Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nông sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ

Trong thời gian thực tập tại công ty từ ngày 02/5/2003 đến ngày 28/62003 tại công ty Thương Mại và Du Lịch Tổng Hợp Thăng Long tại phòng Kinh Doanh. Với sự giúp đỡ của những cán bộ công nhân viên trong công ty nói chung và phòng Kinh Doanh nói riêng, tôi đã được tiếp cận với những kiến thức thực tế về nghiệp vụ kinh doanh XNK. Với những kiến thức đã học và tìm hiểu qua một số sách về nghiệp vụ kinh doanh XNK thì những gì tôi đã được tiếp cận tại phòng kinh doanh XNK là rất sát thực và chính những điều này đã giúp tôi hiểu rõ và sâu hơn về những vấn đề của kinh doanh XNK như một số nghiệp vụ sau: - Chào hàng, báo giá thường được công ty gửi qua fax, email, điện thoại, catalogue. - Nghiệp vụ đàm phán ký kết hợp đồng với bên nhập khẩu thì được công ty gửi bản chào hàng cố định, ký kết trực tiếp giữa hai bên hoặc do trưởng đại diện phía công ty ký trực tiếp với bạn hàng. Trước khi đi đến ký ký kết hợp đồng hai bên trao đổi các điều khoản trong hợp dồng bằng fax, email, điện thoại, hoặc thông qua người đại diện tại nước nhập khẩu - Ngoài những mặt hàng xuất khẩu trực tiếp thì công ty còn nhận xuất khẩu uỷ thác, đứng ra ký kết và thực hiện hợp đồng thao những yêu cầu của đơn vị uỷ thác. Nhìn chung với những kiến thức đã học tại trường Đại Học Quản Lý Kinh Doanh Hà Nội cùng với thời gian thực tập tại công ty những gì mà tôi đã thu thập và học hỏi được thì những kiến thức đã học trong nhà trường là rất thực tế. Chính vì vậy, tôi đã hiểu rõ hơn và sâu hơn về những vấn đề cần thiết phục vụ cho công việc của mình sau này. Trong thời gian thực tập tôi có được tiếp cận với một số tài liệu về hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tôi đặc biệt quan tâm đến thị trường Mỹ vì Mỹ là một thị trường có dung lượng lớn, hàng hoá nhập khẩu rất đa dạng và phong phú về mẫu mã, chủng loại và chất lượng. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ có tốc độ tăng khá nhanh về kim ngạnh cũng như chủng loại sản phẩm. Hiện Việt Nam đứng hàng thứ 72 trong số các nước có doanh số xuất khẩu sang Mỹ. Sau khi hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã được đại diện Chính phủ của hai bên ký kết vào ngày 13/07/2000 và sau đó được Quốc hội hai nước thông qua, doanh số xuất khẩu sang Mỹ ở giai đoạn đầu tăng nhanh ở các mặt hàng: giày dép, thuỷ sản, hàng may mặc, hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ 2.Đề xuất đề tài luận văn: Với những gì đã thu thập được, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nông sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ”

doc18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nông sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long I. quá trình hình thành và phát triển Tên gọi: Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long Tên giao dịch: THANGLONG GENERAL TRADING ANG TOURISM COMPANY (GTC) Điện thoại: 04 - 8.223058 Fax: 04- 8.221726 Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở du lịch Hà Nội, Đảng bộ công ty trực thuộc Đảng uỷ khối du lịch. Công ty hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản ngân hàng (kể cả tài khoản ngoại tệ) và được sử dụng con dấu riêng theo qui định của nhà nước. Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long được thành lập theo quyết định số 1671/QĐ - UB ngày 15/05/1996 của UBND thành phố Hà Nội và quyết định số 3338/QĐ - UB ngày 08/10/1996 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê chuẩn bản điều lệ tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh sản xuất và dịch vụ của công ty. Tiền thân của công ty là khách sạn Giảng Võ và khách sạn Chi Lăng được sát nhập năm 1996 và lấy tên là Công ty Du lịch và Thương mại Giảng Võ. Từ khi thành lập, Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long đã hoạt động đa ngành nghề trên nhiều lĩnh vực: - Kinh doanh khách sạn và lữ hành du lịch. - Kinh doanh dịch vụ nhà ở và nhà làm việc cho người nước ngoài, làm đại lý bán vé máy bay. - Tổ chức vui chơi, giải trí thể thao. - Kinh doanh hàng tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, công phẩm, điện máy, thực phẩm ăn uống. - Làm đại lý tiêu thụ hàng hoá cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. - Kinh doanh lương thực và chế biến thực phẩm. - Tổ chức hội chợ triển lãm, quảng cáo và dịch vụ xúc tiến thương mại, tổ chức hội thảo, đào tạo chuyên ngành. - Kinh doanh dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí. Khởi điểm, các doanh nghiệp sát nhập đều là những đơn vị yếu kém, kinh doanh không hiệu quả, làm ăn thua lỗ nặng nề, qui mô hạn hẹp, tổ chức sản xuất kinh doanh mang tính phân tán nên nợ đọng chồng chất, cơ sở vật chất nghèo nàn, không đồng bộ. Khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp là thiếu vốn lưu động trầm trọng, tài chính còn hạn chế nên khả năng tạo bước phát triển đột phá nhằm nâng cao kết quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Năm 1997,1998 là giai đoạn công ty khôi phục lại cái cũ, tạo đà phát triển. Công ty đổi tên thành: “Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long” theo quyết định số 2998/QĐ - UB của UBND thành phố Hà Nội ngày 28/7/1998 và giữ tên đó cho đến nay. Tháng 9 năm 1998, công ty sát nhập thêm công ty ăn uống dịch vụ Quốc Tử Giám. Và bổ sung các ngành nghề kinh doanh sau: - Sản xuất kinh doanh và thiết kế các loại bao bì. - Thiết kế, trang trí nội thất cho nhà ở và văn phòng. - Kinh doanh dịch vụ vận chuyển. - Tổ chức hội chợ triển lãm, quảng cáo và dịch vụ xúc tiến thương mại. Năm 1999-2002 là khoảng thời gian công ty có nhiều thay đổi, mở hướng sang kinh doanh siêu thị và các dịch vụ khác. Chất lượng các ngành nghề kinh doanh được chú ý nâng cao. Năm 2000-2002, công ty bắt đầu phát triển mạnh, có nhiều bước đột phá. Công ty sát nhập thêm các đơn vị khác: Công ty du lịch Đồng Lợi, Công ty du lịch văn hoá Từ Liêm và Xí nghiệp vận tải khách và du lịch sông Hồng. Công ty bắt đầu liên doanh với các công ty nước ngoài và mở chi nhánh đi các tỉnh trong cả nước. Tính đến nay, công ty có 2 đơn vị thành viên hạch toán độc lập, 3 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 9 đơn vị hạch toán trực thuộc, 3 công ty liên doanh với các công ty nước ngoài, 1 đơn vị liên doanh trong nước. Các đơn vị hạch toán độc lập gồm: 1. Chi nhánh Công ty DL&TMTH Thăng Long tại TP. Hồ Chí Minh 2. Xí nghiệp xây dựng nội thất Các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc gồm: 1. Khách sạn Holidays Hà Nội 2. Khách sạn Đồng Lợi 3. Siêu thị Thăng Long Các đơn vị thành viên hạch toán trực thuộc gồm: 1. Trung tâm VCGT thể thao Thăng Long – GTC 2.Toà nhà 115 Lê Duẩn 3. Phòng kinh doanh 4. Đội xe Thăng Long – GTC 5. Trung tâm thương mại Thăng Long – GTC 6. Khách sạn Bắc Nam 7. Khách sạn 70 Nguyễn Khuyến 8. Trung tâm du lịch dịch vụ Thăng Long 9. Xưởng thiết kế quảng cáo và sản xuất bao bì nhãn hiệu Về liên doanh có 3 công ty liên doanh với người nước ngaòi gồm: 1. Công ty TNHH Thương mại quốc tế và siêu thị Bourbon Thăng Long 2. Công ty liên doanh Sợi tre Việt Nam 3. Công ty khách sạn Hilton Hanoi Opera Và 1 công ty liên doanh trong nước là 1.Công ty cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư Thủ Đô Về địa bàn: Miền Bắc có 9 đơn vị, miền Trung có 1 đơn vị, và miền Nam có 1 đơn vị. Tỉnh Lào Cai có 1 đơn vị Việc thành lập công ty nhằm tăng cường tích tụ, tập trung vốn và đầu tư, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất trên qui mô toàn quốc giữa nhiều đơn vị hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc với nhau nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước của các đơn vị thành viên và của toàn công ty. Và bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu phân công, hợp tác giữa các đơn vị đồng thời cũng là tiền đề để thực hiện quá trình tích tụ, tập trung tạo sức mạnh để cạnh tranh cao trên bước đường đi tới tập đoàn kinh tế lớn mạnh. Hơn nữa, công ty có nhiều thuận lợi, nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIII đã khẳng định vị trí quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Chính phủ và thành phố Hà Nội áp dụng nhiều biện pháp đã tạo điều kiện cho ngành du lịch và thương mại phát triển. Công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long đã tận dụng được những lợi thế đó, triển khai có kết quả nhiều hoạt động tạo được bước chuyển động mới, tăng cường được thị phần, thu hút thêm được nhiều đối tác trong và ngoài nước, tham gia hoạt động du lịch cũng như hoạt động thương mại của công ty.Tuy nhiên quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong nền kinh tế thị trường còn gặp nhiều khó khăn: Cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ năng lực của cán bộ công nhân viên còn hạn chế, chưa đồng đều, môi trường kinh doanh luôn phải đề cao cảnh giác đối với tệ nạn xã hội như: ma tuý, mại dâm… Việc quản lý tổ chức trong công ty còn gặp nhiều khó khăn. Mối quan hệ giữa các đơn vị trực thuộc còn lỏng lẻo, chỉ có chung một cơ quan quản lý là công ty với vốn chung là của nhà nước giao. Do ảnh hưởng nặng nề của cơ chế bao cấp cũ nên mối liên hệ giữa các đơn vị chưa được hình thành rõ nét. Trước đây chính sách của ta chưa mở, thị trường chưa đa dạng nên nhu cầu dịch vụ, thương mại còn ở mức thấp, chưa đòi hỏi bức bách phải hội nhập kinh tế, chuyên môn hoá và hợp tác hoá cao, chuyên môn và hoạt động của đơn vị quản lý trên nguyên tắc tổ chức hành chính là chủ yếu. Hiện nay do nhu cầu thị trường, do xu thế thời đại,hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đòi hỏi phải có sự hỗ trợ với nhau về mọi mặt: vốn, thị trường, đầu vào, công nghệ…. Trong mối liên kết mới đã có sự chuyển biến tích cực trong việc quản lý tổ chức như sản phẩm của đơn vị này lại là đầu vào của đơn vị khác để tạo một vòng dịch vụ kinh doanh gần như khép kín. Trong cơ chế hoạt động mới, chỉ với thị trường thì chưa đủ nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và các đơn vị trực thuộc có hiệu quả. Để quan hệ giữa công ty và các đơn vị trực thuộc được chặt chẽ, mọi việc điều hành và tổ chức quản lý giữa các đơn vị trực thuộc có hiệu quả đều cần đến tài chính, bằng công cụ tài chính và khoa học công nghệ. Để có những nguồn này không có cách nào hơn là công ty phải cải tổ mô hình tổ chức và cơ chế quản lý để tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh để có thể bắt kịp với tốc độ phát triển của thị trường trong nước và quốc tế. Nhận rõ được vấn đề đó, công ty đang phát triển theo hướng mô hình tổ chức Công ty mẹ – Công ty con. II. đặc điểm bộ máy quản lý công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long Bộ máy quản lý công ty: Công ty quản lý theo chế độ thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên. - Đứng đầu là giám đốc công ty: là đại diện chủ sở hữu quản lý vốn nhà nước giao. Giám đốc công ty do UBND thành phố Hà Nội bổ nhiệm. Giám đốc chịu trách nhiệm chung toàn công ty, có quyền quyết định việc điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật. Giám đốc là người đại diện cho công ty, chịu trách nhiệm của nhà nước và tập thể lao động sản xuất kinh doanh, thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp, có quyền quyết định về bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh đảm bảo tinh giảm hợp lý và hiệu quả. Từ một cơ sở bộ máy gián tiếp công kềnh do sát nhập nhiều đơn vị tuổi đời cao, nghiệp vụ vụ quản lý yếu kém: 1 phó giám đốc và 7 phó giám đốc, đời sống CBCNV không được đảm bảo, bình quân thu nhập 300.000đ/người/tháng. Đến nay, bình quân thu nhập 750.000đ/người/tháng, tinh giảm biên chế từ 9 phòng ban xuống còn 3 phòng ban. Ban lãnh đạo công ty chỉ còn 1 giám đốc và 4 phó giám đốc. Các phó giám đốc làm trợ lý cho giám đốc và phụ trách chuyên ngành theo chức năng của từng phó giám đốc. - Phó giám đốc phụ trách về tài chính - Phó giám đốc phụ trách về khối hành chính - Phó giám đốc phụ trách về khối du lịch - Phó giám đốc trực tiếp phụ trách khách sạn Holidays Việc bổ nhiệm các phó giám đốc do UBND thành phố Hà Nội ra quyết định theo đề nghị của giám đốc công ty. Công ty tổ chức quản lý theo phòng ban và các chuyên viên giúp việc trực tiếp trên nguyên tắc gọn, nhẹ có hiệu quả. Các trưởng, phó phòng ban, giám đốc các đơn vị là người tham mưu giúp việc và tổ chức thực hiện có hiệu quả các công việc của đơn vị mình theo đúng pháp luật của nhà nước và nội qui, qui chế của công ty. Mô hình tổ chức hiện nay của Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long Phòng KT-TV Phòng TC -HC Phòng kinh doanh Ban Giám Đốc Khách sạn Bắc Nam Trung tâm du lịch Khách sạn Holidays- Hà Nội Khách sạn Đồng Lợi Khách sạn 70 Nguyễn Khuyến Xưởng thiết kế quảng cáo bao bì Đội xe Thăng Long GTC Toà nhà 115 Lê Duẩn Trung tâm Thương mại Thăng Long GTC TrungTâm vui chơi giải trí Thăng long GTC Siêu thị Thăng long GTC Xí nghiệp Xây dựng & Nội thất Chi nhánh TPHCM, Lào Cai Các liên doanh trong và ngoài nước Siêu thị Thăng Long 2 Siêu thị Thăng Long 1 Khách sạn Hitlon Hanoi Opera (CH Pháp) Liên doanh với Tập đoàn Bourbon (CH Pháp) Liên doanh Khách sạn Thủ Đô Liên doanh với tập đoàn mây, tre (CHLB) Đức Phần II: Tình hình hoạt động của công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long năm 2000 - 2001 - 2002 I. Nhiệm vụ của công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long Công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long là 1 doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn bao gồm 15 đơn vị thành viên. Các đơn vị thành viên luôn gắn bó chặt chẽ với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, đào tạo,… Công ty thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổ chức kinh doanh, khai thác về khách sạn, du lịch, cho thuê văn phòng đại diện, thương mại và các dịch vụ khắc phục nhu cầu của xã hội. - Lập các kế hoạch sản xuất – kinh doanh đầu tư và các dự án đầu tư phù hợp với phát triển của ngành du lịch thủ đô và tổ chức thựuc hiện khi được phê chuẩn của thành phố - Công ty phải quản lý chặt chẽ các nguồn vốn bao gồm: vốn phát triển sản xuất kinh doanh, vốn liên doanh, liên kết và các vốn khác cho hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả. Công ty phải thực hiện được việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao khi tiến hành sát nhập các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc quản lý của các Sở, Bộ, địa phương khác chuyển đến. - Hoạt động của công ty phải được tiến hành trên cơ sở định hướng phát triển chung đã được cấp lãnh đạo Nhà nước phê duyệt. Thực hiện nghiêm túc chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Đảng. - Thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao, đảm bảo nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước. Công ty thực hiện chế độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và trong phạm vi của luật doanh nghiệp và luật pháp qui định, hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích của nhà nước, lợi ích tập thể và cá nhân người lao động. II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm 2000 - 2001 - 2002 của công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long Xuất phát từ nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời trên cở sở chính sách chỉ đạo của chính phủ và các cấp lãnh đạo nhà nước, ngay từ khi thành lập công ty đã xác định mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh là đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó tập trung vào phát triển ngành du lịch, dịch vụ. Huy động mọi nguồn lực để cả trong nước và quốc tế để thực hiện thúc đẩy tốc độ phát triển, tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu để nâng cao khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường trong nước. Tính đến ngày 31/12/2002, Công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long có 316 cán bộ công nhân viên. Biểu 1: Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu sản xuất năm 2000-2001-2002 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Tổng doanh thu tr.đồng 25.373 54.991 61.834 2 Lợi nhuận tr.đồng 469,417 144,344 222,642 3 Năng suất lao động 1000đ 128.796 238.056 195.677 4 Tổng số lao động người 197 231 316 5 Tiền lương bình quân 1000đ 600 650 812 6 Nguồn vốn đầu tư XDCB tr.đồng 6.750 10.252 15.352 7 Nộp NSNN tr.đồng 1.920 8.272 5.028 Biểu 2 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2000 - 2001- 2002 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tốc độ phát triển(%) 2000 2001 2002 1. Tổng doanh thu: trong đó - Doanh thu thuê buồng - Doanh thu du lịch và dịch vụ - Doanh thu thương mại - Doanh thu khác 25.373 1.695 4.681 14.550 4.447 54.991 4.033 6.375 41.223 3.360 61.834 6.247 8.758 39.113 7.716 100 216 243 2. Giá vốn hàng bán 23.485 53.044 58.532 100 225 249 3. Tổng quĩ lương 1418 1.802 3.079 100 127 217 4. Thu nhập bình quân 0,6 0,65 0,812 100 175 875 5. Vốn SXKD: - Vốn cố định - Vốn lưu động 5.708 4.544 1.239 9.976 8.477 1.529 49.921 46.962 2.959 100 175 875 6. Thuế nộp NSNN 1.920 8.272 5.028 100 430 261 7. Lợi nhuận ròng 469,417 144,344 222,642 100 31 47 8. Vốn đầu tư XDCB - Vốn ngân sách - Vốn khác (vay dài hạn) 6.749 3.149 3.600 10.252 3.148 7.103 20.345 4.231 16.114 100 152 301 phần iii: nhận xét về cơ sở thực tập I. Những ưu điểm về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2000 –2001 - 2002 a. Về sản xuất kinh doanh: Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long 3 năm 2000-2001-2002 ta thấy: - Tổng doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là: năm 2000 tổng doanh là 25.373trđ thì năm 2002 là 61.834trđ tương ứng với doanh thu tăng 36.461trđ và tỷ lệ tăng là 243%. Nguyên nhân chính của việc tăng tổng doanh thu là kinh doanh dịch vụ của công ty ngày càng thu hút được sự quan tâm của người dân, ví dụ như dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí,…. Đặc biệt công ty ký kết được nhiều hợp đồng kinh tế với các nước Châu Âu và Châu úc. Điều này được thể hiện qua giá vốn hàng bán, giá vốn hàng bán năm 2002 là 58.532, đã tăng so với năm 2000 là 35.047trđ tương ứng với tỷ lê là 249% . Tổng quĩ lương hàng năm của công ty ngày càng cao, đièu đó có nghĩa là số cán bộ công nhận viên trong công ty ngày càng đông và lương bình quân cuả cán bộ công nhân viên cũng tăng lên. Quĩ lương năm 2002 là 3.079trđ, tăng so với năm 2000 là 1.661trđ và tương ứng với tỷ lê là 217%. Thu nhập bình quân (người/tháng): năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2000 là 600.000đ, năm 2001 là 650.000 vă năm 2002 là 812.000đ. Để đạt được mức thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước thì ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã hăng hái tham gia sản xuất để có hiệu quả và nâng cáo đời sống cán bộ công nhân viên hơn nữa. - Lợi nhuận năm 2000 là 469,417trđ, năm 2001 là 144,344trđ và năm 2002 là 222,642trđ. Lợi nhuận của công ty năm sau không cao hơn năm trước vì năm 2001 và năm 2002 công ty đã sát nhập thêm nhiều đơn vị làm ăn không có hiệu quả và thua lỗ nặng nề. Vì vậy công ty đã phải tái đầu tư cho các đơn vị để mở rộng mạng lưới kinh doanh và vẫn phải đảm bảo cho đời sống cán bộ công nhân viên. Năm 2002, công ty đã đạt được lợi nhuận là 222,642trđ đã là một cố gắng rất nỗ lực của ban giám đốc cũng như của cán bộ công nhân viên trong công ty và như vậy công ty đã bỏ vốn đầu tư đúng và hướng phát triển của công ty ngày càng đi lên. - Nộp NSNN năm 2002 tăng gấp 3 lần so với năm 2000 nhưng lại giảm so với năm 2001 là vì năm 2002 công ty không kinh doanh hàng hoa quả tươi của Trung Quốc mà thuế nhập khẩu của lô hàng hoa quả tươi này rất cao. - Việc bảo toàn và phát triển vốn: do kết quả sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên công ty đã bảo toàn và phát triển được số vốn nhà nước giao. Một số đơn vị tự tích luỹ và mạnh dạn đầu tư tăng năng lực sản xuất kinh doanh. Do đó, tính đến cuối năm 2001 tổng số vốn tăng 33.28 lần so với số vốn được nhà nước giao khi thành lập. b. Về đầu tư phát triển: - Về xây dựng cơ bản: Công ty đã phát huy nội lực bằng nguồn vốn tự có, vốn liên doanh trong nước, vốn liên doanh nước ngoài đã mạnh dạn đầu tư nhiều hạng mục công trình. Nổi bật trong nhiều năm công ty đã đạt được những mục tiêu cơ bản sau: + Hoàn thành công trình toà nhà 115 Lê Duẩn + Cải tạo, xây mới khách sạn Holidays – Hà Nội + Cải tạo, xây dựng mới công trình Siêu thị 87 – 89 Lê Duẩn. + Xây dựng công trình Nhà hàng Thăng Long Xanh và siêu thị Thăng Long tại 15 – 17 Ngọc Khánh, Ba Đình. + Giải phóng mặt bằng, san nền hoàn chỉnh khu thương mại Bourbon Thăng Long. - Về bảo toàn vốn: với sự cố gắng, năng động và hiệu quả để phát triển được doanh nghiệp, công ty đã tập trung cải tạo sửa chữa, xây dựng mới các cơ sở vật chất – kỹ thuật, phát triển mạng lưới kinh doanh dịch vụ. Cùng với sự đầu tư nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật, công ty đã tập trung chỉ đạo kinh doanh dịch vụ với mục tiêu: sản xuất phải an toàn, kinh doanh phải hiệu quả. Vì vậy, trong 3 năm qua công ty không những bảo toàn được vốn mà còn phát triển không ngừng, đến nay (2002) là 40 tỷ đồng vốn đầu tư. Công ty không bị thất thoát vốn, không nợ đọng, vòng quay và sử dụng vốn đúng mục đích, qui định của tài chính. - Về cơ sở vật chất kỹ thuật: từ một đơn vị phục vụ ăn uống, quán trọ bình dân, đến nay về vật chất cơ sở kinh tế của công ty đã bao gồm 01 khách sạn 3 sao, 01 khách sạn 2 sao, 02 nhà nghỉ, 02 siêu thị, 01 quần thể vui chơi thể thao, 01 toà nhà 7 tầng cho thuê văn phòng đại diện, 1 đội xe phục vụ vận chuyển khách du lịch. c. Về khoa học công nghệ: để thực hiện việc mở rộng SXKD, đẩy mạnh đầu tư tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, các đơn vị thành viên trong toàn công ty đã tổ chức triển khai ứng dụng trong khoa học công nghệ mới, trang bị thêm các thiết bị và công cụ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả quản lý điều hành. Từ năm 1999 đến nay công ty và các đơn vị thành viên đã được trang bị và ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2001, công ty đã hoàn thành hệ thống mạng máy tính từ văn phòng công ty đến tất cả các đơn vị thành viên để quản lý, truyền đạt, thu thập xử lý thông tin- cơ sở dữ liệu nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Công ty đang triển khai để tổ chức thực hiện mô hình quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. d. Về hoạt động kinh tế đối ngoại và chuẩn bị hội nhập thị trường khu vực quốc tế: Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tích cực chuẩn bị để chủ động hội nhập thị trường khu vực quốc tế, ngoài việc phát huy nội lực công ty còn mở rộng và hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản,…. Công ty tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với các nước phát triển Tây Bắc Âu và Đông á như Đan Mạch, CHLB Đức, Ba Lan, Trung Quốc….. để tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tổ chức của họ. Công ty đã liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài để thành lập công ty liên doanh tạo địa bàn kinh doanh phù hợp với tình hình hội nhập kinh tế quốc tế. II. Những yếu kém còn tồn tại về tình hình hoạt động kinh doanh công ty trong 3 năm 2000 –2001 – 2002 a. Về khách quan: - Do thiếu vốn đầu tư, việc đổi mới công nghệ chậm nên chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng tăng của thị trường, năng suất lao động còn thấp, chi phí sản xuất cao nên sức cạnh tranh chưa mạnh. - Năm 2001 Nhà nước cấp bổ sung vốn lưu động song vẫn chậm so với yêu cầu, hầu hết các đơn vị thành viên phải vay vốn với số lượng lớn, tiền lãi vay phát sinh hàng năm cao, cộng với tồn đọng về công nợ và rủi ro thua lỗ của một số đơn vị từ những năm trước khi sát nhập thành lập công ty. Những công nợ này chưa được giải quyết nên làm giảm lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh của công ty. - Do cơ chế chính sách giao vốn, quản lý vốn của nhà nước đối với công ty chưa được đổi mới nên hiệu lực quản lý và điều hành của công ty còn bị hạn chế, tính chủ động và hợp tác của một số đơn vị thành viên chưa cao nên làm hạn chế sức cạnh tranh. b. Về chủ quan: - Trong đầu tư phát triển: + Hầu hết các đơn vị đã xác định được định hướng kinh doanh nên đã lập được kế hoạch kinh doanh và đầu tư dài hạn. Tuy nhiên khi tiến hành các bước đầu tư còn lúng túng, các đơn vị còn do thiếu thông tin hoặc do thiếu tầm nhìn xa nên khi lập kế hoạch đầu tư còn chưa phù hợp với xu thế phát triển, chưa tạo được thế đột phá trong cạnh tranh để tiến tới hội nhập thị trường khu vực và thị trường thế giới. + Cơ chế chính sách chưa tạo được cơ sở cho công ty, lượng vốn vay hàng năm cho đầu tư XDCB lớn và lãi vay ngân hàng phát sinh hàng năm cao dẫn đến các đơn vị chưa mạnh dạn đầu tư phát triển. - Trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh + Công tác nghiên cứu khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh do thiếu kinh phí, không có nhân lực đủ mạnh nên chưa phát triển. + Việc nối mạng vi tính trong toàn công ty đã cơ bản hoàn thành song việc sử dụng hệ thống phần mềm các hệ nghiệp vụ từ cơ quan công ty đến các đơn vị thành viên còn hạn chế. + Tiến trình triển khai thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 còn chậm. Vì vậy công ty cần có biện pháp triển khai nhanh để bắt kịp quá trình hội nhập sắp tới. - Việc phối hợp trong kinh doanh: nhiều đơn vị đã thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm và tính cộng đồng cao trong phối hợp kinh doanh, tạo sức mạnh chung của toàn công ty. Tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị chưa ý thức hết được ý nghĩa hết sức to lớn và tầm quan trọng đặc biệt trong tiến trình nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập với thị trường khu vực. Như vậy, qua ba năm đầu tiên của thế kỷ 21, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ khối du lịch, Sở du lịch Hà Nội, với sự nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ công nhân viên và sự đồng lòng nhất trí cao trong ban lãnh đạo, công ty đã có những bước tiến quan trọng về năng lực, về hiệu quả sản xuất kinh doanh đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, uy tín kinh doanh ngày càng được nâng cao. Hòa mình vào xu thế chung của cả nước, công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long trong quá trình kinh doanh đã gặt hái được nhiều thành công nhất định khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường. Tuy nhiên những kết quả mà công ty đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của công ty. Vì vậy để giải quyết vấn đề này đang là một thực tế đòi hỏi đặt ra hiện nay trong toàn công ty. III. Nhận xét về thời gian thực tập: Nhận xét về thực tế tại cơ sở thực tập: Trong thời gian thực tập tại công ty từ ngày 02/5/2003 đến ngày 28/62003 tại công ty Thương Mại và Du Lịch Tổng Hợp Thăng Long tại phòng Kinh Doanh. Với sự giúp đỡ của những cán bộ công nhân viên trong công ty nói chung và phòng Kinh Doanh nói riêng, tôi đã được tiếp cận với những kiến thức thực tế về nghiệp vụ kinh doanh XNK. Với những kiến thức đã học và tìm hiểu qua một số sách về nghiệp vụ kinh doanh XNK thì những gì tôi đã được tiếp cận tại phòng kinh doanh XNK là rất sát thực và chính những điều này đã giúp tôi hiểu rõ và sâu hơn về những vấn đề của kinh doanh XNK như một số nghiệp vụ sau: - Chào hàng, báo giá thường được công ty gửi qua fax, email, điện thoại, catalogue. - Nghiệp vụ đàm phán ký kết hợp đồng với bên nhập khẩu thì được công ty gửi bản chào hàng cố định, ký kết trực tiếp giữa hai bên hoặc do trưởng đại diện phía công ty ký trực tiếp với bạn hàng. Trước khi đi đến ký ký kết hợp đồng hai bên trao đổi các điều khoản trong hợp dồng bằng fax, email, điện thoại, hoặc thông qua người đại diện tại nước nhập khẩu - Ngoài những mặt hàng xuất khẩu trực tiếp thì công ty còn nhận xuất khẩu uỷ thác, đứng ra ký kết và thực hiện hợp đồng thao những yêu cầu của đơn vị uỷ thác. Nhìn chung với những kiến thức đã học tại trường Đại Học Quản Lý Kinh Doanh Hà Nội cùng với thời gian thực tập tại công ty những gì mà tôi đã thu thập và học hỏi được thì những kiến thức đã học trong nhà trường là rất thực tế. Chính vì vậy, tôi đã hiểu rõ hơn và sâu hơn về những vấn đề cần thiết phục vụ cho công việc của mình sau này. Trong thời gian thực tập tôi có được tiếp cận với một số tài liệu về hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tôi đặc biệt quan tâm đến thị trường Mỹ vì Mỹ là một thị trường có dung lượng lớn, hàng hoá nhập khẩu rất đa dạng và phong phú về mẫu mã, chủng loại và chất lượng. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ có tốc độ tăng khá nhanh về kim ngạnh cũng như chủng loại sản phẩm. Hiện Việt Nam đứng hàng thứ 72 trong số các nước có doanh số xuất khẩu sang Mỹ. Sau khi hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã được đại diện Chính phủ của hai bên ký kết vào ngày 13/07/2000 và sau đó được Quốc hội hai nước thông qua, doanh số xuất khẩu sang Mỹ ở giai đoạn đầu tăng nhanh ở các mặt hàng: giày dép, thuỷ sản, hàng may mặc, hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ… 2.Đề xuất đề tài luận văn: Với những gì đã thu thập được, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nông sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ” Đề tài gồm ba chương với nội dung: Lời nói đầu Chương I: Thị trường Mỹ và cơ hội của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam Chương II: Thực trạng sức cạnh tranh sản phẩm nông sản xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Mỹ Chương III: Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam Kết Luận.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC525.doc
Tài liệu liên quan