Công tác đầu tư phát triển, kinh doanh, khai thác khu du lịch là một quá trình liên tục, đòi hỏi cơ chế quản lí đồng bộ, minh bạch, đơn giản.
Vì vậy, cần xây dựng ban hành và thực hiện quy chế quản lí khu du lịch theo quy của luật du lịch. Các khu du lịch phải có ban quản lí, có chức nămg quản lí khai thác kinh doanh và phát triển khu du lịch phù hợp với đặc thù giải trí nghỉ ngơi của khách du lịch vừa là cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi hỏi chất lượng cao về mọi mặt. Nội dung quản lí du lịch bao gồm:
+ Quản lí ranh giới, phân khu chức năng hoạt động theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với khu du lịch, quản lí tài nguyên du lịch, môi trường, du lịch, quản lí đầu tư phát triển, quản lí sử dụng và khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch
+ Quản lí hoạt động của khách du lịch, các tổ chức cá nhân có hoạt động kinh doanh du lịch, sự tham gia của cộng đồng tại khu du lịch
+ Phối hợp các ngành trong quản lí khu du lịch theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Công tác quản lí đầu tư phát triển và quản lí kinh doanh, khai thác khu du lịch đòi hỏi cơ chế phù hợp với đặc thù khu du lịch. hệ thống văn bản pháp luật về quản lí quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lí môi trường tài nguyên cần được bổ sung những yêu cầu, nguyên tắc quản lí hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, quản lí kinh doanh dịch vụ du lịch đáp ứng yêu cầu quản lí hoạt động của khu du lịch.
Vấn đề đầu tư phát triển kinh doanh, khai thác du lịch mang tính tổng hợp cao. Để xây dựng và phát triển một khu du lịch chất lượng cao, tương xứng với tiềm năng du lịch theo đúng yêu cầu, mục tiêu đặt ra đòi hỏi những giải pháp mang tính đồng bộ, sự lồng ghép, phối hợp đa ngành từ quân lí quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển du lịch, quản lí đất đai, kiến trúc, bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lí kinh doanh đến quản lí an toà, trật tự xã hội những nội dung cụ thể cần được tiếp tục nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp phát triển du lịch bền vững phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân.
42 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều kiện tham quan, khảo sát, mà thiếu cân nhắc khi áp dụng trong những điều kiện không phù hợp về tự nhiên văn hoá xã hội cũng như quan hệ cung cầu. Đây là tình trạng khá phổ biến trong phát triển sản phẩm du lịch như “ công viên nước” , khu du lịch biển …chính vì sự trùng lặp này sẽ làm giảm sức hấp dẫn du lịch chung của cả lãnh thổ.
`Đầu tư vào phát triển du lịch còn nhiều bất cập cùng với sự thiếu bóng của những sản phẩm du lịch đặc thù đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh, tính hấp dẫn của từng vùng miền nói riêng và Việt Nam nói chung.
1.2.Tình hình về nguồn nhân lực trong ngành du lịch
Việt Nam đã và đang mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, mới đây nhất là sự kiện gia nhập WTO.Sự phân công lao động quốc tế trong du lịch sẽ có cấu trúc, quy mô và cơ chế vận hành mới. Quá trình phát triển lĩnh vực du lịch sẽ diễn ra nhanh chóng, tạo ra và dựa trên những lực lượng sản xuất và lợi thế phát triển mới do kinh tế tri thức mang lại. Chỉ có bắt kịp sự thay đổi tương quan lực lượng trên quy mô toàn cầu, sự thay đổi nhanh chóng về lợi thế so sánh và chinh sách phát triển của các công ty đa quốc gia, hoạt động du lịch mới có thể thành công được và mới phục vụ tốt sự nghiệp hội nhập quốc tế chung của cả nước.
Trong bối cảnh mới đó, nhằm thực hiện nhiệm vụ mà Đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh:” Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và loại hình du lịch” và chủ trương nêu ra từ Đại hội IX là”phát triển du lịch thực sự trơe thành ngành kinh tế mũi nhọn” cần phát triển du lịch với quy mô lớn, tốc độ nhanh và bền vững hơ, chất lượng và hiệu quả cao hơn, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về phát triển du lịch với cac nước đứng đầu khu vực, góp phần thiết thực để sớm đưa nước ta ra khỏi nền kinh tế kém phát triển.
Muốn làm được như vậy cần phải tích cực huy động các nguồn lực cho sự phát triển, trong đó nguồn lực quan trọn nhất mang tính quyết định nhất là nguồn lực con người Chỉ có thể phát triển du lịch nhanh và bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và toàn diện nếu có một đội ngủ lao động chất lượng cao, số lượng đủ, cơ cấu hợp lý và có trách nhiệm với đất nước gồm đông đảo những công nhân, nhân viên lành nghề, những nhà khoa học,công nghệ du lịch tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những nhà lãnh đạo, quản lý tận tuỵ, biết nhìn xa trông rộng.
Vì vậy phải thấy rõ là phải nổ lực cao độ trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch.Hội nhập sâu và toàn diện trong và ngoài WTO sẽ kéo theo sự thay đổi rất lớn từ phía cầu du lịch cả quy mô và chất lượng, nên cung du lịch nước ta mà trước tiên là nhân lực ngành du lịch phải thay đổi và thích ứng.Thành quả trong phát triển nguồn nhân lực du lịch trong những năm qua phải được phát huy, những hạn chế , bất cập trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch phải được giải quyết khẩn trương.Những quyết tâm chính trị trong công tác phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch hơn lúc nào hết phải biến nhanh thành hành động cụ thể mới theo kịp diễn biến của tình hình, mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về phát triển du lịch của đất nước trong khuôn khổ WTO.
Hơn một nửa lao động còn phải được đào tạo(khoảng 1/3 vạn) và nửa non lao động đã được đào tạo (trên 10 vạn) phải được đào tạo lại, cùng với đào tạo mới cho 15 vạn lao động là nhu cầu rất “khổng lồ”. Vì vậy, phải chấp nhận cơ chế thị trường, phải xã hội hoá mạnh và mở cửa thu hút các nguồn lực cho đào tạo du lịch các cấp, từ đại học, cao đẳng, đến trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.Có như vậy mới tạo nhanh được một đội ngủ lao động đủ năng lực chiếm lĩnh được những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung cấp dịch vụ du lịch của khu vực và toàn cầu .Phải gấp rút trang bị cho đội ngủ lao động đủ năng lực chiếm lĩnh được những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung cấp diạch vụ du lịch của khu vực và toàn cầu.Phải gấp rút trang bị cho đội ngủ lao động du lịch am hiểu các cam kết đa phương và song phương, các hệ thông luật lệ, cac kỹ nămg đàm phán, tranh tụng quốc tế, hiểu biết văn hoá của ta và của bạn, giỏi tin học,ngoại ngữ, để nắm được thông tin nhanh, chính xác, biết mình biết người hiểu được yêu cầu của khách hang và đối tác làm ăn, quản lý nhà nước tốt và quản trị doanh nghiệp đạt trình độ quốc tế.Chưa hội nhập sâu và toàn diện đã phải làm việc này, hội nhập sâu và toàn diện thì càng cần phải làm khẩn trương hơn, nhưng thận trọng và kỹ lưỡng hơn. “Ăn xổi ở thì” trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch chắc chắn không thể trụ được khi hội nhập sâu và toàn diện sẽ thua ngay trên sân nhà.
Thực tế ở Việt Nam nguồn nhân lực cho du lịch chưa được đào tạo một cách có hệ thống về chuyên môn kỹ năng nghề nghiệp. Năng lực ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ thông tin và khả năng giao tiếp còn hạn chế.Các cơ sở đào tạo du lịch phân bổ không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Mặc dù có sự bùng nổ về số lượng các công ty du lịch lữ hành trong nước, song các công ty này cạnh tranh thiếu lành mạnh về giá, giảm chất lượng dịch vụ, vi phạm các yêu cầu về giấy phép hành nghề.
1.3. Thực trạng về đầu tư quảng bá du lịch Việt Nam
Trong thời gian qua, hoạt động xúc tiến du lịch của nước ta đã có những tiến bộ đáng kể, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đã để lại ấn tượng tốt đối với du khách trong và ngoài nước.Kết quả đó là dịp nhà nước đưa ra chính sách mở cửa, hội nhập, cùng với những nổ lực của ngành du lịch trong việc quảng bá hình ảnh đất nước với bạn bè quốc tế.Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào chúng ta có thể phát huy thế mạnh vốn có để nâng nghành công nghiệp không khói lên một tầm cao hơn qua việc tạo dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam ra khắp thế giới.
Xuất phát từ yêu cầu hội nhập toàn diện của đất nước, đã đặt ra một vấn đề mà nhiều doanh nghiệp trước đây hầu như chưa quan tâm, đó là thương hiệu.Những vụ kiện tụng gần đây đã khiến chúng ta nhận thức rõ hơn về thương hiệu. Đối với ngành du lịch - một trong những ngành vốn được coi là mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước, thì trong bối cảnh hiện nay, vấn đề thương hiệu đang được đặt ra rất cấp thiết.
Trong thời gian qua, hoạt động xúc tiến du lịch của nước ta đã có những tiến bộ đáng kể, hình ảnh đất nước, con người VIệt Nam đã để lại ấn tượng tốt đối với du khách trong và ngoài nước.
Hiện nay, theo nhiều du khách và các doanh nghiệp du lịch trong nước, sản phẩm du lịch của Việt Nam còn đơn điệu cả về số lượng lẫn chất lượng. Đó là lý do khiến không ít du khách du lịch đến Việt Nam không hào hứng mua các laọi đồ lưu niệm như khi đến Thái Lan, Trung Quôc.Chúng ta luôn nói “đa dạng các sản phẩm vui chơi , giải trí, du lịch” nhưng thực ra, đó chỉ là sự sao chép lại của các nước khác ( chẳng hạn như môn thể thao tennis, nhảy du, lặn biển, casino,…), trong khi đó, các sản phẩm mang tính truyền thống và riêng biệt “made in Việt Nam” thì hầu như rất hiếm
Việc tạo dựng thương hiệu cho du lịch cho du lịch sẽ tạo ra” một chỗ đứng vững chắc” đối với ngành du lịch Việt Nam trên thương trường quốc tế. Thực tế cho thấy, vấn đề thương hiệu cho du lịch Việt Nam đã được các doanh nghiệp đề cập.Vấn đề an toàn được du khách đặt lên hằng đầu thì tại sao chúng ta không nhấn mạnh sự than thiện cảu con người Việt Nam trong các chiến dịch quảng bá rằng Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới, là nơi có nhiều đặc sản trái cây như dừa, cam, vải, nhãn…nổi tiếng nhưng vẫn chưa khai thác hiệu quả?...
Theo một số doanh nghiệp lữ hành, cần phải nghiên cứu thế mạnh của từng vùng, trên cơ sở tạo ra sản phẩm đặc trưng riêng của vùng đó.Mỗi sản phẩm có thể gắn với một sự tích hay câu chuyện thú vị nào đó của mỗi vùng, gây sự chú, tò mò, vì đó cũng là điều khiến những du khách ưa thích du lịch văn hoá tìm hiểu.
Từ việc phát triển sản phẩm du lịch đặ trưng, qua đó gắn cho chúng những “ thương hiệu riêng” để mỗi khi du khách dến vùng đó sẽ có những gì.Chẳng hạn, khi nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến chiếc nón bài thơ với tà áo tím thướt tha, với sông Hương thơ mộng …
Tuy nhiên, để làm được điều này không phải là việc một sớm một chiều mà cần có một quá trình nghiên cứu, nghiêm túc, đầu tư và tạo dựng sản phẩm hiệu quả, tránh việc tạo dựng tràn lan, mất long tin đối với du khách.
Hơn nữa, đối với sản phẩm du lịch, không nên quá bắt chước các nước khác, hoặc nghĩ đến những thứ quá cao xa.Chẳng hạn, nhiều khi sản phẩm chỉ là một món ăn ngon, một giọng hò, điệu ví, trang phục đặc sắc, quà lưu niệm độc đáo…,tất cả đều có thể thu hút khách du lịch đến thăm quan thưởng thức, nếu có sự đầu tư,khai thác hiệu quả và có một thương hiệu được nhiều người biết đến.
2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch
Đứng trước tình hình ngành du lịch Việt Nam còn nhiều thiếu sót và bất cập. Định hướng vĩ mô của chính phủ cũng như chính sách tăng cường thu hút vốn đầu tư vào du lịch của mỗi địa phương, đạt được nhiều kết quả nhưng cũng gặp phải nhiều hạn chế.
2.1. Những thành quả đạt được
2.1.1 Giai đoạn 2003-2005
Vốn đầu tư trực tiếp của khu vực kinh tế nhà nước vào lĩnh vực khách sạn và nhà hang theo giá so sánh năm 1994 phân theo ngành kinh tế.Năm 2003 là 1204 tỷ đồng, năm 2004 là 444 tỷ đồng, năm 2005 là 487 tỷ đồng năm 2006 là 512 tỷ đồng (theo niên gián thống kê năm 2006).
Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép năm 1988-2006 đầu tư vào lĩnh vực nhà hang du lịch phân theo ngành kinh tế.Phân theo ngành kinh tế.Số dự án thực hiên 253/8266 với tổng số vốn là 5652.5 triệu USD/78248.2 triệu USD.Trong đó tổng vốn đăng ký là 2441.9 triệu USD/34945.4 triệu USD.Tổng vốn pháp định do Việt Nam góp là 625.4 triệu USD/5331.7 triệu USD, vốn pháp định do nước ngoài góp là 1816.5 triệu USD/ 29613.7 triệu USD.(Theo niên gián thống kê 2006)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép năm 2006.Số dự án 20/987 với số vốn đăng ký là 498.4 triệu USD/12003.8 triệu USD.Trong đó nước ngoài đầu tư là 466.0 triệu USD/9096.8 triệu USD.Việt Nam đầu tư là 32.4 triệu USD/2907.0 triệu USD.(Theo niên gián thống kê 2006)
Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh khách sạn và nhà hàng tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế là 3287 doanh nghiệp /72012 doanh nghiệp (năm 2003), 3957 doanh nghiệp/ 94755 doanh nghiệp (năm 2004), 4750 doanh nghiệp/112952 đoanh nghiệp (năm 2005)
Trước tình hình thu hút nguồn vốn ngày càng gia tăng đã mang lại cho ngành du lịch kết quả khá cao.
Doanh thu(DT)
Đv tính
2003
2004
2005
DT của các cơ sở lưu trú
tỷ đồng
6016.6
7432.4
9332.1
DT của các cơ sở lữ hành
tỷ đồng
2633.2
3302.1
4761.2
Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ
lượt người
20684.2
24102.2
26905.1
Trong nước
lượt người
16497.0
18426.0
21578.5
Nước ngoài
Lượt người
4187.2
5676.2
5326.6
Khách do các cơ sở lữ hành phục vụ
lượt người
3825.5
4559.2
5063.3
Trong nước
lượt người
2400.5
2914.7
3287.0
Quốc tế
lượt người
1425.0
1644.5
1776.3
Nguồn từ: “ Niên gián thống kê 2006”
Doanh thu du lịch lữ hành theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (tỷ đồng)
2003
2004
2005
Tổng số
2633.2
3302.1
4761.2
KTNN
1323.1
1598.1
2097.3
KT ngoài NN
758.7
954.5
1598.8
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
551.4
749.5
1065.1
Nguồn: Niên gián thống kê 2006
Cơ cấu doanh thu (%)
2003
2004
2005
Tổng số
100
100
100
KTNN
50.2
48.4
44
KT ngoài NN
28.9
28.9
33.8
KTcó vốn ĐTNN
20.9
22.7
22.4
Nguồn: Niên gián thống kê 2006
Tuy tiềm năng du lịch của Việt Nam rất dồi dào nhưng trong giai đoạn này ngành du lịch Việt Nam chưa thực sự là ngành kinh tế “ mũi nhọn”.
2.1.2 Giai đoạn 2006-2007
Nước ta đang mở ra những cơ hội kinh doanh lớn cho các nhà đầu tư ở khắp thế giới, khi Việt Nam chính thức gia nhập vào sân chơi toàn cầu. Điều này đã được minh chứng bằng số vốn cam kết đầu tư rất ấn tượng của các nhà đầu tư nước ngoài từ đầu năm tới nay vào hàng loạt các dự án trải dài từ Bắc chí Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có 2,2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào các dự án trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ, chiếm gần 43% trong tổng số 5,15 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài cam kết đầu tư vào Việt Nam trong 9 tháng qua. Đây cũng là số vốn đầu tư lớn nhất cam kết đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ trong nhiều năm trở lại đây.
Hàng loạt dự án đầu tư lớn. Theo Tổng cục Du lịch, dẫn đầu về qui mô đầu tư trực tiếp vào du lịch Việt Nam từ đầu năm tới nay là dự án khu nghỉ mát đa năng Đan Kia - Suối Vàng thuộc thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng do bốn tập đoàn đầu tư lớn của Nhật Bản là Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo và Limtec liên doanh đầu tư. Đây là dự án rất lớn với số vốn đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD.
Một tổ hợp khách sạn - căn hộ - trung tâm thương mại 5 sao có số vốn đầu tư 200 triệu USD tại Tp.HCM do Tập đoàn Kumho Asiana của Hàn Quốc làm chủ đầu tư đã được triển khai. Tập đoàn Winvest LLC (Mỹ) cũng đã nhận giấy phép đầu tư khu du lịch 5 sao Saigon Atlantic tại Vũng Tàu với số vốn đầu tư 300 triệu USD.
Cũng tại Vũng Tàu, tập đoàn Plantium Dragon Empire đang khảo sát để đầu tư dự án khu du lịch vui chơi giải trí với số vốn lên đến 550 triệu USD.
Công ty Rockingham (Anh) cũng đã trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự án xây dựng khu du lịch biển có qui mô lên đến 1 tỷ USD tại Phú Quốc. Bên cạnh việc các tập đoàn nước ngoài đầu tư trực tiếp thì làn sóng đầu tư gián tiếp vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ cũng rất sôi động. Quĩ VinaLand đã chính thức mua lại 70% cổ phần của Sofitel Metropole, khách sạn lâu đời, sang trọng và đắt khách nhất Hà Nội hiện nay.
Còn Quỹ VinaCapital cũng không chịu thua kém khi mua 52,5% cổ phần của khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội, nâng tổng số cổ phần của Quỹ tại khách sạn này lên tới 70%.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư du lịch, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, nhiều tập đoàn kinh doanh khách sạn nước ngoài coi Việt Nam là địa bàn hấp dẫn để triển khai các dự án xây dựng khách sạn cao cấp, nhằm đáp ứng nhu cầu của dòng khách du lịch đang đổ vào Việt Nam ngày càng đông.
Một số tập đoàn lớn đã lên những kế hoạch cụ thể để chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam. Trước hết phải kể đến Tập đoàn quản lý khách sạn lớn nhất thế giới Inter Continential Hotels Groups đã công bố sẽ xây dựng khách sạn đầu tiên của hệ thống khách sạn này tại Việt Nam vào đầu năm 2009.
Tập đoàn Hyatt đã khai trương khách sạn đầu tiên tại Tp.HCM vào năm ngoái và hiện đang lên kế hoạch chuẩn bị đầu tư xây dựng các khách sạn tiếp theo. Tập đoàn Starwood đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 2003 và đang điều hành hai khách sạn Sheraton tại Hà Nội và Tp.HCM cũng đã lên kế hoạch để chuẩn bị đầu tư tiếp.
Các tập đoàn trên đều hướng sự đầu tư vào các khu nghỉ ven biển tại Đà Nẵng, Nha Trang và Hội An.
Làn sóng đầu tư đang gia tăngTổng cục Du lịch cho biết, cùng với những dự án đã và đang bắt đầu triển khai thì trong thời gian gần đây có nhiều nhà đầu tư nước ngoài có ý định và đã có những bước tiến hành cụ thể để nhanh chóng tham gia đầu tư tại Việt Nam.
Mới đây, UBND Tp.Đà Nẵng và Tập đoàn quốc tế Millenium (Millenium International Group) đã thống nhất và đi đến việc ký kết bản thoả thuận nguyên tắc quy định các điều kiện và nguyên tắc hợp tác phát triển dự án khu du lịch 5 sao tại phường Hoà Hải - quận Ngũ Hành Sơn. Dự án có tổng diện tích 15ha với tổng vốn đầu tư dự kiến là 80 triệu USD.
Theo quy định trong bản thoả thuận, sau thời gian 6 tháng kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư và được bàn giao mặt bằng, dự án phải được triển khai. Công trình phải được xây dựng hoàn tất trong thời gian từ 2 đến 3 năm để dự án chính thức đi vào hoạt động.
Mới đây UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã có buổi tiếp xúc với đại diện Công ty MH Golden Sands (Mỹ), nghe công ty này trình bày ý định đầu tư khu du lịch phức hợp tiêu chuẩn 6 sao tại huyện Côn Đảo. Theo đó, Công ty MH Golden Sands xin UBND tỉnh cho chủ trương được quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu vực Cỏ Ống - Đầm Trầu (Côn Đảo) thành một khu đô thị cao cấp với trung tâm thương mại - dịch vụ tài chính - dịch vụ du lịch.Đồng thời, Công ty MH Golden Sands xin được đầu tư trực tiếp xây dựng phát triển khu du lịch Đầm Trầu - Suối ớt trên diện tích khoảng 100ha, theo tiêu chuẩn 6 sao quốc tế đầu tiên ở Việt Nam với tổng mức đầu tư dự kiến 50 triệu USD.
Quy mô dự kiến của dự án này là 65 biệt thự nghỉ dưỡng và 45 Codos ở Đầm Trầu, 81 phòng Asian Suite và 35 Pool Villas ở Suối ớt, cùng các dịch vụ vui chơi giải trí khép kín như: sân tennis, sân mini golf, nhà thuyền du lịch biển, các môn lặn biển, câu cá đại dương, thuyền buồm, lướt ván, nhảy dù bãi biển, nhà giữ trẻ, thư viện, trung tâm mua sắm, bể bơi trên núi.
Ngoài ra, Công ty MH Golden Sands còn dự kiến bố trí tại khu vực Đầm Trầu - Suối ớt khách sạn trung tâm với gần 100 phòng tiêu chuẩn 6 sao, phòng hội thảo 600 chỗ, nhà hàng đa phong cách, spa cao cấp.
*Hàng loạt dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch có qui mô lớn đang được các nhà đầu tư xúc tiến tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Nam, Đà Nẵng…
Cuối tháng 6-2006, các chuyên gia về kiến trúc, xây dựng của Tập đoàn Platinum Dragon Empire (PDE, Mỹ) đã sang VN thuê hẳn một chiếc trực thăng đi khảo sát tại thành phố Vũng Tàu chuẩn bị cho dự án đầu tư khu du lịch kết hợp vui chơi giải trí với tổng vốn lên đến 550 triệu USD. Theo ông Uông Sĩ Long - trưởng đại diện Công ty Good Choice Imports - Export & Investment tại VN, công ty con của Tập đoàn PDE, đây là chuyến khảo sát, đánh giá cuối cùng trước khi hoàn tất hồ sơ đầu tư để chuẩn bị trình Chính phủ VN. “Chắc chắn vài năm nữa VN sẽ trở thành một trong những địa điểm hấp dẫn du khách ở châu Á và dự án này ra đời nhằm chuẩn bị cho làn sóng du khách này” - ông Long nói. Cũng tại Vũng Tàu, trước đó Bộ Kế hoạch - đầu tư (KH-ĐT) đã cấp phép cho dự án xây dựng khu du lịch năm sao Saigon Atlantic do Tập đoàn Winvest LLC (Mỹ) đầu tư với tổng số vốn lên đến 300 triệu USD. Cả hai dự án này đều nhắm đến khách du lịch MICE (du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị) từ các nước trên thế giới, cả hai đều dự kiến xây dựng các trung tâm hội nghị quốc tế hiện đại có sức chứa hàng ngàn khách. Tại nhiều địa phương như Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng... các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang nhắm đến du lịch để đầu tư. Mới đây nhất là dự án khu du lịch và giải trí quốc tế liên doanh giữa Công ty Silver Shores (Mỹ) và Công ty Hoàng Đạt (VN) tại Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư 86 triệu USD vừa được cấp phép. Dự án này dự kiến sẽ xây dựng trên bãi biển Bắc Mỹ An một khách sạn 600 phòng đạt tiêu chuẩn năm sao kết hợp với trung tâm hội nghị quốc tế; xây dựng 50 biệt thự cao cấp đạt tiêu chuẩn năm sao. Dự án sẽ được phép tổ chức khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài với các trò chơi điện tử theo hình thức chia bài qua bàn như black jack, bacarat và tài xỉu. Tránh tình trạng “xí phần” Theo Bộ KH-ĐT, trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào VN sáu tháng đầu năm nay, lượng vốn thuộc các dự án du lịch - dịch vụ chiếm đến gần 38% (hơn 2,2 tỉ USD vốn đăng ký mới), tăng hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài những dự án đã được cấp phép, hiện Bộ KH-ĐT đã tiếp nhận khá nhiều các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch hoặc dịch vụ gắn liền với du lịch. Trong đó có dự án đầu tư của Nhật đang trong giai đoạn khảo sát tại Lâm Đồng và Nha Trang có qui mô vốn lên đến hàng tỉ USD. “Đây là một sự dịch chuyển đáng kể trong cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài vào VN" - ông Phan Hữu Thắng, cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH-ĐT, nhận định.
Một số địa phương có tiềm năng du lịch đã đang và sẽ có rất nhiều chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư như:
*Tỉnh Hà Tây
Hà Tây là một tỉnh mà thiên nhiên ban tặng rất nhiều tài nguyên du lịch.Chính quyền tỉnh đang hướng tới nhiều biện pháp tích cực để phát triển ngành du lịch nước nhà.Nhìn chung thực trạng ngành du lịch Hà Tây từ 2001-2005:” Kinh tế du lịch đã có chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh; phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2005 Du lịch Hà Tây đón được 2,73 triệu lượt khách, tốc độ tăng bình quân trong 5 năm là 17,3%/năm; doanh thu đạt 304 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 17,2%/năm”. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây khoá IX.
Tuy nhiên kết quả đạt được so với tiềm năng, lợi thế còn hạn chế. Tốc độ phát triển còn chậm, hiệu quả kinh tế- xã hội chưa cao; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, mang tính mùa vụ; đầu tư cho du lịch chưa thoả đáng, thiếu tập trung, kết cấu hạ tầng du lịch được các nhà đầu tư chủ yếu mới từ nguồn ngân sách quốc gia, chưa thu hút được các nhà đầu tư, các nguồn vốn để phát triển du lịch với quy mô lớn, chất lượng cao; đội ngũ cán bộ trong ngành du lịch còn bất cập; công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành để tập trung quản lý, phát triển du lịch còn chưa đồng bộ.
*Thái Nguyên
Năm 2007 là năm du lịch Thái Nguyên. Ngày 13/10, Ban Tổ chức Năm du lịch Quốc gia Thái Nguyên 2007 đã họp đánh giá kết quả 9 tháng tổ chức thực hiện Năm du lịch Quốc gia Thái Nguyên 2007. Đồng chí Dương Vương Thử, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Năm du lịch chủ trì cuộc họp. Triển khai các hoạt động của Năm du lịch, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã tiếp tục thực hiện một số công việc phục vụ cho Năm du lịch như xây dựng cơ sở hạ tầng; tuyên truyền quảng bá; vận động tài trợ; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn vệ sinh môi trường. Vì vậy, các tuyến đường chính; các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch; cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ khách sạn du lịch; công tác tôn tạo, trùng tu các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh; chỉnh trang đô thị tiếp tục được nâng cấp, xây mới hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng nhu cầu của khách tham quan du lịch. Công tác tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng T.W, địa phương được tiếp tục thực hiện tốt; phát hành nhiều đĩa, sách giới thiệu về Năm du lịch. Công tác an ninh trật tự, an toàn vệ sinh môi trường được đảm bảo. Đã có nhiều đơn vị tài trợ với số tiền đã nhận 2,445 tỷ đồng; công tác chi tiêu cho Năm du lịch tiết kiệm nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu đề ra. Tính đến hết tháng 9/2007, tổng số lượt khách đến Thái Nguyên đạt 1.007.000 lượt, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 118,5% kế hoạch Năm du lịch đề ra. Khách Quốc tế được 25.230 lượt, tăng gấp đôi cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch.Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Năm du lịch đã đề nghị các ngành, địa phương liên quan từ nay đến cuối năm tập trung chỉ đạo hoàn thiện nốt một số tuyến đường giao thông; tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Thành phố Thái Nguyên; Hội chợ thương mại Quốc tế Thái Nguyên 2007; tổng kết Năm du lịch Quốc gia 2007 và trao cờ cho thành phố Cần Thơ tổ chức Năm du lịch vào năm 2008.
*Thực trạng thu hút FDI v ào ng ành du l ịch
6 tháng đầu năm 2007 : Ngành du lịch thu hút gần 800 triệu USD vốn FDI. Theo Tổng cục Du lịch, cả nước đã có 17 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch được cấp giấy phép. Tổng vốn đăng ký của các dự án là hơn 776,292 triệu USD, chiếm gần 15% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian này. Các dự án xây dựng sân golf và các khu du lịch, nghỉ dưỡng đang là tâm điểm thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiện cả nước có 14 sân golf đang hoạt động và 28 dự án sân golf đang được triển khai. Trong năm 2007, Việt Nam dự kiến sẽ huy động trên 3.500 tỷ đồng từ nhiều nguồn khác nhau để đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, trong đó, tập trung đầu tư cho các khu du lịch trọng điểm quốc gia, tại miền Trung và Tây Nguyên.
* Đối với ngân sách nhà nướcnăm 2007, ngành du lịch được ngân sách trung ương hỗ trợ 750 tỷ đồng để đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch. Năm 2006, ngành đã được hỗ trợ 620 tỷ đồng để triển khai các dự án phát triển du lịch ở Lào Cai, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Nam.
2.2. Những mặt tồn tại
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng VN cần thận trọng khi tiếp nhận các dự án đầu tư trong lĩnh vực này. “Nếu các địa phương không tính toán kỹ, việc phát triển ồ ạt các dự án trong cùng một khu vực sẽ gây tình trạng manh mún, phá vỡ qui hoạch chung ở những khu vực ven biển” - một quan chức của Tổng cục Du lịch cảnh báo. Theo các chuyên gia, hầu hết dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch đều chiếm diện tích đất rất lớn và ở những vị trí “đắc địa” nhằm mục đích thu hút khách. Do đó, năng lực tài chính và chuyên môn của nhà đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng mà cơ quan thẩm định cần phải xem xét khi chấp thuận đầu tư, nếu không rất có thể bài học về tình trạng “xí phần, giữ đất, không triển khai” của một số dự án trước đây có thể sẽ lặp lại.
Thiếu quy hoạch tổng thể phát triển các vùng, khu vực có tiềm năng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương – yếu tố quan trọng, trực tiếp quyết định đến sự hình thành phát triển du lịch và “resort”. Do đó tại nhiều nơi, đặc biệt những khu vực có tiềm năng du lịch, trong quá trình đầu tư xây dựng (ĐTXD) nhiều khu du lịch và “resort”, khi lựa chọn địa điểm để lập QHCT, dự án đầu tư xây dựng chưa được nghiên cứu kỹ về thị trường, quản lý bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch, quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận... đã gây nên hiện tượng lập QHCT, dự án ĐTXD tràn lan tại cùng một khu vực. Các khu du lịch và “resort” có cùng tính chất hoạt động, đơn điệu về sản phẩm làm ảnh hưởng rất lớn đến tính khả thi và phát triển bền vững của dự án ĐTXD.
- Chất lượng quy hoạch, đặc biệt là QHCT khu du lịch, các “resort” chưa cao, yếu tố sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch, thị trường khách, yếu tố kinh tế, tài chính, xã hội... chưa được nhà đầu tư nhìn nhận, phân tích đánh giá thấu đáo, dẫn đến hiệu quả đầu tư của quy hoạch chưa thật sự tương xứng với yêu cầu, chất lượng trong công tác đầu tư phát triển kinh doanh du lịch. Hiện tượng này dẫn đến một số dự án quy hoạch, ĐTXD phát triển khu du lịch, “resort” bị kéo dài, rơi vào tình trạng quy hoạch, dự án "treo", gây thiệt hại cho chính bản thân nhà đầu tư và địa phương nơi có dự án đầu tư.
Về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý kinh doanh, khai thác du lịch, "resort"
- Trình tự thủ tục quản lý ĐTXD các địa điểm, “resort” còn bất cập: công tác kiểm soát đầu tư phát triển KDL gồm từ khâu lập, xét duyệt quy hoạch, cung cấp thông tin về quy hoạch, thẩm định và xét duyệt dự án đầu tư, cấp phép đầu tư, cấp đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, cấp giấy phép xây dựng, thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, đấu thầu, lập hồ sơ hoàn công, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu công trình, cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch... hiện chưa đồng bộ, bị cắt khúc, thiếu những qui định phù hợp với đặc thù hoạt động của khu du lịch. Chủ đầu tư phải mất quá nhiều thời gian trong việc lo chạy các thủ tục, làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng đầu tư, hiệu quả đầu tư còn bị hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này là hiện nay chưa có cơ chế quản lý thích hợp, còn nhiều chồng chéo trong quản lý đầu tư, kinh doanh và khai thác: về quản lý đầu tư xây dựng thực hiện theo qui định luật pháp về quản lý ĐTXD; quản lý môi trường theo pháp luật bảo vệ môi trường, quản lý đất đai theo qui định luật pháp về đất đai; quản lý kinh doanh, khai thác phục vụ hoạt động du lịch thực hiện theo Nghi định số 39, một số văn bản pháp luật khác liên quan. Hiện nay Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch đang được soạn thảo, sẽ là cơ sở quan trọng để quản lý đầu tư kinh doanh KDL và “resort” .
Trong công tác quản lý đầu tư xây dựng KDL, “resort” còn thiếu các tiêu chuẩn qui phạm và qui định kỹ thuật phù hợp. Những qui định kinh tế kỹ thuật hiện nay được áp dụng chưa phù hợp với đặc thù rất riêng biệt của KDL, “resort” về qui hoạch phát triển du lịch, bảo vệ cảnh quan, môi trường, chất lượng dịch vụ, quản lý kinh doanh.
Yếu tố thị trường, sản phẩm, bảo vệ tài nguyên du lịch ít được quan tâm trong quá trình thực hiện các dự án ĐTXD du lịch. Một số dự án thiếu tính liên kết từ ĐTXD, khai thác, kinh doanh du lịch, được thực hiện với mục tiêu kinh doanh cơ sở vật chất (nhà nghỉ, khách sạn..), kết cấu hạ tầng là chủ yếu. Nhiều nơi đang ở trong tình trạng bê tông hoá do có mật độ xây dựng quá cao: thay vì việc khai thác quĩ đất cho xây dựng chỉ được phép vào khoảng 5-10%, kiến trúc công trình từ 1-1,5 tầng theo qui định của tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam đối với công trình vui chơi giải trí, công trình du lịch, một số KDL có mật độ xây dựng từ 30%-45%. Hiện tượng trên kết hợp với lượng kiến trúc các công trình chưa tương xứng với yêu cầu kinh doanh du lịch bền vững và bất cập khác trong quản lý khai thác tài nguyên du lịch đang dẫn dến những tác động tiêu cực về môi trường, làm biến dạng cảnh quan thiên nhiên, giảm độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch đặc biệt các bãi biển, khu vực đa dạng sinh học cao, các danh lam thắng cảnh, gây nguy cơ suy giảm, cạn kiệt tài nguyên du lịch tự nhiên.
Qui mô đầu tư các dự án du lịch, “resort” còn nhỏ lẻ, đa số được đầu tư xây dựng với qui mô từ 3-15-20 ha, trừ một số khu có qui mô khoảng 100-200ha (như khu du du lịch Tuần Châu thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, KDL sinh thái Linh Trường, Hoằng Hoá, Thanh Hoá..). Phần lớn các“resort” hiện nay thuộc loại hình cụm nhà nghỉ, khách sạn có tính chất chủ yếu là du lịch nghỉ dưỡng với một số cơ sở lưu trú nhà nghỉ, khách sạn được đầu tư xây dựng kèm theo một số dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, các công trình dịch vụ du lịch cần thiết khác chưa được quan tâm đầu tư xây dựng đồng bộ. Sản phẩm du lịch chưa thực sự được quan tâm đầu tư phát triển, còn trùng lặp, đơn điệu đang tạo ra sự bất cân đối trong cung - cầu dịch vụ du lịch ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của các ngành du lịch, “resort”.
Điều kiện cung cấp hạ tầng ngoài hàng rào chưa theo kịp tốc độ phát triển các KDL, “resort”. Tại các địa phương, do nhu cầu thu hút đầu tư, chấp nhận các dự án đầu tư kinh doanh du lịch với mọi qui mô, tính chất, trong khi đó chưa chuẩn bị điều kiện cần thiết để thực hiện đầu tư các dự án theo giai đoạn phù hợp nhu cầu thị trường, khả năng tài chính, yêu cầu kinh doanh khai thác, nhằm cung cấp điều kiện tiếp cận hạ tầng kỹ thuậtcần thiết cho dự án.
Mặt khác thiếu sự đồng bộ, thống nhất trong việc khai thác tài nguyên du lịch, đặc biệt việc lồng ghép, phối kết hợp các họat động kinh tế xã hội với phát triển KDL, “resort” còn nhiều bất cập. Tại những khu vực có tài nguyên du lịch hấp dẫn một số dự án phát triển hạ tầng giao thông, cảng biển, khai khoáng, vật liệu xây dựng, nuôi trồng hải sản, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn, có ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển đối với loại hình KDL này.
Chương II:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch
1. Giải pháp về cơ chế chính sách
*Chính sách về đất đai
Để nhà đầu tư dẽ dàng tiếp cận quỹ đất cho xây dựng khu du lịch: trong quy hoạch xây dựng và quy hoạch chi tiết sử dụng đất chỉ rõ những khu vực xây dựng khu du lịch hoặc xây dựng khách sạn.Phương án quy hoạch sau khi được duyệt cần sớm được bố trí công khai và công khai danh mục các khu vực dành cho phát triển các khu du lịch trên trang thông tin điện tử để kêu gọi đầu tư
*Các cơ chế chính sách ưu đãi đối với đầu tư phát triển các khu du lịch
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần tiến hành khảo sát, nghiên cứu tại các vùng có điều kiện kinh tế _xã hôi khó khăn và đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh để ban hành các chính sách ưu đãi về đất đai cho phù hợp với điều kiện của địa phương, theo quan điểm tạo điều kiện ưu đãi tối đa theo định hướng và quy hoạch chung của địa phương nhằm thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch.
Khuyến khích các nhà đầu tư phát triển các khu du lịch theo hướng khai thác hoạt động du lịch gắn với sinh thái và bảo vệ môi trường, khai thác du lịch gắn với bảo tồn bẳn sắc văn hoá dân tộc, khai thác du lịch gứn bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, khai thác du lịch gắn với bảo tồn và phát triển các làng nghề…
Các cơ chế chuyển đổi cơ cấu các loại đất sang đất phát triển ngành du lịch: cần nghiên cứu để phân loại các loại đất phục vụ hoạt động du lịch theo hướng phục vụ trực tiếp(đất sản xuất, kinh doanh) và đất phục vụ gián tếp hoặc kết hợp(như: rừng cây, mặt nước danh thắng, di tích…)để có cơ chế chuyển đổi cho phù hợp, đồng thời chính sách giao đất, cho thuê đất cũng cấn linh hoạt để nhà đầu tư có thể chấp nhận được, mà vẫn bảo vệ, bảo tồn được các di tích, danh thắng và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
*Chính sách về tài chính
Khu du lịch là một lĩnh vực đóng góp càng nhiều vào tăng trưởng kinh tế quốc dân và tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động. Để tạo điều kiện cho du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành kinh tế mũi nhọn và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, cần thiết phải có chính sách thuế cũng như chú ý tạo thuận lợi cho hoạt động các doanh nghiệp trong khu du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành có liên quan đến du lịch, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh về giá của hang hoá dịch vụ Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đạt được mục tiêu này cần có những bổ sung sửa đổi sau:
Mở rộng cơ sở tính thuế giảm thuế suất, tăng cương khả năng thực thi công tác cưỡng chế; đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các mục tiêu công tác bằng hiệu quả, đơn giản và khả thi của chính sách thuế đối với du lịch
Nghiên cứu, xem xét và cải cách hệ thống chính sách thuế và có sự kết hợp hài hoà giữa các sắc thuế trong tổng chính sách thuế; tăng cường vai trò của thuế ổn định với ba loại thuế chủ yếu : đánh trên hang hoá dịch vụ; thuế thu nhập; thuế tài sản; trong đó càng tăng cường vai trò và từng bước phân định các loại thuế.
Tóm lại để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào nguồn du lịch chúng ta cần: Hoàn thiện cơ chế chính sách luật pháp về khu du lịch trên cơ sở phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế như chính sách tài chính mà đặc biệt là chính sách thuế, chính sách đất đai… là những vấn đề đang gây nhức nhối cho các nhà đầu tư vào du lịch.Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khu du lịch thông suốt từ trung ương đến địa phương bằng các quy hoạch, kế hoạch.Tiếp tục hỗ trợ nhà nước trong công tác xây dựng, giải phóng mặt bằng làm sao cho các địa điểm du lịch được đẩy nhanh hơn nữa trong vấn đề xây dựng. Cụ thể các giải pháp trong chính sách thuế như:
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần có chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch tại các địa điểm du lịch, xây dựng nâng cấp khách sạn du lịch.Nghiên cứu cho phép các cơ sở lưu trú du lịch được khấu hao nhanh tái sản cố định để giúp doanh nghiệp sớm có nguồn vốn khôi phục, sữa chữa tái sản xuất, hiện đại hoá trang thiết bị
+ Thuế xuất nhập khẩu: Tăng cường công tác điều tra khảo sát phân tích để thực hiện các cam kết quốc tế và có biện pháp kịp thời trong việc hoàn thiện các chính sách thuế và chính sách khuyến khích xuất khẩu tại chỗ qua du lịch… Đối với hang hoá là trang thiết bị nhập khẩu của các dự án đầu tư về khách sạn 3 đến 5 sao, địa điểm du lịch quốc gia cho phép miễn thuế lần đầu với mọi hang hoá là trang thiết bị
Thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê mặt nước; Áp dụng chính sách một giá đối với nhà đầu tư thuê đất, đất có mặt nước trực tiếp từ ban quản lý du lịch không phân biệt nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhà đầu tư là doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư kinh doanh tại các địa điểm du lịch.
Chính sách vốn tín dụng và bảo lãnh: Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại các địa điểm du lịch được ngân hang và các tổ chức tín dụng xem xét cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi được bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định hiện hành.
Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế chính sách về du lịch, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn Luật du lịch làm cơ sở cho công tác điều hành, quản lý nhà nước cũng như trong hoạt động kinh doanh của chính các doanh nghiệp.
Tổng cục du lịch chủ trì phối hợp với các bộ ngành, địa phương, hiệp hội và doing nghiệp ( kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) rà soát các quy định có liên quan đến đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, cơ chế liên kết, phối hợp giữa các ngành, các cấp và các doanh nghiệp… để tìm ra các quy định bất hợp lý làm cản trở sự phát triển của ngành và đề xuất hướng sửa đối, bổ sung, đồng thời kiến nghị Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch xem xét, xử lý kịp thời.
Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến cơ chế tài chính cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.
Có chế tài huy động vốn nhiều hơn nữa từ doanh nghiệp cho quảng bá, xúc tiến du lịch.
Gắn công tác xúc tiến, quảng bá du lịch với xúc tiến đầu tư thương mại.
Một trong những chính sách quan trọng nhất cần tính đến là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm cả về quản lý, kỹ năng nghề và giám sát, để ngành có thể đáp ứng được chất lượng dịch vụ du lịch như mong muốn của khách hang.
Hình thành một số địa điểm du lịch có thương hiệu mang tầm cỡ quốc tế.Chính phủ đã cho lập quy hoạch các khu du lịch quóc gia mang tầm cỡ quốc tế làm cơ sở để thu hút đầu tư
*Hoàn thiện cơ chế chính sách huy dộng các nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng du lịch; tiếp tục đầu tư nâng cấp và khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch hiện có, đồng thời chú trọng việc tạo ra các sản phẩm du lịch mới.
Nhân tố có ý nghĩa quan trọng với hiệu quả kinh doanh du lịch chính là cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nó bao gồm toàn bộ trang thiết bị kinh doanh dịch vụ, các phương tiện kỹ thuật chuyên ngành trong các nhà hang, khách sạn, phương tiện vận chuyển, vui chơi giải trí … nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu du khách trong suốt thời gian họ lưu lại địa phương
Về huy động vốn ngoài nước: Ngành du lịch có thể huy động nguồn này từ hoạt động liên doanh, liên kết hoặc thu hút đầu tư 100% vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư nước ngoài.Trong điều kiện còn thiếu cả vốn và kinh nghiệm quản lý, điều hành thì việc tạo ra cơ chế chính sách tốt nhằm thu hút nguồn vốn từ đây là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng trong quá trình đàm phán để tiếp nhận nguồn đầu tư này, ta chấp nhận sự thua thiệt nhưng trong quá trình đàm phán để tiếp nhận luồng đầu tư này, ta chấp nhận thua thiệt trong phạm vi cho phép, đó là cả một nghệ thuật, đòi hỏi phải qua đào tạo và chuẩn bị cả về lý luận lẫn thực tiễn, có như vậy chúng ta mới tạo ra được sản phẩm du lịch mới với chất lượng cao tạo nhiều công ăn việc làm và bảo đảm được nhu cầu phục vụ khách hang lâu dài.Nhà nước cần cho phép các doanh nghiệp được miễn giảm thuế đất được bổ sung thêm giá trị vốn góp vào hoạt động liên doanh, liên kết từ nguồn vốn vay hoặc huy động khác nhằm nâng cao vị thế của các doanh nghiệp trên bàn đàm phán và trong hội đồng quản trị.
Một điều nữa là, trong xu thế xã hội hoá nhanh chóng hiện nay, đối với ngành du lịch việc huy động vốn cho hoạt động của ngành càng đòi hỏi cần sớm ban hành những cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mạnh dạn và yên tâm bỏ vốn ra đầu tư phát triển.
Bên cạnh việc tranh thủ các nguồn vốn cho phát triển du lịch, thành phố thể hiện quyết tâm cao trong việc thực hiện công tác trọng tâm: tiếp tục đầu tư nâng cấp và khai thác có hiệu quả các khu du lịch và sản phẩm hiện có bao gồm các công tác cụ thể:
Khẩn trương rà soát, phân loại các dự án đầu tư du lịch, qua đó có biện pháp tháo gỡ các khó khăn và có cơ chế chính sách mới để đẩy nhanh việc triển khai và sớm đưa vào một số dự án đầu tư du lịch lớn. Đồng thời, chỉ đạo nhanh việc hoàn thành cơ sở hạ tầng đường giao thông, cấp nước, bưu chính viễn thông.
Nghiên cứu việc mở rộng không gian đối với khách du lịch, tiến hành việc khảo sát và đầu tư cho các tuyến đường mới, song song với đó là để ra hang loạt các cơ chế chính sách ưu việt nhằm xã hội hoá nhanh chóng khu du lịch, tạo ra bước phát triển mới trong giai đoạn 2006-2010 của khu du lịch nhiều tiềm năng này. Đầu tư vào khu du lịch có nhiều tiềm nămg không chỉ là nổ lực của nhà nước mà còn phải tổ chức các hoạt động xúc tiến mạnh mẽ thông qua nhiều kênh thông tin.Thông qua hoạt động xúc tiến cần đưa ra các chính sách khuyến khích thật sự cụ thể và nhất quán, các chính sách đó thường xuyên cập nhật và hoàn thiện, đồng thời gắn vào đó trách nhiệm bảo trợ Nhà nước khi cần thiết, để giúp các nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư vào khu vực du lịch nhiều tiềm năng nhưng tiềm ẩn cũng không ít rủi ro
Tạo cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích đầu tư vào các dịch vụ có thế mạnh như ẩm thực, mua sắm, vui chơi, giải trí về đêm, du lịch công vụ, hội nghị, hội thảo cấp quốc gia và du lịch công vụ.
2. Hoàn thiện quy hoạch
Công tác quy hoạch phát triển phải đi trước một bước về chất lượng.Quy hoạch vừa phải đảm bảo tính lâu dài, khả thi, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu phát triển du lịch vừa vừa phải đáp ứng yêu cầu tăng cường hiệu quả của công tác quản lý đầu tư xây dựng và quản lí đầu tư xây dựng và quản lý kinh doanh theo quy hoạch đã được duyệt. Yêu cầu này được thể hiện ở những nội dung:
*Xác định cơ sở hình thành và phát triển khu du lịch: Để xác định tính khả thi của dự án đầu tư phát triển khu du lịch, căn cứ voà một số tiêu chí về quy hoạch, đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác đã được quy định tại luật du lịch:
+ Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch cao về không gian, môi trường: có ranh giới được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định với quy mô, diện tích tối thiểu 1000 ha đối với khu du lịch quốc gia và tối thiểu 200ha đối với khu du lịch địa phương.
+ Có quỹ đất tối đa không vượt quá 20% tổng diện tích khu du lịch để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch phù hợp với tiêu chuẩn được nhà nước ban hành đối với loại hình du lịch có liên quan, đảm bảo phục vụ cho ít nhất 1 lượt khách du lịch trong năm( khu du lịch quốc gia);100000 lượt khách du lịch trong năm( khu du lịch địa phương); hệ thống cơ sở lưu trú đủ khả năng phục vụ cho 200000 lượt khách du lịch lưu trú trở lên( khu du lịch quốc gia), 10000 lượt khách du lịch trở lên (khu du lịch địa phương).
Nghiên cứu những yếu tố cốt lõi khu lập dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác khu du lịch:
+ Nằm trong quy hoạch phát triển du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hội tụ những điều kiện hấp dẫn khách để xây dựng sản phẩm du lịch trong thời gian ngắn ngày hoặc dài ngày;
+ Có thị trường khách du lịch ổn định bảo đảm cân đối cung cầu, hiệu quả đầu tư xây dựng.
+Có quỹ đất, không gian bảo đảm cho việc đầu tư xây dựng những cơ sở dịch vụ, giải trí, hạ tầng kĩ thuật theo tiêu chuẩn quy phạm liên quan và tổ chức các hoạt động nghỉ ngơi, phù hợp với tính chất của khu du lịch, có điều kiện thuận lợi vê hạ tầng ngoài hành rào, bảo đảm khả năng tiếp cận, cung cấp cơ sở hạ tầng đối với khu du lịch;
+ Có điều kiện, khả năng khuyến khích cộng đồng tham gia hoạt động du lịch, phát triển kinh doanh du lịch tại khu vực; có khả năng hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực giữa khu du lịch với vùng lân cận và ngược lại.
+ Có năng lực quản lí phát triển, quản lí kinh doanh, khai thác sử dụng khu du lịch, trong đó yêu cầu chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố quan trọng để khu du lịch tồn tại bền vững
* Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách du lịch, dự báo các sản phẩm du lịch trong dự án đầu tư xây dựng khu du lịch.
Xác định thị trường khách du lịch là yêu cầu bắt buộc khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu du lịch, quyết định đến sự hình thành, tồn tại bền vững của khu du lịch.
Áp dụng các tiêu chí kinh tế kĩ thuật, quản lí sử dụng đất đai, kiến trúc cảnh quan và chất lượng công trình trong đầu tư xây dựng các khu du lịch, đảm bảo yêu cầu tạo lập môi trường thuận lợi, tiện nghi cho khách du lịch, tưng tính hấp dẫn khách đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mặt khác, trong công tác quy hoạch phát triển du lịch nói riêng quy hoạch phát triển nói chung nhằm hạn chế sự chồng chéo trùng lặp về nội dung quản lí đầu tư xây dựng, cần cải tiến phương pháp lập quy hoạch đặc biệt là lồng ghép các loại quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng trên địa bàn dự kiến triển khai đầu tư xây dựng các khu du lịch.Thay vì có nhiều loại quy hoạch được lập đối với một khu vực được quyết định đầu tư phát triển du lịch, cần thiết lập chỉ một loại quy hoạch phát triển du lịch khu vực đó, với nội dung phát triển các lĩnh vực liên quan được lồng ghép hợp lí và được cấp có thẩm quyền phê duyệt mỗi lần làm cơ sở quản lí đầu tư xây dựng các ngành trong đó có khu du lịch.
3. Tăng cường mở rộng thị trường
Tăng cường nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dung của đối tượng khách quốc tế và khách nội địa để xây dựng các sản phẩm đặc trưng cho Việt Nam.Xây dựng chương trình hành động trên cơ sở những nghiên cứu cơ bản có định hướng về tài nguyên du lịch đặc thù, về các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở các cấp địa phương, vùng quốc gia. Cần đặc biệt chú trọng đối với việc khai thác các giá trị di sản thế giới gắn với truyền thuyết, văn hoá bản địa. Các giá trị văn hoá truyền thống làng nghề quê Việt Nam như những tài nguyên đặc thù Việt Nam. Để có được điều đó cần phải có những đánh giá toàn diện về hệ thống các sản phẩm du lịch Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá xác định được sản phẩm nào cần được đánh giá nâng cấp, hoàn thiện và phát triển.
Xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch, quảng bá mạnh mẽ du lịch Việt Nam, xây dựng một chính sách thị trường tốt, trong đó phải phân loại thị trường theo khu vực, xác định thị trường chính yếu, thị trường mục tiêu và thị trường tiềm năng để có sự đầu tư thoả đáng theo đặc điểm tâm lý, thị hiếu của du khách.
Xây dựng kế hoạch duy trì, phát triển các tuyến đường bay quốc tế hiện có và xúc tiến các tuyến đường bay mới, đẩy mạnh du lịch đường biển và đường bộ.
4. Cải tiến và nâng cao chất lượng quản lí đầu tư xây dựng, khai thác, kinh doanh tại các khu du lịch
Công tác đầu tư phát triển, kinh doanh, khai thác khu du lịch là một quá trình liên tục, đòi hỏi cơ chế quản lí đồng bộ, minh bạch, đơn giản.
Vì vậy, cần xây dựng ban hành và thực hiện quy chế quản lí khu du lịch theo quy của luật du lịch. Các khu du lịch phải có ban quản lí, có chức nămg quản lí khai thác kinh doanh và phát triển khu du lịch phù hợp với đặc thù giải trí nghỉ ngơi của khách du lịch vừa là cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi hỏi chất lượng cao về mọi mặt. Nội dung quản lí du lịch bao gồm:
+ Quản lí ranh giới, phân khu chức năng hoạt động theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với khu du lịch, quản lí tài nguyên du lịch, môi trường, du lịch, quản lí đầu tư phát triển, quản lí sử dụng và khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch
+ Quản lí hoạt động của khách du lịch, các tổ chức cá nhân có hoạt động kinh doanh du lịch, sự tham gia của cộng đồng tại khu du lịch
+ Phối hợp các ngành trong quản lí khu du lịch theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Công tác quản lí đầu tư phát triển và quản lí kinh doanh, khai thác khu du lịch đòi hỏi cơ chế phù hợp với đặc thù khu du lịch. hệ thống văn bản pháp luật về quản lí quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lí môi trường tài nguyên cần được bổ sung những yêu cầu, nguyên tắc quản lí hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, quản lí kinh doanh dịch vụ du lịch đáp ứng yêu cầu quản lí hoạt động của khu du lịch.
Vấn đề đầu tư phát triển kinh doanh, khai thác du lịch mang tính tổng hợp cao. Để xây dựng và phát triển một khu du lịch chất lượng cao, tương xứng với tiềm năng du lịch theo đúng yêu cầu, mục tiêu đặt ra đòi hỏi những giải pháp mang tính đồng bộ, sự lồng ghép, phối hợp đa ngành từ quân lí quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển du lịch, quản lí đất đai, kiến trúc, bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lí kinh doanh đến quản lí an toà, trật tự xã hội…những nội dung cụ thể cần được tiếp tục nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp phát triển du lịch bền vững phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân.
KẾT LUẬN
Hội nhập nền kinh tế toàn cầu đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức và cơ hội. Du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Làm thế nào để phát triển ngành du lịch Việt Nam xứng đáng với tiềm năng là một câu hỏi lớn.
Theo nhiều du khách đến Việt Nam chúng ta đang có một tiềm năng du lịch to lớn cả về thiên nhiên ưu đãi cũng như con người. Chúng ta cũng đang có sự quan tâm của Đảng và nhà nước trong việc đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp cho sự phát triển đất nước.
Với lợi thế và tiềm năng của mình trong ngành du lịch thì các khu du lịch nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói riêng đang rất cần vốn đầu tư trong và ngoài nước. Nguồn vốn huy động trong nước là nền tảng và cơ sở và nguồn vốn huy động từ nước ngoài là động lực để phát triển ngành du lịch .Muốn phát triển tất yếu phải có vốn đầu tư đó là điều tất yếu.
Để thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch một cách hợp lý, sử dụng để phát triển ngành du lịch Việt Nam đúng với tiềm năng vốn có cần phải có chính sách huy động vốn, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, quản lý đầu tư một cách hiệu quả phấn đấu đến năm 2010 đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.Việt Nam là thực sự là điểm đến của khách du lịch trên toàn thế giới.Phát huy hết tiềm năng sẵn có mà thiên nhiên ưu đãi cho Việt Nam.Lựa chọn đề tài với mục đích tìm hiểu tiềm năng du lịch của Việt Nam cũng như những mặt hạn chế và thiếu sót để khắc phục và phát triển ngành du lịch Việt Nam.Nhưng với kiếm thức hạn chế, phương pháp tiếp cận đề tài còn nhiều bất cập, vì vậy kính mong sự góp ý của thầy, cô giáo để em khắc phục được nhược điểm của mình./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình kinh tế du lịch
2.Giáo trình nhập môn khoa học du lịch
3.Niên gián thống kê 2006
4.Tạp chí du lịch
5.Tạp chí kinh tế phát triển
6.Tạp chí cộng sản
7.Tạp chí thông tin KT-XH
8.Khoa học thương mại
9. www.dulichvietnam.com.vn
10. www.thegioidulịch.org
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36050.doc