Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

Qua thực tế nghiên cứu tại đia phương cho thấy, lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp của nhóm hộ nghèo còn thấp, đây là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của nhóm hộ này rất thấp đặc biệt là thu nhập hỗn hợp. Bởi vì lượng vốn của họ rất ít, lại không phải lúc nào cũng có, cơ hội vay vốn của nhóm hộ này không cao và nếu được vay với số lượng ít thì thường xuyên sử dụng không đúng mục đích. Như vậy để thường xuyên đảm bảo cho các hộ tư có đủ vốn đáp ứng kịp thời cho sản xuất đặc biệt là nhóm hộ nghèo và nhóm hộ trung bình thì các cấp chính quyền địa phương cần có chính sách biện pháp nhằm huy động vốn từ nhiều nguồn để cung cấp đủ vốn cho các nhóm hộ, giảm thủ tục trong quá trình vay vốn cho các nhóm hộ nông dân, có thể cho vay mà không cần thế chấp đối với hộ nghèo để họ tiếp cận nguồn vốn dễ hơn. Ngoài ra HTX có thể cung cấp nguồn vốn thiết thực cho nông dân bằng cách cung cấp phân bón, giống cho nông dân đặc biệt là nhóm hộ nghèo, dưới hình thức trả trậm( có thể cuối vụ sản xuất trả) có như vậy các hộ có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của gia đình mình. Thực hiện cách này không phải lo lắng nông dân sủ dụng không đúng mục đích và đồng vốn cho vay có ý nghĩa hơn.

doc81 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c. Bình Quân cứ mỗi công lao động gia đình của nông hộ xã Quỳnh Lâm thu được 38,66 nghìn đồng cao hơn xã Quỳnh Ngọc 10,34%. So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở vụ mùa của các vùng. Bước sang vụ mùa tình hình sản xuất có những đổi khác. Qua bảng số liệu dưới đây cho ta thấy giá trị sản xuất trên một sào lúa của xã Quỳnh Lâm tạo ra thấp hơn xã Quỳnh Ngọc 3,39 % tương ứng với 21,86 nghìn đồng. Điều này đã làm cho thu nhập hỗn hợp trên 1 sào lúa của xã Quỳnh Ngọc cao hơn xã Quỳnh lâm Kết quả và HQKT sản xuất lúa ở vụ mùa của các vùng. Tính cho 1 sào Chỉ tiêu ĐVT Quỳnh Ngọc Quỳnh Lâm So Sánh(%) Năng xuất Kg 204,5 205,14 100,31 I. Chỉ tiêu kết quả 1.GTSX(GO) 1000đ 647,33 625,37 96,61 2. CPTG(IC) 1000đ 171,51 159,74 93,13 3. GTGT(VA) 1000đ 475,81 465,64 97,86 4. Chi PhíLĐ - LĐGĐ 1000đ 199,08 186,40 93,63 5. TNHH(MI) 1000đ 407,81 397,64 97,50 6. Lợi nhuận(P) 1000đ 208,73 211,24 101,20 II. Chỉ Tiêu hiệu quả 1000đ 1. GO/IC lần 3,77 3,92 103,73 2. MI/IC lần 2,38 2,49 104,69 3. GO/ công LĐGĐ 1000đ 91,04 93,90 103,14 4. MI/ công LĐGĐ 1000đ 57,36 59,71 104,09 5. P/ công LĐGĐ 1000đ 29,36 31,72 108,04 ( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Tuy nhiên do chi phí trung gian và chi phí lao động đã làm cho các chỉ tiêu hiệu quả của xã Quỳnh ngọc thấp hơn xã Quỳnh Lâm. Bình quân một sào lúa của xã Quỳnh Lâm khi bỏ ra một đồng chi phí thu được 2,49 đồng thu nhập hỗn hợp cao hơn xã Quỳnh Ngọc 0,11 đồng. Lợi nhuận trên công lao động gia đình của xã Quỳnh Lâm cao hơn xã Quỳnh Ngọc 8,04 % tương ứng với 2,36 nghìn đồng. 5.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới năng xuất lúa. 5.3.1 Các yếu tố được đưa vào trong mô hình suất. Năng xuất lúa có ảnh hưởng HQKT của cây lúa rất nhiều. Năng xuất lúa phụ thuộc vào tình hình đầu tư thâm canh nhất là khâu chăm bón. Nếu ta chăm bón đầu tư không thích hợp không những không tiết kiệm được tiền của mà còn làm giảm năng xuất lúa. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng tuân theo quy luật năng xuất cận biên giảm dần. Ảnh hưởng của các yếu tố tới năng xuất lúa vụ xuân. Trong nông hộ có sử dụng các yếu tố đầu vào là: phân đạm, phân kali, phân lân,…các loại giống. Để tránh hiện tượng đa cộng tuyến chúng tôi quy đổi sang phân đạm ure (46,6%N), phân supe lân ( 16-18% P2O5), phân kali clorua (58-64% K2O5). Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi xây dựng hàm sản xuất với các yếu tố như sau: Y = A* X1α 1* X2α2* X3α3* X4α4* X5α5* X6α6*E γ1*D1+ γ2*D2 Trong đó : X1 là lượng phân đạm quy đổi bón cho lúa( kg/sào) X2 là lượng phân lân quy đổi bón cho lúa( kg/sào ) X3 là lượng phân kali quy đổi bón cho lúa( kg/sào) X4 là lượng phân chuồng quy đổi bón cho lúa( tạ/sào) X5 chi phí bảo vệ thực vật (đồng/sào) X6 là công lao động gia đình ( công/sào) D1 là giống lúa D1 = 1 là giống X23 D1 = 0 là giống khác D2 = 1 là giống Q5 D2 = là giống khác Kết quả ước lựong của mô hình trên như sau: Bảng : Mức độ Ảnh hưởng của từng yếu tố tới năng xuất lúa xuân Chỉ tiêu Hệ số Ảnh hưởng TKD 1. Hệ số tự do 4,79 12,11*** 2. Phân đạm(X1) - 0,33 - 7,25** 3. Phân lân(X2) 0,10 2,90*** 4. Phân kali(X3) 0,35 8,28*** 5. Phân chuồng(X4) 0,01 2,34** 6. Chi phí BVTV(X5) 0,02 0,84 7. Công LĐGĐ(X6) -0,02 0,80 8. Giống - D1 0,23 13,01*** - D2 0,30 14,94*** N 99 R2 0,80 F 46,16 Ghi chú: ** và *** có ý nghĩa thống kê ở mức α = 5% và 1%. Mô hình có FKD = 46,61 > FLT do đó mô hình có ý nghĩa thống kê. Hệ số R2 = 0,80 có nghĩa là 80% biến động của năng xuất lúa được phản ánh bởi các biến được đưa vào trong mô hình. Kết quả cho thấy: ở vụ xuân yếu tố ảnh hưởng tới năng xuất lúa lớn nhất là phân kali k. Hệ số ảnh hưởng của của phân kali α3 = 0,35 với mức ý nghĩa thống ê α = 1%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi bón một lượng phân kali cho 1 sào lúa tăng lên 1% thì năng xuất lúa bình quân sẽ tăng lên 0,35%. Từ đây ta có thể khuyến cáo các hộ nông dân nên bón tăng lượng phân kali để tăng năng xuất lúa. Yếu tố ảnh hưởng tới năng xuất lớn thứ 2 là phân đạm. Hệ số ảnh hưởng của của phân kali α1 = 0,33 với mức ý nghĩa thống ê α = 5%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi bón một lượng phân kali cho 1 sào lúa tăng lên 1% thì năng xuất lúa bình quân giảm đi 0,33%. Trong sản xuất của nông dân có hiện tượng bón đạm quá mức là do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau: người nông dân không tính toán chính xác được lượng phân đam, lân ,kali có trong phân NPK mình đang sử dụng. Và một nguyên nhân khác quan trọng hơn là khi thấy lúa xấu những hộ hiểu biết không sâu thường hay bón thêm phân đạm để kích thích quá trình phát triển của lúa dẫn đến hiện tượng bị lốp hoặc lúa sẽ trẻ mãi không già. Giống cũng ảnh hưởng tới năng xuất cây trồng. Kết quả cho thấy biến có ảnh hưởng là γ1 = 0,23 với mức ý nghĩa thống kê là α = 1%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi sử dụng giống Xi23 Thì làm cho năng xuất lúa bình quân tăng lên 0,23%.D2 có hệ số ảnh hưởng γ1 = 0,3 với mức ý nghĩa thống ê α = 1%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi sử dụng giống Q5 thì sẽ làm tăng năng xuất lúa bình quân của lúa lên 0.3%. Tuy nhiên để đánh giá HQKT của một giống lúa chỉ tiêu năng xuất chỉ là một phần còn rất nhiều chỉ tiêu khác. Giống lúa có năng xuất cao chưa hẳn đã cho HQKT cao. Chất lượng của giống lúa cũng quyết định không nhỏ tới HQKT của nó. Phân lân có hệ số ảnh hưởng là α2 = 0,1 với mức ý nghĩa thống kê α = 1%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi bón một lượng phân lân cho 1 sào lúa tăng lên 1% thì năng xuất lúa bình quân tăng 0,1%. Qua đây cho thấy lượng bón phân lân sẽ làm tăng năng xuất lúa. Do đó trong sản xuất các hộ nông dân cần tăng lượng phân lân cho lúa để tăng năng xuất lúa. Phân chuồng có hệ số ảnh hưởng là α4 = 0,01 với mức ý nghĩa thống kê α = 5%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi bón một lượng phân lân cho 1 sào lúa tăng lên 1% thì năng xuất lúa bình quân tăng 0,01%. Qua đây cho thấy lượng bón phân lân sẽ làm tăng năng xuất lúa. Do đó trong sản xuất các hộ nông dân cần tăng lượng phân chuồng cho lúa để tăng năng xuất lúa. Kết quả cũng cho thấy chi phí BVTV và công lao động gia đình không có ý nghĩa thống kê. Điều này được giải thích như sau : -Đối với công lao động gia đình: nông hộ không tính toán kĩ lưỡng công lao động như doanh nghiệp. Họ thích làm sẽ làm và thường “lấy công làm lãi” - Đối với chi phí BVTV : với từng giống khác nhau từng thửa ruộng khác nhau, tùy thời tiết và tùy từng địa phương khác nhau mà chi phí BVTV khác nhau. Chi phí này mang tính đặc trưng của nó chủ yếu phụ thưộc vào diễn biến dịch bệnh, có bệnh là phải trừ chứ không mang một sự tính toán nào cả. Tuy nhiên phải hiểu rằng tăng đầu tư để tăng năng xuất là một chuyện còn để tăng hiệu quả kinh tế lại là một chuyện khác. Nếu chi phí đầu tư thêm cao hơn giá trị tăng thêm của đầu ra thu được thì không nên thực hiện. Ảnh hưởng của các yếu tố tới năng xuất lúa vụ mùa. Với vụ mùa, chúng tôi sẽ sử dụng cùng hàm sản xuất như vụ xuân với một biến giả phản ánh giống Q5 Y = A* X1α 1* X2α2* X3α3* X4α4* X5α5* X6α6*E γ1*D1 Trong đó: D1là giống lúa D1 = 1 là giống Q5 D1= 0 là giống khác Các biến khác như vụ xuân. Kết quả ước lượng như sau : Bảng : Mức độ Ảnh hưởng của từng yếu tố tới năng xuất lúa mùa Chỉ tiêu Hệ số ảnh hưởng tKD 1. Hệ số tự do 4,79 13,24*** 2. Phân đạm(X1) -0,15 2,82*** 3. Phân lân(X2) 0,09 2,54** 4. Phân kali(X3) 0,26 6,29*** 5. Phân chuồng(X4) 0,01 3,16*** 6. Chi phí BVTV(X5) 0,01 0,28 7. Công LĐGĐ(X6) -0,09 -1,34 8. Giống(D1) 0,30 17,74*** N 75 R2 0,87 F 65,89 Ghi chú: ** và*** có ý nghĩa thống kê ở mức α = 5% và 1 % Mô hình có FKD > FLD do đó mô hình có ý nghĩa thống kê. Hệ số R2 = 0,87 có nghĩa là 87% biến động của năng xuất lúa được phản ánh bởi các yếu tố có trong mô hình. Kết quả ước lượng cũng tương tự như vụ chiêm xuân. Yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới năng xuất là giống. Các yếu tố khác có ảnh hưởng thuận chiều đến năng xuất là phân kali, phân lân, phân chuồng, và BVTV. Qua phân tích hàm sản xuất ta nhận thấy rằng ở cả hai vụ thì các yếu tố: phân đạm, phân lân , phân kali, phân chuồng và giống đều có ý nghĩa thống kê còn chi phí bảo vệ thực vật và công lao động gia đình đều không có ý nghĩa thống kê. Ở mỗi vụ thì ảnh hưởng của các yếu tố này cũng không giống nhau. Yếu tố giống của cả hai vụ có ảnh hưởng lớn tới năng xuất lúa. Vì vậy trong sản xuất lúa cần phải coi trọng công tác chọn giống. Các yếu tố ngoài mô hình sản xuất. Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng hỗn hợp của rất nhiều yếu tố khác như : thời tiết, khí hậu, tình hình dịch bệnh, kĩ thuật chăm sóc…Những yếu tố bên ngoài này đôi khi còn tác động mạnh mẽ tới năng xuất cây trồng nhiều hơn các yếu tố đã nghiên cứu trong mô hình. Hiểu biết rõ nhất về sự ảnh hưởng này không ai khác ngoài các chuyên gia và chính những người nông dân sản xuất trên những cánh đồng. Ảnh hưởng của thời tiết tới năng xuất lúa: Thời tiết khí hậu bao giờ cũng ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa cũng như sự phát triển của các cây trồng khác. Lúa là cây trồng cần các điều kiện nhất định về nhiệt độ, ánh sáng…Nếu năm nào điều kiện thời tiết bất lợi thì năng xuất kém. Sản xuất lúa của các nông hộ ở Quỳnh Phụ cũng không thoát khỏi quy luật này. Hộp 1: Ảnh hưởng của thời tiết tới năng xuất lúa Theo bác Tiền(Chủ tịch HTX Quỳnh Ngọc) cho biết: Thời tiết khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển và cho năng xuất của cây lúa, ở Quỳnh Phụ mấy năm qua công tác thuỷ lợi tương đối tốt nên không có hạn nhưng tôi nhớ có năm bị hạn cây lúa không sinh truởng được và năng xuất giảm từ 30-75%, còn năm 2003, 2004 lúa bị úng mặc dù không lâu nhưng cũng ảnh hưởng lớn làm cho năng xuất lúa giảm 20-40%, nếu mà ngập thêm 2-3 ngày thì có khi mất trắng. Theo bác nông dân Nguyễn Thị Loan( xã Quỳnh Lâm) cho rằng: khi lúa đang trổ bông mà gặp gió Tây Nam thì bông lúa sẽ bị lép hạt và năng xuất lúa sẽ giảm từ 15-40%, tuỳ mức độ ảnh hưởng đối với từng thửa ruộng. (Nguồn: Trích phỏng vấn trực tiếp) Ảnh hưởng của phòng trừ sâu bệnh tới năng xuất lúa: Diễn biến dịch bệnh hại cây trồng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây, mỗi giai đoạn phát triển có những bệnh, sâu hại nhất định nếu những dịch bệnh xảy ra mà không phòng trừ kịp thời hoặc phòng trừ không đúng cách thì sẽ có hậu quả không nhỏ. Hộp 2: Ảnh hưởng của phòng trừ sâu bệnh: Theo bác Nguyễn Thị Lâm (nông dân xã Quỳnh Lâm) cho biết : năm vừa rồi tôi bị ốm, thuê người đi phun thuốc trừ bệnh đạo ôn muộn một ngày thế mà không trị được. Cuối vụ năng xuất lúa giảm hẳn 40kg so với các mảnh trừ bệnh kịp thời. Theo bác Vũ Đức Bão (xã Quỳnh Ngọc) : Năm vừa rồi ruộng lúa nhà tôi bị khô vằn tôi phun thuốc muộn quá cho nên sâu bệnh kháng thuốc. Cuối vụ sào lúa Xi23 nhà tôi giảm tới 50 kg so với các mảnh ruộng khác. ( Nguồn:Trích phỏng vấn trực tiếp) Rõ ràng trong sản xuất mà không trú trọng tới công tác phòng trừ sâu bệnh thì chắc chắn sẽ giảm năng xuất lúa nghiêm trọng và đôi khi là thất thu hoàn toàn. Ảnh hưởng của việc thực hiện quy trình kĩ thuật: Bất kể cây trồng nào cũng có quy trình chăm sóc riêng của nó. Một khi đảm bảo đúng quy trình chăm sóc cây trồng sẽ cho năng xuất cao hơn so với cây trồng không thực hiện đúng quy trình. Trên thực tế thì việc thực hiện đúng quy trình có ảnh hưởng như thế nào? Ta hãy lắng nghe ý kiến của các chuyên gia thực tế đồng ruộng của huyện. Hộp 3: Ảnh hưởng của việc thực hiện quy trình kĩ thuật: Theo bác tiền (chủ tịch HTX Quỳnh Ngọc) cho biết : hộ thực hiện đúng quy trình sản xuất lúa đem lại năng xuất lúa cao hơn hẳn so với hộ không tuân thủ. Tôi lấy ví dụ đơn giản nhất là việc bón lót cho cây lúa. Hộ nào thực hiện đúng so với hộ không thực hiện đã có sự khác biệt, đấy là tôi chưa kể yêu cầu cao hơn như bón các loại cây vào đúng thời điểm nào cho thích hợp hoặc là phòng trừ dịch bệnh cho cây lúa. (Nguồn: Trích phỏng vấn trực tiếp) Ảnh hưởng của chất lượng đất tới năng xuất: Ngoài các yếu tố đã kể trên thì chất lượng đất đai cũng ảnh hưởng tới năng xuất cây trồng. Nếu như ta không bón bất cứ một loại dinh dưỡng nào cho cây trồng thì năng suất của chúng không bao giờ bằng không được. Bởi vì bản thân đất cũng có những loại dinh dưỡng nhất định cung cấp cho cây trồng. Đất giàu dinh dưỡng bao giờ cũng cung cấp cho cây trồng sinh trưởng tốt hơn đất bạc màu. Đối với cây lúa việc canh tác trên các loại đất khác nhau cũng có ảnh hưởng tới năng suất lúa. Ảnh hưởng của chất lượng đất tới năng suất Theo bác Vũ Đức Sáo cho biết: nhà tôi có hai mảnh ruộng, một mảnh đất hạng một và một mảnh đất hạng 3. Năm 2006 đều đầu tư cấy giống Xi23 điều kiện chăm sóc nhỉnh hơn nhau một chút nhưng mà mảnh đất hạng 1 bao giờ cũng cho năng xuất cao hơn 15kg /sào. Theo bác Nguyễn Thị Loan cho biết: đất chân trũng nhà tôi không tốt bằng đất chân vàn cao năm vừa rồi cũng cấy Xi23 với những điều kiện chăm sóc tương đương nhưng đất chân vàn cao cho năng xuất cao hơn 10kg/sào ( Nguồn: Trích phỏng vấn trực tiếp) Ảnh hưởng của giá cả đầu vào và đầu ra. Giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra quyết định trực tiếp tới hiệu quả sản xuất của cây lúa. Giá đầu vào sẽ quyết định thúc đẩy sản xuất và ngược lại, giá cả đầu ra không ổn định sẽ gây tâm lý chán nản cho người nông dân. Ảnh hưởng của giá cả đầu vào và đầu ra Theo bác Vũ Đức Sáo cho biết : giá cả thóc có hay không ổn định thì chúng tôi vẫn phải sản xuất bởi vì đất canh tác của chúng tôi hầu như là đất lúa. Năm 2006 vừa qua giá thóc tương đối được cho nên chúng tôi còn có hứng thú phát triển sản xuất lúa. Chứ cứ như năm 2003 giá thóc thấp, giá phân lại cao nhiều hộ trong chúng tôi đã bỏ ruộng đi làm thuê. (Nguồn: Trích phỏng vấn trực tiếp) Qua phân tích cho ta thấy, sản xuất lúa gạo không đơn thuần phụ thuộc vào một số yếu tố mà chịu ảnh hưởng tổng hợp của rất nhiều yếu tố. Cho nên khi thúc đẩy phát triển một cây trồng, vật nuôi phải nghiên cứu kĩ lưỡng mối quan hệ của những yếu tố này với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi. 4.3 So sánh hiệu quả kinh tế cây lúa với một số cây trồng khác. a) so sánh hiệu quả kinh tế của cây lúa so với cây trồng vụ xuân. Hiệu quả kinh tế sẽ ảnh hưởng tới diện tích mỗi loại cây trồng. Cây trồng nào đem lại hiệu quả kinh tế cao sẽ được người nông dân trồng ngày càng nhiều và ngược lại hiệu quả kinh tế thấp diện tích ngày càng giảm và được thay thế bằng các cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Để thấy rõ thực trạng và xu hướng sản xuất lúa của các hộ nông dân chúng ta phải so sánh hiệu quả của cây lúa xuân với hiệu quả kinh tế của các cây trồng khác trong cùng thời vụ. Bảng 20. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của cây lúa xuân với một số cây trồng vụ xuân. Tính cho một sào Chỉ Tiêu ĐVT Lúa Xuân(1) Lạc xuân(2) Ngô(3) So Sánh 1/2 1/3 Năng xuất Kg 219,57 88,17 211,14 249,03 103,99 I. Chỉ tiêu kết quả 1. GTSX (GO) 1000đ 727,25 925,79 612,31 78,56 118,77 2. CPTG (IC) 1000đ 175,35 192,56 156,50 91,06 11,05 3. GTGT (VA) 1000đ 551,90 733,22 455,81 75,27 121,08 4. CPLĐ - Lao động gia đình 1000đ 202,09 258,72 185,08 78,11 109,19 5. TNHH (MI) 1000đ 483,90 708,22 430,81 68,33 112,32 6. Lợi nhuận(pr) 1000đ 281,82 449,50 245,73 62,69 114,69 II. Chỉ tiêu hiệu quả 1. GO/IC Lần 4,15 4,81 3,91 86,26 106,00 2. MI/IC Lần 2,76 3,68 2,75 75,03 100,25 3. GO/công LĐGĐ 1000đ 100,73 100,19 92,63 100,53 108,74 4. MI/ công LĐGĐ 1000đ 67,02 76,65 65,18 87,44 102,83 5. Pr/ công LĐGĐ 1000đ 39,03 48,65 37,18 80,24 105,00 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng số liệu ta thấy bình quân mỗi sào lúa xuân có giá trị sản xuất thấp hơn một sào lạc xuân là 21,44% tương ứng với 198,54 nghìn đồng và cao hơn ngô xuân là 17,49 % tương ứng với 114,94 nghìn đồng. Mặc dù năng xuất lạc xuân không cao như lúa xuân và ngô xuân nhưng giá lạc ngô rất cao cho nên giá trị sản xuất của cây lạc rất cao. Do gía trị sản xuất khác nhau và chi phí sản xuất khác nhau kéo theo các chỉ tiêu giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp của các cây trồng cũng khác nhau. Bình quân mỗi sào lúa xuân có thu nhập hỗn hợp thấp hơn một sào lạc xuân là 31,67% tương ứng với 224,32 nghìn đồng và cao hơn một sào ngô xuân là 12,32% tương ứng với 53,09 nghìn đồng. Lợi nhuận cuối cùng mà một sào lúa xuân đem lại là 281,82 nghìn đồng thấp hơn lạc xuân là 167,68 nghìn đồng và cao hơn ngô xuân là 98,89 nghìn đồng. Từ các chỉ tiêu kết quả ta thấy mỗi một đồng chi phí trung gian bỏ ra trên một sào lúa xuân thu được 4,15 đồng giá trị sản xuất và 2,76 đồng thu nhập hỗn hợp. So với cây lạc thì chỉ tiêu GO/IC giảm 13,74 % và tăng 6,0 % so với cây ngô xuân. Cây lạc tuy có giá trị sản xuất cao nhưng phải bỏ nhiều công lao động gia đình cho nên GO/công lao động gia đình không cao hơn lúa xuân Tuy nhiên các chỉ tiêu MI/công LĐGĐ và Pr/ công LĐGĐ của cây lạc vẫn cao nhất, cây lúa xuân cao thứ hai và cuối cùng là cây ngô xuân. Qua đánh giá cho thấy cây lúa xuân có hiệu quả kinh tế thấp hơn cây lạc xuân và cao hơn cây ngô xuân. Chính vì vậy để nâng cao thu nhập cho người nông dân đồng thời làm tăng hiệu quả trong sản xuất thì chúng ta cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, những ruộng cao sản xuất lúa không hiệu quả thì có thể chuyển sang trồng lạc hoặc cây khác có hiệu quả cao hơn. Nhưng cách tốt nhất giúp tăng hiệu quả sản xuất lúa là phải tìm ra những giống mới cho năng xuất và giá trị cao hơn, đồng thời phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương đem vào sản xuất. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa, giúp họ ổn định cuộc sống gia đình So sánh hiệu quả kinh tế của cây lúa mùa với một số cây trồng vụ mùa. Để thấy rõ hiệu quả kinh tế của một số cây lúa đem lại chúng ta tiếp tục so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của cây lúa mùa với một số cây trồng vụ mùa khác Bảng 20. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của cây lúa xuân với một số cây trồng vụ xuân. Tính cho một sào Chỉ Tiêu ĐVT Lúa Xuân(1) Lạc xuân(2) Ngô(3) So Sánh 1/2 1/3 Năng xuất Kg 209,90 75,13 88,91 279,38 236,08 I. Chỉ tiêu kết quả 1. GTSX (GO) 1000đ 626,78 788,87 533,46 79,45 117,49 2. CPTG (IC) 1000đ 166,03 189,12 61,56 87,79 269,70 3. GTGT (VA) 1000đ 460,75 599,75 471,90 76,82 97,64 4. CPLĐ - Lao động gia đình 1000đ 190,97 248,36 126,28 76,89 151,23 5. TNHH (MI) 1000đ 392,75 574,75 471,90 68,33 83,23 6. Lợi nhuận(pr) 1000đ 201,78 326,29 345,62 61,82 58,38 II. Chỉ tiêu hiệu quả 1. GO/IC Lần 3,78 4,17 8,67 90,50 43,56 2. MI/IC Lần 2,37 3,04 7,26 77,84 30,86 3. GO/công LĐGĐ 1000đ 91,90 88,94 118,28 103,34 77,70 4. MI/ công LĐGĐ 1000đ 57,59 64,80 104,63 88,87 55,04 5. Pr/ công LĐGĐ 1000đ 29,59 36,80 76,63 80,40 38,61 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng số liệu cho thấy một sào lúa mùa có giá trị sản xuất thấp hơn lạc mùa là 162,1 nghìn đồng và cao hơn đậu tương 93,31 nghìn đồng. Chi phí trung gian của một sào lúa mùa thấp hơn lạc mùa 23,09 nghìn đồng và cao hơn đậu tương 104,47 nghìn đồng. các chỉ tiêu giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận của cây lúa mùa thấp hơn lạc mùa và đậu tương. Bình quân một sào lúa mùa đem lại lợi nhuận là 201,78 nghìn đồng thấp hơn lạc mùa 124,61 nghìn đồng và đậu tương là 143,84 nghìn đồng. Từ các chỉ tiêu kết quả cho thấy chỉ tiêu hiệu quả của lúa mùa thấp hơn so với lạc mùa và đậu tương. Bình quân một sào lúa mùa khi bỏ ra một đồng chi phí thu được 3,78 đồng giá trị sản xuất trong khi đó lạc mùa thu được 4,17 đồng giá trị sản xuất, đậu tương thu được 8,67 đồng giá trị sản xuất. Thu nhập hỗn hợp trên công lao động gia đình của lúa mùa cũng thấp nhất. Trên thực tế người dân rất thích trồng đậu tương do chi phí rẻ và đem lại hiệu quả kinh tế cao, ngay cả những hộ nghèo sản xuất cũng không gặp khó khăn gì nhiều. Phải nói rằng cây đậu tương là cây chiến lược giảm nghèo của người dân nơi đây. Công thức lúa xuân -lúa mùa-đậu tương đã làm tăng giá trị của đất hai lúa lên rất nhiều. Từ việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của cây lúa so với các cây trồng khác ta có thể thấy rõ một điều rằng: hiệu quả mà giống lúa đang sử dụng không cao. Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa đòi hỏi chính quyền địa phương phải tìm cho địa phương mình những giống lúa phù hợp với điều kiện sản xuất và có hiệu quả cao hơn, đặc biệt là tăng cường sản xuất vụ đông để nâng cao giá trị của đất lúa. 4. So sánh hiệu quả kinh tế của cây lúa mùa với một số cây trồng vụ mùa. Để thấy rõ hơn nữa về hiệu quả kinh tế của cây lúa đem lại chúng ta tiếp tục so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của cây lúa mùa với một số cây trồng vụ mùa khác. Qua bảng số liệu ta thấy một sào lúa mùa có giá trị sản xuất thấp hơn lạc mùa là 162,1 nghìn đồng và cao hơn đậu tương là 93,31 nghìn đồng. Chi phí trung gian của một sào lúa mùa thấp hơn lạc mùa 23,09 nghìn đồng và cao hơn đậu tương là 104,47 nghìn đồng. Các chỉ tiêu giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận của cây lúa mùa thấp hơn lạc mùa và đậu tương. Bình quân một sào lúa mùa đem lại lợi nhuận là 201,78 nghìn đồng thấp hơn lạc mùa 124,61 nghìn đồng và đậu tương 143,84 nghìn đồng. Bảng 26. So sánh kết quả và HQKT của cây lúa mùa với một số cây trồng vụ mùa. Chỉ Tiêu ĐVT Lúa mùa(1) Lạc mùa(2) Đậu Tương(3) So Sánh(%) 1/2 1/3 Năng Xuất Kg 209,90 75,13 88,91 279,38 236,08 I. Chỉ tiêu kết quả 1. GTSX (GO) 1000đ 626,78 788,87 533,46 79,45 117,49 2. CPTG (IC) 1000đ 166,03 189,12 61,56 87,79 269,70 3. GTTG (VA) 1000đ 460,75 599,75 471,90 76,82 97,64 4. CPLĐ - LĐGĐ 1000đ 190,97 248,36 126,28 76,89 151,23 5. TNHH(MI) 1000đ 392,75 574,75 471,90 68,33 83,23 6. Lơi nhuận (Pr) 1000đ 201,78 326,39 345,62 61,82 58,38 II. Chỉ tiêu hiệu quả 1. GO/IC Lần 3,78 4,17 8,67 90,50 43,56 2. MI/IC Lần 2,37 3,04 7,67 77,84 30,86 3. GO/ công LĐGĐ 1000đ 91,90 88,94 118,28 103,34 77,70 4. MI/ công LĐGĐ 1000đ 57,59 64,80 104,63 88,87 55,04 5. PR/ công LĐGĐ 1000đ 29,59 36,80 76,63 80,40 38,61 ( Nguồn : Tổng hợp từ phiếu điều tra) Từ các chỉ tiêu kết quả ta thấy cá chỉ tiêu hiệu quả của lúa mùa thấp hơn so với lạc mùa và đậu tương. Bình quân một sào lúa mùa khi bỏ ra một đồng chi phí thu được 3,78 đồng giá trị sản xuất trong khi đó lạc mùa thu được 4,17 đồng giá trị sản xuất. Thu nhập hỗn hợp trên công lao động gia đình của lúa mùa cũng thấp nhất. Trên thực tế nông dân rất thích trồng đậu tương, chi phí vừa ít, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, ngay cả những hộ nghèo sản xuất cũng không gặp những khó khăn gì nhiều. Phải nói rằng cây đậu tương là cây chiến lược để giảm nghèo cho người dân nơi đây. Do đặc điểm đất đai chính vụ nông dân huyện Quỳnh Phụ không thể thực hiện gieo trồng nhưng trong vụ đông đậu tương canh tác trên đất hai lúa ngày càng tăng nhanh, công thức Lúa- Lúa xuân – lúa mùa – đậu tương đã làm tăng giá trị của đất hai lúa lên rất nhiều. Từ việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của cây lúa so với các cây trồng khác ta có thể thấy rõ một điều rằng: hiệu quả mà các giống lúa đang sử dụng không cao. Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa đòi hỏi chính quyền địa phương phải tìm cho địa phương mình những giống lúa phù hợp với điều kiện sản xuất và có hiệu quả cao hơn, đặc biệt tăng cường sản xuất vụ đông để nâng cao giá trị của đất lúa. 7. Đánh giá trung sản xuất và kết quả sản xuất của huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. 7.1 Thành tựu và nhiệm vụ. Thành tựu về sản xuất lúa đạt được trong các năm gần đây: Năm 2005 tổng diện tích gieo cấy lúa xuân là 12.120 ha.Trong đó diện tích gieo cấy lúa xuân dài ngày 4.051 ha, chiếm 33,42% tổng diện tích gieo cấy. diện tích gieo cấy lúa xuân giống ngắn ngày trà xuân muộn 8.069 ha, chiếm 66,58 % tổng diên tích gieo cấy và tăng 23 % so với vụ xuân năm 2004. Trong cơ cấu giống lúa xuân, diện tích lúa chất lượng 2.016 ha chiếm 16,6 % tổng diện tích gieo cấy, tăng gấp 2 lần so với vụ xuân năm 2004. Diện tích lúa lai 482 ha, chiếm 4 % tổng diện tích gieo cấy. Năng xuất lúa xuân đạt 71,16 tạ/ha; tăng 0,55 tạ/ha so với vụ xuân năm 2004. Trong đó giống lúa thuần Trung Quốc ( Q5, K.Dân, Khâm Dục, Lưỡng Quảng , TQ khác) đạt 73 đến 76,5 tạ/ha. Các giống lúa dài ngày (trừ nếp) đạt 69,5- 73,9 tạ/ha, lúa lai đạt 73,11 tạ/ha. Các giống lúa chất lượng Hương Thơm, Bắc Thơm 7 đạt 69,6 tạ/ ha. N87,N97 đạt 69,8 tạ/ha. Sản xuất vụ đông xuân năm 2006 : tổng diện tích gieo trồng thực hiện 18.025ha, giảm 355ha so với cùng kỳ, trong đó: vụ đông là 4.748 ha, giảm 270 ha do ảnh hưởng của mưa lớn sau bão số 8; vụ xuân đạt 13.277 ha, giảm 135 ha so với năm trứớc, chủ yếu do thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Diện tích lúa xuân 11.949 ha, giảm 171 ha so với vụ xuân năm 2005, trong đó: giống lúa ngắn ngày 8.036 ha chiếm 67,25% diện tích; diện tích giống lúa chất lượng cao chiếm 19,3% ,tăng 5.8 % so với vụ xuân năm 2005.Lúa xuân gieo cấy trong điều kiện thời tiết đầu vụ hạn hán và rét đậm, nhưng các địa phương đã có biện pháp bảo đảm đủ nước tưới, gieo cấy đúng thời vụ và chăm bón kịp thời, năng xuất tuy giảm so với vụ trước nhưng vẫn đạt 70,15 tạ/ ha; sản lượng thóc đạt 83.821 tấn, giảm 2.429 tấn so với cùng kỳ. Một số giống cho năng xuất cao là Q5( 71,89 tạ/ha), Khâm Dục (70,20 tạ/ha), lúa Lai 71,8 tạ/ ha, QNT1 (69,96 tạ/ha) … những xã có năng xuất lúa cao trên 70 tạ/ha như Quỳnh Hoàng, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Châu, Quỳnh Hoa, An Mỹ, An Đồng… Năm 2007 diện tích lúa cả năm 23.913 ha giảm 36 ha do chuyển dịch cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây màu có giá trị kinh tế cao hơn. Năng xuất lúa cả năm 123,46 tạ trên ha giảm 7,81 tạ trên ha so với năm 2006 trong đó diện tích lúa xuân 11,975 tạ tăng 8ha so với năm trước, cơ cấu giống nhắn ngày là 63,42%, giống dài ngày là 36,58%. Năng xuất lúa xuân 60,81 tạ/ha giảm 9,34 tạ /ha so với năm 2006, sản lượng thóc vụ xuân 72.707 tấn. Diện tích lúa mùa 11.956 ha giảm 44 ha, cơ cấu giống lúa ngắn ngày 96,57 %, diện tích lúa mùa chất lượng cao 27,33 %, năng xuất lúa mùa 62,65 tạ/ha tăng 1,53 tạ/ha so với năm trước, sản lượng thóc vụ mùa 74.904 tấn. một xã điển hình có năng xuất cao như An Mỹ 126 tạ/ha/năm, Quỳnh Hải 125,3 tạ/ha/năm, Đồng Tiến 125,9 tạ/ha/năm… Những mục tiêu, nhiệm vụ của huyện trong thời gian tới: Bước sang năm 2008 việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn của huyện có những điều kiện thuận lợi đó là: ngành tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ thường xuyên của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện ủy ,HĐND-UBND huyện, các ban ngành đoàn thể trong toàn huyện cùng với sự hưởng ứng tích cực của nông dân với ý chí quyết tâm vươn lên làm giàu là những yếu tố thuận lợi cơ bản để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ năm 2008 và các năm sắp tới. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp luôn có những tiềm ẩn không ít những khó khăn đó là diễn biến thời tiết, dịch bệnh bất thường có thể xảy ra gây khó khăn cho sản xuất …những khó khăn thách thức đó đang đặt ra ngành nông nghiệp phải có quyết tâm cao hơn với những giải pháp tích cực để hoàn thành mục tiêu năm 2008. Mục tiêu phấn đấu của huyện trong thời gian tới: Tập trung cao độ toàn ngành, huy động tối đa mọi nguồn lực, đẩy nhanh tăng trưởng nông nghiệp với tốc độ cao và bền vững, chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuât hàng hóa trên cơ sở quy hoạch vùng hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh tăng cường công tác xúc tiến thương mại, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Trọng tâm chỉ đạo giữ vững năng xuất sản lượng lương thực đẩy mạnh phát triển cây màu cây vụ đông chỉ đạo mở rộng sản xuất vụ hè, phát triển trang trại để chăn nuôi phát triển với tốc độ cao và bền vững. Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản tăng 6,4% (giá cố định năm 1994), cơ cấu kinh tế nông –lâm- thủy sản 41%, năng xuất lúa 130 tạ/ ha/ năm trở lên, bình quân giá trị sản xuất trên ha canh tác (giá hiện hành) 50 triêu/ha/năm trở lên: diện tích cấy lúa chất lượng cao đạt 25-30%, diện tích cây vụ đông 6000ha, diện tích chuyển đổi từ cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và nuôi trồng cây con khác có giá trị cao hơn 100 ha trở lên. Nhiệm vụ đề ra trong thời gian tới: Thực hiện quy vùng sản xuất với từng loại cây trồng theo công tác quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng, vùng cây màu, cây vụ đông giai đoạn 2007- 2010 và định hướng 2015. Hàng năm,hàng vụ từ huyện đến cơ sở phải sớm triển khai các đề án, kế hoạch sản xuất. Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu sản xuất lúa ở vụ xuân, vụ mùa và mở rộng sản xuất các loại cây rau,củ quả ở vụ xuân vụ hè, hè thu và vụ đông. Chỉ đạo sản xuất vụ xuân phải gắn với kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2008, đảm bảo cây trồng vụ trước phải tạo điều kiện cho khả năng mở rộng và thâm canh cây trồng ở vụ sau. Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu giống lúa, mùa vụ. Tập trung chỉ đạo và hướng dẫn nông dân tích cực áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng xuất các giống lúa để phục vụ cho sinh hoạt và làm hàng hóa để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời tập trung chỉ đạo thực hiện gieo cấy đại trà và áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng xuất các giống lúa thuần ngắn ngày năng xuất cao, chú trọng việc quy hoạch mở rộng diện tích giống lúa ngắn ngày có năng xuất làm hàng hóa với diện tích 3500 ha gồm các giống Q5 cao cây, N97 ở các xã có kinh nghiệm như Quỳnh Trang, An Lễ, Đông Hải, An Hiệp, An Ấp …, giao chỉ tiêu phấn đấu sản xuất lúa chất lượng cao gồm các giống: Nếp 97, Bắc Thơm 7, Thiên Hương Cốm…ở cả vụ xuân và vụ mùa cho các xã để thực hiện được mục tiêu năm 2007 toàn huyện có 30% diện tích cấy giống lúa chất lựong phục vụ cho sinh hoạt và làm hàng hóa. Chú trọng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn kĩ thuật, khảo nghiệm rộng và xây dựng mô hình các giống lúa mới để bổ sung vào cơ cấu các giống lúa của huyện nhằm tìm ra được giống lúa phù hợp nhất cho năng xuất cao chất lựong tốt. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu giống lúa; phấn đấu gieo cấy 100% giống lúa ngắn ngày trong đó chú trọng đưa các giống lúa xuân ngắn ngày có năng xuất, chất lượng và các giống lúa lai… vào sản xuất Đồng thời xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế. Nâng tỷ lệ trà lúa mùa cực sớm và sớm lên 4.000 ha trở lên để chủ động tạo quỹ đất và quỹ thời gian cho sản xuất cây vụ đông ưa ấm. Công tác bảo vệ thực vật phải thực hiện tốt công tác dự tính dự báo và chỉ đạo phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại cho lúa. Chủ động tham mưa cho UBND huyện thành lập các đoàn kiểm tra các lĩnh vực sản xuất kinh doanh giống, thuốc BVTV, phân bón… ngăn chặn kịp thời các vi phạm. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp, phát triển mạnh các loại hình kinh tế gia trại,trang trại trong huyện, xây dựng các điểm mô hình trồng lúa chất lượng cao Chủ động trong công tác phòng trống lụt bão để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, thường xuyên làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho cây lúa. Tăng cường công tác làm thủy lợi đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, nhất là những vùng có nhiều bất cập về tưới tiêu, vùng úng trũng phải có nhiều biện pháp huy động mọi nguồn lực cho phép tập trung đầu tư làm thủy lợi, củng cô hệ thống tươi tiêu, bờ vùng bờ thửa để bảo đảm cho mục tiêu chuyển đổi cho cơ cấu giống lúa một cách hiệu quả. Phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương đẩy mạnh phát triển diện tích gieo trồng cây có gía trị, hiệu quả kinh tế cao và diện tích lúa có chất lượng trên cơ sở có quy vùng tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm nhằm tạo ra những vùng sản xuất nguyên liệu, vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung xây dựng cánh đồng 50 triệu. Đối với các vùng úng trũng nếu đã huy động tối đa các nguồn lực làm thủy lợi nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu cho việc gieo cấy lúa xuân ngắn ngày thì các xã phải đăng kí cụ thể về vùng, về diện tích với huyện và phải được huyện phê duyệt mới được gieo cấy giống lúa dài ngày trong vụ xuân; đồng thời phải có kế hoạch cụ thể làm thủy lợi tạo điều kiện cho những vụ xuân tiếp theo gieo cấy 100% giống lúa ngắn ngày. Tăng cường sự quản lý nhà nước đối với việc cung ứng vật tư( đầu vào) và bao tiêu sản phẩm (đầu ra) cho các hộ nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát huy vai trò trong quá trình sản xuất kinh doanh tiêu thụ nông sản cho người nông dân, tạo sự liên kết giữa 4 nhà trong quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt quyết định số 80/2002/QĐ- TTg của thủ tướng chính phủ và kế hoạch số 21/ KH-UB của UBND tỉnh về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản, hàng hóa thông qua hợp đồng. 7.2. Những tồn tại và nguyên nhân. Bên cạnh những thành tựu cơ bản đã đạt được ở trên quá trình sản xuất lúa trong huyện còn bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục: Tuy có chủ trương chỉ đạo vụ xuân gieo cấy 100% giống lúa ngắn ngày trà xuân muộn song thực tế không đạt kế hoạch mà diện tích lúa xuân dài ngày trà xuân sớm vẫn chiếm tỷ lệ cao 56%. Việc đưa các giống lúa lai có tiềm năng, năng xuất cao vào sản xuất còn rất hạn chế. Mặc dù có chính sách trợ giá giống, nhưng tổng số toàn huyện chỉ có 12/46 hợp tác xã hợp đồng với công ty giống cây trồng Thái Bình số lượng 3.675 kg giống lúa lai, diện tích gieo cây chỉ đạt 239 ha chiếm 1,99 % tổng diện tích lúa xuân. Trong điều kiện đồng đất của huỵện, việc quy hoạch đắp bờ vùng, bờ thửa có nơi còn hạn chế nên việc lấy nước để ải để đáp ứng cho toàn cục có vùng lúa cấy bị ngập còn nhiều hạn chế. Vẫn còn những hộ nông dân gieo mạ giống lúa ngắn ngày trước lịch, hiện tượng cây thưa bón thúc muộn, sử dụng đạm urê nhiều xảy ra ở một số địa phương. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn còn chậm nhất là chuyển dịch cơ cấu thời vụ gieo cấy và cơ cấu giống lúa trong vụ xuân, trà dài ngày vẫn chiếm 37% diện tích gieo cấy. Việc quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh chưa cụ thể, sản phẩm sản xuất ra năng lực cạnh tranh thấp, mặc dù trong huyện đã có một số mô hình áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật với các giống lúa năng xuất và chất lượng vào sản xuất có hiệu quả nhưng không nhân được ra diện rộng. Công tác tuyên truyền vận động nông dân trong việc thực hiện các chủ trương phát triển sản xuất và việc khuyến cáo nông dân áp dụng những tiến bộ khoa học mới vào sản xuất còn hạn chưa thường xuyên liên tục, hoạt động của tổ chức đoàn thể ở một số xã địa phương còn yếu chưa tạo được phong trào để lôi cuốn hội viên tích cực thực hiện các chủ trương phát triển sản xuất của huyện. Công tác xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường và tổ chức chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân còn hạn chế. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu do nông dân( hoặc tư nhân) tự tiêu thụ, tư thương ép cấp ép giá. Chính sách hỗ trợ sản xuất không kịp thời nông dân thiếu phấn khởi mở rộng sản xuất. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong huyện còn yếu, công tác khuyến nông chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất như hệ thống thủy lợi tưới tiêu còn gặp nhiều khó khăn, nông dân chưa yên tâm mở rộng sản xuất. Nguyên nhân của những tồn tại. Về chủ quan: + Nhận thức của cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương còn hạn chế nên công tác lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp theo chủ trương của huyện thiếu quyết tâm, thiếu chủ động trong triển khai thực hiện ở địa phương. Tư duy của một số bộ phân cán bộ và nông dân còn mang nặng tính kinh nghiệm. ngại khó khăn trong việc tiếp thu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. + Nguồn lực tài chính hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu. + Năng lực và trình độ chuyên môn của lãnh đạo ở một số địa phương còn hạn chế nên công tác triển khai tổ chức thực hiện đề án sản xuất các vụ trong năm không kịp thời không có giải pháp cụ thể nên hiệu quả chỉ đạo không cao hạn chế kết quả phát triển kinh tế ở địa phương. + Nhận thức của một bộ phận nông dân còn mang nặng tính bao cấp manh mún, trông chờ ngại tiếp thu những ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã hạn chế việc phát triển sản xuất chung của huyện. + Quy hoạch vùng sản xuất làm cơ sỏ tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất lúa còn yếu. Việc quy hoạch định hướng phát triển, chuyển đổi cơ cấu giống lúa thiếu đồng bộ và chưa có tính định hướng lâu dài. Việc tính toán đưa ra dự án có hiệu quả, trên cơ sở đó có giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư còn hạn chế. Trong chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng cây con có hiệu quả kinh tế cao hơn từ huyện đến các xã đều có quy hoạch song chưa tập trung tháo gỡ khó khăn và tổ chức chỉ đạo chuyển đổi một cách đồng bộ mà chủ yếu là các hộ nông dân tự phát chuyển đổi. + Công tác khuyến nông chưa mạnh, chưa phát huy tốt tiềm năng của đội ngũ cán bộn khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trên các lĩnh vực chuyển giao các tiến bộ về giống lúa mới. Việc tổ chức xây dựng mô hình sản xuất có hiệu quả chưa được triển khai đều ở các địa phương. + Một số HTX chưa thật năng động, chưa giám mạnh dạn vươn ra tiếp cận thị trường, yếu kém trong việc tổ chức nông dân sản xuất các giống lúa mới có giá trị kinh tế cao, trong dịch vụ bao tiêu sản phẩm. Hiệu quả quản lý sử dụng vốn quỹ chưa cao, cá biệt vẫn có HTX vẫn xảy ra sai phạm trong quản lý, một mặt do ý thức trách nhiệm một mặt do trình độ cán bộ còn hạn chế. Về khách quan: + Do tập quán trình độ sản xuất của các hộ nông dân quen với phương thức gieo cấy cũ, ngại tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là trong điều kiện đất ruộng bình quân lao động thấp, thu nhập phi nông nghiệp ngày một cao nhiều nông dân không còn coi trọng mảnh ruộng của mình như trước đây. + Hệ thống thủy lợi, tưới tiêu nhất là sử dụng ở một số xã, một số vùng ít được quan tâm đầu tư củng cố nâng cấp đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác thủy lợi có hạn nên vốn để đầu tư cho đào sông dẫn nước và đắp bờ vùng, bờ thửa còn nhiều hạn chế nhất là việc nạo vét các sông dẫn và đắp bờ vùng do xã quản lý chưa đạt kế hoạch yêu cầu. Trong điều kiện đó việc gieo cấy giống lúa dài ngày trà xuân sớm có ưu thế nhất định so với cây mạ non trà xuân muộn. + Điều kiện đất đai manh mún nên đầu tư hiệu quả không cao. Nhiều hộ trang trại gia trại không chỉ khó khăn về vốn mà khó khăn về mặt bằng đất đai để mở rộng sản xuất. + Do giá cả của một số loại vật tư nông nghiệp tăng cao trong khi giá nông sản không tăng nên ảnh hưởng tâm lý sản xuất của người nông dân. + Sản xuât nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khó lường. + Điều kiện các nguồn vốn đầu tư cho phát triển hạn hẹp. Vốn quỹ cơ sở vật chất vủa HTX còn khó khăn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Mặt khác do giá vật tư, nhiên liệu gía trị ngày công làm dịch vụ của các xã viên làm dịch vụ tăng so với định mức xây dựng thu trên đầu sào đã làm cho định mức kinh tế kỹ thuật không đủ chi, do vậy những HTX này gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện mục tiêu chuyển đổi mạnh cơ cấu giống lúa còn có những hạn chế nhất định. Kết quả thực hiện gieo cấy lúa vụ xuân ngắn ngày trà xuân muộn vụ xuân năm 2005 đã có chuyển biến khá tích cực nhưng nhìn chung tỷ lệ gieo cấy các giống lúa ngắn ngày bình quân toàn huyện mới chỉ đạt 66,6 %, tỉ lệ lúa xuân dài nagỳ vẫn còn chiếm 33,4%; chưa đạt yêu cầu với mục tiêu nghị quyết đề ra( phấn đấu đạt 100% diện tích cấy lúa xuân ngắn ngày), lúa lai gieo cấy vùng trũng là điều kiện khả thi để nâng cao năng xuất của những vùng này nhưng tỷ lệ đưa vào gieo cấy còn rất thấp. Một số xã còn cấy lúa xuân giống dài ngày chiếm trên 50% trên tổng diện tích như các xã: Quỳnh Hưng, Đồng Tiến, Quỳnh Hoa, Quỳnh Nguyên, Quỳnh Châu, An chàng,An Khê,Quỳnh Thọ…dẫn đến tỉ lệ bình quân chung diện tích lúa xuân nágn ngày của toàn huyện thấp. Để thực hiện phấn đấu gieo cấy 100% giống lúa ngắn ngày đối với địa phương có tập quán gieo cấy giống lúa dài ngày và điều kiện đồng đất thủy lợi chưa được cải tạo đồng bộ thì phải xác định đây là cuộc cánh mạng thay đổi nếp nghĩ cách làm và tập quán canh tác và đòi hỏi phải có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp các ngành với những giải pháp tích cực và hữu hiệu đặc biệt là giải pháp về làm thủy lợi và tưới tiêu đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đây là vấn đề đúng đắn đã đựợc huyện xác định và quán triệt sâu sắc; đồng thời đã tập trung chỉ đạo nhưng bên cạnh nhưng xã làm tốt còn một số xã nhân thức chưa đầy đủ quan điểm chỉ đạo của huyện, thực hiện chưa tích cực chưa đúng quan điểm chỉ đạo của huyện; lãnh đạo thiếu quyết tâm, ngại khó khăn, lúng túng trong chỉ đạo thực hiện. Chưong III.Phương hướng và Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở Quỳnh Phụ - Thái Bình. I. Phương hướng mục tiêu: Thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 và nghị quyết đại hội và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, từ năm 2006 cần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, xây dựng cánh đồng 50 triệu nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị ha canh tác và hiệu quả đồng vốn đầu tư. Mục tiêu chủ yếu: - Năng xuất lúa cả năm đạt 130 tạ/ha trở lên. - Đẩy mạnh thâm canh với cây lúa, tiếp tục đưa nhanh các giống lúa ngắn ngày có tiềm năng năng xuất cao thay thế các giống dài ngày năng xuất thấp, bảo đảm năng xuất của vụ xuân đạt đạt 70 tạ/ ha, vụ mùa đạt 60 tạ/ ha trở lên. Giành 15-25% cấy lúa chất lượng cao. Hình thành các vùng cấy lúa vùng chuyên canh để thực hiện các tiến bộ khoa học kĩ thuật và có khối lượng hàng hóa lớn. - Chuyển đổi 200 ha đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ỏ Quỳnh Phụ - Thái Bình. 1.Giải pháp về giống. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, giống là yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế của sản xuất. Giống tốt không chỉ cho năng xuất cao mà chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên. Như vậy giống là yếu tố ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm do vậy có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế. Hiện nay giống lúa trồng được coi là có hiệu quả cao nhất trên địa bàn huyện là giống Xi23. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia về cây lúa trong huyện thì trong thời gian tới giống Bắc Thơm sẽ dần dần chiếm ưu thế. Hiện nay trên địa bàn huyện chưa ứng dụng sản xuất lúa lai để đem lại hiệu quả và cho năng xuất cao. Do vậy yêu cầu đặt ra cho hệ thống khuyến nông và phòng nông nghiệp huyện cần tìm tòi những giống mới phù hợp với đặc điểm tự nhiên của huyện, phù hợp với hệ thống canh tác của nông dân huyện nhà. Mặt khác yêu cầu riêng cho khuyến nông của các hợp tác xã phải nghiên cứu kĩ xem địa bàn xã nhà để tìm ra những giống nào cho phù hợp với địa phương mình nhất, tránh tình trạng “ trên bảo sao dưới nghe vậy” . 2. Giải pháp về khuyến nông Trong điều kiện nền nông nghiệp nước ta đang tiến tới sản xuất hàng hóa thì khoa học kĩ thuật trở thành một yếu tố trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, sản xuất của người nông dân nếu thiếu những tiến bộ khoa học kĩ thuật sẽ không thể tồn tại và cạnh tranh được. Do đó việc chuyển giao nhũng tiến bộ kỹ thuật, quy trình công nghệ cho nông dân là tầm quan trọng của đội ngũ khuyến nông. Thực tế đã chỉ rõ ứng dụng của tiến bộ khoa học kĩ thuật bằng cách đưa các giống mới có năng xuất cao vào sản xuất sẽ tạo hiệu quả kinh tế và kết quả sản xuất tương đối cao. Vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa thì công tác khuyến nông cần tăng cường một số mặt sau: Tổ chức các lớp tập huấn, các buổi hội thảo ở các thôn xóm trong xã để tuyên truyền phổ biến quy trình kĩ thuật gieo trồng và chăm sóc lúa. Giới thiệu và đưa những giống có năng xuất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất Xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông, hình thành nhóm cùng sở thích để nông dân giúp đỡ lẫn nhau người đã biết giúp người chưa biết. Xây dựng một số mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học kĩ thuật để nông dân tin tưởng và thực hiện. 3. Giải pháp về phân bón Phân bón là một yếu tố có ảnh hưởng tới năng xuất lúa. Trong quá trình phát triển cây lúa luôn đòi hỏi một lượng phân bón nhất định, kết quả nghiên cứu cho thấy để nâng cao năng xuất lúa người nông dân cần tăng cường mức bón phân lân, phân kali và phân chuồng, ba loại này có ảnh hưởng thuận tới năng xuất lúa. Người nông dân nên giảm mức bón phân đạm cho lúa vừa tiết kiệm chi phí, vừa làm tăng năng xuất lúa. Tuy vậy người nông dân cần nắm vững được quy trình kĩ thuật của các giống lúa, biết được nhu cầu phân bón của từng loại giống ở từng thòi kì từng giai đoạn phát triển từ đó có cách bón phân hợp lí. Từ thực tế sản xuất cho thấy không phải cứ bón phân theo đúng yêu cầu kĩ thuật đã cho năng xuất cao mà phải tùy vào tình hình thời tiết khí hậu để có cách bón hợp lý. Huyện cần lập kế hoạch trực tiếp chỉ đạo sản xuất một cách cụ thể đối với từng vùng từng địa phương, đội ngũ khuyến nông cần thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc đúng thời điểm hạn chế sự lãng phí và tăng hiệu quả của phân bón. 4. Giải pháp về vốn. Qua thực tế nghiên cứu tại đia phương cho thấy, lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp của nhóm hộ nghèo còn thấp, đây là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của nhóm hộ này rất thấp đặc biệt là thu nhập hỗn hợp. Bởi vì lượng vốn của họ rất ít, lại không phải lúc nào cũng có, cơ hội vay vốn của nhóm hộ này không cao và nếu được vay với số lượng ít thì thường xuyên sử dụng không đúng mục đích. Như vậy để thường xuyên đảm bảo cho các hộ tư có đủ vốn đáp ứng kịp thời cho sản xuất đặc biệt là nhóm hộ nghèo và nhóm hộ trung bình thì các cấp chính quyền địa phương cần có chính sách biện pháp nhằm huy động vốn từ nhiều nguồn để cung cấp đủ vốn cho các nhóm hộ, giảm thủ tục trong quá trình vay vốn cho các nhóm hộ nông dân, có thể cho vay mà không cần thế chấp đối với hộ nghèo để họ tiếp cận nguồn vốn dễ hơn. Ngoài ra HTX có thể cung cấp nguồn vốn thiết thực cho nông dân bằng cách cung cấp phân bón, giống cho nông dân đặc biệt là nhóm hộ nghèo, dưới hình thức trả trậm( có thể cuối vụ sản xuất trả) có như vậy các hộ có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của gia đình mình. Thực hiện cách này không phải lo lắng nông dân sủ dụng không đúng mục đích và đồng vốn cho vay có ý nghĩa hơn. 5. Giải pháp về thị trường. Cùng với việc đổi mới giống cây trồng nhất là các giống có chất lượng cao thì công tác ổn định thị trường đầu ra là hết sức cần thiết. Hiện nay trong huyện đang có chủ trương sản xuất lúa có chất lượng cao như Bắc Thơm, gạo Tám… nhưng các hộ nông dân chưa thực sự có điều kiện kinh tế sản xuất. Các giống này sản xuất để cung cấp ra thị trường, các hộ nông dân chưa có điều kiện kinh tế còn hạn chế không giám sử dụng cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy các cấp chính quyền cần giải quyết tốt công tác thị trường thì chắc chắn các giống lúa có chất lượng cao sẽ được sản xuất rộng rãi và từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế đối với nông dân trồng lúa. Họ sẽ dần chuyển sang sản xuất hàng hóa chứ không đơn thuần là sản xuất lúa thiên về các giống có chất lượng cao. Kết luận. Quỳnh Phụ nằm ở phía bắc tỉnh Thái Bình với đa số dân số sống dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, từ trước đến nay sản xuất nông nghiệp luôn là thế mạnh của vùng. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm cơ cấu lớn trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh của huyện. Trong nông nghiệp thì ngành trồng trọt vẫn chiếm ưu thế lớn trong ngành chăn nuôi. Trong ngành trồng trọt thì cây lúa chiếm diện tích lớn và đóng góp gía trị sản xuất lớn nhất so với các cây trồng khác. Chính vì thế việc nghiên cứu hiệu quả sản xuất lúa có ý nghĩa rất to lớn đối với nhân dân và chính quyền địa phương. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số nhân xét sau: Tại huyên Quỳnh Phụ cây lúa có diện tích gieo trồng lớn năm 2007 chiếm 76,13 % tổng diện tích gieo trồng và trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần do chuyển đổi mục đích sử dụng. Tình hình sản xuất lúa không đồng đều giữa các nhóm hộ: Nhóm hộ khá đầu tư cao và có hiệu quả kinh tế cao hơn các nhóm hộ khác. Nhóm hộ nghèo đầu tư cho sản xuất lúa còn thấp và hiệu quả đạt được thấp. Trên địa bàn huyện giống Xi23 có hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiện nay huyện đang có chủ trương chuyển sang sản xuất lúa chất lượng cao( giống Bắc Thơm). Tuy nhiên do giống bắc thơm mới được đưa vào sản xuất, nông dân còn chưa quen do đó hiệu quả kinh tế mà giống này đem lại không như mong muốn. Giữa các vùng sản xuất của huyện cũng có mức đầu tư và hiệu quả mang lại khác nhau. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào trong sản xuât lúa của huyện ở cả hai vụ sản xuất chúng tôi cho thấy: phân đạm có ảnh hưởng nghịch, phân lân, kali, phân chuồng có ảnh hưởng thuận đối với năng xuất lúa. Kiến nghị. Đối với nhà nước. Để cho người nông dân thực sự yên tâm đầu tư vào sản xuất song song với việc hoàn thiện hệ thống chính sách chung Nhà nước cần có kế hoạch triển khai tới người nông dân càng sớm càng tốt. Mặt khác nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công tác lai tạo giống mới cho năng xuất và chất lượng cao. Với cấp cơ sỏ. Trong những năm tới huyện cần xây dựng những phương án cụ thể phát triển các giống lúa khác nhau của từng xã trong huyện. Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn khuyến nông, thảo luận chuyên đề về kinh nghiệm sản xuất cho các chủ hộ, ngoài ra huyện còn quan tâm hơn nữa tới công tác thị trường đối với các giống lúa mới chất lượng cao giúp nông dân yên tâm sản xuất. Với địa phương: các xã cần tích cực đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống thủy lợi. Các xã, các thôn khuyến khích động viên nông dân lập các hội, câu lạc bộ những người cùng sở thích để họ thảo luận trao đổi kinh nghiệm sản xuất với nhau. Đối với các nông hộ. Các hộ nông dân tích cực tham gia các lớp tập huấn, các câu lạc bộ… để nâng cao kinh nghiệm sản xuất. Các hộ nông dân phải tự học hỏi lẫn nhau: hộ yếu kém học hỏi kinh nghiệm của các hộ tiên tiến. Các hộ nông dân cần thực hiện đúng quy trình sản xuất lúa, đồng thời cần bón đầy đủ các loại phân đúng thời điểm giúp cây lúa sinh trưởng phát triển tốt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12449.doc
Tài liệu liên quan