Mục Lục
Tóm tắt đề tài 1
Lời mở đầu 2
1. Khái quát chung về quỹ đầu tư
1.1 Lược sử quỹ đầu tư trên thế giới 3
1.2 Khái niệm và chức năng của quỹ đầu tư 5
1.3 Phân loại quỹ đầu tư 5
1.3.1 Căn cứ vào nguồn vốn huy động 5
1.3.2 Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn 6
1.3.3 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ: 6
1.4 Mô hình tổ chức 7
1.5 Tiêu chuẩn đán giá kết quả hoạt động của quỹ đầu tư 8
2. Thực trạng quỹ đầu tư từ năm 2000 đến nay ở Việt Nam 10
2.1 Quỹ đầu tư ở Việt Nam: hình thành và nở rộ 10
2.2 Một số văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quỹ đầu tư ở Việt Nam: 18
2.3 Thực trạng quỹ đầu tư ở Việt Nam
2.3.1 Một số quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay: 23 2.3.2 Những mặt hạn chế trong họat động đầu tư của quỹ đầu tư 33
2.3.3 Nguyên nhân một số hạn chế trong họat động đầu tư của quỹ 33
3. Giải pháp cho quỹ đầu tư
3.1 Kinh nghiệm quản lý quỹ đầu tư ở Mỹ 34
3.2 Kinh nghiệm quản lý đầu tư ở các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Thái Lan
3.2.1 Hàn Quốc 35
3.2.2 Thái Lan 35
3.3 Một số bài học rút ra cho việc phát triển quỹ đầu tư ở Việt
Nam 36
KẾT LUẬN 37
Phụ lục 1 38
Tài liệu tham khảo 40
===============
Lời mở đầu
Thị trường chứng khoán được xem là phong vũ biểu của nền kinh tế; việc đầu tư - kinh doanh chứng khoán đòi hỏi công chúng và các nhà đầu tư không chỉ có kiến thức về thị trường chứng khoán mà còn phải thường xuyên quan tâm, theo dõi, bám sát thực trạng, phân tích xu hướng phát triển của thị trường vốn. Để làm được điều này đòi hỏi các nhà đầu tư phải tiến hành khảo sát thực tiễn, thu thập thông tin, tài liệu để tiến hành phân tích từng chứng khoán cụ thể, lập và quản lý danh mục đầu tư nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng có đầy đủ kiến thức và khả năng để thực hiện điều này. Mâu thuẫn giữa nhu cầu đầu tư với khả năng hạn chế về tri thức, thông tin và công nghệ đã được giải quyết bởi sự xuất hiện các quỹ đầu tư chứng khoán.
Quá trình hội nhập và phát triển ở Việt Nam cần tăng cường sự chủ động về vốn và phát triển lĩnh vực đầu tư tài chính, ngoài những “công ty con” là ngân hàng, công ty tài chính, các tập đoàn kinh tế phi ngân hàng còn có công ty quản lý quỹ đầu tư và hàng loạt các quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu tư là kênh đầu tư vốn quan trọng cho các nhà đầu tư nhỏ trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường chứng khoán mới nổi đang phát triển như Việt Nam. Chính vì vậy, việc thành lập các quỹ đầu tư sẽ trở thành vấn đề tất yếu để thúc đẩy sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát hoàn thiện hoạt động quỹ đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành lập theo mô hình dạng tín thác.
1.5 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả hoạt động của quỹ đầu tư
Giá trị tài sản ròng của quỹ ( Net asset value – NAV): bằng tổng giá trị tài sản và các khoản đầu tư của quỹ trừ đi các nghĩa vụ phải trả của quỹ.
NAV (1 chứng chỉ quỹ) = NAV / số chứng chỉ quỹ đagn lưu hành
Giá chào bán = NAV (1 chứng chỉ quỹ) + Chi phí bán
Giá mua vào = NAV (1 chứng chỉ quỹ) – Chi phí mua
Loại phí và chi phí
Phí mà nhà đầu tư chỉ trả khi họ bắt đầu tham gia và khi rút tiền khỏi quỹ
Phí phát hành: Phí trả cho công ty quản lý quỹ khi đăng ký mua chứng chỉ quỹ
Phí hoàn tiền: Phí trả cho công ty quản lý quỹ khi nhà đầu tư rút lại tiền từ quỹ
Loại chi phí trực tiếp lên quỹ
Phí quản lý hàng năm: Phí trả hàng năm cho công ty quản lý quỹ cho việc quản lý đầu tư và điều hành quỹ, dựa trên phần trăm giá trị tài sản ròng trung bình của quỹ.
Phí thành công: Phí trả cho công ty quản lý quỹ dựa trên hoạt động của quỹ so với một mức lợi nhuận so sánh được một định mức đặt ra ban đầu, thông thường là tính theo tỷ lệ phần trăm trên phần vượt định mức.
Chi phí của Ban đại diện: Phí trả cho ban đại diện của quỹ.
Phí giám sát, lưu ký: Phí (thường dựa trên mức phần trăm của NAV trung bình hàng năm) và các chi phí trả cho ngân hàng giám sát, lưu ký.
Phí dịch vụ cho các nhà đầu tư: Chi phí đăng ký, hành chính, thanh toán cổ tức, v.v…
Phí kiểm toán: Phí trả cho công ty kiểm toán
Phí định giá: Phí trả cho công ty định giá, đánh giá độc lập
Phí liên quan tới luật pháp: Phí phải trả cho các đơn vị luật pháp
Phí vay: Chi phí, lãi vay cho các khoản vay của quỹ
Thuế: Bất kỳ loại thuế nào mà quỹ phải trả
Đại hội nhà đầu tư: Chi phí hội họp cho các nhà đầu tư
Phí pháp lý: Phí liên quan tới các hồ sơ thành lập, pháp lý
Phí môi giới: Chi phí trong việc giao dịch tài sản của quỹ
Phí thành lập: Thông thường cho các quỹ công ty, chi phí thành lập quỹ (bản cáo bạch, phí pháp lý, phí hành chính, vv…) và chi phí marketing (đối với hình thức quỹ đóng)
Thưởng khuyến khích
Công ty quản lý quỹ đầu tư được hưởng một khoản thưởng khuyến khích nhằm mục đích khuyến khích việc quản lý quỹ có hiệu quả cao nhất.
Thưởng khuyến khích được ấn định trên khoản lợi nhuận vượt so với lợi nhuận căn bản (lợi nhuận căn bản được xác định là lãi suất trái phiếu chính phủ do chính phủ phát hành hàng năm cộng thêm một khoản % nào đó) và được thanh toán cho công ty quản lý quỹ trong khoảng thời gian 14 ngày sau ngày Ban Đại Diện của quỹ phê duyệt các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán của quỹ đầu tư trong năm, cách tính thưởng khuyến khích như sau:
Công thức tính khoản lợi nhuận vượt (L) so với lợi nhuận căn bản:
L = Q – [R+(R x S)]
Trong đó:
- Q: là giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư vào ngày 31/12 hàng năm và do tổ chức lưu ký công bố hoặc một công ty tài chính độc lập hay công ty kiểm toán được Ban Đại Diện của quỹ đầu tư chấp nhận.
- R: là số vốn mà quỹ huy động được và đã ký hợp đồng với công ty quản lý quỹ trên cơ sở số vốn đó, (ví dụ: theo kế họach huy động vốn của bản cáo bạch này là 100 tỷ đồng và trong trường hợp 100 tỷ đồng sẽ được các nhà đầu tư mua hết, như vậy 100 tỷ đồng chính là R).
- S: là lãi suất trái phiếu chính phủ phi rủi ro được nhà nước Việt Nam phát hành hàng năm cộng với một khoản % xác định trước (ví dụ: trái phiếu chính phủ được phát hành năm 2002 là 6.5%/năm cộng với 2%, vậy S của năm 2002 là 8.5%).
Ví dụ: để tính số tiền thưởng khuyến khích (L) của công ty quản lý quỹ vào năm 2002, cách tính như sau:
Q = 110 tỷ đồng.
R = Số vốn được huy động là 100 tỷ đồng.
S của 2002= 6.5% + 2% = 8.5%.
Như vậy: L = 110 – [100 + (100 x 8.5%)].
L = 1.5 tỷ đồng.
=> Thưởng khuyến khích của công ty quản lý quỹ trong năm 2002 là: 20% x 1.5 tỷ = 300 triệu đồng.
2. Thực trạng quỹ đầu tư từ năm 2000 đến nay ở Việt Nam
2.1 Quỹ đầu tư ở Việt Nam: hình thành và nở rộ
Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ là loại hình kinh doanh còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam. Hoạt động của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ có thể được chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn từ năm 2000 trở về trước
Toàn bộ các quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn này đều là các quỹ nước ngoài, không có quỹ do Việt Nam thành lập. Đặc điểm chung trong hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài trong thời gian này là:
Hoạt động dưới hình thức văn phòng đại diện tại Việt Nam theo giấy phép hoạt động do Bộ Thương mại cấp, nhằm nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác đầu tư.
Các quỹ chủ yếu là đầu tư trực tiếp thông qua các Hợp đồng Liên doanh. Về sau, khi Nhà nước có chủ trương cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, một số nhà đầu tư đã tham gia mua cổ phần lần đầu của các doanh nghiệp này.
Phần lớn các quỹ đầu tư nước ngoài có Văn phòng đại diện tại Việt Nam là các quỹ đóng, được niêm yết tại một trong những thị trường chứng khoán nước ngoài, và có thời gian hoạt động từ 10 đến 30 năm. Hoạt động của các quỹ đầu tư và công ty quản lý trong thời gian này không có hiệu quả đáng kể.Hoạt động của các quỹ trong thời gian này không có hiệu quả, bởi lẽ:
Thiếu thông tin và tính minh bạch từ các công ty tiếp nhận vốn đầu tư.
Cơ cấu nợ trên vốn chủ sở hữu của các công ty trong nước tương đối cao, do vậy độ rủi ro là tương đối lớn.
Không đạt được thoả thuận với các cổ đông trong nước, do các cổ đông này còn xa lạ với các tập quán và thông lệ quốc tế khi đầu tư qua quỹ.
Các công ty trong nước thiếu vốn, công nghệ, và hoạt động marketing yếu.
Thiếu phương tiện để thu hồi vốn; cơ hội kinh doanh ngày càng bị thu hẹp.
Thiếu đội ngũ chuyên gia trong nước.
Trong giai đoạn trước năm 2000, số lượng quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ còn tương đối ít, các hoạt động của chúng chưa được biết nhiều qua các phương tiện thông tin đại chúng, và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính chưa được thống kê đầy đủ, công bố một cách chính thức xuất phát từ những khó khăn khách quan về môi trường hoạt động kinh doanh và từ nguyên tắc đầu tư của các quỹ trong thời gian này, cho đến nay phần lớn các quỹ đầu tư đã hết thời gian hoạt động hoặc đã tạm ngừng hoạt động. Một số quỹ đầu tư điển hình trong thời điểm này là:
Vietnam Fund (VF): phát hành cổ phiếu gọi vốn vào tháng 9/1991, là quỹ dạng đóng, thời gian hoạt động là 10 năm, quy mô quỹ 51 triệu USD, số tiền đã đầu tư 42 triệu USD, đăng ký niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Ireland. Công ty quản lý quỹ là Vietnam Fund Management Ltd., đã đầu tư vào 11 dự án và thu hồi vốn hai lần.
Vietnam Frontier Fund (VFF): phát hành cổ phiếu gọi vốn vào tháng 10/1994, là quỹ dạng đóng, quy mô vốn của quỹ 50 triệu USD, số tiền đã đầu tư 30 triệu USD, thời gian hoạt động 10 năm, niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Dublin – Ireland. Công ty quản lý quỹ là: Finansa, quỹ đã đầu tư vào 9 dự án, thu hồi vốn 01 lần.
Beta Mekong Fund (BMF) và Beta Vietnam Fund (BVF): phát hành cổ phiếu gọi vốn vào tháng 10 và 11 năm 1994, là quỹ dạng đóng, thời gian hoạt động 10 năm, quy mô vốn của quỹ 80 triệu USD, số tiền đưa vào đầu tư là 50 triệu USD, niêm yết tại thị trường chứng khoán Ireland. Công ty quản lý quỹ là: Indochina Asset Management Ltd., Quỹ đã đầu tư vào 17 dự án.
Lazard Vietnam Fund (LVF): phát hành cổ phiếu gọi vốn vào tháng 11 năm 1994, số vốn huy động 55 triệu USD, niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Dublin – Ireland. Công ty quản lý quỹ là: Vietnam Vest Ltd.
Giai đoạn từ năm 2000 đến nay:
Sự ra đời của thị trường giao dịch, chứng khoán tập trung đã đánh dấu biến động đáng kể về chất lượng hoạt động của các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ. Khác với các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm 1990, với sự kỳ vọng vào sự ra đời cuả thị trường chứng khoán ngay sau đó, xong cuối cùng đều không thành công và lần lượt rời khỏi Việt Nam (Vietnam Fund (1991), Beta Vietnam Fund (1994), Vietnam Frontier Fund (1994), Lazard Vietnam Fund (1994), Templeton Vietnam Opportunities Fund (1994)).
Các quỹ đầu tư mới, thành lập sau năm 2000 đã tỏ ra thận trọng hơn, có được kinh nghiệm nhiều hơn từ các quỹ đi trước. nếu như các quỹ đầu tư trước năm 2000 thường tìm đến những dự án lớn, doanh nghiệp quy mô với những khoảng đầu tư từ 5 đến 7 triệu Đô-la Mỹ, các quỹ mới hiện nay lập ra mục tiêu rất rõ ràng: Hiệu quả là quyết định không quan trong quy mô dự án, công ty nhỏ hay lớn. Các quỹ đầu tư nước ngoài điển hình nhất hiện nay gồm:
Vietnam Interprise Investment Limited (VEIL) do Dragon Capital quản lý, với tổng số vốn đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam cho đến nay đã lên đến gần 190 triệu USD. Quỹ VEIL đã được thành lập tại Việt Nam trước năm 2000, hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Dublin, và có thể được coi là đại diện duy nhất của làn sóng đầu tư gián tiếp lần thứ nhất của các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tiếp đến 2004, Dragon Capital đã cho ra đời Vietnam Growth Fund với số vốn 90 triệu USD. Vừa qua Dragon Capital còn nhận thêm, quản lý một quỹ đầu tư mới, Vietnam Dragon Fund, với số vốn lên đến 35 triệu USD.
Công ty quản lý quỹ Mekong Capital thành lập Mekong Enterprise Fund, hiện đã đầu tư khoảng 18,5 triệu USD vào các doanh nghiệp cổ phần của Việt Nam ( như công ty nhựa Tân Đại Hưng, công ty trang trí thiết kế nội thất AA, công ty cổ phần tin học Lạc Việt quản lý quỹ Lạc Việt…) dự kiến vào tháng 5/2006 sẽ thành lập thêm một quỹ đầu tư mới với số tiền 40 triệu USD.
Công ty Vina Capital thành lập Vietnam Opportunity Fund (VOF) vào một ngày 11/11/2003, VOF là quỹ đầu tư dạng đóng niêm yết tại thị trường chứng khoán London, với bốn cổ đông chính là Millenium Partners (New York), Deustche Bank Securities, SunWah Group (Hồng Kông) và Pacific Alliance Group. Năm 2004, VOF đã công bố khoảng đầu tư đầu tiên vào công ty kem Kinh Đô. Tháng 3/2006, Vina capital chính thức khai trương quỹ đầu tư bất động sản Vinaland Fund với số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài rót vào quỹ đã lên đến 65 triệu USD vượt mức dự kiến 15 triệu USD. Vina Capital không giấu tham vọng tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam dự định cuối năm 2006 công ty sẽ thành lập thêm quỹ Technology Fund để đầu tư vào các dự án công nghệ cao ở Việt Nam.
Quỹ đầu tư chứng khoán Phan-xi-păng do Jadine Matheson Vietnam quản lý, với mức vốn tối thiểu là 07 triệu USD, tối đa là 25 triệu USD. Đây là quỹ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, hiện đã huy động được khoảng 03 triệu USD và đang tham gia giao dịch các cổ phiếu niêm yết trên thị trường tập trung. Theo kế hoạch, Phan-xi-păng sẽ được niêm yết tại một thị trường chứng khoán nước ngoài, nhưng toàn bộ nguồn vốn của quỹ sẽ được đầu tư vào Việt Nam. Dự kiến trong quý 2006, Phan-xi-păng phát hành thêm 3,5 triệu cổ phiếu để tăng vốn.
Năm 2004, Dragon capital đã liên doanh với Ngân hàng cổ phần thương mại Sài gòn Thương Tín (Sacombank) để thành lập công ty quản lý quỹ Vietfund (VFN). Hiện nay, VFN đã tiến hành thành công đợt phát hành chứng chỉ quỹ cho Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1), là quỹ đầu tư dạng đóng đầu tiên Việt Nam với quy mô vốn là 300 tỷ đồng. Tháng 11 năm 2004, VF1 đã được phép niêm yết chứng chỉ quỹ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM.
Quỹ đầu tư Finansa với số vốn đầu tư 18 triệu USD với những cổ đông chính như Propaco (Pháp) và DIG (Đức) mới hình thành 8/2005, nhưng cũng đã đầu tư thành công vào một số doanh nghiệp vừa và nhỏ.
So với các quỹ đầu tư trước thời điểm năm 2000, hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài trong giai đoạn sau năm 2000 có một đặc điểm khác biệt rất dễ nhận thấy đó là quy mô vốn đầu tư so với quy mô vài chục triệu USD của các quỹ đầu tư trước năm 2000, các quỹ đầu tư mới thành lập ngoại trừ VEIL, đều có quy mô vốn khoảng từ 10 – 20 triệu USD. Tất nhiên các quỹ đầu tư này sẽ không ngừng lại ở quy mô vốn hiện tại nhưng việc huy động thêm vốn đầu tư đang được tiến hành theo từng giai đoạn, khi quá trình đầu tư trong giai đoạn đã hoàn tất và đạt kết quả tốt. Hoạt đông của các quỹ đầu tư nước ngoài hiện nay trên thị trường chứng khoản Việt Nam có thể được coi là yếu tố quan trọng, đóng vai trò là chất xúc tác cho sự phát triển của thị trường. Việc phục hồi hoạt động giao dịch trên thị trường vào khoảng cuối năm 2003, cho thấy có sự đóng góp rất lớn của các quỹ đầu tư nước ngoài. Sự trỗi dậy và phát triển các quỹ đầu tư nước ngoài đã tạo chất xúc tác khởi động sự phát triển các quỹ đầu tư trong nước. Cách đây 2 năm, quỹ đầu tư chứng khoán VF1 đầu tiên được thành lập vào 20/5/2004 có tổng giá trị chứng chỉ của quỹ niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM là 300 tỷ đồng. Sau đó, Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV hợp tác với các đối tác Mỹ Việt Nam Partner thành lập quỹ đầu tư có vốn là 300 tỷ đồng. Ra đời muộn hơn nhưng quỹ đầu tư Vietcombank1 (VBF1) thuộc Ngân hàng Ngoại Thương có số vốn tăng lên khá nhanh với 200 tỷ đồng, trong đó các nhà đầu tư Hong Kong, Singapore, Nhật đã góp hơn 33% số vốn; quỹ này đầu tư hơn 70% vốn vào các doanh nghiệp chưa niêm yết như Ngân hàng dầu khí Nguyễn Thông, Ngân Hàng Ngoại thương dự kiến cho ra đời thêm Vietcombank2 và Vietcombank3 với sự tham gia của các nhà đầu tư 49%
Tín hiệu tăng trưởng khả quan của nền kinh tế Viêt Nam trong những năm gần đây được cộng đồng tài chính quốc tế đánh giá cao. Những tên tuổi tài chính hàng đầu như Merill Lynch, Goldman Sachs, JP Morgan Chase đều dành mối quan tâm lớn hơn cho thị trường Việt Nam với nhiều hoạt động khảo sát. Liên tiếp các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức này có chung đánh giá cổ vũ, dòng vốn đầu tư tiếp tục chảy vào Viêt Nam trong nhiều năm tới. Trên thực tế, kết quả các đợt huy động vốn cả trong và ngoài nước đều vượt kỳ vọng ban đầu.
Quỹ đầu tư ở Việt Nam
Quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Công ty quản lý quỹ Vina Capital:
Công ty quản lý quỹ Quỹ Dragon Capital: công ty quản lý quỹ có thâm niên đầu tư ở Việt Nam, xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1995. Công ty hiện đang quản lý 3 quỹ: Vietnam Enterprise Invesment Limited (VEIL), Vietnam Growth Fund (VGF), Vietnam Dragon Fund (VDF).
VEIL thành lập từ năm 1996 với số vốn 16 triệu USD đến nay đã lên 500 triệu USD, quỹ đầu tư vào các lĩnh vực tài chính ngân hàng, bất động sản, cơ sở hạ tầng…, cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán Dublin, được giao dịch trên thị trường OTC của Luân Đôn, Newyork.
VGF: được thành lập năm 2005 với số vốn huy động lên đến 75 triệu USD, số vốn hiện tại lên đến 260 triệu USD, cũng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Dublin.
VDF: Dragon Capital cùng với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín thành lập quỹ đầu tư đầu tiên của Việt Nam, số vốn hiện tại lên đến 100 triệu USD
Công ty quản lý quỹ Mekong Capital: Mekong Capital là công ty quản lý đầu tư tập trung vào Private Equity tại Việt Nam các quỹ do Mekong capital quản lý:
Mekong Enterprise Fund, Ltd. là quỹ Private Equity với vốn cam kết là 18,5 triệu đô-la Mỹ, tập trung đầu tư vốn cổ phần vào các công ty tăng trưởng thuộc thế hệ đầu tiên các công ty tư nhân tại Việt Nam. Quỹ đã đầu tư vào 10 công ty trong giai đoạn từ 2003-2005.
Mekong Enterprise Fund II, Ltd. là quỹ Private Equity với vốn cam kết là 50 triệu đô-la Mỹ, tập trung đầu tư vốn cổ phần vào các công ty tăng trưởng thuộc thế hệ mới các công ty tư nhân tại Việt Nam. Các công ty này thường có mức tăng trưởng nhanh hơn so với các công ty thuộc thế hệ trước.
Vietnam Azalea Fund Limited là quỹ 100 triệu đô-la Mỹ tập trung thực hiện các khoản đầu tư thiểu số vào các phân khúc trước niêm yết và đã niêm yết của thị trường đầu tư private equity. Quỹ nhắm đến các công ty sẽ dẫn đầu Việt Nam trong tương lai, bao gồm các công ty tư nhân và công ty nhà nước cổ phần hóa.
Mekong Capital sẽ khai trương quỹ Mekong Enterprise Fund III, Ltd. trong năm 2010.
Công ty quản lý quỹ Quỹ Indochina Capital: chủ yếu đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, quản lý 2 quỹ: Indochina Land Holding với số vốn 42 triệu USD, quỹ đầu tư chứng khoán với số vốn 50 triệu USD
Quỹ đầu tư Việt Nam (VIF)
Ngày 14/3, Quỹ Đầu tư Việt Nam (VIF), liên doanh giữa Ngân hàng Đầu tư -Phát triển Việt Nam (BIDV) và đối tác Mỹ Vietnam Partners LLC, chính thức khai trương tại Hà Nội với quy mô vốn 1.600 tỷ đồng - tương đương khoảng 100 triệu USD.
Vì là một quỹ đầu tư thành viên dạng đóng thành lập tại Việt Nam với quy mô tối đa được phép huy động là 1.600 tỷ VNĐ (100 triệu USD). Thời gian hoạt động của quỹ này là 10 năm
Quỹ cũng sẽ đầu tư vào các dự án công nghiệp khai khoáng (titan, bôxit nhôm...), bưu chính - viễn thông, và những dự án cơ sở hạ tầng có triển vọng trong tương lai.
Do đó mục tiêu đầu tư của Quỹ Đầu tư Việt Nam được xác định là tạo ra sự tăng trưởng giá trị dài hạn của vốn đầu tư bằng cách đầu tư nắm cổ phần tại Việt Nam.
Quỹ Đầu tư Việt Nam sẽ do Công ty Liên doanh Quản lý Đầu tư BIDV - Vietnam Partners (BVIM) quản lý. Quỹ sẽ đầu tư vào cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hoá, cổ phần phát hành lần đầu của các công ty, các loại chứng khoán niêm yết có triển vọng tăng trưởng và có tính thanh khoản tốt, trên cơ sở tối ưu hoá lợi nhuận, quản lý chặt chẽ rủi ro. Quỹ cũng sẽ đầu tư vào một số dự án chọn lọc có tiềm năng sinh lời cao để nắm quyền sáng lập và sở hữu các công ty mới thành lập, công ty phát hành cổ phiếu lần đầu khi thành lập công ty.
Quỹ đầu tư cân bằng Prudential
Quỹ đầu tư cân bằng Prudential được thành lập tháng 10/2006 với vốn điều lệ ban đầu 500 tỷ đồng và chính thức niêm yết chứng chỉ quỹ ngày 4/12/2006 . Sau hơn 3 năm giao dịch, đến nay, PRUBF1 là một trong 4 chứng chỉ quỹ đầu tư lớn trên HoSE.
Ban đầu, quỹ đầu tư đầu tư chủ yếu vào trái phiếu, sau đó có sự chuyển dịch trong danh mục đầu tư, đã chuyển sang đầu tư vào cổ phiếu. Cụ thể:
Đến cuối tháng 1/2009, PRUBF1 đầu tư 77% vào trái phiếu và 14% vào cổ phiếu, giữ 9% giá trị danh mục bằng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn. Tính đến 31/12/2009, tỷ lệ đầu tư là 60% vào trái phiếu, 39% vào cổ phiếu, còn 1% là tiền gửi. Kết thúc năm 2009, mã VNM vẫn đứng đầu nhóm cổ phiếu đầu tư của PRUBF1, chiếm tỷ lệ 5,5% giá trị tài sản ròng, mã FPT chiếm 5%, GMD chiếm 3,6%, NTP chiếm 3,3%...
Saigon Fund A1
:
Saigon Fund A1 là quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên của công ty cổ phần quản lý quỹ Thành Việt với quy mô khoảng 33,35 tỷ đồng, giá phát hành 10.200 đồng/chứng chỉ quỹ (gồm giá một đơn vị quỹ: 10.000đồng và phí phát hành: 200đồng/chứng chỉ quỹ), trong đó khoảng 49% do các nhà đầu tư nước ngoài đóng góp”.
50-60% vốn của Saigon Fund A1 sẽ được đầu tư vào các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, phần 40-50% còn lại sẽ đầu tư vào các cổ phiếu chuẩn bị niêm yết. Toàn bộ danh mục đầu tư sẽ được thay đổi trong vòng 6 tháng đến 01 năm. Thời gian hoạt động của quỹ là 5 năm và được gia hạn khi cần thiết. Việc sử dụng vốn của Quỹ Sài Gòn A1 sẽ được đặt dưới sự giám sát của BIDV.
Danh mục đầu tư: xây dựng một danh mục đầu tư cân đối tập trung vào các công cụ nợ và cổ phiếu của các công ty có khả năng tăng trưởng cao
Chiến lược đầu tư
SFA1 theo đuổi chiến lược đầu tư đa dạng trên mọi lĩnh vực, đầu tư chú trọng vào các ngành như tài chính ngân hàng, dịch vụ, công nghệ thông tin, sản xuất công nghiệp và hàng tiêu dùng.
Tất cà các quyết định đầu tư đều đứng trên góc độ đầu tư dài hạn, tập trung vào những ngành có khả năng cạnh tranh, các công ty có tiềm năng, cơ hội phát triển và tốc độ tăng trưởng cao. Mục tiêu của SFA1 nhằm giảm thiểu rủi ro và đạt được tỷ suất lợi nhuận cao trong dài hạn
Saigon Fund A2
:
Do công ty cổ phần quản lý quỹ Thành Việt quản lý.
Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Sài Gòn A2 (SFA2) là quỹ đầu tư thành viên dạng đóng có thời hạn hoạt động là 5 năm, được thành lập và cấp phép hoạt động từ tháng 03 năm 2007, quy mô vốn ban đầu là 500.000.000.000 đồng (Năm trăm tỷ) với mục tiêu xây dựng một danh mục đầu tư tăng trưởng trên cả ba khía cạnh: lợi nhuận, giá trị tài sản và vốn. SFA2 định hướng đầu tư vào cổ phiếu của các công ty có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong tương lai, có chiến lược phát triển rõ ràng và bộ máy quản trị tốt.
Chiến lược đầu tư
SFA2 với tiêu chí đầu tư năng động trên cơ sở xây dựng danh mục hợp lý phù hợp với biến động của thị trường, tận dụng tốt những cơ hội nhằm đạt được những khoản lợi nhuận ngắn hạn nhưng vẫn đảm bảo được những mục tiêu chiến lược dài hạn của quỹ.
Chú trọng tham gia đầu tư vào cổ phiếu của các công ty với tư cách là nhà đầu tư chiến lược, hổ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm làm gia tăng giá trị của các công ty này góp phần làm gia tăng giá trị các khoản đầu tư của SFA2.
2.2 Một số văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quỹ đầu tư ở Việt Nam:
Theo Quyết định số 45/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế thành lập và quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán, một số điểm cần lưu ý như sau:
Khoản 3 - Điều 3. Các quy định chung về chào bán chứng chỉ (quỹ đại chúng) về Điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng:
Giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán ít nhất 50 (năm mươi) tỷ đồng Việt Nam;
Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ;
Có quy trình nghiệp vụ quản lý quỹ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro phù hợp.
Khoản 4 - Điều 3. Các quy định chung về chào bán chứng chỉ (quỹ đại chúng) về
Điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ cho các lần tiếp theo:
Điều lệ Quỹ có quy định về việc tăng vốn của Quỹ;
Lợi nhuận của Quỹ trong năm liền trước năm đề nghị tăng vốn phải là số dương;
Công ty quản lý quỹ không bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn hai (02) năm, tính đến thời điểm tăng vốn;
Phương án phát hành thêm chứng chỉ quỹ và phương án đầu tư số vốn thu được phải được Đại hội nhà đầu tư thông qua.
Khoản 2 - Điều 15. Danh mục đầu tư của quỹ đóng, quỹ đóng được phép đầu tư vào các loại tài sản tài chính sau
Cổ phiếu của công ty đại chúng.
Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu công ty;
Công cụ thị trường tiền tệ bao gồm chứng chỉ tiền gửi tại tổ chức tín dụng; tín phiếu kho bạc và thương phiếu với thời gian đáo hạn tính từ ngày phát hành không quá một (01) năm;
Các loại tài sản tài chính khác theo quy định của pháp luật và được Đại hội Nhà đầu tư chấp thuận bằng văn bản.
Khoản 3 - Điều 15 Vốn và tài sản của Quỹ đóng khi đầu tư phải tuân thủ các quy định sau:
Không đầu tư vào chứng chỉ quỹ của chính Quỹ đó hoặc vào chứng chỉ, vốn góp của Quỹ đầu tư chứng khoán khác;
Đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành tối đa không vượt quá mười lăm phần trăm (15%) tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, ngoại trừ trái phiếu Chính phủ;
Tối đa không đầu tư vượt quá hai mươi phần trăm (20%) tổng giá trị tài sản của Quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành, ngoại trừ trái phiếu Chính phủ;
Tối đa không đầu tư vượt quá ba mươi phần trăm (30%) tổng giá trị tài sản của Quỹ vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau;
Tối đa không đầu tư vượt quá mười phần trăm (10%) tổng giá trị tài sản của Quỹ vào bất động sản;
Không được sử dụng vốn và tài sản của Quỹ để cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào;
Trong trường hợp được Đại hội nhà đầu tư chấp thuận bằng văn bản, Quỹ đại chúng dạng đóng được đầu tư không quá mười phần trăm (10%) tổng giá trị tài sản của Quỹ vào cổ phiếu các tổ chức phát hành riêng lẻ, hoặc các tài sản tài chính khác theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
Điều 17. Nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng
1. Việc xác định giá trị các tài sản của Quỹ thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Đối với chứng khoán niêm yết, giá của các chứng khoán niêm yết được xác định là giá đóng cửa hoặc giá trung bình của ngày giao dịch gần nhất trước ngày định giá. Công ty quản lý quỹ chỉ được áp dụng thống nhất một trong hai loại giá nói trên làm cơ sở định giá tài sản Quỹ. Loại giá áp dụng phải được quy định rõ trong Bản Cáo bạch và Điều lệ Quỹ;
Đối với chứng khoán chưa niêm yết và giao dịch tại các công ty chứng khoán, giá của chứng khoán đó được xác định là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch cung cấp bởi ba (03) công ty chứng khoán không phải là người có liên quan của Công ty quản lý quỹ và Ngân hàng giám sát;
Đối với cổ phiếu niêm yết không có giao dịch trong thời gian ít hơn hai (02) tuần tính đến ngày định giá, giá của chứng khoán đó được xác định là giá trung bình trên cơ sở giá chào mua cung cấp bởi ba (03) công ty chứng khoán không phải là người có liên quan của Công ty quản lý quỹ và Ngân hàng giám sát;
Đối với cổ phiếu niêm yết không có giao dịch trong thời gian nhiều hơn hai (02) tuần tính đến ngày định giá, giá trị của chứng khoán đó được xác định như sau:
Bằng 80% giá trị thanh lý của một cổ phiếu tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất trong trường hợp tổ chức phát hành đang trong quá trình chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản;
Bằng giá mua trong các trường hợp khác; hoặc
Được xác định theo nguyên tắc định giá khác đã được Ngân hàng giám sát đồng ý và Đại hội nhà đầu tư chấp thuận.
Đối với các loại tài sản khác như tín phiếu kho bạc, hối phiếu ngân hàng, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng, trái phiếu có thời gian đáo hạn dưới một (01) năm kể từ ngày định giá, giá các chứng khoán đó được xác định bằng giá mua cộng với lãi luỹ kế tính đến thời điểm định giá. Trường hợp tài sản là trái phiếu chiết khấu, giá trị tài sản được xác định theo phương pháp định giá theo dòng tiền hoặc theo phương pháp nội suy tuyến tính trên cơ sở giá mua và mệnh giá của trái phiếu;
Đối với trái phiếu có thời gian đáo hạn trên một (01) năm kể từ ngày định giá, trái phiếu chuyển đổi, giá của các chứng khoán đó được xác định bằng giá thị trường theo quy định tại điểm a, b Khoản này. Trường hợp các chứng khoán đó được giao dịch thỏa thuận và không có giá thị trường, giá các chứng khoán này được xác định theo các mô hình lý thuyết định giá trái phiếu phù hợp;
Đối với chứng khoán phái sinh, giá các chứng khoán này được xác định bằng giá thị trường theo quy định tại điểm a, b Khoản này. Trường hợp các chứng khoán đó được giao dịch thỏa thuận và không có giá thị trường, giá các chứng khoán này được xác định theo các mô hình lý thuyết định giá chứng khoán phái sinh phù hợp;
Đối với các loại tài sản khác của Quỹ như cổ tức, lãi nhận được, tiền mặt, tiền gửi ngắn hạn có kỳ hạn không quá một (01) năm ngày kể từ ngày định giá, giá trị của các tài sản này được tính theo giá trị thực tế tại thời điểm xác định;
Trường hợp tài sản của Quỹ là bất động sản, giá trị tài sản này phải được định giá bởi một tổ chức định giá độc lập được sự đồng ý của Ngân hàng giám sát và được Đại hội nhà đầu tư chấp thuận. Tổ chức định giá này không phải là người có liên quan của Công ty quản lý quỹ và Ngân hàng giám sát. Tài sản này phải được thẩm định và định giá định kỳ sáu (06) tháng một lần. Trường hợp xảy ra những sự kiện có thể ảnh hưởng đến giá trị của tài sản, Công ty quản lý quỹ, Ngân hàng giám sát phải thông báo với tổ chức định giá;
Giá của các loại tài sản khác được xác định theo nguyên tắc định giá khoa học và khách quan khác đã được Ngân hàng giám sát phê duyệt và Đại hội nhà đầu tư chấp thuận.
2. Tổng nợ phải trả của Quỹ là các khoản nợ hoặc các nghĩa vụ thanh toán của Quỹ tính đến thời điểm xác định giá trị. Phương thức xác định giá trị các khoản nợ và nghĩa vụ thanh toán phải được Ngân hàng giám sát xác nhận là phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan.
3. Giá trị đơn vị quỹ bằng giá trị tài sản ròng của Quỹ chia cho tổng số đơn vị quỹ đang lưu hành.
Theo quyết định số 35/2007/QĐ-BTCvề ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ
“Công ty quản lý quỹ là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Ngoại trừ Công ty quản lý quỹ được cấp phép, các tổ chức kinh tế khác không được cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư”
Điều 10. Điều kiện hành nghề quản lý quỹ và các chức danh quản lý tại Công ty quản lý quỹ
Người hành nghề quản lý quỹ phải đáp ứng những quy định sau:
Có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật đầy đủ;
Có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng;
Có Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
Điều 18. Các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của Công ty quản lý quỹ
Công ty quản lý quỹ được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán sau đây:
Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán;
Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Điều 19. Hạn chế đối với hoạt động của Công ty quản lý quỹ và nhân viên làm việc tại Công ty quản lý quỹ
Công ty quản lý quỹ không được huy động và quản lý quỹ thành viên có từ ba mươi mốt (31) thành viên góp vốn trở lên.
Công ty quản lý quỹ không được là người có liên quan, có quan hệ sở hữu đối với Ngân hàng giám sát, Ngân hàng lưu ký của Quỹ, Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng mà Công ty đang quản lý. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, người hành nghề quản lý quỹ của Công ty quản lý quỹ không được đồng thời làm việc cho Ngân hàng giám sát, Ngân hàng lưu ký của Quỹ, của Công ty đầu tư chứng khoán mà Công ty đang quản lý và ngược lại.
Người có liên quan của Công ty quản lý quỹ, người hành nghề quản lý quỹ, người làm việc tại Công ty quản lý quỹ chỉ được mua, bán các chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng mà Công ty đang quản lý thông qua hệ thống giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung tại Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và khi Điều lệ Quỹ, Điều lệ Công ty đầu tư chứng khoán cho phép.
4. Công ty quản lý quỹ không được:
Sử dụng tài sản của Quỹ, Công ty đầu tư chứng khoán do mình quản lý để đầu tư vào chính Quỹ, Công ty đầu tư chứng khoán đó;
Sử dụng tài sản của Quỹ, Công ty đầu tư chứng khoán do mình quản lý để đầu tư vào các Quỹ đại chúng, Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng khác do mình quản lý;
Sử dụng tài sản của Quỹ đại chúng, Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng để đầu tư vào các Quỹ đầu tư, Công ty đầu tư chứng khoán khác do mình quản lý;
Sử dụng tài sản của Công ty, tài sản ủy thác theo danh mục đầu tư do mình quản lý để đầu tư vào các Quỹ đại chúng, Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng thành lập theo pháp luật Việt Nam do mình quản lý.
5. Công ty quản lý quỹ không được sử dụng tài sản của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng để góp vốn liên doanh, liên kết hoặc đầu tư vào chính Công ty quản lý quỹ, đầu tư vào tổ chức kinh tế là người có liên quan của Công ty quản lý quỹ, tổ chức kinh tế là người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ, người hành nghề quản lý quỹ. Công ty quản lý quỹ có thể sử dụng vốn của Quỹ thành viên, tài sản của nhà đầu tư ủy thác để thực hiện các hoạt động đầu tư này trong trường hợp Điều lệ Quỹ, Hợp đồng quản lý đầu tư, Biên bản thỏa thuận góp vốn có quy định cho phép Công ty quản lý quỹ thực hiện việc đầu tư này với mức phí quản lý phù hợp được nhà đầu tư chấp thuận.
Công ty quản lý quỹ không được sử dụng tài sản của quỹ, của công ty đầu tư chứng khoán tài sản ủy thác để cho vay, bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào của công ty, hoặc để thanh toán các nghĩa vụ nợ cho bản thân công ty, thanh toán các nghĩa vụ nợ của người có liên quan đến công ty hoặc thanh toán các nghĩa vụ nợ của bất kỳ đối tác nào.
Điều 24. An toàn tài chính đối với Công ty quản lý quỹ
Công ty quản lý quỹ phải đảm bảo vốn kinh doanh cho hoạt động đầu tư tài chính của công ty phải là nguồn vốn thực góp của công ty, không phải bao gồm cac nguồn vốn vay, vốn ủy thác hoặc vốn chiếm dụng từ các tổ chức cá nhân khác
Điều 35: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Công ty hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do một tổ chức hoặc một cá nhân làm Chủ sở hữu hoặc mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên với các thành viên góp vốn có thể là tổ chức, cá nhân hoặc theo mô hình công ty cổ phần.
2.3 Thực trạng quỹ đầu tư ở Việt Nam
2.3.1 Một số quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay:
Quỹ đầu tư tăng trưởng Manulife ( mã MAFPF1)
Lịch sử hình thành:
Quỹ MAFPF1 được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng theo giấy phép số 03/UBCK-DKCCCCQ và tổng số vốn dự kiến huy động từ công chúng là 250 tỷ đồng Viet Nam với 25 triệu đơn vị Quỹ có mệnh giá 10.000d/đơn vị quỹ.
Quỹ tiến hành huy động vốn từ ngày 19/7/2007 và kết thúc đợt huy động vào ngày 14/9/2007. Tổng vốn huy động được từ công chúng là 214.095.300.000 đồng Việt Nam tương ứng với số lượng đơn vị Quỹ là 21.409.530 đơn vị.
Tên quỹ
Quỹ tăng trưởng Manulife
Tên viết tắt
Niêm yết tại HOSE ( 4-12-2006)
Mã giao dịch
MAFPF1
Vốn điều lệ
214,095,300,000 đồng
Mệnh giá
10.000 đồng
Thời hạn hoạt động
7 năm
Công ty giám sát
Công ty quản lý qũy Manulife Việt Nam
Công ty kiểm toán
Ernst & Young Vietnam Ltd.
Nước ngoài sở hữu
6.12%
beta
0.49
Ngày giao dịch đầu tiên
28/12/2007
Ngân hàng giám sát
Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) Chi nhánh TP.HCM
Tình hình hoạt động của quỹ năm 2009
Quỹ đạt kết quả tột hơn so với chỉ số Vni-index với tăng trưởng NAV là 57.2% so với 56.8% của chỉ số tăng trưởng VNI-Index. Các ngành chiếm tỷ trọng cao trong danh mục đầu tư của quỹ là hàng tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe và viễn thông. Các ngành nay là các ngành có tăng trưởng ổn định và trong năm qua được khá nhiều hỗ trợ ưu đãi từ chính phủ. Chiến lược đầu tư của quỹ xoay quanh những ngành ôn định nhưng trong năm vừa qua cũng đã chú trọng đến ngành có tỷ suất sinh lợi cao như tài chính, dầu khí nhằm nắm bắt tình hình ổn định trở lại của thị trường chứng khoán Việt Nam sau khủng hoàng 2008.
Quỹ đầu tư cân bằng Prudential: (mã PRUBF1)
Lịch sử hình thành:
Quỹ đầu tư cần bằng Prudential (Quỹ PRUBF1) đã được Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ đầu tư số 06/ UBCKĐKQĐT vào ngày 05/10/2006. Thời gian hoạt động của Quỹ là 07 năm kể từ ngày 05/10/2006. Đây là loại hình quỹ đóng nghĩa là Quỹ không có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ do Quỹ phát hành theo yêu cầu của nhà đầu tư trong suốt thời gian hoạt động của quỹ
Vào ngày 22/11/2006, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy phép niêm yết số 02/UBCKGPNY cho phép Quỹ đầu tư cân bằng Prudential (Quỹ PRUBF1) niêm yết chứng chỉ quỹ trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh.
Công ty bắt đầu niêm yết với mã PRUBF1 ngày 04/12/2006 trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.
Tên quỹ
Quỹ đầu tư cân bằng Prudential
Tên viết tắt
Niêm yết tại HOSE ( 4-12-2006)
Mã giao dịch
(PRUBF1)
Vốn điều lệ
500 TỶ
Mệnh giá
10.000 đồng
Thời hạn hoạt động
7 năm
Công ty giám sát
Công ty Quản lý Quỹ Prudential Việt Nam
Công ty kiểm toán
KPMG
Nước ngoài sở hữu
7,158,290 (14.32%)
Beta
0.35
Ngân hàng giám sát
Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải Chi nhánh TP.HCM
Ngày giao dịch đầu tiên:
18/12/2006
Tình hình hoạt dộng năm 2009:
Mục tiêu đầu tư của quỹ là bảo tồn vốn cho nhà đầu tư và tăng trưởng. Năm 2008, do tránh bão, quỹ chuyển sang kênh trái phiếu là chủ yếu. Năm 2009, với tình hình kinh tế khả quan hơn, đã có những biến chuyển đáng kể về cơ cấu vốn với phương châm phát triến nhưng cẩn trọng.
Về thành quả đầu tư, NAV của Quỹ tăng 15%. Danh mục cổ phiếu đầu tư chủ yếu vào các công ty sản xuất hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu cơ bản, xây dựng vận tải. Đầu tư vào các loại trái phiếu ngắn hạn bằng việc chuyển đổi từ trái phiếu dài hạn do quy lo ngại trước lãi suất chiết khấu có thể gia tăng do rủi ro lạm phát đang leo thang.
Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam: (mã VFMVF1)
Lịch sử hình thành:
Quỹ đầu tư VF1 được cấp giấy phép thành lập và phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng vào ngày 24 tháng 3 năm 2004 bới UBCKNN căn cứ theo Nghị định 1442003/NĐCP ngày 28 tháng 11 năm 2003 về chứng khoán và TTCK và các văn bản pháp lý có liên quan. Quỹ đầu tư VF1 là một quỹ đóng và hoạt động với tư cách pháp lý trên cơ sở của Nghị định về chứng khoán và TTCK và các hệ thống pháp luất Việt Nam hiện hành.
Công ty bắt đầu niêm yết với mã VFMVF1 ngày 08/11/2004 trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.
Ngành nghề kinh doanh:
Ngành nghề chế biến nông lâm thuỷ sản
Ngành tài chính ngân hàng
Ngành du lịch và khách sạn
Ngành giáo dục và y tế
Ngành hàng tiêu dùng
Ngành vận tải hàng hoá
Ngành tiện ích công cộng
Bất động sản
Các công cụ thị trường tiền tệ;
Tên quỹ
Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam
Tên viết tắt
Quỹ đầu tư VF1
Mã giao dịch
VFMVF1, niêm yết tại HOSE ( 30-12-2005 )
Vốn điều lệ
1,000 tỷ đồng
Mệnh giá
10,000 đồng/đơn vị quỹ
Thời hạn hoạt động
10 năm kể từ ngày thành lập
Ngân hàng giám sát
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
Công ty kiểm toán
Ernst & Young Vietnam Ltd.
Nước ngoài sở hữu
39,897,240 (39.9%)
beta
0.88
Ngày giao dịch đầu tiên:
18/12/2006
Tình hình hoạt động 2009:
(nguồn báo cáo thường niên 2009)
Tăng trưởng NAV trong năm 2009 ghi nhận tăng trưởng ở mức. Tỷ trọng đầu tư cổ phiếu niêm yết tăng đáng kể, các cổ phiếu được đầu tư chủ yếu trong các ngành như tài chính ngân hàng, bất động sản, thực phẩm nước giải khát, vật liệu khai khoáng.
Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu: (VFMVF4)
Lịch sử hình thành:
Quỹ đầu tư VF4 được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng theo giấy phép số 04/UBCKGCN vào ngày 18/12/2007 và được UBCK Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập Quỹ số 11/UBCKGCN vào ngày 28/2/2008.
Quỹ đầu tư VF4 là quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng, thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng được công ty quản lý quỹ quản lý trong suốt thời hạn hoạt động, trừ trường hợp Quỹ được chuyển giao cho công ty quản lý quỹ khác quản lý hoặc bị giải thể trước hạn theo quyết định của Đại hội Nhà đầu tư.
Thời hạn hoạt động của Quỹ là 10 năm kể từ ngày UBCK Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Thời hạn hoạt động có thể được gia hạn thêm phụ thuộc vào đề nghị của Công ty quản lý quỹ và sự chấp thuận của Đại hội Nhà đầu tư và UBCK Nhà nước.
Tên quỹ
Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (VF4)
Tên viết tắt
Quỹ đầu tư VF4, niêm yết HOSE (12-6-2008)
Mã giao dịch
VFMVF4
Vốn điều lệ
806,460,000,000 đồng
Vốn huy động lần đầu
806.46 tỷ đồng
Mệnh giá
10,000 đồng/ đơn vị quỹ
Thời hạn hoạt động
10 năm kể từ ngày thành lập
Ngân hàng giám sát
Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) - CN TP. HCM
Công ty kiểm toán
KPMG
Nước ngoài sở hữu
30,894,880 (38.31%)
Beta
0.69
Ngày giao dịch đầu tiên:
12/06/2008
Tình hình hoạt đông của quỹ 2009
Với tiêu chí dầu tư chủ yếu vào các cổ phiếu Blue chip, cho nên trong cơ cấu danh mục đầu tư của mình thường là các ngành bất động sản, vật liệu khai khoáng, thực phẩm nước giải khát và tài chính ngân hàng. Năm 2009, tỷ trong đầu tư vào cổ phiếu tăng mạnh hơn so với tiền mặt. NAV tăng từ 3.6% lên 4.7% xấp xỉ 30%.
(nguốn báo cáo thường niên 2009)
Nhận xét chung:
Số lượng quỹ đầu tư trên thị trường chiếm tỷ trọng khá nhỏ với số lượng quỹ niêm yết khá ít ỏi là 4 quỹ.
Quỹ đầu tư chủ yếu là quỹ đóng và ở dạng tín thác, cơ cầu đầu tư chủ yếu ở các ngành nghề đang thu hút nhà đầu tư như bất động sản, tài chính ngân hàng, hàng tiêu dùng và thực phẩm v.v
Nhà đầu tư còn e dè và đánh giá thấp giá trị của quỹ đầu tư thể hiện ở chỗ tỷ lệ chiết khấu của giá trị thị trường so với NAV của quỹ khá thấp (phụ luc 1)
2.3.2 Những mặt hạn chế trong họat động đầu tư của quỹ đầu tư:
Khó giám sát hoạt động của quỹ đầu tư nên có thể dẫn đến gian lận, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư
Nếu đưa ra mức thưởng quá cao cho ban điều hành (ví dụ như 20% số tiền đạt được vượt trên chỉ tiêu), điều này khiến cho các nhà quản lý mạo hiểm đầu tư vào các hoạt động rủi ro để kiếm lời, như vậy có thể ảnh hưởng đến quỹ đầu tư.
Quỹ đầu tư chưa thể hiện vai trò của người tạo lập thị trường
Trên thị trường hiện nay, đa số là các nhà đầu tư cá nhân, họ ít kinh nghiệm , đầu tư theo tâm lý bầy đàn, trong khi các quỹ đầu tư còn tương đối ít, nên khó có thể dẫn dắt thị trường đi theo hướng chuyên nghiệp và ổn định hơn. Ngoài ra, với cách đầu tư mang tính ngắn hạn của quỹ đầu tư càng làm cho thị trường chứng khoán càng trở nên biến động hơn.
Giữa doanh nghiệp Việt Nam và các quỹ đầu tư chưa tìm được tiếng nói chung, doanh nghiệp chưa nhận được sự hỗ trợ từ vốn và kinh nghiệm quản lý từ quỹ đầu tư
Nguyên nhân, là do hiện nay quỹ thì còn ít, trong khi nhu cầu vốn của doanh nghiệp thì nhiều, cầu thì nhiều, trong khi cung thì ít do đó sẽ dẫn đến việc các quỹ đưa ra các tiêu chuẩn khắc khe trong việc đầu tư vào các doanh nghiệp. Ngoài ra, còn một số hạn chế cho các quỹ đầu tư nước ngoài theo luật định, như là việc hạn chế một số lĩnh vực đầu tư của các quỹ đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp có các lĩnh vực đó.
Đó là về phía quỹ đầu tư, còn đối với doanh nghiệp, do quỹ đầu tư còn mới đối với một số doanh nghiệp nên doanh nghiệp cũng e ngại khi tiếp xúc quỹ đầu tư, còn e ngại khi cho phép quỹ đầu tư tham gia hội đồng quản trị của công ty, đôi khi doanh nghiệp cũng không muốn công khai tình hình tài chính của công ty. Do đó, chủ yếu doanh nghiệp vẫn tiếp xúc nhiều với ngân hàng là chủ yếu.
2.3.2 Nguyên nhân một số hạn chế trong họat động đầu tư của quỹ:
Sự mất cân đối cung cầu thị trường làm cho thị trường luôn biến động thất thường, không ổn định.
Quan hệ cung cầu mất cân đối, cầu đôi khi quá nhiều so với cung, đã làm giá cổ phiếu tăng mạnh, vượt xa quá giá trị thực của nó, hay khi cung nhiều cầu ít, khiến giá chứng khóan sụt giảm nhiều, điều đó làm cho thị trường mất tính ổn định, gây khó khăn cho họat động đầu tư vào chứng khóan của quỹ đầu tư. Mặt khác, do sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường càng thu hút nhiều nhà đầu tư cá nhân, trong khi những nhà đầu tư này không có hoặc rất ít kiến thức lẫn kinh nghiệm trong việc đầu tư vào lĩnh vực, đầu tư một cách cảm tính, không thông qua các phân tích, nên khi có biến động mạnh theo chiều hướng xấu, các nhà đầu tư dễ rời bỏ thị trường, điều này đã ảnh hưởng không tốt đến thị trường, khiến thị trường có biến động mạnh.
Đầu tư theo tâm lý bầy đàn cũng là nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn của thị trường. Do kiến thức không nhiều, dễ bị tâm lý tác động nên các nhà đầu tư sẽ có những phản ứng thái quá đối với các biến động thị trường.
Việc sử dụng các thông tin nội bộ để đầu tư cũng khiến cho thị trường không ổn định, đồng thời gây ra sự bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Ở Việt Nam, việc sử dụng thông tin nội bộ để đầu tư là phổ biến, do đó cần đưa những pháp luật để điều chỉnh vấn đề này.
Việc rối lọan thông tin trên thị trường làm cho nhà đầu tư có những phán đóan không chính xác, đưa đến những đầu tư không tốt, ảnh hưởng đến thị trường. Sự lợi dụng thông tin để làm lợi cho từng cá nhân mà ảnh hưởng đến các nhà đầu tư khác, dẫn đến việc tăng giá chứng khóan một cách giả tạo sẽ gây nguy hiểm cho thị trường, vì rất dễ gây sự biến động giá cả theo chiều hướng không tốt.
Việc chỉ vài nhà đầu tư giàu có, có khả năng làm ảnh hưởng thị trường do sử dụng tin đồn cũng ảnh hưởng đến sự bất ổn của thị trường.
Với hệ thống pháp luật đang trên đà cải thiện để tiến tới sự hòan thiện nên vẫn còn thiếu sót, chính phủ cần cải thiện hệ thống pháp luật nhằm hạn chế những mặt trái của thị trường, tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các nhà đầu tư.
3. Giải pháp cho quỹ đầu tư
3.1 Kinh nghiệm quản lý quỹ đầu tư ở Mỹ
Tuy quỹ đầu tư ra đời đầu tiên ở Hà Lan, nhưng loại hình này lại phát triển mạnh mẽ nhất ở thị trường chứng khoán Mỹ. với tư cách là một thị trường đã phát triển, loại hình quỹ đầu tư ở Mỹ mang một số đặc trưng riêng của nó nhưng vẫn có giá trị để chúng ta học hỏi và phát triển loại hình này ở Việt Nam. Một số đặc điểm nổi bật của nó như sau:
Mô hình hoạt động chiếm ưu thế của các quỹ đầu tư theo mô hình công ty: có cơ cấu tổ chức chặt chẽ bao gồm Hội Đồng Quản Trị quyết định tất cả các hoạt động đầu tư và đứng ra thuê công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát thực hiện các giao dịch. Đồng thời, với sự phát triển rất dài và bền vững của thị trường chứng khoán Mỹ, loại hình Quỹ mở được ưu thích hơn do tính thanh khoản cao của các chứng chỉ quỹ ở dạng này.
Hệ thống tổ chức quỹ đầu tư chặt chẽ, với việc phân công trách nhiệm rõ ràng phù hợp với trình độ quản lý và mục đích đầu tư đã tạo tiền đề cho các quỹ hoạt động hiệu quả hơn ở Mỹ.
Bên cạnh đó, với một hệ thống pháp luật được quy định rõ ràng, đặc biệt có các điều khoản nhằm bảo vệ nhà đầu tư, nhằm tạo tính an toàn thu hút nhà đầu tư sử dụng tiền của mình để đầu tư vào quỹ.
3.2 Kinh nghiệm quản lý quỹ đầu tư ở các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Thái Lan
3.2.1 Hàn Quốc
Quỹ đầu tư ở Hàn Quốc được hình thành từ năm 1969, và mô hình hoạt động ở dạng tín thác tồn tại chủ yếu. Một lý do dễ thấy là để huy động vốn lớn phát triển kinh tế trong ngắn hạn, ổn định thị trừơng chứng khoán cho hoạt động đầu tư gián tiếp.
Một đặc trưng dễ thấy ở thị trường chứng khoán Hàn Quốc là các công ty quản lý Quỹ sẽ đảm nhiệm luôn việc bán chứng chỉ Quỹ cho công chúng qua hệ thống chi nhánh của công ty. Ưu điểm của hình thức này là quỹ đầu tư ít chịu ảnh hưởng của công ty chứng khoán giảm chi phí giao dịch dẫn đến phát triển quỹ đầu tư hơn.
3.2.2 Thái Lan
Uỷ ban chứng khoán hoạt động hiệu quả độc lập trong công tác của quỹ đầu tư.
Kênh phân phối của quỹ đầu tư liên kết mạnh mẽ với các ngân hàng thương mại là một kênh phân phối rộng rãi ở thị trường mới nổi, các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với việc mua bán chứng chỉ quỹ.
Một điều kiện phát triển quỹ đầu tư cũng giống với thị trường chứng khoán đã phát triển ở Mỹ là các văn bản luật và các quy chế pháp luật điều chỉnh hoạt động của quỹ đầu tư không ngừng được hoàn thiện tạo tiền đề cho sự phát triển.
Đặc điểm nổi bật là việc ưu tiên liên doanh nước ngoài để lập quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ nhằm tranh thủ vốn và kỹ năng kinh nghiệm của đối tác nước ngoaì.
Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực hoạt động quản lý quỹ đầu tư.
3.3 Một số bài học rút ra cho việc phát triển quỹ đầu tư ở Việt Nam
Điều kiện để phát triển quỹ đầu tư là phải thu hút đông đảo các nhà đầu tư cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi, họ cần có một kiến thức nhất định về kinh doanh chứng khoán, tuy nhiên lại không thích trực tiếp kinh doanh. Vì thế, quỹ đầu tư cần có nhiều biện pháp để thu hút các nhà đầu tư chẳng hạn như tạo một danh mục đầu tư hấp dẫn, minh bạch thông tin để tạo niềm tin cho họ…
Nhà nước nên quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp phục vụ trong lĩnh vực này (nhân viên trong các công ty quản lý quỹ).
Do thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ nên mô hình hoạt động cần đuợc khuyến khích là mô hình quỹ đầu tư tín thác. Ở giai đoạn này cũng cần phát triển loại hình quỹ đầu tư dạng đóng với cơ cấu vốn ổn định giúp cho các tổ chức quản lý quỹ ít kinh nghiệm quản lý tốt hơn.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần có những ưu đãi về thuế để khuyến khích loại hình quỹ đầu tư phát triển tạo lập một kênh huy động và kênh đầu tư hấp dẫn cho thị truờng chứng khoán.
KẾT LUẬN
Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư là tất yếu khách quan và là sản phẩm trực tiếp của quá trình phát triển của phân công lao động xã hội đối với thị trường tài chính. Hoạt động của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà còn phát triển trên phạm vi quốc tế. Vì vậy, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam là mục tiêu của Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, nâng cao hình ảnh con hổ châu Á Việt Nam trên thế giới. Để thị trường chứng khoán có thể tăng trưởng bền vững và ổn định, trong giai đoạn hiện nay cần thiết có sự tham gia của các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp giúp cho thị trường ổn định hơn, điều hòa các giao dịch trên thị trường. Tuy nhiên, do những đặc điểm và các nhân tố của việc thiết lập quỹ được hình thành từng bước, cho nên, ở giai đoạn đầu phải thành lập các quỹ đầu tư dưới dạng hợp đồng và tổ chức - quản lý theo mô hình đóng; đồng thời, việc thành lập công ty quản lý quỹ có thể bắt đầu từ mô hình công ty tư vấn đầu tư chứng khoán.
Phụ lục 1:
Số liệu NAV và tỷ lệ chiết khấu chứng chỉ quỹ so với NAV
VFMVF1
thang
NAV
GIÁ THỊ TRƯỜNG
CHIẾT KHẤU
1
16.970
7.90
53.45%
2
16.738
6.90
58.78%
3
15.423
7.10
53.96%
4
16.551
8.60
48.04%
5
18.690
9.40
49.71%
6
22.137
11.70
47.15%
7
21.521
12.70
40.99%
8
23.249
15.30
34.19%
9
26.669
16.20
39.26%
10
27.912
18.00
35.51%
11
29.158
15.70
46.16%
12
25.562
13.80
46.01%
VFMVF4
NAV
GIÁ THỊ TRƯỜNG
CHIẾT KHẤU
1
8.527
4.70
44.88%
2
8.413
4.50
46.51%
3
7.582
4.60
39.33%
4
8.619
5.90
31.55%
5
9.221
6.70
27.34%
6
11.147
8.50
23.75%
7
10.899
8.40
22.93%
8
11.601
10.00
13.80%
9
13.779
10.50
23.80%
10
14.579
12.10
17.00%
11
15.392
11.30
26.59%
12
12.461
9.10
26.97%
PRUBF1
NAV
GIÁ THỊ TRƯỜNG
CHIẾT KHẤU
1
7.920
3.90
50.76%
2
7.758
4.30
44.57%
3
7.732
4.20
45.68%
4
7.900
4.70
40.51%
5
8.113
4.70
42.07%
6
8.358
5.00
40.18%
7
8.285
5.00
39.65%
8
8.497
5.40
36.45%
9
8.879
5.30
40.31%
10
9.089
6.50
28.48%
11
9.482
6.10
35.67%
12
9.038
5.90
34.72%
MAFPF1
NAV
GIÁ THỊ TRƯỜNG
CHIẾT KHẤU
1
4.414
3.40
22.97%
2
4.305
2.90
32.64%
3
3.596
3.00
16.57%
4
4.467
3.60
19.41%
5
4.795
3.70
22.84%
6
6.293
4.80
23.72%
7
5.847
4.60
21.33%
8
6.196
5.00
19.30%
9
7.382
4.80
34.98%
10
7.845
6.20
20.97%
11
8.605
5.90
31.44%
12
6.768
5.90
12.83%
Tài liệu tham khảo
Nhập môn Tài chính tiền tệ - PGS. TS Sử Đình Thành – TS. Vũ Thị Minh Hằng – Nhà xuất bản lao động xã hội 2008
Thị trường Tài Chính – PGS. TS Bùi Kim Yến – TS. Nguyễn Minh Kiều – Nhà xuất bản thống kê năm 2009
Quyết định số 45/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế thành lập và quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán
Quyết định số 35/2007/QĐ-BTCvề ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ
báo cáo thường niên năm 2009 của các quỹ MAFPF1, PRUBF1, VMFVF1, VMFVF4.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi dung quy dau tu.doc