Đề tài Thực trạng và giải pháp huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí ở Việt Nam giai đoạn hiện nay

Dầu khí đang và sẽ đóng vai trò nổi bật trong các cân năng lượng. Đối với Việt Nam, là đất nước ổn định về chính trị, an ninh xã hội, được thiên nhiên ưu đãi có nguồn tài nguyên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi. Đặc biệt trong nguồn tài nguyên phong phú ấy các mỏ Dầu khí chiếm một vị trí lớn. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà ngành Dầu khí trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Để đưa ngành Dầu khí là ngành đầu tàu trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam đã thực hiện các biện pháp huy động vốn vào phát triển ngành Dầu khí , đặc biệt sự thông thoáng rõ ràng của luật đầu tư nói chung và luật Dầu khí nói riêng đã thu hút nhiều vốn và công nghệ từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực trong phát triển ngành Dầu khí từ thăm dò, tìm kiếm, khai thác đến tinh lọc dầu.

doc43 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, thị trường chứng khoán, nguồn tín dụng phi chính thức. Ngoài ra hình thức huy động vốn theo dự án, phát hành trái phiếu công trình đối với các dự án lớn cũng là phương thức huy động vốn đáng chú ý. + Huy động vốn thông qua các tổ chức ngân hàng. Đây là hình thức huy động vốn phổ biến nhất đối với nhu cầu vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên hiện nay huy động vốn trung và dài hạn qua ngân hàng còn hạn chế, do rất nhiều nguyên nhân. Do đó, bên cạnh nguồn vốn huy động dưới dạng tín dụng ngân hàng, có thể huy động thêm vốn của ngân hàng dưới dạng góp vốn ( vốn cổ phần ), theo quyết định mới đây của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cách huy động này ngoài tác dụng đáp ứng nhu cầu về vốn, còn tạo nên sợi dây gắn bó ngân hàng và nhà đầu tư, do đó giảm bớt độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và tăng cơ hội vay vốn trung và dài hạn của các nhà đầu tư. + Huy động vốn thông qua các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu bao gồm các công ty tài chính và các công ty bảo hiểm hoạt động khá khiêm tốn,phạm vi hẹp, đối tượng phục vụ có giới hạn. Tuy vậy đây là hình thức huy động vốn mà các nhà đầu tư bắt đầu quan tâm, do đó cần có những thông tin phổ biến hơn về các điều kiện huy động vốn từ các tổ chức trên, để đa dạng hoá nguồn vốn nhằm tăng khả năng đảm bảo nhu cầu về vốn, đồng thời là tăng tính cạnh tranh giữa các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng. Một trong những hình thức huy động qua các công ty tài chính rất đáng quan tầm là hình thức tín dụng thuê mua. Tuy nhiên,cần xem lại thủ tục và lãi suất của tín dụng thuê mua để tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. + Huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Thị trường tài chính thứ cấp ở nước ta còn kém phát triển, mặc dù thị trường chứng khoán đã hoạt động từ tháng 7 năm 2000, nhưng quy mô hoạt động còn nhỏ bé, dung lượng giao dịch không đáng kể, hơn nữa phần lớn mang tính chất thu lợi ngắn hạn. Vì vậy theo em trong tương lai gần khó có thể coi đây là hình thức huy động vốn nhiều Ưtiĩutytuy vọng. Mặc dù vậy thị trường tài chính vẫn là một kênh dẫn vốn quan trọng và tạo điều kiện luân chuyển vốn dễ dàng hơn, đặc biệt có tác động tới hình thức đầu tư dưới dạng góp vốn. + Huy động vốn thông qua hình thức tài trợ theo dự án. Để tăng nguồn vốn cho các dự án, các nhà đầu tư nên sử dụng rộng rãi hơn hình thức tài trợ theo dự án, bao gồm phát hành trái phiếu theo các công trình để huy động vốn. Hình thức này rất có lợi do mang tính độc lập tương đối đối với các kết quả hoạt động khác các ngành cần vốn lớn, nhưng đã vay nợ nhiều nên không thể huy động thêm vốn theo cách thông thường. Tuy nhiên, đây là hình thức đòi hỏi có sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng, đồng thời phải được chuẩn bị chu đáo để tạo lập uy tín cho dự án và tăng cường sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. + Huy động vốn thông qua các hình thức tín dụng phi chính thức. Mặc dù nguồn vốn phi chính thức coi như là nguồn vốn không được kiểm soát và không được khuyến khích. Tuy vậy không thể phủ nhận một thực tế là hình thức huy động không chính thức này hiện nay khá hấp dẫn. Điều đó là do tính đơn giản trong việc huy động vốn, chi phí giao dịch thấp. Đây cũng là một cách làm rất có hiệu quả để huy động các nguồn vốn đa dạng còn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư theo hình thức tài trợ trực tiếp. II. Đặc điểm của ngành dầu khí và vấn đề huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí. 1.Đặc điểm của ngành dầu khí. “Dầu khí là thuật ngữ gọi tắt cho “dầu mỏ” và “khí đốt”. Chúng là những hợp chất hữu cơ tự nhiên. Riêng khí đốt còn gọi là khí tự nhiên. Khí này tồn tại cùng với dầu thô gọi là “ khí đồng hành”. Dầu khí không chỉ là nhiên liệu mà còn là nguyên liệu nên nó ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế thế giới. Khác với than đá, hay các khoáng sản khác, việc thăm dò – khai thác chế biến phân phối dầu thô đã rất nhanh chóng mang tính toàn cầu. Do đó về mặt công nghệ, trình độ công nghiệp dầu khí ở tất cả các nước đều gần như nhau, không phân biệt đó là nước phát triển cao hay lạc hậu. Ngành dầu khí là ngành công nghiệp bao gồm rất nhiều công đoạn không những thăm dò, khai thác mà còn phải chế biến từ dầu thô trở thành dầu tinh. Theo thông lệ, ngành dầu khí được chia là ba nhóm loại hình hoạt động gọi là thượng nguồn, trung nguồn, và hạ nguồn. Nhóm thượng nguồn gồm các hoạt động nghiên cứu địa chất, tìm kiếm, thăm dò, khai thác mỏ. Nhóm trung nguồn gồm các hoạt động tàng trữ vận chuyển, và nhóm hạ nguồn gồm các hoạt động xử lý, chế biến ( lọc dầu, hoá dầu, hoá khí ) và phân phối. Ba nhóm này có những đặc điểm riêng nhưng gắn kết với nhau tạo thành một vòng khép kín của một ngành công nghiệp hoàn chỉnh. Trong ngành công nghiệp dầu khí để khai thác được một tấn sản phẩm thì phải mất nhiều năm từ việc thăm dò khai thác, khảo sát địa chất công trình, thẩm định trữ lượng, đánh giá tiềm năng, phát triển đưa mỏ vào khai thác cũng phải qua rất nhiều công đoạn. Thêm vào đó điều kiện địa lý thiên nhiên ngày càng xấu đi, việc khai thác vận chuyển đòi hỏi chi phí tăng nhanh. Nói cách khác, đối với ngành dầu mỏ càng khai thác được nhiều thì ngày càng khó khai thác. Một vấn đề nữa của ngành dầu khí là công nghệ rất hiện đại, vốn đầu tư cực kỳ lớn, rủi ro cao, lợi nhuận nhiều và tính quốc tế cao. Vì các đặc điểm đó mà cho đến giữa thế kỷ 20, ngành này hoàn toàn nằm trong tay các nước phát triển cao, cùng các tập đoàn siêu quốc gia mang tính độc quyền. Cho nên các quốc gia đang phát triển dù có một tiềm năng lớn về tài nguyên dầu khí thì vấn đề phát triển dầu khí vẫn còn khó khăn. 2/ Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam Từ nhiều năm nay dầu khí là một trong những ngành đầu tư hấp dẫn nhất. Kim ngạch xuất khẩu dầu khí chiếm tỷ lệ đáng kể và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế nước. Trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, đặc biệt là trong môi trường thềm lục địa và tiềm năng dầu khí của Việt Nam, cơ hội đầu tư có nhiều nhưng vốn đầu tư có hạn. Vì vậy vấn đề huy động vốn đầu tư vào phát triển ngành dầu khí không những phục vụ cho lĩnh vực thăm dò khai thác dầu thô, mà điều quan trọng nữa là chúng ta cần vốn để trang bị công nghệ, kiến thức tơi tinh lọc dầu. Khi đó mới hy vọng đất nước đi theo con đường CNH-HDH mà ngành dầu khí là ngành dẫn đầu. Nếu đặt nền kinh tế Việt Nam trong quỹ đạo kinh tế thế giới: ta thấy hiện nay năng lượng và nhiên liệu luôn được coi là đầu tàu cho sự phát triển kinh tế-xã hội, vậy mà vẫn chưa tìm ra một năng lượng, nhiên liệu nào thay thế than, dầu khí. Dự báo trong vòng 15 năm tơi tiêu thụ dầu mỏ trên toàn thế giới sẽ đạt mức cao nhất, khoảng 90-95 triệu thùng/ngày, so với hiện tại là 70-77 triệu thùng. Sau đó sẽ giảm dần vì khai thác giảm đi, giá dầu tăng vọt, các nước có thể rơi vào khủng hoảng năng lượng. Thực tế là hiện nay, giá dầu thô tăng kỷ lục. Ngày 14/2/2000, giá dầu trên thị trường NewYork tăng vượt quá mức giá 30USD/ thùng tại thời điểm này năm 1999. Đây là mức giá cao nhất kể từ cuộc chiến tranh vùng vịnh 1991. Nguyên nhân khiến cho giá dầu tăng mạnh là do tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu đã đẩy mạnh nhu cầu sử dụng dầu thô, đặc biệt là ở châu á và Nhật Bản. Dự báo giá dầu thô vẫn có thể tăng trong thời gian tới. Chính vì nhu cầu dầu trên thế giới ngày một tăng lên Việt Nam cần có sự ưu tiên trong vấn đề khai thác dầu khí, nguồn năng lượng mà thiên nhiên ban tặng. Một thực tế ở Việt Nam hiện nay trong vấn đề phát triển ngành dầu mỏ là: Chúng ta chỉ mới tập trung thăm dò và khai thác dầu khí, còn khâu chế biến thành dầu tinh hầu như ta chưa có khả năng. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là ta chưa có nguồn vốn đủ lớn để tập trung công nghệ và trí tuệ chế biến dầu tinh. Mặt khác nếu chỉ riêng vấn đề khai thác thăm dò và khai thác chúng ta vẫn gặp nhiều trở ngại do thiếu vốn, thiếu máy móc thiết bị. Vì vậy việc huy động vốn vào ngành dầu khí là việc cần thiết. Chương II : Thực trạng và giải pháp huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. I/ Thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam. 1/ Tình hình phát triển ngành dầu khí ở Việt Nam những năm qua. Ngành dầu khí Việt Nam đến nay về cơ bản đã được xây dựng gần hoàn chỉnh, bao gồm các hoạt động đầu tư thượng nguồn đến hạ nguồn. Các tổ chức được xếp vào ngành này hiện ở Việt Nam là: Tổng công ty dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (PetroLimex) Công ty xăng dầu hàng không (Vinapco) Công ty dầu khí TPHCM (Saigon Petro) Công ty dầu khí Hà nội (Hanoi Petro) Trong các tổ chức kể trên chỉ có tổng công ty dầu khí Việt Nam với tiền thân của nó là “ Tổng cục dầu khí Việt Nam “ hoạt động trong tất cả các khâu từ nghiên cứu tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh dầu thô, khí đốt và sản phẩm dầu khí, dịch vụ dầu khí. Một thực tế là Việt Nam có một tiềm năng dầu khí không phải là nhỏ. Cùng với việc công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước, ngành dầu khí Việt Nam cũng từng bước phát triển. Từ chỗ phải nhập từng lít dầu hoả để thắp đèn, sau 27 năm thành lập, Tổng cục dầu khí Việt Nam đã đưa ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Theo thống kê của thế giới, nước ta được xếp hạng thứ 35 từ năm 2001 và năm 2002 được nâng thứ 31 trong danh sách các nước sản xuất dầu khí. Như vậy trong 27 năm từ khi được thành lập đến nay, ngành dầu khí Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn, là một trong những ngành kinh tế hàng đầu của đất nước, đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách của quốc gia, phục vụ Tích cực cho công cuộc phát triển và đổi mới nền kinh tế Việt Nam. Ta xem xét tình hình phát triển của ngành dầu khí Việt Nam qua các lĩnh vực như sau: Về hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí: “ở hoạt động tìm kiếm thăm dò” với phương châm chủ yếu là phát huy Nội lực, kết hợp tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư về khoa học và công nghệ của nước ngoài. Hiện nay, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đang quản lý giám sát và tham gia hoạt động điều hành 19 hợp đồng trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò, nghiên cứu TM và chuẩn bị phát triển. Bên cạnh đó, PetroVietnam đã triển khai nhiều dự hợp tác nghiên cứu, Khảo sát khu vực với các công ty dầu khí nước ngoài để đánh giá tiềm năng dầu khí tổng thể của Việt Nam, quy hoạch khí tổng thể, nghiên cứu địa lý, vật lý vùng thềm lục địa Việt Nam... Tổng công ty đã triển khai một số đề án độc lập đạt kết quả tốt, khẳng định trình độ, khả năng quản lý và điều hành của mình. Theo kết quả nghiên cứu, khảo sát thu thập được tiềm năng dầu khí của Việt Nam dự báo có khoảng 3-3,5 tỷ tấn dầu quy đổi. Cho đến nay công tác tìm kiểm thăm dò khai thác dầu khí mới được thực hiện trên 30% diện tích vùng biển Việt Nam, phát hiện xác minh khoảng 30-35% trữ lượng báo, đảm bảo cho khai thác với sản lượng 22-24 triệu tấn quý đầu vào năm 2005. “ở hoạt động khai thác dầu khí” của Tổng công ty dầu khí Việt Nam Được duy trì tại 6 mỏ: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông, PM3 và Ruby. Toàn ngành đã đặt mức khai thác 100 triệu tấn dầu vào ngày 13/2/2001. Sản lượng khai thác của xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro năm 2001 đạt 13,46 triệu tấn bằng 105,15% kế hoạch năm. “Về công nghiệp khí”: Được triển khai tích cực theo quy hoạch tổng thể Sử dụng khí, nhiều dự án khí sẽ phát huy hiệu quả ngay trong giai đoạn 2001-2005. Hệ thống đường ống dẫn khí đồng hành vận hành ổn định công Suất cấp khí đạt 4,8-5,3 triệu m3/ ngày. Năm 2001 đã đưa vào bờ trên 1,7 tỷ m3 khí đồng hành. Đề án Nam Côn Sơn chính thức phát động cuối tháng 5/2001, hiện đang được triển khai khẩn trương để hoàn thành công trình vào cuối năm 2002. Dự án đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau nhà máy Đạm và nhà máy Điện Cà Mau đang triển khai các công tác chuẩn bị. Về lĩnh vực chế biến lọc hoá dầu: Trong điều kiện chưa có được nhà máy lọc dầu và một liên hợp lọc hoá dầu hoàn chỉnh. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã triển khai kế hoạch phát triển ngành công nghiệp hoá dầu theo hướng nhập nguyên liệu trung gian từ nước ngoài để chế biến và sản xuất các sản phẩm hoá dầu, sau đó dần dần phát triển và tiến tới chuyển sang sử dụng nguyên liệu trong nước tạo thành một chu trình khép kín từ khâu lọc dầu đến hoá dầu. Về các dịch vụ kỹ thuật dầu khí: Trong những năm gần đây, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển các dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành và dịch vụ phục vụ sinh hoạt hết sức đa dạng với quy mô từ thấp đến cao, từng bước vươn lên cung cấp các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, mở rộng ra thị trường khu vực và quốc tế. Mức tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ dầu khí trong giai đoạn 1996-2000 đạt từ 15-20%/năm, doanh số thực hiện khoảng 3000 tỷ đồng. Về công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ: Trong nghiên cứu khoa học; giai đoạn 1996-2000 Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã thực hiện được 150 đề tài. Nhiều đề án trong lĩnh vực nghiên cứu địa chất, dầu khí, công nghệ trong các lĩnh vực khoan và khai thác, kỹ thuật an toàn, bảo vệ môi trường...được đánh giá cao. Đội ngũ cán bộ khoa học, các nhà quản lý, kỹ sư, công nhân lành nghề của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đang tự khẳng định năng lực của mình, đảm nhiệm hầu hết các khâu quan trọng của ngành công nghiệp dầu khí. Tổng số cán bộ công nhân viên ngành dầu khí đến nay khoảng 14000 người, tỷ lệ cán bộ khoa học công nghệ và công nhân kỹ thuật là khá cao (chiếm 83%). 2/ Quy mô và tốc độ huy động vốn vào ngành Dầu khí ở Việt Nam. Từ nhiều năm nay, dầu khí là một trong những ngành đầu tư hấp dẫn nhất. Kim ngạch xuất khẩu dầu khí chiếm tỷ lệ đáng kể và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế nhiều nước. Trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, đặc biệt là trong môi trường thêm lục địa và tiềm năng dầu khí của Việt Nam cơ hội đầu tư có nhiều nhưng vốn đầu tư của ta có hạn. Tuy vậy, đến nay vốn đầu tư vào ngành dầu khí đã đạt mức độ đáng kể. Ta xem tổng vốn đầu tư vào ngành khai thác mỏ, cớ cấu nguồn vốn thuộc khu vực Nhà nước và nguồn vốn không thuộc khu vực Nhà nước ( bao gồm vốn khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài). Qua bảng số liệu các năm sau: Bảng 2: (Nguồn niên giám thống kê 2001). Năm Tổng vốn đầu tư Vốn thuộc khu vực Nhà nước Vốn ngoài quốc doanh Tỷ đồng Cơ cấu(%) Tỷ đồng Cơ cấu(%) Tỷ đồng Cơ cấu(%) Giá thực tế 1995 3645 100 1089.8 30 2555.2 70 1996 3788.7 100 1458.8 38.5 2329.9 61.5 1997 4374.6 100 1789.5 40.9 2543.1 59.1 1998 3735.5 100 2492.1 66.7 1243.4 33.3 1999 3688.6 100 2864.5 77.66 824.1 22.34 2000 3737.7 100 2778 74.32 959.7 25.68 2001 4140 100 3080 74.4 1060 25.6 Giá thực tế 1995 3255.4 100 973 29.9 2282.4 70.1 1996 3221.7 100 1263.4 39.2 1958.3 60.8 1997 3576.8 100 1463.2 40.9 2113.6 59.1 1998 2900.5 100 1935.1 66.7 965.4 33.3 1999 2808.3 100 2180.6 77.6 6282 22.4 2000 2845.3 100 2114.7 74.3 730.6 25.7 2001 3143.4 100 2338.6 74.4 804.8 25.6 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Tổng vốn đầu tư vào ngành khai thác có xu hướng ổn định đến năm 2001 đã tăng nhanh cho thấy đầu tư vào ngành dầu khí ngày càng hấp dẫn. Riêng khu vực nhà nước những năm 1995, 1996, 1997 đầu tư vào ngành còn thấp, nhưng đến năm 2001 đã tăng lên nhanh chóng, cho thấy rằng ngành dầu khí ngày càng được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển, nhất là lĩnh vực khai thác mỏ. Nhìn chung, ngành dầu khí ngày càng thu hút các nhà đầu tư, đầu tư vào ngành từ lĩnh vực tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí đến lĩnh vực chế biến, lọc hoá dầu. Nếu năm 2000 tổng vốn đầu tư vào ngành dầu khí là 4200 tỷ đồng, thì năm 2001 tăng lên 5600 tỷ đồng và năm 2002 ước tính trên 700 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách lấy từ phần lãi dầu được để lại chiếm 25%, vốn vay các loại 63% và vốn tự bổ sung 12%. Một ngành công nghiệp muốn phát triển, nhất là ngành công nghiệp mũi nhọn như ngành dầu khí rất cần nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Và thực tế, những năm gần đây để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, pháp luật Việt Nam đã thông thoáng đối với đầu tư nước ngoài nên vốn FDI vào lĩnh vực dầu khí tăng nhanh. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, vốn FDI thực hiện trong năm 2002 dạt 2345 triệu USD, tăng 2% so với năm 2001. Trong số các ngành kinh tế, ngành công nghiệp dầu khí có số vốn trực tiếp thực hiện lớn nhất, đạt gần 1 tỷ USD do có nhiều hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí chuẩn bị phát triển mỏ và do dự án đường ống dẫn khi Nam Côn Sơn với vốn đăng ký 581 triệu USD đi vào giai đoạn kết thúc. Như vậy: Nguồn vốn huy động được vào ngành dầu khí ở Việt Nam trong thời gian qua là những con số không nhỏ, từ đó đã mang lại những kết quả khả quan trong ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp dầu khí nói riêng. Song ngành dầu khí như ta đã thấy đặc điểm của công nghiệp dầu khí là cần vốn lớn, chịu nhiều rủi ro, hơn nữa Dầu khí còn là ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam và tiềm năng vốn có của thiên nhiên ban tặng. Việt Nam trong thế kỷ 21 này cần có nhiều biện pháp để huy động vốn vào ngành dầu khí. II/ Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam thời gian qua: 1./ Những kết quả đạt được: Trong thời gian qua, ngành dầu khí đã được đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư vào không phải là nhỏ. Nhìn chung, các mỏ dầu khí được đầu tư vào những năm trước đây đã và đang phát huy hiệu quả. Ta có thể thấy kết quả mà ngành dầu khí đã làm được trong những năm gần đây như sau: Trong hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí, những năm gần đây Việt Nam đã ký 43 hợp đồng dưới nhiều hình thức với công ty nước ngoài (riêng năm 2000 đã ký 6 hợp đồng), thu hút trên 3 tỷ USD vào lĩnh vực này. Nhiều mỏ dầu và khí có giá trị thương mại đã được phát hiện và đưa vào khai thác. Về hoạt động khai thác dầu khí tính đến ngày 13/2/2001 PetroVietnam đã khai thác được 100 triệu tấn dầu thô và 50722 tỷ m3 khí, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước (trong giai đoạn 1996-2000 khoảng 5 tỷ USD và 5000 tỷ VND) PetroVietnam được xếp trong số 100 công ty có doanh số bán ra lớn nhất tại khu vực châu á- Thái Bình Dương (không kể Nhật Bản và Trung Quốc). Hiện nay liên doanh Vietsovpetro là đơn vị có sản lượng khai thác lớn, chiếm trên 80% toàn bộ sản lượng dầu thô và 1,58 tỷ m3 khí đồng hành. Tính đến hết tháng 6/2002, sản lượng khai thác dầu khí đạt 9,505 triệu tấn dầu thô quy đổi, trong đó 8,423 triệu tấn dầu thô bằng 50,4% kế hoạch năm, khai thác khí đạt 1082 triệu m3 khí, bằng 54% kế hoạch; xuất khẩu dầu thô đạt 8,31 triệu tấn, bằng 50,36% kế hoạch, kim ngạch xuất khẩu đạt 256771 tỷ đồng, đạt 56% kế hoạch, nộp ngân sách 13411 tỷ đồng. Trong lĩnh vực công nghiệp khí. Hệ thống đường ống dẫn khí đồng hành Bạch Hổ vận hành ổn định, đạt mức công suất thiết kế 6 triệu m3/ngày. Lượng khí đồng hành đưa vào bờ 6 tháng đầu năm dạt 1082,6 triệu m3. Đề án khí Nam Côn Sơn đang được triển khai theo đúng tiến độ ở hầu hết các khâu để công trình hoàn thành vào cuối năm 2002. Trong lĩnh vực chế biến lọc hoá dầu: Ngoài đề án nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất, đề án Đạm Phú Mỹ (800 000 tấn/ năm) là dự án hoá dầu đầu tiên và lớn nhất Việt Nam đang được triển khai theo tiến độ nhằm đưa nhà máy vào hoạt động năm 2004. Đề án lọc dầu số 2 đang được chính phủ xem xét phê chuẩn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Như vậy: Bằng những nỗ lực không nhỏ để huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí. Bên cạnh đó nhờ tiếp xúc thường xuyên với các đối tác nước ngoài và công tác đào tạo cán bộ rất cần được coi trọng, nên PetroVietnam có thể nói là đơn vị kinh tế hội nhập khá thuận lợi vào ngành dầu khí thế giới. Trong nhiều năm liên tục công tác tài chính kế toán luôn đạt được những kết quả cao nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn phát triển vượt mức kế hoạch đề ra. Tổng doanh thu của PetroVietnam năm 2001 đạt 50415 tỷ đồng thì năm 2002 đạt 61 000 tỷ đồng, gần tương đương với GDP của TPHCM. Trong số đó doanh thu từ dầu thô năm 2002 ước đạt 2732 triệu USD, từ kinh doanh sản phẩm khí đạt 3551 tỷ đồng, từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác đạt 10 861 tỷ đồng và có 5 đơn vị thành viên đạt doanh thu trên 1000 tỷ đồng/năm. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu bình quân toàn Tổng công ty đạt 18,8%, đơn vị đạt cao nhất đến 32%. Một chỉ tiêu quan trọng khác để đánh giá hoạt động của một đơn vị kinh tế là số thu nộp ngân sách. Theo chỉ tiêu này thì năm 2000 đạt 26616 tỷ đồng, năm 2001 đạt 26 682 tỷ đồng và năm 2002 ước đạt 27 000 tỷ đồng. Ta có thể thấy tổng doanh thu, nộp ngân sách của ngành dầu khí Việt Nam từ 1995 đến năm 2001 ở bảng 3a, sản lượng và doanh thu của các sản phẩm dầu khí từ 1995 đến 2000 ở bảng 3b, để từ đó so sánh qua các năm và rút ra cho mình những nhận xét về kết quả mà ngành dầu khí Việt Nam đã đạt được trong những năm qua. Bảng 3a Năm 1995-1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng doanh thu trong đó Triệu USD 1437 1247 1911 3194 3900 Tỷ VND 1870 2374 4113 4866 Nộp ngân sách trong đó Triệu USD 2196 781 692 1030 1778 2300 Tỷ VND 723 893 906 752 Bảng 3b Năm Dầu thô Khí đồng hành 1995 Sản lượng 7.7 Triệu tấn 182 Triệu m3 Doanh thu (USD) 1.03 Tỷ 9.1 Triệu 1996 Sản lượng 8.6 Triệu tấn 274.5 Triệu m3 Doanh thu (USD) 1.35 Tỷ 19.5 Triệu 1997 Sản lượng 9.8 Triệu tấn 527 Triệu m3 Doanh thu (USD) 1.44 Tỷ 41.3 Triệu 1998 Sản lượng 11.8 Triệu tấn 828 Triệu m3 Doanh thu (USD) 1.13 Tỷ 70 Triệu 1999 Sản lượng 14.88 Triệu tấn 1031 Triệu m3 Doanh thu (USD) 2.062 Tỷ 71.16 Triệu 2000 Sản lượng 15.5 Triệu tấn 1400 Triệu m3 Doanh thu (USD) 3.194 Tỷ Qua bảng số liệu trên ta thấy sản lượng dầu thô và khí đồng hành từ 1995 đến nay liên tục tăng, nếu năm 1995 sản lượng dầu thô là 7,7 triệu tấn thì đến năm 2000 đạt 15,5 triệu tấn, chỉ trong vòng 5 năm mà sản lượng dầu thô đã tăng lên gấp đôi. Sản lượng khí đồng hành năm 1995 là 182 triệu m3 thì chỉ sau 5 năm sản phẩm khí đã tăng hơn gấp 7 lần (14 000 triệu m3). Rõ ràng nguồn vốn huy động tăng và sử dụng hiệu quả, khi đó sản lượng các sản phẩm dầu khí mới tăng một cách nhanh chóng như vậy. Và dẫn đến doanh thu từ ngành dầu khí cũng tăng nhanh, năm 1997 doanh thu là 1 437 triệu USD nộp vào ngân sách là 781 triệu USD thì đến năm 2001 doanh thu tăng lên 3 900 triệu USD, nộp vào ngân sách là 2 300 triệu USD. Để có được những kết quả khả quan như vậy, những năm gần đây ngành dầu khí không những được sự đầu tư phát triển của Nhà nước để trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, mà ngành đã thu hút lượng vốn đầu tư vào rất lớn, có thể nói là lớn nhất trong các ngành công nghiệp ở Việt Nam. Thật vậy, theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, nguồn vốn FDI năm 2002 đầu tư vào ngành dầu khí chiếm 42,6% tổng nguồn vốn FDI thực hiện. Dẫn đến doanh thu xuất khẩu dầu thô năm 2002 đạt 1/2 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Đây là một tỷ lệ lớn mà ngành dầu khí đã đóng góp vào nền kinh tế quốc gia. Với tốc độ thu hút vốn đầu tư và phát triển như hiện nay, nhất định trong tương lai ngành dầu khí sẽ là ngành công nghiệp mũi nhọn không thể thiếu được góp phần thực hiện CNH-HĐH của đất nước ta. 2/ Những hạn chế còn tồn tại trong vấn đề huy động vốn và phát triển ngành dầu khí ở nước ta. Một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những kết quả to lớn mà ngành dầu khí đã làm được, vẫn tồn tại những sai sót hạn chế trong vấn đề huy động vốn vào ngành và đưa ra một số đánh giá sơ bộ về tình hình phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. Trong vấn đề huy động vốn đầu tư vào ngành, mặc dù những năm gần đây Nhà nước rất quan tâm đến phát triển công nghiệp dầu khí và tích cực kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò khai thác, chế biến dầu khí. Song cần thẳng thắn thừa nhận rằng, môi trường đầu tư nước ta chưa có sức cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Trong số những mặt tồn tại của môi trường đầu tư Việt Nam có lẽ trước hết cần nhắc nhở tới sự thiếu quy hoạch dài hạn và rõ ràng về ngành và về sản phẩm. Từ đó dẫn tới những chính sách hạn chế và thay đổi trong một số lĩnh vực, rất khó lường trước đối với các nhà đầu tư. Thứ hai là chi phí đầu tư tại Việt Nam tuy đã có xu hướng giảm xuống, nhưng so với các nước trong khu vực thì tính cạnh tranh vẫn còn thấp. Thứ 3 là việc hạn chế cho việc chấp hành luật pháp chưa nghiêm, vận dụng luật pháp chưa nhất quán giữa các ngành, các cấp. Đặc biệt trong bối cảnh đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế việc am hiểu và vận dụng các điều khoản của các hiệp định quốc tế song phương và đa phương còn không ít bất cập không chỉ có các cơ quan địa phương mà còn ở các cơ quan quản lý ở TW. Ngoài ra vẫn còn không ít vướng mắc liên quan đến chính sách thuế, nhất là thuế tài nguyên và thuế lợi tức. Bên cạnh những hạn chế trong môi trường đầu tư của Việt Nam, đã làm giảm các nhà đầu tư vào Việt Nam. Một hạn chế lớn trong vấn đề huy động vốn vào ngành dầu khí là: Giá dầu hiện nay đang biến động nên khiến các nhà đầu tư nước ngoài thường chú trọng đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm khai thác dầu thô ở Việt Nam rồi mang dầu thô ra nước ngoài tinh lọc hóa dầu. Ngành dầu khí là ngành cần đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị, đầu tư công nghệ thì các nhà đầu tư nước ngoài không muốn đầu tư. Còn nguồn vốn trong nước thì hạn hẹp nên vấn đề huy động vốn vào hệ thống công nghiệp lọc hoá dầu còn rất hạn chế. Chính vì thiếu nguồn vốn, hơn nữa nguồn vốn huy động vào ngành sử dụng không còn phù hợp trong các lĩnh vực của ngành dầu khí, nên ngành dầu khí nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Một đất nước bán nguyên liệu để nhập thành phẩm là một nước lạc hậu và Việt Nam đang là nước bán dầu thô để nhập từng lít xăng. Mặc dù đề án lọc dầu ở Việt Nam được đặt ra từ rất sớm, trước cả khi thành lập Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Lợi nhuận biên của công nghiệp lọc dầu rất thấp nên việc huy động vốn nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất, một liên doanh giữa PetroVietnam và Zarubeznheft (Nga) với tỷ lệ góp vốn 50/50 đã được Bộ Kế hoạch & Đầu tư cấp giấy phép và đi vào hoạt động từ 28/12/1998 nhưng trong điều hành triển khai gặp nhiều trắc trở nên chính phủ đã quyết định tự đầu tư từ cuối năm 2002. Vì vậy PetroVietnam phải phấn đấu nỗ lực rất cao mới hy vọng hoàn thành đúng tiến độ xây dựng do nhà nước quy định. Dự án khu liên hợp lọc hoá dầu số 2 ở Nghi Sơn-Thanh Hoá có công suất 7 triệu tấn/năm, báo cáo nghiên cứu khả thi đã được chính phủ phê duyệt trong tháng 8/2002 nhưng hình thức đầu tư còn chưa xác định PetroVietnam còn đang trong giai đoạn tìm kiếm đối tác. Do đó mục tiêu đưa nhà máy này vào hoạt động trong năm 2008 như trước đây đã công bố có lẽ khó thành hiện thực. Tất cả những điều nói trên có nghĩa là Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ 21 sẽ vẫn bán dầu thô và nhập sản phẩm xăng dầu. Trong lĩnh vực hoá dầu cho đến nay mới có hai dự án sản xuất nhựa PVC công suất 100 000 tấn/ năm và dự án sản xuất DOP công suất 30 000 tấn/năm đã đi vào sản xuất. Còn tất cả các dự án khác, như chế biến Condensat thành xăng thương phẩm (công suất 270 000 tấn/năm), dự án đạm Cà Mau, các dự án polypropylen (m3), LAB (công suất 30 000 tấn/năm)... đều trong giai đoạn triển khai xây dựng hoặc đang lập báo cáo khả thi. Nói cách khác tất cả đều đang ở phía trước và đang cần nguồn vốn lớn để đầu tư vào ngành lọc hoá dầu, hy vọng ngành lọc hoá dầu sẽ vươn lên đúng với tầm vóc mà nó phải có để góp phần vào phát triển ngành dầu khí xứng đáng là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Muốn vậy, Việt Nam cần có các giải pháp cơ bản để huy động vốn và có định hướng để phát triển ngành dầu khí trong thế kỷ 21 này. III Một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư vào phát triển nghành Dầu khí ở Việt Nam 1. Định hướng phát triển ngành Dầu khí những năm tới: Trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá các nền kinh tế, việc hội nhập thành công và phát triển đều tuỳ thuộc vào sự nổ lực vươn lên của từng quốc gia, từng doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nhận thức được điều đó, ngành Dầu khí đã xác định mục tiêu chiến lược phát triển của mình từ nay đến năm 2020 là: Phấn đấu xây dựng ngành Dầu khí Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng tổng công ty Dầu khí Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, hoạt động đa chức năng, tham gia tích cực vào quá trình hợp tác khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu nhiên liệu năng lượng, sản phẩm hoá dầu cho nền kinh tế trong thế kỷ 21, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Những định hướng chủ đạo làm cơ sở để hoạch định cho từng giai đoạn để phát triển đã được đề ra trong chiến lược phát triển của tổng công ty Dầu khi Việt Nam giai đoạn 2001_2005 là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò Dầu khí, nhằm sớm xác định tiềm năng Dầu khí của đất nước, làm cơ sở cho viẹc hoạch định, chiến lược phát triển ngành Dầu khí. Tích cực gia tăng sản lượng khai thác Dầu khí, góp phần đảm bảo ngân sách quốc gia, đồng thời tạo tiền đề phát triển toàn diện ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Đảm bảo thoả mãn nhu cầu khí thiên nhiên cho đất nước. Phát triển ngành công ngiệp khí đầy tiềm năng của đất nước, khuyến khích để mở rộng thị trường tiêu thụ khí, xây dựng và vận hành hệ thống đường ống dẫn khí quốc gia, tham gia liên kết vào hệ thống đường ống đường ống dẫn khí khu vực, nhằm đảm bảo phát triển ổn định ngành công nghiệp khí, thoả mãn nhu cầu khí thiên nhiên cho đất nước. Đẩy mạnh khâu chế biến Dầu khí, nhằm từng bước đảm bảo an ninh nhiên liệu cho phát triển đất nước, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu, đặc biệt là nguyên liệu sản xuất sợi tổng hợp cho ngành công nghiệp dệt may, sản xuất phân đạm cho nông nghiệp, chất nổ, chất dẻo, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác, dầu nhờn, nhựa đường, chất tổng hợp,... Phát triển công tác thương mại, tài chính và dịch vụ Dầu khí. Tham gia một cách có hiệu quả vào thị trường kinh doanh dầu thô và sản phảm dầu khí quốc tế. Đảm bảo cung cấp 60_70% dịch vụ cho nhu cầu công nghiệp Dầu khí. Song song với phát triển dịch vụ kỹ thuật trong ngành, tạo điều kiện hỗ trợ các đơn vị thuộc các Bộ, ngành, địa phương tham gia ngày càng nhiều vào cung cấp dịch vu cho Dầu khí. Từng bước phát triển hoạt động ra nước ngoài cả về thăm dò, khai thác dịch vụ và thương mại, nhằm đảm bảo nguồn cung cấp Dầu khí lâu dài cho đất nước. Đẩy mạnh phát triển tiềm lực khoa học công nghệ của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, sớm tiếp cận với trình độ chung của cộng đồng Dầu khí khu vực và thế giới. Phát huy nội lực, kết hợp với tăng cường hợp tác đầu tư nước ngoài theo nhiều hình thức, hội nhập bình đẳng vào cộng đồng Dầu khí khu vực và quốc tế. Phát triển các dự án dầu khí trọng điểm góp phần làm động lực phát triển cho những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước: Miền Bắc, miền Trung, khu vực miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Phát huy những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, với tri thức kinh nghiệm và cơ sở vật chất đã tích luỹ được, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tin tưởng sẽ hoàn thành những nhiệm vụ do Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra, góp phần tích cực trong quá trình CNH_HĐH nền kinh tế đất nước, hội nhập bình đẳng với ngành công nghiệp Dầu khí khu vực và thế giới trong thế kỷ 21. 2. Những cơ hội và thách thức trong vấn đề phát triển ngành Dầu khí : Mặc dù Đại hội IX đã đưa ra những định hướng cho phát triển ngành Dầu khí . Song để thực hiện được những định hướng đó, không phải là vấn đề một sớm một chiều. Vì vậy ta cần nắm bắt những cơ hội đồng thời phải vượt qua những thách thức, mới hy vọng đạt được những định hướng đề ra. Những cơ hội mà ta cần nắm bắt đó là: Hiện nay chưa có một nguồn năng lượng nào thay thế được nguồn năng lượng Dầu khí , cho nên phát triển ngành công nghiệp Dầu khí là vấn đề mà cả thế giới quan tâm, đặc biệt là các nước phát triển . Đối với Việt Nam có các mỏ lớn đã và đang khai thác, nếu ta có các biện pháp, chính sách kêu gọi các nhà đầu tư thì trong tương lai không xa sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào phát triển ngành Dầu khí tương xứng với tiềm năng của nó. Ngoài ra, như ta đã biết ngành Dầu khí là ngành cần sự đầu tư khoa học công nghệ, mà thế kỷ 21 này là thế kỷ của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri trức, rất nhiều công nghệ mới ra đời, làm cho những điều trước đây 10 năm còn cho là viễn tưởng thì nay trở thành hịên thực. Nếu như trước đây vấn đề phát triển các lĩnh vực trong ngành Dầu khí là khó khăn do thiếu máy móc thiết bị thì ngày ngày nay vấn đề khó khăn đó đã được đáp ứng. Điều quan trọng là chúng ta làm thế nào để có được khoa học công nghệ đó và vận dụng như thế nào cho phù hợp với tình hình phát triển ngành Dầu khí hiện nay của đất nước. Cơ hội là vậy, song thách thức cũng không nhỏ. Thực vậy, qua một quá trình tìm kiếm thăm dò, các mỏ Dầu khí ở vị trí địa lý thuận lợi hầu như đã phat hiện gần hết nên địa bàn thăm dò chuyển sang những vùng đầy khó khăn như vùng biển sâu, vùng hoang vu, hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt. Việc khai thác các mỏ hiện đang hoạt động ngày cũng càng khó khăn vì trữ lượng đi vạo cạn kiệt, đòi hỏi phải áp dụng công nghệ kỹ thuật phức tạp để tăng hệ số thu hồi dầu, tìm thêm các tầng Dầu khí mới thường là ở rất sâu hoặc kích thước bé. Dầu khai thác được đưa đến các nhà máy lọc dầu để chế biến. Phần lớn các nhà máy này đã được xây dựng từ lây nên công nghệ trở thành lạc hậu, chi phí sửa chửa bảo dưỡng cũng tăng cao hoặc phải xây dựng nhà máy lọc dầu mới rất tốn kém. Tương tự như vậy, việc vận chuyển dầu thô hoặc các sản phẩm lọc dầu trong bối cảnh những yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường ngày càng nghiêm ngặt, đòi hỏi phải hoán cải hoặc đóng mới các phương tiện vận tải và xây dựng lại kho tàng. Tất cả những điều đó đòi hỏi phải sử dụng công nghệ ngày càng hiện đại hơn, đầu tư lớn hơn, bao gồm cả đầu tư phát triển hạ tầng, cho nên giá thành sẽ cao. Những yếu tố nói trên cộng thêm vói các yếu tố thời tiết, đầu cơ hoặc chính trị càng làm cho giá dầu khí chao đảo, biến thiên không thể kiểm soát được, tác động xấu đến quá trình phát triển kinh tế bình thường. Thách thức lớn nhất đối với các mục tiêu đã nêu trên là làm sao thông qua công tác thăm dò có thể gia tăng trữ lượng xác minh trong lúc vốn đầu tư cho nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò hạn hẹp và cấu trúc địa chất của ta phức tạp làm cho tiềm năng Dầu khí tích tụ thành mỏ có giá trị thương mại không cao. Như vậy, nước ta cần có những chính sách, luật lệ và cách thức làm ăn hấp dẫn hơn các nước trong khu vực thì mới có thể thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Một vấn đề hết sức cấp thiết nữa được đặt ra là phải đầu tư cho các đơn vị nghiên cứu, các cộng ty thăm dò khai thác của Việt Nam để họ có thể tiếp thu, sử dụng công nghệ tiên tiến và luôn đổi mới đẻ tự lực phần lớn trong công tác thuộc phạm trù điều tra cơ bản này mới có thể chủ đọng đưa mục tiêu, ước mơ thành hiện thực. Công nghệ khai thác của ta cần phải nâng cấp toàn diện để đưa hệ số thu hồi dầu lên mức 40_50% hoặc cao hơn như ở các nước khác. Điều này lại càng đặc biệt có ý nghĩa đối với lượng dầu khổng lồ còn nằm trong móng nứt nẻ, một đối tượng mà sự hiểu biết của chúnh ta còn rất hạn hep, cũng như các mỏ nhỏ, mỏ biên mà sắp tới sẽ đưa vào khai thác. Đối với khí đốt, chúng ta có may mắn là trữ lượng đã xác minh khá dồi dào. Như thế trong tương lai gần như thách thức lớn không phải ở phía công nghệ mà là thị trường tiêu thụ và vốn đầu tư, đặc biệt cho cơ sở hạ tầng không phải chỉ cho bản thân công nghiệp khí đốt mà cả cho các ngành công nghiệp sử dụng khí đót làm nhiên liệu và nguyên liệu. Trong 10 năm tới, hàng loạt mỏ mới sẽ đưa vào khai thác, nhiều đường ống dãn khí từ các bể Nam Côn Sơn, Cửa Long, Mã lai_Thổ Chu. Cũng như đường ống liên ASEAN sẽ được xây dựng. Điều này có thực hiện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào vấn đề thị trường tiêu thụ có được giải quyết hay không. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có quyền hy vọng vì tốc độ phát triển kinh tế nếu giữ được ở mức 5_7% thì áp lực đó sẽ trở thành động lực để phát triển công nghiệp khí đốt Việt Nam đúng tầm cỡ mong muốn. Trong lĩnh vực lọc_ hoá dầu, dịch vụ, thương mại, cũng như đã đề cập đến ở trên, thach thức lớn nhất vẫn là vốn đầu tư. Tuy nhiên, với sự quan tâm của Chính phủ cùng với việc thành lập công ty tài chính Dầu khí cũng như chủ trương cổ phần hoá, thách thức này chắc chắn sẽ được vượt qua và các mục tiêu sẽ thành hiện thực. 3. Những yêu cầu đặt ra để huy động vốn có hiệu quả: Huy động vốn đã khó, sử dụng nguồn vốn huy động được sao cho hiệu quả lại càng khó hơn. Vì vậy tính hiệu quả trong huy động vốn là rất quan trọng. Ta có thể xác định tính hiệu quả của việc huy động vốn qua những tiêu thức sau: Mức độ đáp ứng mục tiêu của việc huy động vốn: có thể đạt được mục tiêu đã đề ra ở mức độ nào. Mức độ chi phí cho nguồn vốn huy động: chi phí sử dụng nguồn vốn huy động ( kể cả chi phí giao dịch để huy động vốn ). Để việc huy động vốn đạt được hiệu quả cao, cần đáp ứng một số yêu cầu sau: Thứ nhất, việc huy động vốn phải đảm bảo tính kịp thời. Thông thường, khi có nhu cầu về vốn bổ sung, tìm nguồn vốn để giải quyết nhu cầu đó, tuy nhiên, nếu việc cung ứng vốn không đúng thời điểm, thời cơ đầu tư thì nguồn vốn đó sẽ mất ý nghĩa, hoặc làm giảm khả năng thu lợi ích từ các hoạt động đầu tư kinh doanh. Vì vậy, cải tiến các thủ tục hành chính phức tạp trong các quy trình giao dịch về vốn là mong muốn của các ngành kinh tế nói chung. Nhiều khi một số ngành phải chấp nhần một tỷ lệ lãi suất cao hơn rất nhiều trên thị trường tài chính phi chính thức để có được nguồn vốn kịp thời vì nếu không vay kịp vốn thì nguồn vốn “rẻ” trở nên “đắt”, có thể làm cho các kết quả dự tính trong các phương án kinh doanh giảm đi dẫn đến gặp khó khăn trong việc trả nợ. Thứ hai, cần lựa chọn nguồn vốn đảm bảo hiệu quả cao nhất trong những điều kiện nhất định. Như trên đã trình bày, trong điều kiện thị trường tài chính càng phát triển thì càng có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn khác nhau để phục vụ sản xuất kinh doanh, do đó cần lựa chọn nguồn vốn phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc huy động vốn. Hiệu quả của việc sử dụng các hình thức huy động vốn không chỉ thể hiện ở hiệu quả đầu tư mà nguồn vốn mang lại, mà còn thể hiền ở khả năng dễ dàng tiếp cận và huy động các nguồn vốn, như khả năng làm tăng lời nhuận ròng và lợi nhuận tích luỹ. Thứ ba, việc huy động vốn cần đảm bảo đáp ứng nhu cầu về số lượng và thời gian: Một ý đồ đầu tư, kinh doanh sẽ không thực hiện được nếu không có đủ một lượng vốn nhất định theo nhu cầu được tính toán, do đó khi huy động vốn phải đảm bảo đủ về số lượng và tính tương thích về thời gian. Thứ tư, huy động vốn cần bảo đảm giảm thiểu chi phí giao dịch: Một nguồn vốn lãi suất thấp đôi khi trở nên quá đắt, do chi phí liên quan đến giao dịch về vốn quá cao. Nguyên nhân chi phí giao dịch cao có thể là: thủ tục hành chính phức tạp, quy trình giải ngân phiền toái, chi phí tư vấn cao hoặc đôi khi do quy mô không thích hợp. Vì vậy, các ngành kinh tế cần tuỳ theo lượng vốn cần vay để chọn nguồn vốn phù hợp, vì những nguồn vốn phức tạp sẽ làm cho chi phí giao dịch trên một đồng vốn huy động cao hơn nếu lượng vốn huy động nhỏ. Ngược lại, những dự án lớn có thể có lợi về chi phí cho vốn nếu tìm đến những nguồn vốn có thủ tục phức tạp hơn nhưng lại phải chịu lãi suất thấp hơn. Riêng đối với ngành Dầu khí , là ngành cần huy động lượng vốn lớn thì hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn vốn huy động được càng cần thiết. Sử dụng vốn hiệu quả, càng làm tăng khả năng huy động vốn . Hay nói cách khác, huy động vốn và sử dụng hiệu quả các nguồn huy động được là một trong những biện pháp để huy động vốn mà ta sẽ trình bày sau đây. 4. Những giải pháp cơ bản để huy động vốn vào phát triển ngành Dầu khí ở Việt Nam : Như đã trình bày ở trên, một trong những trở ngại lớn nhất đối với vấn đề huy động vốn là môi trường đầu tư Việt Nam còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc cải thiện môi trường đầu tư vừa phải tốt hơn trước đây, vừa phải tốt hơn các nước khác trong khu vực là điều cần phải làm. Theo hướng này, một biện pháp quan trọng là hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, đặc biệt liên quan đến FDI nhằm tạo sự hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng, ổn định, tiến tới xây dựng một mặt bằng pháp lý chung cho cả đầu tư trong nước và nước ngoài. Xây dựng cơ chế chính sách mới phù hợp với tình hình trong nước. Với luật FDI đã được sửa đổi và các cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam để cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư làm ăn có hiệu quả. Từ đó các thủ tục cấp phép đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ đơn giản hoá, các quy định các giấy phép không hợp lý đang cản trở hoạt động của các nhà đầu tư sẽ được bãi bỏ hoặc điều chỉnh. Cần đa dạng hoá các hình thức đầu tư để khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới, đồng thời phải đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, mở rộng thẩm quyền và trách nhiệm của địa phương để giải quyết kịp thời các vướng mắc cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng như cung cấp điện, nước, thông tin, . . . cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ kỹ thuật công nghệ, . . . là yếu tố quan trọng để tăng tính cạnh tranh của môi trường đầu tư. Ngoài ra Việt Nam cần phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp vệ tinh để kêu gọi đầu tư vào các ngành công nghiệp chính, đòi hỏi vốn lớn và công nghệ cao. Nhất là ngành Dầu khí lại rất cần điều đó. Nguồn nhân lực chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất kinh doanh , vì vậy cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng làm chủ các công nghệ hiện đại, đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư, đẩy mạnh công tác đầu tư hướng vào các lĩnh vực trọng điểm, tăng cường cung cấp các thông tin cho các nhà đầu tư. Những giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư chung là như vậy. Riêng đối với ngành Dầu khí, tuy việc huy động vốn đầu tư còn gặp nhiều trở ngại do chính sách thuế suất và tình hình biến động giá dầu hiện nay. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với việc huy động vốn vào phát triển ngành Dầu khí ở nước ta là làm sao để vừa khuyến khích các nhà đầu tư, đồng thời giữ vững chủ quyền và không bị thua thiệt. Trên cơ sở phân tích và trình bày ở trên, nhằm nâng cao hiệu quả và thúc đẩy đầu tư vào các hoạt động Dầu khí, em xin đề xuất một số giải pháp sau: Về thuế suất thuế tài nguyên: Nghị định 84/CP ngày 17_12_1996 của chính phủ quy định chi tiết việc thi hành luật Dầu khí có ghi: “ thuế tài nguyên đối với dầu thô được tính trên cơ sở luỹ tiến từng phần của tổng sản lượng dầu thô thực, khai thác trong mỗi kỳ nộp thuế dựa theo sản lượng bình quân mỗi ngày dầu thô khai thác trên toàn bộ diện tích hợp đồng Dầu khí “ và được phân thành hai mức khác nhau tuỳ theo mực nước biển đến 200m và trên 200m. Việc quy định như vậy đã đảm bảo sự hợp lý phân chia quyền lợi giữa các bên. Tuy vậy, thuế suất tài nguyên của Việt Nam còn cao hơn so với các nước trong khu vực và chưa đề cập đến vùng xa khó khăn hay những vùng cần khuyến khích. Mặc dù thời gian gần đây các bộ, ngành đã trình Chính phủ thông qua một số điểm khuyến khích các nhà thầu, nhưng vẫn cần có các quy định bổ sung vào luật Dầu khí hoặc trong các hợp đồng phân chia sản phẩm như: Đối với mỏ được đánh giá là có trữ lượng lớn thì thuế tài nguyên cần tính theo thang sản lượng khai thác và tỷ suất thuế tài nguyên tăng phần thu của nước chủ nhà. Đối với phần Dầu khí trả cho Chính phủ dưới hình thức thuế tài nguyên, nếu xuất khẩu thì không phải trả thuế xuất khẩu. Đối với các mỏ vừa và nhỏ và những mỏ hoạt động trong điều kiện xa bờ thì khi tính tỷ lệ thuế tài nguyên, ngoài việc xác định theo thang bậc, cũng cần bổ sung khung hình tính thuế tài nguyên riêng, nhằm khuyến khích và hấp dẫn nhà đầu tư. Cho phép các nhà thầu Dầu khí được kéo dài thời hạn hơn trong các hoạt động thăm dò và khai thác tại các khu vực nước sâu, xa bờ, vùng và lô liền kề vùng tranh chấp. *Về thuế suất thuế lợi tức: So với các nước đã nói trên thì thuế suất thuế lợi tức quy định trong luật Dầu khí có cao hơn, trong thực tế tuỳ từng hợp đồng phân chia sản phẩm, hay thoả thuận Dầu khí có các tỷ lệ ưu đãi thấp hơn. Trong hoạt động Dầu khí cả nước chủ nhà và nhà đầu tư đều quan tâm đến kết quả hoạt động kinh doanh với những góc độ khác nhau. Các tranh chấp quyền lợi thường xẩy ra, mà quyền lợi tuỳ thuộc vào: các loại thuế, chi phí dầu thu hồi, các chi phí khác... Nếu chi phí cao, trong đó một phần do các loại thuế cao, thì lợi nhuận các bên sẽ thấp, Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau của quá trình hoạt động Dầu khí, các quy định tài chính và chính sách thuế cũng khác nhau, như trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò sẽ được miễn giảm loại thuế nào, khi khai thác dầu thì các chi phí nào không được tính vào chi phí được thu hồi. Mục tiêu của đầu tư là mang lại doanh lợi, trong lĩnh vực Dầu khí, để thăm dò và khai thác Dầu khí đòi hỏi lượng đầu tư khá lớn. Thông thường những mỏ vừa và nhỏ cũng phải đầu tư vài trăm triều đô la Mỹ, những mỏ phải hàng tỷ đô la Mỹ. Nhà đầu tư chỉ ứng vốn trong giai đọan tìm kiếm và thăm dò, khi phát hiện ra dầu và đi vào khai thác thương mại thì lúc đó chi phí trang trải hàng năm là từ phần dầu để lại. Việc tính lợi tức của nhà đầu tư là tính lợi tức sau thuế. Cách đánh thuế theo một tỷ lệ cố định như trong luật Dầu khí hay hiệp định Dầu khí hiện nay có những mặt hạn chế nhất định. Theo luật Dầu khí thì thuế suất thuế lợi tức là 50%. Nên chăng để khuyến khích đầu tư thăm dò và khai thác những mỏ nhỏ, hoặc những mỏ xa bờ, có nhiều khó khăn cần điều chỉnh và bổ sung luật Dầu khí và nên áp dụng cách đánh thuế luỹ tiến, làm đòn bẩy kinh tế khuyến khích nhà đầu tư bỏ vốn vào những cấu tạo được coi là khó khăn tại thềm lục địa Việt Nam . Cuối cùng, em xin đưa ra một số giải pháp chung để chúng ta cùng nhau xem xét: Một là: Vấn đề chuyển nhượng vốn hay cổ phần, theo điều 34 Luật đầu tư nước ngoài quy định đối với các nhà đầu tư nước ngoài cần đặt ra một cách cụ thể hơn. Hai là: Chi phí đào tạo trong các hợp đồng Dầu khí cần được chú trọng hơn. Ba là: Cần có cơ chế đầu tư trong điều kiện biến động của giá dầu. Cụ thể là: Kịp thời bổ sung luật Dầu khí cho phù hợp, nhằm thu hút vốn đầu tư đảm bảo lợi ích nhà đầu tư đồng thời đảm bảo chủ quyền lợi ích quốc gia ở mức quốc gia ở mức cao nhất. Hoàn thiện các mô hình phân chia sản phẩm và các định chế kinh tế tài chính trong các hoạt động thăm dò và khai thác Dầu khí. Theo thông lệ quốc tế thì trước khi ký kết hợp đồng hay hiệp định nước chủ nhà và các nhà đầu tư phải tính toán kỹ càng đưa ra những quyết định chấp nhận phân chia quyền lợi các bên và khi tính dự án đầu tư, phía đầu tư phải tính thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận thu được... vì vậy họ phải tính giá dầu bình quân và dự kiến cho suốt quá trình thăm dò và khai thác. Cần có qui định bổ sung trong hợp đồng hay hiệp định là khi giá dầu xuống thấp, chi phí duy trì và đầu tư cho các hoạt động Dầu khí vẫn được đảm bảo theo mức kế hoạch của chương trình công tác và ngân sách đã được chấp thuận hàng năm để đảm bảo hoạt động sản xuất bình thường. Đối với Vietsovpetro và các nhà thầu khác tuỳ theo giai đoạn phát triển cũng phải để lại tỷ lệ hợp lý và cố định trong một số năm, thường là đi đôi với kế hoạch 5 năm để có kế hoạch kịp thời. Petro Vietnam có thể hình thành và quỹ bình ổn để bù đắp thiếu hụt khi có biến động của giá dầu. Nguồn hình thành quỹ này có thể trích từ nguồn của các công ty dầu hàng năm hoặc từ lợi nhuận thu được từ các hoạt động Dầu khí khi giá dầu lên cao. Bốn là: Trên cơ sở vận dụng linh hoạt Luật đầu tư nước ngoài và Luật Dầu khí cần có những quy định phù hợp để có những liên doanh Dầu khí theo hướng như Pertro Vieetnam đã làm thời gian gần đây. Năm là: Nhà nước cần cho Pertro Vietnam một cơ chế đấu thầu phù hợp với đặc thù của ngành trong việc mua sắm vật tư thiết bị và lắp đặt nhằm đưa nhanh các mỏ vào phát triển và khai thác. Sáu là: Các luật và nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ và liên bộ cần được thông báo kịp thời để các bên cùng thực hiện nghiêm chỉnh. Bảy là: Quan tâm hơn đến được kiến nghị của các nhà đầu tư Dầu khí . Có thể thấy rằng, Việt Nam hịên nay được coi như vùng đất còn mới mẽ cho sự đầu tư cả về địa lý cũng như môi trường pháp lý, cung cách làm ăn, kỹ thuật công nghệ và cơ sở hạ tầng, nhất là trong ngành Dầu khí . Vì vậy, việc khuyến khích và dẫn các nhà đầu tư đang là yêu cầu bức bách đối với chúng ta. Phần ba : Lời kết Dầu khí đang và sẽ đóng vai trò nổi bật trong các cân năng lượng. Đối với Việt Nam, là đất nước ổn định về chính trị, an ninh xã hội, được thiên nhiên ưu đãi có nguồn tài nguyên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi. Đặc biệt trong nguồn tài nguyên phong phú ấy các mỏ Dầu khí chiếm một vị trí lớn. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà ngành Dầu khí trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Để đưa ngành Dầu khí là ngành đầu tàu trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam đã thực hiện các biện pháp huy động vốn vào phát triển ngành Dầu khí , đặc biệt sự thông thoáng rõ ràng của luật đầu tư nói chung và luật Dầu khí nói riêng đã thu hút nhiều vốn và công nghệ từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực trong phát triển ngành Dầu khí từ thăm dò, tìm kiếm, khai thác đến tinh lọc dầu. Đương nhiên trên bước đường trưởng thành và hội nhập, ngành Dầu khí là một ngành công nghiệp mang tính tầm cỡ, đòi hỏi vốn lớn công nghệ hiện đại. Nên trong quá trình phát triển, ngành Dầu khí Việt Nam không thể tránh khỏi những vấp váp, yếu kém, thậm chí tiêu cực. Tuy nhiên, như ta đã thấy, những kết quả đã đạt được của ngành trong vấn đề huy động vốn và sự phát triển của ngành những năm gần đây, cộng với những đường lối đúng đắn, những đổi mới trong tư duy, những tiến bộ trong công nghệ và quản lý. Ngành Dầu khí Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển ngày càng nhanh hơn trước và quá trình hội nhập quốc tế sẽ nhanh chóng, để trở thành một ngành công nghiệp hiện đại ngang tầm khu vực. Với những gì đã đạt được, cùng với những phương hướng giải pháp cho những năm tới như trên, em tin chắc rằng, ngành Dầu khí Việt Nam sẽ phát triển tương xứng với tiềm năng mà nó phải có trong một tương lai không xa. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0651.doc
Tài liệu liên quan