Đề tài Thực trạng và giải pháp, nguyên nhân sai phạm trong quá trình xây dựng công trình nhà ở tại Trung tâm y tế thuộc Bộ xây dựng
* Dựa trên nghị định của thủ tướng chính phủ, nhóm xin được đưa ra giải pháp như sau:
- Thu hồi phần diện tích đất tại B8p đã giao cho trung tâm y tế với diện tích là 250 m2
- Đình chỉ việc xây dựng công trình tại khu đất B5p, phá dỡ công trình và tịch thu phần đất đã giao cho TTYT tại khu B5p.
- Sử dụng phần đất đã thu hồi để xây dựng khu công viên và cây xanh, trả lại không gian xanh cho nhân dân Thanh Xuân Bắc.
Nhóm cho rằng cần phải thực hiện biện pháp mạnh tay như trên để răn đe và ngăn chặn những đối tượng đang có ý định xây dựng trái phép. Vì đã nhiều lần cố tình tái phạm nên không thể nhẹ tay và dung túng để cho TTYT được tiếp tục xây dựng công trình nhà ở tại khu Thanh Xuân Bắc. Hơn nữa công trình mới chỉ xây dựng được hết tầng 1, vì thế khi phá dỡ không quá tốn kém lãng phí mà lại có tác dụng răn đe mạnh và thể hiện sự nghiêm minh của pháp luât. Đất nước ta đang ngày càng phát triển và ngày càng có nhiều công trình xây dựng được mọc lên, nếu như không có biện pháp răn đe mạnh tay làm gương thì những công trình xây dựng trái phép mọc lên sẽ phá vỡ cảnh quan của cả nước nói chung và đặc biệt là của Hà Nội, 1 thủ đô đang cần được quy hoạch để bảo tồn những giá trị văn hóa lịch sử đồng thời vẫn tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai.
14 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp, nguyên nhân sai phạm trong quá trình xây dựng công trình nhà ở tại Trung tâm y tế thuộc Bộ xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng & giải pháp, nguyên nhân sai phạm trong quá trình xây dựng công trình nhà ở tại Trung tâm y tế - Bộ xây dựng
I. Bối cảnh chung và những vấn đề còn tồn tại:
1. Bối cảnh chung:
Được xây dựng từ năm 1979, khu nhà ở nhiều tầng tập trung cho cán bộ công nhân viên chức nhà nước ở khu Thanh Xuân gồm khu Thanh Xuân Bắc và khu Thanh Xuân Nam, được giao cho Bộ Xây Dựng chủ trì về quy hoạch, thiết kế và thi công. Khu nhà được xây dựng theo cơ cấu chung cư hiện đại, có đầy đủ hệ thống trường học, khu vực vui chơi, các công trình dịch vụ… và bố trí nhiều cây xanh để giảm của khu công nghiệp Thượng Đình gần đó. Tuy nhiên trên thực tế, mặc dù có nhiều khu vực đã được đưa vào sử dụng từ hàng chục năm nay mà những khu vực như vườn hoa cây xanh vẫn chưa được hoàn thiện.
Ngày 25/9/1990, Bộ XD có công văn 770/KHNN yêu cầu điều chỉnh bổ sung và quy hoạch khu vực Bắc và Nam Thanh Xuân, với bản quy hoạch QH-01 tháng 9/1990 với nội dung: bổ sung thêm một số công trình ở các khu chưa xây dựng bố trí thêm 1 số công trình cửa hàng kiot một tầng bám dọc theo các trục đường và xây dựng xen kẽ một số nhà ở 2 tầng cạnh các nhà ở cao tầng đang sử dụng. Quy hoạch bổ sung được Bộ XD duyệt 5/11/1990, UBND TP Hà Nội duyệt ngày 5/6/1992, tuy nhiên quy hoạch chỉ chính thức có hiệu lực từ ngày 29/8/1994, khi CP chấp thuận quy hoạch này tại văn bản số 4788KTN.
2. Một số vấn đề tồn tại:
Qua phần bối cảnh chung đã được tóm tắt như trên, ta có thể thấy rõ những hạn chế vẫn đang tồn tại đối với vấn đề quy hoạch và xây dựng khu nhà này:
Việc triển khai xây dựng khu nhà là thiếu đồng bộ và không đúng tiến độ, không theo đúng như quy hoạch ban đầu, vì khu nhà đã được đưa vào sử dụng hàng chục năm mà những hạng mục quan trọng như khu vực giữ gìn sinh thái môi trường như vườn hoa cây xanh lại vẫn để ngỏ chưa được xây dựng, gây ra sự mất cân bằng môi trường cũng như làm nhiều khu đất bị bỏ hoang không được sử dụng đúng mục đích, rất lãng phí về tài mặt giá trị tài nguyên đất, đó cũng là nguyên nhân sâu xa vô tình dẫn đến hàng loạt sai phạm sau này.
Việc đưa ra quy hoạch bổ sung của Bộ XD cũng không hợp lí, bản quy hoạch bổ sung đã làm mất đi phần không gian xanh của khu nhà, thay vào đó là những khu nhà 2 tầng xen kẽ và những dãy kiot làm cho không gian trở nên chật hẹp và mất mĩ quan. Hơn nữa, bản quy hoạch đã được Bộ XD đưa ra và phê duyệt nhưng phải đến 4 năm sau, CP mới có văn bản chấp thuận quy hoạch, khoảng thời gian đó có phải là quá lâu cho 1 công trình cần được bổ sung hoàn thiện ngay? Và như thế, trong khoảng thời gian 4 năm chờ đợi, tài nguyên đất lại bị bỏ hoang 1 cách lãng phí.
Sau khi bản quy hoạch được Bộ XD phê duyệt, Trung tâm Y Tế Bộ XD, 1 đơn vị sự nghiệp có số lượng trên 20 cán bộ, đã có công văn xin Bộ XD và UBND TP xây dựng nỏi ở cho cán bộ công nhân viên. Từ đây, hàng loạt sai phạm xung quanh việc xây dựng đã diễn ra.
II. Qúa trình xây dựng công trình nhà ở của TTYT Bộ XD và những sai phạm:
1. Qúa trình xin giấy phép xây dựng của TTYT Bộ XD:
1.1. Trước khi xem xét quá trình xin giấy phép của TTYT Bộ XD, nhóm xin được đưa ra quy định về thủ tục cấp phép xây dựng như sau:
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm:
1. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu (đối với nhà ở, mẫu đơn phải được UBND địa phương xác nhận).
2. Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai có công chứng. Số lượng : 01 bộ - bao gồm :
- Quyết định giao đất, cho thuê đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Trích lục bản đồ địa chính khu đất.
3. Bản vẽ thiết kế. Số lượng : 03 bộ
* Đối với công trình công cộng : ngoài các hồ sơ trên, chủ đầu tư phải bổ sung thêm các giấy tờ sau:
- Chủ trương cho phép đầu tư và Quyết định phê duyệt dự án của cấp thẩm quyền.
- Chứng chỉ quy hoạch (nếu có).
- Hồ sơ phải được đơn vị có chức năng thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thẩm định PCCC theo đúng quy định hiện hành.
Trên đây là những giấy tờ cần thiết khi xin cấp giấy phép xây dựng. Trong quá trình thực hiện những thủ tục giấy tờ đó, TTYT đã có những sai phạm sẽ được nêu rõ ở mục dưới đây.
1.2. Qúa trình xin giấy phép của TTYT Bộ XD và những sai phạm:
Ngày 5/10/1991, TTYT có công văn 210/TTYT-TCHC đề nghị Bộ XD cho TTYT được sử dụng diện tích đất xây dựng xen kẽ khu nhà ở Thanh Xuân để xây dựng 15 căn hộ cho các cán bộ công nhân viên.
TTYT đã gửi đơn không đúng người vì đất khu vực Thanh Xuân Bắc không thuộc quyền quản lí của Bộ XD mà thuộc quyền quản lí của sở địa chính TP.
Ngày 2/11/1991, Bộ XD có công có công văn số 475/BXD/KH-XN do thứ trưởng Nguyễn Mạnh Kiểm kí với nội dung đồng ý để cho TTYT đầu tư xây dựng 8 căn hộ nhà ở 2 tầng bằng nguồn vốn tự có trong quy hoạch xây dựng xen kẽ thuộc tiểu khu B5 và B8 tiểu khu Thanh Xuân Bắc.
Đây là điều không thể chấp nhận được vì BXD không có quyền hạn về vấn đề quyền sử dụng đất ở Thanh Xuân, do đó việc cấp đất xây dựng cho TTYT là hoàn toàn vô lí.
Ngày 10/5/1992, TTYT đã làm luận chứng kinh tế kĩ thuật xây dựng nhà ở 2 tầng có 13 căn hộ, diện tích 533m2, diện tích sàn 1051m2, địa điểm xây dựng trên 2 mảnh đất trống đã được quy hoạch bổ sung
Sai phạm vì công văn 475/BXD/KH-XN của thứ trưởng Nguyễn Mạnh Kiểm kí chỉ đồng ý cho xây dựng 8 căn hộ, đây là một hành động cố tình vi phạm của TTYT nhằm lấn chiếm và xây dựng nhà vượt quá giới hạn cho phép.
Ngày 20/71992, BXD ra quyết định số 130 BXD/KH-UN phê duyệt luận chứng kinh tế kĩ thuật công trình nhà ở 2 tầng theo các nội dung như đã nêu trên.
Trước sự cố ý vi phạm của TTYT, BXD vẫn phê duyệt luận chứng kinh tế kĩ thuật cho 13 căn hộ mà không có ý kiến gì về sự vượt quá số lượng cho phép, điều này cho thấy rõ kiểu làm việc quan liêu và tắc trách của các cơ quan nhà nước, các quyết định mâu thuẫn và chồng chéo lẫn nhau.
Ngày 3/10/1992, UBND TP Hà Nội ra quyết định số 2322QĐ/UB về việc giao 460 m2 đất tại khu vực B5p và B8p theo quy hoạch tiểu khu Thanh Xuân Bắc cho TTYT.
Ngày 7/10/1992, Văn phòng kiến trúc sư trưởng TP cấp giấy phép xây dựng số 04-10-1992 do phó kiến trúc sư trưởng TP Trịnh Hồng Triển kí, với các quy định kèm theo.
Văn phòng kiến trúc sư trưởng TP đã không xem xét hồ sơ rõ ràng trước khi cấp giấy phép xây dựng cho TTYT BXD, vì địa điểm xây dựng của khu nhà B5p hoàn toàn không hợp pháp do nằm trên khu vực bể tự hoại của của nhà B6. Theo quy định, hoàn toàn không được phép xây dựng công trình trên những địa điểm đã có cơ sở hạ tầng như vậy.
Như vậy không những TTYT mà ngay cả các cơ quan quản lí đã liên tục mắc sai phạm trong quá trình cấp phép xây dựng cho TTYT. Các cơ quan quản lí chỉ làm việc theo kiểu hình thức, không xem xét kĩ lưỡng hồ sơ mà nhắm mắt phê duyệt mặc cho những sai phạm của TTYT là rất vô lí và rất dễ để nhận ra. Hơn nữa, tại thời điểm được cấp giấy phép xây dựng, CP vẫn chưa có công văn chấp thuận bản quy hoạch bổ sung của Bộ XD, như vậy có khác gì kiểu “ Trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Sự làm việc qua loa và tắc trách đó đã vô tình tiếp tay cho các sai phạm nối tiếp của TTYT sau này.
2. Qúa trình xây dựng khu nhà của TTYT:
Sau khi đã được cấp giấy phép xây dựng, TTYT đã khẩn trương tiến hành xây dựng khu nhà của mình, tuy nhiên đã vấp phải sự phản đối của nhân dân, khiến dự án 3 lần bị đình chỉ và bị thanh tra hồ sơ, giấy phép xây dựng. Sau đây nhóm sẽ phân tích sự sai phạm của các bên qua 3 lần xây dựng không thành của TTYT.
2.1. TTYT tiến hành xây dựng lần 1:
Ngày 12/1/1993, TTYT khởi công xây dựng nhà B5p theo bản vẽ thiết kế của Công ty xây dựng kinh doanh và phát triển nhà khác với bản vẽ đã được Kiến trúc sư trưởng thành phố phê duyệt.
TTYT đã xây dựng trái phép vì không thi công đúng theo bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt. Theo quy định, nếu muốn xây dựng với bản vẽ thiết kế thay đổi khác so với giấy phép đã được phê duyệt cần có điều chỉnh nội dung thiết kế. Tuy nhiên TTYT vẫn ngang nhiên xây dựng mà chưa có 1 bản điêu chỉnh nội dung thiết kế nào.
Ngày 13/1/1993, dưới sự phản đối của nhân dân , UBND quận Đống Đa và UBND phường Thanh Xuân đã ra quyết định số 08/TB-UBĐĐ và 01TB-UB, tạm đình chỉ việc thi công và giữ nguyên hiện trạng của công trình xây dựng của TTYT tại khu nhà B5, B6 phường Thanh Xuân Bắc, với lí do là giấy phép xây dựng không hợp lệ, và trước đó ngày 31/12/1992 UBND TP Hà Nội đã có chỉ thị số 63/CT-UB về việc tạm dừng xây xen kẽ trong các khu tập thể cao tầng.
Việc xây dựng 1 cách ngang nhiên và trái phép của TTYT cùng thái độ thờ ơ của các cấp quản lí đã khiến cho nhân dân phải bức xúc và lên tiếng. Hơn thế nữa, đến thời điểm đó, không những CP chưa phê duyệt bản quy hoạch xen kẽ bổ sung của Bộ XD mà ngày 31/12/1992, UBND TP Hà Nội cũng đã ra quyết định tạm dừng xây dựng xen kẽ, vậy mà chính quyền địa phương vẫn làm ngơ mặc cho TTYT triển khai xây dựng dự án, thể hiện sự làm việc và ra quyết định 1 cách thiếu đồng bộ của các cấp quản lí.
2.2. TTYT tiến hành xây dựng lần 2:
Ngày 29/4/1994, TTYT lại tiến hành xây dựng trái phép mà vẫn chưa có giấy tờ hợp lệ.
Sai phạm lại tiếp nối sai phạm. Đến thời điểm này tức là quá 6 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng, theo quy định giấy phép xây dựng của TTYT đã không còn giá trị, TTYT vẫn tiến hành xây dựng mà không có giấy phép gia hạn.
Ngày 5/10/1994, UBND TP có chỉ thị số 48/CT-UB về việc cho phép xây dựng xen kẽ nhà ở trong khu nhà cao tầng, vì thế ngày 20/1/1995 lại ra thông báo 09/UB với nội dung “ TTYT khi nhận phần đất đã được cấp phải xây dựng theo đúng giấy phép do văn phòng kiến trúc sư trưởng phê duyệt”.
Thông báo này có nghĩa là việc xây dựng của TTYT Bộ XD lại được tiếp tục hợp thức hóa đưa vào xây dựng mặc dù đã mắc rất nhiều sai phạm, hơn nữa lại không phải chịu 1 hình thức xử phạt nào, điều này cho thấy hệ thống pháp lí của Việt Nam vẫn còn rất nhiều kẽ hở, khung hình phạt còn thiếu và không răn đe được những đối tượng sai phạm.
2.3. TTYT tiến hành xây dựng lần 3:
Ngày 10/3/1995, TTYT cho chở vật liệu đến tập kết để chuẩn bị cho xây dựng công trình. Dưới sức ép phản đối của nhân dân khu Thanh Xuân Bắc, các cấp chính quyền mới vào cuộc xem xét lại giấy phép xây dựng của TTYT. Ngày 4/4/1995, UBND quận ra thông báo 56 TB-UBĐĐ yêu cầu tạm dừng thi công và làm thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng. Nhưng với lí do thông báo trên không được triển khai ngay, lực lượng xây dựng vẫn cấp tập thi công đến ngày 2/5/1995.
Sau sự việc này, hàng loạt ban thanh tra của các cấp chính quyền mới được lập ra nhằm xem xét lại vụ việc, tuy nhiên sự hoạt động của các ban thanh tra kiểm tra này rất chồng chéo và đưa ra nhiều kết luận mâu thuẫn nhau, điều này cho thấy sự cồng kềnh của bộ máy quản lí, các cấp quản lí làm việc không thống nhất và làm theo kiểu thủ tục rất rườm rà mất thời gian nhưng lại không có hiệu quả. Qua theo dõi nhiều lần thanh kiểm tra của các cấp quản lí, dưới đây nhóm thực hiện xin được tổng hợp lại 1 cách đầy đủ những sai phạm của TTYT
3. Sai phạm của TTYT Bộ XD:
- TTYT tiến hành xây dựng không đúng theo bản vẽ đã được Văn phòng kiến trúc sư trưởng TP phê duyệt mà không có giấy phép điều chỉnh nội dung thiết kế.Cụ thể là: Diện tích sàn xây dựng là 266m2, lớn hơn nhiều lần so với giấy phép(144,66m2).
- Vị trí xây lắp nhà B5p không nằm đúng đầu hồi nhà B6 như bản vẽ quy hoạch bổ sung QH -01 đã được phê duyệt là do có bể tự hoại của nhà B6, tuy nhiên TTYT đã tự ý dịch chuyển vào khu vườn cây của nhóm nhà B4-B5-B6 mà không báo cáo lại chủ tịch UBND TP xem xét lại.
- Ngang nhiên tiến hành xây dựng khi giấy phép xây dựng đã quá hạn mà không có giấy phép xin gia hạn.
- Việc để hoang hóa đất tại vị trí B8p, sử dụng không đúng vị trí ranh giới đất được giao tại B5p là vi phạm nghĩa vụ người sử dụng đất.
III. Nguyên nhân dẫn đến những sai phạm:
1. Trách nhiệm của các cấp chính quyền:
Qua vụ việc có thể thấy rằng những sai phạm của TTYT Bộ XD không hoàn toàn chỉ xuất phát từ bản thân TTYT, mà nguyên nhân sâu xa chính là do trách nhiệm của các cơ quan quản lí đô thị và các cấp chính quyền.
- Bộ XD không có thẩm quyền trong việc cấp đất nhưng vẫn đồng ý cho phép TTYT xây dựng nhà ở tại khu Thanh Xuân Bắc.
- Văn phòng kiến trúc sư trưởng TP không xem xét kĩ càng khi thụ lí hồ sơ cấp đất của TTYT. Khu đất được cấp phép của TTYT nằm trên công trình bể tự hoại của khu nhà B6, theo quy định hoàn toàn không được phép xây dựng, tuy nhiên Phó kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Kiểm đã không phát hiện ra và vẫn cấp giấy phép xây dựng cho TTYT.
- Khi bị đình chỉ lần thứ nhất tháng 1/1993, các cơ quan chức năng đã không kiểm tra hồ sơ, bản vẽ, vị trí hiện trường để phát hiện những sai phạm nhằm xử lí kịp thời, nên đã gây ra dư luận không đồng tình của các hộ dân xung quanh.
- Không có quyết định rõ ràng và kiên quyết trong việc truy cứu trách nhiệm của TTYT trước những giấy tờ đã không còn giá trị pháp lí.
- Không công khai bản quy hoạch chi tiết khu nhà ở Thanh Xuân cho người dân biết dẫn đến những bức xúc trong lòng dân chúng.
Rõ ràng, các cơ quan chức năng đã làm việc không đúng hết trách nhiệm của mình. Lẽ ra các cơ quan này cần là đơn vị đi đầu và gương mẫu trong việc thực hiện luật pháp, thế nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Họ thờ ơ trước những sai phạm rõ như ban ngày đến người dân còn phải lên tiếng, vậy mà 1 cơ quan có chức năng lại làm như người ngoài cuộc. Làm ra luật phải thực hiện luật, cấp phép thì phải đi đôi với giám sát. Trong câu chuyện này, các cơ quan quản lí chỉ cấp phép rồi bỏ đấy, nhân dân lên tiếng thì lại thanh tra, kiểm tra, kiến nghị… rồi lại đâu vẫn vào đấy. Làm việc theo kiểu quan liêu tắc trách như vậy sẽ không thể mong sau này lại không có những sai phạm tiếp theo, mà người sai phạm cũng theo cái tâm lí tiền lệ mà không biết sợ luật pháp.
2. Hệ thống pháp luật chưa rõ ràng:
Không thể phủ nhận rằng luật pháp của Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót nói chung và trong luật xây dựng nói riêng.Từ nhiều năm nay, việc xin cấp giấy phép xây dựng, nhất là ở Hà Nội vẫn là vấn đề “ biết rồi, khổ lắm nói mãi”, thế nhưng hệ thống luật pháp và các khung hình phạt, xử lí các vi phạm vẫn chưa được hoàn thiện rõ ràng, khiến cho các cơ quan chức năng thực hiện pháp luật và nhà đầu tư nhiều khi cũng không biết phải làm thế nào cho đúng. Đối với vụ việc trên, khi việc sai phạm của TTYT đã rõ ràng như ban ngày, ngay cả nhân dân không khỏi bức xúc thì cũng không tìm thấy hình phạt nào dành cho việc xây dựng mà giấy phép đã quá hạn hoặc xây dựng sai quy hoạch…Nếu chỉ đình chỉ xây dựng rồi để đấy như sự việc đã xảy ra ở trên thì không biết đến bao giờ mọi việc mới được giải quyết dứt điểm, gây lãng phí thời gian và tiền của, người dân Thanh Xuân thì mất đi khu vực không gian xanh của mình, và những sai phạm thì vẫn cứ tiếp nối tạo tiền lệ xấu cho sau này.
IV. Giải pháp:
1. Kiến nghị giải pháp xử lí của cơ quan chức năng:
Ngày 13/11/1995, Thanh tra sở địa chính Hà Nội đã có kết luận về việc sử dụng đất của TTYT Bộ XD tại phường Thanh Xuân Bắc và đưa ra kiến nghị:
- Thu hồi phần diện tích đất tại B8p đã giao cho trung tâm y tế với diện tích là 250 m2 để giao cho UBND quận Đống Đa quản lí xây dựng công trình công cộng.
- UBND TP xem xét vị trí đã xây dựng nhà B5p nếu không vi phạm quy hoạch thì có thể cho phép sử dụng sau khi đã làm xong các thủ tục quy định.
- Đề nghị UBND thành phố chỉ đạo kiến trúc sư trưởng rút kinh nghiệm trong việc thụ lí hồ sơ cấp đất cho TTYT
- Đề nghị Kiến trúc sư trưởng thành phố có biện pháp xử lí việc xây dựng sai phép của TTYT tại khu vực B5p.
Như vậy có thể thấy rằng biện pháp xử lí có xu hướng sẽ thu hồi phần đất B8p vì đã để hoang quá lâu mà chưa triển khai xây dựng. Còn khu đất B5p sẽ cho phép sử dụng sau khi làm đủ các thủ tục quy định. Có thể nhận thấy rằng đây là xử lí vi phạm theo kiểu “ việc đã rồi” của cơ quan quản lí, khu nhà B5p đang được xây dựng dở dang thì đành cho xây dựng tiếp, còn khu B8p chưa xây dựng gì thì thu hồi lại, hoặc nhiều trường hợp khác có thể phạt nặng hơn là xử phạt hành chính nhưng không đáng kể, cũng chỉ là giải pháp xử phạt mang tính hình thức mà không dám mạnh tay. Những giải pháp này đã không thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật và không răn đe được những đối tương vi phạm, tạo tiền lệ xấu về sau, những kẻ vi phạm sẽ cố tình xây dựng trái phép rồi chờ đợi cơ quan chức năng phạt theo kiểu “sự đã rồi” như vậy. Trong trường hợp này cần xử phạt nghiêm khắc, nhất là 1 công trình đã tái vi phạm nhiều lần như vậy.
2. Giải pháp của nhóm:
* Trước khi đưa ra giải pháp của nhóm 6, xin trích dẫn Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 7/12/2007 của thủ tướng chính phủ quy định: Vi phạm trật tự xây dựng đô thị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, những công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị xử lý theo Nghị định này bao gồm: Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có Giấy phép xây dựng mà không có; công trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp; công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng); công trình xây dựng có tác động đến chất lượng công trình lân cận, ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư.
Tuỳ theo mức độ vi phạm, hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau: Ngừng thi công xây dựng công trình; đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện, nước; cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm; buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra; xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.
Những công trình xây dựng không phép sẽ bị lập biên bản ngừng thi công xây dựng, nếu chủ đầu tư không chịu phá dỡ công trình không phép thì sẽ bị đình chỉ thi công xây dựng và cưỡng chế phá dỡ. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ (nếu có) và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.
* Dựa trên nghị định của thủ tướng chính phủ, nhóm xin được đưa ra giải pháp như sau:
- Thu hồi phần diện tích đất tại B8p đã giao cho trung tâm y tế với diện tích là 250 m2
- Đình chỉ việc xây dựng công trình tại khu đất B5p, phá dỡ công trình và tịch thu phần đất đã giao cho TTYT tại khu B5p.
- Sử dụng phần đất đã thu hồi để xây dựng khu công viên và cây xanh, trả lại không gian xanh cho nhân dân Thanh Xuân Bắc.
Nhóm cho rằng cần phải thực hiện biện pháp mạnh tay như trên để răn đe và ngăn chặn những đối tượng đang có ý định xây dựng trái phép. Vì đã nhiều lần cố tình tái phạm nên không thể nhẹ tay và dung túng để cho TTYT được tiếp tục xây dựng công trình nhà ở tại khu Thanh Xuân Bắc. Hơn nữa công trình mới chỉ xây dựng được hết tầng 1, vì thế khi phá dỡ không quá tốn kém lãng phí mà lại có tác dụng răn đe mạnh và thể hiện sự nghiêm minh của pháp luât. Đất nước ta đang ngày càng phát triển và ngày càng có nhiều công trình xây dựng được mọc lên, nếu như không có biện pháp răn đe mạnh tay làm gương thì những công trình xây dựng trái phép mọc lên sẽ phá vỡ cảnh quan của cả nước nói chung và đặc biệt là của Hà Nội, 1 thủ đô đang cần được quy hoạch để bảo tồn những giá trị văn hóa lịch sử đồng thời vẫn tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25461.doc