Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường rau quả của nông nghiệp Việt Nam

Nhu cầu tiêu dùng rau quả cho nội tiêu và xuất khẩu ngày một tăng. Việc sản xuất và chế biến rau quả và tiêu thụ chúng thật sự mang lại lợi ích kinh tế xã hội to lớn: đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, giải quyết công ăn việc làm, thu ngoại tệ về cho đất nước Tuy vậy do những đặc điểm của rau quả Việt Nam về số lượng, chủng loại, chất lượng và khả năng chế biến bảo quản hiện nay, việc tiêu thụ rau quả đòi hỏi tổ chức tốt, có hệ thống chính sách phát triển, thiết lập các kế hoạch sản xuất chế biến bảo quản, tiêu thụ đồng bộ thì mới mong đạt hiệu quả cao và đạtt được các mục tiêu đề ra.

doc81 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường rau quả của nông nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á thành thấp, thì trong chế biến ngoài các công nghệ chế biến, các nhà máy phải tổng hợp lợi dụng các phần nguyên liệu khác nhau đẻ tạo ra các sản phẩm mới.Và một điều đặc biệt chú ý là tất cả các sản phẩm làm ra phải đảm bảo vệ sinh tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Để thực hiện các công việc chế biến bảo quản ta phải có các cơ sở hạ tầng vì vậy trước hết phải xây dựng một hệ thống các xí nghiệp thu hái, tuyển chọn, bảo quản, bao gói những loại rau quả có chất lượng cao nhằm phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu tươi, tiêu dùng tươi ở khu vực thành thị. Chỉ tổ chức chế bién thành các mặt hàng đồ hộp, nước quả, nước cô đặc…những quả không đủ điều kiện ăn tươi. Xây dựng các hệ thống kho mát từ vùng nguyên liệu đến các thành phố, cửa khẩu, cảng biển để bảo quản hàng hoá trong khi chừ đợi phương tiện vận chuyển. Đối với rau quả, cần phải xây dựng các cơ sở làm sạch, gọt vỏ, cắt thái theo kích cỡ và bao gói theo yêu cầu của người tiêu dùng, sau đớmí tổ chức vận chuyển về thành phố để tiêu thụ. Phải xây dựng các đoàn xe,các toa tàu, kể cả tàu biển có phòng lạnh để vận chuyển trong nước và xuất khẩu. Ở tất cả các thành phố đều phải tổ chức các cửa hàng bán rau quả và trong cửa hàng phải có hệ thống quầy lạnh, tủ lạnh, quầy mát để bảo quản hàng hoá theo yêu cầu của từng chủng loại. Để phát triển công tác chế biến bảo quản rau quả ngoài việc cần có nguyên liệu chất lượng tốt.. các doanh nghiệp phải nắm chắc thị trường thế giới, kí kết các hợp đồng dài hạn làm căn cứ tổ chức sản xuất, luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và thay đổi mẫu mã để giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu.Về trang thiết bị: tiếp tục trang bị cho các nhà máy những công nghệ thiết bị hiện đại, đồng thời tổ chức chế tạo các phụ tùng thay thế, đảm bảo yêu caưar chữa hàng năm và tiến tới thiết kế chế tạo trong nước để giảm nhu cầu nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ.Các nhà máy phải tiết kiệm, hoàn thiện và xây dựng thành đơn vị theo tiêu chuẩn ISO nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, bạn hàng trong và ngoài nước. Có kế hoạch phấn đấu tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm… để duy trì giữ vững thị trường.Các nhà máy xí nghiệp phải coi trọng thị trường trong nước, nghiên cứu áp dụng các mô hình tiếp thị của Cocacola, Vinamilk.. để nắm chắc các đại lí, bạn hàng, biến đơn vị mình thành người bạn thuỷ chung nhất của khác hàng trên toàn quốc. 1.3. Đầu tư nhân lực ,vốn, tăng cường hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu rau quả vào một số thị trường chính Thị trường xuất khẩu rau quả chủ yếu của Việt Nam thời kì 2001-2010 nên lựa chọn theo các nguyên tắc là: - những thị trường lân cận trong khu vực,có khoảng cách địa lí gần hoặc tương đối gần để giảm chi phí vận tải và giảm thiểu hư hao về số lượng ,chất lượng vì rau quả là sản phẩm dễ hỏng - những thị trường đã nhập nhiều rau quả của Việt Nam, đã quen dùng và thích rau quả Việt Nam và có khả năng thâm nhập với số lượng lớn trong những năm tới,có cộng đồng người Việt đông đảo đang sinh sống ,học tập và công tác. Đầu tư vốn công nghệ,cán bộ để đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại :quảng cáo , hội trợ triển lãm, phát hành catalog,bảng báo giá …nhằm tích cực chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu,thành lập chi nhánh văn phong đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài để xúc tiến việc kí kết các hợp đồng và tổ chức tiêu thụ sản phẩm ở mọt số thi jtrường chính như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Oxtralia, Hoa Kì, Nga, EU… Chính phủ tiếp tục đàm phán các hiệp định thương mại song phương đa phương,hiệp định về kiểm dịch thực vật, đàm phán trả nợ nước ngoài bằng nông sản…nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh ngiệp thâm nhập thị trường nước ngoài. Gắn đàm phán nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ với xuất khẩu nông sản( trong đó có rau quả)… Nhà nước thành lập một số trung tâm thương mại : hệ thống kho ngoại quan, phòng trưng bày và giao dịch rau quả…để khuyếch trương xuất khẩu nông sản nói chung và rau quả nói riêng tại các thị trường lớn. Xây dựng một số trung tâm thương mại, trung tâm thông tin, trung tâm kiêm tra chất lượng rau quả để thu thập, phổ biến các thông tin về rau quả(tiêu chuẩn kĩ thuật, y tế, vệ sinh thực phẩm, giá cả và thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước),là đầu mối buôn bán và xuất khẩu rau quả, có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng( ngân hàng, thông tin liên lạc, kho mát…)tại các trug tâm này có các kiot bán rau quả sạch tươi và rau quả chế biến… Tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt quy chế hoa hồng phù hợp với tình hình hiện nay để khuyến khích người môi giới tiêu thụ sản phâmrau quả.Tiến hành vá mở rộng các loại hình kinh doanh rau quả theo phương thức thị trường kì hạn. 1.4 Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển sản xuất ,chế biến và xuất khẩu rau quả Các địa phương có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về: đất đai ,vốn, thành lập doanh nghiệp, khuyến nông, đào tạo cán bộ, tham gia hội trợ triển lãm trong nước và nước ngoài, nghiên cứu học tập ở nước ngoài…để các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất, chế biến, bảo quản,xuất khẩu rau quả.Trên cơ sở quy hoạch các vùng chuyên cẩnhu quả, chú trọng đầu tư, xây dựng các cơ sở sản xuất,chế biến, kho tàng bảo quả,công nghệ sau thu hoạch có công suất phù hợp với từng vùng sản xuất nguyên liệu .Tích cực thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành rau quả với các hình thức đa dạng, chú trọng các đối tác có kinh nghiệm 1.5. Nâng cao vai trò quản lí nhà nước đối với thị trường rau quả Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành, các địa phương và doanh nghiệp xâydựng chiến lược quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất và xuất khẩu rau quả phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng địa phương và của từng doanh nghiệp. Các cơ quan quản lí nhà nước thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình sản xuất, kinh doanh rau quả trên thị trường trong nước và ngoài nước để đưa ra chính sách cơ chế chỉ đạo điều hành cần thiết, kịp thời nhắm tạo thuận lợi cho người sản xuất kinh doanh rau quả. Thủ tục hành chính, thủ tục hải quan đối với hoạt động sản xuất kinh doanh rau quả cần đặc biệt thông thoáng. Đẩy mạnh công tác quản lí thị trường: cần thực hiện tốt các biện pháp chống gian lận thương mại như buôn lậu rau quả qua biên giới để bảo hộ sản xuất trong nước, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng,phải thực hiện thanh tra kiểm tra kiểm soát các mặt hàng rau quả trên thị trường,thực hiện giám định công nghệ và chất lượng rau quả, tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lí tiêu chuẩn đo lường và kiểm tra chất lượng sản phẩm, có biện pháp phát hiện kịp thời, để ngăn chặnvà đình chỉ sản xuất lưu thông hàng giả, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ người tiêu dùng. Muốn làm được phải có sự phối kết hợp đồng bộ hoạt động của các cơ quan: hải quan, quản lí thị trường, cơ quan công an để chống gian lận thương mại trên thị trường, sự kết hợp nay phải hài hoà nếu không sẽ dẫn đến chồng chéo khi đó lại là cản trở cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp.Nhà nước cần chỉ đạo để nhanh chóng xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm rau quả phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, điều kiện của quốc gia giúp cho quá trình quản lí được thuận tiện và có căn cứ, hơn nữa nó sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn nên giao cho một đơn vị với sự giúp sức của các đơn vị khác có liên quan để thống nhất như Bộ khoa học công nghệ môi trường hay Trung tâm KCS rau quả…Các sản phẩm rau quả cần phải chú trọng bảo đảm bao bì đóng gói thường phải dựa kết hợp cả yêu cầu kỹ thuật, tập quán quốc tế và nhu cầu của thị trường cụ thể. Tem, nhãn, thương hiệu, mã vạch cũng phải tuân thủ qui định quốc tế để dễ dàng trong kiểm định và thanh toán quốc tế. Ghi : Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh Tên chủng loại, thương hiệu, phẩm cấp Khối lượng tịnh Ngày tháng đóng gói hàng Việc dán nhãn cho sản phẩm với những thông tin về nguồn gốc cà cách thức sản xuất là một biện pháp chủ yếu.Biện pháp này làm cho khả năng tìm ra nguồn gốc rau quả khiến việc kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm trở nên dễ dàng hơn ,khi có vấn đề xảy ra với người tiêu dùng có thể nhanh chóng xác định được ở kênh nào trong quá trình tiêu thụ và sản xuất. Cần hình thành các quỹ bảo hiểm cây trồng để hỗ trợ cho người sản xuất trong trường hợp rủi ro bất khả kháng như: sâu bệnh gây thiệt hại mùa màng, thiên tai, cháy nổ …, hỗ trợ một số mặt hàng rau quả trong trường hợp xuất khẩu với số lượng lớn, vào các thi jtrường mới và gặp khó khăn như đã thực hiện với mặt hàng dứa xuất khẩu vào thị trường Hoa Kì trong các năm 1998, 1999,2000. Xây dựng một số kho bảo quản rau quả tươi: kho lạnh kho mát tại các tỉnh biên giới Việt-Trung để chủ động khi xuất háng rau quả tươi sang Trung Quốc. Khuyến khích thành lập các hiệp hội ngành hàng chủng loại rau quả Việc khuyến khích thành lập các hiệp hội ngành hàng, chủng loại rau quả và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cá nhân tham gia vào hiệp hội rau hoa quả Việt Nam và các hiệp hội chuyên ngành hẹp.Hình thành liên kết ngành để tạo mối quan hệ mật thiết giữa người trồng trọt nhà chế biến, nhà xuất khẩu và tổ chức hiệp hội. Sự liên kết đảm bảo lợi ích kinh tế và xã hội cho các bên, trong đó hiệp hội Vinafruit có vai trò dẫn dắt, đó là việc gia nhập tổ chức ngành rau quả quốc tế, là đưa ra tiêu chuẩn chất lượng vế sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và điều kiện quốc gia để đẩy nhanh quá trình hội nhập, là việc thông tin nội bộ cũng như lập trang web thông tin về ngành với thế giới bên ngoài.Sự liên kết này góp phần vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam,tạo ra sự nhất quán về giá,tránh được hiện tượng mạnh ai người ấy bán,tạo sức mạnh bảp vệ lẫn nhau khi phát sinh tranh chấp quốc tế. Hỗ trợ tổng công ty rau quả Việt Nam và một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rau quả của các địa phương có tiềm năng lớn trở thành đơn vị chủ lực phát triển xuất khẩu rau quả nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau: - Chủ trì các chương trình, dự án phát triển rau, quả….. - Thành lập mạng lưới kinh doanh xuất khẩu rau quả với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong đó tổng công ty rau quả Việt Nam đóng vai trò chủ đạo. Cần giao trách nhiệm, nhiệm vụ cho tổng công ty rau quả cùng hệ thống các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh mặt hàng rau quả và tạo điều kiện cho họ trong công tác thu mua. Việc đặt hàng phải được tiến hành ngay từ đầu vụ để người nông dân yên tâm sản xuất đồng thời kết hợp với các cơ quan: phòng thương mại và công nghiệp, các cơ quan tham tán thương mại của đại sứ quán Việt Nam ở các nước…để tìm thị trường xuất khẩu. Từ đó nâng cao vai trò của tổng công ty rau quả và các doanh nghiệp nha nước trong việc thu mua, tiêu thụ rau quả, giảm bớt tinh trạng tranh mua, ép bán của tư thương đối với nông dân, giúp nhà nước làm chủ thị trường dễ dàng cho công tác quản lí điều tiết. 1.6 Đẩy mạnh tiêu thụ rau quả trên thị trường trong nước Tổ chức lại hệ thống doanh ngiệp trong lĩnh vực rau quả, gắn sản xuất chế biến với thị trường, bên cạnh các cơ sở chế biến cần có các xí nghiệp cung ứng, dịch vụ. Các doanh nghiệp tích cực tìm kiếm nguồn rau quả từ nhiều địa phương trong cả nước để bổ sung cho cơ cấu chủng loại thêm phong phú đa dạng. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rau quả nên áp dụng mô hình kinh doanh theo quy trình khép kín: “sản xuất- mua gom- chế biến- tiêu thụ” đã được một số doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng thành công. Xây dựng mạng lưới bán rau quả tươi và chế biế đạt tiêu chuẩn về chủng loại, chất lượng, quy cách, vệ sinh thực phẩm, hệ thống bảo quản( quầy lạnh và kho lạnh)… để đáp ứng nhu cầu cho các hộ tiêu thụ lớn như khu công nghiệp, khu dịch vụ, khu du lịch khu chế xuất.hình thành trên thị trường tiêu thụ các loại rau quả tươi được chọn lựa và bao gói cẩn thận theo tập quán thương mại quốc tế hiện hành. Đối với mặt hàng nước quả phải tổ chức hệ thống đại lí bán lẻ ít nhất tại các trường học, bệnh viện trong cả nước theo hình thức công ty xây dựng quầy, cung cấp phương tiện bảo quản sản phẩm hàng hoá, còn các trường học bệnh viện bán hàng và được hưởng quy chế như đại lí 2. Chính sách hỗ trợ của nhà nước 2.1 Chính sách thị trường 2.1.1. Chính sách cung ứng các yếu tố đầu vào cho nôngdân Chính sách này giải quyết 3 vấn đề lớn: Thứ nhất: hiện tại nông dân phải trao đổi hàng hoá trong điều kiện bất lợi, giá nông sản thấp và bấp bênh, giá hàng hoá phi nông nghiệp tăng cao và chứa đựng yếu tố bất hợp lí.Giá điện nông dân phải trả cao hơn nhiều so với dân cư đô thị. Bởi vậy việc điều chỉnh giá vật tư nông nghiệp là một trong nhưng điều kiện tiền đề để bảo đảm lợi ích kinhtế của nông dân, khắc phục tình trạng người nông dân luôn chịa thiệt thòi trong trao đổi hàng hoá giúp họ yên tâm sản xuất với đầu vào (chi phí sản xuất) hợp lí. Để thực hiện điều này có liên quan tới hai vấn đề lớn: - Việc bảo đảm lợi ích của các tổ chức kinh doanh vật tư nông nghiệp nói chung và vật tư cho ngành rau quả nói riêng. Trong điều kiện kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đều phải chú ý bảo đảm lợi nhuận của mình.Hướng theo yêu cầu hợp lí đó, nhà nước có thể trợ giúp cho các doanh nghiệp này bằng những chính sách ưu đãi, chẳng hạn ưu đãi về thuế suất, ưu đãi về tín dụng cho các tổ chức kinh doanh vật tư nông nghiệp. Với chính sách ưu đãi đó, các doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện bình thường vẫn có thể thu được lợi nhuận hợp lí. Hơn nữa chính sách này còn tạo động lực kích thích mở rộng kinh doanh vật tư nông nghiệp phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn. - Việc tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước không thể nhằm vào các mặt hàng vật tư phục vụ nông nghiệp hoặc không coi mặt hàng này ngang bằng với các mặt hàng khác.Trong việc hoạch định phương pháp thu, không thể xuất phát từ yêu cầu tạo thuận lợi cho cơ quan chịu trách nhiệm thu mà phải cân nhắc tính hợp lí của nội dung thu. Ví dụ việc tính cả phí giao thông trong giá xăng dầu bán cho nông dân đã được thừa nhận là bất hợp lí song cho đến nay chưa tìm được phương án khả dĩ để giải quyết vấn đề này. Thứ hai: tổ chức hợp lí hệ thống thương mại nông thôn, mở rộng mạng lưới cung ứng hàng hoá cho nông dân hay thu mua hàng hoá của nông dân ở tất cả các vùng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi đến mức tối đa cho những người sản xuất hàng hoá ở nông thôn. Hệ thống thương mại bao gồm nhiều hình thức khác nhau: - Phát huy vai trò của hình thức hợp tác xã kiểu mới. Hợp tác xã rau quả hoặc các tổ nhóm nông dân liên kết là những đầu mối quan hệ với các tổ chức thương mại kinh doanh vật tư nông nghiệp cho các hộ nông dân. - Mở rộng mạng lưới đại lí cung ứng vật tư nông nghiệp ở các vùng sâu vùng xa bảo đảm cho nông dân có những điều kiện thuận lợi nhất trong việc thoả mãn các nhu cầu về tư liệu sản xuất của mình.Các đại lí này có thể là các thể nhân, pháp nhân am hiểu nhu cầu nông nghiệp và nông dân từng vùng, hưởng lợi hợp lí từ thực hiện dịch vụ cung ứng. - Mở rộng hình thức liên kết giữa các chủ thể kinh tế với các hộ nông dân. Trong quan hệ liên kết này, các chủ thể kinh tế khác (các doanh nghiệp công nghiệp chế bién rau quả, doanh nghiệp thương mại kinh doanh rau quả, các thương lái…) vừa là người cung ứng các vật tư nông nghiệp cho nông dân, vừa là người tiêu thụ nông sản của nông dân, các bên hỗ trợ trực tiếp cho nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc cùng có lợi. Thứ ba: trong việc cung ứng vật tư cho nông dân, như xăng dầu, phân hoá học, thuốc trừ sâu, giống mới…cần chú ý hơn nữa việc hướng dẫn sử dụng chúng. Trong điều kiện trình độ hiểu biết khoa học của nông dân còn hạn chế, đây là vấn đề có ý nghĩa trên nhiều mặt: tránh tình trạng lạm dụng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, môi trường và chất lượng nông sản rau quả, góp phần trực tiếp vào việc nâng cao hiểu biết khoa học công nghệ cho nông dân, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp sạch theo yêu cầu của quá trình hiện đại hoá nông nghiệp. Để thực hiện được vấn đề này cần phải giải quyết nhiều vấn đề trong mối quan hệ với nhau, trong đó hai vấn đề sau được coi là quan trọng hàng đầu: - Bản thân người cung ứng vật tư nông nghiệp phải có hiểu biết cơ bản về sản phẩm mà mình cung ứng, đặc biệt là những sản phẩm có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng yêu cầu kĩ thuật như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu. - Có cơ chế xác định trách nhiệm của người cung ứng phải hướng dẫn cách thức sử dụng cho khách hàng của mình. 2.1.2 Hoạch định và thực thi chính sách thị trường tiêu thụ nông sản rau quả rõ ràng, thông thoáng và có lợi cho nông dân. Nếu trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, nhà nước bao tiêu, các sản phẩm được các hợp tác xã sản xuất theo kế hoạch được giao từ trên xuống thì trong thời qua tình hình diễn biến theo thái cực ngược lại, thị trường nông sản rau quả gần như bị thả nổi, người nông dân phải tự lo việc tiêu thụ hàng hoá. Không thể lấy lập luận rằng trong cơ chế thị trường, người sản xuất phải hoàn toàn tự lo tiêu thụ hàng hoá của mình để biện hộ cho tình trạng này. Cơ chế kinh tế mà chúng ta đang theo đuổi là cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong cơ chế ấy nhà nước có vai trò hết sức quan trọng. Trong một đất nước với 80% dân cư sống ở nông thôn và 70% lao đọng xã hội là nông dân, vai trò của nhà nước trong quá trìng kinh doanh của các hộ nông dân, trong đó có quá trình tiêu thụ, có ý nghĩa không phải chỉ về kinh tế, mà còn cả trên phương diện chính trị xã hội. Một chính sách thị trường rõ ràng nhất quán và có luận chứng khoa học của nhà nước là hết sức cần thiết để định hướng phát triển sản xuất hàng hoá nông nghiệp rau quả ở nông thôn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, khắc phục sự điều tiết tự phát của thị trường gây những bất ổn trong sản xuất của nông dân. Chính sách tị trường ấy phải bảo đảm được yêu cầu tạo lập được thi jtrường ổn định và ngày càng mở rộng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái, bảo đảm lợi ích lâu dài cho người sản xuất hàng hoá nông sản rau quả ở nông thôn. Trong xác định chính sách thị trường cần phân loại các thị trường theo sản phẩm và theo khu vực địa lí để có các giải pháp thích hợp cụ thể cho từng loại thị trường đáp ứng nhu cầu trên. Về cơ bản cần chú ý đến các vấn đề như: Về thị trường nội địa: Thị trường tiêu thụ nội địa có hai loại hộ tiêu thụ lớn là dân cư và công nghiệp chế biến. Để mở rộng thị trường này, cần có giải pháp tăng sức mua của các hộ tiêu thụ.Dân cư tiêu thu jnông sản lai jchia thành hai loại: nông dân và dân cư phi nông nghiệp. Nông sản được đói tượng này tiêu dùng chủ yéu là lương thực thực phẩm. Những khó khăn trong sản xuất lương thực trên thị trường nội địa ngày càng thông thoáng thuận lợi hơn.Khó khăn gặp phải trong thời gian vừa qua chủ yếu có liên quan đến nông sản là thực phẩm: sản phẩm của chăn nuôi ( thịt, trứng, sữa,…) một số loại rau quả ( rau quả vụ đông, cam, quýt, mận,đào, vải thiều…) chưa phải đã đạt được mức sản lượng cao mà đã có sự ứ đọng trên thị trường. Khó khăn ấy gây ra không ít thiệt hại cho nông dân, nhiều trường hợp mức giá bán thấp hơn co với mức chi phí sản xuất. Đó không phải là biểu hiện của tình trạng dư thừa hàng hoá của một nền kinh tế phát triển, mà chính là hậu quả của tình trạng sức mua của dân cư,đặc biệt là dân cư nông thôn còn thấp kémvà sản xuất có tính tự phát của nông dân. Với số dân trên 80 triệu người, nhu cầu lương thực thực phẩmvà đặc biệt xu hướng tiêu dùng rau quả ngày càng tăng lên.Để mở rộng thị trường này điều cơ bản là phải tăng sức mua của dân cư, nhất là dân cư nông thôn lại có liên quan đến xoá đói giảm nghèo, nâng cao dần mức sống vật chất của dân cư. Hiện nay nước ta tiêu dùng chủ yếu là nông sản rau quả tươi, nhưng do tính mùa vụ của hàng nông sản rau quả và đời sống nhân dân thay đổi,nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản rau quả chế biến sẽ ngày càng tăng vì vậy việc tháo gỡ những khó khăn của công nghiệp chế biến nông sản rau quả là giải pháp tích cực và cơ bản tạo thị trường lớn và ổn định cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành rau quả nói riêng. Khi giải quyết vấn đề này sẽ gặp phải vấn đề liên quan đến quan điểm về đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn.Đầu tư vào đâu và sử dụng nguồn vốn nào là chủ yếu không phải là những vấn đề dơn giản và dễ giải quyết. Việc đầu tư vào phát triển nông nghiệp nông thôn không có nghĩa chỉ là tăng đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp mà cần chú trọng thoả đáng đến những đầu tư không trực tiếp vào nông nghiệp nông thôn nhưng có tác động trực tiếp đến phát triển nông nghiệp và nông thôn. Theo tinh thần đó công nghiệp chế biến nông sản và cụ thể là công nghiệp chế biến rau quả cần được ưu tiên đầu tư nhằm khắc phục những yếu kếm về trình độ công nghệ, năng lực thị trường, mở rộng quy mô. Trong việc hợp tác liên doanh với nước ngoài cần dành ưu đãi thoả đáng cho các dự án đầu tư vào sản xuất chế biến nông sản rau quả. Về thị trường nước ngoài: Cùng với việc mở rộng hợp tác liên doanh với nước ngoài, ưu đãi các dự án chế biến nông sản rau quả xuất khẩu và tăng cường công tác marketing quốc tế , cần đanh giá đúng thực chất lợi thế phát triển nông nghiệp để có định hướng thị trường và sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. So với nhiều nước trong khu vực, tài nguyên sinh học đa dạng và nhân công dồi dào, giá nhân công rẻ không phải là lợi thế riêng có ở nước ta, mà cũng là lợi thế của một số nwcs trong khu vực, hơn nữa họ lại có điều kiện hơn nước ta trong việc khai thác các lợi thế ấy ( trình độ công nghệ cao hơn, vốn dồi dào hơn, có kinh nghiệm thị trường hơn).Để tham gia có hiệu quả vào thị trường quốc tế đòi hỏi chi phí sản xuất nông sản hàng hoá phải ngang bằng với những nước có điều kiện sinh học tương tự. Điều đó lại liên quan đến các giải pháp nâng cao năng suất ruộng đất, và năng suất lao động,đồng thời trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, kể cả sản phẩm chế biến, phải tạo được những sản phẩm chủ lực có khả năng đáp ứng toàn diện nhu cầu cuả thị trường, trong đó chú trọng những thị trường có yêu cầu đặc biệt khắt khe như: Nhật Bản, Tây Âu và Bắc Mĩ. Chỉ có vậy mới có quyết tâm chiến lược với những bước đi thích hợp taạocho hàng nông sản rau quả nước ta có thể cạnh tranh trên thị trường khu vực và trên thế giới. Như vậy chính sách thị trường tiêu thụ nông sản rau quả phải được quan niệm như một loại chính sách có tính tổng hợp liên quan đến nhiều loại chính sách cụ thể của phát triển nông nghiệp rau quả, công nghiệp chế biến và nâng cao sức mua của thị trường. 2.1.3 chính sách hỗ trợ và bảo hộ nông dân trong trao đổi hàng hoá. Phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể nông nghiệp trong các hoạt động trên thị trường là yêu cầu tất yếu, nhưng điều đó không có nghĩa là phó mặc cho họ tự xoay xở trên thị trường. Sự hỗ trợ và bảo hộ của nhà nước đối với nông dân phải được xác định như một tất yếu khách quan. Ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển như Mĩ, Nhật, Pháp…,chính phủ vẫn có những chính sách hỗ trợ và bảo hộ nông dân trên thị trường. Sự hỗ trợ và bảo hộ nông dân trong trao đổi hàng hoá trên thi jtrường bao gồm những nội dung cơ bản sau: - Thiết lập tổ chức nghiên cứu dự báo thị trường nông sản rau quả, đặc biệt chú trọng những dự báo trung và dài hạn theo chu kỳ kinh doanh của các loaị cây con. Tổ chức này có trách nhiệm cung cấp những thông tin thị trường trong và ngoài nước để nông dân và các nhà kinh doanh nông sản có những quyết sách kinh doanh thích hợp,để chính phủ có cơ sở điều chỉnh chính sách kịp thời phù hợp với những biến động của tình hình thị trường. - Trợ giúp nông dân và những người kinh doanh nông sản những kiến thức kĩ năng hoạt động trên thị trường. Khuyến khích mở rộng quan hệ liên kết giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến và các tổ chức thương mại thuộc các thành phần kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hoá nông sản rau quả. - Bảo hộ hàng hoá nông sản trên thị trường nội địa bằng hàng rào thuế quan và hạn chế nhập khẩu những loại nông sản rau quả tươi sống và chế biến trong nước có khả năng sản xuất là cần thiết. Cũng vưói cách đặt vấn đề tương tự, việc nhà nước hỗ trợ xuất khẩu nông sản hàng hóa bằng các chính sách thích ứng ( thuế quan, tín dụng ưu đãi,chính sách tỷ giá hối đoái…)cũng cần được đặt ra một cách phù hợp. Vấn đề quan trọng ở đây là xác định đúng mức độ bảo hộ và tiến trình giảm dần mức độ bảo hộ nhằm tạo ra các trợ lực ban đầu cho sự vươn lên, không gây ra sự ỷ lại vào sự bảo hộ của nhà nước. - Thiết lập quỹ bảo hiểm nông sản hàng hoá, giúp nông dân đối phó với những bất trắc trong sản xuất kinh doanh và những biến động của thị trường. Quỹ này cfó thể do nguuuuươì nông dân trực tiếp tạo lậpvà quản lí, hoặc nhà nước thiết lập từ sự đóng góp tự nguyện của nông dân, cảu các tổ chức kinh doanh nông sản và tài trợ của ngân sách. Quỹ này được sử dụng để trợ giúp tài chính cho nông dân, bảo đảm cho họ có thêm năng lực tài chính để đối phó với biến động của môi trường kinh doanh, bảo đảm lợi ích kinh doanh. - Phát huy vai trò chủ động của người sản xuất hàng hoá nông sản rau quả trong việc tự tổ chức thị trường tiêu thụ, khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước. 2.2 Chính sách đầu tư Nhà nước cần có sự quản lí sử dụng vốn đầu tư hợp lí, có hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải, phân tán gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Trong những năm tới nhà nước cần chú trọng những vấn đề sau để phát triển thị trường tiêu thị rau quả: - Tiếp tục tăng năng suất, mở rộng diện tích trồng để tăng nguồn rau quả, tăng nhanh sản lượng rau quả hàng hoá, hình thành rộng rẵi thị trường hàng hoá ở nông thôn. - Đầu tư cho công nghệ chế biến rau quả để cải thiện trình độ công nghệ, mở rộng tăng quy mô sản xuất chế biến rau quả đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về rau quả chế biến trên thị trường trong nước và thế giới. Tạo diều kiện thoả đáng cho những dự án sản xuất chế biến rau quả có liên doanh với nước ngoài. - Đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học thông qua Bộ nông nghiệp chỉ đạo xuống các viện nghiên cứu, đặc biệt phát triển các giống mới có năng xuất chất lượng cao cũng như nghiên cứu các biện pháp bảo vệ cây trồng. - Đầu tư cho sản xuất chủ yếu do nông dân thực hiện để khuyến khích họ bỏ vốn đầu tư. Nhà nước cần có chính sách kinh tế hiệu quả, mở rộng thị trường giao lưu hàng hoá, phát triển các công trình thuỷ lợi tưới tiêu cho rau quả có hiệu quả cao, phòng chống bão lụt , quản lí nguồn nước, xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại gồm: đường xá, hệ thống thông tin liên lạc, các chợ, trung tâm buôn bán hàng nông sản, kho tàng bến cảng, phương tiện vận tải chuyên dùng, hhệ thống vật chất kĩ thuật phục vụ công tác quản lí chất lượng rau quả. - Triên khai tốt chương trình của chính phủ về phát triển rau quả theo quyết định số 182/1999/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển rau, hoa , quả cây cảnh thời kì 1999-2010 do bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đảm nhận chính hay dự án phát triển thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá do phòng công nghiệp và thương mại chủ trì. Việc đầu tư phải được thực hiện một cách đồng bộ, thực hiện triệt để phương châm phát huy nội lực là chủ yếu, động viên nhân dân tiết kiệm, bỏ vốn đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp đặc biệt là phát triển mô hình kinh tế trang trại có hiệu quả. 2.3 Chính sách tín dụng Cho đến nay, tín dụng nông thôn vẫn là tín dụng ngắn hạnvà lượng vốn nhỏ.Hơn nữa, thủ tục cho vay của các ngân hàng tương đối phức tạp, sách nhiễu, kể cả các chương trình tín dụng xoá đói giảm nghèo. Người nông dân rất khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để thực thi các kế hoạch sản xuất quy mô lớn và mang tính chất dài hạn (từ 5 năm trở lên). Người sản xuất cung rất cần sắm các thiết bị sơ chế nhằm bảo đảm chất lượng trong sản phẩm trong thời gian chờ được thu mua. Nhưng do hạn chế về vốn đầu tửan xuất nên khối lượng làm ra không thể có thu nhập đủ lớn để mua sắm những thiết bị đó. Những người thu mua đầu mối tiêu thụ đến vụ thu hoạch cũng rất cần một lượng vốn tương đối lớn để mua sản phẩm và thanh toán kịp thời cho người sản xuất. Nhưng với cơ chế tín dụng như hiện nay thì khó có thể đáp ững nhu cầu vay mấy trăm triệu đến hàng tỷ đồng ngay sau khi đề xuất yêu càu trong vòng vài ba ngày. Các hộ kinh doanh thường phải tích luỹ vốn tự có hoặc đi vay trước từ 15 ngày đến một tháng trước vụ thu hoạch đến và phải chịu một khoản chi phí lãi suất không nhỏ. Điều này đã khiến cho nhiều nhà thu mua nản chí hoặc chuyển sang thủ đoạn ép giá, chậm trễ thanh toán gây thiệt hại cho người sản xuất. Cũng như mọi ngành khác việc trồng và chế biến rau quả, nhất là ra uquả xuất khẩu rất cần có sự “bảo hộ”ban đầu của nhà nước. Sự “bảo hộ”này được thể hiện ở việc nhà nước có chính sách cho hộ trồng rau quả trong vùngquy hoạch được vay vốn. Thời hạn cho vay dài hay ngắn tuỳ theo chu kì kinh doanh của từng loại rau quả. Với diện tích trồng cây ăn quả phối hợp với chương trình 5 triệu ha rừng, đây là các loại cây ăn quả dài ngày có tán che phủ như cây rừng, trồng xen kẽ với những ccây trồng trong rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu và rất xung yếu nên được tính là cây phòng hộ và được hưởng chính sách hỗ trợ 2,5 triệu đồng/ha theo quyết định số 661/1998/QĐ-TTg ngày 29/7/1998, tiền hỗ trợ lấy từ ngân sách trồng rừng phòng hộ.Với các cơ sở bảo qoản chế biến cần được vay vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước sau khi dự án được cấp có thẩm quyền xét duyệt. Để giải quyết các khó khăn về vốn cho nông dân, chính sách tín dụng cần được đơn giản hoá thủ tục, vốn cung cấp kịp thời cho người sản xuất và thu mua. Cụ thể là cần giảm bớt số lượng loại giấy tờ kiểm tra khi cho vay và tăng tỉ trọng vốn cho vay trung và dài hạn. - Làm rõ cơ chế tín dụng của nhà nước nhằm thực hiện các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong đó có kinh doanh rau quả, hướng dẫn cụ thể để nông dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nguồn tín dụng thương mại, ưu tiên cho vay kinh doanh nông sản và vật tư nông nghiệp. - Xúc tiến việc thành lập các quỹ : quỹ hỗ trợ đầu tư về nông nghiệp, quỹ bảo llãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và quỹ bảo hiểm ngành hàng đối với một số loại hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn gắn với các hiệp hội. 2.4 Hỗ trợ chế biến Đến nay xuất khẩu rau quả của Việt Nam vẫn là rau quả tươi và sơ chế, vì vậy để nâng cao chất lượng và giá trị rau quả xuất khẩu Việt Nam đã coi ngành công nghiệp chế biến nông sản là ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng vốn đầư tư và quy mô hoạt động vẫn chưa tương xứng với vị trí đó. Cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ chế biến nông sản theo hướng: - Ngoài việc thực hiện tốt chính sách tín dụng, chính sách đầu tư thì thuế và chính sach thuế phải được điều chỉnh: thuế lợi tức và thuế nhập khẩu cần áp dụng chế độ miễn giảm ưu đãi đối với các doanh nghiệp chế biến nông sản nhất là đối với những doanh nghiệp mới thành lập hoặc nhập khẩu máy móc thiết bị trong nước chưa có khả năng chế tạo hoặc nhập khẩu đầu vào: phân bón, giống cây trồng.Áp dụng mức thuế VAT ở mức 0% để khuyến khích xuất khẩu,đánh thuế những mặt hàng rau quả nhập nội cung như không cho phép nhập những laoi jrau quả mà trong nước đã có và đang chú trọng phát triển... - Nhanh chóng hiệp hội tổ chức kinh doanh rau quả để giúp các đơn vị nắm bắt thông tin, cạnh tranh hiệu quả cả ở trong và ngoài nước. - Đổi mới đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lí chuyên môn kĩ thuật và công nhân lành nghề cho các doanh nghiệp hteo phương thức vừa học vừa làm hoặc cử đi học tại các cơ sở đào tạo. 2.5 Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn: Mạng lưới giao thông ( đường vá, cầu ) trong khu vực nông thon nước ta phần lớn còn mang tính chắp vá, mới chỉ giải quyết nhu cầu tạm thời trước mắt, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp.Đường nông thôn Việt Nam phổ biến có chiều rộng từ 2,5m đến 4m phần lớn bằng đất đá hoặc trải sỏi trên bề mặt nên chỉ sau vài mùa mưa lớn lại hư hỏng nặng, khó khăn đối với việc đi lại của nhân dân. Vì vậy, phần lớn sản phẩm làm ra của nông dân đều được đưa đến nơi tiêu thụ hoặc tập kết để tiêu thụ bằng các phương tiện thô sơ như xe đạp, xe công nông hoặc xuồng nhỏ (đối với vùng sông nước) khó đảm bảo chất lượng nông sản, nhất là rau quả tươi sống, gây tốn kém chi phí cho người sản xuất. Nhiều trường hợp sau khi tính toán và so sánh giữa giá bán với chi phí sản xuất cộng với chi phí vận chuyển thấy lỗ vốn, các hộ đành để các lô cà chua, mận, vải…bị hỏng, bỏ đi rồi thu hẹp quy mô sản xuất ở vụ sau. Để khắc phục tình trạng trên mạng lưới giao thông nông thôn cần tăng dần tỉ trọng đường kiên cố có mặt đường rộng hơn ( từ 4 → 6m ) với chất lượng kết cấu cao hơn, đặc biệt là các tuyến đường nối từ đường quốc lộ các đầu mối tập kết và đến các vùng sản xuất quy mô lớn. Cải thiện giao thông nông thôn nên thực hiện theo các phương thức: Hợp tác nhà nước và tư nhân cùng làm, nhất là các tuyến đường nội bộ trong các xã thông qua hình thức các hộ nông dân đóng góp một phần kinh phí hoặc tham gia lao động trực tiếp; mở các cuộc tuyên truyền vận động chương trình tín dụng xây dựng giao thông nông thôn thông qua các ngân hàng ở địa phương. Vốn được giao cho đơn vị chuyên môn thực hiện đầu tư dưới sự giám sát và quản lý chặt chẽ của chính quyền và hội nông dân địa phương; Xây dựng quy hoạch và kế hoạch cụ thể để thu hút các nguồn vốn tài trợ dưới hình thức ODA hoặc vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cùng với việc nâng cấp xây dựng hệ thống giao thông, vấn đề kho tạm giữ sản phẩm vào vụ thu hoạch tập trung cũng đang rất cần được giải quyết. Đối với những sản phẩm có thể lữu trữ từ 3- 4 ngày trở lên, sau khi thu hoạch nên đưa sản phẩm tập kết vào các kho với điều kiện đảm bảo vệ sinh. Muốn bảo đảm việc cất trữ trước khi đưa đi tiêu thụ ở các thanhhf phố lớn hay địa phương khác, hoặc đưa đến nơi chế biến xuất khẩu, nhà nước cần có các biện pháp trợ giúp như đứng ra bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ vốn cho các đầu mối tiêu thụ, tránh hiện tượng ép giá vào mùa thu hoạch. Hệ thống kho tạm lưu trữ rất phù hợp và cần thiết đối với những vùng chuyên canh, có quy mô sản xuất lớn. Vốn xây dựng cơ sở kho nên được phối hợp từ ngân sách và các mối tiêu thụ, ngoài ra có thể vận động người sản xuất đóng góp thêm. Bên cạnh đó mạng lưới điện nông thôn đang ở trong tình trạng nguy hiểm, hệ thống cột, dây biến áp không đúng quy cách, lắp đặt không theo hệ thống đồng bộ, không đảm bảo an toàn ổn định cho nhu cầu sử dụng diện trong sinh hoạt và sản xuất của nông đân. Hiện nay vốn đầu tư cho điện ở nông thôn phổ biến vẫn theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Do chưa được quản lý, sử dụng tốt nên thường xảy ra tình trạng chất lượng công trình rất thấp so với kế hoạch. Cần tăng cường điện nông thôn dưới sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, hội nông dân, đồng thời trong quá trình triển khai xây dựng cần có sự giám sát hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật chuyên môn về điện để tránh tình trạng lãng phí khi mua sắm lắp đặt thiết bị không đúng quy cách. 3- Công tác marketing đối với hàng hoá nông sản rau quả và việc đẩy mạnh phát triển thương hiệu rau quả. Cho đến nay hàng nông sản ở nước ta chủ yếu được tiêu thụ dựa trên những quan hệ vốn đã có từ xưa ( với những sản phẩm truyền thống như: nhãn lồng Hưng yên, xoài Nha Trang, dừa Bến Tre…), các hoạt động marketing để trợ giúp việc tiêu thụ sản phẩm rau quả hầu như chưa được quan tâm đầu tư. Số đông người sản xuất, dù với khối lượng sản phẩm lớn đều thiếu thông tin thị trườngnên thường xảy ra tình trạng “ sản xuất theo phong trào “. Chính vì vậy, không ít hộ nông dân đã phải gánh chịu hậu quả là sản phẩm làm ra không biết bán cho ai, bán rẻ như cho đành quay về với cây lúa là chủ đạokết hợp với ngô, khoai, sắn. Để rau quả của ta có điều kiện cạnh tranh trên thị trường, nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế vốn có của Việt Nam về đất đai, khí hậu, công tác marketing cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau: mỗi địa phương( từ cấp xã trở lên đối với nhữngvùng chuyên canh sản xuất lớn ) cần tổ chức một nhóm cán bộ marketing đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn hoá một cách bài bản, nhóm cán bộ này sẽ làm nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu thị trường để cung cấp thông tin và tư vấn cho người sản xuất điều chỉnh cơ cấu cây trồng sao cho có lợi nhất. Đồng thời họ cũng là cầu nối cung cấp thông tin về tình hínhản xuất, chất lượng sản phẩm đến các đầu mối tiêu thụ sao cho khi có sản phẩm thì người sản xuất và khách hàng tiêu thụ nhanh chóng gặp gỡ nhau, tiêu thụ sản phẩm kịp thời. Chính quyền, Hội nông dân địa phương cùng phối hợp với các cơ quan nhà nước như Bộ Thương Mại, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nên tổ chức các cuộc thi, triển lãm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp hàng năm của các vùng trong nước. Khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh truyền hình trung ương và địa phương, các tờ báo phổ thông dành những góc quảng cáo giới thiệu sản phẩm của người nông dân. Khi đó nông sản rau quả rất cần có thương hiệu của mình để sản phẩm rau quả của họ gần gũi với người tiêu dùng, tạo niềm tin cậyan toàn để tiêu thụ nhanh trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Vì vậy phát triển thương hiệu là nội dung quan trọng trong biện pháp tiêu thụ rau quả. Dưới đây là các giải pháp phát triển thương hiệu cho rau quả: Một là: Xây dựng thương hiệu: hiểu một cách rộng rãi là toàn bộ các hoạt động nhằm tạo ra các hình ảnh quen thuộc, sự nhận biết này được hình thành từ 3 nhân tố chủ chốt: Nhãn hiệu, xúc tiến thương mại, giữ gìn chất lượngđộc đáo. - Xây dựng nhãn hiệu rau quả tươi: Khác biệt bởi đại đa số sản phẩm tươi đều không đóng bao bì nên việc xây dựng nhãn hiệu chủ yếu nhằm vào nhãn hiệu công ty. Tuy nhiên, nhãn hiệu công ty không thể “nói” với người tiêu dùng nhiều như là nhãn hiệu sản phẩm, do đó người ta cần dùng đến nhiều công cụ hỗ trợ khác. Từ năm 2000 Organrnics vào Việt Nam và kí hợp đồng với nông dân huyện Từ Liêm xây dựng cánh đồng rau, củ hưu cơ. Nhằm tạo sự cảm nhận an toàn về rau củ trồng theo phương pháp hữu cơ, công ty đã thiết kế nhãn hiệu công ty mình là một chùm 3 lá màu trắng trong hình tròn màu xanh mạ. Nhưng sau một thời gian tung hàng ra thị trường, nhãn hiệu Organrnics vẫn chua gây được sự chú nào với người tiêu dùng và sản lượng tiêu thụ vẫn không tăng đáng kể. Công ty mở cuộc điều tra và biết được rằng trên 78% không hiểu 3 lá màu trắng có ý nghĩa gì, số còn lại suy luận rằng đó là rau sạch. Ở một câu hỏi khác 90% cho rằng ở Việt Nam, cảm nhận về sự an toàn hợp vệ sinh là màu xanh, màu đỏ hoặc màu da cam là nguy hiểm, còn màu trắng là trung tính ( không gợi lên suy luận nào nếu như không được hỏi ). Từ đó công ty mở chiến dịchtuyên truyền về nhãn hiệu công ty bằng cách gửi các Cactalo đến các đối tượng là khách sạn, nhà hàng, trường học bán trú, các công ty có tổ chức ăn ca …Trong đó giải thích biểu tượng 3 chiếc lá màu trắng tượng trưng cho 3 không của rau hữu cơ: Không dùng phân bón hoá học, không phun thuốc trừ sâu, không dùng nguồn nước ô nhiễm ( nước sông có chứa nước thải từ các nhà máy công nghiệp ) Tiếp đó công ty lại mở cuộc thi tìm hiểu về khái niệm rau hữu cơ, cũng nhằm các đối tượng kể trên. Lần này thì 100% số người dự thi đã phân biệt được rau hữu cơ ưu việt hơn rau sạch ở điểm nào và đã cảm nhận được sự an toàn tuyệt đối từ 3 chiếc lá mau trắng. Từ đó ở các địa điểm bán rau, hay trên xe lạnh chuyên chở rau củ của Organrnics bên cạnh 3 chiếc lá màu trắng bên trong vòng tròn màu xanh mạ còn những dòng giải thích “ 3 không”. Kết quả là lượng rau củ bán trung bình một ngày của 10 tháng đầu năm 2003 gấp 5,6 lần năm 2001. Điều có thể rút ra là công ty thường mờ hơn nhãn hiệu sản phẩm, vì nhãn hiệu sáp thường được gắn lên sản phẩm có bao bì do đó bên cạnh nhãn hiệu nhà sản xuấtcó thể dùng chữ để làm “ sáng tỏ “ nhãn hiệu chẳng hạn nhãn hiệu A+ của hãng sữa Abbot ( Hoa Kỳ). Tuy nhiên, việc làm sáng tỏ nhãn hiệu, kể cả nhãn hiệu công ty ( thường được áp dụng cho nông sản tươi không đóng bao bì ) có rất nhiều con đường mà cách làm kể trên của Organrnics chỉ là một ví dụ. - Xúc tiến thương mại: Với nông sản rau quả tươi cũng rất khác biệt với hàng công nghiệp. Có một điểm người tiêu dùng rất quan tâm mà nhà sản xuấtnông sản tươi cần nhằm đến: Độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Ở điểm này, các nhà sản xuất có thể tham khảo kinh nghiệm của Jitech. Giữa năm 2003, Jitech đã mời một số khách hàng tiềm năng đi thăm “điểm trình diễn” sản xuất rau, củ tại Đông Anh (Hà Nội). Mấu chốtcủa cuộc thăm quan la Jitech đã hé mở cho mọi người thấy: Tất cả các hộ sản xuất muốn kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Jitech phải có sổ ghi nhật kí sản xuất, thí dụ như lần cuối cùng phun thuốc trừ sâu trước khi thu hoạch ( tối thiểu cách 20 ngày) phải giữ hoá đơn mua và bỏ bao thuốc trừ sâu (để kiểm tra xem thành phần của thuốc có nằm trong danh mục cấm sử dụng không). Đồng thời, mỗi hộ sản xuất được cấp một mã số để dễ dàng truy nguòn gốc nếu xảy ra vụ việc gì. Cuối cùng Jitech đã công bố đã mua bảo hiểm trách nhiệm mỗi một năm lên tới 960tr đồng, số tiền đền bù cho một vụ ngộ độc là 10tr đồng. Những hoạt động trên là nằm trong chiến lược xúc tiến thương mại, quảng bá cho nhãn hiệu Jitech. Tất nhiên còn nhiều cách quảng bá khác như mời du khách tham quan quy trình lên men tự nhiên của “vang Đà Lạt” hoặc kết hợp với công ty du lịch để đưa khách tới thăm vườn cây ăn trái ở tỉnh Vĩnh Long… - Giữ gìn chất lượng độc đáo: Chúng ta có một số nông phẩm rau quả đặc sản do cac yếu tố khí hậu thổ nhưỡng bồi đắp nên có thể kể Bưởi năm roi, xoài Cát Lộc, cam Vinh, quýt Hà Giang, thanh long Bình Thuận, vú sữa Chợ Gạo (Vĩnh Long)… Để biến chúng thành những nhãn hiệu nổi tiếng, ngoài việc xây dựng nhãn hiệu, tăng cường xúc tiến thương mại còn phải có kế hoạch giữ gìn chất lượng độc đáo nói cách khác là phải giữ gìn nguyên trạng giống, thổ nhưỡng và quy trình sản xuất ( thí dụ với cây ăn trái phải trồng theo phương pháp cổ truyền là ươm từ hạt, tránh ghép, lai cành, không dùng phân bón hoá học, thuốc kích thích tăng trưởng hoặc các biện pháp kích thích vật lí. Hai là: Hỗ trợ phát triển thương hiệu quốc gia Thương hiệu quốc gia ( hay còn gọi là nhãn sản phẩm quôc gia) là nhãn hiệu dùng cho sản phẩm của 1 nước, thường do tổ chức xúc tiến thương mại của nước đó chủ trì phát hành, nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Về bản chất đây là một “ nhãn hiệu chứng nhận”(Certification trade mark). Khách hàng khi đến Việt Nam thường than phiền rằng họ muốn mua hàng nhưng không biết lựa chọn thế nào giữa một rừng các sản phẩm đề của Việt Nam, các mặt hàng đều đẹp, ngon, phong phú đa dạng nhưng hầu hết không có nhãn mác gắn với thương hiệu nào cả. Đây là một trong những trở ngại làm giảm tính hấp dẫn của sản phẩm Việt Nam, nhiều sản phẩm nông sản rau quả của ta có chất lượng và uy tín rất cao trên thị trường thế giới như thanh long Bình Thuận, cam Vinh…được các chuyên gia đánh giá rất cao, không thua kém chất lượng nhưng giá bán luôn bị thấp. Đó không hẳn là do sự yếu kém của công nghiệp chế biến trong nước hay do thế giới dư thừa. Do không có thương hiệu và thiếu quan tâm về vấn đề này nên các tên gọi trên thị trường bị các công ty nước ngoài sử dụng tên những sản phẩm không hề có xuất xứ tại Việt Nam. Do vậy: các doanh nghiệp cần xây dựng ấn tượng từ văn hoá Việt Nam: đó là kinh nghiệm xây dựng thương hiệu cà fê Trung Nguyên, dày dép Bitis…, nông sản rau quả Việt Nam không thiếu những truyền thuyết đẹp, li kì về trái cây: Câu chuyện An Tiêm “tiếp thị” trên đảo hoang ( dưa hấu), chuyện hiến lễ của hoàng tử Lang Liêu ( gạo nếp), hay câu chuyện bi thảm tại Lệ Chi Viên ( Trái vải)… Đất nướcta hào phóng cho ta rất nhiều loại nông sản ngon, lịch sử và truyền thuyết văn hoá thổi hồn vào cây trái, nên việc đưa nông sản rau quả Việt Nam vào thị trường thế giới dưới cái tên quen thuộc cùng với nét văn hoá của Việt Nam không phải là quá khó khăn. - Các báo đài hỗ trợ mở chuyên mục riêng về xây dựng quảng bá và bảo vệ thương hiệu giúp doanh nghiệp. Đồng thời phê phán hàng nhái, hàng giả, cổ động hàng Việt Nam chất lượng cao… phân tích cho công chúng biết sản phẩm của doanh nghiệp trong nước không thua kém hàng ngoại mà giá lại rẻ hơn hàng ngoại. - Nhà nước thực thi nghiêm minh, xử lý thích đáng nạn hàng lậu, hàng giả, hàng nhái thương hiệu, bởi vì không tạo dựng được thương hiệu nếu không chống được nạn hàng lậu, hàng giả, hàng nhái nhất là hàng kém chất lượng tràn ngập thị trường. - Cục xúc tiến thương mại lựa chọn một số doanh nghiệp lớn trong ngành có khả năng cạnh tranh, có kim ngạch xuất khẩu từ 500.000USD/năm trở lên. Những doanh nghiệp được lựa chọn này sẽ được trợ giúp50% chi phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và được ưu tiên trong bảo vệ thương hiệu, trong quá trình lựa chọn tài trợ tham gia các hội trợ trong nước và quốc tế, các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia…Chương trình này sẽ được quảng bá rộng rãi thương hiệu tại triển lãm các nước ASEAN và Thế Giới. Ba là: Đầu tư chiều sâu cho thương hiệu : Xác định được chiến lược thương hiệu và bền bỉ đầu tư cho chiến lược này. Bởi vì nhãn hiệu hàng hoá là yếu tố đầu tiên đập vào mắt, là cầu nối tạo dựng thói quen giữa sản phẩm với người tiêu dùng, là giấy thông hành đi vào thị trường. Tuy nhiên để xây dựng thương hiệu cần hội đủ 3 yếu tố: môi trường truyền thông tiếp thị, nhận thức về thương hiệu và kế hoạch cho truyền thông tiếp thị. Cả 3 yếu tố này đều thiếu và yếu ở Việt Nam. Tuy nhiên không phải ra đời thương hiệu hay nhãn hiệu hàng hoá là doanh nghiệp có tất cả mà cùng với việc coi trọng nhãn hiệu, doanh nghiệp phải đa dạng hoá sản phẩm ổn định và nâng cao chất lượng hàng hoá, làm tốt việc tiếp thị nghiên cứu, hạ giá thành sản phẩm cũng như triển khai mạnh mạng lưới phân phối sao cho tiêu thụ nhanh nhất. Quá trình hình thành thương hiệu còn là quá trình đầu tư đổi mới thiết bị nhiều năm, làm ra các sản phẩm có giá trị được người tiêu dùng tín nhiệm. Bốn là: Củng cố và bảo vệ thương hiệu : Mặt hàng nào có khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu, mặt hàng nào có lợi thế cạnh tranh sẽ tập trung đầu tư tạo cơ chế chính sách ưư đãi, chúng ta tìm mọi cách thúc đẩy mặt hàng đó, nhanh chóng đăng ký thương hiệu trên thế giới và có chính sách bảo vệ thương hiệu: - Ở những thị trường mà việc phải dành lại thương hiệu không phù hợp với nhu cầu lắm và chi phí cho việc giành lại thương hiệu là rất tốn kém, chúng ta sẽ nhượng quyền sở hữu thương hiệu để có điều kiện ( chủ yếu là tài chính) bảo vệ thương hiệu ở những thị trường quan trọng hơn. - Đối với các thị trường là các nước láng giềng hoặc thị trường có chỗ đứng, thị trường chính thì việc đăng kí nhãn hiệu ở nước ngoài là nhiệm vụ bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp, nếu không từ đây các sản phẩm bị đánh cắp thương hiệu hàng nhái, hàng giả có thể tràn về Việt Nam nên dù tốn bao nhiêu tiền, công sức của các doanh nghiệp và nhà nước chúng ta cũng phải bằng mọi cách dành lại thương hiệu. Nhà nước cũng cần coi thương hiệu là tài sản quốc gia. Như vậy, vì lợi ích lâu dài, doanh nghiệp cần có chiến lược xây dựng và bảo vệ, phát triển và quảng bá thương hiệu, nhất là trong bối cảnh : - Trên thị trường trong nước, thời điểm hội nhập theo khuôn khổ AFTA(1/1/06) và tương lai là WTO đang ngày càng đến gần, cạnh tranh giữa các thương hiệu Việt Nam và thương hiệu nước ngoài sẽ ngày càng gay gắt, khốc liệt. - Trên thị trường thế giới, cạnh tranh đang trở thành cuộc chiến giữa các thương hiệu chứ không đơn thuần chỉ là chiến tranh giữa giá cả và chất lượng. Chừng nào chưa xây dựng được thương hiệu thì đa số hàng Việt Nam trong đó có mặt hàng rau quả vẫn tiếp tục phải vào thị trường thế giới thông qua trung gian hoặc dưới dạng gia công cho các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài. Do đó, việc thiếu quan tâm đầu tư vào thương hiệu - một tài sản vô hình của doanh nghiệp đi đôi với việc chưa định rõ tư tưỏng, kế hoạch mục tiêu và thiếu niềm tin vào giá trị gia tăng do thương hiệu tạo ra sẽ ảnh hưởng xấu tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. KẾT LUẬN Nhu cầu tiêu dùng rau quả cho nội tiêu và xuất khẩu ngày một tăng. Việc sản xuất và chế biến rau quả và tiêu thụ chúng thật sự mang lại lợi ích kinh tế xã hội to lớn: đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, giải quyết công ăn việc làm, thu ngoại tệ về cho đất nước Tuy vậy do những đặc điểm của rau quả Việt Nam về số lượng, chủng loại, chất lượng…và khả năng chế biến bảo quản hiện nay, việc tiêu thụ rau quả đòi hỏi tổ chức tốt, có hệ thống chính sách phát triển, thiết lập các kế hoạch sản xuất chế biến bảo quản, tiêu thụ đồng bộ thì mới mong đạt hiệu quả cao và đạtt được các mục tiêu đề ra. Với những chính sách kinh tế mới của Đảng nhằm đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước mà trước hết là trong nông nghiệp và nông thôn đã mở ra những triển vọng mới cho thị trường rau quả về nhiều mặt, đặc biệt là trong xu thế hiện nay – xu thế hội nhập( 1/1/2006 Việt Nam gia nhập AFTA và không lâu sau đó sẽ là WTO) sẽ làm thị trường rau quả Việt Nam sôi động hơn, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành và các công ty kinh doanh rau quả VIệt Nam Mặc dù có rất nhiều cố gắng song do còn những hạn chế trong thu thập tài liệu, tầm nhìn và trình độ, trông quá trình viết đề tài “ Thực trang và giải pháp phát triển thị trường rau quả của VIệt Nam” em không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy thông cảm và góp ý hoàn thiện cho đề tài này. Em xin cảm ơn thầy! Tài Liệu Tham Khảo Tạp chí Kinh tế và phát triển Tạp chí Thương mại Tạp chí nghiên cứu kinh tế Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tạp chí Nghiên cứu lí luận Tạp chí Thương nghiệp và thị trường Việt Nam Tạp chí Thị trường giá cả Báo Kinh tế Sài Gòn Đề tài KC.06.10NN ( Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để phục vụ chương trình xuất khẩu rau và hoa) Chương trình 10 triệu tấn quả đến năm 2010 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Đề tài “ Tổ chức và quản lí chất lượng rau ở các kênh tiêu thụ tại Hà Nội ” của SUSPER và MALICA, 17/06/03 Một số trang Web như: www.mot.gov.vn Bộ thương mại Việt Nam www.agroviet.gov.vn Bộ NN&PTNT www.vcci.gov.vn Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33783.doc
Tài liệu liên quan