổ đăng ký hướng dẫn đến từng chủ sử dụng đất kê khai và chuẩn bị các hồ sơ có liên quan kèm theo để nộp cho UBND xã nơi có đất sử dụng. Hồ sơ xin đăng ký đất của chủ sử dụng đất được quy định trong luật đất đai 2003 bao gồm: - Đơn xin cấp GCNQSDĐ - Các giấy tờ hợp pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất( nếu có). - Biên bản xác định ranh giới, mốc giới của thửa đất. - Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận (nếu có). - Sổ hộ khẩu,chứng minh nhân dân photo. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đăng ký có trách nhiệm kiểm tra ngay để pháp hiện kịp thời những thiếu sót và hướng dẫn để chủ sử dụng hoàn thiện ngay. Hết thời hạn kê khai đăng ký UBND xã(phường, thị trấn) có trách nhiệm thống kê, công bố công khai những thửa đất không có người kê khai đăng ký để trực tiếp đăng ký vào sổ địa chính.Trong trường hợp có khiếu nại về diện tích,hình thể thửa đất, UBND xã(phường ,thị trấn) có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xác minh lai, kết quả giải quyết được ghi rõ vào đơn khiếu nại. . Xét đơn dăng ký tại Xã. UBND xã(phường, thị trấn) chịu trách nhiệm xét để xác nhận vào đơn đăng ký của từng chủ sử dụng đất trên cơ sở nghiên cứu kết luật của Hội đồng đăng ký đất và các quy định của pháp luật.Trình tự xét duyêt được tiến hành như sau: - Trên cơ sở kê khai của chủ sử dụng đất, tổ đăng ký đất tiến hành thẩm tra, xác minh và lập hồ sơ đẩy đủ cho từng chủ sử dụng đất, sơ bộ phân loại hồ sơ theo mức độ hoàn thiện: đẩy đủ hoặc chưa đẩy đủ, hợp lệ hoặc chưa hợp lê…để trình trước hội nghị xét duyệt của Hội đồng đăng ký đất. - Tổ chức hội nghị xét đơn: Hội đồng đăng ký nghe báo cáo kết quả, kê khai, thẩm tra, xác minh của chủ sử dụng đất. Sau đó tiến hành xem xét từng bộ hồ sơ để xác định và xác nhận về hiện trạng sử dụng đất đã kê khai: diện tích, mục tiêu sử dụng, thời điểm sử dụng…,nguồn gốc và những thay đổi trong quá trình sử dụng, tình hình tranh chấp quyền sử dụng đất. Trên cơ sở xem xét kỹ các nội dung trên, Hội đồng đăng ký đất xác định rõ: + Các trường hợp có đủ điều kiện được đăng ký và đề nghị cấp GCNQSDĐ + Các trường hợp chưa đủ điều kiện được đăng ký, phải qua xử lý mới được đăng ký và cấp GCNQSDĐ. + Các trường hợp không được đăng ký và cấp GCNQSDĐ. Kết quả xét duyệt và kết luận của hội đồng phải được biểu quyết và ghi chi tiết vào biên bản họp. Công bố công khai danh sách chủ sử dụng được đăng ký, không đăng ký trước toàn dân. Tiến hành nhận các đơn khiếu nại của người dân. Nếu trong thời hạn công bố, công khai 15 ngày, nếu trong 15 ngày mà không có khiếu nại thì sẽ lập biên bản kết thúc thời hạn công bố công khai. Nếu có thắc mắc thì giải quyết xong rồi mới đăng ký, nếu không giải quyết được thì sẽ để vấn đề đó sau này giải quyết sau và vẫn tiếp tục làm các trường hợp khác. 3. Công tác xét duyệt và cấp GCNQSDĐ của cấp Huyện Sau khi nhận hồ sơ do cấp xã gửi lên, UBND Huyện có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ về các vấn đề sau: Mức độ đầy đủ của hồ sơ Kết quả xét duyệt trên đơn đăng ký, biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký đất, biểu tổng hợp xử lý vi phạm về các mặt: phân loại đơn xin đăng ký đủ điều kiện hay không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, hình thức xử lý từng trường hợp chưa hoặc không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ. Hình thức, quy cách trình bày từng tài liệu. Đối soát tính đồng bộ, thống nhất giữa đơn đăng ký với bản đồ địa chính, biên bản xét duyêt của Hội đồng đăng ký, danh sách đề nghị cấp GCNQSDĐ, biểu tổng hợp giải quyết các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, kết quả kiểm tra. Sau khi hoàn thành việc kiểm tra thẩm định hồ sơ, ghi ý kiến vào đơn xin đăng ký đất đai, nhưng hồ sơ đủ điều kiện và gửi lên UBND tỉnh, còn những trường hợp không đủ điều kiện thì ghi ý kiến và chuyển về cho người dân. III. THỰC TRẠNG CẤP GCNQSDĐ Ở NƯỚC TA Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia quý báu, là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông, lâm nghiệp, là địa bàn phân bố dân cư và các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng….Việc cấp GCNQSDĐ là một vấn đề quan trọng. Sau khi luật đất đai 2003 có hiệu lực,công tác cấp GCNQSDĐ được đẩy mạnh rõ rệt.Tính đến tháng 11/2007 cả nước ta đã cấp được 25.680.731 GCNQSDĐ cho hộ gia đình,cá nhân và tổ chức với 15.797.115ha đạt 66.7% diện tích cần cấp giấy chứng nhận bao gồm các loại đất nông nghiệp,lâm nghiệp, đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dung, đất cơ sở tôn giáo tín ngưỡng, đất nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó có 13 tỉnh cấp giấy chứng nhận đạt trên 90% diện tích cần cấp đối với các loại đất chính(đất sản xuất nông nghiệp, đất ở nông thôn, đất ở đô thị),14 tỉnh đạt từ 80% đến 90% ,10 tỉnh đạt từ 70%đến 80%,27 tỉnh còn lai đạt dưới 70%.Cụ thể như sau: - Đối với đất sản xuất nông nghiệp: đã cấp 13.686.351 giấy với diện tích 7.485.643 ha, đạt 82,1% so với diện tích cần cấp; trong đó cấp cho hộ gia đình và cá nhân là 13.681.327 giấy với diện tích 6.963.330 ha; cấp cho tổ chức 5.024 giấy với diện tích 522.313 ha. Có 31 tỉnh đạt trên 90%, 11 tỉnh đạt từ 80% đến 90%, 8 tỉnh đạt từ 70% đến dưới 80%; 12 tỉnh đạt từ 50 đến 70%; 2 tỉnh còn l ại đ ạt d ư ới 50%. - Đối với đất lâm nghiệp : trên phạm vi toàn quốc diện tích đất lâm nghiệp đã cấp 1.111.302 giấy với diện tích 8.116.154 ha, đạt 62,1% diện tích cần cấp giấy. Có 13 tỉnh đạt trên 90%, 7 tỉnh đạt từ 80% đến 90%, 5 tỉnh đạt từ 70% đến dưới 80%; 8 tỉnh đạt từ 50 đến 70%; 31 tỉnh còn lại đạt dưới 50%; - Đối với đất nuôi trồng thủy sản: đã cấp 642.545 giấy với diện tích 478.225 ha, đạt 68,3% diện tích cần cấp giấy; còn 10 tỉnh chưa triển khai cấp GCN đối với đất nuôi trồng thuỷ sản. - Đối với đất ở tại đô thị: đã cấp 2.837.616 giấy với diện tích 64.357 ha, đạt 62,2% diện tích so với nhu cầu cần cấp GCNQSDĐ Có 17 tỉnh c ó t ỷ lệ di ện tích được cấp giấy đạt trên 90%, 6 tỉnh đạt từ 80% đến 90%, 6 tỉnh đạt từ 70% đến dưới 80%; 15 tỉnh đạt từ 50 đến 70%; 20 tỉnh còn lại đạt dưới 50%. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đ ất ở cho người có nhu cầu theo quy định của Luật nhà ở. - Đối với đất ở tại nông thôn: đã cấp 11.705.664 giấy với diện tích 383.165 ha, đạt 76,5% diện tích cần cấp giấy. Có 19 tỉnh đạt trên 90%, 16 tỉnh đạt từ 80% đến 90%, 10 tỉnh đạt từ 70% đến dưới 80%; 12 tỉnh đạt từ 50 đến 70%; 7 tỉnh còn lại đạt dưới 50%. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, người sử dụng đất ở tại khu vực nông thôn cũng thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đ ất ở cho người có nhu cầu theo quy định của Luật nhà ở. - Đối với đất chuyên dùng: đã cấp 71.897 giấy với diện tích 208.828 ha, đạt 37,4% diện tích cần cấp giấy. Có 3 tỉnh đạt trên 90%, 11 tỉnh đạt từ 70% đến 80%; 10 tỉnh đạt từ 50 đến 70%; 40 tỉnh còn lại đạt dưới 50%. Việc cấp GCN cho đất chuyên dùng nhìn chung không có vướng mắc nhưng đạt tỷ lệ thấp do các tỉnh chưa tập trung chỉ đạo thực hiện. IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CẤP GCNQSDĐ . Những thành tựu đạt được. Sau khi luật đất đai 2003 ra đời chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác cấp GCNQSDĐ cụ thể như: Việc cơ bản hoàn thành cấp GCNQSDĐ cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đã góp phần quan trọng giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai ngày một tốt hơn, giúp cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư sản xuất, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng để thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh. Từ năm 2003 đến nay, các quy định của pháp luật đất đai đã có nhiều đổi mới và liên tục được hoàn thiện, nhất là các quy định về đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCN, nhằm đẩy mạnh việc cấp GCNQSDĐ. Cùng với các quy định của Luật Đất đai 2003, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có những bước cải cách quan trọng giữa UBND cấp tỉnh với cơ quan quản lý đất đai cùng cấp, thủ tục cấp GCN có những đổi mới cơ bản, giảm phiền hà trong cấp GCN. Do vậy, tiến độ cấp GCN được đẩy nhanh hơn trong những năm qua. Sau luật đai năm 2003 có hiệu lực, công tác cấp GCNQSDĐ đẩy mạnh hơn.Trong năm 2007 diện tích đất sản xuất nông nghiệp cấp được 1.491.440 giấy (tăng 12,2% so với trước năm 2005); đất lâm nghiệp cấp được 346.853 giấy (tăng 45,3 % so với trước năm 2005); đất ở đô thị cấp được 864.258 giấy (tăng 43,8 % so với trước năm 2005); đất ở nông thôn cấp được 3.499.786 giấy (tăng 42,6 % so với trước năm 2005); đất chuyên dùng cấp được 33.052 giấy (tăng 85,1% so với trước năm 2005). Trong quá trình cấp GCN đối với đất sản xuất nông nghiệp, nhiều địa phương đã kết hợp chặt chẽ quá trình "dồn điền, đổi thửa" với việc cấp đổi GCN cho thửa đất lớn sau khi đã thực hiện xong việc dồn điền, đổi thửa. Trình tự Thủ tục cấp GCN đã được cải cách, có nhiều điểm mới thể hiện trong Luật Đất đai, NĐ số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai và NĐ số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết các khiếu nại đất đai Tiến trình cải cách thủ tục cấp giấy chứng nhận cũng đã đạt được những tiến bộ cơ bản: Thực hiện nguyên tắc một cửa, nêu cao trách nhiệm người tiếp nhận hồ sơ, giảm bớt một số giấy tờ như nộp trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính thửa đất và biên bản xác định ranh giới sử dụng đất với người liền kề và công việc này sẽ do Văn phòng đăng ký chịu trách nhiệm. - Việc cấp GCN có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết những vấn đề tồn tại trong lịch sử về quản lý và sử dụng đất; giải quyết có hiệu quả tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; góp phần thúc đẩy nhanh và thuận lợi cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất. Đồng thời với công tác đăng ký đất đai và cấp GCN, Nhà nước tiến hành xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính. Đây là tài liệu cơ sở pháp lý quan trọng để phục vụ cho việc theo dõi và quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động liên quan tới đất đai, là dữ liệu chính để xây dựng hệ thống thông tin đất đai. GCN tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quyền của người SDĐ như chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, tặng cho, cho thuê QSDĐ, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ; bảo vệ lợi ích chính đáng của người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, thừa kế, nhận thế chấp… - Hệ thống thông tin đất đai được xây dựng từ kết quả cấp GCN sẽ được kết nối với hệ thống các cơ quan nhà nước có liên quan, với hệ thống các tổ chức tài chính, tín dụng; được đưa lên mạng thông tin điện tử để tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin đất đai một cách thuận lợi, nhanh chóng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của xã hội. GCN tạo thuận lợi cho giao dịch bất động sản, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản, tạo điều kiện để huy động nguồn vốn đầu tư thông qua hoạt động thế chấp vay vốn. Hệ thống thông tin đất đai có tác dụng phục vụ đắc lực cho phòng, chống tham nhũng về đất đai. 2. Những tồn tại trong công tác cấp GCNQSDĐ Sau khi có Luật Đất đai năm 2003 ra đời, việc cấp GCN đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số điểm yếu kém như : - Số lượng GCNQSDĐ đã cấp nhưng người dân chưa đến nhận còn nhiều. Điển hình như thành phố Hà Nội có đến hơn 65.000 trường hợp, Bình Thuận còn 14.000 trường hợp, tỉnh Gia Lai còn tồn hơn 6.000 trường hợp…nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nghĩa vụ tài chính phải nộp khi đăng ký cấp GCNQSD đất còn quá cao, chưa hợp lý hoặc hợp lý nhưng không phù hợp với khả năng tài chính của người dân. Hiện nay đang tồn tại 4 loại giấy chứng nhận bất động sản: Giấy đỏ cũ về quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 1993 cấp trước ngày 1/7/2004; Giấy đỏ mới theo Luật Đất đai 2003 cấp sau 2004; Giấy hồng cũ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị theo Nghị định 60-CP năm 1994 cấp trước 2004 và Giấy hồng mới cấp theo Luật Nhà ở, Giấy tím... và nhiều loại giấy tờ hợp lệ khác về nhà đất làm tồn tại nhiều cách làm khác nhau về việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Với những giấy khác nhau, không tạo nên được một hệ thống đăng ký bất động sản thống nhất, gây ra những bất cập trong công tác quản lý bất động sản. Nhiều loại tài sản gắn liền với đất chưa có quy trình đăng ký và cấp GCN như nhà máy, khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đang gây bức xúc cho các nhà đầu tư vì họ không thể đưa tài sản đã đầu tư đi thế chấp để vay tiền. Sự tồn tại các loại giấy trên cũng tạo nên tính phức tạp của luật pháp về đăng ký BĐS, người dân khó nhận thức được việc mình phải làm và việc nào nên làm. Vì thế, người dân luôn phàn nàn hệ thống thủ tục hành chính liên quan tới đất đai luôn quá phức tạp. Ví dụ, để được cấp sổ đỏ thì các giấy tờ đất phải nộp cho cơ quan quản lý đất đai. Còn khi thực hiện đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì giấy tờ về tài sản gắn liền với đất cũng phải nộp ở một số cơ quan quản lý khác. Với một hệ thống đăng ký mà bị tách thành nhiều mảng, đương nhiên sẽ dẫn đến chồng chéo và những khoảng hở của hệ thống. Một thửa đất gắn với tài sản, có thể có 2 giấy chứng nhận hoặc nhiều hơn. Nhưng có trường hợp chủ sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu ngôi nhà đó, hoặc thửa đất này được phép sử dụng vào nhiều mục đích...  - Hiện nay đất đô thị mới cấp được khoảng 45%. Một số địa phương đạt kết quả thấp trong việc cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức, cá thể như thành phố Hà Nội tính đến 30/6/2007 cấp GCNQSDĐ cho tổ chức đạt 23,8% tổng số tổ chức, tỉnh Bắc Giang cấp đạt 37,08% số tổ chức. Còn việc cấp GCN cho đất lâm nghiệp trong thời gian dài gặp nhiều khó khãn do không có bản đồ địa chính. Chính phủ đã quyết định đầu tư để lập bản đồ địa chính mới cho toàn bộ đất lâm nghiệp nên đã đẩy nhanh đáng kể tiến độ cấp GCN cho đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, đến nay tiến độ cấp GCN đất lâm nghiệp tại một số địa phương vẫn bị chậm vì đang chờ quy hoạch lại 3 loại rừng và quy hoạch lại đất do các lâm trường quốc doanh đang sử dụng cùng với việc sắp xếp, đổi mới các lâm trường. Có tình trạng chồng chéo giữa việc cấp GCNQSDĐ (bìa đỏ) với giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất (bìa hồng). Ở một số địa phương, còn có các cơ quan đăng ký khác nhau đối với mỗi loại giấy hoặc còn lúng túng trong phối hợp giữa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất với Tổ nghiệp vụ hành chính công, giữa Phòng Tài nguyên và Môi trường với Phòng quản lý đô thị. - Nhìn chung, việc cấp GCNQSDĐ còn chậm, không đạt được tiến độ theo kế hoạch đã đề ra, nhất là đối với các loại đất chuyên dùng, đất ở đô thị và đất lâm nghiệp Một số địa phương chưa triển khai thực hiện đồng bộ cấp Giấy chứng nhận cho tất cả các loại đất mà chủ yếu tập trung vào một số loại đất chính như đất sản xuất nông nghiệp, đất ở nông thôn và đất ở đô thị. Một số tỉnh, thành phố còn tồn đọng nhiều giấy chứng nhận do người sử dụng đất chưa đến nhận hoặc do UBND cấp xã đã nhận được nhưng chưa trao cho người được cấp giấy. Nhiều địa phương vẫn chưa coi trọng việc cải cách thủ tục hành chính khi giải quyết cấp giấy chứng nhận, vẫn còn tình trạng gây phiền hà cho người sử dụng đất khi làm thủ tục cấy giấy chứng nhận như yêu cầu người dân phải nộp thêm các loại giấy tờ ngoài quy định hoặc phải tự mang hồ sơ đến từng cơ quan có thẩm quyền để giải quyết và không xem xét cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp sử dụng đất thuộc phạm vi quy hoạch, đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình mà không thuộc trường hợp phải thu hồi đất; thậm chí có nơi vẫn yêu cầu người dân phải xin xác nhận của những người liền kề về ranh giới sử dụng đất; nhận và trả kết quả hồ sơ không đúng địa chỉ quy định; nhận hồ sơ không bảo đảm yêu cầu, gây phiền hà cho người dân hoặc phải giải quyết thủ tục gượng ép thiếu chặt chẽ về pháp lý; cá biệt có nơi còn đòi hỏi phải có hộ khẩu thường trú mới xem xét cấp giấy chứng nhận. Nếu theo kế hoạch ban đầu của Chính phủ đề ra thì đến hết năm 2005 phải hoàn thành việc cấp GCN nhưng gần hết năm 2007 rồi mà vẫn không hoàn thành kế hoạch đặt ra. Đặc biệt đến nay vẫn còn đến 27 tỉnh, thành phố cấp GCN một số loại đất chính đạt dưới 70% diện tích cần cấp. Chất lượng việc cấp GCNQSDĐ chưa đảm bảo do căn cứ theo kết quả tự khai và theo bản đồ giải thửa đo đạc từ các năm trước đây. Trong việc cấp GCNQSDĐ có một số vi phạm về tiêu chuẩn, diện tích, đối tượng, nguồn gốc, trình tự thủ tục, thời gian trao trả giấy và các khoản thu về tài chính. Việc thực hiện Luật đất đai 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP chưa nghiêm. Một tồn tại nữa phải kể đến là Lực lượng cán bộ thục hiện công tác cấp GCNQSDĐ tuy có trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng đặc biệt là đội ngũ cán bộ các xã về tinh thần trách nhiệm làm việc của một số cán bộ xã là rất lớn đến công tác cấp GCN. Lực lượng cán bộ cấp Huyện tuy có trình độ về chuyên môn nhưng lại còn quá mỏng trong khi đó nhu cầu về cấp GCNQSDĐ thì lại rất lớn. . Nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong việc cấp giấy chứng nhận Hiện nay việc cấp GCNQSDĐ vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra theo quy định của chính phủ.Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Điển hình như: - Nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai ban hành rất chậm sau ngày Luật bắt đầu có hiệu lực, đã làm chậm việc thi hành Luật trên thực tế. Một số nội dung trong văn bản qui phạm pháp luật có vướng mắc khi triển khai thực hiện cấp GCNQSDĐ ở địa phưõng. Một số quy định tại NĐ 181/2004/NĐ-CP gặp vướng mắc trong thực hiện. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất và NĐ số 19/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất, có quy định chưa phù hợp với truyền thống của người Việt Nam. Về nghĩa vụ tài chính cũng là một nguyên nhân lớn. Tại nhiều tỉnh, thành phố, “sổ đỏ” đã hoàn thiện nhưng người dân đã không đến nhận. Bởi lẽ, hoặc họ không có đủ tiền trả cho lệ phí trước bạ, hoặc tồn tại tâm lý: có sổ hay không thì những người không có nhu cầu chuyển nhượng vẫn sống tại mảnh đất ấy, ngôi nhà ấy. Lệ phí cao đã không khuyến khích người sử dụng đất thiết tha với mảnh “sổ hồng”. Hiện nay khoản thu trước bạ 1% khi chuyển quyền sử dụng đất giữa người thân cho nhau và 1% khi cấp GCNQSDĐ, lệ phí trích đo địa chính, tiền sử dụng đất còn cao so với thu nhập của người dân đặc biệt là đối với các hộ nghèo, dân tộc thiểu số, vùng sâu khi cấp lần đầu làm cho người sử dụng đất không muốn nộp hoặc không mặn mà trong việc xin cấp GCNQSDĐ. Chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thay đổi nhiều theo quy định tại các NĐ: 04/NĐ-CP ngày 11/2/2000, 38/NĐ-CP ngày 23/8/2000,198/NĐ-CP ngày 3/12/2004. Những thay đổi này dẫn đến khó thực hiện, gây so bì giữa người nộp trước với người nộp sau. Có những vấn đề cần thiết phải quy định nhưng chưa được quy định. Cơ chế tài chính cho hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chưa được quy định cụ thể. Nguyên nhân chủ yếu của việc cấp giấy chứng nhận chậm là do việc triển khai thi hành Luật Đất đai ở các địa phương nhìn chung còn chậm. Tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi twờng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Chưa bảo đảm kinh phí cho việc cấp giấy chứng nhận. Hệ thống pháp luật còn một số điểm bất cập. Cấp giấy chứng nhận là một công việc khó khăn, phức tạp do một thời gian dài buông lỏng quản lý đất đai; tình trạng vi phạm Luật Đất đai trong sử dụng đất (như lấn chiếm, chuyển mục đích trái phép, tranh chấp, không sử dụng hoặc sử dụng không hết, không hiệu quả đất được giao) của các tổ chức, cá nhân là khá phổ biến với số lượng lớn; nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm chưa được xử lý dứt điểm Nguyên nhân gốc của tình trạng chậm trễ trên xuất phát từ sự thiếu đồng bộ giữa các luật: Đất đai, Nhà ở, Xây dựng, Đầu tư và các nghị định, dẫn tới việc thực hiện cấp giấy chứng nhận thiếu một quy trình thống nhất. Những mâu thuẫn ấy cũng hành người dân phải chạy quá nhiều cửa để thực hiện quyền của mình. Ngoài ra, do hệ thống pháp luật còn một số điểm bất cập mà cụ thể là có sự xung đột giữa Luật Đất đai và Luật Nhà ở. Theo quy định của khoản 1, Điều 48, Luật Đất đai thì tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên GCN (sổ đỏ). Nhưng tại khoản 1 Điều 9 Luật Nhà ở thì lại quy định: Người sở hữu nhà ở có yêu cầu thì được cấp GCN quyền sở hữu nhà (sổ hồng - mẫu do Bộ Xây dựng cấp) mà không cần phải gắn liền với đất. Hậu quả mà người dân đang phải gánh chịu từ sự không nhất quán này là hệ thống thủ tục hành chính khá phức tạp. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho việc cấp GCN chậm trễ kéo dài - Một nguyên nhân nữa trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt thấp là vì diện tích đất nông nghiệp trong giai đoạn 2000- 2005 có sự biến động lớn, do chuyển từ đất lâm nghiệp sang, cộng với một số đất chưa sử dụng sang đất sản xuất nông nghiệp. Và trong quá trình chuyển dịch các cấp chính quyền chưa quản lý chặt, nên một số hộ lấn chiếm và sử dụng ổn định nhưng chưa đủ điều kiện để xét cấp giấy chứng nhận. Tình hình trên còn vì nhiều nguyên nhân khác như diện tích còn lại tập trung ở những nơi biến động; vùng khó khăn;công tác đo đạc lập bản đồ, hồ sơ địa chính còn chậm. Việc chậm này do nguồn kinh phí đo đạc mới trong năm 2007 chưa đáp ứng kịp thời, phương tiện và nhân lực còn thiếu, thủ tục hành chính còn khó khăn trong quá trình thẩm định các luận chứng kinh tế, kỹ thuật đo đạc lập hồ sơ địa chính. Tình hình biến động đất đai trong thời gian qua rất lớn, trong khi đó công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính chưa chính quy và đồng bộ dẫn đến tình trạng cập nhật, chỉnh lý và biến động hồ sơ không kịp thời. Ngoài ra, cấp huyện chưa thật sự quan tâm đúng mức, ít kiểm tra, đôn đốc công tác cấp sổ đỏ. Mọi việc đều giao khoán cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng như Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, dẫn đến chỉ đạo thiếu chặt chẽ, sâu sắc. Hiện tại còn nhiều người sử dụng đất trong diện tích còn lại, nhất là đất nông nghiệp, đất ở chưa đăng ký kê khai để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì còn ngại xử lý về nguồn gốc đất đai và thực hiện nghĩa vụ tài chính. - Hiện tượng cán bộ, công chức gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân khi làm các thủ tục cấp GCN vẫn chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời; tình trạng sai sót trong quá trình thực hiện cấp GCN hiện nay còn khá phổ biến... - Cán bộ cấp GCNQSDĐ không ổn định, thường kiêm nhiệm, một số hiểu không đúng, chưa đầy đủ quy định của pháp luật về đất đai, ngại trách nhiệm, không nhận thức được sự bức xúc và yêu cầu chính đáng của người dân. Một số trường hợp GCNQSDĐ đã được ký nhưng vẫn chưa được trao cho người sử dụng đất do cán bộ thi hành nhiệm vụ chưa là hết trách nhiệm, có trường hợp cố tình kéo dài thời gian để vụ lợi; có nơi còn đòi hỏi điều kiện về hộ khẩu thường trú khi cấp GCNQSDĐ trong khi luật không có quy định về vấn đề này. Có trường hợp cán bộ cấp xã đã lợi dụng việc xác nhận thời điểm sử dụng đất để trục lợi. Việc ghi nợ về tài chính khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ ở nhiều địa phương chưa thuận lợi. Ghi nợ thuế chuyển mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp không khuyến khích người sử dụng làm thủ tục để được cấp giấy. Chế độ trách nhiệm về giải quyết những trường hợp có sai sót, tranh chấp, khiếu kiện, chưa được quy định rõ ràng giữa các cơ quan hữu quan có chức năng về cấp GCNQSDĐ Vẫn còn một số tỉnh và nhiều huyện chưa thành lập được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, hầu hết các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gặp khó khăn về kinh phí và về điều kiện làm việc. Việc đầu tư kinh phí cho đo đạc và làm bản đồ địa chính chưa kịp thời, tài liệu không chính xác, hồ sơ cũ bị hỏng, thiếu, thất lạc làm ảnh hưởng đến việc cấp giấy GCNQSDĐ. Số liệu về diện tích, loại đất trên thực tế, trên sổ sách và trên bản đồ đo đạc địa chính không thống nhất. Nhiều chủ sử dụng đất hiểu biết về việc cấp GCNQSDĐ còn rất hạn chế. Nhiều GCNQSDĐ đã được cấp nhưng chưa được phát tới người sử dụng đất, chủ yếu là do người sử dụng đất chưa có khả năng hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ về tài chính. . CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH TỐC ĐỘ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN . Phương hướng và mục tiêu về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân Hiện nay,công tác cấp GCNQSDĐ là một nhiệm vụ quan trọng cần phải quán triệt thực hiện trong công tác quản lý đất đai. Để công tác cấp GCNQSDĐ được triển khai tốt và thu được nhiều thành quả thì cần phải quán triển một số vấn đề sau: Trước hết cần phải quán triển các nội dung, tinh thần, chỉ thị của Chính Phủ. Xác định công tác cấp GCNQSDĐ là một nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất trong công tác quản lý Nhà Nước về đất đai, cần tập trung chỉ đạo sâu sắc,có kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện như thế nào, cần có sự phối hợp giữa các ban ngành với nhau để tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ. Phải làm tốt công tác tuyên truyền, vân động làm cho các chủ sử dụng đất quán triệt mọi nôi dung, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý đất đai và cấp GCNQSDĐ.Thông qua tuyên truyền giúp cho mọi người nhận thức rõ được các quyền lợi và nghĩa vụ trong việc thực hiện quyền sử dụng đất, giúp cho người sử dụng đất tích tực hưởng ứng và chấp hành đẩy đủ mọi mọi quy định trong công tác cấp GCNQSDĐ. Cần hết sức coi trọng công tác tổ chức, chuẩn bị vật tư, kinh phí, tài liệu tập huấn chuyên môn đến từng cán bộ thực hiện. Đồng thời cần đôn đốc kiểm tra việc thực hiện và những sai sót trong quá trình chỉ đạo và thực hiện. Cuối cùng cần chú ý đến Quy hoạch cho các khu vực cần dành đất cho các công trình công cộng và pháp triển đô thị mới trên toàn quốc. Nhận thức rõ được tầm quan trọng trong việc cấp GCNQSDĐ xuất phát từ nhu cầu của mỗi người và sự phát triển của nền kinh tế cũng như tốc độ của đô thị hoá nhanh chóng của nền kinh tế,Các ngành cần có chủ trương trong giai đoạn cuối để khắc phục những khuyết điểm vướng mắc trong những năm qua, để hoàn thành công tác cấp GCNQSDĐ, Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai, góp phần ổn định chính trị xã hội, tăng trưởng kinh tế một cách bền vững trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo, nhất là việc thực hiện lộ trình cam kết khi Việt Nam đã là thành viên của WTO. Đó là cơ sở quan trọng trong việc quản lý đất đai và là cơ sở quan trọng trong vịêc nâng cao quyền và nghĩa vụ của ngýời sử dụng đất, làm cho họ nhận thức được vai trò của mình để từ đó có trách nhiệm hơn trong quá trình sử dụng đất. Phương hướng đặt ra là vậy nhưng việc thực thi của nó không đơn giản chút nào.Do vậy để đạt mục tiêu đến năm 2010 hoàn thành cơ bản việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khắc phục những tồn tại, bất cập vẫn còn xẩy ra trong quá trình cấp GCNQSDĐ. Muốn như vậy cần có những định hướng giải pháp phù hợp. 2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ. 2.1. Hoàn thành hệ thống văn bản của Nhà nước về đất đai. Các văn bản pháp luật của Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản lý nhà nước về đất đai. Nó là cơ sở, căn cứ cho việc cấp GCNQSDĐ. Do vậy các văn bản pháp luật phải dễ hiểu, đơn giải, và phải thống nhất giữa các nội dung với nhau, giữa các văn bản với nhau để tránh lung túng trong việc thực hiện. Hơn nữa, một văn bản, chính sách mới được Nhà nước đưa ra cần phải có văn bản hướng dẫn di kém để cho các cấp dễ thực hiện.Thực tế có nhiều điều tồn tại ,trong những năm gần đây có nhiều văn bản, chính sách về đất đai vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ, giữa các bộ luật hoặc văn bản ban hành chưa có sự phối hợp ăn khớp với nhau và nhiều chỗ còn mâu thuẫn. Luật đất đai nãm 2003 ra đời thay thế choLuật đất đai năm 1993 nhưng vẫn có những quy định chưa chặt chẽ, việc thi hành luật phải chờ đến các văn bản hướng đẫn thi hành .Một số văn bản chưa đúng thẩm quyền, một số quy định của pháp luật đất đai chỉ dừng lại ở mức độ nguyên tắc, quan điểm mà chưa có quy định cụ thể. Vì thế đòi hỏi cần phải hoàn thiện hệ thống vãn bản pháp luật về đất đai cho phù hợp với điều kiện hiện nay, cần xây dựng và ban hành quy chế quản lý về sử dụng đất. Hệ thống vãn bản pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, các văn bản do các cơ quan cấp dưới ban hành cần phải có sự thống nhất với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất. Đồng thời tránh trình trạng các văn bản ban hành trong một thời gian ngắn lại không phù hợp với thực tế phải xoá bỏ hay điều chỉnh, bổ sung làm cho người dân thi hành quy định không kịp ứng phó với những thay đổi theo quy định của Nhà nước.Cần phải có những quy định về chính sách tài chính phù hợp và những chế tài xử lý các vi phạm pháp luật một cách hợp lý. Có thể nói đây là một giải pháp khá quan trọng nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân. Nếu giải pháp này được thực hiện tốt sẽ giúp cho công tác quản lý Nhà nýớc về đất đai trong giai đoạn tới sẽ chặt chẽ hõn đồng thời việc cấp GCNQSD Đ sẽ được diễn ra nhanh chóng hơn . .2. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính. Sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực đã có nhiều tác động tích cực đối với việc quản lý và sử dụng đất đai, giải quyết được rất nhiều vấn đề góp phần vào việc đẩy nhanh tốc độ cấp GCNQSDĐ.Tuy nhiên thủ tục hành chính trong quản lý đất đai nhất là trong công tác cấp GCNQSDĐ trong thời gian qua chưa được rõ ràng hay các quy định còn chồng chéo lên nhau giữa các ngành.Vì vậy các cơ quan cấp GCNQSDĐ phải công khai các thủ tục trong viêc cấp giấy chứng nhận, nội dung cần công khai như: danh mục các giấy tờ trong từng loại hồ sơ, thời hạn giải quyết, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính phải nộp. Mặt khác, hiện nay khoản thu lệ phí trước bạ và một số lệ phí khác còn rất cao, àm cho ngýời sử dụng đất phải tốn kém đặc biệt là đất ở đô thị.Vì thế cần phải có biện pháp để khắc phục tình trạng nay, nhằm hạn chế các trường hợp người sử dụng đất không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ.Trong công tác cấp GCNQSDĐ cần thống nhất cấp 1 loại GCN bao gồm cả quyền QSDĐ và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo tinh thần Điều 48, Luật Đất đai 2003. Cần thống nhất quy trình thực hiện việc đăng ký đất đai, đăng ký tài sản hình thành từ SDĐ trên nguyên tắc thống nhất đầu mối quản lý đăng ký, đơn giản thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người SDĐ, khắc phục lãng phí trong quản lý, tạo sự quản lý phát triển thị trường bất động trong giai đoạn hiện nay; 2.3. Giải pháp tổ chức cán bộ. Trong công tác đăng ký và cấp GCNQSDĐ vai trò của đội ngũ cán bộ địa chính đóng một vai trò rất lớn, tuy nhiên trong thực tế đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã của cả nước còn thiếu về số lượng cũng như về chất luợng. Mà khối lượng công việc quản lý đất đai rất do nhu cầu về cấp GCNQSDĐ ng ày càng tăng đã gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý đất đai, làm chậm tiến độ cấp GCNQSDĐ . Mặt khác trình độ của các cán bộ còn yếu kém, nhiều cán bộ chưa nắm rõ các quy định của Nhà nước về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận, không có tinh thần trách nhiệm trong công tác cấp GCNQSDĐ cho người dân. Để giải quyết vấn đề này cần phải tăng cường thêm lực lượng cán bộ địa chính cho các xã giải quyết vấn đề thiếu hụt về số lượng, cũng như cả về chất lượng, khi tuyển cán bộ cần phải kiểm tra chặt chẽ khả năng làm việc, chuyên ngành đào tạo của người nộp hồ sơ dự tuyển, tránh tình trạng người chưa qua đào tạo chuyên môn vào làm trái ngành, nâng cao khả năng tin học và áp dụng các công nghệ mới trong công tác cấp GCN để đáp ứng được những yêu cầu trong công tác này.Hơn nữa trong thời gian tới phòng Tài nguyên và môi trường phải phối hợp với UBND các xã tổ chức các lớp nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tinh thần trách nhiệm làm việc cho cán bộ cấp xã để hạn chế những tiêu cực trong quá trình kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận và đẩy nhanh tiến độ của công tác này. 2.4. Giải pháp đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác cấp GCNQSDĐ Để phục vụ công tác kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân nhằm phục vụ công tác quản lý tốt hơn thì các cấp chính quyền cần quan tâm đầu tư kinh phí cho công tác đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn, phòng đăng ký đất đai tham mưu cho lãnh đạo Sở và UBND tỉnh có quy định cụ thể xử lý các tồn tại trước đây nhằm thúc đ ẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính trên cơ sở Luật Đât đai 2003 và các quy định hiện hành của pháp luật. Bổ sung hoàn chỉnh bản quy đinh về việc giao đất làm dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi để phát triển các khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hi ện các dự án đầu tư, xây dựng kế hoạch chuyển đổi dồn ghép ruộng đất trong nông nghiệp. 2.5. Công tác thông tin tuyên truyền. Công tác tuyên truyền và hướng dẫn người sử dụng đất kê khai đăng ký đất phải được tiến hành tốt hơn nữa nhằm giảm thiểu số hồ sơ đã kê khai đăng ký mà không được cấp có th ẩm quyền thông qua, do không đủ giấy tờ hợp lệ hay kê khai không đúng quy định, không đủ thông tin. Giải quyết được vấn đề này sẽ giúp cho ng ưòi sử dụng đất không phải mất nhiều thời gian cũng như tiền bạc khi thực hiện công tác kê khai và xin cấp GCNQSDĐ, đồng thời các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ giảm bớt số hồ sơ phải thẩm định, giảm được thời gian phải xem xét lại hồ sơ kê khai. Việc thông tin tuyên truyền có nhiều hình thức khác nhau thông qua các phương tiện thông tin đại chúng giúp cho ngư ời dân hiểu đư ợc quyền lợi của mình. Có thể nói công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đến người dân đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực đất đai nói ri êng cho nên đòi hỏi phải có s ự phối hợp giữa các cấp, ác ngành có liên quan phải th ực hện tốt công tác này giúp cho các văn bản, các quy định của nhà nước đến được với ng ười dân. 2.6. Các giải pháp khác. Ngoài những giải pháp trên còn có những giải pháp khác như :Cần tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hơn nữa để sử dụng đất một cách tiết kiệm, hiểu quả và đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện. Đồng thời khi có quy hoạch phải công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, để từng người dân,cán bộ biết được nội dung của quy hoạch. Ngoài ra cần thống nhất quy trình thực hiện việc đăng ký đất đai, đăng ký tài sản hình thành từ sử dụng đất trên nguyên tắc thống nhất đầu mối quản lý đăng ký, đơn giản thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người sử dụng đất, khắc phục lãng phí trong quản lý KẾT LUẬN Đất đai là một tài sản vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia, là điều kiện cần để sinh tồn và không thể thiếu được trong quá trình sản xuất.Vì vậy công tác cấp GCNQSDĐ hiện nay là vấn đế bức xúc của mọi người, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quản lý Nhà nước về đất đai. Trong thời gian qua, công tác cấp GCNQSDĐ tuy vẫn còn tồn tại một số hạn chế và chưa hoàn thành được kế hoạch đặt ra như: công tác cấp GCNQSDĐ còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác triển khai thực hiện dẫn đến số lượng các hộ gia đình, cá nhận vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận là rất nhiều. Điều này làm kìm hãm đến sự pháp triển của nền kinh tế-xã hội, đặc biệt là gây khó khăn trong việc hình thành và pháp triển thị trường bất động sản.Còn nhiều vấn đề bất cấp trong công tác cấp GCNQSDĐ. Tuy nhiên những khó khăn, vướng mắc đó không thể giải quyết ngay trong một sớm một chiều được mà cần phải có thời gian, điều quan trọng là các cấp các ngành phải tìm ra được những bước đi đúng đắn, những giải pháp phù hợp. Nhưng bên cạnh đó công tác cấp GCNQSDĐ đã đạt được những thành quả đáng kể, đã đáp ứng được phần nào nhu cầu được cấp GCNQSDĐ, giải quyết những vấn đề tồn tại trong lịch sử về quản lý và sử dụng đất; giải quyết có hiệu quả tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; góp phần thúc đẩy nhanh và thuận lợi cho công tác bồi thýờng, giải phóng mặt bằng khi Nhà nýớc thu hồi đất .GCN tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quyền của người SDĐ nhý chuyển nhýợng, thừa kế, thế chấp, tặng cho, cho thuê QSDĐ, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ; bảo vệ lợi ích chính đáng của ngýời nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, thừa kế, nhận thế chấp...Giúp cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, cải tạo đất đai. Đồng thời việc cấp GCNQSDĐ đã thực hiện chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về ổn định, quản lý có hiệu qu ả nguồn tài nguyên đất đai. Công việc cấp GCNQSDĐ là một công việc cơ bản, quan trọng đảm bảo sự quản lý chặt chẽ đất đai và thị trường bất động sản theo pháp luật, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo tình Kinh Tế Tài Nguyên đất(nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 2000) 2. Giáo trinh Đăng ký thống kê đất đai(Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 2000) 3. Luật Đất đai 2003. 4. NĐ 181/2004/N Đ-CP ngày 29th áng 10 n ăm 2004 c ủa Chính Phủ về thi hành Luật Đất đai. 5. Công điện số 09/CĐ-BTNMT ng ày 01 thang11 n ăm 2004 của Bộ T ài Nguyên và Môi trường gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai cấp GCNQSDĐ theo Luật Đất đai năm 2003 v à Nghị định số 181/2004/NĐ_CP. 6. Trang web www.vnn.vn. 7. Trang web http:// www.mạng xây dựng.com.vn. 8. Tạp chí Bất Động Sản số 38 ngày 05-03-2007 9. Tạp chí Bất Động Sản số 36 ngày 05-01-2007 10. Tạp chí Địa Chính 11. Báo Nhân dân ra ngày 07-11-2007. 12. Các số liệu về thực trạng và thành tựu lấy từ trang web Nhà Đất. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. GCN : Giấy chứng nhận. BDS : Bất động sản. UBND : U ỷ ban nh ân dân QSDĐ : Quyền sử dụng đất TN_MT : Bộ Tài Nguyên và Môi Trường MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0168.doc
Tài liệu liên quan