MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3.Đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cấu các chương
B.PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT TỈNH KON TUM
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
1.2 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận:
1.4 Tình hình lao động của Ngân hàng
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN Ở NHNo&PTNT TỈNH KON TUM
2.1 Tình hình chung về huy động vốn trong 3 năm (2007-2009) của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
2.2 Thực trạng huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
2.3 Đánh giá chung về công tác huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN Ở NHNo&PTNT TỈNH KON TUM
3.1 Định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
C. KẾT LUẬN
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kon tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoạn mới.
1.5. Kết quả đạt được từ các hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum.
Mặc dù chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ cuối năm 2008 đến nay, kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức; nhưng dưới sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cụ thể hoá bằng những chính sách mạnh mẽ kịp thời và phù hợp của Chính phủ, kinh tế nước ta đã ngăn chặn được suy giảm và dần tạo được đà tăng trưởng, kinh tế vĩ mô ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm.
Diễn biến phức tạp của nền kinh tế như giá vàng tăng cao và duy trì trong thời gian dài, giá nguyên nhiên liệu luôn biến động theo chiều hướng tăng, tỷ giá không ổn định.
Trong lĩnh vực Ngân hàng cũng đã gặp không ít khó khăn, vừa thực hiện mục tiêu kích cầu, hỗ trợ lãi suất, vừa phải thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát bằng các chính sách thắt chặt tiền tệ, vừa phải đảm bảo cho hoạt động kinh doanh ổn định, chống chọi cùng lúc với nhiều loại rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá.
Từ những ảnh hưởng đó đã tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên trong năm 2009 vừa qua Ngân hàng cũng đạt được một số kết quả trong hoạt động kinh doanh của mình.
Bảng 2: Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
Chênh lệch
%
Số tiền
Chênh lệch
%
Doanh thu
239.128
359.750
120.622
50,44
305.587
-54.163
-15,06
+ Thu tín dụng
196.246
239.045
42.799
21,81
251.000
11.955
5,00
+ Thu dịch vụ
2.593
4.479
1.886
72,73
5.132
653
14,58
Chi phí
212.008
304.817
92.809
43,78
267.860
-36.957
-12,12
+ Chi trả lãi
126.032
168.218
42.186
33,47
189.976
21.758
12,93
+ Chi khác
34.873
35.607
734
2,10
37.875
2.268
6,37
Lợi nhuận
38.494
72.985
34.491
89,60
53.444
-19.541
-26,77
(Nguồn kết quả báo cáo tài chính)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, lợi nhuận của Ngân hàng tăng dần qua các năm, năm 2008 đạt được gần gấp đôi so với năm ngoái, lợi nhuận năm 2007 chỉ đạt 38.494 triệu đồng đến năm 2008 đạt gần 73.000 triệu đồng tăng 89,6 %. Đạt được lợi nhuận cao như vậy là do doanh thu của chi nhánh trong năm đã tăng từ 239.128 lên 359.750 triệu đồng tăng 50,44%, chi phí của Ngân hàng cũng tăng lên đáng kể từ 212.008 lên 304.817 triệu đồng tuy nhiên mức tăng của chi phí không bằng mức tăng của doanh thu. Sang năm 2009 lợi nhuận thu được có giảm sút nhưng vẫn đạt được một con số đáng kể là 53.444 triệu đồng giảm 19.541 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng 26,77 % . Doanh thu trong năm giảm 54.163 triệu đồng còn 395.587 triệu đồng tương ứng 15,06 % chi phí năm cũng giảm còn 267.860 triệu đồng tuy vậy mức giảm của chi phí không bằng mức giảm của doanh thu từ đó đã làm cho lợi nhuận của chi nhánh giảm sút.
Để đạt được lợi nhuận đáng kể trên công tác sử dụng vốn rất được Ngân hàng coi trọng vì đây là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Mặt khác nếu làm tốt công tác sử dụng vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy công tác huy động vốn. Do bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương, định hướng kinh doanh của ngành nên Ngân hàng đã đưa ra chính sách hợp lí nhằm tăng dư nợ, đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn và góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển. Những kết quả đạt được về công tác sử dụng vốn những năm qua như sau:
Bảng 3: Tình hình dư nợ qua các năm (2007-2009)
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2007
2008
2009
Dư nợ
1.394.823
1.584.970
2.081.300
Mức tăng tương đối
190.147
496.330
Tốc độ tăng
13.63%
31,31%
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum)
Nhìn vào bảng 2 ta thấy tổng dư nợ của Ngân hàng những năm qua liên tục tăng:
Năm 2008 tăng 190.147 trđ so với năm 2007 tương đương với 13,63%
Năm 2009 tăng 496.330 trđ so với năm 2008 tương đương với 31,31%
Nhìn chung dư nợ của Ngân hàng tập trung vào đối tượng khách hàng là hộ sản xuất và cá thể, dư nợ của các thành phần kinh tế doanh nghiệp Nhà nước giảm dần. Sự biến động này cũng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của đất nước, với mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng. Ta có thể thấy năm 2009 hoạt động tín dụng phát triển cả về quy mô số dư cuối kỳ đạt gần 2.212 tỷ đồng, dư nợ đạt 2.081.300 triệu đồng, đây là kết quả phản ánh hiệu quả đầu tư vốn cho vay và thu hồi vốn kịp thời, quan hệ tín dụng lành mạnh. Nợ xấu đạt 35.034 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,58 % /tổng dư nợ. Có được kết quả trên đây là do NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum đã đưa ra và áp dụng triệt để các biện pháp:
- Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu vay vốn để nắm bắt được nhu cầu đó và đáp ứng kịp thời nhu cầu đó.
Tiến hành phân loại khách hàng, phân tích chất lượng tín dụng, xử lý rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.
Để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động của ngân hàng cũng như tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum ta sẽ đi sâu hơn vào chương 2.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN Ở NHNo&PTNT TỈNH KON TUM
2.1 Tình hình chung về huy động vốn trong 3 năm (2007-2009) của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum luôn xác định Chức năng của NHTM là đi vay để cho vay vì thế ngân hàng luôn coi trọng công tác huy động vốn và coi đây là công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Từ quan điểm muốn mở rộng cho vay thì phải đảm bảo đủ nguồn vốn mà chủ yếu là nguồn vốn huy động tại địa phương, bằng nhiều hình thức huy động phong phú, mở rộng mạng lưới huy động, đổi mới phong cách làm việc tạo uy tín sự tin cậy của khách hàng. Đối với Kon Tum là một tỉnh có dân số ít, kinh tế còn chủ yếu là sản xuất cây công nghiệp lâu năm nên công tác huy động vốn ngày càng được NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum chú trọng hơn.
Trong những năm qua hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum đã đạt được những thành tích xuất sắc. Nguồn vốn của Ngân hàng luôn dồi dào, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Ta có thể thấy qua bảng sau:
Bảng 4: Khối lượng vốn huy động theo kế hoạch
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Nguồn vốn huy động theo kế hoạch
694.988
818.379
1.127.324
Nguồn vốn huy động thực tế
691.374
927.276
1.005.484
Mức chênh lêch tuyệt đối
-3.614
108.597
-121.840
Mức chênh lêch tương đối
-0.52%
13.27%
-10.8%
(Nguồn số liệu phòng kế toán NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum)
Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa nguồn vốn huy động được so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.
Biểu đồ 1: Tình hình nguồn vốn huy động giữa thực tế so với kế hoạch
Nhìn vào bảng tổng hợp và biểu đồ trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động thực hiện đến 31/12/2007 đạt 691.374 triệu đồng, tốc độ tăng 24,04%, hoàn thành 99,48% so kế hoạch Tổng giám đốc giao. Năm 2008 Ngân hàng đặt chỉ tiêu huy động được 818.379 triệu đồng nhưng trên thực tế Ngân hàng đã huy động được 927.290 triệu đồng, vượt mức 13,27%. Trong năm này mặc dù gắp rất nhiều khó khăn về công tác huy động vốn, song chi nhánh đã thực hiện một cách nghiêm túc các giải pháp đề ra, cùng với sự nỗ lực lớn của tập thể cán bộ, viên chức nên kết quả huy động vốn cuối năm có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2009 là năm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, kế hoạch đặt ra là phải huy động được 1.127.324 triệu đồng nhưng trên thực tế Ngân hàng lại chỉ huy động được 1.005.484 triệu đồng.
Qua số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động qua các năm có sự tăng chậm, gọi là tăng chậm song so cới các chi nhánh khác hay đơn vị khác trên địa bàn tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn là khá lý tưởng. Tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng thường cao hơn các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh. Sự tăng trưởng lớn về nguồn vốn đã khẳng định uy tín và vị thế của Ngân hàng trên thương trường. Với tổng nguồn vốn lớn và ổn định, chi nhánh có đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của khách hàng, đồng thời chuyển vốn về NHNo&PTNT Việt Nam góp phần điều hòa toàn hệ thống và tham gia thị trường vốn. Có thể nói trong lúc việc huy động vốn gắp rất nhiều khó khăn, sự cạnh tranh lãi suất quyết liệt, lãi suất huy động tiếp tục tăng trong khi lãi suất cho vay không thể tăng cùng tốc độ, thì đây là kết quả đáng khích lệ. Có được kết quả trên là vì ngay từ khi nguồn vốn còn dồi dào, Ngân hàng đã xác định nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế rất lớn, vốn không bao giờ thừa cho một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, nên đã xác định một chiến lược tăng trưởng vốn lâu dài. Ta có thể thấy sự tăng trưởng qua bảng sau:
Bảng 5: Khối lượng vốn huy động của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng vốn huy động
691.374
927.276
1005.484
Lượng vốn huy động gia tăng sau mỗi năm
235.902
78.208
Tỷ lệ gia tăng năm sau so với năm trước
34,12%
8,43%
(Nguồn số liệu phòng kế toán NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum)
Khối lượng vốn huy động của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum có thể nói là ở mức đáng kinh ngạc. Chỉ sau một năm nguồn vốn huy động đã tăng vượt bậc, năm 2008 khối lượng vốn huy động tăng 34,12% so với năm 2007 đến năm 2009 tỷ lệ tăng này có giảm sút chỉ đạt được 8,43%. Ta có thể thấy rõ một điều là nguồn vốn năm nào cũng tăng song không ổn định. Sở dĩ năm 2009 chi nhánh nguồn vốn huy động thấp là so nhiều nguyên nhân như: kết cấu các loại nguồn vốn có tính không ổn định như tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi tiền vay của các TCTD chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, tỷ giá ngoại tệ và giá vàng luôn biến động tác động lớn đến tâm lý của người gửi tiền tiết kiệm, công tác Marketing thu hút khách hàng còn hạn chế.
2.2 Thực trạng huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
Một trong những thế mạnh của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum, đó là nguồn vốn huy động rất đa dạng. Hiện nay Ngân hàng huy động vốn chủ yếu bằng các nguồn như:
-Tiền gửi của các tổ chức kinh tế ( tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn)
- Tiền gửi của dân cư ( tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn)
- Phát hành các công cụ nợ
- Nguồn đi vay
- Các nguồn huy động khác
2.2.1 Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm
Có thể nói nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm là nghiệp vụ có đầu tiên của bất cứ ngân hàng nào từ xưa đến nay và NHNo&PTNT cũng không nằm ngoài quy luật đó. Các tầng lớp dân cư đều có khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiền tiết kiệm). Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với Ngân hang, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm mục thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lợi đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen gửi vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn như tiền gửi với các kỳ hạn khác nhau, tiết kiệm bằng ngoại tệ, tiết kiệm bằng VND đảm bảo giá trị theo vàng. Chính vì vậy đây là khu vực có mức độ cạnh tranh cao nhất giữa Ngân hàng và các TCTD khác. Dưới đây là kết quả huy động vốn theo tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng qua 3 năm và biểu đồ thể hiện mức tăng trưởng của lượng tiền gửi tiết kiệm.
Bảng 6: Kết quả huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tiền gửi tiết kiệm
318.201
422.782
511.251
Lượng TGTK gia tăng giữa các năm
104.581
88.469
Tỷ lệ gia tăng giữa các năm
32,87%
20,93%
(Nguồn số liệu: Phòng nguồn vôn NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum cung cấp)
Biểu đồ 2: Tiền gửi tiết kiệm huy động trong 3 năm
Nguồn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng là rất quan trọng. Nguồn này đáp ứng phần lớn cho hoạt động tín dụng, qua các năm nguồn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng đều tăng song tốc độ tăng chậm dần. Nếu như năm 2008 so với năm 2007 tăng đến 32,87% thì năm 2009 so với năm 2008 chỉ tăng 20,93%. Điếu này phản ánh môi trường tiền gửi tiết kiệm ngày càng khó khăn hơn. Những năm 2005 đổ về trước việc huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng tương đối dễ dàng, đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng còn ít. Càng về sau các NHTM lần lượt ra đời đã làm cho sự cạnh tranh ngày càng tăng. Tốc độ gia tăng tiền gửi tiết kiêm của chi nhánh có giảm song về số tuyệt đối vẫn ở mức cao. Ngân hàng vẫn khẳng định được vị thế vững chắc của mình trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Trong ba năm vừa qua, NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực để huy động tối đa nguồn tiền gửi này, cụ thể là: đổi mới tác phong làm việc, hướng dẫn nhiệt tình đối với khách hàng gửi tiền lần đầu, cải tiến thủ tục giấy tờ, rút ngắn thời gian giao dịch… từ những biện pháp trên đã tạo ra một hình ảnh hoàn toàn mới trước khách hàng. Đó là lý do trong những năm gần đây số lượng tiền gửi tiết kiệm luôn tăng. Chúng ta sẽ thấy rõ tốc đọ tăng của nguồn vốn này qua bảng dưới đây:
Bảng 7: Cơ cấu kỳ hạn vốn tiền gửi tiết kiệm
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
CL
%
Số tiền
CL
%
Tiền gửi tiết kiệm
318.201
422.782
104.581
32,87
511.251
88.469
20,93
-TGTK không kỳ hạn
10.370
14.808
4.438
42,80
17.497
2.689
18,16
-TGTK có kỳ hạn
197.302
270.250
72.948
36,97
300.599
30.349
11,23
+ Kỳ hạn < 12 tháng
54.430
182.381
127.951
235,07
246.200
63.819
34,99
+ Kỳ hạn từ 12-dưới 24 tháng
125.021
79.677
-45.344
-36,27
50.710
-28.967
-36,36
+ Kỳ hạn từ 24 tháng trở lên
17.851
8.191
-9.660
-54,11
3.688
-4.503
-54,97
-TGTK khác
110.529
137.724
27.195
24,60
193.155
55.431
40,25
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum)
Quan sát tổng quan qua bảng số liệu cho thấy cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động, bộ phận TGTK của chi nhánh có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2007 TGTK huy động được đạt 318.201 triệu đồng đến năm 2008 khoản tiền này là 422.782 triệu đồng, tăng 104.581 triệu đồng tương ứng với mức tăng 32,87%. Đây là sự tăng trưởng vượt bậc về huy động TGTK của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum thể hiện uy tín của chi nhánh đối với dân cư, đến năm 2009 trên đà tăng trưởng đó lượng tiền huy động đạt được vẫn tiếp tục tăng đạt 511.251 triệu đồng. Trong cơ cấu tiền gửi tiết kiệm thì TGTK kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn vì tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Qua 3 năm TGTK kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng giảm trong thời gian này từ 125.021 triệu đồng năm 2007 xuống chỉ còn 50.710 triệu đồng năm 2009, tương ứng với mức giảm là 36,36%. Cũng tình hình đó TGTK kỳ hạn trên 24 tháng cũng giảm đáng kể từ 17.851 xuống còn 3.688 triệu đồng, tương ứng giảm 54,97%. Ta có thể nhận thấy rõ nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự mất ổn định của nền kinh tế, tâm trạng lo ngại của người dân.Tình hình huy động vốn này được thể hiện rõ qua biểu đồ 3.
Biểu đồ 3: Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm trong 3 năm
Tình hình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại chi nhánh chủ yếu nghiêng về tiền gửi có kì hạn điều này cũng dễ hiểu bởi NHNo&PTNT nằm trên địa bàn có thu nhập tương đối cao. Nguồn tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn ổn định để Ngân hàng có thể chủ động sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình mà không lo lắng nhiều đến việc rút tiền của khách hàng khi chưa đến hạn, khả năng thu được lợi nhuận của chi nhánh vì thế sẽ cao hơn. Nhưng mặt trái của vấn đề lại xuất phát từ chính sự quá ổn định của nó. Đó là việc Ngân hàng phải trả cho khách hàng những khoản lãi suất khá cao so với tiền gửi không kì hạn. Do đó nếu Ngân hàng không sử dụng nguồn vốn này một cách có hiệu quả thì sẽ dẫn đến giảm thu nhập. Vì thế Ngân hàng phải đưa ra các biện pháp tích cực hơn nữa để có thể cân đối giữa tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn, như là: đa dạng hoá hình thức huy động vốn, cung cấp nhiều tiện ích hơn khi mở tài khoản tiền gửi và có hình thức khuyến mãi với khách hàng để đem lại hiệu quả cao nhất cho Ngân hàng.
2.2.2 Huy động vốn theo loại tiền
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền bao gồm: VNĐ và ngoại tệ USD. Tỷ trọng và xu hướng phát triển của các loại tiền được phản ánh trong bảng .
Bảng 8: Tình hình huy động vốn theo loại tiền
Đơn vị: triệu đồng
Loại tiền
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Nội tệ
676.133
97,80%
904.011
97,49%
987.167
98,18%
2. Ngoại tệ quy VNĐ
15.241
2,20%
23.265
2,51%
18.317
1,82%
Tổng nguồn
691.374
100%
927.276
100%
1.005.484
100%
(Trích nguồn báo cáo tổng kết cuối năm)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy với hình thức huy động theo loại tiền ngân hàng chủ yếu huy động bằng VNĐ và ngoại tệ USD.
* Nội tệ: Năm 2007 số vốn huy động bằng VNĐ là 676.133 triệu đồng tương ứng với 97,8% trong tổng nguồn huy động được. Nhưng đến năm 2008 số vốn huy động đã tăng lên 904.011 triệu đồng chiếm 97,49% tổng nguồn vốn, đến năm 2009 thì lượng tiền huy động đã tăng thêm 83.165 triệu đồng, chiếm 98,18% tổng nguồn. Nguyên nhân của sự tăng lên đáng kể này là do Ngân hàng nằm trên vùng địa bàn có nền kinh tế còn đang phát triển chủ yếu là trồng cây công nghiệp, người dân vẫn còn thói quen sử dụng đồng tiền nội tệ cho tiêu dùng.
* Ngoại tệ: Năm 2007 số vốn huy động bằng USD quy ra VNĐ là 15.242 triệu đồng tương ứng 2,2%. Đến năm 2008 số vốn huy động được đã tăng lên vượt bậc lên tới 23.265 triệu đồng chiếm 2,51% trong tổng nguồn huy động được. Bước sang năm 2009 do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và rủi ro về tỷ giá mà lượng tiền huy động đã giảm xuống một lượng là 4.948 triệu đồng chỉ còn 18.317 triệu đồng, tỷ trọng tương ứng cũng giảm còn 1,82%.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình huy động theo loại tiền.
Biểu đồ 4: Biểu đồ tình hình huy động vốn theo loại tiền
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy huy động vốn bằng VNĐ là một ưu thế lớn của NHNo&PTNT tỉnh Kon tum. Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn VNĐ luôn có tỷ trọng lớn hơn vốn ngoại tệ. Nguyên nhân là do ngân hàng nắm trên địa bàn mà nền kinh tế vẫn còn nhỏ lẻ nên hình thức thanh toán chủ yếu là VNĐ. Ngoài ra nó còn phản ánh tâm lý của người dân và các tổ chức kinh tế không còn tâm lí ưa chuộng ngoại tệ như vài năm trước đây, nguyên nhân là do tỷ giá USD/VNĐ tương đối ổn định, lãi suất của USD duy trì ở mức thấp.
2.2.3 Huy động vốn theo đối tượng huy động
Một trong những thế mạnh của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum, đó là nguồn huy động vốn rất đa dạng. Nếu xét theo đối tượng huy động thì Ngân hàng huy động chủ yếu là tiền gửi của dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Một trong những điều đặc biệt ở NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum, đó là trong cơ cấu tiền gửi thì tiền gửi của tổ chức kinh tế có tỷ trọng khá lớn. Nó thể hiện vai trò, vị thế của Ngân hàng so với các đơn vị khác trên địa bàn. Khách hàng là các tổ chức của ngân hàng ở đây chủ yếu là: Bảo hiểm, điện lực, viễn thông, bưu điện. Từ lâu Ngân hàng đã thấy tầm quan trọng của lượng khách hàng này và đã có những giải pháp hữu hiệu để thu hút, nhưng như thế không có nghĩa là tiền gửi của dân cư không quan trọng.
Dưới đây là bảng số liệu phản ánh công tác huy động vốn theo tính chất.
Bảng 9: Tình hình huy động vốn theo đối tượng huy động
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
Số tiền
CL
%
Số tiền
CL
%
Tiền gửi của dân cư
345.407
449.634
104.227
30,18
546.133
96.499
21,46
Tiền gửi của các TCKT và nguồn khác
345.967
477.642
131.675
38,06
459.351
-18.291
-3,83
Tổng
691.374
927.276
235.902
34,12
1.005.484
78.208
8,43
(Trích nguồn kế toán NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum)
Ta nhận thấy rằng qua 2 năm tiền gửi của các dân cư và tiền gửi của các TCKT xấp xỉ gần bằng nhau. Năm 2008 tiền gửi của dân cư tăng lên 30,18% tương ứng với một lượng là 104.227 triệu đồng, còn tiền gửi của các TCKT cũng tăng 131.675 triệu đồng, tương ứng với mức tăng là 38,06%. Đến năm 2009 tiền gửi của dân cư tăng lên đã đạt 54.32% trong tổng lượng tiền huy động được tăng 21,16% so với năm 2008 tương ứng với số tiền là 546.133 triệu đồng trong khi đó tiền gửi của các TCKT có xu hướng tăng dần nhưng đến năm 2009 thì giảm 5,83%. Nguyên nhân là trong năm trên địa bàn mở thêm một số NHTM cổ phần mới, các Ngân hàng này huy động vốn với lãi suất cao so với NHNo làm hạn chế khả năng thu hút vốn của chi nhánh.
Hiện nay đối tượng khách hàng mà Ngân hàng hướng tới là các tổ chức kinh tế với lượng vốn có thể huy động được lên tới hàng tỷ đồng, đặc biệt khi đất nước ta mở cửa hội nhập kinh tế với nước ngoài. Ngân hàng đã cùng doanh nghiệp suy nghĩ, tháo gỡ những khó khăn, đưa ra các loại hình dịch vụ mới, đáp ứng một cách tốt nhất cho doanh nghiệp về thanh toán, chi trả lương, bảo lãnh… Chính vì vậy trong con mắt của các tổ chức kinh tế, Ngân hàng là người bạn đáng tin cậy, có thể chia sẻ, giúp đỡ doanh nghiệp trong kinh doanh. Không thụ động chờ khách hàng tới với mình đó là phương châm mà Ngân hàng luôn hướng tới. Có rất nhiều khách hàng lớn như Bưu điện, Điện lực, Bảo hiểm xã hội, viễn thông tỉnh Kon Tum… với số dư tiền gửi lên tới hàng chục tỷ đồng. Ngoài ra phần lớn khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ các hộ cá thể.
2.2.4 Huy động vốn thông qua phát hành chứng từ có giá
Ngoài huy động vốn từ tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế thì Ngân hàng còn phát hành các công cụ nợ. Thực ra việc phát hành này cũng là huy động từ khu vực dân cư. Ngân hàng phát hành các kỳ phiếu, trái phiếu theo định hướng chung của NHNo&PTNT Việt Nam. Dưới đây là bảng số liệu mô tả hoạt động này của Ngân hàng.
Bảng 10: Nguồn vốn huy động thông qua phát hành công cụ nợ:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Nguồn huy động từ GTCG
16.452
12.725
34.546
Mức chênh lệch tuyệt đối
-3.727
21.821
Mức chênh lệch tương đối
-22,65%
171,48%
(Trích nguồn số liệu phòng Nguồn vốn NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum)
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động tăng vượt bậc nhất vào năm 2009 đạt gần 35.000 triệu đồng gấp 2 lần năm 2007, gấp 3 lần năm 2008 tỷ lệ tăng tương đối 171,48%. Năm 2007 việc phát hành công cụ nợ thu được 16.452 triệu đồng, năm 2008 giá trị thu được ngày càng khiêm tốn hơn chỉ đạt 12.725 triệu đồng.
Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá của NHNo&PTNT chiếm tỷ trọng rất nhỏ mặc dù đây là nguồn vốn có chi phí cao nhưng đó là nguồn vốn mà Ngân hàng có thể chủ động về lãi suất, số lượng, thời hạn. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này cho đầu tư trung và dài hạn. Vì vậy ngân hàng nên chú trọng phát triển nguồn vốn này để có thể chủ động trong đầu tư trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn tại địa phương.
2.2.5 Huy động vốn theo thời hạn
Xét về mặt thời gian huy động vốn theo hai loại: không kỳ hạn và có kỳ hạn. Hình thức có kỳ hạn của Ngân hàng rất đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của người gửi bao gồm các hình thức: kỳ hạn dưới 12 tháng, kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng, kỳ hạn từ 24 tháng trở lên. Thời hạn đa dạng đã đáp ứng mọi mục đích của người gửi tiền: gửi với mục đích sinh lợi, gửi với mục đích thanh toán gửi với mục đích an toàn... Ngân hàng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền và được khách hàng đánh giá cao thể hiện qua kết quả huy động.
Bảng 11: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
Số tiền
CL
%
Số tiền
CL
%
Huy động KKH
133.558
421.173
287.615
215,35
455.730
34.557
8,20
Huy động kỳ hạn < 12 tháng
289.806
225.063
-64.743
-22,34
298.610
73.547
32,68
Huy động kỳ hạn từ 12-24 tháng
221.743
188.902
-32.841
-14,81
198.215
9.313
4,93
Huy động kỳ hạn trên 24 tháng
46.267
92.138
45.871
99,14
52.929
-39.209
-42,6
Tổng
691.374
927.276
235.902
34,12
1.005.484
78.208
8,43
(Trích nguồn số liệu phòng Nguồn vốn NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum)
Dựa vào bảng số liệu trên ta nhận thấy nguồn vốn huy động không kỳ hạn của Ngân hàng qua các năm đều tăng năm 2007 chỉ là 133.558 triệu đồng nhưng đến năm 2008 nguồn vốn huy động này đạt gấp 3 lần so với năm trước. Năm 2009 nguồn vốn này tăng lên 455.730 triệu đồng, tỷ trọng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn ngày càng được tăng cường một cách khá đều đặn. Tong cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn này thì chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế khoảng 95%, nguồn tiền gửi của khu vực dân cư rất ít. Nó phản ánh đặc điểm của nguồn tiền gửi không kỳ hạn, nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế sử dụng với mục đích phục vụ cho việc thanh toán, còn với dân cư mục đích chủ yếu là để lấy lãi nên họ gửi vào các khoản mục có kỳ hạn.
Trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng tính theo thời gian, thì nguồn vốn ngắn hạn rất lớn, chiếm khoảng 50 – 60% tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn. Nguồn vốn ngắn hạn này huy động từ dân cư, doanh nghiệp và được các Ngân hàng khác chuyển đến. Ngày nay các doanh nghiệp cũng có xu hướng gửi tiền vào các khoản mục ngắn hạn: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng... thay vì chỉ gửi vào tiền gửi không kỳ hạn như trước kia. Các doanh nghiệp đã tính toán kỹ lưỡng chu kỳ kinh doanh của mình từ đó tìm ra giải pháp tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận.
Khoản tiền huy động từ nguồn trung và dài hạn là quan trọng đối với bất cứ Ngân hàng nào, đây là nguồn chủ yếu để ngân hàng tiến hành cho vay trung và dài hạn vì lãi suất cho vay trung và dài hạn rất cao từ đó Ngân hàng kiếm được nhiều lợi nhuận. Lấy nguồn huy động trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn là một cách để giảm bớt rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Qua 3 năm nguồn vốn huy động dưới 12 tháng không có sự khác biệt nhiều năm 2007 giá trị này đạt được là 289.806 triêụ đồng chiếm 41,92% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2009 thì nguồn vốn này chỉ có sự thay đổi nhỏ là 298.610 chiếm 29,7%.
Nguồn vốn trung và dài hạn của Ngân hàng không nhiều, chiếm một tỷ trọng nhỏ. Năm 2008, 2009 nguồn này còn giảm sút so với năm 2007, năm 2007 tỷ trọng này chiêm là 38,76% đến năm 2008 chỉ còn chiếm 30,31% đặc biệt đến năm 2009 tỷ trọng này chỉ còn 24,97 % trong tổng nguồn vốn huy động.
2.2.6 Huy động vốn qua đi vay
Trong quá trình hoạt động Ngân hàng có thể vay TCTD khác thông qua thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Chi phí của nguồn vốn này thường cao và có thời gian sử dụng thường ngắn. Các ngân hàng cho nhau vay dưới các hình thức: vay qua đêm, vay kỳ hạn, hợp đồng gia hạn, cho thuê tài chính…
Dưới đây là kết quả huy động vốn thông qua hoạt động huy động vốn qua đi vay.
Bảng 12: Nguồn vốn huy động được thông qua đi vay
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Các khoản nợ của các TCTD khác
5.182
57.748
4.167
Mức gia tăng sau mỗi năm
52.566
-53.581
(Trích Nguồn số liệu Phòng nguồn vốn NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum)
Dựa vào kết quả thồng kê trên ta thấy,các khoản nợ các TCTD khác tăng mạnh nhất vào năm 2008 lên tới gần 58.000 triệu đồng, gấp 11 lần năm 2007 và gấp năm 2009 là 14 lần. Sở dĩ có kết quả trên là do trong năm 2008 tình nhình kinh tế thế giới cũng như nước ta có nhiều diễn biến phức tạp; khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến hàng hoá nông sản, nguyên nhiên vật liệu, xăng dầu, giá vàng và tỷ giá ngoại tệ giao động với biên độ lớn đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta cũng như đối với tỉnh Kon Tum nói riêng. Trước những tình hình đó thì hoạt động huy động vốn của Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn khi huy động từ các dân cư,tổ chức kinh tế ngày càng eo hẹp hơn nên huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác là khó tránh khỏi. Năm 2009 các khoản nợ các TCTD khác đã giảm xuống đáng kể chỉ còn 4.167 triệu đồng, giảm hơn 53.500 triệu đồng so với năm 2008. Sự giảm sút này là dấu hiệu đáng mừng của Ngân hàng vì qua báo cáo tổng kết năm 2009 thì chi nhánh vẫn đạt được doanh số huy động theo yêu cầu đặt ra của Trụ sở chính, vẫn tạo được nguồn vốn ổn định trong kinh doanh.
2.3 Đánh giá chung về công tác huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
Qua nghiên cứu những chỉ tiêu cụ thể về công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum ta có thể nhận thấy trong thời gian qua trước những tác động lớn của suy thoái kinh tế, lạm phát, tình hình tài chính tiền tệ biến động khó lường cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ với các tổ chức tín dụng trên địa bàn nhất là một số Ngân hàng thương mại cổ phần mở phòng giao dịch mới nên công tác về huy động vốn của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế địa phương phát triển chậm, thu nhập bình quân đầu người thấp so với cả nước, khả năng thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài tỉnh và nước ngoài còn nhiều hạn chế, chưa tạo được bước đột phá để phát triển.
Trong thời gian qua chi nhánh luôn quan tâm đến thị phần về huy động vốn trên địa bàn, thường xuyên nắm bắt các thông tin diễn biến về thể thức huy động vốn, lãi suất, chính sách huy động, hình thức khuyến mãi của các NHTM khác trên địa bàn để có sự điều chỉnh phù hợp với tâm lý của người gửi tiền nhằm giữ vững thị phần. Chính vì vậy chi nhánh đã đạt được một số thành quả trong công tác huy động vốn.
a) Những thành quả đạt được
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước và toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam sau 25 năm đổi mới, NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên địa bàn tỉnh Kon Tum hoạt động huy động vốn của Ngân hàng ngày càng được coi trọng và có những kết quả đáng khích lệ với những thành tích đáng khích lệ. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn tăng, năm sau lớn hơn năm trước. Năm 2008 nguồn vốn huy động bằng nội tệ là 904 tỷ đồng, so đầu năm tăng 228 tỷ, tốc độ tăng 33,7%, so kế hoạch năm Trụ sở chính giao đạt 113,57%, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đến 31/12/2008 đạt 1.370 ngàn USD, so kế hoạch Trụ sở chính giao đạt 104%. Năm 2009 nguồn vốn huy động bằng nội tệ đạt 987 tỷ đồng, so đầu năm tăng 83 tỷ, tốc độ tăng 9,18%, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 1.021 ngàn USD. Kết quả này không phải ngẫu nhiên mà đó là sự nổ lực phấn đấu, vượt qua muôn ngàn khó khăn của chi nhánh. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ vốn cho vay trung, dài hạn và điều hoà vốn cho toàn hệ thống.
*Về thị phần huy động vốn:
- Thị phần của NHNo trên địa bàn luôn tăng trưởng, năm 2007 thị phần huy động của ngân hàng chiếm 56,26% thị phần toàn địa bàn tỉnh, năm 2008 chiếm 57,08% tăng 0,82% so với năm trước. Năm 2009 thị phần huy động vốn chiếm 50,38% toàn địa bàn, so đầu năm giảm 6,7%. Trong năm 2009 một số phòng giao dịch của NHTM cổ phần mới mở nên thị phần bị chia sẻ. Mặc dù chiếm thị phần lớn về huy động vốn trên địa bàn tỉnh, song với đặc thù của tỉnh có điểm xuất phát thấp, tích luỹ của người dân còn hạn chế nên công tác huy động vốn của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn, chưa tự cân đối được, phải sử dụng vốn Trung ương.
*Về công tác huy động vốn:
- Xác định công tác huy động vốn tại địa phương là nhiệm vụ quan trọng nhất, tập trung nhân lực công tác huy động vốn, chú trọng hình thức huy động tạo nên tính ổn định nguồn vốn trong kinh doanh.
- Triển khai các sản phẩm tiển gửi đa dạng chẳng hạn như năm 2008 chi nhánh đã triển khai huy động tiết kiệm dự thưởng tại địa phương, với giải đặt biệt là xe máy Future Neo kết quả đạt được : Nội tệ đạt 33.420 triệu đồng, ngoại tệ đạt: 115.553 USD. Hiện nay trên địa bàn hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm có dự thưởng là một sản phẩm được ưa thích nhất.
Triển khai có hiệu quả các đợt huy động tiết kiệm do Trung ương tổ chức: Năm 2008 huy động tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo vàng thực hiện đến 31/12/2008 đạt 12.560 triệu đồng. Phát hành kỳ phiếu mừng Xuân Kỷ Sửu: VNĐ đạt 12.365 triệu đồng so kế hoạch giao thành 35,33%
Tích cực phối hợp với chính quyền địa phương nắm bắt kế hoạch chi trả tiền đền bù đất đai để huy động vốn. Thực hiện chính sách lãi suất huy động có tính cạnh tranh tích cực, điều chỉnh lãi suất kịp thời, phù hợp với diễn biến của thị trường.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp kích cầu của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, chia sẻ khó khăn với nền kinh tế trên địa bàn. Chi nhánh đã chủ động đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh đứng ra tổ chức và mời tất cả các doanh nghiệp và khách hàng là cá nhân về triển khai thực hiện QĐ131, QĐ 443, QĐ497 và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện nay
- Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Tổng giám đốc về việc giảm lãi suất xuống 10,5% để chia sẻ cùng khách hàng.
Ngoài ra chi nhánh còn tăng cường nâng cao chất lượng giao dịch, phục vụ khách hàng thông qua việc bố trí cán bộ giao dịch có năng lực chuyên môn, có khả năng giao tiếp tốt, hướng dẫn tận tình, chu đáo, tạo được niềm tin đối với khách hàng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo, xây dựng chiến lược thu hút khách hàng hiện hữu và cả khách hàng trong tương lai. Khách hàng của NHNo rất đa dạng, ngoài khách hàng lớn truyền thống như: bảo hiểm xã hội, Điện lực, Bưu điện, Viễn thông… số lượng khách hàng vừa và nhỏ cũng ngày càng gia tăng, đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh, hộ nông dân... Ngân hàng đề ra hẳn một chiến lược thu hút khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này giúp cho ngân hàng ít bị phụ thuộc vào những khách hàng lớn. Khách hàng nhiều, đa dạng ngân hàng có thể chủ động đề ra mức lãi suất, các chi phí đầu vào từ đó cũng chủ động được lãi suất đầu ra.
Dưới đây là bảng thông kê thị phần huy động vồn của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum so với các Ngân hàng khác trên địa bàn.
Bảng 13: Thống kê thị phần huy động vốn của các Ngân hàng
Đơn vị tính: %
Ngân hàng
Năm 2007
Năm 2008
Mức -/+
Năm 2009
Mức -/+
NHNo&PTNT
56.26
57.08
0.82
50.38
-6.7
NH Đầu tư
35.36
35.16
-0.2
37.16
2
NH Công thương
7.67
7.37
-0.3
9.38
2.01
NH Chính sách XH
0.69
0.37
-0.32
3.07
2.7
( Trích số liệu báo cáo tổng kết )
Qua bảng số liệu trên ta thấy thị phần của NHNo&PTNT trên địa luôn tăng trưởng trong 2 năm liền, năm 2007 thị phần của NHNo&PTNT chiếm 56,26% thị phần toàn tỉnh địa bàn, tăng so năm 2006 là 1,41%. Năm 2008 chiếm 57,08% tăng 0,82% so năm trước, sang năm 2009 thị phần huy động vốn có phần giảm sút chiếm 50,38% toàn địa bàn, so đầu năm giảm 6,7%.
Mặc dù chiếm thị phần lớn về huy động vốn nhưng Ngân hàng vẫn xác định công tác huy động vốn tại địa phương là nhiệm vụ quan trọng nhất, tập trung nhân lực cho công tác huy động vốn, chú trọng hình thức huy động, tạo nên tính ổn định nguồn vốn trong kinh doanh.
Đạt được những thành tựu trên là nhờ vào:
- Ngân hàng đã tiến hành xây dựng kế hoạch kinh doanh cuối năm, quý phù hợp theo hướng phát triển kinh tế của địa phương, đáp ứng kịp thời về nguồn vốn nhằm đảm bảo chủ động trong kinh doanh. Giao kế hoạch kinh doanh phù hợp theo quý, năm đến tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc.
- Chi nhánh tập trung huy động nguồn vốn nhất là nguồn vốn có lãi suất thấp, ổn định chủ động cân đối vốn tăng trưởng, sử dụng vốn theo kế hoạch được giao, đảm bảo khả năng thanh khoản và đáp ứng nhu cấu tín dụng trên địa bàn.
- Ngân hàng đã củng cố và tăng cường phát huy mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khách hàng truyền thống từ nhiều năm trước, ngoài ra Ngân hàng cũng tiến hành mở rộng quan hệ với khách hàng mới nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, đây là nguồn vốn mang tính ổn định cao, thu hút khách hàng mở tài khoản thanh toán; đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng, cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng.
- Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, nhất là đối với các tổ chức kinh tế như: Bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước... nhằm thu hút nguồn vốn không kỳ hạn với khối lượng lớn để hạ lãi suất đầu vào và tăng trưởng tín dụng.
- Chi nhánh đã phát huy tốt vai trò của công cụ lãi suất, nắm bắt kịp thời sự biến động của thị trường, áp dụng biểu lãi suẫt linh hoạt trong phạm vi quyền hạn được cho phép của chi nhánh để thu hút được khách hàng mới, vừa đảm bảo yêu cầu hiệu quả trong kinh doanh để phát triển ổn định lâu dài.
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn, ổn định bộ máy nhân sự đủ mạnh, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ từ Giám đốc, Phó giám đốc NHNN loại 3, phòng giao dịch; Trưởng, phó phòng NHNN tỉnh và quan tâm đào tạo cán bộ quy hoạch để chuẩn bị nguồn nhân lực kế thừa vững chắc, lâu dài.
- Chi nhánh luôn làm tốt công tác thu chi tiền mặt và thanh toán nhanh nhạy, an toàn, chính xác theo đúng yêu cầu của các đơn vị kinh tế và nhân dân.
b) Những mặt chưa được:
Bên cạnh những thành quả đáng khích lệ, Ngân hàng còn một số mặt còn hạn chế:
- Năm 2009 nguồn vốn huy động đạt 86,36% so chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh Trụ sở chính giao, trong tiền gửi dân cư giảm mạnh.
- Một số chi nhánh loại 3, phòng giao dịch chưa có giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh công tác huy động vốn, dẫn đến nguồn vốn chưa đạt theo kế hoạch giao.
- Hoạt động kinh doanh ngoại hối còn hạn chế, chưa khai thác và tiếp cận hết các khách hàng có quan hệ xuất nhập khẩu, một số chi nhánh loại 3, phòng giao dịch chưa có hoạt động mua bán ngoại tệ, huy động vốn bằng ngoại tệ đạt tỷ lệ thấp.
- Công tác kiểm tra chuyên đề về hoạt động kinh doanh tại Hội sở tỉnh, các chi nhánh loại 3, phòng giao dịch trực thuộc chưa được thường xuyên, công tác phúc tra sau khi kiểm tra chưa kịp thời, dẫn đến tình trạng không điều chỉnh kịp thời những hạn chế, bất cập để thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
- Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ không đồng đều, một số cán bộ thiếu kinh nghiệm, chậm đổi mới, thiếu sáng tạo trong thực hiện nghiệp vụ đã dẫn đến việc tìm kiếm và phát triển khách hàng tiền gửi còn hạn chế.
- Các tiện ích, dịch vụ ngân hàng chưa phong phú, đa dạng chưa hấp dẫn khách hàng nên tỷ lệ thu ngoài tín dụng đạt thấp so với định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam.
Thấy hết được những thận lợi và khó khăn khi huy động vốn, NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum cần phải phát huy các lợi thế và hạn chế những bất
lợi của mình vì vậy Ngân hàng cần phải có những giải pháp thích hợp.
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN Ở NHNo&PTNT TỈNH KON TUM
3.1 Định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
Mục tiêu của Đảng và Nhà nước là đến năm 2020 sẽ đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Muốn có được kết quả này đòi hỏi phải có đủ nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế. Đảng và Nhà nước ta xác định trong quá trình phát triển kinh tế phải dựa vào sức mình là chính đồng thời tranh thủ tối đa nguồn vốn từ nước ngoài. Chính vì thế NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum đã đề ra định hướng hoạt động năm 2010 với những nội dung sau:
Nguồn vốn huy động tăng trưởng : 26%
Dư nợ cho vay tăng trưởng : 10%
Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn/ tổng dư nợ : 45%
Tỷ lệ nợ xấu: dưới 3%/ tổng dư nợ
Lợi nhuận tăng 5% so với năm 2009
Những đối tượng đầu tư chính mà Ngân hàng hướng tới trong năm đó là:
Tham gia đồng tài trợ với các NHTM khác để đầu tư vốn vào các dự án thuỷ điện tại địa bàn Tây Nguyên, bám sát chương trình kinh tế của địa phương để đầu tư đúng hướng và có hiệu quả.
Ưu tiên vốn tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thu mua chế biến hàng xuất khẩu đặc biệt là nông sản, lương thực.
Cho vay xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, mua sắm trang thiết bị thi công công trình được ưu tiên.
Với cơ sở hạ tầng thấp kém và bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 9, tại địa bàn tỉnh Kon Tum nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện bị hư hại do vậy nhu cầu vốn đầu tư trong thời gian tới rất lớn.
Ngoài các lĩnh vực trọng điểm trên, chi nhánh chú trọng cho vay hệ thống dịch vụ thương mại; khách hàng chính là các doanh nghiệp hoạt động thương mại. hộ đăng ký kinh doanh tại địa bàn thành phố. Cho vay thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng trên 30% tổng dư nợ của chi nhánh, các khoản nợ phần lớn thuộc nhóm 1, vòng quay vốn tín dụng tương đối nhanh, chi nhánh sẽ chú trọng kiểm tra giám sát vốn vay để đảm bảo an toàn tín dụng.
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum
Dưới tác động của nhiều nhân tố, công tác huy động vốn luôn là vấn đề thách thức đối với các NHTM Việt Nam. Do đó sự tìm tòi, nghiên cứu đưa ra những giải pháp huy động vốn thiết thực trong thời gian tới là rất cần thiết với hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và với NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum nói riêng.
3.2.1 Mở rộng các hình thức huy động vốn
Với mục tiêu của Ban giám đốc và kế hoạch kinh doanh đã đặt ra, Ngân hàng cần tiến hành mở rộng các hình thức tiền gửi trong dân bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn định sẵn, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm học đường. Đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi, linh hoạt về kỳ hạn gửi cũng là động lớn thu hút tiền gửi của tổ chức và dân cư. Khi khách hàng mang tiền gửi vào Ngân hàng thì họ đã hoặc sẽ có kế hoạch nhất định cho số tiền nhàn rỗi đó trong tương lai, vì vậy Ngân hàng nên tư vấn cho khách hàng về thời gian cũng như phương thức gửi tiền cụ thể để đạt được mục tiêu tiết kiệm mong muốn. Ví dụ như: Khi những người dân có nhu cầu làm nhà, mua nhà nhưng tài chính có hạn, gửi dần tiền tích luỹ được vào Ngân hàng đến lúc nào đó có thể rút ra để mua nhà, xây nhà. Thì Ngân hàng cần có chính sách cho vay ưu đãi đối với đối tượng này để người gửi tiền có mục tiêu gửi thường xuyên, đều đặn đến khi có thể cho vay thêm tiền mua nhà, xây nhà.
Được biết rằng Ngân hàng đã và đang triển khai đề án “Mở rộng đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến 2010 và định hướng đến 2020” theo tinh thần Nghị quyết TW 7 và Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP của chính phủ. Hình thức huy động vốn như trên sẽ thu hút được tiền nhàn rỗi từ hộ nông dân cũng như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn.
Ngoài việc xem xét đưa ra các hình thức huy động mới vào kinh doanh, huy động vốn thông qua phát hành các chứng từ có giá cũng cần được quan tâm. Hiện nay NHNo&PTNT đưa ra các kỳ hạn của các GTCG còn ít các kỳ hạn dài chỉ có trái phiếu AGRIBANK kỳ hạn 10 năm.
3.2.2 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt
Ta đã biết lãi suất trong các yếu tố kinh tế có tác động mạnh đến việc thu hút vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, vì người dân khi có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng với thời hạn dài thường đặt mục tiêu lãi suất lên hàng đầu. Lãi suất Ngân hàng cần thoả mãn: có lợi cho người gửi tiền, có lợi cho Ngân hàng và phải tuân theo các quy định về lãi suất.
Ngân hàng cần tiếp tục thực hiện việc chỉ đạo nhanh nhạy, linh hoạt lãi suất cho vay nội tệ, ngoại tệ phù hợp với quan hệ cung cầu vốn trên thị trường và sự chỉ đạo theo chủ chương kích cầu của Chính phủ.
Ngân hàng cần phải xây dựng biểu lãi suất phù hợp với những yêu cầu mà NHNo&PTNT Việt Nam đề ra, đó là:
+ Một là, lãi suất danh nghĩa phải cao hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến để đảm bảo quyền lợi người gửi tiền.
+ Hai là, lãi suất cho vay phải đảm bảo lợi nhuận cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường.
+ Ba là, lãi suất được xây dựng theo nguyên tắc thị trường và trong mối quan hệ về vốn.
Việc thực hiện lãi suất linh hoạt còn thể hiện ở sự năng động thỏa thuận một chính sách lãi suất hấp dẫn hơn đối với những khách hàng lớn, gửi thường xuyên. Ở một số ngân hàng thương mại lớn thì việc điều hành lãi suất có điều chỉnh riêng biệt với một số khách hàng lớn được đánh giá là hết sức quan trọng. Ngoài mục tiêu thu hút nguồn vốn, ngân hàng có thể giữ chân được những khách hàng này trong một thời gian dài, tạo ra thói quen gửi tiền và tranh thủ gửi tiền đối với khách hàng lúc họ có được khoản thu nhàn rỗi.
3.2.3 Bán chéo sản phẩm để tăng cường huy động vốn.
Ngân hàng Nông nghiệp với sứ mệnh lớn lao là phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chi nhánh Kon Tum lại nằm trên vùng đất mà cây công nghiệp chiếm ưu thế chính. Đây chính là cơ sở để cho vay kết hợp huy động vốn. Trong khi vào mùa sản xuất, ngân hàng phải thực hiện cho vay mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu sản xuất đối với hộ nông dân thì các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu lại có vốn nhàn rỗi cần thu hút về. Ngược lại, vào mùa thu hoạch thì các hộ nông dân lại có thu nhập để hoàn trả vốn vay, gửi tiết kiệm, nên ngân hàng lại có điều kiện huy động nguồn vốn này để cho vay đối với doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu… Vì vậy một giải pháp đặt ra cho Ngân hàng là ưu tiên tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực thu mua, sản xuất, chế biến lương thực, nông sản gắn liền với các giải pháp huy động tích cực hiệu quả để thu hút vốn từ chính những doanh nghiệp, hộ nông dân này khi yếu tố mùa vụ tạo ra những thời điểm thích hợp để huy động và cho vay.
Bên cạnh việc bán chéo giữa sản phẩm tiền vay, tiền gửi, ngân hàng cần có chính sách linh hoạt ưu đãi sử dụng dịch vụ thanh toán, bảo lãnh để đạt được những thỏa thuận về huy động vốn với doanh nghiệp ngành thương mại và dịch vụ. Điển hình trong dịch vụ thu hộ tiền mặt, vào cuối ngày ngân hàng tiến hành thu hộ miễn phí số tiền mặt tại quầy cho các doanh nghiệp như nhà sách, siêu thị, cửa hàng…đồng thời thỏa thuận giữ lại số tiền trong tài khoản khách hàng trong một thời gian nhất định. Dịch vụ này sẽ góp phần tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn hàng ngày một cách rất ổn định.
3.2.4 Ứng dụng hoạt động Marketing vào công tác huy động vốn
Marketing ngân hàng có một ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng, đây là một công cụ hữu hiệu không thể thiếu nhằm giúp phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng đồng thời tạo ra sự khác biệt của Ngân hàng với các NHTM khác trên địa bàn.
Chi nhánh nên đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo sản phẩm dịch vụ mới, xây dựng chiến lược thu hút khách hàng nhất là những doanh nghiệp có khả năng sử dụng cùng lúc nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, nhất là đối với các tổ chức kinh tế như: Bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước… nhằm thu hút nguồn vốn không kỳ hạn để hạ dần lãi suất đầu vào và tăng trưởng tín dụng.
Việc đẩy mạnh công tác marketing, chăm sóc khách hàng góp phần tăng trưởng chất lượng dịch vụ về số lượng lẫn chất lượng, tạo ra sự ràng buộc về sử dụng nhiều dịch vụ. Khi đó những nhu cầu này giúp củng cố được số dư tiền gửi tối thiểu trong tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng có thể duy trì được số dư lớn của một số lượng khách hàng lớn. Ví dụ như tăng cường marketing đối với các dịch vụ: thu hộ tiền điện, tiền nước, internet, truyền hình cáp, điện thoại… qua ngân hàng. Khách hàng bắt buộc duy trì số dư tiền gửi tối thiểu để sử dụng dịch vụ hàng tháng, khi đó đồng nghĩa với lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng lên. Tăng cường hợp tác với các đơn vị chấp nhận thẻ để thực hiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ sẽ giúp khách hàng thay đổi thói quen cất trữ tiền mặt mà có xu hướng gia tăng tiền gửi để sử dụng thẻ.
3.2.5 Củng cố nâng cao nguồn nhân lực
Tính đến năm 2009 biên chế cuối năm đạt 225 người, trong đó cán bộ tín dụng là 95 người, lực lượng cán bộ tín dụng chiếm 42,22%/tổng biên chế; trình độ chuyên môn và trình độ nhận thức của cán bộ không đồng đều. Chính vì vậy, một giải pháp đặt ra cho chi nhánh là thường xuyên củng cố, kiện toàn, ổn định bộ máy nhân sự đủ mạnh làm tốt công tác quy hoạch cán bộ từ Giám đốc, Phó giám đốc NHNo loại 3, phòng giao dịch; Trưởng, phó phòng NHNo tỉnh và quan tâm đào tạo cán bộ quy hoạch để chuẩn bị nguồn nhân lực kế thừa vững chắc, lâu dài. Bố trí nhân sự ở các vị trí công tác tương đối hợp lý, phù hợp với sở trường, phát huy năng lực của mỗi cá nhân . Điều kiện tác nghiệp, môi trường làm việc, phương tiện phục vụ cho cán bộ công tác ngày càng hoàn thiện hơn. Thường xuyên mở lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ nghiệp vụ, không ngừng nâng cao khả năng giao tiếp của các giao dịch viên để củng cố lòng tin và nâng cao vị thế của Ngân hàng trong lòng khách hàng.
3.2.6 Nâng cao năng lực tài chính:
Chi nhánh đã đưa ra các biện pháp nhằm tập trung lành mạnh tài chính như:
+ Đa dạng các loại hình dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút mạnh mẽ việc khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt qua NHNo.
+ Luôn quan tâm và tăng cường các biện pháp xử lý nợ, trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro; tích cực thu lãi, thu nợ đã xử lý để tăng thêm thu nhập.
+ Nâng cao chất lượng tín dụng, đầu tư có chọn lọc vào các dự án, phương án có tính khả thi cao, ưu tiên đầu tư vốn vào kinh tế tư nhân, cá thể, hộ gia đình và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ngoài các biện pháp trên Ngân hàng còn đa dạng hoá hình thức huy động kèm theo các hình thức khuyến mãi, tặng quà… để thu hút khách hàng gửi tiền.
Chi nhánh đã tiến hành quảng cáo, tuyên truyền về các hình thức tiết kiệm mới của Ngân hàng trên báo chí, truyền hình, Internet…. Ngân hàng cũng đề nghị Trụ sở chính in tờ rơi cho mỗi loại sản phẩm riêng và phân phối cho các chi nhánh sử dụng nhằm đảm bảo sự thống nhất trong thông tin quảng cáo. Bên cạnh đó chi nhánh cũng đề nghị Trung tâm thẻ tích hợp nhiều tiện ích, dịch vụ vào thẻ ATM như: sử dụng hạn mức dư nợ; thanh toán tiền điện, tiền nước qua thẻ…
C. KẾT LUẬN
Trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế nói chung, các hoạt động tài chính nói riêng thì các hoạt động của Ngân hàng có rất nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu và triển khai cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế.
Bài báo cáo thực tậo giáo trình đã mô tả khái quát về hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum trong 3 năm (2007-2009), nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Việc nghiên cứu, áp dụng các giải pháp về huy động vốn là vấn đề quan trọng và cấp thiết, đảm bảo an toàn về vốn và tạo điều kiện để NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum tồn tại và phát triển trong môi trường kinh tế thời kỳ mở cửa. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu bài báo cáo đã hoàn thành một số nhiệm vụ đặt ra:
- Nêu lên một số luận chứng khoa học về huy động vốn.
- Nghiên cứu tổng quan về tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum trong thời gian gần đây, qua đó đánh giá khả năng huy động vốn của Ngân hàng và những định hướng trong tương lại để hoạt động huy động vốn có hiệu quả hơn.
- Nêu lên một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn đối với NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum.
Do có những giới hạn về thời gian, đối tượng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế của bản thân nên bài báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ cô giáo cùng toàn thể các cô chú anh chị tại NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum để bài viết được hoàn thiện hơn.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Th7921c tr7841ng v gi7843i php nng cao hi7879u qu7843 huy amp273_2.doc