Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển hàng hoá trên thị trường mở ở Việt Nam

NVTTM là các hoạt động mua bán các chứng từ có giá của NHTW với các đối tác được lựa chọn. Trong số các công cụ của NHTW khi thực hiện CSTT quốc gia, đây là công cụ có tính linh hoạt và chủ động nhất. Bởi mục đích quản lý của NHTW mà nó sẵn sàng không tính đến lợi nhuận và có thể mua bán với bất cứ số lượng nào, trong khi các chủ thể tham gia TTM lại luôn quan tâm đến lợi nhuận, vì thế, NHTW luôn có thể đạt được mục đích của mình. NHNN Việt Nam mới chỉ đưa công cụ NVTTM vào hoạt động từ năm 2000 nhưng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Các hàng hoá chủ yếu trên thị trường vẫn chỉ là Tín phiếu kho bạc và Tín phiếu NHNN. Nhưng khi có thêm quy định mới về các hàng hoá trên TTM thì số lượng và chủng loại hàng hoá đã có sự đa dạng hơn, xuất hiện các loại giấy tờ có giá có thời hạn còn lại ngắn như Trái phiếu chính phủ, chứng chỉ tiên gửi. . Và trong tương lai không xa các hàng hoá này sẽ ngày càng phong phú.

doc14 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển hàng hoá trên thị trường mở ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Ngân hàng trung ương (NHTW) ra đời gắn liền với quá trình phát triển và phân hoá của hệ thống ngân hàng, với chức năng phát hành tiền cho nền kinh tế, nhận tiền gửi, cung ứng tín dụng và tổ chức thanh toán cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác. Đồng thời, NHTW cũng thực hiện vai trò quản lý Nhà nước về các hoạt động tiền tệ và ngân hàng thông qua chính sách tiền tệ (CSTT). Để điều hành CSTT, NHTW phải sử dụng hệ thống các công cụ trực và gián tiếp. Trong đó, công cụ nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM) được đánh giá là chủ động và linh hoạt nhất. Vì vậy, công cụ này được sử dụng rất phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển. ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nghiên cưú và bước đầu đưa NVTTM vào sử dụng trong điều hành CSTT. Do là một công cụ mới và thực trạng nền kinh tế đất nước còn ở trình độ thấp nên hàng hoá trên TTM nước ta rất nghèo nàn, chưa phong phú. Vì thế, hoạt động của TTM không sôi động và công cụ này chưa phát huy được những ưu điểm của mình. Nhận thức được ý nghĩa của NVTTM trong thực hiện CSTT, đặc biệt là vấn đề hàng hoá trên thị trường này, em đã chọn nghiên cứu đề tài " Thực trạng và giải pháp phát triển hàng hoá trên TTM ở Việt Nam". Được sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thanh Nhàn, em đã hoàn thành đề án này. Do hiểu biết còn chưa thực sự sâu sắc và tài liệu chưa phong phú, bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô thông cảm và chỉ bảo để em hoàn thiện bài tiểu luận của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: LÊ THị THANH. Phần nội dung Lý luận chung I. NHTW và chính sách tiền tệ 1. Sự hình thành NHTW NHTW ra đời trên cơ sở phân hoá của hệ thống NHTM. Quá trình này diễn ra song song với việc tách riêng chức năng phát hành tiền và chức năng kinh doanh tiền tệ của hệ thống ngân hàng. Từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 17, các nghiệp vụ của NHTM đã phát triển và dần hoàn thiện bao gồm: nhận gửi và cho vay; phát hành tiền; chiết khấu thương phiếu; chuyển ngân, thanh toán bù trừ và bảo lãnh. Nhờ sự mở rộng nhanh chóng của hoạt động thương mại trong phạm vi 1 nước cũng như giữa các quốc gia, những đòi hỏi về vốn, yêu cầu thanh toán, chuyển tiền...đã tạo ra động lực thúc đẩy hệ thống NHTM phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, đến thế kỷ thứ 18, các ngân hàng lợi dụng ưu thế của mình để phát hành một khối lượng lớn các kỳ phiếu tách rời khỏi dự trữ vàng để cho vay. Điều này không những đe dạo khả năng chuyển đổi ra tiền của các kỳ phiếu mà còn gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc kiểm soát khối lượng tiền lưu thông và tính chất bảo đảm của khối lượng tiền đó. Vì vậy, Nhà nước đã ban hành các đạo luật hạn chế số lượng các ngân hàng được phép phát hành tiền. Vào thế kỷ 20, hầu hết các nước phát triển đều chỉ cho 1 ngân hàng độc quyền phát hành tiền nhưng chúng vẫn thuộc sở hữu tư nhân. Sau cuộc khủng hoảng1929-1933, các Nhà nước mới chính thức quốc hữu hoá các ngân hàng phát hành tạo nên ngân hàng Trung ương. 2. Các chức năng của NHTW Các chức năng cơ bản của NHTW là phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, là ngân hàng của chính phủ và thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt động tiền tệ ngân hàng. NHTW là cơ quan duy nhất được phép phát hành tiền bao gồm giấy bạc và tiền kim khí nhằm đảm bảo thống nhất và an toàn cho hệ thống lưu thông tiền tệ của quốc gia. NHTW cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các ngân hàng trung gian như: mở tài khoản và nhận tiền gửi, là trung tâm thanh toán , cung cấp tín dụng ....cho các ngân hàng. NHTW cũng có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho chính phủ. Cụ thể là làm thủ quỹ cho kho bạc Nhà nước, tạm ưngcho Ngân sách nếu tạm thời thiếu hụt, làm đại lý và tư vấn cho chính phủ về phát hành chứng khoán chính phủ, về hoạch định chính sách.... NHTW là cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động tiền tệ ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn cho cả hệ thống và lưu thông tiền tệ quôc gia được bình thường. 3. Chính sách tiền tệ (CSTT): Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó NHTW sử dụng những công cụ của mình để điều tiết và kiểm soát điều kiện tiền tệ của nền kinh tế nhằm đảm bảo ổn định giá trị tiền tệ, tạo nền tảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và duy trì các mục tiêu xã hội hợp lý. CSTT phải đảm bảo các mục tiêu chính :ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm. Để đạt được các mục tiêu này, NHTW phải sử dụng hệ thống các công cụ trực tiếp và gián tiếp. Các công cụ trực tiếp có tác động trực tiếp vào các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế, bao gồm: hạn mức tín dụng,ấn định lãi suất, tỷ giá, chính sách cho vay chỉ định .... Các công cụ này thường có ảnh hưởng lớn và rất hạn chế sử dụng. Các công cụ gián tiếp như công cụ dự trữ bắt buộc, chính sách tái cấp vốn, và nghiệp vụ thị trường mở không có tác động trực tiếp như công cụ trực tiếp mà phải qua các trung gian truyền dẫn nhưng lại mang đến sự linh hoạt và chủ động hơn cho NHTW khi thực hiện CSTT. Vì thế, hệ thống công cụ này thường được lựa chọn hơn. 4. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: Nghiệp vụ thị trường mở là các hoạt động mua bán các chứng từ có giá của NHTW với các đối tác được lựa chọn. Hành vi mua bán các chứng từ có giá trong NVTTM cho phép NHTW tác động trực tiếp vào dự trữ của NHTM, từ đó sẽ ảnh hưởng đến cung cầu vốn khả dụng cũng như lãi suất thị trường liên ngân hàng. Với công cụ này, NHTWsẽ chủ động tăng giảm lượng cung tiền cho phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế. Vì vậy, công cụ NVTTM đang dần trở thành công cụ được NHTW các nước ưa thích sử dụng nhất. II. Hàng hoá của nghiệp vụ thị trường mở 1. Tín phiếu kho bạc Tín phiếu kho bạc là giấy nhận nợ của chính phủ để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong năm tài chính (thời hạn dưới 12 tháng). Nhờ tính thanh khoản cao và được phát hành định kì với khối lượng lớn và có thể thoả mãn nhu câù can thiệp của NHTW với liều lượng khác nhau mà tín phiếu kho bạc trở thành hàng hoá chủ yếu của NVTTM. 2. Chứng chỉ tiền gửi: Chứng chỉ tiền gửi là giấy nhận nợ của ngân hàng, của các định chế tài chính phi ngân hàng phát hành, xác nhận một món tiền đã được gửi vào ngân hàng trong một thời gian nhất định với một mức lãi suất định trước. Đây cũng là hàng hoá phổ biến của NVTTM, đó là một hình thức huy động vốn chủ động của ngân hàng thay vì phải phụ thuộc vào người gửi tiền. 3. Thương phiếu: Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Đây là giấy nhận nợ được phát hành bởi các doanh nghiệp nhằm bổ sung nhu cầu vốn ngắn hạn. Thương phiếu là tài sản có đối với người sở hữu, có thể là ngân hàng hoặc tổ chức phi ngân hàng. Việc mua bán thương phiếu của NHTW sẽ ảnh hưởng đến dự trữ của ngân hàng hoặc tiền gửi của các khách hàng tại NHTM. 4. Trái phiếu chính phủ: Trái phiếu chính phủ là chứng khoán nợ dài hạn được Nhà nước phát hành nhằm bù đắp thâm hụt Ngân sách Nhà nước.Do có tính an toàn, khối lượng phát hành, tính ổn định trong phát hành và khả năng tác động vào thị trường tài chính mà trái phiếu chính phủ vẫn được coi là một hàng hoá trên TTM. 5. Trái phiếu chính quyền địa phương: Trái phiếu này cũng tương tự như trái phiếu chính phủ nhưng khác về thời hạn và điều kiện ưu đãi như thuế thu nhập,...Chính quyền địa phương phát hành loại trái phiếu này để tài trợ cho chi tiêu của mình. 6. Các hợp đồng mua lại: Đây là những món vay ngắn hạn, trong đó, tín phiếu kho bạc được dùng làm vật bảo đảm cho tài sản có mà người cho vay nhận được nếu người đi vay không thanh toán được nợ. Do cạnh tranh trên thi trường tài chính ngày càng gay gắt, do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hoá hoạt động tài chính, sự xuất hiện của các tổ chức tài chính mới,do sự tiến bộ của công nghệ ngân hàng... hàng hoá trên TTM có xu hướng ngày càng phong phú và đa dạng. Sau đây em xin trình bày về thực trang hàng hoá trên TTM ở Việt Nam và đơn cử một vài biện pháp để phát triển các hàng hoá này. Thực trạng và giải pháp I. Thực trạng 1. Công cụ NVTTM trong điều hành CSTT ở Việt Nam: Hiệu quả của CSTT phụ thuộc vào khả năng điều tiết chủ động và linh hoạt khối lượng tiền cung ứng khi cần thiết và quan trọng là sự điều tiết này phải tạo được các phản ứng của thị trường thể hiện ở sự thay đổi lãi suất, tỉ giá, giá cả....Các công cụ điều tiết trực tiếp mang tính hành chính và tách rời các lực lượng thị trường nên không thể là sự lựa chọn tối ưu. Trong số các công cụ gián tiếp, công cụ dự trữ bắt buộc và chính sách tái cấp vốn chưa hoàn toàn đem lại sự chủ động cho NHTW, chỉ có NVTTM là công cụ điều tiết có hiệu quả nhất. ở Việt Nam, do sự phát triển còn hạn chế của nền kinh tế cũng như của thị trường tài chính, phải đến ngày 12/7/2000 NVTTM mới chính thức được đưa vào hệ thống các công cụ của CSTT. Đây cũng là thời điểm đánh dấu việc chuyển từ sử dụng công cụ trực tiếp sang gián tiếp trong điều hành CSTT của NHNN Việt Nam. Sau hơn 3 năm hoạt động, NVTTM đã đi vào ổn định và có thể khẳng định NHNN đã đạt được thành công bước đầu trong việc sử dụng công cụ tiên tiến này. Hoạt động của TTM được ví như một kênh cung ứng cung ứng vốn quan trọng của NHNN nhằm thực hiện CSTT quốc gia. Đây thực sự là chiếc “phao” hỗ trợ cho các TCTD trong các trường hợp cần thanh khoản lập tức.TTM cũng chính là nơi mà các TCTD có thể đầu tư khi thừa vốn kinh doanh, đồng thời cũng là “van an toàn” đảm bảo khả năng thanh toán cho các TCTD khi thị trường có biến động đột xuất khiến các tổ chức này thiếu vốn khả dụng. Như vậy, TTM đã có tác động tích cực làm ổn định lãi suất, ổn định thị trường tiền tệ. 2. Các hàng hoá trên TTM: 2.1. Tín phiếu ngân hàng Nhà nước:(TPNHNN) TPNHNN là loại giấy tờ có giá ngắn hạn (thường dưới 1 năm) được phát hành dưới hình thức ghi sổ hoặc chứng chỉ mà NHNN phát hành cho các TCTD để thực hiện CSTT quốc gia. TPNHNN được tự do mua bán, chuyển nhượng cầm cố giữa các TCTD, được cầm cố để vay vốn hay chiết khấu....Đây là hàng hoá phổ biển trên TTM. Thời gian đầu, TPNHNN là một trong hai hàng hoá cơ bản của TTM, nhờ tính an toàn và thanh khoản cao của nó, các chủ thể trên TTM rất ưa dùng loại hàng hoá này nhưng số lượng phát hành của TPNHNNN là hạn chế và không mang tính thường xuyên. Hiện nay số dư TPNHNN chỉ khoảng trên 1200 tỉ đồng, thời hạn từ 2-3 tháng. 2.2. Tín phiếu kho bạc (TPKB) Đây là chứng nhận nợ ngắn hạn của chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, có thời hạn thường là 3,6,9 tháng. TPKB được phát hành định kì và khối lượng tuỳ thuộc vào nhu cầu vay mượn của chính phủ.Đây là hàng hoá chủ đạo nhất trên TTM bên cạnh TPNHNN, với khối lượng giao dịch trên 80% tổng khối lượng giao dịch của thị trường. Do được phát hành thường xuyên , khối luợng lớn, tính lỏng cao, độ an toàn lớn, nên TPKB được các NHTM đặc biệt là NHTM nhà nước dự trữ với số luợng lớn. Năm 2003, Chính phủ đã phát hành thêm nhiều loại TPKB với kì hạn đa dạng: 364 ngày, 273 ngày và 182 ngày. Tính đến đầu tháng 12/2003, thị trường TPKB đã được tổ chức khá thành công với phiên đấu thầu thứ 47 trong năm. Tổng giá trị TPKB giao dịch trên TTM đến thời điểm này đạt 15051,5 tỉ đồng. Và dự kiến cả năm con số này sẽ là 16000 tỉ đồng. 2.3. Chứng chỉ tiền gửi(CCTG) Đó là những giấy nhận nợ của các NHTM và TCTD khác. Việc lưu hành các CCTG ngắn hạn trên TTM là thuờng xuyên nhưng nhờ quy định mới mà các CCTG dài hạn nhưng có thời hạn còn lại dưới 1 năm thì vẫn được giao dịch. 2.4. Các hàng hoá khác: Bên cạnh các hàng hoá trên, TTM nước ta còn có một số hàng hoá khác như: kì phiếu, thương phiếu, trái phiếu....Nhưng khối lương giao dịch các hàng hoá này là rất hạn chế. Phần vì quy định, phần vì sự hấp dẫn của bản thân các hàng hoá đó. Đơn cử như Trái phiếu kho bạc, đã có 2579tỉ đồng công trái giáo dục, 815 tỉ đồng và 16 triệu USD trái phiếu chính phủ đã được phát hành, và một lượng nhất định trong số các trái phiếu đó đã tham gia vào TTM. 3. Thực trạng của hàng hoá trên TTM: Trước ngày 16/6/2003, Luật NHNN Việt Nam quy định: “nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán các giấy tờ có giá ngắn hạn do NHNN thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện CSTT quốc gia.” Như vậy, các hàng hoá trên TTM đều phải có thời hạn ngắn. Quy định này đã hạn chế chủng loại hàng hoá của thị trường. Các giấy tờ có giá lưu thông chỉ bao gồm tín phiếu NHNN và tín phiếu KBNN với thời hạn dưới 1 năm. Nhưng sau khi được sửa đổi và thông qua vào kì họp Quốc hội ngày 16/6/2003, luật NHNN đã cho phép các loại giấy tờ có giá dài hạn mà còn thời hạn ngắn đuợc giao dịch trên TTM. NHNN Việt Nam được phép mua bán ngắn hạn các loại giấy tờ đảm bảo điều kiện về thời hạn còn lại. Vì vậy, hàng hoá trên TTM đã có sự đa dạng hơn. Ngoài hai loại truyền thống đã xuất hiện thêm các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu chính phủ, kì phiếu.... có thời hạn còn lại nhỏ hơn 1 năm. Trong năm 2003, giao dịch giấy tờ có giá vẫn đều có thời hạn ngắn, trong quý I thời hạn còn lại của giấy tờ có giá là 15-60 ngày, trong quý kế tiếp là 15-91 ngày, từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 7 là 30 ngày, và tư đó đến hết năm là 30-60 ngày. Hàng hoá chủ yếu được giao dịch vẫn là TPKB (chiếm hơn 80% tổng giá trị giao dịch), tiếp đó là TPNHNN, Trái phiếu chính phủ…. Sau đây là một vài kết quả về doanh số của thị trường theo thời gian: Đơn vị: Tỉ đồng. Chỉ tiêu 6 tháng cuối năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 102 phiên 2003 (đến 16.2.03) Tổng cộng 1. Doanh số hoạt động 1.903,5 3.933,8 9.145,53 16.740* 31.722,83 - NHNN mua 1.353,5 3.313,8 7.245,53 9.500* 21.412,83 - NHNN bán 550 620 1.900 7.420 10.310 2. Số phiên giao dịch 17 48 85 102 252 (* Số liệu ước tính) 4. Nhận xét: Ta thấy, doanh số hoạt động của thị trường tăng rất nhanh qua các năm và số phiên giao dịch cũng tăng mạnh. Năm 2002, số phiên giao dịch đã tăng gần gấp đôi và tổng khối lượng giao dịch đạt 9145,53 tỉ đồng , tăng hơn 1,3 lần so với năm trước. Sang năm 2003, chỉ tính đến ngày 16/2 số phiên giao dịch đạt 102, tổng khối lương giao dịch là 16740 tỉ đồng, tăng rất mạnh so với năm 2002. Như vậy, qua thời gian đầu vận hành, TTM đã thể hiện được một số ưu điểm của mình so với các công cụ khác. Tuy nhiên, hoạt động của nó vẫn còn hạn chế, đặc biệt hàng hoá trên thị trường rất nghèo nàn, chỉ chủ yếu là TPNNHN và TPKB. Tình trạng đáng buồn này do nhiều nguyên nhân gây ra như : thị trường tiền tệ chưa phát triển, nguồn cung cấp hàng hoá rất khan hiếm, lãi suất cảu các hàng hoá trên thị trường chưa thực sự hấp dẫn, các chủ thể tham gia thị trường rất ít, khả năng dự đoán nhu cầu vốn của nền kinh tế do NHNN thực hiện còn chưa chính xác…. Nhận thức được tầm quan trọng của NVTTM trong điều hành chính sách tiền tệ, NHNN nói riêng và tất cả các cơ quan ban ngành có liên quan cần bàn bạc, đưa ra các giải pháp và cùng nhau thực hiện để đa dạng hoá các hàng hoá trên TTM, từ đó giúp hoạt động của thị trường thêm sôi động và hiệu quả hơn. Sau đây em xin được nêu ra một số giải pháp đã được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là khả thi và hữu hiệu. II. Giải pháp 1. Về các quy định của pháp luật: Quốc hội cần bổ sung, sửa đổi các quy định, chính sách về hàng hoá lưu thông trên TTM. Việc cho phép một số loại giấy tờ có giá như thương phiếu, hợp đồng mua lại, quyền chọn.... cùng với việc nới rộng thời hạn của các loại hàng hoá khác sẽ góp phần tăng số lượng và chủng loại các hàng hoá này. Bên cạnh đó, các chủ thể tham gia thị trường cũng nên mở rộng tạo ra sự cạnh tranh và sôi động cho các phiên giao dịch. Nhà nước có thể cho phép các TCTD phi ngân hàng, các công ty lớn, ... tham gia TTM. Ngoài ra, các ưu đãi về thuế, về lãi suất đấu thầu, về thủ tục hành chính khi tham gia thị trường cũng cần được xem xét và sửa đổi cho phù hợp. 2. Về phía các nhà phát hành hàng hoá trên TTM: Các chủ thể phát hành hàng hoá trên TTM hiện nay vẫn chủ yếu là Chính phủ và các NTHM quốc doanh. Đây là các chủ thể rất có uy tín và có tiềm lực tài chính rất lớn trên thị trường tiền tệ . Vì thế các giấy tờ có giá do họ phát hành luôn được thị trường chấp nhận và ưa chuộng. Cũng do cơ chế bao cấp mà khả năng chi trả của Chính phủ và các NHTM quốc doanh luôn đựơc đảm bảo. Điều này đã gây ra khó khăn cho các chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế khi muốn phát hành các giấy tờ có giá. Bởi các quy định khắt khe của pháp luật cũng như niềm tin của những chủ thể tham gia thị trường. Như vậy, cần mở rộng các chủ thể phát hành trên TTM ra các tổ chức khác bên cạnh Chính phủ và NHTM quốc doanh. Cùng với đó là việc đa dạng hoá chủng loại và số lượng hàng hoá phát hành. Về thời hạn, mệnh giá, phương thức thanh toán... của các giấy tờ có giá lưu hành trên TTM cần được nghiên cứu để tạo ra sự phong phú trên thị trường. 3. Các biện pháp khác: Cùng với sự cố gắng của Nhà nước và các chủ thể phát hành, tất cả các bộ phận khác của nền kinh tế cũng cần có trách nhiệm và quan tâm đến sự phát triển của TTM nói riêng và thị trường tiền tệ của nước nhà nói chung. Trước hết, để thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển cần có một nền kinh tế vững mạnh, lưu thông tiền tệ hoàn hảo . Để làm được điều này, cả đất nước ta phải cùng cố gắng xây dựng và phát triển kinh tế, xây dựng và tích cực tham gia vào thị trường tiền tệ. Để làm được như vậy cần học tập tri thức, kinh nghiệm cuả các nước đi trước, tìm và tạo ra cơ hội phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời cũng phải tỉnh táo nhìn nhận những khó khăn và thử thách để tìm ra biện pháp giải quyết. Tiếp đến, các cá nhân, tổ chức trong xã hội cũng cần quan tâm đến các hoạt động tài chính, tiền tệ của đất nứơc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, để hiểu biết và có thể tham gia, từ đó góp phần làm phong phú thị trường. Chúng ta cũng phải thường xuyên theo dõi sự biến động của tình hình tài chính tiền tệ cuả thế giới và khu vực để sớm hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể mở rộng quan hệ với các bạn bè thế giới để học tập những thành quả và cả nhưng thất bại họ đã gặp phải để thị trường tiền tệ và TTM của nước ta nhanh chóng theo kịp nhu cầu phát triển chung của đất nước và không bị lạc hậu xa hơn so với thế giới. Các hàng hoá trên thị trường tài chính cần có sự thống nhất và có thể lưu thông hoàn hảo trên các thị trường bộ phận. Vị thế phải có sự giám định cụ thể và có cơ quan chuyên trách về vấn đề phát hành. Với sự nỗ lực chung của tất cả nền kinh tế và các cơ quan quản lý Nhà nước, TTM của nước ta sẽ có điều kiện để phát triển, hàng hoá ngay càng phong phú và đa dạng. Kết luận NVTTM là các hoạt động mua bán các chứng từ có giá của NHTW với các đối tác được lựa chọn. Trong số các công cụ của NHTW khi thực hiện CSTT quốc gia, đây là công cụ có tính linh hoạt và chủ động nhất. Bởi mục đích quản lý của NHTW mà nó sẵn sàng không tính đến lợi nhuận và có thể mua bán với bất cứ số lượng nào, trong khi các chủ thể tham gia TTM lại luôn quan tâm đến lợi nhuận, vì thế, NHTW luôn có thể đạt được mục đích của mình. NHNN Việt Nam mới chỉ đưa công cụ NVTTM vào hoạt động từ năm 2000 nhưng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Các hàng hoá chủ yếu trên thị trường vẫn chỉ là Tín phiếu kho bạc và Tín phiếu NHNN. Nhưng khi có thêm quy định mới về các hàng hoá trên TTM thì số lượng và chủng loại hàng hoá đã có sự đa dạng hơn, xuất hiện các loại giấy tờ có giá có thời hạn còn lại ngắn như Trái phiếu chính phủ, chứng chỉ tiên gửi.... . Và trong tương lai không xa các hàng hoá này sẽ ngày càng phong phú. Mặc dù hàng hoá trên TTM vẫn còn nghèo nàn và sơ sài nhưng với các giải pháp có hiệu quả như khuyến khích các chủ thể phát hành, nới rộng các quy định hành chính, mở rông các đối tượng tham gia thị trường, tìm biẹn pháp phát triển nền kinh tế và thị trường tiền tệ.... nhất định chúng ta sẽ sớm thu được kết quả khả quan. Với sự cố gắng của Nhà nước, NHNN, các TCTD, NHTM cũng như tất cả các tổ chức cá nhân của nền kinh tế, triển vọng phát triển của nền kinh tế nước nhà nói chung, của thị trường tiền tệ mà đặc biệt là TTM và hàng hoá trên TTM nói riêng sẽ rõ ràng và tươi sáng hơn. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Ngân hàng Trung ương Học viện Ngân hàng 2. Tạp chí Ngân hàng Số 1/2004; 12/2003; Số chuyên đề 2003 3. Tạp chí chứng khoán Số 4/2003; 4. Tạp chí tài chính Số 23/2003 5. Đề tài nghiên cứu Số 62 Và một số tài liệu khác ... Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35625.doc
Tài liệu liên quan