Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng ở quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội qua dự án nâng cấp, cải tạo và xây dựng Học viện Quốc phòng

Qua quá trình nghiên cứu tình hình thực tế của công tác đền bù giải phóng mặt bằng ở Quận Cầu Giấy -thành phố Hà Nội, mặc dù Quận mới được thành lập nhưng công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng ở quận đã đạt được những kết quả khả quan tạo điều kiện thuận lợi cho tiến độ thực hiện các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn Quận góp phần đưa quận nhanh chóng hoà nhập vào quá trình đô thị hoá của thành phố. Đạt được những kết quả khả quan như thế, trước hết là do sự cố gắng của các cấp các ngành có liên quan đến công tác này, nhờ sự chỉ đạo của UBND quận, lãnh đạo chỉ đạo của thành uỷ, UBND Thành phố, Sở Địa chính- Nhà đất. Bên cạnh đó phải kể đến những chính sách mà chính phủ mới ban hành có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng(NĐ22, QĐ 2O.) Đền bù giải phóng mặt bằng là công việc đầu tiên và cũng là khâu khó nhất của chủ dự án trong quá trình thực hiện đầu tư. Giải phóng mặt bằng đồng nghĩa với việc giải quyết mâu thuẫn giữa quyền lợi của một hoặc nhiều hộ dân, của một hay nhiều đơn vị bị thu hồi đất để phục vụ lợi ích phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và của đất nước. Mặt khác công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng liên quan đến việc quản lý đất đai, hộ khẩu và các quy định khác mà nhiều năm qua, trong quá trình đổi mới, chuyển đổi còn có nơi,có chỗ chưa quản lý chặt chẽ và chưa có điều luật rõ ràng. Vì thế, khi lập phương án đền bù theo chính sách còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Do đó, việc giải phóng mặt bằng vẫn còn rất chậm, từ đó gây khó khăn cho công tác triển khai thi công xây dựng các công trình, ảnh hưởng đến quy hoạch, làm ách tắc giao thông, tác động đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, làm chậm bước tiến của thủ đô. Hơn nữa công tác này còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như: các chính sách của Nhà nước về đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng, quy hoặch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng phát triển nhà ở,công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, nguồn vốn để thực hiện.

doc105 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng ở quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội qua dự án nâng cấp, cải tạo và xây dựng Học viện Quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, việc đền bù phải theo đúng quy định không có chế độ hỗ trợ thêm nên việc giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn hơn các dự án bằng nguồn vốn khác có hỗ trợ ngoài chính sách. - Thị trường chuyển nhượng đất đai trên địa bàn quận chưa phổ biến, nhất là đối với đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chuyển nhượng thường dẫn đến việc chuyển mục đích đất nông nghiệp trái phép nên việc xác định giá chuyển nhượng thực tế là không chính xác. - Việc đền bù thiệt hại về đất ở theo giá thị trường tại thời điểm đền bù rất khó thực hiện, vì mức giá này luôn thay đổi và trên thực tế không có số liệu thống kê cập nhật. Khi lập phương án đền bù mức giá này dựa trên các số liệu điều tra không chính xác nên khó thống nhất. Mức giá thị trường này có thể tăng đột ngột do các yếu tố quy hoạch (nhất là các tuyến đường chính, khả năng sinh lợi cao), có chênh lệch rất lớn so với mức giá trị tại thời điểm lập phương án đền bù thiệt hại về đất ở theo giá thị trường tại thời điểm đền bù sẽ rất phức tạp do phải thay đổi liên tục. * Vướng mắc về cơ chế, chính sách - Trong quá trình thực hiện các dự án, chế độ chính sách không ổn định, luôn thay đổi như đang thực hiện Quyết định 3517/QĐ-UB lại có Nghị định 22/1999/NĐ-CP. Quyết định 20/1999/QĐ- UB về chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. - Diện tích đất nông nghiệp ít, dân số sống bằng nghề nông còn lớn nên vấn đề thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang mục đích khác làm phát sinh nhiều mâu thuẫn, như vấn đề lợi ích, vấn đề giải quyết việc làm trong khi đó Nhà nước chưa có một chính sách vĩ mô để giải quyết vấn đề này. - Thực tế các đối tượng sử dụng đất có nguồn gốc rất đa dạng và khác nhau, 90% sử dụng đất và nhà không có giấy tờ hợp lệ. Nhưng mặt bằng về chính sách lại chưa thống nhất và bao quát được các đối tượng. Việc Nhà nước thay đổi, hoàn thiện chính sách đã gây khó khăn cho việc lập phương án đền bù nhất là đối với các dự án lớn cần đền bù, GPMB trong thời gian dài. - Việc áp dụng cơ chế chính sách của quận vào thực tiễn trên địa bàn còn chậm và lúng túng, đặc biệt ở thời điểm chính sách Nhà nước có điều chỉnh, thay đổi, gây thắc mắc khiếu kiện của người sử dụng đất bị thu hồi. + Chính sách giao đất, bán nhà ở tái định cư chưa có sự thống nhất trên địa bàn và khu vực dẫn đến nghi ngờ thắc mắc trong nhân dân. + Các dự án sử dụng vốn vay và vốn ngoài ngân sách đã áp dụng các mức hỗ trợ thêm trên cùng địa bàn gây không ít khó khăn cho việc giải thích và tổ chức thực hiện. - Điều kiện để được đền bù thiệt hại về đất quy định tại NĐ 22 vận dụng vào thực tế khu đô thị rất khó khăn và phức tạp. Nội dung của các điều khoản này không thống nhất với nhau và mâu thuẫn với NĐ 45/CP ngày 5/8/1996 và NĐ 60/CP ngày 4/7/1994 của Chính phủ quy định về nộp tiền sử dụng đất khi được cấp GCN quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở. Khi cấp GCN, người sử dụng đất ổn định từ sau ngày 18/12/1980 đến ngày 15/10/1993 phải nộp 20% tiền sử dụng đất, theo NĐ22 khi đền bù thiệt hại cho người sử dụng đất ổn định từ trước ngày 8/1/1988 được đền bù 100% sau ngày 8/1/1988 chỉ được xét hỗ trợ. Như vậy việc xác định thời gian sử dụng đất để áp dụng các chính sách đền bù, cụ thể với từng trường hợp là một khó khăn đối với chính quyền các cấp do không có đầy đủ hồ sơ quản lý, cập nhật biến động nhà đất thường xuyên do việc mua bán chuyển nhượng trái phép là hiện tượng rất phổ biến. Giữa quy định tại NĐ 60/CP và NĐ45/CP về cấp GCNQSH nhà ở và QSD đất ở với NĐ61/CP của Chính phủ về bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê, hỗ trợ đối với người thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước tự lo nơi ở mới chỉ được 60% tiền sử dụng đất. Còn theo NĐ45/CP thì được đền bù thiệt hại từ 80% đến 100%, xác định diện tích đất ở để đền bù chưa thống nhất mức diện tích khi đền bù và khi xét cấp GCNQSH nhà ở và QSD đất ở nên việc áp dụng các quy định này cho công tác đền bù, hỗ trợ thiệt hại khi GPMB nảy sinh mâu thuẫn, gây so sánh, khiếu kiện của người dân. Thông tư 145/1998/TT-BTC ngày 4/11/1998 của Bộ Tài Chính hướng dẫn áp dụng hệ số K để tính giá đền bù thiệt hại trên cơ sở giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường địa bàn quận tại thời điểm thu hồi, nhưng khi xác định rất khó khăn vì thực tế chưa hình thành thị trường BĐS chính thức. Chưa có chính sách điều tiết trong trường hợp thực hiện các dự án đường giao thông dẫn đến mâu thuẫn quyền lợi giữa người đang ở mặt đường phải di chuyển và người đang ở phía trong ra mặt đường. Chính sách đền bù GPMB chưa được đặt ra đối với trường hợp có diện tích còn lại sau GPMB quá nhỏ hoặc hình dạng không phù hợp với kiến trúc đô thị do công tác quy hoạch chưa đồng bộ giữa GPMB với chỉnh trang sau GPMB làm xuất hiện nhiều công trình mất mỹ quan, không đảm bảo an toàn. * Vướng mắc về công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư - Công tác công bố, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết đối với nhiều khu vực có các dự án lớn còn chậm, nhất là đối với các dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và quy hoạch các khu định cư, dẫn đến lúng túng khi triển khai thực hiện dự án. - Một số dự án không được chuẩn bị kỹ, nhất là khâu điều tra, khảo sát chuẩn bị đầu tư, không nghiên cứu đầy đủ và chính xác hiện trạng dân cư và xã hội dẫn đến những khó khăn không đáng có cho nhà đầu tư, chính quyền địa phương lẫn người sử dụng đất bị thu hồi. - Khi lập dự án đầu tư, phương án đền bù GPMB chưa được chủ đầu tư quan tâm và chuẩn bị một cách nghiêm túc dẫn đến lúng túng khi triển khai thực hiện, nhiều chủ đầu tư đứng ngoài cuộc trông chờ chính quyền thực hiện đền bù GPMB. * Vướng mắc trong việc tổ chức tái định cư - Việc tổ chức tái định cư phục vụ cho công tác đền bù GPMB của quận chưa được tốt, do quận chưa chuẩn bị trước quỹ đất, quỹ nhà tái định cư do khó khăn về vốn. Một số khu tái định cư chưa được quan tâm đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để tạo điều kiện cho nhân dân ổn định đời sông. Nhiều dự án khi triển khai giao đất mới chuẩn bị phương án tái định cư nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. - Công tác xét duyệt dự án đầu tư còn thiếu quan tâm đúng mức đến duyệt phương án đền bù GPMB, phương án tái định cư nên một số dự án thiếu tính khả thi, kéo dài thời gian đầu tư gây tư tưởng không ổn định trong nhân dân cũng như lãng phí thời gian, công sức, tiền của. - Việc chăm lo chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đào tạo chuyển nghề cho người bị thu hồi đất, nhất là khi thu hồi đất nông nghiệp với quy mô lớn chưa được chú trọng. * Những vướng mắc, khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện. - Việc tổ chức điều tra, khảo sát ban đầu làm căn cứ lập phương án đền bù thiệt hại GPMB, nhiều nơi còn tuỳ tiện, thậm chí có nơi có biểu hiện tiêu cực, gây mất lòng tin trong nhân dân. - Diện tích đất nông nghiệp ít, dân số sống bằng nghề nông còn lớn nên vấn đề thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang mục đích khác làm phát sinh nhiều mâu thuẫn, như vấn đề lợi ích, vấn đề giải quyết việc làm trong khi đó Nhà nước chưa có một chính sách vĩ mô để giải quyết vấn đề này. - Việc chấp hành pháp luật và chính sách của nhân dân còn thấp, hiện tượng chây ỳ để trục lợi cá nhân mang tính phổ biến. Trong khi đó việc triển khai chỉ đạo, thực hiện của các cấp chính quyền còn thiếu kiên quyết, đôi khi mang tính hữu khuynh. - Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, quận không có lực lượng chuyên trách, thường kiêm nhiệm nhưng khối lượng công việc lại quá lớn (thường xuyên trên dưới 50 dự án giải phóng mặt bằng). Bộ phận thường trực Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng, UBND quận giao cho Phòng Địa chính- Nhà đất cùng phòng Tài chính- Vật giá đảm nhiệm: các phòng này phải hoàn thành nhiều nhiệm vụ chuyên môn theo phân cấp nhưng lực lượng cán bộ không được bổ sung tăng cường. - Do quận chưa có một tổ chức chuyên trách chỉ đạo công tác này từ trên xuống dưới nên có tình trạng chỉ đạo không thống nhất giữa các dự án và các khu vực gây nên sự so sánh, khiếu kiện phương án GPMB phải bổ sung, điều chỉnh quá nhiều lần. - Việc phối hợp giữa Hội đồng đền bù GPMB các phường của quận chủ đầu tư và Hội đồng thẩm định thành phố chưa chặt chẽ từ đầu, tạo nên sự thiếu thống nhất, kéo dài thời gian GPMB. - Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng trong việc thi hành chính sách đền bù GPMB chưa được làm tốt, chưa thực hiện tốt biện pháp vận động phổ biến kết hợp với biện pháp kinh tế và biện pháp hành chính nên nhiều người dân không hiểu, hoặc hiểu chưa đúng, chưa thấu đáo chính sách của Nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân liên quan đến chính sách đền bù thiệt hại GPMB chưa được kịp thời dứt điểm, dẫn đến tình trạng kéo dài, gây bất bình trong nhân dân. b.Nguyên nhân Trong những năm qua, Thành uỷ, HĐND, UBND quận cầu giấy đã quan tâm chỉ đạo việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác GPMB khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn quận, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của quận nói riêng và Thủ đô nói chung. Đại bộ phận nhân dân vùng bị thu đất đồng tình với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tự giác thực hiện, nhiều người sẵn sàng chịu một phần thiệt thòi vì lợi ích chung giúp cho công tác GPMB được thuận lợi. Tuy nhiên, công tác GPMB của quận còn nhiều khó khăn, tồn tại chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, thậm chí có lúc, có nơi xảy ra vụ việc phức tạp kéo dài, làm chậm tiến độ thực hiện dự án, gây tổn hại về kinh tế và trật tự trị an xã hội, phải mất nhiều thời gian, công sức để giải quyết. Có tình trạng trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan; nhưng chủ yếu do sự thiếu đồng bộ, chưa nhất quán trong một số chính sách và quy định cụ thể của chính phủ và thành phố, có những quy định chưa thật phù hợp với thực tiễn chậm được bổ sung, sửa đổi. Trong một số trường hợp, lãnh đạo các ngành, các cấp chưa thấy rõ trách nhiệm của mình, xem xét việc GPMB dường như chỉ là việc của nhà đầu tư và các chủ dự án. Qúa trình chỉ đạo tổ chức thực hiện còn nhiều khuyết điểm, yếu kém; chưa coi trọng đúng mức công tác tuyên truyền vận động nhân dân; việc quy hoạch, cắm mốc giới công trình và quản lý mốc giới nhiều nơi chưa thực hiện được. Các khu định cư mới còn thiếu hoặc chưa được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để ổn định đời sống nhân dân. ở một số nơi đội ngũ cán bộ làm công tác GPMB chưa đủ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. b.1. Nguyên nhân khách quan Về chính sách: Nhà nước ban hành chính sách. Thành phố ra quyết định phê duyệt cho phép áp dụng từ đơn giá, hệ số K sử dụng đất nông nghiệp, đất ở . Hội đồng thẩm định trình UBND Thành phố phê duyệt phương án đền bù. Trong Nghị định 22/1998/ NĐ-CP và Quyết định 20/1998/QĐ-UB có nhiều điều quy định chưa phù hợp, nhiều giá áp dụng đền bù chưa hợp lý, quy định đối tượng đền bù chưa phù hợp với tình hình sử dụng đất. Cụ thể: Người canh tác sản xuất nông nghiệp chỉ được đền bù loại đất nông nghiệp trong khi thực trạng vẫn tồn tại loại đất 5%- kinh tế phụ gia đình. Người lấn chiếm đất công, đất không rõ nguồn gốc nhưng ổn định không tranh chấp trước năm 1998 được đền bù cao hơn đất hợp pháp thuộc diện hợp đồng thuê, mượn * Còn có sự khác nhau trong việc thực hiện các dự án khi hỗ trợ ngoài chính sách. - Các dự án sử dụng vốn ngân sách thường khó khăn hơn vì không có chính sách hỗ trợ. - Các dự án nguồn vốn tự có, vốn vay kinh doanhcác chủ đầu tư tự cân đối nên có hỗ trợ ngoài chính sách, công tác giải phóng mặt bằng đỡ khó khăn, phức tạp. - Các dự án sử dụng đất xây dựng nhà ở bán cho cán bộ công nhân viên do nguồn vốn đóng góp, thường hỗ trợ cao hơn nên giải phóng mặt bằng nhanh hơn. * Nguyên nhân lớn nhất mà nhiều dự án trọng điểm, các nút giao thông thu hồi diện tích đất nhà ở nhưng chưa có đất định cư nên làm chậm rất nhiều đến tiến độ giải phóng mặt bằng. * Một nguyên nhân nữa không kém phần phức tạp và khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng là một bộ phận lớn người sử dụng đất đang bị thu hồi đến diện tích đất cuối cùng, trong khi đó việc giải quyết chính sách xã hội, công ăn việc làm cho bà con nông dân không được quan tâm đảm bảo một cách cụ thể trong chính sách của Nhà nước. Bên cạnh đó, còn có sự chênh lệch quá lớn về địa tô sau khi giải phóng mặt bằng với giá đất đền bù khiến nhiều hộ chống đối không nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng. Nguyên nhân nữa là tốc độ phát triển đô thị nhanh và đang hình thành thị trường BĐS, những yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận dụng các chính sách vào thực tiễn, dẫn đến việc đền bù, GPMB gặp nhiều khó khăn. b.2. Nguyên nhân chủ quan. Công tác điều tra, khảo sát, xác minh nguồn gốc sử dụng đất, nguồn gốc nhà cửa của cán bộ và chính quyền cấp phường, xã có nơi thiếu chính xác, thiếu công bằng và nảy sinh tiêu cực. Mặt khác quận chưa có sự hướng dẫn, chỉ đạo, uốn nắn và giám sát thường xuyên công tác này. - Do các phường mới được thành lập từ xã lên nên nhận thức, trình độ dân trí chưa đáp ứng được với sự đô thị hoá hiện nay. Phần lớn nhân dân đều xuất thân từ nông dân bao đời nay, gắn bó với ruộng đất và có hộ sống chính bằng sản phẩm canh tác nông nghiệp, do vậy người dân không muốn giao đất cho các chủ đầu tư thực hiện dự án. Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng cấp quận chỉ được giao nhiệm vụ và trách nhiệm thực hiện các quyết định của Thành phố và Nhà nước.Nhiều Hội đồng không có quyền hạn về việc giải quyết mọi vấn đề liên quan như chính sách, giá đền bù, các vụ việc khiếu kiện chờ đợi các cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận, Hội đồng mới có cơ sở thực hiện. Việc thông báo, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Nhà nước về công tác đền bù giải phóng mặt bằng ở một số phường có lúc chưa sâu rộng, chưa thường xuyên liên tục nên còn một bộ phận nhân dân chưa thông, chưa ủng hộ công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Chưa quán triệt, thống nhất về tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân về ý nghĩa, mục đích của việc thu hồi đất, thực hiện các dự án phát triển kinh tế- xã hội, chưa kết hợp hài hoà giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa lợi ích của người sử dụng đất đai, sở hữu nhà ở với chủ đầu tư và Nhà nước, có nơi vì lợi ích cục bộ đòi hỏi thoả mãn yêu cầu cá nhân dẫn đến nhiều trường hợp dân khiếu nại sai, khiếu nại tập thể, không ít cán bộ Đảng có vai trò tích cực trong việc tổ chức dân khiếu kiện. Trình độ dân trí chưa được nâng cao đúng với tốc độ phát triển đô thị, nhiều bộ phận nhân dân chưa hiểu và còn bị các lực lượng chống đối kích động lôi kéo, không chấp hành các quyết định của Nhà nước, Thành phố Việc quản lý của các cấp chính quyền xã trước kia và phường thuộc quận hiện nay còn lỏng lẻo nên việc tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây nhà trên đất canh tác, mua bán trao tay vì vậy khi có quyết định thu hồi đất thu hồi đất thực hiện các dự án cũng rất khó khăn phức tạp trong giải phóng mặt bằng. Công tác tái định cư và công tác đào tạo chuyển nghề, tạo công ăn việc làm mới cho người dân bị thu hồi đất chưa được quan tâm đúng mức. Các vướng mắc về vốn, về cơ chế đầu tư xây dựng các khu tái định cư chưa được giải quyết kịp thời. Cơ chế, chính sách của Nhà nước và Thành phố còn thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất gây vướng mắc khi thực hiện. Chương III Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng. I. Phương hướng. Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong công tác GPMB, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định chính trị xã hội Thủ đô nói chung và quận cầu giấy nói riêng. Trước mắt, công tác đền bù thiệt hại GPMB cần tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách hiện đang tồn tại làm ảnh hưởng đến tiến độ đền bù GPMB, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục đầu tư huy động vốn, tận dụng ngay những điều kiện sẵn có về đất để phát triển các khu tái định cư, phục vụ kịp thời công tác GPMB cho các công trình đang được triển khai. Cần phải coi đây là một trọng tâm công tác của thành phố để đưa các dự án đầu tư vào hoạt động đúng kế hoạch gắn với việc hoặch định các chính sách kinh tế xã hội có tác động trực tiếp đến đời sống dân cư. Các ngành, các cấp phải coi đây là nhiệm vụ của tổ chức mình và vận động nhân dân thực hiện. Để đảm bảo công tác đền bù GPMB được thực hiện tốt, đúng thời gian, toàn diện, ổn định và lâu dài cần thống nhất một số phương hướng sau: Năm 2002 là năm tập trung triển khai các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và của Thành ủy, HĐND thành phố về phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô. Kết luận của thường trực Thành uỷ về công tác GPMB đã chỉ rõ: "Để thực hiện xây dựng Thủ đô theo đúng quy hoạch đã được chính phủ phê duyệt, công tác GPMB ở thành phố vốn kéo dài nhiều năm, công việc còn gian nan vất vả. Năm 2002, phải là năm "đồng khởi" về GPMB. Các ngành, các cấp của thành phố cần phát huy kết quả và những bài học kinh nghiệm của năm 2001 để tổ chức thực hiện nhiệm vụ GPMB năm 2002 với tinh thần Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 BCH Đảng bộ thành phố lần thứ XIII là: "Chủ động, tiến công, khắc phục vượt qua mọi khó khăn, lãnh đạo tập trung, ráo riết, quyết liệt hơn; thực hiện đồng bộ, kiên quyết, có hiệu quả, tạo chuyển biến rõ rệt hơn nữa". GPMB khi Nhà nước thu hồi đất là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng hết sức khó khăn, phức tạp, nhạy cảm. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể phải coi đây là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương để vận động, thuyết phục cán bộ, đảng viên gương mẫu và nhân dân tự giác thực hiện. Quá trình tổ chức thực hiện phải đảm bảo công khai, công bằng, dân chủ, trên nguyên tắc kết hợp giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích chính đáng hợp pháp của người trong diện phải di chuyển. Phương pháp giải quyết phải trên cơ sở luật pháp và những quy định của thành phố, phù hợp với thực tiễn, có lý có tình; kết hợp chặt chẽ các biện pháp vận động- thuyết phục- kinh tế- hành chính và pháp luật. II. Nhiệm vụ GPMB là công tác quan trọng, có nhiều khó khăn, phức tạp, là khâu mở đầu trong quá trình triển khai thực hiện các dự án xây dựng và phát triển thành phố, quận. Vừa qua, các cấp, các ngành của quận và nhân dân đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác GPMB, đã tham gia thực hiện GPMB với ý thức trách nhiệm cao, Thành uỷ, HĐND thành phố có Nghị quyết về công tác GPMB. Chính quyền các cấp đã thành lập các Ban chỉ đạo, tổ công tác, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn; xây dựng kế hoạch, các quy chế, cơ chế, chính sách phục vụ công tác GPMB. Nhờ vậy, trong năm 2001, công tác GPMB đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tạo đà đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII, Nghị quyết 15 của Bộ chính trị về chiến lược phát triển Thủ đô. Năm 2002 là năm đồng khởi GPMB của thành phố. Vì vậy thành phố nói chung và quận cầu giấy nói riêng cần phải tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tiếp tục nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác GPMB trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô theo hướng CNH-HĐH. phải thấy rõ GPMB là trách nhiệm chung của toàn quận, cần có sự tham gia đồng bộ, hiệu quả từ các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các chủ dự án, tới toàn thể nhân dân. - Năm 2002 là năm giao thông đô thị, vì vậy quận cùng với thành phố tập trung tăng cường đầu tư nâng cao năng lực, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, giải quyết những bức xúc trong xây dựng, quản lý đô thị. - Việc lập phương án xác định điểm GPMB, bố trí nơi tái định cư phải nghiên cứu trước một bước nhằm đảm bảo cân đối, hợp lý trong quy hoạch tổng thể thành phố và thực hiện công khai trong nhân dân. UBND quận, thành phố giao nhiệm vụ cho các ngành chức năng lập phương án tổng thể về quỹ đất, nhà tái định cư trên địa bàn quận, thành phố. - Các cơ chế, chính sách áp dụng trong GPMB thuộc thẩm quyền giải quyết của quận, thành phố cần phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, công bằng, công khai. Tập hợp kiến nghị lên chính phủ xin ý kiến chỉ đạo đối với những cơ chế chính sách cần phải điều chỉnh hoặc sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. - Tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo, sửa đổi, bổ sung quyết định 20/1998/QĐ-UB và Quyết định số 3519/QĐ-UB của UBND thành phố để ngay sau khi chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định số 87 và NĐ số 22 thì có thể ban hành quy định của Thành phố thực hiện các NĐ của chính phủ. - Các cấp, các ngành, địa phương cần phải quan tâm chăm lo, bảo đảm ổn định đời sống, việc làm cho nhân dân khu vực GPMB, đặc biệt ở những nơi gặp nhiều khó khăn. - GPMB đến đâu phải tổ chức quản lý đất ngay đến đó để triển khai xây dựng, kiên quyết không để đất bị tái lấn chiếm hoặc bỏ hoang hoá sau GPMB. - Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục các tổ chức và nhân dân khu vực GPMB chấp hành nghiềm chủ trương, chính sách của Nhà nước. Ban tuyên giáo thành uỷ chỉ đạo các cơ quan thông tấn trên địa bàn quận, thành phố thống nhất định hướng tuyên truyền. - Xử lý nghiêm đối với những đối tượng vi phạm pháp luật, cố tình chống đối, cản trở lợi ích chung của cộng đồng, trên cơ sở đảm bảo chặt chẽ, có lý có tình, không làm mất ổn định gây khiếu kiện phức tạp trong nhân dân. - Kiên quyết chống các biểu hiện và hành vi tiêu cực trong GPMB, trong quản lý đất đai. - Cần rà soát, kiểm tra các quỹ sử dụng đất, kiên quyết thu hồi những diện tích đất hoang hóa và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm trong quản lý sử dụng đất. - UBND quận cần có cơ chế khen thưởng, kỷ luật trong công tác GPMB, quản lý sử dụng đất đai. III. Những giải pháp hoàn thiện công tác gpmb. Công tác GPMB là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý đất đai liên quan đến ổn định chính trị xã hội, phát triển kinh tế và xây dựng đô thị, đây là vấn đề nhạy cảm và ngày càng trở nên bức xúc, cần phải có giải pháp cụ thể cho công tác này nhằm đem lại hiệu quả cao về kinh tế, chính trị và xã hội. Sau đây là một vài giải pháp chủ yếu: 1. Ban hành, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống chính sách về đền bù thiệt hại GPMB và chính sách liên quan hỗ trợ GPMB. Không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách về đền bù thiệt hại GPMB cho phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố nói chung và quận cầu giấy nói riêng. Các chính sách này phải kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước, chủ đầu tư, người bị thu hồi đất và phải được đặt trong mối quan hệ với các chính sách khác. Trước hết điều chỉnh, sửa đổi một số quy định của Quyết định 20/1998/QĐ-UB ngày 30/6/1998 của UBND thành phố về việc triển khai thực hiện Nghị định 20/1998/NĐ-CP. Bổ sung điều chỉnh Quyết định 3519/QĐ-UB ngày 12/9/1997 của UBND thành phố về khung giá các loại đất trên địa bàn quận và thành phố cho phù hợp với quá trình hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội từng khu vực, từng đường phố theo quá trình đô thị hóa hiện nay. Điều chỉnh mức giá đất có đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đất chưa có đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đất khu dân cư nông thôn cho phù hợp với thực tế. Để có kế hoạch dài hạn và chủ động trong khâu giải quyết việc làm cho người lao động thông qua các chương trình hướng nghiệp và dạy nghề, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định, cần có chủ trương nghiên cứu thành lập quỹ giải quyết việc làm để hỗ trợ học nghềkhi bị thu hồi đất sản xuất, các dự án phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ trên địa bàn phải ưu tiên tuyển dụng lao động tại nơi thu hồi đất. Cho phép các cơ sở phải di chuyển vay vốn với mức lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật mới. Đề nghị chính phủ cho phép những dự án có khối lượng lớn GPMB được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và giai đoạn xây lắp; tạo cơ chế để ứng trước vốn cho việc GPMB chủ động khi thực hiện xây lắp; cho phép không phải làm thủ tục xin điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn nếu kinh phí GPMB tăng nhưng chưa vượt tổng mức đầu tư. Ban hành quy chế sử dụng đất hai bên đường giao thông quy hoạch gắn liền với quy hoạch tuyến phố mới; sử dụng đất hai bên đường để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng: có cơ chế thu hồi, quản lý sử dụng quỹ đất do các hợp tác xã nông nghiệp nội thành đang sử dụng để các HTX này thực hiện chuyển đổi hoặc giải thể HTX theo luật, tạo quỹ đất phát triển đô thị, phục vụ GPMB. Tiếp tục chỉ đạo ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung đồng bộ về chính sách và áp dụng chính sách khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Xây dựng quy chế quản lý xây dựng, quản lý việc chuyển đổi sản xuất trong vùng quy hoạch, tránh hiện tượng chuyển đổi mục đích sử dụng, xây dựng gây lãng phí và khó khăn khi GPMB. 2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở đến năm 2010 được phê duyệt tiếp tục thực hiện quy hoạch chi tiết mạng lưới hạ tầng kỹ thuật xương sống của thành phố, tập trung đầu tư cho từng khu vực tạo sức hút cho phát triển đô thị. Xây dựng quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý và thực hiện quy hoạch nhằm tạo nề nếp, kỷ cương trong xây dựng và quản lý đô thị. Công tác quy hoạch phát triển đô thị cần phải phối hợp với kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt, tập trung nghiên cứu, xác định rõ định hướng sử dụng đất, phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để làm cơ sở cho công tác quản lý đô thị, ưu tiên quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới, tập trung đầu tư đầy đủ điều kiện hạ tầng để co giãn dân. Xác định rõ các khu vực tập trung trọng điểm để đầu tư phát triển các dự án xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ cần phải đảm bảo hạ tầng cho cả khu dân cư cũ giáp ranh tạo điều kiện sinh hoạt tương đương với khu dân cư đô thị mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khi bị thu hồi đất sản xuất. Để các dự án đầu tư có tính khả thi, không bị động, khi lập dự án chủ đầu tư phải lập phương án GPMB trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với dự án phải di dân, phải xác định được phương án tái định cư mới được giao đất. Các phương pháp thẩm định, các mức đánh giá, khảo sát địa bàn nhằm xây dựng phương án đền bù GPMB, các phương án xây dựng chỗ ở mới, chính sách tạo việc làm phải được xem xét một cách kỹ lưỡng, thông qua Hội đồng chuyên gia, nếu dự án của Nhà nước thì nên đầu tư một phần thích đáng chi phí của dự án cho phần việc này. 3. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính ở 4 cơ quan có liên quan chính đến đầu tư, GPMB là Kiến trúc sư Trưởng thành phố, Sở Địa chính- Nhà đất, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính- Vật giá trọng tâm vào các khâu: - Xác định chỉ giới đường đỏ, thiết kế tổng mặt bằng - Giao đất, cho thuê đất, bán nhà, cho thuê nhà tái định cư - Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư - Xác định giá bồi thường thiệt hại, xây dựng quy chế hoạt động thẩm định làm rõ trách nhiệm quyền hạn của từng thành viên, đảm bảo tính chất pháp lý. UBND quận củng cố tổ chức, có đầu mối thống nhất và phân công nhiệm vụ cụ thể; xác định quy chế hoạt động cho Hội đồng GPMB, đảm bảo chất lượng phê duyệt phương án GPMB. Thực hiện tốt nguyên tắc công khai dân chủ, công bằng trong việc điều tra, khảo sát lập và phê duyệt phương án, bố trí tái định cư, thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ. Các chủ đầu tư khi triển khai dự án cần phải đảm bảo các điều kiện: - Bố trí vốn đủ và theo đúng tiến độ - Có phương án GPMB và tái định cư khả thi. Khi chưa có đủ các điều kiện trên thì chưa nên tổ chức triền khai công tác GPMB. 4. Triển khai chính sách và tuyên truyền vận động và kiểm tra thực hiện chính sách. Ban GPMB phối hợp với các ngành tổ chức tập huấn các chính sách, đất đai, GPMB, quản lý đầu tư cho UBND các quậnk, huyện và chủ dự án. Tổ chức toạ đàm, hội nghị điển hình giữa các Hội đồng GPMB, bộ phận chuyên trách GPMB quận, huyện và các ngành trong việc áp dụng chính sách và kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện công tác GPMB. Kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục đền bù GPMB và thực hiện chính sách GPMB, tái định cư. Ngoài việc kiểm tra thường xuyên, sẽ tổ chức một số cuộc kiểm tra trọng điểm với sự tham gia của ngành trong Ban chỉ đạo. Tổ chức nghiên cứu đề tài, chuyên đề, tham quan học tập kinh nghiệm ở trong và ngoài nước để xây dựng chính sách và tổ chức thực hiện công tác GPMB. Coi trọng công tác báo cáo, xây dựng kế hoạch và đánh giá sơ kết, tổng kết công tác GPMB. Tăng cường phối hợp với các cơ quan báo, đài ở Trung ương và địa phương để tuyên truyền chính sách, đăng tải thông tin chính xác về công tác GPMB thông qua tiếp xúc, họp báo định kỳ. 5. Tập trung giải quyết vốn, tạo quỹ nhà đất phục vụ tái định cư theo phương châm: chủ động, tích cực. Chỉ đạo UBND các quận, huyện trên cơ sở quy hoạch chi tiết đã được UBND thành phố phê duyệt, chủ động xác định quỹ đất và lập dự án xây dựng khu tái định cư phục vụ di dân GPMB các dự án trên địa bàn ở các quận không còn quỹ đất thì phối hợp với các quận, huyện khác để triển khai. Công tác chuẩn bị quỹ đất, quỹ nhà tái định cư phải đi trước một bước, đảm bảo đầy đủ các điều kiện để lập khu tái định cư có diện tích ở và điều kiện hạ tầng kỹ thuật bằng hoặc hơn nơi ở cũ. Các khu tái định cư phải gắn liền với khu đô thị mới, có hệ thống hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện hoà nhập với chính sách giữa các bộ phận dân cư. Tổ chức tái định cư bằng nhiều hình thức khác nhau: giao đất, bán nhà, cho thuê nhà, đền bù bằng tiền cho dân tự lo nơi ở mới, tái định cư tập trung hoặc phân tán, cho phù hợp với tập quán của nhân dân từng khu vực, đồng thời phải phân loại đối tượng di dân là nông dân và các đối tượng làm nghề khác để có đối sách phù hợp. Cần nâng cao chất lượng các khu tái định cư về mọi mặt như mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội. Ngân sách thành phố bố trí ứng vốn để xây dựng nhà ở, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư để chủ động phục vụ công tác GPMB cho năm 2002 và các năm tiếp theo. Các chủ đầu tư có trách nhiệm chủ động tạo quỹ đất, nhà phục vụ tái định cư cho các dự án của mình, nếu không chủ động được phải lập kế hoạch báo cáo UBND thành phố để bố trí và có trách nhiệm hoàn trả ngân sách phần kinh phí đã đầu tư xây dựng theo quy định của thành phố. áp dụng rộng rãi phương thức đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư theo phương thức đặt hàng, chìa khoá trao tay phục vụ GPMB. 6. Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác GPMB đủ năng lực đáp ứng yêu cầu giải quyết nhanh, chính xác, dân chủ, công khai, công bằng các phương án GPMB. Tiếp tục củng cố, bổ sung tổ chức bộ máy làm công tác GPMB chuyên trách và tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ. UBND quận, huyện, tuỳ theo dự án GPMB, bố trí đủ cán bộ chuyên trách làm công tác theo dõi, tổng hợp GPMB theo chỉ đạo của UBND thành phố tại văn bản số 2629/UB-NNĐC ngày 30/10/2001, đặc biệt là các quận mới như quận cầu giấy đang đô thị hóa mạnh. Củng cố tổ hội đồng thẩm định và quy chế hoạt động, làm rõ trách nhiệm của từng thành viên nhằm thẩm định nhanh, đúng chính sách. 6.1 Đối với bộ máy quản lý. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu có tính quyết định đến công tác đền bù thiệt hại GPMB. Bộ máy quản lý phải đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất từ Trung ương đến Địa phương, phải phân công, phân cấp rõ ràng, quy định quyền hạn cụ thể cũng như trách nhiệm của các ngành, các cấp tránh tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên liên tục giữa các ngành trong việc thực hiện công tác đền bù GPMB. 6.2 Về công tác cán bộ Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ tinh thần, trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ. Cần đề ra những quy định về chế độ khen thưởng phù hợp để khuyến khích động viên ý thức trách nhiệm của người cán bộ đồng thời cũng phải có những quy định nghiêm khắc để xử lý những trường hợp cán bộ công chức lợi dụng quyền hạn, chức vụ, lợi dụng những kẽ hở của chính sách và pháp luật để mưu lợi riêng hoặc trường hợp cán bộ thiếu ý thức trách nhiệm, ỷ lại làm thiệt hại công sức tiền của của Nhà nước và nhân dân trong việc thực hiện công tác đền bù thiệt hại GPMB. 7. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội liên quan đến công tác đền bù thiệt hại GPMB. Trước hết là vấn đề công ăn việc làm: phải có chính sách, quy định cụ thể nhất là đối với người dân khi bị thu hồi đất không còn tư liệu sản xuất thì phải hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề mới hướng nghiệp, chuyển nghề mới để họ ổn định cuộc sống. Cần phải xem xét đến những xáo trộn về tâm lý gây căng thẳng, hoang mang, lo lắng ảnh hưởng đến sức khoẻ, ảnh hưởng đến năng suất lao động của người dân trong quá trình thực hiện công tác đền bù GPMB từ đó có các biện pháp thích hợp hỗ trợ để người dân ổn định đời sống và sản xuất. Một trong những vấn đề quan tâm, lo lắng nhất của người dân vùng giải toả là vấn đề công bằng xã hội. Cần phải có chính sách đền bù thống nhất và hợp lý nhất trong cùng một dự án, một khu vực, một thời gian nhất định (trước khi đền bù, trong khi đền bù và sau khi đền bù) sao cho cả người thu hồi đất, người thực hiện dự án đều cảm thấy thoả đáng. Có như vậy thì công tác này mới có thể tiến hành nhanh được. 8. Tăng cường các biện pháp tổ chức thực hiện. Nhằm tạo ra sức mạnh trong công tác đền bù GPMB, chủ dự án cần nghiên cứu kỹ các văn bản pháp quy của Nhà nước, phối hợp chặt chẽ với Hội đồng GPMB của quận, huyện để cung cấp và giải thích các chính sách, chế độ của Nhà nước bảo vệ quyền lợi của người bị thu hồi đất và chủ dự án. Qúa trình GPMB phải tập trung được sức mạnh tổng hợp từ cơ sở, trong đó có sự tham gia của chính quyền, phường, xã, các tổ chức Đảng, MTTQ, phụ nữ, các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan chuyên môn của quận và sự hỗ trợ của Hội đồng thẩm định. Hội đồng GPMB cần tiến hành các bước sau: Bước 1: Tổ chức lực lượng Thành lập hội đồng đền bù bao gồm đầy đủ các thành phần có liên quan, được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bước 2: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ Thực hiện dân chủ, công khai, trên cơ sở phát huy dân chủ ở cơ sở. Tuyên truyền để các hộ dân bị thu hồi đất hiểu rõ chủ trương, chính sách hiện hành của Nhà nước về đền bù GPMB. Thông báo công khai trình tự các bước tiến hành của Hội đồng đền bù, phổ biến hướng dẫn các hộ dân chuẩn bị các hồ sơ pháp lý về đất về tài sản, về người có công với cách mạng, về hộ khẩu, phối hợp đo đạc diện tích đất, kê khai tài sản chính xác, đúng, đủ, có chữ ký xác nhận của chủ sử dụng đất. Bước 3: Lập phương án đền bù. Bảo đảm quyền lợi và ổn định đời sống cho các hộ dân bị thu hồi đất, trong đó có: đền bù di chuyển sau khi giải quyết phần cứng (đúng với chính sách, chế độ) hội đồng đền bù xem xét thực tế để kiến nghị vận dụng chính sách nhằm hỗ trợ cho người bị thu hồi đất trong phạm vi quy định, tháo gỡ những khó khăn cho người dân phải di chuyển và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung qua thực tế tổ chức thực hiện. ở khu tái định cư, đây là một vấn đề mà từ trước đến nay còn thiếu quan tâm về các mặt, vì vậy cần quan tâm đúng mức để xây dựng nhanh khu tái định cư, vì đây là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong công tác GPMB. Khi di chuyển dân đến khu tái định cư, các ngành chức năng cần tạo điều kiện giúp các hộ gia đình hoàn tất những thủ tục hành chính như chuyển hộ khẩu, chuyển trường học. Bước 4: Thẩm định và phê duyệt phương án đền bù. Hội đồng thẩm định thành phố là cơ quan giúp việc của Nhà nước trong việc xem xét quyền lợi của người bị thu hồi đất và chủ dự án trước khi Nhà nước ký các quyết định phê duyệt phương án đền bù để tổ chức thực hiện. Nếu các khâu ở cơ sở đã làm chuẩn mực thì việc thẩm định lại chỉ còn là thủ tục hành chính. Bước 5: Thực hiện đền bù GPMB. Sau khi có quyết định phê duyệt phương án đền bù của cấp có thẩm quyền, hội đồng đền bù phải tổ chức thông báo công khai đến từng hộ dân kế hoạch thực hiện. Các hộ dân xem xét kết quả tính toán có quyền kiến nghị được bổ sung, sửa đổi nếu phát hiện sai sót. Khi đã chấp nhận phương án, các hộ phải đăng ký thời gian nhận tiền đền bù, thời gian chuyển giao mặt bằng, nhận đất tái định cư, nhà mua, nhà thuê (nếu có) Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng bổ sung những sai sót khi lập phương án đền bù để trình phê duyệt bổ sung. Bước 6: Tuân thủ và thực thi pháp luật. Sau khi tuyên truyền, vận động thấu tình đạt lý vẫn còn các đối tượng chây ỳ gây khó khăn thì tiến hành tổ chức cưỡng chế thể hiện hiệu lực của pháp luật. Tổ chức GPMB, vấn đề bức xúc liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân, đơn vị, cơ quan bị thu hồi đất, liên quan đến quyền lợi, lợi ích lâu dài của cộng đồng, của các thế hệ hôm nay và mai sau. Vì vậy, đây không phải là công việc của một tổ chức, một cá nhân đơn phương áp đặt chế độ, chính sách đền bù mà là chính sách của Nhà nước thông qua Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng, hội đồng thẩm định để đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi và cả chủ dự án. 9. Phát triển thị trường bất động sản. Khi thị trường BĐS phát triển nó sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện công tác đền bù GPMB nhờ việc nhanh chóng xác định được hệ số K thông qua giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường xác định được tính hợp pháp hay không hợp pháp, thời gian mua bán, chuyển nhượng, giá nhà và đất. Trong thị trường BĐS các quan hệ mua bán nhà đất được công khai và các thông tin này luôn luôn được kiểm soát và cập nhật ở cơ quan quản lý nhà đất. Để phát triển thị trường BĐS chính thức trên địa bàn quận hay thành phố cần tiến hành những công việc sau: - Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc phát triển thị trường BĐS bằng cách thành lập một cơ quan cấp thành phố chuyên trách về vấn đề xây dựng luật, soạn thảo các cơ chế chính sách và thống nhất quản lý về lĩnh vực này. - Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng phát triển nhà ở, thành phố cần có chính sách khuyến khích mở rộng các quan hệ giao dịch dân sự trong việc mua bán nhà đất, tạo điều kiện cho người mua và người bán nhà đất trực tiếp gặp nhau. - Cung cấp các đồ án quy hoạch xây dựng với chất lượng tốt, có sức hấp dẫn đầu tư cao đảm bảo ngay sau khi quy hoạch được công bố các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế sẵn sàng bỏ vốn thực hiện. - Tăng cường việc cung cấp thông tin về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của người bán và người mua, thông tin về giá cả thị trường, về đăng ký xác nhận hồ sơ quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, đăng ký thế chấp nhà đất, đăng ký cấp giao dịch về nhà đất thông qua biện pháp thiết lập bộ máy đăng ký nhà đất và ứng dụng khoa học công nghệ GIS để tạo ra một hệ thống thông tin đầy đủ về nhà đất sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người dân. KếT LUậN Qua quá trình nghiên cứu tình hình thực tế của công tác đền bù giải phóng mặt bằng ở Quận cầu giấy -thành phố Hà Nội, mặc dù Quận mới được thành lập nhưng công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng ở quận đã đạt được những kết quả khả quan tạo điều kiện thuận lợi cho tiến độ thực hiện các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn Quận góp phần đưa quận nhanh chóng hoà nhập vào quá trình đô thị hoá của thành phố. Đạt được những kết quả khả quan như thế, trước hết là do sự cố gắng của các cấp các ngành có liên quan đến công tác này, nhờ sự chỉ đạo của UBND quận, lãnh đạo chỉ đạo của thành uỷ, UBND Thành phố, Sở Địa chính- Nhà đất. Bên cạnh đó phải kể đến những chính sách mà chính phủ mới ban hành có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng(NĐ22, QĐ 2O..) Đền bù giải phóng mặt bằng là công việc đầu tiên và cũng là khâu khó nhất của chủ dự án trong quá trình thực hiện đầu tư. Giải phóng mặt bằng đồng nghĩa với việc giải quyết mâu thuẫn giữa quyền lợi của một hoặc nhiều hộ dân, của một hay nhiều đơn vị bị thu hồi đất để phục vụ lợi ích phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và của đất nước. Mặt khác công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng liên quan đến việc quản lý đất đai, hộ khẩu và các quy định khácmà nhiều năm qua, trong quá trình đổi mới, chuyển đổi còn có nơi,có chỗ chưa quản lý chặt chẽ và chưa có điều luật rõ ràng. Vì thế, khi lập phương án đền bù theo chính sách còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Do đó, việc giải phóng mặt bằng vẫn còn rất chậm, từ đó gây khó khăn cho công tác triển khai thi công xây dựng các công trình, ảnh hưởng đến quy hoạch, làm ách tắc giao thông, tác động đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, làm chậm bước tiến của thủ đô. Hơn nữa công tác này còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như: các chính sách của Nhà nước về đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng, quy hoặch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng phát triển nhà ở,công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, nguồn vốn để thực hiện. Như vậy, việc giải quyết những vấn đề tồn tại và vướng mắc trong công tác đền bù thiệt hại GPMB ở nước ta nói chung và Quận cầu giấy nói riêng là công việc hết sức cần thiết của Đảng và Nhà nước ta cùng các cấp các ngành có liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình Đô thị hoá đang diễn ra ngày càng mạnh ở nước ta. Đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất. Qua quá trình thực tập tại Ban quản lý dự án Học viện Quốc phòng được sự giúp đỡ tận tình của các cô, các chú trong Ban đặc biệt là GĐ Đỗ Luỹ cùng sự chỉ đạo, hướng dẫn của cô giáo Vũ Thị Thảo đã giúp em thấy được tầm quan trọng của công tác đền bù thiệt hại GPMB và giúp em hiểu sâu hơn, đúng hơn nhằm hoàn thiện kiến thức đã học đồng thời giúp cho em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp " Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác đền bù thiệt hại GPMB trên địa bàn quận cầu giấy- Hà Nội trong giai đoạn hiện nay". Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Th.s Vũ Thị Thảo, GĐ Đỗ Luỹ và các cô, các chú trong Ban quản lý dự án Học viện Quốc phòng đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Hà Nội ngày 6/4/2002. Loại đất Mã số Tổng DT trong địa giới hành chính Đất đã giao, cho thuê phân theo đối tượng sử dụng Đất chưa giao cho thuê sử dụng Tổng số Hộ gia đình cá nhân Các tổ chức kinh tế Nước ngoài và liên doanh với DNNN UBND xã quản lý sử dụng Các tổ chức khác A B 1 = 2+3 2 = 3+4+5+6+7 3 4 5 6 7 8 Tổng diện tích 1 1,204.0548 1,190.0199 262.8815 395.4151 15.0400 274.0284 242.6549 14.0349 Đất nông nghiệp 2 339.4208 339.4208 11.0151 252.6485 75.7572 1- Đất trồng cây hàng năm 3 304.6766 304.6766 7.4144 231.4456 65.8166 1.1. Đất ruộng lúa, lúa màu 4 259.416 259.416 5.0301 216.5434 37.8425 1.2. Đất nương rẫy 9 1.3. Đất trồng cây hàng năm khác 12 45.2606 45.2606 2.3843 14.9022 27.9741 2- Đất vườn tạp. 17 4.8054 4.8054 3.0710 1.4871 0.2473 3. Đất trồng cây lâu năm. 18 1.2735 1.2735 1.2735 4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi. 23 5. Đất có mặt nước nuôi tròng TS 26 28.6653 28.6653 0.5297 19.7158 8.4198 Đất lâm nghiệp 30 2.9618 2.9618 2.9618 1. Đất có rừng tự nhiên. 31 1.1. Đất có rừng sản xuất. 32 1.2. Đất có rừng phòng hộ. 33 1.3. Đất có rừng đặc dụng. 34 2. Rừng trồng. 35 2.1. Đất có rừng sản xuất 36 2.2. Đất có rừng phòng hộ 37 2.3. Đất có rừng đặc dụng. 38 3. Đất ươm cây giống 39 2.9618 2.9618 2.9618 Đất chuyên dùng. 40 506.0023 506.0023 0.0963 88.0295 15.0400 191.1749 211.6616 1. Đất xây dựng. 41 233.2358 233.2358 73.8268 15.0400 25.6521 118.7169 2. Đất giao thông. 42 160.7044 160.7044 130.1816 30.5228 3. Đất thuỷ lợi 43 34.0061 34.0061 19.9398 18.7080 1.3582 4. Đất di tích lịch sử văn hóa 44 3.9843 3.9843 0.0867 2.5616 1.3360 5. Đất quốc phòng, an ninh. 45 50.2297 50.2297 0.2629 0.1416 49.8252 6. Đất khai thác khoáng sản. 46 7. Đất làm nguyên vật liệu XD 47 8. Đất làm muối. 48 9. Đất nghĩa trang, nghĩa địa. 49 16.7842 16.7842 0.0096 11.0046 5.7700 10. Đất chuyên dùng khác. 50 7.0598 7.0598 2.9273 4.1325 Đất ở. 51 332.0633 332.0633 251.7701 52.2617 28.0315 1. Đất ở đô thị. 52 332.0633 332.0633 251.7701 52.2617 6.2514 28.0315 2. Đất ở nông thôn. 53 Đất chưa sử dụng. 54 23.6066 9.5717 2.4754 7.0963 14.0349 1. Đất bằng chưa sử dụng. 55 7.2155 6.6865 2.4754 4.2111 0.5290 2. Đất đồi, núi chưa sử dụng. 56 2.8852 3. Đất có mặt nước chưa sử dụng. 57 2.8852 2.8852 13.5059 4. Sông, suối. 58 13.5059 5. Núi đá không có rừng cây. 59 Phụ lục 4: bảng phân loại đường phố ( quận cầu giấy) Số TT Tên đường phố Đoạn đường Loại đường phố Mức Ghi chú Từ Đến 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đường 32 Đường 32 Hoàng Quốc Việt Nguyễn Phong Sắc Đường Cao tốc Đường 69 Đường vào Trung Hoà Láng Trung- Hoà Lạc Đường Dịch Vọng 2 Đường Dịch Vọng 1 Cầu giấy Đường Cao tốc Đường Bưởi Đường 32 Đường 32 Hoàng Quốc Việt Cầu Trung Kính Trung Hoà Nguyễn Ph. Sắc Đường 32 Đường Cao tốc hết quận Cầu Giấy Đường cao tốc Hoàng Quốc Việt Hết quận Cầu Giấy Đường cao tốc Hết xã Yên Hòa Hết quận Cầu Giấy Chùa Hà Đường Dịch Vọng 2 II III III III III IV IV III III III B B A B B B B B B A Sau mở rộng (Tạm đặt tên) Nguồn: Quyết định số 3519/QĐ- UB ngày 12-9-1997 Tài liệu tham khảo. 1. Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24-4-1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. 2. Quyết định 20/1998/QĐ-UB ngày 30-6-1998 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện Nghị định 22 của Chính phủ về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 3. Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 4-11-1998 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định 22/CP về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. 4. Quyết định 3519/QĐ-UB ngày 12-9-1997 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện Nghị định số 87/CP ngày 17-8-1994 của Chính phủ về khung giá các loại đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 5. Quyết định số 72/2001/QĐ-UB của UBND Thành phố quy định về trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện công tác bồi thường thiệt hại, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố. 6. Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai năm 1993. 7. Giáo trình: Quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở. 8. Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24-4-1998 của Chính phủ. 9. Báo cáo về tình hình thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận cầu giấy. 10. Tạp chí Địa chính, Thời báo kinh tế Việt Nam, Tạp chí xây dựng. 11. Và các tài liệu khác có liên quan. Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I: Cơ sở lý luận về công tác đền bù thiệt hại GPMB 3 I. Tính tất yếu của công tác đền bù thiệt hại GPMB 3 1. Các khái niệm cơ bản về đền bù thiệt hại GPMB 3 2. Bản chất 5 3. Sự cần thiết phải có công tác đền bù thiệt hại GPMB 5 II. Nội dung công tác đền bù thiệt hại GPMB 11 1. Nội dung 11 2. Đặc điểm của công tác đền bù GPMB 12 3. Các dạng của công tác đền bù GPMB 13 III. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đền bù thiệt hại GPMB 14 1. Chính sách đền bù thiệt hại của Nhà nước 14 2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở 15 3. Công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà 16 4. Công tác định giá đất 17 5. Nguồn vốn để thực hiện công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng 18 6. Chính sách lập khu tái định cư 18 7. Việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản ( thị trường nhà đất) 19 8. Công tác tổ chức thực hiện 20 IV. Những quy định của Nhà nước về việc bồi thường thiệt hại GPMB 21 A. Những quy định chung 21 1. Phạm vi áp dụng 21 2. Đối tượng phải đền bù thiệt hại 21 3. Đối tượng được đền bù thiệt hại 22 B. Những quy định cụ thể 22 1. Đền bù thiệt hại về đất 22 2. Đền bù thiệt hại về tài sản trên đất 25 3. Chính sách hỗ trợ 28 4. Lập khu tái định cư để GPMB thực hiện thu hồi đất 29 C. Trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại, tái định cư 31 1. Thủ tục tổ chức Hội đồng bồi thường thiệt hại tái định cư cấp quận (huyện) (Bước 1) 31 2. Xác lập số liệu, cơ sở pháp lý về đất đai, tài sản làm căn cứ lập phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư (Bước 2) 33 3. Lập phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư (Bước 3) 34 4. Phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại, tái định cư (Bước 4) 35 Chương II: Thực trạng công tác đền bù thiệt hại GPMB ở quận cầu giấy- Hà Nội. 38 I. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ở quận 38 1. Điều kiện tự nhiên 38 2. Điều kiện kinh tế- xã hội 38 II. Tổng quan về tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Quận cầu giấy 40 1. Tổng quỹ đất và biến động đất đai 40 2. Tình hình giao đất và sử dụng đất 43 III. Thực trạng công tác đền bù thiệt hại GPMB ở Dự án cải tạo, nâng cấp và xây dựng Học viện Quốc phòng và bài học rút ra 48 1. Giới thiệu về dự án 48 2. Thành lập Hội đồng đền bù và tổ công tác đền bù 50 3. Tổ chức kê khai hiện trạng tài sản trên đất 51 4. Xác định giá đất để đền bù 51 5. Đền bù và xây dựng khu tái định cư 59 6. Lập dự toán chi và thanh quyết toán 62 7. Tổ chức thực hiện đền bù 63 8. Bài học rút ra 69 IV. Đánh giá thực trạng công tác đền bù GPMB tại Quận cầu giấy 74 1. Tình hình giải phóng mặt bằng của Quận 74 2. Những kết quả đạt được 74 3. Những tồn tại và nguyên nhân 76 Chương III: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác đền bù thiệt hại GPMB. 85 I. Phương hướng 85 II. Nhiệm vụ 86 III. Những giải pháp hoàn thiện công tác GPMB 88 1. Ban hành, điều chỉnh và hoàn thiện chính sách về đền bù thiệt hại GPMB và chính sách liên quan hỗ trợ GPMB 88 2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở 89 3. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính ở 4 cơ quan có liên quan đền đầu tư, GPMB 90 4. Triển khai chính sách và tuyên truyền vận động và kiểm tra thực hiện chính sách 91 5. Tập trung giải quyết vốn, tạo quỹ nhà phục vụ tái định cư theo phương châm: chủ động, tích cực 91 6. Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác GPMB đủ năng lực đáp ứng yêu cầu giải quyết nhanh, chính xác, dân chủ, công khai, công bằng các phương án GPMB 92 7. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội liên quan đến công tác đền bù GPMB 93 8. Tăng cường các biện pháp tổ chức thực hiện 94 9. Phát triển thị trường bất động sản 96 Kết luận 97 Tài liệu tham khảo 99

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0169.doc
Tài liệu liên quan