Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đai tại địa phương trong giai đoạn (2000 - 2010)

- Mặt khác chế độ khí hậu theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống sản xuất của nhân dân trong xã. Mùa mưa lượng mưa lớn, mực nước dâng cao gây úng lụt cục bộ một phần không nhỏ diện tích đất nông nghiệp, ngoài ra vào mùa này còn bị ảnh hưởng của giông bão gây rất nhiều thiệt hại cho đời sống và sản xuất của nhân dân trong xã. Mùa khô lượng mưa ít, mực nước sông xuống thấp gây ra tình trạng hạn hán, mặt khác vào mùa này đất đai thường bị bốc mặn từ dưới đất lên bề mặt gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. - Các nguồn tài nguyên khoáng sản không có đã hạn chế đến khả năng phát triển phần nào trong nền kinh tế của xã. III- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.

doc63 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đai tại địa phương trong giai đoạn (2000 - 2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 học sinh giỏi cấp tỉnh, 10 em giỏi cấp huyện. Đội ngũ giáo viên những năm qua cũng từng bước được chuẩn hoá, đổi mới phương pháp giảng dạy và luôn nhiệt tình thương yêu giúp đỡ dạy bảo. Bình quân hàng năm có từ 1 - 2 giáo viên được bình chọn giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện. Y tế. Công tác y tế được Uỷ ban nhân dân huyện tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tích cực và có hiệu quả. Các chương trình phòng chống dịch bệnh nguy hiểm; các chương trình y tế như: chương trình phòng chống sốt rét, chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu hụt Iốt, chương trình phòng chống khô mắt do thiếu VitaminA, chương trình tiêm chủng mở rộng....; Công tác vệ sinh phòng bệnh như: công tác kiểm tra VS ATTP, công tác kiểm tra vệ sinh 100% trường Tiểu học và THCS, công tác duy trì nề nếp tổng vệ sinh....; công tác BV SKBMTE - KHHGĐ như: công tác quản lý số phụ nữ mang thai, khám phát hiện thay nguy cơ..., hoạt động chăm sóc sức khoẻ trẻ em được triển khai có nề nếp; công tác khám chữa bệnh; công tác dược- vật tư y tế; công tác đào tạo huấn luyện; .... ngày càng được quan tâm triển khai thực hiện triệt để. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám và chữa bệnh luôn được tăng cường, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Tuy nhiên, công tác y tế của xã còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu các bác sỹ giỏi, khả năng khám chữa bệnh cho nhân dân cũng chỉ dừng lợi ở mức khám chữa bệnh thông thường. Thời gian tới, ngoài việc đầu tư, nâng cấp thiết bị y tế, số lượng cán bộ cần tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ, tăng số lượng y bác sỹ nhằm đáp ứng hơn nữa khả năng khám chữa bệnh cho nhân dân. Văn hoá. Hoạt động văn hoá của xã phát triển tương đối tốt cả về số lượng và quy mô, nội dung và hình thức. Các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ xã tới các thôn xóm được tổ chức tốt. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được đẩy mạnh. Việc cưới hỏi được tổ chức sang trọng, văn minh lành mạnh giữ gìn bản sắc dân tộc, thực hiện đúng luật hôn nhân trao đăng ký kết hôn tại xã, việc tổ chức diễn ra gọn nhẹ không phô trương lãng phí được cán bộ và nhân dân trong huyện đồng tỉnh ủng hộ. Việc tang và xây cất mồ mả: trong nhiều năm qua đều tổ chức trang nghiêm, thực hiện đúng quy định giữ gìn vệ sinh trong việc chôn cất người chết theo hướng dẫn của Bộ y tế, nhiều hủ tục mê tín đã được loại bỏ. Không tổ chức cỗ bàn trong ngày tang lễ, việc xây cất mồ mả theo đúng quy định của địa phương. Thể dục thể thao. Phong trào văn hoá thể thao được giữ vững và có chiều hướng phát triển mạnh cả về chất lượng cũng như số lượng. Số người tham gia thể dục thường xuyên đạt trên 18%, lực lượng thanh thiếu niên thường xuyên tham gia thể thao ở các môn như đá bóng, cầu lông, bóng bàn giao lưu với các xã ngày càng đông. Quốc phòng, an ninh. Công tác quân sự địa phương được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, hàng năm đã hoàn thành kế hoạch tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, đúng luật và thời gian quy định. Thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng. Thường xuyên tổ chức huấn luyện cho lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ. Phối hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh.... Tình hình an ninh chính trị được ổn định vững chắc, không để xảy ra các vụ việc đột xuất, bất ngờ, không có điểm nóng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 13/CP, Nghị quyết 11 - NQ/TW về đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Công tác an ninh trật tự ngày càng được xã hội hoá cao, đẩy mạnh phong trào toàn dân tích cực tham gia phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Về đời sống dân sinh : Nghề chính của địa phương chủ yếu là trồng lúa nước thu nhập dựa vào chăn nuôi ngoài ra còn có nghề phụ như: Nghề mộc, nề, thêu, xay xát, mây tre đan buôn bán dịch vụ Toàn xã có 8 máy tuốt lúa và 15 máy xay xát , 10 máy cày tay và 2 ô tô vận chuyển vật liậu xây dựng cho địa phương số hộ giàu là 6.5% hộ trung bình là 95.6% , hộ nghèo là 8.8% Như vậy xã Thái Nguyên số hộ giàu là ít chủ yếu là số hộ có mức sống trung bình Để tạo cho nhân dân sản xuất và phát triển chăn nuôi ngân hàng nông nghiệp huyện Thái Thụy đã cho các hộ vay vốn thông qua các ngàng đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân, CCB , Đoàn thanh niên với số tiền vay năm 2005 là 1.3tỷ đồng với nhu cầu hiện nay để phát triển trang trại và sản xuất kinh doanh thì các hộ cần phải có số tiền vay lớn hơn Xã Thái Nguyên có 250 Đảng viên và 7 chi bộ gồm 5 chi bộ thôn và 2 chi bộ nhà trường. BCH Đảng bộ gồm 13 đồng chí Cán bộ xã có 21 chức danh Trình độ ĐH là 2 đồng chí = 19.2% Trình độ PTTH là 17 đồng chí = 80.8% Số người có chuyên môn nghiệp vụ là 11 đồng chí = 52.4% Trình độ trung cấp 10 đồng chí = 47.6% Nhìn chung cán bộ xã đã được qua đào tạo và bồi dưỡng đi học tại chức Bộ máy HTX : Ban quản trị gồm 5 đồng chí Đ/c Chủ nhiệm HTXDVNN có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong quản trị Đ/c Phó chủ nhiệm trách nhiệm về kế hoạch Đ/c kế toán có trình độ chuyên môn kế toán chịu trách nhiệm về thu chi tài chính HTX Đ/c Thủ quỹ nắm giữ tài chính của HTX Đ/c Kiểm soát có trình độ chuyên môn về kiểm tra kiểm soát để theo dõi hoạt động của HTX II. Thực trạng công tác quảnlý và sử dụng đất đai tại xã Thái Nguyên 1. Thực trạng quản lý đất đai tại xã Thái Nguyên 1.1 Công tác quy hoạch đất ở xã Thái Nguyên Theo quy định của Điều 6 luật đất đai năm 2003 thì: " Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm": a- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. b- Xác định địa giới, hành chính lập và quản lý hồ sơ địa chính, lập bản đồ hành chính. c- Khảo sát, đo đạc đánh giá, phân hạng đất lập bàn đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. d- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. đ- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất. e- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. g- Thống kê, kiểm kê đất đai. h- Quản lý hành chính về đất đai. i- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. k- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. l- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. m- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi trong quản lý và sử dụng đất đai. Như vậy, quản lý đất đai thuộc thẩm quyền của Nhà nước. Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Hoạt động quản lý nhà nước nhằm mục đích đảm bảo việc sử dụng đất đai một cách hợp lý phục vụ lợi ích của chủ sở hữu đích thực là toàn dân cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân. Nhà nước có trách nhiệm giao đất cho nhân dân sử dụng do vậy người sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ sau: " Điều 105: Quyền chung của người sử dụng đất", người sử dụng đất có các quyền chung sau đây: 1- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất. 3- Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp. 4- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp. 5- Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm hại đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình. 6- Khiếu nại tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Biểu đồ số 3 So sánh: Hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2003 - 2006 Đất tự nhiêm Năm 2003 (ha) Năm 2004 (ha) Năm 2005 (ha) Năm 2006 (ha) Tỷ lệ tăng(+), Giảm (-) Đất nông nghiệp 410,9 410,5 410,5 409,9 - Đất ở 52 52,5 54,2 57,1 + Đất chuyên dùng 110 112 112,8 113,3 + Đất chưa sử dụng 69,6 67,5 65 62,2 - Tổng 642,5 64,25 64,25 64,25 3- Tình hình sử dụng đất đat. 3.1- Tình hình sử dụng đất nông nghiệp. Thái Nguyên là một xã thuần nông nên đất nông nghiệp của xã chiếm diện tích lớn, với tổng diện tích 40.99176 m2 chiếm 63,8%. Trong đó: + Đất hàng năm 3.878.109m2 chiếm 94,6% + Đất trồng cây hàng năm 29.445m2 chiếm 0,71% + Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 191.622m2 chiếm 4,67%. Năng suất lúa của xã vào mức cao tính bình quân là 220 - 250 kg/sào. Biểu đồ sử dụng đất nông nghiệp 3.2- Tình hình sử dụng đất ở. Đất ở của xã Thái Nguyên có diện tích là 571.010m2 chiếm 8,96% tổng diện tích tự nhiên vì cơ cấu đất giao tính cho các hộ gia đình cá nhân có nhu cầu làm nhà ở vì có nhiều thay đổi nên đất ở xã được tăng lên hàng năm để đáp ứng nhu cầu làm nhà ở của nhân dân. Biểu đồ đất ở 3.3- Tình hình sử dụng đất chuyên dùng. Tổng diện tích đất chuyên dùng của xã 1.133.525m2 chiếm 17,64% tổng diện tích tự nhiên và được sử dụng vào mục đích chuyên dùng. Gồm có: Đất xây dựng : 57.089m2 Đất giao thông : 243.103m2 Đất thuỷ lợi mặt nước chuyên dùng: 714.641m2 Đất di tích lịch sử văn hoá : 1.564m2 Đất làm nguyên vật liệu xây dựng: 5.480m2 Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 111.648m2 Các loại đất chuyên dùng này đều được sử dụng đúng mục đích để phục vụ cho lợi ích chung của xã và việc phục vụ cho việc sản xuất cho nhân dân được thuận lợi có năng suất cao. Biểu đồ đất chuyên dùng Ngoài những diện tích đất đã được đưa vào sử dụng theo đúng mục đích xã còn một phần diện tích chưa sử dụng với diện tích là 622.758m2 chiếm 9,7% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở xã Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân ở huyện Thái thụy nói chung và xã thái nguyên nói riêng nhìn chung là chưa song do công tác đo đạc tại xã Thái Nguyên ở các thôn chưa thực hiện đúng theo NQ 241ngày 09/06/1995 của UBND tỉnh về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . Còn có nhiều diện tích các hộ lấn chiếm , tổ công tác của các thôn hợp lý hoá không lập danh sách đề nghị UBND xã sử lý khi tu chỉnh bản đồ không chính xác, không xác định phạm vi nên đã hợp lý hoá gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp đất đai sau này công tác nghiệp vụ phần lớn là thủ công chưa được đầu tư theo quy trình công nghệ chưa đảm bảo trật tự tin cậy để cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác quản lý đất đai sau này tiến độ thực hiện chậm kéo dài chưa đảm bảo lợi ích và pháp lý cho người dân khi thực hiện 5 quyền sử dụng đất Công tác giao đất ổn định cho nhân dân có quyền hạn và sử dụng đất cuối năm 1993 thực hiện nghị quyết 64 của Chính phủ và quyết định 652 của UBND tỉnh Thái Bình và hướng dẫn 200 của sở NN về việc giao đất ổn định lâu dài cho nông dân đối với đất nông nghiệp là 20 năm nhân dân thực sự yên tâm tập trung nguồn lực đầu tư khai thác ruộng nhà mình và có kế hoạch quy hoạch sử dụng và thực hiện quyền nghĩa vụ của người sử dụng đất một cách chủ động đúng pháp luật. Hộ tự đổi ruộng để tiện canh tác tránh manh núm . Người sử dụng được hưởng thành quả lao động kết quả đầu tư trên đất Hưởng các lợi ích do công trình nhà nước bảo vệ cải tạo đất nông nghiệp được nhà nước hướng dẫn giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi dưỡng đất nông nghiệp . Được nhà nứơc bảo hộ khi có người khác xâm hại đến quyền sử dụng đất Khiếu nại tố cáo khởi kiện tự những hành vi vi phạm đất đai Tình hình vi phạm luật đất đai ở xã Thái Nguyên. Năm Số vụ vi phạm Nội dung vi phạm Lấn chiếm đất đai Sử dụng không đúng mục đích Tranh chấp khiếu nại 2003 119 55 53 11 2004 142 64 65 13 2005 179 79 86 17 Qua biểu đồ ta thấy việc vi phạm đất đai tại xã ngày càng cao và tăng lên cụ thể năm 2003 – 2004 = 23 vụ Năm 2004 – 2005 = 37 vụ Những khiếm khuyết tồn tại công tác bố trí cán bộ chưa phù hợp trình độ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay Quản lý đất đai còn lỏng lẻo việc vi phạm luật đất đai còn gia tăng, sự phối kết hợp giữa chính quyền và các đoàn thể chưa thật tốt. Nhận thức của nhân dân về chính quyền còn hạn chế Các vụ vi phạm chưa sử lý kịp thơì nhân dân còn thiếu vốn đầu tư trong sản xuất 2. Thực trạng về sử dụng và quản lý đất đai tại xã Thái Nguyên 2.1 Đối với đất nông nghiệp : Diện tích cơ bản là 95% còn lại là 5% đất công ích xã hội do UBND xã Quản lý 2.2 Tình hình sử dụng đất ở. Đất ở của xã Thái Nguyên có diện tích là 571.010m2 chiếm 8,96% tổng diện tích tự nhiên vì cơ cấu đất giao tính cho các hộ gia đình cá nhân có nhu cầu làm nhà ở vì có nhiều thay đổi nên đất ở xã được tăng lên hàng năm để đáp ứng nhu cầu làm nhà ở của nhân dân. Tình hình sử dụng đất chuyên dùng. Tổng diện tích đất chuyên dùng của xã 1.133.525m2 chiếm 17,64% tổng diện tích tự nhiên và được sử dụng vào mục đích chuyên dùng. Gồm có: Đất xây dựng : 57.089m2 Đất giao thông : 243.103m2 Đất thuỷ lợi mặt nước chuyên dùng: 714.641m2 Đất di tích lịch sử văn hoá : 1.564m2 Đất làm nguyên vật liệu xây dựng: 5.480m2 Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 111.648m2 Các loại đất chuyên dùng này đều được sử dụng đúng mục đích để phục vụ cho lợi ích chung của xã và việc phục vụ cho việc sản xuất cho nhân dân được thuận lợi có năng suất cao. Ngoài những diện tích đất đã được đưa vào sử dụng theo đúng mục đích xã còn một phần diện tích chưa sử dụng với diện tích là 622.758m2 chiếm 9,7% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong kế hoạch xã Thái Nguyên sẽ tận dụng khai thác thêm diện tích chưa sử dụng để đưa vào sản xuất, cải tạo dần diện tích đất bằng chưa sử dụng và đất mặt nước chưa sử dụng để đưa vào sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước và nuôi trồng thuỷ hải sản tăng thêm nguồn thu nhập và sản phẩm cho cho nhân dân. Nhìn chung đất đai của toàn xã đã được đưa vào sử dụng hợp lý phù hợp với quy mô của xã và sử dụng theo đúng mục đích của từng loại đất. Đánh giá tiềm năng của đất Biểu: cơ cấu diện tích đất tăng giảm so với năm 2005 - 2002 Loại đất DT năm 2005 So với năm 2002 Năm 2003 (ha) Tăng (+), giảm (-) Tổng diện tích 624,5 624,5 I- Đất nông nghiệp 409,9 409,9 1. Đất trồng cây hàng năm 405,9 407,0 - 1.1: Đất 2 lúa 1 màu 263,5 243,5 +- 1.2: Đất 2 lúa 142,4 162,4 + 2. Đất lâu năm 4,0 2,9 + II- Đất chuyên dùng 113,3 110 + Xây dựng 5,7 3,2 + Giao thông 24,3 22 + Di tích LSVH 1,5 1,2 + Nghĩa địa 11,1 12,3 - An ninh quốc phòng 4,4 4,2 - Đất thuỷ lợi mặt nước 66,3 67,1 - III- Đất chưa sử dụng 62,2 69,6 - Đất bằng 26 35,2 - Ranh giới 6,7 12,0 - Sông ngòi 29,5 22,4 - IV- Đất ở 57,1 52 + Cấp 299 56,0 44 + Của cấp thổ, thầu khoán 1,7 8 - Đánh giá tiềm năm của đất tại xã Thái Nguyên. - Đặc điểm là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá được đánh giá đất đai đã tiến hành qua nhiều năm với tiêu chí khác nhau nhằm nói lên được những mức độ quan trọng của đất đối với sản xuất và đời sống phát triển dân sinh kinh tế -xã hội./ - Trong các loại đất đang được con người sử dụng thì chúng ta đặc biệt coi trọng quan tâm đến đất nông nghiệp. Biểu tổng hợp đánh giá tài nguyên đất đai của đất nông nghiệp tại xã Thái Nguyên. Hạng đất: 409,9 ha. Hạng đất loại Diện tích (ha) Tỷ lệ % Năng suất cây trồng 110,2 tạ/ha/năm Sản lượng cây trồng qui thóc tấn/năm Năng suất quy triệu đ/ha I 81,9 20 902,5 902,4 180,48 II 94,3 23 103,9 1.039,2 207,84 III 73,7 18 812,1 812,2 162,44 IV 61,5 15 777,7 677,7 135,56 V 53,0 13 584 584 116,80 VI 45,5 11 501,4 51,4 100,28 409,9 100 451,7 4.517,9 903,40 Về sản xuất nông nghiệp xã Thái Nguyên năm 2005 để đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương thì phát triển ngành nông nghiệp là rất quan trọng. Biểu:vài nét về tình hình sản xuất tại xã Thái Nguyên năm 2005. Stt Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Tỷ lệ % Tăng so năm 2003 % 1 Giá trị SX NN Tr/đồng 23.814 100 21,47 Trồng trọt Tr/đồng 9.034 38,0 8,15 Chăn nuôi Tr/đồng 4.434 18,0 3,85 Công nghiệp Triệu 7,036 29,5 6,34 TMDV Triệu 3.320 14,5 3,14 2 Năng suất lúa Tấn/ha 110,2 3 S. lượng NN qui thóc Tấn 4.517 38 8,15 4 Máy cày tay Chiếc 45 50 30 5 Gia súc Con 26.500 31 19.600 Trâu bò Con 2.350 24,1 1,850 Lợn Con 24.150 12,5 21.500 6 BQ LT đầu người Kg 602 7 Số hộ nghèo Hộ 75 4,0 Qua biểu đồ trên ta thấy việc phân bổ các loại đất của xã Thái Nguyên trong tình trạng không đều về tỷ lệ đất nông nghiệp và đất chuyên dùng , đất ở, đất chưa sử dụng tỷ lệ chênh lệch quá cao cụ thể Đất nông nghiệp chiếm 63.8% Đất chuyên dùng : 17.8% Đất chưa sử dụng : 9.7% Đất ở : 8.9% Với thực trạng việc quản lý và sử dụng đất tại xã còn nhiều bất cập công tác quản lý , chỉ đạo của các cấp các ngành cần tăng cường chỉ đạo và tham mưu cho Đảng uỷ – UBND xã và trực tiếp giao nhiệm vụ cho ban địa chính xã thị sát rà sát kiểm tra cụ thể các hạng đất và lập kế hoạch báo cáo xin kế hoạch chuỷên đổi mục đích sử dụng theo NQ 08 TU tỉnh uỷ Thái Bình về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi. Theo NQ số 16 Đảng bộ HĐND xã từ năm 2001 – 2005 công tác thực hiện HTX chuỷên đổi theo luật trong mục đích phát triển kinh tế 5 năm sau chuyển đổi kế hoạch thực hiện chuyển đổi số đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả sang mô hình VAC và chăn nuôi gia súc gia cầm với kế hoạch chuyển đổi từ năm 2003 – 2005 với diện tích là 31.2ha sang nuôi trồng thuỷ sản với chủ trương đường lối chỉ đạo của đảng uỷ – HĐND – UBND xã từ năm 2003 – 2005 đã chuyển đổi được 18.5ha kế hoạch năm 2006 tiếp tục chuyển đổi từ 10 – 15ha thuộc trên đất kém hiệu quả sang mô hình đào ao thả cá chăn nuôi gia súc gia cầm Phần III Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai. Cho đến nay việc quản lý và sử dụng đất đai ở Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu đáng kể việc quản lý đã dần đi vào nề nếp, hiện tượng vi phạm pháp luật đất đai đã giảm, hiệu quả sử dụng đất đai ngày một cao. Bên cạnh đó còn không ít những tồn tại, hạn chế cần phải được khắc phục. Để công tác quản lý và sử dụng đất đai trong thời gian tới có hiệu quả, đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh nhà nói riêng cần thực hiện một số giải pháp sau: I. Giải pháp về quy hoạch nhằm nâng cao hiệu quả của đất đai 1.1 Quy hoạch xây dựng cánh đồng có giá trị kinh tế cao 50 triệu đồng/ha/năm * Đặc điểm chung trong đất sản xuất nông nghiệp Thái Nguyên là 1 xã ven biển có tổng diện tích đất tự nhiên : 624.5ha Trong đó Đất nông nghiệp : 110ha = 63.8% Gồm đất 2 lúa : 204.7ha Đất 1 lúa 1 màu : 84.0ha Đất màu : 121.3ha Toàn xã có 184 hộ và 7.500 khẩu, khẩu độ tuổi lao động là 3.750 người chiếm 71% tổng số lao động nông nghiệp. Còn lại là lao động phi nông nghiệp , tỷ số lao động chiếm 50% tổng dân số , số lao động phân bổ theo khu vực thuộc 5 thôn Năm 2003 tổng diện tích lúa là 288.7ha năng xuất là 114.6 tấn /ha, Bình quân lương thực 450kg thóc / người / năm Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước năm 2002 nghị quyết thứ 16 Đảng bộ, HĐND và UBND xã Thái Nguyên Năm 2001 – 2005 chuyển dịch kinh tế cây trồng vật nuôi với diện tích đất chuyển đổi 31.2ha vùng chũng cấy lúa năng xuất thấp sang đào ao thả cá , nuôi trồnh thuỷ sản, chăn nuôi gia súc gia cầm có hiệu quả kinh tế cao . Năm 2002 có 6 hộ chuyển đổi với diện tích 3.2ha cho năng xuất và giá trị cao đạt trên 50 triệu đồng /ha/năm Vùng ven sông quy hoạch tổng diện tích là 62.2 ha cho 10 hộ lao động chuyển sang sản xuất nuôi tôm sú và nuôi trồnh thuỷ sản với giá trị hàng năm đạt từ 50 – 60 triệu đồng /ha/năm trở lên Thực hiện nghị quyết số 08 của ban thường vụ tỉnh uỷ xã Thái Nguyên đã xây dựng lập kế hoạch cánh đồng có giá trị sản lượng thu hoạch hàng năm 50 triệu đồng /ha/năm , Nghị quyết huyện Thái Thụy , Đảng bộ xã Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch thực hiện cánh đồng 50 triệu đồng /ha/năm là phù hợp với đặc điểm riêng và quy mô điều kiện, thâm canh , quy mô thuỷ lợi đối với từng cánh đồng của từng HTX trong xã với diện tích thuộc trên vùng đất màu và vùng đất 1 lúa 1 màu đó là vùng đất màu mỡ thâm canh, luân canh đạt giá trị cao và năng xuất áp dụng khoa học kỹ thuật cây có giá trị cao của từng HTX trong xã Được Đảng bộ thống nhất cao các cấp các ngành vào cuộc nhất là các đồng chí chi uỷ, chi bộ trong 5 thôn nhất trí cao về chủ trương và nghị quyết của Đảng uỷ đã đưa vào thực hiện từ vụ mùa năm 2004 đến vụ mùa năm 2005 cụ thể 3 đơn vị HTX đã thực hiện tốt và có kết quả sau thu hoạch và được nhân dân hưởng ứng phát triển cho đến nay đã được phòng nông nghiệp – phòng tài chính huyện về nghiệm thu theo tinh thần nghị quyết của tỉnh uỷ đã công nhận diện tích có giá trị kinh tế cao, cánh đồng 50 triệu đồng /ha/năm của xã cụ thể là : HTX DVNN Ngọc Thịnh : 24.8ha HTXDVNN Thanh Bằng : 20.5ha HTXDVNN Hà Bích : 30.0ha Toàn xã đã thực hiện được 75.3 ha đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng /ha/năm và lập kế họach trình cấp trên vào năm 2006 để cùng thực hiện và mở rộng diện tích cánh đồng có giá trị 50 triệu đồng /ha/năm và đề nghị huyện – Phòng nông nghiệp – Phòng tài chính về thẩm định và ngiệm thu vào cuối năm 2006 và bước sang năm 2007 sẽ thực hiện cụ thể HTX DVNN Ngọc Thịnh : 15.5ha HTXDVNN Thanh Bằng : 13ha HTXDVNN Hà Bích : 10ha Tổng đã quy hoạch và đang đưa vào thực hiện với diện tích là 38.5ha với diện tích trên khi quy hoạch để thực hiện sản xuất nông nghiệp, vùng cây có giá trị kinh tế cao thì theo quy định của Tỉnh uỷ và NQ 08TU – Tỉnh Thái Bình thì mỗi một ha thuộc quy họach cánh đồng 50 triệu đồng /ha/năm thì nhà nước hỗ trợ 2.000.000 đ/ha mục đích để tập trung vào xây dựng công trình thuỷ lợi hỗ trợ giống vốn và KHKT ước tính trong 3 HTXDVxã Thái Nguyên trong năm 2006 nhà nước hỗ trợ là 75.3ha x 2.000.000 /ha thì xã đã được 150.000.000đ để tập trung vào xây dựng và phục vụ cho sản xuất trên cánh đồng có giá trị kinh tế cao Về quan điểm chỉ đạo của Đảng uỷ – UBND xã xây dựng và phát triển cánh đồng 50 triệu đồng /ha/ năm là nhằm mục tiêu đột phá hiệu quả sản xuất cao và giá trị thu nhập đời sống của nhân dân phát triển nông thôn mới. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH – HĐH là phù hợp với điều kiện cụ thể và trình độ thâm canh của mỗi HTX mang tính bền vững tạo thế mở rộng diện tích trong những năm tiếp theo Xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm là chủ trương, là cuộc cách mạng nhận thức việc làm, do vậy Đảng uỷ chính quyền MTTQ các cấp, hướng dẫn nhân dân và hội viên thực hiện nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp dân cư tham gia thực hiện . Để thực hiện được thì tập thể chính quyền các cấp phải đáp ứng được công tác phục vụ cho người nông dân sản xuất về thuỷ lợi, đầu tư vốn và áp dụng khoa học công tác tuyên truỳên đôn đốc và kiểm tra phải chu đáo và xác thực có thưởng , phạt . Về hình thức chỉ đạo phương thức luân canh - Lúa mùa cực sớm : Nếp 87, Khang Dân, Q5..... + Đậu tương hè thu : ĐT84, ĐT 12, AK 03..... + Cây vụ đông : Dưa chuột 661, ngô, lạc, khoai tây, rau màu các loại.... - Lúa xuân , cây ớt, cây thuốc lào, cây lạc, cây ngô Để đạt quy hoạch chuyển đổi về hiệu quả kinh tế cao có tính ổn định về giá trị sản lượng thu nhập và hiệu qủa nhiều năm thể hiện qua kết quả của 3 HTX thực hiện. Tên HTX Diện tích đã đăng ký Số hộ trồng Số lượng đầu tư thuỷ lợi ( m3 ) Tiền nhà nước hỗ trợ ( Tr.đ) Ngọc Thịnh 24.8 424 1500 49.6 Thanh Bằng 20.5 560 1800 41.0 Hà Bích 30.0 490 1500 60.0 Tổng 75.3 1474 4800 150.6 Công thức thực hiện luân canh cánh đồng 50 triệu thuộc HTX DVNN Ngọc Thịnh tổng diện tích là 24.8ha Công thức Cơ cấu DT ( ha) Thời vụ gieo cấy Năng xuất tạ /sào Giá trị đ/kg Thành tiền CT1 Lúa mùa 24.8 5/6-10/10 2.0 2.100 420.000 ớt vàng 10.8 10/10-30/5 Khoai tây đông 10.0 10/10-25/12 6.0 1.000 600.000 CT2 ớt vàng 14.8 10/10-30/5 9.0 3.000 2.700.000 Thuốc lào 9.0 25/12-30/5 0.7 30.000 2.100.000 Lạc xuân 1 1/1-5/6 0.8 8.000 640.000 CT3 Đỗ tương hè thu 4 5/6 – 20/9 0.7 8.000 560.000 Dưa chuột XK 4 20/9-30/12 15.0 750 1.250.000 Lạc xuân 4 1/1-5/6 0.8 8.000 640.000 1.2. Đối với đất nông nghiệp kém hiệu quả ( thuộc 2 lúa /năm) Với tổng diện tích là 204.7ha nhìn chung đất nông nghiệp này thuộc vào hạng đất Hạng 1: 8ha Hạng 4: 61.5ha Hạng 2: 12ha Hạng 5: 53.0 ha Hạng 3: 24.7ha Hạng 6: 45.5ha Trong thực tế năm 2004 số diện tích đất thuộc vùng trên đã được nhân dân tích cực trồng lúa do bất cập về giá cả thị trường và ngày công lao động của người nông dân gồm giá vật tư nông nghiệp cứ tăng dần từ 15-20% kết hợp giá làm đất tăng tới 45.000 đ/sào mà năng xuất lúa vẫn không tăng giá lúa trên thị trường là 250.000 đ/tạ để hạch toán chi phí sản xuất và lợi nhuận thu lãi của bà con nông dân không đáp ứng được ngày công Vì thế xu thế bà con nông dân không muốn sản xuất nông nghiệp và muốn chuyển làm việc khác để tăng thu nhập . Do thực tế địa phương nói riêng và toàn huyện nói chung Đảng uỷ – UBND xã đã triển khai xuống các HTX lập kế hoạch và báo cáo diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả để chuyển đổi về cơ cấu chuyển dịch kinh tế cây trồng vật nuôi theo NQ 16 Đảng bộ - HĐND và UBND xã từ năm 2001 – 2005 là chuyển kế hoạch 23.3 ha sang vùng nuôi thả thuỷ sản, đào an thả cá trồng cây ăn qủa chăn nuôi gia súc gia cầm nhưng mới thực hiện được 2002 là 6 hộ với diện tích là 3.2ha đến năm 2005 có thêm 10 hộ với diện tích là 15ha vừa thả cá vừa chăn nuôi qua kết quả đánh giá về giá trị chuyển đổi chưa cao, chưa đúng kế hoạch nguyên nhân do vốn đầu tư của nhân dân còn hạn chế về đầu tư vốn, giống và KHKT... để thực hiện được chuyển dịch cơ cấu tập thể lãnh đạo các đoàn thể cùng với nhân dân vào cuộc cùng tập trung vốn của dân và sự hỗ trợ của cấp trên để thực hiện . Theo baó cáo của 6 tháng đầu năm 2006 tăng trưởng kinh tế so với cùng kỳ năm ngoái là 0.8 – 0.9 % cụ thể mỗi sào ao thả cá so vơí cấy lúa Nếu cấy luá thu hoạch 180kg/ sào / vụ với giá thóc thị trường là 250.000 đ/tạ thì quy ra tiền là 460.000 đ/sào/vụ còn thả cá trung bình 60kg cá x 10.000 đ/kg = 600.000kg thì lại tăng so với cấy lúa là 30% đây là bước đầu khởi sắc việc chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ hải sản đó là việc Đảng uỷ – UBND xã phát huy và thực hiện. 2. Các giải pháp khác 2. 1- Hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai. Pháp luật là công cụ quản lý xã hội do Nhà nước ban hành, thông qua pháp luật, Nhà nước quản lý xã hội bằng quyền lực của minh làm cho xã hội ổn định và phát triển bền vững. Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật khác nhau tuỳ vào hệ thống chính trị mỗi nước, mỗi khu vực. Muốn cho xã hội phát triển theo kỷ cương, phép nước thì đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật chặt chẽ và đồng bộ. Một hệ thống pháp luật không đồng bộ, chắp vá do nhiều lần sửa đổi, bổ sung lại có nhiều vấn đề chưa được điều chỉnh kịp thời thì nó không chỉ gây khó khăn cho việc triển khai thực thi mà còn tạo ra kẽ hở cho các vi phạm pháp luật phát sinh. Vì vậy cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách đất đai cho phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng chính sách đất đai và tổ chức quản lý sử dụng đất đai trong môi trường của nền kinh tế thị trường là rất mới mẻ đối với nước ta. Hệ thống pháp luật hiện nay còn thiên về xử lý những quan hệ ban đầu có tính chất hành chính chưa tiếp cận kịp thời với những biến động có tính chất thị trường và sự chuyển động của nền kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tình hình đó dẫn đến những biến động về quan hệ đất đai, về cơ cấu sử dụng đất và cơ chế quản lý đất đai, xuất hiện nhiều vấn đề mới Nhà nước phải đối mặt trước nhiều vấn đề bất cập trong quản lý và xử lý vi phạm. Vì vậy vấn đề đặt ra phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai để tạo hành lang pháp lý về quản lý, sử dụng và xử phạt vi phạm. Từ những vấn đề trên cho thấy các cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp luật cần sớm điều chỉnh bổ sung hệ thống pháp luật đất đai cho hoàn thiện có thể nói rằng muốn cho việc quản lý và sử dụng đất đai thực sự có hiệu quả thì điều đầu tiên quyết là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai. Chỉ khi nào có một hệ thống pháp luật đất đai chặt chẽ đồng bộ, các quy định mang tính phổ thông, dễ hiểu, phù hợp với thực tiễn cuộc sống thì khi đó việc thực thi pháp luật mới dễ dàng, việc quản lý và sử dụng mới đem lại hiệu quả cao. 2. 2- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, UBND các cấp đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động thanh tra sẽ tạo ra sự định hướng hoạt động cho tổ chức thanh tra và công tác thanh tra thực sự đạt hiệu quả. Để hoạt động xử lý vi phạm pháp luật đất đai có hiệu quả cao, triệt để không bỏ sót hành vi vi phạm mà không bị xử lý thì hoạt động thanh tra là vô cùng quan trọng. Chính phủ là cơ quan tổ chức hoạt động thanh tra cả nuớc. Để hoạt động thanh tra đất đai đạt hiệu quả cao thì Chính phủ cần tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo. Thực tiễn đã chứng minh vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của Chính phủ thông qua hai Chỉ thị: 247/TTg và Chỉ thị 245/TTg các tổ chức thanh tra đã tăng cường các đợt thanh tra kiểm tra và xử lý được rất nhiều các hành vi vi phạm làm cho tình hình vi phạm hiện nay đã giảm xuống đáng kể. Thực hiện yêu cầu của chính phủ trong thời gian qua, thanh tra tổng cục địa chính đã tổ chức thực hiện nhiều cuộc thanh tra chất lượng cao. Với những ý kiến chỉ đạo chủ Thủ tướng chính phủ đã giúp cho thanh tra tổng tục địa chính giải quyết được nhiều vướng mắc. Những kết quả mà ngành thanh tra địa chính đạt được không chỉ là sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ ngành thanh tra mà còn thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng, chính phủ. Tuy nhiên trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân mà sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính phủ, UBND các cấp với hoạt động thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất đai còn hạn chế. Do điều kiện về ngân sách, nhân lực, diện tích đất đai quá rộng nên chính phủ chưa chỉ đạo thanh tra đồng bộ tất cả các tỉnh mà mới tổ chức chỉ đạo thanh tra điểm. Nếu chính phủ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo hơn nữa thì chắc chắn hoạt động thanh tra sẽ đạt kết quả cao hơn và vì thế tình hình vi phạm pháp luật đất đai sẽ giảm. UBND các cấp là cơ quan tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra ở địa phương nhưng hiện nay vẫn còn một số địa phương chưa thường xuyên quan tâm chỉ đạo sát sao. Còn coi nhẹ vai trò thanh tra nhân dân ở cơ sở nên kết quả hoạt động của thanh tra địa phương còn bị hạn chế. Thực tế cho thấy ở nơi nào có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao đối với công tác thanh tra thì ở đó việc xử lý vi phạm nghiêm túc hơn, hạn chế được những hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Do vậy chính quyền các cấp cần quan tâm thường xuyên hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa, phải quy định chương trình thanh tra, nhiệm vụ thanh tra để trên cơ sở đó cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành địa chính thực hiện. Bên cạnh việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động thanh tra cần chấn chỉnh phương thức hoạt động của thanh tra địa chính. Công tác thanh tra địa chính vài năm gần đây đã có cải tiến về chương trình, nội dung hoạt động. Tuy nhiên trong phương thức hoạt động vẫn còn một số tồn tại cần phải có những giải pháp khắc phục kịp thời. Cần tăng cường hơn nữa những đợt thanh tra, kiểm tra, chú trọng công tác thanh tra thường xuyên để ngăn chặn hiện tượng và không bị động trước những vụ việc đã xảy ra từ trước còn tồn động chưa được phát hiện và xử lý kịp thời. Nếu tổ chức thanh tra thường xuyên sẽ phát hiện và xử lý kịp các hành vi vi phạm tránh gây hậu quả đáng tiếc. Thực tế đã cho thấy có nhiều trường hợp lấn chiếm đất của nhau. Do không thanh tra thường xuyên, không phát hiện kịp thời dẫn đến hậu quả phát sinh mâu thuẫn tranh chấp, khiếu kiện đến lúc đó mới tiến hành thanh tra, kiểm tra, giải quyết thì việc giải quyết sẽ mất nhiều thời gian, công sức, hiệu lực và kết quả thấp. Do vậy: Chấn chỉnh, cải tiến phương thức hoạt động là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, nó là cơ sở để thanh tra địa chính không ngừng phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm, nâng cao hơn nữa việc thực thi pháp luật trên thực tế. 2. 3. Cần xử lý nghiêm chỉnh các hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. Muốn lành mạnh hoá quan hệ đất đai phải xử lý kiên quyết, triệt để, nhanh chóng, chính xác các vi phạm pháp luật đất đai đã được phát hiện. Khi xử lý phải phân biệt rõ loại mức độ nặng nhẹ, mức độ gây thiệt hại và có biện pháp xử lý kiên quyết. Trong giai đoạn hiện nay, trong quá trình quản lý và sử dụng tình trạng vi phạm pháp luật đất đai còn đang diễn ra rất phổ biến thì trước tiên phải xử lý các vụ việc then chốt, quyết định toàn cục, để tạo đà, làm nền cho việc xử lý các vụ vi phạm khác. Khi xử lý vi phạm phải xem xét kỹ lưỡng từng trường hợp cụ thể (về lý do vi phạm, nội dung và mức độ vi phạm) phải xử lý kiên quyết đối với những ngườ có hành vi vi phạm, không nương nhẹ với bất kỳ đối tượng nào, dù người đó là ai, có như vậy mới đảm bảo được nguyên tắc pháp chế XHCN. Đặc biệt đối với người vi phạm là cán bộ nhà nước, là người có chức, có quyền càng phải xử lý nghiêm minh, không được nể nang, né tránh. Có như vậy mới tạo được lòng tin cho quần chúng nhân dân làm cho họ tin tưởng vào pháp luật. Phải xử lý dứt điểm, tránh tình trạng dây dưa kéo dài. Quyết định xử lý phải có đầy đủ căn cứ xác đáng, hợp tình hợp lý để tránh tình trạng khiếu kiện tràn lan. Trường hợp vi phạm có nhiều tình tiết nghiêm trọng không thuộc thẩm quyền của mình thì phải chuyển kết luận kiến nghị, xử lý sang cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết được nhanh chóng, chính xác khi xử lý phải nghiêm minh để làm gương cho những kẻ khác. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì phải áp dụng biện pháp cưỡng chế kịp thời theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định. Cần phải xử lý kiên quyết, công bằng, có như vậy mới hạn chế, ngăn ngừa, răn đe các hành vi vi phạm, làm cho người dân tin tưởng vào sự nghiêm minh của pháp luật, của công lý và chấp hành pháp luật một cách tự nguyện nghiêm túc. Đối với những cán bộ quản lý có vi phạm nhỏ, việc xử lý kỷ luật cần được tiến hành nhanh chóng mà kiên quyết đảm bảo tính răn đe đối với đội ngũ cán bộ. Đồng thời cần thực hiện triệt để việc bồi thường thiệt hại nếu hành vi vi phạm trực tiếp gây thiệt hại cho người khác. Trong quá trình xử lý các hành vi vi phạm cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền với các tổ chức chính trị - xã hội. Trên thực tế đã chứng minh trong quá trình xử lý các hành vi vi phạm nếu có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền với các ban ngành đoàn thể thì hiệu quả xử lý sẽ nhanh chóng hơn, cao hơn có sức thuyết phục hơn. Đồng thời cũng tránh việc xử lý không đúng thẩm quyền, sai pháp luật. Có thể nói, xử lý vi phạm có được thực hiện một cách nghiêm minh, giải quyết thoả đáng các vụ việc sẽ làm biện pháp hữu hiệu đê bảo vệ nguồn lực đất đai nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng. 2. 4. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm tốt công tác quản lý đất đai. Đội ngũ cán bộ từ địa phương tới Trung ương hoạt động trong lĩnh vực quản lý đất đai nhất thiết phải được đào tạo chuyên ngành, trong quá trình hoạt động phải thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ và nghiệp vụ chuyên môn cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển, phù hợp với thực tế trong quá trình công tác. Trong chiến lược phát triển của ngành địa chính đến chính đến năm 2010 kèm theo tờ trình số 126 TT/ĐC ngày 9/2/1998 của Tổng cục địa chính có nêu rõ: " Đội ngũ cán bộ là vốn quý của cách mạng, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của ngành địa chính, là khâu then chốt trong chiến lược phát triển ngành địa chính giai đoạn 2000 - 2010". Như vậy, cán bộ là yếu tố quyết định sự thành công của một tổ chức. Trong ngành địa chính cần phải có một đội ngũ cán bộ được đào tạo, có năng lực và trình độ có kiến thức về pháp luật và nghiệp vụ. Bên cạnh đó cần phải chú trọng giáo dục phẩm chất, đạo đức cho đội ngũ cán bộ chuyên trách. Có như vậy mới đem lại hiệu quả trong công tác quản lý, sử dụng đất đai. 2. 5. Thực hiện tốt việc cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. + Cải cách thủ tục hành chính: Đây là điều kiện kiên quyết để nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước. Nhà nước phải rà soát loại bỏ những thủ tục rườm rà, hình thức, những văn bản về quản lý, sử dụng đất đai chống chéo, hết hiệu lực. Bổ sung những quy định cho chặt chẽ phù hợp với các quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế khách quan. Các văn bản hướng dẫn phải chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể, hồ sơ, quản lý đầy đủ, có tính pháp luật cao. Các văn bản có tính thống nhất cao, từ trên xuống dưới, hiệu lực thời gian thi hành ổn định, lâu dài. + Cải cách lề lối làm việc: Thực hiện chế độ làm việc chuyên trách, phân công, phân nhiệm rõ ràng xác lập mối quan hệ làm việc chặt chẽ giữa các bộ phận và giữa các ngành, có chế độ kiểm tra chặt chẽ. + Tổ chức bộ máy: tiếp tục hoàn thiện bộ máy cán bộ địa chính theo ngành chuyên môn, kiện toàn bộ máy chính quyền cơ sở, cán bộ lãnh đạo cơ sở cần phải được đào tạo, đào tạo lại, trang bị kiến thức quản lý nhà nước một cách đầy đủ. Để lãnh đạo, quản lý điều hành theo đúng pháp luật. 2. 6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật và các chính sách về đất đai. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc quản lý và sử dụng đất đai. Trong thời gian qua mặc dù công tác tuyên truyền pháp luật đất đai đã được quan tâm song thực sự chưa sâu rộng phần lớn mới được phổ biến đến cán bộ chủ chốt cấp xã, cán bộ quản lý trong ngành và một bộ phận nhân dân, các kênh thông tin về pháp luật vẫn còn hạn chế. Vì vậy mà đại đa số nhân dân hiểu biết về pháp luật. Sự kém hiểu biết đó dẫn đến không phát huy được tính dân chủ của nhân dân trong quản lý và sử dụng đất đai, không kịp thời phát hiện những vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai, việc xử lý vi phạm đôi khi sai trái không đúng pháp luật, mặt khác do thiếu hiểu biết pháp luật mà dẫn đến nhiều trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật mà không biết, khi bị xử lý cố tình không thực hiện gây khó khăn cho công tác xử lý vi phạm trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Hiện nay tài nguyên đất đai đang bị đe doạ nghiêm trọng, để quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả, khắc phục hạn chế tình trạng vi phạm thì trước hết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của đất đai, hiểu rõ nguy cơ nguồn tài nguyên đất đai sẽ bị do chính hành động của con người thì họ mới có thể có ý thức, tự nguyện hăng hái lập lại kỷ cương trong sự nghiệp quản lý và sử dụng đất đai. 2. 7. áp dụng và phát huy triệt để quy chế dân chủ trong quản lý, sử dụng đất đai. Trong những năm qua việc thực hiện nội dung quy chế dân chủ ở địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực do đó các đơn đề nghị, khiếu nại tố cáo của nhân dân đã giảm đi rõ rệt. Bên cạnh đó việc thực hiện nội dung quy chế dân chủ trong lĩnh vực đất đai cũng còn nhiều thiếu sót. Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai chúng ta cần phải phát huy và áp dụng triệt để quy chế dân chủ cụ thể là: - Thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác quản lý và sử dụng đất đai như dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở địa phương và việc sử dụng có hiệu quả quỹ đất công ích để nhân dân bàn bạc tham gia ý kiến trước khi Hội nông nhân dân, UBND ra Nghị quyết. - Công khai việc cấp đất, bán đất, thu hồi đất và kế hoạch sử dụng số tiền thu từ đất. Để nhân dân được biết tránh tình trạng kiến nghị, khiêu snại tố cáo tràn lan. - Công khai việc đền bù, giải phóng mặt bằng, giải quyết kịp thời các vụ tranh chấp đất đai ngay tại cơ sở theo đúng pháp luật nhằm ổn định trật tự xã hội, giữ gìn sự đoàn kết trong nội bộ nông thôn. 2. 8. Giải quyết về vốn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, việc tổ chức quy mô sản xuất trong các hộ gia đình nông dân là điều cần thiết song thực tế những năm qua việc chuyển đổi mô hình sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng đòi hỏi phải có chất lượng vốn nhất định. Hiện nay hầu hết các hội gia đình nông dân đều thiếu vốn để phát triển sản xuất Nhà nước cần có sự hỗ trợ vốn, cho vay vốn ưu đãi đối với các hội gia đình nông dân nhất là đối với các hội chuyển đổi mô hình sản xuất có như vậy thì hiệu quả sử dụng đất mới cao. 2. 9. Giải pháp về kỹ thuật. Trong những năm qua, Đảng, chính quyền xã Thái Nguyên cũng như các đoàn thể có nhiều nỗ lực tạo điều kiện cho nhân dân trong xã tiếp thu tiến bộ KH - KT mới. Song điều đó còn hạn chế và người dân vẫn chưa thực sự áp dụng các kỹ thuật mới vào thâm canh sản xuất. Để khắc phục điều này, cần phải thực hiện một số giải pháp cụ thể sau: - Thứ nhất; Tổ chức nhiều hơn nữa các lớp học IPM để trang bị kiến thức về KH - KT, chăm sóc và bảo vệ cây trồng cho người dân một cách sâu rộng hơn nữa. Giúp chơ họ có thêm kiến thức về KH - KT để phát triển sản xuất nói chung và việc sử dụng đất nói riêng. - Thứ hai: HTX, cán bộ khuyến nông các cấp cần hỗ trợ nhân dân trong việc bố trí chăm sóc cây trồng cũng như khuyến khích người dân áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng những giống cây trồng mới có năng suất chất lượng cao và tham mưu chỉ đạo cho họ áp dụng các phương thức thâm canh mới. - Thứ ba: Người dân phải tự tìm tòi học hỏi qua thực tế đồng ruộng, qua sách báo cũng như các thông tin đại chúng, kết hợp với những kinh nghiệm sẵn có để nâng cao trình độ KH - KT về sản xuất nông nghiệp cho mình. Tích cực áp dụng những tiến bộ KT - KT mới, đặc biệt là công nghệ sinh học. * Một số kiến nghị. - Đề nghị Nhà nước tăng cường hơn nữa đến sản xuất nông nghiệp, có chính sách đầu tư, hỗ trợ nông dân. - Tỉnh, huyện tăng cường công tác chuyển giao khoa học, đưa những cây, con có tiềm năng, năng suất cao có giá trị vào sản xuất, xây dựng các khu công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm rau quả tạo đầu tư cho nông dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. - Tăng cường cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông, thuỷ lợi, mạng lưới tưới tiêu trong toàn tỉnh, toàn huyện để đề phòng mưa ngập, úng lụt dẫn đến mất mùa. - Địa phương cần có biện pháp khơi thông cống rãnh cải tạo đồng rộng, sớm hoàn thiện thủ tục cấp bìa sử dụng đất cho nhân dana. Tình huống kinh tế. Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh Đảng bộ Thái Bình về việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng con vật nuôi, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 41 của Đảng bộ xã Thái Nguyên về quy hoạch vùng sản xuất. Những hộ gia đình và có diện tích ruộng lúa kém hiệu quả nằm trong vùng quy hoạch đều phải thực hiện mô hình chuyển đổi từ cấy lúa kém năng suất sang nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung nhưng tuyệt đối không được xây nhà kiên cố. Ngày 20/10/2005 ông Tuyến làm đơn xin chuyển đổi ruộng lúa kém hiệu quả sang mô hình đào ao thả cá và trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Với tổng diện tích là 4.000m2 UBND xã đã đồng ý cho ông Tuyến chuyển đổi theo những nội dung mà ông đã đề nghị ở trong đơn vì diện tích nhà ông năm sát vùng quy hoạch của xã. Nhưng đến ngày 15/02/2006 UBND xã nhận được đơn tố cáo của nhân dân là ông Tuyến đã xây dựng nhà kiên cố 2 tầng trên diện tích đất mà trong đơn ông xin chuyển đổi ngày 20/10/2005. Vì ông Tuyến đã làm sai mục đích sử dụng như trong đơn và trong vùng quy hoạch. Trước tình hình đó UBND xã đã tiến hành xử lý như sau: Sau khi UBND nhận được đơn tố cáo của nhân dân về việc ông Tuyến xây nhà kiên cố trên diện tích cấy lúa sau khi ông xin chuyển đổi mà vùng quy hoạch đã quy định không được xây dựng nhà kiên cố. UBND xã cụ thể là Ban địa chính xã cùng với một số ban ngành có liên quan xuống diện tích của ông Tuyến để khảo sát thực tế và đúng như trong đơn tố cáo của nhân dân. Khi bộ phận khảo sát của xã xuống đã thấy nhà ông Tuyến đang vận chuyển vật liệu để lên tầng 2. UBND xã đã lập biên bản đình chỉ yêu cầu gia đình ông Tuyến dừng việc xây nhà lại và mời đại diện gia đình ông lên trụ sở UBND xã làm việc. Khi mới lên xã đại diện của gia đình ông Tuyến đã được UBND xã quán triệt về việc làm là trái phép đã vi phạm trong đề án sản xuất và quy hoạch vùng sản xuất là đã ghi rõ tất cả mọi tổ chức hay cá nhân không được xây nhà kiên cố trên vùng quy hoạch cũng như đất 2 lúa. UBND xã yêu cầu gia đình ông tự tháo dỡ trả lại mặt bằng ban đầu và sử dụng diện tích theo đúng như đơn đã đề nghị. Nếu ông còn vi phạm cố tình xây tiếp hoặc không tự tháo dỡ thì UBND xã sẽ xử lý theo đúng pháp luật mọi phí tổn là gia đình ông phải có trách nhiệm. Liên hệ bản thân. Nếu bản thân em là Chủ tịch UBND xã thì em sẽ xây dựng cho mình những giải pháp sau để góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương. + Xây dựng kế hoạch quy vùng sản xuất, vùng chuyển đổi để tập trung đất đai phát triển khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tập trung khu kinh tế trang trại, gia trại. + Tổ chức quy hoạch khu dân cư để tạo điều kiện tập trung đất đai thuận lợi cho việc phát triển. + Kêu gọi các nhà đầu tư, các nhà doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh về địa phương để phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. + Liên kết các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm. + Xây dựng đề án để phát triển sản xuất. + Tiếp tục mở rộng và xây dựng chợ lục, ngã tư chợ lục để tiện cho việc giao lưu buôn bán và trao đổi hàng hoá một cách thuận lợi. + Xây dựng cơ chế khuyến khích chủ đầu tư doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào địa phương tạo điều kiện về đất đai, cơ sở sản xuất và các yếu tố khác. + Đối với các cá nhân và hộ kinh doanh dịch vụ chợ lục trong xã kể cả ngoài xã vào mở dịch vụ có nhu cầu phát triển tại địa phương thì cần xem xét kỹ lưỡng đề án của họ có khả thi hay không? Có tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương hay không? + Cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ quản lý nhất là về quản lý kinh tế, trình độ phân tích đánh giá và khai thác thị trường, đáp ứng yêu cầu mới của địa phương. + Tổ chức tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. + Tận dụng sự ưu đãi của Nhà nước để phát triển mạnh mẽ nghề và làng nghề, tiểu thủ công nghiệp, tạo công ăn việc làm nâng cao mức sống của nhân dân trong xã. Kết luận Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, là cơ sở sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống con người và toàn xã hội, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở KT - VH - XH, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn biết bao công sức, xương máu mới tạo lập bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay. Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai là vấn đề rộng lớn, phức tạp nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay thì vấn đề này đặt ra càng phức tạp và bức xúc. Thực trạng vấn đề quản lý và sử dụng đất đai trong thời gian qua ở Thái Bình nói chung và ở địa phương nói riêng đã đạt được một số kết quả nhất định góp phần nâng cao hiệu lực quản lý và sử dụng đất đai. Thiết lập tạo dựng lên cơ sở pháp lý làm căn cứ để chính quyền nắm chắc quản lý, điều hành sử dụng đất đai có hiệu quả, tạo ra không khí phấn khởi hồ hởi, trong nhân dân yên tâm đầu tư, cải tạo, bồi bổ đất, khai thác tiềm năng, thế mạnh của đất đai tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, đẩy mạnh năng suất cây trồng nâng cao đời sống nhân dân góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Trên cơ sở nghiên cứu một cách nghiêm túc những vấn đề lý luận cũng như thực trạng quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương. Bằng phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh làm nổi bật lên những ưu, khuyết điểm và tồn tại trong quản lý và sử dụng đất đai trong giai đoạn vừa qua để địa phương có biện pháp quản lý, khai thác và sử dụng hữu hiệu trong thời gian tới. Đồng thời cũng nêu ra một số suy nghĩa của bản thân nhằm đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai góp phần ổn định chính trị xã hội và phát triển kinh tế địa phương. Vì thời gian có hạn và lượng kiến thức còn nhiều hạn chế, chuyên đề nghiên cứu lại rộng đòi hỏi nhiều kiến thức tư duy, tổng hợp và kinh nghiệm thực tế, nên không tránh khỏi những thiếu sót còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được mục đích và yêu cầu đặt ra. Tôi rất mong nhận được sự cảm thông và giúp đỡ cùng những ý kiến đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo cùng toàn thể các anh chị em sinh viên trong lớp để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài nay, góp phần nhỏ bé của mình giúp cho địa phương hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng đất đai. Bản thân tôi là cán bộ địa phương phải luôn luôn gương mẫu thực hiện tốt luật đất đai và sử dụng đất đai đúng mục đích và phát huy tốt tiềm năng của đất tạo nền kinh tế cho gia đình vững mạnh. Không phá vỡ mặt bằng đất nông nghiệp và tuyệt đối phản đối những hành vi khác sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm trái phép, gây ảnh hưởng người khác. Lời cảm ơn. Trong suốt thời gian làm chuyên đề tốt nghiệp tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của: Thầy giáo: Nguyễn Thành Long. Đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình tìm hiểu, xây dựng và phát triển chuyên đề. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cô về sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình đó. Xin chân thành cảm ơn đồng chí Chủ tịch UBND xã Thái Nguyên cùng toàn thể các đồng chí cán bộ địa phương đã giúp đỡ, tạo môi trường làm việc thuận lợi trong quá trình thực tập tại địa phương. Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trường Cao đẳng KT - KT Thái Bình đã trang bị cho tôi những kiến thức tổng hợp trong suốt những năm học tại trường để tôi có khả năng hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Cuối cùng xin cảm ơn các bạn trong tập thể lớp Cao đẳng xã phường tại chức K2 đã động viên đóng góp xây dựng đề tài. Do thời gian tiếp cận và nghiên cứu rất hạn hẹp, mặt khác đây cũng là lần đầu tiên làm với công tác nghiên cứu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn đọc. Thái Bình, ngày 20 tháng 8 năm 2006 Sinh viên thực hiện Đàm Văn Đương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7710.doc
Tài liệu liên quan