Trên thực tế, nhiều nước chứng tỏ không thể triệt tiêu được lạm phát trong kinh thị trường dù đạt trình độ phát triển rất cao của lực lượng sản xuất . Nếu giữ được lạm phát ở mức độ nền kinh tế chịu được (cho phép) có thể mở thêm việc làm , huy động thêm các nguồn lực phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế , thì cũng là một thực tế điều hành thành công công cuộc chống lạm phát ở nhiều nước . Nhưng mức độ lạm phát là bao nhiêu thì phù hợp ? Nếu tăng tỉ lệ tăng trưởng cao , tỷ lệ lạm phát quá thấp thì dẫn tới tình trạng các ngân hành ứ đọng vốn , làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước . Vì thế trong trường hợp đó người ta phải cố gắng tăng tỉ lệ lạm phát lên . Khi chính phủ kiểm soát lạm phát ở mức độ mà nền kinh tế chịu được ( tỷ lệ lạm phát dưới 10% ) thì vừa không gây đảo lộn lớn , các hệ quả của lạm phát được kiểm soát , vừa sức che chắn hoặc chịu đựng được hậu quả của nền kinh tế và của các tầng lớp xã hội . Hơn nữa , một sự hi sinh nào đó so mức lạm phát được kiểm soát đó mang lại được đánh đổi bằng sự tăng trưởng , phát triển kinh tế mở ra nhiều việc làm hơn , thu nhập danh nghĩa có thể được tăng lên cho mỗi người lao động nhờ có đủ việc làm hơn trong tuần , trong tháng hoặc tăng thêm người có việc làm , có thu nhập trong gia đình và cả tầng lớp lao động do thất nghiệp . Đến lượt nó , thu nhập bằng tiền tăng lên thì tăng thêm sức kích thích của nhu cầu tiền tệ và sức mua đối với đầu tư , tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước(GDP) . Nhưng khi tỷ lệ lạm phát đến 2 con số trở lên ( lạm phát phi mã hoặc siêu lạm phát) thì hầu như tác động rât sấu đến nền kinh tế như sự phân phối và phân phối lại một cách bất hợp lý giữa các nhóm dân cư hoặc các tầng lớp trong xã hội và trong các chủ thể trong các quan hệ về mặt tiền tệ trên các chỉ tiêu mang tính chất danh nghĩa ( chỉ tiêu không tính đến yếu tố lạm phát , không tính đến sự trượt giá đồng tiền ). Mặt khác tỷ lệ lạm phát cao phá hoại và đình đốn nền sản xuất xã hội do lúc đó mức độ rủi ro cao, không ai dám tính toán đầu tư lâu dài,
16 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp khắc phục lạm phát ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời mở đầu 2
A.Phần I :Lạm phát tiền tệ và những ảnh hưởng của nó đối với xã hội
1.Một số vấn đề chung về lạm phát 3
2.Tác động của lạm phát 6
B.Phần II:thực trạng và giải pháp khắc phục lạm phát ở Việt Nam
1.Thực trạng ở Việt Nam 7
2.Giải pháp khắc phục 13
Tài liệu tham khảo 16
LỜI MỞ ĐẦU
Lạm phát đang là vấn về nóng ở nước ta hiện nay . Lạm phát là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có vị trí quan trọng hàng đầu trong điều hành chính sách của mỗi quốc gia . Khái niệm chung về lạm phát được khoa học kinh tế đưa ra là sự tăng giá chung theo thời gian , khi đó mặt bằng chung về giá cả hàng tiêu dùng trên thị trường tăng lên . Còn lạm phát tiền tệ hoặc lạm phát giá cả được gọi theo cách nhìn nhận ở góc độ nguyên nhân của lạm phát . Lạm phát làm ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội , ảnh hưởng đến đời sống của người dân . Việt Nam cần phải có những biện pháp mới , những cách tiếp cận mới linh hoạt hơn , thích ứng với sự biến động của thị trường .Và cũng là để hoàn thành mục tiêu năm 2008 là đưa mức lạm phát về 1 con số.Việc nghiên cứu về lạm phát và những tác động của lạm phát đến đời sống xỗ hội có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế , nâng cao đời sống cho người dân và phát triển xã hội.
PHẦN I:LẠM PHÁT TIỀN TỆ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI
1) 1 số vấn đề chung về lạm phát.
1.1.Những quan điểm khác nhau về lạm phát
Theo trường phái lạm phát “lưu thông tiền tệ” Họ cho rằng lạm phát tiền tệ là dư thừa (bất kể là kim loại hay tiền giấy) vào lưu thông làm cho hàng hoá giá cả tăng lên . Chúng ta phải biết rằng không phải bất cứ số lượng tiền nào trong lưu thông với nhịp điệu nhanh hơn sản xuất cũng đều là lạm phát , nếu như Nhà nước không giảm bớt nội dung vàng hoặc giá trị tượng trưng trong đồng tiền để bù đắp cho bội chi ngân sách. K.Mazx đã chỉ ra rằng ý nghĩa về lạm phát học của thuyết này là quá đơn giản . Những người trong học thuyết này đã dùng logic hình thức để kết hợp một cách máy móc hiện tượng tăng số tiền với hiện tượng tăng giá cả để rút ra bản chất kinh tế của lạm phát.
Trường phái lạm phát “ cầu dư thừa tổng quát ” ( hay “cầu kéo” ) . Mà đại diện là J.Keynes cho rằng : lạm phát là cầu dư thừa tổng quát cho phát hành tiền ra quá mức sản xuất trong thời kỳ toàn dụng dẫn đến mức giá chung tăng. Chúng ta nhận thức được rằng nói lạm phát là “ cầu dư thừa tổng quát ” là không chính xác , vì trong giai đọan khủng hoảng ở thời kì tư bản chủ nghĩa phát triển mặc dù có khủng hoảng sản xuất dư thừa nhưng không có lạm phát. Còn ở Việt Nam trong giai đoạn năm 1991 có tình trạng cung lớn hơn cầu mà vẫn có lạm phát giá cả và lạm phát tiền tệ . Tuy Keynes đã tiến sâu hơn trường phái lạm phát lưu thông tiền tệ là không thấy hiện tượng bên ngoài , không coi điều kiện của lạm phát là nguyên nhân của lạm phát nhưng lại mắc sai lầm về mặt logic là đem kết quả của lạm phát quy vào bản chất của lạm phát . Khái niệm của Keynes vẫn chưa được nêu đúng bản chất kinh tế xã hội của lạm phát.
Trường phái “lạm phát giá cả” họ cho rằng lạm phát là sự tăng giá . Thực chất lạm phát chỉ là một trong nhiều nguyên nhân của sự tăng giá . Có những thời kì giá tăng mà không có lạm phát như thời kì “ cách mạng giá cả ” ở thế kỷ XVI ở châu Âu, thời kì hưng thịnh của một chu kì sản xuất , những năm mất mùa tăng giá chỉ là hệ quả của một tín hiệu dễ thấy của lạm phát nhưng có lúc tăng giá lại là nguyên nhân của lạm phát.
K.Marx đã cho rằng “ lạm phát là sự tràn đầy các kênh , các luồng lưu thông những tờ giấy bạc dư thừa làm cho giá cả tăng vọt và việc phân phối lại các sản phẩm giữa các giai cấp trong dân cư có lợi cho giai cấp tư sản . Ở đây Marx đã đứng lên trên góc độ giai cấp để nhìn nhận lạm phát , dẫn tới người ta có thể hiểu lạm phát là do Nhà nước , do giai cấp tư sản , để bóc lột một lần nữa giai cấp vô sản ”. Quan điểm này có thể xếp vào quan điểm lạm phát “ lưu thông tiền tệ ” song định nghĩa này hoàn hảo hơn vì nó đề cập đến bản chất kinh tế - xã hội của lạm phát . Tuy nhiên nó có nhược điểm là cho rằng lạm phát chỉ là phạm trù kinh tế tư bản chủ nghĩa và chưa nêu được ảnh hưởng của lạm phát trên phạm vi quốc tế.
Trên đây là các quan điểm của các trường phái kinh tế học chính . Nói chung các quan điểm đều chưa hoàn chỉnh , nhưng đã nêu được một số mặt của lạm phát. Bàn về lạm phát là vấn đề rộng và để định nghĩa được nó đòi hỏi phải có sự đầu tư sâu , kỹ càng . Chúng ta có thể chấp nhận quan điểm của “ trường phái giá cả ” , ( ở nước ta và nhiều nước quan niệm này tương đối phổ biến) . Sở dĩ như vậy là vì thế kỉ XX là thế kỉ lạm phát , lạm phát hầu như diễn ra ở tuyệt đại đa bộ phận các nước mà sự tăng giá lại là tín hiệu nhạy bén , dễ thấy của lạm phát . Như vậy chúng ta sẽ hiểu đơn giản : “ lạm phát là sự kéo dài , là dư thừa các đồng tiền trong lưu thông , là việc Nhà nước phát hành thêm tiền nhằm bù đắp bội chi ngân sách , hay lạm phát là chính sách đặc biệt nhanh chóng và tối đa nhất trong các hình thức phân phối lại giá trị vật chất xã hội mà giai cấp nắm quyền sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu ”. Nhưng nói chung lạm phát là một hiện tượng của nền kinh tế thị trường . Định nghĩa lạm phát còn rất nhiều vấn đề chúng ta có thể nghiên cứu một cách sâu sắc . Nhưng khi có lạm phát ( vừa phải, phi mã hay siêu lạm phát) thì tác động của nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế - xã hội.
1.2. Các nguy cơ dẫn đến lạm phát
Mặc dù mấy năm qua lạm phát đã được kiềm chế . Song kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa ổn định vững chắc , có thể dẫn tới việc tái lạm phát . Các nhân tố tiềm tàng làm phát sinh lạm phát cần phải được tính toán đến khi kiểm soát lạm phát là:
Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội chậm được cải thiện , có mặt tiếp tục xuống cấp, cũng như tỷ lệ thất nghiệp và đầu tư khả năng cải thiện đời sống.
Nền kinh tế thị trường Việt Nam đang ở trình độ ban đầu , vừa chưa được phát triển đầy đủ, vừa chưa được quản lý tốt , chủ yếu do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ , năng lực và hiệu lực quản lý vĩ mô chưa đáp ứng được yêu cầu. Bộ máy Nhà nước , hệ thống tài chính ngân hàng và khu vực doanh nghiệp Nhà nước còn bộc lộ nhiều yếu kém.
Ở nước ta những năm qua nhu cầu về đầu tư xây dựng tăng nhanh trên cả hai khu vực Nhà nước và tư nhân . Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày một tăng do đó ảnh hưởng tới thị trường tiền tệ và thị trường hàng hoá.
Ngân sách Nhà nước đứng trước những yêu cầu lớn về cân đối thu chi và tạo nguồn bù đắp thiếu hụt hàng năm , trong khi đó môi trường luật pháp , môi trường tài chính còn đang trong quá trình tạo lập . Vì vậy khả năng mất cân đối trong ngân sách Nhà nước lạm phát tiền tệ là chưa thể lường hết được.
Những nhân tố trên có thể gây ra lạm phát trong những năm tới.
2)Tác động của lạm phát.
Trên thực tế, nhiều nước chứng tỏ không thể triệt tiêu được lạm phát trong kinh thị trường dù đạt trình độ phát triển rất cao của lực lượng sản xuất . Nếu giữ được lạm phát ở mức độ nền kinh tế chịu được (cho phép) có thể mở thêm việc làm , huy động thêm các nguồn lực phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế , thì cũng là một thực tế điều hành thành công công cuộc chống lạm phát ở nhiều nước . Nhưng mức độ lạm phát là bao nhiêu thì phù hợp ? Nếu tăng tỉ lệ tăng trưởng cao , tỷ lệ lạm phát quá thấp thì dẫn tới tình trạng các ngân hành ứ đọng vốn , làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước . Vì thế trong trường hợp đó người ta phải cố gắng tăng tỉ lệ lạm phát lên . Khi chính phủ kiểm soát lạm phát ở mức độ mà nền kinh tế chịu được ( tỷ lệ lạm phát dưới 10% ) thì vừa không gây đảo lộn lớn , các hệ quả của lạm phát được kiểm soát , vừa sức che chắn hoặc chịu đựng được hậu quả của nền kinh tế và của các tầng lớp xã hội . Hơn nữa , một sự hi sinh nào đó so mức lạm phát được kiểm soát đó mang lại được đánh đổi bằng sự tăng trưởng , phát triển kinh tế mở ra nhiều việc làm hơn , thu nhập danh nghĩa có thể được tăng lên cho mỗi người lao động nhờ có đủ việc làm hơn trong tuần , trong tháng hoặc tăng thêm người có việc làm , có thu nhập trong gia đình và cả tầng lớp lao động do thất nghiệp . Đến lượt nó , thu nhập bằng tiền tăng lên thì tăng thêm sức kích thích của nhu cầu tiền tệ và sức mua đối với đầu tư , tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước(GDP) . Nhưng khi tỷ lệ lạm phát đến 2 con số trở lên ( lạm phát phi mã hoặc siêu lạm phát) thì hầu như tác động rât sấu đến nền kinh tế như sự phân phối và phân phối lại một cách bất hợp lý giữa các nhóm dân cư hoặc các tầng lớp trong xã hội và trong các chủ thể trong các quan hệ về mặt tiền tệ trên các chỉ tiêu mang tính chất danh nghĩa ( chỉ tiêu không tính đến yếu tố lạm phát , không tính đến sự trượt giá đồng tiền ). Mặt khác tỷ lệ lạm phát cao phá hoại và đình đốn nền sản xuất xã hội do lúc đó mức độ rủi ro cao, không ai dám tính toán đầu tư lâu dài,
những hoạt động kinh tế ngắn hạn từng thương vụ , từng đợt , từng chuyến diễn ra phổ biến. Trong xã hội xuất hiện tình trạng đầu cơ tích trữ , dẫn tới khan hiếm hàng hoá . Điều đó lại làm giá càng tăng , và xã hội rơi vào vòng luẩn quẩn , lạm phát càng tăng dẫn tới mất ổn định về chính trị xã hội . Tỷ lệ lạm phát cao còn có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc tế . Tóm lại khi lạm phát cao tới mức hai con số ( ở Việt Nam giữa những năm 80 đã xảy ra tình trạng lạm phát cao tới 3 con số) trở lên , thì có ảnh hưởng xấu tới xã hội . Do đó cần chính phủ phải có giải pháp khắc phục , kiềm chế , và kiểm soát lạm phát.
PHẦN II:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
1) Thực trạng ở Việt Nam.
1.1.Nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam hiện nay
Về phương pháp tính:
Đó là phương pháp tính chỉ số CPI của các nước khác với Việt Nam . Một là các nước thường loại trừ giá cả lương thực , dầu mỏ ra khi tính toán...;Hai là, giá đó là giá giao dịch mua buôn , bán buôn trên thị trường hàng hoá của các nhà kinh doanh , còn giá bán lẻ cho người tiêu dùng đối với nhiều mặt hàng thì vẫn ổn định ;Ba là , các mặt hàng đó chiếm tỷ lệ nhỏ trong các nhóm hàng hoá và dịch vụ tính theo CPI.
Ở Việt Nam theo phương pháp tính CPI hiện nay , giá cả của nhóm hàng lương thực , thực phẩm chiếm quyền số lớn nhất , tới 47,9% trong tổng hàng hoá tính CPI . Trong các năm trước đây , mặc dù nhiều nhóm mặt hàng khác có biến động tăng đáng kể , nhưng nhóm mặt hàng lương thực , thực phẩm , nhất là giá lúa gạo , giá cao su , cà phê , hạt điều , thịt lợn , rau hoa quả biến động thất thường . Trong các năm 1991 ,1993 ,1994 ,1998...giá lương thực và thực phẩm tăng rất cao , kèm theo đó là chỉ số giá chung cũng tăng cao . Ngược lại , trong các năm 1997 ,1999 ,2000 ...các mặt hàng lương thực , thực phẩm có giá bán giảm thấp , khó tiêu thụ , nên đã làm cho CPI ở mức rất thấp , thậm chí là âm . Nhưng năm 2004 nhóm mặt hàng này lại tăng lên tới 15%; trong đó giá lương thực tăng 12,5% và giá thực phẩm tăng 16,8% , đã tác động mạnh làm gia tăng cao chỉ số CPI nói chung . Do đó nếu loại bớt được sự tăng giá đột biến gây những cú sốc trong tính toán , thì rõ ràng chỉ số lạm phát không cao như đã công bố.
Theo lý thuyết kinh tế học hiện đại , lạm phát do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
a. Điều tiết vĩ mô kém
Một thực tế cần phải thừa nhận là điều tiết vĩ mô của chúng ta trước những biến động bất thường cả từ trong và ngoài nước để nhằm bình ổn thị trường trong nước còn nhiều bất cập . Thí dụ , đến khi giá thuốc tân dược leo thang hàng ngày và được bán ở mức rất cao , gây rối loạn thị trường thuốc chữa bệnh, lúc đó chúng ta mới nghĩ đến vấn đề dự trữ quốc gia về thuốc tân dược ; các quyết định quản lý được đưa ra để điều tiết thị trường thường là chậm trễ , vì thế hiệu quả điều tiết kém . Thí dụ: việc điều chỉnh giảm thuế thép , phôi thép mặc dầu được kiến nghị từ tháng 1/2004 nhưng đến tháng 3/2004 mới được thực hiện , vào lúc này giá phôi thép đã tăng lên 480-500 USD/tấn và giá thép xây dựng đã tăng lên tới 500-520 USD/tấn . Do vậy các doanh nghiệp nhập khẩu tại thời điểm này khó có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp đã nhập phôi thép trước đó ; tình trạng độc quyền , đầu cơ trục lợi vẫn còn phổ biến dẫn tới thao túng , gây rối loạn thị trường ; cũng do quản lý kém đã dẫn đến tình trạng tham nhũng , lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản cũng rất lớn. Hệ lụy tất yếu của tình trạng trên là thị trường trong nước thêm rối loạn . Khi chỉ số lạm phát gia tăng nhanh chóng trong những tháng đầu năm 2004 , mặc dù tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế là phù hợp với các chỉ số kinh tế vĩ mô (sẽ được phân tích ở phần dưới đây) ,nhưng sức ép của dư luận , ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại thực hiện một chính sách tiền tệ thắt chặt giảm mức cung cấp tiền tệ . Như vậy Ngân hàng Nhà Nước đã khắc phục bất hợp lý này bằng một bất hợp lý khác . Hệ quả của nó là đẩy lãi suất lên cao , tăng chi phí đầu tư , hạn chế đầu tư , kìm hãm sản xuất và tăng thất nghiệp.
b.Cung ứng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
Tổng phương tiện thanh toán , bao gồm tiền mặt trong lưu thông , tiền gửi tại ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng (nội và ngoại tệ) . Nhân tố này về nguyên lý là thường tác động có độ trễ , tức là tổng phương tiện thanh toán tăng lên trong kỳ này thì ảnh hưởng của nó phát sinh ở kỳ sau trong ngắn hạn là 6 tháng , trung bình và dài hạn thường là từ 1 năm trở lên . Trong 14 năm qua , mức tăng tổng phương tiện thanh toán bình quân 23% - 26%/năm , phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và không thấy tác động rõ rệt về lạm phát , cũng như giảm phát . Năm 1999 tổng phương tiện thanh toán tăng cao nhất , tới 39,25% , nhưng các năm 1999, 2000 và 2001 tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức thấp , thậm chí năm 2000 còn giảm 0,6% . Các năm 1994 ,1995 ,1998 chỉ số CPI tăng cao , nhưng các năm đó và năm trước đó tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán vẫn ở mức trung bình nhiều năm . Năm 1998 , tổng phương tiện thanh toán tăng thấp nhất chỉ có 20,33% , nhưng CPI lại tăng tới 9,2% . Trong 6 tháng đầu năm nay tổng phương tiện thanh toán tăng 7,26%. Còn trong năm 2004 , tổng phương tiện thanh toán , tốc độ tăng trưởng vốn huy động và tăng dư nợ cho vay đều thấp hơn mức cùng kỳ năm ngoái, nhưng CPI đã là 9,5%. Tất nhiên như đã nói ở trên là có độ trễ về mằt thời gian , thường từ 6 tháng đến 1 năm.
c) Do cầu kéo
Trong những năm qua , phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường , hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước dồi dào , đa dạng và phong phú . Do đó hầu như không có tình trạng khan hiếm hàng hoá trên thị trường dẫn tới tăng giá một hay một số mặt hàng nào đó . Ví dụ như năm 2004 , do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm xảy ra trên diện rộng và kéo dài , dã làm giảm mạnh nguồn cung cấp sản phẩm gia cầm , trong khi nhu cầu thực phẩm tiếp tục tăng lên , làm cho giá cả mặt hàng gia cầm nói riêng tăng đột biến . Đồng thời nhu cầu của người tiêu dùng được chuyển sang các mặt hàng thực phẩm khác nên đã làm cho nhóm hàng thực phẩm tăng cao , tới 16,8% trong 9 tháng đầu năm 2004. Mặt khác , do biến động mạnh của bất động sản từ cuối năm 1999, do vậy nhu cầu xây dựng tăng cao , dẫn đến giá cả của vật liệu xây dựng , sắt thép , các mặt hàng trang trí nội thất đồng loạt tăng lên.
Một diễn biễn khác cũng xét từ nhân tố cầu kéo , có thể thấy do giá xuất khẩu gạo của Việt Nam được cải thiện và khối lượng gạo xuất khẩu tăng , thị trường xuất khẩu thuỷ sản ổn định và được mở rộng . Do đó giá của các mặt hàng lương thực , thuỷ hải sản tăng lên.
d.Do chi phí đẩy
Nhân tố này chủ yếu do giá cả các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu trên thị trường thế giới tăng lên , tập trung là tăng giá xăng dầu , phôi thép , nguyên liệu nhựa , phân đạm urê , bột giấy , thuốc chữa bệnh làm cho giá bán lẻ trong nước cũng tăng lên . Chỉ riêng mặt hàng xăng dầu trong năm 2004 đã được điều chỉnh tăng 4 lần . Tình hình đó làm cho chi phí của một loạt lĩnh vực tăng lên , nhất là giao thông vận tải . Giá cước vận chuyển hàng không tăng 8%, vận tải đường sắt tăng 10% ,nhằm thực hiện chính sách hoà đồng giá vé của người Vịêt Nam và người nước ngoài, Bên cạnh đó chi phí xăng dầu , phân bón, thuốc trừ sâucủa người nông dân tăng lên cao . Giá sắt thép tăng làm cho nghành xây dựng và cơ khí chế tạo máy tăng chi phí . Nguyên liệu nhựa và bột giấy tăng cũng làm cho chi phí của một loạt ngành sản xuất và một loạt sản phẩm phải tăng giá bán lên.
Đặc biệt như ở nước ta sự biến động lớn của thị trường bất động sản từ năm 1999 đến nay , hệ lụy của nó vô cùng lớn . Đáng lẽ các nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế đặc biệt là trong dân cư phải được tập trung để đầu tư phát triển sản xuất thì nay mọi người lại dồn hết tiền để kinh doanh bất động sản gây rối loạn thị trường này , đẩy giá bất động sản tăng hàng chục lần . Do vậy giá thuê mặt bằng sản xuất , thuê cửa hàng để kinh doanh cũng tăng lên tương ứng , đẩy chi phí sản xuất lên cao.
e.Do tâm lý dân chúng
Khi thị trường bất động sản ở Việt Nam đang rối loạn , giá một số loại mặt hàng đang leo thang hàng ngày , gây tâm lý bất ổn trong dân chúng thì tiếp đó (đầu năm 2004) Bộ Nội vụ công bố dự kiến tăng lương mới ( thực tế là từ 1/10/2004) đã kích thích tâm lý tăng tiêu dùng của dân chúng , làm cho giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng nhanh từ đầu năm (thông thường tăng vào cuối năm). Mặt khác khi dân chúng đang lo sợ sự sụt giá của đồng tiền Việt Nam thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại phát hành thêm loại tiền mệnh giá 100.000 đồng mới vào lưu thông . Vào cuối năm 2003 , Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại tiếp tục đưa loại tiền mệnh giá 50.000,500.000,100.000 vào lưu thông . Đặc biệt là đồng tiền mệnh giá 500.000( lớn gấp 10 lần so với đồng tiền có mệnh giá lớn trước đó) đã tiếp tục tác động đến tâm lý của dân chúng . Dân chúng cho rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang đưa vào lưu thông một số lượng tiền lớn và vì vậy giá trị đồng tiền Việt Nam sẽ giảm mạnh . Do dó dân chúng càng có xu hướng chuyển từ tài sản tiền tệ Việt Nam đồng sang các tài sản tài chính khác và càng khuyến khích tâm lý người tiêu dùng . Kết quả là giá cả các mặt hàng trong nền kinh tế tiếp tục gia tăng.
Như vậy qua nghiên cứu về diễn biến chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng nói chung và diễn biến lạm phát nói riêng hơn 14 năm qua , cũng như riêng năm 2004 có thể khẳng định , lạm phát ở nước ta là lạm phát giá cả . Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí đẩy , quản lý vĩ mô kém , có một yếu tố nhỏ là cầu kéo và yếu tố dân chúng.
1.2.Hậu quả của lạm phát
Đối với một nước dân số đông và tăng nhanh như Việt Nam, số người nghèo có thể tăng lên cùng với lạm phát . Ứng phó với tình trạng này , chỉ có một số bộ phận người Việt có thể đầu tư vào lĩnh vực tài chính , bảo vệ chính mình . Người nghèo không có được công cụ bảo vệ . Họ phụ thuộc vào thu nhập hàng ngày . Họ có thể bị đói trong “cuộc đua” mua hàng hoá trong cơn lạm phát . Họ không có nơi nào để đi nhằm được bảo vệ . Không chỉ trăn trở trước tình hình lạm phát 2 con số , điều khiến các chuyên gia lo ngại về lạm phát ở Việt Nam chính là con số lạm phát cao hơn nhiều các nước trong khu vực , dù cũng chịu các tác động bên ngoài như nhau . Nếu xu hướng này tiếp tục kéo dài , Việt Nam có nguy cơ đối mặt với cơn bão giá , rất khó thích ứng.
Truy tìm nguyên nhân của tình trạng tăng giá , có thể thấy đó là sản phẩm của sự kết hợp các nhân tố bên ngoài cùng với những cú sốc cung khu vực và trong nước , phản ánh một dấu hiệu của sự tăng trưởng nóng trong nền kinh tế. Sự phát triển với tốc độ cao làm tăng tiêu dùng và nhu cầu đầu tư công trong nước là một nhân tố đẩy mạnh lạm phát bên cạnh ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài như sự tăng giá hàng hoá quốc tế và yếu tố gây sốc cung trong khu vực như các bệnh dịch , thiên tai...
Trước tình hình giá cả ngày một tăng cao làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người lao động . Mức sống của họ ngày càng giảm , giá cả nhiều loại mặt hàng tiêu dùng phục vụ đời sống ngày một tăng cao trong khi tiền lương của người lao động tăng không đáng kể thậm chí là không tăng . Giá tăng , tiền mất giá làm cho việc giao lưu buôn bán cũng gặp nhiều khó khăn . Kèm theo đó là việc Việt Nam ràng buộc tỷ giá vào một điểm so với đồng USD trong khi đồng tiền này biến động trên thị trường toàn cầu . Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đã nhập khẩu một phần ảnh hưởng của lạm phát của việc đồng USD mất giá . Đồng USD đã giảm giá 9% so với euro, 7% so với đồng yên . Điều này đồng nghĩa với giá hàng hoá trên thế giới tính theo tiền USD tăng rất nhanh . Điều này ảnh hưởng lớn đến việc nhập khẩu hàng hoá ở nước ta.
2) Giải pháp và cách khắc phục.
Đối với giải pháp tiền tệ , cần có sự thay đổi trong hoạt động tiền tệ , để quản lý lãi suất có khả năng phản ứng tốt hơn . Nó cũng đồng thời với sự điều chỉnh sách tỷ giá hối đoái . Chính phủ cần xem xét và phải linh hoạt hơn . Tỷ giá của tiền đồng so với USD cần có phản ứng nhanh hơn trước sự lên xuống của đồng USD . Không nên giữ tỷ giá hối đoái cố định bất chấp những áp lực lên xuống của ngoại tệ.
Việt Nam cần phải để một số những áp lực bên ngoài được phản ánh trong tỷ giá hối đoái của tiền đồng như các nước láng giềng đã làm . Điều này sẽ tạo nên tác động , làm giảm mức độ của lạm phát , và giảm yêu cầu đối với ngân hàng Nhà nước trong việc mua một lượng lớn tiền mặt khiến mở rộng cung tiền.
Cần có sự linh hoạt hơn trong tỷ giá hối đoái và lãi suất , nhờ đó ngân hàng Nhà nước có thể phản ứng linh hoạt hơn . Cũng nhờ đó , ngay cả khi thị trường có biến động , gây áp lực lên tỷ giá hối đoái , tỷ giá có một khoảng dịch chuyển phù hợp mà ngân hàng Nhà nước không bắt buộc phải có sự can thiệp.
Trên thực tế , có một khoảng trống giữa thực thi chính sách tiền tệ và tác động đối với lạm phát . Đối với Việt Nam, độ trễ của chính sách tiền tệ khoảng 15-18 tháng. Do đó, một chính sách đúng đắn và áp dụng sớm là đòi hỏi cần thiết hiện nay đối với chính phủ Việt Nam nói chung và ngân hàng Nhà nước nói riêng.
Trong điều kiện của nước ta hiện nay , cần ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng, còn chỉ số giá tăng cao chủ yếu do nhân tố bên ngoài thì có thể tạm thời chấp nhận được tất nhiên là cần có biện pháp quản lý chặt chẽ giá cả đúng theo nguyên lý thị trường , không nên dùng kênh ngân sách bao cấp quá kéo dài , làm ảnh hưởng chung đến nền tài chính quốc gia . Việt Nam cần tiếp cận phương pháp tính toán chỉ số lạm phát theo thông lệ quốc tế , đồng thời có nhận thức đúng về chỉ số giá cả hàng tiêu dùng hiện nay , để không tạo ra khủng hoảng và tâm lý bất lợi gây sức ép về dư luận lên việc điều hành chính sách tiền tệ . Tổng cục thống kê cần mở rộng danh mục hàng hóa tính chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng lên 86 mặt hàng . Đồng thời sớm công bố mức lạm phát cơ bản hàng tháng , loại bỏ bớt các yếu tô tác động nên những đột biến về giá , nhất là giá thị trường thế giới biến động mạnh . Như đã nói , lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung trong nền kinh tế . Thông tin về thước đo lạm phát đến với dân chúng hàng ngày, hàng tháng.chủ yếu được tính từ phương pháp CPI. Nhưng CPI không thể đo lạm phát được chính xác , bởi vì nó bị tác động của một số yếu tố gây sai lệch do hàng hoá được quy định trước.
Việt Nam đang tiếp tục mở cửa nền kinh tế theo xu hướng hội nhập , thực hiện các cam kết của hiệp định thương mại Việt-Mỹ , AFTA , cam kết gia nhập WTO , nên thị trường trong nước diễn biến theo sát thị trường quốc tế. thời gian tới, giá cả thị trường thế giới tiếp tục có những biến động phức tạp khó lường trước . Vì vậy Việt Nam cần tôn trọng quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Chính phủ không nên làm thay thị trường. Đặc biệt là không nên sử dụng các biện pháp có tính bao cấp từ nguồn ngân sách Nhà nước như: cấp bù lỗ , cấp bù lãi suất , khoanh nợcơ chế bao cấp qua giá một số mặt hàng có tính theo sát thị trường thế giới sẽ làm méo mó giá cả trong nước , tạo điều kiện cho tình trạng xuất lậu qua biên giới , tác động tiêu cực đến ngân sách quốc gia , gây tiềm ẩn nguy cơ lạm phát . Việc sử dụng biện pháp tài chính hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong dự trữ và thu mua nông sản phẩm càng làm gia tăng cơ chế xin cho , tạo kẽ hở cho nhiều loại tiêu cực khác , trong khi người nông dân , người sản xuất không được hưởng lợi từ trực tiếp . Cơ chế quản lý thị trường cũng cần linh hoạt và đổi mới phù hợp với tình hình của nền kinh tế nước ta hiện nay.
Lạm phát hiện đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhà nước ta .Qua việc nghiên cứu về lạm phát , nhưng thực trạng đang diễn ra ở nước ta hiện nay có thể một phần nào giúp cho chúng ta kiềm chế được lạm phát trong năm nay và nhưng năm tiếp theo . Thi hành chính sách tiền tệ chặt chẽ cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát . Tuy nhiên , lạm phát là hiện tượng thường trực của lưu thông tiền giấy trong nền kinh tế đang chuyển đổi của chúng ta , nguy cơ lạm phát cao luôn thường trực . Cần hoàn thiện hơn nữa các chinh sách để kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp với tăng trưởng kinh tế nhanh trong sự ổn định kinh tế vĩ mô , góp phần đưa đất nước không bị tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình kinh tế học (Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân ).
2.Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VI ,VII ,VIII ,IX.
3.Thời báo kinh doanh Việt Nam các số năm 2003 tới nay.
4.Tạp chí nghiên cứu kinh tế các số năm 2004 đến nay.
5.Giáo trình kinh tế chính trị .NXB chính trị quốc gia.
6.Báo Nhân Dân các số từ năm 2000 đến nay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7389.doc