Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng ngắn hạn tại BIDV phòng giao dịch Sa Đéc

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1 Khái niệm, vai trò, chức năng, phân loại về tín dụng ngân hàng: 1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư. Hình thức này được thực hiện thông qua việc ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền từ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng để cho vay lại đối với các xí nghiệp, các tổ chức và cá nhân trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. 1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng: 1.1.2.1 Tín dụng thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển: - Thông qua hoạt động tín dụng có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh , qua đó kích thích sản xuất phát triển chẳng hạn như các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng, mở rộng nhà xưởng - Mặt khác thông qua tín dụng còn thể đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán, có thể thanh toán không phân biệt không gian và thời gian làm cho hàng hóa dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác, dẫn đến kích thích quá trình lưu thông hàng hóa phát triển. 1.1.2.2 Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả: Khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, đã góp phần giảm tiền mặt trong lưu thông, góp phần ổn định lại tiền tệ, kiểm soát lạm phát. Sự ổn định tiền tệ đã góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cung ứng cho thi trường, điều đó làm thị trường ổn định và giá cả ổn định. 1.1.2.3 Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội: Tín dụng giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có đủ nguồn vốn kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đầu tư mới, dẫn đến việc tuyển thêm lao động trong nền kinh tế, làm dịch chuyển lao từ khu vực này sang khu vực khác. Từ đó góp phần ổn định đời sống cho người lao động, giảm tệ nạn xã hội, kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân Thông qua hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Thông qua hoạt động tín dụng, Nhà nước hỗ trợ vốn cho các đối tượng chính sách xã hội như: hộ nghèo, học sinh sinh viên bằng quỹ xóa đói nghèo, quỹ hỗ trợ học sinh sinh viên nhằm giải quyết một phần khó khăn về vốn cho các đối tượng chính sách xã hội. Từ đó, trật tự xã hội được ổn định và như vậy sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. 1.1.3 Chức năng của tín dụng ngân hàng: 1.1.3.1 Chức năng phân phối lại tài nguyên: - Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chính nhờ sự vận động này mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần tài nguyên của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng. - Phân phối được thực hiện bằng hai cách: + Phân phối trực tiếp: phân phối từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh và tiêu dùng. + Phân phối gián tiếp: phân phối được thực hiện thông qu CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TÀI TRỢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NHĐT & PT CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP – PGD SA ĐÉC: 2.1 Khái quát Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp (BIDV Đồng Tháp): BIDV Đồng Tháp được thành lập theo quyết định số 284/GPUB của UBND tỉnh Đồng Tháp ngày 26/06/1993: Trụ sở chính đặt tại số 12A Đường 30/4 – Phường 1 – Thành phố Cao Lãnh – Tỉnh Đồng Tháp. BIDV Đồng Tháp có 03 đơn vị trực thuộc gồm: Phòng giao dịch Sa Đéc, Phòng giao dịch Tháp Mười, Điểm giao dịch Hồng Ngự. Về công tác huy động vốn, BIDV Đồng Tháp đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh với các ngân hàng thương mại địa bàn. Thực hiện chỉ đạo của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV Đồng Tháp tích cực triển khai các chương trình khuyến mãi cho huy động vốn như chương trình “ Tiết kiệm dự thưởng”, “ Ô trứng vàng”, “ Kỳ phiếu BIDV” cùng nhiều hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, trái phiếu đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, chi nhánh mở thêm việc huy động ngoại tệ nên đã thu hút được một lượng lớn khách hàng tham gia gửi tiền. Trong hoạt động tín dụng, BIDV Đồng tháp chú trọng mở rộng đối tượng vay đối với các thành kinh tế, trong đó tập trung đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết gắn với các phương trình phát triển kinh tế - xã hội và định hướng kế toán của tỉnh trên cơ sở tư vấn, thu xếp vốn và dịch vụ cho các dự án trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả và cùng có lợi. Tích cực tìm kiếm, hợp tác có lựa chọn đầu tư ngay từ đầu, trong đó tập trung các dự án mở rộng, nâng cao năng lực thiết bị, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NH ĐT & PT CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP – PGD SA ĐÉC 3.1 Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn giai đoạn 2008-2010: 3.1.1 Thuận lợi: a. Về môi trường kinh doanh: - PGD Sa Đéc nằm tại trung tâm thị xã Sa Đéc nơi có mật độ dân cư đông đúc, có vị trí thương mại thuận lợi, là nơi có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi và rất thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch. - Thị xã Sa Đéc là nơi tập trung các ngành công nghiệp của tỉnh gồm các khu công nghiệp Sa Đéc và tiểu thủ công nghiệp Tân Phú Đông, chăn nuôi, làm bột, hoa kiểng và là nơi có làng gạo sầm uất vào bậc nhất ĐBSCL, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn dẫn đầu so với huyện thị trong tỉnh, nhiều công trình lớn đang được quan tâm đầu tư trên địa bàn, và thúc đẩy kinh tế địa phương càng phát triển. b.Về môi trường pháp lý, chính quyền, địa phương: - Thủ tục hành chính ngày càng được đơn giản hóa tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng. - Được sự quan tâm ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền địa phương, các ban ngành các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Ngân hàng phát triển vững chắc trong khuôn khổ pháp luật chung. - Sự hình thành và phát triển nhiều khu công nghiệp, trung tâm thương mại, khu du lịch , chính sách kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước đã tạo nên một số lượng khách hàng tiềm năng cho Ngân hàng. - PGD Sa Đéc hiện đang có thế mạnh được UBND các huyện, thị và Ban quản lý các khu công nghiệp tín nhiệm tạo mọi điều kiện để làm đầu mối tiếp cận doanh nghiệp và mở rộng hoạt động so với các Ngân hàng khác trên địa bàn. - Có sự hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời của Ngân hàng cấ` trên trong hoạt động kinh doanh của PGD. c. Về nhân sự: - Có sự đoàn kết nhất trí và nổ lực trong chi bộ cũng như lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao. - Trên 70% cán bộ làm công tác chuyên môn có trình độ đại học. Hầu hết cán bộ của PGD có tuổi đời còn trẻ (tuổi đời trung bình 32), không ngại khó, năng động, nhiệt tình trong công việc, có năng lực, tháo vát, không ngừng học hỏi để nâng cao nghiệp vụ, nhanh nhạy trong thương trường. - Hoạt động thi đua do công đoàn và đoàn thanh niên tổ chức luôn được duy trì tốt. Từ đó góp phần lãnh đạo, giáo dục động viên, về chính trị tư tưởng cho từng cán bộ công nhân viên. - Là Ngân hàng chuyên kinh doanh trong phục vụ đầu tư phát triển nên được sự tín nhiệm của khách hàng khi thực hiện các dự án, phương án kinh doanh. Cán bộ tín dụng tạo được lòng tin đối với khách hàng, làm tốt công tác thẩm định, tư vấn tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút khách hàng

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng ngắn hạn tại BIDV phòng giao dịch Sa Đéc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng của PGD Sa Đéc) Nhìn chung tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tăng liên tục qua ba năm, cụ thể như sau: Năm 2008 doanh số cho vay đạt 786.467 triệu đồng. Năm 2009 doanh số cho vay là 860.951 triệu đồng, tuyệt đối tăng 74.484 triệu đồng, tương đương tăng 9,47%, đến hết năm 2010 doanh số cho vay đạt 922.113 triệu đồng lại tăng thêm 131.162 triệu đồng tương đối tăng 15,23%. Được thể hiện qua các thành phần kinh tế như sau: ò Doanh nghiệp nhà nước: Trong thời gian qua, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng thấp, năm 2008 chỉ đạt 6.431 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,82%, sang năm 2009 đạt 500 triệu đồng tỷ trọng giảm xuống còn 0,06% trong cơ cấu. Đến năm 2010 là doanh số cho vay với doanh nghiệp nhà nước không phát sinh. Do trên địa bàn có rất ít doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này, thay vào đó là việc tăng doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế khác. ò Công ty cổ phần: Doanh số cho vay PGD cho công ty cổ phần chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 50% doanh số cho vay của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều này là do Thị Xã Sa Đéc có sự hoạt động của khu công nghiệp, các tổ chức cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực xay xát, chế biến, kinh doanh lương thực và chế biến thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản xuất khẩu chẳng hạn như công ty QVD, công ty CP Việt Thắng, công ty Cadovimex…Với hạn mức tín dụng cao, dư nợ lớn, doanh thu hàng năm hàng ngàn tỷ đồng. Đây là khách hàng Vip của PGD. Do đó doanh số cho vay loại hình công ty cổ phần tại Ngân hàng không ngừng tăng cao. Cụ thể là năm 2008 doanh số đạt 422.624 triệu đồng, năm 2009 giảm nhẹ so năm 2008 chỉ đạt 301.733 triệu đồng, tuyệt đối giảm 120.891 triệu đồng, số tương đối giảm 28,6%, nguyên nhân là do năm 2009 nền kinh tế cả nước nói chung và kinh tế địa phương nói riêng dần hồi phục sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, các công ty này không dám mở rộng kinh doanh với quy mô lớn do lương khách hàng mà công ty thiết lập lại quan hệ sau khủng hoảng chưa ổn định nên doanh số cho vay đối với thành phần này có sự sụt giảm, và đây là những khách hàng có quan hệ lâu năm với PGD. Sang năm 2010 doanh số cho vay đạt 469.714 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2009 là 167.981 triệu đồng, tương đương tăng 55,67%. Do nền kinh tế dần phục hồi sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhiều công ty mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh nên nhu cầu vốn của công ty trong năm 2010 tăng lên đáng kể, kéo theo doanh số cho vay của PGD tăng vào năm 2010. ò Công ty TNHH: Năm 2009 doanh số cho vay đối với công ty TNHH 180.069 triệu đồng so với năm 2008, số tương đối tăng 59,88%. Nhưng đến năm 2010 lại giảm 30.102 triệu đồng so với năm 2009, chỉ đạt 450.677 triệu đồng, số tương đối giảm 6,26%. Nguyên nhân năm 2009 doanh số cho vay của PGD tăng là do có nhiều công ty TNHH được thành lập, kinh doanh có hiệu quả hơn đến giao dịch với ngân hàng ngày càng tăng. Sang năm 2010 chỉ số này có giảm nhưng không lớn vì do ảnh hưởng phần nào về khủng hoảng kinh tế chưa hồi được nên nhiều công ty không mở rộng sản xuất kinh doanh nên doanh số cho vay không tăng mà có xu hướng giảm xuống. ò Doanh nghiệp tư nhân: Đối với thành phần kinh tế doanh nghiệp tư nhân doanh số cho vay có xu giảm qua các năm. Cụ thể năm 2008 doanh số cho vay đạt 18.410 triệu đồng, đến năm 2009 chỉ đạt 14.310 triệu đồng, giảm so với năm 2008 là 4.100 triệu đồng, tương đương giảm 22,27%. Qua năm 2010 doanh số cho vay lại tiếp tục giảm hơn năm 2009 là 1.460 triệu đồng, số tương đối giảm 10,2%. Nguyên nhân là do trong những năm qua thành phần kinh tế này chưa thật sự phát triển nhiều, nhu cầu vay vốn của thành phần này để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh chưa cao. Nên dẫn đến doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế là doanh nghiệp tư nhân tại ngân hàng đều giảm nhẹ qua các năm. ò Kinh tế cá thể: Trong thành phần kinh tế này doanh số cho vay có sự tăng giảm không ổn định qua các năm như sau, năm 2008 doanh số này đạt 38.292 triệu đồng, qua năm 2009 đạt 63.629 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 25.337 triệu đồng, số tương đối tăng 66,17%. Đến năm 2010 doanh số cho vay đạt 58.872 triệu đồng, giảm hơn so với năm 2009 là 4.757 triệu đồng. tương đương giảm 7,48%. Tất cả những điều này cho thấy sự tăng lên về doanh số cho vay của thành phần kinh tế cá thể từ năm 2008 sang năm 2009, nhưng lại có xu hướng giảm nhẹ qua năm 2010. Mặt khác trong những năm qua, thành phần kinh tế cá thể này đã và đang làm ăn có hiệu quả hơn, họ tự điều chỉnh mức vốn kinh doanh của mình cho phù hợp, từ đó giảm bớt tình hình nợ tại ngân hàng. Nhìn chung tổng doanh số cho vay của PGD tăng đều qua các năm đã cho thấy sự cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác cho vay, công tác quan hệ khách hàng, xem xét đúng đối tượng khách hàng để đảm bảo khi cho khách hàng vay có khả năng trả nợ đúng hạn theo quy định, cải thiện bớt các thủ tục xin vay vốn cũng như công tác phục vụ khách hàng nên doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên liên tục. 2.4.1.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn: Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà Ngân hàng đã thu hồi từ các khoản giải ngân trong một thời gian nhất định. Do đó việc thu nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy mạnh tốc độ luân chuyển trong lưu thông tiền tệ, khi doanh số thu nợ tăng đó là dấu hiệu tốt cho sự an toàn của nguồn vốn tín dụng, đồng thời cho thấy khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả. 2.4.1.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn vay: Bảng 5: Doanh số thu nợ theo thời hạn vay ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2008/2009 So sánh 2010/2009 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 706.985 859.019 870.583 152.034 21,5 11.564 1,35 2. Trung dài hạn 23.733 17.188 12.521 -6.545 -27,58 -4.667 -27,15 Tổng 730.718 876.207 883.104 145.489 19,91 6.897 0,79 (Nguồn: Tổ tín dụng của PGD Sa Đéc) Nhìn chung, tình hình thu nợ tại Ngân hàng diễn ra khá tốt, tổng doanh số thu nợ qua ba năm đều tăng. Như bảng số liệu trên cho thấy doanh số thu nợ ngắn hạn điều chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, đây là khoản mục chủ yếu tạo nên sự gia tăng của doanh số thu nợ của ngân hàng trong những năm qua. Cụ thể, năm 2008 Ngân hàng thu nợ 730.718 triệu đồng, sang năm 2009 doanh số nợ đã tăng lên đạt 876.207 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 145.489 triệu đồng, tương đối tăng 19,91%. Trong đó chủ yếu là do thu nợ từ các khoản cho vay ngắn hạn, cụ thể năm 2009 thu nợ ngắn hạn đạt 859.019 triệu đồng tăng 152.034 triệu đồng, tương đương tăng 21,5% so với 2008. Ngược lại, doanh số thu nợ trung dài hạn có xu hướng giảm, năm 2008 đạt 23.733 triệu đồng, sang năm 2009 doanh số này giảm xuống chỉ còn 17.188 triệu đồng, số tuyệt đối giảm 6.545 triệu đồng, tương đương giảm 27,58% so với năm 2008. Tuy doanh số thu nợ trung hạn có giảm như không ảnh hưởng nhiều tới tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng vì nó chỉ chiếm tỷ trọng thấp, trong khi đó doanh số thu nợ của ngắn hạn lại tăng lên, nên làm cho tổng doanh số thu nợ tăng. Có được điều đó là do cán bộ tín dụng rất tích cực trong công tác thu hồi nợ, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn, bên cạnh đó cũng cho thấy tình hình hoạt động kinh của doanh nghiệp có hiệu quả tốt, giúp tăng khả năng thanh toán nợ vay của doanh nghiệp. Đến cuối năm 2010, tình hình thu nợ vẫn diễn ra khá tốt, tổng doanh số thu nợ năm sau vẫn cao hơn năm trước. Cụ thể, tổng doanh số thu nợ trong năm đạt 883.104 triệu đồng, tức tăng thêm 6.897 triệu đồng,tương đương tăng 0,79% so với năm 2009. So với cùng năm 2009, thì thu nợ ngắn hạn đã tăng 1,35%, tức tăng thêm 11.564 triệu đồng. Tuy nhiên doanh số thu nợ trung dài hạn đã sụt giảm so với năm 2009 từ 17.188 triệu đồng, giảm còn 12.521 triệu đồng năm 2010, tức giảm 4.667 triệu đồng, tương đương 27,15%. Nguyên nhân là do cuối năm 2010 một số khách hàng chưa đến hạn trả nợ, bên cạnh đó thì vẫn có một số khách hàng còn chậm trễ trong việc trả nợ, mặc dù đã được cán bộ tín dụng của ngân hàng nhắc nhở nhiều lần. Song, trong những năm qua nền kinh tế địa phương đã có những bước phát triển tích cực, các đơn vị làm ăn có hiệu quả hơn, cả đơn vị quốc doanh và ngoài quốc doanh, góp phần gia tăng khả năng trả nợ của đơn vị. 2.4.1.2.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế: Bảng 6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So Sánh 09/08 So sánh 10/09 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Doanh nghiệp nhà nước: 9.426 1,33 500 0.06 - - -8.926 -94,7 -500 -100 2. Công ty cổ phần 390.801 55,28 393.322 45,79 369.343 42,42 2.521 0,64 -23.979 -6,09 3. Công ty TNHH 261.255 36,95 398.144 46,35 432.071 49,63 136.889 52,39 33.927 8,52 4. Doanh nghiệp tư nhân 17.460 2,47 12.980 1,51 14.010 1,61 -4.480 -25,66 1.030 7.93 5. Kinh tế cá thể: 28.043 3,97 54.073 6,29 55.159 6,34 26.030 98,82 1.086 2 Tổng 706.985 100 859.019 100 870.583 100 152.034 21,5 9.504 1,11 (Nguồn: Tổ tín dụng của PGD Sa Đéc) Nhìn chung qua 3 năm doanh số thu nợ đều có chiều huơng tăng lên. Điều đó cho thấy công tác quản lý nợ và thu hồi nợ ngày càng có hiệu quả tại PGD. ªDoanh nghiệp nhà nuớc: Đối với thành phần kinh tế là doanh nghiệp nhà nuớc, thì doanh số thu nợ luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số nợ tại PGD, vì doanh số cho vay đối với thành phần này cũng tương đối thấp do doanh nghiệp nhà nước nguồn vốn chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp, còn nguồn vay từ ngân hàng có nhưng chiếm tỷ trọng thấp hơn. Mặt khác các doanh nghiệp nhà nước thường hoạt động kém hiệu quả hơn các thành phần kinh tế khác nên đôi khi có những nhu cầu vay không đáp ứng được yêu cầu từ ngân hàng. Cụ thể là năm 2009 doanh số thu nợ đạt 500 triệu đồng, giảm so với năm 2008 là 8.926 triệu đồng, số tương đối giảm 94,7%. Sang năm 2010 thành phần kinh tế này không phát sinh trong doanh số thu nợ trong năm. Do đó doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đối với thành phần này tương đối thấp. ª Công ty cổ phần: Trong thành phần kinh tế này, doanh số thu nợ ngày càng tăng, có giảm nhưng chỉ giảm nhẹ. Năm 2008 con số này là 390.801 triệu đồng, năm 2009 là 393.322 triệu đồng tăng hơn so với năm 2008 là 2.521 triệu đồng, tương đương tăng 0,64%. Năm 2010 do đó một số khoản vay chưa đến hạn trả nợ làm cho doanh số này giảm khoảng 23.979 triệu đồng so với năm 2009, tương đương giảm 6,09%. Qua đó cho ta thấy trong các năm các công ty cổ phần kinh doanh có hiệu quả nên các món nợ vay điều trả đúng hạn cho ngân hàng theo cam kết trong hợp đồng tín dụng. ª Công ty TNHH: Đối với công ty TNHH luôn chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 40% trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Cụ thể năm 2008 số tiền thu nợ là 261.255 triệu đồng, đến năm 2009 doanh số thu nợ là 398.144 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 136.889 triệu đồng, số tương đối tăng 52,39%. Tính hết năm 2010 , doanh số này tiếp tục tăng lên đạt 432.071 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng 8,52% so với năm 2009. Tuy trong giai đoạn này nền kinh tế trong nước có sự sụt giảm do sự khủng hoảng kinh tế thế giới , nhưng những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này vẫn duy trì được sản xuất, hoạt động kinh doanh có hiệu quả tạo ra được nguồn thu để trả nợ ngân hàng đúng hạn nên không ảnh hưởng đến tình hình thu nợ của PGD trong 3 năm vừa qua. ò Doanh nghiệp tư nhân: Đối với DNTN doanh số thu nợ có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể năm 2008 doanh số thu nợ đạt 17.460 triệu đồng, đến năm 2009 con số này chỉ đạt 12.980 triệu đồng giảm so với năm 2008 là 4.480 triệu đồng, số tương đối giảm 25,66%. Qua năm 2010 doanh số thu nợ đạt 14.010 triệu đồng tăng hơn so với năm 2009 là 1.030 triệu đồng, số tương đối tăng 7.93%. Tuy có sự biến động trong tình hình trả nợ của các DNTN nhưng sự chênh lệch không đáng kể vì trong giai đoạn này nền kinh tế đang trên đà hồi phục sau sự khủng hoảng kinh tế thế giới nên các doanh nghiệp đã từng bước cải thiện được tình hình sản xuất kinh doanh. Từ đó cũng phần nào đảm bảo được khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp tại ngân hàng. ò Kinh tế cá thể: Đối với thành phần kinh tế cá thể doanh số thu nợ qua các năm điều tăng. Năm 2008 doanh số thu nợ là 28.043 triệu đồng, sang năm 2009 doanh số này đạt thêm 54.073 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 26.030 triệu đồng, tương đương tăng 98,82%. Đến cuối năm 2010 doanh số thu nợ là 55.159 triệu đồng tăng hơn so với năm 2009 là 1.086 triệu đồng, số tương đối tăng 2%. Trong 3 năm vừa qua thành phần kinh tế cá thể điều có khả năng trả nợ khi đến vay vốn tại ngân hàng. Qua đó thể hiện được tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ của thành phần cá thể này tương đối ổn định nên tạo ra thu nhập để trả nợ vay ngân hàng đúng thời gian theo quy định. Vì vậy doanh số thu hồi nợ rất khả quan tại PGD. 2.4.1.3 Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn: Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hiệu số giữa doanh số cho vay và thu nợ. Như vậy chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà Ngân hàng chưa thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác định để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của một Ngân hàng. Tuy nhiên, việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ quá hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nhìn chung, các Ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các Ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. 2.4.1.3.1 Dư nợ theo thời hạn: Bảng 7: Dư nợ theo thời hạn vay ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2008/2009 So sánh 2010/2009 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 151.053 222.925 348.455 71.872 47,58 125.530 56,31 2. Trung dài hạn 21.847 23.509 18.473 1.662 7,6 -5.036 -21,42 Tổng 172.900 246.434 366.928 73.534 42,53 120.494 48,9 (Nguồn: Tổ tín dụng của PGD Sa Đéc) Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của Ngân hàng liên tục tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ cũng có sự tăng lên đáng kể. Tổng dư nợ năm 2008 đạt 172.900 triệu đồng và tăng lên thêm 73.534 triệu đồng đạt 246.434 triệu đồng trong năm 2009, tức tăng 42,53% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến năm 2010, tổng dư nợ lại tăng lên đến 366.928 triệu đồng, số tuyệt đối tăng 120.494 triệu đồng, số tương đối tăng 48,9% so với năm 2009. Với kết quả trên, PGD đã đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu hàng năm mà trên Chi nhánh Ngân hàng tỉnh đã đề ra. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong ba năm đều tăng trưởng mạnh. Là do nền kinh tế đang dần phục hồi sau khủng hoảng kinh tế thế giới, nên nhu cầu vốn để phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh, mua bán ngày càng phát triển dẫn đến doanh số cho vay tăng, từ đó dư nợ trong những năm qua đều tăng. Trong đó dư nợ ngắn hạn đã liên tục tăng lên qua các năm. Do vai trò của chi nhánh là bổ sung nguồn vốn lưu động cho nền kinh tế, hổ trợ các cá nhân và doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh, mua bán, mở rộng sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, nhằm mục đích giúp các cá nhân , tổ chức, doanh nghiệp hồi phục nhanh sau sự khủng hoảng kinh tế, và góp phần thúc đẩy tăng trưởng quá trình sản xuất của các doanh nghiệp. Trong những năm qua chi nhánh đã tập trung cho vay vốn ngắn hạn. Tổng dư nợ ngắn hạn đạt mỗi năm lần lượt là 151.053 triệu đồng năm 2008, 222.925 triệu đồng năm 2009, và sang năm 2010 là 348.455 triệu đồng. Bên cạnh đó dư nợ trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ và có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2008 dư nợ đạt 21.847 triệu đồng, qua năm 2009 tăng 1.662 triệu đồng, đạt 23.509 triệu đồng, tương đương tăng 7,6% so với năm 2008. Đến năm 2010 dư nợ trung và dài hạn đã giảm chỉ đạt 18.473 triệu đồng, tức giảm 5.036 triệu đồng, số tương đối giảm 21,42% so với 2009. Nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi này là do PGD chỉ chú trọng đến việc mở rộng cho vay đối với những khách hàng đáp ứng được yêu cầu cho vay của Ngân hàng, khách hàng có nguồn trả nợ và đảm bảo tài sản chắc chắn. Đồng thời tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng với những khách hàng truyền thống của Ngân hàng, không cho vay theo số lượng, chạy theo lợi nhuận mà tiến hành sàng lọc thật kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So Sánh 09/08 So sánh 10/09 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Doanh nghiệp nhà nước: - - - - - - - - - - 2. Công ty cổ phần 62.083 41,1 40.434 18,14 144.805 41,56 -21.649 -34,87 104.371 258,12 3. Công ty TNHH 64.980 43,02 147.615 66,22 166.221 47,7 82.635 127,17 18.606 12,6 4. Doanh nghiệp tư nhân 5.580 3,69 6.910 3,1 5.750 1,65 1.330 23,83 -1.160 -16,79 5. Kinh tế cá thể: 18.410 12,19 27.966 12,54 31.679 9,09 9.556 51,9 3.713 13,27 Tổng 151.053 100 222.925 100 348.455 100 71.872 47,58 125.530 56,31 2.4.1.3.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế: ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Tổ tín dụng của PGD Sa Đéc) Nhìn chung qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng dư nợ theo thành phần kinh tế có xu hướng tăng trong 3 năm. Trong đó chỉ tập trung những doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nguyên nhân là do PGD tập trung phần lớn nguồn vốn của mình để cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vay với mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, đây cũng chính là nhiệm vụ chính của BIDV Đồng Tháp – PGD Sa Đéc. Bên cạnh đó thì quan hệ tín dụng với thành phần kinh tế này khá an toàn và có hiệu quả khá tốt. ò Doanh nghiệp nhà nước: Trong 3 năm vừa qua, dư nợ của thành phần kinh tế là doanh nghiệp nhà nước không phát sinh trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vì lý do là trên địa bàn có rất ít các doanh nghiệp nhà nước hoạt động, và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này thường là hoạt động kém hiệu quả so với các công ty ngoài quốc doanh, vì có sự hỗ trợ vốn của nhà nước nên chỉ hoạt động mang tính cầm chừng. Nên Ngân hàng không muốn mạo hiểm, và có độ rủi ro cao khi cho thành phần kinh tế này vay. ò Công ty cổ phần: Dư nợ của công ty cổ phần giảm trong năm 2009 và tăng vọt lên trong năm 2010, tỷ trọng bình quân của thành phần này luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ qua 3 năm. Cụ thể năm 2008 là 62.083 triệu đồng, nhưng sang năm 2009 con số này giảm xuống chỉ đạt 40.434 triệu đồng, tức giảm so với năm 2008 là 21.649 triệu đồng, tương đương giảm 34,87%. Tuy nhiên đến năm 2010 con số này lại tăng lên 144.805 triệu đồng, tức tăng 104.371 triệu đồng, số tương đối tăng 258,12% so với năm 2009. Nguyên nhân năm 2009 có sự sụt giảm là do sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế mới hồi phục, nên nhiều công ty cổ phần chưa mạnh dạng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, sang năm 2010 khi nền kinh tế có sự tăng trưởng trở lại các công ty cổ phần đã mạnh dạng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường nên nhu cầu vốn càng tăng dẫn đến doanh số cho vay của PGD tăng, làm cho dư nợ trong năm này tăng vọt tại Ngân hàng. ò Công ty TNHH: Đối với thành phần kinh tế là công ty TNHH dư nợ qua 3 năm tại Ngân hàng đều tăng. Và chiếm tỷ trọng bình quân cao nhất trong tổng dư nợ thành phần kinh tế tại Ngân hàng. Cụ thể năm 2008 dư nợ đạt 64.980 triệu đồng, sang năm 2009 đạt 147.615 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 82.635 triệu đồng, số tương đối tăng 127,17%. Đến năm 2010 dư nợ công ty TNHH lại tiếp tục tăng và đạt 166.221 triệu đồng, tăng hơn năm 2009 là 18.606 triệu đồng, tương đương tăng 12,6%. Đạt được kết quả là do trong những năm qua doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này không ngừng tăng lên nên kéo theo dư nợ tăng lên theo. Và do trên địa bàn nhiều công ty TNHH được thành lập, và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên cần nhiều vốn để đầu tư. ò Doanh nghiệp tư nhân: Ngược lại, đối với DNTN dư nợ lại tăng chậm năm 2009 và có hướng giảm trong năm 2010. Cụ thể năm 2008 dư nợ của thành phần kinh tế này đạt 5.580 triệu đồng, năm 2009 dư nợ này 6.910 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 1.330 triệu đồng, tương đối tăng 23,83%. Sang năm 2010 dự nợ đạt 5.750 triệu đồng, giảm so với năm 2009 là 1.160 triệu đồng, tương đối giảm 16,79%. Do doanh nghiệp tư nhân có quy mô kinh doanh sản xuất còn nhỏ lẻ nên nhu cầu vốn còn ít nên dư nợ có chiều hướng giảm tại Ngân hàng. ò Kinh tế cá nhân: Đối với thành phần kinh tế là cá thể, dư nợ tăng đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2008 dư nợ đạt 18.410 triệu đồng, qua năm 2009 đạt 27.966 triệu đồng, tức tăng 9.556 triệu đồng, tương đối tăng 51,9% so với năm 2008. Đến năm 2010 dư nợ 31.679 triệu đồng, tăng so với 2009 là 3.713 triệu đồng, số tương đối tăng 13,27%. Nguyên nhân là do những năm qua, doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này tăng liên tục qua 3 năm nhưng doanh số thu nợ lại thấp nên đã làm dư nợ cũng có xu hướng tăng. 2.4.1.4 Phân tích tình hình nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn: Nợ quá hạn là những khoản nợ đã đến kỳ hạn trả nhưng chưa được khách hàng thanh toán và ngân hàng đã làm thủ tục chuyển sang nợ quá hạn. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việv duy trì và mở rộng quy mô tín dụng. Cùng với doanh số thu nợ, nợ quá hạn cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn vá chất lượng tín dụng của Ngân hàng. 2.4.1.4.1 Nợ quá hạn theo thời gian: Bảng 9: Nợ quá hạn theo thời gian ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2008/2009 So sánh 2010/2009 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 21 121 1.271 100 576,19 1.150 950,41 2. Trung dài hạn 128 449 1.469 321 250,78 1.020 227,17 Tổng 149 570 2.740 421 282,55 2.170 380,72 (Nguồn: Tổ tín dụng của PGD Sa Đéc) Nhìn chung nợ quá hạn trong Ngân hàng đều tăng qua 3 năm. Cụ thể, tổng nợ quá hạn năm 2008 là 149 triệu đồng, sang năm 2009 tổng nợ quá hạn đạt 570 triệu đồng, tức tăng 421 triệu đồng so với năm 2008, số tương đối tăng 282,55%. Đến năm 2010 nợ quá hạn đạt 2.740 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 2.170 triệu đồng, tương đương tăng 380,72%. Trong đó nợ quá hạn ngắn hạn tăng liên tục trong 3 năm , cụ thể năm 2008 nợ quá hạn chỉ có 21 triệu đồng, sang năm 2009 nợ quá hạn tăng lên 121 triệu đồng , đến hết năm 2010 nợ quá hạn tiếp tục tăng tới 1.271 triệu đồng. Đồng thời trong thời gian đó nợ quá hạn trung dài hạn cũng tăng, năm 2008 nợ quá hạn là 128 triệu đồng, qua năm 2009 nợ quá hạn này là 449 triệu đồng tăng so với cùng kỳ năm 2009, tức tăng 321 triệu đồng, số tương đối tăng 250,78%, đến năm 2010 nợ quá hạn là 1.469 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 1.020 triệu đồng, tương đương tăng 227,17%. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế địa phương trong những năm này có nhiều biến động, một số đơn vị kinh doanh không đạt hiệu quả nên không có nguồn trả nợ cho Ngân hàng khi đến hạn. Bên cạnh đó, nợ quá hạn trong năm tăng là do một phần việc thự hiện cơ cấu lại nợ theo Quyết định 493/2005 của Ngân hàng Nhà Nước về việc chuyển nợ quá hạn, dẫn đến việc chuyển đổi một số khoản nợ sang nợ quá hạn. 2.4.1.4.2 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế: BẢNG 10: Nợ quá hạn theo thànnh phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So Sánh 09/08 So sánh 10/09 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Doanh nghiệp nhà nước: - - - - - - - - - - 2. Công ty cổ phần - - - - - - - - - - 3. Công ty TNHH - - - - 1.2 94,41 - - 1.2 - 4. Doanh nghiệp tư nhân - - - - - - - - - - 5. Kinh tế cá thể: 21 100 121 100 71 5,59 100 476,19 -50 -41,32 Tổng 21 100 121 100 1.271 100 100 476,19 1.150 950,41 (Nguồn: Tổ tín dụng của PGD Sa Đéc) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, tình hình nợ quá hạn qua các năm đều tăng. Cụ thể, năm 2008 tổng nợ quá hạn đạt 21 triệu đồng, sang năm 2009 tổng nợ quá hạn theo thành phần kinh tế đạt 121 triệu đồng, tăng so với năm 2008, tức là tăng 100 triệu đồng, số tương đối tăng 476,19%. Đến năm 2010 tổng nợ quá hạn theo thành phần kinh tế là 1.271 triệu đồng, tăng so với năm 2009, số tiền tuyệt đối tăng là 1.150 triệu đồng, tương đương tăng 950,41%. Trong đó thành phần kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là các công ty TNHH. Cụ thể năm 2010 nợ quá hạn thuộc thành phần kinh tế là công ty TNHH 1.200 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao tới 94,41% trong năm 2010. Bên cạnh đó, nợ quá hạn đối với kinh tế cá thể không ổn định qua các năm, cụ thể năm 2008 nợ quá hạn của thành phần kinh tế này chỉ có 21 triệu đồng, sang năm 2009 nợ quá hạn là 121 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 100 triệu đồng, tương đương tăng 476,19%. Đến năm 2010 nợ quá hạn chỉ còn 71 triệu đồng, giảm so với năm 2009 là 50 triệu đồng, tức tăng 41,31%. Nguyên nhân là do những năm qua hiệu quả từ hoạt động kinh doanh của thành phần công ty TNHH, kinh tế cá thể kém hiệu quả do kinh tế khó khăn, do sử dụng vốn kém hiệu nên quả ảnh hưởng đến trả nợ cho Ngân hàng, PGD cần tăng cường công tác kiểm tra, nhắc nhở khách hàng đến hạn trả nợ và giải thích rõ việc trả nợ không đúng hạn sẽ bị chuyển nợ quá hạn và khách hàng phải chịu mức lãi suất phạt bằng 150% lãi suất cho vay. 2.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Sa Đéc giai đoạn 2008 – 2010: Các Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất và có mức độ rủi ro ở mức thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng. Đây chính là mục tiêu hàng đầu của PGD trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Để thấy rỏ hơn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua, xem bảng số liệu sau: BẢNG 11: Kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 42.544 51.038 64.492 8.494 19,97 13.454 26,36 Chi phí 35.594 41.235 53.242 5.641 15,85 12.007 29,12 Lợi nhuận ròng 5.213 7.353 8.437 2.139 41,03 1.084 14.74 (Nguồn: Tổ tín dụng PGD Sa Đéc) 2.3.1 Doanh thu: Do hoạt động của PGD tương đối đạt hiệu quả cao nên theo đó doanh thu của PGD cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2008 đạt 42.544 triệu đồng, năm 2009 đạt 51.038 triệu đồng so với năm 2008 tăng 8.494 triệu đồng tương đương là 19,97%. Sang năm 2010 doanh thu đạt 64.492 triệu đồng tăng 13.454 triệu đồng tương đương tăng 26,36% so với năm 2009. Có được kết quả này là do hoạt động kinh doanh của PGD không ngừng tăng lên trong đó thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng là cao nhất. Bên cạnh đó là do nỗ lực của toàn PGD trong việc mở rộng đối tượng khách hàng, mở rộng thi trường, thực hiện các trương trình tiết kiệm dự thưởng, quảng cáo tiếp thị, nhằm duy trì và thu hút khách hàng đến giao dịch. PGD cũng không ngừng mở rộng các hoạt động dịch vụ như thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, trả lương qua tài khoản… chính vì vậy không những PGD có được số lượng khách hàng ổn định mà còn thu hút được nhiều khách hàng mới, chính những vấn đề này làm doanh thu tăng mạnh qua các năm. 2.3.2 Chi phí: Khi doanh thu tăng kéo theo chi phí cũng tăng qua ba năm. Năm 2008 chi phí của PGD đạt 35.594 triệu đồng, năm 2009 đạt 41.235 triệu đồng so với năm 2008 tăng 5.641 triệu đồng tương đương 15,85%. Đến năm 2010 chi phí đạt 53.242 triệu đồng tăng 12.007 triệu đồng tương đương 29,12% so với năm 2009. Bên cạnh những nguyên nhân làm cho doanh thu tăng lên như: mở rộng thị trường, thực hiện hững chương trình quảng cáo, tiếp thị, mở rộng và củng cố các loại hình dịch vụ, thay đổi tân trang các máy móc thiết bị, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên…cũng là nguyên nhân làm cho chi phí hoạt động tăng lên đáng kể. 2.4.3 Lợi nhuận: Quá trình hoạt động động kinh doanh của PGD ngày càng phát triển thu hút được nhiều khách hàng nên theo đó lợi nhuận của PGD cũng tăng liên tục. Cụ thể năm 2008 đạt 5.213 triệu đồng, năm 2009 lợi nhuận của PGD đạt 7.353 triệu đồng tăng 2.139 triệu đồng tương đương 41,03%. Sang năm 2010 lợi nhuận của PGD đạt 8.437 triệu đồng so với năm 2009 tăng 1.084 triệu đồng tương đương 14,74%. Chi phí tăng nhưng doanh thu cao hơn kéo theo lợi nhuận cũng tăng mạnh qua 3 năm. Có được thành quả thành quả này là do cán bộ công nhân viên PGD luôn trao dồi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ, để luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình phục vụ tốt vì mục tiêu phát triển của ngân hàng, sự quyết đoán của lãnh đạo, sự quan tâm của các cấp, ban ngành địa phương. Ngoài ra, thái độ phục vụ tốt ân cần mà chuyên nghiệp của nhân viên PGD cũng góp phần không nhỏ trong việc đạt được lợi nhuận cao của PGD. Nhìn chung, lợi nhuận của PGD không ngừng tăng lên qua các năm, cho thấy hoạt động kinh doanh của PGD đạt hiệu quả cao, chi phí bỏ ra đầu tư đúng mục đích và khẳng định đúng vị thế của Ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên, Ngân hàng cần có những biện pháp tích cực hơn để gia tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí tới mức thấp nhất. Trong những năm tới Ngân hàng cần cố gắng hơn nữa để giữ vững kết quả đạt được, đồng thời phát huy tích cực những mặt mạnh của mình để có thể đứng vững trên thị trường và phục vụ càng tốt hơn cho nhu cầu phát triển kinh tế địa phương và nước nhà. 2.4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của BIDV chi nhánh Đồng Tháp – PGD Sa Đéc giai đoạn (2008 – 2010): Bảng 12: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ngắn hạn Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 2010 Tổng dư nợ/Vốn huy động % 144,75 133,53 177,8 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ % 0,014 0,054 0,36 Hệ số thu nợ % 89,89 99,77 87,75 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 4,8 4,6 3 (Nguồn: Tổ tín dụng của PGD Sa Đéc) 2.4.3.1 Tổng dư nợ/Vốn huy động: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ này cao, thể hiện nguồn vốn huy động được sử dụng triệt để nhưng nếu quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì việc sử dụng vốn của Ngân hàng không đạt hiệu quả. Nhìn vào tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động qua 3 năm ta thấy tỷ lệ này luôn cao hơn 100%, năm 2008 tỷ lệ này là 144,75%, năm 2009 là 133,53%, năm 2010 là 177,8%. Điều này chứng tỏ PGD tận dụng triệt để nguồn vốn huy động để cho vay. Nguồn vốn huy động của PGD vẫn còn thiếu và phải điều chuyển vốn từ Ngân hàng cấp trên để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng vay. 2.4.3.2 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ: Tỷ lệ này thể hiện mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Đối với các NHTM, tỷ lệ này không vượt quá 5% là tốt. Nhìn chung qua số liệu cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn/ Tổng dư nợ qua 3 năm cho thấy NH đã kiểm soát được tình trạng nợ quá hạn tốt, không để quá cao và luôn dưới mức 0,5% , năm 2008 tỷ lệ này là 0,014%, năm 2009 là 0,054%, năm 2010 là 0,36%, chứng tỏ công tác thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn trong thời gian đạt hiệu quả cao và cho thấy sự quyết tâm nâng cao hiệu quả tín dụng của PGD. 2.4.3.3 Hệ số thu nợ: Hệ số này giúp đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của Ngân hàng. Nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng cao. Bảng số liệu trên cho thấy hệ số thu nợ qua 3 năm của PGD luôn ở mức xấp xỉ 100%. Cụ thể năm 2008 tỷ lệ này là 89,89%, năm 2009 là 99,77%, năm 2010 là 87,75%. Điều này cho thấy kết quả thu nợ của ngân hàng qua các năm rất tốt. Đây là kết quả của quá trình cán bộ tín dụng kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong công tác thu nợ. Chính vì vậy trong tương lai Ngân hàng cần phải tăng cường hơn công tác thu nợ cũng như thẩm định để ngày càng nâng cao doanh số thu nợ hơn. Đánh giá chung qua quá trình phân tích cho thấy hoạt động tín dụng tại PGD trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tốt đẹp, quy mô tín dụng ngày càng mở rộng, chất lượng nghiệp vụ tín dụng luôn được đảm bảo, PGD ngày càng khẳng định vị thế của mình trên địa bàn và tạo được uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng. Đạt được thành quả như vậy là nhờ vào đội ngũ cán bộ tín dụng đã làm tốt công việc của mình như: công tác thẩm định , cho vay, thu nợ, cũng như việc sử dụng vốn vay của khách hàng…đã đảm bảo nợ quá hạn phù hợp với chỉ tiêu phát triển của BIDV chi nhánh Đồng Tháp đã đề ra, đồng thời nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng của PGD. Bên cạnh đó, trong thời gian tới Ngân hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa những điểm mạnh của mình về huy động vốn, cho vay trong lĩnh vực ngắn hạn cũng như tìm các biện pháp mở rộng hoạt động dịch vụ…để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại PGD. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NH ĐT & PT CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP – PGD SA ĐÉC 3.1 Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn giai đoạn 2008-2010: 3.1.1 Thuận lợi: ë Về môi trường kinh doanh: - PGD Sa Đéc nằm tại trung tâm thị xã Sa Đéc nơi có mật độ dân cư đông đúc, có vị trí thương mại thuận lợi, là nơi có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi và rất thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch. - Thị xã Sa Đéc là nơi tập trung các ngành công nghiệp của tỉnh gồm các khu công nghiệp Sa Đéc và tiểu thủ công nghiệp Tân Phú Đông, chăn nuôi, làm bột, hoa kiểng…và là nơi có làng gạo sầm uất vào bậc nhất ĐBSCL, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn dẫn đầu so với huyện thị trong tỉnh, nhiều công trình lớn đang được quan tâm đầu tư trên địa bàn, và thúc đẩy kinh tế địa phương càng phát triển. ë Về môi trường pháp lý, chính quyền, địa phương: - Thủ tục hành chính ngày càng được đơn giản hóa tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng. - Được sự quan tâm ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền địa phương, các ban ngành các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Ngân hàng phát triển vững chắc trong khuôn khổ pháp luật chung. - Sự hình thành và phát triển nhiều khu công nghiệp, trung tâm thương mại, khu du lịch…, chính sách kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước đã tạo nên một số lượng khách hàng tiềm năng cho Ngân hàng. - PGD Sa Đéc hiện đang có thế mạnh được UBND các huyện, thị và Ban quản lý các khu công nghiệp tín nhiệm tạo mọi điều kiện để làm đầu mối tiếp cận doanh nghiệp và mở rộng hoạt động so với các Ngân hàng khác trên địa bàn. - Có sự hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời của Ngân hàng cấ` trên trong hoạt động kinh doanh của PGD. ë Về nhân sự: - Có sự đoàn kết nhất trí và nổ lực trong chi bộ cũng như lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao. - Trên 70% cán bộ làm công tác chuyên môn có trình độ đại học. Hầu hết cán bộ của PGD có tuổi đời còn trẻ (tuổi đời trung bình 32), không ngại khó, năng động, nhiệt tình trong công việc, có năng lực, tháo vát, không ngừng học hỏi để nâng cao nghiệp vụ, nhanh nhạy trong thương trường. - Hoạt động thi đua do công đoàn và đoàn thanh niên tổ chức luôn được duy trì tốt. Từ đó góp phần lãnh đạo, giáo dục động viên, về chính trị tư tưởng cho từng cán bộ công nhân viên. - Là Ngân hàng chuyên kinh doanh trong phục vụ đầu tư phát triển nên được sự tín nhiệm của khách hàng khi thực hiện các dự án, phương án kinh doanh. Cán bộ tín dụng tạo được lòng tin đối với khách hàng, làm tốt công tác thẩm định, tư vấn tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút khách hàng. - Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, có sự thống nhất cao trong chỉ đạo điều hành. 3.1.2 Khó khăn: * Về huy động vốn: + Việc huy động vốn của PGD còn gặp nhiều khó khăn, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế còn thấp và thường xuyên biến động (hầu hết là không kỳ hạn), nguồn vốn huy động từ dân cư tăng chậm. Bên cạnh đó nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều, song khả năng đáp ứng điều kiện được vay còn ít. + Hiện nay việc huy động vốn của PGD chỉ thực hiện ở địa bàn Thị xã Sa Đéc là chủ yếu, do khoảng cách từ trụ sở đến các huyện khá xa, nên việc huy động vốn từ khách hàng ở nông thôn, các huyện thị khó khăn. + Cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn ngày càng gia tăng cụ thể như: nhiều TCTD huy động vốn với lải suất cao hơn, chính sách lãi suất linh hoạt hơn, hình thức huy động vốn đa dạng, phong phú, hấp dẫn hơn, nên đã thu hút đi một lượng lớn khách hàng gửi tiền, nên việc thu hút vốn từ dân cư của Ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng thấp trên tổng vốn huy động. Bên cạnh đó trong quá trình chuyển động của nền kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập, người dân càng ngày có sự chủ động và linh hoạt trong việc lựa chọn kênh khác nhau để đầu tư vốn của mình như: mua bảo hiểm nhân thọ, mua cổ phiếu của các công ty cổ phần, mua vàng…điều này phản ánh những khó khăn trong tương lai của Ngân hàng trong công tác huy động vốn trong thờ gian tới đây. + Có nhiều TCTD thu hút khách hàng vay vốn bằng cạnh tranh chưa được lành mạnh như hạ thấp điều kiện tín dụng, cho vay thời hạn dài hơn, số tiền lớn hơn cho cùng một dự án. + Số lượng các Doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn ít, quy mô hoạt động không lớn, việc huy hoạch sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý đang tiến hành, các vùng kinh tế có quy hoạch nhưng việc chuyển khai thực hiện còn chậm. + Ngoài ra, còn những sản phẩm dịch vụ tiện ích phát triển chưa nhiều của Ngân hàng như: dịch vụ thu tiền lưu động tại nhà, dịch vụ gửi tiền và thanh toán chi trả tại nhà, dịch vụ ATM chưa đa dạng, thiếu sự thu hút đối với khách hàng, hoạt động thanh toán quốc tế còn nhiều hạn chế, trình độ công nghệ của NHĐT & PT Việt Nam còn nhiều bất cập, từ đó ảnh hưởng đến việc huy động vốn và tăng trưởng dư nợ. * Về hoạt động tín dụng: - Trên địa bàn hiện tại có nhiều doanh nghiệp chuyên kinh doanh mặt hàng lương thực xuất khẩu đã có nhu cầu vay vốn tại các NH thương mại khác trên địa bàn, và đảm bảo bằng các hình thức: Thế chấp tài sản, thế chấp hàng tồn kho, tín chấp… - Cán bộ PGD chưa có nhiều kinh nghiệm trong cho vay, việc thế chấp hàng tồn kho còn nhiều rủi ro như chưa có kho riêng, không biết được sản phẩm trong kho có đảm bảo chất lượng để xuất khẩu hay không… - Đối với khách hàng vay vốn lưu động hạn mức, việc kiểm tra và yêu cầu cung cấp chứng từ trong thời gian hơi lâu thường gặp phải sự phàn nàn của doanh nghiệp. - Việc thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng gặp nhiều khó khăn đặc biệt tại địa bàn huyện lân cận. Thời gian phát mãi tài sản để thi hành án chậm. - Lực lượng cán bộ không nhiều mà địa bàn cho vay rộng, do đó sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay, thiếu thời gian đi kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo nợ vay dẫn đến rủi ro tiềm ẩn phát sinh. - Một số dự án đầu tư vào các khu công nghiệp do các doanh nghiệp có trụ sở chính đóng ở địa phương khác ngoài tỉnh Đồng Tháp đầu tư nên việc tiếp cận của phòng còn hạn chế. 3.2 Phương hướng phát triển của ngân hàng trong năm 2011: Để thực hiện mục tiêu kế hoạch năm 2011, góp phần xây dựng hệ thống BIDV phát triển bền vững, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế, cùng các tổ chức tín dụng khác đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trên địa bàn; phát huy những kết quả đạt được của năm 2010, năm 2011 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp – PGD Sa Đéc quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu sau: - Tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững, coi huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu; tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát được rủi ro; Tiếp tục đổi mới cách thức quản lý - quản trị điều hành, đổi mới cơ cấu khách hàng; Tích cực xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, trích dự phòng rủi ro theo quy định. - Tiếp tục thực hiện các quy chế, quy trình. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, đẩy mạnh phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ, trong đó có bảo hiểm. - Sắp xếp tổ chức, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đi đôi với đổi mới phong cách giao dịch, xây dựng công sở văn hoá, văn hoá doanh nghiệp, phấn đấu tăng thu nhập cho người lao động. 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng: 3.3.1 Về huy động vốn: Nguồn vốn huy động của chi nhánh trong những năm qua chỉ chiếm từ 28% đến 50% tổng nguồn vốn. Vì vậy, PGD chủ yếu là vay vốn từ Hội sở để điều hòa việc cho vay. Giải pháp đặt ra là PGD cần tăng cường nguồn vốn huy động tại chỗ nhằm giúp giảm được chi phí cho chi nhánh vì chi phí của huy động vốn tại chỗ có lãi suất thấp hơn lãi suất vay từ Hội sở. Các giải pháp cụ thể: - Đa dạng hóa các hình thức gửi tiền trên cơ sở nghiên cứu đưa ra các hình thức huy động mới. Đồng thời, bám sát diễn biến lãi suất, động thái về tình hình huy động vốn, lãi suất huy động vốn của các NHTM trên địa bàn để có điều chỉnh linh hoạt lãi suất huy động như tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm bảo an tiết kiệm năng động, tiết kiệm tài lộc… nhằm đảm bảo cơ chế khuyến khích, cạnh tranh trong huy động vốn, tìm kiếm được các nguồn huy động với giá rẻ từ Ban quản lý dự án, thu ngân sách Nhà nước - Cần huy động thêm vàng và ngoại tệ, đồng thời mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng để thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các kiều bào ở nước ngoài tham gia. - Giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống trên cơ sở đảm bảo uy tín với khách hàng, tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi khách hàng và khuyến khích họ gia tăng doanh số tiền gửi. - PGD cũng cần quan tâm chú trọng hơn nữa việc huy động vốn ở nông thôn. Đây là thị trường tiềm năng về vốn rất lớn vì hiện nay ở nông thôn có nhiều hộ gia đình làm ăn hiệu quả, họ tích lũy nhiều nhưng thường cất giữ ở nhà bằng hình thức dự trữ vàng. 3.3.2 Về hoạt động tín dụng: - Ưu tiên cho vay ngắn hạn, tăng trưởng tín dụng ngắn hạn với sản phẩm bảo hiểm, dịch vụ đi kèm. - Cho vay thấu chi đối với cá nhân, doanh nghiệp với các tiêu chí như linh hoạt, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian. - Duy trì và tiếp tục tìm kiếm các khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng DNN&V, doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu hoạt động hiệu quả thông qua các hoạt động tái cấp vốn, đầu tư mới, hoạt động tiếp thị các dịch vụ… - Làm tốt công tác phân loại, xếp hạng, chuyển nhóm nợ theo đúng quy định hiện hành. - Tuân thủ đầy đủ các quy định của chính sách khách hàng và điều kiện đảm bảo, khả năng vay – trả đảm bảo các khoản tín dụng mới không phát sinh nợ xấu, thường xuyên làm tốt công tác cảnh báo nợ, theo dõi, đôn đốc khách hàng thực hiện đúng cam kết, hạn chế đến mức tối đa nợ nhóm hai, nợ xấu phát sinh. Phân tích thị trường, tập trung định hướng phát triển. Trên cơ sở nền khách hàng cũ, tiến hành đánh giá sàng lọc để có các ứng xử phù hợp để duy trì hoặc thoái lui, tăng cường công tác tiếp thị, tiếp cận các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. - Tăng cường công tác tiếp thị hình ảnh BIDV nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ… Tranh thủ sự ủng hộ cũng như tận dụng những mối quan hệ với các cơ sở, ban, ngành trong thị xã để tìm kiếm dự án đầu tư hiệu quả. - Cập nhật và triển khai ngay các chương trình, chính sách hỗ trợ ưu đãi của BIDV đối với từng nhóm khách hàng theo từng thời kỳ cũng như chính sách tín dụng, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, khả thi. - Chăm sóc tốt khách hàng đang có, thắt chặt mối quan hệ bền vững BIDV với khách hàng, thông qua đó tìm kiếm thêm khách hàng và đối tác mới. - Gia tăng tài trợ xuất nhập khẩu cần kết hợp với việc mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm gia tăng nguồn thu phí dịch vụ. - Đẩy mạnh các dịch vụ bảo lãnh, tiêu dùng điện tử và các dịch vụ gắn với việc phát hành thẻ qua hệ thống ATM, POS. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế để gắn tín dụng với phát triển dịch vụ, sử dụng chính sách lãi suất trong cho vay tài trợ xuất nhập khẩu nhằm thu hút được khách hàng là doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu để tăng thu dịch vụ thanh toán, mở rộng kinh doanh ngoại tệ. - Thu nhập kịp thời và đầy đủ thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh: biểu phí, lãi suất huy động, lãi suất cho vay, các sản phẩm dịch vụ mới, doanh số, thị phần, phong cách phục vụ, quy trình phục vụ, hình thức quảng cáo, khuyến mại… Hiện nay, hình thức cho vay chủ yếu của chi nhánh là cho vay dự án hợp vốn. Tuy nhiên, các tài sản đảm bảo đều do các ngân hàng đầu mối giữ và kiểm tra, PGD chỉ tham gia góp vốn. Vì vây, đối với việc cho vay như vậy chi PGD rất khó biết được tình hình sụt giảm của tài sản đảm bảo như thế nào. Giải pháp đặt ra là trong việc thực hiện quy trình tín dụng, CBTD cần kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. - Kiểm tra trước khi cho vay: Kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng như Hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay, tài sản đảm bảo… - Kiểm tra trong khi cho vay: Điều này giúp cho CBTD cho vay đúng đối tượng, nhu cầu vay của khách hàng, việc kiểm tra trên thông thường dựa trên các hóa đơn tài chính, hợp đồng kinh tế… - Kiểm tra sau khi cho vay: Sau khi giải ngân CBTD cần kiểm tra xem khách hàng có sử dụng tiền vay đúng mục đích đề nghị vay không. Ngoài ra, trong quy trình cho vay phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, việc kiểm tra có thể định kỳ hay đột xuất. Việc kiểm tra giúp cho CBTD đánh giá được chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đối với những khách hàng là doanh nghiệp vay lần đầu hay khách hàng cá nhân vay lớn đều phải thông qua hợp đồng tín dụng, qua đó sàng lọc lựa chọn khách hàng có năng lực tài chính, kinh doanh hiệu quả. PHẦN KẾT LUẬN óóóó 1. Kết luận: Nghiệp vụ tín dụng là hoạt động quan trọng, nó mang lại thu nhập chủ yếu cho ngành ngân hàng. PGD Sa Đéc luôn quan tâm và tìm mọi cách nâng cao doanh số cho vay ngắn hạn với những ưu điểm của cho vay ngắn hạn như: thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện, hạn mức, lãi suất và thời hạn cho vay linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, thời gian xử lý hồ sơ nhanh , đáp ứng phù hợp với mọi đối tượng vay. Trong ba năm 2008 – 2010 thì công tác tín dụng của ngân hàng đã có những bước phát triển đáng ghi nhận điển hình là doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm, ngoài ra thì doanh số thu nợ của ngân hàng cũng tăng tỷ lệ thuận với doanh số cho vay chứng tỏ ngân hàng có nhiều khách hàng uy tín, mặt khác ngân hàng có nhiều phương pháp thu hồi nợ phù hợp. Trong đó đáng kể nhất là tín dụng ngắn hạn, doanh số cho vay ngắn hạn tăng khá nhanh, nhất là cho vay tư nhân và cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất, công tác thu nợ ngắn hạn cũng đạt hiệu quả cao nhờ khối doanh nghiệp Nhà nước đã ít còn vay ngắn hạn của Ngân hàng, mà trong khi các thành phần kinh tế khác thì làm ăn đạt hiệu quả cao. Vì thế mà công tác tín dụng tăng trưởng hợp lý, giảm được rủi ro ngày càng nhiều. Ngoài ra, nhờ cung cấp những sản phẩm dịch vụ tiện ích, giá rẻ, và cung cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo, lịch sự,… PGD Sa Đéc đã chiếm được cảm tình của một bộ phận khách hàng không những trong nội ô thị xã mà còn các huyện lân cận. - Về công tác thu nợ: doanh số thu nợ của ngân hàng liên tục tăng qua các năm, theo đó nợ quá hạn của ngân hàng cũng tăng lên, đặc biệt là nợ quá hạn của thành phần kinh tế cá thể do đây là thành phần kinh tế được ưu tiên phát triển nên một số khách hàng chưa am hiểu môi trường kinh doanh dẫn đến làm ăn thua lỗ, nhưng với sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc thì tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay và ngân hàng luôn trích lập dự phòng rủi ro đúng quy định của ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công có được, ngân hàng còn tồn tại một số khó khăn, sai sót mà vì thế đã dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát để có những chiến lược phù hợp nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro có thể xảy ra để hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả và lợi nhuận ngày càng tăng cao hơn nữa. Những khó khăn hiện tại là những khó khăn chung của nhiều TCTD trên địa bàn. Bằng những nỗ lực và phấn đấu không ngừng của toàn thể Ban giám đốc cùng cán bộ, CNV Ngân hàng trong thời gian qua nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng sẽ tiếp tục có những bước tiến khả quan trước thềm hội nhập kinh tế quốc tế. Tóm lại, thông qua đề tài này đã giúp cho em thấy được vai trò quan trọng của PGD Sa Đéc đối với nền kinh tế tỉnh nhà. Giúp em có thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực Ngân hàng đặc biệt là trong hoạt động tín dụng ngắn hạn, cũng như thấy được những thuận lợi và khó khăn để vận hội trong nền kinh tế mở cửa của các Ngân hàng nói chung, NHĐT & PT chi nhánh Đồng Tháp – PGD Sa Đéc nói riêng. 2. Bài học kinh nghiệm: Qua gần 2 tháng thực tập tại PGD Sa Đéc đã giúp em có nhiều hơn những kiến thức thực tiển hiểu rõ hơn về nghiệp vụ tín dụng như: huy động vốn, cho vay, thu nợ, thu lãi,...cách viết và duyệt hoàn chỉnh một hồ sơ vay vốn, cách lập phương án, thẩm định, đăng nhập đơn vay,...tất cả những vấn đề ấy từ trước đến giờ em chỉ biết qua sách vở, qua giảng viên nhưng chưa có điều kiện tiếp xúc. Nó giúp em có điều kiện tiếp cận thực tế học hỏi thêm kinh nghiệm sống, làm việc của các anh chị đi trước để tự trang bị cho mình một hành trang vững chắc trước khi chuẩn bị bước vào môi trường mới. Dù đoạn đường đến cơ quan thực tập hơi xa một chút nhưng bù lại em có thêm những bài học mới, những kiến thức thực tế bổ ích, làm nền tảng bổ sung cho phần lý luận. Tuy nhiên vì thời gian thực tâp không nhiều, và do tính phức tạp của các nghiệp vụ ngân hàng nên có nhiều thứ em chưa cập nhật được vì thế cần phải học hỏi và tiếp cận nhiều thật nhiều hơn nửa. TÀI LIỆU THAM KHẢO óóóó Lê Văn Tư – Lê Tùng Vân – Lê Hải Nam năm 2002. Tiền tệ Ngân hàng – Thị trường tài chính. Nhà xuất bản Tài Chính. TS Ngô văn Quế năm 2003. Quản lý và phát triển Tài chính – Tiền tệ - Tín dụng Ngân hàng. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. PGS.TS Lê Văn Tư . Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại năm 2001 Lê Văn Tư – Hồ Diệu năm 2003 Ngân hàng thương mại năm, Nhà xuất bản thống kê TPHCM. Lê Văn Tư năm 2005. Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất tài chính, Hà Nội. Số liệu tại phòng kế toán, phòng tín dụng của NHNNo & PTNT chi nhánh Hòa Hiệp 7. Lê Văn Tề. Nghiệp vụ tín dụng và ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản thống kê. 8. TS. Nguyễn Minh Kiều năm 2007. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính, TPHCM. 9. Các tài liệu tổng hợp từ internet ------›&š------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc75123883LVTNDACHINHSUA2.doc
Tài liệu liên quan